-
Những cái chết
và sự điên loạn của người Trung Quốctrong ‘môi trường an toàn’
(Kỳ 1)
____________________________
Thanh Đoàn - Minh Đăng _ 15/11/22
Nhân viên y tế đang làm việc tại quận Hoàng Phố, Thượng Hải vào ngày 21/03/2022.
Trong khu cách ly Covid-19, một người mẹ trẻ đã phát điên, đi quanh sân và lẩm bẩm điều vô nghĩa. Con gái cô ấy, một cô bé khoảng 7-8 tuổi lo lắng đi theo chân mẹ, cô bé bị người mẹ mất nhận thức của mình đánh ngã trước ánh mắt của hàng trăm người trong khu cách ly. Nhưng ít nhất, mẹ cô bé còn sống. Tự tử hàng loạt trong môi trường an toàn mà chế độ Bắc Kinh tạo ra cho người Trung Quốc mới là nỗi ám ảnh thực sự.
Ám ảnh
Ít nhất 22 người chết vì đói hoặc không được chăm sóc y tế chỉ trong một ngày ở thành phố Nghi Ninh, phía bắc Tân Cương do bị phong toả dài vì chính sách "zero Covid".
Mặc dù Trung Quốc nỗ lực tuyên truyền trong khi kéo dài chiến dịch "zero Covid" vô thời hạn, nhưng dịch bệnh vẫn lây lan khiến dư luận bất bình. Theo tin từ Vision Times, dẫn nguồn từ Đài Châu Á tự do, ít nhất 22 người chết vì đói hoặc thiếu sự chăm sóc y tế tại thành phố Nghi Ninh ở phía bắc Tân Cương. Lý do thành phố bị phong toả kéo dài.
Theo Đài Á Châu Tự Do, có khoảng 500.000 người sống ở thành phố Nghi Ninh, Tân Cương. Hầu hết cư dân là người Duy Ngô Nhĩ và người Hồi giáo gốc Thổ Nhĩ Kỳ khác. Kể từ khi thành phố đóng cửa vào đầu tháng 8, đã có báo cáo về người dân địa phương chết vì đói hoặc thiếu thuốc.
Tuần trước, để tiếp tục cuộc sống bình thường, người dân thành phố Nghi Ninh đã miễn cưỡng xuống đường biểu tình ôn hòa, phản đối việc chính phủ coi thường thực tế là người dân chết đói do phong toả. Theo báo cáo, hơn 600 người, hầu hết là thanh niên, đã bị chính quyền bắt giữ.
Sau khi những video biểu tình này được tải lên các nền tảng xã hội đại lục, chúng nhanh chóng bị chính quyền kiểm duyệt và xóa bỏ. Mặc dù không thể xác nhận những cáo buộc trong những đoạn video này có phải là sự thật hay không, nhưng Đài Á Châu Tự do đã xác nhận với các quan chức và cảnh sát thành phố Nghi Ninh rằng ít nhất 22 người đã chết vào ngày 15/9.
"20 người chết đói, đừng gọi lại", một quan chức từ bộ phận dịch vụ khẩn cấp của Nghi Ninh trả lời và từ chối cung cấp thêm thông tin.
Một nhân viên bảo vệ tại một ngôi làng địa phương nói với Đài Á Châu Tự Do rằng hai cư dân ở đó gần đây đã chết do thiếu lương thực.
Một quan chức cảnh sát Nghi Ninh bác bỏ tin đồn trên mạng xã hội rằng 100 người chết trong một ngày, nói rằng số người chết là "khoảng 21, 22 người".
Dòng tweet trên Twitter của Erkin Sidick cùng hình ảnh viết rằng: "Đứa trẻ này vừa mới qua đời trên tay của bố mẹ trên đường tới bệnh viện. Đây là kết quả của chính sách phong toả kéo dài mà không có lương thực, thuốc men của Đảng Cộng sản Trung Quốc trên đất Tân Cương".
Không chỉ Tân Cương mới xuất hiện các nạn nhân của chế độ Bắc Kinh khi chế độ này thực thi chính sách "zero Covid". Bắc Kinh chưa bao giờ quan tâm tới nhân sinh và mạng sống của người Trung Quốc.
Bất chấp việc đã buộc người dân phải tiêm chủng hàng loạt, bất chấp bằng chứng tỷ lệ tử vong do Covid-19 rất thấp và bất chấp cả thế giới mở cửa trở lại, Bắc Kinh kiên quyết thực thi chính sách "zero Covid" gây tranh cãi.
Việc đóng cửa khắc nghiệt cả một thành phố trong nhiều tháng đã tạo ra nạn đói, tự tử hàng loạt và những cái chết do không được chăm sóc y tế kịp thời. Các tổn thất này lớn hơn nhiều so với tổn thất do đại dịch gây ra.
HÌnh ảnh kinh hoàng từ các vụ tự tử gia tăng đột biến ở Thượng Hải do phong toả khắc nghiệt vì chính sách "Zero Covid".
Các hình ảnh người Thượng Hải kêu thống thiết trong đêm trong các toà chung cư, nhảy lầu tự tử hàng loạt đã trở nên phổ biến trên mạng trong nhiều tháng nay.
Cả thế giới đều không thể hiểu vì sao Bắc Kinh phải đi một mình một con đường kỳ lạ đến thế?
'An toàn' là mục tiêu chiến lược mới của Bắc Kinh
Không giống với suy đoán của ngoại giới rằng Trung Quốc sẽ gỡ bỏ chính sách ‘zero Covid' sau Đại hội đảng 20, mặc dù có một chút nới lỏng như giảm số ngày cách ly, đối tượng F1, F2 không phải cách ly... Nhưng tựu chung vẫn là cách ly và đóng cửa. Giữ ‘an toàn’ cho người và quốc gia Trung Quốc trước thế giới còn lại là lời giải thích duy nhất cho chính sách khó hiểu này.
Millions of chinese people are living in covid quarantine camps now!
2022/1/9
— Songpinganq (@songpinganq) January 9, 2022
Hình ảnh những 'nhà tù cách ly' được dựng bằng thép để giữ cho 'người Trung Quốc an toàn' trong đại dịch Covid-19 kéo dài suốt 3 năm qua.
Tại buổi khai mạc Đại hội 20, ông Tập đã đọc một bài báo cáo chính trị dài hai tiếng đồng hồ và sau đó cùng 2,296 đại biểu thảo luận để “quán triệt”. Bài diễn văn của ông nhắc tới cụm từ “an ninh quốc gia” tới 89 lần.
Không khó để nhận ra rằng nếu Mao Trạch Đông muốn mỗi người dân đều là nhà cách mạng, đấu tranh giai cấp bằng vũ lực bất chấp tình thân hay nhân tín thì ông Đặng Tiểu Bình nhấn mạnh vào 'làm giầu'. Mỗi người dân là một doanh nhân. Dưới thời ông Tập, tất cả đã thay đổi. Không phải kinh tế, không phải đấu tranh giai cấp mà là 'an ninh quốc gia', là 'an toàn'.
Chưa biết người Trung Quốc đang phải đối phó với kẻ thù nào, nhưng cả thế giới đã sống chung với covid thì covid lại trở thành kẻ thù không thể chung sống trên quốc gia này. Dĩ nhiên, xác định kẻ thù của nhân dân phải là chính quyền Bắc Kinh, là ý chí chủ quan của lãnh đạo ĐCSTQ mà không phải là khoa học, quy luật vận động của vũ trụ hay mong muốn của 'lòng dân'.
Từ bỏ mở cửa vì 'an toàn':
Cái cớ hoàn hảo thiết lập nhà tù khổng lồ
Caixin đưa tin vào ngày 4/11 rằng, sau bảy năm, ĐCSTQ bắt đầu tái khải động sửa đổi “Luật Lập pháp” và xóa bỏ phần có liên quan đến cải cách mở cửa cũng như đặt việc xây dựng kinh tế làm trung tâm. Ngoại giới cho rằng chính quyền Bắc Kinh đang giật lùi về quá khứ.
Ngoài ra, số lần ông Tập Cận Bình đề cập đến “cải cách mở cửa” trong báo cáo tại Đại hội XX chỉ là 4 lần, chưa bằng một nửa so với con số 9 lần tại Đại hội XIX. Ngay từ bài phát biểu năm mới 2022, ông Tập Cận Bình đã không nhắc đến cải cách và mở cửa. Trong những lời chúc Tết trước đây, bài phát biểu của các lãnh đạo ĐCSTQ đều có cụm từ “cải cách mở cửa”.
Điều này cho thấy "cải cách mở cửa" không phù hợp với tư tưởng của ông Tập Cận Bình. Trong những năm gần đây, ông Tập kiên định thực hiện chính sách phòng chống dịch bệnh “Zero Covid”, thúc đẩy cái gọi là "thịnh vượng chung", khởi động lại hình thức hợp tác xã mua bán và nhà ăn căng tin thời Mao Trạch Đông. Do đó, cả người dân Trung Quốc và cộng đồng quốc tế đều lo lắng rằng ông sẽ bế quan, đóng cửa Trung Quốc. Bên cạnh đó, ông Tập còn tăng cường sự kiểm soát của cá nhân đối với toàn đảng và sự kiểm soát của đảng đối với đất nước. Vì những lý do trên, dư luận cho rằng cải cách mở cửa ở Trung Quốc chỉ còn tồn tại trên danh nghĩa.
Một khi đã muốn bế quan toả cảng thì phải có một lý do. Và lý do hoàn hảo chính là vì 'an toàn' của người dân Trung Quốc, của đất nước Trung Quốc.
Rõ ràng, tất cả chính sách của ông Tập đang tạo dựng lên một nhà tù khổng lồ và vô số nhà tù đúng nghĩa bên trong nhà tù khổng lồ đó. Trung Quốc đã tận dụng hoàn hảo công nghệ 4.0.
Thanh Đoàn - Minh Đăng
https://www.ntdvn.net/trung-quoc/nhung- ... 93844.html
Cả Trung Quốc là một nhà tù khổng lồ
Cả Trung Quốc là một nhà tù khổng lồ
Hết thảy tiền tài của người Trung Quốc bị nhốt trong nhà tù có tên... eCNY
-
Hết thảy tiền tài của người Trung Quốc
bị nhốt trong nhà tù
có tên...
eCNY
(Kỳ 2)
____________________________
Thanh Đoàn - Minh Đăng _ 22/11/22
Phương tây dự báo rằng nhờ đi đầu về tiền nhân dân tệ kỹ thuật số (eCNY), eCNY sẽ sớm soán ngôi USD. Nhưng đó là một con đường rất xa, trong khi chắc chắn eCNY sẽ nhốt hết thảy tiền tài của người dân, doanh nghiệp Trung Quốc trong lòng bàn tay của chính phủ. eCNY thực sự là một nhà tù chắc chắn nhất, khắc nghiệt nhất của bất kỳ cá nhân, doanh nghiệp nào đang sinh tồn dưới chế độ này.
Chúng ta đều biết, từ Hội nghị Trung ương 3 khóa XI Đảng Cộng sản Trung Quốc (năm 1978), Trung Quốc đã thay đổi chính sách để chuẩn bị cho công cuộc cải cách, mở cửa, hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, trong 40 năm mở cửa tự do thương mại, chế độ Bắc Kinh đã tạo ra các giao diện riêng có mục đích đặc biệt khi tiếp xúc với thế giới. Các thể chế trong nước không hề bị động đến, nó được bảo vệ chặt chẽ bởi vô khối công cụ kiểm soát, theo dõi và đàn áp người dân, công cụ ngăn cản người dân Trung Quốc tiếp nhận sự thật.
Cùng với làn sóng công nghệ 4.0, chế độ Trung Quốc đã tận dụng hoàn hảo cuộc cách mạng công nghệ này để dựng lên nhà tù lớn hơn, rẻ hơn, kiểm soát hiệu quả hơn nỗi sợ hãi, tư tưởng và tiền tài của toàn bộ người Trung Quốc.
Trung Hoa mộng,
nhu cầu kiểm soát
và eCNY
Khi trở nên mạnh mẽ hơn, Trung Quốc bắt đầu bộc lộ tham vọng thống trị thế giới của họ. Tuyên bố chiến lược về "Trung Hoa mộng" của ông Tập Cận Bình hồi năm 2013 khiến cả thế giới phải mở mắt. Đúng vậy, không chỉ kiểm soát cứng 1,4 tỷ dân cư, thứ mà Trung Quốc khao khát là thống trị tư tưởng và quyền lực với 8 tỷ dân cư khắp địa cầu.
Muốn vậy, chế độ Bắc Kinh nói chung và người đứng đầu chế độ nói riêng cần phải thiết chế công cụ kiểm soát thông tin, tư tưởng và tiền bạc mạnh mẽ hơn nữa. Trung Quốc là nơi thử nghiệm đầu tiên, cùng với sức mạnh thống trị kinh tế qua vành đai - con đường và sự thành công của Trung Hoa mộng, mô hình này đã, đang và sẽ xuất khẩu ra khắp toàn cầu.
Kể từ khi lên nắm quyền vào năm 2012, ông Tập thường bị so sánh với Mao Trạch Đông - người sáng lập ĐCSTQ - được xem như một “vị thần” tự phong - đã tàn phá đất nước này để theo đuổi lý tưởng chính trị, dẫn đến nạn đói trên diện rộng và việc giết người tùy tiện, nhưng ĐCSTQ vẫn bắt buộc quần chúng phải tôn thờ ông ta.
Kể từ đó, không có nhà lãnh đạo Trung Quốc nào nắm giữ nhiều quyền hành như vậy - cho đến khi ông Tập “lên ngôi”. Là một người theo chủ nghĩa kỷ luật, ông Tập bị thúc đẩy bởi nhu cầu kiểm soát.
Ông có tầm nhìn về sự phục hưng của Trung Quốc, dựa theo nguyên tắc về đấu tranh giai cấp và sử dụng các thủ đoạn của Mao như tự phê bình và cải chính. Tuy nhiên, “nhãn hiệu” ĐCSTQ của ông Tập cũng lại lợi dụng hệ tư tưởng Khổng Tử và lấy tăng trưởng kinh tế làm bức bình phong.
Và đồng tiền eCNY là một bức bình phong như vậy: Bề ngoài, nó tồn tại như một mục tiêu chiến lược kiên định là soán ngôi USD nhưng thực chất nó sinh ra là để khoá chặt, kiểm soát tiền tài của cả quốc gia. Nó có thể trở thành công cụ hữu hiệu nhất của chế độ trong việc giám sát người dân và trừng phạt họ theo kiểu "vắt kiệt tài chính".
eCNY là công cụ kiểm soát và trừng phạt
Theo tuyên truyền của Bắc Kinh và cùng với nhiều chuyên gia công nghệ, đồng e-CNY ra đời sẽ giảm chi phí giao dịch, minh bạch thông tin giao dịch và chặn đứng buôn lậu, chuyển tiền phi pháp.
Nhưng đó không phải là các ưu điểm duy nhất.
Với chính quyền Bắc Kinh, eCNY còn có nhiều tác dụng hơn thế, một công cụ giúp họ giám sát chặt chẽ hơn dòng tiền, ngăn đà đổ vỡ của hệ thống tài chính khi không ai có thể rút tiền. Các cuộc biểu tình của người rút tiền ồn ào như ở Hà Nam vừa rồi sẽ hoàn toàn biến mất khi CNY truyền thống bị xoá sổ.
Nói về sử dụng tiền kỹ thuật số eCNY, nhà bình luận thời sự Đường Tịnh Viễn (Tang Jingyuan) có nhận định rằng, việc Bộ Thương mại Trung Quốc tung ra đồng Nhân dân tệ kỹ thuật số trên quy mô lớn vào thời điểm này, "đối với mọi người nó chỉ có một ý nghĩa duy nhất: ví của bạn sẽ bị chính phủ kiểm soát hoàn toàn. Họ (ĐCSTQ) không cần phát hành tem phiếu lương thực và tem thịt, tiền kỹ thuật số chính là tem phiếu vạn năng kiêm còng tay điện tử".
Ông Marc Kaufman, một đối tác và là luật sư về bằng sáng chế của Rimon Law, người đã làm việc với Phòng Thương mại về dự án này cho biết: “Hầu như tất cả các ứng dụng bằng sáng chế này liên quan đến việc tích hợp một hệ thống tiền kỹ thuật số vào cơ sở hạ tầng của ngân hàng hiện hữu”.
Với đồng eCNY, các cơ quan quản lý chặt chẽ hơn nữa giới hạn số lượng nhân dân tệ mà người dân được phép bán để lấy ngoại tệ cũng như ngăn cản mọi người chuyển ồ ạt nhân dân tệ ra khỏi Trung Quốc.
Các giao dịch bằng eCNY diễn ra trên bảng cân đối của ngân hàng trung ương Trung Quốc (PBoC). Điều đó giúp các cơ quan chức năng dễ dàng giám sát việc sử dụng tiền tệ ngay cả với người không cư trú [ở Trung Quốc].
Do eCNY chỉ có thể chuyển giữa các ví điện tử được phê duyệt, thực chất được giám sát bởi chính PBoC, các cơ quan chức năng Trung Quốc có thể loại bỏ những trường hợp đầu cơ tiềm tàng trong quá trình phê duyệt. Ví kỹ thuật số có khả năng mã hóa một số đặc điểm của người dùng, chẳng hạn như quốc gia cư trú và ngành họ làm việc.
Những chi tiết này có thể được sử dụng để cấp hoặc từ chối mọi người và doanh nghiệp truy cập vào các khoản thanh toán bằng đồng nhân dân tệ hoặc giới hạn khoản thanh toán của họ ở mức nhất định. Khi đó, Trung Quốc có thể tự tin rằng bất kỳ đồng eCNY nào lưu hành bên ngoài biên giới sẽ không rơi vào tay những người họ không muốn.
eCNY của Trung Quốc có thể lập trình được. Nó có thể được thiết lập sử dụng với một số điều kiện ví dụ như khung thời gian chi tiêu. “Về lý thuyết, bất kỳ điều kiện nào cũng có thể được lập trình thành tiền kỹ thuật số”, Michael Sung của FreeFlow Finance, một công ty thanh toán xuyên biên giới cho biết. “Ví dụ, các cơ quan quản lý có thể đặt ra các giới hạn về số lượng ngoại tệ có thể được bán. Điều đó sẽ giúp họ quản lý đồng tiền của mình, ngay cả khi đồng nhân dân tệ được người nước ngoài nắm giữ ngoài phạm vi quy định thông thường”, ông cho biết.
Như vậy, PBoC cũng có thể giám sát chặt chẽ các luồng thanh toán. Việc đổi tiền điện tử sang các loại tiền tệ khác có thể dễ dàng bị chặn với các ngân hàng không được chấp thuận.
Người dân chờ đợi để lấy nhu yếu phẩm được chuyển đến tại lối vào của một khu dân cư,
sau khi có ca nhiễm viêm phổi Vũ Hán được xác nhận tại Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc,
vào ngày 23/7/2020.
Đáng sợ hơn, Trung Quốc có hệ thống chấm điểm tín nhiệm xã hội, nơi những người bất đồng chính kiến, những người có đức tin vào Phật, Chúa như Kito giáo, Pháp Luân Công, Hồi giáo ở Tây Tạng... sẽ là đối tượng đầu tiên bị điểm tín nhiệm xã hội thấp. Nếu hệ thống nhà tù eCNY kết nối trực tiếp với 'điểm tín nhiệm xã hội' này, các nhóm dân số bị đàn áp và gia đình của họ có thể lập tức bị trừng phạt bằng cách đóng băng ví tiền điện tử của họ. Ngay cả khi họ trữ vàng và USD đi nữa, họ vẫn phải bán vàng, USD để chi tiêu nhưng toàn bộ tiền bán được lại đổ vào cái ví eCNY duy nhất do chính phủ cấp cho họ.
Không nghi ngờ gì nữa, eCNY là nhà tù và cũng là phương tiện rẻ nhất, hiệu quả nhất để trừng phạt những người bất đồng chính kiến, những người tín Thần mà từ bỏ lý thuyết vô thần.
eCNY có thể ngăn người gửi tiền rút tiền ồ ạt
Trong bối cảnh hệ thống tài chính của Bắc Kinh đang chịu đựng một cuộc khủng hoảng thanh khoản ngày một tồi tệ, eCNY, với các đặc trưng như mô tả ở trên, dường như là một công cụ hoàn hảo để chặn đứng cuộc biểu tình của người gửi tiền đang lan rộng từ ngân hàng nhỏ tới ngân hàng lớn, từ tỉnh này sang tỉnh khác.
Sau khi Ngân hàng Nông thôn Hà Nam đóng băng tiền gửi của người gửi tiền mà không có cảnh báo, Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc đã giới hạn lượng tiền rút hàng ngày của người gửi tiền.
Một số ngân hàng quốc doanh Trung Quốc khác còn bị tố là chạy trốn người gửi tiền khi kết hợp với quan chức địa phương, sử dụng phần mềm phòng chống Covid-19 để theo dõi người gửi tiền, ngăn họ di chuyển tới địa điểm NHTM địa phương để rút tiền vì lý do phòng dịch.
Với hệ thống NHTM, mất khả năng chi trả cho nhu cầu rút tiền mặt của người dân, còn gọi là mất thanh khoản, là rủi ro tồi tệ nhất, nó là khởi đầu sự sụp đổ mà người trong ngành lẫn người gửi tiền không dám nghĩ tới.
Làn sóng ồ ạt rút tiền mặt cho thấy người Trung Quốc không còn tin tưởng vào hệ thống ngân hàng của họ bất chấp các hứa hẹn, kiểm duyệt ngôn luận, thậm chí là đàn áp của chính quyền với vấn đề này.
Niềm tin luôn là cơ sở tồn tại của bất kỳ ngân hàng thương mại nào. Mất niềm tin thì sự sụp đổ của NHTM đó và sau đó là sụp đổ hệ thống hoàn toàn có thể xảy ra.
Biểu tình của người gửi tiền lan rộng khắp Trung Quốc
trong cuộc khủng hoảng thanh khoản tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới
Gần đây, một đoạn video về Bank of China (Ngân hàng Trung Quốc) được điều hành bởi những người gửi tiền tại một chi nhánh ở Thâm Quyến đã được lan truyền trên mạng xã hội. Đoạn video cho thấy chi nhánh Ngân hàng Trung Quốc đặt tại phố Shiyan, Thâm Quyến, mỗi ngày chỉ có 2 cửa sổ rút tiền thủ công và 200 người đã xếp hàng dài để rút tiền.
這下好了!從村鎮銀行擴到中國銀行了!深圳石岩中行出現擠兌
pic.twitter.com/WlMjRlyhzq
— 森森???银河系 (@k5438945) June 21, 2022
Người quay video cho biết: "Để xem nào. Ngân hàng Trung Quốc chi nhánh Shiyan, người chờ rút tiền xếp hàng lúc 6 giờ và 7 giờ sáng. Mọi người chạy qua mà không kịp ăn sáng. Bây giờ mới 10 giờ, và tất cả chúng tôi vẫn ở đó. Xếp hàng, không có số (chip) ở đây, và chúng tôi sẽ không xử lý công việc kinh doanh cho chúng tôi, đây là Ngân hàng Trung Quốc, đây là Ngân hàng Trung Quốc của Shiyan. Hãy đến xem".
Thật vừa vặn, eCYN mở rộng phạm vi thử nghiệm sang 4 tỉnh thành lớn và sẽ nhanh chóng thay thế hoàn toàn khắp Trung Quốc. Điều này có nghĩa là gì? Có nghĩa là không một ai có nhu cầu rút tiền mặt. eCNY có thể nằm dưới dạng ví điện tử trong các 'ứng dụng' trên máy tính cá nhân, trên điện thoại thông minh hoặc tích hợp trong các thẻ tiền cho các công dân lớn tuổi, công dân ở vùng sâu vùng xa.
Nhưng dù eCNY đang tích trữ trong ví tiền người dân dưới dạng thức gì thì nó cũng không phải là tiền mặt. Bất kỳ xu nào của eCNY mà PBoC đưa vào lưu thông đều nằm trong các tài khoản khác nhau mà PBoC hoàn toàn quản lý, điều tiết, theo dõi. Cuộc khủng hoảng thanh khoản và nỗi lo của người gửi tiền có thể hoàn toàn biến mất với sự xuất hiện của eCNY.
Như vậy, với việc gấp rút chuyển đổi sang các giao dịch eCNY trên toàn Trung Quốc nhằm dễ dàng kiểm soát tài chính, sự sụp đổ của các ngân hàng thương mại dường như sẽ không còn là vấn đề đau đầu cho các nhà lãnh đạo của Bắc Kinh khi tài sản của dân chúng đã bị nhốt chặt trong đồng eCNY.
Rất có thể, khi eCNY chính thức thay thế hoàn toàn CNY truyền thống, chính sách zero-Covid sẽ được chính quyền Bắc Kinh mạnh dạn... dỡ bỏ?
eCNY sinh ra để xóa bỏ Alipay, Tencent,..
Vai trò thu thập dữ liệu của eCNY, thể hiện trong việc thành lập NetsUnion năm 2017. Tóm lại là với NetsUnion, mọi công ty tư nhân Fintech, phi tài chính như Alibaba, Ant Group, Tencent… cung cấp dịch vụ thanh toán điện tử, cho vay điện tử với bên thứ ba, đều phải nằm dưới sự quản lý của NetsUnion do PBoC thành lập.
Khi Alipay và WeChat Pay ra đời, họ đã chuyển hàng nghìn tỷ NDT trong các khoản thanh toán hàng quý từ các ngân hàng và vào ví thuộc sở hữu tư nhân. Sáng kiến của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) nhằm tạo ra eCNY chỉ là thể hiện quyết tâm của Bắc Kinh trong việc khẳng định quyền làm chủ đối với tất cả các giao dịch tài chính xảy ra trong biên giới của mình.
Ở Trung Quốc, ngân hàng là kênh kiểm soát quan trọng nhất của ĐCSTQ, giám sát từ nội bộ đảng, doanh nghiệp cho tới nhân dân. Đây chính là lý do Bắc Kinh không thể chấp nhận Alibaba, Tencent tự do xây dựng công nghệ, mạng lưới thanh toán kỹ thuật số, chuyển tiền của người dân từ hệ thống NHTM được kiểm soát bởi chính quyền sang các ví điện tử được kiểm soát bởi công ty tư nhân. ĐCSTQ không thể chấp nhận buông lỏng quyền lực của họ.
Chính phủ Trung Quốc có một truyền thống là thường để cho khu vực kinh tế tư nhân tự phát triển các mô hình kinh doanh mới, xông pha với rủi ro mới, như những người lính đi trước dò đường vậy. Đến khi mô hình kinh doanh của khu vực tư nhân đã thành công, người dò đường tuyến đầu đã đạt được quy mô và lợi nhuận tốt, thì nhà nước sẽ thâu tóm mạng lưới đó.
Đó chính xác là những gì đang xảy ra với đồng eCNY, là chiến lược thực sự đằng sau sự phát triển của eCNY.
Chiến lược này không liên quan gì đến sự thuận tiện, hiệu quả hoặc giảm thiểu tội phạm - tất cả là để nắm bắt thông tin, và tại thời điểm này là để giành lại quyền kiểm soát sau một thập kỷ doanh nghiệp tư nhân có được giấy thông hành tài chính tạm thời từ chính phủ.
Những 'đồn đại' của Bắc Kinh và truyền thông về eCNY
- “Đồn đại” đầu tiên: tốc độ giao dịch eCNY vượt trội và thuận tiện.
Sai, điều này chỉ đúng với người Trung Quốc, còn với thế giới ngoài kia thì không có giá trị gì. Ai cũng biết, Trung Quốc đã dẫn đầu thế giới về thanh toán điện tử, nhờ tầm nhìn của Alibaba và Tencent trong việc xây dựng nền tảng Alipay và WeChat Pay của họ. Nhưng tại sao Alipay và Wechat Pay lại không thành công trên thị trường các nước đã phát triển như Mỹ và EU? Bởi vì sự tiện dụng trong hệ thống thanh toán ở Mỹ và EU đã thỏa mãn người dùng của họ từ lâu rồi!
Thời điểm AliPay được thành lập vào năm 2003, người Trung Quốc trên toàn cầu đang phải xếp hàng hàng tháng tại ngân hàng để thanh toán các khoản hóa đơn hoặc rút tiền mặt. Những người giàu đã cử tài xế và phụ xe đến xếp hàng. Không có séc cá nhân, không có thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ, họ buộc phải xuất trình trực tiếp. Máy ATM mãi tận năm 2000 mới xuất hiện. Đến năm 2004, 1% người Trung Quốc có thẻ tín dụng. Tiền mặt mang theo là lựa chọn duy nhất.
So sánh với Hoa Kỳ:- Séc cá nhân được phát hành lần đầu tiên vào năm 1880.
- Tem giao dịch, chẳng hạn như S&H Green Stamp và Eagle Stamp, phiên bản đầu tiên của các chương trình khách hàng thân thiết, có giá trị tiền mặt danh nghĩa và đôi khi được sử dụng thay cho tiền mặt trước khi thẻ tín dụng trở nên phổ biến. Có thể cho rằng tem giao dịch, được phát hành bởi hàng nghìn nhà bán lẻ, là một thách thức lớn đối với đồng USD như Bitcoin hiện tại.
- Thẻ tín dụng đầu tiên được phát hành vào năm 1950. Visa được hình thành vào năm 1976 và Mastercard vào năm 1979.
- Thẻ ghi nợ được phát hành lần đầu tiên vào năm 1978 và trở nên phổ biến vào những năm 1990.
- Đến năm 2000, không còn ai ở Mỹ phải đi đến ngân hàng để thanh toán hóa đơn điện nước hoặc các nghĩa vụ định kỳ khác nữa.
AliPay và WeChat Pay bắt đầu thành công phần lớn là do sự thâm nhập của điện thoại thông minh và do các ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước không thực hiện bất kỳ bước nào hướng tới sự thuận tiện cho khách hàng ngoài việc xây dựng thêm chi nhánh. Vào thời điểm đó, Mỹ và người tiêu dùng châu Âu đã bỏ tiền mặt từ lâu. Thế giới không chuyển đổi sang Apple Pay hoặc Google Pay không phải vì những hệ thống này thiếu tính đổi mới mà vì không ai thấy nó cần thiết. Và đó là lý do tại sao các hệ thống thanh toán điện tử phổ biến của Trung Quốc không đạt được sức hút ở các nền kinh tế trưởng đã phát triển mà chỉ phát triển rầm rộ ở Trung Quốc mà thôi.
- Lời "đồn đại" thứ hai: eCNY sẽ soán ngôi USD.
Sai! Bởi vì eCNY, cũng giống như CNY, chúng đều là những loại tiền tệ không thể chuyển đổi.
Nhà kinh tế học Niall Ferguson viết cho Bloomberg: “Việc mở rộng đồng eCNY Trung Quốc cuối cùng sẽ mở rộng tới tận Hoa Kỳ, thậm chí kiểm soát tất cả các khoản thanh toán toàn cầu”. Điều đó có đúng không?
USD đại diện cho hơn 79% các khoản thanh toán toàn cầu về giá trị và 40% về số lượng. Còn đồng CNY đại diện cho chưa tới 2% các khoản thanh toán toàn cầu. Một sự chênh lệch quá lớn!
Quan trọng hơn, trong tiền tệ có một khái niệm là khả năng chuyển đổi (convertible). Tức là, việc eCNY có được chuyển đổi tự do trên thị trường quốc tế sang một loại tiền tệ khác hay không mới quyết định khả năng, sức hấp dẫn cũng như sự thành công của nó trong quá trình quốc tế hóa.
Vào cuối năm 2015 khi Trung Quốc bắt đầu chuẩn bị để đưa CNY vào rổ SDR, nước này đã cam kết cụ thể là sẽ chính thức chuyển đổi CNY gia nhập SDR của IMF vào tháng 10 năm 2016. Cho tới nay, điều đó vẫn chưa xảy ra. Trung Quốc đã không thể nâng cao khả năng chuyển đổi của đồng CNY được. CNY không thể chuyển đổi vì Bắc Kinh không dám trao cho nó cái quyền đó, eCNY cũng sẽ như vậy.
Tiền tệ không chuyển đổi không được giao dịch tự do trên thị trường tiền tệ giao ngay hoặc thị trường tiền tệ kỳ hạn truyền thống (các thị trường này gọi là Forex). Các nhà đầu tư có thể tái tạo khoản đầu tư vào một loại tiền tệ không thể chuyển đổi bằng cách sử dụng các hợp đồng kỳ hạn không thể chuyển nhượng (NDF). NDF hoạt động giống như một hợp đồng kỳ hạn cho các loại tiền tệ không thể chuyển đổi, cho phép các nhà đầu tư tiếp cận với các loại tiền tệ mà họ sẽ không thể đầu tư vào đó. Bất kỳ khoản lãi hoặc lỗ nào trong các hợp đồng NDF về CNY đều được tính theo giá trị của một loại tiền tệ mạnh có thể chuyển đổi, phổ biến nhất là USD. Nói cách khác, không có USD hay EUR thì cũng không có nhà đầu tư nào mua bán đồng CNY theo hợp đồng NDF cả.
Giờ chúng ta đã hiểu vì sao CNY của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, mãi mà vẫn chỉ là đồng tiền thanh toán cho 1-2% giao dịch thương mại toàn cầu? Ngay cả việc mua bán nó trên thị trường tiền tệ quốc tế cũng phải được đảm bảo bằng đồng USD thì khả năng nó ngang hàng với USD là điều không thể. Trong khi đó, Bắc Kinh không thể từ bỏ việc thao túng tiền tệ hiện nay chỉ để đồng CNY ngang bằng với USD. Bắc Kinh có một nền kinh tế lớn, nhưng cực kỳ bất cân đối, nó làm sao có thể chịu đựng được để giá CNY tăng, giảm bất thường vì cầu đầu cơ tiền tệ bất thường của thị trường tài chính (TTTC) toàn cầu? Nó không có tự do hóa dòng vốn, không có tự do hóa chuyển đổi, không có thế lực đồng minh hậu thuẫn khổng lồ đằng sau để giảm thiểu các rủi ro này. Rủi ro đó là quá lớn so với tầm của Bắc Kinh.
Với một đồng tiền như thế, dù nó là “kỹ thuật số” hay hữu hình thì nó có thể soán ngôi đồng USD luôn sao? Nhà đầu cơ sẽ bỏ tiền vào eCNY (bị kiểm soát) thay vì Bitcoin (không bị kiểm soát)? Nhà tư bản thương mại sẽ sử dụng đồng eCNY bị thao túng tỷ giá, không thể chuyển đổi thay vì USD?
Với hệ thống thanh toán điện tử hiện nay, chẳng phải CNY đã 100% là tiền điện tử tại Trung Quốc rồi sao? Đồng eCNY ra đời chẳng phải chỉ là thay đổi ứng dụng giao dịch, thay đổi ví điện tử của tư nhân như Alibaba, Tencent thành ví điện tử của PBoC thôi sao? Chẳng qua là để khu vực tư nhân không còn có thể tơ hào gì trên thị trường tài chính nội địa của Trung Quốc mà thôi!
Thanh Đoàn - Minh Đăng
https://www.ntdvn.net/trung-quoc/tien-t ... 75740.html
- “Đồn đại” đầu tiên: tốc độ giao dịch eCNY vượt trội và thuận tiện.
Tiền bạc có nhà tù e-CNY, tài sản tích lũy thì có nhà tù ‘Thịnh vượng chung’
-
Tiền bạc
có nhà tù e-CNY,
tài sản tích lũy
thì có nhà tù ‘Thịnh vượng chung’
(Kỳ 3)
____________________________
Thanh Đoàn - Minh Đăng _ 01/12/22
Tiền của nhà đầu tư nước ngoài đổ vào Trung Quốc đã và sẽ tiếp tục bị cưỡng chế giao nộp cho ĐCSTQ
vì "Thịnh vượng chung"
Sau khi Mao tước đoạt toàn bộ tài sản, công việc và lý trí của người Trung Quốc bằng nhà tù "Thịnh vượng chung", Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) nhanh chóng tiêu sạch khối tài sản đó. Trước cảnh dân kiệt quệ, đảng không còn nguồn thu, ông Đặng Tiểu Bình trả lại quyền sinh tồn cơ bản cho người Trung Quốc với ý tưởng “để một bộ phận người và khu vực của Trung Quốc giàu lên trước”. Sau 4 thập kỷ tích luỹ, hiện ông Tập Cận Bình mở cửa trở lại nhà tù "Thịnh vượng chung" thời Mao để thâu tóm tài sản từ những người "được [ông Đặng cho] phép giàu có trước".
Ông Đặng tạm thả các 'tù nhân Trung Quốc' khỏi nhà tù 'Thịnh vượng chung' của Mao Trạch Đông
ĐCSTQ tự ca ngợi sự sáng suốt trong chương trình cải cách kinh tế của họ hồi thập kỷ 1970. Nhờ "cải cách", tiền bạc, tri thức, công nghệ, nguồn lực của giới tư bản đổ về Trung Quốc tìm kiếm lợi nhuận nhờ sức lao động giá rẻ của người dân Trung Quốc đang đói khát. ĐCSTQ cho rằng đó là thành công nhờ chỉ đạo sáng suốt của đảng. Một minh chứng hùng hồn cho sự tồn tại hợp pháp của đảng. Thậm chí tuyên truyền của đảng còn mạnh mẽ đến mức, họ khẳng định "không có ĐCSTQ thì không có đất nước và dân tộc Trung Hoa".
Nhiều người Trung Quốc bắt đầu tin vào điều đó. Thế giới cũng vậy.
Nhưng ĐCSTQ và Đặng Tiểu Bình đã cải cách gì? ĐCSTQ và ông Đặng khi đó chỉ trả lại cho người dân Trung Quốc, những tù nhân [nạn nhân] của họ chút quyền lợi mà chính họ đã tước đoạt đi trước đó. Tù nhân sau khi bị cướp đoạt hết quyền lợi, tài sản thì phẫn nộ. Nhưng phẫn nộ ấy đã bị ĐCSTQ dùng hết cuộc thanh trừng này đến cuộc đàn áp đẫm máu khác đè bẹp xuống, tâm phẫn nộ sớm bị thay thế bằng tâm sợ hãi. Sau khi tù nhân sợ hãi đủ rồi, đất nước đủ kiệt quệ vì mải miết thanh trừng phe phái, ĐCSTQ lúc này dùng chiêu bài "cải cách kinh tế" để tiếp tục tồn tại.
Thực chất của cải cách kinh tế chính là trả lại cho người dân Trung Quốc một chút quyền cơ bản đã bị ĐCSTQ tước đoạt từ năm 1949, đó là quyền được tự do kinh doanh, quyền được hưởng thành quả lao động của mình theo công sức đã bỏ ra. Những thứ quyền cơ bản đã mất đi trong cái nhà tù có tên 'Thịnh vượng chung' mà Mao Trạch Đông tạo ra, nay được giải phóng trở về khiến người Trung Quốc cảm kích không thôi. Lúc này, các tù nhân của ĐCSTQ (người dân Trung Quốc) trở nên cảm kích trước sự "sáng suốt của đảng" như được tuyên truyền. Đây chính là hội chứng Stockholm kinh điển mà ĐCSTQ vận dụng cực kỳ thành công. Nó khống chế, tước đoạt và ban phát thứ chính nó đã cướp đi để trở thành kẻ được hàm ơn, dùng khái niệm bị đánh tráo này để đảm bảo tính chính danh của mình.
Không chỉ người dân Trung Quốc bị mắc lừa, Mỹ và Châu Âu cũng bị mắc lừa trước 'cải cách kinh tế' của ĐCSTQ. Mỹ và Châu Âu đã tin rằng, cùng với sự cải cách kinh tế, sự thịnh vượng, bình thuốc độc là ĐCSTQ sẽ bớt độc, nó sẽ thay đổi chính mình để trở thành một thể chế tự do và dân chủ. Nhưng thời gian chứng minh rằng Mỹ và Châu Âu đã quá ngây thơ.
Trung Quốc đã không cải cách và không bao giờ có ý định làm như vậy. Một số người thậm chí còn cho rằng ĐCSTQ đã lừa dối Washington kể từ năm 1972, khi Tổng thống Mỹ Richard Nixon tới Trung Quốc và bình thường hóa quan hệ với Bắc Kinh. Theo quan điểm này, Trung Quốc chỉ đơn thuần giả vờ khao khát tự do hóa. Đó là cách hiểu sai về đường lối kinh tế của Trung Quốc.
Trung Quốc sau 1949, toàn bộ tài sản của dân tộc bị tinh hoa của ĐCSTQ thâu tóm trong nhà tù: Thịnh vượng chung, thiết kế bởi Mao Trạch Đông.
Trong nhà tù này, 100% của cải đã tích luỹ được của người Trung Quốc trở thành của cải của Mao và các đồng chí của ông ấy. Người Trung Quốc chỉ còn sức lao động là thứ duy nhất họ sở hữu. Nhưng ngay cả sức lao động cũng không được tự do sử dụng kiếm sống mà còn phải xem ĐCSTQ muốn sử dụng hay không và sử dụng sức lao động của họ vào việc gì. Ví dụ, để đè bẹp tinh thần phê phán của giới tri thức, Mao buộc sức lao động của tri thức phải bán trên ruộng đồng của nông thôn. Tri thức và sức lao động của một số nông dân mù chữ lại được bán cho ĐCSTQ vào việc quản lý đất nước tiến lên xã hội chủ nghĩa.
Sau một thời gian vài chục năm, Mao và các đồng chí của ông ấy tiêu dùng hết số tài sản tích luỹ ở nhà tù "thịnh vượng chung" đời đầu. Trong khi các tù nhân Trung Quốc chẳng còn gì trong tay để nộp thuế cho những kẻ cai trị.
Người cai trị lúc này là Đặng Tiểu Bình, người gánh một quốc gia khánh kiệt với 1,4 tỷ dân sắp chết đói, chẳng có gì để tịch thu từ cái nhà tù "Thịnh vượng chung" ấy nữa.
Của cải khối tư nhân tích luỹ đe doạ quyền lực tuyệt đối của đảng
Để cứu đói cho chính mình và các đồng chí của mình, để tiếp tục duy trì chế độ mà Mao đã dựng lên, Đặng Tiểu bình đã mở cửa nhà tù mà Mao dựng lên qua cái gọi là: cải cách kinh tế Trung Quốc.
Ông Đặng Tiểu Bình, cựu Tổng bí thư của ĐCSTQ, luôn được ca ngợi như nhà lãnh đạo sáng suốt nhất của ĐCSTQ, người mở cửa cho Trung Quốc với thế giới bên ngoài, là công thần thúc đẩy Trung Quốc trở thành nền kinh tế đứng thứ hai thế giới, có câu nói nổi tiếng thế này:
- “Mèo trắng mèo đen không quan trọng, miễn là bắt được chuột”;
- “Ẩn mình chờ thời”;
- “Hãy để một số người làm giàu trước”…;
- “Tôi đã quan sát thế giới trong nhiều năm và rút ra một kết luận: Các nước có quan hệ tốt với Mỹ đều trở nên giàu có”.
Nhờ được tự do làm ăn, kinh doanh, tích lũy tư bản hoang dã khu vực tư nhân ngày một lớn mạnh dưới thời Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào (30 năm). Và hiện tại, lượng tài sản tích luỹ khổng lồ này đang đi kèm với làn sóng công nghệ 4.0.
Làn sóng này làm thay đổi hoàn toàn hệ thống tài chính vốn phát triển ỳ ạch, bảo thủ do hoàn toàn thuộc về nhà nước. Lúc này các doanh nghiệp tư nhân như Alibaba, Tencent,.. học hỏi và áp dụng công nghệ mới vào thanh toán điện tử, huy động điện tử, cho vay điện tử,... Các sản phẩm tích hợp công nghệ và tài chính như vậy làm hoạt động thanh toán, huy động - cho vay, trở nên đơn giản, thuận lợi hơn bao giờ hết. Dù Mỹ và phương Tây đã tạo ra sự thuận tiện tương tự trong ngành tài chính từ năm 2000, nhưng người Trung Quốc mới chỉ biết đến sự thuận tiện này khi các đế chế công nghệ tư nhân như Alibaba, Tencent,.. xuất hiện. Các tập đoàn công nghệ phát triển thị phần như Thánh Gióng. Rất nhanh, Alibaba chiếm tới 10% thị phần tín dụng cá nhân của Bắc Kinh. Chỉ một doanh nghiệp gọi xe công nghệ như Didi đã nắm tới 80% thông tin của toàn dân Trung Quốc.
Tiền là huyết mạch, thông tin là sinh tồn. Cả hai thứ này, nếu không quản được, sẽ là lỗ hổng thất thoát quyền lực của ĐCSTQ, thậm chí đe dọa quyền lực thống trị của đảng này.
Khu vực tư nhân Trung Quốc đã quá giàu có. Theo báo Người lao động, Trung Quốc có 1.058 tỷ phú vào năm 2020 so với con số 696 ở Mỹ. Trong số 610 tỷ phú mới nổi trên toàn cầu, 318 người đến từ Trung Quốc, nhiều hơn so với 95 ở Mỹ, dựa trên đánh giá của Hurun.
Ông Tập tái mở cửa nhà tù 'Thịnh vượng chung'
Quá nhiều người giàu, quá nhiều người bỏ ra nước ngoài định cư, quá nhiều người chạy trốn khỏi Bắc Kinh. Rất nhiều trong số những tù nhân "được phép giàu có trước" đã nằm ngoài tầm kiểm soát của Bắc Kinh. Thứ tài sản mà ĐCSTQ cho phép họ có được họ lại không giao nộp lại cho giới tinh hoa của ĐCSTQ. Điều này hoàn toàn chệch hướng chiến lược của ông Đặng Tiểu Bình.
Chưa kể, chênh lệch giàu nghèo ở Trung Quốc ngày một đáng xấu hổ và đáng báo động.
Giáo sư Tạ Điền, giáo sư chủ nhiệm tại Trường Kinh doanh Aiken thuộc Đại học Nam Carolina, cho biết:- "Mức độ bất bình đẳng giàu nghèo hiện nay là bao nhiêu? Có một hệ số Gini được sử dụng để mô tả sự phân phối của cải, và có là hệ số Gini trên thế giới. Đặc biệt là 0,9 và 1 là kết quả cực đoan, tức là sự giàu có không cân bằng và nếu nó bằng 0 thì sự giàu có là cân bằng. ĐCSTQ vẫn công bố hệ số Gini cách đây hơn chục năm, nhưng hiện tại chỉ số này đã tăng chóng mặt. Giờ ĐCSTQ cũng không dám công bố con số thực tế của chỉ số này”.
Lần cuối cùng Trung Quốc chính thức công bố hệ số Gini là vào năm 2000, khi hệ số Gini là 0,412. Sau đó, vào năm 2013, hệ số Gini của mười năm trước được công bố và chúng đều nằm trong khoảng 0,473 đến 0,491. Vào tháng 12/2012, báo cáo thống kê của Đại học Kinh tế Tài chính Tây Nam Trung Quốc ước tính rằng hệ số Gini của Trung Quốc đạt 0,61.
Theo thông lệ quốc tế, thu nhập dưới 0,2 được coi là thu nhập bình đẳng tuyệt đối, 0,2-0,3 được coi là mức bình đẳng trong thu nhập là trung bình; 0,3-0,4 được coi là mức bình đẳng trong thu nhập tương đối hợp lý; 0,4-0,5 được coi là bất bình đẳng lớn trong thu nhập và khi hệ số Gini đạt 0,5 trở lên, nó có nghĩa là thu nhập hoàn toàn bất bình đẳng.
Hiện tại, hệ số Gini thu nhập của Trung Quốc đang ở mức trung bình cao trên thế giới và hệ số Gini giàu có thuộc hàng kém nhất thế giới. Theo bài báo "Báo cáo phân phối thu nhập của Trung Quốc năm 2021: Hiện trạng và so sánh quốc tế" của Ren Zeping, cựu kinh tế gia trưởng của Soochow Securities, hệ số Gini thu nhập của Trung Quốc nằm trong khoảng 0,46-0,47 trong những năm gần đây. Hệ số Gini về sự giàu có của Trung Quốc cao tới 0,704.
Dữ liệu này về cơ bản giống với dữ liệu của Đại học Bắc Kinh. Theo "Báo cáo về sự phát triển của sinh kế người dân Trung Quốc năm 2014" do Trung tâm Khảo sát Khoa học Xã hội Trung Quốc thuộc Đại học Bắc Kinh công bố, hệ số Gini của tài sản ròng của các hộ gia đình Trung Quốc đạt 0,73 vào năm 2012. Báo cáo tin rằng hơn 30% của cải xã hội của Trung Quốc hiện đang được chiếm bởi 1% số hộ gia đình hàng đầu, trong khi 25% số hộ gia đình dưới cùng chỉ sở hữu 10% của cải xã hội.
Để một lần nữa nắm 100% tài sản toàn dân để đảm bảo duy trì quyền lực tuyệt đối của đảng, ông Tập đã dựa vào tình trạng bất bình đẳng thu nhập để kêu gọi 'Thịnh vượng chung'; tức là nhà giàu phải nộp lại của cải tích luỹ để lấy đó chia cho nhà nghèo. Dĩ nhiên, nhà giầu nộp tại tài sản tích luỹ cho ĐCSTQ, ĐCSTQ lấy tiền đó chi tiêu cho nhà nghèo. Đây là cách Mao đã làm rất thành công sau năm 1949 và đẩy cả Trung Quốc vào khánh kiệt.
Trong báo cáo tại Đại hội 20, ông Tập Cận Bình tuyên bố rằng bước tiếp theo sẽ là dẫn dắt người dân đi đến "thịnh vượng chung". Đây cũng là lần đầu tiên lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đề xuất “quy phạm cơ chế tích lũy của cải", chính là quy định về phạm vi và cơ chế tích lũy của cải.
3 lần tái phân phối của cải - 3 hàng rào thép gai
Trong chương trình Chính luận thiên hạ ngày 19/8, Giảng viên Khoa Khoa học và Nhân văn của Đại học Phi Thiên - Giáo sư Chương Thiên Lượng đã đề cập đến việc phân phối lại tài sản lần thứ 3 và tính hiệu quả của phân phối này.
Nếu đề cập đến người giàu có nhất Trung Quốc, có thể một số người sẽ cho rằng đó là Jack Ma, Mã Hóa Đằng, những người làm kinh doanh thành công và có tầm ảnh hưởng trên thế giới. Tuy nhiên, những thương nhân này chỉ là nhân vật ở “trên sân khấu”, người giàu thật sự nằm sau hậu trường là các quan chức cấp cao của ĐCSTQ.
Hình thức phân phối lại chính là lấy của người giàu chia cho người nghèo. Khi muốn thịnh vượng chung được thực hiện, ông Tập nên phải lấy tài sản của các quan chức cấp cao giàu nhất mà chia cho người nghèo? Ông Tập chắc chắn sẽ không làm như vậy.
Thành tích ấn tượng của ông Tập trong nhiều năm giữ vị trí lãnh đạo là chống tham nhũng. Nhưng lý do thật sự đằng sau việc các quan chức ngã ngựa trong cuộc chiến chống tham nhũng không phải vì họ tham nhũng mà là vì họ ‘chống Tập’. Nói cách khác, họ đã đứng sai bên trong đấu đá chính trị. Những quan chức còn lại thì ông Tập không có ý tấn công, đặc biệt đồng mình thân tín, bởi vì đó là nhóm người duy trì vững chắc nhất quyền lực thống trị của ông ta. Người nhiệt tình duy trì chế độ và thể chế hiện hành, chính là những quan chức nhận được lợi ích trong thể chế.
Màn hình lớn chiếu cảnh Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu
trong lễ kỷ niệm 100 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc,
tại Quảng trường Thiên An Môn, ngày 01/07/2021, ở Bắc Kinh, Trung Quốc.
Để giải thích cụ thể hơn về việc 3 lần phân phối tài sản, chúng ta có thể lấy ví dụ sau:- bạn kiếm được tiền thông qua sức lao động, họ trả lương cho bạn dựa trên sự đóng góp và hiệu quả của bạn, đây là phân phối lần thứ nhất.
- Sau đó bạn đóng thuế là phân phối lần 2, đưa tiền của người kiếm nhiều cho những người nghèo.
- Tiếp đó, dựa trên sức mạnh của đạo đức, thông qua quyên tặng tự nguyện sẽ chuyển của cải từ người giàu sang người có thu nhập thấp, đây là phân phối lần 3.
Phân phối lần thứ nhất thì tương đối dễ giải thích, còn phân phối lần 2 ở Trung Quốc là một tình huống khác.
Về danh nghĩa thì mức thuế thu nhập của công ty Trung Quốc không cao, khoảng 25%. Nhưng thực tế, gánh nặng của công ty Trung Quốc không phải ‘thuế’ mà là ‘phí’. Ví như nếu an toàn phòng cháy chữa cháy làm không tốt, cơ quan chính phủ sẽ phạt bạn một khoản tiền. Đây là một cách mà các cơ quan chính phủ thực để tạo ra thu nhập để kiếm thêm.
Tương tự như nông dân Trung Quốc, bên cạnh số tiền thuế nông nghiệp rất thấp mà họ phải trả, họ còn phải trả thêm các loại phí như: phí làm thuỷ lợi, xây dựng đường, kế hoạch hoá gia đình… cộng thêm các khoản phạt. Mà phần phí này chiếm một phần lớn trong chi phí của họ.
Các công ty Trung Quốc nếu muốn tồn tại, họ không chỉ đóng thuế mà còn phải tạo mối quan hệ với nhiều quan chức chính phủ như đi cửa sau, hối lộ…, hay nói cách khác, họ phải đưa các quan chức rất nhiều tiền. Sau đó còn phải đưa thêm các khoản để làm ‘phí bảo vệ’. Như thế gánh nặng về phí và thuế của doanh nghiệp Trung Quốc là rất lớn.
Ông Tập Cận Bình có thể nói: ‘Bạn kiếm được nhiều tiền, cho nên phải tăng mức thuế’. Nhưng thuế cao luôn kìm hãm mong muốn tạo ra của cải của người dân. Nếu tôi kiếm được 10 mà tôi phải đóng 7 thì tôi không muốn làm, vậy nên tôi sẽ ‘nằm dài’ khi đạt được mức thu nhập nhất định. Đây cũng là một lý do cho phong trào ‘nằm thẳng’ đang diễn ra rất mạnh mẽ ở Trung Quốc trong những năm gần đây.
Hơn nữa, phân phối lần 2 của Trung Quốc khác với các nước phương tây. Ở phương tây, họ lấy thuế từ người giàu trợ cấp cho người nghèo. Nhưng ở Trung Quốc là thu thuế hoặc phí của người nghèo để đem lại lợi ích cho người giàu, mà những người giàu này là quan chức trong Đảng và chính phủ. Bởi vì ĐCSTQ nuôi rất nhiều đảng viên, những đãi ngộ của họ đều rất cao.
Chính phủ thu tiền của dân nghèo cho ai? Cho các quan chức cấp cao các cấp của ĐCSTQ. Cho nên bạn nhìn vào các quan chức cấp tỉnh hoặc cấp bộ của ĐCSTQ, họ được khám chữa bệnh miễn phí hàng năm, có tiền đi du lịch. Các cán bộ ấy khi đi du lịch thì… đưa cả gia đình theo, các dịch vụ họ dùng hầu như là hạng nhất.
Nói rõ ràng hơn, ĐCSTQ ‘phân phối lần 2’ thông qua thuế lấy tiền của người nghèo cho người giàu chỉ làm gia tăng chênh lệch giàu nghèo.
Phân phối lần 3 dựa trên các khoản đóng góp; không phải là tự nguyện mà là cưỡng ép. Các khoản quyên góp ở Trung Quốc là bắt buộc chứ không phải tự nguyện như ở Mỹ. Các khoản đóng góp bắt buộc không được gọi là quyên góp. Khi ông Tập nói ‘phân phối lần 3’ là thanh toán chuyển khoản, điều này đủ để các quan chức địa phương ép buộc các công ty quyên góp. Trên thực tế, quyên góp ép buộc không phải là quyên góp mà là thu thuế, do đó không có vấn đề ‘phân phối lần 3’ như cách làm của ông Tập, hơn nữa loại ‘sưu cao thuế nặng’ thêm vào này chính là cướp đoạt.
Mặt khác ở Trung Quốc không cơ chế miễn thuế khi làm từ thiện, nghĩa là dù khu vực tư nhân có quyên góp thì họ vẫn phải đóng thuế như thường.
Bởi vậy, ở thời điểm hiện tại, cơ hội đầu tư không còn là điều mà doanh nghiệp quan tâm nữa, mà thay vào đó là tìm cách bảo vệ tài sản mà họ đã đổ mồ hôi công sức để kiếm được. Họ đang cố gắng sử dụng 3 phương pháp chính để giữ tiền:- Một, đầu tư nhiều hơn vào các quỹ tín thác ngoài nước;
- hai, đa dạng hóa cổ phần vào công nghệ xanh và các công ty nước ngoài;
- và ba, thuê những người đổi tiền ngầm để chuyển tiền khi cần thiết.
Những người siêu giàu ở Trung Quốc đã bắt đầu xóa tài khoản mạng xã hội, từ chối tiếp tục sử dụng mạng xã hội, cũng như từ chối thực hiện các cuộc phỏng vấn. Họ làm như vậy với mục đích ngăn không cho những lời nói của họ bị sử dụng để chống lại chính họ, hay bị hiểu thành chống lại chính phủ.
Làn sóng tháo chạy khỏi Trung Quốc đang dâng cao hơn bao giờ hết. Năm 2021, theo danh sách mới nhất về top 50 người giàu nhất Singapore do Forbes Asia công bố năm ngoái (2021), có 8 người đến từ Trung Quốc, tổng tài sản của họ là 73,56 tỷ USD, chiếm 35% tổng tài sản của top 50 người giàu nhất đảo quốc sư tử. Không chỉ thế, trong năm nay, đã có đến 10.000 triệu phú với 48 tỷ USD dự kiến rời Trung Quốc; một lượng lớn trong đó nhắm tới đích đến là Singapore với lượng hồ sơ chờ phê duyệt lên tời hàng ngàn.
Cùng với e-CNY, nhà tù 'Thịnh vượng chung' với công cụ là 'phân phối lại tài sản lần 1, lần 2 và lần 3' sẽ đảm bảo tiền bạc (đang có và sẽ làm ra trong tương lai), tài sản tích luỹ suốt hơn 40 năm trở thành của cải kiểm soát 100% bởi ĐCSTQ. Bằng các nhà tù chính sách kết hợp với công nghệ 4.0 này, ĐCSTQ hy vọng nó có thể vượt qua cơn sóng dữ lần này, tái khởi sức mạnh quyền lực tuyệt đối một lần nữa như thời Mao Trạch Đông bất chấp sự cùng khổ, khánh kiệt của người dân Trung Quốc.
Thanh Đoàn - Minh Đăng
https://www.ntdvn.net/trung-quoc/tien-b ... 99062.html
Giám sát dân bằng chấm điểm tín nhiệm xã hội và dự án 'Sharp eyes'
-
Giám sát dân
bằng chấm điểm tín nhiệm xã hộivà dự án 'Sharp eyes'
(Kỳ 4)
____________________________
Minh Đăng _ 04/12/22
Thời xưa, dân thường có thể đánh trống kêu oan.
Ngày nay, để "duy trì sự ổn định", ĐCSTQ đổ hàng núi tiền vào các loại công cụ để kiểm soát ngôn luận,
từ dùi cui, xe tăng đến theo dõi điện tử.
Không có tự do ở Trung Quốc hoặc đó đơn giản là một khái niệm ngày một xa xỉ. Hệ thống chấm điểm tín nhiệm xã hội biến mọi công dân nước này trở thành các ‘con cừu' ngoan ngoãn của Chính phủ. Nếu không ngoan, thứ chờ đợi họ, con cái và gia đình trong suốt cuộc đời còn lại của họ là địa ngục trần gian; sống không bằng chết.
Ngày 14/6/2014, Quốc hội Trung Quốc đã công bố một tài liệu gây chú ý có tên gọi là: "Phác thảo kế hoạch xây dựng Hệ thống điểm số tín nhiệm xã hội". Tài liệu này còn cho biết hệ thống tín nhiệm xã hội “là một phương pháp quan trọng để hoàn thiện hệ thống kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, đẩy nhanh và đổi mới quản trị xã hội; nó có ý nghĩa quan trọng trong việc tăng cường nhận thức về tính chân thành của các thành viên trong xã hội”.
Tiêu chuẩn làm người do Chính phủ quy định
Mục tiêu bề ngoài ‘giả dối’ của hệ thống tín nhiệm xã hội tại Trung Quốc là chấm điểm “mức độ đáng tin cậy” của các cá nhân, tập đoàn và cơ quan chính quyền trên khắp Trung Quốc. Tất nhiên, tiêu chuẩn như thế nào là đáng tin cậy, như thế nào là tốt xấu do ĐCSTQ, với chuẩn mực đạo đức cực kỳ thấp kém, tà ác của họ tự định ra.
Xếp hạng sẽ được đánh giá công khai, xếp hạng và sử dụng để xác định khả năng tín nhiệm khi đi vay, khả năng làm việc, xin học cho con, hoặc thậm chí là hẹn hò… Như vậy người Trung Quốc sẽ bị chính phủ của họ xếp loại thành công dân hạng A, B, C… dựa trên tiêu chuẩn của chính phủ.
Ví dụ, bạn từng biểu từng phản đối chính quyền Trung Quốc, bạn lập tức có thể trở thành công dân hạng C. Bạn có thể bị trừng phạt bằng cách không được đi phương tiện giao thông công cộng, bạn không thể vay vốn ngân hàng, bạn sẽ hết sức khó khăn khi đi xin việc, con cái của bạn không thể được học ở trường công.
Một màn hình cho thấy các camera an ninh sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo tích hợp công nghệ nhận dạng khuôn mặt
đang quay phim khách tham quan tại Triển lãm Quốc tế Trung Quốc lần thứ 14 về An ninh và An toàn Công cộng
tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế Trung Quốc ở Bắc Kinh vào ngày 24/10/2018.
Tóm lại, bằng hệ thống chấm điểm tín nhiệm công dân, sẽ rất dễ dàng cho ĐCSTQ loại bỏ người bất đồng chính kiến, người có đức tin vào chính Thần như Pháp Luân Công, Duy Ngô Nhĩ, Tây Tạng thành các công dân hạng bét, bị cả xã hội ghẻ lạnh. Họ thậm chí không có cơ hội tái hoà nhập cộng đồng trừ khi bị buộc phải từ bỏ đức tin.
Tuân thủ tuyệt đối và ca ngợi chính phủ tuyệt đối
Alibaba, một công ty tư nhân được Chính phủ Trung Quốc cấp phép để xây dựng hệ thống và thuật toán cho điểm tín nhiệm xã hội, đã tiết lộ 5 trong nhiều yếu tố được sử dụng trong "thuật toán phức tạp" của họ như sau:
- Thứ nhất là lịch sử tín dụng. Ví dụ liệu công dân đó có trả các khoản vay hay hóa đơn điện nước của họ đúng thời hạn không?
- Tiếp theo là khả năng hoàn thành, được định nghĩa là “khả năng người dùng thực hiện nghĩa vụ hợp đồng của mình”.
- Yếu tố thứ 3 là đặc điểm cá nhân, xác minh các thông tin cá nhân như số điện thoại di động và địa chỉ.
- Yếu tố thứ 4 là hành vi và sở thích, có nhiều điều phải bàn đến…
Dưới hệ thống này, những điều tưởng như vô hại như thói quen mua sắm, chơi trò chơi online cũng trở thành thước đo đánh giá mức độ tin cậy của một cá nhân.
Alibaba cũng thừa nhận rằng họ đánh giá con người qua loại sản phẩm họ sử dụng. “Ví dụ: một người chơi game 10 giờ một ngày sẽ được coi là người vô công rồi nghề”, theo vị CTO Li Yingyun của công ty Sesame. “Ai đó thường xuyên mua tã sẽ có thể được coi là các cha mẹ đang nuôi con nhỏ, thường là các bà mẹ, họ được xem là những người nhiều khả năng là có ý thức trách nhiệm sau khi cân nhắc các vấn đề.”
Vì vậy, hệ thống không chỉ điều tra hành vi, nó còn hình dung về hành vi của người dùng. Nó lột tả các công dân thông qua các hành vi mua sắm và các hành vi mà chính phủ không thích. Với hệ thống này, người dân hoàn toàn bị phơi bày trước chính phủ và các ban bệ quản lý, hoàn toàn không có một chút riêng tư nào.
- Yếu tố thứ 5 là mối quan hệ giữa các cá nhân. Cách họ lựa chọn bạn bè trên mạng như thế nào và cách tương tác với bạn bè của họ trên mạng thế nào sẽ ảnh hưởng đến Điểm Công dân. Sesame Credit, được điều hành bởi Ant Financial Services Group (AFSG), một công ty thành viên của Alibaba, đánh giá việc lên mạng “tích cực” theo tiêu chí sau: những tin nhắn nói tốt về chính phủ hoặc tin nhắn nói tốt về nền kinh tế của đất nước sẽ khiến điểm của bạn tăng lên.
Nhà tù theo dõi khổng lồ
Tuy nhiên, điều đã được lấp liếm ở đây là hình phạt dành cho những người bị nhà nước cho là không chân thành. Theo Insider, ví dụ về các hành vi vi phạm bị chính quyền Trung Quốc trừng phạt bao gồm "lái xe tệ, hút thuốc trong khu vực cấm hút thuốc, mua quá nhiều trò chơi điện tử và đăng tin giả lên mạng, đặc biệt là các cuộc tấn công khủng bố hoặc an ninh sân bay". Hình thức phạt cho các ví dụ này không hề được nêu rõ.
Một điều khác cũng đã không được nêu rõ là hệ thống tín nhiệm xã hội có thể được mở rộng theo nhiều chiều, bao gồm giám sát và ngăn chặn các phát ngôn chính trị “bị cấm” hoặc kiểm soát du lịch, di chuyển đến địa phương khác thông qua hộ chiếu vaccine.
Để hỗ trợ xây dựng hoàn thiện hệ thống tính điểm tín nhiệm xã hội này, chế độ Bắc Kinh đã đầu tư hàng triệu USD cho các hệ thống camera giám sát, như 'Dự án Sharp Eyes', 'Golden Shield' và nhiều dự án khác nữa.
Theo thống kê sơ bộ, ĐCSTQ có quyền lực vô hạn, có hệ thống camera giám sát 600-700 triệu cái (trung bình cứ 2 người có 1 camera giám sát). Điều này có nghĩa là không gì có thể nằm ngoài quyền kiểm soát của ĐCSTQ. Nếu một người đã bị chấm điểm tín dụng xã hội thấp, những điều đang chờ đợi họ, có thể là sống không bằng chết.
Camera giám sát tại một góc của Quảng trường Thiên An Môn, ở Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 06/092019.
- Các khu vực nông thôn thuộc tỉnh Sơn Đông ven biển phía đông Trung Quốc đã lắp đặt hàng trăm nghìn camera giám sát kể từ năm 2013 như một phần của hệ thống giám sát khổng lồ, khởi xướng và lan ra toàn quốc trong một mô hình giám sát được gọi là “Dự án Sharp Eyes”. Các mục tiêu chính của hệ thống là người có tín ngưỡng và những nhà bảo vệ nhân quyền.
Hệ thống giám sát này chủ yếu nhắm vào các khu vực nông thôn của Trung Quốc và được sắp xếp chồng chéo và giao nhau với nhiều hệ thống giám sát và trung tâm dữ liệu lớn khác.
Theo báo cáo của IQilu, một cổng thông tin nhà nước ở Sơn Đông, vào cuối năm 2017, số lượng camera giám sát được nối mạng ở Lâm Nghi là 360.000 chiếc, về cơ bản đạt được "mức độ bao phủ tổng thể" về giám sát video các địa điểm công cộng trong thành phố trong 2017.
Ngoài ra, hệ thống này còn được chia thành các mạng lưới, hoặc các khu vực nhỏ hơn trong một thành phố hoặc khu vực hành chính, được quản lý bởi các "thành viên mạng lưới". Đây là những người có thể giám sát tất cả các hàng xóm của mình trong một mạng lưới giám sát chung.
- Bên cạnh Sharp Eyes, chế độ này có nhiều hệ thống kiểm soát và giám sát kỹ thuật số chồng chéo và giao nhau với nhau, bao gồm
- Dự án Golden Shield (còn được gọi là Great Firewall),
- Thành phố thông minh,
- Thành phố an toàn,
- Skynet,
- Đám mây cảnh sát,
- eCNY
- và mã sức khỏe.
Theo một báo cáo năm 2020 của China File, một tạp chí trực tuyến do Trung tâm Quan hệ Hoa Kỳ-Trung Quốc tại Asia Society xuất bản, chính quyền trung ương của chế độ đã đầu tư 3,1 tỷ NDT (khoảng 456,7 triệu USD) vào các dự án Sharp Eyes từ khi ra mắt vào năm 2015 đến khi cuối năm 2017.
Theo China File, các chính quyền địa phương cũng đầu tư vào dự án này. Ví dụ, Zhoukou, tỉnh Hà Nam, đã chi 56 triệu USD cho việc mua thiết bị giám sát vào năm 2018, gần bằng ngân sách giáo dục địa phương của năm đó.
Ngoài ra, chính những hệ thống giám sát này cũng ngăn người dân ra khỏi nhà trong chính sách Zero-Covid. Trong năm 2021, sau khi bị nhốt ở nhà nhiều ngày trong các cuộc phong tỏa, sau khi mở cửa lại, người dân vẫn bị buộc ở nhà bởi vì nhiều lý do khác nhau. Trong đó có cả lý do vô lý như ở chung nhóm Wechat với những người dương tính với Covid-19. Chưa kể đến còn có những người bị chuyển sang màu vàng trên ứng dụng phòng chống Covid vì họ muốn đến ngân hàng rút số tiền tiết kiệm cả đời của mình.
Minh Đăng
https://www.ntdvn.net/trung-quoc/giam-s ... 00158.html
- Thứ nhất là lịch sử tín dụng. Ví dụ liệu công dân đó có trả các khoản vay hay hóa đơn điện nước của họ đúng thời hạn không?
Có phải người dân Trung Quốc đang dần tỉnh ngộ?
-
Có phải người dân Trung Quốcđang dần tỉnh ngộ?
(Kỳ 5)
____________________________
Minh Đăng _ 05/12/22
Hơn 100 sinh viên Trung Quốc tổ chức một cuộc biểu tình phản đối chính sách zero-COVID và ĐCSTQ độc tài,
tại Tòa thị chính, Sydney, Úc, ngày 28/11/2022.
Năm xưa, người được mệnh danh là ‘Thường Uỷ thứ tám’ Vương Kỳ Sơn từng giới thiệu cuốn sách ‘Chế độ cũ và đại cách mạng’, trong đó nói rằng:- ‘Người ta bắt đầu phản kháng không phải vì cuộc sống quá tối tăm, mà là vì thấy được hy vọng nên mới phản kháng’.
‘Tiểu phấn hồng’ từ mơ mộng đến vỡ mộng…
Những câu chuyện về tiểu phấn hồng Trung Quốc khiến ta cảm giác vừa bi vừa hài. Có lẽ tâm lý ‘không liên quan đến mình’ đã làm hại họ, đến khi tai họa ập đến, họ mới cảm thấy nguy hiểm gần kề.
Vào ngày 28/12/2021, một người dùng Twitter có tên ‘Lãnh Sơn thời bình’ đã đăng 2 tấm ảnh của tiểu phấn hồng ở Tây An có tên là ‘Ngôi sao nổi trên bầu trời đêm’ trước và sau khi vỡ mộng với Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).
Trong tấm ảnh thứ nhất, tiểu phấn hồng này viết trên Weibo vào ngày 18/12/2021 rằng:- “Tây An cố lên. Mọi người đừng tin vào tin đồn, đừng truyền đi những tin đồn, chờ đến một ngày rồi sẽ được hít không khí tự do”.
Vậy mà chỉ sau 2 ngày, một bài đăng khác trên Weibo của tiểu phấn hồng này viết:- “Ai có thể cứu tôi không, thật sự tôi đã tin những lời tà ác là ‘có đầy đủ vật tư’. Tôi sắp chết đói ở nhà rồi. Không ai nhận đặt hàng, đã đặt hàng cũng trả đơn lại. Cứu tôi với. Đắt cũng được, tôi chỉ muốn ăn chút. Tôi tuyệt vọng rồi”.
Ảnh chụp người dùng có tên ‘Ngôi sao nổi trên bầu trời đêm’ đăng trên Weibo vào ngày 18/12/2021 và 2 ngày sau đó.
Trên thực tế, vào thời điểm Tây An bị phong tỏa, người dân không được ra đường, ra đường là bị cảnh sát bắt ngay. Nên ngay cả đặt thức ăn cũng không được, sẽ không có ai vận chuyển cho bạn. Dù có tiền hay rất nhiều tiền thì lúc này cũng không thể dùng.
Về ‘tiểu phấn hồng’ cổ vũ chính sách chống dịch của ĐCSTQ, vẫn còn những câu chuyện bi ai mà khi rơi vào hiểm cảnh, họ mới giật mình nhận ra sự thật.
Trong Chính luận thiên hạ đăng ngày 11/1, Giảng viên Khoa Khoa học và Nhân văn của Đại học Phi Thiên - Giáo sư Chương Thiên Lượng kể rằng, cách đó 2 ngày (tức 9/1), ông đã xem một tweet chia sẻ rằng, ngày 30/10/2021 có một người dùng Weibo có tên là ‘Tép tỏi lớn’ (大蒜頭瓣兒) đã viết:- ‘“Nếu Tây An phong thành, tôi sẽ không đi đâu, vẫn an tâm chờ ở nhà”.
Điều đó có nghĩa là nếu Tây An đóng cửa, ‘Tép tỏi lớn’ sẽ nghe theo chính phủ Trung Quốc là hãy ngồi yên trong nhà. Người này còn đề cập đến việc rất nhiều người Pháp đã xuống đường biểu tình vì chính sách đóng cửa ở nhiều thành phố của quốc gia này. Người dùng này còn khẳng khái ủng hộ tuyên bố của Lý Nghị, một học giả của phái Võ Tông Trung Quốc.
Vào cuối tháng 11/2020, Lý Nghị đã từng nói một câu như thế này:- “Trung Quốc chúng ta đã chết 4.000 người, nhưng so với Mỹ đã chết 220.000, thì coi như không chết. Ha ha ha…”.
‘Tép tỏi lớn’ rất tin tưởng ĐCSTQ. Nhưng trong tuần đầu của tháng 01/2022, anh ta thực sự đã rơi vào hiểm cảnh. Một trong những chính sách chống dịch của ĐCSTQ là khóa người dân ở trong nhà. Nhà của anh ta đã bị khóa. Mặc dù anh ta đã phàn nàn ở trên mạng, và gọi điện thoại phàn nàn với những người có thẩm quyền, không ai để ý đến anh ta. Ban đầu người này ủng hộ các chính sách phòng dịch cứng rắn của ĐCSTQ, nhưng khi cái hoạ ấy rơi vào người, anh ta mới thấy gấp gáp.
Sau khi một số người đọc bài đăng của ‘Tép tỏi lớn’, họ đã bình luận rằng:- “Chẳng phải bạn nói chết 4,000 tương đương với không chết, chết thêm một người có quan trọng gì đâu”;
Tâm lý ‘không liên quan đến mình’
Ngày 20/7/1999, ông Giang Trạch Dân tuyên bố phải ‘chiến thắng’ Pháp Luân Công, dùng quyền lực để đối phó với những người tu luyện chiểu theo giá trị phổ quát Chân – Thiện – Nhẫn. Vào đúng lúc đó, ông Giang Trạch Dân và ĐCSTQ đã đặt mình vào vị trí đối lập với Chân – Thiện – Nhẫn. Ngược với Chân là Giả dối. Ngược với Thiện là Tà ác. Đối lập với Nhẫn là Thù hận, Hung tàn.
Trong gần 23 năm nay, các học viên Pháp Luân Công luôn không ngừng nói sự thật (giảng chân tướng): Pháp Luân Đại Pháp là tốt, cuộc đàn áp là sai.
Sẽ vẫn có người nói rằng, tôi chỉ cần không tập Pháp Luân Công, thì cuộc đàn áp không liên quan đến tôi. Tuy nhiên họ có chắc chắn là không liên quan đến họ không?
Từ cuối năm 2019 đầu năm 2020 khi dịch viêm phổi Vũ Hán (COVID-19) bùng phát lần đầu ở Trung Quốc đến nay, ĐCSTQ đã thực hiện chính sách Zero-COVID cứng rắn để chống dịch. Từ những phương pháp như phong thành, treo biểu ngữ “Ra khỏi nhà đánh gãy chân”, “Cãi cảnh sát đánh gãy răng”, … đến những phương pháp cực đoan như không cho ra khỏi nhà, dùng hồ quang hàn chết cửa, để cho dân ‘tự sinh tự diệt’ hay đe dọa ‘xử tử lập tức người ngoài bước vào khu dân cư'. Lúc thực hiện những chính sách này, ĐCSTQ có quan tâm đến cuộc sống của người dân không?
Các cuộc biểu tình tập thể nổ ra ở Trung Quốc
do chính sách Zero Covid cực đoan khiến cuộc sống của người dân vô cùng khó khăn.
Năm trước, đài Á Châu tự do đã dẫn tin từ Tân Hoa Xã, cơ quan truyền thông chính thức của Trung Quốc: Từ 1/4, Trung Quốc sẽ áp dụng quy định thu thập thông tin cá nhân bắt buộc của người từ nơi khác đến Thượng Hải.
Giáo sư Chương nhận định rằng,- với mục đích ban đầu là để kiểm soát sự di chuyển của người dân, vì nguyên nhân đảm bảo sức khỏe cộng đồng,
- một mục đích tiếp sau của lãnh đạo ĐCSTQ là nhằm giám sát người dân chặt chẽ hơn.
Nghĩ xa hơn một chút, nếu ĐCSTQ chỉ cần ‘đi bước nữa’,- từ ‘Tân Cương hóa Thượng Hải’
- đến ‘Tân Cương hóa toàn quốc’ là điều không xa.
- Mô hình ‘nhà tù lớn’ Tân Cương được nhân rộng ra toàn xã hội Trung Quốc là điều có khả năng xảy ra.
Nhìn lại diễn biến một năm vừa qua, tình hình Trung Quốc hiện nay có khác gì một nhà tù lớn. Vì sao sinh sống ở một quốc gia có GDP thứ 2 thế giới mà người dân Trung Quốc phải tìm cách bỏ chạy? Người giàu phải tìm cách gìn giữ tài sản của mình và nung nấu ý định chuyển sang các nước có chính sách hỗ trợ như Singapore?
Khi ĐCSTQ không quan tâm đến tính mệnh người dân, thì liệu bạn có chắc chắn được một ngày nào đó sự tà ác của ĐCSTQ ‘không liên quan đến mình’? Sống dưới sự thống trị của một đảng như vậy, bạn có cảm giác an toàn không?
Các cuộc biểu tình nổ ra như ‘trăm hoa khai nở’ - Dấu hiệu của sự tỉnh ngộ?
Vụ hỏa hoạn hôm thứ 5 (24/11) ở Ô Lỗ Mộc Tề, thủ phủ của Tân Cương, đã khiến 10 người thiệt mạng trong một tòa nhà cao tầng. Tối hôm 25/11, đám đông dân chúng đổ ra đường, hô vang "Hãy chấm dứt phong tỏa!" và tay giơ cao nắm đấm, theo video trên mạng xã hội.
Giới quan sát cho rằng, chính các biện pháp phong tỏa của ĐCSTQ đã ngăn người dân của tòa nhà chạy thoát thân. Sau vụ hỏa hoạn, ngọn lửa giận dữ âm ỉ trong lòng dân chúng nay đã bùng lên và nhanh chóng lan rộng ra khắp cả nước.
Tối thứ 6 (26/11), rất đông người dân đã tập trung tại đường Ô Lỗ Mộc Tề ở Thượng Hải và thắp nến tưởng niệm các nạn nhân của vụ hỏa hoạn ở Ô Lỗ Mộc Tề, Tân Cương. Đám đông giận dữ đã hô vang những khẩu hiệu như "Đả đảo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ)", "Đả đảo Tập Cận Bình!", "Tự do!". Một số người biểu tình đã bị cảnh sát bắt giữ.
Cũng vào tối ngày 26/11, sinh viên Đại học Bắc Kinh đã cầm những tờ giấy trắng - biểu tượng phản đối chính sách kiểm duyệt của chính quyền Trung Quốc - và thắp nến hoặc bật đèn điện thoại di động bên trong khuôn viên trường học. Từ sự tiếc thương thầm lặng dành cho những nạn nhân xấu số trong vụ họa hoạn, nay đã phát triển thành các cuộc biểu tình và hô vang các khẩu hiệu như "Không cần xét nghiệm, chúng tôi muốn tự do" và "Phản đối phong tỏa".
Tối thứ 7 (27/11), một số lượng lớn người dân đã tập trung gần đường Ô Lỗ Mộc Tề ( ‘Wulumuqi’ - bính âm của tên này) (được đặt tên theo Ô Lỗ Mộc Tề ‘Urumqi’ - một địa điểm ở Tân Cương). Họ đối đầu với cảnh sát và hô vang khẩu hiệu "Hãy để mọi người ra khỏi nhà", yêu cầu chính quyền thả những người biểu tình.
Một đoạn video lan truyền trên Internet cho thấy hình ảnh một cô gái trong cuộc biểu tình đã giương cao biểu ngữ phản đối được cho là giống biểu ngữ của ông Bành Lập Phát (Peng Lifa) trong vụ biểu tình trên cầu Tứ Thông (Sitong) ở Bắc Kinh hôm 13/10:- “Không cần xét nghiệm COVID, chúng tôi muốn lương thực.
Không cần phong tỏa; chúng tôi muốn tự do.
Không cần dối trá; chúng tôi muốn phẩm giá.
Không cần Cách mạng Văn hóa; chúng tôi muốn cải cách.
Không cần lãnh đạo; chúng tôi muốn bầu cử.
Không cần nô lệ; chúng tôi muốn trở thành công dân".
Cũng trong ngày 27/11, khoảng 1,000 sinh viên Đại học Thanh Hoa đã lên tiếng phản đối và hô vang khẩu hiệu “Dân chủ và pháp quyền! Tự do ngôn luận”. Đêm hôm đó, đám đông và cảnh sát cũng xuất hiện bên bờ sông Liangma, một địa điểm đi dạo ưa thích của người dân Bắc Kinh. Một số người biểu tình cầm tờ giấy trắng để bày tỏ sự phản đối, trong khi những người khác đặt hoa và thắp nến bên dòng sông để tưởng niệm đến các nạn nhân đã thiệt mạng trong vụ hỏa hoạn ở Ô Lỗ Mộc Tề, Tân Cương.
Vào lúc 2 giờ sáng thứ 2 (28/11), tổng cộng có khoảng 1.000 người biểu tình đã tập trung theo dọc bờ sông Lương Mã (Liangma) gần Đường vành đai 3 (Bắc Kinh) và không chịu giải tán.
Theo các video được đăng tải trên mạng xã hội, cuối tuần qua, các cuộc biểu tình đã diễn ra ở nhiều trường cao đẳng và đại học ở Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu, Thành Đô, Vân Nam, Vũ Hán, Trùng Khánh và Ninh Ba. Trong video về cuộc biểu tình ở Thành Đô, người dân hô vang "Chấm dứt nhiệm kỳ suốt đời" và "Nhân dân muôn năm".
Các sinh viên của Học viện Mỹ thuật Hà Bắc đã viết trên một tấm vải:- "Nếu bạn cảm thấy đau đớn và không có được tự do, tôi hy vọng bạn sẽ luôn có ngọn lửa không thể dập tắt trong tim, đừng tê liệt, đừng xa lánh ...".
- “Tôi là thanh niên Trung Quốc, không phải thế lực hải ngoại".
成都望平街。美丽女子质问警察:“为什么要封控我们,你们知不知道老百姓被封控得多惨吗?老百姓养着你们,你们是寄生虫。你们还要咬我们,吃掉我们、扒我们的皮、喝我们的血、吃我们的肉。”有人高喊“脱下衣服、加入我们!” (视频由秋雨圣约教会张起弟兄拍摄)
— 土豆妈(方鸿) (@Tudou522525) November 27, 2022
Cuộc đấu tranh này được gọi là "cuộc cách mạng giấy trắng", và một số người Trung Quốc cho biết:- "Mặc dù không có gì trên tờ giấy trắng, nhưng tất cả chúng tôi đều hiểu những thông điệp đó".
【为中国青年学子骄傲】天下苦习久矣,而其暴力清零终于让中国青年学子幡然醒悟,她们敢为人先,敢为生民呐喊,在寒冬中走出象牙塔,在历史最紧要关头挺身而出,忧国忧民,令人钦佩。?
— 韩连潮 (@lianchaohan) November 27, 2022
Đây có phải là dấu hiệu người dân Trung Quốc đã tỉnh ngộ? Những cuộc biểu tình dấy lên và lan truyền từ nơi này đến nơi khác như trăm hoa đua nở. Năm xưa, Người được mệnh danh là ‘Thường Uỷ thứ tám’ Vương Kỳ Sơn từng giới thiệu cuốn sách ‘Chế độ cũ và đại cách mạng’, trong đó nói rằng:- Người ta bắt đầu phản kháng không phải vì cuộc sống quá tối tăm, mà là vì thấy được hy vọng nên mới phản kháng.
Bởi vì một khi nguyện vọng được thỏa mãn, người dân sẽ càng quyết tâm truy cầu chính nghĩa, như thế ĐCSTQ sẽ không tiếp tục thống trị được nữa. Cách đây không lâu, cuộc biểu tình chống phong tỏa tại một thành phố biển ở Trung Quốc đã khiến chính quyền phải nhượng bộ. Lần đầu tiên, người dân Trung Quốc thấy được hy vọng, và họ sẽ cảm thấy chúng ta có thể được nhiều hơn. Nếu người Trung Quốc thật sự đã tỉnh ngộ, sự thống trị của ĐCSTQ có thể còn kéo dài được bao lâu?
Minh Đăng
https://www.ntdvn.net/trung-quoc/co-pha ... 00371.html