Gia Tài Của Mẹ - Bạt tai đầu tiên và cuối cùng của Khánh Ly

Trả lời
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 21156
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Gia Tài Của Mẹ - Bạt tai đầu tiên và cuối cùng của Khánh Ly

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           





    Gia Tài Của Mẹ -
              
    Bạt tai đầu tiên
    và cuối cùng của Khánh Ly

    _______________________________
    nguyenngocgia _ 02/07/2022






    Đời người không phải ổ bánh mì để cắt khúc. Khúc đã ăn thì quên đi. Khúc còn lại, thích thì ăn, không thì bỏ. Người nổi tiếng càng không thể cắt khúc cuộc đời của chính bản thân mình, dù danh tiếng nổi như cồn ở lãnh vực nào cũng vậy. Đặc biệt, lãnh vực văn hóa - nghệ thuật, bởi công chúng càng săm soi nhiều hơn. Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và ca sĩ Khánh Ly cũng không ngoại lệ.




    Bối cảnh ra đời của Gia Tài Của Mẹ

    Nhạc phẩm Gia Tài Của Mẹ ra đời vào năm 1965, lúc nhạc sĩ Trịnh Công Sơn 26 tuổi và ca sĩ Khánh Ly tròn 20.

    Năm 1965, chiến tranh Việt Nam bước vào giai đoạn rất khốc liệt sau khi cố Tổng thống Ngô Đình Diệm và bào đệ Ngô Đình Nhu bị ám sát vào ngày 2 tháng Mười Một năm 1963. Trong tình hình chính trị - xã hội vô cùng bất ổn với hai cái chết đầy ai oán của ông Diệm và ông Nhu, ngày 28 tháng Giêng năm 1964, 20.000 người dân Sài Gòn bao vây dinh Tổng thống đòi ông Nguyễn Khánh từ chức, nhằm buộc Hoa Kỳ rút khỏi miền Nam Việt Nam. Ngày 21 tháng Chín năm 1964, hơn 10.000 công nhân Sài Gòn tổ chức bãi công, biểu tình tuần hành phản đối chế độ Việt Nam Cộng Hòa. Ở Đà Nẵng, từ ngày 21 tháng Tám năm 1964, ba vạn tiểu thương và công nhân bãi chợ, bãi khóa, tuần hành phản đối ông Nguyễn Khánh, người dân lúc bấy giờ còn chiếm được toà Thị Chính trong ngày 25 tháng Tám năm 1964, làm rối loạn thành phố này trong 9 ngày tiếp đó. Ở Huế, giới học sinh, sinh viên, cũng rầm rộ xuống đường biểu tình khoảng thời gian này.

    Những năm trước 1975, hầu hết những tổ chức, cá nhân chống lại nhà nước Việt Nam Cộng Hòa đều gần như mang nặng tư tưởng cánh Tả, với cái gọi là "xã hội lý tưởng", nơi đòi hỏi sự công bằng - tiến bộ - không phân biệt đối xử - không nghèo đói, nơi chỉ có thứ "người với người sống để yêu nhau" rất lòe loẹt, đầy mộng mị, lại dễ dàng quyến rũ như một loài yêu nữ, được sanh thành từ Tố Hữu. Những thứ "lý tưởng" như vậy nhằm binh vực và kêu gọi thương yêu những tầng lớp mà họ coi là yếu thế trong xã hội, vốn là chất xúc tác để thành phần "Việt Cộng nằm vùng" làm nơi trú ngụ an toàn, giữa vòng tay bảo bọc của đồng bào (!). Có thể tạm gọi nó là một trường phái "lãnh mạn hóa chính trị", mà một trong các nhân vật nổi tiếng thế giới - không thể nào quên - nữ minh tinh Jane Fonda, đã tới Hà Nội vào năm 1971 - lúc bà ta 37 tuổi - để phản đối chiến tranh.

    Xuôi theo phong trào cánh Tả mạnh mẽ lan tràn với khí thế hừng hực khắp miền Nam Việt Nam lại được tháp cho đôi cánh Tự Do vốn có của nhà nước Việt Nam Cộng Hòa, các sáng tác dưới chủ đề "Ca Khúc Da Vàng" của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn được đón nhận như một "hiện tượng nổi bật" trong giới mộ điệu âm nhạc nói riêng và người dân miền Nam Việt Nam nói chung.




    Tại sao tới bây giờ ca sĩ Khánh Ly lại cất giọng Gia Tài Của Mẹ?

    Sự trở về của ca sĩ Khánh Ly trong tư cách ca sĩ nổi danh, xảy ra vào năm 2014 nhưng diễn ra tại... Hà Nội, không phải Sài Gòn. Một cuộc tranh cãi dữ dội xung quanh chuyến "du hành" của bà, mang đầy đủ màu sắc chính trị hơn là chuyên môn âm nhạc. Rồi tất cả cũng đi qua với những lần trở về tiếp nối, diễn ra bình thường như tất cả các ca sĩ nổi tiếng một thời của nước Việt Nam Cộng Hòa.

    Đại dịch gây náo loạn và tán loạn toàn thế giới, khiến cho sự trở về trong tư cách danh ca của Khánh Ly bị gián đoạn và lần này - năm 2022, bà trở về với chủ đề "Như Một Lời Chia Tay" - một nhạc phẩm của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn không nổi tiếng bằng nhiều ca khúc khác nhưng tựa như một lời tiên tri mà ca sĩ Khánh Ly ngầm chuyển đến người hâm mộ? Lần này, dường như nhà cầm quyền CSVN mới... cho phép Nữ Hoàng Chân Đất, được gặp gỡ nơi đã nuôi nấng và tạo nên tên tuổi của bà từ trước 1975 - như một đặc ân duy nhứt và có thể là cuối cùng với giọng ca 78 tuổi?

    Có vẻ như không hề ngẫu hứng, khi bà Lệ Mai kể lại câu chuyện Gia Tài Của Mẹ gần 60 năm về trước cho "bà con hàng xóm" một thời, đã lâu lắm rồi không gặp, mà bà Khánh Ly sợ không còn dịp được gặp nhau và được ca hát?

    Lớp trẻ Việt Nam tội nghiệp, vốn lớn lên trong môi trường giáo dục bệ rạc và văn hóa suy đồi. Nhạc phẩm "phản chiến" này bỗng trở thành xu hướng tìm kiếm hàng đầu ngay lập tức, khi sự việc bị nhà cầm quyền CSVN tại Lâm Đồng cảnh cáo, vì không có trong danh mục được cho phép ban đầu. Sự tò mò của lớp trẻ là điều hiển nhiên, bởi lịch sử từ sau 1975, gần như bưng bít và dối trá.

    Nhiều người như vừa "bừng hai con mắt" về một thời mà họ còn quá nhỏ để biết hoặc chưa ra đời nữa là khác. Dường như lâu lắm rồi, người dân mới nghe lại hai chữ "NỘI CHIẾN", lại mất đến 20 năm trong ròng rã bom rơi đạn nổ, chết chóc và chia ly, diễn ra từng ngày.

    Những năm sau này, nhiều đảng viên lão làng, trong đó khá nhiều nhân vật tên tuổi bộc lộ sự bất mãn với ĐCSVN và họ rủ nhau, người trước kẻ sau ra khỏi đảng. Cùng với việc rời bỏ đảng, họ không còn quá sợ hãi để cất lên những ý kiến "phản nghịch" với tổ chức mà họ đã tự nguyện bước vô, đủ đắng cay ngọt bùi cùng nhiều ân sủng. Nhiều người trong số họ nhận lãnh hậu quả từ sự phản bội như vậy. Dân quèn có hả hê, có kỳ vọng, có thất vọng... và rồi quen dần, như nhìn một thùng xà bông bột khuấy mạnh với bọt nổi lềnh bềnh, rồi tan nhanh.

    Ca sĩ Khánh Ly đã gần 80 tuổi, giọng bà đã bị thần Thời Gian mài mòn gần hết. Người ta đến, để nghe bà kể chuyện, qua những ca khúc của ông Sơn nhiều hơn là thưởng thức giọng ca đặc biệt từ ngày tháng cũ. Và may mắn thay! Dường như bà Lệ Mai cũng hiểu ra điều đó, bằng ca khúc Gia Tài Của Mẹ.

    Không thể nói bà Khánh Ly không hề biết về những sỉ vả và dèm pha từ dư luận trong và ngoài nước dành cho những phát ngôn và việc làm của bà, suốt gần 50 năm qua. Người già thường nhớ về quá khứ. Quá khứ của nữ danh ca Khánh Ly vẫn đầy đủ ngọt ngào pha lẫn mặn đắng và chua cay. Kể cả những lỗi lầm dù khách quan hay chủ quan, quá khứ đó vẫn trọn vẹn một thân phận - Người Việt Nam Vong Quốc!

    "Một bọn lai căng - Một lũ bội tình" đặt trong bối cảnh xã hội Việt Nam rệu rã - rữa nát của ngày hôm nay, không thể nào rõ hơn - Nữ ca sĩ Khánh Ly đã cố gắng hết sức, xáng một bạt tai vào thẳng mặt nhà cầm quyền CSVN. Cái bạt tai, dù yếu đuối của bà già gần 80 tuổi vẫn làm thiên hạ bàng hoàng và chết lặng.

    Cái bạt tai vào thẳng mặt nhà cầm quyền CSVN của bà già gần 80 tuổi, có vẻ như để "thanh toán" nỗi uất hận cho chính bản thân bà Lệ Mai, buộc phải chịu đựng gần 50 năm. Cái bạt tai, dù không thể nảy lửa, nó như lời tạ lỗi chân thành của nữ danh ca Khánh Ly, được gởi đến người Việt Nam Vong Quốc, cả trong và ngoài nước.

    Trong thân phận mất nước và với tư cách chỉ là một "con hát", không thể làm gì to tát với tuổi già xế bóng, có lẽ nữ danh ca Khánh Ly đã nhẹ lòng hơn rất nhiều sau cái bạt tai nhẹ nhàng mà tái tê đó!

    Từ nay cho đến khi "Xin được, xin nằm yên. Đất đá hân hoan một miền", nữ danh ca Khánh Ly cũng đã đáp từ đôi phần với giới hâm mộ nói riêng và người Việt Nam Vong Quốc nói chung.


    https://www.rfavietnam.com/node/7277
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 21156
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Gia Tài Của Mẹ - Bạt tai đầu tiên và cuối cùng của Khánh Ly

Bài viết bởi Hoàng Vân »







          

Gia tài của Mẹ _ Trịnh công Sơn
          
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 21156
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Gia Tài Của Mẹ - Bạt tai đầu tiên và cuối cùng của Khánh Ly

Bài viết bởi Hoàng Vân »

          







          
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 21156
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Gia Tài Của Mẹ - Bạt tai đầu tiên và cuối cùng của Khánh Ly

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           





    Khánh Ly hát 'Gia tài của mẹ',
    đơn vị tổ chức show bị tuýt còi

              
    _____________
    Thứ tư, 29/6/2022





    Cơ quan chức năng mời đơn vị tổ chức show của Khánh Ly lên làm việc vì bà hát "Gia tài của mẹ" - bài nằm ngoài danh mục cấp phép.

    Tối 29/6, đại diện Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lâm Đồng cho biết Sở đã mời đơn vị tổ chức show - công ty TNHH Mây Lang Thang - lên giải trình, xoay quanh việc ca sĩ Khánh Ly biểu diễn bài Gia tài của mẹ (Trịnh Công Sơn) trong đêm nhạc hôm 25/6.

    Theo Sở, ca khúc không nằm trong danh sách 24 bài hát đã được đơn vị này duyệt để biểu diễn trong chương trình. "Đơn vị tổ chức đã nhận sai sót. Chúng tôi đang tiếp tục đề nghị đơn vị này giải trình, sau đó sẽ xử lý theo quy định", người đại diện cơ quan chức năng cho biết.
              

    Ca sĩ Khánh Ly trong đêm live concert "Dấu chân địa đàng", thuộc chuỗi show "Như một lời chia tay"
    tại Đà Lạt, ngày 25/6.

              
    Đại diện Cục Nghệ thuật Biểu diễn nói đã nắm được thông tin về show nhạc Khánh Ly ở Đà Lạt. "Ca sĩ Khánh Ly hát tác phẩm không nằm trong danh sách ban tổ chức gửi Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lâm Đồng khi xin cấp phép cho chương trình. Chúng tôi đang làm việc với Sở để có hướng xử lý", phía Cục cho biết.

    Chương trình diễn ra vào tối 25/6, tại sân khấu Mây - In the Nest, phường 7, Đà Lạt, thu hút khoảng 1.000 khán giả. Ngoài hát nhiều khúc tình ca của Trịnh Công Sơn, Khánh Ly còn thể hiện một số nhạc phẩm trong tập Ca khúc Da Vàng của nhạc sĩ.

    Sau show, một số khán giả lên tiếng chỉ trích vì Khánh Ly thể hiện Gia tài của mẹ - vốn là bài hát chưa từng được cơ quan chức năng cấp phép biểu diễn trong nước. Trước phản ứng của dư luận, người biên tập live concert Khánh Ly - ca sĩ Quang Thành - cho biết, ở những show tiếp theo, bà không tiếp tục hát bài này.

    Tập Ca khúc Da Vàng được Trịnh Công Sơn ra mắt khoảng ra mắt khoảng nửa cuối những năm 1960, là những sáng tác tiêu biểu cho dòng nhạc phản chiến của ông. Năm 2013, lần đầu tiên sau năm 1975, có tám ca khúc trong tuyển tập này được cấp phép hát trở lại gồm: Cánh đồng hòa bình, Đồng dao hòa bình, Người mẹ Ô Lý, Nước mắt cho quê hương, Đôi mắt nào mở ra, Dựng lại người, dựng lại nhà, Ta thấy gì đêm nay, Chờ nhìn quê hương sáng chói. Phần nhiều trong số đó là bài hát về quê hương, thân phận con người trong chiến tranh.

    Năm 2020, Chính phủ bỏ quy định cấp phép tác phẩm âm nhạc, sân khấu sáng tác trước năm 1975 ở miền Nam và sáng tác của người Việt ở nước ngoài. Thời điểm đó, ông Trần Hướng Dương, Cục phó Nghệ thuật biểu diễn (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) cho biết: "Với những quy định mới, chúng tôi sẽ chuyển từ tiền kiểm (kiểm tra trước sự kiện) sang hậu kiểm (kiểm tra sau sự kiện) là chủ yếu. Nhưng việc hậu kiểm cũng không nhằm bắt lỗi mà để tạo điều kiện cho hoạt động nghệ thuật biểu diễn. Tất nhiên những đơn vị, cá nhân vi phạm vào các điều cấm sẽ bị xử lý nghiêm".

    Chuỗi show Như một lời chia tay dự kiến là tour xuyên Việt cuối cùng của Khánh Ly. Sau Đà Lạt, ngày 26/6, bà bay về Hà Nội để chuẩn bị một số show lên kế hoạch tiếp theo. Ngày 1/7, bà về TP HCM tổ chức đêm nhạc ở sân khấu Idecaf, quận 1. Sau đó, bà có một đêm nhạc khác - Mưa hồng vào ngày 16/7 tại quận 7. Ngày 9/7, bà quay lại Hà Nội cho đêm diễn ở Nhà hát Lớn. Danh ca dự kiến biểu diễn thêm ở Nha Trang, Đà Nẵng...


    Vân Nhật Thu

    https://vnexpress.net/khanh-ly-hat-gia- ... 81800.html
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 21156
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Gia Tài Của Mẹ - Bạt tai đầu tiên và cuối cùng của Khánh Ly

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           





    'Gia tài của mẹ'
              
    làm tour xuyên Việt của Khánh Ly
    'gập ghềnh'?

    _________________
    Nguyễn Mạnh Hà _ Gửi tới BBC từ Hà Nội _ 1 tháng 7 2022




              

    Khanh Ly trong vòng tay người hâm mộ tại VN

              

    Có vẻ sóng gió vẫn chưa muốn rời xa tượng đài âm nhạc Khánh Ly ở tuổi 77.

    Mở đầu chuyến đi dọc Việt Nam "Như một lời chia tay", Khánh Ly đã có những phát ngôn thẳng thắn về bộ phim Em và Trịnh. Kế đó, bà hát Gia tài của mẹ tại Đà Lạt khiến nhà tổ chức đêm nhạc phải giải trình với công an. Nhưng trước đó, bà đã nói: "... Nếu chưa phải lúc thì chúng ta cứ chờ một ngày nào đó, tấm lòng, trái tim của mình hòa hợp lại..."

    "Tôi ước mơ được hát những bài đó từ lâu lắm rồi...," Khánh Ly trả lời tôi trong buổi gặp gỡ báo chí chiều 16/6 tại Hà Nội, khi tôi hỏi cảm xúc của bà lúc nhà tổ chức thông báo lần này bà sẽ hát Gia tài của mẹ và Người con gái Việt Nam da vàng.

    "Từ khi gặp lại ông Trịnh Công Sơn, ông nói ước gì chúng ta đi lại với nhau như ngày xưa, ở sân trường đại học.

    "Nhưng tôi hiểu đó là ước mơ. Bởi chuyện gì cần đến sẽ đến. Còn nếu chưa phải lúc thì chúng ta cứ chờ một ngày nào đó, tấm lòng, trái tim của mình hòa hợp lại, chúng ta sẽ có điều chúng ta mơ ước," Khánh Ly nói.

    Danh ca cũng nói bà coi việc hát lại những bài đó sau một thời gian dài là "phần thưởng cho những cố gắng của mình", "một niềm an ủi" với tác giả và bà muốn chia vui cùng ông.

    Đêm nhạc Dấu chân địa đàng mở màn chuyến lưu diễn tại Đà Lạt có hẳn một chương Ca khúc Da Vàng, gồm các bài Người già em bé, Ngủ đi con, Ca dao mẹ, Xin cho tôi và khép lại bằng Gia tài của mẹ.
              

    Khánh Ly nói với cử tọa tại ĐH Thăng Long:
    "Còn (sống) ngày nào tôi còn yêu tuổi trẻ. Và tôi sẽ nghe lời các em. Các em bảo tôi làm gì, tôi hứa là tôi sẽ làm.
    Kể cả các em bảo tôi, thôi bà già rồi bà đừng hát nữa. Tôi sẽ ở nhà nhưng mà các em nuôi tôi!"

              
    Bốn ngày sau đêm diễn, BTC đêm nhạc bị cơ quan chức năng mời làm việc, yêu cầu giải trình vì Gia tài của mẹ là "bài nằm ngoài danh sách 24 ca khúc đã được VHTT&DL Lâm Đồng phê duyệt cho đêm nhạc". Phía gia đình Trịnh Công Sơn cho biết Gia tài của mẹ vẫn chưa được phép biểu diễn.

    Trên thực tế, Chính phủ Việt Nam đã bỏ cấp phép biểu diễn cho các ca khúc ra đời tại miền Nam trước 1975 từ giữa tháng 12/2020, với nghị định 144, thay vào đó quản lý bằng hậu kiểm.

    Tức là các ca sĩ, nhà tổ chức phải tự 'soi xét' xem bài hát mình lựa chọn có vi phạm 4 điều cấm, như "cấm chống phá Nhà nước", "cấm xuyên tạc lịch sử"…, trong nghị định hay không.

    Giới chức Việt Nam nói Gia tài của mẹ bị cấm trong đêm Dấu chân địa đàng là do vi phạm hành chính. Thế nhưng các đêm nhạc của Khánh Ly ở TP.HCM và Hà Nội tới đây đều đã thông báo sẽ không có bài này trong chương trình.




    'Quy trình' chọn bài cho Khánh Ly

    Qua điện thoại sáng 27/6, ca sĩ Quang Thành, trợ lý của Khánh Ly nói với tôi: "Ca khúc Da Vàng dù ghi dấu tên tuổi Trịnh Công Sơn thì vẫn ở trong lòng khán giả thôi, không có cơ hội phổ biến do những ngăn cản trong ngoài, trước sau 1975.

    "Đây không phải dòng nhạc người ta muốn nhắc nhớ. Các nhà tổ chức không muốn đụng vào những điều nhạy cảm nên không khuyến khích hát những bài này. Trừ đêm nhạc Khánh Ly tự làm cho những nhóm riêng".

    Quang Thành cho biết ngay từ đêm diễn đầu tiên của Khánh Ly trong nước 9/5/2014, anh đã đưa vào những bài phản chiến đã được cấp phép như Xin cho tôi, Ca dao mẹ, Bà mẹ Ô Lý, Chờ nhìn quê hương sáng chói…

    "Có chăng giờ mình hát thêm những bài mình muốn, tự thay đổi tùy chương trình. Bài nào được duyệt, được phép phổ biến họ đưa lên cổng truyền thông thì mình cứ vào trong đó lựa mà hát, đừng tự làm khó mình," Quang Thành nói.

    Anh khẳng định Khánh Ly không bao giờ yêu cầu được hát bài này bài kia mà chỉ hát những bài do BTC đưa ra. Việc xin cấp phép bài hát cũng do họ lo.
              

    "Cô không như nhiều ca sĩ khác can thiệp quá nhiều vào khâu tổ chức.
    Việc ai nấy làm, cô chỉ lo sức khỏe và lo hát thôi", anh nói.

              
    "Mình phải cân nhắc vấn đề âm nhạc chứ không phải về tư tưởng. Làm sao bài này liên quan bài kia để phối hợp với bên thiết kế, đạo diễn cho ra hiệu ứng sân khấu tốt nhất, cho khán giả đi xem có đủ màu sắc. Chứ mình không chủ trương tuyên truyền, hướng khán giả vào một cái gì cả".

    Với mỗi điểm dừng, Khánh Ly sẽ hát với một khách mời khác nhau, như Mỹ Linh (Đà Lạt); Bằng Kiều, Tùng Dương (Hà Nội); Mỹ Tâm (Đà Nẵng), Cẩm Vân (TP.HCM)… "Từ đây đến hết chuỗi đều thay đổi khách mời để bà có kỷ niệm với đồng nghiệp, đàn em," Quang Thành cho biết.

    Ở tuổi 77, Khánh Ly là ca sĩ người Việt duy nhất có một chuyến lưu diễn dài ngày qua nhiều tỉnh thành đến thế- điều mà nhiều ngôi sao giải trí hàng đầu trong nước cũng chưa dám thực hiện.

    Chuyến xuyên Việt của Khánh Ly diễn ra trong bối cảnh sau dịch, rất nhiều chương trình ca nhạc bung ra tổ chức khắp nơi.

    "Sự quan tâm dành cho cô lớn hơn trước nhiều, giống lần đầu về cách đây tám năm," Quang Thành nhận xét.
              

    Mặc dù hạng vé cao nhất cho đêm diễn tại Nhà hát Lớn Hà Nội lên tới 5 triệu/vé,
    nhà tổ chức vẫn phải mở thêm một đêm nữa.
    TP.HCM hết vé sau 4 ngày rao bán, cũng phải bổ sung đêm thứ hai.

              
    Quang Thành cho hay buổi diễn ngoài trời tại Đà Lạt bán 3 triệu/vé nhưng có người chậm chân sẵn sàng mua lại với giá 10 triệu. Nhà tổ chức Mây Lang Thang phải đóng thêm bục ở hai bên cánh để cung cấp thêm chỗ ngồi cho khán giả.

    Riêng với buổi diễn sau 50 năm trở lại Cần Thơ (lần trước Khánh Ly và Trịnh Công Sơn đến đây hát tại trường học) dự kiến sẽ diễn ngoài trời cho 4.000 khán giả.




    'Thủy chung' với Trịnh Công Sơn dù 'bị tẩy chay'

    Cũng tại buổi gặp báo chí chiều 16/6, Khánh Ly khẳng định đã "thủy chung" với Trịnh Công Sơn suốt nửa thế kỷ qua: "Tôi không hứa gì với ông Sơn cả nhưng qua việc làm của tôi, tôi đã chọn ông Sơn.

    "Cho dẫu là bây giờ mọi người bên Mỹ, Úc tẩy chay tôi vì tôi trở về Việt Nam, có tôi trong chương trình bên đó là họ biểu tình để tôi khỏi hát- tôi vẫn chọn ông Sơn.

    "Vì tôi nghĩ lỡ rồi, mình lỡ yêu cái nhạc đó, mình lỡ quý trọng con người đó. Mình lỡ chấp nhận số phận của mình thì có gì lạ đâu, chẳng có gì mình phải bận tâm cả".

    Khi tôi hỏi thêm về vụ khán giả ở Mỹ, Úc vẫn biểu tình chống Khánh Ly, qua điện thoại ngày 19/6, bà cho biết thêm: "Bây giờ thật ra họ không còn biểu tình nữa. Họ có thể điện thoại. Ví dụ các nhà thờ, nhà chùa điện thoại tới nhà tổ chức phản đối tại sao lại mời Khánh Ly…"

    "Những gì mình làm thì mình phải chấp nhận. Ai yêu mình thì mình cám ơn, ai không yêu mình thì mình phải chịu thôi," Khánh Ly nói.

    Chuyến lưu diễn Như một lời chia tay của Khánh Ly dự kiến sẽ chia làm nhiều đợt kéo dài cho tới hết năm. Để khỏi ảnh hưởng tới sức khỏe ca sĩ, các đêm diễn sẽ cách xa nhau.

    Chẳng hạn 25/6, Khánh Ly hát ở Đà Lạt thì mãi tới 1/7 mới có buổi diễn tiếp theo tại TP.HCM. Tuy nhiên ngày 27/6, bà đã có buổi nói chuyện và giao lưu tại ĐH Dân lập Thăng Long ở Hà Nội. Dự kiến Khánh Ly sẽ đến thăm ĐH Hoa Sen (TP.HCM) và ĐH Tây Đô (Cần Thơ).

    "Lần này, những hoạt động của chương trình thiện nguyện Vòng Tay Nhân Ái tập trung vào đối tượng sinh viên còn đang mơ mơ màng màng về Trịnh Công Sơn và Khánh Ly," Quang Thành cho hay.

    "Chính bà sẽ đến và nói, thay vì các bạn chỉ xem phim, hiểu Trịnh Công Sơn là một cậu bé tung tăng. Cho các bạn thêm một góc nhìn về Trịnh Công Sơn qua gặp gỡ người thật việc thật. Còn cái phim đoàn làm phim đã nói là hư cấu, ai thích thì coi chứ cũng không nên bắt bẻ người ta nữa".


    https://www.bbc.com/vietnamese/forum-62005520
Trả lời

Quay về “Nguyễn ngọc Già”