Sổ Tay Mười bảy-Mười Ba

Trả lời
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 21158
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Sổ Tay Mười bảy-Mười Ba

Bài viết bởi Hoàng Vân »




  • :giggles: ... cũng sắp thất thập rồi chị ... :yes2:
    nhưng cho dù có qua thất thập đi nữa, tôi cũng dùng ivermectin và hydroxychloroquine trước khi dùng paxlovid.

    Tối đêm 1, tôi thấy ngứa cổ, bắt đầu nhức người, sốt, chảy mũi. Làm liền cái test để rule out covid, nhưng lại ... confirm covid. Thế là đeo mặt nạ ngay, gom thuốc, nước, đồ ăn vào phòng và cố thủ luôn trong phòng. Ngày 2 là ngày tệ nhất, đau nhức và mất hết sức lực. Ngày 3 ngủ dậy là thấy khỏe, có sức lại. Ngày 4 sức lực 100% như trước, cổ có ngứa nhưng tôi không cho ho. Ngày 5,6 test vẫn positive nhưng mờ nhạt. Ngày 7 test negative.

    Tôi tuyệt đối không cho nó hành tôi. Vừa ngứa cổ thì thuốc ho, kẹo menthol ngay. Rát cổ thì listerine gargle. Chảy mũi thì pseudoephedrine, đập thêm betadine nasal spray diệt virus, rửa bằng saline hypertonic khi khô ngẹt. Sốt nhức thì ibuprofen liền lập tức ...

    :flwrhrts:





    Chuyện cái nhà thì chỉ mong luật sư của chị nó giỏi. Đành rằng là "he said, she said" nhưng mong luật sư chỉ ra rằng:
    • nó có lợi khi nói dối trong vụ này
    • chính nó đã approach chị (chứ không phải chị approach nó) với intention to benefit ngay từ đầu
    • ...

              

Hình đại diện
NTL
Bài viết: 1387
Ngày tham gia: Chủ nhật 17/05/15 14:20

Re: Sổ Tay Mười bảy-Mười Ba

Bài viết bởi NTL »

*

José H.

Hàng năm cuối xuân đầu hè các nông trại đất quê tưng bừng hoạt động.
Đây là mùa trồng cấy hoa trái (berries, dâu, framboise...) kéo dài tới cuối thu mới xong.
Nhân lực cần nên các nông trại nhận người vô ào ạt, phần lớn đây là những công nhân tài tử,
nhứt là đám học sanh sanh viên từ các xứ khác, vừa du lịch hè vừa đi làm kiếm tiền trang trải chi phí.
Đã có hẳn những dịch vụ thu nhận công nhân kiểu này, mở ra khắp nơi trong khuôn viên các đại học âu mỹ và mỷ châu la tinh.
Bảo hiểm y tế do cơ quan trung gian phụ trách.
Ăn ở trong thời gian làm việc do đám chủ nông trại lo.
Cuối ngày, cuối tuần được xe nông trại chở ra thả ngoài phố ngoạn cảnh.

Năm đó Hô-zé (José) tham dự lần đầu tiên - the very 1st và cũng là the very last -
Em trai nó mỗi năm mỗi đi, đi hoài thành quen thuộc. Rồi rủ thằng anh đi cùng, mùa xuân năm 2020.
José học Ph.D đang sửa soạn trình thesis, mới lập gia đình được 1 năm và vợ nó đang có bầu.
Dự tính của José là đi một lần cho biết, vừa kiếm tiền, vừa du lịch, về sẽ trình thesis vào mùa thu,
rồi đi làm, cả làm việc lẫn làm bố. Nhưng... toan tính không thành khi cô Vi 19 tuổi thình lình xuất hiện.

Tất cả, dà tất cả, những nông dân tài tử nọ, có lẽ do ăn chung ở chung tại farm, nên... đã lây nhau suốt lượt.
Đứa còn khoẻ ra đồng, đứa hổng khoẻ nằm bẹp ở nhà, một căn nhà tiền chế to đùng, y chang những barack ở trại lính.
Và cả hai anh em Jose đã lọt vô nhóm bịnh này.
Thuốc men hổng có chi ngoài mấy viên tylenol giải cảm.

Mùa xuân năm 2020 ấy, những hiểu biết về covid còn mù mờ, thuốc chủng chưa có,
và nhơn loại loài người đã chết như rạ (ngoài đất trung cộng, hổng nghe nói có tử vong).
Vì là nhơn công ngoại quốc sang làm việc nên phải đóng thuế và mua bảo hiểm y tế.
Jose vào suy hô hấp, được ambulance chở thẳng ra bịnh viện vùng, rồi chuyển tới covid unit của tui.

Jose ngó trí thức (thì nó trí thức thiệt) hiền lành, nói năng từ tốn đàng hoàng đâu ra đó.
Nó kể chuyện học hành, về gia cảnh, về những tính toán tương lai, nghe thấy thương luôn.
Nó hỏi "bác nô thấy tình trạng cháu ra sao".
Tui nói cháu an tâm tịnh dưỡng, có bác đây đừng lo lắng chi.
Nhưng... em covi đá cá lăn dưa 19 tuổi nọ, đâu dễ lường.
Trị liệu khi ấy chỉ là trị triệu chứng, nhứt là triệu chứng hô hấp.
Đã không thể, chưa thể lường được những biến chứng tim mạch não bộ và nội tạng.

Rồi Jose vào suy tim mạch, buộc lòng tui phải chuyển nó qua viện tim mạch.
Hồi báo tin, cả hai bác cháu cùng rướm nước mắt. Cháu rướm vì xa bác,
bác rướm vì... không đoán được sẽ xảy ra chi cho trái tim non nớt bịnh tật nọ.
Jose biểu "thế cháu không ở lại đây được à". Tui nói không, qua bên kia mới có đủ phương tiện theo dõi trị liệu chớ
- cháu đừng lo, khi nào rảnh bác sẽ qua thăm -
Nhưng khi ấy chuyện đi thăm là chuyện không tưởng, absolute isolation ,
chưa kể là công việc nhiều tới không còn làm chi khác được nữa
(tui vô toilet và thường khi ngủ ngồi luôn trong trỏng - hổng rảnh để mơ tưởng việc đứng nữa cà)

Một bữa em social worker bên viện tim mạch phôn qua, nói bác Nô ơi, Jose muốn gặp bác,
nhứt định phải gặp bác trước khi về nhà (before going home)
Tui nghe vậy, hiểu vậy và yên trí vậy. Mà bữa đó thiệt là hổng rảnh.
Qua tới bữa sau, em social worker bên đây mới chở qua bển thăm thằng cháu.

Hồi tới ICU chỗ nó nằm thì giường trống, tấm ảnh chụp hai bác cháu bên này vẫn còn ở tablet đầu giường.
Phòng nó đang chờ lau chùi quét dọn để đưa bịnh khác vào.
Xác nó đã bỏ vô túi nylon và đưa xuống nhà xác. José chết có một mình !
Em nó còn nằm bẹp ở farm chưa đứng lên được.

Tui cũng tính xuống nhà xác ngó mặt nó lần cuối cùng, nhưng rồi được dạy rằng... nhà xác chật chỗ rồi,
viện tim mạch đã phải thuê một xe vận tải chở đồ đông lạnh để giữ xác, thành ra... biết ai vào với ai mà kiếm mà tìm !
Rồi thì... cái giường, chỗ nằm của Jose trong covid unit của tui được di chuyển, mang sang chỗ khác
(để bác nô qua lợi tránh nỗi thương tâm).

Tui vẫn còn liên lạc với vợ con Jose sau đó.
Nghe nó sanh con trai, đặt tên Gabriel theo đúng lời Jose dặn dò.
Thằng nhỏ nay đã hơn 3 tuổi, mặt mũi giống cha như đúc (hay tui tưởng tượng hổng chừng).
Nửa năm nay hổng nghe tin tức mẹ con nó nữa.
Con nhỏ học xong Ph.D ra trường và vừa tái hôn với một đồng nghiệp cùng sở.

Tui vẫn đi chung với mỗi bịnh nhơn một đỗi đường.
Nhưng... đoạn đường đi chung với José tuy quá ngắn mà gồ ghề khúc khuỷu,
thành chừ... hai chân vẫn còn đau !
I miss you, Hô-zé
:wipetear:

*
Make the long story... short !
Hình đại diện
NTL
Bài viết: 1387
Ngày tham gia: Chủ nhật 17/05/15 14:20

Re: Sổ Tay Mười bảy-Mười Ba

Bài viết bởi NTL »

*

Nhơn chuyện Văn phụng.

Chào ca sĩ (nhà bếp vs phòng tắm ? lâu quá thành quên).
Văn phụng viết nhạc lẫn hòa âm phối khí cho dàn nhạc. Cùng với Hoàng trọng là hai tên tuổi lớn, ngang ngửa một chín một mười với Vũ Thành.

- Vũ Thành là đại tá chỉ huy dàn quân nhạc VNCH, sáng sáng bận bộ cánh lụa lèo mỡ gà, thong thả dạo lối xóm trong cư xá sĩ quan bắc hải (giới hạn cuối cùng trong lãnh địa của tui thời bắn ná chọi loong) đám con gái ông, cô nào cũng tên Hoa ráo nạo, chỉ khác chữ lót, trong đó cô N.Hoa tui quen cùng tuổi với tui - hồi vô DT, thấy có tên NH này, yên trí là cổ, té ra không, vì tuổi còn nhỏ -

- Hoàng Trọng với ban hợp ca Tiếng tơ đồng trong la dô và cả truyền hình. Có dạo tui hát lễ trong ca đoàn nhà thờ Vương cung thánh đường SG, lễ tiếng anh lúc 11 giờ sáng chúa nhựt, trong bè soprano - tất cả nhi đồng đều gọn ghẽ ở bè này. Ca đoàn tuyền anh mỹ, trừ 3 trự mũi tẹt da vàng, tui và hai anh đứng tuổi hát tenor. Lễ ngoại quốc nên cách thức có hơi khác VN thời đó. Ca viên tới sớm, vào phía sau cung thánh để mặc đồng phục. Người lớn bận tope trắng, đám con nít còn phải trùm thêm bên ngoài tope một cái áo nữa ngang đầu gối, màu sắc thay đồi theo mùa, đây là quần áo của trẻ giúp lễ nhà xứ. Sau này hai anh VN kia rủ tui sang ca đoàn giáo xứ VN. Ông ca trưởng nghe giọng xong đưa tui vô bè alto, trưởng bè là chị LH, con gái út của bác HT không khác.

- Văn phụng vui vẻ hoạt bát tháo vát. Y hình bác gái có quen biết chi đó với gia đình tui. Nghe nói bác trai hào hoa phong nhụy, rồi đụng cô Châu hà có giọng fit vô nhạc VP nhứt hạng, tình cầm kỳ đổi thành cầm sắt hồi nào hổng hay, bà vợ biết hổng giữ nổi nên để chồng đi luôn cho gọn. Hồi mỹ vào VN, TV trắng đen bắt đầu có, mục đích để giải trí đám GI mỹ xa nhà. Đài truyền hình chưa có, chương trình phát hình kéo dài 2-3 tiếng giấc tối từ máy bay trên không, hình ảnh cà giựt cà thọt, mãi cho tới khi xây dựng xong cơ sở gần ngã tư đường khúc đại học văn khoa (tên đường tui nhớ chưa ra).

Hề Tùng lâm nhảy ra mở lò huấn luyện ca sĩ - Tất cả ca sĩ phát xuất từ lò này ra y hình đều mang nghệ danh Trang hay Bạch chi đó - Tùng lâm mời VP vô lò của mình bởi nhạc hổng biết được tới nửa nốt sao mà dạy với dỗ. Rồi TV có chương trình văn nghệ tạp lục Tùng lâm, một loại varieties cốt lancer cây nhà lá vườn của lò. Ban nhạc của chương trình dĩ nhiên là do VP đảm trách. Sau này VP ra riêng, chương trình Văn phụng, làm MC luôn gọn lẹ. Show văn phụng thành công tới độ giờ phát hình đang từ trong tuần, nhảy sang luôn cuối tuần vì lượng khán giả nhãy vọt tăng cao.

- Hồi tía sang được căn phố ở Lê văn duyệt Hoà hưng (số 563, một trong 9 căn phố khang trang thời đó) thì sau nhà là một khoảnh đất rộng có rào dậu vây quanh, chính giữa là cái villa gỗ đỏ của ông bà chủ. Chiến tranh leo thang, dân chúng từ miệt ngoại ô bà quẹo hốc môn chạy về, chủ nhơn thửa đất rộng qua đời, khoảnh đất vòng đai sát dậu rào được chia nhiều lô nhỏ để dựng nhà, những mái nhà diện tích lớn bằng lỗ mũi - vòng ngoài rào, ngay sau nhà tui, được chiếm đóng bất hợp pháp từ từ theo kiểu vết dầu loang, bán mua miệng hổng giấy phép chi ráo. Người cuối cùng là vợ chồng ông năm đá gà từ hốc môn bà điểm, trở thành trường nuôi gà và tổ chức các cuộc cá độ gà chọi, vụ này kể rồi heng -

Một trong những căn nhà nhỏ bằng "dạng đái" nọ (chữ bắc kỳ của bà ngoại) là của gia đình Bạch lan thanh. BLT là ca sĩ mầm non chưa lú mà hổng hiểu cách nào lại lọt vô tầm radar của hề Tùng Lâm. Lâu lâu thấy xe hơi có tài xế đàng hoàng, tới đậu ngay trước nhà tui, hồi đầu TL ngồi băng sau chờ BLT ra rồi đưa đi - đi show hay đi thu hình thu âm hổng hiểu - sau thỉnh thoảng có màn TL đưa ban nhạc 2-3 trự tới tập dượt ngay tại nhà ca sĩ. Người lớn con nít lối xóm tò mò bu lợi chen lấn lớp ngó lớp nghe.
Có lần... tui cũng chen lấn coi nha. Xui cái... bữa đó mắc bồng ẵm dùm cháu gái lối xóm, con nhỏ đeo cặp khoen vàng tây, tui nghe nó ọ oẹ khóc mà còn mắc ngó thành hổng để ý. Chừng trả con lợi cho má nó, mới hay một cái khoen đã bị gỡ mất khi đứng trong đám đông, rồi má phải hoàn tiền chiếc khoen nọ !

TL vừa lùn vừa xấu, y chang Trương chi có lẽ (hát hổng hay mà đờn sáo cũng không luôn). BLT cao ráo xinh xắn, TL đứng kế chỉ tới vai thôi, TL gốc tàu, da mặt lởm chởm kiếu té hầm chông, nghe nói đã vài lần dang dở. Cáp độ xong BLT mang nguyên gia đình theo chàng dìa dinh, lối xóm hổng biết thêm chi nữa về nàng, có thể lớp lên hổng nổi, lớp phải lo vòng ngoài cả cái lò lẫn cái show. Ca sĩ mầm non chưa kịp thành mầm già đành giã từ luôn ánh đèn sân khấu. Khi này tía giao tui cho anh hai giáo huấn, giã từ tuổi thơ mộng thiếu thời để bước thẳng vô chặng đường huấn nhục tới nơi và tới chốn.

- Cứ lòng vòng y phép nói lung tung.
Châu hà chuyên trị nhạc Văn phụng. Thoạt tiên Châu hà Mộc lan Kim tước hát chung trong Tiếng tơ đồng (Kim tước hát nhạc Vũ Thành rất tới). Giọng hát Châu hà và Mộc lan âm sắc hao hao nhau (Mộc lan hát cho vui thôi, chồng cô nghe nói là một trung tá quân lực VNCH). Đây là thời cả phôi thai lẫn hoàng kim của nền tân nhạc trong nghĩa nghệ thuật vị nghệ thuật, thương mại chưa kịp xâm lấn vào. Cả ba tiếng hát nọ rất vững nhạc lý, nghe nói cầm bản nhạc, họ xướng thanh một chập rồi hát ào ào. Khi chiến tranh leo thang, mỹ đổ quân vào VN, đời sống xã hội nhơn văn thay đổi tận gốc rễ, tân nhạc nam VN chuyển mình theo thị hiếu thưởng ngoạn, nghệ thuật vị nhơn sinh. Còn tui thì đã ra ngoại quốc rồi !

Viết lan man để ở đây, khi nào có dịp đọc lợi tui sẽ thêm sửa hổng chừng. Cám ơn ca sỉ rửa chén (à nhớ ra rồi, CSRC) đã cho nghe lợi nhạc VP, nhưng máy cũ thiếu âm thành cũng... như không.
Chào hết xóm làng. Lâu hổng viết chớ vô đọc thì mỗi bữa.
:flwrhrts: :cafe: :flower: :cafe:

*
Make the long story... short !
t.
Bài viết: 1214
Ngày tham gia: Thứ bảy 08/12/18 06:03

Re: Sổ Tay Mười bảy-Mười Ba

Bài viết bởi t. »

:flwrhrts: :flwrhrts: :flwrhrts:


em chào chị Ngô :ksschk:. hôm nọ chị về nhà Nam mà em không dám đến vì chưa kịp đổi tên. em cứ dự định xin anh Hoàng Vân bỏ chữ "y", thay bằng dấu chấm, để tên em là "t.", chứ không là "ty" nữa. :giggles: mà, vì công việc lu bu quá nên em chưa viết thư nhờ anh HV nữa. hôm nay, đọc bài chị viết về Văn Phụng, em thích quá nên lưu lại vài dòng nơi đây (mặc dù tên vẫn chưa đổi :giggles:) để cám ơn chị về bài viết và hỏi thăm sức khoẻ anh chị. mong vạn sự an lành.

:flower: :kssflwr:
Hình đại diện
NTL
Bài viết: 1387
Ngày tham gia: Chủ nhật 17/05/15 14:20

Re: Sổ Tay Mười bảy-Mười Ba

Bài viết bởi NTL »

*

Ahhhh chào ty.
Tại sao phải đổi vậy ? Ty dễ đọc mà, đổi làm chi !
Thú thiệt là chị nú nhớ ty bây giờ, nhưng kiếp trước ty tên chi chị nú quên rồi.
Đời sống là một hành trình thay đổi liên tục, cứ qua rồi là mất hút, hổng cách chi lần lợi cho ra.
Message dài thòng trên kia viết ở nhà, rồi leo lên xe bus tới sở vì là ngày trực.
Chừ thì đang ngồi trong ICU và còn rảnh.

Ở nhà miết sanh bạc nhược, cả tinh thần lẫn thể lực.
Từ hồi dọn nhà thì tối tối ông nọ đi dạo một mình, vì vợ ông làm biếng quá xá.
Từ con đường nhỏ trước nhà, ông đi 1 bloc ra ngã tư đường chánh, rồi theo đó lên tới nhà thờ st joseph của thánh andré thành mông lệ an, leo mấy chục bực thang bộ lên tới bệ thờ đức st joseph, đốt cây đèn cầy cầu nguyện cho vợ nhà siêng năng hơn chút nẹo, rồi ra và leo xuống lợi mấy chục bực thang để về.

Trên đường về, ông ghé tiệm bánh mì pháp, mua ổ ba ghết. Giấc chiều tiệm hạ giá 30% đặng đóng cửa sớm - để tới mơi đã vừa mất công giữ mà lại còn phải hạ giá thêm vì đã thành bánh cũ - Hai đứa mần màn nướng ba ghết trét bơ bretel ăn cho bớt buồn cái miệng, trong khi chờ bản tin tức cuối ngày của đám truyền thanh báo giới.

Từ xuân tới thu, cũng có khi làm siêng, ông ghé chợ trời trái cây của đám nông dân mang từ farm ra bán thẳng, tuy mắc hơn chút nẹo nhưng tươi thành giữ được lâu - Chị nú biểu mua ăn liền thì mới gọi là tươi, mua giữ thì còn tươi sao được nữa !
Lóng rày ông thay đổi khí thế đấu tranh, ngoài màn thể lực, trưa mô cũng đớp gọn một dĩa rau cỏ trộn dầu dấm to đùng, rồi chờ 1 tiếng sau mới ăn lunch. Which means... anh hùng đang tranh đấu với thế lực ngầm thiên nhiên nhằm trì hoãn thêm tuổi xuân... có lẽ !

Chị nú chừ đi mần bằng bus (ông kia rời nhà hồi trời chưa sáng) Tới đầu đường lớn (đường kể ra trên kia) đón xe bus chạy 4 trạm, rồi đổi chuyến khác thêm 2 trạm nữa là tới sở. Thì cũng cố gắng.. a hèm... "hạ quyết tâm" chớ sao không, rằng đi 6 trạm bus cũng hổng xa tới nỗi, 15 phút là cùng. Xui cái... lực bất tòng tâm vì thánh ý chúa. Lần nào xe bus cũng đứng sẵn chờ mình, hổng leo lên sợ nó buồn ! Thành ra... tới nay, chưa kịp đi bộ lần nào.
Ông kia hỏi bữa nay em đi bộ hay đi bus, tối nào cũng phải cầu nguyện cho em bớt làm biếng chút nẹo.
Chị nú biểu thảo nào, cứ lần tới đầu đường y phép thấy bus chờ sẵn, vậy rồi biểu tập thì tập làm sao !

Chiệng nọ xọ chiệng kia... lúc nảy ngồi trên xe bus mới hay mình nhớ lộn.
Chị LH trưởng bè alto của ca đoàn nhà thờ là con bác Hùng Lân chớ hổng phải bác Hoàng trọng.
Vậy rồi việc dính líu tới bác HT là chiệng chi vậy hè, để thong thả coi nhớ có ra hôn nha.
Trong gia đình, ba mẩu chiệng ngoài lề nọ là nghề riêng của nàng.
Anh chị lớn trong nhà bận bịu ít khi để ý, thành hổng biết hổng nhớ ra.

Khi nớ chị nú còn nhỏ hìu như cục kẹo, đeo theo tía má hóng hớt chuyện người lớn, mà computor não bộ còn trống trơn, nên thong thả download xếp files giữ trong bộ nhớ. Tía má với anh hai biểu phải chi học hành nó nhớ được vậy thì đỡ biết bao nhiêu.
Hồi nẳm tía nói qúi nữ hổng đặng mấy thông minh, thành hổng kỳ vọng một tương lai xán lạn chi ráo cho con nhỏ.
(tui viết sai chữ hoài hà, chừ vẫn còn sai hoài, trên kia y hình sai chữ taupe thì phải - taupe chớ hổng tope - mà chưa check kịp, ai làm dùm tui mang ơn)
Nhưng chiệng ngu của quí nữ là chuyện khác, hổng hạp với chủ đề này.
Make the long story... short !
t.
Bài viết: 1214
Ngày tham gia: Thứ bảy 08/12/18 06:03

Re: Sổ Tay Mười bảy-Mười Ba

Bài viết bởi t. »

:flower: :cafe:

dạ, em thích đọc những bài chị viết về Sài gòn với những đường xưa lối cũ, những nhân vật huyền thoại mà em chỉ được biết qua những thước phim, trang sách. ngày em về Sài gòn - actually, chỉ là vài ba tiếng rồi theo bố mẹ về nhà bà ngoại ở một quận nhỏ cách Sài gòn khá xa- tuyền những âu sầu, lo lắng và sợ sệt. những đoản văn đượm hương hoài niệm đưa em về những ngày xưa thân ái của cô bé gái lý lắc nhỏ hìu như cục kẹo mà em không bao giờ có được.

hihi... tụi em còn đang phải cày miệt mài cật lực để trả nợ cơm áo nên luôn ao ước được về hưu. nay nghe chị bảo: "ở nhà miết sanh bạc nhược, cả tinh thần lẫn thể lực..." và hình như chị đi làm lại (ở ICU) thì có chút hoang mang :giggles: .

em nghe chị kể sinh hoạt trong một ngày thì nể lắm: vừa trau giồi linh thao (viếng nhà thờ hàng ngày) vừa luyện tập thể thao và có một thực đơn điều độ. Bravo anh chị :allright3: !

:huggroup: :ksschk:
t.
Bài viết: 1214
Ngày tham gia: Thứ bảy 08/12/18 06:03

Re: Sổ Tay Mười bảy-Mười Ba

Bài viết bởi t. »

:flwrhrts: :flower: :flwrhrts:

dạ, chị. em là tt. ngày xưa, chị quyến rũ mê hoặc em bằng những bài viết về nhạc cổ điển. luôn đọc bài chị viết, gắng tập nghe khi có dịp; nhưng, hình như, em chỉ chùng chình ở một trình độ nào đó thấp lè tè. vậy chứ, em cũng mạo muội viết một bài tặng chị mà chưa bao giờ gởi đến my idol :giggles: . nay, em làm gan, đăng vào đây như một lời cảm ơn đến my Mme Ngô. :kssflwr: :ksschk: .

*
v ư ơ n g. q u ố c. Â M. T H A N H
thương tặng Mme Ngô - người đã thắp lên trong em tình yêu âm nhạc cổ điển.

tôi lẫm chẫm bước vào lâu đài âm nhạc khi tâm hồn đã cày lên sỏi đá. một mảnh hồn bạc màu đặc quánh tạp niệm khiến độ thẩm âm bị đui chột đã lần mò đến khu vườn nghệ thuật chập chùng những giai điệu đẳng cấp - dòng nhạc cổ điển. và tôi hạnh ngộ Symphony No. 5 cùng Ludwig van Beethoven. để những nốt nhạc đài các thẩm thấu vào miền cằn cỗi ấy, tôi tự mềm mượt hồn mình bằng đoản văn hàm súc của E.T. A. Hoffmann về bản giao hưởng. chuỗi ngôn từ đầy thơ tính dắt tôi lên từng cung bậc cảm xúc được kết tủa từ một thế giới âm thanh diệu kỳ:
"...Ánh sáng rực rỡ chiếu xuyên qua màn đêm thăm thẳm, và lúc ấy ta mới nhận ra bóng tối khổng lồ đang lắc lư tới lui đã bao trùm lên ta, huỷ diệt mọi thứ bên trong ta chỉ trừ nỗi đau của niềm khắc khoải vô tận – cái khắc khoải mà trong đó mọi sự khoái lạc ngân lên trong cung bậc hân hoan đều bị dìm xuống và chết lịm, và chỉ qua nỗi đau ấy – cái thống trị nhưng không huỷ diệt tình yêu, hy vọng và niềm vui – ngực ta như muốn nổ tung bởi hơi thở dồn dập trong những hoà âm tràn ngập âm thanh của niềm đam mê, chúng ta bám lấy cuộc sống và trở thành người nắm giữ linh hồn..." (E.T.AHoffmann, nguyệt san Allgemeine musikalische Zeitung).

trước khi mạnh dạn lắng hồn vào những chương nhạc kiêu sa đậm màu u uẩn, tôi còn cẩn thận rưới lên tâm mình những vần thơ nghẹn ngào của Nguyễn Lương Vỹ, bài thơ Âm Nhạc , mà ông đã *viết trên nền nhạc Symphony 5 của Beethoven*
Âm nhập cốt.
Âm binh phiêu hốt tiếng tru.
Ta tru một kiếp cho mù mắt.
Mù lệ đề thơ để nhớ đời.
À ơi ! Rượu đỏ hoàng hôn tắt.
Ta dắt hồn ta túy lúy chơi !

nhịp điệu bài thơ thảng thốt bàng hoàng vỡ vụn trong tôi chuyến tàu định mệnh cay nghiệt mà Beethoven phải hứng chịu: bị khiếm giác khi đang ở đỉnh cao của sự nghiệp. dường như niềm u hoài này được ông ít nhiều gởi gắm nơi Symphony 5.

ngôn ngữ âm nhạc sẽ rỡ ràng hơn nếu thấu hiểu ngọn ngành cấu trúc của bản giao hưởng? thế là tôi lại mon men vào wiki đọc. Symphony 5 tựa bài luận văn âm thanh gồm bốn chương nhạc với phần mở bài, thân bài và kết luận: chương một dưới dạng sonata theo nhịp alegro con brio, chương hai adante con moto & chương ba scherzo. allegro chậm rãi trữ tình, chương bốn allegro kết thúc bằng nhịp điệu hân hoan cô đọng...diễn cảm bốn giai đoạn: sợ hãi, tuyệt vọng, chiến thắng, sau cùng, ngợi ca cuộc sống mến yêu. những thanh âm nguyên sơ được nhà soạn nhạc phù phép theo những quy luật nhất định lúc dày lúc mỏng, lúc dồn dập trúc trắc lúc êm dịu mượt mà, lúc hùng tráng lúc bi ai đã chuyên chở một thông điệp đặc thù đến nhân loại: ca ngợi cuộc chiến của loài người chống lại định mệnh đang gõ cửa. tốc độ, màu âm, nhịp điệu và sắc thái của bản giao hưởng cổ điển được vận hành uyển chuyển và biến hoá không ngừng bàng bạc một chủ đề: tiếng gõ cửa của định mệnh.

khi nghe nhạc trưởng GerardSchwarz diễn tả ông đã trao linh hồn cho từng nốt nhạc thượng thặng Beethoven như thế nào tại khan academy university, sắc màu của âm nhạc giao hưởng bỗng rực sáng trong tôi. ví dụ, ở chương đầu, sau bốn nốt với motif ngắn-ngắn-ngắn-dài được chơi cực mạnh (ff-fortissimo) hai lần, khúc nhạc kế tiếp dành cho piano (p)- cực nhẹ nên bị chìm lĩm. vì thế, nhiều nhạc trưởng đã thay haft note với fermata bằng một extra bar. nhưng Gerard không như thế, ông muốn thể hiện màu nhiệm Beethoven đến từng tiết tấu nhỏ nhặt bằng cách "hold that second fermata intensity; come up, release and bounce", và khi ông "bounce up, the second violins know to begin". nghe xong, tôi mường tượng đến một bức tranh vẽ bằng những nốt nhạc liêu trai về định mệnh dữ dội chợt nhẹ tênh qua sự an bài.

thế rồi, tôi cũng *đi qua* huyền thoại Symphony No. 5 để rụt rè thưởng thức những tiết nhạc trí thức cao sang như chuỗi tư tưởng cao thượng và niềm cảm xúc nồng nhiệt, ngập ngừng liên tưởng khúc độc tấu bi ai da diết của oboe ở cuối chương một đến số phận con người... có lẽ đoản văn Hoffmann, lời thơ Lương Vỹ, bài viết wiki và phân tích Gerard đã giải mã hộ tôi những thanh âm quyền quý ấy. đến khi nào tôi mới có thể hoan lạc trong vương quốc âm thanh tinh tuyền mà không phải nhờ đến sự *chuyển ngữ* của văn chương?

https://thuvienhoasen.org/a24041/nguyen ... o-ngan-dai
https://vi.wikipedia.org/wiki/Giao_h%C6 ... Beethoven)
https://www.dkn.tv/van-hoa/nghe-thuat/g ... -tham.html
Hình đại diện
NTL
Bài viết: 1387
Ngày tham gia: Chủ nhật 17/05/15 14:20

Re: Sổ Tay Mười bảy-Mười Ba

Bài viết bởi NTL »

*
:thanks:

Hi t.
Chị nú đang vướng vào vòng sinh diệt trong ngũ uẩn nhà phật t.ơi, ngó chừng rắc rối minh mông quá.
Bữa nay buông xả chút nẹo cho... tỉnh người !

Văn chương nghệ thuật hử ? Hổng khó đâu, vì văn chương nghệ thuật là cảm nhận, cảm rồi nhận trong nghĩa thích trước cái đã, xong phân tách tìm hiểu sau. Theo nhà phật, thích là hạnh duyên tức duyên lành - khi duyên hổng lành thì dửng dưng (vô duyên) thậm chí còn ghét tới đào đất đổ đi hổng hết (nghiệp duyên) -
Văn chương nghệ thuật thoạt tiên chỉ nhằm giải trí lúc rảnh rỗi, con người còn phải lao động hộc xì dầu kiếm sống.
Thức ăn tạo năng lượng (thay thế lẫn dự trữ) nhằm mục đích sanh tồn, sống mạnh khỏe hổng có ghẻ. Chừng sống chắc rồi, con người bèn "phởn", upgrade thức ăn, nhằm thoả mãn ngũ giác (thị, vị, khứu, thính, xúc). Món ăn thinh không mang tiếng "chảnh", trong nghĩa "bảnh tỏn" giựt le.

Thực phẩm tiến hoá miết tới nảy sanh hơi hướm đấu tranh giai cấp. Ăn để sống (lượng) là ăn cách tầm thường, ăn để thoả mãn ngũ quan (phẩm) mới là ăn biết cách. Ăn trở thành đạo đấu tranh. Tranh đấu thành công dẫn đến việc upgrade giai cấp - từ lao động qua trung lưu, tiến tới thượng lưu, may mắn thêm còn bước thẳng luôn vô qúi tộc -

No nê xong, vật chất lăn ra ngủ. Tinh thần đứng liền lên đòi quyền sống, la làng rằng mình cũng đói nên cũng cần ăn.
Nhưng "ăn để sống" khởi sự một chập, rồi cũng bảnh tỏn màn lượng phẩm, thức ăn tinh thần cũng trở thành đạo, cũng upgrade giúp thay đổi giai cấp y chang. Mà rồi... thức ăn tinh thần hổng chỉ dừng ở ngưỡng thượng lưu, nhưng được đà tiến luôn tới.. trí tuệ.
Sau cùng thì... thức ngon vật chất là biểu tượng thượng lưu. Thức ngon tinh thần mới là biểu tượng của trí thức.
Khổ cái... vật chất chình ình bên ngoài, dễ thấy nên dễ sắp hạng. Tinh thần tiềm ẩn bên trong thành hổng biết đâu lần, bảng sắp hạng hổng thể "nhứt trí", mạnh ai nấy hô khẩu hiệu theo ý mình, để rồi thường khi đã sanh... cãi lộn !

Kinh nghiệm riêng tràn trề t.ôi. Do gốc gác bần hèn, chị nú chỉ ưng chọi loong bắn ná, cơm chan nước luộc rau trộn tép vụn, nhưng hổng biết khổ biết nghèo, bị chung quanh ai cũng y chang.
Rồi cách nào đó, dòng đời cứ thủng thẳng chảy xuôi... hổng đấu hổng tranh, cũng hổng chuẩn hổng bị chi ráo, vậy mà thinh không lọt thẳng vào ngưỡng cả thượng lưu lẫn trí thức, khổ quá khổ. Tốn tiền bạc, tốn thời giờ, còn tốn cả năng lượng trong học tập để thay đổi gốc rễ !
Sẽ suy nghĩ rồi viết tiếp heng...
:chatgroup:

......
Make the long story... short !
t.
Bài viết: 1214
Ngày tham gia: Thứ bảy 08/12/18 06:03

Re: Sổ Tay Mười bảy-Mười Ba

Bài viết bởi t. »

:flwrhrts: :flower: :kssflwr:
Hình đại diện
NTL
Bài viết: 1387
Ngày tham gia: Chủ nhật 17/05/15 14:20

Re: Sổ Tay Mười bảy-Mười Ba

Bài viết bởi NTL »

*

Bản chất của thức ăn vốn hiền lành lương thiện trong mục đích cứu trợ, cả vật chất lẫn tinh thần.
Mà thiếu hiền-lương nên tâm người dễ sanh động vọng. Lúc đói khát cái chi bỏ miệng cũng ngon tất, chừng no nê rồi phởn, bưng đám thức ăn thức uống xếp theo giai cấp, làm màn tưng bừng khí thế đấu tranh.

Phân chia giai cấp xã hội, thoạt tiên có lẽ chỉ với mục đích nhơn văn, hầu định hướng tầm vóc sở thích theo cấp độ xã hội. Nhưng lâu dài về sau, tiến hóa xã hội đã dẫn đến việc định phẩm giai cấp cốt so sánh hơn thua. Thức ăn thinh không nhuốm mùi cao thấp : ăn để sống là thấp, ăn để hưởng mới cao ! Đấu tranh bình đẳng chỉ là lý thuyết đãi buôi, thực tế cuộc đời là định vị chỗ đứng, cao nhiêu tốt nhiêu, trong bực thang giai cấp xã hội !

Tâm con người triền miên động đậy theo khát vọng. Khát vọng tích cực giúp con người tiến ra trước, bước lên cao. Hổng khát đồng nghĩa dậm chơn tại chỗ, sẽ bị bỏ lại, bị tách rời, sẽ cô-đơn cô-độc cô-liêu, cô tùm lum tá lả rồi xìu xìu ển ển !
Nhưng hổng khát vọng, cứ bình thản lửng lơ thì cũng hổng sao, hổng độc địa cho bằng khát vọng tiêu cực. Khát tiêu cực là cái khát triền miên ra ngoài khuôn khổ, lắm khi "vượt ngưỡng", uống chi, uống nhiêu cũng hổng hết khát.
Đây là cái khát vô song vô vọng, dể biến thành dục. Khát dục là vọng tưởng khó kiềm chế nên thường tạo khổ đau. Khổ từ tâm trồi dần ra ngoài, la làng than thở giúp vui chúng sanh lối xóm, rằng trời ơi dục có vọng cao vọng xa chi đâu mà mộng hổng chịu thành dùm cái (thượng đế hỡi có thấu... chúa phật ơi có hay...) bla bla bla...

Nú tui nói vậy vì đang học triết lý phật pháp heng. Thiệt ra chuyện biến thể thức ăn thức uống là chuyện của đám thiếu học hay tuy có học, nhiều là khác, mà hổng tiêu.
Học ở đây hổng phải lý thuyết lượng tánh của chữ nghĩa nạp vào từ trường từ lớp, nhưng là phẩm tánh hấp thu được trong giao tiếp xã hội, đế uyển chuyển áp dụng vào trường đời, sao cuộc sống ý nghĩa hơn - cho riêng mình, nếu dư ra chia cho lối xóm lấy thảo !

Thì tui đang đứng xớ rớ trong dòng đời tĩnh lặng, thinh không được/bị bưng thẳng vô giới cả thượng lưu lẫn trí thức. Trời thần ơi, cuộc hành trình chẳng hứng khởi cũng hổng ý nghĩa. Mảnh linh hồn ngu ngơ ngốc nghếch, cứ sau mỗi bận "tiếp cận, tiếp xúc, tiếp thu, tiếp quản..." những điều lạ lẫm tới hiểu hổng ra, hổng tới, là y phép rối tung lên.
Tui đang hồn nhiên vui sống, thinh không sanh khắc khoải ưu tư, khả năng giao tiếp xã hội đang bình thản vô tư, ngẫu nhiên thành trật nhịp lạc điệu, vì đã thiếu hẳn kiến thức thường nhựt cần phải có trong giai cấp mới !

Khổ cực còn hơn chó, muốn tru cho hạ hoả mà hổng dám, ngại phú lít mang xe cây tới nhà, đẩy vô viện dưỡng trí dưỡng tâm cho tỉnh người - rồi mất công ông nọ bưng cơm với nước luộc rau trộn tép vụn, mần màn tiếp tế dưỡng nuôi linh hồn đi lộn chổ -
:trshnkrchf:
..................
Make the long story... short !
Trả lời

Quay về “Giải trí”