*
Hồi ở Lý thái tổ...
Một bên nhà sát kiểng chùa của thày Tự đức.
Tui ưa mở phên cửa sổ tường, tót sang bển, vô hậu liêu kiếm chú tiểu Thông giới tri âm tri kỷ. Ngày thường, đớp cơm chay tuyền tàu hũ kho luộc chiên. Ngày rằm lễ lớn, mấy cô mấy bác mới nấu "tàu hủ hương xa" cải biến cho món ăn ngó thêm xôm tụ.
Bên kia là nhà cô ba chung vách....
-------------
Cô ba em tía, sàn sàn tuổi má. Bà nội mất sớm, cô phụ trách trong ngoài, vì tía cô (tức ông nội) vốn con nhà nòi "chỉ biết chơi thôi hổng biết làm", mà cơ ngơi dòng họ lại rất bề thế. Cô ba giỏi giang quán xuyến chu toàn bổn phận, trông coi đám em. Hồi mất mẹ, Chú tư còn nhỏ hìu, cô năm H. vừa mới chào đời. Dần dà, cô ba thành 1st lady, quyền uy một cõi. Má lớ ngớ về làm dâu cũng phải chịu phép, vì ông nội cho cô toàn quyền quyết định.
Hồi ông nội hụt một bước rồi phải thêm bước nữa cho khỏi té, cô ba phản đối kịch liệt, nhưng tía má ủng hộ hết mình, giao tình anh em từ đó thinh không khựng lợi. Nghe nói kế mẫu là người làm của bà nội, còn rất trẻ, thua cả tuổi chú tư, bà phải nhẫn nhục chịu đựng đứa con riêng quá quắt của chồng vì không còn cách nào khác.
Cô ba ngó bộ cũng khổ y chang vậy. Rồi quyết định lập gia đình thoát ly. Duợng ba gốc gác Trung Lao Nam định, tuy không khá giả nhưng nền nếp con nhà. Tiếp đến chú tư cũng lấy vợ ra riêng. Chỉ còn lợi cô út năm khi ấy mới vừa 10 tuổi, một mình phải chiến đấu cật lực với kế mẫu và đám em khác mẹ 3 đứa, bởi cha cô (ông nội) còn bận bả với thú phong lưu.
Ngồi không ăn miết núi cũng phải mòn, cảnh nhà sa sút dần, ông nội buộc phải nhờ vả đám con (tía, cô ba, chú tư). Lâu lâu cô ba về thăm nhà, đối xử với bà mẹ kế y chang xưa, nghĩa là vẫn coi thường ra mặt. Má vì chút phận đờn bà, binh cả bà mẹ ghẻ, lẫn tội nghiệp cô út em chồng, mà cũng hổng dám ra mặt. Tía dặn chừng má : cảnh nhà này nhiêu khê rối rắm, bà nọ lẫn con H (tên cô út) cùng tám lạng nửa cân hổng vừa gì, má nó tránh đừng dây dưa dô.
Cô năm H. noi gương chị, tìm cách ra riêng. Hồi 13 tuổi, cô quen dượng năm khi binh đoàn tới thị xả đóng đồn, rồi sửa soan đám cưới khi lên 14 tuổi, nghĩa là còn vị thành niên. Cha sở họ đạo hổng chịu, bắt phải chờ thêm 2 năm nữa cho đủ 16. Chờ sao được mà chờ, cô năm H. tiên bố một câu xanh dờn : Cha hổng cho tụi con cứ lấy, tội lỗi ấy cha phải gính dùm. Ông cố đạo hết hồn, bắt tía ký miếng giấy quyền huynh thế phụ, cho phép đứa vị thành niên thành gia thất trước mặt chúa.
Sau hiệp định Geneve, ông nội đưa hết gia đình, theo em trai của bà vợ kế từ chiến khu trở về, tập kết ra bắc.
Đây là lý do vì sao họ nội phân rẽ đôi bờ vĩ tuyến.
Dượng ba theo vợ làm thợ vịn. Cô ba giỏi nhiêu thì dượng dumb nhiêu. Cô ba mua miếng đất bự sát kiểng chùa, xây liền cái semi-detached, và bán cho tía má một nửa. Hai gia đình chung vách nhưng thời thế đổi thay, cô ba hổng thể làm xếp của má như trước. Thành ra lâu lâu chén dĩa lẻng xẻng khua, tuyền những chiệng đầu cua tai nheo hổng đáng thành chiệng. Ngó bộ cả má lẫn em chồng, hổng ai chịu nhường ai ráo nạo. Việc này dẫn đến chiệng hai anh em rể (tía và dượng) xích lợi gần, mần màn suport lẫn nhau.
--------------
Tuy sát vách, vậy nhưng tui lại chỉ thân với thằng hai Thành nhà cô ba thôi. Tuổi hai Thành (nhà bên kia) nằm giữa anh hai và chị ba (nhà bên này) nghĩa là trên tui rất xa. Đám con còn lợi của hai nhà chúng chơi với nhau, trừ tui ra. Chúng chê tui mà tui cũng chê chúng. Tui với cao hơn, theo anh hai nghe nhạc, theo hai Thành nghe thơ. Hai thành khi mô cũng trên mây, lâu lâu đọc thơ cho chị út nghe lấy khí thế thi gia.
Tui chịu khó nghe thơ nó, bị vì nó chiều tui rất mực. Mỗi bận làm xong bài thơ, hai thành dắt chiếc xe máy đạp ra, chở tui đi chơi. Nó cho tui đứng thẳng ở porte-bagage yên sau, mắt dòm ra trước, hai tay ôm vai bá cổ nó. Đứng vậy để tránh chiệng ngủ gục - đi xe máy với tía phải ngồi nên gục hoài - Trong khi đạp vòng vòng vậy thì hai thành đọc thơ cho fan ruột của nó nghe.
Trong gia đình, thi tài của hai bị lơ là quá khổ, thậm chí còn bị chèn ép dữ dội là khác nữa. Hồn thơ lai láng của hai chỉ "tiếp cận" được hai trự ruột thịt nhà bên cạnh : út sáu và má của út (má nghe tía warning, rằng chớ vẽ đường cho hưu chạy, cô ba biết đặng, rồi tội sẽ sanh ra)
Nói nào ngay, má ưng nghe thơ của hai Thành hơn là nghe ngón tremolo của thằng con ruột. Má biểu cứ tremolo miết nhức cả đầu, hổng cách chi nhớ nổi cuốn truyện đọc dở dang tới đâu, tình tiết xáo trộn hết còn lớp lang thứ tự.
Thơ hai thành hay dở ra sao tui hổng tường, chỉ biết hai có tít thi sĩ đàng hoàng trong thi giới một dạo. Vậy chớ vô nét kiếm tên tuổi và tác phẩm của nhà thơ hổng ra.
Rồi bửa qua... teng teng teng tèng... chúa thương, thinh không thấy tên nó lừ lừ xuất hiện trong web kia, nhưng copy địa chỉ hổng ra, phải chép tay xuống giấy :
https://poem.tkaraoke.com/10539/vu_thanh/
Trong trỏng chỉ có 3 bài thơ của thi sĩ Vũ Thành, thơ học trò thi văn đoàn đúng điệu, mơ màng tình cảm lứa đôi.
Cái tui hiểu hổng ra, chưa ra : Hai thành kể chiệng theo tà áo tím. Đọc chút xíu lòi ra trường Trưng Vương.
Hổng biết tui có nhớ lộn hông nữa : Trường áo tím là trường Gia long, Trưng vương sao đặng !
Hai thành chết mất đất đâu đó 40 năm rồi, gia đình anh em con cháu nó còn hổng biết nó là nhà thơ nữa cà. Bên nhà tui, anh hai chị ba anh tư chết còn trước cả nó. Chị năm khi nớ bận xào các-tê và đậu chến bầu cua cá cọp, cũng hổng nhớ chi luôn (chị năm đang phởn vì lời cầu của chị đã tới được tai chúa. Thiên sứ của chị sẽ thong thả slogan MAGA dang dở 4 năm trước bla bla bla... só-ri, tao thiệt hổng hưởn nghe chiệng hai thành út à...)
Trời thần ơi, bầu cử qua rồi, tui y chang trút được gánh nợ ! )
Hổng biết mấy ôn, mấy cô trong làng mình có ai biết trường nữ trung học nào đã bận áo tím thời trước chiến tranh mỹ-ngụy nớ ??? Xin giúp dùm, tui mang ơn.
*