Tang lễ Hòa thượng Tuệ Sỹ

Trả lời
Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5468
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Tang lễ Hòa thượng Tuệ Sỹ

Bài viết bởi Bạch Vân »

  •           


    Tang lễ Hòa thượng Tuệ Sỹ




    Báo Giáo Ngộ cho biết, lễ di quan Thầy Tuệ Sỹ được cử hành 8 giờ sáng ngày 29 Tháng Mười Một 2023 (nhằm ngày 17 Tháng Mười, Quý Mão). Kim quan nhục thân Hoà thượng sẽ được trà-tỳ tại Nhà hỏa táng Hòa Lạc Viên – Sala Garden, H. Long Thành, tỉnh Đồng Nai. Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ viên tịch lúc 4g chiều ngày 24 Tháng Mười Một 2023.

    Theo di chúc của Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ, tang lễ của ngài tổ chức bình thường, không đọc điếu văn, tiểu sử; không sổ tang, xin miễn phúng điếu, tràng hoa, liễn đối. Tăng Ni Phật tử viếng tang chỉ thắp nhang tưởng niệm…








    Dưới đây là một số hình ảnh tại lễ tang Thầy Tuệ Sỹ ngày 25 Tháng Mười Một 2023 tại chùa Phật Ân, Long Thành, Đồng Nai. Nguồn ảnh: Hội đồng Hoằng Pháp.





    Thầy Lê Mạnh Thát (giữa) tại đám tang Thầy Tuệ Sỹ



    [rimg=80https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2023/11/405311470_6975590552487562_6675336006277375345_n-1280x854.jpg[/rimg]



















    SGN – 25 tháng 11, 2023


    Nguồn:https://saigonnhonews.com
Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5468
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Re: Tang lễ Hòa thượng Tuệ Sỹ

Bài viết bởi Bạch Vân »

          




R.I.P


          
Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5468
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Re: Tang lễ Hòa thượng Tuệ Sỹ

Bài viết bởi Bạch Vân »

  •           

    Cung tiến Giác linh HT Thích Tuệ Sỹ về Quảng Hương Già Lam (TP.SG) để tham yết Phật, Tổ.



    QUẬN CAM (28/11/2023) ⚪ ---- Hôm nay Thứ Ba 28/1/2023, Ban tang lễ đã hoàn tất nghi lễ Cung thỉnh Giác linh cố Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ tham lễ Phật Tổ tại Quảng Hương Già Lam (Sài Gòn), và Chùa Phật Ân (Đồng Nai), và sau đó Cung tiến Giác linh Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ trở về Quảng Hương Già Lam (Q.Gò Vấp, TP.HCM) để tham yết Phật, Tổ theo nghi thức truyền thống Thiền môn, trước ngày trà-tỳ (sẽ trà tỳ vào ngày mai, Thứ Tư 29/11/2023).
    .
    Bản tin Báo Giác Ngộ ghi rằng: "Hòa thượng Thích Nguyên Giác, trụ trì Quảng Hương Già Lam, cũng là pháp đệ của Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ, cùng chư Tăng tại trú xứ vân tập cung đón Giác linh Hòa thượng trở về thăm chốn Tổ. Hiện diện tại Quảng Hương Già Lam còn có Giáo sư Lê Mạnh Thát, chư tôn đức là thân hữu của Hòa thượng tân viên tịch cùng chư Tăng Ni các nơi.

    Môn đồ pháp quyến cung thỉnh long vị, di ảnh của Hòa thượng tân viên tịch vào chánh điện lễ Phật. Hòa thượng Thích Nguyên Giác đại vị Tăng-già tuyên thuyết Bồ-tát giới. Sau đó, linh mô Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ được thỉnh ra hậu Tổ để đảnh lễ chư Tổ và Đại lão Hòa thượng Thích Trí Thủ cùng chư vị giới sư, các bậc thầy thế độ và phú pháp...
    .
    Quảng Hương Già Lam cũng là nơi mà Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ dành phần lớn thời gian và tâm huyết của mình cho việc phiên dịch và chú giải kinh điển, cùng pháp lữ là Giáo sư Lê Mạnh Thát và các cộng sự thực hiện bộ Từ điển bách khoa Phật giáo Việt Nam, đặc biệt là tạng kinh A-hàm; cũng như trước tác, biên soạn và giới thiệu nhiều tác phẩm luận giải kinh điển, lịch sử và triết học Phật giáo,… được in thành sách và xuất bản, tái bản trong nước.
    .
    Theo chương trình tang lễ, sau nghi thức phát hành, 8 giờ sáng mai, 29-11 (nhằm ngày 17-10-Quý Mão), kim quan Hòa thượng sẽ được cung thỉnh trà-tỳ tại Nhà hỏa táng Hòa Lạc Viên - Sala Garden, H .Long Thành, tỉnh Đồng Nai. Tang lễ của Hòa thượng được tổ chức tâm tang, không đọc điếu văn, tiểu sử; không sổ tang, miễn phúng điếu, tràng hoa, liễn đối. Tăng Ni Phật tử viếng tang chỉ thắp nhang tưởng niệm." (hết trích)
    .
    Trong khi đó, bản tin Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ VOA ghi nhận: "Bộ Ngoại giao Mỹ vừa đưa ra tuyên bố sau khi Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ viên tịch, trong đó ca ngợi nhà lãnh đạo tối cao của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, từng bị chính quyền trong nước bỏ tù, vì đã đấu tranh cho quyền tự do tôn giáo và nhân quyền... Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Mattew Miller nói hôm 27/11 rằng ông “thay mặt cho người dân Mỹ chia buồn sâu sắc tới người dân Việt Nam và các tín đồ trên toàn thế giới sau khi Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ viên tịch, đó là vị lãnh đạo lỗi lạc của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Nam Thống nhất”...
    .
    “Trong nhiều thập kỷ, (Hòa thượng) Thích Tuệ Sỹ là một nhà đấu tranh không mệt mỏi cho quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng và các quyền con người liên quan, khiến chính quyền Việt Nam bỏ tù ông hơn một thập kỷ”, Người phát ngôn BNG Mỹ Matthew Miller nói trong tuyên bố. “Ông cũng là một học giả uyên bác, một nhà văn và triết gia có nhiều tác phẩm”... “Tiếng nói của Thích Tuệ Sỹ sẽ vô cùng đáng nhớ khi chúng ta suy ngẫm về sự vận động của ông đối với nhân dân Việt Nam”, người phát ngôn BNG Mỹ nói. “Tâm trí của chúng tôi hướng về cộng đồng GHPGVNTN của ngài ở Việt Nam và trên toàn thế giới”..." (hết trích)
    .
    Trong khi đó, trên Báo Tiếng Dân, nhà văn Mạc Văn Trang có bài viết nhan đề "Suy tư về một sự kiện văn hoá" trong đó ghi nhận: "Trước khi Hoà thượng Thích Tuệ Sỹ mất, tôi không biết tiểu sử của ông, không hiểu ông có vai trò gì trong Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN); tôi chỉ đọc mấy bài thơ của ông và bài nhà thơ Bùi Giáng bình thơ Tuệ Sỹ… và cảm thấy mến mộ cả hai người.
    .
    Nhưng khi Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ viên tịch, trên mạng xã hội trong và ngoài nước tràn ngập những bài viết về Ngài, tôi bỏ công tìm hiểu, và thấy Nhân cách của Ngài, sự nghiệp của Ngài đã hoàn toàn chinh phục trái tim và khối óc của tôi: Đây đích thực là một vị Chân tu, một Trí thức lớn, một nhà Phật học uyên thâm, một Nhân cách văn hoá không chỉ của Phật giáo mà của Dân tộc.
    .
    Điều ngạc nhiên là sau khi Ngài mất ba ngày, đến sáng nay tôi gõ cụm từ “HT Thích Tuệ Sỹ viên tịch” trên Google xuất hiện Khoảng 178.000 kết quả (0,29 giây), mà trên toàn bộ hệ thống báo chí Nhà nước chỉ có báo Tuổi trẻ đưa tin về sự kiện này.
    .
    Vậy là từ trước đến nay và cả khi Ngài mất, toàn hệ thống truyền thông nhà nước không được giới thiệu về Thích Tuệ Sỹ, ém nhẹm mọi thông tin về Ngài, cố tình vùi lấp đi một Nhân cách Văn hoá, một sự kiện Văn hóa đáng được tôn vinh.
    .
    Trong Tiểu sử của ông, viết:
    “Ông thông thạo tiếng Trung Quốc, tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Pali, tiếng Phạn và tiếng Nhật, đọc hiểu tiếng Đức. Ông được giới học giả Việt Nam đánh giá cao vì đã công bố nhiều tiểu luận, chuyên khảo, thơ và nhiều công trình dịch thuật Phật giáo từ tiếng Phạn, tiếng Trung Hoa và tiếng Nhật [1]. Lúc bị bắt năm 1984, ông và Thích Trí Siêu, được coi là 2 nhà sư uyên bác nhất của Phật giáo Việt Nam, đang soạn thảo quyển Bách Khoa Phật Học Đại Tự Điển [2]”.
    .
    Như vậy nhân vật Thích Tuệ Sỹ gắn liền với cộng đồng GHPGVNTN tạo nên một thực thể văn hoá trong lòng dân tộc. Văn hoá là cái được hình thành tự nhiên trong lịch sử, nó gắn liền với những con người, những cộng đồng sản sinh ra văn hoá; trải qua bao nhiêu biến động của lịch sử nó vẫn tồn tại và tích tụ, toả sáng giá trị trường tồn. Có những thế lực muốn xóa nó đi, nhưng nó vẫn tồn tại dưới nhiều dạng thức và khi có cơ hội sẽ lại phục hưng…"(hết trích)



    .

    Sáng ngày 28/11/2023, Hòa Thượng Trí Siêu Lê Mạnh Thát (trái) trong nghi lễ Cung tiến Giác linh Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ trở về Quảng Hương Già Lam (Q.Gò Vấp, TP.SG) để tham yết Phật, Tổ.

    Nguồn:https://vietbao.com


              
Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5468
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Re: Tang lễ Hòa thượng Tuệ Sỹ

Bài viết bởi Bạch Vân »

  •           

    • Ai tuyên án tử hình thầy Tuệ Sỹ?




    Tôi không tìm thấy thông tin về chuyện này, nên đã cất công tìm đọc các tư liệu nước ngoài về vụ việc. Chưa được thông tin cụ thể như ý muốn, nhưng đại khái đã hiểu bối cảnh bản án khi đó:

    - Thầy Tuệ Sỹ bị bắt tại Gò Vấp và bị toà “thành phố Hồ Chí Minh” xử. Thầy bị cáo buộc thành lập “Lực Lượng Việt Nam Tự Do” để “hoạt động lật đổ chính quyền”.

    - Bản án tử hình thầy Tuệ Sỹ và thầy Trí Siêu được thẩm phán toà Hồ Chí Minh tuyên trong một phiên toà không có luật sư. Không ai quan tâm thẩm phán là ai vì những bản án này được coi là có chỉ thị từ Hà Nội. Theo thông tin chính thống của vc thì chánh án toà HCM giai đoạn này tên là Ngô Hồng Phát. Tuy nhiên chưa tìm ra hình ảnh và tiểu sử khứa này.

    - Tổng bí thư khi này là Nguyễn Văn Linh, nhưng quyền lực sinh sát dường như nằm trong tay khát máu Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đcm Đỗ Mười. Bộ Công An và Bộ Nội Vụ khi này đang hợp nhất, Mai Chí Thọ làm bộ trưởng. Tội quy vu trưởng và đầu sỏ không ai khác là anh Mười hoạn và anh Thọ vều.

    - Việc tuyên án này đã gây rúng động dư luận thế giới, Hạ Viện Hoa Kỳ đã có điều trần để đưa ra biện pháp trừng phạt, các tổ chức theo dõi nhân quyền phản đối dữ dội, Liên Hiệp Quốc cũng có tư liệu theo dõi sát sao về sự vụ…

    - Án tử đã được Hà Nội giảm xuống còn 20 năm tù giam cuối năm 1988. Thầy Tuệ Sỹ bị giam ở trại Ba Sao, Hà Nam.

    - Năm 1998, sau khi thầy thọ hình 50% bản án, chủ tịch nước Trần Đức Lương khi này đã có ký một lệnh ân xá nhiều phạm nhân, trong đó có trọng phạm tên “Phạm Văn Thương”, đó là thầy Tuệ Sỹ. Thầy có câu nói nổi tiếng “không ai có quyền xét xử tôi, không ai có quyền ân xá tôi”.

    - Thầy về bị giam lỏng tại chùa Già Lam ở Gò Vấp thêm cả chục năm sau, cho tới khi già yếu bệnh tật thì có thể đi lại thoáng hơn một chút, và khi phát hiện ung thư thì có được đi sang Nhật chữa trị vài tháng. Về nước thêm một đôi năm thì viên tịch trong sự minh mẫn và an tĩnh.

    Hình thầy năm 2001, khi đang ở chùa Già Lam và được phái đoàn ngoại giao Mỹ đến thăm, hình do nữ ký giả Kiều Mỹ Duyên đi cùng đoàn chụp

    Các hình kia là tư liệu online tôi chụp lại từ văn khố Hạ Viện Hoa Kỳ, Thư viện Liên Hiệp Quốc, thư viện đại học Idaho…

    Hải Lê











































    https://www.facebook.com/profile.php?id=100010082284940


              
Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5468
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Re: Tang lễ Hòa thượng Tuệ Sỹ

Bài viết bởi Bạch Vân »

  •           


    Ngài Thích Tuệ Sỹ







    Có một vị chân tu với thân hình gầy gò, khắc khổ nhưng đôi mắt sáng tinh anh. Đôi mắt của ngài như nhìn thấu suốt những điều sâu xa nhất, sâu thẳm nhất của Triết học Phật Giáo. Học giả Đào Duy Anh đã từng cho rằng ngài là viên ngọc quý của Phật Giáo Việt Nam. Ngài là vị Thiền sư thông tuệ Phật học. Ngài còn là người thấu hiểu tận cùng Triết học Đông Tây. Ngài lại là một thi sĩ, một nghệ sĩ đích thực. Những vần thơ của ngài vang lên trong cõi tịch mịch của đất trời, trong nhiễu nhương ly loạn.

    Thi sĩ khinh bạc Bùi Giáng, từng thốt lên: "Nhưng ai có ngờ đâu nhà sư kín đáo e dè kia, không hề bao giờ có vướng lụy, lại còn mang một nguồn thơ Việt phi phàm? Một bài thơ "Không đề" của ông đủ khiến ta khiếp vía mất ăn mất ngủ:

    • Đôi mắt ướt tuổi vàng cung trời hội cũ
      Áo màu xanh không xanh mãi trên đồi hoang
      Phút vội vã bỗng thấy mình du thủ
      Thắp đèn khuya ngồi kể chuyện trăng tàn
      Mới nghe bốn câu thôi, tôi đã cảm thấy lạnh buốt linh hồn, tê cóng cả cõi dạ.
      Từ núi lạnh đến biển im muôn thuở
      Đỉnh đá này và hạt muối đó chưa tan
      Cười với nắng một ngày sao chóng thế
      Nay mùa đông mai mùa hạ buồn chăng
      Đếm tóc bạc tuổi đời chưa đủ
      Bụi đường dài gót mỏi đi quanh
      Giờ ngó lại bốn vách tường ủ rũ
      Suối nguồn xa ngược nước xuôi ngàn"


    Ngài là một người Việt Nam với đầy đủ tính cách tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, những tính cách đã bị mai một trong thế hệ này vì những biến thiên của lịch sử.

    Ngài cũng là một anh hùng trải qua những thăng trầm của thời thế, mang bản án tử hình, là một chiến binh quả cảm bền gan chiến đấu với bệnh tật suốt tám năm ròng khi mang trong người bạo bệnh như cư sĩ Quảng Diệu Trần Bảo Toàn đã viết.

    Phạm Công Thiện, kẻ kiêu ngạo với tất cả đã cho rằng ngài là "Thiền sư lỗi lạc nhất, thông minh nhất, uyên bác nhất, trong sạch nhất của Việt nam hiện nay

    Ngài đã từng dạy các tăng sinh trẻ tuổi:"... Người xuất gia, khi cất bước ra đi, là hướng đến phương trời cao rộng; tâm tính và hình hài không theo thế tục, không buông mình chìu theo mọi giá trị hư dối của thế gian, không cúi đầu khuất phục trước mọi cường quyền bạo lực.
    Một chút phù danh, một chút thế lợi, một chút an nhàn tự tại; đấy chỉ là những giá trị nhỏ bé, tầm thường và giả ngụy, mà ngay cả người đời nhiều kẻ còn vất bỏ không tiếc nuối để giữ tròn danh tiết.”

    Và bản thân ngài trong những ngày mất tự do, ngài luôn thể hiện “Uy vũ bất năng khuất”. Ngài không bao giờ để những danh lợi cám dỗ, không để bất cứ thế lực nào khuất phục mình.

    Những năm học ở Đại học Vạn Hạnh, tuy không thường xuyên được gặp ngài, nhưng tri thức bát ngát của ngài luôn là niềm kính nể và tự hào của những sinh viên Vạn Hạnh. Sau này đọc Tô Đông Pha, Những Phương Trời Viễn Mộng do ngài viết, bắt gặp câu :"Đó là tình thơ trong cuộc thơ và cõi thơ; không quyết là của Đông Pha hay không là của Đông Pha. Nhưng người chơi thơ, mở cuộc giao tình với cuộc thơ, ban đầu chỉ như đi tìm một cõi mộng đơn sơ; rồi đột ngột, và sững sờ, cảm khái như một mối sầu cô lữ, thấy mình lưu lạc ở một phương trời đọa đày viễn mộng". Lại thêm:"Thơ không là ẩn ngữ. Trong cuộc giao tình vừa khởi sự, cuộc thơ cũng phơi bày lồ lộ những nét thanh kỳ tú lệ; cũng lãng đãng như màn trăng trong những giọt sương lóng lánh; cũng tươi như nụ hồng vừa chớm nở; cũng trong ngọc trắng ngà như băng tuyết; và cũng trơ vơ như chiếc sao Hôm trong buổi hoàng hôn, tư lự như sao Mai giữa trời khuya ngất tạnh. Vậy, những cái đó không là ẩn ước hay ẩn mật; mà chính là những tâm tình được thổ lộ phơi trần, hoặc bằng lân la nay khóm trúc mai chồi lan; hoặc đột ngột như gió dục mây Tần. Tâm tình đã thổ lộ, thì cuộc giao tình thắm thiết mở ra. Bấy giờ mới là lúc:

    • Vén thanh sắc đổ mù khơi về đối diện
      Cuộc ân tình lơi lả vội chia phôi
      Trăng nằm xuống ruỗi dài hai bến hẹn
      Một dòng sông vồn vã động chân trời
    "

    Bỗng rùng mình mà đốn ngộ về thơ.

    Ngài là Đại lão Hoà thượng Thích Tuệ Sỹ với những tác phẩm sâu sắc về Triết học, những vần thơ của người thi sĩ với nguồn thơ lai láng, trác tuyệt và những gian truân mà ngài đã phải trải qua trong cõi trầm luân của lịch sử. Ngài vừa viên tịch sau 81 năm trụ thế. Một ngôi sao sáng vừa tắt, một Thiền sư đã bay về cùng mây, một nhà thơ đã cuốn theo cơn gió. Nhưng ngài vẫn còn đây, bên bờ lau trắng của buổi hoàng hôn nhiều khổ nạn. Đôi mắt tinh anh của ngài vừa khép lại nhưng vẫn cho ta vẫn thấy được những tư tưởng của ngài để lại cho chúng ta. Xin chắp tay bái vọng ngài.

    Sài Gòn. 25.11.2023
    DODUYNGOC


    https://www.facebook.com/doduyngoc

              
Hình đại diện
nắng thủy tinh
Bài viết: 3554
Ngày tham gia: Thứ sáu 15/05/15 06:14

Re: Tang lễ Hòa thượng Tuệ Sỹ

Bài viết bởi nắng thủy tinh »

ty
Bài viết: 1116
Ngày tham gia: Thứ bảy 08/12/18 06:03

Re: Tang lễ Hòa thượng Tuệ Sỹ

Bài viết bởi ty »

Thành Kính Phân Ưu
🥀🥀🥀🥀🥀🥀🥀🥀🥀
Ngoc Han
Bài viết: 1586
Ngày tham gia: Thứ tư 20/05/15 14:24

Re: Tang lễ Hòa thượng Tuệ Sỹ

Bài viết bởi Ngoc Han »

Thành Kính Phân Ưu.
Ngoc Han
Bài viết: 1586
Ngày tham gia: Thứ tư 20/05/15 14:24

Re: Tang lễ Hòa thượng Tuệ Sỹ

Bài viết bởi Ngoc Han »

Trả lời

Quay về “chứng nhân Việt”