TRUMP

Trả lời
Hình đại diện
NTL
Bài viết: 1350
Ngày tham gia: Chủ nhật 17/05/15 14:20

Re: TRUMP

Bài viết bởi NTL »

*

Cám ơn CS bài dán hỉ.
Ngó bộ... bài ni thuộc loại "cứ tin thì sẽ thấy, cứ tìm thì sẽ gập". Nú nghĩ sến nhớt lăng xăng hàm hồ, hổng có tí ly ông cụ nào ráo ngôn ngữ hành vi của một nhà chánh trị. Mười hai con giáp giống luôn con thứ 13. Chẳng còn ra làm sao cả !

Chiếu kiếng lúp ngó hổm nay thì... có lẽ sến nhớt điều hành nước y chang điều hành các công ty thương mại do mình làm chủ.
Tò mò đi ngó thân thế sự nghiệp, té ra sến nhớt giàu từ trứng, thừa hưởng tài sản gia đình, rồi khuếch trương lớn ra mạnh thêm bằng cung cách mánh mung thương mại chuyên nghiệp.

Dĩ nhiên khi làm chủ thì mình muốn nói muốn làm ra sao thế nào, nhơn viên phải nghe tất. Đứa mô hổng nghe thì hoậc từ nhiệm, hoậc chờ sa thải. Mình lố lăng rẻ tiền, lăng xăng bốc hốt, coi thiên hạ chung quanh như cỏ rác, chúng cũng phải chịu luôn, bị chúng đang ngửa tay lãnh lương mình phân phát.

Mang cái hành vi, tư cách, thái độ đó vào Toà Bạch Ốc là khốn nạn cuộc đời. Hổng chỉ duy nhứt cuộc đời mình mà còn cuộc đời cả gia đình con cháu dòng họ và cả cái đảng đang hốt hoảng (và sầu não nữa hổng chừng) hậu thuận sau lưng. Khổ biết mấy !

Vì răng ha ? Thưa vì bây giờ mình hổng phải là chủ nữa nhưng đã downgrade hạ cấp, trở thành đầy tớ của đám chủ đông òm, mà phân nửa bọn hẳn đã và đang não nề cay cú vì thất bại. Chúng lấy quyền làm chủ, chiếu kiếng vô mình săm soi mần màn thị phi đả kích nhằm huấn nghệ tới nơi tới chốn. Chời ơi chời... hy vọng và khát vọng ở đợ của chúng đang láng lẫy với trong tầm tay, đùng cái, ngủ một đêm sáng tỉnh dậy thinh không thành chủ nhơn, ngỡ ngàng chua xót quá thể. Thành có lẽ chúng ta cũng nên thông cảm những hành vi ngôn từ cay độc vì đã... xảy job quá bất ngờ !

Vậy mà thay vì nhũn nhặn nhún nhường, lại vênh váo cho chúng ức thêm, ghét thêm. Rồi xuất chiêu mần màn diệu vỏ dương oai, tới nay ngó chừng toàn những hư chiêu dỏm, cho chúng có cớ khi dể coi thường. Muời hai con giáp hổng giống con nào ráo nạo !
Nếu 35 đại chuyên gia tâm thần nọ đã cach không điểm huyết và điểm trúng trong New-York Time thì sến nhớt bị rối loạn tự ái nhơn cách narcistic personality disorder

(tui bối rối với chữ narcistic này khi chuyển ngữ bài xã luận của Yves Boisvert, tui dịch nó là tư ái, nhưng có lẽ sai rồi. Bữa trước nghe thày năm kêu là ái kỷ, lấy tích từ thần thoại hy lạp. Thuở hồng hoang ấy, loài người chưa chế ra kiếng soi cho phụ nữ làm đẹp nữa lận. Rồi chàng trẻ tuổi đẹp trai Narcissus ra bờ hồ, ngó thấy một bóng hình hạp nhãn dưới nước, nhưng ngu quá (dẹp thường ngu, thành ra... đờn bà con gái chớ nên hân hoan khi được gọi là phái đẹp, nhớ đó) hổng dè là bóng của mình, rồi sanh sầu não tới chết vì tương tư. Cũng có chỗ nói chàng nhảy luôn xuống hồ đậng ôm người tri kỷ mà quên béng mình hổng biết bơi, chưa kịp học bơi, thì ngu là lại)

Narcistic personality disorder là đứa say mê chính mình. Nó mê nó là đã đủ, người ngoài mê ké hổng sao, mà không thèm mê lại càng hổng sao ráo. Nó vẫn đường hoàng tỉnh bơ đắm đuối mình ên, chó ngoài đường sủa um thây kệ !
Đủ giàu, đủ sang, đủ thế, đủ tùm lum rồi, nó bèn chơi trội, nhắm luôn cái ghế bành ki trong phòng bầu dục. Cái ghế khi ngồi vào được rồi, tên tuổi sẽ khắc thẳng vào lịch sử hiệp chủng quốc. "Phải có danh gì với núi sông", đủ vậy mới kêu là đủ !

Chuyện nó có tính ngồi ghế lâu hơn không thì sao mà biết đặng !
Mới ngồi hai tuần trăng thôi mà đã tứ bề thọ địch, cũng bởi cứ quen tánh làm chủ huyên thuyên.
Hope for the best là nó ngồi vững, lập được vài chiến tích tuy nhỏ nhưng không tệ.
Prepare for the worst là nó chạy lung tung rồi bị xe hủ lô cán ngang, gãy xương và dập ruột.

Best hay worst chi thì bảo đảm chỉ 4 năm là dài nhứt.
Vì rằng chuyện lớn là chuyện ngồi, ngồi lâu mau là chuyện nhỏ hổng đáng.
Chưa kể tai nạn hủ lô nếu có sẽ dễ lành, chớ còn heart attack hay stroke thì bảo đảm di chứng cả đời, cơ hội về làm chủ lai coi như... đứt chến, chưa kể xui xẻo còn theo luôn ông luôn bà cho gọn viêc kế toán !

:rotfl:
Make the long story... short !
Ngoc Han
Bài viết: 1588
Ngày tham gia: Thứ tư 20/05/15 14:24

Re: TRUMP

Bài viết bởi Ngoc Han »

Ô sơ cua nhà Nam

"Marine Le Pen a clairement affiché, jeudi, son modèle en la matière : Donald Trump"
Bà Marine Le Pen ứng cử viên tổng thống Pháp đã tìm ra chân ní, theo đường Trump chỉ giáo, chời ơi vậy mà bả đang dẫn đầu theo thăm dò dư luận đợt đầu (sondage présidentielle 2017 1er tour) mới chết chứ, thử tưởng tượng bà này thắng cử, chắc nước Pháp đến hồi mạt vận. :sad3
*Chị Lú
nacisse= người tự yêu mình
nacissisme=tình tự yêu thương quá đáng và bệnh hoạn.
theo tự điển Thanh Nghị
Last edited by Ngoc Han on Chủ nhật 26/02/17 22:30, edited 3 time in total.
Hình đại diện
NTL
Bài viết: 1350
Ngày tham gia: Chủ nhật 17/05/15 14:20

Re: TRUMP

Bài viết bởi NTL »

*

Ôn H.
Dà, nghe nói Marie Lepen đang lên như diều gập gió.
Thì vậy, cực tả hết thời rồi ôn. rổi, chừ cực hữu mới ăn khách.
Lần trước Lepen qua đây mần chi hổng rõ, rồi vào toà thị chánh lăng xăng chớ hổng được yếu nhơn chánh phủ chánh thức tiếp đón nữa lận.
Bên đây dân tình còn thờ ơ dữ lắm chuyện chánh trị đảng phái ôn ơi. Khủng bố ai xít taliban al-qaida im re, thành hổng ai để ý tới terrorist.
Sau cùng thì... Mosque ở Quebec city lại dính khủng bố mới thương. 6 người chết trong buổi cầu nguyện.
Luật hồi giáo buộc phải chôn liền, và phải chôn quay đầu về Meca. Khổ cái quebec city chưa có nghĩa địa riêng cho người hồi giáo, Nghe nói 2 người mang về Montreal chôn, còn 4 người kia chở phi cơ về xứ. Thị trưởng thành phố Quebec đăng đàn trấn an "You' ll have your own cimetery soon, I do promisse"
Vậy cũng ổn và cũng nên.
Vần đề là ai đã trả tiền phi cơ cho 4 người chết ấy, và ai sẽ trả tiền xây nghĩa trang theo tiêu chuẩn luật của họ.
Wait and see

*

Bữa nay nói chuyện toa lết.
Hổng phải toa lết đất huê kỳ heng, toa lết xứ ni y hình đang bị khủng hoảng giới tánh.
Hồi đó giờ giới nào vô toa-lêt giới đó, hổng ong đơ.

Nhưng.... theo trào lưu tiến hóa xã hội hiện giờ, thiên hạ từ từ chấp nhân chuyện chuyển giới, nghĩa là... thay đổi hình thức bề ngoài - nhưng có thể bề trong vẫn.. nguyên con - Thế là rối tinh lên chuyện phải có toa-lết riêng cho chúng.
Không rõ, chưa rõ đám soạn luật quyết định ra sao, chia theo bề trong hay bề ngoài. Và chia thế nào để cả ba phái đều hỉ hả
Nhưng đó là chuyện huê kỳ.

Con dân diệp kỳ chơn chất hiền hòa, nên hổng thấy, chưa thấy có vần đề phái tánh tại các toa lết công cộng.
Toa lết ở đây là toa lết dành cho người tàn tật.
Chuyện xin kể ra như sau :

Có ông tướng kia, mới 20 ngoài chút nẹo, bị liệt hai chân vì tai nạn plongeon hồ bơi. Tướng trẻ ngồi xe lăn đó giờ tại quê nhà Maroc. Rồi tướng sang Montreal bằng student visa. Học chi hành gì hổng nghe nói. Một bữa vào external clinic, phân khoa optometry của đại học, nơi tính giá phải chăng, cho sanh viên thực tập.

Trong khi chờ phiên, tướng mới mần màn đi thăm lăng bác vì nhung nhớ.
External clinic không nghe nói nằm ở tầng nào trong building ấy, nhưng xui xẻo là cái lăng bác khúc đó hư đang sửa. Tướng phải tìm những lăng khác ở các tầng khác. Xui xẻo thêm nữa là những lăng này hổng adapted cho xe lăn. Mãi tới tầng thứ sáu mới có, nhưng... đã trễ vì đã không thể kiềm đậng. nên ướt ghế tùm lum.

Kết quả : Tuớng bốc phôn kêu Ủy bab bảo vệ nhơn quyền thành phố, mần màn kiện đại học tội kỳ thị người khuyết tật, không tạo điều kiện thoải mái cho họ nơi công cộng. Thêm tội danh nữa là biến cố ấy đã gây chấn thương tâm lý nặng nề, khiến tuớng không tự tin để thoái mái ra ngoài nữa
Uỷ ban bảo vệ nhơn quyền xứ diệp kỳ lúc mô cũng nghiêm chỉnh làm việc, nhận đơn xét đơn và giúp nạn nhơn các services pháp lý, bao gồm luật sư, di chuyển v.v.

Nội vụ ra toà chờ thụ lý. Rồi cố vấn của hai bên, nguyên và bị, mới đi đêm với nhau đậng thu xếp ngoài toà cho lẹ.
Kết quà : Trường đại học bồi thường cho tướng 10 ngàn danh dự và trả tốn phí luật sư.
Tên tuổi của tướng nay sáng rỡ, đồng nghĩa với tranh đấu và tranh đấu thành công cho quyền lợi của người tàn tật.
Ba bốn đảng phái chánh trị đã xêp hàng chờ phiên, mời tướng đọc diễn văn và xin cố vấn ý kiến hàu phục vụ người dân tới nơi tới chốn, không kỳ thị một ai.

Bữa nay vào đại học, nghe tin sắp có fund-raising đậng kiếm sở hụi nới cửa lăng và dựng thêm lăng đủ tiêu chuẩn cho người khuyêt tật.
Cái ni kêu bằng "phải đạo chánh trị" - political corectness -
Phải đạo diệp kỳ vậy mà bớt xóc hông hơn so với phải đạo huê kỳ, cho dù cả hai đều là đạo thánh hiền về... Bác !

*
Make the long story... short !
Hình đại diện
NTL
Bài viết: 1350
Ngày tham gia: Chủ nhật 17/05/15 14:20

Re: TRUMP

Bài viết bởi NTL »

*

Tưởng tượng như thế này ha : Tui đi mần hộc bơ, chừng check lương về thì cứ 100 bucks phải nộp 55-60 đô thuế cho chánh phủ.
Một phần tiền (có lẽ không nhỏ...) ấy sẽ chạy thẳng vào y tế sức khoẻ đại chúng của người dân, và một phần (có lẽ không nhỏ hơn nữa...) chạy vào an sanh xã hội để nuôi người già và người nghèo khó.
Trên nguyên tắc, đây là những chi phí rất hạp lý và dĩ nhiên là thuận lòng trời (tức lòng dân, vì dân là trời trong thể chế dân chủ), là... phải đạo chánh trị, political corectness.

Nhưng...
Mỗi bữa, đứa công dân gương mẫu đầy đủ ý thức công bằng, bác ái; xã hội, nhơn quyền, chăm chỉ tuân thủ hiến pháp và luật pháp (là tui heng), đọc medical history của bịnh nhơn, thì hầu như tất cả, 9 trên 10 không chừng, là công dân sống lâu năm ở quốc ngoại xong bị bịnh nơi ấy rồi hồi hương để hưởng phúc lợi y tế. Và cũng 9 trên 10 bịnh nhơn ấy lả di dân, về lại xứ sanh sống sau khi đã có quốc tịch – ngay cả những di dân tị nạn chánh trị -

Rồi sao ? Thì bất mãn triền miên tới độ phải xì xồ tiếng lạ chớ sao nữa. Tướng công mới an ủi nhơn đạo, rằng tui làm ở sở chuyên ngành, thành tuyền gặp những cases rối rắm tốn kém, chớ đâu phải ai cũng bịnh nặng dữ dzậy !

Chuyện y tế thường khi kéo theo chuyện an sanh.
Trợ cấp xã hội phát cho người nghèo còn bao gồm luôn cả tiền di chuyển để đi khám bịnh, giả như nhà thương ở ngoài thành phố người bịnh cư trú. Kết quả là... người ta đi chơi, đi shop, đi thăm bạn bè người quen một chập, chừng về tạt vô khai này khai kia với BS, xong chìa miếng giấy phép di chuyển cho nhà thương đóng dấu vào đậng còn được trả thêm tiền.

Nếu dân bản xứ thì thiệt hổng ức, vì mình đang ăn nhờ ở đậu nhà chúng, nhưng di dân thì bất mãn vô cùng, chưa kể những trự mỗi năm mỗi về xứ chơi 2-3 tháng. Có đứa chẳng bịnh hoạn yếu đau chi ráo, nhưng tỉnh bơ đòi toa mua thuốc cho chánh phủ trả tiền dùm, đậng gom góp đóng thùng mang về xứ. Bất mãn vậy nhưng phải giữ trong lòng, bằng không lạng quạng tên tuổi lên liền báo chí. Vậy là sao ? Là kỳ thị di dân, kỳ thị người nghèo chớ sao nữa !

Nền y tế đại chúng xứ diệp kỳ đang ngày càng khó khăn. Kỹ thuật tân tiến kéo theo gia tăng chi phí điều trị, chưa kể tuổi thọ tăng, dân số tăng nên ngân sách y tế phải tăng. Tương lai nền y tế này được tiên liệu sẽ không sáng sủa lắm trong 1-2 thập niên tới. Hành chánh diệp kỳ theo mô hình XHCN, dân chúng đã quen với thuế má cao mà chịu còn hổng thấu.

Nay nghe huê kỳ có ObamaCare tui sanh lòng ái ngại. Đám anh em nhà nói tui có tánh lo xa nên bi quan vội vã.
Chừ thì chúng thấm mệt - ấy là bảo hiểm mới chỉ tăng chớ thuế chưa kịp tăng ha - chun vào mền rồi bị rận cắn nên rủ nhau dùng lá phiếu... chun ra. Nhưng với những rối rắm trước mắt hiện giờ, không rõ rồi Trump sẽ dùng gì để thay thế Obama Care nữa lận ?


*
Make the long story... short !
Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5483
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Re: TRUMP

Bài viết bởi Bạch Vân »

          


  • hì hì hì chị Ngô, xứ chuột túi của em đỡ hơn bên xứ diệp kỳ của chị , mức thuế max là 45% :lol:
    tình trạng lợi dụng an sinh và y tế của di dân bên Úc cũng không thua gì bên Canada đâu, ăn riết không chịu làm thì hết tiền :lol: , chính phủ cắt giảm an sinh tội nhất là người già bản xư', tiền trợ cấp không đủ chi trả thuốc men và chi phí ăn ở, rồi ông chính phủ cắt giảm bên y tế em nghe nhiều người than phiền vào bệnh viện công bây giờ đáng ngại lắm, mua bảo hiểm sức khỏe thì tăng mỗi năm phát chóng mặt luôn



          
Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5483
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Re: TRUMP

Bài viết bởi Bạch Vân »

  •           

    Khi Bọn “Tiểu Nhân” Nổi Loạn…



    Từ Khổng Tử, Liên Âu đến Donald Trump

    Sau này, người ta sẽ còn nói nhiều về nhân vật Donald Trump của Hoa Kỳ. Nhưng hình như một hiện tượng khác lại bị lãng quên, là sự lu mờ hay mù mờ của các kỹ thuật gia.

    Từ cả vạn năm nay, nhân loại đã xây dựng nhiều hệ thống cai trị khác nhau, với một nét chung nếu ta nhìn lại từ vài ba thế kỷ, là sự tiến hóa của quyền dân, một hiện tượng đặc thù của nền văn hóa Âu-Mỹ - Âu Châu rồi Hoa Kỳ.

    Tại Âu Châu, hai nền văn hóa cổ là Hy Lạp và La Mã đã lập ra Đế chế dưới sự cai trị tuyệt đối của một Hoàng đế rồi được cân bằng với vai trò của nhiều bậc dân cử, có khi gọi là Nghị sĩ, là Nguyên lão Nghị viện, trong một chế độ có dáng Cộng hòa. Sau đó, dưới ảnh hưởng tôn giáo, hệ thống chính trị tại Âu Châu vẫn là sự tập quyền của nhà vua, với hậu thuẫn hay sự độ trì từ Giáo hội La Mã. Từ Đông phương, người ta cũng thấy chiều hướng tương tự, khi Hoàng đế là Thiên tử, Con Trời, là một phạm trù tôn giáo, cai trị thần dân với một Triều đình do Hoàng đế tuyển chọn. Khi ấy, dù Mạnh tử có nói đến nguyên tắc “dân vi quý”, người dân vẫn là kẻ thấp hèn, chịu phận “tiểu nhân” dưới sự cai trị của Hoàng đế và các bậc “hiền nhân quân tử”…

    Tại Âu Châu, mọi sự thay đổi khi các phần tử ưu tú của Đế quốc Đông La Mã trôi dạt về Tây khi kinh đô Constantinople (Istanbul ngày nay) bị Đế quốc Hồi giáo chiếm đóng vào năm 1453.

    Phong trào Phục Hưng, Renaissance, khởi đi từ đó, rồi lan khắp Âu Châu. Phong trào phát huy vị trí và vai trò của con người, mang màu sắc “nhân bản” hơn là “thiên mệnh” và đoạn tuyệt với quá khứ trì trệ bảo thủ thời Trung Cổ. Chính phong trào Phục Hưng mới gây ảnh hưởng lớn là đặt lại vấn đề tôn giáo – dẫn tới cuộc Cách mạng hay Cách tân Tôn giáo – và vấn đề tư tưởng để dẫn tới thời Minh Triết – Enlightenment – vào thế kỷ 18, là khi người ta ngợi ca lý trí.

    Cũng trong sự chuyển động ấy, từ cuối Thế kỷ 15 tới Thế kỷ 19, Âu Châu thoát xác và vươn ra năm châu bốn biển để khống chế thiên hạ trong 500 năm.

    Bên trong Âu Châu, tư tưởng Minh Triết, hay sức mạnh của lý trí, đưa tới hai phản ứng chính trị trái ngược. Thứ nhất là bậc cai trị dù tôn giáo hay chính trị phải tôn trọng quyền dân, một nguyên nhân của cuộc Cách Mạng Pháp năm 1789. Thứ hai, phải tận dụng lý trí để cải tiến xã hội và chính trị: bậc lãnh đạo phải biết tôn trọng ý kiến của bậc hiền triết và giới khoa học.

    Phản ứng trái ngược ấy là một nghịch lý ít ai nhìn ra. Người dân trong một nước phải có quyền quyết định về đời sống và về quan hệ của mình với giới lãnh đạo. Trong cộng đồng quốc tế, giữa mạng lưới chằng chịt của các Đế quốc kết hợp qua hôn nhân của Hoàng tộc, chủ quyền quốc gia dân tộc mới là sức mạnh chính đáng, có chính nghĩa. Vì vậy, chủ nghĩa quốc gia dân tộc và dân quyền phát triển song hành nhưng dưới sự hướng dẫn mặc nhiên của các kỹ thuật gia là những người hiểu ra quy luật của khoa học, của lý trí.

    Karl Marx chẳng phát minh ra điều gì mới khi khẳng định rằng xã hội chủ nghĩa của ông mang tính khoa học. Lenin cũng thế, khi nói rằng chủ nghĩa xã hội sẽ được xây dựng dễ dàng, y như một người đưa thư, nhờ vai trò của kỹ thuật. Điều ít ai nhìn ra là chế độ Mác-Lenin đó dùng kỹ thuật gia là chuyên gia đảo chánh và cướp chính quyền. Khi nắm quyền tuyệt đối thì “hồng hơn chuyên”, các chuyên gia phải cải tạo khoa học và tư tưởng theo định hướng của đảng Cộng sản.

    Phần còn lại của Âu Châu thì phát triển khác, có dân chủ và tiến hóa mạnh hơn, nên sau cùng đã thắng. Nhưng mâu thuẫn giữa dân chủ hay quyền dân và động lực tiến hóa lại còn nguyên.

    Các chuyên gia hay kỹ thuật gia là người am hiểu hơn đám đông còn lại, nhờ vậy, họ có thể giúp bậc lãnh đạo, hoặc giữ luôn vai trò lãnh đạo. Nếu trong xã hội mà một thiểu số lại am hiểu hơn đám đông thì tại sao họ không lãnh đạo? Đấy là lúc người ta nói đến chế độ “kỹ trị” hay kỹ thuật trị, (technocracy), ấn bản hiện đại của lý tưởng “Triết Vương”, “philosopher-king” ngày xưa là khi bậc lãnh đạo cũng là hiền triết.

    Rồi các nước dân chủ Âu-Mỹ đã giải tỏa mâu thuẫn này bằng một lý luận và thể thức mới.

    Người dân bầu ra các vị dân cử sẽ đại diện mình lãnh đạo quốc gia. Nền cộng hòa áp dụng thể thức đó để tôn trọng nguyên tắc dân chủ. Rồi giới đại biểu của dân đứng ra lãnh đạo quốc gia mới tuyển chọn các chuyên gia thực hiện chánh sách của mình. Giải pháp này có vẻ lý tưởng, nhưng chỉ có vẻ thôi.

    Người dân bầu ra một Thủ tướng hay Tổng thống để lãnh đạo quốc gia. Vị dân cử tối cao này có quyền lãnh đạo nhờ sự ủy thác của người dân, nhưng chịu trách nhiệm trước quốc dân trong nhiệm kỳ của mình. Sau đó thì sao? Sau đó, bậc dân cử này chọn các chuyên gia thi hành việc nước, kể cả các chuyên gia trong bộ máy công quyền trên nguyên tắc chỉ là cỗ máy chạy theo định hướng của lãnh đạo. Sự thật thì quyền lực của giới dân cử bị giới hạn, thậm chí tan loãng hoặc bị cản trở với chính các chuyên gia trong các lãnh vực kinh tế, xã hội hay luật pháp, nhất là luật pháp trong chế độ người ta gọi là “dân chủ pháp trị”.

    Tây phương có một lý luận sau này trở thành ngạn ngữ: “không ai được quyền không biết luật”.

    Nếu hệ thống luật lệ lại quá phức tạp thì người dân không thể biết hết, lãnh đạo cũng vậy. Hoặc giả như có biết thì cũng chẳng hiểu một cách tường tận. Cả hai thành phần đều cần đến sự suy diễn hoặc giải thích của các chuyên gia luật pháp. Trong lãnh vực kinh tế cũng thế, nhiều quy luật kinh tế thường vượt khỏi sự hiểu biết của người dân và lãnh đạo nên cần tới sự diễn giải của các chuyên gia về kinh tế. Thành phần này có thể diễn giải đúng hay sai thì nhiều năm sau thiên hạ mới biết được. Thành phần chuyên gia về luật pháp còn có khả năng diễn giải đáng sợ hơn: diễn giải theo quan điểm chính trị của họ trong hành lang nghị trường.

    Tức là bậc dân cử chịu trách nhiệm trước quốc dân có thể chọn người lo việc quốc kế dân sinh là các chuyên gia nhưng thành phần chuyên gia này không chịu trách nhiệm qua tuyển cử. Hệ thống kinh tế chính trị càng phức tạp thì thành phần chuyên gia ấy càng đông và càng có nhiều quyền hạn. Thậm chí ngày nay quyền hạn ấy lại có thể vượt lãnh đạo.

    Đó là trường hợp Liên hiệp Âu châu khi nhân danh quyền dân, Anh Quốc rủt khỏi Liên Âu vì không muốn bị các chuyên gia quốc tế tại thủ đô Bruxelles chi phối chủ quyền quốc gia. Quyền hạn ấy còn có khả năng giúp một số chuyên gia âm thầm chống lại lãnh đạo là chuyện Donald Trump tại Hoa Kỳ với giới tình báo có thể thông báo “địch tình” cho báo chí và đối lập để cản trở chánh sách họ không đồng ý!

    Vì sao lại có hiện tượng kỳ lạ ấy?

    Các chuyên gia có thể dần dà nuôi tham vọng cải tạo xã hội hoặc theo đuổi một ý thức hệ riêng, hoặc cả hai, cải tạo xã hội theo một ý thức hệ độc lập với quyền lực chính trị và cao cả hơn sự hiểu biết của quần chúng mà họ đánh giá là tầm thường và của lãnh đạo mà họ cho là gian manh. Nếu thế giới vận hành theo các quy luật hợp lý, chuyên gia là người am hiểu quy luật ấy và phải có tham vọng thực thi. Việc cải tổ chế độ bảo dưỡng y tế tại Hoa Kỳ là bài toán phức tạp mà các chuyên gia nắm vững hơn chính khách và người thường, nên góp phần ban hành qua những thủ tục chính trị rắc rối, bất chấp sự ngu xuẩn của bọn cử tri. Chữ “ngu xuẩn” hay “stupid” này là lời nói của một chuyên gia kinh tế, công trình sư của hai đạo luật RomneyCare bên Cộng Hòa và ObamaCare bên Dân Chủ, Giáo sư Jonathan Gruber của Đại học MIT.

    Ai mới là kẻ lưu manh, các chính khách được dân bầu lên hay các chuyên gia?

    Mãi rồi chúng ta mới hiểu rằng tinh thần duy lý hay ý thức hệ sùng bái kiến thức kỹ thuật đã giúp thành phần chuyên gia nằm trên quyền lực chính trị, ở dưới cùng là quần chúng dốt nát nhưng có quyền bỏ phiếu.

    Cũng tinh thần đó được thể hiện trong cơ chế Liên Âu. Mục tiêu của cơ chế là cải tiến chế độ chính trị của các nước Âu Châu sau nhiều thế kỷ chiến tranh. Viễn kiến của các chuyên gia dẫn họ tới một thế giới mà chủ quyền quốc gia nên bị giới hạn, quyền dân chủ của người dân bị hy sinh và các biên giới cần xóa bỏ cho một tập thể siêu quốc gia là Liên Âu. Không do người dân Âu Châu bầu lên mà được các chính quyền đề cử, giới chuyên gia ấy là công chức cao cấp quốc tế làm việc trong cơ chế Liên Âu, như tại thủ đô Bruxelles của Liên Âu. Họ họp hành với nhau để cùng giải quyết các vấn đề phức tạp của tập thể và nhiều khi coi chủ quyền quốc gia là trở ngại cho hạnh phúc của toàn dân Âu Châu.

    Vô hình chung, các chuyên gia mặc nhiên trở thành “bậc quân tử” của các chế độ Đông phương bị Hán hóa, và đang bị “bọn tiểu nhân” nổi lên chống đối

    Chúng ta nói đến chuyện thời sự của 2017. Tại sao lại có sự nổi loạn ấy?

    Sau khi Liên bang Xô viết tan rã cuối năm 1991, cả thế giới và riêng Âu Châu đều mừng rỡ. Sau 31 năm của hai trận Thế chiến (1914-1918, rồi 1939-1945), Âu Châu chết kẹt trong 41 năm Chiến Tranh Lạnh (1947-1991) mới thật sự được giải phóng. Thỏa ước Maastrich năm 1992 rồi tiến trình thống nhất tiền tệ Âu Châu thành hình từ 1999 là cơ hội tung hoành của giới chuyên gia kỹ thuật với lý tưởng tự do kinh tế của một thế giới vô cương, không còn biên giới.

    Chế độ kỹ thuật trị ấy được chấp nhận nếu thành công. Nó bắt đầu thất bại từ năm 2008 mà các chuyên gia không biết, và quan trọng nhất, không giải quyết được yêu cầu lý tưởng mà họ đề cao.

    Tại nhiều quốc gia Âu Châu, người dân bất mãn vì chuyện ấy và thấy rằng họ chỉ là “phường tiểu nhân” thấp cổ bé miệng trước những đặt để của “bậc quân tử” của Liên Âu. Nhân danh chủ quyền quốc gia, họ thể hiện quyền dân chủ mà tấn công các chính quyền tại chức, thuộc cả hai cánh tả hữu. Và nhiều người đòi quốc gia phải giành lại quyền tự chủ. Quyết liệt nhất là phản ứng của dân Anh khi đa số đòi ly khai khỏi cơ chế Liên Âu. Hiện tượng này sẽ còn tiếp tục.

    Tại Hoa Kỳ, phường tiểu nhân cũng nổi loạn chống lại các bậc trưởng thượng trong cả hai đảng và dồn phiếu cho một người ở vòng ngoài, rất nghi ngờ các chính khách chuyên nghiệp và giới học giả thủ vai chuyên gia trong các lò trí tuệ, think tank. Donald Trump hiểu được tâm lý của quần chúng bất mãn tuyệt vọng và bị lãng quên nên cướp cờ Cộng Hòa rồi thắng đảng Dân Chủ mặc dù hơn 50 chuyên gia về an ninh chiến lược bên Cộng Hòa ra tuyên ngôn đả kích ông là không xứng đáng làm Tổng thống.

    Chi tiết ly kỳ không kém là tương tự như cục diện bên Anh trước khi có cuộc trưng cầu dân ý đòi ly khai ngày 23 Tháng Sáu, các chuyên gia về truyền thông và phân tách chính trị đều đoán lầm kết quả. Ông Trump chiến thắng bất ngờ.

    Ngày nay, ông đang dàn trận chống lại thành phần chuyên gia đó, và bị họ đánh tơi bời qua các vụ tiết lộ động trời. Ông trở thành kẻ tiểu nhân có đầy tội.

    Nhìn trên toàn cảnh, chúng ta có thể nêu vài câu hỏi thường thức sau đây. Một quốc gia có còn là khuôn khổ sinh hoạt văn minh và hạnh phúc không với biên cương phải mở ngỏ và việc nước thì do giới dân cử phó thác cho các chuyên gia không? Nền dân chủ có còn ý nghĩa gì chăng? Liệu các chuyên gia có còn khả năng giải quyết những việc quá sức phức tạp của quốc gia trong quan hệ chằng chịt với quốc tế?

    Với loại câu hỏi này, giới chuyên gia và kỹ thuật cho là thế giới đã đổi khác và việc chú trọng vào quyền lợi quốc gia trước quốc tế là lỗi thời. Chẳng những lỗi thời trong thế giới toàn cầu hóa mà và còn nguy hiểm vì chính là chủ nghĩa quốc gia mới dẫn tới chiến tranh khi các lãnh tụ nhân danh dân tộc mà củng cố độc tài. Donald Trump được họ so sánh với Adolf Hitler là trong tinh thần đó.

    Ta có nên suy nghĩ ngược là chính các chuyên gia đang phá hủy quốc gia không sau những thành tích “kiến quốc” rất tệ? Họ bị chính khoa học kỹ thuật qua mặt nên trở tay không kịp.

    Một câu hỏi thường thức hơn cũng được nêu ra. Phải chăng, chính hệ thống giáo dục và đào tại tại Âu Châu và Hoa Kỳ mới dẫn đến hiện tượng tôn sùng các nhà quản trị và chế độ kỹ trị. Từ quản trị bộ máy công vụ tới doanh nghiệp, học đường hay nhà thương, ai ai cũng thấy là các chuyên gia mới là thành phần không thể thiếu. Và vì điều họ nói mới là sự thật, họ có nhiều quyền hạn và quyền lợi hơn người thường.

    Những người thường bị thành phần ưu tú đó lãng quên đang nổi đóa và đòi xóa bài làm lại! Họ nhân danh nguyên tắc dân chủ và quyền bỏ phiếu mà đòi việc đó. Tổng thống Donald Trump tiếp tục nói chuyện với họ như khi còn tranh cử thì cũng có lý do….

    Chúng ta đang chứng kiến điều mà các chuyên gia, và cả truyền thông, chưa thấy ra, là sự phân hóa trong xã hội giữa các chuyên gia đang cố cải tạo xã hội cho phong phú thịnh vượng hơn với đám quần chung, công dân, đang tìm cách giành lại quyền quyết định cho chính họ. Hai thành phần này sống trong hai thế giới khác biệt với hai quan niệm đối nghịch về đạo lý.

    Tình hình rồi sẽ ra sao thì người viết này chưa biết được, vì không dám là chuyên gia!


    Nguyễn Xuân Nghĩa
    25/02/2017



    Nguồn: https://vietbao.com

              
Last edited by Bạch Vân on Chủ nhật 26/02/17 18:40, edited 1 time in total.
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20272
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: TRUMP

Bài viết bởi Hoàng Vân »

Bạch Vân đã viết:
  • ....

    Tình hình rồi sẽ ra sao thì người viết này chưa biết được, vì không dám là chuyên gia!

    Nguyễn Xuân Nghĩa
    25/02/2017

    ...
... :giggles: :allright3: ...
          
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20272
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: TRUMP

Bài viết bởi Hoàng Vân »

          








:giggles:
          
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20272
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: TRUMP

Bài viết bởi Hoàng Vân »

          


















:giggles:
          
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20272
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: TRUMP

Bài viết bởi Hoàng Vân »

          










:giggles:
          
Trả lời

Quay về “Quốc Tế”