- Hãy xây tượng đài trong lòng dân
______________________________________________
Thạc sỹ Nguyễn Tiến Trung, gửi cho BBC từ Sài Gòn - 6 tháng 8 2015
Tượng đài Hồ Chí Minh ở Sài Gòn
Trên mạng xã hội Facebook và trên truyền thông cả trong và ngoài nước đều đang “nóng” lên với “quần thể dự án” 1.400 tỷ ở Sơn La, trong đó xây tượng đài cụ Hồ 'chỉ có' 200 tỷ.
Lá bùa hết thiêng
Cả quần thể dự án với điểm nhấn là tượng đài cụ Hồ tốn 1.400 tỷ rõ ràng vẫn chưa thể nào so sánh với những dự án “trên mây” khác như Bảo tàng Lịch sử Quốc gia 11.277 tỷ đồng. Thế nhưng, trên mạng xã hội, người dân phản đối chuyện quần thể dự án xây tượng cụ Hồ còn quyết liệt hơn xây bảo tàng nhiều.
Tại sao như vậy?
Câu trả lời là một thông điệp không thể rõ ràng hơn của người dân đến nhà cầm quyền:- không thể tiếp tục đem một người đã mất ra để làm lá bùa hộ mệnh, bào chữa cho tính chính danh của đảng cầm quyền.
Thậm chí có cả những thanh niên chưa bao giờ lên tiếng công khai về các vấn đề quốc gia như cậu Lê Nam cũng đứng ra chụp ảnh với tấm bảng phản đối dự án dựng tượng cụ, và đến thời điểm tôi viết bài này đã thu hút 156 ngàn lượt Likes, 12 000 bình luận và 26 ngàn lượt chia sẻ trên trang Facebook của bạn đó. Con số này sẽ còn tăng lên theo thời gian. Cậu Lê Nam bây giờ đã được biết đến không thua gì một ngôi sao ca nhạc hoặc một diễn viên nổi tiếng. Khó có ai trong giới dân chủ, với cùng một hành động chụp ảnh như vậy có thể đạt tới con số đó. Sức hút của những gương mặt mới thật mãnh liệt.
Rõ ràng rằng giới trẻ nói riêng, người dân Việt Nam nói chung không thể nào im lặng được nữa. Nó cũng cho thấy “dân trí” người dân không hề thấp, và người dân không hề thờ ơ với chính trị. Một bức hình và thông điệp của Lê Nam đã nói thay cho biết bao nhiêu người muốn là “công dân” nhưng vẫn đang chịu thân phận “thần dân”.
Tượng đặt trong Bảo tàng Hồ Chí Minh ở Hà Nội
Gốc rễ vấn đề
Đã có nhiều trí thức khác, thậm chí cả những tên tuổi lừng lẫy toàn cầu như GS Ngô Bảo Châu cũng đã lên tiếng về các dự án “trời ơi đất hỡi” khác như bôxit Tây Nguyên, thế nhưng kết quả đạt được vẫn là đảng cầm quyền tiếp tục làm dự án, bất chấp mọi cảnh báo đã thành sự thật về thua lỗ, tàn phá môi trường, lao động từ Trung Quốc tràn vào...
Tượng đài Hồ Chí Minh ở Tuyên Quang
Chuyện xây quần thể dự án với điểm nhấn là tượng đài cụ Hồ này cũng vậy.
- Giữa lúc ngân sách quốc gia bội chi hơn 100 ngàn tỷ (4,5 tỷ USD),
Bộ Tài chính đang muốn vay 30.000 tỷ từ Ngân hàng Nhà nước,
95.000 tỷ từ Quỹ Bảo hiểm xã hội,
và còn muốn vay thêm nữa để chi tiêu,
giữa lúc dân sinh đang khốn khó với hạn hán rồi bão lụt, thậm chí còn phải giành nhau từng gói mì tôm,
đảng cầm quyền đủ can đảm để đưa ra dự án xây tượng đài
chỉ với một lời biện minh đầy cảm tính của ông Trần Bảo Quyến, Phó Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch Sơn La:- “Đã là tình cảm của nhân dân Tây Bắc thì không thể cân đong đo đếm được.
Do đó, cá nhân nào nói lãng phí là chưa đúng”.
- “Đã là tình cảm của nhân dân Tây Bắc thì không thể cân đong đo đếm được.
Giáo sư Ngô Bảo Châu bày tỏ quan điểm trên trang Facebook cá nhân:- “Số tiền này đủ để xây toàn bộ các điểm trường, các ký túc xá cho Sơn La và các tỉnh miền núi.
Trẻ con ăn không đủ no, áo không đủ ấm, sinh hoạt như lũ thú hoang, mà bỏ ra 1.400 tỉ để xây tượng đài
thì hoặc là khốn nạn, hoặc là thần kinh”.
Trước sự phản ứng dữ dội của dư luận, ngày 5/8, nhà cầm quyền đã cho họp báo lại và cho rằng có sự “hiểu nhầm”, rằng chi phí cho riêng tượng đài “chỉ có” 200 tỷ, thế nhưng điều đó chỉ nói lên rằng nhà cầm quyền vẫn quyết tâm thực hiện dự án tới cùng.
Tượng đài Hồ Chí MInh ở Cần Thơ
Tại sao đảng cầm quyền có thể bất chấp ý chí và nguyện vọng của nhân dân?
Bởi vì họ độc quyền nhà nước, độc quyền chính trị. Các vị trí lãnh đạo đều do cơ cấu, quy hoạch của một nhóm nhỏ trong giới lãnh đạo cộng sản, không phải do dân bầu. Người dân hoàn toàn không có tiếng nói ở những vấn đề quốc gia. Dân bị mất quyền làm chủ đã dẫn đến chuyện giới cầm quyền tha hồ làm những dự án chỉ có lợi cho một số ít người nhưng đem lại gánh nặng nợ cho tất cả mọi người dân.
Đảng cầm quyền đang làm chuyện mà họ lên án ở các nước tư bản: Dân chủ tư sản chỉ đem lại lợi ích và quyền lực cho một thiểu số người giàu có. Như thế, “dân chủ tập trung” không hề khá hơn “dân chủ tư sản” theo định nghĩa của các nhà lý luận cộng sản.
Tượng đài dân chủ
Ông tổ của chủ nghĩa cộng sản, Karl Marx và Engels cho rằng, dân chủ là hình thái biểu hiện của quyền lực nhà nước mà nhân dân phải tổ chức và kiểm soát được.
Lê-nin lại nhấn mạnh sự tham gia của quần chúng vào công việc quản lý nhà nước.
Lê-nin được dựng tượng ở nhiều nơi tại các nước thuộc khối xã hội chủ nghĩa trước đây.
Trong hình là bức tượng đặt tại Quảng trường Lê-nin ở Donest, đông Ukraine
Trong tác phẩm nổi tiếng Dân Vận (năm 1949), ngay ở phần mở đầu tác phẩm, cụ Hồ đã viết: “Nước ta là nước dân chủ. Bao nhiêu lợi ích thuộc về dân. Bao nhiêu quyền đều là của dân. Quyền hành và lực lượng là ở nơi dân.” Nếu thật sự tôn sùng Karl Marx, Engels, Lenin và cụ Hồ thì hãy làm theo những lời các cụ ấy nói, đừng dựng lên những tượng đài bê tông vô hồn, vô nghĩa, vô ích nữa, hãy dựng lên những tượng đài trong lòng dân bằng việc thực sự tôn trọng quyền làm chủ của người dân. Đó mới thực sự là những tượng đài bền vững với thời gian, vì 'nghìn năm bia miệng hãy còn trơ trơ'. “Nhân dân làm chủ” không thể chỉ nói miệng suông được, nó phải được thể chế hóa qua pháp luật chuẩn mực bắt đầu từ bản hiến pháp dân chủ của toàn dân, đảm bảo không tổ chức nào được độc quyền nhà nước, đứng trên luật pháp.
Tuy nhiên, tượng Lê-nin cũng bị giật đổ ở nhiều nơi
Cùng nhau ủng hộ
Như trên đã nói, một cá nhân phi thường như GS Ngô Bảo Châu không thể giải quyết được vấn đề, vì đây là vấn đề độc quyền chính trị của giới lãnh đạo cộng sản, là một vấn đề mang tầm vóc quốc gia.
Đã ở tầm quốc gia thì vấn đề chỉ có thể giải quyết khi có sự tham gia của rất đông người, những con người - công dân bình thường cùng chủ động bắt tay nhau đồng nhất hậu thuẫn cho Việt Nam có được 'nhân dân làm chủ, pháp luật chuẩn mực'. Những đảng viên cộng sản yêu nước, có tư duy dân chủ, có tinh thần dân tộc, không chấp nhận bất công xã hội, cũng cần chủ động tham gia ngay vào công cuộc cải tổ này, thúc đẩy giới lãnh đạo của đảng cộng sản phải thực thi Dân chủ, Công bằng, Văn minh.
Tư duy trông chờ để có được minh quân, quan thanh liêm hay một anh hùng nào đó xuất hiện sẽ chỉ đẩy tiếp đất nước vào con đường độc tài, vì đó là tư duy phong kiến, thụ động. Không thể xây dựng một thể chế dân chủ, công bằng, văn minh với tư duy đó.
Riêng với giới lãnh đạo cộng sản, trước thông điệp hết sức rõ ràng của người dân qua việc phản đối quyết liệt quần thể dự án có tượng đài cụ Hồ, nên cân nhắc và chọn con đường tốt đẹp nhất cho chính họ và cho cả đất nước, đó là con đường cùng phối hợp với mọi thành phần trong xã hội để cải tổ dân chủ. Vì cải tổ không phải để lật đổ, mà để tránh sự sụp đổ đầy đau đớn cho đất nước này, cho dân tộc này, và cho chính đảng cầm quyền.
Do đó, hậu thuẫn cho công cuộc “phối hợp cải tổ” là trách nhiệm chung của mọi người, kể cả đảng viên cộng sản.
____________________________________________
Tác giả Nguyễn Tiến Trung, một nhà vận động dân chủ, cựu tù nhân lương tâm, hiện sống tại Sài Gòn.
nguồn: bbc.com
Câu chuyện tượng đài
Câu chuyện tượng đài
Re: Câu chuyện tượng đài
- Tượng đài Hồ Chí Minh: Ý kiến người Sơn La
_____________________________________________________
4 tháng 8 2015
Tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được chính quyền dựng nhiều nơi ở Việt Nam
Một số người dân ở tỉnh Sơn La bày tỏ suy nghĩ với BBC về Đề án tượng đài Hồ Chủ tịch 1.400 tỷ đồng
Dự án đầu tư xây dựng tượng đài “Bác Hồ với đồng bào các dân tộc Tây Bắc” tại thành phố Sơn La đang gây tranh cãi trong dư luận.
Giới chức tỉnh Sơn La nói Đề án tượng đài Hồ Chủ tịch 1.400 tỷ đồng là "nhằm đáp ứng nguyện vọng và tình cảm của đồng bào".
Bà Nguyễn Thị Phương, một người nội trợ, sống ở thị trấn Hát Lót, huyện Mai Sơn, Sơn La, nói bà cảm thấy “ngại” khi đọc tin.- “Tôi thấy những người sống quanh mình có cái nguyện vọng dựng tượng ngàn tỷ đâu.”
“Không hiểu báo đài họ moi đâu ra cái nguyện vọng đấy cơ chứ?”
Trong khi đó, thầy Tòng Văn Dịn, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Sam Kha, Huyện Sốp Cộp, Sơn La, cho rằng người dân địa phương đang cần những thứ khác.- “Khoảng 70% các em học sinh là từ gia đình thuộc diện nghèo, tức thu nhập dưới 400 nghìn/người/ tháng.”
“Các thầy cô phải thường xuyên vận động gia đình các em cho đi học. Họ làm láng trại trên nương, đến mùa gặt hoặc mùa gieo cấy thì học sinh vắng nhiều lắm.”
Ông mô tả tình hình tài chính của trường:- “Có năm trường được xây một cái nhà hai tầng được 2,3 tỷ, nhưng có khi 5 năm liền không được gì.”
“Sách giáo khoa thì trước kia được cấp hoàn toàn, sau nghị định 49 về thì vận động học sinh mua rất khó vì gia đình không tự giác mua, các em học sinh thiếu sách giáo khoa từ 30 tới 40%.”
“Quần áo tư trang cá nhân nhiều em cả năm chỉ mặc một bộ. Thầy cô giáo đôn đốc cũng không được vì họ không có điều kiện. Những ngày trời nắng mới giặt được, còn trời mưa thì đành chịu.”
Vì vậy, ông cho rằng:- “Nếu những công trình hạ tầng không cần thiết lắm, để tiền đầu tư cơ sở vật chất cho địa phương thì hay hơn.”
Dường như ngay cả một số người ủng hộ việc dựng tượng cũng cảm thấy băn khoăn.
Bà Trần Mai Dung, một người buôn bán ở thành phố Sơn La, cho biết:- “Hồ Chủ tịch là vĩ nhân của Việt Nam và quốc tế, nên việc xây tượng người dân ai cũng ủng hộ.”
“Thế nhưng con số khổng lồ quá, tiền ấy người nghèo ao ước mà không có. Tôi nghĩ xây là cần thiết, nhưng ngân sách chỉ vừa phải thôi thì mới phù hợp.”
nguồn: bbc.com - “Tôi thấy những người sống quanh mình có cái nguyện vọng dựng tượng ngàn tỷ đâu.”
Re: Câu chuyện tượng đài
- Khánh thành tượng Hồ Chí Minh mới
________________________________________________
17 tháng 5 2015
Tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được chính quyền dựng nhiều nơi ở Việt Nam
Một bức tượng của cố Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa được khánh thành tại trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh hôm Chủ nhật ngày 17/5 nhân kỷ niệm 125 năm ngày sinh của ông.
Bức tượng theo dáng đứng, khắc họa ông Hồ Chí Minh đang đứng vẫy tay, được đặt tại vị trí trước Ủy ban Nhân dân Thành phố – tức đoạn đầu đường Nguyễn Huệ vừa được cải tạo thành phố đi bộ Nguyễn Huệ.
‘Giáo dục giới trẻ tin Đảng’
Bức tượng này có chiều cao 7,2 mét tính từ bệ tượng và thay vào chỗ bức tượng ngồi trước đó cũng khắc họa Chủ tịch Hồ Chí Minh với thiếu nhi, theo truyền thông trong nước. Riêng bức tượng có chiều cao 4,5 mét và được làm bằng hợp kim đồng.
Báo chí trong nước không hề cho biết chi phí để làm bức tượng mới này là bao nhiêu. Trong khi đó, bức tượng cũ đã được chuyển vào khuôn viên Nhà Văn hóa Thiếu nhi.
Tượng đài này được thực hiện sau khi đã trải qua sự thẩm định kỹ lưỡng của Bộ Chính trị và Ban bí thư của Đảng Cộng sản Việt Nam. “Tượng Bác phải thật sự đẹp, sinh động, tự nhiên, tư thế vững chắc, khỏe khoắn... phản ánh được thần thái ung dung, phúc hậu, nhân từ và tình cảm của Bác đối với đồng bào miền Nam,” – đây là yêu cầu của Ban bí thư đối với bức tượng này được Thông tấn xã Việt Nam dẫn lại.
“Đối với miền Nam, đối với Sài Gòn, Bác Hồ luôn có tình cảm yêu thương đặc biệt sâu nặng,” Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng được dẫn lời phát biểu tại buổi lễ khánh thành bức tượng. Ông Trọng mong rằng bức tượng này sẽ ‘góp phần giáo dục truyền thống đối với các thế hệ trẻ, qua đó hun đúc lòng yêu nước, thương dân, tin Đảng’.
‘Nhân vật gây tranh cãi’
Nhà thơ Đỗ Trung Quân, một người dân ở Thành phố Hồ Chí Minh và là người mới tuyên bố ra khỏi Hội Nhà văn Việt Nam do chính quyền kiểm soát, nói với BBC rằng trong buổi sáng khánh thành tượng đài ông thấy ‘an ninh xuất hiện trước cửa’ nhà ông.
Bình luận về việc dựng tượng này, anh Nguyễn Tiến Trung, một cựu tù chính trị, nói với BBC:- “Thật ra việc dựng tượng danh nhân là điều nên làm, nhưng đối với một nhân vật gây tranh cãi với các thông tin đều bị bóp méo (như ông Hồ Chí Minh) thì không nên.”
“Sau này nếu các thông tin được bạch hóa thì có thể sẽ xảy ra chuyện không hay với bức tượng đó,” anh nói.
Theo anh Trung thì dựng tượng ông Hồ Chí Minh hay phát động phong trào học tập và làm theo tấm gương của ông- ‘không giải quyết các vấn nạn của xã hội hiện nay’ vì ‘tham nhũng vẫn tràn lan và đạo đức xã hội vẫn suy đồi’.
“Vấn đề là các lãnh đạo hiện nay có làm tấm gương hay không,” anh nói.
nguồn: bbc.com - “Thật ra việc dựng tượng danh nhân là điều nên làm, nhưng đối với một nhân vật gây tranh cãi với các thông tin đều bị bóp méo (như ông Hồ Chí Minh) thì không nên.”
Re: Câu chuyện tượng đài
- theo hối xuất ngày hôm nay, 08-08-2015:
1 tỷ VND = 46.000 USD
dự án tượng đài Sơn La = 1400 tỷ VND = 64 triệu USD = 64.000.000 USD
bảo tàng "Lịch sử" Quốc gia = 11.277 tỷ VND = 517 triệu USD = 517.000.000 USD
lương tháng lao công bệnh viện thành Hồ, ngày 8 tiếng, tuần 6 ngày = 2 triệu VND = 92 USD
“Đã là tình cảm của nhân dân Tây Bắc thì không thể cân đong đo đếm được.
Do đó, cá nhân nào nói lãng phí là chưa đúng”.
Trần Bảo Quyến, Phó Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch Sơn La
________________________________
Re: Câu chuyện tượng đài
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh thăm và làm việc tại tỉnh Tuyên Quang
23/07/2015
Ngày 22-7, Đoàn công tác của tỉnh Sơn La do đồng chí Hoàng Văn Chất, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh làm Trưởng đoàn đã đến thăm và làm việc tại tỉnh Tuyên Quang.
Các đồng chí lãnh đạo tỉnh ta và tỉnh Tuyên Quang thăm Quảng trường Nguyễn Tất Thành,
nơi xây dựng Tượng đài Bác Hồ với đồng bào các dân tộc Tuyên Quang.
Cùng đi có đồng chí Cầm Ngọc Minh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy; Thường trực HĐND, UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh. Làm việc với đoàn, tỉnh Tuyên Quang có các đồng chí: Chẩu Văn Lâm, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Phạm Minh Huấn, Phó Bí Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Hồng Thắng, Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy; các đồng chí trong Thường trực HĐND, UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh Tuyên Quang.
Tại cuộc làm việc, lãnh đạo 2 tỉnh đã trao đổi những kinh nghiệm và các bước tiến hành xây dựng Tượng đài Bác Hồ gắn với Quảng trường và Khu trung tâm hành chính, chính trị của tỉnh về quy trình tổ chức thực hiện; công tác tuyên truyền, vận động nhân dân; công tác bồi thường, tái định cư, giải phóng mặt bằng; kêu gọi và thu hút các nguồn vốn... Những kinh nghiệm của tỉnh Tuyên Quang sẽ giúp tỉnh ta trong quá trình triển khai thực hiện Đề án xây dựng Tượng đài Bác Hồ với đồng bào các dân tộc Tây Bắc gắn với Quảng trường Tây Bắc tại thành phố Sơn La, đáp ứng lòng mong mỏi của đồng bào các dân tộc Tây Bắc nói chung và nhân dân các dân tộc Sơn La nói riêng.
.. vv ..
nguồn: baosonla.org.vn