Thế chiến III nếu xảy ra sẽ kéo dài dai dẳng và chẳng thay đổi gì, nhưng ĐCSTQ cần nó (Kỳ 1)

Trả lời
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20163
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Thế chiến III nếu xảy ra sẽ kéo dài dai dẳng và chẳng thay đổi gì, nhưng ĐCSTQ cần nó (Kỳ 1)

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           




    Thế chiến III nếu xảy ra sẽ kéo dài dai dẳng và chẳng thay đổi gì, nhưng ĐCSTQ cần nó
    (Kỳ 1)

    __________________
    Thanh Đoàn - Du Miên _ 28/10/21





    Cuộc chiến Mỹ - Trung, nếu có xảy ra vì Đài Loan, cũng không phải hướng tới mục tiêu lật đổ hệ tư tưởng hay các chế độ độc tài như Thế chiến I và II. Kết quả của nó có thể là các cuộc chiến sự nhỏ, dai dẳng giữa Trung - Mỹ ở cả Thái Bình Dương và Biển Đông. Nhưng thế lực ở Bắc Kinh cần một cuộc chiến, thế lực ở Nhà Trắng cũng cần nó để duy trì quyền lực chính trị của đảng phái, bên cạnh cái lý về lợi ích quốc gia.


    Trung Quốc liên tục leo thang xung đột với Đài Loan, từ các phát ngôn ‘sói chiến’ đầy nhiệt huyết cho tới hành vi điều lượng máy bay kỷ lục xâm phạm vùng nhận diện phòng không của Đài Loan và các cuộc diễn tập nhắm vào hòn đảo này. Các tuyên bố cứng rắn của Nhà Trắng và việc các phái đoàn Châu Âu đổ về Đài Loan làm gia tăng phản ứng căng thẳng từ phía Trung Quốc. Trong những ngày này, tất cả chúng ta đều gắng tìm kiếm cho mình câu trả lời: Liệu thế chiến thứ III có xảy ra hay không?

    Trung Quốc cần phải sáp nhập Đài Loan càng sớm càng tốt. Trung Quốc cần một cuộc chiến. Vì rất nhiều lý do và thật đáng buồn là Washington có thể cũng cần có cuộc chiến này.

    Nhiều chuyên gia phân tích chiến lược địa chính trị đã nhận định rằng ngay cả khi nổ ra Thế chiến thứ III, kết cục không phải là thắng thua mà là cái ghế vững chắc cho phe phái là lợi ích của nhóm quyền lực đang nắm giữ Bắc Kinh và Washington. Khác hẳn với Thế chiến I và II, các chế độ độc tài bị thay thế bởi nền dân chủ, thế giới phân chia lại theo ý thức hệ và tạo ra trật tự mới, Thế chiến III sẽ không tạo ra điều đó, nó chỉ là nơi tiêu hao, nơi thử nghiệm vũ khí chế tài đã nhiều năm không được sử dụng. Trên hết, thế chiến III có thể giúp các thế lực đang cầm quyền của Bắc Kinh và Washington giữ vững quyền lực đang bị đe dọa của họ, thứ vốn đang lung lay bởi sai lầm chiến lược và hàng hoạt cuộc khủng hoảng kinh tế - chính trị - xã hội đã và đang đến gần…



    Thế chiến III, nếu diễn ra, không làm sụp đổ ĐCSTQ hay thay đổi trật tự thế giới này

    Nhà sử học quân sự người Anh B.H. Liddell Hart từng khẳng định: “Mục đích của chiến tranh là để có nền hòa bình tốt đẹp hơn”. Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu kết quả cuộc chiến Mỹ - Trung không phải là hoà bình cho nhân loại?

    Tiến sĩ Robert Farley - tác giả, nhà nghiên cứu, giáo sư giảng dạy về ngoại giao, quân sự tại Mỹ - tin rằng cạnh tranh giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc có thể không giống như một cuộc xung đột gay gắt, mang tính quyết định. Giữa Washington và Bắc Kinh không cần quân sự hoá quan hệ của họ trong bối cảnh họ đã hợp tác thương mại và đầu tư lớn hơn. Trong nhiều trường hợp, họ còn là con tin tài chính của nhau. Với góc nhìn như vậy, tiến sĩ Farley tin rằng sự cạnh tranh lâu dài giữa các cường quốc sẽ là sai lầm nếu nó buộc phải kết thúc bằng xung đột quân sự.

    Trong bài viết phân tích trên trang 19fortyfive, tiến sĩ Farley dẫn chứng rằng Thế chiến I đã dứt khoát loại bỏ đi một trong hai cường quốc trung tâm, dẫn đến thay đổi chế độ ở một bên và tạo ra một dàn xếp (trật tự) thế giới mới, dĩ nhiên tham vọng của Đức không bị dập tắt. Thế chiến thứ II chấm dứt dứt khoát khát vọng bành trướng của Đức, Nhật, Ý, thay thế các chính phủ độc tài đó bằng các hệ thống dân chủ, ít nhất là tại Nhật, Ý và ¾ nước Đức. Nhưng như chúng ta đã biết, cả Thế chiến I và Thế chiến II đều trải qua thời gian dài hỗn loạn, nội chiến, xung đột ngay cả khi những người tham chiến chính đã ngừng bắn.

              

    “Vòng xoáy” của chiến tranh khiến các nhà tài phiệt thỏa mãn cơn khát cho vay,
    bởi đơn giản chính phủ của các quốc gia tham chiến buộc phải vay nợ để leo thang chiến tranh.

              

    Trong Chiến tranh Lạnh, người ta không nghĩ nhiều đến viễn cảnh xảy ra nhiều cuộc chiến lặp đi lặp lại giữa Hoa Kỳ và Liên Xô, phần lớn là do niềm tin rằng vũ khí hạt nhân sẽ phát huy tác dụng và có thể tiêu diệt cả hai bên tham chiến, nếu không muốn nói là toàn bộ thế giới. Đồng thời, bản chất tư tưởng xung đột gay gắt của những người tham chiến khiến nhiều người tưởng tượng rằng, một cuộc chiến giữa Mỹ và Liên Xô sẽ được giải quyết nhanh chóng và dứt khoát, kẻ chiến thắng sẽ thống trị thế giới về tư tưởng.

    Nhưng tình hình với Trung Quốc và Hoa Kỳ thì khác. Mặc dù Washington và Bắc Kinh có những khác biệt rõ rệt về ý thức hệ, nhưng cả hai đều không đặt nặng ý tưởng rằng họ có thể lật đổ bên kia. Mỗi bên có thể gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho lực lượng quân sự trên thực địa của đối phương, nhưng không có khả năng gây ra nhiều thiệt hại cho nền tảng công nghiệp và kinh tế của sức mạnh quân sự của bên kia. Các loại vũ khí đã bị phá hủy hoặc sử dụng hết có thể được chế tạo lại, rất nhanh với tên lửa hành trình và chậm hơn với tàu sân bay.

    Tiến sĩ Farley phân tích rằng việc Mỹ đánh bại âm mưu xâm lược Đài Loan của Trung Quốc rõ ràng sẽ không giải quyết được câu hỏi về Đài Loan trong tâm trí người Trung Quốc, và thậm chí có thể không làm lung lay sự thống trị của ĐCSTQ đối với Trung Quốc đại lục. Hoàn toàn có thể hình dung được rằng, Hoa Kỳ và Trung Quốc có thể tiến hành một cuộc chiến tranh ngắn hạn, gay gắt xoay quanh vấn đề liên quan đến Đài Loan. Rồi sau đó 2 quốc gia này nối lại quan hệ chính trị và thương mại tương đối bình thường, sau đó tiến hành một cuộc chiến tranh ngắn hạn và gay gắt khác lại xoay quanh Đài Loan.

    Ngay cả khi Trung Quốc thắng trong một cuộc xung đột như vậy, những vấn đề cơ bản gây chia rẽ giữa Washington và Bắc Kinh sẽ không biến mất. Trong khi phản ứng của khu vực đối với việc Trung Quốc chinh phục thành công Đài Loan trong bối cảnh phụ thuộc và khó đoán định, các quốc gia như Việt Nam, Nhật Bản và Hàn Quốc có thể sẽ cố gắng ràng buộc mình chặt chẽ hơn với quân đội Mỹ, ngay lập tức tạo điều kiện cho xung đột trong tương lai.

    Bất kỳ cuộc xung đột quân sự nào có thể tưởng tượng được ở Tây Thái Bình Dương sẽ có sức tàn phá thảm khốc, không chỉ đối với các sân khấu xung đột mà còn ảnh hưởng đến mạng lưới tài chính và thương mại đã phát triển giữa Châu Á và Bắc Mỹ. Nhưng chúng ta nên cẩn thận với quan điểm rằng Trung Quốc và Hoa Kỳ sẽ chỉ gây chiến một lần. Hy vọng rằng sẽ không có cuộc chiến tranh nào giữa 2 nước. Nếu giữa họ bùng nổ một cuộc chiến, thì khả năng cao sẽ nổ ra nhiều cuộc chiến hơn sau đó. Các cuộc chiến nhấm nhẳng kéo dài, tiêu tốn xương máu và vũ khí và tiền bạc của nhân loại, nhưng cũng vô nghĩa nhất trong lịch sử chiến tranh của loài người.



    Trung Quốc khao khát Đài Loan và một cuộc chiến

    Chưa nói đến nguồn gốc dân tộc và lịch sử giữa Trung Quốc và Đài Loan, ĐCSTQ khao khát có Đài Loan còn vì các lý do địa kinh tế chính trị quan trọng cho chiến lược bành trướng thế lực, hệ tư tưởng đỏ (hệ tư tưởng chủ nghĩa cộng sản) ra toàn thế giới.

    Nhưng cấp thiết hơn, thế lực thống trị của Bắc Kinh đang sa lầy trong các cuộc đấu đá nội bộ sinh - tử, hàng loạt các cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính và nội loạn xã hội, các tội ác chống lại loài người cần phải che dấu, cần phải chuyển hướng dư luận trong nước và thế giới. Chỉ có chuyển hướng dư luận quốc tế và trong nước, thế lực đang thống trị tại Bắc Kinh mới chắc chắn duy trì được chế độ, củng cố được quyền lực kinh tế - chính trị của mình. Chỉ là không may, Đài Loan có thể trở thành vật hi sinh phù hợp nhất.

              
    1. Thứ nhất, Mỹ thống trị Thái Bình Dương và đó là sự thật hơn 100 năm lịch sử. Trung Quốc không có gì ở đây nhưng Đài Loan là chìa khoá.

      Thái Bình Dương có thể mang lại cho Trung Quốc lợi ích vô cùng lớn về hàng hải, phát triển hải quân và cơ hội ‘chọc sườn’ an ninh phía Tây nước Mỹ.

      Đảo Đài Loan nằm ở phía Tây Bắc Thái Bình Dương, tọa lạc giữa quần đảo Ryukyu của Nhật Bản và quần đảo Philippines, tách rời khỏi lục địa Á-Âu đồng thời có đường biên giới trên biển giáp với Trung Quốc đại lục thông qua eo biển Đài Loan.

                

      Một số chiến lược gia gọi chuỗi đảo ở Đông Á (trong đó có Đài Loan) là “Vạn lý trường thành ngược”.
      Các sĩ quan và chiến lược gia hải quân của Trung Quốc coi Trung Quốc như bị “đóng hộp” bởi chuỗi quần đảo này.

                

      Trung Quốc được “bao bọc”, thực ra là bị khoá cứng lại bởi một chuỗi các đảo gần nhau kéo dài về phía nam từ Nhật Bản, qua Ryukyu’s, Đài Loan, Philippines, Malaysia, Indonesia và Australia. Tất cả đều các cứ điểm ngăn Trung Quố tiến vào Thái Bình Dương đều đang được kiểm soát bởi Mỹ.

      Để đi vào Thái Bình Dương, các tàu hải quân của Trung Quốc phải đi qua một trong những điểm tắc nghẽn khác nhau giữa các đảo này. Tàu thương mại (cũng như hải quân của nước này), để đi đến Trung Đông và châu Phi, nơi Trung Quốc thu được phần lớn năng lượng và tài nguyên thiên nhiên, phải đi về phía nam qua eo biển Malacca, nơi Trung Quốc đang bị nhiều hạn chế tương đương với các hạn chế ở quần đảo Nhật Bản - Đài Loan.

      Một số chiến lược gia gọi chuỗi đảo ở Đông Á là “Vạn lý trường thành ngược”. Các sĩ quan và chiến lược gia hải quân của Trung Quốc coi Trung Quốc như bị “đóng hộp” bởi chuỗi quần đảo này. Rõ ràng địa lý không có lợi cho Trung Quốc trong mục tiêu mở rộng ảnh hưởng ra Thái Bình Dương, nếu không có Đài Loan.

      Nếu Đài Loan trở thành một phần của Trung Quốc, điều này sẽ thay đổi. Hải quân của Trung Quốc sẽ không còn bị bó buộc nữa. Trên thực tế, họ sẽ có thể mở rộng phạm vi hoạt động của mình tới “chuỗi đảo thứ hai” —Guam, Marianas và một số đảo nhỏ khác ở trung tâm Thái Bình Dương — không phải là rào cản khó khăn.

                
    2. Thứ hai, các nhà nghiên cứu Hoa Kỳ cảnh báo: Khao khát sở hữu nền công nghiệp vi mạch dẫn đầu thế giới ở Đài Loan là một động lực to lớn thúc đẩy Bắc Kinh xâm lược quốc đảo này.

      Đài Loan là quê hương của nhiều nhà máy bán dẫn tiên tiến nhất thế giới, bao gồm nhà sản xuất chip lớn nhất thế giới là Tập đoàn TSMC. IC Insights, một công ty nghiên cứu có trụ sở tại Hoa Kỳ cho biết: “Hiện tại, không có cơ sở sản xuất vi mạch (hay vi mạch tích hợp) nào có thể ‘vượt mặt’ Đài Loan... Trung Quốc đang tồn tại một vấn đề lớn là nước này không có khả năng sản xuất các thiết bị vi mạch tiên tiến phục vụ hệ thống điện tử trong tương lai, và họ tin rằng vấn đề này sẽ được giải quyết thông qua việc chiếm lấy Đài Loan bằng bất cứ giá nào”.

      Đầu tháng 10/2021, nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đã tuyên bố sẽ thống nhất Đài Loan vì mục tiêu “bảo vệ chủ quyền Trung Quốc”, mặc dù đây là 2 quốc gia độc lập. Trung Quốc hiện là nhà nhập khẩu chip lớn nhất thế giới, nằm ở khúc cuối trong chuỗi giá trị chất bán dẫn.

      IC Insights cho biết, Hoa Kỳ vào năm ngoái đã đặt ra các hạn chế về xuất khẩu chip đối với tập đoàn viễn thông Huawei và nhà máy sản xuất vi mạch lớn nhất Trung Quốc SMIC. Việc này “khiến Trung Quốc lo ngại về khả năng cạnh tranh của ngành công nghiệp vi mạch và điện tử trong tương lai của quốc gia này”. Theo IC Insights, “Trung Quốc và Đài Loan chiếm khoảng 37% tổng năng lực sản xuất vi mạch toàn cầu, gần gấp 3 lần so với khu vực Bắc Mỹ”.

      Nghiên cứu của IC Insights cũng chỉ ra rằng, Đài Loan và Hàn Quốc là 2 quốc gia duy nhất có thể sản xuất chip dưới 10 nanomet. Với sự đóng góp của Tập đoàn TSMC, Đài Loan hiện đang nắm giữ 63% các công nghệ tiên tiến nhất trong sản xuất chip, trong khi Samsung (Hàn Quốc) chiếm 37% còn lại.

      Và Trung Quốc chíp để phục vụ cho ngành sản xuất công nghiệp, phát triển vũ khí, chế tài. Trong sự trừng phạt của Mỹ và Phương Tây, cộng hưởng với gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu, nhu cầu về chip của Bắc Kinh khẩn thiết hơn bao giờ hết. Nếu chiếm được Đài Loan, Bắc Kinh sở hữu công nghệ về chip và nó sẽ đủ sức đảo loạn thế giới này.

                
    3. Thứ ba, các vấn đề nội loạn và đấu tranh quyền lực của Trung Quốc đang quá lớn, quá nhiều thất bại kinh tế, việc làm, quá nhiều tội ác cần che dấu. Một cuộc chiến, dù thắng hay thua, đều tạo ra câu chuyện dai dẳng về lòng thù hận để duy trì quyền lực của đảng.

      Chúng ta cần nhìn vào lịch sử và bản chất của ĐCSTQ. Nó có quá nhiều tội ác, có quá nhiều dã tâm cần phải được che đậy kín đáo. Chỉ cần mất kiểm soát nguồn tin, mất kiểm soát đàn áp ở một khía cạnh nào đó trong bộ máy vận hành của nó thì người đứng đầu ĐCSTQ lập tức trở thành con dê thế tội cho lịch sử cầm quyền đẫm máu, cho sự phẫn nộ tích tồn từ vô số cuộc thanh trừng, cho hàng trăm triệu oan hồn thường dân vô tội bị đàn áp, cho các tộc người thiểu số bị diệt chủng lạnh…

      Trước khi tiếp quản vị trí đứng đầu ĐCSTQ, có lẽ ông Tập chưa lường trước vấn đề này. Nhưng khi trở thành Bí Thư đảng, ông buộc phải thấu đáo hết quy mô của các tội ác đang diễn ra tại Trung Quốc. Hãy nghĩ xem, quân đội của ĐCSTQ đã mổ cướp tạng của hàng triệu người tu luyện Pháp Luân Công, người Duy Ngô Nhĩ và tù nhân lương tâm Tây Tạng chỉ để kiếm tiền? Nếu các tội ác trong quá khứ đã khép và thành sẹo như Cách mạng văn hóa, Đại nhảy vọt hay Thảm sát Thiên An Môn, thì tội ác mổ cướp tạng người dân Trung Quốc vẫn đang diễn ra, tanh máu, khủng khiếp hơn cả tội ác diệt chủng người Do Thái của Hitler. Có lẽ, trong nỗ lực đả hổ diệt ruồi, triệt phá gia tộc Giang Trạch Dân (cựu Tổng bí thư ĐCSTQ), ông Tập mới biết hết nguồn gốc và quy mô của tội ác này này.

      Lúc này, ông Tập đứng trước lựa chọn trở thành một Mikhail Sergeyevich Gorbachyov thứ hai ở Trung Quốc hay củng cố ngai vàng của Hoàng đế đỏ. Đáng tiếc, ông Tập đã đánh cược sinh mệnh của mình để trở thành vị Hoàng đế đỏ, dẫu là cuối cùng của chế độ.

      Nếu vậy, hết thảy quyền lực, an nguy trong sinh mệnh của ông phụ thuộc vào sự hưng - vong của ĐCSTQ, hết thảy tội ác từ quá khứ đến hiện tại trong lịch sử của đảng này cũng không thể không tính lên đầu ông.

      Đó là lý do, ông Tập buộc phải đi lại con đường mà các lãnh tụ trước của đảng đã đi. Trong nước thì thanh trừng nội bộ loại bỏ các ‘đồng chí’ chống đối mình, dạy dỗ các ‘đồng chí’ ở phe mình hoặc còn trung lập về lòng trung thành; tăng cường mọi biện pháp tẩy não và kiểm soát tư tưởng của người dân; tăng cường tường lửa và kích động thù hận..; thúc đẩy chủ nghĩa đại hán cực đoan; tiếp tục đàn áp và bưng bít... Ở nước ngoài, ông Tập buộc phải kết bè phái với các thế lực đen tối giống mình bằng mọi giá, bằng tiền, bằng bẫy nợ, bằng đe dọa, bằng mua chuộc… Và nếu chưa đủ, thì một cuộc chiến với Đài Loan, vừa thúc đẩy khí thế và lòng thù hận hừng hực trong nước, vừa hung hăng đe nẹt bên ngoài, vừa chiếm được lợi thế chiến lược về kinh tế, tài chính, công nghệ và vị thế địa lý ở Đài Loan mà ĐCSTQ không thể có, ngày một thèm khát.

      Nếu ngừng lại sự hung hăng, hiếu chiến này, nếu ngừng kiểm soát thông tin và kìm kẹp người Trung Quốc, bất kể vì lý do điều gì, thứ đợi ông Tập và ĐCSTQ chỉ là vực sâu vạn trượng.

                
    4. Cuối cùng, nhận định Mỹ đang suy yếu và Bắc Kinh coi đây là thời điểm vàng để chiếm lấy Đài Loan.

      Trong góc nhìn của Nam Trung Hải, nước Mỹ đang suy yếu hơn bao giờ hết. Thất bại thảm hại của Mỹ ở Afghanistan, các vấn đề nội bộ ngày một gay gắt trong lòng nước Mỹ có thể là động lực cho Bắc Kinh leo thang chiến sự ở Đài Loan. Rất có thể, Bắc Kinh tin rằng chưa bao giờ Mỹ suy yếu đến vậy và đây là cơ hội vàng trong lịch sử để Bắc Kinh thâu tóm Đài Loan dù phải trả giá đắt bằng vũ lực.

      Hoạt động quân sự của Trung Quốc xung quanh Đài Loan đã tăng lên mức chưa từng có trong vài tháng qua. Máy bay chiến đấu của Trung Quốc đã xâm phạm vùng nhận dạng phòng không của Đài Loan hơn 150 lần chỉ trong tuần trước.

                

      Chính sách ngoại giao “chiến lang” khiến cho Bắc Kinh bị cô lập chưa từng thấy.

                

      Trong bối cảnh cạnh tranh quyền lợi và những đảm bảo khá mơ hồ từ Hoa Kỳ về vấn đề an ninh của Đài Loan, điều gì sẽ xảy ra khi Bắc Kinh cố gắng ‘nắn gân’ Hoa Kỳ, để thử mức độ quyết tâm của Hoa Kỳ trong việc bảo vệ Đài Loan. Khi ông chủ Nhà trắng không phải là Donald Trump, người đã đưa quan hệ Mỹ - Đài ra khỏi vùng xám sau 40 năm, bán hàng chục tỷ USD vũ khí cho Đài Loan, cử quân đội đồn trú ở quốc đảo này, ông chủ Nhà trắng mới của Mỹ, tổng thống Joe Biden có bước tiếp con đường của Trump hay không? Nhà trắng và Lầu năm góc sẽ phản ứng thế nào?

      Hiển nhiên là, nước Mỹ cũng không muốn mất Đài Loan vì các lý do lợi ích hàng hải, hải quân, địa chính trị ở biển Thái Bình Dương. Ngoài ra, nước Mỹ, trước lời hứa và nền tảng pháp luật đã cam kết, cần ra mặt bảo vệ. Nhưng trên hết, đảng cầm quyền hiện tại của Mỹ, cũng giống thế lực của ông Tập ở Bắc Kinh, họ có nhiều lý do để kích hoạt một cuộc chiến. Một cuộc chiến có thể khiến người dân Mỹ quên đi các thất bại chính sách đã gây ra rất nhiều khủng hoảng kinh tế, xã hội trong nước, họ cũng cần tiêu dùng đi số bom đạn, vũ khí, chế tài mà nước Mỹ không có cơ hội dùng trong suốt 4 năm cựu tổng thống Donald Trump tại vị. Điều gì cũng có thể xảy ra.





    Thanh Đoàn - Du Miên

    Mời các bạn đón đọc Kỳ 2: “Thế chiến III, Đảng dân chủ Mỹ cũng cần có cuộc chiến này giống ĐCSTQ nhưng quân đội Trung Quốc chưa thể xuất chiến.”




    https://www.ntdvn.com/the-gioi/the-chie ... 68846.html
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20163
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Thế chiến III: Mỹ có thể bóp nghẹt Trung Quốc mà không cần chiến tranh, nhưng nhiều thế lực ở Mỹ không thích thế (Kỳ 2)

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           




    Thế chiến III:

    Mỹ có thể bóp nghẹt Trung Quốc mà không cần chiến tranh, nhưng nhiều thế lực ở Mỹ không thích thế
    (Kỳ 2)

    __________________
    Thanh Đoàn _ 30/10/21






    Sự thật là, Mỹ có quá nhiều cách và quyền lực trong tay để ngăn Trung Quốc chiếm Đài Loan mà không cần kích hoạt một cuộc chiến. Rủi ro lớn nhất với Đài Loan lúc này chính là nhiều thế lực ở Mỹ cũng có thể cần một cuộc chiến, vì thử vũ khí, vì lái định hướng dư luận khỏi các cuộc khủng hoảng nội bộ... Nhưng rất may cho Đài Loan là Trung Quốc không thể xuất chiến, ít nhất là vào thời điểm này, trong một tương lai gần. Cuộc khủng hoảng năng lượng hiện nay đã hé lộ ít nhiều…


    Không cần tới một cuộc chiến, Mỹ và các đồng minh của họ chỉ cần đe dọa và thực sự áp các đòn trừng phạt thương mại, năng lượng, loại bỏ các NHTM, doanh nghiệp Trung Quốc khỏi hệ thống thanh toán quốc tế đồng USD, cô lập nền kinh tế Trung Quốc khỏi mọi tổ chức toàn cầu… tất cả đủ để làm Trung Quốc hoàn toàn suy kiệt, thậm chí sụp đổ. Lý do là Trung Quốc quá phụ thuộc vào thế giới bên ngoài để đảm bảo tăng trưởng, an ninh năng lượng, thực phẩm và cả tài chính tiền tệ. Trung Quốc sẽ đầu hàng vô điều kiện nếu bị cô lập như Iran bất chấp nước này phát triển được bao nhiêu đầu đạn hạt nhân.

    Trung Quốc có quá nhiều ‘gót chân Asin’ và ‘tử huyệt’. Trong trận chiến với Trung Quốc, hiểu Trung Quốc sẽ tất thắng mà không cần phải khởi động chiến tranh, nơi mạng người trở thành cỏ rác.

    Cựu Tổng thống Mỹ Donald J. Trump từng nói: “Nếu tôi còn ở Nhà Trắng, Trung Quốc sẽ không dám hung hăng như vậy với Đài Loan”.

    Và ông đã đúng. Ông cũng không hề nói quá bởi ông hiểu đối thủ của nước Mỹ, các điểm mạnh và cả những tử huyệt kinh tế, chính trị, địa lý của nền kinh tế này. Quan trọng hơn, trong nhiều nhiệm kỳ tổng thống Mỹ suốt 4 thế kỷ qua, dường như chỉ có nhiệm kỳ của tổng thống thứ 45 của nước Mỹ là không chịu thỏa hiệp với Trung Quốc, vì bất cứ lý do gì.

    Trung Quốc có vẻ ngoài cực kỳ mạnh mẽ với tốc độ tăng trưởng kinh ngạc nhất toàn cầu trong suốt 4 thập kỷ. Nhưng rốt ráo, nó không phải là nơi nắm giữ công nghệ nền tảng tạo ra hệ sinh thái internet, tạo ra hệ sinh thái công nghệ cao hay thứ gì đó tương tự, tiền tệ và hệ thống thanh toán toàn cầu cũng không nằm trong tay Trung Quốc.

    Nền công nghệ đánh cắp của Trung Quốc là công nghệ mô phỏng, theo sau. Và hơn nữa, sự thịnh vượng của Trung Quốc đến từ dòng tiền, tri thức và công nghệ từ thế giới tư bản đổ vào. Không có toàn cầu hoá, Trung Quốc sẽ chẳng có gì. Và chỉ cần cắt đi dòng chảy của tiền tệ, vốn, công nghệ đang ào ào đổ vào Trung Quốc, nó sẽ trở về đúng bản lai của nó: yếu ớt và vô vọng.

    Đó là lý do, trong suốt cuộc thương chiến với Mỹ khởi động dưới thời ông Trump, Trung Quốc khốn đốn bởi các đòn đánh trúng tử huyệt của nền kinh tế này. Nhưng Trung Quốc đã lập tức hung hăng trở lại ngay sau khi đại dịch hạ bệ tổng thống cứng rắn với Trung Quốc và tình hình bất lợi của thế giới có lợi hơn cho Trung Quốc. Dù vậy, như phân tích trong Kỳ 1, Trung Quốc cũng cần chiếm Đài Loan càng sớm càng tốt để củng cố các điểm yếu công nghệ, tài chính đồng thời kéo dài sự tồn tại của chế độ. Trung Quốc làm vậy vì họ biết rằng có tồn tại những thế lực ở Mỹ và quốc tế ngấm ngầm thỏa hiệp và ủng hộ chế độ của nó.

    Mỹ và đồng minh hoàn toàn có thể, thậm chí là Mỹ đơn phương, ra đòn nhắm vào gót chân Asin và các ‘tử huyệt’ của Trung Quốc:



    Cấm vận năng lượng

    ¾ năng lượng sử dụng ở Trung Quốc hiện nay hoàn toàn là từ nhập khẩu. Trung Quốc ngày càng phụ thuộc vào nguồn năng lượng nhập khẩu.

    Hôm 26/10 vừa qua, Viện nghiên cứu năng lượng (IER) của Mỹ ở Washington ra báo cáo về nhu cầu và cơ cấu nguồn năng lượng của Trung Quốc. Báo cáo IER được nghiên cứu và viết bởi ông Jordan McGillis, Phó giám đốc phụ trách chính sách của tổ chức này.

    Theo báo cáo này, Trung Quốc dường như đang chứng tỏ với thế giới rằng họ đi đầu về năng lượng gió và mặt trời và họ xuất khẩu pin năng lượng mặt trời nhiều nhất thế giới, nhưng sự thực là năng lượng từ gió và mặt trời chỉ đáp ứng 3% nhu cầu năng lượng trên toàn quốc.

    Theo ông McGillis, mức tiêu thụ năng lượng của Trung Quốc đã tăng gấp đôi trong những năm gần đây và trong khi Bắc Kinh thường được ca ngợi trên các phương tiện truyền thông phương Tây vì những nỗ lực trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, thì thực tế là Bắc Kinh rất thèm khát các nhiên liệu hóa thạch, bao gồm dầu mỏ, khí đốt tự nhiên, và than đá.

    “Ngày nay, Trung Quốc tiêu thụ dầu thô nhiều hơn 50% so với chỉ 10 năm trước. Theo Cơ quan Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ (EIA), tăng trưởng tiêu thụ dầu của Trung Quốc chiếm 2/3 lượng tiêu thụ dầu toàn cầu mới trong năm 2019".

    Nhu cầu nhiên liệu hóa thạch của Trung Quốc lớn đến nỗi ngay cả khi nền kinh tế thế giới chậm lại do COVID-19, Bắc Kinh đã đốt nhiều dầu thô hơn vào năm 2020, khoảng 5 tỷ thùng dầu, nhiều nhất từ ​​trước đến nay trong thời gian một năm.

              

    Những người đàn ông Trung Quốc kéo xe ba bánh trong khu phố bên cạnh một nhà máy nhiệt điện bốc khói nghi ngút
    tại Sơn Tây, Trung Quốc, vào ngày 26/11/2015.

              

    Kết hợp với nhu cầu về khí đốt tự nhiên tăng cao, mức tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch của Trung Quốc làm giảm việc sử dụng năng lượng tái tạo của nước này.

    Việc sử dụng khí đốt tự nhiên của Trung Quốc thậm chí còn tăng nhanh hơn so với việc sử dụng dầu mỏ, nhân lên gấp 10 lần kể từ năm 2001, báo cáo của IER cho biết.

    Do đó, Trung Quốc hiện là nhà nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới. Lượng dầu nhập khẩu này cung cấp tới ¾ nhu cầu sử dụng năng lượng hàng năm ở Trung Quốc.

    Vậy quân đội của Trung Quốc sẽ hoạt động được trong bao lâu với nguồn dầu dự trữ chiến lược nếu bị toàn thế giới cấm vận về năng lượng? Chỉ cần Mỹ làm tốt điều này, quân đội Trung Quốc có thể sớm ‘bất hoạt’ vì thiếu dầu.

    Trung Quốc hiện đang sa lầy trong cuộc khủng hoảng năng lượng trầm trọng chỉ vì cấm nhập khẩu than đá chất lượng cao từ Úc. Nguồn than dự trữ ở Trung Quốc phần lớn là than non (chủ yếu ở Nội mông), không hề thích hợp với các lò đốt than ở các nhà máy nhiệt điện tại Trung Quốc hiện nay (vì lý do thiết kế kỹ thuật). Trung Quốc đang nhập khẩu than đá thay thế từ Indonesia nhưng quốc gia này bắt đầu chính sách giảm xuất khẩu than đá vì an ninh năng lượng của họ.



    Cấm vận lương thực thì sao?

    Trung Quốc là quốc gia khan hiếm đất đai dù lớn thứ hai thế giới về diện tích. Đất canh tác của Trung Quốc chỉ bằng ⅕ so với lượng đất canh tác của Mỹ. Cùng với quá trình công nghiệp hóa ồ ạt, bất chấp môi trường, đất canh tác của Trung Quốc ngày một eo hẹp, bị tàn phá bởi hóa chất và hoang hóa bởi làn sóng di cư vào các khu công nghiệp. Trung Quốc luôn vững ngôi vị là nhà nhập khẩu lương thực lớn nhất thế giới.

    Theo FAO, giá lương thực thế giới vào tháng 5 tăng với tốc độ hàng tháng nhanh nhất trong hơn một thập kỷ qua, tăng 12 tháng liên tiếp, đạt mức cao nhất kể từ tháng 9/2011. Giá lương thực loại trừ đi lạm phát đã gần chạm tới mức giá giai đoạn khủng hoảng lương thực thập kỷ 70 của thế kỷ 20 (50 năm trước).

    Sản lượng lương thực toàn cầu giảm và giá lương thực tăng mạnh khiến nhiều nhà nhập khẩu thực phẩm ròng hoảng sợ và bắt đầu đổ xô đi mua lương thực khắp nơi trên thế giới. Trung Quốc là một trong những nước đi săn mua nhiều nhất.

    Trung Quốc hiện là nhà nhập khẩu nông sản lớn nhất thế giới, vượt qua cả Liên minh châu Âu (EU) và Hoa Kỳ. Năm 2019 với tổng kim ngạch nhập khẩu là 133,1 tỷ USD (theo số liệu của USDA).

    Năm 2020, Trung Quốc đã có một đợt kiểm tra dự trữ ngũ cốc. Trong quá trình kiểm tra, rất nhiều vụ cháy liên tục xảy ra tại các kho chứa ngũ cốc trên khắp đất nước. Các vụ hỏa hoạn được cho là để xoá dấu vết về tình trạng thiếu lương thực và sự tham nhũng nghiêm trọng của các quan chức Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Một số tỉnh của Trung Quốc đã vội vã ký cam kết sẽ cứu trợ lương thực cho nhau trong trường hợp khẩn cấp.

    Mặc dù thương mại của Trung Quốc với Úc đang ở thế bế tắc, nhưng Trung Quốc vẫn đẩy nhanh việc mua lúa mì của Úc, vì lượng lúa mì ở các nước khác đã giảm, dẫn đến tình trạng thiếu sản lượng lúa mì toàn cầu. Trung Quốc trừng phạt than Úc, cuối cùng lại là tự lấy đá ghè chân mình, khiến khủng hoảng thiếu điện đang ngày một trầm trọng. Hiện tại giới quan sát khẳng định là Trung Quốc không dám áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với lúa mì của Úc, nếu không tình hình sẽ ngày càng bi đát.

    Theo báo cáo của USDA, Hoa Kỳ từng là nhà cung cấp nông sản lớn nhất của Trung Quốc nhưng đã bị Brazil và gần đây là EU vượt qua. Khoảng 85% xuất khẩu của Brazil sang Trung Quốc là đậu nành, xuất khẩu thịt từ Brazil sang Trung Quốc cũng đang tăng trưởng nhanh chóng. Hơn 80% nhập khẩu của Trung Quốc từ EU là các sản phẩm thực phẩm tiêu dùng, dẫn đầu là sữa và thịt lợn. Các nhà cung cấp hàng đầu khác bao gồm Australia và New Zealand, cả hai đều là đối tác của hiệp định thương mại tự do với Trung Quốc.

    Vậy điều gì xảy ra nếu các nguồn nhập khẩu lương thực này, vì trừng phạt hành vi chiến tranh của Trung Quốc, đồng loạt đóng cửa lại?

    Trung Quốc có thể chưa đói ngay, chưa loạn ngay vì khả năng tự cung tự cấp lương thực của nước này cũng như dự trữ ở kho lương. Nhưng Trung Quốc đang đứng trước nguy cơ mất mùa và nội tình của Trung Quốc có thể trở thành cái ‘nồi áp suất’ nếu lương thực thiếu hay tăng giá bất thường thêm nữa.

    Giá cả lương thực, thực phẩm sẽ tăng cao và người dân Trung Quốc, từng chịu thảm cảnh 45 triệu người chết đói thời Mao, có thể sẽ không hiền lành im lặng chịu đựng nữa. Sự tồn tại của ĐCSTQ và cuộc xâm chiếm bằng vũ lực với Đài Loan, chưa biết mang lại lợi ích gì cho quốc gia, dân tộc, nhưng đã làm dân đói. Đói ắt sẽ loạn. Loạn ắt sẽ biến đổi. Và Trung Quốc khó lòng bắt đầu một cuộc chiến như nó mong muốn nếu Mỹ thực sự quyết tâm.



    Leo thang trừng phạt thương mại

    Chúng ta đã chứng kiến trừng phạt gian lận thương mại và đánh thuế vào các mặt hàng được cho là phá giá từ Trung Quốc trong 4 năm qua đã khiến nền kinh tế này khốn đốn. Nếu vì chiến tranh với Đài Loan, Mỹ và đồng minh sẵn lòng leo thang trừng phạt thương mại với Trung Quốc, Trung Quốc có thể lập tức tạm biệt với tăng trưởng dương. Chưa kể, sự bất ổn chính trị khiến dòng vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp sẽ tiếp tục rời khỏi Trung Quốc mạnh mẽ hơn. Điều này sẽ khiến Trung Quốc rơi vào các thảm hoạ sau:


    Mất tăng trưởng - cái cớ cho sự tồn tại chính danh của ĐCSTQ

    Chiến tranh và trừng phạt thương mại leo thang (nếu có) sẽ lập tức làm suy giảm kim ngạch xuất khẩu của nước này. Trong 4 thập kỷ vừa qua, tăng trưởng GDP thần tốc có đóng góp rất lớn từ xuất khẩu. Năm 2010, xuất khẩu đóng góp 26,08% vào tăng trưởng của Trung Quốc. Năm 2020, con số này đã giảm đi nhiều, nhưng vẫn đóng góp tới 17,65% vào tăng trưởng GDP (Nguồn số liệu: Statista).

              

    Đóng góp của hoạt động xuất khẩu vào tăng trưởng GDP ở Trung Quốc từ 2010 - 2020

              

    Với sự suy giảm từ mức đóng góp của xuất khẩu vào tăng trưởng theo thời gian, chính quyền của ông Tập Cận Bình đã chuyển hướng chiến lược tăng trưởng sang mô hình ‘lưu thông kép’, tức là tăng trưởng vừa dựa vào xuất khẩu và tiêu dùng trong nước. Tuy nhiên, tiêu dùng trong nước của thị trường 1,4 tỷ người đã không còn hy vọng khi Thủ tướng Lý Khắc Cường năm ngoái đã cho biết khoảng 600 triệu người Trung Quốc không có quyền tiêu dùng. Khoảng cách giàu nghèo quá lớn đã đánh tan giấc mơ ‘tiêu dùng Trung Quốc’ và khiến chiến lược ‘lưu thông kép’ của ông Tập trở thành một giấc mơ xa vời.

    Hơn thế nữa, sai lầm từ chính sách 1 con suốt 4 thập kỷ qua khiến Trung Quốc, dù đã từ bỏ chính sách này 5 năm, giờ đang phải trả giá nặng nề. Dân số già đi, lực lượng lao động trong cơ cấu dân số ngày một mỏng đi, lợi thế lao động rẻ của Trung Quốc mất dần. Lương cao khiến chi phí tăng, dân số già khiến chi phí xã hội cao, tất cả thách thức hiệu suất của nền kinh tế và sự bền vững của ngân sách. Thực tế, ngân sách Trung Quốc đang rỗng ở nhiều địa phương khắp cả nước.


    An ninh tiền tệ nguy khốn nếu trừng phạt thương mại leo thang vì gây chiến

    Nợ nước ngoài của Trung Quốc tăng 10 quý liên tiếp, đạt 2,7 nghìn tỷ USD, cao kỷ lục, khiến dự trữ ngoại hối ròng (dự trữ trừ đi nghĩa vụ trả nợ nước ngoài) chỉ bằng 25% so với năm 2015. Trong khi đó, nước này đang ồ ạt nhập khẩu lương thực, thực phẩm, nhiên liệu trước nguy cơ mất cân đối an ninh lương thực và năng lượng, nợ nước ngoài tăng kỷ lục và dự trữ ngoại hối mỏng đi sẽ là thách thức lớn.

    Trung Quốc cần hơn 2 nghìn tỷ USD để nhập khẩu hàng năm, nhưng số dư nợ nước ngoài ngắn hạn phải trả trong vòng một năm lên tới 1,5 nghìn tỷ USD, và dự trữ ngoại hối thực sự không đủ. Nếu xuất khẩu có vấn đề, ví dụ như kim ngạch xuất khẩu sụt giảm, hoặc bị nợ đọng… khiến nguồn ngoại hối từ xuất khẩu suy giảm thì dự trữ ngoại hối của Trung Quốc sẽ ngay lập tức rơi vào trạng thái căng thẳng.

    Hiện tại, tốc độ đầu tư vốn quốc tế vào Trung Quốc đang chậm lại, dự trữ ngoại hối đang chịu áp lực lớn, Trung Quốc có nhiều mặt hàng phải nhập khẩu từ nước ngoài như động cơ hàng không, chip, công nghệ được cấp bằng sáng chế, v.v. ., và thậm chí một số lượng lớn các sản phẩm nông nghiệp, chẳng hạn như ngô, đậu nành và gạo, v.v. Hơn nữa, ĐCSTQ đã cố gắng ngăn chặn và trì hoãn việc rút tiền của các công ty nước ngoài ra khỏi Trung Quốc. Ngoài ra, Trung Quốc cũng không thể tùy ý bán trái phiếu kho bạc Hoa Kỳ mà họ đang nắm giữ, vì điều đó sẽ gây thiệt hại cho chính Trung Quốc.

    Nếu thúc đẩy một cuộc chiến, Trung Quốc phải chuẩn bị một lượng dự trữ ngoại hối đủ lớn để đảm bảo an ninh tiền tệ trong trường hợp nguồn cung ngoại tệ giảm mạnh, ví dụ như dòng vốn đầu tư trực tiếp, gián tiếp tháo chạy khỏi Trung Quốc, xuất khẩu giảm.


    Ngân sách của nhiều chính quyền địa phương đã trống rỗng và ngân sách trung ương sẽ ra sao nếu xuất chiến?

    Cơn ác mộng lớn nhất của ông Tập Cận Bình không phải là sự đến từ sự tẩy chay của phương Tây, sự tái diễn của đại dịch, hay thậm chí là cuộc chiến ở eo biển Đài Loan hoặc Biển Đông. Cơn ác mộng lớn nhất của Tập Cận Bình là sự trống rỗng của ngân khố quốc gia.

    Khi người nước ngoài nhìn vào Trung Quốc, họ thấy một quốc gia khổng lồ với đà phát triển không gì ngăn cản được: Nước này chi ngân sách mỗi lần hàng chục tỷ USD, khắp nơi đường sá mở rộng, nhà cao tầng thi nhau mọc lên, đô thị khang trang… Vậy thì làm sao mà kho bạc Trung Quốc có thể trống rỗng được?

    Nếu rải rác khắp Trung Quốc là 50 thành phố ma và 64,5 triệu căn hộ ma (không có người ở), số lượng căn hộ ma đủ để chứa cả nước Đức thì ngân sách của một số chính quyền địa phương tỉnh hiện đã trống rỗng cũng không phải là chuyện không thể.

    Theo một số liệu mới đây, doanh thu tài chính của 31 tỉnh, thành phố trên toàn quốc trong quý II của Trung Quốc là con số âm, duy chỉ có Thượng Hải là dương, ngay cả các tỉnh có truyền thống thu nhập cao là Quảng Đông, Phúc Kiến và Chiết Giang thì tình trạng cũng vô cùng bết bát. Không khó để có thể nhận ra rằng các tỉnh này đang được trung ương giải cứu.

    Trên thực tế, chính quyền ở nhiều địa phương đang mắc nợ rất nhiều và thậm chí không thể trả nổi lương cho giáo viên. Gần đây, các giáo viên và công chức ở Liêu Ninh, Hà Nam và An Huy đã xuống đường đòi được trả lương. Số lương còn thiếu từ năm 2007 đến nay chỉ là hơn 70 triệu NDT, vậy mà chính quyền cũng không thể chi nổi, thì nguyên nhân có thể là gì?

    Tại cuộc họp lần thứ mười của Ủy ban Tài chính và Kinh tế, đề xuất “điều tiết hợp lý thu nhập cao quá mức”. Đây là dấu hiệu cho thấy chính quyền trung ương đã rỗng túi, nên buộc phải đưa ra đề xuất này với người dân. Nhiều đại gia doanh nghiệp tư nhân đã liên tiếp quyên góp những khoản tiền khổng lồ, nhưng xem ra vẫn chưa đủ, ĐCSTQ sẽ còn tấn công các nhóm có thu nhập cao để cướp của người giàu với lý do giúp đỡ người nghèo vì mục tiêu “thịnh vượng chung”. Cư dân mạng Trung Quốc mỉa mai: Vậy nếu số tiền này về tay họ, thì liệu nó có được trao cho người nghèo không? Tất nhiên là không. Điều này nhằm phục vụ chi tiêu cho chính phủ cho những ngày khó khăn trong tương lai. Nếu họ thực sự chăm lo cho người nghèo, thì khi họ có tài sản ròng hàng chục tỷ, sao lúc đó họ không tìm đến sự “thịnh vượng chung”?

    Nếu ngân sách tại nhiều tỉnh thành đã trống rỗng, tiền chi cho một cuộc chiến trong bối cảnh trừng phạt thương mại leo thang, cấm vận năng lượng và thực phẩm sẽ trở thành thảm họa ngay lập tức với Trung Quốc.


    Vỡ nợ bất động sản và nợ xấu

    Đây là rủi ro hiện hữu, đã và đang diễn ra tại nước này. Không một chuyên gia tài chính nào có thể phủ nhận sự thật này, chỉ là khi nào các quả bóng này khiến hệ thống tài chính của Trung Quốc đổ vỡ?

    Khác với hệ thống tài chính của Mỹ hay Châu Âu, hệ thống tài chính của Trung Quốc có vai trò can thiệp rất lớn của nhà nước. Vì thế, số liệu dù rất xấu nhưng nó sẽ không vỡ nợ theo quy luật thị trường. Trung Quốc thậm chí cho phép các NHTM của nước họ hạch toán nợ xấu theo cách không giống ai để che giấu khối nợ này. Dù vậy, khối bom nợ xấu bất động sản, của doanh nghiệp phá sản cũng không vì thế mà tiêu đi, nó sẽ âm thầm tàn phá hệ thống tài chính và nền kinh tế theo một cách khác, khiến chi phí tài chính đắt đỏ hơn, triệt tiêu tiếp cận vốn của khu vực kinh tế tư nhân năng động, tiếp tục nuôi dưỡng nhiều hơn nữa các doanh nghiệp xác sống… Cứ như vậy, bom nợ bất động sản và khối nợ xấu nằm ở NHTM, dù công khai hay không, nó cũng là các cục máu đông khiến cơ thể nền kinh tế suy yếu và đột quỵ bất cứ lúc nào.

    Nếu gây chiến, Trung Quốc cần tài chính, cần năng lượng, cần lương thảo, v.v. nhưng tất cả chẳng phải đang rất thiếu thốn và nguy khốn sao? Trung Quốc biết điều đó. Mỹ biết điều đó. Mỹ có thể đánh vào các tử huyệt đó, nếu họ chân chính muốn hoà bình cho thế giới này như cách mà chúng ta muốn.



    Và điều gì xảy ra nếu Mỹ ‘đá’ Trung Quốc khỏi hệ thống thanh toán đồng USD SWIFT toàn cầu?

    Dưới thời cựu tổng thống Mỹ Donald Trump tại vị, các chuyên gia tại Trung Quốc cảnh báo về thảm họa tài chính với Trung Quốc nếu Mỹ loại những tổ chức này ra khỏi hệ thống tài chính toàn cầu. Mỹ chưa làm thế, nhưng nếu Mỹ muốn trừng phạt Trung Quốc vì xuất chiến, thì không gì là không thể.

    Một cuộc chiến toàn diện về tài chính có thể dẫn đến việc loại các ngân hàng Trung Quốc ra khỏi hệ thống thanh toán bằng đồng USD, vốn dựa phần lớn vào thương mại toàn cầu. Mỹ có thể trừng phạt các ngân hàng, tổ chức tài chính của Trung Quốc và thậm chí thu giữ tài sản thuộc sở hữu của Trung Quốc tại Hoa Kỳ.

    Nếu việc trừng phạt như vậy xảy ra thì sẽ có những tác động gì và tại sao lại dẫn đến những tác động đó?

    Huyết mạch của ngân hàng là các giao dịch tiền tệ. Hầu hết các giao dịch quốc tế xuyên biên giới được thực hiện bằng đồng đô-la Mỹ. Chuyển khoản ngân hàng quốc tế thanh toán bằng đồng đô-la Mỹ chủ yếu thông qua hệ thống SWIFT - một ngôn ngữ (mã định danh) được các ngân hàng toàn cầu sử dụng từ những năm 1970 để thực hiện các giao dịch thanh toán quốc tế giữa các ngân hàng. Theo trang web SWIFT, có khoảng 11.000 ngân hàng trên thế giới sử dụng SWIFT để giao dịch, với tổng số 38 triệu lần giao dịch mỗi ngày.

    Nếu các tổ chức tài chính Trung Quốc bị Hoa Kỳ trừng phạt, SWIFT có thể không cho các tổ chức đó thực hiện các giao dịch thông qua hệ thống này. Điều này có thể khiến ĐCSTQ không thể thực hiện được các giao dịch bằng đồng đô-la Mỹ ở bất kỳ đâu trên thế giới.

    Mặc dù SWIFT có trụ sở tại Bỉ và tuân theo luật định của Liên minh Châu Âu, nhưng SWIFT đã từng loại bỏ các tổ chức tuân theo luật trừng phạt của Hoa Kỳ (ví dụ trường hợp của Triều Tiên). Bên cạnh đó, các phương thức giao dịch chính ở Hoa Kỳ, bao gồm Fedwire và CHIPS, cũng sẽ không khả dụng đối với các tổ chức Trung Quốc.

    Ngoài ra, trong một cuộc chiến toàn diện về tài chính, Hoa Kỳ cũng có thể đóng băng tài sản tại Hoa Kỳ của các tổ chức và cá nhân bị trừng phạt, không cho họ tiếp cận với các tài sản này. Hàng trăm tỷ USD tài sản do Trung Quốc sở hữu như tài khoản ngân hàng, các khoản đầu tư và bất động sản sẽ bị đóng băng. Đầu tư của Trung Quốc vào Hoa Kỳ đã vượt quá 180 tỷ USD từ năm 2005 đến cuối năm 2019, theo dữ liệu từ Viện Doanh nghiệp Hoa Kỳ.

    Trên đây chỉ là một vài giả định lấy cảm hứng từ các đòn trừng phạt kinh tế - tài chính điểm đúng huyệt, không tanh máu, làm Trung Quốc phải im lặng thời cựu tổng thống Trump. Còn rất nhiều đòn đau giả định khác mà Mỹ có thể sử dụng. Nếu các đòn trừng phạt này tiếp tục được làm mạnh tay, được gia cố và dàn trận tấn công tổng thể, Trung Quốc không thể nào xuất chiến bây giờ cũng như vĩnh viễn về sau.

    Đây là chưa kể tới thực lực quân sự và khả năng xuất chiến hiện tại của quân đội Trung Quốc.

    Chính quyền của cựu tổng thống Donald Trump đã biết điểm yếu của kẻ địch và vận dụng rất hiệu quả thì các thế lực khác ở Mỹ cũng biết điều đó.

    Tuy nhiên, sau 40 năm không ngừng ưu ái và đổ tiền vào Trung Quốc nuôi dưỡng chế độ độc tài này, chính Mỹ chứ không phải ai khác, là kẻ phải gánh chịu hậu quả từ Trung Quốc. Rất nhiều thế lực ở Mỹ sẽ cản trở các đòn phản kích không vũ khí như vậy, vì sao? Vì tiền của họ ở Trung Quốc đã không rời đi như cảnh báo của chính quyền Mỹ trong 4 năm qua, vì vũ khí mới cần được thử nghiệm và tiêu hao, vì các cuộc khủng hoảng năng lượng, đường biên giới, khan hiếm hàng hóa… đang cần một cuộc chiến tranh ‘chính nghĩa’ bên ngoài nước Mỹ để giải tỏa. Ngoài ra, thị trường tài chính Mỹ đã tăng đến đỉnh điểm rồi, chiến tranh sẽ là cơ hội tuyệt vời cho các chính phủ vay nợ không biên giới. Chừng đó lý do hoàn toàn khả dĩ khiến các biện pháp chiến tranh không tiếng súng không còn nhiều giá trị.

    (Còn nữa...)
    Mời các bạn đón đọc Kỳ 3: Thế lực nào của Mỹ có thể ưa thích Thế chiến III?





    Thanh Đoàn




    https://www.ntdvn.com/the-gioi/the-chie ... 70154.html
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20163
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Thế lực nào ở Mỹ muốn có Thế chiến III? (Kỳ 3)

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           




    Thế lực nào ở Mỹ
    muốn có Thế chiến III?
    (Kỳ 3)

    __________________
    Thanh Đoàn _ 02/11/21






    Vòng xoáy của chiến tranh giúp các hãng vũ khí kiếm tiền siêu lợi nhuận, các nhà tài phiệt tài chính thỏa mãn cơn khát cho vay vì chính phủ các quốc gia tham chiến buộc phải vay nợ để leo thang chiến tranh. Cuộc chiến càng khốc liệt, tiền vay nợ càng lớn, vũ khí tiêu tốn càng nhiều, và hệ lụy là cả nền kinh tế tương lai của toàn dân bị thế chấp vào canh bạc này. Nhưng không phải chỉ có các tài phiệt và các hãng vũ khí, cả các chính trị gia cũng muốn bảo vệ cái ghế của mình bằng một cuộc chiến...


    Trong hai ngày 27-28/10, phát ngôn viên các Bộ của Trung Quốc liên tục đưa ra cảnh cáo về vấn đề “Đài Loan độc lập”. Nhiều kênh truyền thông lớn nhỏ của nước này cũng đưa tin sôi nổi về việc “Sau khi thống nhất, nguồn thu tài chính của Đài Loan có thể được sử dụng để cải thiện sinh kế của người dân”.



    Đạn đã lên nòng?

    Sau khi CNN đăng bài phỏng vấn với Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn vào ngày 27/10, và xác nhận rằng quân đội Mỹ đang đóng quân tại Đài, phía Đại lục đã có nhiều phản hồi đáp trả.

    Trong cuộc họp báo ngày 27/10, người phát ngôn của Văn phòng Sự vụ Đài Loan thuộc Quốc vụ viện Trung Quốc, ông Mã Hiểu Quang (Ma Xiaoguang) cảnh báo, “Nếu các nhà chức trách Đảng Dân Tiến (DPP của Đài Loan) tiếp tục nuôi giấc mộng 'dựa vào Hoa Kỳ để giành độc lập' và 'sử dụng vũ lực để giành độc lập', thì sẽ phải tiếp tục chấp nhận rủi ro, chắc chắn sẽ phải gánh chịu tai họa ngập đầu”, và rằng “tổ quốc hoàn toàn thống nhất, mới là tiền đồ của Đài Loan”.

    Sau đó, trong ngày 28/10, Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao, và Văn phòng Sự vụ Đài Loan của Trung Quốc đã đồng loạt bày tỏ thái độ về vấn đề Đài Loan.

    Trong cuộc họp báo thường kỳ vào chiều ngày 28/10, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cảnh cáo rằng "Đài Loan độc lập" là tử lộ. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Uông Văn Bân nhấn mạnh như sau: "Bất cứ ai quên tổ tiên, nguồn gốc của mình và chia cắt đất nước sẽ không bao giờ có kết cục tốt đẹp. Đi theo ‘Đài Loan độc lập’ là [đi vào] con đường chết, ủng hộ ‘Đài Loan độc lập’ cũng là con đường một đi không trở lại".

    Còn người phát ngôn Văn phòng Sự vụ Đài Loan, ông Mã Hiểu Quang nêu rõ: “Không thể tiếp tục khoan nhượng đối với ‘Đài Loan độc lập’. Sẽ đánh đổ các hành động ly khai ‘Đài Loan độc lập’ bằng mọi giá”.

    Trung Quốc muốn chiếm Đài Loan bằng mọi giá, Trung Quốc sẽ đạt được quá nhiều lợi ích nếu toàn thắng trong cuộc chiến này. Mỹ và nhiều quốc gia châu Âu cũng liên tục phát đi thông điệp bảo vệ Đài Loan đến cùng. Cả Mỹ và EU đều quá nhiều lợi ích ở Đài Loan lẫn Đại lục. Họ cần cả hai.

    Như vậy, lẽ nào một cuộc chiến không có kết cục gì lại có thể là điều mà cả hai phía Trung Quốc - Mỹ và đồng minh EU đều cần? Có thể với người dân Trung Quốc, Mỹ và tất cả chúng ta, một cuộc chiến dai dẳng, nhấm nhẳng bảo vệ Đài Loan bằng súng ống (thay vì leo thang trừng phạt thương mại hay tài chính như phân tích trong Kỳ 2) là vô nghĩa. Nhưng biết đâu, một cuộc chiến như vậy lại rất có ý nghĩa với các thế lực kền kền nào đó? Hãy thử xem, chiến tranh sẽ mang lại lợi nhuận khổng lồ cho ai, biết đâu chúng ta sẽ có câu trả lời cho riêng mình.



    ‘Chiến tranh là một cái vợt’

    Tướng Smedley Butler (1881 – 1940), vị Tướng thuỷ quân lục chiến danh tiếng nhất trong lịch sử nước Mỹ, đã viết trong cuốn sách ‘Chiến tranh là một cái vợt’ ngay sau Thế chiến I rằng: “Lợi nhuận làm ăn thông thường ở Mỹ là 6, 8, 10 và đôi khi 20%. Nhưng lợi nhuận trong chiến tranh thì là vấn đề khác, nó không chỉ là 20, 60, 100, mà thậm chí lên đến 1.800%. Khi một công ty sản xuất dân sự chuyển sang sản xuất quân sự, lợi nhuận của công ty ấy sẽ lên như pháo thăng thiên”.

    Theo số liệu trong cuốn sách của Tướng Butler, chỉ một cuộc Thế chiến thứ I nổ ra, trong khi 40 triệu đàn ông (các chàng trai trẻ, các ông bố) phải ra trận vì lòng yêu nước, trong khi nợ chính phủ tăng nhanh hơn cả pháo thăng thiên, thì nước Mỹ đã kịp tạo ra 21 nghìn tỷ phú và triệu phú USD mới.

    Đó chỉ là các con số nhỏ bé thời Thế chiến I.

    Không hẳn là chiến tranh, chống khủng bố cũng đem đến lợi nhuận khổng lồ cho các công ty vũ khí. Ví dụ, Lockheed Martin – nhà tài trợ chính của cuộc đảo chính Chile năm 1973 – được Trung tâm kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh (CDC-Disease Control and Prevention) chọn thầu tiếp tục cung cấp hàng hỗ trợ cho Chi nhánh văn phòng phối hợp sẵn sàng chống khủng bố và phản ứng nhanh. Chỉ riêng ‘phần thưởng’ này đang mang lại khoản tiền 135 triệu USD cho hãng.

    Doanh nghiệp gắn bó khăng khít với chiến tranh Iraq thời Tổng thống Bush là Tập đoàn dầu khí lớn thứ hai thế giới Halliburton. Tình cờ, cựu CEO (1995-2000) của tập đoàn này lại là Dick Cheney, Phó Tổng thống của George W. Bush (2001-2009). Tập đoàn Halliburton đã được tham gia vào việc thăm dò, sản xuất dầu khí, và tái thiết Iraq sau khi Mỹ chiếm đóng. Halliburton có quan hệ chặt chẽ với Hoàng gia Saudi và được bảo trợ và thậm chí là quản lý bởi JPMorgan Chase, HSBC Mỹ, Bank USA, Royal Bank of Scotland, và Citigroup. Citigroup điều hành ngân hàng Saudi-American (SAMBA) cho đến năm 2003, và ngầm điều khiển nó sau khi Mỹ chiếm đóng Iraq. Thủ tướng Pakistan, Shaukat Aziz – được Tổng thống Musharraf bổ nhiệm – là giám đốc quản lý của SAMBA trong những năm 90. Cả người đứng đầu Saudi Arabia và Pakistan đều thu lời từ cuộc chiến Iraq.

    Vậy bao nhiêu tỷ phú, triệu phú được tạo ra bởi Thế chiến II? Thế chiến III (nếu có)? Bởi khủng bố? Bởi xung đột vũ trang? Thậm chí chỉ cần leo thang căng thẳng xung đột cũng khiến chạy đua vũ trang rầm rộ khắp thế giới như tình hình chiến sự ở Đài Loan hiện nay, bởi thế mà tạo ra hoặc cấp thêm hàng tỷ USD cho các thế lực thúc đẩy cuộc chiến này. Chỉ người dân là đổ máu và con cháu của chúng ta, từ thế hệ này sang thế hệ khác, sẽ phải đóng thuế cao để trả nợ cho các cuộc chiến.



    Thị trường vũ khí khổng lồ siêu lợi nhuận thuộc về Mỹ và Trung Quốc

    Theo báo cáo gần đây nhất về các công ty vũ khí công bố bởi Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế tại Stockholm (SIPRI), trong 25 hãng vũ khí lớn nhất thế giới năm 2019 có tới 12 hãng của Mỹ, 4 hãng của Trung Quốc; Mỹ và Trung có doanh số bán vũ khí lớn nhất trong danh sách.

              

    25 hãng sản xuất vũ khí lớn nhất thế giới năm 2020.

              

    Chỉ tính 25 hãng sản xuất vũ khí hàng đầu thế giới, doanh thu năm 2019 đạt 361 tỷ USD, tăng 8.5% so với 2018, và hơn 15% so với năm 2015.

    Mỹ có tới 12 hãng vũ khí trong danh sách 25 hãng vũ khí hàng đầu thế giới, chiếm 61% tổng doanh số vũ khí của nhóm này. Trung Quốc có 4 hãng trong danh sách 25 hãng hàng đầu, 3 trong số 4 hãng đã lọt ‘top' 10, chiếm 16% tổng doanh số năm 2019. Doanh thu tổng hợp của 4 công ty Trung Quốc tăng 4,8% trong năm 2019, và tăng 8,2% từ năm 2015 đến năm 2019. Bốn hãng vũ khí của Trung Quốc bao gồm Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Trung Quốc (AVIC; xếp thứ 6), Tập đoàn Công nghệ Điện tử Trung Quốc (CETC; xếp thứ 8), Tổng công ty Tập đoàn Công nghiệp Bắc Trung Quốc (NORINCO; xếp thứ 9) và China South Industries Group Corporation (CSGC; xếp thứ 24).

    Báo cáo năm 2020 cũng là báo cáo đầu tiên mà SIPRI đưa dữ liệu của các công ty Trung Quốc vào trong bảng xếp hạng các công ty vũ khí lớn nhất thế giới.

    Sáu công ty Tây Âu trong bảng xếp hạng cùng nhau chiếm 18% tổng doanh số bán vũ khí của 25 công ty hàng đầu vào năm 2019. Hai công ty của Nga chiếm 3,9% và một công ty có trụ sở tại Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) chiếm 1,3%.

    Lockheed Martin, công ty vũ khí lớn nhất thế giới vào năm 2019, đã báo cáo mức tăng doanh thu tuyệt đối lớn nhất trong nhóm 25 hãng vũ khí này. Doanh số bán vũ khí của họ trong năm 2019 cao hơn 5,1 tỷ USD so với năm 2018, tương đương với mức tăng 11% theo giá trị thực.



    ‘Trùm cuối’ trong ‘trò chơi chiến tranh’

    Sau mỗi cuộc chiến, các chính phủ dù ở phe thắng hay bại đều chìm trong nợ nần vì các khoản chi tiêu khổng lồ cho chiến tranh, sau đó là chi tiêu lớn hơn nữa cho công cuộc tái thiết. Các chính phủ vay tiền từ ai để phục vụ chiến tranh? Chắc không phải từ các hãng sản xuất vũ khí siêu lợi nhuận mà là từ các siêu ngân hàng toàn cầu.

    Các siêu ngân hàng toàn cầu này lại cũng chính là người tài trợ, thậm chí là nằm trong hội đồng quản trị của các hãng sản xuất vũ khí.

    Là kẻ vừa cho vay để thúc đẩy chiến tranh, vừa hưởng lợi từ buôn bán vũ khí, vừa trở thành kẻ có quyền lực chính trị với các chính phủ nợ nần, suy yếu sau chiến tranh, lúc này ‘trùm cuối’ của các cuộc chiến không thể là ai khác ngoài chính các tài phiệt tài chính, hay gọi theo cách khác là các siêu ngân hàng toàn cầu, rộng hơn cũng có thể coi đó là nhóm gia tộc sở hữu các ngân hàng toàn cầu này. Dù gọi là gì thì cũng đúng, vì họ chính là kẻ hưởng lợi lớn nhất sau mỗi cuộc chiến, xung đột, và chết chóc trong vài trăm năm nay.



    Quốc gia nợ nần

    Sau Thế chiến I, nợ quốc gia của Mỹ tăng gấp 25 lần trước chiến tranh, nợ quốc gia của Vương quốc Anh tăng gấp 12 lần. Nước Đức thậm chí còn bị trả giá cay đắng hơn tất cả các quốc gia khác khi bị đổ lỗi đã khởi động cuộc chiến và buộc phải đền bù sau chiến tranh. Bên cạnh 3 triệu người Đức (tương đương với 15% dân số) bị chết trong Thế chiến I, nước Đức buộc phải đền bù 132 tỷ đồng mark vàng (đồng tiền nội tệ của Đức), tương đương khoảng 269 tỷ USD ngày nay, số tiền này gấp 3 lần GDP của Đức khi đó. Khoản đền bù chiến tranh này nước Đức sau gần một thế kỷ mới trả hết, khoản nợ cuối cùng được trả vào ngày 3/10/2010.

              

    Nợ của nước Mỹ sau Thế chiến I, Đại khủng hoảng, và Thế chiến II.

              

    Sau Thế chiến II, nợ quốc gia Mỹ so với GDP tăng gấp 4 lần so với thời kỳ sau Thế chiến I, và gấp 3 lần so với thời kỳ Đại khủng hoảng (1929-1933). Năm 1946, nợ quốc gia của Mỹ là 241,86 tỷ USD (tương đương với 2,87 nghìn tỷ USD hiện nay). Trong khi đó, Mỹ là bên chiến thắng trong cả hai Thế chiến.



    Thế lực nào tài trợ cho các quốc gia tham chiến?

    Dĩ nhiên, các quốc gia lấy tiền từ ngân khố. Ngân khố cạn kiệt thì ngân hàng trung ương sẽ vay tiền từ các quốc gia khác và từ các ngân hàng tư nhân. Vấn đề là vào thế chiến I, ngân hàng trung ương các nền kinh tế lớn đã thuộc về khu vực tư nhân. Hiển nhiên, khoản nợ khổng lồ của các quốc gia, cả thắng và bại trận, đều đến từ một nguồn tài chính: Các ngân hàng lớn nhất thế giới, các nhà tài phiệt tài chính hàng đầu, hiện đều tập trung cả ở Phố Wall.

    Một ví dụ điển hình, Phố Wall là kẻ tài trợ lớn nhất của Hitler và giúp chế độ phát xít này phát động cuộc Thế chiến II, cũng như che đậy tội ác diệt chủng 6 triệu người Do Thái trước đó.

    Sau khi Chiến tranh thế giới lần thứ I kết thúc năm 1918, Đức đã thất bại thảm hại và chịu khoản bồi thường chiến tranh khổng lồ. Tuy nhiên, nước Đức đã hoàn toàn thoát khỏi nạn lạm phát tiền tệ siêu cấp năm 1923 và bắt đầu công cuộc khôi phục nền kinh tế với tốc độ nhanh chóng. Vì đâu mà một nước Đức “suy kiệt” về kinh tế lại có thể “quật khởi” trở lại sau một khoảng thời gian ngắn và từng bước củng cố tiềm lực kinh tế để kích động cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ II?

    Ngày 30/1/1933, Adolf Hitler trở thành thủ tướng Đức. Ngày 1/9/1939, Đức đã phát động cuộc chiến tranh thế giới lần thứ II, nghĩa là họ chỉ mất 6 năm để chuẩn bị cho cuộc chiến tranh này. Một điều ít ai biết rằng, thông qua việc hỗ trợ tài chính cho Hitler, giới tài phiệt Phố Wall muốn phát động một cuộc chiến tranh với quy mô lớn.

    Vào mùa hè năm 1924, một dự án được gọi là “kế hoạch Daw Dawes” (Giám đốc của một trong những ngân hàng thuộc nhóm tài phiệt Morgan) đã cấp cho Đức một khoản vay lớn 200 triệu USD, một nửa trong số đó được hạch toán bởi JP Morgan (dưới sự chỉ dẫn của người đứng đầu Ngân hàng Anh là Montagu Norman). Trong khi đó, các ngân hàng Anh-Mỹ giành được quyền kiểm soát không chỉ đối với việc chuyển các khoản thanh toán của Đức, mà còn đối với ngân sách, hệ thống lưu thông tiền tệ, và hệ thống tín dụng của nước này.

    Tổng số tiền đầu tư nước ngoài vào ngành công nghiệp Đức trong giai đoạn 1924-1929 lên tới gần 63 tỷ Mác (trong đó 30 tỷ Mác được hạch toán bằng các khoản vay) và thanh toán tiền bồi thường chiến tranh 10 tỷ Mác. 70% khoản đầu tư được cung cấp bởi các chủ ngân hàng đến từ Hoa Kỳ (hầu hết là từ JP Morgan). Kết quả là vào năm 1929, ngành công nghiệp Đức đứng ở vị trí thứ 2 trên thế giới, nhưng phần lớn nằm trong tay các tập đoàn tài chính-công nghiệp hàng đầu của Mỹ.

    Nhà cung cấp chính của cỗ máy chiến tranh Đức đã tài trợ 45% cho chiến dịch bầu cử của Hitler vào năm 1930, và nằm dưới sự kiểm soát của tập đoàn Rockefeller. Còn tập đoàn Morgan thông qua công ty điện tử General Electric đã điều khiển ngành công nghiệp điện và vô tuyến của Đức, và thông qua công ty viễn thông ITT đã kiểm soát 40% mạng điện thoại nước Đức.

    Sự hợp tác của các “ông lớn” Mỹ với tổ hợp công nghiệp quân sự Đức rất mãnh liệt và có sức lan tỏa, cho đến năm 1933, các ngành chủ chốt của ngành công nghiệp Đức và các ngân hàng lớn như Deutsche Bank, Ngân hàng Netherdner... đều nằm dưới sự kiểm soát của giới tài chính Mỹ.

              

    Từ vị thế là một kẻ chiến bại sau chiến tranh thế giới thứ nhất, Đức nhanh chóng vực dậy và biến cả đất nước trở thành một "cỗ máy chiến tranh" siêu hạng. Nhiều người ngưỡng mộ tài năng của Hitler trong việc phát triển kinh tế, tuy nhiên đằng sau sự tăng trưởng đó là những tính toán sẵn có và bàn tay nâng đỡ của những tài phiệt ngân hàng Mỹ.

              

    Cựu Thủ tướng Đức Heinrich Brüning (cầm quyền năm 1930-1932) đã viết trong hồi ký của mình rằng kể từ năm 1923, Hitler đã nhận được một khoản tiền lớn từ nước ngoài. Vào tháng 5/1933, các chủ ngân hàng lớn nhất ở Phố Wall đã phân bổ cho Đức khoản vay mới với tổng trị giá 1 tỷ USD. Vào tháng 6/1933, Đức quốc xã lại có được 2 tỷ USD từ ngân hàng Anh.

    Từ “bàn đạp kinh tế” này, Hitler đã phát động cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ 2, gây ra hậu quả vô cùng nặng nề đối với nhân loại. Hơn 70 quốc gia với 1,7 tỷ người đã bị cuốn vào vòng chiến, khoảng 60 triệu người chết, 90 triệu người tàn phế, và nhiều làng mạc, thành phố bị phá hủy. Thiệt hại về vật chất gấp 10 lần Chiến tranh thế giới lần thứ I, bằng tất cả các cuộc chiến tranh trong 1.000 năm trước đó cộng lại.

    Nhà kinh tế từng đoạt giải Nobel Robert Cox Merton đã nói: “Trong mắt của các nhà tài phiệt ngân hàng quốc tế, không có chiến tranh và hoà bình, không có khẩu hiệu và tuyên ngôn, cũng không có hy sinh hoặc danh dự”.



    Ai tài trợ và đứng sau các hãng vũ khí lớn nhất thế giới hiện nay?

    Boeing, không chỉ chế tạo máy bay dân sự, máy bay quân sự, hệ thống phòng thủ tên lửa, thông tin liên lạc vũ trụ, mà còn là nhà sản xuất vũ khí lớn thứ 2 toàn cầu (theo danh sách trên). Hơn 30 ngân hàng ở Bắc Mỹ, châu Âu, và châu Á-Thái Bình Dương tài trợ tài chính cho hãng này.

    Northrop Grumman, làm ăn hoàn toàn trong lĩnh vực công nghệ quốc phòng, được tài trợ bởi Bank of America, JPMorgan Chase, Deutsche Bank (đứng thứ 27), Credit Suisse First Boston (đứng thứ 31), Lehman Brothers Holding (đứng thứ 83), và những nhà băng khác.

    Lockheed Martin, nhờ có nhiều mối quan hệ có ảnh hưởng với chính phủ, đã trở thành nhà thầu số 1 của các hợp đồng quốc phòng. Lockheed chế tạo F-16 và các loại máy bay chiến đấu, tên lửa Patriot, vệ tinh, và các hệ thống khác. Một trong những kẻ bảo lãnh và là đại diện thân thuộc của Lockheed Martin là JP Morgan Chase.

    Công ty Raytheon, một nhà sản xuất quân sự lớn khác, được giúp đỡ bởi Citigroup, Bank of America, Credit Suisse First Boston, và JP Morgan Chase.

    General Dynamics, sản xuất xe bọc thép Stryker, xe tăng M1 Abrams, và gần đây là MRAP (Mine Resistant Ambush Protected), nhận dịch vụ chủ yếu từ Bank of America và JPMorgan Chase.

    Suốt 4 năm qua, dưới thời cựu tổng thống Donald Trump, Mỹ đã không bỏ một quả bom nào. Không một cuộc chiến nào được khởi động. Các tài phiệt tài chính cũng không còn có thể bơm tiền cho nền kinh tế vay được bao nhiêu, bởi các bong bóng tín dụng và bất động sản đã quá lớn.

    Cơn khát cho vay chỉ có thể được giải quyết nếu nhu cầu vốn từ các công ty vũ khí tăng vọt, nếu các chính phủ cần tiền đổ vào chiến tranh. Và sau đó bất kể ai thắng thua, các khoản nợ phải được thanh toán đầy đủ, dù từ thế kỷ này sang thế kỷ khác, bởi người dân của nước đó.



    Nhà trắng cần một cuộc chiến để bảo vệ quyền lợi của đảng phái

    Không chỉ vũ khí cần được thử nghiệm, các hãng sản xuất vũ khí cần khoản lợi nhuận phi mã, các nhà tài phiệt ngân hàng cần cho vay ra, mà chính các chính trị gia Đảng Dân chủ Mỹ hiện nay cũng cần một một cuộc chiến ngoài nước Mỹ. Họ cần một cái gì đó làm cho quyết định của họ được ca ngợi, khiến họ có thể trở thành anh hùng cứu rỗi ai đó, cứu rỗi quốc gia hoặc thế giới này.

    Tại sao?

    Chưa từng có vị tổng thống nào mà mức tín nhiệm lại thấp và suy giảm nhanh chóng như tổng thống Mỹ đương nhiệm. Chỉ 9 tháng tại vị trong Nhà trắng, chính quyền mới đã kịp tạo ra rất nhiều cuộc khủng hoảng: Khủng hoảng khan hiếm xăng dầu, khủng hoảng đường biên giới và vấn nạn buôn bán trẻ em tăng vọt qua biên giới, khủng hoảng Afghanistan, khủng hoảng chuỗi cung ứng, thiếu hàng hóa mùa giáng sinh vì thiếu lao động,... Vô số các cuộc khủng hoảng nối tiếp nhau đang tàn phá uy tín và quyền lực của Đảng Dân chủ. Trong khi đó, cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ 2022 đang tới gần. Đảng Dân chủ cần tận dụng mọi cơ hội để cứu vãn hình ảnh của mình.

    Việc bài hát ‘Let's go Brandon’ (câu nói bóng, ám chỉ những lời nói tục tĩu nhắm tổng thống đương nhiệm của Mỹ) trở thành xu hướng nóng nhất trên mạng xã hội, đứng đầu xếp hạng của iTunes tại Mỹ đã cho thấy thế lực này thực sự cần một cái phao cứu sinh đủ mạnh. Một phao cứu sinh đủ để đánh trệch hướng dư luận khỏi các thất bại chính sách ngày một lớn và khiến các cuộc biểu tình phản đối chính sách của chính quyền liên bang dừng lại, chỉ có thể là cuộc chiến bảo vệ Đài Loan.

    Người Mỹ vốn đã thức tỉnh trước dã tâm của ‘Giấc mộng Trung Hoa’ trong suốt 4 năm cựu Tổng thống Trump cầm quyền. Điều này không thể thay đổi và chính quyền mới cũng luôn hứa hẹn trừng phạt Trung Quốc thích đáng. Bởi vậy, một cuộc chiến bảo vệ Đài Loan sẽ khiến người Mỹ phân tâm vào việc giải cứu đồng minh - những con người chăm chỉ, nỗ lực, và mạnh mẽ đang chân chính bảo vệ nền dân chủ của họ.

    Các thế lực muốn có chiến tranh quá quyền lực, lớn mạnh, và quá tinh vi. Bởi vậy, chỉ cần họ muốn, điều gì cũng có thể xảy ra, như nó đã, đang, và sẽ tiếp tục diễn ra trong vài trăm năm qua.




    Thanh Đoàn


    TÀI LIỆU THAM KHẢO




    https://www.ntdvn.com/the-gioi/the-luc- ... 71394.html
Trả lời

Quay về “Quốc Tế”