chiến tranh và hòa bình - lev tolstoy

Trả lời
t.
Bài viết: 1214
Ngày tham gia: Thứ bảy 08/12/18 06:03

chiến tranh và hòa bình - lev tolstoy

Bài viết bởi t. »

giữa lúc cuộc chiến giữa Nga và Ukraina ngủng ngoẳng ngùng ngoằng không hồi kết, tôi giở chiến tranh và hòa bình của Lev Tolstoy ra đọc, một danh tác trong các ấn phẩm thuộc trào lưu lãng mạn Nga thế kỷ XIX.

*
chương một đến chương năm.

bấy giờ là vào tháng bảy năm 1805. một buổi dạ hội nhã thú sang trọng dành cho giới quý tộc thượng lưu tại kinh kỳ Sankt-Peterburg do ngự tiền phu nhân Anna Pavlovna Serer tổ chức.

danh sách các tân khách:
*tử tước Mortenmar, thông gia với họ Montmorency qua họ Rohans, một trong những dòng dõi quý phái bậc nhất ở Pháp - một người Pháp lưu vong hạng chân chính.
* giáo sĩ Moriot, trí tuệ uyên thâm.
* công tước Vaxili và con gái tiểu thư Elen diễm lệ, con trai công tước Ippolit.
* công tước Andrey Bolkonxki và phu nhân Liza.
* Pierre, người con riêng của bá tước Bezoukhov - vị đại thần nổi tiếng thời hoàng hậu Ekaterina.
…..

Anna Pavlovna Serer điều khiển buổi tiếp tân điệu nghệ {như một ông chủ xưởng dệt, sau khi đã cắt đặt thợ thuyền đâu vào đấy, bắt đầu đi đi lại lại trong xưởng, và hễ chỗ nào máy ngừng chạy hay chỗ nào có thoi đưa quá to, có tiếng cót két bất thường là vội vã đến tận nơi để hãm máy lại hay chữa cho nó chạy đều…} và, buổi tiệc như đã có đà - {tiếng thoi đưa ở khắp nơi nghe đều đều và liên tục} qua những mẫu chuyện thường nhật, đặc biệt là vấn đề thời sự nóng bỏng về Hoàng đế Napoléon I và cuộc chiến tranh chống Pháp sắp tới mà Nga sắp tham gia.



những ý kiến trái chiều…

1. nước Nga có nên lãnh đạo Châu Âu chống Pháp hay là không?

* ủng hộ - tử tước Mortenmar.
{Chỉ có một cách là thế quân bình của châu Âu và dân quyền. Chỉ cần một nước hùng mạnh như nước Nga, xưa nay vốn mang tiếng là bán khai, đứng ra cầm đầu liên minh một cách chí công vô tư nhằm thủc hiện thế quân bình của châu Âu, là cứu được thiên hạ.}
*phản đối - Pierre.
{Chúng ta đang đánh nhau với Napoleon. Nếu đây là một cuộc Chiến tranh cho tự do, thì tôi đã hiểu được và đã xin nhập ngũ trước ai hết rồi. Đằng này lại giúp nước Anh và nước Áo chống lại một nhân vật vĩ đại nhất thế giới… đó là một việc không tốt.}

2. vụ ám sát công tước D'Anghien của Napoleon:

* theo tử tước Mortenmar: {chính là những kẻ ủng hộ nhiệt liệt nhất cũng thôi không xem y là một vị anh hùng nữa. Dù đối với một số người, trước kia y có là một vị anh hùng đi nữa thì kể từ vụ ám sát công tước, trên thiên đường đã thêm một vị tử đạo và dưới dương thế đã bớt một người anh hùng.}
*theo Pierre: {Hành hình công tước D'Anghien là một việc tất yếu của quốc gia, và tôi thấy Napoleon có một tâm hồn cao cả ở chỗ không sợ một mình gánh lấy tất cả trách nhiệm trong việc này.}


*** chương bốn: miêu tả chi tiết về cuộc thảo luận sôi nổi giữa tử tước Mortenmar và Piere.

https://vietmessenger.com/books/?title= ... inh&page=4
t.
Bài viết: 1214
Ngày tham gia: Thứ bảy 08/12/18 06:03

chiến tranh và hòa bình - lev tolstoy

Bài viết bởi t. »



tôi vẫn cứ chùng chình ở năm chương đầu của quyển tiểu thuyết. những nhân vật đặc biệt đã điểm xuyết lộng lẫy căn phòng khánh tiết ấy khiến tôi chẳng muốn rời. như công tước Vaxili - người hay nói thứ tiếng Pháp cầu kỳ một cách dìu dịu khoan dung của kẻ quyền quý lõi đời nhưng lại đượm vẻ uể oải tựa một diễn viên đọc vai tuồng quá cũ. đằng kia, trên chiếc đi-văng bên cạnh chiếc ấm xamova bằng bạc, công tước phu nhân Bolkonxkaya đang ngồi thêu thùa. cánh môi trên của nàng hơi ngắn không che kín được hàm răng ngà khiến miệng nàng luôn hé mở; thi thoảng chiếc môi lại nhô ra trông rất duyên. còn công tước tiểu thư Ellen, một giai nhân tuyệt sắc với đôi vai trắng ngần, bộ ngực no tròn e ấp dưới mái tóc óng mượt. nhưng có lẽ đặc biệt nhất là vị tử tước Montmorency hào hoa phong nhã vì ông ta là món cỗ trọng yếu của ngự tiền phu nhân Anna Pavlovna Serer trong buổi chiêu đãi hôm nay. và, cuối cùng là hai nhân vật chính của tác phẩm - công tước tuấn tú Andrey Bolkonski với ánh nhìn thất thần ủ dột phơn phớt nỗi chán chường, và Pyotr Bezoukhov to béo đẫy đà luôn háo hức hơn hớn như một đứa trẻ trong gian hàng bán đồ chơi.

ngòi bút của Leo Tolstoy quả là tài tình, với vài nét chấm phá ông đã khắc họa được hình dáng mỗi nhân vật.

https://vietmessenger.com/books/?title= ... hoa%20binh
t.
Bài viết: 1214
Ngày tham gia: Thứ bảy 08/12/18 06:03

chiến tranh và hòa bình - lev tolstoy

Bài viết bởi t. »

****cách mạng là thay chế độ cũ bằng 1 chế độ mới tiến bộ hơn về cơ cấu và tính chất.**** như, Révolution Française (1789–1799) - một sự kiện quan trọng trong lịch sử Pháp vào cuối thế kỷ XVIII, khối tự do dân chủ và cộng hòa đã lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế tại Pháp. giới quý tộc Pháp, ngày đó, rất bất mãn vì bị huỷ diệt nên ra sức chống đối. và, câu hỏi của viên tử tước Mortenmar trong chiến tranh và hòa bình cứ làm tôi suy nghĩ.

tự do và bình đẳng - đó là những danh từ rất kêu, nhưng đã bị bôi nhọ từ lâu rồi. ai mà chẳng thích tự do và bình đẳng? Chúa cứu thế của chúng ta cũng đã thuyết giáo về tự do và bình đẳng. thử hỏi sau cách mạng người ta có sung sướng hơn không?

có lẽ, cách mạng Pháp là kết quả của những tư tưởng tiến bộ với mơ ước thiết lập một xã hội của bác ái, bình đẳng và tự do. nhưng cuộc cách mạng tháng Tám chống Pháp/Nhật và buộc vua Bảo Đại thoái vị ở nước Việt thì lại không có hậu vì đã dẫn tới việc cướp chính quyền năm 1975. sau đó, tuy người dân Việt được “độc lập, tự do”, việc họ có được hạnh phúc và sung sướng hay không vẫn là một dấu hỏi lớn. tôi bỗng nhớ đến Aureliano-đời thứ nhất của Gabriel García Márquez:

nghĩa là, - đại tá Aureliano Buendya mỉm cười khi các sứ giả ngừng đọc, - chúng ta đang chiến đấu chỉ để giành chính quyền thôi ….và, nhìn chung, điều đó muốn nói rằng trong gần hai mươi năm nay chúng tôi đã chiến đấu chống lại lương tri dân tộc mình.
t.
Bài viết: 1214
Ngày tham gia: Thứ bảy 08/12/18 06:03

Re: chiến tranh và hòa bình - lev tolstoy

Bài viết bởi t. »


chương sáu khá nhàm chán: *nửa chương đầu đầy dẫy những bất hoà của vợ chồng công tước Andrey. *nửa chương sau toàn chuyện vớ vẩn rồ dại của chàng Pierre phục phịch.

chương bảy & tám -
* Boris, con trai công tước phu nhân Drubeskaya, được đặc cách điều động sang làm thiếu uý trung đoàn cận vệ Xemenovxki, nhưng anh ta vẫn không được bổ nhiệm làm sĩ quan phụ tá của Kutuzov. hai mẹ con đến dự bữa tiệc chiều ở nhà bá tước Rotox, nơi đang bàn chuyện rôm rả về bệnh tình của lão bá tước Bazukhov, ông già nổi tiếng giàu có và đẹp trai thời Ekaterina và xoay quanh người con rơi của bá tước là cậu Piere, cậu trai đã tỏ ra khiếm nhã trong buổi tiếp tân ở nhà Anna Pavlovna Serer.

chương chín & mười- những đòng đưa giữa các nam thanh nữ tú của các nhà quý tộc: Boris, Natasa, Nikolai, Sonya…

*

https://vietmessenger.com/books/?title= ... inh&page=6
Last edited by t. on Thứ ba 20/06/23 10:26, edited 1 time in total.
t.
Bài viết: 1214
Ngày tham gia: Thứ bảy 08/12/18 06:03

Re: chiến tranh và hòa bình - lev tolstoy

Bài viết bởi t. »

tự nhiên, sáng nay tôi lại lần về những trang giấy ngây ngấy mùi buồn trong chương sách thứ sáu. có lẽ tôi bị chàng công tước Andrey ám ảnh.

qua ánh nhìn của Pierre, giờ đây Andrey chẳng giống hình ảnh “anh chàng Bolkonxki ngồi uể oải trên ghế bành nhà Anna Pavlovna nheo nheo đôi mắt nói tiếng Pháp qua hai hàm răng dính chặt”, mà “các thớ thịt trên khuôn mặt lạnh lùng rung động vì bị kích thích, cặp mắt ở đấy ngọn lửa sống hình như đã tắt ngấm trước đây, nay lại lấp lánh một ánh sáng chói lọi, rực rỡ.” khi nói về …

* ước mơ được tự do: “khi Bonaparte làm việc thì ông ta lần lượt đi từng bước đến mục đích của mình. Ông ta tự do, không thấy gì ngoài mục đích của mình, và ông ta đã đạt đến mục đích.”
* sự chán nản đối với cuộc sống tẻ nhạt đến buồn chán: “những phòng tiếp tân, những câu chuyện ngồi lê đôi mách, những buổi khiêu vũ, thói hư vinh, cuộc sống rỗng tuếch, đó là cái vòng luẩn quẩn mà mình không thể thoát ra được.”
* nỗi phiền muộn vì …"còn cái giới xã giao ngu xuẩn kia, mà nếu không có nó thì vợ mình không sống được, và tất cả những người đàn bà kia nữa… giá cậu biết tất cả các bà thanh lịch kia và đàn bà nói chung là cái gì? ông cụ mình nói đúng. Ích kỷ, chuộng hư vinh, ngu xuẩn và rỗng tuếch, đàn bà là thế đấy, khi họ lộ rõ chân tướng. ngắm họ ở nơi giao tế cậu cứ tưởng đâu họ có một cái gì, nhưng thực ra họ không có gì hết, không có gì hết …”

*
và khi trở lại chương sách này, tôi túm được một đoạn văn rất cute khi miêu tả cơn giận của người đàn bà …
Giọng nàng đã có vẻ giận dỗi, môi nàng nhếch lên, khiến cho gương mặt nàng kém vui và nom như một con thú rừng, một con sóc….Đột nhiên, vẻ giận dỗi của con sóc trên khuôn mặt xinh xắn của công tước phu nhân nhỏ nhắn nhường chỗ cho một vẻ sợ hãi đáng yêu, khiến người ta dễ mủi lòng, nàng liếc đôi mắt xinh đẹp nhìn chồng, trên gương mặt hiện ra cái vẻ rụt rè và như muốn thú tội của một con chó đang khẽ vẩy nhanh cái đuôi cụp xuống.”
t.
Bài viết: 1214
Ngày tham gia: Thứ bảy 08/12/18 06:03

Re: chiến tranh và hòa bình - lev tolstoy

Bài viết bởi t. »

ở mười chương đầu, hai nhân vật chính của tác phẩm đã xuất hiện: công tước Andrei Bolkonsky và bá tước Pierre.

nhà Bolkonsky:
* lão công tước Nicolas Andreievich Bolkonsky: cha của Andrei và Maria. ông là đại tướng tổng tư lệnh quân đội, được mệnh danh là Vua Phổ. ông goá vợ và đã về hưu.
*công tước Andrei Nicolaievich Bolkonsky, nhân vật quan trọng của tác phẩm, có vợ là Elisabeta Karlovna Meinena (Lisa) và một con trai nhỏ, tiểu công tước Nicolas Adreyevich Bolkonsky.
*nữ công tước Maria Nicolaievna Bolkonskaia, con gái lão công tước Bolkonsky, em gái Andrei.

nhà Bezoukhov:
* lão bá tước Kiril Vladimirovich Bezoukhov:, cha của Pierre, triều thần thời đại nữ hoàng Ecatherina.
* bá tước Pierre Kirilovich Bezoukhov: một nhân vật quan trọng khác của tác phẩm, là bạn tốt nhất của Andrei. Pierre và Andrei đều trở thành những người anh hùng chân chính của nước Nga trong máu lửa chiến tranh vệ quốc.
t.
Bài viết: 1214
Ngày tham gia: Thứ bảy 08/12/18 06:03

Re: chiến tranh và hòa bình - lev tolstoy

Bài viết bởi t. »

:flower:

mặc dù, ngoài kia, chiến tranh đang rùng rùng ùa về hứa hẹn một chuỗi bi kịch của khánh tận và kiệt quệ, thậm chí, chết chóc; nhưng ở đấy, tình yêu vẫn óng ánh như kính vạn hoa màu hồng, vẫn ồn ã lanh canh mà trong veo như tiếng cười của chùm phong linh.

"Sonya đang ngồi nép vào người Nikolai xem anh ta chép cho mình bài thơ đầu tiên của anh ta sáng tác. Boris và Natasa đang ngồi nói chuyện cạnh cửa sổ trước mặt, thấy Vera vào thì im bặt. Sonya và Natasa đưa mắt nhìn Vera, vẻ mặt ngượng ngùng và sung sướng...Ai trông thấy hai cô gái mới biết yêu đương này chắc chắn cũng phải thấy vui và cảm động..."

https://vietmessenger.com/books/?title= ... nh&page=11

"Natasa bỗng nhảy lên một chiếc thùng trồng hoa, thành thử bây giờ cô ta cao hơn hẳn Boris, rồi dang hai cách tay trần mảnh dẻ ôm lấy cổ chàng trai, hất đầu một cái cho mãi tóc xoà về phía sau và hôn lên môi Boris."
https://vietmessenger.com/books/?title= ... nh&page=10

và, ở đấy, người ta vẫn miệt mài nhẫn nhục sống. công tước phu nhân Drubeskaya hết năn nỉ ỉ ôi xin công tước Vaxili thỉnh cầu với nhà vua để đặc cách Boris sang làm thiếu uý trung đoàn cận vệ Xemenovxki, lại kể khổ với bá tước phu nhân Roxtova để có được món tiền nhỏ cho Boris may quân phục.

*

...sáng nay vừa thức dậy
nghe tin em gục ngã
nơi chiến trường
nhưng trong khu vườn tôi, vô tình
khóm tường vi vẫn nở thêm một đoá
tôi vẫn sống, vẫn ăn và vẫn thở

- hoà bình * thiền sư Thích Nhất Hạnh
t.
Bài viết: 1214
Ngày tham gia: Thứ bảy 08/12/18 06:03

Re: chiến tranh và hòa bình - lev tolstoy

Bài viết bởi t. »

:flower:

chương một đến chương hai mươi lăm của tác phẩm là khúc dạo đầu của một giai đoạn lịch sử bi tráng của nước Nga.

vào truyện là buổi yến tiệc linh đình thường lệ của giới quý tộc tai mắt nhất tại Petersburg. ở đấy, chiến tranh được nhắc đến như tiếng nấc giữa đêm bão thị thành. ngự tiền phu nhân Anna Pavlovna Serer lên án Napoleon như con quái xà Cách mạng rồi khẳng định chỉ có Đức vua nhân từ - Sa hoàng Alexander I mới có thể cứu Châu Âu khỏi nanh vuốt của Bonaparte.


{vào ngày 09 tháng 11 năm 1799, sau khi lãnh đạo thành công các cuộc đảo chính lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế tại Pháp, một vị tướng trẻ, đầy tham vọng Napoleon Bonaparte lên nắm quyền thiết lập nền Đệ Nhất Cộng hòa Pháp, kết thúc chế độ phong kiến tại quốc gia Tây Âu này. ông bắt đầu các chương trình cải tổ như Bộ Tài Chính lo về thuế vụ, Bộ Nội Vụ lo an ninh trong xứ, lập Ngân Hàng Pháp Quốc, Giáo Dục được cải tiến...đặc biệt, Napoléon Bonaparte còn hứa hẹn không chỉ mang lại nền an ninh phát triển quốc gia mà còn chủ trương bành trướng lãnh thổ. do đó, "con người ảm đạm trên lưng ngựa” (the Sinister Man on Horseback) này là kẻ thù của các nền độc lập quốc gia ở châu Âu. và, vương quốc Nga là một trong những quốc gia bị Pháp xâm lăng...}

trước cơn hấp hối vô danh vì chiến tranh, đây đó vẫn còn những cuộc xã giao nhạt nhẽo, hợm hĩnh mà vô nghĩa của giới quý tộc (công tước Vaxili với Anna Pavlova); hay những cuộc bù khú rượu chè thâu đêm của đám thanh niên nhà quyền quý (Anatol Kuraghin, Dolokhov); hay cuộc tranh chấp tài sản đầy kịch tính của gia đình bá tước Bazukhov; hay sự chạy chọt cầu cạnh của công tước phu nhân Anna Mikhailovna để xin cho Boris, cậu con trai một, được điều động sang làm thiếu úy trung đoàn cận vệ Xemenovxki. bên cạnh những lố lăng nhăn nhở ấy là trái tim nhân hậu đến ngờ nghệch của Pierre Bazukhov, sự hiểu biết, dũng cảm cực kỳ nhân văn của công tước Andrey Bolkonski, và tình yêu trong sáng giữa Boris & Natasha, Sonya & Nikolai.

*

Chiều hôm sau công tước Andreylên đường. Sau bữa ăn, cũng như thường lệ, không mảy may thay đổi trật tự thời gian biểu, lão công tước trở về phòng riêng. Công tước phu nhân nhỏ nhắn ở buồng em chồng. Công tước Andrey mặc áo đuôi én đi đường không có tua vai đang soạn hành lý cùng người hầu buồng trong văn phòng dành riêng cho mình. Sau khi tự mình kiểm tra lại xe cộ và cách xếp đặt các va li, chàng cho thắng ngựa. Trong phòng chỉ còn lại những đồ dùng mà chàng thường mang luôn theo mình: một chiếc tráp nhỏ, một cái hộp lớn đựng bộ đồ ăn bằng bạc, hai khẩu súng tay Thổ Nhĩ Kỳ và một thanh kiếm của chàng mang từ Otsakov 1 về làm quà cho chàng. Tất cả các hành lý này đều được công tước xết đặt rất thứ tự, tất cả đều sạch sẽ, mới tinh: áo phủ băng nỉ và buộc dải cẩn thận.

Trong phút ra đi và thay đổi cuộc đời, những ai có thể suy nghĩ về hành động của mình đều thường có những ý nghĩ nghiêm trang;

Đó là lúc người ta kiểm định lại quá khứ và vạch những kế hoạch cho tương lai. Vẻ mặt của công tước Andrey vừa ưu tư vừa dịu dàng. Hai tay chắp sau lưng, chàng đi đi lại lại rất nhanh từ góc phòng này sang góc phòng kia, mắt đăm dăm nhìn phía trước, đầu gật gù có vẻ tư lự. Không biết chàng lo vì phải ra trận hay chàng buồn vì phải xa vợ - có thể là cả hai. Nhưng dù sao thì có lẽ chàng cũng không muốn người ta trông thấy mình đang ở trong tâm trạng ấy nên khi nghe tiếng chân đi ở phòng bên, chàng vội buông tay ra, dừng lại cạnh bàn, làm như đang bận buộc lại tấm vải phủ cái tráp con, với vẻ mặt lạnh lùng, khó hiểu như mọi khi.



đọc tâm tư Andrey trước khi ra trận, tôi chợt nhớ những dòng thơ này ...
Đưa người, ta không đưa qua sông,
Sao có tiếng sóng ở trong lòng?
Bóng chiều không thắm, không vàng vọt,
Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong?
Đưa người, ta chỉ đưa người ấy
Một giã gia đình, một dửng dưng...

- Tống Biệt Hành * Thâm Tâm
Trả lời

Quay về “Giải trí”