Hoàng Vân đã viết: Thứ sáu 12/06/20 12:12
trước Khai triển, sau Triển khai
trước Bảo đảm, sau Đảm bảo
trước Đơn giản, sau Giản đơn
.. vv ..
đều cùng 1 nghĩa ...
Hihi, nhưng khổ nỗi là hong hiểu sao N lại hong nhớ ra chữ "khai triển", nên giờ mỗi khi edit thì n lại cứ để y nguyên chữ "triển khai" như vậy, đúng là N cũng bị "nhồi sọ" thấy hong?
Bảo đảm thì N nhớ, n không có dùng đảm bảo, và n cũng có đọc nguồn ở đây nè:
(không post link được nên n dán cả bài ở đây nhen)
------------------------------
Bảo đảm hay Đảm bảo 担保 [dan bao]
Trần Ngọc Dụng
Cao học ngôn ngữ học
Giảng viên Việt ngữ tại Coastline và Santa Ana College
Dân tộc Việt Nam tuy hiền hoà nhưng rất bất khuất. Bởi lẽ người Việt chúng ta chuộng cách sống thuận hợp theo thiên nhiên để tồn tại và phát triển. Đặc biệt về ngôn ngữ, tiếng Việt hoàn toàn “thuận thiên”, và điều này áp dụng cho hầu hết mọi khía cạnh của cuộc sống.
Chẳng hạn, xác một vật chết trong rừng, nếu không bị con khác đến ăn ngay thì sau vài ngày, xác của nó bốc mùi hôi (穢 ‘uế - dơ bẩn, nhơ nhớp’), sau đó sẽ thối (thúi, 臭 ‘xú’) để rồi mục nát trước khi trở về với lòng đất. Thế nhưng người Tàu lại nói ngược lại là “xú uế” tức là thối hôi dơ bẩn.
Trong ngôn ngữ Việt chúng ta, do hậu quả của hơn 1000 năm bị đô hộ của người Tàu, có ít nhất 70 phần trăm từ-ngữ mang gốc Hán.Trong sinh hoạt hàng ngày, chúng ta dùng nhiều chữ gốc Hán hơn chữ thuần tuý tiếng Việt. Do vậy, không thể tránh chữ gốc Hán được. Vấn đề là cha ông chúng ta đã tìm cách thoát ra khỏi gánh nặng chữ Hán đè lên dân tộc suốt hơn một ngàn năm đó như thế nào để cuối cùng thoát khỏi ách nô lệ đó. Trong những nỗ lực Việt-hoá tiếng Hán để vừa đáp ứng được niềm ao ước được tự do và độc lập khỏi nền văn hoá bắc nô, cha ông ta đã tìm cách đọc trại tiếng Hán (lúc bấy giờ theo giọng Trường An (được thành lập năm 202 trước công nguyên dưới thời Hán Lưu Bang). Với cách nói “ngược với kẻ thù” này người Việt có thể được hàng chục ngàn từ mới dùng song song với tiếng Việt thuần tuý.
Trong sinh hoạt hằng ngày, chúng ta thường hỏi nhau bảo đảm hay đảm bảo – nói sao cho đúng? Xin thưa rằng cả hai đều đúng nhưng nói bảo đảm là theo cách của người Việt, và đảm bảo là rập khuôn theo cách của người Tàu, chỉ giọng đọc hơi khác. Tuy nhiên trước hết chúng ta phải hiểu bảo đảm nghĩa là gì, rồi hãy nói đến hai chữ ghép lại. Bảo 1. giữ gìn, chăm sóc 2. phụ trách 3. trông nom 4. chế độ chòm xóm, liên gia 5. một chức quan thời xưa (thái bảo) 6. tên quốc gia (Bảo-gia-lợi). Đảm 1. mật, gan góc, mạnh dạn, ruột bình thuỷ đựng nước sôi 2. gánh vác, gánh nặng, nhiệm vụ, tạ 50 kí-lô 3. điềm nhiên, điềm tĩnh; lo lắng, sợ sệt 4. tủm (tiếng đồ vật rơi xuống giếng) 5. của để chuộc tội, đồ cống hiến.Sở dĩ mỗi chữ có nhiều nghĩa như vậy là vì tiếng Việt dùng theo lối ký âm, trong khi tiếng Tàu muốn viết đảm (nghĩa 2) bảo (nghĩa 1), họ dùng hai chữ 担保 [dān bǎo] Các chữ khác cũng đọc bảo hay đảm nhưng mang các nghĩa khác. Theo đó, bảo đảm nghĩa là ‘chăm sóc, giữ gìn nhiệm vụ’. Nghĩa rộng hơn là ‘đoan chắc về điều gì đó’. Nay nếu nói theo lối Tàu mà hiểu theo lối Việt thì đảm bảo là ‘gánh vác hoặc nhiệm vụ giữ gìn, chăm sóc’. Cách nói này hoàn toàn không phù hợp với bản chất tự nhiên của tiếng Việt. Tiện thể chúng tôi xin cống hiến quý độc giả một số những lối “nói ngược” của Tàu mà người Việt mình, không hiểu vì lý do gì, cứ bắt chước nói theo người ta. Ký hiệu theo sau chữ Tàu là cách đọc theo lối phiên âm gọi là pinyin.
Chẳng hạn như, người mình nói đơn giản, người Tàu nói giản đơn (简单jiǎn dān – ý nói ‘sơ sài, không cầu kỳ – simple, not complicated’, mình nói ít nhiều, người Tàu nói đa thiểu (多少duō shǎo, chỉ số lượng ‘number, amount, somewhat’, hoặc thành hình thì họ nói hình thành (型成xing chéng tức là ‘xong cái khuôn – form, come to being’. Tương tự, người Việt mình nói vợ chồng chứ không nói phu thê 夫妻fū qī ‘wife and husband’ mới thấy, tinh thần của Bà Trưng, Bà Triệu quan trọng đối với dân Việt như thế nào. Tưởng cũng nên nhắc chuyện ngoài lề, gia đình nào mà chồng chúa vợ tôi tức là ‘chịu ảnh hưởng tư tưởng và văn hoá Tàu quá nặng’ rồi đó. Chuyện trong nhà, xin quý ông cứ nói với các con “hỏi má mày” là xong xuôi và êm ấm cả!
Thêm nữa, trong giai đoạn lịch sử hiện tại, người Tàu đang tìm cách xâm lăng Việt Nam qua chính sách tằm ăn dâu.
Việc sử dụng các từ ngữ gốc Hán lại càng trở nên vô cùng nhạy cảm. Rất mong các bạn làm công tác dịch thuật phim Hồng Kông, Đại Hàn, Đài Loan và Trung Quốc, những thầy cô đang giảng dạy tiếng Việt, những nhân viên các khu học chánh, các người đọc tin trên các đài phát thanh và truyền hình cần cẩn thận hơn nữa khi dùng tiếng Việt. Đừng nên ‘vô tình’ tiếp tay cho bọn xâm lăng lấn chiếm luôn cả ngôn ngữ và văn hoá dân Việt thêm một ngàn năm nữa thì tội nghiệp cho tiền đồ dân ta lắm.