Trước thời Phật Giáo xuất hiện

Trả lời
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20163
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Trước thời Phật Giáo xuất hiện

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           





    Trước thời Phật Giáo xuất hiện
    _________________________
    tôn thất tuệ _ 16/05/2022




              

    thảo nguyên, truông cỏ

              


              
    Bối cảnh trước thời Phật Giáo

              
              
    Hân hạnh giới thiệu chương hai trong cuốn The Tree of Enlightment của tiến sĩ Peter Della Santina thuộc đại học Chico, California.

    Bài cũ đã đăng 2015, xin xem bản Việt ngữ và nguyên bản Anh ngữ theo các đường dẫn bên dưới.

    Chỉ nói về con số vô cùng hạn hẹp những tài liệu mà tôi có dịp xem tới, không có nơi nào nói về bối cảnh lịch sử của thời trước khi Phật Giáo hình thành.

    Dân du mục và du cư Aryan đã từ Đông Âu đến xâm chiếm tiểu lục địa Ấn và áp đặt một nền văn hóa thế tục và kém văn minh hơn, nhưng rồi cũng bị cọ xát và buộc phải thay đổi theo văn hóa văn minh của kẻ bị trị. Tác giả lượng định mốc thời gian là thế kỷ 18 trước Tây lịch. Các sử gia còn tranh luận giữa xâm chiếm và di dân. Santina không đề cập cuộc bàn cải mà chỉ đơn giản nói đến sự xâm lăng.

    Dân Aryan trước khi đến Ấn đã thực hiện các cuộc chiến và sống nhờ các chiến lợi phẩm; nhân sinh quan và vũ trụ quan của họ rất thích hợp với chiến tranh. Vị thần số một, Indra, là một chiến binh. Họ đã dùng ngựa và chiến xa. Sự thuần hóa con ngựa đã đưa chiến tranh lên qui mô rộng lớn. Khảo cổ cũng cho thấy những đống xương người không chôn cất. Người Ấn trước đó đã chú trọng đến các con vật như nai và voi, tượng trưng cho hiền hòa.

    Có thể cuộc xâm chiếm dễ dàng vì Ấn lúc ấy đang thoái hóa vì hạn hán hay động đất đã làm khô nhiều lưu vực, có những thành phố bỏ hoang. Không ảnh tân tiến cho thấy một lưu vực bị khô gọi là Hakra nơi sông Savarasti một thời đi qua.





    Santina nói từ thế kỷ 15 trước TC, hai nền văn hóa của kẻ ngoại xâm và kẻ bị trị bắt đầu tương tác, mở đầu diễn trình tương nhượng, tương hợp. Theo các sử gia cuộc xâm chiếm của Aryan xẩy ra thế kỷ 19. Nếu hai con số ấy chấp nhận được thì phải mất đến 400 năm hai bên mới bắt đầu cuộc giao tiếp kéo dài gần ngàn năm cho đến thời Phật Thích Ca.

    400 năm của kẻ xâm chiếm thiện nghệ dàn trải trên gần 20 thế hệ đời người. Sử gia quá quen với đơn vị thời gian như thế kỷ, thiên kỷ, trăm năm ngàn năm nên không thấy sự bi đát của đời người ngắn hạn trong cái “sát na lịch sử” của họ. Mà đã bị trị thì nghèo khổ, tâm tư nhầu nát nhất định không sống lâu.

    Người Palestine mất nước vào các trại tỵ nạn lúc còn trẻ và ở mãi cho đến khi cháu ngoại nội đã bằng mình khi bắt đầu bước lưu lạc. Đi cải tạo tám chín năm về thì thấy con đã ngồi trên chiếc xích lô hì hạch chở người kiếm cơm, hay còn tệ hơn nữa, chứ đừng nói chuyện cho chúng đi học vài chữ của Thánh Hiền.

    Hệ thống giai cấp giúp người Aryan cai trị. Kinh Veda nói xã hội phải chia ra bốn cấp: tăng lữ / vua quan chiến sĩ / thợ thuyền thương gia / và nô bộc. Nhưng thực tế có thêm một giai cấp là lớp bần cùng, Intouchable. Như vậy, ít nhất giai cấp thứ năm xuất hiện như một nhu cầu của kẻ thống trị từ phương xa đến.

    Người Ấn tại chỗ là giống người Dravidien, da ngâm đen. Họ bị dồn về phía Nam. Khoa truyền sinh (genetic) ngày nay dùng DNA đưa đến kết quả như sau. Lớp người da trắng, giàu có ở phía bắc có nét truyền sinh gần với người Đông Ấu (gốc đồng cỏ của Aryan); người Dravidien phía nam nghèo có nét truyền sinh thuộc giống aboriginal tức Đông Á, bị dồn ép thành những hòn đảo văn tự từ một gốc chung.

    Sự phân chia nầy đã đảo lộn điều mà Santina gọi là dòng sinh mạng thái hòa. Cuộc xâm chiếm bởi Aryan làm liên tưởng đến hai cuộc hành quân bành trướng của Hung Nô và Mông Cổ. Cả hai, nhất là Hung Nô xuất phát từ những cánh đồng cỏ vùng sa mạc như người Aryan.

    Sau cuộc xâm chiếm của Aryan hơn hai ngàn năm, Attila thủ lãnh Hung Nô đã tạo nên một đế quốc rộng lớn; rồi từ phía Bắc Âu Á, tràn xuống Âu Châu vây khổn đế quốc La Mã, suýt chiếm Rome. Nhưng giặc Hung Nô chỉ như một cơn hồng thủy nguy hiểm, nhà cửa tiền bạc thân nhân mất đi; kẻ sống sót tái tục sự sống. Với cái chết ở tuổi 46 (năm 453) của Attila, liên minh Hung Nô tan rả. Họ không để lại những nét văn hóa hay con cháu như người Aryan.

    Cũng từ các đồng cỏ, ngay đầu thế kỷ 13, Thành Cát Tư Hãn đã thành lập đế quốc Mông Cổ. Thành Cát Tư Hãn đánh chiếm cả nước Nga và đổ xuống Âu Châu, chiếm một diện tích gấp bốn đế quốc La Mã. Hoạt động quân sự Mông Cổ có phần nào giống cuộc điều binh của Hung nô; làm điêu đứng thiên hạ vẫy vùng khắp nơi rồi cũng phải triệt thoái. Nhưng hậu sinh khả úy, họ rút về quê quán, chỉnh đốn hàng ngũ, rồi trở lại con đường của Hung Nô là đánh chiếm Trung Hoa. Vạn Lý Trường Thành không ngăn được Hốt Tất Liệt như nó được xây để chống bắc xâm. Người cháu nội nầy của Thành Cát Tư Hãn đã lập nên nhà Nguyên; triều đại đầu tiên của Tàu do người ngoại quốc làm thiên tử và người Hán bị ở vào thế thứ dân. Nếu dân đồng cỏ Tây Âu áp đặt một nền văn hóa mới hết sức khác biệt và phải mất cả ngàn năm mới gọt bớt các góc nhọn để tương tác với địa phương – Mông cổ đã tự nguyện biến thành Tàu. Nhà Nguyên đã nhìn quê nội Mông Cổ như một nước láng giềng, một quốc gia như các quốc gia khác trong bang giao quốc tế.

    Vào lúc ấy, nước Tàu văn minh nhất thế giới. Thế kỷ 13, Âu Châu còn trong thời Trung Cổ xa cách thời Phục hưng đến 200 năm. Trường hợp nhà Nguyên là ví dụ điển hình cho lý thuyết văn hóa nhân bản siêu việt sẽ thắng cái bạo tàn hung hăng của kẻ cướp nước.

    Thế kỷ thứ năm tTC, tiểu lục địa Ấn bị Hy Lạp chiếm đóng với đạo quân của A Lịch Sơn (Alexandre Đại Đế) để bị sáp nhập vào đế quốc Hellenique. Năm 321 tTC Chandragupta Maurya đã lật đổ nền cai trị ngoại bang và lập nên đế quốc Maurya. Cháu nội của ông kế nghiệp thành vua Asoka danh tiếng trên nhiều lãnh vực mà ai cũng biết.

    Nhưng Asoka là thời cực thịnh nên sự đi xuống của đế quốc nầy được đánh dấu bởi sự thành lập vương quốc Ấn Hy do người Hy Lạp cầm đầu trong suốt hai thế kỷ cho đến năm 10 sau công nguyên.

    Trội nhất là Memander trị vì từ 155 đến 130. Ông đã theo Phật giáo sau một cuộc vấn đáp vô cùng khó khăn với tỳ kheo Nagasena. Ghi ký cuộc thảo luận nầy thành cuốn Milinda Panha trong kho tạng điển Pali, một trong những kinh quan trọng nhất của Theravada. Milinda có công giúp truyền bá PG qua Hy Lạp và cả đến Ai Cập. Nhiều vị sư Hy Lạp cũng đi truyền đạo.

    Sự hiện diện của người Hy Lạp lần thứ hai không gây xáo trộn nhiều. Ngay ông nội của Asoka cũng lấy vợ người Hy Lạp và những đám cư dân Hy Lạp tiếp tục sống dưới triều vua Ấn. Điểm quan trọng nhất, người Hy Lạp đã đưa nghệ thuật điêu khắc mang hình thể Phật và các Bồ tát. Trước đó, khi cần chỉ dùng những dấu hiệu như bánh xe chuyển pháp. Những tượng to lớn như ở Vũng Tàu cũng nằm trong đường hướng nghệ thuật nầy. Hai bức tượng lớn ở Afganistan đã bị Taliban phá hủy vào thời chiến tranh mà Mỹ nói chống khủng bố.

    Vùng đất phì nhiêu Ấn lại bị xâm chiếm bởi người Hồi trong tinh thần một tôn giáo vùng sa mạc.





    Trở lại bài chính, Santina muốn nhấn mạnh rằng hai nguồn tư tưởng khác biệt và trái ngược sau cả ngàn năm đã nhập chung và không thể phân biệt ngay cả cho đến ngày nay. Một nhận định quá tổng quát quá to lớn, to lớn về địa dư, to lớn về thời gian ….Cho nên thật khó lòng mà nói đúng hay sai.

    Nhưng Ấn Độ có truyền thống dung hợp. Văn minh cổ thung lũng Indus đầy nhân ái, nghĩ đến những chuyện bên kia bờ sống. Sau một thời gian khá lâu chịu đựng, người bản xứ bị trị chấp nhận thái độ sống riêng hòa bình. Họ lấy tính chất thế tục của Aryan làm một thứ hình nhi hạ (vì thiếu chữ) quân bình cho cái hình nhi thượng của mình.

    Tuy vậy trên thực tế, kẻ xâm chiếm bao giờ cũng ở thế mạnh, tìm mọi cách áp đặt mọi việc theo ý mình. Xã hội nào cũng tổ chức thế nào có lợi cho giai cấp cầm quyền. Aryan chỉ chấp nhận lối sống định cư nhưng không chối bỏ quan niệm tôn giáo của mình. Dân bị trị chỉ chấp nhận như một thực tế nhưng không tiếp nhận vào mình, accepting not adopting, not embracing.

    Chừng hơn một ngàn năm sau khi Aryan vào Ấn, các tôn giáo trong nhóm gọi là shramana hoạt động mạnh mẽ. Shramana tên gọi chung cho các tôn giáo tin vào luân hồi và tìm cách giải thoát khỏi sinh tử. Nhóm nầy hoàn toàn dựa vào văn hóa cũ của thung lũng Indus, tách biệt văn hóa Veda của Aryan. Trội yếu nhất là Phật Giáo và Kỳ Na Giáo (Jainism).

    Santina cho rằng sự hòa hợp ấy có nguyên do từ những thay đổi lớn trong lối sống để đi đến một xã hội đa dạng vào lúc Phật giáo ra đời. Sự thay đổi từ phía Aryan nhiều gấp bội so với dân địa phương, chúng mang tính chất thế tục và vật chất, như văn hóa Aryan vẫn đã thế tục từ trước. Chúng rất thuận lợi và dễ dàng cho Aryan.

    Thật vậy, đã mang trong người tính chất thế tục, nay tiến chiếm xứ người, của cải giàu sang, nhiều và nhiều hơn những đồ tế nhuyễn trên lưng ngựa, nhà cửa đất đai, thì ngồi mà hưởng đi đâu cho mệt. Việc định canh định cư, đô thị hóa là việc đương nhiên, vả lại đã có sẵn kinh nghiệm và kỹ thuật của kẻ bị trị. Qua những kinh nghiệm gần hơn, từ hoang sơ rừng rú đến cuộc sống đô hội, người mới rất ngố và đi vào con đường vật chất xa hoa vô tội vạ từ sự giàu sang mà Santina gọi là chiến lợi phẩm (spoil of the war).

    Thung lũng Indus phì nhiêu, canh nông phát triển thì việc buôn bán phân phối tự nhiên ra đời theo các diễn trình phát triển khắp nơi. Với cái phồn vinh không giả tạo lấy trên tay người, thay đổi từ thiếu thốn qua giàu sang, từ du cư đến định cư trên đất phì nhiêu thật dễ, nếu không muốn nói quá dễ, tuy rằng lắm khi hơi ngố.

    Nhưng đòi hỏi sự thay đổi về tâm linh để chấp nhận một nhân sinh quan hay vũ trụ quan trái ngược thì hầu như không thể có ngoại trừ lớp người tán tận lương tâm. Cho nên như trên có nói, accepting mà không adopting. Về lâu về dài, sự im lặng êm ả bên ngoài có thể chỉ là sự nhẫn nhục. Kẻ mạnh vào nhà thì phải gọi chúng bằng anh. Thói quen (qua nhẫn nhục) theo tiếng Pháp là một cái giảm âm bớt khổ và thành luật sống (En faisant lois, habitude devient une sourdine de souffrances).

    Văn hóa thống trị của Aryan tạo nên tình trạng vong thân xa lìa từ phía dân chúng. Những tư tưởng mà thi sĩ Gordon của Anh nói là đã hóa thạch (fossilized) tồn tại như sương phủ Hy Mã Lạp Sơn, những tư tưởng ấy sống trong dân chúng qua vô số tôn giáo gọi là Shramana. Và chính thái tử Tất Đạt Đa cũng theo học các môn phái khổ hạnh trong nhóm nầy. Sự tách biệt ấy cũng có thể là nguyên do tạo nên những sự thờ cúng tín ngưỡng kỳ quái từng địa phương như những chiếc áo giáp trước sức tấn công của người xâm chiếm.

    Sự kiên cố ấy đưa đến ghi nhận sau đây của Santina:

    Mặc dù người Aryan đã đô hộ về vật chất nền văn minh tại chỗ của bán lục địa Ấn, một ngàn hay hai ngàn năm sau chứng kiến họ chìm dần trong ảnh hưởng của thái độ tôn giáo và cách hành đạo cũng như các giá trị xuất phát từ tôn giáo của văn minh Thung Lũng Indus (TLI). Do đó, từ khi bắt đầu công nguyên, ngày một thêm khó trong việc phân định truyền thống Aryan và truyền thống TLI.

    Cho đến đầu công nguyên thì cũng phải mất 15 thế kỷ trong đó PG đã đóng góp 6 thế kỷ. PG không chống đối phá phách, luôn nhấn mạnh dung thông vô ngại.

    Mặt khác tiểu lục địa nầy đã giao tiếp văn minh Hy Lạp (Hellenique) với nền học thuật cổ điển từ Socrate. Vương quốc Ấn Hy chấm dứt năm 10 sau công nguyên. Đây muốn nói sự rộng rãi phóng khoáng của nhiều luồng tư tưởng sống chung. (Aryan có tôn giáo phần nào giống Hy Lạp, họ không mang theo học thuật của xứ nầy).

    Về phương diện Phật học thuần túy, PG đã có nguồn cảm hứng từ văn minh Indus, thừa hưởng những điều có ý nghĩa từ cái nôi văn minh ấy. Theo Santina, PG có vay mượn vài yếu tố nhỏ trong nguồn tôn giáo Aryan nhưng chỉ có giá trị ngoại biên. Ông viết:
    • Có thể hiểu rằng Đức Phật muốn nêu rõ nguồn gốc tôn giáo mà Ngài quảng diễn nằm trong văn minh TLI khi Ngài nói rằng con đường Ngài dạy là con đường xưa và mục đích Ngài nêu ra cũng là mục đích xưa.
    PG xác nhận có sáu vị cổ Phật đã thành đạt rực rỡ trước Phật Thích Ca. Điều nầy cho thấy sự tiếp nối giữa văn hóa tôn giáo TLI và các giáo lý của Đức Phật.

    Sự tương tác dung hòa được thực hiện hầu như một chiều. Những tôn giáo xuất phát từ hậu cứ Veda bỏ thêm vào kinh điển của mình ý niệm về nghiệp, cõi hồng trần, chứng ngộ tự thân và nhiều nữa. Những điều ấy, trái với tín ngưỡng căn bản của Aryan. Chứng ngộ tự thân thì không cần sự trung gian của tăng lữ, không cần tế tự sát sanh.

    PG không hẵn là toàn thân của nguồn tín ngưỡng thung lũng Indus nhưng là một tôn giáo từ gốc nầy có ảnh hưởng sâu đậm trong thời chánh pháp (500 năm từ khi có Phật). Giai cấp nghèo đã đi theo như một giải phóng xã hội và tâm linh.

    Nhưng vào thời tượng pháp (sau 500 năm) các căn bản chính truyền đã thay đổi, mất dần hậu thuẩn xã hội. PG đã bị lung lạc bởi Ấn Giáo để rồi nhìn qua thì hai thứ ấy giống nhau. PG từ từ phải ra đi khỏi Ấn tuy chưởng cuối cùng bị đánh từ Muslim, đánh dấu bởi sự đốt phá đại học và thư viện Nalanda.

    Lịch sử Ấn được đánh dấu bằng các mốc quan yếu là các cuộc xâm lăng của các bộ lạc du mục. Những xung đột ấy luôn kèm theo các vấn đề tôn giáo tín ngưỡng. Trong lúc ấy nước Tàu rộng lớn chỉ có xáo trộn về chính trị, thay ngôi đổi chủ, can qua không kém gì ai, nhưng nếp sống vẫn như cũ trên những đường nét chính. Cũng như triều Trần qua triều Lê, na ná giống nhau nhưng lịch sử với sự đô hộ của Pháp đã qua một ngõ khác.

    Thế kỷ 13, người Muslim đã chiếm Ấn trong một cuộc điều binh tàn khốc nhất trong lịch sử loài người.-

              




              

              


    https://tonthattue.blogspot.com/2022/05 ... -hien.html
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20163
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Trước thời Phật Giáo xuất hiện

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           



              

    thời tiết đang tàn phá Ấn Độ; xưa kia văn minh Harappa cũng bị vậy chăng?

              




              
    The Pre-Buddhist Background
    ____________________________
    by
    Peter Della Santina

              
              
    Although studies of Buddhism usually begin with the life of the Buddha, the historical founder of the faith, I would like first to examine the situation that prevailed in India before the time of the Buddha, that is to say, the pre-Buddhist background of Buddhism. I personally believe such an examination to be particularly helpful because it enables us to understand the life and teaching of the Buddha in a broader historical and cultural context. This sort of retrospective examination can help us better understand the nature of Buddhism in particular, and perhaps, too, the nature of Indian philosophy and religion.

    I would like to begin our examination of the origin and development of Indian philosophy and religion with a geographical analogy. In the north of the Indian subcontinent are two great rivers, the Ganges and the Yamuna. These two great rivers have separate sources in the high Himalayas, and their courses remain quite separate for the better part of their great length. Gradually they draw nearer to each other and eventually unite in the plains of northern India, near the city now known as Allahabad. From their point of confluence they flow on together until they empty into the Bay of Bengal.

    The geography of these two great rivers exemplifies the origin and development of Indian philosophy and religion because in Indian culture, as in Indian geography, there are two great currents of thought that were originally quite different and distinct in character. For many centuries the course of these two remained separate and distinct, but eventually they drew closer together, merged, and continued to flow on together, almost indistinguishable from each other, right up to the present day.

    Perhaps as we proceed with our examination of the pre-Buddhist culture of India, we can bear in mind the image of these rivers whose origins were separate, but which at a certain point merged and continued together to the sea.

    When we look into the very early history of India, we find that, in the third millennium B.C.E., there was a very highly developed civilization on the subcontinent. This civilization was easily as old as those which are called the cradles of human culture, such as the civilizations of Egypt and Babylon. It flourished from about 2800 to 1800 B.C.E. and was known as the Indus Valley, or the Harappan, civilization. It extended from what is now western Pakistan south to a point near present-day Bombay and east to a point near Shimla, in the foothills of the Himalayas.

    If you look at a map of Asia, you will at once realize that the geographical extent of the Indus Valley civilization was immense. And not only was this civilization stable for a thousand years, it was also very advanced, both materially and spiritually.

    Materially, the Indus Valley civilization was agrarian and exhibited a great degree of skill in irrigation and urban planning.

    There is evidence that the people of this civilization had evolved a system of mathematics based on a binary model – the same model employed in modern computing. The Indus Valley civilization was literate and developed a script that remains largely undeciphered to date. (The meaning of the Indus Valley script is one of the great unsolved mysteries of linguistic archaeology). In addition, there is ample evidence that the civilization enjoyed a very highly developed spiritual culture. Archaeological discoveries at two major sites, Mohenjo-daro and Harappa, bear witness to this.

    The peaceful unfolding of the life of this great ancient civilizationwas rather abruptly interrupted sometime between 1800 and 1500 B.C.E. either by some natural disaster or by an invasion.

    What is certain is that, simultaneous with or very soon after the demise of the Indus Valley civilization, the subcontinent was invaded from the northwest – just as, centuries later, Muslim invaders were to come from that direction.

    The invading people were known as Aryans. This term designated a people who originally belonged to a region somewhere in Eastern Europe, perhaps the steppes of modern Poland and the Ukraine. The Aryans were very different from the people of the Indus Valley civilization.

    Whereas the latter had been agrarian and sedentary, the Aryans were nomadic and pastoral. They were unused to urban life. A warlike and expansionist people, they lived in large part on the spoils of conquest won from the peoples they subjugated in the course of their migrations. When the Aryans arrived in India, they very soon became the dominant civilization, and after the middle of the second millennium B.C.E., Indian society was largely dominated by Aryan values.

    Let us now look at the religious attitudes of the people of the Indus Valley civilization and of the Aryan civilization. This is of particular interest to us. As I have said, the Indus Valley civilization had a written language which we have thus far been unable to decipher. Nonetheless, our knowledge of the civilization is derived from two reliable sources: the archaeological discoveries at Mohenjo-daro and Harappa, and the written records of the Aryans, who described the religious behavior and beliefs of the people they came to dominate.

    Archaeological excavations have revealed a number of symbols important to the people of the Indus Valley civilization.

    These symbols have religious significance and are also sacred to Buddhism. They include the pipal tree (later known as the bodhi tree, or ficus religiosa), and animals such as the elephant and deer. Perhaps most significant, the image of a human figure has been found that is seated in a cross-legged posture, hands resting on the knees and eyes narrowed – clearly suggestive of the attitude of meditation. With the help of these archaeological discoveries and other evidence, eminent scholars have concluded that the origins of the practices of yoga and meditation can be traced to the Indus Valley civilization.

    Moreover, when we study the descriptions of the religious practices of the people of the Indus Valley civilization found in the written records of the early Aryans, the Vedas, we find the figure of the wandering ascetic frequently mentioned.These ascetics are said to have practiced methods of mind training, to have been celibate, naked or clothed in the most meager of garments, to have had no fixed abode, and to have taught the way beyond birth and death.

    Putting together the evidence gathered from the archaeological findings at the major sites of the Indus Valley civilization and that found in the early records of the Aryans, the picture that emerges of the religious attitudes and practices of the people of the Indus Valley civilization, while sketchy, is clear enough in its essentials. The religion of the Indus Valley civilization evidently contained several important elements. First of all, meditation, or the practice of training the mind, was clearly present.

    Second, the practice of renunciation – that is to say, abandoning household life and living the life of a homeless ascetic, or mendicant – was also common. Third, it is clear that there was some conception of rebirth or reincarnation occurring over the course of a countless number of lives, and, fourth, a sense of moral responsibility extending beyond this life – that is to say, some form of the conception of karma. Last, there was a paramount goal of religious life – namely, the goal of liberation, of freedom from the endless cycle of birth and death. These were the outstanding features of the religion of the earliest civilization of India.

    Next, let us look at the religion of the early Aryan people, which contrasted sharply with that of the Indus Valley civilization.

    Indeed, it would be difficult to find two religious cultures more radically different. Constructing a complete picture of the religious attitudes and practices of the early Aryans is much simpler than doing so for the Indus Valley people. When the Aryans arrived in India, they brought with them a religion that was completely secular in nature. As I have said, they were an expansionist society – a pioneer society, if you like. Their origins lay in Eastern Europe, and their religion in many ways resembled that of the ancient Greeks.

    If you look at descriptions of the gods who composed the Greek pantheon, you will not fail to notice striking parallels between the two. The Aryans revered a number of gods who were personifications of natural phenomena, including Indra (not unlike Zeus) the god of thunder and lightning; Agni, the god of fire, and Varanu, the god of water, to name just a few.

    Whereas in the religious value system of the Indus Valley civilization, the ascetic was the preeminent religious figure, in the Aryan religious establishment the priest was by far the most important. Whereas in the religious value system of the Indus Valley civilization renunciation was paramount, in the value system of the early Aryans the most worthy state was that of the family man, or householder. Whereas in the religious culture of the Indus Valley civilization the value of progeny was not emphasized, for the early Aryans progeny, particularly sons, was the highest priority.

    The religion of the Indus Valley civilization emphasized the practice of meditation, while the Aryan faith relied on the practice of sacrifice, which was its primary means of communicating with the gods, securing victory in war, obtaining sons and wealth, and finally reaching heaven. While the religion of the Indus Valley civilization included the conceptions of rebirth and karma, the early Aryans had no such conceptions. The notion of moral responsibility extending beyond the present life appears to have been unknown to the Aryans, for whom the highest social value was loyalty to the group, a virtue calculated to contribute to the power and cohesion of the tribe. Finally, the ultimate goal of religious life for the people of the Indus Valley civilization was liberation, a state that transcended birth and death, whereas for the early Aryans the goal was simply heaven – and a heaven that looked very much like a perfected version of this world, in fact.

    In brief, while the religion of the Indus Valley civilization stressed renunciation, meditation, rebirth, karma, and the final goal of liberation, the Aryan religion stressed this life, ritual sacrifice, loyalty, wealth, progeny, power, and heaven. Thus it is clear that the sets of religious attitudes, practices, and values professed by these two ancient civilizations of India were almost diametrically opposed to each other. And yet, over the course of centuries of cohabitation, these two religious traditions did manage to merge and become, in many instances, practically indistinguishable.

    Before concluding our review of the salient features of the Indus Valley and early Aryan religions, it should be mentioned that the religious culture of the Aryans was characterized by two further elements unknown and foreign to the religion of the Indus Valley people. The two elements I have in mind are caste – that is to say, the division of society into social strata – and belief in the authority and infallibility of revelation, in this case the ancient scriptures known as the Vedas. The religious culture of the Indus Valley civilization did not accept these conceptions, and they remained constant points of contention dividing the two major religious traditions of India.

    The history of Indian religion from 1500 B.C.E.to the sixth century B.C.E.. (i.e., the time of the Buddha) is the history of the interaction between these two originally opposed traditions. As the Aryan people gradually moved eastward and southward, settling and spreading their influence over most of the Indian subcontinent, they adopted a more sedentary pattern of life. Little by little, the opposing religious cultures of the two peoples began to interact, influence, and even merge with each other. This is precisely the phenomenon I had in mind earlier when I referred to the merging of the two great rivers of India, the Ganges andthe Yamuna.

    By the time of the Buddha, a very heterogeneous religious culture flourished in India. This is clear even from a superficial look at some of the prominent facts about the Buddha’s life. For example, after his birth, two distinct types of people made predictions about his future greatness. The first prophesy was pronounced by Asita, who was a hermit and ascetic living in the mountains, although the biographies of the Buddha insist that Asita was a Brahmin, a member of the priestly caste of Aryan society. This in itself is clear evidence of the interaction of the two ancient religious traditions, for it indicates that, by the sixth century B.C.E.., even Brahmins had begun to abandon household life and adopt the life of homeless ascetics, something unheard of a thousand years before. A little later, we are told that 108 Brahmins were invited to the ceremony for bestowing a name on the young Buddha. There, they also prophesied the future greatness of the child. These men were evidently priests who had not renounced household life and who thus represented the original, orthodox practice accepted in the Aryan fold.

    How is it that two traditions initially so different were able to merge? I think the answer may be found in the dramatic changes that occurred in the life of the Indian people between the middle of the second millennium B.C.E. and the time of the Buddha.

    Aryan expansion came to an end when the Aryans had spread across the plains of India. The end of this expansion brought about many social, economic, and political changes.

    First of all, the tribal, nomadic, and pastoral way of life of the early Aryans gradually changed into a more sedentary, agrarian, and eventually urban pattern of existence. Before long, the majority of the population was living in urban settlements where the people were somewhat removed from the natural forces which had been personified in the gods of the early Aryans.

    Second, commerce became increasingly important. Whereas priests and warriors had been the dominant figures in early Aryan society – priests because they communicated with the gods, and warriors because they waged war against the enemies of the tribe and brought home the spoils of battle – now merchants became ascendant. In the time of the Buddha, this trend is evident in the famous disciples who belonged to the merchant class – Anathapindika, to name just one example.

    Last, the organization of society along tribal lines gradually became obsolete, and the territorial state began to evolve.

    No longer was society organized into tribes within which there were very close sets of personal loyalties. The tribal pattern of social organization was replaced by the territorial state, in which many people of different tribes existed together. The kingdom of Magadha, ruled by King Bimbisara, the famous patron and disciple of the Buddha, is an example of such an emerging territorial state.

    These social, economic, and political changes contributed to a growing willingness on the part of the Aryan people to accept and adopt the religious ideas of the Indus Valley civilization.

    Although the Aryans had materially dominated the earlier, indigenous civilization of the subcontinent, the next thousand to two thousand years saw them come increasingly under the influence of religious attitudes, practices, and values adopted from the religion of the Indus Valley civilization. Consequently, by the beginning of the common era, the distinction between the Aryan tradition and that of the Indus Valley civilization was more and more difficult to draw. In fact, this historical reality is responsible for the misconception expressed in the claim that Buddhism was a protest against, or an offshoot of, Hinduism.

    Buddhism is a religion that draws most of its inspiration from the religious culture of the Indus Valley civilization. The elements of renunciation, meditation, rebirth, karma, and liberation, which were important components of the religious culture of the Indus Valley people, are also important in Buddhism. The Buddha himself very probably meant to indicate that the origins of the religion he proclaimed lay in the Indus Valley civilization when he said that the path he taught was an ancient path, and that the goal to which he pointed was an ancient goal. Buddhism also maintains a tradition of six prehistoric Buddhas who are believed to have flourished before the Buddha Shakyamuni. All this, I believe, points to a certain continuity between the religious culture and traditions of the Indus Valley civilization and the teaching of the Buddha.

    .
    When we examine the two religious phenomena we call Buddhism and Hinduism, we find a greater or smaller proportion or preponderance of elements inherited from each of the two great religious traditions of ancient India. In Buddhism the greater proportion of significant elements is clearly inherited from the religion of the Indus Valley civilization, while a far smaller proportion may be traced to the religion of the early Aryans. There are undoubtedly elements in Buddhism inherited from the religion of the Aryans, such as the presence of the gods of the Vedas, but their role is peripheral.

    Conversely, many schools of Hinduism retain a greater proportion of elements of religious culture inherited from the Aryan tradition and a much smaller proportion that can be traced back to the religion of the Indus Valley. Many schools of Hinduism still emphasize caste, the authority of revelation in the shape of the Vedas, and the efficacy of the practice of sacrifice.

    Notwithstanding these clearly Aryan elements, a place is also made in Hinduism for important elements of the culture of the Indus Valley civilization, such as renunciation, meditation, rebirth, karma, and liberation.

              


              
    Chico Dharma Study Group U.S.A.
    Source: The Tree of Enlightenment (downloadable)

              

    https://tonthattue.blogspot.com/2015/01 ... a-van.html
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20163
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Trước thời Phật Giáo xuất hiện

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           



              


              




              
    Bối cảnh trước thời Phật Giáo
    ____________________________
    by
    Peter Della Santina

    ____________
    ttt dịch

              
              
    Mặc dù thông thường các bài nghiên cứu về Phật Giáo (PG) bắt đầu với đời sống của vị sáng lập là Đức Phật, tôi mong muốn xem xét hoàn cảnh trội yếu ở Ấn Độ trước thời của Ngài: bối cảnh trước khi PG ra đời. Tôi hoàn toàn tin rằng một cuộc cứu xét như vậy rất ích lợi vì nó giúp chúng ta hiểu đời sống và giáo lý của Ngài trong một khung cảnh lịch sử và văn hóa rộng lớn hơn. Lối xem xét ngược dòng ấy có thể cho chúng ta hiểu rõ hơn bản chất của PG nói riêng, và có lẽ nói chung, tổng quát bản chất của triết lý và tôn giáo Ấn Độ.

    Xin bắt đầu xem xét nguồn gốc và sự phát triển triết học và tôn giáo Ấn với một sự tương tự địa dư. Ở phương bắc của tiểu lục địa Ấn có hai con sông lớn: sông Hằng và sông Yamuna. Hai con sông lớn ấy bắt nguồn từ hai nơi khác biệt trong Hy Mã Lạp Sơn; hầu như suốt cả dòng luân lưu, chúng cũng tách riêng. Dần dà, chúng tiến gần nhau để rồi gặp nhau trong đồng bằng Bắc Ấn, gần nơi hiện nay là thị trấn Allahabad. Từ điểm qui hợp ấy chúng cùng nhau chảy vào vịnh Bengal.

    Địa lý của hai con sông to lớn ấy gợi lên ý niệm về nguồn gốc và sự phát triển của triết học và tôn giáo Ấn, bởi vì trong văn hóa Ấn giống như trong địa dư Ấn, có hai nguồn tư tưởng lớn nguyên gốc đã khác nhau và mang hai bản sắc tách biệt. Qua bao thế kỷ, dòng luân lưu của hai nguồn ấy vẫn tách biệt và khác biệt nhưng đến một lúc nào đó, chúng tiến gần nhau, nhập chung với nhau và tiếp tục luân lưu cùng nhau, không thể phân biệt rời nhau, chảy mãi cho đến ngày nay. Có lẽ khi xúc tiến suy xét văn hóa Ấn trước PG, chúng ta nên ghi nhớ hình ảnh hai con sông to lớn ấy, với nguồn gốc khác nhau nhưng ở một điểm nào đó gặp nhau để cùng tiếp tục ra biển.

    Khi nhìn ngay vào tiền sử Ấn, chúng ta thấy rằng trong thiên kỷ thứ ba tTC (trước Thiên Chúa), trên tiểu lục địa nầy đã có một nền văn minh phát triển cao độ. Văn minh nầy cũng lâu năm không kém văn minh Ai Cập và Ba Tư (hai thứ được xem là các nôi sinh văn minh con người). Nó bung nở từ 2800 đến 1800 tTC và được gọi là văn minh Thung Lũng Indus (TLI), hay văn minh Harappa. Nó trải rộng từ nơi bây giờ là Tây Hồi, xuống phía Nam đến tận Bombay, chạy sang đông đến gần Shimla dưới chân Hy Mã Lạp Sơn.

    Nhìn bản đồ Á Châu, bạn sẽ thấy ngay khung dạng bao la của văn minh TLI. Không những vững chắc một ngàn năm, nó còn rất tiến bộ về vật chất lẫn tinh thần.

    Về vật chất, văn minh TLI thuộc nông nghiệp, biểu lộ một kỹ năng cao cấp về dẫn thủy và kế hoạch hóa thành thị. Có bằng chứng cho biết người dân trong nền văn minh nầy đã tiến tới một hệ thông toán học đặt trên mô thức nhị phân (binary) giống như trong computer hiện nay. Dân chúng biết chữ và đã phát triển một hệ thông ký tự cho đến nay không ai giải mã được. Thêm vào đó, nền văn minh nầy đã phát sinh một nền văn hóa tinh thần ở tầm mức cao rộng. Các cuộc khai quật khảo cổ ở hai địa điểm chính Mohenjo-daro và Harappa minh chứng việc nầy.

    Dòng sinh mạng thái hòa của nên văn minh vĩ đại xưa cổ nầy đột nhiên bị ngưng chận trong khoảng 1800 đến 1500 tTC bởi một cuộc xâm lăng.

    Chắc chắn cùng lúc hay ít lâu sau sự lụn bại của nền văn minh nầy, tiểu lục địa bị xâm chiếm từ phương tây bắc – cũng giống như mấy thế kỷ sau, người Hồi cũng chiếm Ấn từ phương hướng nầy.

    Lần nầy dân xâm chiếm được biết là người Aryans. Danh từ nầy để chỉ một bộ tộc nguyên gốc ở Đông Âu, có lẽ từ các truông cỏ không cây hiện nay ở Ukraine và Ba Lan. Người Aryan rất khác với dân trong TLI.

    Nếu dân địa phương sống về nghề nông và định canh, người Aryan du cư và chăn nuôi theo đồng cỏ. Họ không quen lối sống thành thị, phần lớn sống nhờ các sự chiếm đoạt khi chinh phục các dân tộc mà họ đô hộ trên đường di dân. Khi người Aryan đến Ấn, họ áp đặt một nền văn minh thống trị; sau giữa thiên kỷ thứ hai tTC, xã hội Ấn hoàn toàn bị chi phối bởi các giá trị Aryan.

    Bây giờ chúng ta hãy xem xét thái độ tôn giáo của dân chúng trong hai nền văn minh TLI và Aryan. Đây là điều đáng chú tâm. Như đã nói trên, văn minh TLI đã có chữ viết nay chưa ai đọc ra. Tuy vậy, sự hiểu biết về nền văn minh nầy dựa vào hai đầu mối: các phát giác khảo cổ ở Monhejo-daro và Harappa cùng các ký liệu người Aryan mô tả thái độ tôn giáo và các tín ngưỡng của sắc dân mà họ đến đô hộ.

    Các cuộc khai quật phát lộ một số biểu tượng quan trọng đối với dân chúng trong văn minh TLI. Những biểu tượng ấy có ý nghĩa tôn giáo, và chúng cũng mang tính chất thiêng liêng trong PG. Trong số đó có cây bồ đề và các con vật như voi và nai. Nhưng có ý nghĩa nhiều nhất là hình ảnh người ngồi xếp bằng (chéo chân), hai tay để trên hai đầu gối, mắt lim dim – chắc hẵn gợi lên tư thế nhập định. Nhờ khảo cổ và các bằng chứng khác, các học giả hàng đầu đã kết luận rằng thiền định và yoga xuất phát từ văn minh TLI.

    Hơn thế nữa, khi nghiên cứu việc mô tả việc hành đạo của dân TLI trong các ký liệu xưa cổ nhất của người Ayan, tức là bộ Vedas, người ta tìm gặp nhiều lần hình ảnh đạo sĩ khổ hạnh du hành. Các người khổ hạnh ấy trì hành các phương pháp huấn luyện tâm thức, sống độc thân, khỏa thể hay chỉ mặc rất đơn sơ, không có chỗ ở nhất định, họ dạy đạo lý xa vượt trên sự sống chết.

    Các chứng cớ trong khảo cổ và các tài liệu của người Aryan đã đủ để thấy các nét trọng yếu. Thứ nhất là thiền định, hay tu tập huấn luyện tâm. Điểm thứ hai là việc ly gia, tức là từ bỏ đời sống gia đình, sống khổ hạnh vô gia cư, khất thực. Thứ ba là quan niệm tái sinh hay luân hồi tiếp tục một chuổi dài vô tận các kiếp sống; thứ tư là ý nghĩa của trách nhiệm luân lý rộng lớn hơn cuộc sống hiện tại, nói khác đó là một lối quan niệm về nghiệp. Và cuối cùng là mục tiêu tối hậu của đời sống tôn giáo, nói rõ là mục đích giải thoát, khỏi sự khống chế của chu kỳ sinh tử vô tận. Đấy là những đường nét trội yếu về tôn giáo của nền văn minh cổ sơ của Ấn.

    Tiếp theo, chúng ta hãy xem xét tôn giáo của người Aryan mới đến, một thứ tôn giáo hoàn toàn đối nghịch với tôn giáo TLI. Thật vậy, thật khó lòng tìm ra hai đạo nào lại khác nhau triệt để như vậy. Tạo ra một bức ảnh về thái độ và hành đạo của người Aryan thật dễ dàng và đơn giản hơn đối với trường hợp Ấn. Khi đến tiểu lục địa nầy, người Aryan mang theo một tôn giáo có bản chất hoàn toàn thế tục. Họ là một xã hội chủ trương bành trướng, một xã hội đi tiên phong khai phá mở đường. Họ có gốc từ Đông Âu và tôn giáo của họ, trên nhiều khía cạnh, giống như tôn giáo cổ đại Hy Lạp.

    Nhìn tổng lược các thần linh Hy Lạp, bạn thấy ngay sự song đôi. Người Aryan tôn thờ một số thần linh như những nhân thể hóa các hiện tượng thiên nhiên, vài ví dụ ít ỏi: Indra (chẳng khác Zeus) thần sấm chớp; Agni, thần lửa, Varanu, thần nước.

    Nếu trong hệ thống giá trị tôn giáo TLI, người khổ hạnh mang hình ảnh vào mức thượng thừa thì trong cơ cấu tôn giáo Aryan, tu sĩ quan trọng nhất. Nếu trong hệ thống giá trị tôn giáo của TLI, sự thoát tục chiếm địa vị tổng thể thì trong hệ thống Aryan, người của gia đình, hay người giữ gia nghiệp, có địa vi cao quí nhất. Nếu trong văn hóa tôn giáo TLI, giá trị của hậu duệ không được chú trọng thì người Aryan đặt chuyện hậu duệ, nhất là con trai, vào thứ tự ưu tiên cao nhất.

    Tôn giáo trong văn minh TLI nhấn mạnh việc quán tưởng trong lúc đức tin Aryan dựa vào việc cúng tế; mà cúng tế là phương tiện hàng đầu của họ để giao tiếp với thần linh, bảo đảm chiến thắng, có con trai và giàu có, và sau cùng được lên trời. Văn minh TLI du nhập quan niệm tái sinh và nghiệp, những điều mà người Aryan không biết đến. Ý niệm về trách nhiệm luân lý vượt trên đời sống hiện tại là điều xa lạ với người Aryan, với họ giá trị xã hội to lớn nhất là sự trung thành với tập thể, một đức tính được ung đúc đóng góp xây dựng sức mạnh và sự vững chắc của bộ lạc. Sau cùng, mục đích tối thượng của đời sống tôn giáo Ấn là sự giải thoát, trạng thái siêu thăng khỏi sự sống chết, trong lúc ấy với người Aryan mục tiêu ấy đơn giản chỉ là cõi trời; mà cõi trời ấy cũng giống như thế giới nầy chỉ có khác là hoàn thiện hơn.

    Tóm lược, một bên, tôn giáo của nền văn minh TLI chú tâm đến việc thoát tục, quán niệm, tái sinh, nghiệp và cuối cùng là giải thoát, còn bên kia tôn giáo Aryan nhấn mạnh cuộc đời nầy, cúng tế theo nghi thức, trung thành, giàu có, con cái, quyền lực và cõi trời. Như vậy đã rõ toàn bộ thái độ tôn giáo, cách hành đạo và các giá trị của hai nền văn minh xưa tại Ấn Độ hầu như đi ngược nhau 180 độ. Tuy thế, xuyên qua hằng thế kỷ sống chung, hai nguồn tôn giáo ấy đã gặp nhau và trên thực tế không thể phân biệt rời nhau.

    Văn hóa tôn giáo Aryan, ngoài ra, được đánh dấu bởi hai yếu tố xa lạ với nền văn minh Ấn. Đó là, thứ nhất, giai cấp (việc chia xã hội thành những đẳng cấp xã hội), và thứ hai, tin tưởng vào quyền năng và sự bất hoặc của mặc khải, ở đây muốn nói kinh điển xưa gọi là Vedas (Vệ Đà)

    Lịch sử tôn giáo Ấn từ 1500 tTC đến thế kỷ thứ sáu tTC (nghĩa là thời Đức Phật) là lịch sử của sự tương tác giữa hai dòng tư tưởng nguyên thủy đối nghịch nhau. Khi dần dà chuyển về phía đông và phía nam để an lập và gieo ảnh hưởng văn hóa trên hầu hết bán lục địa, người Aryan chấp nhận một lối sống có nhiều tính cách định cư hơn. Từng chút một, các nền văn minh tôn giáo đối nghịch của hai dân tộc bắt đầu tương tác, ảnh hưởng nhau, và đi đến việc cùng đi chung. Đó là hiện tượng mà tôi nghĩ tưởng trước đây khi nhắc đến việc hội nhập của hai con sông lớn của Ấn, sông Hằng và Yamuna.

    Vào thời của Đức Phật, một nền văn hóa tạp lục đa dạng đang bung nở khắp nước Ấn. Nhìn sơ qua vài sự kiện trong cuộc đời Ngài cũng đủ chứng minh việc nầy. Ví dụ, sau ngày đản sinh, có hai nhóm người khác biệt đã tiên đoán tương lai rực rỡ của Ngài. Lời tiên tri thứ nhất là của Asita, một đạo sĩ khắc khổ sống trong rừng nhưng các ký liệu về Đức Phật đều viết rằng Asita là một Ba La Môn, thuộc giai cấp tăng lữ trong xã hội Aryan. Điều nầy là một chứng cớ rõ ràng về sự tương tác của hai truyền thống tôn giáo cổ đại, nó cũng cho biết rằng vào thế kỷ thứ sáu tTC ngay cả người Bà La Môn cũng đã bắt đầu bỏ cuộc sống gia đình và chấp nhận lối sống vô gia cư theo hạnh khắc khổ, điều không thể xẩy ra ngàn năm trước. Tiếp theo là chuyện 108 vị Bà La Môn được mời đến dự buổi lễ đặt tên cho ông Phật trẻ nầy và họ cũng tiên đoán tương lai rực rỡ của chú bé. Họ rõ là những tăng lữ chưa ly gia và đang hành đạo theo đường lối chính thống của giai tầng Aryan.

    Làm sao hai truyền thống khởi thủy khác biệt nay có thể hội nhập vào nhau? Theo tôi, câu trả lời nằm trong các sự thay đổi sâu đậm xẩy ra trong đời sống dân Ấn từ giữa thiên kỷ thứ hai tTC và thời Đức Phật. Sự bành trướng chấm dứt khi người Aryan đã trải khắp các cánh đồng Ấn; nó đưa đến các thay đổi xã hội, kinh tế và chính trị.

    Trước nhất, lối sống theo bộ lạc, du cư và chăn nuôi theo đồng cỏ của người Aryan đã dần dần mang hình thái ngày càng ít di chuyển, hướng về canh nông và sau đó mang tính cách đô thị. Mà người sống trong những tập hợp đô thị xa rời các sức mạnh thiên nhiên mà người Aryan xưa đã nhân thể hóa thành những thần linh.

    Thứ đến, thương mãi trở nên ngày một quan trọng. Trong khi trước đây tăng lữ và chiến sĩ là hai hình ảnh trội yếu trong xã hội Aryan – tăng lữ vì liên thông với thần linh; chiến sĩ vì điều động chiến tranh chống kẻ thù của bộ lạc và đem chiến lợi phẩm về - ngày nay thương gia bắt đầu đi lên. Trong thời của Phật, xu hướng nầy rất rõ ràng qua các đệ tử nổi tiếng thuộc giới thương gia, ví dụ ông Cấp Cô Độc.

    Sau cùng tổ chức xã hội theo đường hướng bộ tộc dần dần thành lỗi thời, và quốc gia có lãnh thổ bắt đầu hình thành. Xã hội không còn được tổ chức thành những bộ lạc móc kín với nhau bằng những sự trung thành cá nhân. Hình thức bộ lạc của tổ chức xã hội đã được thay thế bởi quốc gia có lãnh thổ trong đó nhiều người thuộc các bộ lạc khác nhau cùng chung sống. Ví dụ về sự hình thành quốc gia lãnh thổ là nước Magadha (Ma Kiệt Đà) của vua Bimbisara, người hổ trợ và đệ tử của Phật.

    Những thay đổi xã hội, kinh tế chính trị nầy đã đóng góp công sức làm cho người Aryan ngày càng chấp nhận và theo các tư tưởng tôn giáo của nền văn minh TLI.

    Mặc dù người Aryan đã đô hộ về vật chất nền văn minh tại chỗ của bán lục địa Ấn, một ngàn hay hai ngàn năm sau chứng kiến họ chìm dần trong ảnh hưởng của thái độ tôn giáo và cách hành đạo cũng như các giá trị xuất phát từ tôn giáo của văn minh TLI. Do đó, từ khi bắt đầu công nguyên, ngày một thêm khó trong việc phân định truyền thống Aryan và truyền thống TLI. Quả vậy, sự thật lịch sử nầy đã đưa đến ngộ nhận rằng Phật Giáo là sự đối kháng Ấn Giáo hay ngộ nhận PG là con đẻ của Ấn Giáo.

    Phần lớn các nguồn hứng khởi của PG bắt nguồn từ văn hóa tôn giáo của nền văn minh TLI. Các yếu tố như ly gia, thiền định, tái sinh, nghiệp và giải thoát là những thành tố hết sức quan trọng trong văn minh tôn giáo của người TLI chẳng khác nào trong PG. Có thể hiểu rằng Đức Phật muốn nêu rõ nguốn gốc tôn giáo mà Ngài quảng diễn nằm trong văn minh TLI khi Ngài nói rằng con đường Ngài dạy là con đường xưa và mục đích Ngài nêu ra cũng là mục đích xưa. PG xác nhận có sáu vị cổ Phật đã thành đạt rực rỡ trước Phật Thích Ca. Điều nầy cho thấy sự liên tục giữa văn hóa tôn giáo TLI và các giáo lý của Đức Phật.

    Khi xem xét hai hiện tượng tôn giáo gọi là PG và Ấn giáo, chúng ta tìm gặp ít nhiều vay mượn của nhau giữa hai nguồn tôn giáo lớn thời Ấn Độ xưa. Trong PG, một tỷ suất khá lớn các thành tố nhiều ý nghĩa được thừa hưởng từ tôn giáo của TLI, trong lúc một phần rất nhỏ được tìm thấy từ tôn giáo người Aryan thời xưa, ví như các thần linh trong Vedas, nhưng với giá trị ngoại biên.

    Cũng giống vậy, nhiều trường phái Ấn giáo vẫn duy trì phần lớn các thành tố thừa hưởng từ truyền thống Aryan nhưng vẫn có một phần nhỏ rút từ tôn giáo TLI. Các trường phái nầy vẫn còn nhấn mạnh đến hệ thống giai cấp, quyền năng bất hoặc của mặc khải trong khuôn dạng của Vệ Đà, và sự linh ứng hiệu nghiệm của việc cúng tế. Thế nhưng vẫn còn dành một chỗ cho những thành tố quan yếu của văn hóa TLI như việc ly gia, thiền định, tái sinh, nghiệp và giải thoát.-


    Ghi chú của người dịch:

    Thiết nghĩ sự so sánh lịch sử tư tưởng và sự hợp nhất của hai con sông Hằng và Yamuna chỉ có tính cách tượng trưng. Rất nhiều con sông nhập vào sông Hằng, biến nó thành một con rồng to lớn. Sau khi được Yamuna tiếp nước ở Allahabad, sông Hằng tiếp tục nhận sự kết hợp với nhiều nhánh sông khác từ đó xuống cửa biển. Yamuna quá nhỏ so với sông Hằng về chiều dài, về lưu vực quanh mình. Nhất là về tính chất linh thiêng người Ấn đặt để vào. Rất có thể Santina muốn nói sông Hằng là cả nền văn hóa rộng lớn trong thung lũng Indus, và Yamuna chỉ là văn hóa thế tục của người xâm chiếm.

    Sự đóng góp vào bữa cơm chung có phần của Aryan nhưng phần nầy quá nhỏ, tuy bề ngoài có vẻ dềnh dang của người hung bạo. Yamuna phải nhập chung vào sông Hằng. Lịch sử tái diễn trên những vùng đất to nhỏ khác nhau: kẻ xâm chiếm hung bạo, mang máu rừng, rồi chóng hay chầy sẽ bị thu hút vào nền văn hóa của kẻ bị xâm chiếm.

    Trở về sông Hằng, kinh Phật luôn dùng cát sông Hằng để nói đến số lượng vô biên, Hằng Hà sa số; thành ngữ nầy nhiều người dùng, không cần truy nguyên ngữ căn, chỉ nói để chỉ số nhiều.

    • "The Ganga, especially, is the river of India, beloved of her people, round which are intertwined her memories, her hopes and fears, her songs of triumph, her victories and her defeats. She has been a symbol of India's age long culture and civilization, ever changing, ever flowing, and yet ever the same Ganga."
      (Hằng Hà, đặc biệt, là dòng sông của Ấn Độ, là sông thương mến của dân Ấn; vấn riết quanh mình những ký ức, những hy vọng, những sợ hãi, những khúc ca khải hoàn, những chiến thắng, những chiến bại. Từ xưa đến nay, sông là biểu tượng của nền văn hóa và văn minh lâu đời của Ấn, luôn thay đổi, luôn trổi chảy nhưng vẫn là một Hằng Hà bất biến).
    Lời nói trên của Nehru có thể áp dụng cho bất cứ nơi nào sông Hằng chảy qua, như Bangladesh, không riêng gì cho Ấn Độ. Mặt khác sự diễn tả nầy có thể đem áp dụng cho nhiều dòng sông trên thế giới, những dòng sông danh tiếng trong đó có La Moldau để viết thành nhạc của Smetana; sông Rhin Đức mà Beethoven xem như cha đẻ của mình, cha đẻ những cảm nghĩ những hứng khởi sáng tạo, và có sông Hương, sông Tiền sông Hậu ...

              


              

              

    https://tonthattue.blogspot.com/2015/01 ... ra-oi.html
Trả lời

Quay về “Tôn thất Tuệ _ Những dòng không đâu”