Xuân .. Xuân .. Xuân .. Giáp Thìn ...

Trả lời
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20163
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Xuân .. Xuân .. Xuân .. Giáp Thìn ...

Bài viết bởi Hoàng Vân »

          

          
          


          

          


... Mời các bạn góp bài, cùng vui đón ...
... Xuân Giáp Thìn ...



          
          

          
Hình đại diện
nắng thủy tinh
Bài viết: 3554
Ngày tham gia: Thứ sáu 15/05/15 06:14

Re: Xuân .. Xuân .. Xuân .. Giáp Thìn ...

Bài viết bởi nắng thủy tinh »

MM nhờ N gửi bài nhạc Xuân đến với Nhà Nam :)

Xin mời các anh chị và các bạn cùng đón nghe tiếng hát MM với một sáng tác của Nhạc Sĩ Giao Tiên : CÔ THẮM VỀ LÀNG


:flwrhrts: :flwrhrts: :flwrhrts:
Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5468
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Re: Xuân .. Xuân .. Xuân .. Giáp Thìn ...

Bài viết bởi Bạch Vân »

  •           

    Cám ơn MM và Nắng đem chút hương xuân vào nhà Nam :hndshk: :ksschk:
    Giọng MM nũng nịu trẻ trung, lời và nhạc hòa âm rộn ràng đúng với không khi' những ngày cuối năm .
    Bis bis bis MM :allright3: :bravo: :flwrhrts:

    Chúc MM và gia đình năm mới thật nhiều sức khỏe, bình an và hạnh phúc :ksschk:


              
Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5468
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Re: Xuân .. Xuân .. Xuân .. Giáp Thìn ...

Bài viết bởi Bạch Vân »

  •           

    Xuân





    Trong Hán tự chữ Xuân 春 có ba nét ngang ở trên, nét phẩy ở bên trái kéo dài nối ba nét ngang, bên dưới ba nét ngang là chữ nhựt và ở bên phải là nét mác đầu chấm nét ngang cuối cùng

    Xuân là tam tài, là Thiên, Địa, Nhơn

    Xuân 春 có dáng người đàn bà nằm, có nghĩa là vui tươi, xuân xanh, xuân sắc, trẻ trung, tươi rói, sức sống mạnh và dữ dội
    Xuân là sự khởi đầu





    Xuân là thời gian từ tháng giêng đến tháng ba, đó là mùa xuân, bên dương lịch trùng ba tháng mùa xuân là tháng ba, tháng tư và tháng năm

    Người Trung Hoa kêu Tháng Giêng là 孟春 Mạnh Xuân, Tháng Hai là 杏春 Hạnh Xuân, Tháng Ba là 季春 Quý Xuân
    Chữ Xuân trong văn hóa Việt là sự trẻ trung và mạnh bạo, người trẻ dám làm những thứ mà người già không dám làm. Thí dụ như làm chánh sự, làm cách mạng, làm chánh trị

    Phan Bội Châu nhắn với thanh niên Việt tộc, những người trẻ trung sức xuân rằng :

    • "Dậy! Dậy! Dậy!
      Bên án một tiếng gà vừa gáy
      Chim trên cây liền ngỏ ý chào mừng
      Xuân ơi xuân, xuân có biết hay chăng?"
      Nhạc vàng có xuân tươi và xuân tràn trề :
      "Nghe pháo nổ vang
      Dáng anh mừng xích lại gần tôi nói rằng:
      Chào Xuân vừa sang chúc Xuân đẹp cây bạc lá vàng.
      Bao năm sống xa nhà chưa hề đón Xuân xa
      Xuân nay hái hoa ngàn một cành đầy mai trắng
      Chúc anh mãi yêu nàng một nàng Xuân thắm huy hoàng
      Hẹn ngày vui đón Xuân sang"
      Còn ông Nguyễn Hữu Thiết viết rằng:
      "Nàng Xuân đến dáng Xuân diễm kiều thầm yêu ai đó
      Nàng Xuân hỡi với tôi hãy cùng cùng hòa tiếng tơ
      Tôi đón Xuân với lòng thắm thiết
      Tôi đón Xuân với niềm hân hoan
      Tôi đón Xuân với tình bát ngát

      Trong cải lương Nam Kỳ có các điệu Bắc, Nam, có hơi Xuân. Cụ thể trong hơi Nam trang nghiêm chia ra hơi Xuân, hơi Ai, hơi Đảo

      Hơi Xuân hát rất sảng khoái, nghiêm trang, nhẹ nhàng, vui vui mà ông Trần Văn Khê kêu là hơi tiên phuông đạo cốt
      Nhớ tới ban tài tử Nguyễn Tống Triều Cái Thia Mỹ Tho xưa. Ban Nguyễn Tống Triều đờn ca nổi tiếng đến độ năm 1906 nhơn dịp hội chợ quốc tế Marseille người Pháp đã mời mỗi tỉnh Gò Công và Mỹ Tho cử một ban nhạc tài tử sang Pháp trình diễn
      Ban Tư Triều gồm Tư Triều đờn kìm, Chín Quán đờn độc huyền, Mười Lý thổi tiêu, Bảy Vô đờn cò, cô Ba Đắc, cô Năm Thoàn ca, Hai Nhiễu cũng ca, cô Hai Nhiễu cũng đờn tranh

      Hai Nhiễu là con gái Tư Triều, cô có tật cà lăm nhưng cô có thể vừa đờn tranh vừa ca, đặc biệt ca thì không hề cà lăm
      Giọng ca của cô Hai Nhiễu vang danh với bài Giang Nam “Đêm xuân” của ông Phạm Đăng Đàng mở đầu với câu: “Đêm đêm xuân là đêm đêm xuân…”

      Nhớ tuồng cải lương "Giấc mộng đêm xuân", ta thấy con trai quan tri phủ yêu cô đào hát tên Xuân của gánh hát Tầm Xuân nên bỏ gia đình trốn theo gánh rày đây mai đó

      • "Thế sự bất tri hà nhật liễu
        Biển chu quy điếu Ngũ Hồ xuân"
        (Việc đời không biết ngày nào xong

      Để một con thuyền nhỏ mà về câu xuân ở Ngũ Hồ)
      (Nguyễn Trãi)

      Về địa danh thì ta thấy ngoài Hà Nội có chợ Đồng Xuân vì nằm trên đất của tổng Đồng Xuân, vào Phú Yên có một xứ cũng tên Đồng Xuân

      Tại Tầm Vu của Nam Kỳ mình có một làng tên là Dương Xuân

      Dương Xuân có nghĩa là mùa xuân

      Tết Nguyên Đán thường được người Tàu gọi là Tân Niên. 新年 Tân Niên là năm mới

      Tại Gò Công có một địa danh mang tên “Tân Niên” từ thuở còn thôn ấp

      Ba làng Tân Niên Ðông, Tân Niên Tây, Tân Niên Trung của tỉnh Gò Công mà sau 1975 bị cắt mất chữ Niên thành ra ba xã Tân Tây,Tân Đông và Tân Trung

      • “Chiều nay chắc áo xa bâu
        Chợ Sài Gòn anh ở, còn huyện Tổng Châu em về


      Chợ Tổng Châu ở đâu?

      Chợ Tổng Châu là chợ của làng Tân Niên Tây tỉnh Gò Công ngày xưa

      Hạnh Thông Tây Gò Vấp. Đúng ra phải là Hanh Thông Tây mới có nghĩa

      Trong Hán tự,chữ 亨通 hanh thông là mọi việc đều trôi chảy,có khái niệm 萬事亨通 vạn sự hanh thông và 時運亨通 thời vận hanh thông là mọi thứ đều đầu xuôi đuôi lọt, may mắn

      Cần Thơ có một xứ tên là Thạnh Xuân, quận 12 cũng có phường Thạnh Xuân, kế bên là Thạnh Lộc

      Người Việt hay đặt tên con là Xuân, cả nam và nữ, hàm ý muốn con mình vui vẻ và trẻ trung trong cuộc đời

      Bùi Thị Xuân (1752 – 1802) là một nữ tướng có tiếng của lịch sử VN ,thời Tây Sơn, bà là Tây Sơn ngũ phụng thư, cháu ông Bùi Đắc Tuyên và hoàng hậu Bùi Thị Nhạn

      Gần nhứt, Nam Kỳ ta có thủ tướng Nguyễn Văn Xuân (1892–1989) là thủ tướng của Cộng hòa tự trị Nam Kỳ từ ngày 8 tháng 10 năm 1947 đến ngày 27 tháng 5 năm 1948.

      Nguyễn Gia Việt


      https://www.facebook.com



                
Last edited by Bạch Vân on Thứ năm 08/02/24 07:20, edited 2 time in total.
Ngoc Han
Bài viết: 1586
Ngày tham gia: Thứ tư 20/05/15 14:24

Re: Xuân .. Xuân .. Xuân .. Giáp Thìn ...

Bài viết bởi Ngoc Han »

Cô Thắm Về Làng, hoa mai sẽ nở rộ đón mừng, mừng MiMi đã khoẻ và hát lại, chúc MiMi, Nắng và anh, chị, em Người Nam một năm mới, an lành, vui, khoẻ, đầm ấm bên pháo đỏ mừng Xuân, bên bánh chưn, bánh tét, dưa món, thịt kho, khổ qua hầm và diện áo mới, lì xì cho mấy cháu.

:flwrhrts: :flwrhrts: :flwrhrts:
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20163
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Xuân .. Xuân .. Xuân .. Giáp Thìn ...

Bài viết bởi Hoàng Vân »

quote=Vi post_id=41594

Hình ảnh

Lên được mà xuống hổng được :giggles:
          
:giggles: .. tội nghiệp mấy anh chà ham dzui ... :flwrhrts: ...

          
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20163
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Xuân .. Xuân .. Xuân .. Giáp Thìn ...

Bài viết bởi Hoàng Vân »

quote="nắng thủy tinh"

MM nhờ N gửi bài nhạc Xuân đến với Nhà Nam :)

Xin mời các anh chị và các bạn cùng đón nghe tiếng hát MM với một sáng tác của Nhạc Sĩ Giao Tiên : CÔ THẮM VỀ LÀNG


:flwrhrts: :flwrhrts: :flwrhrts:
          
          
:flwrhrts: :flwrhrts: .. Mờ & Nắng .. Bis nha nha ... :cafe: :cafe: :dancing2: :lstnmsc:
          
          
          
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20163
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Xuân .. Xuân .. Xuân .. Giáp Thìn ...

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           





    Tết
    đến mần chi

    ______________________
    06/02/2024 _ Kim Loan






    Tự dưng, người bạn xóm cũ nhắn tin hỏi thăm tôi nhân dịp năm hết Tết đến. Rồi hai đứa nhắc tên những nhân vật trong xóm ngày xưa, những câu chuyện cũ rích, vui nhất là chuyện những người đẹp, và tại sao hồi đó tụi mình hổng lấy nhau.

    Là xóm tôi đó, chỉ với diện tích chưa đầy cây số vuông, mà những mỹ nhân kể ra cũng khá nhiều.

    Đẹp ở đây là đẹp thiệt, chứ không phải “coi được, có duyên, dễ thương” đâu nhé. Hồi đó, mỗi chiều Chúa Nhật sau giờ tan lễ Nhà Thờ, cả xóm được ngắm những chị đẹp thướt tha trong tà áo dài muôn màu. Riêng vài người đẹp nổi bật “nghiêng nước nghiêng thành” thì có Bích Thủy được chàng công tử nhà Bác Sĩ ngay chợ Gò Vấp mê như điếu đổ, là Mỹ Linh từng làm rung rinh bao trái tim các chàng trai khu xóm Z.751, là chị Hồng quán chè, chị Nữ xe nước mía. Đẹp trí thức thì có chị Hạnh (Nha Sĩ), chị Hà, chị Yến, đều là cư dân xóm Chùa Vĩnh Quang.

    Đặc biệt xóm tôi có vài gia đình thuộc loại “đẹp đều”, nghĩa là cả cha mẹ đẹp, sanh ra các con trai gái cũng đều đẹp như nhau. Xóm Nhà Thờ có chị Kiêm, bốn đứa con chị đủ trai đủ gái thừa hưởng nét đẹp mạnh mẽ sắc sảo của chị, (chị Kiêm còn có các anh chị em cũng rất đẹp, đó là chị Hoài có đôi mắt mơ màng như nước hồ thu, em trai của chị là anh Đạt, đi chung chuyến tàu vượt biên với tôi qua Thailand). Kế bên nhà Cha Xứ, hai căn nhà của gia đình cô Ngọc cô Nga là hai chị em có chút nét lai Pháp từ ông bà ngoại nên các con của hai cô thuộc loại trắng trẻo, trai xinh gái đẹp cả nhà. Cô bé út nhà cô Nga năm nào cũng được chọn làm Đức Mẹ trong đêm Canh Thức đón Chúa Giáng Sinh.

    Bên xóm Chùa có hai gia đình “đẹp đều” là nhà bác Đại và bác Kỷ. Nhà bác Đại, các con cao ráo, thanh lịch, trong đó có chị Hà từng đi với tôi một chuyến vượt biên hụt ở Miền Tây. Mấy đứa em trai chị xấp xỉ tuổi tôi, từng là “mơ ước” của nhiều đứa con gái trong xứ, vì đó là gia đình khá giả, lãnh đồ Mỹ đều đều. Nhà bác Kỷ, các cô con gái dịu dàng, ăn nói ngọt ngào, các cậu con trai cũng thế, nổi bật là chị Hằng, là cô giáo, với mái tóc dài mượt mà, khuôn mặt trái soan như Thanh Nga, được thầy Trần Văn Triệu, hiệu trưởng trường cấp 2 của tôi trồng “cây si” miệt mài một thời gian dài. Mỗi chiều thầy Triệu chạy xe đạp đến nhà chị Hằng, phải đi qua nhà tôi, vì nhà chị Hằng cuối ngõ, hễ Thầy thấy tôi đứng sớ rớ trước cổng là Thầy bối rối (hơi quê), nhìn qua chỗ khác, nhưng tôi luôn mau mắn... lập công:
    • – Thầy ơi, chị Hằng có nhà đó Thầy!

    Dĩ nhiên, cuộc tình “một chiều” này cũng chẳng tới đâu, vì chị Hằng khôn ngoan, mơ ước cao hơn nhiều. Thầy Triệu chỉ là hiệu trưởng, đồng lương có là bao, cả đời chạy xiếc xe đạp, đã vậy suốt ngày chỉ biết viết lách, làm Thơ, sống như ở “trên mây”, là những thứ chị Hằng không cần.

    Mà cái xóm gì kỳ lạ, ngay cả người rũ áo bụi trần để khoác áo nâu sòng cũng... đẹp hơn người thường đó đa. Sư cô Huyền, nay là trụ trì Chùa Vĩnh Quang, cũng là người trong xóm vào Chùa tu từ bé. Hồi tôi còn ở Việt Nam, sư cô Huyền dù là trong tấm áo cà sa, mái tóc không còn, nhưng khuôn mặt vẫn đẹp đậm đà, nên thường bị đám thanh niên ăn không ngồi rồi quanh xóm Chùa tụ tập ở khu gò mả kế bên Chùa, đờn ca các bài nhạc vàng bolero chọc ghẹo sư cô, đại loại như: “Em tôi xinh đẹp hơn người thường, không áo xanh áo đỏ thơm hương, nhưng trong vườn Chùa lá thu bay, ôi ngọc ngà nhan sắc thơ ngây” (nhái nhạc Trần Thiện Thanh).





    Nói đến “gái sắc” thì cũng nên kể về “trai tài” cho đồng đều, phải không quý vị?

    Ở đây, tôi chỉ xin nói về “tài” học vấn thôi nhé, còn các chàng có những tài khác trong xóm, như tài chơi nhạc, ca hát, họa sĩ, kể cả tài “phá làng phá xóm” cũng có luôn nha, xin hẹn dịp khác.

    Mở màn cho nhóm trai tài, tui xin được “ưu tiên” giới thiêu bốn ông ... anh ruột của tui, chớ cần gì kiếm đâu xa. Ngoài ông anh Hai vào Đại Học trước năm 1975 khi Miền Nam chưa lọt vào tay Cộng Sản Bắc Việt, thì ba ông anh kế tiếp lần lượt đậu Đại Học trong vinh quang, khi mà lý lịch gia đình còn vướng “ngụy quyền”, nhưng vì điểm đậu quá cao không thể bị đánh rớt. Riêng người anh thứ Năm, mùa thi Đại Học năm 1979 căng thẳng chiến tranh phía Bắc và Tây Nam, sợ bị gọi đi “nghĩa vụ quân sự”, anh liền thi hai trường Đại Học, một trường Cao Đẳng, kết quả đều đậu điểm cao, nhưng vẫn bị nhận giấy nhập ngũ. Gia đình tôi bèn lập kế hoạch cho anh đào ngũ từ quân trường, rồi phiêu bạt nơi sông nước Miền Tây mấy tháng trời, trước khi vượt biên trót lọt qua Songkla, Thailand.

    Xóm Chợ có nhà ông Y tá Long, có 5 người con trai đều học giỏi, trong đó có Điền học trên tôi hai lớp, sau đó đậu vào Bách Khoa, và em kế là Hiệp vào Y Khoa dễ như ...ăn cháo. Kế bên nhà bác Long, cũng là gia đình có mấy cậu con trai học hành siêu đẳng, có bán quán tạp hóa, mà hễ ai đi ngang thấy cậu trai nào ngồi canh hàng giúp gia đình, là y như rằng trên tay họ cầm cuốn sách, đọc đọc, ghi ghi chép chép, cặp kiếng dày cộp, bảo đảm có bị ai lấy trộm hàng cũng chả biết, có người ngồi coi hàng cũng như không.

    Xóm Chùa có gia đình cô Kết, cô giáo mẫu giáo của tôi hồi bé, ngoài chị Hạnh là con cả làm Nha Sĩ, các cậu em của chị cũng thuộc nhóm hiền lành, ngơ ngác “chỉ biết ... học thôi, chả biết gì!”. Tôi nhớ nhứt anh Tư có biệt danh là “Tư Bác Học”, nghe tên là đủ biết rồi nha, khỏi nói nhiều.

    Là “gái sắc” thì sẽ có nhiều “cây si” theo đuổi, là “trai tài” cũng sẽ có nhiều bóng hồng ái mộ, mếm tài. Anh Hai tôi, dạy học ngoài Cần Thơ, mỗi lần về thăm nhà vội vàng, thời “Cả Nước Xuống Hố”, đem theo quà Miền Tây, nào xoài, nào chuối khô, cốm dẹp, bồi dưỡng đám em nhỏ trong nhà, rồi dẫn chúng tôi đi trám răng nhổ răng... miễn phí (của nhóm bạn học chung Đại Học Khoa Học thuở xưa, nay họ làm Nha Sĩ, Bác sĩ), rồi chiều tối anh bắt chúng tôi đem bài vở ra để anh dạy kèm, nên anh chẳng có thời gian đi chơi trong xóm. Có lần, một chị hàng xóm đến thăm anh, hai người ngồi nói chuyện đến khuya, khi tiễn chị ra về, đi ngang qua chiếc giường tôi nằm ngủ ngay phòng khách, nên nghe được câu trách móc dỗi hờn của chị (không phải tôi nghe lén đâu á):
    • – Mỗi lần anh về xóm chắc là bận đủ điều, em đợi hoài chẳng thấy bóng anh sang nhà chơi, nên hôm nay em phải ... hạ mình đến gặp anh đó, anh biết chưa!

    Nào phải anh là gỗ đá mà hổng có trái tim, có điều, sau hai mối tình không thành với hai cô gái vùng “gạo trắng nước trong”, anh đã ấp ủ con đường vượt biên để lo cho gia đình, chuyện tình cảm tính sau.

    Có một thời gian, căn nhà của gia đình tôi trở thành “Xóm Học” vì các bạn chung trường Đại Học của mấy ông anh, kẻ ở Miền Trung xa lắc, người ở Hốc Môn, người ở Miền Tây, đều tá túc ăn ngủ nhà tôi. Thỉnh thoảng vào cuối tuần, ông anh Ba nhóm họp bạn có máu văn nghệ tại nhà, đờn địch ăn uống vui vẻ. Trong nhóm có anh Tiến, cao ráo, nước da sạm màu phong sương, đang quen biết với chị Cẩm, tiểu thơ con gái nhà giàu. Bữa đó, mấy anh đang ca hát rộn ràng bên trong nhà, thì chị Cẩm chạy chiếc Honda Dam dừng ngay cổng, tôi đi ra chào, chị mừng rỡ:
    • – Có anh Tiến ở trỏng không em? Chị muốn gặp ảnh chút xíu!

    Tôi hớn hở:
    • – Dạ có, để em vô kêu ảnh nha.

    Vào trong, vừa báo tin có chị Cẩm kiếm, anh Tiến xua tay:
    • – Thôi, em ra nói hổng có anh ở đây.
      – Ủa, sao được! Em lỡ nói có anh rồi?!
      – Bữa nay anh không muốn gặp, em ra nói sao thì nói, cho chừa cái tật ... tài lanh!
      – Anh ác lắm nghen anh Tiến! Người ta là con nhà lá ngọc cành vàng, chạy xe từ Cầu Chữ Y xuống vùng mút chỉ cà tha Gò Vấp này thăm anh, mà anh nỡ lòng nào ...

    Tôi đành mặt sưng mày sỉa, ra ngoài nói với chị Cẩm là anh Tiến đã về hồi nãy, nhưng nhìn vào mắt chị, tôi biết chị biết tôi nói dối, tôi áy náy lắm, nhưng biết làm sao hơn.

    Thực tình mà nói, trong chuyện tình yêu, tôi đồng ý với trường phái “ai tỏ tình cũng được”. Không nhất thiết con gái phải thụ động, chờ chàng trai lên tiếng trước. Có khi chàng hiền lành, vụng về, hoặc vì lý do nào đó chưa dám thổ lộ, mà nàng cứ chờ, chờ mãi, sẽ vuột mất cơ hội cho cả hai, sau này lại ca bài “Tình Lỡ” . Chi bằng, nàng cứ mạnh dạn bày tỏ, như hai trường hợp tôi vừa kể trên, cho “người ta” biết tình cảm của mình, để còn biết kết quả sớm sủa, đặng nếu thất bại thì đi tìm... mục tiêu khác, khỏi mất thời gian.




    Giờ đến chuyện “tên trùng tên” của xóm tôi. Một trong hai nhỏ bạn thân của tôi trong xóm là Bích Vân. Ngay bên chợ Đức Tin có nhỏ Vân Củi (vì nhà bán củi). Nhỏ này, nhìn kỹ thì rất đẹp, mũi nhỏ, môi xinh, mắt to tròn, nhưng nó bị điểm trừ rất lớn là nước da đen thui (gái Cambodia còn ... trắng hơn nó luôn đó đa!), mà khổ nỗi, đàn ông ít ai chịu nhìn kỹ nên nó hơi bị ...ế, và vì người Việt mình cũng khoái “nhất dáng nhì da”.

    Xích lên khu trại gia binh thì có Vân Gà, con của bà Năm bán gà. Nhà thầy giáo Đăng cũng có cô con gái làm cô giáo tên Vân. Chị này luôn luôn đeo đôi bông tai hình tròn bự tổ chảng nên xóm gọi là Vân Khoen Tai. Bên hông nhà thờ có nàng Vân (Tấu) là con của bà Tấu. Nàng Vân Tấu và nàng Bích Vân hiện nay là hai ca trưởng của hai ca đoàn nhà thờ Đức Tin, vẫn còn kèn cựa, cạnh tranh nhau trong việc hát ca phụng vụ, thậm chí Cha xứ phải ra tay mà vẫn chưa có... hòa bình, chỉ bằng mặt chớ chưa bằng lòng, (hỏi xem Chúa trên tòa cao có dzui!?).

    Ngõ hẻm Đất Đỏ thì có Hồng Vân bán thuốc là trước cổng Z751, nhỏ này xinh xắn miệng nói không lành da non nên lấy chồng cũng rất sớm là chàng cầu thủ của Z751! Ngoài ra còn có Vân Bún Măng Vịt con ông bà Đông chuyên bán bún vịt.

    Tới đây tôi xin mở ngoặc, kể chút chuyện. Một anh bạn học chung ngoài Sài Gòn có lần hỏi tôi:
    • – Ủa, sao xóm em mang cái tên Z751 giống như... bí số, nghe như phim hình sự, phim 007 vậy cà, hổng lãng mạn thơ mộng chút nào.

    Tôi cười:
    • – Anh đến đấy, coi chừng bị giật mình, vì kế bên xóm Z751 của em sẽ là các xóm mang các “bí số” khác nữa: Xóm C30, X28, X32, đó là chưa kể phải ngang qua... Ngã Năm Chuồng Chó nữa nghen! Hết hồn chưa nà?!

    Quả thật, trước năm 1975, nơi đây là khu quân sự của quân đội VNCH với các trại Quân Cụ, Quân Nhu, Quân Trang, Truyền Tin, Quân Khuyển, và sau khi rơi vào tay Cộng Sản Bắc Việt, họ vẫn giữ các khu quan sự này với các tên toàn các chữ số khó hiểu.

    Trở lại chuyện các tên trùng tên của xóm, tên KimLoan của tôi ngoài xã hội thì đại trà bao la, nhưng trong xóm chỉ trùng với một chị Loan. Nhưng có điều thú vị, cả tôi và chị chỉ xài tên Loan trên giấy tờ, trong xóm chẳng ai biết, vì họ chỉ biết tên của tôi ở xóm là Thoa, và chị Loan kia ở xóm gọi là Hương.

    Bởi vậy, nếu có chàng nào ngơ ngác lạc vào xóm tui, hỏi nhà cô Loan, thì phần nhiều sẽ nhận được câu trả lời rất... chảnh, rất lạnh lùng rằng:
    • – Xóm này hổng có ai tên Loan hết á!





    Ủa, đang yên đang lành, Tết đến mần chi, để tôi bỗng nhớ da diết xóm cũ thương yêu của tôi thế này!
    – Thôi, tui đi khóc đây.

              




    – Kim Loan
    Edmonton Feb 3/2024


    https://vietbao.com/a318164/tet-den-man-chi
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20163
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Xuân .. Xuân .. Xuân .. Giáp Thìn ...

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           






    Về quê ăn Tết
    với cái bụng đói

    _________________________
    07/02/2024 _ Phạm Nga






    Vài cái Tết thuộc những năm người dân cả nước ‘ăn độn’ trong thập niên 1970 thế kỷ trước đã để lại trong tâm khảm tôi dư vị rất chua chát. Nay ngồi chợt nhớ lại mà không khỏi chạnh lòng, vừa sượng sùng vừa tội nghiệp chính mình.

    Sau biến cố 30 tháng 4, khi tôi đi học tập cải tạo về rồi lập gia đình (1977) thì cuộc sống chất chồng khó khăn về mọi mặt. Gia đình cha mẹ, anh em tôi ở Sài Gòn còn gia đình bên vợ tôi ở Vũng Tàu, cách nhau khoảng hơn 100 cây số, còn tôi thì sau ngày học cải tạo về đã bị buộc phải đi làm ở một nông trường tận vùng Củ Chi, cách Sài Gòn 45 cây số. Bên nào cũng nghèo, nhất là nhà bên ba má tôi rất chật hẹp, nên vợ tôi cùng hai đứa con phải về nhờ đỡ bên ông bà ngoại ở Vũng Tàu. Ngày thường thì đã phải sống xa vợ con, cha mẹ nên mùa Tết đến là tôi đắn đo và thường là tôi chọn (gọi là) ăn Tết ở quê vợ, vì dù sao cũng là gần vợ, gần con mình.

    Thế là, khoảng 27, 28 tháng chạp, từ Củ Chi về Sài Gòn tôi chỉ ngủ lại một đêm, rạng sáng hôm sau tất tả ra bến xe miền Đông đón xe về Vũng Tàu. Cái thời các năm 1976-1979 ấy, phương tiện giao thông công cộng rất eo hẹp và khó khăn, vài năm đầu còn phải đi xe than. Vì xăng dầu khan hiếm, ngày thường xe khách tại bến rất ít chuyến, còn vào mùa Tết, có tăng cường thêm xe nhưng không bao giờ đủ cho nhu cầu người dân đổ xô về quê ăn Tết. Do đó, tôi phải thức dậy lúc 3, 4 giờ sáng, vội vội vàng vàng kiếm xe lam chạy ra bến xe, xếp vào cái hàng người đã dài thượt trước quầy vé, thấp thỏm chờ mua cho được cái vé giá chính thức quý giá để về quê vợ, mới mong có mặt bên cạnh vợ con trong ba ngày Tết.

    Có năm, liên tiếp các chiều 29, 30 tháng chạp tôi lại thất thểu quay về nhà ba mẹ, vì dù nhịn cả cơm trưa, đứng lì tại chỗ, không dám bỏ hàng nhưng kết quả thê thảm là không mua được vé chính thức vào các ngày cao điểm cận Tết này. Khoảng 5 giờ chiều, hàng người còn không bao nhiêu nhưng loa phóng thanh ở bến đã lạnh lùng thông báo: “Đã hết vé tuyền đường Bà Rịa – Vũng Tàu. Bến xe sẽ bán vé tiếp vào 4 giờ 30 sáng mai. Mời bà con về nghỉ hoặc tìm phương tiện khác mà đi!”. ‘Phương tiện khác’ có nghĩa là xe chui, xe dù đậu rải rác quanh bến xe, đến 8 – 9 giờ đêm cũng còn nhưng vé giá chợ đen mắc gấp 3, 4 lần giá chính thức tại quầy vé.

    Tôi buồn rầu, nhớ vợ con đến quặng cả lòng và vô cùng nóng ruột. Thời đó không có điện thoại di động tràn ngập như bây giờ để gọi cho vợ con đỡ mong ngóng, chỉ còn đường ra bến xe vào sáng sớm mùng Một Tết. Sáng ngày đầu năm mới cũng có vài chuyến xe về Vũng Tàu và được cái là khách rất vắng, mua vé chính thức rất dễ… Niềm hạnh phúc lớn lao của tôi năm đó là dù hơi muộn nhưng trưa mồng 1 Tết tôi đã được có mặt bên vợ con.

    Về-với-vợ-con-mình, tôi luôn khát khao niềm hạnh phúc đơn sơ ấy nên không chờ gì ngày lễ tết, vào ngày thường cứ vào kỳ lãnh lương cuối tháng tôi lại tất bật làm cuộc hành trình Củ Chi – Sài Gòn – Vũng Tàu. Chuyến đi chỉ dài tổng cộng 145 – 150 cây số nhưng từ khoảng 9 – 10 giờ sáng thứ bảy, tôi đã ‘dù’ sớm (11 giờ 30 mới hết giờ làm việc tại nông trường) sau khi không quên xuống nhà bếp báo cắt cơm đến hết bữa điểm tâm sáng thứ hai tới, xong xuôi tôi leo hàng rào ra hương lộ 7 (dài 3 cây số), hối hả lội bộ ra tới quốc lộ 13 rồi quắt xe Daihatsu hay xe đò nhỏ về ngã tư Bảy Hiền, từ đây lại xe lam, xe bus về bến xe Miền Đông. Phải tất bật tranh thủ thời gian như thế để kịp đứng vào hàng, chờ đến 12 giờ trưa là phòng vé rục rịch bán vé tiếp cho buổi chiều.

    Không hiểu sao cái gã thanh niên xung phong/nông trường viên gốc nhà giáo, tuổi đã trung niên là tôi thời đó lại khỏe đến thế, vì suốt cuộc hành trình tất tả về thăm vợ con, thường là tôi nhịn đói hay chỉ ‘thủ’ gói xôi hoặc ổ bánh mì xịt nước tương để ăn trưa, nước uống thì đã có bình toong nhà binh mang theo - nghĩa là sao cho ít tốn nhất để tháng lương được giữ cứng nguyên trong túi. Thèm thuốc lá thì tôi đã kiếm loại thuốc ‘cũi’ quấn thủ công, nhãn hiệu Quốc Hùng, chỉ mấy đồng là được một bó.

    Tất nhiên khi ngồi trên xe đò ‘tịnh tâm’ (không ăn nên tâm hồn thanh tịnh!) và ‘tịnh khẩu’ (có gì bỏ vô miệng đâu nên miệng cũng rất sạch sẽ, thanh tịnh!) như thế, bây giờ nói ra vẫn thấy mình quá hèn mọn: đó là tôi đã không khỏi thèm thuồng trước những món ăn vặt, giá rẻ mạt, bán tại bến xe hay ở những chặng xe dừng bắt thêm khách, bất kể là ổ bánh mì thịt, gói xôi mặn, bịch trà đá, chai nước ngọt hay củ khoai lang, khoai mì, gói mía ghim…

    Còn xấu hổ hơn là một lần, khi xe dừng lâu ở ngã ba Vũng Tàu, quà bánh rao bán nườm nượp, tình cờ ngồi bên cạnh tôi có một anh đội nón cối, nói giọng Bắc, có vẻ hiền lành với đôi kính cận và chiếc sơ mi trắng. Anh ta đã mua hai bịch đậu hủ chiên chấm muối tiêu, mời tôi một miếng. Tôi đã lịch sự từ chối và cám ơn anh đã mời. Tôi đã làm bộ ngó chỗ khác – khốn nỗi ngay lúc này bao tử tôi lại chơi xấu tôi: nó cứ sôi lên òn ọt như kêu gào, nhắc nhở… – khi anh ta nhấm nháp hết miếng đậu thứ nhất. Rồi anh gật gù: “Chà, cái thứ quà này rẻ thôi mà ăn cũng thích thích ấy chứ!”, rồi quay sang tôi chìa bịch đậu ra ân cần mời lần nữa:“ Này, anh cứ thử một miếng đi, quà vặt rẻ mạt ấy mà, có gì mà ngại!” Trước thành ý của người lạ này, tôi đã buông thả ý thức tự trọng mà mình, ‘nhắm mắt đưa …tay’ nhón lấy một miếng đậu hũ…

    Xưa nay, dù là người giàu hay người nghèo, dù là người lớn hay trẻ con, có ai lạ gì món ăn vặt rất rẻ tiền, đạm bạc và lạt lẽo, bán nhan nhản trên đường thiên lý là đậu hủ chiên, nhưng lúc này, riêng đối với tôi, phải nói là cái miếng đậu hủ nhỏ chỉ bằng hai ngón tay ấy lại ngon, thơm cực kỳ!

    Đồng thời tôi cũng chua chát nhận ra là trước đó, tôi đã bỏ rơi đâu mất con-người-nhà-giáo mình từng có trong quá khứ, tức dù chỉ là một thầy giáo nghèo nhưng vẫn một mực nho nhã, thanh cao với thiên hướng nghiêng về những giá trị tinh thần hơn là của cải vật chất, chuộng chữ nghĩa, sách vở hơn là món ngon vật lạ, tiện nghi sinh hoạt…, nay chợt đổ đốn là ngồi trên xe đò mà cứ bị thu hút bởi những món ăn thức uống bán rong như: bánh mì, đậu hủ chiên, xôi, bánh tét, bánh tráng, khoai lang, khoai mì, trà đá, nước ngọt, mía ghim, v.v… Toàn những món ăn thức uống bình dân rẻ mạt, nào phải cao cấp, mắc mỏ gì, nhưng như đã nói, bởi nhất định phải đem về cho vợ con càng nguyên vẹn càng tốt cái đồng lương ít ỏi mới lãnh, tôi không thể luông tuồng bỏ tiền ra – dù chỉ rất ít – để mua đồ ăn, dù cái dạ dày lép kẹp đang sôi ùng ục như nổi loạn.

    Và tôi nhận ra mình đã cùng khổ đến như tàn mạt khi đậu hủ chiên, cái món cũng có luôn trong danh sách những thứ đồ ăn mình vừa ước ao, lại ngẫu nhiên có người lạ mặt, bảo chỉ là “quà vặt, rẻ thôi mà” rồi chìa ra mời, rồi… tôi đã giữ được sĩ diện chỉ vì… đói! Quả là một quãng tối tăm thảm hại trong ký ức…




    – Phạm Nga
    (Sydney, 23 đưa ông Táo)


    https://vietbao.com/a318170/ve-que-an-t ... i-bung-doi
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20163
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Xuân .. Xuân .. Xuân .. Giáp Thìn ...

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           





    Chuyện kể đêm giao thừa
    __________________________
    Nguyễn Quốc Văn _ 09/02/24




              

              

    - Bố tin là chuyện những năm trước, các con hẳn chưa quên, không phải nhắc lại nữa! Riêng năm nay, bố muốn kể cho các con nghe một câu chuyện mới. Chuyện bố gặp hổ...

    Cuối năm Tân Sửu 1961. Sau những ngày vất vả, vừa mới xuôi bè trên sông Mã đầy ghềnh thác, lại đã ngược sông Đà hung bạo để đi vào chốn sơn lâm kiếm sống như một người thợ rừng thực thụ, bố tôi trở về quê trước Tết Nhâm Dần 1962 ba ngày.

    Trước lúc về nhà, người còn kịp rẽ vào phiên chợ Chùa cuối năm, mua mười bó lá dong xanh, ba ống giang bánh tẻ. Dĩ nhiên, bố không quên mua cho anh em tôi một gói kẹo gừng cay.

    Mặc cho bố u tôi mừng mừng tủi tủi trong lúc gặp lại nhau, tôi và anh Trung chạy tót ra ngõ, ngồi tựa lưng vào cây rơm trâu tránh gió bấc, nhai kẹo rau ráu. Rồi toe toét cười, bấm đốt ngón tay, nhẩm tính với nhau, năm nay bố gói không dưới ba chục cái bánh chưng. Vị chi là ba mươi bơ gạo nếp cái hoa vàng, sáu bơ đậu xanh, và ít nhất cũng tốn sáu cân thịt lợn. Tết to quá! Không khéo, tiền mừng tuổi của đám trẻ con lên tới một đồng chăng?

    Hôm sau. Bố ngồi chẻ lạt. Thi thoảng, mắt người lại hướng lên mái nhà gianh. U đong đủ gạo nếp, xay đậu; rồi, cắp rá ra ngồi trên chiếc cầu ao ghép bằng bảy cây tre, vo gạo, đãi đậu.

    Hai anh em tôi rủ nhau đem lá dong ra sông rửa sạch từng chiếc một. Ôm lá về nhà, hai đứa vừa lấy khăn lau cho lá khô, vừa nháy nháy mắt nhìn về phía chuồng lợn. Chú lợn ỉ u tôi cám bã mấy tháng liền nay đã tròn căng, tết này chắc chắn sẽ được hóa kiếp để được nằm giữa nếp cái hoa vàng và đậu xanh đầu vụ đây!

    Tôi mơ màng, tưởng tượng ra mọi thứ đồ dâng cúng bố sẽ xếp trên ban thờ. Hai bên ban thờ, sau đôi song bình gia bảo, một cắm thanh gươm bằng gỗ, một cắm cây bút lông cách điệu quen thuộc sẽ là hai đệp bánh chưng xếp cao. Rồi thì cái thủ lợn đặt trên mâm xôi gấc đỏ sẫm. Lại nữa, bát hương chi chít những thân nhang, tàn uốn cong báo vận may, nghi ngút toả khói thiêng, thơm hương trầm rừng Mường Lát, làm mờ mờ ảo ảo cả cuốn bài vị đã bị nhuộm vàng bởi màu cuả thời gian…

    Sáng ba mươi. Ngay từ lúc còn tờ mờ đất, tôi đã nghe thấy tiếng chú Thả oang oang từ ngoài ngõ, hỏi u tôi đã nấu xong nồi bảy nước sôi chưa. Tôi và anh Trung vùng khỏi chăn, co ro chạy xuống bếp, xem chú xắn quần móng heo, lội vào chuồng lợn. Chú Thả xua xua tay, miệng xuỳ xuỳ mấy tiếng. Con lợn hoảng hồn, chạy quẩn, lao về phía chú. Chỉ chờ có thế, nhanh như cắt, chú Thả nắm ngoéo lấy hai chân sau của con vật, hất nó nằm chỏng trơ trên ổ rạ, trói nghiến lại. Xong việc, chú cười hề hề, bảo võ đả hổ gia truyền dùng bắt lợn để mổ, hơi phí, nhưng được việc!

    Bố tôi là trưởng tộc. Vì thế, bữa cúng tất niên nhà tôi làm vào buổi trưa. Mâm cúng độc một cỗ lòng. Cô, dì, chú, bác, cháu, chắt đông đủ cả, tịnh không thiếu một ai...

    Mọi người rất lấy làm lạ! Bởi thấy bố, sau khi lầm rầm cầu khấn những lời thành kính trước bàn thờ tiên tổ, bỗng đưa tay cởi tất cả các cúc áo, phanh ra bộ ngực còn đỏ hỏn những vết sâu và sắc như bị dao chém! Kinh hoàng hơn, ai nấy đều lắc đầu, không hiểu vì sao bố tôi lại dám tự tay treo một bức tranh hổ lên bức tường phía tây nhà, xéo với bàn thờ tổ? Song, vốn biết tính bố làm việc gì cũng tính toán trước đến nát cả óc, ắt không thể làm điều gì thất lễ, mọi người quay sang hỏi nhỏ chú Thả. Năm rồi, chú theo bố tôi lên rừng, đi bè có dễ tới mấy đợt; chú có thể ít nhiều hiểu được điều uẩn khúc bố tôi muốn nói trước tổ tiên chăng? Nghe mọi người hỏi, chú Thả nhìn nhanh về phía bố tôi, khẽ lắc đầu, không dám ho he một tiếng nhỏ...

    Buổi tối. Cũng như những đêm trừ tịch thiêng liêng trước đó, trong lúc cả nhà quây quần bên nồi bánh chưng nghi ngút khói xanh, anh em tôi lại chăm chú chờ nghe một câu chuyện vốn đã thuộc nằm lòng mà bố tôi thường kể bằng một giọng xúc động lạ thường. Chuyện "Thần làng mùa lũ"! Chuyện người trong những tháng năm trời làm lũ lụt, bụng thì đói, nhưng lòng thành trước trời đất, tổ tiên thì rộng lớn vô cùng!

    Chờ cho than đã đượm, nồi bánh chưng bắt đầu lục ục, reo lên những tiếng trầm đục, bố tôi bảo:

    - Bố tin là chuyện những năm trước, các con hẳn chưa quên, không phải nhắc lại nữa! Riêng năm nay, bố muốn kể cho các con nghe một câu chuyện mới. Chuyện bố gặp hổ...

    - Bố bị hổ vồ phải không? Anh Trung tôi không nén được tò mò, hỏi.

    - Không phải! - Bố tôi cười - Thực ra thì bố đã cứu được ba mẹ con hổ!

    - Thật vậy ư bố? Tôi hỏi.

    Bố tôi lại cười, nửa kín nửa hở:

    - Nhưng chính cha của hai con hổ con kia cũng đã trả ơn bố! Lạ không?

    Cậy bé nhất nhà, tôi làm nũng, sà vào lòng bố, luồn tay qua áo, mân mê những vết sẹo nhẵn thín hằn sâu trên ngực người. Chất thêm củi vào bếp, bố tôi bắt đầu kể.

    "Một câu chuyện khó tin!" , tôi đã nghĩ như vậy khi bố bảo mèo, báo, hổ vốn là anh em ruột trong một nhà. Ban đầu, chúng là bạn tốt, sống thân thiện với người. Đi săn về, chúng thường chia thịt các con mồi kiếm được cho người dùng làm thức ăn. Mèo là em út nhưng tinh ranh, suốt ngày nằm cạnh bếp chờ hai anh. Hắn ít vận động nên thân thể cứ teo dần. Chỉ có tính nịnh người thì ngày càng lớn. Chính cụ tằng tổ một trăm lẻ tám đời nhà tôi, vì tin lời mèo bé mà lần lượt đuổi hai con mèo lớn vào rừng. Trở về rừng xanh, sống cuộc đời của kẻ tự do đích thực, hai con mèo kia đã trở thành hổ và báo, chúa tể chốn sơn lâm. Tuy nhiên, chúng không quên nổi những gì đã học được ở con người. Vì vậy, vợ chồng hổ báo cũng biết yêu thương nhau thắm thiết; hổ báo con cũng được sống trong sự chở che, nuôi dạy chu đáo, tận tình của cha mẹ chúng...Có lẽ vì thế chăng mà cả nhà tôi đã thoát chết?

    Bố tôi kể, năm Canh Dần 1950, nhà tôi tản cư vào Thanh Hoá. Bố u tôi bỏ tôi và anh Trung vào hai cái thúng, quảy bộ tắt qua rừng Nho Quan. Lúc ngồi nghỉ, u tôi vạch vú cho tôi bú. Bố tôi ẵm anh Trung, dỗ anh ăn vài miếng cơm muối vừng cho đỡ đói. Bỗng một mùi hôi đến lợm giọng theo gió thoảng tới. Mùi hôi mỗi lúc một nồng nặc cùng những tiếng sột soạt trong rừng cỏ gianh ở ngay phía trước. Bố tôi líu cả lưỡi vì bất chợt thấy một cặp hổ vằn ló đầu ra, liếm liếm những cái lưỡi đỏ ngòm. Nhưng lạ lùng làm sao, hai con hổ, sau khi chăm chắm nhìn u tôi cho con bú, đều khẽ lắc đầu, gầm gừ như nói với nhau một điều gì đấy, rồi quay đầu từ từ lẫn vào cỏ dại.

    Bố tôi bảo chúng không nỡ ăn thịt những người đang nuôi con thơ! Rồi, trên đường đi, lúc lương đã cạn, bố u tôi đã mừng rỡ đến chảy cả nước mắt khi thấy trên một tảng đá ai đó đã bày sẵn cho một đùi thịt nai dang dở, còn tươi nguyên. Nhìn kỹ, bố giật mình, nhận ra những dấu chân hổ hút vào rừng rậm. Người bán tín bán nghi, nghĩ thầm, phải chăng chính những con hổ này là hậu duệ cuả những con mèo mà ông cụ tằng tổ nhà tôi đã từng nuôi vào một thời xa lắc?

    Sau kháng chiến chống Pháp, phần vì đã quá sợ bom đạn, phần bị con người săn lùng ráo riết để kiếm lợi to, loài hổ báo sống trong các dải rừng ở miền Bắc nước ta có nguy cơ tuyệt chủng. Nghe nói, để thoát được hiểm hoạ, chúng buộc phải chạy vào những miền rừng hoang vu nhất, dọc theo biên giới giữa hai nước Việt -Lào. Bố tôi kể, trong một vài lần xuôi bè trên sông Đà, ở đoạn sông chảy qua địa phận tỉnh Hoà Bình, người còn thấy vài cặp vợ chồng hổ ra sông uống nước. Nhưng cứ thoáng thấy bóng người là chúng đã bỏ chạy...

    - Sao bố chưa kể chuyện bị hổ vồ, hả bố?

    Nghe tôi hỏi, bố tôi chậm rãi, tiếp:

    - Chẳng có hổ nào vồ bố con ạ! Chỉ có những kẻ ác định giết bố mà thôi!

    Hôm ấy, nghe tiếng súng săn nổ, bố bảo chú Thả và cánh lái neo bè gỗ vào bờ, may ra thì mua được một ít thịt rừng cải thiện. Vì cả chục hôm rong ruổi qua bao thác ghềnh mà chỉ ăn độc một món rau bí, thèm chất tươi quá! Một lát sau, có ba người súng ống lăm lăm chạy qua, nói là bắn trọng thương một con hổ cái lớn lắm. Họ hỏi bố có thấy con thú bị thương vừa chạy qua đây không...

    Chiều, bố tắt rừng, băng về phía những ngọn khói lam, hy vọng có thể mua hoặc đổi ở đấy một vài con gà. Đang lách người trong một lối đi hẹp, cỏ gianh cao quá đầu người, bố bỗng giật mình, đứng sững lại. Vừa kinh sợ, vừa ngạc nhiên! Trước mặt người là hai con hổ con đang ngậm vú cuả con hổ mẹ bị thương nặng, mắt đã nhắm nghiền lại. Nằm trên vũng máu của mẹ, hai con hổ nhỏ hầu như chưa ý thức được cái chết đang chờ mẹ con chúng. Thấy cảnh ấy, chợt nhớ tới đùi thịt nai ngày tản cư năm nào, bố quên hết cả sợ hãi, vội ngồi xuống, lấy mấy cái lá dấu tẩm thuốc quý luôn đem theo bên mình để phòng thân, dịt vào vết thương trên bụng hổ mẹ. Máu từ vết thương dần dần ngừng chảy...

    Song vừa ngẩng lên, bố run lên bần bật, kinh hãi nhận ra một con hổ đực đang nhìn từng cử chỉ của người. Nó đã kịp tha về một tảng thịt heo rừng cho vợ con. Bố chắp hai tay lại để lấy can đảm, đi giật lùi. Con hổ đực nheo nheo mắt, khẽ vẫy đuôi về bên trái, đầu hơi nghiêng về bên phải, tư thế báo hiệu nó sẽ không tấn công người.

    Quay trở lại bè, bố bảo mọi người chuẩn bị nhổ neo. Đúng khi ấy, ba tên thợ săn xuất hiện, chĩa súng về phía bố, bắt phải lên bờ ngay. Không có cách nào khác, bố đành phải làm y theo lời chúng. Bọn thợ săn khăng khăng nói bố đã lấy được con hổ! Chúng bảo, lần theo vết máu, chúng cũng tới được chỗ con hổ mẹ bị thương. Chỉ lạ là con vật đã bị kẻ nào đó đem đi mất. Xem kỹ dấu chân người còn in trên máu khô, chúng thấy bàn chân rất nhỏ, ngón chân hơi chụm. Không phải dấu bàn chân người bản xứ! Bàn chân người đi rừng nhiều thường to và thô, ngón chân hơi choãi như rễ cây bám vào đá. Vậy thì, chỉ còn cánh lái bè! Không thể khác được!

    Một tên thợ săn lăm lăm súng trên tay canh chừng mọi người. Hai tên kia nhào xuống bè, lục soát tất cả mọi thứ đồ đạc. Không thấy gì, chúng lên bờ, xúm vào đánh bố. Những quả đấm, những cú đá hiểm hóc tới tấp giáng xuống, khiến người rũ rượi như một tàu lá héo. Một trong hai tên thợ săn độc ác ôm lấy bố, dựng đứng lên cho tên kia đấm đá tiếp. Hự, hự...Bố tôi ngã vật xuống, kéo cả kẻ ôm mình ngã nhào theo.

    Chính vào lúc không ai ngờ đó, bỗng một bóng xám vụt qua. Y như một tia chớp! Sau tiếng gầm man rợ như vọng về từ thời tiền sử, tên thợ săn ngã gục xuống, mặt bị cào nát thành nhiều mảnh. Rồi con hổ nhào lên, hai chân trước quắp chặt lấy tên đang đè lên người bố tôi. Miệng nó ngoạm lấy tay kẻ ác. Hai chân sau của nó co lại, đẩy bố tôi ra. Song có lẽ, do cú đẩy quá mạnh, trên ngực bố hằn rõ cả những vết vuốt sắc. Tên cầm súng hết hồn, leo tót lên cây, run rẩy nổ được một phát lên trời...

    Sự việc diễn ra chỉ trong chớp mắt. Bởi thế, khi trả lời các nhà chức trách, bố tôi chỉ dám dè dặt cho rằng, con hổ đã hạ cùng một lúc hai người thợ săn kia, hình như là con hổ đực mà người đã từng gặp khi xuống tay cứu con hổ cái bị thương. Người còn mô tả thêm, nó rất giống một con mèo…

    Trong suốt năm Nhâm Dần 1962, câu chuyện người được hổ cứu không ít lần đã làm con tim non nớt cuả tôi xúc động. Xúc động vì mình may mắn chưa phải thành trẻ mồ côi! Xúc động vì một điều mơ hồ nào đó, kể cả khi vô tình nhìn thấy con mèo mướp vụt ra vồ một con chuột nhắt...

    Về sau, lúc đã đi học, được thầy giáo Vượng, thầy giáoTrường kể cho nghe những câu chuyện cổ tích ly kỳ và hấp dẫn, tôi lại hay bâng khuâng tự hỏi: " Chuyện bố kể ngày nào, phải chăng là để tránh phải nói ra một sự thật đau lòng nào đó về những vết thương trên ngực với lũ trẻ?". Nhưng, mỗi lần, ví như vào dịp ông Táo về trời hàng năm chẳng hạn, lòng nao nao nhìn những vết sẹo vuốt hổ nâu tím trên ngực bố khi người xoay trần lội xuống ao đánh cá dâng cúng, tôi lại tin như đinh đóng cột rằng, câu chuyện bố kể trong đêm giao thừa mấy chục năm về trước là một câu chuyện thiêng liêng; và, hoàn toàn là sự thật...




    Nguyễn Quốc Văn

    https://www.ntdvn.net/chuyen-ke-dem-gia ... 06792.html
Trả lời

Quay về “Chuyên đề”