-
Mưa lớn chưa từng thấy, Sài Gòn tê liệt, chìm trong biển nước
Mưa lớn cuốn trôi cả xe gắn máy của người đi đường. (Hình cắt từ clip của Đoàn Phạm)
SÀI GÒN (NV) – Nước tràn vào bệnh viện, cửa hàng điện máy, nhà cửa, đường ra phi trường Tân Sơn Nhất tê liệt, các tầng hầm của nhiều tòa cao ốc chìm trong nước… là những gì người dân Sài Gòn chứng kiến trong trận mưa chiều tối 26 Tháng Chín.
Truyền thông Việt Nam loan tin, thành phố Sài Gòn chìm trong “cơn mưa to chưa từng thấy”. Cơn mưa tầm tã như trút nước khiến đường phố Sài Gòn và người dân phải khổ sở trong buổi chiều tan tầm.
Theo ghi nhận của phóng viên báo Thanh Niên, các con đường từ khu vực quận 1, quận 2, Bình Thạnh, Tân Bình, Gò Vấp, Bình Tân… chìm trong biển nước hơn 30 điểm.
Tại quận 1, bên trong tòa nhà Bitexco, tòa nhà cao nhất ở trung tâm Sài Gòn, nước đổ xối xả từ tầng 4, trong thang máy, lẫn mặt sàn tầng trệt ngập lênh láng, khiến các nhân viên của các công ty và khách mua sắm tại đây hốt hoảng, buộc rạp chiếu phim BHD bên trong tòa nhà phải tuyên bố đóng cửa.
Mưa to cũng làm cho đầu đường Nguyễn Thị Minh Khai, đoạn gần Thảo Cầm Viên cũng ngập sâu trong nước. Phía đường Trường Sa, đoạn giao với Nguyễn Đình Chiểu, chìm trong nước. Ngã tư Nguyễn Văn Cừ – Trần Hưng Đạo, người dân phải cắn răng lội nước về nhà khi nước ngập lên đến yên xe.
Ngập sâu tại quận 12, đường xá tê liệt. (Hình: báo Thanh Niên)
Còn tại quận 3, đường Kỳ Đồng ngập sâu kéo dài gần hết đường từ ngã ba Trần Quốc Thảo đến Bà Huyện Thanh Quan. Từng dòng xe ùn ứ nhúc nhích để lội qua.
Hàng loạt xe máy bị chết máy trên đường Phan Đình Phùng, quận Phú Nhuận. Người dân phải vất vả vượt qua một đoạn ngập từ cầu Kiệu đến gần ngã ba đường Phan Đình Phùng giao với Huỳnh Văn Bánh, với đoạn sâu nhất ngập hơn nửa bánh xe máy. Song, nặng nhất là trên đường Phan Xích Long, đoạn từ đường Cù Lao đến đường Hoa Lan. Rất nhiều xe qua đoạn đường này đã ngập nước chết máy.
Nước tràn ngập vào tận bệnh viện Ung bướu Sài Gòn.(Hình: báo Thanh Niên)
Phía quận Bình Thạnh, tình trạng nghiêm trọng hơn với nhiều đoạn ngập ở đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, Nguyễn Cửu Vân, Nơ Trang Long, Nguyễn Hữu Cảnh…nước ngập quá đầu gối. Tại đường Nơ Trang Long, xe chết máy la liệt, người dân dắt xe dưới nước thành từng đoàn. Xe hơi chết máy khi nước dâng cao lên đến yên xe, buộc cảnh sát giao thông phải mở nắp cống và canh chừng chờ nước rút. Cơn mưa to không chỉ khiến con đường này biến thành sông mà tại bệnh Ung bứu Sài Gòn, nước ngập tràn sân đến đầu gối, khiến nhiều bệnh nhân khổ sở tránh mưa.
Các con hẻm xung quanh khu vực bến xe Miền Đông gần như ngập nặng, người dân dắt bộ xe đi trong mưa. Cửa hàng điện máy ở khu vực này bị nước tràn vào khiến các nhân viên phải tất bật dọn hàng, tạt nước trông rất khổ sở.
Ông Nguyễn Văn Quyên, Trưởng phòng Cảnh sát cứu hỏa quận Bình Thạnh cho biết, hiện các tầng hầm trên đường Phan Xích Long bị ngập sâu, đơn vị đã điều động phương tiện và hàng chục lính đến ứng cứu.
Tại quận Gò Vấp, một đoạn dài trên đường Lê Văn Thọ ngập hơn nửa bánh xe máy, xe chết máy la liệt gây kẹt cứng. Tương tự, đường Lê Đức Thọ cũng ngập trong nước. Các tiệm sửa xe đông nghịt khách, có chỗ khách chen nhau cãi nhau chí choé.
Đáng chú ý, đường Nguyễn Văn Trỗi dẫn ra phi trường Tân Sơn Nhất dòng xe kẹt cứng. Riêng phi trường Tân sơn Nhất, hơn 20 chuyến bay quốc nội và quốc tế bay đến không thể đáp, phải bay lòng vòng. Một số máy bay phải quay lại các phi trường xung quanh.
Cụ thể, 3 hãng hàng không Vietnam Airlines, Vietjet Air, Vasco có 9 chuyến phải chuyển hướng đáp xuống 4 phi trường Cam Ranh, Đà Nẵng, Cần Thơ và Phnom Penh, Cambodia; 2 chuyến quốc tế của China Airlines783 phải hạ cánh xuống Đà Nẵng, 1 chuyến của Malaysia MH758 phải chuyển hướng hạ cánh xuống Phnom Penh. Nhiều chuyến bay từ phi trường này bay đi cũng không thể cất cánh phải tạm hoãn. Hàng ngàn hành khách mệt mỏi ngồi đợi.
Theo ông Nguyễn Nhật, thứ trưởng Bộ Giao thông, bình thường chỉ cần mưa nhỏ Tân Sơn Nhất đã ngập, vì vậy khi mưa lớn thì việc các chuyến bay đi và đến phải điều chỉnh giờ bay là khó tránh khỏi. Mưa lớn tại Tân Sơn Nhất khiến các chuyến bay đến không thể đáp, trong khi các chuyến bay đi cũng không thể cất cánh, buộc hành khách phải ngồi đợi mưa ngớt.(Tr.N)
Nguồn: http://www.nguoi-viet.com
Mưa lớn chưa từng thấy, Sài Gòn tê liệt, chìm trong biển nước
Mưa lớn chưa từng thấy, Sài Gòn tê liệt, chìm trong biển nước
- nắng thủy tinh
- Bài viết: 3767
- Ngày tham gia: Thứ sáu 15/05/15 06:14
Re: Mưa lớn chưa từng thấy, Sài Gòn tê liệt, chìm trong biển nước
N. mới xem tin tức trưa này, xem luôn tin căn nhà mí chục tỉ ( không biết tính ra bao nhiêu tiền cad nữa ) của "ông hoàng " họ Đàm lênh láng nước.
Rồi đây sẽ nhiều bịnh cho xem, trước nhất là bịnh về da là chắc chắn rồi đa.
Rồi đây sẽ nhiều bịnh cho xem, trước nhất là bịnh về da là chắc chắn rồi đa.
- nắng thủy tinh
- Bài viết: 3767
- Ngày tham gia: Thứ sáu 15/05/15 06:14
Re: Mưa lớn chưa từng thấy, Sài Gòn tê liệt, chìm trong biển nước
Vì sao Hồ Chí Minh thành Hồ Chứa Nước?
KHI QUY HOACH & XÂY DỰNG SÀI GÒN CÁC KIẾN TRÚC SƯ TÀI BA NGƯỜI PHÁP ĐÃ XÉP KHU QUẬN 7 (PHÚ MỸ HƯNG BÂY GIỜ) VÀO VÙNG CẤM. ĐÂY LÀ TÚI CHƯA NƯỚC TỰ NHIÊN CỦA TOÀN TP. NHƯNG KHI CHIẾM ĐƯỢC SÀI GÒN (1975 - NAY) CỘNG SẢN HỌ KHÔNG NGHĨ THẾ.
__________________
Hiện đại và giàu có bậc nhất Sài Gòn: Khu Phú Mỹ Hưng - Quận 7.
Nhưng nếu mình cho các bạn biết hình ảnh tráng lệ này là nguyên nhân trực tiếp cho việc các bạn chịu cảnh ngập hôm nay, thì sao?
Tôi luôn tự an ủi rằng, đó là sự lựa chọn, và rằng ta chọn phát triển khu này, bất chấp nó sẽ đẩy đến việc ngập. Giống như chuyện bỏ cái nhỏ, được cái lớn vậy.
Nhưng càng làm lâu trong ngành xây dựng, càng đọc nhiều về thành phố, tôi chỉ có thể cảm khái: Ngày đó sai rồi.
Bây giờ đi từ gốc đến ngọn:
- Vì sao Phú Mỹ Hưng là lý do cho thành phố bị ngập. Để biết điều này. Các bạn cần nắm địa hình của thành phố. Thành phố này thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông. Vùng cao nằm ở phía Bắc - Đông Bắc và một phần Tây Bắc, trung bình 10 đến 25 mét. .Ngược lại, vùng trũng nằm ở phía Nam - Tây Nam và Ðông Nam thành phố, có độ cao trung bình trên dưới 1 mét, nơi thấp nhất 0,5 mét.
- Vậy Đông - Tây - Nam - Bắc là ở đâu?
+ Khu đô thị Đông (thành phố Đông) gồm quận 2, 9 và Thủ Đức. Trước mặt khu Đông chính là 1, 3, 5 ...
+ Khu đô thị Nam (thành phố Nam) gồm toàn bộ quận 7, huyện Nhà Bè và một phần diện tích của quận 8 (phần phía nam kênh Tẻ) và huyện Bình Chánh.
+ Khu đô thị Bắc (hay thành phố Bắc) sẽ gồm quận 12 và phần lớn huyện Hóc Môn... Đồng minh là khu vực Gò Vấp, Tân Bình.
+ Cuối cùng là khu đô thị Tây gồm quận Bình Tân hiện nay, một phần quận 8 và một phần huyện Bình Chánh.
Bây giờ quay lại địa hình: thấp dần từ Bắc xuống Nam.
Chúng ta có 1 nguyên tắc vật lý: nước chảy chỗ trùng. Nước cứ chảy từ cao về thấp.
Có nghĩa vùng phía Nam là vùng thoát nước của thành phố. Mà vùng phía Nam chính là Phú Mỹ Hưng hiện tại. Khi chúng ta nâng Phú Mỹ Hưng lên, đồng nghĩa với việc nước không thoát được và cứ lang thang đi tìm các hố ga, ao hồ để thoát.
Hố ga, cống, ao hồ (sông Sài Gòn) của TP là không kịp cho nước thoát đi. Đấy là lý do các quận 1, 3, 5...bị ngập. Chính vì chỗ đáng lẽ phải thoát nước đã được nâng nền thành khu đô thị rồi.
Tiếp tục: thành phố thấp từ Tây sang Đông.
Bạn biết khi thành phố ngập chỗ nào tội nhất không? Bình Tân mới tội nhất. Đặc biệt là khu bến xe miền Tây. Nó vừa ngập, vừa bẩn, vừa đang làm đường và đặc biệt kẹt xe kín đặc. Dân ở đó đúng quá thảm.
Nhưng phía thấp để khu Tây thoát nước là khu Đông với quận 1, 3, 5 lại nâng nền rồi. Dẫn đến khu Bình Tân gặp đúng tình trạng như khu trung tâm. Nước không về được phía thấp để thoát, thành ra cứ lơ lửng đợi hố ga.
Phía Đông có lợi thế đấy chính là sông Sài Gòn. Và các con kênh dọc quanh nó. Nhưng vì sông Sài Gòn và các con kênh giờ phải hứng một lượng nước ko thoát được do Phú Mỹ Hưng nâng. Sao còn đủ sức chứa thêm nước từ Bình Tân đưa xuống.
Một vòng luẩn quẩn của nước. Đấy là lý do vì sao không chống ngập được. Và mùa mưa nào báo chí cũng có bài để tác nghiệp.
***
Đọc đến đây chắc các bạn đã hiểu vì sao Thành phố Hồ Chí Minh luôn ngập rồi chứ.
Và cũng hiểu luôn vì sao không khắc phục được: đấy chính là vì quy hoạch đã lầm lỡ rồi.
Lúc này bạn không thể bứng cái Phú Mỹ Hưng đi được.
Thành phố đã sai ngay từ đầu ở 3 điểm:
1/ Không đánh giá hết được Thủ Thiêm. Chính Thủ Thiêm mới là điểm cần đầu tư để phát triển trước
2/ Thủ Thiêm xong rồi mới hẵng chuyển hướng qua quận 7. Ở đây, ta làm ngược lại.
3/ Trong quá trình làm Phú Mỹ Hưng. Lại không tính đến phương án thoát nước. Cứ xây cho sướng.
Kết luận:
Khắc phục đương nhiên có. Hà Lan thấp hơn mực nước biển còn làm được, nói gì Sài Gòn. Thoát được nước hay không, là ở kênh rạch, hồ, đập đủ lớn để làm chỗ thoát nước cho thành phố.
Vấn đề là chúng ta ai cũng tham lam đầu tư, nâng nền, bán đất, ai cũng giành nhau từng mét vuông đất để bỏ túi cho mình. Ai cũng thích san lấp.
Khi không ai hy sinh, khi pháp quyền chưa đủ nặng với doanh nghiệp bất động sản, khi chính phủ cũng thoải mái với những dự án mà doanh nghiệp sẵn sàng lót tay. Khi ấy, thành phố sẽ còn những cơn mưa như hôm nay.
Năm sau, năm sau nữa, hay 5 năm nữa, stt này sẽ vẫn luôn đúng, cho đến một ngày đẹp trời nào đó...
(Nguồn: Dũng Phan)
Theo Facebook Kim Anh Nguyen
Nguồn:
KHI QUY HOACH & XÂY DỰNG SÀI GÒN CÁC KIẾN TRÚC SƯ TÀI BA NGƯỜI PHÁP ĐÃ XÉP KHU QUẬN 7 (PHÚ MỸ HƯNG BÂY GIỜ) VÀO VÙNG CẤM. ĐÂY LÀ TÚI CHƯA NƯỚC TỰ NHIÊN CỦA TOÀN TP. NHƯNG KHI CHIẾM ĐƯỢC SÀI GÒN (1975 - NAY) CỘNG SẢN HỌ KHÔNG NGHĨ THẾ.
__________________
Hiện đại và giàu có bậc nhất Sài Gòn: Khu Phú Mỹ Hưng - Quận 7.
Nhưng nếu mình cho các bạn biết hình ảnh tráng lệ này là nguyên nhân trực tiếp cho việc các bạn chịu cảnh ngập hôm nay, thì sao?
Tôi luôn tự an ủi rằng, đó là sự lựa chọn, và rằng ta chọn phát triển khu này, bất chấp nó sẽ đẩy đến việc ngập. Giống như chuyện bỏ cái nhỏ, được cái lớn vậy.
Nhưng càng làm lâu trong ngành xây dựng, càng đọc nhiều về thành phố, tôi chỉ có thể cảm khái: Ngày đó sai rồi.
Bây giờ đi từ gốc đến ngọn:
- Vì sao Phú Mỹ Hưng là lý do cho thành phố bị ngập. Để biết điều này. Các bạn cần nắm địa hình của thành phố. Thành phố này thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông. Vùng cao nằm ở phía Bắc - Đông Bắc và một phần Tây Bắc, trung bình 10 đến 25 mét. .Ngược lại, vùng trũng nằm ở phía Nam - Tây Nam và Ðông Nam thành phố, có độ cao trung bình trên dưới 1 mét, nơi thấp nhất 0,5 mét.
- Vậy Đông - Tây - Nam - Bắc là ở đâu?
+ Khu đô thị Đông (thành phố Đông) gồm quận 2, 9 và Thủ Đức. Trước mặt khu Đông chính là 1, 3, 5 ...
+ Khu đô thị Nam (thành phố Nam) gồm toàn bộ quận 7, huyện Nhà Bè và một phần diện tích của quận 8 (phần phía nam kênh Tẻ) và huyện Bình Chánh.
+ Khu đô thị Bắc (hay thành phố Bắc) sẽ gồm quận 12 và phần lớn huyện Hóc Môn... Đồng minh là khu vực Gò Vấp, Tân Bình.
+ Cuối cùng là khu đô thị Tây gồm quận Bình Tân hiện nay, một phần quận 8 và một phần huyện Bình Chánh.
Bây giờ quay lại địa hình: thấp dần từ Bắc xuống Nam.
Chúng ta có 1 nguyên tắc vật lý: nước chảy chỗ trùng. Nước cứ chảy từ cao về thấp.
Có nghĩa vùng phía Nam là vùng thoát nước của thành phố. Mà vùng phía Nam chính là Phú Mỹ Hưng hiện tại. Khi chúng ta nâng Phú Mỹ Hưng lên, đồng nghĩa với việc nước không thoát được và cứ lang thang đi tìm các hố ga, ao hồ để thoát.
Hố ga, cống, ao hồ (sông Sài Gòn) của TP là không kịp cho nước thoát đi. Đấy là lý do các quận 1, 3, 5...bị ngập. Chính vì chỗ đáng lẽ phải thoát nước đã được nâng nền thành khu đô thị rồi.
Tiếp tục: thành phố thấp từ Tây sang Đông.
Bạn biết khi thành phố ngập chỗ nào tội nhất không? Bình Tân mới tội nhất. Đặc biệt là khu bến xe miền Tây. Nó vừa ngập, vừa bẩn, vừa đang làm đường và đặc biệt kẹt xe kín đặc. Dân ở đó đúng quá thảm.
Nhưng phía thấp để khu Tây thoát nước là khu Đông với quận 1, 3, 5 lại nâng nền rồi. Dẫn đến khu Bình Tân gặp đúng tình trạng như khu trung tâm. Nước không về được phía thấp để thoát, thành ra cứ lơ lửng đợi hố ga.
Phía Đông có lợi thế đấy chính là sông Sài Gòn. Và các con kênh dọc quanh nó. Nhưng vì sông Sài Gòn và các con kênh giờ phải hứng một lượng nước ko thoát được do Phú Mỹ Hưng nâng. Sao còn đủ sức chứa thêm nước từ Bình Tân đưa xuống.
Một vòng luẩn quẩn của nước. Đấy là lý do vì sao không chống ngập được. Và mùa mưa nào báo chí cũng có bài để tác nghiệp.
***
Đọc đến đây chắc các bạn đã hiểu vì sao Thành phố Hồ Chí Minh luôn ngập rồi chứ.
Và cũng hiểu luôn vì sao không khắc phục được: đấy chính là vì quy hoạch đã lầm lỡ rồi.
Lúc này bạn không thể bứng cái Phú Mỹ Hưng đi được.
Thành phố đã sai ngay từ đầu ở 3 điểm:
1/ Không đánh giá hết được Thủ Thiêm. Chính Thủ Thiêm mới là điểm cần đầu tư để phát triển trước
2/ Thủ Thiêm xong rồi mới hẵng chuyển hướng qua quận 7. Ở đây, ta làm ngược lại.
3/ Trong quá trình làm Phú Mỹ Hưng. Lại không tính đến phương án thoát nước. Cứ xây cho sướng.
Kết luận:
Khắc phục đương nhiên có. Hà Lan thấp hơn mực nước biển còn làm được, nói gì Sài Gòn. Thoát được nước hay không, là ở kênh rạch, hồ, đập đủ lớn để làm chỗ thoát nước cho thành phố.
Vấn đề là chúng ta ai cũng tham lam đầu tư, nâng nền, bán đất, ai cũng giành nhau từng mét vuông đất để bỏ túi cho mình. Ai cũng thích san lấp.
Khi không ai hy sinh, khi pháp quyền chưa đủ nặng với doanh nghiệp bất động sản, khi chính phủ cũng thoải mái với những dự án mà doanh nghiệp sẵn sàng lót tay. Khi ấy, thành phố sẽ còn những cơn mưa như hôm nay.
Năm sau, năm sau nữa, hay 5 năm nữa, stt này sẽ vẫn luôn đúng, cho đến một ngày đẹp trời nào đó...
(Nguồn: Dũng Phan)
Theo Facebook Kim Anh Nguyen
Nguồn: