Thích Minh Tuệ

Hình đại diện
nắng thủy tinh
Bài viết: 3581
Ngày tham gia: Thứ sáu 15/05/15 06:14

Thích Minh Tuệ

Bài viết bởi nắng thủy tinh »

Cổ nhân có câu:
"Có thực mới vực được đạo.”

Nhiều người cho rằng chữ “thực” trong câu trên có nghĩa là “ăn uống”, hiểu đơn giản là bao tử có đầy thì đầu óc người ta mới nghĩ đến những điều thiêng liêng, tâm trí mới hướng đến những thứ cao siêu huyền nhiệm (chẳng hạn như kiếp sau ở một tầng trời nào đó). Bởi vậy, lấy lý do “vực” đạo Phật, rất nhiều sư thầy đã kêu gọi Phật tử cúng dường tài vật cho họ để họ hoằng dương đạo pháp: xây lên những chùa to phật lớn, thành lập ban truyền thông để gây dựng tiếng tăm, sức ảnh hưởng.

Để tạo động lực cho Phật tử cúng dường, nhiều sư thầy đã dùng đến một công cụ rất vi diệu, đó là PHƯỚC ĐỨC - một thứ vô hình. Họ bảo rằng: quý vị càng cúng dường nhiều (nhất là tiền chẵn) cho các sư thầy thì càng tăng trưởng phước đức, con cháu quý vị sẽ vinh hiển, đời sau của quý vị sẽ giàu sang, sung sướng.

Trong một cộng đồng những vị họ Thích ngày nay, mà hầu hết đều thích nhận tiền, bỗng đâu xuất hiện một ông Thích Minh Tuệ từ chối nhận tiền! Ông đã gây nên một hiện tượng lạ trên MXH.
Hình ảnh
Ông Minh Tuệ tự nhận mình là một người “tập học” theo Phật Thích Ca. Ông xem Phật Thích Ca là thầy và cũng xem giới luật là thầy. Ông không nhận mình là sư hay thầy của ai, không nhận đệ tử hay thị giả, không chủ động giảng đạo lý cho bất cứ ai.

Vì không thọ y bát từ nhà sư nào nên ông Minh Tuệ không mang bộ y bát giống một nhà sư mà ta thường gặp, thay vào đó, ông đắp một mảnh vải to được chắp vá từ những mẩu vải vụn mà người ta vứt đi và ôm cái ruột nồi cơm điện. Ông cứ đi lang thang từ tỉnh này sang tỉnh khác, ngủ trong nghĩa địa, không nhận tiền của bất cứ ai mà chỉ nhận một lượng đồ chay đủ dùng cho một bữa ăn duy nhất trong ngày. Ông đi như vậy được 6 năm rồi.

Trên mạng có thông tin nói rằng ông từng vào chùa tu, nhưng sau một thời gian ngắn thì ông rời chùa vì thấy bản thân KHÔNG HỢP với PHÁP TU ở đó. Tôi gọi tắt là ông “TU KHÔNG HỢP PHÁP”.

Trong một xã hội toàn những người lưng gù thì kẻ lưng thẳng mới là người khuyết tật. Trong một xã hội mà ai cũng “thích nhận tiền” thì kẻ từ chối nhận tiền bị coi là “thằng ba trợn”. Ông Minh Tuệ đã bị nhiều nhà sư và đệ tử của họ chỉ trích, hàng loạt cái sai trong pháp tu của ông được họ đem ra kể. Tôi đã tổng hợp được một số điều mà họ cho rằng ông Minh Tuệ đang tu sai:

1. Ông Minh Tuệ không phải là nhà sư mà lại nhận đồ cúng dường

Chính vì cái sự “TU KHÔNG HỢP PHÁP” của ông nên page Phật Giáo Việt Nam (có tick xanh) đã lên một bài viết khẳng định ông Minh Tuệ không phải là tu sĩ Phật giáo.

Bản thân ông Minh Tuệ chưa bao giờ thừa nhận mình nhận đồ “cúng dường” từ ai, mà ông chỉ đi khất thực (ăn xin). Tôi đã xem nhiều clip về ông trên mạng nhưng chưa thấy ông xin của ai thứ gì, mà chỉ thấy người ta tự nguyện mang đồ tới cho ông.

2. Ông Minh Tuệ không phải là nhà sư mà lại lấy pháp danh họ Thích

Theo hiểu biết hạn hẹp của tôi thì không hề có luật nào cấm người ta tự đặt pháp danh cho mình. Thậm chí trên cõi mạng, dân chúng con ưu ái “tặng” thêm pháp danh cho các vị sư họ Thích như: Thích Chuyển Khoản, Thích Cúng Nhà, Thích Hiến Kế…

3. Ông Minh Tuệ chọn lối tu “khoe hình ảnh” để nhận được sự tôn kính của mọi người

Chúng ta gần như không thấy những vị tu sĩ nổi tiếng ở VN đi bộ ngoài đường, nếu cần ra đường, họ thường khiêm tốn ẨN MÌNH trong xe Mec hoặc Audi. Tôi đoán là những vị này đang thực hành lối ẨN TU. Ngược lại, ông Minh Tuệ không phải là nhà sư nhưng lại chọn lối tu “khoe hình ảnh”: đầu trần chân đất đi bộ khất thực từ Nam ra Bắc. Ngày xưa, Đức Phật cũng đã chọn lối tu “khoe hình ảnh” như thế.

Trong một clip trên mạng, ông Minh Tuệ từng tâm sự rằng ông đi để những phiền não trong tâm ông khởi lên để ông “tập chánh niệm.”

4. Ông Minh Tuệ vẫn còn tâm phân biệt, không dễ dãi trong việc nhận đồ khiến Phật tử phiền lòng

Tôi biết có nhiều vị sư ở VN đi khất thực theo lối “ẩn tu” kín đáo: họ chỉ đi trong khuôn viên chùa (tất nhiên là ban truyền thông của chùa đã thông báo trước thời gian, địa điểm các thầy sẽ đi khất thực lên MXH để Phật tử biết mà đến cúng dường cho đúng giờ). Những vị sư này không có tâm phân biệt, họ nhận mọi thứ mà Phật tử cúng, nếu họ cầm không hết thì chuyền cho đệ tử đi cùng cầm giúp. Ngược lại, ông Minh Tuệ không nhận tiền mà chỉ nhận một lượng đồ chay đủ dùng cho một bữa ăn duy nhất trong ngày. Chính vì việc này mà ông Minh Tuệ bị một số người chỉ trích là đã tu theo Phật rồi mà còn giữ cái tâm phân biệt. Không những thế, có những người mang đồ chay đến cho ông mà ông không nhận, có nài nỉ mấy ông cũng không nhận, vì hôm đó ông đã thọ thực rồi. Theo quan điểm chủ quan của tôi, những ai nài nỉ ông nhận thêm đồ chính là đang dùng cái tâm tham phước đức của mình để phá cái hạnh tu của ông.

5. Ông Minh Tuệ tổn phước vì khiến người ta cãi nhau vì pháp tu của ông

Có một sư thầy cho rằng “mình tu mà khiến người ta cãi nhau là mình tổn phước”.
Phật nói có tám vạn bốn ngàn pháp tu, tôi không rõ trong đó có pháp nào tu theo “miệng đời” hay không, chỉ biết rằng điều ngu ngốc nhất là cố làm vừa lòng tất cả mọi người.

Tu là sửa mình để bớt tham-sân-si, nhưng nhiều vị sư hiện nay, họ sửa mình cho khớp với cái tham-sân-si của thiên hạ để dĩ hòa vi quý, để vuốt ve cái tâm tham và tâm si của Phật tử, để Phật tử vui vẻ mang tài vật tới cúng chùa thật nhiều. Tôi không nói họ tu sai hay tu hú, mà là “tu dữ chưa”.

6. Ông Minh Tuệ tu ích kỷ, chỉ tu cho mình


Ông Minh Tuệ xưng “con” với tất cả mọi người. Ông không nhận mình là sư hay thầy của ai nên ông không có trách nhiệm hoằng dương đạo pháp. Theo hiểu biết thiển cận của tôi, khi Đức Phật chưa giác ngộ, ngài không hoằng pháp cho ai cả. Làm sao Phật có thể dạy cho người khác về từ bi hỷ xả, vô ngã, vị tha… nếu tâm ngài chưa đạt đến trạng thái đó? Ngày nay, có rất nhiều sư thầy đã dạy cho người khác làm điều đó. Liệu họ có thực hành thứ đạo lý mà họ giảng hay không thì mọi người có thể tự quan sát và rút ra câu trả lời. Nhưng tôi tin rằng người ta không thể cho thứ mà họ không có.

7. Ông Minh Tuệ tu ép xác nghĩa là đi sai con đường trung đạo của Phật

Có người hỏi ông Minh Tuệ rằng sao thầy có thể ngồi được lâu như vậy (ý hỏi rằng sao ông có thể thực hiện được hạnh ngủ ngồi suốt cả đêm). Ông đáp rằng người đã xả đi nhiều phiền não thì mới ngồi được lâu, còn người nào trong lòng vẫn còn nhiều phiền não mà cố ngồi thì sẽ thành ép xác.

Trong chuyến hành trình của ông Minh Tuệ, có một số vị sư đã tháp tùng cùng ông, nhưng họ không theo được tới cùng. Trong một clip trên mạng, tôi thấy có một vị sư trẻ đi chân đất cùng ông được một ngày thì chân đã phồng rộp, không theo được nữa, riêng ông Minh Tuệ thì chân vẫn bước thoăn thoắt, miệng vẫn mỉm cười. Trên khuôn mặt ông không hề có vẻ đau đớn cực khổ một người đang bị “ép xác”.

Khái niệm “ép xác” hay “trung đạo” rất mơ hồ và tương đối. Đối với tôi, máy lạnh chỉnh 30 độ là vừa phải, còn với người bạn đồng nghiệp là 28 độ. Đối với người có mức thu nhập bèo bọt như tôi thì đi xe máy là trung đạo, còn đối với những sư thầy vang danh thiên hạ có hàng trăm tỉ trong tài khoản ngân hàng thì đi Mec hay Audi là trung đạo. Đối với người bình thường thì hạnh ngủ ngồi là một cực hình, còn đối với ông Minh Tuệ thì việc đó không khó. Trung đạo không hề có tiêu chuẩn. Ai cũng có thể tự cho mình là sống trung đạo. Không thể đem cái trung đạo của người này áp đặt lên người kia rồi phán xét người kia là khổ hạnh, ép xác.

Cá nhân tôi có cái nhìn rất tích cực về ông Minh Tuệ, hình ảnh của ông đã truyền cảm hứng cho tôi rất nhiều khi thực hành tâm nhẫn trong công việc. Một người “tập học” theo Đức Phật, chưa làm gì lỗi đạo thì đáng được tán thán, chứ không đáng bị gọi là “thằng ba trợn” (như một vị “nhân tài đất Việt thời kỳ hội nhập quốc tế” đã gọi). Nhờ những Youtuber và đoàn Phật tử đã đi theo ông Minh Tuệ suốt ngày đêm mà người ta biết được ông tu tinh tấn cỡ nào. Trước đây, tôi không tin có người thực hiện được hạnh ngủ ngồi suốt nhiều ngày liền và cho rằng đó chỉ là chuyện bịa ở trong kinh. Giờ đây, điều đó đã có người làm được một cách nhẹ nhàng. Trước đây, người ta chỉ nghe giảng về buông xả, vô ngã qua miệng các nhà sư, thì giờ đây bỗng có người “dám” đem điều đó ra thực hành, cả xã hội ồ lên nhận ra thế nào là “thực hành”, và bọn tu mõm thì nhảy sồn sồn. Nhờ có ngắn, người ta mới biết thế nào là dài. Nhờ có bầu trời đêm, người ta mới thấy được các vì sao. Nhờ có bọn tu mõm, người ta mới biết được thế nào là một người “tập học” theo Phật.

Tôi hiểu chữ “thực” trong câu “Có thực mới vực được đạo” có nghĩa là “thực hành”. Phật pháp bị mạt phải chăng là do người ta mải rao giảng Phật pháp mà không chịu thực hành. Theo tôi, chỉ có thực hành đạo pháp mới mong vực dậy được đạo pháp.

Có người cho rằng cái hạnh của mỗi người mỗi khác, có thầy chọn hạnh thuyết pháp thì cả cuộc đời thầy chỉ chuyên tâm dành cho thuyết pháp thôi (chứ không thực hành), có người chọn hạnh hành pháp thì cuộc đời họ chuyên tâm hành pháp. Tôi không đồng tình với quan điểm này, vì nếu có quá nhiều nhà “tu” theo hạnh “thuyết pháp” (như bây giờ) thì đến một lúc nào đó người ta sẽ đánh đồng thầy chùa với thầy Huấn.

Thành ngữ có câu “Chiếc áo làm nên thầy tu”. Hiện nay, ngay cả những vị mặc áo cà sa kiếm được cho mình một tờ A4 có đóng mộc đỏ của giáo hội (TU HỢP PHÁP), làm trụ trì mười cái chùa cũng chưa chắc là thầy tu thật sự. Tu là điều cần “thực hành” chứ không cần cái mộc của giáo hội hay một trang fb có tick xanh xác nhận.

Tóm lại, tôi viết bài này không mong thay đổi bất kỳ ai, mà chỉ vì ngứa mồm nên phải nói, bởi đời ai người nấy quyết, tôi có quyền gì mà can thiệp. Có người chọn tu theo con đường trung đạo, có người chọn tu theo con đường âm đạo. Dù sao cũng chúc mọi người hạnh phúc và tinh tấn với con đường mà mình đã chọn. A di đà lạt!



Thái Đức Phương
13 tháng 5

https://spiderum.com/bai-dang/Ban-ve-7- ... pB9nbYH6ZQ

nguồn:
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20273
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Bàn về 7 cái sai trong pháp tu của ông Minh Tuệ

Bài viết bởi Hoàng Vân »



:allright2: :giggles:


theo anh được nghe giảng, thực đây không phải là thực (đồ ăn) trong thực phẩm, ẩm thực, thực khách ... vv ...

mà là thực / thật / thiệt như trong thực hành, thực chất, trung thực, thực lực ... vv ...

:flwrhrts:



Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20273
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Bàn về 7 cái sai trong pháp tu của ông Minh Tuệ

Bài viết bởi Hoàng Vân »





đem bài này về từ Spiderum ... :giggles: :allright: ...




thêm những video tìm trong bài











Hình đại diện
nắng thủy tinh
Bài viết: 3581
Ngày tham gia: Thứ sáu 15/05/15 06:14

Re: Bàn về 7 cái sai trong pháp tu của ông Minh Tuệ

Bài viết bởi nắng thủy tinh »

Hoàng Vân đã viết: Thứ sáu 24/05/24 12:38


:allright2: :giggles:


theo anh được nghe giảng, thực đây không phải là thực (đồ ăn) trong thực phẩm, ẩm thực, thực khách ... vv ...

mà là thực / thật / thiệt như trong thực hành, thực chất, trung thực, thực lực ... vv ...

:flwrhrts:



Chúc mừng anh Hoàng Vân đã thoát ly được bà cô - vi lắm chiêu :D :cafe: :flwrhrts: :flwrhrts: :flwrhrts: :bravo:

Trước giờ N cứ tưởng "thực" là ăn không hà :lol: , đọc xong bài châm biếm trên mới biết : thực là thực hành đó anh Hoàng Vân hihi.

Mấy ngày nay đúng là náo loạn mạng xã hội, chiều tối đi làm về là N lên xem Youtube để xem chuyện sư Minh Tuệ đến đâu rồi. Nhìn "tăng đoàn" (nghe họ gọi vậy) ngày càng đông càng nhiều nhưng một hồi thì chắc sẽ có người bỏ cuộc không đi nổi, nhưng lại sẽ có người mới gia nhập. Không biết chuyện tương lai ra sao.... nhưng xem một hồi sao thấy giông giống phim Tôn Ngộ Không ghê. Đọc cmt họ viết mà tức cười. Họ nói Tôn Ngộ Không là các ông Youtube. :mrgreen:

Thấy mấy ngày trước nhóm ni cô đạo Nhân Quả gì đó, nói chuyện không mạch lạc, giải thích gì mà không rõ ràng câu cú gì cả, nhìn các sư cô này (nói mang tội), tự dưng nhớ lại như trong phim quá, các yêu tinh nhền nhện, phá sư đồ Đường tăng thỉnh kinh.... :D :bow1:
Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5483
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Cực nóng một Cao Nhân đã lên tiếng bảo vệ Thầy MINH TUỆ đề nghị cấm cúng dường chùa thuộc GHPG

Bài viết bởi Bạch Vân »

          







          
Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5483
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

BÀI GIẢNG CÔNG GIÁO CHẠM ĐẾN TRÁI TIM | CHA PHẠM QUANG HỒNG CHIA SẺ VỀ THẦY MINH TUỆ ĐI TÌM KHỔ HẠNH

Bài viết bởi Bạch Vân »

          








          
Hình đại diện
nắng thủy tinh
Bài viết: 3581
Ngày tham gia: Thứ sáu 15/05/15 06:14

Cựu giới chức Học Viện Chính Trị chỉ trích những người theo chân sư Thích Minh Tuệ

Bài viết bởi nắng thủy tinh »

QUẢNG TRỊ, Việt Nam (NV) – Một ngày sau khi có tin một ông Việt kiều Mỹ chết khi đi cùng đoàn bộ hành của sư Thích Minh Tuệ, các báo ở Việt Nam bắt đầu đăng bài chỉ trích những người theo chân nhà sư thực hành hạnh đầu đà.

Theo báo Dân Việt hôm 31 Tháng Năm, ông LTS, 47 tuổi, Việt kiều Mỹ, bay từ Mỹ về Việt Nam tham gia đoàn người đi theo nhà sư Minh Tuệ.

Hình ảnh
Nhà sư Thích Minh Tuệ (hàng đầu, bên trái). (Hình: Dân Việt)

Sau ba ngày, khi đi qua huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị, ông S. ngất xỉu do bị sốc nhiệt.

Hôm 30 Tháng Năm, ông này được đưa đi cấp cứu tại bệnh viện Trung Ương Huế nhưng không qua khỏi.

Các bác sĩ xác nhận cái chết của ông S. là do sốc nhiệt dẫn tới tổn thương não.

Sau sự việc này, báo Dân Việt dẫn bình luận của ông Lê Quý Đức, cựu phó viện trưởng Viện Văn Hóa Và Phát Triển, Học Viện Chính Trị Quốc Gia Hồ Chí Minh: “…Hiện tượng nhiều người đi theo ông Thích Minh Tuệ, chọn lối tu theo hạnh đầu đà là không nên khuyến khích. Sự sống là cái đích cuối cùng của con người, nếu sinh mệnh không còn tồn tại thì mọi thứ khác đều trở nên vô nghĩa. Khi quá nhiều người đi hành khất, không ai quan tâm tới lao động, sản xuất, xã hội này rồi sẽ đi về đâu? Ai sẽ là người cung cấp lương thực, nhu yếu phẩm cho họ?”

Ông Đức cũng đưa ra lời khuyên rằng “mỗi người nên tự ý thức về việc mình làm” và không nên coi đó [ông Thích Minh Tuệ] là việc làm truyền cảm hứng.”

Phát ngôn của ông Lê Quý Đức khiến người ta nhớ lại vài ngày trước, ông Lê Kiên Thành, con trai ông Lê Duẩn, cựu tổng bí thư CSVN, đăng đàn “cà khịa” nhà sư Thích Minh Tuệ về chuyện tu hạnh đầu đà thì “ai trồng lúa cho ăn,” “ai dệt vải cho mặc” và “ai giữ bình yên cho đi khất thực.”

Sau khi bị công luận chỉ trích kịch liệt trên trang cá nhân, ông Thành đã phải xóa bài đăng.

Trong một diễn biến khác, Quảng Nam được ghi nhận là tỉnh đầu tiên phát đi công văn yêu cầu không để xảy ra tình trạng “tập trung đông người, gây cản trở, ảnh hưởng an toàn giao thông, gây phức tạp về an ninh trật tự” khi nhà sư Thích Minh Tuệ đi qua.

Ông LTS, Việt kiều Mỹ, được đưa đi cấp cứu tại bệnh viện Trung Ương Huế nhưng không qua khỏi. (Hình: Dân Việt)
Từ nhiều năm qua, nhà sư Thích Minh Tuệ thực hiện phương pháp tu tập hạnh đầu đà, đi qua nhiều tỉnh thành. Theo các đoạn video clip phát trên mạng xã hội, có ít nhất 50 người đi theo ông tập hợp thành một đoàn, trong đó có nhiều TikToker, YouTuber.

Theo báo Người Lao Động hôm 30 Tháng Năm, công văn do ông Hồ Quang Bửu, phó chủ tịch tỉnh Quảng Nam, giao công an nhiệm vụ “không để xảy ra tình trạng tập trung đông người, gây cản trở, ảnh hưởng an toàn giao thông, gây phức tạp về an ninh trật tự khi ông Thích Minh Tuệ qua địa bàn.”

Ngoài ra, văn bản nêu trên nhấn mạnh mục tiêu “không để các thế lực xấu lợi dụng, xúi giục, lôi kéo gây mất đoàn kết tôn giáo và vi phạm pháp luật.” (N.H.K) [qd]

nguồn: https://www.nguoi-viet.com/viet-nam/cuu ... -minh-tue/
Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5483
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Sư Thích Minh Tuệ và cuộc cách mạng Phật giáo ở Việt Nam

Bài viết bởi Bạch Vân »

          




          
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20273
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Hành giả Thích Minh Tuệ dừng đi bộ khất thực, lý do khiến nhiều người tiếc nuối

Bài viết bởi Hoàng Vân »






  • Hành giả Thích Minh Tuệ dừng đi bộ khất thực,
    lý do khiến nhiều người tiếc nuối

    Gia Hân • 15:16, 03/06/24




              

    Ông Thích Minh Tuệ nói 'chưa từng nhận là tu sĩ, bởi thấy cảnh giới đạo đức chưa đạt'.

              

    Sau khi trao đổi với nhà chức trách, hành giả Thích Minh Tuệ (tên thật là Lê Anh Tú) đã "dừng việc đi bộ khất thực", theo Ban Tôn giáo Chính phủ.

    Trưa ngày 3/6, cổng thông tin của Ban Tôn giáo Chính phủ cho biết, sau khi một số người đi bộ theo ông Tú gặp vấn đề sức khỏe, cơ quan chức năng đã gặp gỡ, trao đổi về việc nhà nước tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người, chính quyền địa phương cũng tạo điều kiện để ông được đi bộ, tu hành theo ý nguyện, song cần bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe cho người dân và sự ổn định xã hội.

    Theo Ban Tôn giáo Chính phủ, ông Lê Anh Tú (Thích Minh Tuệ) sinh năm 1981, tại xã Kỳ Văn, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh, nơi đăng ký hộ khẩu thường trú tại thôn 6, xã Ia Tô, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai, hiện không có địa chỉ cư trú cố định, chưa làm căn cước công dân.

    Giáo hội Phật giáo Việt Nam khẳng định rằng, ông Lê Anh Tú không phải là tu sĩ Phật giáo, bản thân ông Lê Anh Tú cũng không nhận mình là tu sĩ Phật giáo, chỉ là công dân tu học theo lời dạy của Đức Phật.

    Trong hành trình đi bộ từ Bắc vào Nam, chiều qua ông Thích Minh Tuệ và đoàn người đã tới đường tránh Huế, đoạn qua phường Hương Hồ, TP Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Sau khi đi bộ được gần 20 km, đoàn người dừng chân nghỉ qua đêm tại một nghĩa trang ven đường. Cảnh sát giao thông đã hướng dẫn ôtô lưu thông qua quốc lộ 1, không vào đường tránh Huế để đảm bảo an toàn toàn cho đoàn người.

    Từ năm 2017 đến năm 2023, ông Lê Anh Tú tự tu, thực hành hạnh khất thực và đã 3 lần đi bộ từ Nam ra Bắc và ngược lại, trong suốt quá trình đó, việc đi lại của ông Lê Anh Tú diễn ra thuận lợi, không có khó khăn và không gây ảnh hưởng tới an ninh trật tự. Năm 2024 là lần thứ 4 ông Tú đi bộ xuất phát từ tỉnh Khánh Hòa, theo trục đường chính lên Cao Bằng - Hà Giang và hiện nay đang đi chiều ngược trở lại, hiện đã đến khu vực miền Trung.

    Tuy nhiên, trong hành trình trở về của lần đi bộ thứ 4 này đã xảy ra hiện tượng tập trung đông người đi theo ông Lê Anh Tú, điều này gây ảnh hưởng tới an ninh trật tự và cảnh quan môi trường.

    Đặc biệt là vào ngày 30/5, một người đàn ông trong đoàn người đi theo ông Thích Minh Tuệ có tên là Lương Thanh Sơn (trú tại Quận 1, TP Hồ Chí Minh) bị sốc nhiệt, suy đa tạng, xuất huyết tiêu hóa dẫn tới tử vong. Tiếp đó là ngày 2/6, có 2 người phụ nữ khi đi theo ông Tú và đoàn người đã bị sốc nhiệt, đuối sức, nằm gục trên mặt đường. Sau đó, các cơ quan chức năng đã kịp thời đưa đến bệnh viện để điều trị.

    Trước sự việc đáng tiếc trên, các cơ quan chức năng đã gặp gỡ, trao đổi với ông Lê Anh Tú, và ông Tú đã dừng việc đi bộ khổ hạnh khất thực.

    Trước đó, ông Lê Anh Tú cho biết bản thân từng có thời gian ngắn tu tập tại một ngôi chùa, được đặt pháp danh là Thích Minh Tuệ. Lâu nay ông chưa từng nhận là tu sĩ và bản thân cũng "cảm thấy chưa xứng đáng làm tu sĩ bởi cảnh giới đạo đức của mình chưa đạt". Ông muốn bộ hành trọn đời, mục đích "chỉ muốn thực hành những lời dạy của đức Phật và nhằm giúp hoàn thiện bản thân".

    Ông Thích Minh Tuệ chia sẻ thêm, những người đi theo ông không phải đệ tử của mình, nhưng nếu ai muốn đi theo thì ông cũng không cản. Nếu mọi người đi theo để tập bộ hành, rèn luyện sức khỏe, đi đứng thẳng hàng, giữ gìn an ninh trật tự thì tốt. Còn tập trung chen nhau xô đẩy để ghi hình, phát trực tiếp hoặc la lối lộn xộn thì không nên.

    Ông cho biết thời gian đầu đôi lúc mệt phải di chuyển bằng xe khách, bắt đầu từ năm 2020 đến nay, ông bộ hành tuyệt đối, chỉ di chuyển bằng đường thủy khi phải đi qua đò, qua sông. Đến nay, ông đã đặt chân tới gần như khắp mọi miền đất nước.

    Hơn 6 năm qua, ông Thích Minh Tuệ không liên lạc với gia đình bởi bản thân ông tu tập nên không dùng điện thoại. Dẫu vậy, ông luôn nhớ tới công ơn của cha mẹ qua lời cầu nguyện.




    Gia Hân tổng hợp
    https://www.ntdvn.net/hanh-gia-thich-mi ... 38447.html
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20273
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Cơ Trời

Bài viết bởi Hoàng Vân »







  • Cơ Trời
    Mạc Văn Trang
    3-6-2024





    Từ ngày 3/6/2024 ông Thích Minh Tuệ lại lui về ẩn tu. Như vậy có lẽ hợp lý, vì ông cũng bị phiền nhiễu quá mức và chính quyền cũng hết chịu nổi khi ngày càng có ngàn, vạn người dân hoan hỉ, thành kính đón chào ông như một lãnh tụ tinh thần chưa từng thấy… Nhưng sự xuất hiện của ông chỉ trong một tháng thôi, cũng đủ hoàn thành sứ mệnh lịch sử.

    Hiện tượng Thích Minh Tuệ diễn ra không ai biết trước, không ai chủ động tạo ra. Đó là một hiện tượng hoàn toàn TỰ PHÁT nhưng đủ hết các cơ duyên để bùng phát, lan tỏa như bão, lũ, chấn động xã hội và dư chấn rung động cả đến quốc tế.

    Tôi cứ nghĩ lan man, tại sao lại là lúc này? Có phải là Cơ Trời?



    1. Khi các “ma tăng” có quyền lực bảo kê, bộc lộ hết sự tha hoá trước cửa Phật và trước bàn dân thiên hạ

    Phải nói rằng, hơn 14 nghìn chùa, hơn 44 nghìn tăng ni trên khắp cả nước, cũng có những chùa giữ được tam bảo, có những sư, ni tu theo Chánh pháp của Phật.

    Nhưng những năm gần đây, ngày càng nhiều chùa, nhiều sư trong Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) đã bộc lộ rõ sư tha hoá, xa rời Chánh pháp của Đức Phật. Những hoạt động “dâng sao giải hạn”, “trục vong”, “phóng sinh”, “chiêm bái xá lợi tóc Phật”, “tổ chức khất thực, thu tiền của các Phật tử tại chùa”, kêu gọi “cúng dường” bằng đủ mọi thủ đoạn.

    Theo họ, thì không cần tu, không phải Phước sinh ra từ Đức mà cứ cúng dường là có phước, cúng càng nhiều phước càng lớn…Những clip “giảng pháp ba trợn”, những hành vi phản cảm của Thích Trúc Thái Minh, Thích Nhật Từ, Thích Chân Quang, Thích Nhuận Đức… lan truyền trên mạng xã hội, gây bức xúc ghê gớm, với những bằng chứng không thể chối cãi.

    Nhà thơ Trần Mạnh Hảo đã viết: “Với tiêu chí : ‘ĐẠO PHÁP – DÂN TỘC và CHỦ NGHĨA XÃ HỘI’ hiện nay của giáo hội Phật giáo quốc doanh, chùa chiền của Việt Nam đang thờ khẩu hiệu diệt tôn giáo của Karl Marx: TÔN GIÁO LÀ THUỐC PHIỆN CỦA NHÂN DÂN”. Và, thuốc phiện chính là thuốc độc, cần phải loại bỏ trong xã hội con người.

    “Trong xã hội XÃ HỘI CHỦ NGHĨA CỦA MARX, không có chỗ tồn tại của tôn giáo. Như vậy, Phật giáo chỉ còn là phương tiện để các thầy chùa quốc doanh hô hào chuyển khoản gọi là Thích chuyển khoản, Thích cúng dường, Thích cúng sao”…

    Nhà văn Phạm Lưu Vũ đã gửi THƯ NGỎ cho Hòa thượng Giáo chủ GHPGVN Thích Trí Quảng, nêu rõ sự “phá Đạo” của mấy sư và gay gắt hỏi: “Thượng Tọa” Thích Chân Quang vì cực Tham và cực Si, nên mới nhầm lẫn đến mức như thế. Chẳng lẽ các vị chư tôn đức ở bên trên, cũng “Si” như vậy cả hay sao? Mà không lên tiếng bảo vệ giáo lý của Đức Phật”?

    TS, nhà giáo Chu Mộng Long đã có bài viết “CẦN TRUY CỨU TRÁCH NHIỆM BAN TÔN GIÁO CHÍNH PHỦ”, kiến nghị Ban Kiểm tra TƯ Đảng CSVN và Bộ Công an hãy điều tra, xử lý Ban Tôn giáo Chính phủ về tội quản lý nhà nước về tôn giáo đã để xảy ra bao nhiêu chuyện bê bối của GHPGVN, làm nhân dân bức xúc hết chịu nổi.

    Vậy mà, GHPGVN và mấy “ma tăng” vẫn trơ như đá, vững như đồng!

    Bởi vì cái GHPGVN XHCN này tin rằng Hội của Đảng và Nhà nước, lại có lực lượng vô cùng hùng hậu. Nhiều người, cả người viết bài này, nhiều lúc thấy như vô vọng trước sức mạnh của mấy “ma tăng” lôi kéo được hàng triệu quần chúng u mê theo chúng.

    Theo số liệu thống kê của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, “cả nước có gần 45 triệu tín đồ quy y tam bảo, có 1002 đơn vị gia đình Phật tử và khoảng 44.498 tăng ni, hơn 14.775 tự, viện, tịnh xá, tịnh thất, niệm Phật”…

    Tất nhiên vẫn có nhiều nhà sư Chân tu, nhiều ngôi chùa “nghèo” mà giữ được Tam bảo: Phật, Pháp, Tăng, nhiều Phật tử tu theo Chánh Pháp. Nhưng tất cả những nhân tố tích cực ấy như ẩn cư, khép nép chìm vào tĩnh lặng trước đội quân hùng hậu trùng trùng điệp của mấy “ma tăng” trong GHPGVN.

    Sự mất niềm tin, bức xúc của nhiều người dân và phật tử đã lên đến đỉnh điểm, khát khao mong chờ một sự thay đổi…



    2. Sự xuất hiện của Thích Minh Tuệ “đủ chín” đúng lúc

    Trong bối cảnh nêu trên, bỗng xuất hiện Thích Minh Tuệ như ánh đuốc nhiệm màu, soi sáng căn hầm hỗn độn, mung lung u tối.

    Nhưng phải có một quá trình 6 năm gian khổ, âm thầm mới đủ “chín” để có một Minh Tuệ xuất hiện, chấn động nhân tâm như những gì đã thấy từ đầu tháng 5/2024 đến nay.

    Thích Minh Tuệ tên thật là Lê Anh Tú, sinh năm 1981 tại xã Kỳ Văn, huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh. Năm 1994, Tú cùng gia đình chuyển đến tỉnh Gia Lai sinh sống.

    Sau khi học hết phổ thông trung học, Tú đi nghĩa vụ quân sự. Khi xuất ngũ, Tú theo học Trường Trung cấp Lâm nghiệp Tây Nguyên, tốt nghiệp, Tú làm công tác đo đạc địa chính cho một công ty tư nhân tại tỉnh Phú Yên. Thời gian này Tú đã tìm hiểu Phật pháp trong sách, trên mạng và quyết định xin bố mẹ cho đi tu.

    Tháng 7 năm 2015, Tú xuất gia đi tu tại một ngôi chùa với pháp danh Thích Minh Tuệ. Sau 2 năm “thấy không hợp”, nên rời khỏi chùa, lên núi ẩn tu một mình trong hốc đá, ở núi Sạn (Nha Trang), hàng ngày đi khất thực.

    Sau đó thấy rằng mình cần phải đi ra thế gian để có cơ hội hiểu đời, hiểu mình, nên năm 2017 Minh Tuệ quyết định đi bộ hành từ Nam ra Bắc và ngược lại. Cho đến nay, đã đi bốn lần và ông đã đặt chân đến gần như khắp mọi miền đất nước, chỉ còn ba tỉnh Tây Ninh, Trà Vinh, Bến Tre là chưa tới.

    Thời gian đầu Minh Tuệ đi khất thực đầu trần, chân đất, nhưng Y phục, Bình bát vẫn giống như các sư ở chùa.

    Năm 2018, một người đi xe hơi, thấy một nhà sư đầu trần, chân đất đi dưới trời nắng, liền mời Thầy lên xe, Minh Tuệ vẫn xưng “TÔI”: Cảm ơn, TÔI đi bộ để rèn luyện…

    Tháng 5/2019, chị Vivian Phạm gặp Minh Tuệ ngồi thiền trên đèo Phadin, ông vẫn mặc áo vàng, nhưng đã xưng “Con”… Xem hình:
              

              
    Sau này Minh Tuệ mới dần dần đủ “chín” để xuất hiện vào tháng 5/2024 với đầy đủ Đạo hạnh của một bậc Chân tu lý tưởng, đáp ứng niềm khát khao mong cầu của thế gian trong xã hội đương thời.

    Tôi tin rằng, Thích Minh Tuệ đã đủ “chín” thì mới:

    – Không xưng “Thầy” (dù được gọi là Thầy), không xưng “Tôi” (như 2018), mà xưng “CON” (2019), nghĩa là buông bỏ cái NGÃ của mình xuống thấp hơn tất cả mọi người: “Con coi tất cả mọi người đều là anh em, cha mẹ, mọi người đều bình đẳng”… Tức là “Vô ngã”, đồng thể ngã với mọi chúng sinh. Còn hơn thế: ”Có ai mắng chửi, đánh con, con cũng không tức giận họ, con cầu mong cho họ hạnh phúc”…

    – Chọn Y phục tự khâu chắp vá và Bình bát là ruột nồi cơm điện, khác hẳn, không thể lẫn với y phục, bình bát của tất cả các nhà sư tu hiện thời. Xem hình chụp ngày 14/10/2022 tại Cầu Long Biên, Hà Nội:
              

              
    – Chỉ đầu trần, chân đất đi khất thực, ăn một bữa, không nhà cửa, không nhận tiền, ngủ ở nghĩa địa, gốc cây; buông bỏ hết nhu cầu vật chất đến tối giản, không thể buông bỏ hơn được nữa, khác hẳn với đời sống của tất cả các nhà sư hiện thời. Các nhu cầu cho xác thân đã tối giản tận cùng mà luôn an nhiên, vui vẻ “con rất hạnh phúc”… (gợi liên tưởng đến Ngài Ca Diếp).

    – Đã đọc nhiều Kinh, Pháp nhưng luôn nói: “Con đang học tu, chưa có gì để nói”. Nhưng nếu ai hỏi thì vui vẻ trả lời rất giản dị, mộc mạc, mà có người gọi là “ngô nghê” (nhưng thực ra rất đúng với căn bản của Phật pháp). Minh Tuệ cũng không nói mình tu theo Hạnh đầu đà; ông nói: Nói pháp không ai bằng Ngài Anan, tu khổ hạnh không ai bằng Ngài Ca Diếp, nhưng Đức Phật không bảo ai tu theo Anan hay Ca Diếp cả. Con chỉ tu theo lời Phật dạy.

    – Có tuệ giác, biết trước, phòng trước mọi chuyện: “Con chỉ là công dân Việt Nam học tu theo lời Đức Phật Thích ca Mâu ni”… “Sáu năm qua con không là nhân sự ở chùa nào. Con không là Nam tông hay Bắc tông, cũng không phải là tu sĩ của GHPGVN, bởi con tự thấy đạo đức của con chưa đạt đến cảnh giới đó”….

    – Mọi người quay phim ghi hình con không có quyền ngăn cản, nếu họ thấy việc họ làm là ích lợi và vui vẻ thì họ cứ làm; mọi người đi theo là tự ý họ, con không kêu gọi, cũng không có quyền ngăn cản, nhưng mong mọi người giữ trật tự, không gây cản trở giao thông, mất trật tự…

    – “Tất cả mọi người đang di hành cùng nhau đến từ sự tự nguyện tu tập, không có đoàn, không có tổ chức, đội trưởng nào cả, không có ai đứng ra chịu trách nhiệm để kêu gọi quyên góp, không cúng dường vật chất, không nhận tiền bạc, không nhận chuyển khoản…

    Ai muốn đi thì đi, muốn ở thì ở. Con không mời gọi, không kết nạp đệ tử và cũng không xua đuổi ai.

    Con chỉ mong tất cả mọi người chuyên tâm tu tập, rèn luyện sức khỏe, đạo đức từ bi, loại bỏ tham sân si, hung hãn để được an lạc và hạnh phúc”… (Trả lời chiều 29/5/2024 tại Quảng Trị).

    Điều đặc biệt là những câu trả lời của Minh Tuệ cách đây 5 -6 năm cho tới nay vẫn luôn nhất quán. Nếu ông nhận người đi theo là đệ tử, có tổ chức tăng đoàn, thì ông đã bị bắt khi hành giả Lương Thanh Sơn, pháp danh Minh Thiện sốc nhiệt tại Quảng Trị và chết tại bệnh viện Huế, ngày 31/5/2024.

    Với thân hình gầy còm nhưng dẻo dai phi thường, gương mặt cháy nắng chất phác, nụ cười hiền hậu, lời nói chân thật, mộc mạc và nhất là hành trì tu tập theo Hạnh Đầu đà đã sáu năm, Minh Tuệ hiển hiện lên là người Việt Nam, tu THẬT. Vì thế hình ảnh Minh Tuệ đã làm rung động hàng triệu con tim, lóe lên niềm tin và hy vọng vào Tam pháp bảo, vào những điều tốt đẹp mà người dân đang khát khao, tìm kiếm.

    Pháp chủ GHPGVN – Hòa thượng Thích Trí Quảng – nói: Có nhiều pháp tu, nhưng tu Hạnh Đầu đà là khó nhất, nhằm tới ra khỏi sinh tử luân hồi. Khi Đức Phật tại thế có nhiều người tu theo Hạnh Đầu đà, nhưng rồi bỏ dở, chỉ có Ngài Ca Diếp đi tới cùng, vì Ngài có thân Kim cương…

    Minh Tuệ từ chối giảng pháp nhưng hoằng Pháp bằng trì giới nghiêm ngặt, hành pháp bền bỉ, giáo hoá chúng sinh bằng thân giáo, khiến xúc động lòng người, đánh thức những giá trị đạo đức ẩn sâu trong lòng người…

    Vậy nên nhiều người coi Minh Tuệ như hình ảnh Đức Phật, Chúa Jesus, như Ngài Ca Diếp tái sinh để giải cứu Đạo Phật đang suy đồi.



    3. Khi Truyền thông xã hội đủ mạnh phổ cập đến toàn dân

    Nếu không có mạng truyền thông xã hội đủ mạnh, phổ cập, thì xã hội cũng chẳng mấy ai biết đến Thích Minh Tuệ. Bằng chứng là từ năm 2017 Minh Tuệ đã một mình đi khất thực từ Nam ra Bắc, từ Bắc vào Nam đến 3 lần, đi khắp các tỉnh thành mà có mấy người biết đến đâu.

    Ngày 12/5/2019 chị Vivian Phạm đã gặp một nhà sư trên đèo Phadin ngồi trò chuyện gần 1 giờ, mà có lưu ý đâu. Nay chị mới biết đó là Minh Tuệ và đưa hình ảnh, viết lại buổi gặp gỡ 5 năm trước, hoá ra là sư Minh Tuệ đi bộ lên Điện Biên phủ…

    Ngày 14 tháng 10 năm 2022, bạn trẻ Thịnh Nguyễn sống tại Hà Nội, tình cờ gặp Minh Tuệ đi bộ tại cầu Long Biên; bạn là người có hiểu Phật pháp nên trò chuyện, rất cảm phục và viết một stt trên Facebook “Gặp Thầy Minh Tuệ”: “Gặp một thầy chùa đi bộ từ Nha Trang lên phía Bắc, ra đến Hà Nội thầy đi hết một tháng rưỡi. Hôm nay gặp khi thầy từ Lạng sơn về tới Cầu Long Biên, trên đường thầy tới Quốc Lộ 1 để đi về Nha Trang lại.”… Chỉ có 26 comments, đều tỏ ra cảm phục… Cộng đồng mạng vẫn im lặng.

    Chiều ngày 21/3/2024, Minh Tuệ đi qua Nghệ An, đi có một mình và chỉ có một cô gái hỏi chuyện và chụp hình với ông, đăng lên Facebook “Nghệ An”. Rồi ông đi mãi lên Hà Giang, chỉ một người cùng đồng hành và gặp một thanh niên hỏi chuyện, ghi lại đoạn clip, nhưng không mấy người quan tâm. Xem hình:
              

              
    Ngày 8/5/2024 khi ông từ Bắc trở về qua Thanh Hoá, bắt đầu có mấy chục người đi theo hỏi chuyện, livestream, rồi Nhật Nam TV ghi hình đưa lên Youtube…

    Đến ngày 14/5 khi Minh Tuệ vào đất Nghệ An thì ngày càng đông người đón chờ, đi theo, chụp ảnh, livestream…

    Khi Minh Tuệ vào đến thành phố Vinh thì mấy nghìn người dân đổ ra đón Minh Tuệ. Các YouTuber, Facebooker, Twitter… tíu tít tác nghiệp; hình ảnh tràn ngập trên không gian mạng, lan truyền như bão…

    Đội ngũ YouTuber, Facebooker, Twitter… ngày càng đông, đeo bám ngày đêm, không bỏ sót một cảnh nào trên đường đi của Minh Tuệ.

    Có nhiều người phê phán đám YouTuber, Facebooker, Twitter… lợi dụng hình ảnh trục lợi, gây nhiễu loạn thông tin xã hội… Nhưng nếu không có đội ngũ truyền thông dân dã này, làm sao xã hội và quốc tế biết rõ SỰ THẬT về sư Minh Tuệ.

    Rõ ràng nhờ truyền thông xã hội phổ cập mạnh mẽ, mới biến hiện tượng Minh Tuệ thành sự kiện xã hội sôi nổi, hào hứng, lan tỏa chưa từng thấy trong nhiều năm qua tại Việt Nam và tạo hiệu ứng xã hội không lường hết được.



    4. Minh Tuệ xuất hiện như ánh sáng nhiệm màu

    Khi nhiều Phật tử và người dân đang thất vọng về sự xuống cấp của Đạo Phật, thì Minh Tuệ xuất hiện như ánh sáng nhiệm màu, loé lên niềm tin và hy vọng vào Đạo Phật.

    Ngày 14/5 những người dân Nghệ An đầu tiên được Facebookers phỏng vấn, đã nói: Chúng tôi đón đợi Thầy từ 4-5 giờ rồi. Thầy là bậc Chân tu, nghìn năm mới xuất hiện, Thầy không lấy của dân một đồng nào để xây chùa to, tượng lớn, mà cho người dân thấy được Chánh pháp của Đức Phật…

    Phải nói rằng, trong đám đông cũng có những người hiếu kỳ. Nhưng hiếu kỳ thì người ta chú ý “xem chuyện lạ”, cười vui, chỉ trỏ, ghi hình chơi thế thôi.

    Nhưng đây lại hàng ngàn, hàng vạn người chờ đợi, chắp tay niệm Phật, nhiều người quét đường, rắc hoa, trải thảm… cho Minh Tuệ và đoàn tòng tu đi trong sự tôn kính thì đâu phải là tò mò. Bao nhiêu người dân rơi nước mắt, đảnh lễ, dâng đồ ăn, nước uống, che mưa, che nắng cho Minh Tuệ và đoàn tòng tu mỗi ngày một đông, cho thấy lòng dân ngưỡng mộ vị Chân tu như thế nào.

    Đặc biệt chính quyền, lực lượng an ninh các địa phương cũng thuận lòng dân, không có hành động cản cấm, mà còn ra sức giữ trật tự, bảo vệ Minh Tuệ và đoàn tòng tu cho đến tối ngày 2/6/2024. TBT Nguyễn Phú Trọng từng bảo: “Dân người ta tinh lắm”, quả không sai.

    Rất nhiều người trả lời phỏng vấn, vô vàn bài viết, video trên mạng xã hội đã so sánh, phân tích sự khác nhau giữa Minh Tuệ TU THẬT và đám “ma tăng”, chỉ rõ đâu là Chánh pháp, đâu là Tà pháp…

    Mấy người xúc phạm Minh Tuệ dường như bị quả báo nhãn tiền trước búa rìu dư luận…

    Điều quan trọng là lòng dân, hàng triệu Phật tử đã thức tỉnh hướng về Chánh Đạo, xa rời Tà Đạo, một sự chuyển động chưa từng thấy.



    5. Bốn yếu tố nêu trên đều tiền triển đến “độ chín” và bộc phát TỰ NHIÊN, “hoà quyện“ với nhau một cách nhịp nhàng kỳ diệu, không ai lường trước được, không ai tổ chức được như vậy.

    Sứ mệnh của Minh Tuệ xuất hiện một lần trong tháng 5/2024 vậy cũng đủ.

    Chỉ có thể nói đó là CƠ TRỜI! Trời đã tạo cơ hội ngàn năm có một để Đạo Phật Việt Nam tỉnh thức, có cơ hội trở về Chánh pháp.

    Sự kiện Minh Tuệ gây hiệu ứng xã hội vô cùng lớn không chỉ về Đạo Phật mà còn về sự thức tỉnh lương trị, lòng trắc ẩn, từ bi, đạo đức, lối sống và tác động đến cả văn học, nghệ thuật…

    Cơ Trời là vậy, nhưng làm thay đổi được gì, đến đâu là thuộc về sức sống, sự tỉnh thức của nhân dân, phụ thuộc vào Phúc và Nghiệp của dân tộc này.




    Nguồn: Tiếng Dân
    https://vietluan.com.au/117512/co-troi/
Trả lời

Quay về “Việt Nam”