Con Đường Tơ Lụa cổ xưa
Theo các nhà sử học, Con đường tơ lụa cổ xưa được thông thương từ thế kỷ thứ II trước Công nguyên cho đến thế kỷ XVIII sau Công nguyên .
Con đường tơ lụa cổ xưa là huyết mạch chính để trao đổi mua bán hàng hoá từ Đông sang Tây, không những thế nó cũng là huyết mạch của sự giao lưu giữa các nền văn minh, kinh tế, chính trị, và tôn giáo từ các nước .
Xin mời quý khách xem lại vài hình ảnh của các thành phố mà con đường tơ lụa cổ xưa xuyên qua. Thế kỷ thứ XXI, tàu cộng vẫn xem các thành phố này là huyết mạch chính để họ dựng, nối những tuyến đường sắt từu Hoa Lục sang Châu Âu.

Một đoạn của Con Đường Tơ Lụa đi qua Tây An (ngày xưa gọi là Trường An, kinh đô của Hoa Lục ) . Ảnh Aaron Zhu 18/6/2016.

Những người buôn bán xưa , nếu họ đi về hướng Tây từ Trường An thì họ phải băng ngang qua con đường ở thôn Sơn Đan, Trương Dịch , Cam Túc. Ánh AFP 5/3/2013

Năm 1958, Tàu Cộng xây bệ phóng vệ tinh (cảnh trong hình là Shenzhou thứ 9) tại trugn tâm Trương Dịch , Cam Túc nơi có Con Đường Tơ Lụa . Ảnh AFP 9/6/2012

Vạn Lý Trường Thành đoạn ở thôn Gia Dục Quan thuộc tỉnh Cam Túc . Đoạn đường này là một phần trong Con Đuờng Tơ Lụa ngày xưa. Ảnh Zhu Yihan 4/7/2013

Cảnh nhật thực vào ngày 1/8/2008 , tại Vạn Lý Trường Thành đoạn ở thôn Gia Dục Quan thuộc tỉnh Cam Túc . Ảnh Reuters

Đoàn lạc đà đi giữa sa mạc Gobi, Đây là một phần trên Con Đuờng Tơ Lụa ngày xưa. Ảnh AFP 2016

Du khách đang trèo qua những cồn cát biết hát ở sa mạc (singing dunes) để đi thăm Nguyệt Nha Tuyền (crescent moon spring). Hồ này thuộc thôn Tửu Tuyền, tỉnh Cam Túc . Đây là một phần trong Con Đuờng Tơ Lụa xưa. Ảnh Getty 20/7/2010.

Thung lũng Thổ Lỗ Phồn, thuộc vùng Duy Ngô Nhĩ Tân Cương . Người dân Duy Ngô Nhĩ sống trong những hang đá dọc theo dãy núi Flaming qua nhiều thế kỷ. Ngày nay tàu cộng đã lấy phần đất này . Những đoạn đường thung lũng thuộc Con Đường Tơ Lụa xưa . Ảnh 17/9/2015