Dân thiếu điện triền miên nhưng… thông cảm với lãnh đạo
_________________________ Hoàng Dũng _ 08/06/2023
Dân Hạ Long trèo lên trụ cầu Tình Yêu khi cúp điện vào ban đêm
Một ý kiến nửa đùa nửa thật nói, thiếu điện có thể làm tắt đi thứ ánh sáng vô tri nhưng lại bật lên lòng đoàn kết của người dân Việt Nam. Không ai bảo ai, nhưng tất cả đều đồng lòng im lặng đứng về phía Điện lực Việt Nam… để chia sẻ khó khăn cùng họ.
Tầm cuối 1980 là quê tôi bắt đầu có điện. Trước khi cả làng có thì một số nhà rất giàu sẽ có trước. Họ đầu tư tiền để tự kéo điện từ nơi khác về.
Để có điện, người dân phải bỏ ra rất nhiều tiền để trồng cột, mua dây, mua đồng hồ đo điện. Số tiền này phân bổ đều cho cả làng. Trừ những nhà quá nghèo, không thể tham gia. Những nhà ấy vẫn chìm trong ánh đèn dầu leo lét.
Ban đầu, chỉ có điện từ 5h chiều đến 10h đêm. Thế là được rồi. Cần gì hơn chứ. Nông dân chúng tôi cũng chỉ cần bật một bóng đèn tròn giữa nhà để ăn cơm và chạy một cái quạt con cóc.
Ngày có điện, tôi nhớ mãi bà nội tôi chửi um lên vì sáng quá, chói mắt. Bà lấy cái chăn đơn treo lên phía trước giường ngủ. Lầm bầm chửi suốt đêm. Nhưng chỉ vài tháng sau, bà tôi lại chửi dữ nhất khi 5h rồi mà chưa có điện hay tự dưng có rồi lại cúp.
Người dân các tỉnh miền Bắc phải đi hưởng ké máy lạnh tại các trung tâm thương mại
Dần dà, khoảng thời gian có điện trong ngày tăng lên. Nhưng cũng phải nhiều năm sau đó mới có điện 24/7 và hệ thống đường dây, cột điện đàng hoàng. Trước kia là bạ đâu gắn đó. Từ khoảng 1995 đến 2010, thi thoảng mới có tình trạng cúp điện bất ngờ vì sự cố đường dây và tất nhiên không có thông báo nào trước đó cả. Ngần ấy năm, đủ dậy cho người dân thói quen bị động chấp nhận chuyện bị cúp điện mà không cần thông báo. Thiệt hại dân tự chịu.
Bỗng nhiên đến 2010 thì xảy ra tình trạng thiếu điện trên diện rộng. Các vùng quê miền Bắc phải hy sinh, bị cúp điện thường xuyên nhiều giờ cả ban ngày lẫn ban đêm để nhường cho thành phố và sản xuất. Ừ thì phải chịu chứ biết làm thế nào?
Cũng may, mỗi năm ấy rồi mãi đến 13 năm sau, 2023, người dân miền Bắc mới lại phải chịu cảnh mất điện vì thiếu điện như thế. Lần này diện rộng hơn, cả người thành phố và họ không phản ứng gì.
Đúng là điều kỳ diệu. Thiếu điện có thể làm tắt đi thứ ánh sáng vô tri nhưng lại bật lên lòng đoàn kết của người dân Việt Nam. Không ai bảo ai, nhưng tất cả đều đồng lòng im lặng đứng về phía Điện lực Việt Nam… để chia sẻ khó khăn cùng họ.
2 đời thủ tướng &
chuyện sản xuất điện là ‘sân sau của ông lớn’
_______________________ Bùi Thanh Hiếu _ 10/06/2023
Nhà quan sát nói, nếu Nguyễn Xuân Phúc tiếp tục làm thủ tướng nhiệm kỳ thứ hai, điện sẽ không thiếu. Ông sẽ chỉ đạo ủy ban vốn nhà nước, Bộ Công Thương, EVN mua điện của những dự án điện sân sau của ông. Những dự án mà ông đã tạo điều kiện ưu đãi tối đa cho họ về mọi mặt.
EVN độc quyền cung cấp điện cho người tiêu dùng, nhưng nhiều năm gần đây họ không chú trọng đầu tư vào những dự án sản xuất điện mặt trời, điện gió. Trong khi có rất nhiều nhà đầu tư tên tuổi trên thế giới như Đức, Pháp, Hà Lan muốn kết hợp với EVN để thực hiện sản xuất điện gió, điện mặt trời. Họ sẵn sàng cung cấp vốn, kỹ thuật, chuyên gia vận hành để hợp tác với EVN.
Có thể do nhạy cảm về chính trị, về an ninh năng lượng với những rào cản về chính sách nên câu chuyện hợp tác này chưa thể diễn ra được.
Nhà nước chọn giải pháp nắm độc quyền đầu ra, còn đầu vào, tức khâu sản xuất điện để cho tư nhân trong nước làm. Cách này đảm bảo được nhà nước vẫn nắm giữ được vị thế độc quyền.
Những tư nhân làm điện lại đều là sân sau của những ông lớn, điển hình là Nguyễn Xuân Phúc.
Nếu Phúc tiếp tục làm thủ tướng nhiệm kỳ thứ hai, điện sẽ không thiếu. Ông sẽ chỉ đạo ủy ban vốn nhà nước, Bộ Công Thương, EVN mua điện của những dự án điện sân sau của ông. Những dự án mà ông đã tạo điều kiện ưu đãi tối đa cho họ về mọi mặt. Bản quy hoạch phát triển điện lực quốc gia từ 2021 đến 2030 sẽ được phê duyệt từ hè năm 2021 và điện sẽ không thiếu như bây giờ.
Người dân miền Bắc vào các trung tâm thương mại để hưởng máy lạnh
Mua điện của những dự này, EVN còn phải cải tạọ trạm biếp áp, trung chuyển, đường dây, ta cứ gọi là kho bãi, vận chuyển cho dễ hiểu. Những cơ sở điện gió đa phần ở miền Trung và Nam Trung Bộ, điện ở đó đưa ra miền Bắc cần có những điều kiện hạ tầng chuyển tải điện.
Tiền đâu làm những cơ sở hạ tầng như vậy, tiền lấy từ ủy ban quản lý vốn doanh nghiệp do ông Phúc lập nên và cho đệ tử Nguyễn Hoàng Anh cai quản.
Dự án sản xuất điện là sân sau của ông, Trần Đình Nhân người bạn chí thiết của vợ Phúc làm nắm EVN, đệ tử ông nắm ủy ban vốn nhà nước. Đầu vào, đầu ra ngành điện ông đều nắm cả. Chỉ có ông mới điều hành cho các mối này phối hợp nhip nhàng với nhau, như ông đã từng điều hành khéo léo trong vụ Việt Á. Chúng ta nhớ thời ông Phúc làm thủ tướng từng nói:
– Ai để thiếu điện sẽ cách chức.
Chúng ta cũng nhớ thời ông làm thủ tướng, ông cũng đe doạ cách chức, xử lý nếu như địa phương nào không có biện pháp phòng dịch. Ông doạ thế đã khiến nhiều điạ phương cắm đầu mà mua kít của Việt Á, mà Việt Á là người của ông.
Thực tình mà nói, tầm ông Phúc không thể giỏi đến mức ấy, nhưng thế lực lợi ích nhóm dựng ông lên, đứng sau ông, chúng điều hành tất cả, chúng cho vợ con ông lợi ích, cho ông vị thế, cho ông danh tiếng thủ tướng liêm chính, kiến tạo… nghe chúng ông có hết mọi thứ.
Quạt tích điện từ Trung Quốc ồ ạt tràn về Việt Nam trong mùa cúp điện
Bây giờ kịch bản điện y như hồi dịch bệnh, hồi dịch khắp nơi kêu than khẩn thiết, tạo nên nhu cầu phải cấp bách mua kít thử, mua vaccine. Song song là ca ngợi doanh nghiệp nước nhà đã làm ra kít test, vaccine cả thế giới cũng phải nể. Vẫn cái bọn Kols từng la làng đòi nhà nước phải mua kit, vaccine do doanh nghiệp tư nhân làm để cứu muôn dân đang lầm than, hôm nay vẫn chính những bọn đó kêu gào nhà nước phải mua điện của cách doanh nghiệp tư nhân để cứu muôn dân khỏi cái chết vì thiếu điện.
Chúng đưa hình ảnh những người vì thiếu điện mà chết như vụ ba bố con ngủ trong xe hơi. Đã có xe hơi thì mua cái máy phát điện về mà dùng, nằm duỗi thẳng cẳng trên giường, chứ ba bố con chui vào xe bật máy lạnh ngồi ngủ làm cái gì. Không thì sẵn xe hơi phi sang vùng bên cạnh không bị cắt điện thuê nhà nghỉ mà ngủ, đi cùng lắm một tiếng là đến vùng có điện. Ngu gì mà tha con vào xe hơi rồi bật máy lạnh ngủ cả đêm?
Kiểu gì nhà nước, chính phủ cũng phải mua điện gió, điện mặt trời của những doanh nghiệp tư nhân.
Nhưng mua đâu có phải đấu điện vào mạng lưới là dùng được ngay, cần phải có những cơ sở hạ tầng truyền tải điện từ những dự án đến người tiêu dùng.
Trước hết cách chức Trần Đình Nhân, Nguyễn Hoàng Anh để tránh phe cánh, bè lũ lợi ích. Đưa người không liên quan đến ông Phúc đứng ra làm bảo đảm minh bạch, sau đó tiến hành bỏ vốn để thực hiện hạ tầng chuyển tải điện.
Tiếp đến xem xét mua điện của các dự án tư nhân, bảo đảm giá cả hài hòa.
Mua của những dự án đã được kiểm tra, đánh giá họ thực hiện minh bạch, giấy phép đẩy đủ, nghiêm túc. Tuyệt đối không vì sự thúc bách mà mua điện của những dự án khai báo đội giá, những dự án lấy đất bất minh, không vì thiếu điện mà hợp thức hoá cho chúng, như thế là mua hàng ăn cắp, tiếp tay cho bọn lợi ích nhóm.
Khi chấp nhận mua bán, có nghĩa chấp nhận tư cách hợp pháp của dự án, phải quy định thời gian dự án nằm trong tay người Việt. Không thể để xảy ra trường hợp vừa ký kết bán điện được cho nhà nước, chủ các dự án bán sang tay luôn cho người nước ngoài như Trung Quốc, Thái, Singapore…
Đặc biệt cơ quan an ninh thuộc Bộ Công An không được làm ngơ, để những kẻ lợi ích thao túng dư luận, gây khủng hoảng và tạo sức ép nên chính phủ. Mưu đồ ép chính phủ ra những chính sách có lợi cho chúng. Bài học xương máu từ vụ Việt Á có phần rất tội rất lớn của truyền thông, nhưng đến nay chưa đối tượng nào bị xử lý. Đã thế, ngày nay chúng lại tiếp tục bài cũ, lũng đoạn dư luận hết từ việc cho các tài phiệt ngành bất sản lại đến tài phiệt ngành điện dưới chiêu bài thương nước, thương dân nhằm buộc nhà nước phải có chính sách đúng theo ý đồ của chúng, như vụ Việt Á.
Chính đã phải chấp nhận để Trần Hồng Hà phê duyệt quy hoạch điện 8 do thời ông Phúc sắp sẵn bày ra. Không đồng ý thì thiếu điện dài dài, đồng ý thì coi như chấp nhận hợp thức hóa một số dự án như dự án Trung Nam bán điện bảy năm chả cần khai báo thuế, thu nhập, báo cáo tài chính.
Đã bị gài vào thế phải chấp nhận kế hoạch do nhóm lợi ích giăng sẵn, chỉ còn cách thay thế những quan chức của chúng cài cắm thực hiện kế hoạch đó và thanh tra những dự án điện của sân sau chúng là điều bắt buộc phải làm. Quyết không để chúng tạo ra khủng hoảng, thao túng dư luận, dùng đời sống nhân dân và kinh tế đất nước làm con tin để kiếm chác lợi ích.
Hy vọng ban bí thư có ý kiến để chính phủ loại bỏ những thành phần cài cắm của phe nhóm lợi ích như Trần Đình Nhân, Nguyễn Hoàng Anh trước khi triển khai thi công những hạng mục trong quy hoạch điện 8 vừa ký.
Người Việt ‘dễ tính’ thời cộng sản
_____________________
Thức Phạm _ 23/06/2023
Người dân TP.HCM cam chịu sống cảnh ngập lụt mỗi khi có mưa
Một cựu nhân viên Sứ quán Mỹ ở Hà Nội nói, nếu có dân chủ thì dân được chỉ ra các khiếm khuyết của xã hội, của chính phủ để chính phủ phải sửa chữa, nếu Chính phủ này không làm được thì dân có quyền chọn ra một chính phủ khác, của đảng khác làm.
Ở Việt Nam ta cũng có nhà cao đường lớn, đâu cần bền đẹp sạch sẽ không xuống cấp gì, có mà ở mà đi là tốt rồi.
Ờ thì ở ta cũng có xe hơi để đi lại, mỗi tội bị nhà nước vặt thuế hơi nặng nên giá gấp đôi, gấp ba các nước khác, coi như là ta rất yêu nước.
Ờ thì ở ta cũng có bệnh viện, trường học, chen chúc tí, đút lót tí, vẫn được đi học, được chữa bệnh là tốt rồi, còn trình độ có cạnh tranh với thế giới không, bệnh có khỏi không thì từ từ tính sau.
Ờ thì ai cũng có việc làm như bán nước chè, bán vé số, cửu vạn, xe ôm, shipper… trong đó nhiều người có bằng cử nhân, thạc sĩ…, cứ kiếm được tiền sống qua ngày, có gì phải thắc mắc. Tiềm năng, tài năng bị bỏ phí là chuyện chả của riêng ai, phải không.
Gần như không ai dám chê trách, chỉ trích chính quyền về chuyện quản lý yếu kém, nhưng rất giỏi moi tiền thuế dân
Ờ thì cũng có công an, phòng cháy chữa cháy đấy thôi, còn cướp giết xong rồi, nhà cháy xong rồi họ mới đến là chuyện của nhà khác, ta đây có sao đâu.
Ờ thì ta cũng có thức ăn bán đầy chợ đấy, kém gì nước nào đâu, còn có độc hại tí thì khuất mắt trông coi, chuyện vặt mà.
Ờ thì vẫn có điện nước, chả tốt gấp vạn thời bao cấp, thỉnh thoảng bị cắt điện khi nắng nóng, nước vàng, tanh, thì đấy là khó khăn chung, có gì ghê gớm, cần gì truy trách nhiệm của ai, mà chắc gì giải quyết được vấn đề gì.
Ờ thì ở ta cũng vẫn có nhà và đất, dù chỉ là “quyền sử dụng”, cũng chả chết, ai bị giải tỏa mất đất, đấy là đen chứ mình chả sao.
Ai chỉ trích Nguyễn Phú Trọng thì phải đi tù với cáo buộc “Lợi dụng quyền tự do dân chủ”
Ờ thì ở ta cũng được bầu lãnh đạo, cần gì phải hai đảng trở lên, tranh cử tranh luận nọ kia cho rách việc.
Đại đa số người dân thấy đấy là bình thường, nếu một số người ít ỏi kêu ca chỉ trích sẽ bị quy ngay là phản động và một lập luận quen thuộc được tung ra: Các nước khác cũng thế, người dân các nước cũng chửi Chính phủ ở các nước đấy thôi.
Không. Mọi chuyện không thể xuê xoa đơn giản như thế. Có sự khác biệt to lớn về hệ giá trị ở đây, giống như chuyện người Việt chấp nhận đồ ăn vứt trên mặt đất, còn người Pháp coi chuyện ăn uống phải có phép tắc của sự văn minh.
Ở các nước phát triển, họ đã đấu tranh, tranh luận hàng trăm năm để lập ra các chuẩn mực, các giá trị cao về đời sống vật chất, văn hóa, gia đình, khoa học – kỹ thuật và chính trị. Họ vẫn tiếp tục phản biện, chỉ trích (mà ta gọi là chửi) để xã hội và chính quyền phải duy trì, thậm chí cải thiện, nâng cao các chuẩn mực, giá trị đó. Đấy là sự khác biệt.
Ở nhiều nước, dân “chửi” chính phủ ngày này qua ngày khác, không có gì lạ vì họ có dân chủ và điều đó bảo đảm là họ “chửi” thoải mái mà không sợ bị khép tội lợi dụng tự do dân chủ.
Vấn đề không phải là cứ có dân chủ đồng nghĩa là đất nước tuyệt hảo, dân không chửi Chính phủ nữa, mà là không có đất nước nào hoàn hảo, nhưng nếu có dân chủ thì dân được chỉ ra các khiếm khuyết của xã hội, của chính phủ để chính phủ phải sửa chữa, nếu Chính phủ này không làm được thì dân có quyền chọn ra một chính phủ khác, của đảng khác làm.
Đấy là sự khác biệt.
Còn ta, với thái độ cam chịu, không chỉ trích, không tranh luận, dễ đãi, xuê xoa, chấp nhận những gì được ban phát… thì không thể có chất lượng sống cao và càng không thể có dân chủ được.