Nhớ về kỹ sư Chu Văn Hợp: "Ông tổ của làng báo việt ngữ tại Úc châu"

Trả lời
Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5468
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Nhớ về kỹ sư Chu Văn Hợp: "Ông tổ của làng báo việt ngữ tại Úc châu"

Bài viết bởi Bạch Vân »

  •           



    Nhớ về kỹ sư Chu Văn Hợp:
    "Ông tổ của làng báo việt ngữ tại Úc châu"





    Ông Chu Văn Hợp đáng được kể (hay được gọi) là người khai sinh ra làng báo Việt ngữ tại Úc. Bởi vì những người cộng tác với ông từ tờ Chuông Saigòn sau đó đã "khai sinh" ra các tờ báo khác như: Chiêu Dương, Việt Luận, Saigòn News, Việt Nam Thời Nay, Văn Nghệ..v.v.

    Được biết, ông Chu Văn Hợp trước năm 1975 là Giám đốc hãng Shell (du học Hoa kỳ và tốt nghiệp Cao học về quản trị nhân viên), sau đó cùng với một số cộng sự đã đoạt tàu dầu của VC và lái thẳng đến Úc. Đến Úc ông mở tờ Chuông Saigòn dù không biết một chút gì về nghề báo, rồi làm Giám đốc Bộ Di Trú, rồi Cố vấn cho Thủ hiến tiểu bang NSW Barry Unsworth... Ông cũng có thời gian về Việt Nam (cho đến khi qua đời) làm tư vấn cho các công ty ngoại quốc, ngân hàng, và mở một công ty chuyển tiền về Việt Nam.
    Ông và con trai đã qua đời vào ngày 4.6.1995 trong một tai nạn dưới một con sông tại Hoa Kỳ, để lại vợ và 1 con gái, cùng nhiều thương tiếc cho những người quen biết. Hưởng dương 49 tuổi.






    Chuông Sài Gòn là tờ tuần báo được thành lập vào khoảng giữa năm 1979 do kỹ sư Chu Văn Hợp khởi xướng, với sự cộng tác của ông Nguyễn Chánh Sĩ. Lúc đầu báo ra 2 tuần một lần, rồi sau đó xuất bản đều đặn vào mỗi sáng thứ Ba hàng tuần. Vào năm 1983 ông Chu Văn Hợp nhận chức Giám đốc Bộ Di Trú và Sắc tộc Sự vụ (tiểu bang NSW) nên đã chuyển lại tờ báo cho các ông Lê Đăng Cẩn, Nhất Giang, Nguyễn Vy Túy. Tờ báo này được coi như tờ báo Việt ngữ tiêu biểu đầu tiên của người Việt tỵ nạn tại Úc.

    Thời cực thịnh của tuần báo Chuông Saigòn, còn có tạp chí Chuông Saigòn xuất bản hàng tháng, với những bài vở cô đọng không có chỗ đăng tải trên báo tuần. Các cây bút thường xuyên thời đó là: Nguyễn Nam Phong, Đào Phụ Hồ, Nguyễn Tự Ý, Quốc Huy, Công Tử Hà Đông, Thiếu Mai, Phạm Quang Ngọc, Thuyền Nhân...

    Sau nhiều lần thay đổi nhân sự với sự có mặt thêm của các ông Tạ Văn Ga và Trương văn Quang, tờ Chuông Saigòn đã có lúc do một mình ông Lê Đăng Cẩn làm chủ do việc mua lại hết cổ phần của các thành viên khác. Sau thất bại về việc mở Công ty Tài chánh, tờ báo đã qua tay ông Nguyễn Thuyên (cư ngụ ở Melbourne), và tới nay tờ báo mang tên Chuông Sài Gòn đã đóng cửa.

    *MỘT VÀI CHI TIẾT VỀ CUỘC ĐỜI ÔNG CHU VĂN HỢP

    Ông Chu Văn Hợp sinh ngày 18.7.1947 tại Hải Phòng, ông mồ côi cha từ năm 5 tuổi. Mẹ ông đã đưa đứa con trai duy nhất này di cư vào miền Nam tìm tự do năm 1954, lúc ông 7 tuổi.

    Thời niên thiếu, ông được gửi vào Dòng Tên Đắc Lộ để tu học, với hy vọng của mẹ là ông sẽ trở thành một Linh mục. Nhưng khi đậu Tú tài ưu hạng, ông rời tu viện và theo học ngành y. Trong năm thứ 2 y khoa ông đã đoạt được học bổng của trường Drexel ở Philadelphia. Nhưng khi đến Mỹ ông đã quyết định chuyển sang học Kỹ sư Hoá học, vì chương trình ngắn hơn học Bác sĩ, cũng như ông có ý ra trường sớm để có tiền trợ giúp mẹ già.

    Trở về Việt Nam vào năm 1973, ông đã trở thành Giám đốc của Công ty xăng dầu Shell có trụ sở ở Sài Gòn. Nhưng chỉ 2 năm sau Cộng quân đã chiếm trọn miền Nam vào ngày 30.4.1975. Ông Hợp lúc ấy nghĩ rằng chế độ mới sẽ cần đến kỹ năng của mình, nên đã chần chừ trong việc đào thoát. Nhưng chỉ một thời gian sau, ông đã bị hạ thấp vai trò khi họ biết ông là "người được Mỹ đào tạo".

    Vào năm 1978, ông Chu Văn Hợp đã tìm cách trốn thoát, bằng cách "cưỡng đoạt" một chiếc tàu dầu quốc doanh, và lái thẳng đến Úc bằng một chiếc la bàn dấu dưới đế giày Bata. Ông cùng vợ là bà Lê Thị Kiêm cùng đứa con trai tên Chu Huy Sơn lúc đầu định cư tại Perth, nhưng sau đó ông và một số bạn đi cùng tàu đã mở chuyến xuôi Nam, để đến Sydney lập nghiệp.

    Tại đây ông thành lập tờ tuần báo Chuông Sài Gòn, do ông làm Chủ nhiệm và ông Đỗ Lê Viên làm Chủ bút. Khi ông Nguyễn Vy Túy vượt biển và đến Darwin vào năm 1979, đã cộng tác với báo này và trở thành Tổng thư ký.

    Năm 1982, ông rời nghiệp báo, và ông Nguyễn Vy Túy trở thành Chủ bút thứ nhì của tờ Chuông Sài Gòn.
    Lý do ông không còn làm báo là để dọn đường trở thành viên chức cao cấp trong chính phủ.

    Vào năm 1985, ông đã trở thành Giám đốc Bộ Di Trú và Sắc Tộc Sự Vụ. Và chính vì nhìn thấy ông Hợp là người có viễn kiến về chính trị, nên Thủ hiến Barrie Unsworth đã mời ông giữ chức Cố Vấn về các vấn đề sắc tộc (một chức tương đương với thứ trưởng) vào năm 1987.





    Chính nhờ chức vụ này, ông Chu Văn Hợp đã đưa ra dự án Viện Bảo Tàng và Trung Tâm Sinh Hoạt cho CĐNVTD.NSW, để xin Thủ hiến Barrie Unsworth cấp tặng cho Cộng Đồng khu đất tại Bonnyrigg, và hiện nay là Trung Tâm Sinh Hoạt Cộng Đồng.

    Đến năm 1988, chính phủ của Thủ hiến Barrie Unsworth thất bại trong cuộc tranh cử tại tiểu bang NSW, ông Chu Văn Hợp trở về Việt Nam để làm thương mại, với dự án mở đường hàng không mới, và các chương trình cho vay và chuyển tiền của các ngân hàng.



    The book on doing business in Vietnam published in 1991. Photo courtesy of the National Library of Australia.



    Đầu tháng 6 năm 1995 khi đến New York để ký kết với AIG, một Công ty Tài chánh và bảo hiểm lớn nhất thế giới, cũng như để thăm đứa con trai vừa tốt nghiệp Trung học - do ông gửi đi du học để tránh cho con sa ngã trong thời gian ông ít có mặt tại Úc.

    Nhưng số phận bi thảm đã đến vào ngày 4.6.1995, khi ông và con trai Chu Huy Sơn lúc ấy 18 tuổi cùng một người bạn học, đã bị lật xuồng, khi họ cùng chèo xuồng trên dòng sông Ilinois. Theo lời kể của người bạn Sơn thoát chết cho biết, chiếc xuồng bị lật úp khi vào một dòng xoáy mạnh, và vì không biết bơi nên ông Chu Văn Hợp và con trai đã chết ngay khi được đưa lên bờ.


    Theo sự tiết lộ của một người thân trong gia đình ông Hợp cho biết, khi ông chập chững biết đi thì bố của ông đã tử vong trong một tai nạn có liên quan đến thủy triều nên Mẹ ông đã thường xuyên căn dặn ông hãy tránh xa các vùng sông nước. Thế nhưng vì chiều con, ông đã bước xuống xuồng mà quên đi lời khuyến cáo!


    *Nguyễn Vy Túy
    (có tham khảo chi tiết từ bài viết của ký giả Michael Easson, đăng trên tờ The Australian, 14 August 1995).
    https://michaeleasson.com/immigration-p ... u-van-hop/

    https://www.facebook.com/tuy.nguyen.7731


              
Trả lời

Quay về “Người Việt hải ngoại”