Thích nhất Hạnh

nam nhân

Re: Thích nhất Hạnh

Bài viết bởi nam nhân »

Tôi là một Phật tử , rất kính trọng thầy TNH trên phương diện Phật giáo , nhưng trên phương diện chính trị thì , lần nào mở miệng ra ông cũng trù dập Mỹ , thế mà ông vẫn nhận dạy Comparative Religion ở đại học Princeton và research Buddhism ở đại hoc Columbia , Mỹ . Trong khi đó CSVN cho côn đồ giải tán tu viện và đuổi đệ tử của ông ở VN chạy tán loạn , thì ông chỉ biết im lặng như một thiền sư thứ thiệt không màng chuyện thế sự . Thế tại sao ông không thiền trước tất cả muôn phía Chính Trị ? mà cứ phải đâm thọt Mỹ và các nước tư bản , trong khi ăn nhờ ở đậu và dùng đồng tiền , dùng sự bảo vệ an toàn tự do ngôn luận của họ? Tham vọng của ông là được làm quốc sư VN ! cho nên ông tìm đủ mọi cách để hy vọng đảng CSVN tôn vinh ông - xin lỗi ! biết nói như thế này là sẽ bị khẩu nghiệp . Nhưng phải làm sáng tỏ vấn đề cho thế hệ đi sau hiểu rõ một sự thật hiển nhiên mà ít ai dám nói đến , biết người xưa dạy "nghĩa tử là nghĩa tận" ,cho nên tôi chỉ nói lên 1 lần duy nhất này rồi thôi .
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20163
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Thích nhất Hạnh .. đem lên, hạ xuống ...

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           



    Dà,

    những ai "lấy Đạo tạo Đời" thì nhìn vào biết ngay. Như TNH thì nhìn vào cái thoáng ẩn hiện, ánh mắt, sắc mặt, cử chỉ mà biết đạo hạnh đến đâu.

    Tây Mỹ thiên về vật chất, dựa vào lời nói, hành động, chữ viết mà tin cậy, thì nhầm vì tin vào cái vỏ.

    Chánh ý ở đâu cũng có, chỉ là lòng có tịnh để nhận hay không. Ngôn chánh thì nhận và tri, không chấp ... Ánh sáng đến từ mọi nơi, TNH cũng như chúng sinh đều theo tuồng hát Tâm sinh ...


    :flwrhrts: :cafe:


Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20163
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Thiền sư Thích nhất Hạnh trong mắt tôi

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           





    Thiền sư Thích nhất Hạnh trong mắt tôi
    ______________________
    LM Nguyễn văn Khải _ 25/01/2022





              

              


    Về đời sống của Thiền sư TNH:
    • ông xuất tu khỏi GHPGVNTN, ông lập môn phái riêng của ông, ông có gia đình, có vợ con. Ông chỉ nhận là Thiền sư chứ không nhận là người tu hành, là thượng tọa hay hòa thượng. Về mặt này, ông là người thẳng thắn!


    Về sách vở của Thiền sư TNH:
    • xét trên quan điểm tâm linh tôn giáo, cụ thể là phương diện triết học và Phật học, tôi không thấy có tư tưởng gì cao sâu, độc đáo.


    Về cách tu tập:
    • các trung tâm Làng Mai đã bắt chước theo cách tổ chức của Taizé và các đan viện Kitô giáo, tất nhiên có cải biên và thích nghi, nhưng mang nặng yếu tố tình cảm và tâm lý hơn là dựa trên một nền tảng triết học và Phật học uyên thâm.

      Giới trí thức thiên tả nửa nạc nửa mỡ ăn chơi sa đọa ở Tây Phương, chẳng còn biết gì đến đức tin là gì, muốn chứng tỏ mình cũng là con người nhân bản và quan tâm đến tôn giáo thì thích sách ông và cách tu của ông như một cái mode thời thượng. Một vài ngày hay một vài tuần vào Làng Mai giống như một kiểu đi vào resort hạng sang khác lạ vậy thôi.

      Giới trí thức Phật giáo và những nhà tu Phật giáo uyên thâm, những người dấn thân thật trong lãnh vực tâm linh thấy tư tưởng, những bậc thầy về thiền ở Tầu, ở Nhật, ở Hàn thấy tư tưởng của ông nhạt như nước ốc, cách tu tập của ông như trò trẻ con. Ở những nơi ấy sách vở và cách tu của ông không có đất sống. Các bạn có thấy có Trung tâm Làng Mai nào ở Nhật không? Không! Cả ở Hàn Quốc, Đài Loan cũng không!


    Về đời sống dấn thân của Thiền sư:
    • trước sau ông chỉ lợi dụng nỗi đau của đồng loại để làm lợi cho ông và môn phái của ông. Ông dường như không quan tâm đến vận mệnh dân tộc và đất nước. Trước 1975, ông chống VNCH, ông "phản chiến" cuộc chiến bảo vệ tự do và độc lập của Miền Nam. Ông không phản đối cuộc xâm lược của cộng sản Bắc Việt. Ông thân cộng và làm lợi cho cộng sản. Chính quyền VNCH nhân đạo nên chỉ trục xuất ông.

      Ông đi đêm với CS bao nhiêu lần. Trước sau 1975 CS lợi dụng ông và ông lợi dụng CS được bao nhiêu lần. Năm 2005 CS thấy cần sớm được Hoa Kỳ đưa ra khỏi danh sách các nước cần quan tâm về tự do tôn giáo

      Năm 2006, trước khi đến Việt Nam dự Hội nghị APEC, Tổng thống Bush đã đưa VN ra khỏi danh sách CPC. Thế là đến năm 2008, Thiền viện Làng Mai của ông ở Bảo Lộc, Lâm Đồng bị cộng sản thôn tính. Đến lúc ông bệnh gần chết, ông muốn được hồi hương, biết ông chẳng làm gì ở VN được nữa và CS cũng còn lợi dụng được chút tên tuổi của ông nên cho ông về...

      Trước sau ông vẫn là người chỉ tìm quyền lợi của ông và môn phái ông. Ông lợi dụng Mỹ và lợi dụng cộng sản để làm điều ấy. Ông đánh bóng tên tuổi qua nỗi đau của đồng bào, đồng loại. Nhưng đến năm 2001 thì ông bị "hors-jeux" vụ bị khủng bố 11 tháng 9, từ đó ông mất điểm trong con mắt của những người Tây Phương vốn thích ông.

      Thích ông là quyền của các bạn. Tôn vinh ông là quyền của các bạn. Phần tôi, tôi thích và tôi tôn vinh những người dám hy sinh vì dân vì nước bất kể họ là ai, cộng sản hay cộng hòa, Công giáo hay Phật giáo, người Việt hay người ngoại quốc.

      Tuy nhiên, trong tư cách là linh mục Công giáo tôi lấy làm xấu hổ và đau đớn khi có người Công giáo chẳng biết gì cũng ăn theo "phong thánh" cho ông, cả một trang mạng Công giáo cấp giáo phận cũng có bài về ông. Phần tôi, tôi tin thờ Chúa và tôi đi theo giáo lý của Ngài. Tôi không theo thói đời a dua a tòng tôn thờ thần tượng nhảm nhí!

      Một người tu hành dấn thân thì lời nói và việc làm, tư tưởng và cuộc sống phải đi đôi với nhau và phải biết thương yêu và chia sẻ thân phận với đồng bào mình. Đức Đạt Lai Lạt Ma là người như vậy. Còn Thiền sư NTH tôi không thấy được như vậy và vì vậy ông cũng không có chỗ trong lòng người Việt quốc gia chân chính và hiểu biết. Ngay cả trong lòng các Phật tử quốc gia cũng không!




    Lm. Phêrô Nguyễn Văn Khải DCCT



    https://groups.google.com/g/phuchungviet/c/Nh6RA8OKO30
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20163
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Thích Nhất Hạnh: Chánh niệm hay chánh trị?

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           





    Thích Nhất Hạnh:
    Chánh niệm hay chánh trị?

    Bên cạnh thuyết pháp chánh niệm, vai trò chánh trị của ông nổi bật (và gây tranh cãi) không kém.
    _____________________________
    24/01/2022 _ VÕ VĂN QUẢN




              

    Ảnh trái: Thích Nhất Hạnh dẫn đầu một buổi đi bộ thiền tại Làng Mai ở Pháp vào năm 2014. Nguồn: PVCEB.
    Ảnh phải: Thích Nhất Hạnh tham gia cuộc diễu hành ở Mỹ vào năm 1982 nhằm kêu gọi giải giáp vũ khí hạt nhân. Nguồn: Plum Village.
    Ảnh giữa: Path of Happiness.

              

    Trong các nhân vật lãnh tụ tôn giáo từ thời kỳ Việt Nam Cộng hòa, Thích Nhất Hạnh có vẻ là người nổi tiếng nhất, song cũng gây tranh cãi nhất.

    Một mặt, tại phương Tây, thiền phái của Thích Nhất Hạnh cũng như sách thiền, sách Phật học do ông viết có tầm ảnh hưởng không hề nhỏ. [1] Ông được xưng tụng là người cha của chánh niệm (mindfulness). Người Tây phương có vẻ rất thích thú với định hướng Phật giáo của Thích Nhất Hạnh.

    Trong một bài giảng đạo nổi tiếng, ông từng cho rằng ai cũng có thể trở thành Bồ tát (bodhisattvas) nếu họ học cách tìm thấy niềm vui và thanh thản ngay ở những hành động nhỏ nhặt nhất như lột cam hay uống trà. Với hơn 70 quyển sách được xuất bản, vai trò của Thích Nhất Hạnh trong đời sống tâm linh phương Tây là không thể phủ nhận.

    Christiana Figueres, cựu thư ký thường trực của Công ước khung Liên Hiệp Quốc về Biến đổi Khí hậu, từng chia sẻ vào năm 2016 rằng cô đã không thể tham gia và xây dựng thành công Hiệp định Paris nếu không nhờ vào những lời giảng dạy của Thích Nhất Hạnh. Giám đốc Ngân hàng Thế giới Jim Yong Kim gọi quyển “Phép màu của Chánh niệm” (Miracle of Mindfulness) của Thích Nhất Hạnh là quyển sách ưa thích nhất của ông. [2]
              

    Thích Nhất Hạnh trong một bức ảnh chụp tại Làng Mai vào năm 2009. Ảnh: PVCEB.

              
    Tuy nhiên, đối với nhiều người, đặc biệt đối với cộng đồng người Việt hải ngoại hình thành ngay sau năm 1975 và những người trong nước có tìm hiểu về chiến tranh Việt Nam, Thích Nhất Hạnh không khác gì con cờ của chính quyền Bắc Việt.

    Cùng với Phật giáo Ấn Quang, một nhánh chính của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất hoạt động tích cực tại miền Nam Việt Nam, Thích Nhất Hạnh và giới tăng sư phản chiến thời kỳ này bị nhiều người gọi là “phản quốc” hay “ăn cơm quốc gia, thờ ma cộng sản”.

    Điều gì đã tạo ra hai hình ảnh thuộc về hai thái cực khác biệt nhau đến như vậy? Liệu đó có phải là hiểu nhầm? Định mệnh của lịch sử? Hay chúng là sự thật? Bài viết sẽ không đi quá xa về việc bình luận hay đưa ra những giả thiết mang tính chất âm mưu thường thấy về vị thiền sư lừng danh này (như về đời sống vợ chồng, con riêng hay thực tế tu tập). Do bản thân Thích Nhất Hạnh ít khi được bàn đến trong sử sách chính thống Việt Nam, tác giả mong muốn cung cấp cho bạn đọc những thông tin còn thiếu sót đó.





    Con đường đến danh tiếng quốc tế

    Danh tiếng của Thích Nhất Hạnh trước tiên đến từ quốc gia nơi ông sinh ra. Thích Nhất Hạnh tên thật là Nguyễn Xuân Bảo, sinh năm 1926, lớn lên tại Huế, Việt Nam. [3] Ông được ghi nhận là có định hướng tu hành khi còn khá nhỏ. Năm 16 tuổi, Nguyễn Xuân Bảo xuất gia theo phái Thiền Tông tại Việt Nam và chính thức trở thành một sư thầy vào năm 1951.

    So với độ tuổi, Thích Nhất Hạnh đạt được những thành tựu tôn giáo đáng kể. Ở giữa tuổi 20, Thích Nhất Hạnh đã có sách xuất bản riêng. Ông bắt đầu quảng bá cho cách tiếp cận đổi mới của riêng ông về Phật giáo.
              

    Thích Nhất Hạnh vào những năm 1950. Ảnh: PVCEB.

              
    Ông chỉ trích Phật giáo miền Nam Việt Nam thời kỳ này quá phi chính trị và cách biệt với đời sống người dân.
    • Từ đó, ông phát động phong trào Phật giáo Dấn thân (thường được biết đến ở phương Tây là “Engaged Buddhism”). [4] Nhiệm vụ của phong trào này là áp dụng triết lý và điều răn dạy của Phật giáo vào đời sống thực tế để giải quyết các vấn đề như chiến tranh, bất bình đẳng xã hội hay đàn áp chính trị.
    • Thích Nhất Hạnh đồng thời là chủ biên của Tạp chí Phật học Việt Nam, một tờ báo chỉ được phát hành tại miền Nam Việt Nam.


    Năm 1960, sự ra đời của Mặt trận Dân tộc Thống nhất Miền Nam Việt Nam là dấu mốc đẩy các cuộc xung đột, giết chóc tại miền Nam Việt Nam ngày càng leo thang và lan tỏa vào thành phố.

    Phong trào Phật giáo Dấn thân của Thích Nhất Hạnh được cho là trở thành cái gai trong mắt của chính quyền Ngô Đình Diệm khi công khai phản đối nhiều hoạt động quân sự và khuyến khích người dân phản chiến.

    Tuy vậy, Thích Nhất Hạnh vẫn đến Sài Gòn sinh sống trong một thời gian trước khi được chọn tham gia vào chương trình trao đổi do Đại học Princeton, Hoa Kỳ tài trợ. Ông học tập về Tôn giáo học So sánh (Comparative Religion) và được bổ nhiệm làm giảng viên môn Phật giáo Đông phương tại trường Đại học Columbia sau khi kết thúc khóa học.
    • Đây là giai đoạn Thích Nhất Hạnh bắt đầu xây dựng danh tiếng của mình như một nhà vận động phản chiến, hay thậm chí có thể nói là một trong những người đầu tiên khơi mào cho phong trào phản chiến tại Hoa Kỳ.
    • Ông nhanh chóng trở thành gương mặt “người thật việc thật” từ Việt Nam được giới phản chiến Hoa Kỳ thời điểm này ưa chuộng.


    Năm 1963, sau khi Ngô Đình Diệm bị đảo chánh và giết hại, Thích Nhất Hạnh trở về Việt Nam và tiếp tục các hoạt động của mình. Danh tiếng và ảnh hưởng của Thích Nhất Hạnh đối với phong trào phản chiến trong nước được tăng cường.

    Ngay sau khi chính phủ Sài Gòn mới thành hình,
    • Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất được thành lập. Thích Nhất Hạnh là một trong những thành viên tích cực nhất.
    • Ông được giao làm chủ bút của tuần báo Hải Triều Âm – cơ quan ngôn luận chính của Viện Hóa đạo và Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất. [5] Tuần báo này thu hút nhiều tác giả Phật học, nghị luận viên có tiếng nói và nhanh chóng trở thành tạp chí tôn giáo phổ biến nhất miền Nam Việt Nam.
    • Ông cũng tạo cơ sở cho việc thành lập một trường học Phật giáo dành riêng cho thanh thiếu niên có tên gọi Trường Thanh niên Phụng sự Xã hội. [6]

              

    Thích Nhất Hạnh dạy trẻ em tập đọc bằng một bài hát về Quán Thế Âm Bồ Tát tại một làng tự nguyện những năm 1960.
    Ảnh: PVCEB.

              
    Hải Triều Âm lẫn Trường Thanh niên Phụng sự Xã hội đều có xu hướng chống chính phủ Sài Gòn. Các bài viết của Hải Triều Âm đều có mục tiêu chung là chỉ trích Ngô Đình Diệm và biện giải cho phong trào Phật giáo trước đó, với điểm nhấn là việc Thích Quảng Đức tự thiêu. Tờ báo còn dấn sâu vào việc
    • phê bình chính phủ đương thời miền Nam Việt Nam,
    • yêu cầu loại bỏ các thành phần “thân Diệm” còn sót lại trong chính quyền,
    • đồng thời chỉ trích khả năng can thiệp của quân đội Hoa Kỳ vào chiến tranh Việt Nam.


    Bản thân Thích Nhất Hạnh cũng cho ra đời quyển “Hoa sen trong biển lửa”, viết bằng tiếng Việt (xuất bản và biết đến tại phương Tây với tên gọi “Lotus in the Sea of Fire”). [7] Theo người viết, cuốn sách này là tác phẩm phê bình và đấu tranh chính trị thuần túy. Nó bàn và phân tích cả đến vấn đề lịch sử Việt Nam cận đại với mục tiêu gây ảnh hưởng lên dư luận; và chỉ là “vô tình” có sử dụng ngôn ngữ Phật học.

    Năm 1966, nhận lời mời của Đại học Cornell, Thích Nhất Hạnh lên đường sang Hoa Kỳ. [8] Chuyến đi trở thành chuyến công du tại hơn 19 quốc gia.
    • Ông phát biểu trước Quốc hội Vương quốc Anh, Quốc hội Canada, Quốc hội Thụy Điển.
    • Ông gặp gỡ với hai đại diện của hai chiến tuyến ở Hoa Kỳ: phe chủ chiến của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Robert McNamara và phe phản chiến do Thượng Nghị sĩ William Fulbright đứng đầu.
    • Ông thậm chí còn có cơ hội gặp gỡ riêng và trình bày ý kiến với Giáo hoàng Paul VI.


    Thông điệp chủ đạo của Thích Nhất Hạnh tại nước ngoài nhất nhất như một:
    • đòi hỏi Hoa Kỳ ngừng can thiệp vào chiến tranh Việt Nam;
    • yêu cầu các hoạt động quân sự của quân đội Việt Nam Cộng hòa và quân đội Hoa Kỳ chỉ được giới hạn trong phạm vi phòng vệ;
    • lên án các vi phạm nhân quyền nói chung và quyền tôn giáo nói riêng tại miền Nam Việt Nam;
    • yêu cầu chính quyền Sài Gòn thương lượng với Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam và từ đó chấm dứt chiến tranh, thống nhất đất nước. [9]


    Thông điệp này bị cho là vượt quá vai trò của một lãnh tụ tôn giáo, và khá dễ hiểu khi nó không được Việt Nam Cộng hòa chào đón. Thích Nhất Hạnh bị cấm trở lại miền Nam Việt Nam. Song trong cuộc sống tha hương, hình ảnh và quan điểm của ông ngày càng phổ biến ở phương Tây, mà đặc biệt là Hoa Kỳ.
    • Giới hippies phổ nhạc những bài thơ phản chiến của Thích Nhất Hạnh,
    • và Martin Luther King đề cử ông cho giải Nobel Hòa bình năm 1967. [10]

              

    Thích Nhất Hạnh cùng mục sư Martin Luther King trong một cuộc họp báo về chiến tranh Việt Nam ở Chicago vào ngày 31/5/1966. Ảnh: PVCEB.

              
    Dù công khai chống lại phe chủ chiến ở Hoa Kỳ và chính quyền Sài Gòn trong suốt hai thập niên tồn tại ngắn ngủi của quốc gia này, Thích Nhất Hạnh luôn xem mình nằm ở vị trí trung lập và chưa bao giờ đứng về phe nào. Quan điểm này cũng được báo chí thế giới phản ánh ghi nhận.

    Trong luận thư đính kèm với một bài thơ phản chiến gửi cho ấn phẩm New York Review of Books, ông khẳng định: [11]

    • “Người ta cho rằng chúng tôi quá ngu ngơ về Cộng sản. Chúng tôi không như thế. Chúng tôi biết rằng Phật giáo bị quản thúc và kiểm soát như thế nào tại miền Bắc. Chúng tôi đã được học về những gì xảy ra tại Trung Hoa. Chúng tôi biết không có chỗ cho tâm linh trong chủ nghĩa Marx.

      Và chúng tôi đã sẵn sàng cho một cuộc đấu tranh chính trị hòa bình đối với những người Cộng sản, nhưng nó chỉ có thể thực hiện nếu chiến tranh kết thúc. Chúng tôi tin rằng người dân miền Nam Việt Nam có thể tự bảo vệ mình khỏi chủ nghĩa Cộng sản nếu họ được trao quyền tự quyết và thực hiện đời sống chính trị của mình trong hòa bình”.






    “Kẻ phản bội”?

    Những hoạt động chính trị của Thích Nhất Hạnh liên quan đến chiến tranh Việt Nam đã giúp ông trở nên nổi tiếng và nay, có thể nói, là lãnh tụ Phật giáo có ảnh hưởng nhất thế giới, chỉ đứng sau Đức Dalai Lama.

    Song dù phong trào phản chiến giúp tiếng nói của ông nhận được sự đồng cảm và ủng hộ rất lớn từ giới bình dân phương Tây, Thích Nhất Hạnh không tìm được nhiều sự ủng hộ từ chính những người ông từng hứa sẽ bảo vệ – người dân miền Nam Việt Nam. Và người viết, ở mức độ nào đó, hiểu được sự bất mãn của phần lớn những người sinh sống dưới thời kỳ Việt Nam Cộng hòa, đặc biệt là những thuyền nhân phải vượt biên sau năm 1975.

    Bạn đọc có thể tham khảo những quan điểm này, được tổng hợp tương đối rời rạc trong tác phẩm “The Dark Journey: Inside the Re-education Camps of Vietcong” của tác giả Hoa Minh Truong, do Strategic Book Publishing xuất bản. [12] Người viết đã cân nhắc và nhận thấy nhà xuất bản có trụ sở ở Hoa Kỳ từng vướng vào nhiều tranh chấp pháp lý với các tác giả và cộng sự, và chắc chắn chúng ta không thể hoàn toàn tin tưởng vào chất lượng biên tập của họ. Tuy nhiên, xét về mặt thông tin, không quá khó để kiểm chứng lại chúng.

    Điểm thứ nhất, nhiều người chỉ ra tiêu chuẩn kép trong các vận động chính trị của Thích Nhất Hạnh.

    • Dù cực lực lên án Hoa Kỳ tham chiến và phê phán tình trạng nhân quyền của chính quyền miền Nam Việt Nam,
    • ông chưa bao giờ có thái độ tiêu cực đối với vai trò của quân đội Trung Quốc tại Bắc Việt, hay việc quân đội Bắc Việt Nam tiến vào miền Nam Việt Nam.
    • Đặc biệt hơn, ông chưa từng dám lên tiếng phản đối những chiến dịch khủng bố, ám sát tại đô thị do lực lượng Mặt trận (thường được quân nhân Hoa Kỳ và chính quyền Sài Gòn gọi là Việt Cộng) thực hiện.

              

    Người dân chạy nạn đợt tấn công Mậu Thân 1968 trở về Huế sau khi binh lính Mỹ và Việt Nam Cộng hòa tái chiếm thành phố. Hình chụp ngày 13/3/1968. Nguồn: Getty Images.

              
    Đây là luận điểm mà người viết cho rằng không hề nói quá. Từ các cuộc thảm sát sau Tổng tiến công Mậu Thân năm 1968 do chính quyền Bắc Việt và phe Mặt trận chủ động thực hiện, cho đến hàng loạt những vụ đánh bom nhắm vào các mục tiêu dân sự suốt từ năm 1968 cho đến 1975, người viết
    • không tìm được bất kỳ tài liệu nào về việc Thích Nhất Hạnh lên tiếng phản đối hay lên án những hành vi leo thang vũ lực của phía chính quyền cộng sản,
    • dù ông luôn tự nhận mình là người trung lập.


    Trong suốt giai đoạn này, Thích Nhất Hạnh
    • vẫn tiếp tục những nỗ lực phản chiến, hay đúng hơn là chỉ trích chính quyền Hoa Kỳ và chính quyền miền Nam Việt Nam.
    Đây là điều khó lý giải, bởi sau sự kiện Mậu Thân 1968 đẫm máu, khó ai có thể nghĩ phe quyết chiến tại Việt Nam thật sự là Hoa Kỳ hay chính quyền Sài Gòn.

    Song những nỗ lực của Thích Nhất Hạnh với phong trào phản chiến quốc tế vẫn thành công trong việc đẩy toàn bộ trách nhiệm của việc leo thang chiến sự tại miền Nam Việt Nam về phía liên minh Hoa Kỳ và chính quyền Sài Gòn. Một năm trước sự kiện Mậu Thân 1968, trong tác phẩm “Hoa sen trong biển lửa” đã nhắc đến ở trên, ông vẫn cho rằng Mặt trận là một lực lượng đại diện ý nguyện nhân dân mà cả Hoa Kỳ lẫn Sài Gòn phải tôn trọng ý kiến. [13]

    Vậy, nói về tự do tôn giáo và bảo vệ Phật giáo, liệu Thích Nhất Hạnh có tiền hậu bất nhất hay không? Có nhiều bằng chứng cho thấy là có.

    • Trong giai đoạn trước 1975, đặc biệt là sau 1963, dù Lễ Phật Đản và các hoạt động Phật giáo được tiến hành một cách hết sức thuận lợi, [14] Thích Nhất Hạnh vẫn vận động mạnh mẽ và nhiều lần lên án chính quyền Sài Gòn trong vấn đề tự do tôn giáo tại quốc hội nhiều nước hay tại Liên Hiệp Quốc.
                
    • Tuy nhiên, sau năm 1975, ông gần như không có bất kỳ chỉ trích nào dành cho Chính phủ lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam và sau đó là Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, dù các tăng lữ, tăng ni thuộc phái của chính ông phải chịu sự đàn áp và tổn thất nặng nề.


    Ngay sau giải phóng, cơ sở Phật giáo của các giáo phái trong nhánh Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN) như Ấn Quang hay Quốc Tự bị tịch thu trên diện rộng, dù phái Ấn Quang của Thích Nhất Hạnh khá ủng hộ Mặt trận trước đó.

    Năm 1977, khi việc quốc hữu hóa tài sản của GHPGVNTN trở nên quyết liệt và phổ biến hơn, Ban trị sự của Giáo hội cũng ra lời kêu gọi tổ chức biểu tình. [15] Song phong trào dân sự, tôn giáo thời điểm này không dễ dàng thành công như trong thời kỳ của chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Những chức sắc lãnh đạo cuộc biểu tình như Thích Huyền Quang và Thích Quảng Độ bị bắt và bị xét xử hình sự. Các cuộc tự thiêu chìm vào quên lãng.
              

    Thích Quảng Độ trong phiên tòa vào tháng Tám năm 1995 tại Thành phố Hồ Chí Minh cùng với Hòa thượng Thích Không Tánh, Thích Nhật Ban, Thích Trí Lực và hai Cư sĩ Đồng Ngọc, Nhật Thường.
    Ảnh: Phật tử Việt Nam.

              
    Đến năm 1981, Giáo hội này bị chính quyền giải thể bằng quyết định hành chính. Thay vào đó, Giáo hội Phật giáo Việt Nam ra đời sau cuộc họp của các đại diện tăng lữ do chính quyền chỉ định.

    Kể từ lúc ấy, Giáo hội Phật giáo Việt Nam tự nhận mình là đại diện độc tôn của tất cả các hoạt động Phật giáo của người Việt Nam cả trong lẫn ngoài nước. Nó cũng là thành viên đại diện duy nhất của tôn giáo này trong Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam. Năm 1981 cho đến đầu thập niên 1990 là giai đoạn mà hoạt động tôn giáo bị kiểm soát chặt chẽ, với việc các cá nhân phản đối bị bắt bớ, giam giữ và xét xử.

    Thích Quảng Độ, lãnh đạo cuối cùng của GHPGVNTN, ra tù vào năm 1998 và tá túc tại Thanh Minh Thiền viện ở thành phố Hồ Chí Minh dưới sự kiểm soát chặt chẽ của chính quyền. Do sức ép quá lớn và sự xuất hiện thường xuyên của lực lượng an ninh, công an, Thích Quảng Độ sau đó phải rời thiền viện này. [16] Ông mất vào đầu năm 2020.

    Câu chuyện về sự đàn áp của chính quyền đối với GHPGVNTN, bằng cách nào đó, chưa bao giờ tìm được đường vào những lời giảng hay những bài phát biểu của Thích Nhất Hạnh tại nước ngoài. Ngược lại, ông tập trung phổ biến và xây dựng nhiều chi nhánh Phật giáo Thiền tông của mình tại nước ngoài, tận hưởng những thành công lớn cả về mặt tôn giáo lẫn tài chính.

    ***

    Trong một khoảng thời gian dài, Thích Nhất Hạnh không hề lên tiếng về những bất công mà người dân miền Nam Việt Nam phải gánh chịu sau năm 1975, về nỗi thống khổ của hơn hai triệu thuyền nhân Việt Nam và hàng trăm ngàn người bỏ mạng trên biển; hay ra mặt bảo vệ quyền lợi cho chính giáo hội trong nước của mình.

    Đến năm 2005, Thích Nhất Hạnh trở về Việt Nam để chủ trì Đại lễ cầu siêu cho các “nạn nhân chiến tranh Việt Nam”. Trớ trêu thay, ông cũng chỉ làm việc thông qua Giáo hội Phật giáo Việt Nam, với sự can dự sâu của chính quyền trước mặt truyền thông quốc tế.
              

    Thích Nhất Hạnh thăm chùa Thiên Mụ tại Huế vào năm 2005. Ảnh: Dang Ngo/ Zuma Press.

              
    Đây có thể xem là giọt nước tràn ly khiến cho một bộ phận lớn người Việt hải ngoại cũng như giới nghiên cứu chiến tranh Việt Nam khó có thể cân nhắc Thích Nhất Hạnh như là một nhân vật trung lập với chánh niệm Phật giáo thuần túy.

    Hiển nhiên, Thích Nhất Hạnh có thể tự xem mình là kẻ thù của cả hai phía trong chiến tranh Việt Nam; như ông tự kể một cách châm biếm rằng tội của ông là “đã xem con người của cả hai bên là anh em, dù họ thuộc phía Cộng sản hay thuộc phía chống Cộng”. [17]

    Với những bằng chứng đã có, người viết cho rằng chánh niệm của Thích Nhất Hạnh chưa bao giờ chỉ là chánh niệm. Ông thành lập ra phong trào Phật giáo Dấn thân là để can dự và tham gia vào cuộc đối thoại, tranh cãi chính trị của Chiến tranh Việt Nam. Vậy nên, dù đúng hay sai, lịch sử có quyền tháo bỏ cái hào quang thánh người ta đội cho ông và xét lại vai trò của ông như nó đã làm với bất kỳ ai.



    1. Aidyn Fitzpatrick. (2019, January 24). The Monk Who Taught the World Mindfulness Awaits the End of This Life. Time. Retrieved 2022, from https://time.com/5511729/monk-mindfulness-art-of-dying/

    2. Xem [1]

    3. Kyte, L. (2022, January 21). The Life of Thich Nhat Hanh. Lion’s Roar. Retrieved 2022, from https://www.lionsroar.com/the-life-of-thich-nhat-hanh/

    4. Thich Nhat Hanh. (2021, June 10). The Fourteen Precepts of Engaged Buddhism. Lion’s Roar. Retrieved 2022, from https://www.lionsroar.com/the-fourteen- ... -buddhism/

    5. Thích Giác Toàn. (Aug 2014). Lược Sử Báo Chí Phật Giáo Việt Nam Từ Năm 1951 Đến Năm 1975. Thư viện Hoa Sen. https://thuvienhoasen.org/a21838/luoc-s ... n-nam-1975

    6. Chân Diệu Hải. (2014). Trái tim thanh niên phụng sự xã hội – Làng Mai. Làng Mai. Retrieved 2022, from https://langmai.org/dai-may-tim/van/cau ... su-xa-hoi/

    7. Vietnam: Lotus in a Sea of Fire – A Buddhist Proposal for Peace: Thich Nhat Hanh, Thomas Merton:9780809013340:Amazon.com:Books. (1967)

    8. Modernity and Re-enchantment. (2007). Google Books. Retrieved 2022, from https://books.google.com.vn/books?id=0h9qDwAAQBAJ

    9. A Proposal for Peace: 1 June, 1966. (2019, October 10). Plum Village. Retrieved 2022, from https://plumvillage.org/about/thich-nha ... june-1966/

    10. Schedneck, B. (2019, March 18). Thich Nhat Hanh, the Buddhist monk who introduced mindfulness to the West, prepares to die. The Conversation. Retrieved 2022, from https://theconversation.com/thich-nhat- ... die-111142

    11. Thich Nhat Hanh. (2021, November 21). A Buddhist Poet in Vietnam | by Thich Nhat Hanh. The New York Review of Books. Retrieved 2022, from https://www.nybooks.com/articles/1966/0 ... n-vietnam/

    12. The Dark Journey. (2010). Google Books. Retrieved 2022, from https://books.google.com.vn/books?id=082R3MlMLfAC

    13. Congressional Record. (1967). Google Books. Retrieved 2022, from https://books.google.com.vn/books?id=BNZwcP4UuZEC

    14. Phật Giáo A Lưới. (2015). Lễ Phật đản năm 1964 trong ký ức người dân Sài Gòn – Phật giáo A Lưới. Phật Giáo A Lưới. Retrieved 2022, from http://phatgiaoaluoi.com/news/Dien-dan/ ... ZmNYVUzbix

    15. Vietnam. (1995). Human Rights Watch. Retrieved 2022, from https://www.hrw.org/reports/1995/Vietnam.htm

    16. RFA. (2020, October 11). Hoà Thượng Thích Quảng Độ bị đuổi khỏi Thanh Minh Thiền Viện. Radio Free Asia. Retrieved 2022, from https://www.rfa.org/vietnamese/news/vie ... 85741.html

    17. BBC Vietnamese. (2005). BBC Việt Ngữ. Retrieved 2022, from https://www.bbc.com/vietnamese/regional ... chnhathanh




    https://www.luatkhoa.org/2022/01/thich- ... chanh-tri/
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20163
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Hoa sen trong biển lửa: Cuốn sách tiếng Anh đầu tiên của Thích Nhất Hạnh, cũng là cuốn gây tranh cãi nhất của ông

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           




    Hoa sen trong biển lửa:
              
    Cuốn sách tiếng Anh đầu tiên của thiền sư Thích Nhất Hạnh
    Cũng là cuốn sách gây tranh cãi nhất của ông.

    ___________________
    25/01/2022 _ Văn Tâm






    Vào năm 1966, Thượng tọa Thích Nhất Hạnh, 40 tuổi, dáng dấp mảnh khảnh, đáp máy bay trở lại Hoa Kỳ để kêu gọi ngừng chiến tranh tại Việt Nam. Một năm sau, ông xuất bản cuốn sách viết bằng tiếng Anh đầu tiên trong đời mình.

    “Vietnam: Lotus in a Sea of Fire”, tựa tiếng Việt là “Hoa sen trong biển lửa”, được xuất bản lần đầu ở hải ngoại vào tháng 2/1967. [1] Sau 55 năm, dù đã được ra mắt dưới nhiều ngôn ngữ khác nhau, cuốn sách này vẫn chưa được phát hành chính thức tại Việt Nam, cả giai đoạn trước lẫn sau năm 1975.

    Nhà xuất bản nổi tiếng Random House nhận định đây là cuốn sách bình luận về bối cảnh văn hóa, chính trị gây được tiếng vang của một tác giả người Việt về Chiến tranh Việt Nam. [2]

    Cuốn sách khiến chính quyền Việt Nam Cộng hòa cấm ông trở về nước. Và có lẽ nó cũng góp phần khiến chính quyền Việt Nam sau 1975 cân nhắc không cho ông về nước mãi đến tận năm 2005.

    Cho đến nay, nhiều người vẫn dùng tác phẩm này để cáo buộc ông tiếp tay cho miền Bắc, phá hoại chính quyền miền Nam. Cuốn sách đã được viết trong bối cảnh như thế nào, và vì sao nó gây tranh cãi trong suốt hơn năm thập niên qua?




    Bối cảnh ra đời

    Khó có thể đọc sách mà tách rời bối cảnh chính trị, xã hội khi đó. Biết nó được sinh ra trong thời kỳ như thế nào, bạn sẽ hiểu rõ hơn, có cái nhìn rộng hơn về cuốn sách.

    Giai đoạn 1966 – 1967 là lúc tình hình chính trị ở miền Nam rất căng thẳng. Đây là thời kỳ chuyển tiếp từ giai đoạn chính quyền quân quản sang chính quyền dân sự, tức nền Đệ nhị Cộng hòa. Miền Nam khi ấy đang chuẩn bị cho cuộc tổng tuyển cử tổng thống và quốc hội vô cùng quan trọng, diễn ra vào năm 1967. Đây cũng là lúc Mỹ vừa mới đổ quân vào Việt Nam, trực tiếp tham chiến.

    Tình hình chính trị đã khiến các hội đoàn Phật giáo bị phân hóa thành các phe phái khác nhau: phe chỉ đấu tranh cho quyền tự do tôn giáo, phe thân cộng sản, phe thân chính quyền, phe chủ chiến, phe chủ hòa, v.v.

    Năm 1966, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất tạm chia thành hai khối đối lập, tách ra thành hai viện hóa đạo (tức cơ quan điều hành của giáo hội).
    • Một là của khối Việt Nam Quốc Tự
    • và một của khối Ấn Quang.

    Thượng tọa Thích Nhất Hạnh lúc này theo khối Ấn Quang, phe bị cho là “hòa bình khuynh tả”, kêu gọi chấm dứt chiến tranh và tiến đến thống nhất với miền Bắc.

    Khối Ấn Quang có uy tín rất lớn đối với giới Phật tử, đặc biệt sau sự kiện lật đổ Tổng thống Ngô Đình Diệm. Từ đấu tranh cho tự do tôn giáo, các nhà sư khối này đã tiến lên một tầm cao mới, đấu tranh cho một nền chính trị mà họ mong muốn.

    Hòa thượng Thích Tâm Châu, người đứng đầu khối Việt Nam Quốc tự, sau này cho biết trong một bức thư:
    • “Viện hóa đạo Ấn Quang [sau khi vừa mới tách ra] đã cử các vị ra nước ngoài liên lạc với các nhóm phản chiến, yêu cầu Mỹ rút quân, phản đối chính sách chống cộng của Việt Nam Cộng hòa, đòi hòa bình. Viện hóa đạo Ấn Quang cử Thượng tọa Nhất Hạnh làm trưởng phái đoàn Hòa bình bên cạnh Hòa đàm Paris”. [3]

    “Hoa sen trong biển lửa” có thể được xem là một dấu mốc lớn cho nhiệm vụ vận động hòa bình của Thượng tọa Thích Nhất Hạnh khi ấy. Cuốn sách
    • không những cho độc giả quốc tế biết rõ về tình cảnh của người dân trong cuộc chiến đang diễn ra
    • mà còn đưa ra một giải pháp chính trị rõ ràng theo quan điểm của tác giả.





    Có gì trong cuốn sách?

    Sách có thể được đọc xong chỉ trong một buổi. Bạn cũng không cần phải có kiến thức của một nhà sử học để đọc nó.

    Cuốn sách chia thành năm phần chính.
    • Mở đầu bằng chương “Nền tảng thực hiện”, tác giả viết về vai trò của đạo Phật với độc lập dân tộc, cùng với các phân tích về đạo Lão, đạo Khổng.
    • Trong ba chương tiếp theo, ông phân tích về lý do dẫn đến kháng chiến chống Pháp, khả năng đạo Công giáo tham gia vận động cho hòa bình, sự nảy mầm không hề được mong đợi của chủ nghĩa cộng sản ở miền Bắc, những sai lầm của chính quyền Ngô Đình Diệm, lý do Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam (Việt Cộng) ngày càng thu hút được quần chúng, và sự thất bại trong chính sách của Hoa Kỳ.
    • Cuốn sách khép lại với chương “Con đường thực hiện”. Chương này phân tích về thảm cảnh của chiến tranh và mong ước hòa bình của người dân nghèo. Phần quan trọng nhất của cuốn sách – “Con đường đấu tranh của những người Việt không Cộng sản” – đã vạch ra những bước đấu tranh chính trị cụ thể,
      • bao gồm thành lập một chính phủ lâm thời mới,
      • ngừng chiến toàn bộ tại hai miền,
      • Hoa Kỳ rút quân,
      • hòa đàm với Mặt trận (Việt Cộng)
      • và cuối cùng là hiệp thương với miền Bắc tiến tới thống nhất.

    Bối cảnh chính trị khi đó khiến cuốn sách vô cùng nhạy cảm. Không lạ gì nếu có người cho rằng thiền sư Thích Nhất Hạnh đã dấn thân vào con đường chính trị từ trước năm 1975.




    Ai nên đọc quyển sách này?

    Nếu bạn đã quen với các sách về chánh niệm, từ bi, tình yêu thương của thiền sư Nhất Hạnh thì tác phẩm này của ông sẽ làm bạn ngạc nhiên. Đó cũng là một trong những lý do bạn nên đọc, để tìm hiểu vì sao một nhà sư như ông phải tham gia vào chính trị một cách trực diện như vậy (câu trả lời ở chương thứ tư của sách).

    Nếu bạn muốn tìm hiểu về chiến tranh Việt Nam thì đây là cuốn sách đầy hứa hẹn. Nó mang đến góc nhìn đa dạng về cuộc chiến đầy tang thương giữa hai miền qua lăng kính của một nhà sư. Đặc biệt, bạn có thể nghiền ngẫm sách với các sự kiện chính trị đã xảy ra trong thực tế.

    Nếu bạn là một học trò của thiền sư Thích Nhất Hạnh, cuốn sách có thể là thứ cần phải đọc để biết ông nghĩ, làm gì ở độ tuổi trung niên khi đất nước điêu đứng vì chiến tranh.

    Đây cũng là một quyển sách phù hợp nếu bạn muốn học cách viết bình luận chính trị. Khả năng quan sát tinh tế, sắp xếp hợp lý các dữ kiện, lập luận sắc bén là điều có thể học được từ sách.

    Bạn có thể đọc “Hoa sen trong biển lửa” (bản tiếng Việt) trên website của Làng Mai theo đường link tại đây.



    https://www.luatkhoa.org/2022/01/hoa-se ... nhat-hanh/

Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20163
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Lên án thiền sư Thích Nhất Hạnh: Sân si hay chính đáng?

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           




              
    Lên án thiền sư Thích Nhất Hạnh:
    Sân si hay chính đáng?


    Những chỉ trích về Thích Nhất Hạnh phản ánh mâu thuẫn dân tộc chưa bao giờ được hóa giải.
    ____________________________
    Thanh Ngọc _ 26/01/2022

              


              

    Ảnh nền trái:
    Các nhà sư khối Ấn Quang biểu tình ở Sài Gòn vào năm 1966, yêu cầu Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu từ chức.
    Ảnh nền phải:
    Thích Nhất Hạnh và tăng thân Làng Mai thiền hành tại Hồ Gươm vào năm 2005.
    Ảnh nhân vật:
    Thích Nhất Hạnh trong một buổi họp báo tại Washington, D.C., Mỹ vào năm 1966 (trái)
    và tại Paris, Pháp vào năm 2006.

              

    Trong một bài giảng của mình, thiền sư Thích Nhất Hạnh vẽ lên bảng hình một cây nến đang cháy sáng. Rồi ông hỏi những người đang ngồi nghe, khi cây nến cháy hết nó sẽ đi về đâu? Đó có phải sự kết thúc của cây nến?

    Ông cho rằng đời sống của con người giống như cây nến đang cháy. Nó tỏa ánh sáng và nhiệt lượng, thắp sáng cho mọi người cũng như thắp sáng cho chính nó. Con người ta cũng vậy, những gì họ nghĩ, họ nói, họ làm sẽ để lại ảnh hưởng ở hiện tại và ngay cả khi họ đã qua đời. Nó sẽ tiếp tục ảnh hưởng lên con cháu, bạn bè, xã hội của họ.

    Điều ông giảng đang xảy ra với ông. Những lựa chọn của ông trong Chiến tranh Việt Nam và khi ông được phép trở về nước đang bị một số người chỉ trích dữ dội.

    Những người lên án Thích Nhất Hạnh cho rằng công chúng không nên quá ngợi ca ông. Theo họ, ông đã gián tiếp gây đau khổ cho nhân dân miền Nam khi thể hiện quan điểm thân cộng sản, chống chiến tranh. Sau năm 1975, trước tình hình nhân quyền bi đát dưới chế độ cộng sản, ông hầu như không lên tiếng phản đối.

    Ở phía ngược lại, nhiều ý kiến cho rằng việc lên án ông thể hiện sự sân si, ganh ghét với một người đã làm rạng danh đất nước Việt Nam – vốn đã không có gì nổi bật với thế giới.

    Bạn sẽ đứng về phía bên nào, hoặc bạn sẽ nhìn nhận hai bên như thế nào? Tranh cãi này đang nói lên điều gì?





    ***

    Các cuộc tranh cãi tương tự đã xảy ra với một nhà sư khác, hòa thượng Thích Trí Quang, khi ông qua đời vào năm 2019. Cùng với các nhà sư trong khối Ấn Quang, Thượng tọa Trí Quang đã gây ra hàng loạt các xáo trộn chính trị tại miền Nam vào những năm 1960. Thích Nhất Hạnh cũng là một thành viên nổi bật trong nhóm Ấn Quang vào thời điểm đó.

    Quan điểm chống chiến tranh của khối Ấn Quang, dù chiếm được cảm tình của giới Phật tử khi ấy, ngày nay bị không ít người chỉ trích.

    Sau năm 1975, nếu đất nước thật sự có được “hòa bình” theo đúng nghĩa thì ngày nay mọi chuyện chắc hẳn đã khác. Trên thực tế, đối với nhiều người dân miền Nam, bất kể là dân đen, trí thức, quân nhân hay quan chức của chính quyền cũ, đó là khoảng thời gian kinh hoàng.

    Hãy tưởng tượng, ngôi nhà mà bạn đang ở bỗng dưng bị tịch biên, gia đình bạn bị đưa đi vùng kinh tế mới để làm nông mặc dù không ai trong nhà bạn biết trồng trọt là gì.

    Hãy tưởng tượng, cán bộ có thể ập vào nhà bạn bất cứ khi nào để lục soát, điều tra xem bạn có chuẩn bị đồ đi tị nạn, thẩm vấn con cái của bạn ở trường xem bạn có ý đồ gì về chính trị hay không.

    Hãy tưởng tượng, cha bạn bị bắt đi trại cải tạo, trở về nhà với một thân xác đầy bệnh tật hoặc thậm chí, không bao giờ trở về.

    Trong chiến tranh, người miền Bắc cũng mất mát rất nhiều. Tuy nhiên, nỗi đau của họ được bù đắp bằng vật chất lẫn tinh thần, được xoa dịu, được vinh danh, được lấy chiến thắng làm niềm tự hào. Còn người miền Nam (ở một bộ phận) thì ngược lại.

    Việc lên án hay ca ngợi thiền sư Nhất Hạnh phản ánh mâu thuẫn phổ biến giữa hai miền về Chiến tranh Việt Nam. Người miền Bắc luôn cho đó là cuộc chiến giải phóng dân tộc. Người miền Nam coi đó là cuộc chiến xâm lược của miền Bắc.

    Quan điểm của bạn phụ thuộc vào việc bạn đứng về phía bên nào của vĩ tuyến.

    Nếu bạn đứng ở phía miền Nam và trải qua những đau khổ sau năm 1975, bạn rất có thể sẽ xem Thích Nhất Hạnh là người đã góp phần vào sự sụp đổ của miền Nam, đẩy gia đình của bạn vào nghịch cảnh. Còn nếu ở bờ kia của vĩ tuyến, bạn có thể sẽ cho là ông đã làm điều đúng đắn.

    Những chỉ trích Thích Nhất Hạnh vượt ra ngoài phạm vi cá nhân về vị thiền sư này. Nó biểu lộ thái độ không công nhận sự kiểm soát của chính quyền cộng sản miền Bắc đối với miền Nam, cũng như sự bất bình về việc áp đặt chủ nghĩa xã hội cực đoan lên đất nước sau năm 1975.





    ***

    Năm ngoái, trên một chuyến taxi ở TP. Hồ Chí Minh, tài xế kể cho tôi một mẩu chuyện trong gia đình. Đó là khi cháu của anh ấy xem chương trình truyền hình về đám tang của tướng Võ Nguyên Giáp. Người mẹ phát hiện ra và nạt con:
    • “Mày có biết ông đó đã hại chết ông ngoại mày hay không mà xem?”.
    Đã hơn năm thập niên, nút thắt giữa hai miền vẫn còn đó.

    Nếu bạn không may là một gia đình miền Nam chịu cảnh đọa đày sau năm 1975, cần bao nhiêu thời gian để bạn quên những mất mát đó? Có lẽ là không bao giờ.

    Nói như thiền sư Thích Nhất Hạnh, những điều mà bạn đã trải qua sẽ còn ảnh hưởng đến con cái của bạn, và nó sẽ còn tiếp nối qua những thế hệ sau nữa.

    Đây không chỉ là câu chuyện của riêng Việt Nam. Những mất mát của người dân khắp nơi qua các cuộc chiến tranh, trong thời kỳ Đức Quốc Xã hay thời kỳ cộng sản ở châu Âu cũng gây ra sự chia rẽ đáng kể. Chỉ khi nó được kể lại một cách công bằng và không ngừng nghỉ, những nỗi đau đó mới được hàn gắn phần nào.

    Người miền Bắc có thể đến tham quan những nhà tù cách mạng, những chuồng cọp, những cảnh tra tấn ông cha của họ, những khu vực thảm sát do quân nhân Việt Nam Cộng hòa gây ra. Nhưng người miền Nam phải tìm đến đâu để hiểu về những trại cải tạo, những trận đấu tố diễn ra ngay trên đường phố, những cuộc vượt biên mạo hiểm đầy chết chóc mà ông bà, cha mẹ của họ đã trải qua?

    Sau hơn năm thập niên, nỗi ám ảnh của người dân về Chiến tranh Việt Nam lẫn sự kinh hoàng của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa sau năm 1975 vẫn chưa kết thúc.

    Những tranh cãi về Thích Nhất Hạnh rồi sẽ lắng xuống, nhưng bất cứ khi nào có cơ hội, sự bất đồng sẽ lại trỗi dậy, cho đến khi nó được chính thức thừa nhận và thực tâm hóa giải.



    https://www.luatkhoa.org/2022/01/len-an ... hinh-dang/
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20163
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Cuộc đời của thiền sư Thích Nhất Hạnh

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           





    Cuộc đời của thiền sư
    Thích Nhất Hạnh

    “Tôi đi tu chỉ vì tôi muốn dành trọn thì giờ của mình để giúp những người khác.”
    ____________________
    22/01/2022 _ VĂN TÂM





    Thích Nhất Hạnh

    Tên khai sinh: Nguyễn Xuân Bảo.

    Năm 1926: Sinh tại làng Thành Trung, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế.

    Năm 1942: Xuất gia tại chùa Từ Hiếu, tỉnh Thừa Thiên – Huế, đây cũng là nơi ông sống những năm cuối đời.

    Năm 1967: Được đề cử giải Nobel Hòa bình.

    Năm 1982: Thành lập Làng Mai tại miền Nam nước Pháp.

    Năm 2018: Trở về an dưỡng tại tổ đình Từ Hiếu cho đến lúc qua đời vào ngày 22/01/2022.





    Lời tòa soạn:
    Khi bắt đầu viết về thiền sư Thích Nhất Hạnh, chúng tôi phát hiện ra nhiều ghi chép, phỏng vấn của ông về các giai đoạn cuộc đời và quan điểm của mình. Ở một chừng mực nào đó, chúng tôi nghĩ rằng có thể tạo một bài viết mà chính ông là người kể chuyện về cuộc đời của mình. Do đó, trong bài viết này, chúng tôi sắp xếp các đoạn được trích từ nhiều nguồn khác nhau (phỏng vấn, sách, thư, v.v.) ở những thời điểm khác nhau về cùng một giai đoạn hoạt động nhất định. Các đoạn có dấu ngoặc kép trong bài là nguyên văn (hoặc được dịch từ tiếng Anh) của ông. Các đoạn in nghiêng là chú thích của người viết về bối cảnh ở từng thời kỳ. Độc giả có thể xem chi tiết hơn về các đoạn trích dẫn trong phần chú thích.





    Xuất gia tại chùa Từ Hiếu (1926 – 1949)

    Thích Nhất Hạnh sinh năm 1926 trong một gia đình có bố làm quan trong triều đình Huế.

    “Tôi đi học tiểu học ở ngôi trường có chương trình song ngữ tiếng Việt và tiếng Pháp. Chúng tôi cũng có một vài giờ học tiếng Trung ở trường. Chúng tôi học tiếng Pháp. Tôi phải học lịch sử, địa lý bằng tiếng Pháp. Và tôi cũng phải học lịch sử và địa lý Việt Nam bằng tiếng Việt nữa.

    Chúng tôi biết về sự tồn tại của phong trào phản kháng bí mật, chống lại người Pháp và chế độ thuộc địa. Tôi đã chứng kiến những thanh niên, trai cũng như gái, bị bắt chỉ vì họ là thành viên của lực lượng kháng chiến. Khi tôi lớn lên, tôi cũng chứng kiến những người đói ăn. Có một khoảng thời gian mà mỗi buổi sáng thức dậy, tôi thấy rất nhiều xác chết trên đường phố bởi vì người ta không có gì để ăn. Học sinh phải đi xin gạo. Và vào buổi trưa, chúng tôi đến từng nhà xin từng bát cơm. Chúng tôi chia cơm thành từng bát nhỏ hơn cho những người đang chết đói…” [1]

    “Vào năm bảy hay tám tuổi, tôi được chiêm ngưỡng hình vẽ Bụt trong một tập san về Phật giáo, người ngồi an nhiên trên cỏ, mỉm cười và bình an hơn bất cứ ai xung quanh tôi lúc bấy giờ. Hình ảnh đó đã cuốn hút tâm trí tôi ngay lập tức. Vì vậy mà tôi khao khát trở thành một nhà sư như Bụt.

    Ban đầu, gia đình chưa sẵn sàng với ý định xuất gia của tôi vì bố mẹ tôi nghĩ rằng cuộc đời tu hành rất vất vả. Tôi vẫn nuôi dưỡng mong ước đó, và đến năm tôi 16 tuổi, gia đình đã cho phép tôi xuất gia [tại chùa Từ Hiếu].

    Tôi luôn cảm thấy mình sẽ không hạnh phúc nếu không trở thành một thầy tu. Chúng tôi gọi cảm giác đó là tâm trí của người mới bắt đầu (beginner’s mind) – một ý định sâu kín, một mong muốn sâu sắc nhất mà một người có thể có. Và có thể nói rằng kể từ đó đến nay, tâm trí của người mới bắt đầu ấy vẫn sống trong tôi.” [2]

    “Khi còn là một chú tiểu mới mười sáu tuổi, thầy tôi đã dạy tôi cách đóng cửa với sự chú tâm một trăm phần trăm. Một hôm thầy sai tôi đi làm một việc. Tôi hăng hái, hấp tấp, đi nhanh ra và khép cửa vội vàng.

    Thầy kêu tôi lại: ‘Này con, con lại đây’.

    Tôi trở lại, đứng vòng tay chờ.

    Thầy tôi nói: ‘Con đi ra lại và khép cửa cho đàng hoàng coi’.

    Đó là bài học đầu tiên của tôi về thực tập chánh niệm. Khi đó tôi đi ra trong chánh niệm, ý thức từng bước đi, nắm lấy cánh cửa trong chánh niệm, và mở cửa trong chánh niệm. Kể từ đó thầy không còn phải dạy tôi cách đóng cửa lần thứ hai.” [3]

    “Tôi sống trong một ngôi chùa có không khí khá giống như một gia đình. Sư phụ giống như một người cha và các thầy giống như những người anh em lớn nhỏ của mình. Nó như một gia đình. Tôi không có ham muốn tạo dựng gia đình, vì rõ ràng là tôi đã có thời gian hạnh phúc của một chú tiểu. Tôi hay nói với các nhà sư và đệ tử trẻ của mình rằng nếu con thấy hạnh phúc trong hai năm đầu đời đi tu thì thầy nghĩ rằng con sẽ còn hạnh phúc khi trở thành một nhà sư.” [4]

    “Ngày xuất gia và được thọ giới sa di, tôi được trao pháp danh là Trừng Quang, pháp tự là Phùng Xuân. Phùng Xuân nghĩa là gặp mùa xuân.” [5]

    “Chúng tôi là sự nối tiếp của Bụt và chư tổ sư, trong đó có Trúc Lâm đại sĩ, thiền sư Lâm Tế, thiền sư Liễu Quán và thiền sư Nhất Định.” [6]
              

    Thích Nhất Hạnh vào những năm 1950. Ảnh: PVCEB.

              


    Rời Huế vào Sài Gòn (1949 – 1955)

    Sau ba năm thọ giới, Thích Nhất Hạnh được gửi vào Phật Học Viện Báo Quốc. Chỉ một thời gian sau, ông cùng bạn đồng môn vào Sài Gòn để tìm hiểu về triết học, văn học, ngoại ngữ, những thứ chưa được giảng dạy ở trường Báo Quốc. [7]

    Năm 25 tuổi (1951), Thích Nhất Hạnh thọ Tỳ-kheo trở thành một tu sĩ Phật giáo. Tiếp đến, ông dạy thiền học và giảng dạy về đạo Phật tại Phật Học Viện Ấn Quang ở Sài Gòn trong những năm 1950. Cũng từ đây, ông bắt đầu công cuộc làm mới đạo Phật bằng các nghiên cứu, giảng dạy và viết sách trước tình trạng đàn áp tôn giáo của chính quyền và sự suy thoái của Phật giáo. [8]

              

    Thích Nhất Hạnh, ngoài cùng bên phải, chụp cùng những vị học tăng tại chùa Ấn Quang, Sài Gòn. Ảnh: PVCEB.

              
    “Chúng tôi đã đau khổ vì tình trạng chính trị của đất nước. Chúng tôi lại càng đau khổ vì tình trạng của đạo Phật. Hồi ấy chúng tôi đã nói tới vấn đề hiện đại hóa đạo Phật. Hồi ấy chúng tôi đã cố gắng mọi cách gây ý thức về một nền Phật giáo dân tộc để phục hồi sinh lực dân tộc trong ước vọng xây dựng xứ sở. Tôi đã làm báo, đã viết sách. Nào báo Hướng Thiện, nào báo Liên Hoa, nào báo Sen Hái Đầu Mùa.”




    Làm báo (1955 – 1959)

    “Năm 1955, tôi được Tổng hội Phật giáo Việt Nam giao cho chủ bút tờ Phật giáo Việt Nam. Lúc đó, tôi đã có dịp gây ý thức về một nền Phật giáo nhân bản và dân tộc. Tôi cũng đã thấy rõ tính cách rời rạc phân tán của tổ chức đạo Phật, nên đã cố gắng viết tất cả những gì tôi nghĩ về một nền Phật giáo thống nhất toàn vẹn.

    Hơn hai năm sau, tờ báo bị đình bản. Lý do là hết tiền. Nhưng kỳ thực, đó là vì các nhà lãnh đạo Phật giáo miền Trung và miền Nam không chịu đựng được những loạt bài nói về vấn đề thống nhất thực sự. Trong một buổi họp, họ đã lấy cớ hết tiền để kết liễu sinh mệnh của tờ báo. Họ có nói: ‘Ai lại tờ báo của Tổng hội mà đi dạy Tổng hội về vấn đề thống nhất bao giờ’.” [9]
              

    Một trong những bài viết trong số báo cuối cùng (số 28) của tờ Phật giáo Việt Nam, phát hành vào tháng 4/1959. Số báo đầu tiên phát hành vào tháng 9/1956. Ảnh: Thư viện Hoa Sen.

              
    “Thế là chúng tôi mất khí giới cuối cùng. Chính trị thì khôn ngoan, tìm đủ mọi cách cho tiềm lực dân tộc không có cơ hội phát hiện. Tổ chức Phật giáo thì thủ cựu, chia rẽ. Chúng tôi, những người trẻ tuổi, không có tiền bạc. Không có uy thế, không có một ‘miếng đất để cắm dùi’, làm sao thực hiện được ước mộng? Sau một thời gian ốm đau tưởng chết, tôi rút về nằm ở ngôi chùa nhỏ bé và an tĩnh ở Blao [Đà Lạt].” [10]




    Đến Hoa Kỳ (1961 – 1963)

    Không lâu sau đó, ông cùng những người bạn thành lập Phương Bối, một chỗ tu tập và sống cuộc đời đạm bạc cách Sài Gòn hơn 180 cây số. Nơi này chỉ tồn tại được một thời gian thì lại bị chính quyền đàn áp do nghi ngờ dính líu đến các hoạt động chống chính quyền. Trước tình hình đó, Thích Nhất Hạnh phải trốn về Sài Gòn để lánh nạn. Năm 1961, vì thời cuộc bức bối, ông sang Hoa Kỳ nghiên cứu về Phật giáo ở Đại học Princeton rồi giảng dạy tại Đại học Columbia.
              

    Quang cảnh hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu vào ngày 11/6/1963 tại Sài Gòn để phản đối chiến tranh và chính sách đàn áp tôn giáo của Tổng thống Ngô Đình Diệm. Ảnh: Malcolm Browne/ AP.

              
    Mâu thuẫn giữa Phật giáo và chính quyền Ngô Đình Diệm lên đến đỉnh điểm vào năm 1963. Phật giáo phản kháng bằng nhiều cuộc biểu tình, tự thiêu trên đường phố nhằm gây chú ý trước tình trạng đàn áp tôn giáo.

    Thích Nhất Hạnh lúc này ở Mỹ cũng bắt đầu bận rộn với việc vận động cho quyền tự do tôn giáo và chống chiến tranh ở quê nhà. Ông xuất hiện trên truyền hình, gặp ký giả, dịch các tài liệu về vi phạm nhân quyền ở Việt Nam, vận động các tổ chức quốc tế và Liên Hiệp Quốc can thiệp vào tình hình bi đát ở nước nhà.





    Dấn thân với các hoạt động xã hội (1963 – 1966)

    Sau khi Tổng thống Ngô Đình Diệm bị ám sát, Thích Nhất Hạnh trở về Sài Gòn vào tháng 12/1963 theo lời mời của Tổng hội Phật Giáo Việt Nam.

    “Dọc theo con đường dài từ phi trường Tân Sơn Nhất về nhà, tôi chứng kiến lại một cách hiện thực tình trạng chậm tiến của xứ sở này. Những dãy nhà còn lụp xụp ngổn ngang, đầy nhóc những người, những bác xa phu cong lưng đạp xích lô, mồ hôi nhễ nhại.

    Dân nông thôn đã đổ xô lên Sài Gòn quá nhiều. Chắc chắn là vùng quê ít chỗ có được an ninh. Những hình ảnh đó khiến tôi nao nao. Việt Nam đang ở trong một giai đoạn lịch sử quyết liệt. Không biết chúng tôi có thể làm được cái gì để đóng góp vào trong cái hướng đi mới của một dân tộc vừa thoát khỏi một chế độ độc tài hay không.” [11]
              

    Thích Nhất Hạnh vào năm 1966. Ảnh: PVCEB.

              
    “Xã hội chúng tôi đã bị phân hóa quá, bởi vì chiến tranh […]. Ngày nay quần chúng nghi ngờ mọi thiện chí, mọi hứa hẹn. Chúng tôi nhận thấy ngoài chất liệu tôn giáo, không còn có chất liệu nào có thể tạo dựng được đoàn kết tính và xã hội tính.” [12]

    “[…] trong hàng chục năm qua, người dân đã nghe quá nhiều những hứa hẹn cải tiến xã hội nhưng nếp sống cơ cực vẫn hoàn cơ cực. Thêm vào đó, chiến tranh làm cho ruộng vườn hư nát, làm cho cơ nghiệp sụp đổ, làm cho an ninh bị đe dọa.

    Người dân quê đã bị đánh lừa nhiều lần khiến họ không còn tin tưởng ở một lời hứa hẹn đường mật nào nữa. Họ đã bị lợi dụng. Và họ đã sợ hãi phần đông những người cán bộ mà họ tiếp nhận từ trung ương. Họ [những cán bộ] chẳng làm được việc gì đáng kể. Họ chỉ tuyên truyền qua loa chính quyền, và được đào tạo cấp bách, non nớt, không hiểu được tâm lý quần chúng, không có tâm niệm phụng sự, họ nói và làm những điều phật ý nông dân.” [13]

    “Người Mỹ đã tin tưởng quá ở mãnh lực đồng tiền và chính phủ của ông Diệm, đã tin tưởng quá ở sức mạnh bạo lực.

    Ấp chiến lược […] nhắm tới một mục tiêu quân sự và chính trị chứ không nhắm tới mục tiêu xã hội. Chính vì thế mà những tuyên truyền về cách mạng xã hội đều không được ai nghe theo. Chúng tôi thấy rõ điều đó và đã quyết định với nhau rằng một phong trào dựng lại xứ sở cần được đặt trên một căn bản hoàn toàn khác biệt. Chúng tôi muốn mở một mặt trận chống lại nghèo đói, ngu dốt, bịnh tật và vô tổ chức.” [14]

    “Tương lai đất nước chúng tôi tùy thuộc vào rất nhiều ở những nỗ lực hiện tại để cải tiến xã hội nông thôn. Chủ quyền độc lập của xứ sở chúng tôi […] chỉ có thể đảm bảo khi nào chúng tôi có thể đứng vững trên hai chân của chúng tôi.” [15]

    “Chúng tôi đã làm xong một dự án về một tổ chức đào tạo, những ‘làng tự nguyện’. Những người này [những thanh niên] sẽ được huấn luyện kỹ lưỡng, có đủ kiến thức về xã hội về tôn giáo và nhất là về phương pháp thực hiện các dự án chống nghèo đói, bệnh tật, ngu dốt và vô tổ chức.

    Họ sẽ hành động không vì lương bổng, quyền hành mà vì tình thương, ý thức và trách nhiệm và ý thức tự nguyện. Chỉ với chất liệu tâm lý do chí nguyện đó, họ mới có thể thành công. Mà những người trai trẻ như thế […] không hiếm ở đất nước này đâu. Tôi dám chắc […] là có hàng vạn hay hàng chục vạn. Tôi đã gần gũi họ trong những ngày gần đây, và đã thấy trong mắt họ sáng lên trong niềm tin mới. Chỉ trong mấy tháng nữa chúng tôi khai giảng trường Thanh niên Phụng sự Xã hội, và ngôi trường này sẽ là một trường chuyên nghiệp thông thuộc một viện đại học trẻ trung vừa mới thành lập. Ban giảng huấn của trường gồm toàn những người trẻ tuổi, tất cả đều nao nức về công việc sắp thực hiện.” [16]

    “Chúng tôi hiện có hai làng thí điểm tại miền Nam, hai làng tại miền Trung – một tại Khánh Hòa, một tại Thừa Thiên.“ [17]

    “Ba tiếng ‘làng tự nguyện’ gợi cho chúng ta hình ảnh một khu làng mà trong đó dân chúng tự tổ chức lại nếp sống kinh tế, giáo dục và y tế của họ theo những tiêu chuẩn phát triển cộng đồng.

    Họ chấm dứt thái độ tiêu cực và trông chờ, phải có những người bạn có óc tổ chức, có kiến thức căn bản về sinh hoạt xã hội nông thôn sống ngay trong xóm làng, làm chất men cho tinh thần tự nguyện phát khởi. Ở khu làng thí nghiệm này, chúng tôi đã được dân làng chấp nhận [sau một khoảng thời gian thí nghiệm] như là anh em bà con của họ, cái nhà mà tôi đang ở đây là một cái nhà bốn gian, ba gian là trường học, một gian là trạm y tế. Tất cả đều do các nông dân trong làng tạo dựng, với sự có mặt của chúng tôi.” [18]


    Học viên của trường Thanh niên Phụng sự Xã hội. Ảnh: PVCEB.
    “Ban đầu thì phải nghiên cứu về tình trạng chung của làng về các mặt y tế, giáo dục, kinh tế, xã hội. Rồi tùy theo tình trạng mà bắt đầu công cuộc cải tiến. Phải đánh thức ước muốn của dân làng dậy bằng những công tác trình diễn chứng minh. Và tự nhiên dân làng hưởng ứng. Tuy vậy cũng công tác đầu phải làm ở nhiều làng vốn không phải là những công tác y tế và giáo dục.

    [Về giáo dục], ban đầu, một công tác viên về làng, và làm quen với vài em bé trong lúc chơi đùa, câu cá, hát hò. Rồi anh công tác viên đó hỏi thăm về sự học hành của các em, và rốt cuộc là các em bằng lòng để cho anh dạy cho mà học thay vì đi chơi rong suốt ngày. Họ ngồi dưới gốc cây, kê một tấm gỗ để viết chữ. Thế rồi chỉ một tuần sau, số học trò tăng lên mười mấy em.

    Khi học trò đông quá mà chỗ học thiếu thốn, các phụ huynh họp lại để giải quyết vấn đề trường ốc. […] Một buổi họp như thế cố nhiên đưa đến kết quả là sự quyết định dựng một ngôi trường cho làng. Và người thì cho tre, người thì cho gỗ, người thì cho gạch, người thì cho công. Vật liệu không hiếm. Ban đầu chỉ cần là trường bằng tre, tranh và đất thôi. Khi mà dân làng ý thức được sự cần thiết, thì tự nhiên khả năng của thôn quê để tự cải tiến trở nên lớn lao. […] Họ không cầu xin của Chính phủ hay của viện trợ một xu nào.” [19]

    Năm 1965, cuộc chiến ở miền Nam ngày càng leo thang.

    “Tháng Sáu năm 1965, tôi đã viết một lá thư cho mục sư Martin Luther King để giải thích vì sao các nhà sư Việt Nam lại tự thiêu. Tôi nói rằng đó không phải là một vụ tự sát. Để tiếng nói được lắng nghe trong tình trạng đất nước lúc đó là rất khó khăn. Đôi khi chúng tôi phải tự thiêu mình để tiếng nói được lắng nghe. Đó là sự từ bi. Đó là hành động của tình yêu thương và không tuyệt vọng.” [20]

    Sự thành công của “làng tự nguyện” đã gây được ấn tượng với Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất. Tháng 9/1965, giáo hội cho phép thành lập trường như một phân viện của Viện Đại học Vạn Hạnh. Tuy nhiên, sau lời kêu gọi hòa bình của Thích Nhất Hạnh vào năm 1966 thì trường bị loại khỏi viện đại học này vì ông bị cho là thân cộng sản. Mặc dù vậy, trường vẫn tiếp tục phát triển.

    “Chúng tôi đã lập được trường Thanh niên Phụng sự Xã hội đào tạo trên 600 tác viên và hàng ngàn trợ tác viên và cảm tình viên (làm việc công quả mà không nhận phụ phí), thành lập các làng hoa tiêu và làng tự nguyện để nâng cao phẩm chất của sự sống ở nông thôn về cả bốn mặt giáo dục, y tế, kinh tế và tổ chức.

    Chúng tôi đã có những công tác tại các xóm nghèo Mã Lạng Quốc Thanh, Cầu Bông Bàn Cờ, và các lớp trung học miễn phí đêm (bắt đầu từ năm 1961, của Đoàn Sinh viên Phật tử Sài Gòn). Chúng tôi bắt đầu lập làng Tình Thương […] với hơn 100 sinh viên Phật tử. Chúng tôi đã tổ chức những đoàn sinh viên đi lạc quyên để cứu lụt và cứu đói [vào năm 1964] dọc theo hai bờ sông Thu Bồn lên đến Thượng Nguồn.”

    Đến năm 1966, Thích Nhất Hạnh trở thành một trong những nhân vật lãnh đạo phong trào Phật giáo trong nước. Ông còn là một trong những người sáng lập ra Viện Cao đẳng Phật học tại chùa Pháp Hội (sau chuyển thành Viện Đại học Vạn Hạnh vào năm 1966), [21] nhà xuất bản Lá Bối và Dòng tu Tiếp Hiện (một dòng tu thể hiện sự dấn thân của Phật giáo vào đời sống).
              

    Sáu đệ tử trong Dòng tu Tiếp Hiện cũng là thành viên của Trường Thanh niên Phụng sự Xã hội được Thích Nhất Hạnh truyền giới trước khi ông xuất ngoại vào năm 1966. Ảnh: PVCEB.

              



    Vận động cho hòa bình (1966 – 1975)

    Ngày 12/5/1966, Thích Nhất Hạnh khi ấy 40 tuổi rời Việt Nam để vận động cho hòa bình tại quê nhà.

    “Chiều mai tôi phải đi rồi.” [22]

    “Đêm nay, trời sáng tỏ một cách kỳ lạ. Tôi chưa đi mà đã nhớ nhà rồi. Tôi đi rồi tôi lại về thì có sao đâu. Lòng tôi hơi xao xuyến một chút, nhưng mà vẫn yên tĩnh. [23]

    Tôi tới Hoa Kỳ để kêu gọi chấm dứt thả bom. Thời điểm đó, nửa triệu quân lính Hoa Kỳ đã có mặt tại Việt Nam, trong số đó có trên năm mười ngàn quân nhân đã bị giết hay mất tích trong chiến tranh. Đất đai, rừng núi, sông ngòi bị tàn phá và ô nhiễm vì các chất độc hóa học.

    Khi ấy tôi đã là một giáo thọ và nhà văn được biết tiếng trong nước. Tôi có ý định ở lại Hoa Kỳ trong ba tháng để kêu gọi chấm dứt chiến tranh. Nhưng sau ba tháng, tôi được biết là chính quyền Việt nam không cho phép tôi trở về nước vì tôi đã cả gan lên tiếng kêu gọi hòa bình.” [24]
              

    Thích Nhất Hạnh lên đường sang Mỹ để vận động ngừng chiến tại Việt Nam. Ảnh: PVCEB.

              
    “Chúng tôi bị kẹt giữa hai bên lâm chiến và chúng tôi buộc phải lên tiếng. Nhưng đa số chúng tôi không có đài phát thanh, không có đài truyền hình, không có báo chí để nói lên thực trạng. Những ai dám kêu gọi chống chiến tranh đều bị bắt. Cho nên có những người đã tự thiêu để thu hút công luận, để công luận không còn thờ ơ trước nỗi đau của đa số dân chúng không muốn chiến tranh.” [25]

    “Chỉ khi đó báo chí mới thấy rằng đa số người dân Việt Nam không chấp nhận chiến tranh. Đó là lý do vì sao tôi quyết định đi sang các nước Tây phương để nói cho thế giới biết những đau khổ của đất nước Việt Nam và dân tộc Việt Nam.” [26]

    “Trong năm đầu tiên, tôi đã nằm mơ về đến nhà gần như mỗi đêm. Tôi đã thấy mình leo lên một ngọn đồi xinh đẹp, rất xanh, rất hạnh phúc, và đột nhiên tôi thức dậy và thấy mình sống lưu vong. […] Một năm sau đó thì giấc mơ như thế dừng lại.” [27]
              

    Thích Nhất Hạnh dành toàn thời gian để tranh đấu cho hòa bình ở quê nhà từ năm 1966. Ảnh: PVCEB

              
    “Đúng một năm sau khi tôi viết thư cho mục sư King thì tôi gặp ông ấy ở Chicago. Chúng đã có một cuộc thảo luận về hòa bình, tự do và cộng đồng. Và chúng tôi đồng ý rằng nếu không có cộng đồng chúng tôi không thể tiến xa trong cuộc vận động của mình.” [28]

    Năm 1967, Martin Luther King đã đề cử Thích Nhất Hạnh cho Giải Nobel Hòa bình.

    “Tôi nhớ lần cuối cùng tôi gặp mục sư King tại Thụy Sĩ, trong một hội nghị do Hội đồng Thế giới các Giáo hội (World Council Churches) tổ chức, lấy tên là Pacem in Terris (Hòa bình trên Trái đất). […] Đó là năm 1968. Mục sư đã mời tôi lên ăn sáng để đàm đạo: vì bận họp báo nên tôi lên trễ nửa giờ. Ông vẫn cố giữ thức ăn sáng cho nóng. Trong buổi gặp gỡ này, tôi đã có dịp nói với ông là: các bạn ở Việt Nam rất yểm trợ ông và xem ông như một vị Bồ Tát sống, ông rất hoan hỷ khi nghe như thế và sau này mỗi khi nghĩ tới buổi họp mặt ấy, tôi lại thấy hài lòng vì đã nói được với ông câu ấy, bởi vì chỉ mấy tháng sau ông bị ám sát.” [29]

    “Khi tôi nghe về vụ ám sát mục sư King, tôi không thể tin được. Tôi nghĩ: ‘Người Mỹ đã tạo ra King nhưng không có khả năng bảo vệ ông ấy’.” [30]
              

    Thích Nhất Hạnh cùng mục sư Martin Luther King trong một cuộc họp báo về chiến tranh Việt Nam ở Chicago vào ngày 31/5/1966. Ảnh: PVCEB.

              



    Thành lập tăng đoàn ở hải ngoại (những năm 1980 – 2018)

    “Sau khi được biết chính phủ Việt Nam Cộng hòa không muốn tôi trở về Việt Nam, tôi vẫn tiếp tục kêu gọi chấm dứt chiến tranh Việt Nam tại Hoa Kỳ. Sau đó, tôi đi sang châu Âu, châu Á và châu Úc. Cuối cùng tôi dừng lại ở Paris và thiết lập một trung tâm tu học để tiếp tục công tác kêu gọi hòa bình.” [31]
              

    Thích Nhất Hạnh và tu sinh ở Làng Mai vào năm 1990, lúc đó ông 64 tuổi. Ảnh: Simon Chaput.

              
    Trong khi lưu vong, Thích Nhất Hạnh vẫn liên lạc và sắp xếp những hoạt động nhân đạo tại Việt Nam và ở các nước khác.

    “Chúng tôi đã lập trường Thanh niên Phụng sự Xã hội (từ 1965 đến 1975), Ủy ban Tái thiết và Phát triển Việt Nam (từ 1971 đến 1975 dưới sự lãnh đạo của hòa thượng Thiện Hòa).

    Trong chương trình Máu Chảy Ruột Mềm trên biển Nam Hải, [chúng tôi] đã điều động vớt được 600 thuyền nhân trên biển (1976). Tiếp đó là chương trình thầm lặng cứu người bằng ghe đánh cá trên vịnh Thái Lan […] (1976 – 1978). Chúng tôi đã thành lập Chương trình Cứu trợ xã hội Hiểu và Thương và hoạt động âm thầm từ năm 1975 tới 2009.” [32]

    Và nhiều chương trình nhân đạo khác. Tuy nhiên, ông không lên tiếng trực tiếp và mạnh mẽ khi chính quyền đàn áp tàn nhẫn đồng môn của mình ở quê nhà sau năm 1975.

    “Trong gần 30 năm hành đạo tại Tây phương, tôi đã truyền Năm Giới cho hàng trăm ngàn người Âu, Mỹ, Nga, Úc, Trung Hoa, Nhật Bản… Người nào cũng pháp danh bắt đầu bằng chữ Tâm, thế hệ thứ 43 của phái Lâm Tế và cũng là thế hệ thứ chín của dòng Liễu Quán.”
              

    Thích Nhất Hạnh chủ trì một buổi lễ truyền đăng công nhận những môn đồ trở thành giảng sư dạy về thiền định. Ảnh: Simon Chaput.

              



    Trở về Việt Nam sau 40 năm ở hải ngoại (2005)

    Từ thập niên 1990, chính quyền Việt Nam mở cửa với thế giới. Những thuyền nhân, những người đã ra đi sau năm 1975 được kêu gọi quay về quê hương đóng góp cho kinh tế. Những nhân vật nổi tiếng được chính quyền mời về nước để thu hút những người Việt đã bỏ xứ ra đi.
              

    Thích Nhất Hạnh và tăng thân Làng Mai thiền hành tại Hồ Gươm vào năm 2005. Ảnh: PVCEB.

              
    “Suốt thời gian bốn mươi năm, chúng tôi đã cố gắng dàn xếp để trở về Việt Nam. Cuối cùng, tháng Giêng 2005, tôi được phép trở về quê hương.

    Phái đoàn cùng về Việt Nam với tôi gồm hai trăm người. Tôi muốn trở về Việt Nam như một tăng thân, một tăng thân đích thực chứ không phải như một tế bào (bị rách ra khỏi cơ thể như lúc ra đi), để trình bày pháp môn thực tập hiểu biết và thương yêu, bởi vì chúng tôi biết rằng nếu chúng tôi thực tập vững vàng, tinh tấn và chân thực thì chúng tôi có thể chuyển hóa sự nghi ngại của chính quyền.” [33]
              

    Thích Nhất Hạnh cùng tu sinh đi trên một con đường ở Huế trong lần đầu tiên trở về nước vào năm 2005. Ảnh: PVCEB.

              
    Các hoạt động tu tập của ông trong lần đầu trở về nước đã gây được ấn tượng với chính quyền nhưng vẫn luôn bị công an Việt Nam giám sát vô cùng chặt chẽ. Thích Nhất Hạnh cùng môn đồ được phép tổ chức nhiều buổi nói chuyện công khai với công chúng, bao gồm các đảng viên ở thành phố Hồ Chí Minh, Thừa Thiên – Huế và Hà Nội.




    Nói về chính trị (2007)

    “Trưa ngày 9/10/2007, tạp chí Time có đến vấn tôi về những biến cố ở Miến Điện và về vấn đề hâm nóng Trái Đất. […] Tôi có nói các vị xuất gia bên ấy đã can đảm đứng dậy đưa đường chỉ lối cho toàn dân về vấn đề nhân quyền và dân chủ. Các vị đã tỏ ra xứng đáng là những người lãnh đạo tâm linh của đất nước.

    Tuy đang bị đàn áp, tù đày hoặc giết chóc, nhưng tâm của họ rất an, vì họ đã làm được việc họ phải làm: Cung cấp cho đất nước và dân tộc họ vai trò lãnh đạo tâm linh. […] Các tầng lớp dân chúng trong nước mỗi khi nghĩ đến các vị ấy là thấy lòng mình xúc động. Chính năng lượng của tình thương và của niềm tin ấy sẽ là động lực nuôi dưỡng hành động của họ để mang lại nhân quyền và dân chủ cho đất nước họ. Thế giới đang yểm trợ Miến Điện, như thế giới đã từng yểm trợ cuộc tranh đấu của Phật tử và đồng bào Việt Nam trong những năm sáu mươi […] Không phải chỉ một Phật tử đứng lên mà toàn thể các Phật tử cùng đứng lên một lượt. Bây giờ Miến Điện cũng thế. Không phải chỉ một thầy đứng lên mà tất cả các thầy đều đứng lên. Đây mới thật sự là lãnh đạo tâm linh.” [34]
              

    Thích Nhất Hạnh được đón chào nồng nhiệt trên hầu hết các quốc gia mà ông đặt chân đến. Ảnh Thích Nhất Hạnh cùng tu sinh tại Indonesia. Ảnh: PVCEB.

              
    “Đất nước và dân tộc không thể không có một chiều hướng tâm linh. Đời người cũng không thể thiếu vắng một chiều hướng tâm linh. Thiếu một con đường tâm linh, ta sẽ không có khả năng đối diện với khổ đau, chuyển hóa khổ đau và hiến tặng được gì cho cuộc đời. Người không có đường đi là người đi trong bóng tối. Có đường đi rồi, ta sẽ không còn lo sợ.

    Tăng thân của tôi và tôi đã thực tập quán chiếu khổ đau không những cho phe cộng sản hay phe chống cộng mà của cả những người lính Hoa Kỳ, vì họ đã bị đưa tới một đất nước xa lạ để giết người và bị giết. Tôi không hận thù bởi vì tôi có hiểu biết về thương yêu. Rất nhiều người trong chúng tôi đã sống sót được nhờ thực tập hiểu biết và thương yêu đó.

    Kinh nghiệm của tôi từ những cuộc chiến tại Việt Nam đã khiến cho tôi tin tưởng vững chắc rằng bạo lực không thể loại trừ được khủng bố. Và lắng nghe sâu có sức mạnh hơn bom đạn. Khủng bố sinh ra do tri giác sai lầm. Quân khủng bố có tri giác sai lầm về họ và về chúng ta. Vì thế nên họ muốn tiêu diệt chúng ta, trừng phạt chúng ta.

    Nếu hiểu được cách tư duy, cũng như cách nhận thức của họ thì chúng ta có thể giúp họ loại bỏ tri giác sai lầm. Loại trừ tri giác sai lầm là nền tảng của công cuộc chuyển hóa bạo động, khủng bố và xây dựng hòa bình.” [35]




    Nói về môi trường và kinh doanh (2007)
              

    Thích Nhất Hạnh cùng tu sinh trên đỉnh núi Vulture Peak linh thiêng của Phật giáo ở Ấn Độ vào năm 2008. Ảnh: Borje Tobiasson.
              
    “[Về hiểm họa trái đất bị hâm nóng], sẽ có nhiều những người trong chúng ta chết vì tâm bệnh (vì lo sợ, tuyệt vọng mà sinh bệnh ngày càng nhiều), trước khi hiểm họa kia đi tới.

    Trong buổi giảng [vào tháng 10/2007 tại trường Đại học San Diego], tôi đã đưa ra phương pháp thực tập mà Đức Thế Tôn chỉ dạy: Nhìn nhận và chấp nhận sự thật mà đừng trốn tránh nó […]: Tôi thế nào cũng phải già, phải chết, phải bệnh. […] Tôi không mang theo được gì hết ngoài thân nghiệp, khẩu nghiệp và ý nghiệp của tôi. Đó là gia tài duy nhất mà tôi có thể mang theo. Thực tập chấp nhận được như thế, mình sẽ có bình an, mình sẽ có khả năng sống lành mạnh và từ bi, không còn gây đau khổ cho mình và cho người khác.” [36]

    “Mẹ ta, Trái Đất, Hành tinh xanh, đã từng bị khốn khổ nhiều lần, đã từng khổ đau vì thầy đàn con dại dột. Chúng ta tàn phá Đất mẹ như một loài vi trùng tàn phá một cơ thể con người, vì Đất mẹ cũng là một cơ thể. Nhưng có những loài vi khuẩn rất thân hữu và có ích cho cơ thể con người. Hàng tỉ con như thế đang có mặt trong ta, nhất là trong hệ thống tiêu hóa, chúng giúp bảo vệ cơ thể và chế tác những sinh tố mà ta cần đến. Loài người có thể là những sinh vật có khả năng bảo vệ cơ thể Đất mẹ như thế, nếu loài người tỉnh thức, biết sống có trách nhiệm và từ bi. Đạo Phật ra đời là để ta học sống có trách nhiệm và từ bi. Ta phải thấy được tính cách tương tức, đồng sinh cộng tử giữa ta với Đất mẹ.” [37]
              

    Thích Nhất Hạnh trồng cây bồ đề ở Ấn Độ vào năm 2008. Ảnh: PVCEB.

              
    “Đối với vấn đề bảo vệ môi trường cũng thế. Kinh doanh với tâm từ bi, với ý thức trách nhiệm là điều có thể làm được. Kinh doanh với tâm từ bi không làm suy yếu khả năng cạnh tranh mà trái lại có thể gia tăng lợi tức. Ngoài ra ta có thể thêm bạn và hạnh phúc hơn. […] Còn chỉ lo thu lợi mà làm ảnh hưởng tới môi trường tức là ta không còn từ bi và sẽ gây tàn hại sinh vật. Nếu biết rằng ta đang tàn hại sinh vật thì lương tâm ta bất an và sinh ra nội kết. Mặc dầu làm ra nhiều tiền, nhưng lương tâm ngày càng bất an thì một ngày nào đó ta sẽ không còn hạnh phúc được nữa.” [38]




    Tổ chức các “trai đàn chẩn tế” tại Việt Nam (2007)

    Năm 2007, Thích Nhất Hạnh cùng môn đồ được trở về nước lần thứ hai. Trong chuyến đi này, ông đã tổ chức các buổi cúng cầu siêu quy mô lớn ở nhiều nơi.
              

    Đông đảo Phật tử và công chúng đón tiếp Thích Nhất Hạnh cùng tu sinh tại sân bay Tân Sơn Nhất trong chuyến về nước năm 2007. Ảnh: PVCEB.

              
    “Những oan ức và khổ đau của hàng triệu người Việt trong và sau thời gian chiến tranh đã dồn chứa lại, và năng lượng tiêu cực ấy đã đè nặng lên đời sống của dân tộc trong bao nhiêu thập niên.

    Tại các trai đàn chẩn tế, chúng ta đã hết lòng chế tác năng lượng từ bi, của tha thứ, của bình an để mong chuyển hóa được thứ năng lượng tiêu cực kia. Ta đã mời những người đã chết, đi bằng hai chân của chúng ta. Ta đã mời các vị ấy nhìn bằng hai mắt của chúng ta để thấy rằng non sông cẩm tú vẫn còn đó, và chúng ta nguyện nỗ lực giữ gìn để đừng đánh mất non sông ấy.” [39]
              

    Thích Nhất Hạnh trong lễ truyền Năm Giới tại chùa Bằng trong chuyến về nước vào tháng 5/2008. Ảnh: PVCEB.

              



    Vụ việc Bát Nhã (2005 – 2009)

    Không lâu sau chuyến về Việt Nam lần thứ ba vào năm 2008, xung đột lớn xảy ra giữa những môn sinh tu tập theo pháp môn Làng Mai và các môn đồ của chùa Bát Nhã cùng tu tập tại ngôi chùa này ở Bảo Lộc, Lâm Đồng. Chính quyền Việt Nam bị cáo buộc có nhúng tay vào vụ việc.

    Sau khi chùa Bát Nhã được mở rộng làm nơi tu tập cho môn sinh theo pháp môn Làng Mai từ năm 2005 thì đến giữa năm 2008, trụ trì chùa Bát Nhã không chấp nhận những môn sinh Làng Mai nữa (trước đó trụ trì đã xin hiến chùa cho thiền sư Thích Nhất Hạnh để truyền dạy pháp môn Làng Mai tại Việt Nam). [40] Sau khi trụ trì chùa Bát Nhã từ chối các môn sinh Làng Mai, chính quyền ra quyết định trục xuất 379 tu sinh ra khỏi chùa sau hàng loạt các vụ bạo động ở đây do đám đông được cho là “người dân” gây ra.

    Đến tháng 9/2009, tu viện Bát Nhã bị một nhóm người đến đập phá. Các môn sinh Làng Mai tin là những người này có sự ủng hộ của công an. Toàn bộ tăng ni theo pháp môn Làng Mai bị đuổi hết ra khỏi chùa sau nhiều tháng bị cắt điện và nước. Họ đến tạm lánh ở chùa Phước Huệ được một thời gian, nhưng sau đó cũng phải rời khỏi ngôi chùa này. [41]


    Vụ việc này bắt đầu không bao lâu sau Lá thư Làng Mai số 31, đăng vào tháng 2/2008. [42] Báo Công an Nhân dân cũng sử dụng bức thư này để phỉ báng Làng Mai và Thích Nhất Hạnh vì cho rằng ông muốn can thiệp quá sâu vào quản lý tôn giáo và chính trị khi nêu nhiều quan điểm liên quan đến đảng, “công an tôn giáo” và Ban Tôn giáo Chính phủ. [43]

    Trong bức thư gửi tu sinh trong nước vào tháng 12/2009, Thích Nhất Hạnh đã viết: [44]

    “Muốn có dân chủ và nhân quyền người dân phải biết tranh đấu, và cuộc tranh đấu có thể phải kéo dài trong nhiều thập niên. Chúng ta là những người tu, chúng ta không có mặt trong những phong trào tranh đấu chính trị mà chỉ tranh đấu trong phạm vi văn hóa và đạo đức.

    Có rất nhiều vị tôn túc trong giáo hội rất muốn che chở cho các con Bát Nhã của Thầy. Các vị ấy đã cố gắng lên tiếng nhiều lần, thậm chí đã đưa ra đề nghị bảo lãnh để cho các con có pháp lý tu học, nhưng vì giáo hội không có giáo quyền thật sự cho nên những đề nghị ấy đã bị Công an và Ban Tôn Giáo Nhà nước bác bỏ. Đất nước chúng ta chưa thực sự có tự do tôn giáo, và nhà nước đang quản lý chặt chẽ guồng máy giáo hội, và giáo hội bất lực không che chở được ngay chính con em của mình.

    Xã hội hiện giờ đầy dẫy tệ nạn: tham nhũng, lạm quyền, ma túy, bạo động, đĩ điếm, gia đình đổ vỡ, tự tử, thác loạn. Chúng ta tu tập và tổ chức cho người khác tu tập để đối phó, ngăn ngừa và gột sạch những tệ nạn ấy, và đó là cách thức yêu nước yêu dân của chúng ta. Chúng ta là công dân của một nước độc lập, có hiến pháp, có luật pháp, chúng ta phải có quyền làm việc ấy. Không ai có thể tước đoạt quyền công dân ấy của chúng ta.”

    Đầu năm 2010, trong một bài viết, Thích Nhất Hạnh đã gọi vụ việc ở chùa Bát Nhã là một “công án thiền”. Những nhận định của ông trong bài viết này cũng phản ánh về quyền tự do tôn giáo ở Việt Nam: [45]

    “Tại sao mình chỉ muốn tu thôi mà người ta không cho mình tu? Tại sao các bậc tôn túc muốn che chở bảo lãnh cho mình tu mà nhà nước lại không cho bảo lãnh? Mình có biết chính trị là cái gì đâu và chẳng tha thiết gì tới chuyện chính trị, tại sao người ta cứ nói là mình làm chính trị và tại sao cứ nói Bát Nhã là một mối đe dọa cho an ninh quốc gia? Tại sao phải giải tán cho được Bát Nhã dù phải áp dụng những biện pháp như thuê côn đồ, vu khống, lừa gạt, đánh đập, đe dọa? Tại sao họ là những người đáng bậc cha chú mình mà họ nỡ làm như thế đối với mình? Nếu nhà nước không cho mình tu chung như một Tăng thân nữa mà bắt mình phải mỗi người đi một ngả thì làm sao trong tương lai mình có thể có lại một Tăng thân? Tại sao ở các nước khác người ta có tự do để thực tập pháp môn, còn ở đây thì không? Những câu hỏi như thế dồn dập đi tới.”

    Đặt mình thuộc hàng giáo phẩm của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, ông lên tiếng:

    “Nhưng tại sao mình [những giáo phẩm của Giáo hội Phật giáo Việt Nam] bất lực không che chở được cho họ? Tại sao mình phải sống và hành xử như một nhân viên của chính quyền? Tách rời chính trị khỏi tôn giáo, giấc mơ này đến bao giờ mới thực hiện được? Trong thời Thực dân, trong thời ông Diệm và ông Thiệu, tuy hành đạo có khó khăn thật đấy, nhưng người tu cũng không bị kiểm soát gắt gao quá đáng như trong hiện tại. Người ta chỉ muốn có một đạo Phật của tín mộ, của thờ cúng, người ta không muốn có một đạo Phật có khả năng lãnh đạo tinh thần và văn hóa đạo đức cho quốc dân. Một đạo Phật thật sự có uy quyền lãnh đạo tinh thần, người ta rất sợ. Người ta chỉ chấp nhận được một tổ chức Giáo Hội mà người ta có thể kiểm soát được, sai xử được.”
              

    Thích Nhất Hạnh có sức ảnh hưởng lớn đối với công chúng ở nhiều đất nước. Thích Nhất Hạnh cùng tu sinh tổ chức thiền định tại quảng trường Trafalgar, Anh Quốc, vào ngày 31/3/2012. Ảnh: PVCEB.

              



    Di nguyện về tang lễ (2012)

    Năm 2012, trong buổi tụ họp nhân ngày sinh của mình tại Làng Mai, Thích Nhất Hạnh nói với môn đồ về việc chôn cất ông sau khi qua đời:

    “Thầy không muốn sau này quý vị xây cho Thầy một ngôi tháp ở Tổ Đình. Xây tháp như thế sẽ không có ý nghĩa gì nếu ngày hôm nay quý vị không nối tiếp được những gì Thầy đang trao truyền.

    Thầy rất không thích chuyện lấy một mớ tro từ hình hài của Thầy rồi bỏ vào trong một cái hũ, rồi đặt vào trong tháp. Thầy không phải là cái nắm tro đó. Không có lý Thầy chỉ là cái nắm tro ấy hay sao? Thầy nhiều hơn cái nắm tro đó. Thầy là một thực tại linh động, đang sống, đang có mặt khắp nơi. Trong các sư chú và các sư cô đều có Thầy, trong các vị cư sĩ quen biết đều có Thầy.

    Ở chỗ nào mà có thiền hành, thiền tọa, có pháp đàm, có ăn cơm yên lặng, có Sám Pháp Địa Xúc là có Thầy. Không được nhốt Thầy, bỏ Thầy vào trong một cái hũ nhỏ rồi đặt Thầy vào trong một cái tháp. Thầy không muốn Thầy có một cái tháp. Tốn đất chùa vô ích.” [46]




    Nói về chia rẽ Hàn Quốc – Triều Tiên (2014)
              

    Thích Nhất Hạnh trò chuyện trên một chương trình truyền hình ở Seoul vào ngày 13/5/2014. Ảnh: Yonhap.

              
    Năm 2013, Thích Nhất Hạnh đến Hàn Quốc. Tại đây, ông đã chia sẻ suy nghĩ của mình về xung đột ở hai miền đất nước này. [47]

    “Vũ khí hạt nhân cản trở mối quan hệ tốt đẹp giữa miền Nam và miền Bắc. Nó cho thấy sự sợ hãi, giận dữ và nghi ngờ trong chúng ta. Chúng ta sẽ không chế ra vũ khí hạt nhân nếu chúng ta không sợ hãi và giận dữ.

    Để giữ hòa bình, điều đơn giản không phải là gỡ bỏ vũ khí hạt nhân mà là loại bỏ sự sợ hãi, giận dữ và nghi ngờ trong chúng ta. Nếu chúng ta có thể giảm chúng đi thì hòa hợp là một điều dễ dàng.”

    Theo ông, chìa khóa cho sự hòa giải thù hận là lắng nghe với tâm từ bi.

    “Lắng nghe với tâm từ bi làm cho các bên đau khổ ít đi. Nếu chúng ta nhận ra rằng họ cũng như mình thì chúng ta không còn giận nữa.

    Nếu bạn là chính trị gia, bạn có thể sẽ muốn học cách thương lượng trong Phật giáo. Đạo Phật có những chỉ dẫn rất rõ ràng và cụ thể về truyền thông phục hồi và việc mang sự hòa giải trở lại.”




    Sức khỏe suy yếu (2014 – 2018)

    Tháng 11/2014, sức khỏe của ông đã suy yếu. Ông trải qua một cơn xuất huyết não nặng, phải điều trị tại bệnh viện ở Pháp trong nhiều tháng. Đến tháng 4/2015, ông trở lại Làng Mai và sức khỏe hồi phục khá tốt.
              

    Thích Nhất Hạnh cùng tăng thân Làng Mai vào mùa hè năm 2014. Ảnh: PVCEB.

              
    Năm 2015, ông gửi thư đến Liên Hiệp Quốc chia sẻ về vấn đề biến đổi khí hậu. [48]

    “Chúng ta phải tiêu thụ như thế nào để nuôi dưỡng lòng từ bi trong ta. Hiện nay nhiều người trong chúng ta đang tiêu thụ một cách rất bạo động. Những khu rừng đang bị tàn phá để làm đồng cỏ nuôi gia súc lấy thịt hay để trồng ngũ cốc làm rượu, trong khi hàng triệu người trên thế giới đang chết đói. Nếu ta giảm ăn thịt và uống rượu xuống 50% thì đó là một hành động thương yêu, thương yêu chính mình, thương yêu Trái Đất và những loài khác.

    Những thế kỷ của chủ nghĩa cá nhân và cạnh tranh đã gây ra sự tàn phá và chia cách rất lớn. Chúng ta cần tái lập sự truyền thông thật sự với chính mình, với đất Mẹ và với những chủng loại khác trên hành tinh này với tư cách là những đứa con cùng chung một mẹ. Chúng ta cần phát minh ra nhiều kỹ thuật tân tiến hơn để bảo vệ hành tinh này. Chúng ta cần những cộng đồng thật sự và cần sự hợp tác với nhau.”




    Trở về tổ đình Từ Hiếu và qua đời (2018 – 2022)

    Ngày 29/8/2017, Thích Nhất Hạnh trở về Việt Nam kể từ lần thăm gần nhất năm 2008. Lúc này, ông đã 91 tuổi và sức khỏe đã suy yếu rất nhiều.
              

    Thích Nhất Hạnh trong chuyến đi về nước vào năm 2017. Ảnh: Báo Giác Ngộ.

              
    Trong lần trở về vào năm 2018, ông đã xin ở lại chùa Từ Hiếu, ngôi chùa mà ông đã xuất gia vào năm 16 tuổi, cho đến lúc qua đời.

    “Tôi đã quyết định trở về Việt Nam để được sống nơi đất Tổ, có mặt cùng chư huynh đệ và con cháu của Tổ đình cho đến ngày tôi chuyển bỏ hóa thân này.” [49]
              

    Thích Nhất Hạnh gặp các huynh đệ của mình trong chuyến về nước vào tháng 10/2018 và quyết ở lại cho đến khi qua đời. Ảnh: AFP.

              
    Giữa tháng 9/2020, sức khỏe của thiền sư Nhất Hạnh suy yếu nặng. Trong bối cảnh hạn chế nhập cảnh do dịch bệnh COVID-19, chính quyền Việt Nam đã ưu tiên cho các đại đệ tử của ông được nhập cảnh vào Việt Nam để chuẩn bị hậu sự cho ông. [50]
              

    Thích Nhất Hạnh cùng Dalai Lama trong một bức ảnh chụp vào năm 2006. Ảnh: Bhuvan Lall.

              
    Cho đến nay, Thích Nhất Hạnh đã viết hơn 100 cuốn sách, truyền pháp môn Làng Mai ra khắp thế giới. Ông là một trong số ít người Việt Nam có ảnh hưởng đối với quốc tế. Khi nói đến Phật giáo trên thế giới, danh tiếng và tầm hưởng của Thích Nhất Hạnh chỉ đứng sau Dalai Lama. Nhưng đến nay, chính quyền Việt Nam vẫn chưa cho phép pháp môn Làng Mai của ông được truyền dạy ở trong nước.

    Vào lúc 0 giờ, ngày 22/01/2022, thiền sư Thích Nhất Hạnh qua đời tại tổ đình Từ Hiếu, tỉnh Thừa Thiên – Huế, khép lại cuộc đời đầy sống động khi mùa xuân đang đến rất gần, như pháp tự mà ông được đặt: “Phùng Xuân”.





    https://www.luatkhoa.org/2022/01/cuoc-d ... nhat-hanh/
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20163
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

THÍCH NHẤT HẠNH – TÊN VIỆT GIAN CỘNG SẢN ĐỘI LỐT PHẬT GIÁO

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           





              
    THÍCH NHẤT HẠNH

    TÊN VIỆT GIAN CỘNG SẢN ĐỘI LỐT PHẬT GIÁO


    và những
    VỆT MÁU TỘI ÁC
    CỦA "GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT" - KHỐI ẤN QUANG


    hay
    đảng cộng sản việt nam đã và đang khiển dụng
    VỎ BỌC PHẬT GIÁO LÀM PHƯƠNG TIỆN BÔI XÓA TỘI ÁC,
    củng cố quyền lực như thế nào.


    (Phần 1.)

    ________________________
    Thái A _ 8/2012
    Anh Đào tựa dịch (4/11/2012) từ nguyên bản tiếng Đức với sự đồng ý của tác giả Thái A, theo nguồn nhabaovietthuong.com.

    :pntngr: nguyên bản tiếng Đức (Deutsch)
    :pntngr: bản dịch tiếng Anh (English)

              






    DẪN NHẬP ĐỀ:

    1. Theo Hiệp định Genève về việc tạm thời chia cắt lãnh thổ Việt Nam vào ngày 20.07.1954 thì trong một thời gian ngắn, dân chúng hai miền Nam Bắc được tự do quyết định di cư đến hai miền Nam Bắc của đất nước. Ranh giới tạm thời chia cắt đất nước là vĩ tuyến 17, biên giới thiên nhiên là sông Bến Hải.

    Nguyên do của hiệp định này, một bên là âm mưu chiến lược thâm độc của Hồ Chí Minh tự nguyện làm khuyển mã theo chỉ thị của quốc tế cộng sản, được giật dây trực tiếp bởi Moskau và Bắc Kinh, và một bên là nước Pháp, sau khi thất thế tại chiến trường Điện Biên Phủ đang cố gắng để đạt được hiệp định này để rút lui khỏi Việt Nam trong một tư thế khả thi nhất. Các đảng phái quốc gia khác tại Việt Nam đương thời đều phản đối sự chia cắt đất nước một cách ngang trái này.

    Vào thời điểm đó dòng người dân miền Bắc tìm mọi cách chạy trốn chế độ „cộng sản“ của Hồ để di tản về phương Nam đã đột ngột dâng lên một cách chưa từng có. Trong một thời gian ngắn, với sự cố gắng nỗ lực cao cả và sự giúp đỡ của Mỹ, Pháp cùng các tổ chức từ thiện quốc tế, Thủ tướng Ngô Đình Diệm đã tổ chức di cư thành công cho hơn một triệu đồng bào miền Bắc vào miền Nam, và ổn định cuộc sống cho đồng bào những năm sau đó. Mặc cho sự tuyên truyền một chiều, tìm cách ngăn cản và xuyên tạc tẩy não của Hồ và cái gọi là „đảng cộng sản“ của hắn lúc đó đang còn tìm cách che giấu dã tâm khát máu, đại đa số đồng bào miền Bắc đã quyết tâm từ bỏ chế độ cộng sản tại miền Bắc.

    Trong dòng sử Việt, đây là cuộc di cư lịch sử lớn nhất vào thời điểm đó. Nếu không bị những thủ đoạn gian manh tàn ác của Hồ để hòng ngăn cản đồng bào di cư, qua mặt các tổ chức giám sát quốc tế thì dòng người di cư đã vượt xa nhiều lần con số 1 triệu nói trên. Đại đa số đồng bào Việt Nam đã tỏ rõ thái độ phản kháng chế độ cộng sản tại miền Bắc.


    2. Cái gọi là „chính phủ“ của Hồ được giàn dựng bởi đảng cộng sản, trá hình Việt Minh, thành hình bởi lừa đảo, cướp, gìết, khủng bố và mọi thủ đoạn khuynh đảo tiến đến cướp trọn chính quyền của Chính Phủ Liên Hiệp năm 1946 đã không được nhân dân miền Bắc chấp nhận. Hồ và đảng CS đã thi thố mọi thủ đoạn tuyên truyền xuyên tạc và bạo lực nhằm ngăn cản dòng người đang phải dứt lòng bỏ lại xóm làng thân thương, quyết tâm vượt thoát chế độ cộng sản tìm đến bến bờ tự do nơi đất trời phương Nam.

    Cũng theo hiệp định Genève thì sau 2 năm, tức năm 1956 sẽ có một cuộc tổng bầu cử toàn dân để dân chúng hai miền được tự do quyết định bỏ phiếu trong một cuộc bầu cử dân chủ hợp hiến với mục đích là tái thống nhất đất nước. Cuộc bầu cử sẽ được sự kiểm tra và giám sát của Liên hiệp quốc. Nhưng cả sau khi thời hạn di cư, được gia hạn thêm một thời gian ngắn, ngoài thời hạn (300 ngày) đã hết và nhiều năm sau đó, người dân bị trị miền Bắc vẫn còn tìm cách vượt thoát về phương Nam. Tất cả những lần vượt thoát từ miền Bắc của đồng bào qua sông Bến Hải vào Nam, khi bị quân đội miền Bắc phát hiện đều bị truy đuổi, chặn bắt, dùng tên tẩm chất độc và cả vũ khí sát thương hạ sát (mặc dù theo quy định của hiệp định là không được dùng vũ khí sát thương).

    Tình trạng thê thảm tại biên giới Nam-Bắc Việt Nam lúc đó cũng tương tự như hiện trạng nơi biên giới Đông-Tây của một nước Đức từng bị chia cắt, hoặc tại khu vực biên giới Nam-Bắc Triều Tiên hiện tại, nhưng về mức độ thì vượt mọi ranh giới của sự tàn ác và thê lương. Hiệp định Genève đã bị Hồ xé tan và giẫm nát bằng chân từ lúc nó chưa thành hình.


    3. Để có một tầm nhìn khái quát nhưng đầy đủ về về tình hình Việt Nam sau hiệp định Genève 1954 thì văn bản „Tuyên bố của Chính phủ Việt Nam Cộng Hoàngày 26. Tháng Tư. 1958 về những vướng mắc trong vấn đề Tái thống nhất đất nước“ là một tài liệu đặc biệt hữu ích. Văn kiện ngoại giao này được công bố ngày 26.04.1958 bởi văn phòng Sứ thần Việt Nam Cộng Hoà tại Bonn, CHLB Đức. Nguyên bản hiện đang lưu trữ tại trung tâm lưu trữ Văn khố thành phố Stuttgart, tiểu bang Baden Württemberg, CHLB Đức, có thể tìm thấy dưới mã hiệu: „ J 152 D Vietnam Nr.1“.


    4. Cũng trong làn sóng người di cư này đã có khoảng 3000 cán bộ cộng sản trà trộn theo vào Nam, cũng như khoảng 6000 cán bộ cộng sản khác, đều theo lệnh của Hồ cài cắm ở lại miền Nam, nằm vùng tạo dựng cơ sở cho cuộc chiến tranh xâm lăng Việt Nam Cộng Hoà của Hồ sau này. Số cán binh nằm vùng này tăng lên không ngừng vào những năm sau đó.


    5. Miền Nam Việt Nam trong trong giấc mộng xâm lăng của Hồ Chí Minh theo lệnh từ Moskau và Bắc Kinh chỉ là cái bàn đạp đầu tiên. Cái đích của sự toan tính của Hồ nằm trong giấc mộng xâm lăng của đế quốc đỏ, là chiếm cả Đông Dương, gồm cả Lào và Campuchia.


    6. Nói về sự phát triển trong nhiều lĩnh vực như văn hoá, kinh tế, và đặc biệt là tôn giáo trong chế độ ngụy quyền của Hồ lúc đó có thể so sánh là đã bị tụt lùi xuống ngang hàng với thời hậu trung cổ tại châu Âu. Thực trạng Bắc Việt Nam đương thời đã bị biến dạng thành một thứ ngục tù không tường vách, không khác gì với Bắc Triều Tiên hiện tại, nhưng thực trạng này vẫn còn đúng với cả nước Việt Nam cộng sản tới tận ngày hôm nay!

    Cụm từ „Kommun + ismus“ có nguồn gốc từ Âu châu ( nguyên ngữ tiếng Đức: „Kommunismus“ ) đã bị Hồ và tay sai ma mãnh và xuẩn động dịch sang tiếng Việt là „Cộng sản-chủ nghĩa“, với nghĩa chữ nước đôi của cụm từ „cộng sản“ là „tài sản chung/ tài sản cộng đồng“ („gemeinsames Vermögen“), và đi kèm theo nó nào là những „không giai cấp“, „vô sản“ và „bất sở hữu“ (riêng tư)…, sau khi đã qua tay một tập thể trí nô vong bản, lưu manh, nhưng hùng hậu, tô vẽ và tuyên truyền quảng bá cho nhân dân miền Bắc về một „thiên đường cộng sản“ sáng lạn, trong đó „không còn ai được quyền sở hữu một thứ gì riêng tư“. Sự tuyên truyền này về thực chất là một sự cưỡng bức tẩy não tập thể toàn dân. Sự cưỡng bức tuyên truyền có tích chất „cách mạng“ của Hồ và đảng cộng sản nhìn cách nào cũng chỉ là sự thừa hành lặp lại nguyên si lối hành xử tàn bạo của Stalin, và sự thừa hành, sao chép bằng máu cái gọi là „cách mạng văn hoá“ của Mao Trạch Đông, mà mổi mỗi đều dùng để chống lại chính nhân dân trong nước, triệt phá sức đề kháng của quần chúng để dễ bề cai trị. Cái gọi là „Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà“ tại miền Bắc, được giật dây, hà hơi tiếp sức trực tiếp của nước Nga Xô-viết và Tầu cộng đang gồng mình chuẩn bị cho cuộc chiến tranh xâm lăng tiến về phía Nam. Sự tàn bạo của của chế độ ngụy quyền cộng sản tại Bắc Việt Nam được che đậy bằng những cụm từ tanh mùi máu như „chuyên chính vô sản“, cách mạng xã hội chủ nghiã v.v. và v.v. đã được các tác giả tên tuổi của Việt Nam và thế giới tự do lật tẩy qua vô số các tác phẩm đã được công bố ngay từ những ngày đầu chế độ này manh nha hình thành.






    VÀO ĐỀ:

    7. Vào thời điểm này tại miền Bắc thì tất cả hoạt động tôn giáo của nhân dân đều bị bộ máy tuyên truyền CS tùy tiện kết án là „thuốc phiện của nhân dân“, „lạc hậu“, „mê tín dị đoan“, „phản động“ cho đến „phản cách mạng“ hoặc „gián điệp của các thế lực phương tây thù địch“ , tùy theo nhu cầu đàn áp của đảng, và nhất định phải bị „bạo lực chuyên chính vô sản“ tiêu diệt bài trừ.

    Bức tranh vẽ bôi của Hồ về một „nhà nước cộng sản“ tại miền Bắc Việt Nam trên thực tế còn đang ở thời kỳ hậu quân chủ, với nền sản xuất nông nghiệp còn lạc hậu thô sơ và đa phần dân chúng là nông dân. Nhưng vì phải rập khuôn theo mô thức từ nước Nga và Tầu cộng sản nên đặc biệt từ những năm, khi đảng cs đã đặt được ách cai trị toàn phần đối với dân chúng miền Bắc qua bộ máy quốc hội bù nhìn, thì đảng cs cũng cho dựng lên các giáo hội giả hiệu như „Giáo hội Phật giáo“, „Giáo hội Thiên Chúa giáo“, nhưng chỉ là những hội như „hội phụ nữ“, „hội nông dân“… cùng vô số các hội tương tự, dưới sự lãnh đạo của đảng, thừa hành bởi „Mặt trận Tổ quốc“. Đảng cộng sản có một rừng biển hiệu chỉ để treo cho có như thế. Cùng chung một số phận như thế, các đảng như „đảng dân chủ“, „đảng xã hội“ đều bị các cán bộ tay sai của Hồ thâm nhập, đục khoét từ bên trong, tiến tới chỉ còn là những biển hiệu, những công cụ tay sai của đảng cộng sản.

    Một thực tại lịch sử là phần đông dân số Việt Nam theo đạo Phật, hoặc có những nền tảng tâm linh và thế giới quan khoan dung đủ tầm quảng đại để đồng hành với giáo lý Phật giáo. Thực tại này cũng chính là một yếu tố mà đối với chế độ độc tài ngụy quyền cộng sản không thể nào coi nhẹ, hơn thế nữa các đạo giáo có mặt tại Việt Nam đặc biệt là đạo Phật nói chung thực sự là một cơ hội béo bở, và nhất thiết phải chịu sự khiển dụng của đảng, như một trong những công cụ đa năng khác dành cho các mục tiêu của đảng cộng sản. Mưu mô hoạch định cho sự thành hình của cái gọi là „Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất“ cùng những „Gia đình Phật tử Việt Nam“ tại miền Nam đầu những năm 1960 đã được toan tính từ lâu trước đó bởi „Bộ Chính trị“ đảng cộng sản tại…miền Bắc.

    Cũng vào thời gian này thì kế hoạch và guồng máy xâm lăng miền Nam của Hồ từ Hà nội đang hoạt động hết tốc độ. Để chuẩn bị cho cuộc thâm nhập trên „mặt trận tôn giáo“, có một số rất đông các cán bộ đảng cộng sản được tuyển chọn huấn luyện và đào tạo ngắn hạn về Phật giáo tại miền Bắc, chưa kể những số cán bộ nằm vùng trong Nam và số cơ hội bị lừa vào tròng. Tất cả những cán bộ đã được cộng sản tẩy não này đều có chung một định hướng là dùng vỏ bọc tôn giáo này để phá hoại và làm sao qua đó gây tạo cho được sự phản loạn, bất ổn định với sức ảnh hưởng chính trị càng lớn càng tốt trong quần chúng và các đô thị miền Nam. Để cuối cùng thì cái gọi là „GHPGVNTN“ đã được giật dây để thành hình, cùng vô số các tổ chức tay chân trực thuộc của nó như „Gia đình Phật tử Việt Nam“. Nhưng, như mục tiêu thâm độc của đảng CS, là những kẻ giật dây khuynh đảo và điều khiển tổ chức này muốn đạt đến vào thời điểm đó là tạo vỏ bọc để tuyên truyền ngụy trang và nhân danh nhân dân miền Nam, hậu thuẫn cho quân đội cộng sản cùng một lúc xâm lăng miền Nam. Và đến tận ngày hôm nay GHPGVNTN vẫn còn được dùng để làm cò mồi tuyên truyền cho các mục tiêu chính trị của đảng csvn.
              

    Trong ành: (bên trái) Thích Huyền Quang ( tức Lê Đình Nhàn), tên Việt gian tay sai cộng sản trá hình tăng sỹ Phật giáo, đọc diễn văn tại đại hội ra mắt của GHPGVNTN tại Sài gòn, năm 1964.

              


    8. Để thực hiện mục tiêu này, tên đảng viên cộng sản đội lốt Phật giáo Thích Trí Quang đã hoạt động phá hoại một cách điên cuồng, khích động, khuynh đảo, giật giây một bộ phận lớn quần chúng và Phật tử miền Nam, tổ chức các cuộc biểu tình phản loạn, xuống đường và „tự thiêu“ v.v. nhằm phá hoại tạo bất ổn định cho chính quyền miền Nam. Hậu quả là dẫn đến cuộc đảo chính phản tặc chống lại chính phủ VNCH, Tổng thống Việt Nam Cộng Hoà đương nhiệm Ngô Đình Diệm cùng bào đệ của ông đã bị sát hại trong cuộc đảo chính phản tặc này. Phần chi tiết sẽ được đề cập ở các phần sau trong bài.
              

    Thích Trí Quang (tên khai sinh Phạm Văn Bồng), một điệp viên hàng đầu đáng sợ của đảng cộng sản mặc áo nhà sư, một trong những thủ phạm máu lạnh nhất của cái gọi là "Phật tử nổi dậy" ủng hộ cộng sản Bắc Việt trong cuộc chiến tranh xâm lược chống lại miền Nam Việt Nam Cộng Hòa. Hình: Thích Trí Quang năm 1963 trên trang bìa tạp chí "Time", New York, USA

              

              

    Cán bộ cộng sản Thích Trí Quang trong áo tu hành cùng đồng bọn biểu tình tại Sài Gòn năm 1963

              

              

    Cán bộ cộng sản Thích Trí Quang và cộng sản Đông Đức Erich Wulf

              


    9. Thích Trí Quang, tức Phạm Văn Bồng, sinh tại làng Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, miền Trung Việt Nam. Theo tài liệu tình báo của Pháp (sau này là „Phòng Nhì“) thì hắn đã gia nhập và là đảng viên đảng cộng sản Việt Nam từ năm 1949. Lễ gia nhập đảng được tổ chức tại mật khu Lương Miêu, Dương Hoà. kết nạp bởi Tố Hữu, tức Tôn Thất Lành, một trong những tên cán bộ cao cấp của đảng CS Vìệt Nam. Cả CIA cũng như tình báo VNCH đều nắm rõ về vụ việc này.

    Để có một tầm nhìn bao quát và cụ thể hơn về những cán bộ Việt gian cộng sản giả danh Phật giáo núp áo nhà sư như Thích Trí Quang, Thích Nhất Hạnh cùng đồng bọn và cái gọi là „GHPGVNTN“ thì tài liệu sau đây của CIA đặc biệt hữu ích:

    Nguyên văn tiếng Anh: :pntngr: Situation Appraisal of Buddhism as a Political Force During Current Election Period Extending through September 1967 - May 4, 1967.

    Và bản dịch tiếng Việt hiện đang được đăng tải :pntngr: > tại đây <


    10. Giật dây hậu trường cuộc đảo chính này lại chính là đồng minh Hoa kỳ, qua bàn tay của CIA, muốn lợi dụng cuộc đảo chính cho mục đích của Mỹ lúc đó. Vào thời điểm này phiá Mỹ muốn trực tiếp can thiệp vào chiến tranh Việt Nam chứ không phải chỉ là gián tiếp cung cấp vũ khí và cố vấn quân sự. Một cuộc đảo chính triệt hạ quyền lực của chính phủ và tổng thống Ngô Đình Diệm thay thế bằng một chính quyền khác dễ bảo hơn, hợp với sự „quan tâm“ của chính quyền Hoa Kỳ lúc đó. Sau khi cuộc đảo chính lật đổ chính phủ đệ nhất Cộng Hoà có sự tiếp tay của CIA đã thành toại, tên cộng sản Thích Trí Quang vẫn tiếp tục sách lược của đảng cộng sản giao phó. Hắn vẫn tiếp tục khích động đồng bào và Phật tử miền Nam xuống đường phản đối, gây phản loạn tiếp tục chống chính quyền mới và cực lực chống luôn cả người Mỹ. Lần này chính quyền đệ nhị VNCH và CIA đã cô lập bắt gọn Thích Trí Quang, nhưng do „ảnh hưởng“ của hắn với lũ nằm vùng trong chính quyền VNCH hắn lại được tại ngoại và tiếp tục hoạt động có lợi cho cộng sản. Xin nói thêm là loại trừ một trường hợp ngoại lệ duy nhất là Thích Trí Quang đã bị đại tá Nguyễn Ngọc Loan bắt nhốt và cô lập sau khi không còn một tướng lĩnh VNCH nào trước đó giám đối đầu với tên việt gian CS này. Đại tá Nguyễn Ngọc Loan sau này đã được phong tướng.
    (Phần chi tiết xin xem „Biến Động Miền Trung“ của tác giả Liên Thành, Thiếu tá cựu Trưởng ty Cảnh sát đặc biệt Thừa Thiên - Huế, xuất bản năm 2010 - USA).



              
    Vụ hỏa thiêu hành quyết Thích Quảng Đức
    > Video Youtube <
    (Video này nay không còn trên Youtube !??)

              

    11. Một trong những đỉnh điểm tội ác cuộc phản loạn này là vụ hành quyết thiêu sống Thích Quảng Đức, đã được giàn dựng để tuyên truyền là „Thích Quảng Đức tự thiêu chống lại đàn áp Phật giáo“. Sự thực là vụ này cũng như đa phần các vụ hỏa thiêu bức tử khác đã được các tên cộng sản trá hình Phật giáo chuẩn bị rất kỹ lưỡng. Ban đầu Thích Quảng Đức được tẩy não là hắn sắp thực thi một „sứ mạng quan trọng“, nhiều trợ lý đệ tử có chuyên môn y khoa đã thường xuyên dùng các loại thuốc mê chuyên dụng biến cơ thể Thích Quảng Đức trở nên đờ đẫn, thần kinh bị ức chế vô cảm. Để đến khi liều thuốc mê đặc dụng cuối cùng tiêm vào cơ thể Thích Quảng Đức một cách rành nghề trước khi bị tên Nguyễn Công Hoan và đồng bọn chở và dìu vực ra nơi hành hình, thì Thích Quảng Đức bấy giờ chỉ còn là một thân xác vô cảm với hệ thần kinh đã tê liệt. Rồi chính Nguyễn Công Hoan đã dùng ít nhất là 10 Lit xăng đổ ngập lên đầu và người Thích Quảng Đức, xăng chẩy thành vũng đọng quanh chỗ ngồi của kẻ bị hành quyết, và cũng chính Thích Công Hoan dùng một bật lửa Zippo châm lửa từ xa, cái xác vô cảm đẫm đầy xăng bắt lửa cháy ngay lập tức… Và tất nhiên, một số đông các cán bộ cộng sản trá hình „tăng ni“ và cả „cảnh sát“ đã được chuẩn bị trước để dàn hàng quây vòng xung quanh nơi hành hình, để quyết thiêu cho bằng được Quảng Đức mà không bị cản trở. Quan trọng hơn cả là một vài „nhà báo quốc tế“ đã đựợc chuẩn bị trước cho cuộc hành hình này cũng được giàn xếp ngay nơi hiện trường, tức là có thể chụp hình kẻ bị thiêu và „được phép“ ghi lại hình ảnh cảnh hành quyết một cách rõ nét nhất. Với mục đích là ngay sau đó những hình ảnh sắc nét nhất thế giới này sẽ qua tay giới truyền thông tới Mỹ và phương Tây, phục vụ cho mục đích tuyên truyền của đảng cộng sản hòng lừa đảo dư luận cả thế giới. Kẻ bị hành quyết hỏa thiêu chết cháy như than tại chỗ. Nguyễn Công Hoan hiện nay (năm 2012) đang ẩn náu trong một cơ sở của Thích Nhất Hạnh tại Mỹ.

    Lời người đăng bài (HV):

    Một phiên bản khác của sự việc do 2 nhân chứng kể lại:
    1. _ Thượng tọa Thích tâm Châu, người điều hành và giám sát cuộc tự thiêu ngày hôm đó
      https://youtu.be/5U0NJJqE2Ic
    2. _ Phóng viên Malcolm Browne của A.P.
      https://youtu.be/7ocdKnE2RII
      https://thuvienhoasen.org/a13529/lich-s ... bi-mao-hoa



    12. Đảng cộng sản Việt nam, „Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất - Ấn Quang“ và tất nhiên là cả Thích Nhất Hạnh cho đến tận ngày hôm nay vẫn đang tìm mọi cách bôi xóa và chối bỏ tội ác là: chính chúng đã giàn dựng và thực thi vụ hành quyết hỏa thiêu đặc biệt dã man này. Hơn thế nữa, ngay từ đầu chúng đã giàn dựng ra hàng loạt những chuyện ly kỳ nhất để loan đồn những chuyện hoang tưởng đạo đức giả, nhân danh Đạo Phật và Giáo lý Phật giáo, hòng che mắt và đánh lừa dư luận cả thế giới. Nào là „Bồ Tát tự thiêu“, "lửa từ bi", „Thánh Tử Đạo“.v.v.


    13. Các vụ „Phật giáo tranh đấu“, biểu tình phản loạn triền miên, rồi vụ hành quyết hỏa thiêu Thích Quảng Đức ngày 11.06.1963, chỉ là những thủ thuật dùng để gây rối đổ thêm dầu vào lửa, nhằm tạo thêm chất nổ cho đỉnh điểm của nó, là vụ các tướng lĩnh phản tặc được sự giật dây mua chuộc trực tiếp của CIA, được thực thi bởi „đội quân thứ ba“ của đảng tức „Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam“ trong đó có giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất“, lật đổ Chính thể Đệ nhất VNCH và sát hại tổng thống Ngô Đình Diệm vào ngày 02.11.1963. Tất cả chỉ là diễn tiến một phần của một âm mưu đã được hoạch định trước. Hoa Kỳ đã tìm mọi cách để lật đổ chính thể Đệ Nhất Cộng Hòa để có thể qua đó có toàn quyền quyết định thao túng trực tiếp vào „công cuộc chống cộng sản“ tại miền Nam.


    14. Tất cả nhũng vụ „Phật giáo phản loạn“ cũng như tin tức chiến sự tại miền Nam vào thời điểm này và cũng gần như xuốt thời gian cuộc chiến Việt Nam, đều được giới báo chí, truyền thông bình luận chiến sự và dân sự VNCH, đồng minh phương Tây và cả khối cộng sản loan tải. Tuyên truyền theo kiểu tẩy não một chiều của khối cộng sản đông Âu và Bắc-Việt thì đã là lẽ hiển nhiên dễ hiểu. Nhưng rõ ràng là đã có một sự che chắn, thông tin một chiều có chủ ý, được định hướng bởi Hoa Kỳ. Hậu quả là tại phương Tây, đặc biệt là tại Mỹ, những bản tin về tình hình chiến sự tại Việt Nam đã bị bóp méo một cách nghiêm trọng. Thật mỉa mai vô cùng là nội dung các bản tin chiến sự đã được loan tải này lại hoàn toàn có chiều hướng làm lợi cho quân đội lê dương cộng sản của Hồ, một tập đoàn đánh thuê của Bắc Kinh và Moskau.


    15. Một trường hợp cụ thể là, vì cái chiêu bài giả danh đội lốt Phật giáo do „GHPGVNTN khối Ấn Quang“, Nhất Hạnh, Võ Văn Ái và khối „thiên tả“ làm rùm beng, giật dây khích động phản loạn rồi tung tin tuyên truyền, bôi nhọ xuyên tạc rằng „chính quyền Ngô Đình Diệm đàn áp Phật giáo“, do vậy Chính phủ VNCH đã chủ động trực tiếp mời một phái đoàn quan sát của Hội đồng liên hiệp quốc tới Việt Nam Cộng Hòa để điều tra làm rõ vụ việc. Mặc dù với sự giúp đỡ tận tình của Chính Phủ VNCH trong điểu kiện thực tế, phái đoàn điều tra đã chỉ có thể đưa ra một kết luận trung thực là dưới chính quyền của tổng thống Ngô Đình Diệm tuyệt nhiên không hề có sự đàn áp tôn giáo. Những luận điệu cáo buộc bôi nhọ chính quyền VNCH đã được loan đi bởi các phương tiện truyền thông và báo chí đa phần là thân cộng sản tại phương Tây đã bị phái đoàn điều tra vạch mặt là những luận điệu tuyên truyền vu khống thâm độc ác ý. Một bản điều trần về những gì mắt thấy tai nghe tại Việt Nam Cộng Hòa nói lên sự thật trên, đã được phái đoàn chuẩn bị hoàn tất để điều trần trước dư luận thế giới trong phiên họp ấn định của hội đồng LHQ. Nhưng cũng vào giờ phút trót bản điều trần đã bị chính những nhân vật cấp cao của Nhà Trắng „điều đình“ và cản trở một cách bí mật, để hậu quả là bản điều trần đó đã bị giấu nhẹm đi và đã không được chính thức công bố.


    16. Cho đến tận ngày hôm nay năm 2012, trên các phương tiện truyền thông chính thức, và cả trong các sách giáo khoa của các trường đại học tại Mỹ vẫn còn đầy rẫy những tin một chiều hoàn toàn sai lệch dường như có chủ ý về sự thật chiến tranh Việt Nam, tung hô có lợi cho đảng cs…Tầu, và đảng cs Việt Nam. Mặc dù hàng loạt những tài liệu của Lầu Năm Góc về các sự thật bí ẩn trong chiến tranh Việt Nam đã được giải mật và công bố. Mặc cho sự ra đời của bộ sách „Hồ sơ đen về chủ nghĩa Cộng sản“ đã trở nên nổi tiếng. Mặc cho sự ra đời của hàng loạt các phẩm, tác giả đã công bố, đã bạch hóa sự thật về thực chất của cuộc chiến tranh Việt Nam của chính các tác giả phương Tây đã trở nên nổi tiếng. Cụ thể nhất là trong năm 2006, chính Đại Hội đồng Quốc Hội Châu Âu (PACE) đã ra quyết nghị số 1481 về việc đặc biệt cần thiết phải truy tố tội ác các đảng cộng sản và chủ nghĩa cộng sản ra trước tòa án quốc tế về tội ác dã man chống nhân loại của chúng.


    17. Vụ sát hại tổng thống Ngô Đình Diệm có sự bật đèn xanh từ Pentagon (Lầu Năm Góc) của Mỹ xét về thực chất cũng là một thứ lệnh bức tử Chính thể nền Đệ nhất Việt Nam Cộng Hòa tại miền Nam Việt Nam. Mặc dù trong hoàn cảnh thời chiến nhưng dưới Chính thể Ngô Đình Diệm, Việt Nam Cộng Hòa đã đạt được một sự phát triển đáng nể phục. Với một nền kinh tế thị trường tự do, được bảo đảm bằng một nền hiến pháp nhân bản và tôn trọng dân chủ thực sự. Tổng thống Ngô Đình Diệm cũng là vị tổng thống đầu tiên trong lịch sử Việt Nam được nhân dân bầu cử một cách hợp hiến pháp. Nhưng không còn gì mỉa mai và ngang trái hơn là chính Henry Alfred Kissinger và tên „trưởng đoàn ngoại giao“ của Hồ là Lê Đức Thọ sau hiệp định Paris 1973 về Việt Nam đã được xưng tụng để cùng nhận giải Nobel „Hòa bình“. Với hiệp định Paris, về thực chất đã hợp thức hóa và che đậy sự rút lui của quân đội Mỹ ra khỏi chiến trường Việt Nam một cách „danh dự“. Nhưng trên thực tế trần trụi là những tay điều hành guồng máy chiến tranh tại Nhà Trắng đã phản bội, bán rẻ VNCH và 17 triệu nhân dân miền Nam cho bàn tay đẫm máu của đội quân xâm lăng miền Bắc, tay sai của đế quốc thực dân đỏ. Thọ đã „từ chối“ nhận lãnh giải thưởng dành cho hắn, vì guồng máy bắn giết của của hắn, một bộ phận tay sai của đế quốc đỏ vẫn không hề ngừng chuyển động cho tới ngày 30. 04.1975, khi xích xe tăng Nga được quân đội của Hồ mang tới giày xéo khắp lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa. Hàng triệu triệu người miền Nam được biết thế nào là tắm máu kiểu đế quốc đỏ, đều tìm cách trốn chạy thoát khỏi thần chết đỏ bằng tất cả mọi cách, mọi con đường có thể có, kể cả là phải bỏ mình trên muôn trùng sóng gió đại dương mong tìm đường vượt thoát tới bến bờ tự do. Người Mỹ cũng chạy thoát thân như thế. Sự kinh hoàng khủng khiếp không bút nào tả xiết, đã vượt mọi ranh giới có thể tưởng tượng. Và cả thế giới đã ngậm ngùi nhưng câm lặng chứng kiến cảnh tượng thê lương hãi hùng kia. Chỉ 3 năm sau, cũng những vệt xích xích xe tăng Nga này lại tràn ngập đất nước Campuchia.
              

              


    18. Trở lại năm 1964, GHPGVNTN được thành lập và tự nó đã là một thứ vỏ bọc lý tưởng, đủ rộng để đảng CS có thể tùy khiển dụng giật dây nó theo nhu cầu từng giai đoạn. Các miền, hệ phái và truyền thống Phật giáo khác cũng đã từng được quy tụ quanh GHPGVNTN vào thời điểm thành lập. Nhưng đã sớm nhận ra sự giàn dựng, thâm nhập của các cán bộ cộng sản và cả lũ nằm vùng (trá hình „khối Phật giáo Ấn Quang“) để hoạt động cho cộng sản, nên đều tỏ ra thất vọng và xa lánh. Thượng tọaThích Tâm Châu là một điển hình, vì đã tỏ thái độ không muốn bị mãi lôi kéo mãi vào vòng „tranh đấu“, phản loạn, nên đã bị các tên CS núp áo nhà sư, trâng tráo dùng bạo lực đe dọa sát hại, cưỡng bức phải rời khỏi trọng trách lãnh đạo tâm linh của mình. Lãnh đạo tinh thần của các hệ phái khác cũng dần xa lánh cái „tinh thần Phật giáo tranh đấu“ giả hiệu này. GHPGVNTN do vậy đã bị đảng cộng sản „rút hết ruột“, còn lại cái xác, dùng làm biển treo, như môt công cụ tay sai trá hình để tiếp tục nhân danh đại đa số quần chúng Phật giáo xuống đường đấu tranh cho các mục tiêu của đảng cộng sản.


    19. Một trong những tội ác tiêu biểu đẫm máu nhất của GHPGVNTN là vụ thảm sát dân thường Huế vào dịp Tết Mậu Thân năm 1968. Cộng sản gọi là „tổng tiến công nổi dậy“. Trong 26 ngày quân đội cộng sản Bắc-Việt đã tạm thời cưỡng chiếm thành phố Huế. Trong thời gian này có ít nhất
    • 5327 người đã bị sát hại dã man,
    • 1200 người bị bắt đi mất tích.
    Những cán bộ cộng sản trá hình Phật giáo nằm vùng, biệt danh là „đội quân thứ 3“ của đảng cộng sản Việt Nam, là những thủ phạm chính thực thi tội ác trong vụ thảm sát dân thường đặc biệt man rợ này.
    (Phần chi tiết xin xem „Biến Động Miền Trung“ của tác giả Liên Thành, Thiếu tá cựu Trưởng ty Cảnh sát đặc biệt Thừa Thiên - Huế, xuất bản năm 2010 - USA).

              

              

    Khai màn cho cuộc tắm máu này là tiếng súng khai hỏa bởi quân đội CS Bắc-Việt nổ đúng vào đêm giao thừa tấn công thành nội Huế, lật lọng bất ngờ phá tan quy ước đình chiến ba ngày Tết giữa hai miền Nam-Bắc. Lính cộng sản quần đùi áo đen đột ngột xuất hiện, cùng hàng loạt các cán bộ cộng sản nằm vùng xuất đầu lộ diện, đồng loạt ra mặt công khai, đi từng nhà từng nhà, lùng bắt, thẳng tay bắn giết dân thường Huế một cách dã man vô tội vạ.
              

              
    Lá cờ ba mảnh, xanh-đỏ-xanh, 1 sao vàng (không phải xanh, đỏ, 1 sao vàng, của lũ cộng sản nằm vùng, trá hình „Lực lượng Liên minh dân tộc dân chủ hòa bình“ do những tên Thích Đôn Hậu, Lê Văn Hảo làm chủ tịch) được cắm trên kỳ đài Thành Nội Huế trong xuốt thời gian quân cộng sản tạm cưỡng chiếm thành phố. 10 ngàn quân cộng sản trong cuộc „tổng tiến công nổi dậy“ đã núp bóng dưới lá cờ giả hiệu của Thích Đôn Hậu để bắn giết. Hàng loạt các „ủy ban quân quản, tự vệ khu phố“, các „toàn án nhân dân“, „chính quyền cách mạng“…, do những tên giáo sư, sinh viên và đủ loại tầng lớp nằm vùng cho cộng sản được đồng loạt dựng lên chớp nhoáng trên đường phố. Và các màn xử tử hình bắn giết trả thù vô cùng dã man oan nghiệt diễn ra ngay tại chỗ, khắp nơi trong thành phố Huế. Các tên như Thích Đôn Hậu, Thích Thiện Siêu, Thích Chánh Trực, Lê Văn Hảo, Hoàng Phủ Ngọc Phan, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Nguyễn Đắc Xuân và Lê Thị Đoan Trinh…, là một trong những tên tội phạm, sát thủ khét tiếng của cộng sản trong vụ thảm sát này.

    Dân chúng Huế đã phải bỏ chạy trong kinh hoàng, tuyệt vọng đau thương. Hàng ngàn dân thường trong đó có cả trẻ em, người già và phụ nữ bị bắt trói từng đoàn từng nhóm bằng giây điện thoại và bị cưỡng bức giải đi ra các miền ven đô hoang vắng của Huế. Nơi đó họ đã bị các toán cán bộ cộng sản hành quyết tập thể một cách đặc biệt dã man mọi rợ.

    Để „tiết kiệm đạn“, phần đông trong số họ đã bị giết chết bằng các vật dụng thô sơ như cuốc xẻng, mà trước đó họ đã phải dùng để đào huyệt cho chính mình. Hàng loạt đạn bắn vào những loạt người đứng trước, họ đã ngã xuống trong tiếng gào rú rùng rợn cùng cực thê thảm của hàng loạt những người khác cùng bị trói phải ngã theo xuống huyệt, để cùng bị vùi lấp, bị chôn sống và chết thảm. Cảnh tượng thật rùng rợn thê lương, ngẹn nghào không bút mực nào tả xiết. Theo thống kê của cảnh sát Việt Nam Cộng Hòa năm 1968 tại Huế thì đã có ít nhất 5365 thường dân Huế bị sát hại dã man bằng những hình thức thảm sát tập thể này. Trong đó có 3 giáo sư bác sỹ y khoa người Đức được chính phủ Tây Đức gửi đến trường đại học Y khoa Huế giảng dậy trong khuôn khổ giao tế dân sự và nhân đạo. Các giáo sư trên cũng đã bị sát hại bằng những phát súng bắn trực tiếp vào đầu sau khi họ bị cưỡng bức phải đào huyệt cho chính mình. Nơi họ bị cộng sản hành quyết chính là sân sau của chùa Tường Vân, một trong những trụ sở dã chiến của những cán bộ cs trá hình Phật giáo. Sau đây là tên các giáo sư bác sỹ bị sát hại:
    1. Prof. Dr. Raimund Discher,
    2. Prof. Dr. Alois Alteköster,
    3. Prof. Dr. Horst-Günther Krainick
    4. và người vợ Elisabetha.


              

              

              



    Trên đây là hai trong nhiều hố chôn tập thể của của cuộc thảm sát tập thể, được tìm thấy vào tháng 2. 1968 tại Huế, trong đó hơn 5327 nạn nhân bị Việt cộng tàn sát dã man. Ảnh của thời báo LIFE Magazin ngày 01.Tháng Tư. 1969.

              



              

              
    Thích Đôn Hậu ( Diêp Truong Thuan), tên cộng sản trá hình trong áo „ tăng thống Phật giáo“ – Một trong những tên thủ phạm nguy hiểm nhất của cuộc thảm sát đồng bào Huế vào dịp Tết Mậu Thân 1968. Hơn 5327 thường dân đã bị tàn sát dã man bởi quân đội cộng sản trá hình , núp dưới lá cờ „ Liên minh các lực lượng đân chủ hòa bình hòa giải dân tộc“ của đảng csvn do những tên Thích Đôn Hậu và Lê Văn Hảo làm chủ tịch. Trong số nạn nhân có 4 bác sỹ giáo sư người Đức, được chính phủ Tây Đức gửi tới trường đại học y khoa Huế giảng dậy trong chương trình viện trợ giao tế dân sự. Các nạn nhân trên bị hành quyết bởi những nhát súng bắn trực tiếp vào đầu, được tìm thấy dưới hố chôn sau chùa Tường Vân, một trong những trụ sở dã chiến của đám cán bộ cộng sản trá hình Phật giáo. Tên các vị bác sỹ bị giết hại là:

    1. Dr. Raimund Discher.
    2. Dr. Horst-Günter Krainick,
    3. và người vợ của ông tên Elisabeth.
    4. Dr. Alois Alteköster.

              

    Tội phạm sát nhân Lê Văn Hảo



    Tội phạm sát nhân Hoàng Phủ Ngọc Tường



    Tội phạm sát nhân Hoàng Phủ Ngọc Phan (Hoàng Ngọc Hợp)



    Tội phạm sát nhân Nguyễn Đắc Xuân


    Là các hình ảnh hiện nay của một trong những tên đầu xỏ sát thủ trực tiếp tàn ác nhất của đảng csvn trong vụ thảm sát đồng bào tại Huế năm 1968.


              

    1- Hình bên trái:
    Sân bay Ulaanbaatar, 1969. Cán bộ cộng sản Thích Đôn Hậu trong bộ áo tu hành và cán bộ Tôn Thất Dương Tiềm đánh trống cho GHPGVNTN và mặt trận chiến đấu bí mật của cộng sản VN với cộng sản Mông Cổ.
    2- Hình bên phải:
    Chung bàn trà tại chùa Linh Mụ năm 1976. Từ trái qua phải, Lê Duẩn, Võ nguyên Giáp, Thích đôn Hậu.

              


    20. Sau 26 ngày chiếm đóng Huế, quân đội cộng sản bị thủy quân lục chiến Mỹ và quân lực Việt Nam Cộng Hòa đẩy lui, Huế còn lại là một thành phố hoang tàn xơ xác, rùng rợn thê lương. Huế hoang tàn đổ nát, và khắp nơi tràn đầy tử khí ghê rợn. Trong các nhà thờ, chùa… máu còn lênh láng, người ta dìu kéo nhau đi tìm các hố chôn tập thể, Bãi Dâu, Khe Đá Mài…, mỗi lần một hố chôn tập thể được tìm thấy là mổi lần lại có thêm hàng trăm, hàng ngàn người dân Huế khác phải nghẹn ngào xé nát con tim, vĩnh viễn quấn lên đầu vòng tang trắng oan nghiệt, Huế giờ đã tràn ngập mầu tang.


    21. Đằng sau mưu đồ hiếu chiến của cuộc tấn công chiếm đóng và thảm sát dân Huế man rợ của cộng sản Hà nội là chúng toan tính muốn một lần chớp nhoáng chiếm gọn Huế. Những tính toán của những kẻ hoạch định chủ mưu cho rằng „dân chúng Huế sẽ ủng hộ và đứng về phía bộ đội cộng sản“, đã vỡ tan tành, mỗi mỗi mảnh vỡ lộ rõ những tham vọng sặc mùi…Việt-gian cộng sản. Vì trên thực tế người dân Huế đã chạy trốn quân cộng sản để thoát thân, kinh hoàng còn hơn chạy trốn thần chết. Những tên cộng sản gỉa danh trá hình Phật giáo núp áo tu hành cùng lũ tay sai bội phản nằm vùng hoạt động cho cộng sản đã bị lộ tẩy. Để giữ cho bộ mặt những tên cộng sản trá hình Phật giáo cùng đồng bọn và lũ tay sai sát thủ này không bao giờ bị lôi ra ánh sáng, và để trả thù cho việc dân Huế phản kháng cộng sản, những kẻ chủ mưu là bộ chính trị đảng cộng sản Việt Nam qua tay lũ cán bộ cs trá hình Phật giáo đã ra lệnh thảm sát đồng bào Huế. Kế hoạch dùng sự nội ứng của „đội quân thứ ba“ đánh và chiếm Huế một cách chớp nhoáng đã không thành hiện thực. Quân đội Cộng sản và các tên cộng sản trá hình đã bị lật tẩy, lần lượt tìm cách tẩu thoát lên các căn cứ địa mật khu của cộng sản.


    22. Huế không phải là nơi duy nhất chịu thảm nạn trong cuộc „tổng tiến công nổi dậy“ vào dịp Tết Mậu Thân 1968 bởi tay của lũ cs trá hình Phật giáo này. Nhưng cuộc đánh lấn để chiếm Huế của cs là một trận khởi điểm có tầm mức đặc biệt quan trọng trong mưu mô của cs, vì Huế nằm sát với biên giới Bắc Việt cộng sản. Kinh thành Huế có vị trí đặc biệt quan trọng, đặc biệt là Huế đã nằm trong kế hoạch của cs, là sau khi chiếm được, Huế sẽ được dùng làm „thủ đô“ của cái gọi là „Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam“, hợp thức hóa con bài công cụ tay sai cò mồi của cộng sản miền Bắc trong công cuộc xâm lấn từng bước toàn bộ lãnh thổ VNCH. Cái „mặt trận“ trá hình này đã được cộng sản Bắc-Việt dùng như một bình phong, công cụ trá hình để đánh lạc hướng dư luận thế giới, che giấu sự tham chiến phi pháp của quân đội cộng sản Bắc-Việt trong cuộc xâm lăng Việt Nam Cộng Hòa. Nên trong dịp Tết Mậu Thân, đồng bào Huế đã bị cộng sản thảm sát oan nghiệt nặng nề nhất so với các thành phố đô thị miền Nam khác cũng bị tấn công trong dịp này.


    23. Tại California USA, trong năm 2010, một „Ủy ban truy tố tội ác đảng cộng sản Việt nam“ đã được thành lập do các cựu quân nhân sỹ quan Quân lực Việt Nam Cộng Hòa và các cựu tù nhân chính trị tỵ nạn chế độ ngụy quyền Việt gian cộng sản khởi xướng. Thu thập dữ liệu khởi tố liên quan tới vụ cộng sản thảm sát đồng bào Huế vào dịp Tết Mậu Thân1968.
              
    Địa chỉ hộp thư của Ủy ban:
    P.O.BOX 6147. FULLERTON, CA. 92843, USA;
    Tel.: 001. 626 257 1057;
    E-Mail: [email protected]

    Địa chỉ tổ hợp luật sư thụ lý hồ sơ khởi tố:
    Tổ hợp luật sư quốc tế: OKT – OLTHUIS KLEER TOWSHED. LLP;
    229 College Street, 3 Floor; Toronto, Ontario M5t 1r4;
    Nữ luật sư: N. Kate Kempton.
    Tel.: 001. (416) 981-937.
    E-Mail: [email protected]

              
    Chủ tịch Ủy ban là ông Nguyễn Phúc Liên Thành, thiếu tá quân lực Việt Nam Cộng Hòa, cựu trưởng ty cảnh sát đặc biệt tỉnh Thừa Thiên-Huế. Mục tiêu tiên khởi của ủy ban nhằm thu thập các lời khai nhân chứng, số và tư liệu nạn nhân, tất cả những dữ liệu về những kẻ chủ mưu ra lệnh, chủ phạm, tòng phạm, sát thủ trực tiếp và liên đới v.v., khắp nơi trên thế giới, đặc biệt là đảng cộng sản Việt Nam và các tên cán bộ cộng sản và tay sai trá hình Phật giáo, nhằm truy tố tội ác của chúng ra tòa án quốc tế tại Den Haag. Uỷ ban này mong có được sự hợp tác giúp đỡ, cung cấp các tư liệu, lời kể, hồi ký ức của các nhân chứng còn sống xót, những người thân của nạn nhân có liên quan. Ví dụ như những thân nhân của các bác sỹ người Đức đã bị sát hại, nên viết lại những hồi ức, hoặc kỷ niệm, hoặc đã từng chứng kiến v.v.

    Đến nay ông Liên Thành đã hoàn thành và cho xuất bản hai tác phẩm và ít nhất là một trang blog liên quan đến vụ Thảm sát Huế Tết Mậu Thân 1968.
    • Quyển thứ nhất là: “Biến động miền Trung”, xuất bản năm 2010,
    • quyển thứ hai, xuất bản năm 2012, có tựa đề: ”Huế - Thảm sát Mậu Thân 1968 – Tội ác đảng cộng sản Việt Nam”.
    Trong 2 cuốn sách kể trên, vì là một chứng nhân đương thời, hơn nữa, trong một cương vị đặc biệt của ngành cảnh sát đặc biệt có liên quan trực tiếp tới biến cố trên, nên tác giả đã mô tả sống động, chân thực và đưa ra các chứng cớ có giá trị lịch sử đặc biệt khả tín. Tác giả đã mô tả và chứng minh mạch lạc, chi tiết diễn tiến của vụ việc, gần như từng ngày, về các cán bộ cộng sản và tay sai núp trong các vỏ bọc ngụy trang trá hình Phật giáo như “GHPGVNTN”, hoặc “Lực lượng liên minh dân tộc dân chủ hòa bình”…đã trực tiếp nhúng tay vào tội ác thảm sát dân Huế vào dịp Tết Mậu Thân 1968 như thế nào.


    24. Những tên cộng sản trá hình Phật giáo như Thích Nhất Hạnh, Thích Quảng Độ…và GHPGVNTN trên khắp thế giới, trong đó có GHPGVNTN của Thích Như Điển tại Đức đang cuống cuồng lo sợ trước sự hiện diện của hai quyển sách trên và công việc của UBTTTADCSVN. GHPGVNTN khắp nơi trên thế giới đặc biệt là tại Mỹ, các tay chân của “giáo hội” như “gia đình Phật tử Việt Nam”, các loại “lực lượng” như cái gọi là “lực lượng cư sỹ chấn hưng Phật giáo”… được lệnh của GHPGVNTN tung ra dùng mọi cách để xuyên tạc, cản trở công việc của Ủy ban này và những cá nhân hội đoàn nói lên sự thật. Các thủ đoạn đã được tập đoàn cs trá hình “giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất” này dùng đến để bôi xóa tội ác thật bẩn thỉu. Từ vu khống đến đe dọa sát hại tính mạng. Mới đây nhất, chính ông chủ tịch ủy ban đã thoát hiểm trong muôn một bởi những phát súng ám sát hụt của những kẻ thuộc hạ trên. Nội vụ đang được giới chức an ninh Mỹ điều tra.


    25. Cái gọi là “GHPGVNTN” như trên đã dẫn, đã được đảng cs giật dây lèo lái từ những năm 1964, nhưng những mưu đồ thủ đoạn ma mãnh khiển dụng các tôn giáo, đặc biệt là Phật giáo để trá hình và làm vỏ bọc ngụy trang cho đảng cs đã được tên Hồ Chí Minh khởi xướng, hoạch định thành đường lối của đảng cs Việt Nam từ những năm 1940. Thực chất của những thủ đoạn này là tìm mọi cách để từng bước một, cướp hoặc lợi dụng các tổ chức, hội đoàn rồi trá hình tổ chức đó dùng cho những mục đích riêng càng ngày càng thâm độc hơn. Để thực thi mưu đồ đó, các cán bộ cs và các cư sỹ tay sai ban đầu phải trá hình thụ động để „thâm nhập thực tế“, sau này khi đã „say mùi hương khói“ và được đảng cs đào tạo nhiều hơn về Phật giáo, chúng có thể tùy tiện xuyên tạc Giáo lý và Kinh điển Phật giáo một cách xuẩn động tinh vi cho những mục tiêu định trước. Hàng loạt các „hội“, các „đoàn thể Phật giáo“ được các cán bộ cs đoàn ngũ hóa rồi phù phép cho thành hình để rồi lại biến mất một cách nhanh chóng, tùy ẩn hiện như những „nghị quyết“ của đảng cs.

    Tiền thân là những hội thanh thiếu nhi sinh viên và các loại tầng lớp „Phật giáo cứu quốc“, „Gia đình Phật tử Việt Nam“, sau này là những „Lực lượng Phật giáo tranh thủ cách mạng“, rồi „chiến đoàn Phật tử Trần Đại Thức“ có trang bị vũ khí v.v. Các thanh thiếu niên được đoàn ngũ hóa, tẩy não và huấn luyện để trở thành những „Thanh niên Phật tử„ có thể „sẵn sàng tranh đấu“, làm hậu thuẫn cho những mục đích quân sự.

    Để có thể đoàn ngũ hóa khối quần chúng Phật giáo rồi giật dây theo ý của đảng cs, các cán bộ cs nằm vùng đã tìm mọi cách chia rẽ ly gián, không chừa bạo lực, khủng bố để cô lập các vị chân tu với khối quần chúng, và cuối cùng là triệt hạ những vị này gần như phải xa lìa hẳn môi trường thực hành tôn giáo tâm linh truyền thống. Để cuối cùng, các chùa tự chỉ còn lại là nơi ẩn náu của đám cán bộ cs trá hình Phật giáo. Bây giờ là thời điểm để một số nhất định các cán bộ được đảng cs khoác cho những bình phong trá hình thảm thương như „Phật giáo bị đàn áp“ để đánh lừa dư luận. Đồng thời để tạo ra một màn kịch trá hình là „tại Việt Nam tôn giáo bị đàn áp“, để qua đó các cán bộ trá hình Phật giáo của đảng cs tại nước ngoài như Thích Nhất Hạnh, Võ Văn Ái, trong nước như Thích Trí Quang, Thích Đôn Hậu, Thich Huyền Quang, Thích Quảng Độ có thể che giấu kỹ hơn bộ mặt đểu giả của chúng trong chiêu bài „Pháp nạn“, „Đấu tranh cho hòa bình tự do, chống đàn áp tôn giáo“…

    Cùng lúc này, theo như hệ thống tuyên truyền của đảng cs thì tại Bắc-Việt Nam cũng như tất cả các nước cộng sản xhcn khác „tự do tôn giáo“ tràn trề, cũng như tất cả mọi thứ khác đều „không thể tốt đẹp hơn được nữa“.

    Đảng cs tin rằng thế giới bên ngoài, đặc biệt là phương Tây hết còn có thể nhìn thấu các ngón nghề thủ đoạn ma mãnh của chúng. Cái gọi là „GHPGVNTN“ đã bị “rút hết ruột” này, mặc dù đã nhất cử nhất động đều theo nhịp gậy chỉ huy của đảng, mà đối với đảng csvn, „giáo hội“ vẫn chẳng đáng để tin tưởng hoàn toàn, nên „GHPGVNTN“ phải là một hội viên của „Mặt trận dân tộc giải phóng miền nam“ và chịu sự „chỉ đạo“ trực tiếp của „bộ chính trị„ đảng csvn.
              


    Ảnh bên trái:
    Các thanh thiếu nhi của cái gọi là „ Gia đình Phật Tử Việt Nam“, bị „GHPGVNTN“ và “Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam“ lợi dụng đẩy xuống đường biểu tình ngồi, tương tự như „phong trào Bàn thờ Phật xuống đường“, làm vật cản bước tiến của quân lực VNCH.

    Ảnh bên phải:
    Lính nhí Việt cộng, còn gọi là „bộ đội con“ bị đẩy ra bắn giết, chết thí cho lực lượng trá hình của đảng csvn là „ Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam“.

              


    26. Trong mưu đồ xâm lăng của cs Bắc-Việt vào miền Nam, GHPGVNTN đã là một công cụ đắc lực để thừa hành thực thi tội ác của đảng cs vn. Một trong những tội ác tầy trời như trên đã dẫn, là vụ thảm sát đồng bào Huế vào dịp Tết Mậu Thân năm 1968. Sau khi quân cs nhận định tình hình chiến sự tại chỗ cho thấy chúng đã vỡ mộng chiếm Huế một cách chớp nhoáng, nên ngày 22.02.1968, tên Thích Đôn Hậu (tức “Diệp Trương Thuần“) trá hình trong vỏ bọc „tăng thống Phật giáo“ đã nhận mật lệnh của đảng csvn qua tay tên điệp báo viên nằm vùng Hoàng Kim Loan ra lệnh cho hơn 200 cán bộ cs bắt đầu thực thi cuộc thảm sát hàng loạt dân chúng Huế để trả thù, thủ tiêu các nhân chứng.

    Như trên đã dẫn tổng số người bị giết hại đã lên đến trên 5000 người và trên 1200 người khác bị bắt đi mất tích. Các nạn nhân đa phần là dân thường, cả phụ nữ và trẻ em, đã bị chúng bắt trói, cưỡng bức giải đi ra các vùng ven đô Huế và bị sát hại ở đó. Khoảng 300 thanh thiếu niên cũng bị các toán cán bộ sát thủ hành quyết của cs bắt đi theo để đào các huyệt mộ cho cuộc hành hình thảm sát này, để cuối cùng, cũng bị chúng sát hại hòng thủ tiêu xoá hết mọi tang chứng. Một tên cán binh cs đã lừng chừng thực thi lệnh hành quyết tập thể trên, vì hắn vốn quen giết người trên mặt trận chứ chưa quen giết người như thế này. Nhưng lúc đó „giết“ là tất cả những gì chúng học thuộc nhất và còn lại trong đầu, nên lệnh hành quyết của đảng csvn đã được chúng thực thi trọn vẹn.


    27. Những nhân chứng, nạn nhân trực tiếp còn sống xót của vụ thảm sát này mỗi lần hồi tưởng quá khứ là mỗi lần phải ngẹn ngào trong nỗi đau xé thắt tâm can. Một nam nhân chứng hy hữu còn sống sót hồi tưởng lại cơn ác mộng kinh hoàng nhức nhối đã hành hạ anh hơn bốn mươi mùa xuân qua, khi anh còn là một thiếu niên bị toán sát thủ của cộng sản cưỡng ép bắt đi đào huyệt cho vụ thảm sát vào một ngày Tết năm xưa. Dưới sức ép của họng súng đe dọa bởi toán cán binh cs, cậu bé thiếu niên đã phải xúc đất đổ xuống huyệt, đổ lấp lên những người còn sống, bị trói và xô ngã xuống huyệt. Máu và nước mắt đã nhòa trộn cùng mỗi xẻng đất mà cậu bé phải xúc đổ xuống huyệt, dần lấp đi những ánh mắt thân thể của những con người đang vùng vẫy, gào rú, dần tắt ngấm đi vì kiệt sức, van lơn đòi sự sống. Giọng người kể lại rung lên và nghẹn đi trong nỗi oan nghiệt đến vô cùng của sức chịu đựng:
    • „Ôi trời cao đất dầy ôi! Ôi Việt cộng dã man! Sao Việt cộng mi dã man như vầy? Sao bắt tui phải chôn sống đồng bào tui…? Ôi nghiệp quả báo nào…, ôi, tui đã chôn sống đồng bào tui…, ôi Việt cộng, sao mi man rợ như rứa…?“.
    Lời người kể lại hôm nay thường tắt đi trong nỗi đau oan nghiệt, nghẹn nghào, tràn nghập nước mắt như thế. Và hết huyệt này đến huyệt khác cậu bé phải làm công việc đó cho đến khi cùng một thiếu niên khác liều mình lợi dụng bóng tối tháo chạy được vào rừng, bỏ lại sau lưng là một trời mưa đạn bắn theo bởi lũ sát nhân chuyên nghiệp cộng sản. Hai đứa đã thoát chết trong đường tơ kẽ tóc, nhưng không một ai trong số 5327 người khác sống sót trong cuộc tắm máu trả thù man rợ có một không hai trong lịch sử của lũ sát nhân tay sai đảng csvn.


    28.


    29. Ngày 30. 04.1975 gần 500 tên tay sai cộng sản trá hình „Tăng, Ni“ Phật giáo của cái gọi là „Đại học Phật giáo Vạn Hạnh“ kéo nhau ra ngã tư Bẩy Hiền, cửa ngõ Sài Gòn hân hoan chào đón và hướng dẫn cho xe tăng cộng sản vào chiếm giữ các vị trí quan trọng trong thành phố. Cũng theo một kế hoạch trù bị khác của cộng sản, nếu tình hình bi đát hơn dự tính thì khoảng 7000 sinh viên trực thuộc của đại học Vạn Hạnh đã cất giấu vũ khí, sẽ bắn vào sau lưng quân lực Việt Nam Cộng Hòa khi quân đội cộng sản tiến đánh thành phố.

    Khi quân cộng sản đã tràn ngập thành phố thì những tên cộng sản trá hình “tăng ni” này, một số có trang bị vũ khí đã trực tiếp dẫn đường chỉ lối, đưa các tên cán binh cộng sản đi lùng sục từng nhà để tìm bắt các nhân vật quan trọng của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa mà chúng coi là nguy hiểm hoặc „người của CIA“, bắt mang đi giết và thủ tiêu ngay trong đêm, một số đông bị chúng thủ tiêu xác bằng cách thả trôi sông, số người bị giết lên đến hàng nghìn người. Cảnh bắn giết thủ tiêu này diễn ra trên khắp các đô thị miền nam. Sau đó, cũng những tên cs núp áo tu hành này đã tự xuất đầu lộ diện, nhiều tên xuất hiện trong quân phục cộng sản, có cả quân hàm, tay đeo băng đỏ, mặt mũi đằng đằng khí thế “cách mạng” công khai xuất hiện khắp nơi trong thành phố, chúng là một trong những “cán bộ” đầu tiên của chế độ ngụy quyền cộng sản tại miền nam Việt Nam.

    ”Đại học viện Phật giáo Vạn Hạnh” là một trong những địa điểm đầu tiên được quân cs biến thành “trụ sở trình diện” dành cho các sỹ quan quân lực nhân viên chính quyền, chính phủ VNCH ra “trình diện, khai báo”. Trực sẵn tại đây có mặt những tên cs đầu trọc nham nhở, trong những bộ đồ cà sa “tăng sỹ Phật giáo”, thâm hiểm hơn cả những tên trong quân phục “bộ đội”, súng ống đầy hăm dọa. Vì là lũ chỉ điểm nằm vùng chuyên nghiệp của đcs trong thành phố nên chúng có đầy đủ danh sách của những người chúng cần phải tìm giệt. Bổn cũ xoạn lại: những quân dân cán chính của chính quyền VNCH bị truy bắt ra trình diện, phải chuẩn bị hành trang cá nhân đi “tập trung học tập cải tạo 10 ngày”. Về thực chất, những cái gọi là “trại tập trung học tập cải tạo” này là những mồ huyệt sống, nơi cs cầm tù, tra tấn hành hình, sát hại bức tử nạn nhân dã man vô hạn định. Nếu có, hạn định này sẽ do đcsvn tùy nghi định đoạt.
              

    Cũng những tên tay sai cộng sản trá hình Phật giáo này hân hoan vẫy lá cờ đỏ vấy máu của đảng cscn, diễu hành mừng „ngày đại thắng lợi“ 30.04.1975 của Hồ Chí Minh và đảng csvn tại Sài gòn.

              


    30. Tên “tăng thống” tự phong Thích Huyền Quang (tục danh Lê Đình Nhàn), nhân dịp đại hội GHPGVNTN năm 1981 đã “lỡ mồm”, tự hào tự xác nhận những tội ác bất khả bôi xóa của chính hắn, đcsvn và GHPGVNTN như sau:
    • “…Giáo hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất ba lần có công với cách mạng (của đcsvn)…”,
    • “…chúng tôi (GHPGVNTN) lập ra chính phủ Phật giáo của Tổng thống Dương Văn Minh để giao cho chính quyền cách mạng (của đcsvn)”.

              


    Nguyễn Xuân Bảo, đặc vụ cộng sản việt mặc áo tu sĩ dưới danh nghĩa Thích Nhất Hạnh, hoạt động với khẩu hiệu giả "Chống chiến tranh Việt Nam" để ủng hộ cộng sản Việt Nam từ 1960 cho đến nay.

              


    31. Trở lại dòng sự kiện: Vào ngày 17.10.1970, một “phái đoàn Phật giáo” gồm Thích Nhất Hạnh, Thích Thiện Minh và những tên cộng sản trá hình khác lên đường sang Tokyo dự hội nghị quốc tế “Tôn giáo và Hòa bình”. Tại đây chúng trơ trẽn đưa ra cái gọi là “đề nghị 5 điểm”. Cả về hình thức lẫn nội dung, nó chính là “đề nghị 5 điểm” của “Mặt trận dân tộc giải phóng miền nam”, cũng tức là của đcsvn. Luận điệu xảo trá của những đòi hỏi này là “đòi quân đội Mỹ và đồng minh phải rút khỏi Việt Nam”, “để dân tộc Việt Nam tự quyết”….Những tên cs trá hình này bị các thành viên của hội nghị quốc tế chất vấn bằng những câu hỏi trực diện, là chúng đang đại diện cho ai để đưa ra những đòi hỏi đó? Tại sao chúng chỉ đòi hỏi quân đội Mỹ và đồng minh rút lui, mà không đòi hỏi quân đội Bắc-Việt ngừng ngay lập tức cuộc chiến xâm lăng của chúng chống Việt Nam Cộng Hòa? Thích Nhất Hạnh và đồng bọn đã đồng loạt trở nên câm ngọng một cách lạ thường vì không thể trả lời những câu hỏi.


    32. Trong thời gian này Thích Đôn Hậu cùng vợ là Tuần Chi, tức Đào Thị Xuân Yến, cả hai y thị được các chi bộ đảng cs nằm vùng tổ chức cho bí mật vượt tuyến ra Bắc gặp Hồ Chí Minh. Hồ cử Thích Đôn Hậu và tên cs Tôn Thất Dương Tiềm và phái đoàn đi tháp tùng sang các nước khối Đông-Âu hoặc cs như Đông-Đức, Hungary, Mông Cổ để tuyên truyền, quảng bá các khẩu hiệu xảo ngữ trá hình cho Hồ và đảng cộng sản.


    33. Qua những lần công vụ tuyên truyền cho đảng cs này, Thích Đôn Hậu và các đồng chí cs của y đã cố tình xuyên tạc bôi vẽ ra một bức tranh hoàn toàn sai lệch về chính thể Việt Nam Cộng Hòa. Một mặt thì chúng xuyên tạc bôi bẩn rằng chính phủ VNCH tham nhũng, yếu kém, mặt khác chúng tán tụng Hồ Chí Minh và miền Bắc cộng sản XHCN lên tận mây xanh. Cùng một chí hướng này, cặp Thích Nhất Hạnh cùng người tình đồng chí Florett Cao Ngọc Phượng và hai tên cộng sản tay sai Võ Văn Ái, Pelelope Faulkner tổ chức các cuộc biểu tình tại Tây Âu, Đức, Pháp và Mỹ với những khẩu hiệu trá hình “ Chống chiến tranh Việt Nam” để đánh lạc hướng, lừa đảo dư luận thế giới trên tinh thần hậu thuẫn có lợi cho chế độ ngụy quyền đảng cộng sản vn.


    34. Qua tay lũ cán bộ cộng sản trá hình Phật giáo, được điều hành và giật dây trực tiếp bởi đcs, phát động cuộc chiến xâm lăng của Bắc-Việt vào lãnh thổ VNCH bằng các thủ đoạn “tôn giáo”, đã biến các đô thị miền nam rơi vào tình trạng biến động bất ổn thường xuyên. Cơ chế luật pháp của xã hội tại Việt Nam Cộng Hòa là một thành quả của một hiến pháp có tam pháp quyền phân lập, thực sự dân chủ tự do, nhưng đồng thời cũng lại là một cơ hội béo bở, để lũ cán bộ cộng sản thâm nhập từ miền Bắc có thể lợi dụng tối đa. Chúng đã tìm mọi cách để trà trộn rồi công khai hoạt động phá hoại, chống phá chính quyền quốc gia, nhưng luôn tìm cách ẩn náu trá hình trong những vỏ bọc ngụy trang “hợp pháp”. Những tên cộng sản đầu xỏ như Thích Trí Quang, Thích Thiện Minh, Thích Quảng Độ…thường tạo mọi cơ hội có thể được, tìm cách tuyên truyền xách động động quần chúng Phật giáo bằng những khẩu hiệu trá hình, cố tình khiêu khích, nhằm châm các ngòi nổ tạo phản loạn. Vì bất kể sự đối phó nào từ phía chính quyền VNCH nhằm bảo đảm an ninh, thiết lập lại trật tự công cộng cho dân chúng, đều bị lũ cs trá hình này lợi dụng khai thác cho thủ đoạn chiến lược mà đảng csvn đang theo đuổi, là làm sao có thể đánh lừa dư luận rồi xuyên tạc là Chính quyền Ngô Đình Diệm “đàn áp Tôn giáo”. Để chúng lấy cớ tiếp tục khích động những quần chúng Phật tử nhẹ dạ châm ngòi nổ cho những cuộc xuống đường tranh đấu biểu tình lớn hơn nữa. Chúng đã dùng tất cả mọi phương cách thủ đoạn để xách động quần chúng xuống đường, từ loan đồn thất thiệt, tuyên truyền tẩy não đến khủng bố và bạo lực.

    Khai thác và lợi dụng sự tin tưởng một cách đặc biệt mù quáng của một số đông khối quần chúng Phật tử thuần thành, nhẹ dạ, đồng hoá tấm áo cà sa với “tăng sỹ”, với “Phật giáo”. Nên những tên cs lưu manh đầu xỏ như Thích Đôn Hậu, Thích Trí Quang, Thích Nhất Hạnh… đã có thể dễ dàng lừa đảo giắt mũi số “Phật tử” mê muội này, để khiển dụng cho mưu mô thâm độc của chúng. Vì mê muội, nên đã có rất đông những công chức, nhân viên trong tất cả các tầng lớp của bộ máy công quyền Việt Nam Cộng Hòa từ nông thôn tới thành thị, đã bị mắc mưu, tình nguyện hùa theo lũ cộng sản trá hình này làm Việt gian phản tặc, chống lại chính quyền trung ương Việt Nam Cộng Hòa.


    35. Vào thời điểm này, thanh thế của GHPGVNTN khối Ấn Quang do những tên cs trá hình đầu xỏ như Thích Trí Quang, Thích Đôn Hậu thao túng, đã đạt đến đỉnh điểm về mức độ độc hại. GHPGVNTN về thực chất đã trở thành một lực lượng chính trị có thế lực khuynh đảo đặc biệt nguy hiểm, đáng lo ngại đối với chính quyền trung ương VNCH. Núp trong vỏ bọc Phật giáo, những tên cộng sản trá hình đầu xỏ đã hành xử một cách trâng tráo, giật dây chính trường VNCH như thể chúng là những dân biểu thượng nghị sỹ không ngai. Quyền lực đen của chúng đã có tác dụng đe dọa trực tiếp, ảnh hưởng đến tình hình chiến sự có lợi cho cộng sản. Chúng đã có thể khiển dụng lũ phản tặc nằm vùng trong bộ máy công quyền chính phủ VNCH để tùy tiện “thăng giáng” ban phát chức vụ cho đệ tử của chúng và lũ tay chân cơ hội, tùy theo những yêu cầu chiến sự được hoạch định bởi bộ chính trị đcs tại Hà Nội.
              

              


    36. Sau khi nuốt trọn món bả độc tuyên truyền cộng sản của Thích Trí Quang và GHPGVNTN, một số không ít tướng tá phản tặc nằm trong quân lực VNCH đã tuyên bố ly khai, dùng chính phương tiện vũ khí của chính phủ chống lại quân đội chính phủ trung ương. Thích Trí Quang và GHPGVNTN của đảng cộng sản cũng đã chuẩn bị nhiều lực lượng trù bị trá hình và công khai, có trang bị vũ khí ở các cấp khác nhau để giao chiến đối đầu với quân đội quốc gia VNCH. Trường hợp tiêu biểu là “Chiến đoàn Nguyễn Đại Thức” có trang bị vũ khí do Thích Trí Quang thành lập. (Nguyễn Đại Thức là một tên cộng sản thuộc hạ của Thích Trí Quang, đã bị bắn hạ bởi một xạ thủ trực thăng Mỹ, phần chi tiết xin xem “Biến động Miền Trung” của tác giả Liên Thành).

    Vì sự tuyên truyền tẩy não ma mãnh có hệ thống của cs nấp sau những vỏ bọc ngụy trang là Phật giáo, nên đội quân ly khai phản tặc này sẵn sàng quay lại bắn giết và chết cho một cuộc “chiến tranh thần thánh bảo vệ Pháp nạn” của “GHPGVNTN”, “Mặt trận dân tộc giải phóng miền nam” và những tên cộng sản trá hình Phật giáo này. Theo chân đội quân ly khai phản tặc này là một số đông quần chúng, đồng bào ở tất cả mọi tầng lớp bị khích động giật dây, đã hưởng ứng một cách mù quáng các cuộc xuống đường tuần hành bạo động chống lại chính quyền, làm cho tình hình chính trị tại các đô thị miền nam càng ngày trở nên có lợi hơn cho cộng sản. Các thanh thiếu nhi ”Phật tử” cũng bị cs lợi dụng tẩy não để đẩy vào vòng lửa đạn, được trang bị vũ khí để trở thành những bia đạn sống, chết thế cho quân đội cs, khi mang bom mìn, chất nổ tham gia phá hoại các cơ sở, phương tiện quân sự và phi quân sự của Mỹ và chính quyền VNCH như: Thư viện, đại sứ quán Mỹ, chợ, cư xá và các rạp chiếu bóng v.v.


    37. Đại đa phần các Chùa, Tự và các cơ sở tôn giáo bị sự khiển dụng của GHPGVNTN khối Ấn Quang đều đã bị lũ cán bộ cộng sản trá hình biến thành những hang ổ của quân đội cs. Dưới đáy các tượng Phật là những hầm bí mật chứa vũ khí chất nổ, phương tiện quân sự dự trữ cho quân đội cs. Kể cả dưới nền chuồng heo cũng là nơi cs đào hầm ẩn náu. Nhiều chùa biến thành trụ sở dã chiến, cơ sở hội họp, giao liên bí mật, được ngụy trang trá hình bởi các tên cs nằm vùng núp trong lớp áo “tăng sỹ Phật giáo”. Có chùa biến thành những nơi giam giữ và hành hình các quân dân cán chính của chính quyền VNCH.


    38. Những biến động phản loạn triền miên của lũ cs trá hình Phật giáo tranh đấu này chỉ được vãn hồi tạm thời yên ổn trở lại sau nhiều cuộc phản công dẹp loạn của quân lực Việt Nam Cộng Hòa và quân đội Mỹ. Thích Trí Quang, tên cs khét tiếng của phong trào “Phật giáo phản loạn” đã bị thiếu tá Nguyễn Ngọc Loan tóm gọn, bắt giam và cách ly tại Sài gòn. Trước đó, hắn đã từng được chính CIA giàn dựng cho chạy trốn trong Đại sứ quán Mỹ, để tránh sự truy nã của cảnh sát đặc biệt VNCH. Nhưng rồi Thích Trí Quang cũng như hàng loạt những tên cs đầu xỏ khác bị chính quyền bắt giữ đều được đồng bọn là lũ cs nằm vùng leo sâu trèo cao trong bộ máy chính quyền trung ương VNCH tìm cách ảnh hưởng để làm giảm nhẹ, xóa tội hoặc thoát vòng truy tố của pháp luật. Để rồi được chính tay những tên làm nội gián cho cộng sản, trá hình trong chính quyền trung ương VNCH, nhân danh pháp luật VNCH “phóng thích” về với…cộng sản. Kể cả tên “tổng thống một ngày” Dương Văn Minh sau này cũng đã bị lật mặt là tay sai của cs Bắc -Việt.


    39. Cuộc chiến tự vệ chính nghĩa của nhân dân miền Nam Việt Nam với sự góp sức của quân đội đồng minh và Mỹ chống lại sự xâm lăng của cộng sản nhìn về cục diện, đã từ lợi thế, dần trở nên mất thế cân bằng và chịu sự tổn thất ngày càng lớn lao. Đặc biệt là từ lúc quân đội Mỹ tham chiến trực tiếp vào chiến trường Việt Nam. Hai sự kiện "sai lầm chiến thuật" nổi bật phải kể đến, ảnh hưởng nặng nề vào cuộc chiến Việt Nam có lợi cho khối cs, đánh dấu sự "sai lầm chiến lược", nhưng có tính toán rất kỹ càng, xuất phát từ lợi ích của siêu cường quốc Mỹ: Thứ nhất là: Sự đảo chính lật đổ chính phủ đệ nhất VNCH và sát hại cố tổng thống Ngô Đình Diệm vào ngày 02.11.1963, được giật dây bởi CIA và Nhà Trắng, thực thi bởi lũ tướng tá phản tặc cùng lũ cộng sản trá hình Phật giáo GHPGVNTN. Thứ hai là: Cuộc đi đêm sau hậu trường giữa Hoa Kỳ và Trung cộng qua những cuộc gặp gỡ tay đôi giữa Mao Trạch Đông/ Nixon, Chu Ân Lai và Henry Kissinger tại Bắc Kinh vào năm 1972.

    Qua những cuộc “đi đêm” này, Hoa Kỳ muốn làm sao có thể rút chân khỏi chiến trường Việt Nam trong “danh dự”, và quay lưng bán rẻ miền nam Việt Nam cho “khối cs” có thể toàn quyền tự do hoành hành chiếm trọn miền Nam Việt Nam. Trên thực tế, cộng sản Bắc-Việt đã thẳng tay xâm lược, bắn giết và tắm máu miền Nam không hạn chế, và cuối cùng trong cơn say máu đã biến toàn cõi Việt Nam thành một ngục tù vĩ đại không tường vách. Chúng đã tự nguyện làm tay sai thực thi khát vọng xâm lăng của lũ đế quốc thực dân đỏ cho tới ngày hôm nay. Dư luận của cả thế giới tự do và phương Tây đã bất lực, câm lặng đứng nhìn thảm cảnh trên.


    40. Sự đeo bám dai dẳng, trơ trẽn và lưu manh, giả danh trá hình lợi dụng vỏ bọc tôn giáo, Phật giáo, đặc biệt là sự khiển dụng vỏ bọc ngụy trang GHPGVNTN một cách có hệ thống, làm phương tiện đánh lạc hướng, che giấu, bôi xóa tội ác xâm lăng bắn giết trong xuốt chiều dài tồn tại của đảng csvn thực sự là một thủ đoạn tội ác vô cùng tanh bẩn, nghiêm trọng có một không hai trong lịch sử Việt nam và lịch sử chiến tranh thế giới. Như vậy, những cá nhân, đội ngũ, tổ chức của những tên cs giả danh đội lốt núp áo nhà sư trá hình Phật giáo là một trong những cánh quân đắc lực, nguy hiểm và xảo quyệt nhất trực thuộc đảng cộng sản Việt Nam.


    41. Thích Nhất Hạnh cùng đồng bọn “cánh tả” của y trong nước cũng như tại Đông và Tây Âu đã xuyên tạc, đánh lạc hướng và bóp méo sự thật một cách có hiệu quả về bản chất của cuộc chiến tranh Việt nam trước công luận thế giới. Chúng cũng đạt được mục đích tạm thời là che đậy và bôi xóa phần nào dãy núi tội ác trùng trùng chất chứa của đảng cộng sản vn trước công luận thế giới. Cũng như vậy, bộ máy truyền thông cộng sản tại phương Tây đã góp phần không nhỏ vào việc bóp méo sự thật và tô vẽ giàn dựng ra một cái nhìn hoàn toàn sai lệch về cuộc chiến tranh tại Việt Nam là: “do phía Việt Nam Cộng Hòa, quân đội Mỹ và đồng minh khởi sự gây chiến”. Chỉ có Thích Nhất Hạnh cùng đồng bọn lưu manh là Đảng csvn đến giờ vẫn còn tin rằng chỉ có một mình chúng là còn có mắt mà thôi.


    42. Như trên đã dẫn, với sự trợ giúp của mạng lưới tình báo, điệp báo viên cộng sản hoạt động tại nước ngoài đặc biệt là tại các nước phương Tây, Thích Nhất Hạnh và Võ Văn Ái cùng các đồng chí cộng sản của y đã thực thi những màn tuyên truyền xách động với khẩu hiệu xảo trá là “chống chiến tranh Việt nam” theo chỉ thị, có lợi cho đảng csvn. Về thực chất đảng csvn đã xé tan và giẫm nát bằng gót giầy hai hiệp định về Việt Nam tại Genève năm 1954 và Paris năm 1973, theo lệnh của quốc tế cộng sản, (là Nga xô và Tầu cộng) khởi động và theo đuổi cuộc chiến xâm lăng quốc gia Việt Nam Cộng Hòa tại miền Nam Việt Nam.


    43. Trong hậu trường chính trị của những tay lái súng vào những màn cuối cùng nổi bật nhất của cuộc chiến tại Việt Nam (1972) phải kể đến “canh bạc cửa hậu” giữa ngoại trưởng Hoa Kỳ Henry Kissinger/Chu Ân Lai và tổng thống Mỹ Nixon/Mao Trạch Đông tại Bắc Kinh, và tất nhiên kẻ vẫy đuôi rối rít chầu rìa canh bạc này đích thị là…Việt cộng. Theo đó quân đội Mỹ và đồng minh sẽ cắt giảm vũ khí và rút lui trong tư thế khả thi nhất khỏi chến trường Nam-Việt Nam, chỉ để lại cố vấn quân sự. Về chiến lược là Hoa Kỳ đã “bàn giao” Việt Nam Cộng Hòa vào tay Bắc Kinh cộng sản, một trong những kẻ kề cận, trực tiếp hà hơi tiếp sức cho cộng sản Hà nội trong cuộc chiến xâm lăng này. Để canh bạc này cũng có “màn kết” như ai, giới truyền thông báo chí, bình luận chiến sự bất lương tại phương Tây, đặc biệt to mồm là của đảng cộng sản Mỹ đã ra sức tuyên truyền không hạn chế, xuyên tạc các bản tin tình hình chiến sự tại Việt Nam dường như rất có lợi cho kẻ đang chầu rìa canh bạc nói trên. Các bản tin trên đều thanh đồng thanh nói ngược lại với tình hình chiến sự thực tế, là “cuộc chiến Việt Nam đã đi vào bế tắc, quân đội Mỹ đã thiệt hại nặng nề và chỉ còn một cách duy nhất là rút khỏi Việt Nam”. Trên thực tế, nếu không có sự hà hơi tiếp sức của Trung cộng, Nga xô cũng như thái độ lập lờ thả lỏng có dụng ý của Nhà Trắng thì cuộc chiến xâm lăng của quân đội cộng sản Bắc-Việt đã không bao giờ có thể tiến được một bước nào hướng về phương Nam.


    Das „Hintertürgeschäft“ zwischen Henry A. Kissinger, Nixon und Mao´s Kanzler Chou An Lais in Peking, am 20. Juni. 1972. Der Inhalt des Gespräches ist aufgezeichnet und bereits veröffentlicht.

    *
    „Canh bạc cửa hậu“ giữa Henry Kissinger, Nixon và „thủ tướng“ của Mao là Chu Ân Lai tại Bắc kinh ngày 20.06.1972. Nội dung cuộc giàn xếp đã được ghi lại và công bố.


    44. Vậy là tất cả những gì trước đó Hoa Kỳ gọi là „liên minh chống cộng sản“ tại miền Nam Việt Nam đã bỗng chốc trở thành những khái niệm mỉa mai báo trước những hệ lụy vô cùng thê thảm. Những thế lực cầm cân nẩy mực các động thái trên chiến trường Việt Nam tại Nhà Trắng về thực chất đã buông tay thả lỏng, bật đèn xanh cho khối cộng sản, Trung cộng và Bắc Việt có thể xâm lăng không hạn chế Việt Nam Cộng Hòa. Hàng triệu triệu người dân miền Nam đã phải chạy nạn quân đội cộng sản Bắc Việt bằng tất cả các con đường có thể có. Sự khát máu trả thù và mức độ tàn bạo kiểu Stalin của quân đội xâm lăng cộng sản Bắc Việt trên thực tế đã vượt xa ranh giới mọi sự suy tưởng.


    45. Từ ngày Hồ và đảng cs của y tự nguyện làm Việt gian theo mệnh lệnh của „quốc tế 3 cộng sản“, manh động dùng các thủ đoạn bạo lực cướp chính quyền của Chính phủ Liên Hiệp vào năm 1946 (xin nhấn mạnh là: cướp!), thì bộ máy cầm quyền bù nhìn của Hồ đã hiện nguyên tà tướng là một thứ tay sai của quốc tế cộng sản, đặc biệt là cộng sản Nga-Xô. Chưa đủ, quốc tế cộng sản còn có thêm một cái Cravatte mầu đỏ nữa, nhưng Hồ quàng cả hai, nhìn kỹ là cái thòng lọng của Mao và đcs Tầu. Mà Cravatte Tầu nổi tiếng ví như cái thòng lọng thắt không chết ngay, cho nên Hồ và tay sai đã phải chịu đeo mãi đến tận ngày hôm nay. Vì phải đeo đẳng mãi cái tròng „lý tưởng cộng sản“ của những thế lực đế quốc thực dân đỏ, nên Hồ và đảng cs của y đã quyết tâm tẩy não toàn dân là: "dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn" cũng phải cướp cho bằng được miền Nam. Nay Trường Sơn đã xơ xác cháy rụi, miền Nam đã quằn quại dưới xích xe tăng Nga, xanh rờn mầu áo bộ đội bằng vải khaki Tầu, nhưng cũng chưa thể đủ. Phải nhuộm đỏ cả Lào, Campuchia và bán đảo đông dương thì Hồ Chí Minh và „đảng cs đông dương“(!) mới tạm hoàn thành nhiệm vụ. Do vậy, quân đội đảng cộng sản Việt nam thừa thắng tiến đánh Campuchia, vì đã dự trữ sẵn màn tuyên truyền tẩy não thanh niên là đi làm „nghĩa vụ quốc tế“. Lần này để thế chân dãy Trường Sơn đã bị đốt cháy, là vô số thanh niên miền Nam, theo danh từ của đcs là: „con của Mỹ, Ngụy“. Đó là một trong những lý do xẩy ra cuộc „chiến tranh biên giới Việt-Trung“ vào tháng 2. 1979. Về thực chất chỉ là một „bài học“ của đảng cs Tầu dành riêng trừng phạt đảng cs Việt Nam. Nhưng mỗi lần có biến, muôn lần như một, đảng csvn tùy tiện vồ lấy những gì bấy lâu nay thường cướp trắng được của nhân dân là xương máu vô hạn và lòng yêu nước có thừa, đem ra tế sống, trả giá cho những bài học muôn năm không thuộc của đảng csvn.


    46. Trở lại với vấn đề truyền thông trong cuộc biến loạn đầy tội ác của GHPGVNTN vào những năm 1963 và những năm sau đó. Với sự hậu thuẫn của CIA và đảng csvn, thực thi trực tiếp bởi tay các cán bộ cs trá hình „tăng sỹ Phật giáo“ GHPGVNTN. Một kẻ thực thi tội ác, một kẻ xuyên tạc bóp méo dư luận quốc tế tại phương Tây. Cuộc hành hình hỏa thiêu đặc biệt dã man tên Thích Quảng Đức đã bị bộ máy truyền thông khối cộng sản bóp méo xuyên tạc thành: “Nhà sư tự thiêu, phản đối đàn áp tôn giáo của chính phủ VNCH“. Để góp phần lèo lái đánh lạc hướng dư luận Mỹ và phương Tây.

    Thích Nhất Hạnh, tên cộng sản trá hình Phật giáo và đồng bọn đã hô hào xách động giới sinh viên đông và Tây Âu qua chiêu bài „phản chiến“, xuống đường biểu tình bằng những khẩu hiệu xảo trá „phản đối chiến tranh Việt Nam“. Cộng thêm sự tuyên truyền hùng hậu của giới báo chí bất lương, từng được giật dây bởi CIA, dư luận và công luận quốc tế về cuộc chiến tranh của Mỹ tại chiến trường Việt Nam do vậy đã bị bóp méo sai lệch nghiêm trọng, nghiêng hẳn về phía có lợi cho đảng csvn. Cuộc chiến xâm lăng của khối cs và quân đội cộng sản Bắc-Việt đã được bôi trát tô hồng để biến thành cuộc „chiến tranh giải phóng dân tộc“ cùng vô số những luận điệu xảo ngữ tương tự. Cái gọi là „đại thắng lợi“ của quân đội cs chắc chắn đã phải tiêu tàn phá sản nếu không nhờ những đòn ngón im lặng phản trắc có dụng ý của Mỹ và khối đồng minh.


    47. Cái gọi là “đảng cộng sản Việt nam“, mà mỗi đảng viên của nó nói cho thật đúng nghĩa của chữ đó, thì chưa từng có một tên nào, từ đầu xỏ cho đến tay sai đáng được gọi là „cộng sản“ cả. Càng chẳng thể dùng đến danh từ thông dụng „cánh tả“, „thiên tả“ (cũng hàm ý có nguồn gốc „cộng sản“) hiện đang dùng tại châu Âu và phương Tây, cụ thể là tại Đức, là một trong những nơi sản sinh ra nó. Ở đây vẫn còn phải gọi chúng là „cộng sản“ bởi vì ngoài những lý do khác…, là nhất thiết phải giữ nguyên trạng những cấu thành quan trọng làm nên tội ác không thể xóa bỏ của một can phạm, tổ chức, đã và đang nhân danh lạm dụng trá hình hết thảy mọi danh tự khái niệm để gây tội ác (đi sâu vào vấn đề này chưa phải là mục đích của bài viết này, phần chi tiết hơn sẽ đề cập trong phần 2., sau bài này). Những gợi đề chi tiết đặc biệt có giá trị chủ đạo vạch mặt „đảng cộng sản Việt nam“, về thực chất chỉ là một tập đoàn Việt gian giả danh trá hình „cộng sản“, xin xem thêm các tác phẩm „Sự tích con yêu râu xanh ở Việt Nam“ hoặc „Những tên đặc công đỏ trong phong trào đòi hỏi dân chủ cho Việt Nam“, phần cập nhật mới nhất trong năm 2012 của chính tác giả Nhà báo Việt Thường, hoặc của các tác giả Việt Nam và thế giới nổi tiếng khác.

    Về thực chất, đảng csvn, đại diện bởi tên đầu đảng xảo quyệt đại Việt gian Hồ Chí Minh, cùng những đồng đảng đồng chí tay sai kế thừa hiện nay chỉ là một tập đoàn ô hợp vong bản, đã và đang dùng tất cả mọi phương tiện và con đường tội ác, tiếp tục phản bội Tổ quốc và dân tộc Việt Nam, chỉ để nhằm thỏa mãn cơn đói khát vô độ tham vọng quyền lực thống trị.

    Từ ngày thành lập vào những năm 1930 đến nay là năm 2012, lịch sử tồn tại của đảng cộng sản Việt Nam đồng nghĩa với chiều dài của sự bội phản và tất cả những gì là tội ác chồng chất của đảng csvn đối với đất nước, dân tộc Việt nam và nhân loại. Những di hại tổn thất do những tội ác của đcsvn gây ra là những vết thương vô cùng độc hại và nghiêm trọng. Nếu ngay bây giờ đây, hay trong một ngày mai… rất gần, cái tập đoàn phản dân bán nước này bị nhân dân Việt Nam vùng lên truy quét đập tan xóa sổ, thì những vết thương không thể chữa lành này chắc chắn sẽ còn mãi mãi để lại những hậu quả di chứng, tổn thất và mất mát vô cùng sâu đậm cho muôn đời thế hệ con cháu người Việt nam trong mai hậu. „Trúc Lam Sơn không ghi hết tội. Nước Đông Hải chẳng rửa sạch tanh hôi“: Sẽ là một phần lời kết án để đời mà muôn thế hệ người Việt Nam sẽ hằng ghi nhớ không quên, dành sẵn để kết án truy tố vĩnh viễn những tội ác tầy trời bất khả bôi xóa của đảng cộng sản vn và bè lũ tay sai.


    48. Cái tập đoàn đcsvn và tay sai này đã tự nguyện làm thân khuyển mã, đã và đang biến đất nước Việt Nam dần trở thành phụ thuộc, như một quận huyện chư hầu bán chính thức của Tầu Hán Trung cộng. Một điều mà đời đời những thế lực đế quốc xâm lăng Hán tộc từ phương Bắc, là những tổ tiên hiếu chiến của Mao Trạch Đông, chưa bao giờ, và sẽ không bao giờ có thể thực hiện. Nhưng, những kẻ hậu duệ kế thừa hắn vẫn chưa một lần, và cũng không thể một lần muốn tự thức tỉnh, phá vỡ giấc mộng vô minh ngàn đời, đói khát quyền lực thống trị, viễn chinh xâm lăng là: dùng mọi cách, làm sao có thể thôn tính và nuốt trọn Việt Nam.

    Từ ngày Hồ Chí Minh còn lang thang học cách đu giây quốc tế cộng sản Nga Tầu, đặc biệt là từ khi đã tự nguyện làm thân khuyển mã cho Nga-xô và Mao Trạch Đông để leo lên chức „chủ tịch nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa“, cho đến ngày y „chính thức“ cầu viện Mao và đcs Tầu hậu thuẫn mọi phương tiện chiến tranh từ Tầu cộng, Nga-xô và khối cs để xâm lăng VNCH, thì cũng là lúc Hồ mở cửa, rước vào miền Bắc Việt Nam một tập đoàn quân gián điệp Tầu cộng trá hình hùng hậu, dưới hình thức „cố vấn, chuyên gia nước bạn Trung Quốc“. Đến ngày hôm nay, sau mấy chục năm bám rễ, đội quân gián điệp hùng hậu này đã len lỏi có mặt trong tất cả các vị trí then chốt trong bộ máy ngụy quyền của Hồ và đảng csvn. Chế độ ngụy quyền của đcsvn ngày hôm nay đã hoàn toàn lệ thuộc đảng cs Trung cộng như một thứ thái thú chư hầu, đến nỗi, mỗi lần chúng phải quyết định những chuyện gì quan trọng thì lũ đầu đảng đều phải „đi sứ“ sang chầu tận Bắc Kinh để thỉnh lệnh của các đồng chí „Tầu Thiên tử“.


    49. Cũng chính đảng cộng sản đã bóc lột đất nước và nhân dân Việt Nam một cách tàn nhẫn thậm tệ. Đại đa số quần chúng nhân đân Việt Nam đã bị đảng cs cưỡng bức trấn lột mất hết tự do, tài sản quyền lợi, nhưng thay vào đó họ bị đcs che đậy ru ngủ bằng một rừng những danh từ xảo trá như „nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ“ v.v. Tất cả đại đa số khối quần chúng đã bị biến thành giai cấp vô sản thực sự, bị đẩy xuống đáy tầng của sự ngèo nàn bất công và lạc hậu. Việt Nam hôm nay đã tụt hậu một cách thê thảm xuống hàng cuối cùng của của tất cả những gì là giá trị có thể nêu danh. Tất cả những gì là quyền tự do căn bản của nhân dân đều đã bị đảng cs cướp sạch hoặc trà đạp một cách thô bạo trắng trợn. Tất cả hệ thống „Hiến pháp“, „hành pháp“ cùng vô số các „luật định“ của bộ máy nhà nước ngụy quyền cs đã bị đục khoét rỗng, nhào nặn bóp méo từ trong ra ngoài, đã được tô vẽ bôi hồng chỉ để thực thi có một mục đích duy nhất là che đậy, ngụy biện để hòng hợp pháp hóa duy trì áp đặt quyền lực độc tôn thống trị „bất di bất dịch“ của đảng csvn đối với đất nước và dân tộc Việt Nam. Cái gọi là „quốc hội“ của bộ máy nhà nước bù nhìn cộng sản chỉ là những cái biển hiệu dùng để lòe bịp thế giới bên ngoài. Còn đối với nhân dân Việt Nam, nó là một liều thuốc cực kỳ độc hại, hơn thế nữa, trên thực tế, còn là những cái bẫy xập chết người.


    50. Các đảng viên đảng cộng sản phải học thuộc lòng những „tư tưởng và hành động“ xảo trá của Hồ Chí Minh, phải chấp nhận nhiều sự thử thách mới được ra nhập vào đảng csvn, một lần ra nhập là phải chấp hành tuân thủ đến trọn đời. Một trong những vô số những cái „nhẹ như không“ mà các đảng viên cs đều phải thuộc làu là „không gia đình, không tổ quốc, không tôn giáo, và không dân tộc“. Các đảng viên cs phải tuân thủ tuyệt đối, không được từ nan chối bỏ bất kỳ nhiệm vụ gì mà đảng cs ra lệnh, nếu đảng cần, thì dù có phải bỏ lại hoặc bán rẻ tất cả: Gia đình, tổ quốc, tôn giáo và dân tộc. Vì đối với đcs, chỉ có một thứ có thể vượt lên trên hết thảy, đó là quyền lợi và sự sống còn của đảng csvn. Cho nên một trong những khẩu hiệu quen thuộc của Hồ Chí Minh, qua ngòi bút của Tố Hữu ( tức Tôn Thất Lành), một tên đầu xỏ rành nghề với các thủ đoạn cắt lưỡi tập đoàn trí nô của đcs, đã viết thành „thơ“ cho tất cả các đảng viên cs đều có thể học thuộc lòng như sau:
    • „Giết ! giết nữa bàn tay không phút nghỉ!
      Cho ruộng đồng lúa tốt, thuế mau xong
      Cùng rập bước chung lòng, thờ Stalin bất diệt“.

    Ngoài ra, các đảng viên đảng cs cũng còn phải „nhập tâm“ những xảo ngữ xú danh của những tay tổ gian hùng của quốc tế cộng sản, trong đó có Lê nin như: „Không có thể phản bội, không thể làm người cộng sản“, nói cách khác: “không là kẻ phản bội, không phải là người cộng sản“.


    51. Ngay từ ngày thành lập, „Tổ Quốc“ của đảng cộng sản vn và những kẻ tay sai trung thành kế thừa sự nghiệp của Hồ Chí Minh đã không phải là đất nước Việt Nam mà là thế giới đại đồng của quốc tế cộng sản, đại diện bởi „Nước Nga - Liên bang chxhcn xô viết“ (UdSSR), và nước Tầu đại Hán („Trung quốc“ - China). (UdSSR: một bóng ma đỏ vừa mới bị tan rã cách đây không lâu, nhưng chưa từng biến mất). „Gia đình“ của các đảng viên cs là tập thể đảng cộng sản “các nước cs xhcn anh em“. „Tôn giáo“ của chúng là mớ vọng tưởng tà ám về một lý tưởng cộng sản không tưởng. Điều đáng nói là Hồ và đảng cộng sản của y ngay từ đầu đã thừa biết rằng: lá cờ đảng cộng sản cùng tất cả những gì là „lý tưởng cộng sản“ chỉ là mảnh cờ hiệu trá hình, một thứ phương tiện che giấu mục đích không hơn không kém. Mặc dù biết rõ ngay từ đầu như vậy, nhưng, Hồ và đảng cs vẩn phải tiếp tục giương cao mãi lá cờ đỏ sao vàng và búa liềm đó ở tất cả mọi nơi chỗ có thể được, hòng có thể mãi tiếp tục lòe bịp khối đại quần chúng nhân dân, mà phần động số họ, theo sự ước lượng của bộ chính trị đảng csvn là chẳng còn một ai lại có thể lọt lưới sau những màn tầy não toàn diện toàn phần, dưới hình thức tập thể sâu rộng trong toàn dân do đảng cộng sản đã không ngừng thực thi từ mấy chục năm qua.


    52. Sau khi khối cộng sản đông Âu, đại diện bởi Liên bang xô viết xụp đổ, đảng cộng sản Việt Nam như con rắn mất đầu. Để bằng mọi giá giữ vững cho được quyền lực thống trị, những kẻ kế thừa Hồ và tay sai đã phải gồng gánh sinh mệnh thoi thóp của đảng csvn giao hẳn cho đảng cs „Trung quốc“ định đoạt gánh vác, từ nay sốt xắng tình nguyện chỉ để xin làm một chân gác cửa cho „mẫu quốc thiên triều“.
    53. Nhưng, kẻ định đoạt đường hướng tinh thần Việt gian cho đcsvn cùng những kẻ kế thừa nó tại Việt Nam, theo đó phải phục tùng vô điều kiện, trước sau như một vẫn là tên muôn năm chủ tịch đảng – „cha già“ xảo quyệt Hồ Chí Minh, một tên thợ đu dây rành nghề giữa Moskau và Bắc Kinh. Sau khi một đầu dây đã đứt, đặc biệt là sau cái chết của „lão cha ghẻ nói tiếng Nga“ thì đảng cộng sản Việt Nam chỉ còn lại một đầu dây là „cái váy của người mẹ người Tầu“, lại cũng ghẻ nốt, để bám víu sống còn. Tất nhiên, bất kỳ sự o bế mời chào của các nhà „chính khách thực tiễn“ đến từ các nước phương Tây khác, kể cả „kẻ thù không đội trời chung“ là Mỹ, cũng đều làm cho đám hậu sinh đảng csvn tò mò hớn hở. Miễn làm sao quyền lực thống trị của đảng csvn vẫn còn được tại vị, và dường như đáng hí hửng hơn hết là chứng giả thông manh lọc lõi của họ, sẵn sàng nhẹ tay buông thả cho những thói lưu manh ngu học của chúng.

    Để theo gương nước Nga "Liên bang xô viết“, qua sự truyền đạt "kinh nghiệm" có tầm nhìn xa xứng mặt gian hùng của các cố vấn đảng cộng sản Nga-xô, thì đảng csvn cùng bộ máy ngụy quyền bù nhìn của nó cũng phải nhất thiết tìm tất cả mọi phương cách để „chìm xuống“, trước khi nó bị lật chìm. “Hạ cánh an toàn“, hoặc „xuống ngựa an toàn“ là những cụm từ thường được tập đoàn trí nô cộng sản trá hình thậm thụt úp mở, tự đắc ám chỉ những thủ đoạn lưu manh hạ đẳng đã tân trang lại của đảng csvn.


    Beeindruckend und verhängnisvoll ist das Händeschütteln zwischen den beiden KP Genossen Nguyen Minh Triet und Thich Nhat Hanh im Jahr 2005 in Hanoi, nach dem Inhalte des Geschäftes mit dem „Opium des Volkes“ neu definiert und unter Dach und Fach waren.
    *
    Đầy ấn tượng và thật dính chết như keo sơn là cái bắt tay nặng nề đen tối ràng buộc bởi nghiệp chướng sâu dầy tội ác giữa hai đồng chí đảng viên cs Nguyễn Minh Triết và Thích Nhất Hạnh vào năm 2005 tại Hà Nội, sau khi phần nội dung kế hoạch liên minh ma quỷ sặc mùi „thuốc phiện của nhân dân“ đã được giàn xếp ngã ngũ.


    54. Cùng một mục tiêu trên, đảng csvn, GHPGVNTN, Thích Nhất Hạnh và các đồng chí cs trá hình Phật giáo đang thi thố mọi thủ đoạn để thực thi cho bằng được nhiệm vụ chiến lược sống còn này. Và Thích Nhất Hạnh chưa một lần dừng lại trên hành trình tích chứa sâu dầy nghiệp nhân tội ác. Với sự trai lỳ khả ố rành nghề, y vẫn tiếp tục khai thác tối đa những nhãn hiệu xảo trá như „hòa bình, phản chiến“ mà đảng cs đang và đã từng tô vẽ cho đồng chí Thích Nhất Hạnh trong „phong trào phản chiến“ đầy tội ác năm nào. Sự tuyên truyền cò mồi trâng tráo của đảng csvn trong nước và hải ngoại, đã tạo nhiều cơ hội để những cơ sở trá hình Phật giáo của Thích Nhất Hạnh tại nước ngoài có thể giăng bẫy một cách tinh vi, lừa vào tròng vô số các Phật tử phương Tây nhẹ dạ.

    „Lực lượng“ ngoại vi mê muội này sẽ trực thuộc „đội quân thứ ba“, được Thích Nhất Hạnh trù bị trước để cứu đảng csvn khi „tình thế nguy kịch“: Trong trường hợp quyền lực của đảng cs bị đe dọa rung chuyển tận gốc rễ. Khi đó, các tên cán bộ cộng sản trá hình Phật giáo núp áo nhà sư có thể tung hoành tạo biến loạn, vừa ăn cướp la làng, vừa dùng chiêu bài „tôn giáo“ để lật ngược tình thế có lợi cho đảng csvn ngay trong lòng thế giới phương Tây. Những „Phật tử“ phương Tây mê muội này, theo tính toán của Thích Nhất Hạnh, khi có biến cố, họ sẽ sẵn sàng (?) một lần nữa xuống đường biểu tình „bảo vệ Phật Pháp“ thay cho đảng csvn… được nhờ, vì đảng cộng sản vn chỉ chờ có thế. Tức là bất kỳ sự phản kháng nào từ phía chính quyền các nước phương Tây sở tại, ra tay đối phó với các „lực lượng biểu tình Phật tử“ của Thích Nhất Hạnh, sẽ là cơ hội khốn nạn nhất để các cơ quan tuyên truyền của đảng csvn đồng loạt lợi dụng khai thác tối đa và „chỉ trích, lên án“ là „kỳ thị Phật giáo“.

    Nhưng các „tăng sỹ“ trẻ gốc Á châu này dù trá hình với dáng vẻ cẩu thả một cách nham nhở hoặc ngây ngô cách nào thì trớ trêu thay lại càng lộ rõ hơn gấp ba gấp bẩy lần tâm địa tham sân si bất khả che giấu của chúng. Phần đông những „tăng sỹ“ trẻ này sau khi mới ra trường từ những „giảng đường Phật học“ của đảng csvn, nói cách khác là „ đại học an ninh, chuyên khoa tôn giáo“, đã được đảng cs và Thích Nhất Hạnh khai sinh vào đời bằng một rừng những xảo ngữ gượng ép như „tăng thân“, “làm mới đạo Bụt“.v.v. vừa mới ra khuôn, chưa phai mầu cờ đỏ, còn sắc cạnh như búa liềm, còn hơi hám khói thuốc phiện và nặng mùi „tôn giáo kiểu cộng sản xã hội chủ nghĩa“.

    Các khái niệm, danh từ „Phật Giáo“ khiên cưỡng „hiện đại“ dòng „Tiếp hiện“ này đã tự nó tố cáo tội ác và tâm địa xảo quyệt của Thích Nhất Hạnh đã dùng tất cả mọi phương cách để khai thác pha chế, xào nấu các danh từ và Giáo Lý Phật Pháp theo công thức: „cộng sản + tôn giáo + thuốc phiện“. Vì mục đích những thực đơn đặt hàng của bộ chính trị đcsvn, trong „công cuộc làm mới Đạo Bụt“ nhiều bước nhiều chặng, kéo dài nhiều thập niên của đảng đánh độc thế hệ trẻ, chưa bao giờ là để dành cho đảng cs tự tiêu hóa những sản phẩm tôn giáo sống xượng do chính các đồng chí cs của họ chế biến ra. Vì „tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân“ nên thực đơn đó chỉ để đầu độc nhân dân, để nhân dân tự đầu độc, hoặc làm sao có thể ăn được nhiều, có thể say mà không chết ngay. Còn như trên đã dẫn, đảng cộng sản vn chưa từng thiếu thốn thức ăn tinh thần dành riêng cho các đồng chí đảng viên của họ. (Chuyên sâu về vấn đề này, phần chi tiết vạch mặt những xuyên tạc Giáo Lý Phật Pháp một cách tinh vi có hệ thống của đảng csvn, GHPGVN, GHPGVNTN, Thích Nhất Hạnh và đồng bọn, xin xem phần 2. , Nguyên bản tiếng Đức, sau bài viết này).

    Quay trở lại với vụ „Tu viện Bát-Nhã“ tại Việt Nam vào năm 2005. Cùng với lực lượng an ninh tôn giáo nhà nước ngụy quyền csvn, Thích Nhất Hạnh và đồng bọn đã phải gấp rút giàn dựng một vở kịch khả ố vụng về bất cần khán giả. Miễn sao để Thích Nhất Hạnh cùng với đám trí ngủ hậu sinh nhẹ dạ người ngoại quốc đã bị xỏ mũi, có thể xênh xang cùng đảng csvn trình diễn một vở kịch xảo trá: „Tự do tôn giáo ở Việt Nam“, tạo trợ lực đáng kể cho đảng cs vào giờ chót, có thể vượt rào cấm vận ra nhập WTO.

    Sau màn „đụng độ tranh chấp dân sự“ đầy kịch tính được giới trí nô của đảng cs trong nước và hải ngoại làm rùm beng đánh lạc hướng, là màn „khổ nhục kế“ tiếp theo, Thích Nhất Hạnh đã nhập ngay một vai mới là „nạn nhân“, còn gọi là „dân oan“ của đảng. Theo kịch bản, thì số theo Thích Nhất Hạnh về Việt Nam khoảng 100 tên kể cả ngoại quốc để „tạo ấn tượng, trình diễn thời trang và đội hình“ bằng áo nâu nón lá trên đường phố Hà Nội, sau màn „va chạm“ ban đầu đã tạm hoàn thành nhiệm vụ và bị „trục xuất“ về lại châu Âu. Nhưng tập đoàn của Thích Nhất Hạnh được đảng cs bổ xung thay thế ngay bằng gần 400 tên cs trá hình Phật giáo khác nhập cuộc. Để cho đúng kịch bản, chúng cùng đảng cs diễn nốt vở kịch. Hết „màn trời chiếu đất“, đến bị „xã hội đen bêu riếu nhục hạ thảm thương“, rồi sau chót là màn kết quan trọng nhất: Số cán bộ an ninh tôn giáo trá hình này được đảng cs đem cài cắm tại nước ngoài bằng hình thức quen thuộc là bị „trục xuất“ khỏi Việt Nam để xin tỵ nạn…đểu tại nước ngoài. Rất đông trong số này đến Đức trong tư thế trá hình Phật giáo giả tỵ nạn, tại một trong những cơ sở lớn nhất của Thích Nhất Hạnh tại Đức, đó là Waldbröl, một thành phố nhỏ gần Köln, miền Trung Tây-Đức. Trước đó cơ sở này từng là một học viện quân sự cũ không còn sử dụng (của quân đội Phòng vệ - Liên bang Đức), được đảng csvn và Thích Nhất Hạnh qua tay lũ cs nằm vùng đứng tên mua lại, rồi cải trang thành „ Công ty trách nhiệm hữu hạn – Viện Phật giáo ứng dụng châu Âu“ („EIAB“- GmbH“). Số còn lại cũng lần lượt được đảng cs và Thích Nhất Hạnh cho đi „tỵ nạn“ tại các nước phương Tây khác.

    Để xuất phát từ đây (những cơ sở của Thích Nhất Hạnh, GHPGVN, GHPGVNTN cùng các tổ chức ngoại vi tay sai), các cán bộ cs trá hình Phật giáo của Thích Nhất Hạnh đã và đang móc nối hoạt động tay trong tay khăng khít với „đảng Việt Tân“, một tổ chức đã bị lật mặt là một công cụ cò mồi trá hình của công an ngụy quyền Việt gian cộng sản. Đang nói trong phạm vi ở đây là, về các thủ đoạn chiến thuật, chúng tìm mọi cách tập hợp, đoàn ngũ hóa, lừa lái khống chế những người Việt Nam đặc biệt là Tây phương còn mê muội, để chuẩn bị một thứ „lực lượng trù bị“ cho những cuộc xuống đường tuần hành, dùng chiêu bài "tôn giáo", biểu tình với quy mô lớn ngay tại phương Tây, có lợi cho đảng csvn sau này.



    Nichts ist zutreffender als die beiden Fotokommentare aus einer vietn. Web-Site:
    1. Linkes Bild: „KP Kadermönch Thich Phap An: 3. von links, (Geschäftsführer des EIAB GmbH in Waldbröl, DE) gemeinsam mit Thich Nhat Hanh und Genossen beim vietn. KP Vorsitzenden Nguyen Minh Triet zu Besuch“.
    Hình bên trái: Tên cán bộ Việt gian cộng sản trá hình Phật giáo Thích Pháp Ấn,( thứ 3 từ trái sang) chủ tịch cái gọi là „Công ty trách nhiệm hữu hạn – Trung tâm Phật giáo ứng dụng Châu Âu“tại Waldbröl – CHLB Đức, cùng Thích Nhất Hạnh và đồng bọn gặp gỡ tên đầu lãnh Đảng cộng sản vn Nguyễn Minh Triết.“


    Khó có lời bình luận ảnh nào chính xác hơn lời bình luận trên một trang website tiếng Việt khi chú thích bức ảnh bên phải trên đây:
    2. Rechtes Bild: „Thich Nhat Hanh und Frau Genossin Florette Cao Ngoc Phuong bei dem General der KP- Volksbefreiungsarmee Vo Nguyen Giap und Frau zu Besuch. Zwei große Führer der zwei Kampffronten von der gleichen vietn. KP treffen sich wieder. Der eine tötet mit dem Gewehr, der andere mit dem „Opium des Volkes“. Das Ergebnis lässt sich sehen: Der eine zählt die Leichen der andere das Geld.“.

    Hình bên phải: „Thích Nhất Hạnh cùng người tình đồng chí Cao Ngọc Phượng thăm vợ chồng tên đại Việt gian Võ Nguyên Giáp. Những tên đại gian hùng của „hai mặt trận“, hai mũi giáp công“ đều cùng của gian đảng Việt-gian cộng-sản. Một tên bắn giết bắng súng đạn, một tên giết người bằng „thuốc phiện của nhân dân“. Kết quả thật đã quá rõ ràng để chúng không còn có thể chối tội ác: Một tên đếm xác chết, một tên đếm tiền, đang chất chứa thêm cao đầy tài khoản tội ác của đảng csvn.


    Não trạng của Thích Nhất Hạnh cũng như tất cả các loại Thích trá hình của đảng cộng sản vn như Thích Trí Quang, Thích Đôn Hậu, Thích Huyền Quang, Thích Quảng Độ đều có chung một cơn mê tưởng: Một lần khoác bộ gấm bào „Quốc Sư“ („Thầy của các vị Thầy“), dù chỉ là vài giờ diện thử trong một màn kịch hóa trang. Vì sau đó, vẫn trong năm 2005 màn tổng diễn tập cho vở kịch „Biến cố Tu viện Bát Nhã“ do Thích Nhất Hạnh và an ninh nhà nước ngụy quyền Việt gian cs cùng chung giàn dựng đã đến gần. Vây quanh bởi một đoàn những tên an ninh vgcs trá hình trong lớp cà sa tăng sỹ Phật giáo theo hộ tống, Thích Nhất Hạnh & đồng bọn xênh xang rước đám diễu hành trên đường phố Hà Nội, và không hề bỏ lỡ một lịch hẹn chụp hình nào của các phó nháy chuyên nghiệp an ninh vgcs. Vì đặc biệt là trong năm 2005 này, đúng là lúc đảng csvn đang cần cần phải lôi cái bảng hiệu trá hình „Tự do tôn giáo tại Việt Nam“ ra tô vẽ lại đánh bóng „sạch đẹp“ hơn bao giờ hết, mong nhờ tấm bảng hiệu này đối phó với sự cấm vận của Mỹ và phương Tây, hòng qua đó có thể lòe bịp thế giới tự do, ra nhập WTO. Trong vụ „Tu viện Bát Nhã“, Thích Nhất Hạnh và đồng bọn thủ vai „nạn nhân“ của đảng cs vn, khoảng 400 tên cs trá hình Phật giáo được an ninh vgcs „sách nhiễu“ và „trục xuất“ khỏi Việt Nam. Tại nước ngoài, Thích Nhất Hạnh và đcsvn lừa lái, móc nối “xin tỵ nạn“ cho chúng dưới danh nghĩa „tín đồ Phật giáo bị đàn áp“. Để thực thi kế sách, cả bộ máy tuyên truyền văn bút trí nô của đảng csvn trong và ngoài nước đồng loạt lên tiếng, thực hiện đúng chức năng tay sai cò mồi quảng bá cho màn kịch này. Để cùng một lúc khoảng 400 tên cán cs trá hình Phật giáo được đảng cs và Thích Nhất Hạnh „hợp thức hóa“ tư cách giả „tỵ nạn“ của chúng tại nước ngoài. „Công ty trách nhiệm hữu hạn – Viện Phật giáo ứng dụng châu Âu“– („EIAB-GmbH“) trá hình của Thích Nhất Hạnh tại Waldbröl – miền Trung Tây-Đức, là một trong những địa điểm dừng chân ẩn náu đầu tiên của chúng.

    Thich Nhu Dien, oberster Vertreter der UBCV bzw. CVBK/ KVVBK in Deutschland, „Vien Giac Pagode Hannover“.
    Thích Như Điển, tên đại diện của GHPGVNTN tại „Chùa Viên Giác" – Hannover, CHLB Đức.


    55. Như tất cả những chi nhánh khác tại nước ngoài, thì „Chùa Viên Giác“ tại Hannover nằm về phía Tây-Bắc CHLB Đức cũng là một trong cơ sở quan trọng của GHPGVNTN. „Chùa“ này được đại diện bởi tên Thích Như Điển. Như trên đã dẫn, hệ thống „chùa tự“ đang càng ngày được mở rộng và có mặt khắp nước Đức, về hình thức ngụy trang đa phần đều trực thuộc GHPGVNTN, nằm trong sự điều khiển của tên Thích Quảng Độ, nhưng về thực chất, đang là những cơ sở trá hình của GHPGVN tại nước ngoài, dành cho các cán bộ cộng sản giả danh đội lốt tôn giáo từ trong nước, từng bước sang thay thế và chiếm giữ.

    Về hình thức hay bản chất, cái gọi là „GHPGVN“ („giáo hội quốc doanh“) và „GHPGVNTN“ cả hai đều nằm dưới sự khiển dụng trực tiếp của đảng csvn, cho nên, nó là hai cái thòng lọng được thắt bởi một sợi giây duy nhất. Một cái thòng lọng thì đã được cái gọi là „Ban tôn giáo chính phủ“ của đcsvn tròng lên cổ các tín đồ Phật giáo Việt Nam trong nước một cách oan nghiệt. Cái còn lại thì đảng csvn đã tìm đủ cách mà không cách nào với tới được khối người Việt Nam tỵ nạn chế độ ngụy quyền Việt gian CS tại hải ngoại cho được. Cho nên, chỗ nào có đám cán bộ cộng sản trá hình Phật giáo này xuất hiện là ở đó lại có những màn dây rợ lòng thòng thê thảm. Thường thi thố giọng lưỡi của thập loại Ma tâm, cũng như có thể đồng loạt giả mắc chứng á khẩu trơ trẽn, bỉ ổi, là những đặc điểm chung của lũ cs trá hình Phật giáo này khi được hỏi đến, chúng đang tìm ai với một mớ thòng lọng trên vai như thế.

    Các cơ sở trá hình „chùa tự“ này, trong đó các cơ sở của Thích Nhất Hạnh đã và đang được gấp rút tạo dựng cải trang một cách tương xứng, để có thể dần biến thành những nơi chứa chấp ẩn náu trù bị của một số đông các cán bộ cộng sản trá hình Phật giáo dành cho một tình huống „đặc biệt nghiêm trọng“, đó là ngày tàn xụp đổ của đảng Việt-gian cộng sản tại Việt Nam. Như trên đã dẫn, ngay trong hiện tại, xét về mặt chiến lược, đảng csvn đang tìm mọi phương cách bôi xóa chối bỏ bản mặt thật tội ác, để làm sao có thể dần dần „biến thoái“ và „chìm lặn xuống“. Chúng đang giàn dựng một cách xảo trá, hòng đánh tráo thay thế vào „chỗ bỏ trống“, là một hệ thống „dân chủ, đa nguyên đa đảng“ bù nhìn và trá hình càng ngày càng tinh vi hơn. Trong „tình hình xấu“ các tên cộng sản trá hình Phật giáo núp áo tu hành sẽ ẩn náu tại các cơ sở trá hình tôn giáo này để chờ thời. Khi một thể chế „dân chủ đa đảng“ mới được thiết lập, chúng sẽ từ đó lợi dụng tối đa các định chế hiến pháp „dân chủ“, dùng chiêu bài „tôn giáo, Pháp nạn“ để đánh lạc hướng và xách động quần chúng, tạo các cuộc biến loạn, lật ngược tình thế cướp lại chính quyền. Dành cho mục đích này, đảng csvn đã và đang đầu tư một cách ồ ạt, huy động một lượng ngân khoản rất lớn, trong nước cũng như hải ngoại cho các công trình kiến thiết „tôn giáo, Phật giáo“. Trước hết để gây ảnh hưởng thanh thế quyền lực, thu lợi trước mắt và cũng để rửa tiền bằng những tạo dựng đầu tư (kiểu… dã tràng) dưới dạng những công trình bất động sản.

    Ở đây (tại CHLB Đức nói riêng) phải kể đến tất cả các cơ sở của Thích Nhất Hạnh tại nước ngoài (ở Đức là „EIAB - GmbH“ tại Waldbröl), cùng tất cả các „chùa tự“ trá hình trực thuộc GHPGVN do các tên cộng sản trá hình từ trong nước mới sang, manh nha tạo dựng như „trung tâm văn hóa Phật giáo Franken, Nürnberg“ tức „chùa Vĩnh Nghiêm“, của tên cs Thích Trí Dũng (trực thuộc „Tổ đình chùa Vĩnh Nghiêm“ – Sài gòn) và „chùa Phổ Đà“, tại Đông-Berlin v.v… Kế đến là toàn bộ hệ thống „chùa tự“ trực thuộc GHPGVNTN cùng hệ thống tay sai là các miền „Gia đình Phật tử Việt Nam“, các „khuôn hội“, các „lực lượng“, các „ban hộ niệm“ kèm theo, do tên Thích Như Điển, Thích Quảng Độ, Võ Văn Ái làm „đầu lãnh tinh thần“ như: „Chùa Viên Giác“ tại Hannover, „Linh Thứu“ – Tây Berlin, „Phật Huệ“, „Phật Đạo“ tại Frankfurt, „Tâm Giác“, „Phổ Bảo“ tại München và vô số các chùa tự khác như „Viên Đức“ tại Ravensburg .v.v. . Sau hết là vô số những „hội chân rết“ theo công thức „đoàn ngũ hóa“ để khống chế lợi dụng, như „hội chuyên gia“,“hội sinh viên“ „đồng hương“, „thân hữu“, „những người bạn“, „doanh nghiệp“,“văn nghệ“, „lớp khiêu vũ“ và … cả „lớp tiếng Việt“ v.v.


    56. Hiện nay cả hai tên Thích Nhất Hạnh và Thích Như Điển đều hoạt động tay trong tay với „Việt Tân“, một công cụ trá hình của công an Việt gian cộng sản. Các thành phần đầu xỏ và lũ tay sai nòng cốt của đảng này là những tên an ninh chuyên nghiệp, điệp báo nằm vùng lâu năm của đảng Việt gian cs. Cái gọi là „đảng chính trị đối lập“ („ViệtTân“) cò mồi này chính thức khai trương ra mắt ngày 19.09. 2004 tại Berlin, thường được an ninh nhà nước ngụy quyền việt gian cs ngụy trang tạo dựng thanh thế bằng những thủ đoạn khổ nhục kế rẻ tiền, là: dùng chính các báo „công an nhân dân“ của đảng csvn trong nước và giới văn bút trí nô của chúng tại hải ngoại „chỉ trích“ hoặc khoác cho những mặt nạ trá hình hai mặt như „chống cộng, phản động“, hoặc „dân chủ, canh tân“ v.v. Chúng thường rêu rao những bảng hiệu trá hình, là đứng về phía người Việt Nam tỵ nạn chế độ Việt gian cs, nhưng về thực chất chỉ để giăng bẫy đánh lừa và tìm cách khống chế khối đồng bào Việt nam Quốc Gia tại hải ngoại.

    Nước Đức thực sự là „miền đất hứa“ và là một trong những „sân sau yên tĩnh“ cho những mưu ma chước quỷ của đảng csvn. Vì tại đây, bên cạnh những lý do khác, là do có một phần khá đông số người Việt Nam sinh sống tại phía Đông của nước Đức. Họ từng là những người được nhà nước ngụy quyền Việt gian cs „ban phát ân huệ“ bằng cách đẩy đi „lao động hợp tác“, để bán sức lao động, thu lợi cho đảng csvn tại „Cộng hòa Dân chủ Đức“, tức Đông-Đức cũ („GDR“ hoặc „DDR“). Họ chịu nhiều ảnh hưởng và sự khống chế trực tiếp của „đại sứ quán“ Việt gian CS tại Đông Đức, do vậy, cũng theo sự tính toán chắc mẩm của đảng csvn, là sẽ còn có thể lợi dụng tối đa phần đông khối người này. Vì trong số những „con người máy xhcn“ đã bị tẩy não toàn phần này, vẫn có thể sẽ còn xót lại đâu đó những „đoạn rễ cộng sản“ đứt thối, chưa bị cơ thể đào thải.


    57. Đảng cộng sản Việt Nam cũng như Thích Nhất Hạnh và tập đoàn GHPGVNTN vẫn đang tìm mọi cách làm biến tướng một cách có hệ thống các nền tảng giáo lý Phật giáo, vẫn tiếp tục chối bỏ tội ác, không ngừng xuyên tạc bôi xóa một cách đê tiện các chứng tích, dữ kiện liên quan đến các giai đoạn lịch sử cận đại và đương đại Việt Nam, trong đó có cuộc „chiến tranh Việt Nam“. Đặc biệt là các chi tiết liên quan tới tôn giáo, Đạo Phật nói chung và GHPGVN, GHPGVNTN nói riêng, được đảng cộng sản Việt Nam khiển dụng làm công cụ gây tội ác, cũng là bình phong che đậy tội ác, củng cố quyền lực, đều bị đảng cs vn bôi xóa, đổi trắng thay đen, làm thất thoát, cắt xén và xuyên tạc, bất chấp mọi di chứng nguy hại và hậu quả lịch sử cho dân tộc Việt Nam trong đương đại và tương lai.


    58. Vì khuôn khổ bài viết nguyên ngữ tiếng Đức, dành cho khối đọc giả phương Tây, nói tiếng Đức, nên trước hết chỉ đơn cử ở đây những ví dụ nhỏ sơ lược liên quan tới tên Thích Như Điển và GHPGVNTN tại Đức. Với một hậu thuẫn đông đảo các giới văn bút trí nô tay sai của đảng cs vn tại Đức, một trong số đó có những tên đã có học vị tiến sỹ, giáo sư, ví dụ như Thái Kim Lan (môn Triết học, trường đại học tổng hợp Ludwig Maximilian Universität „LMU – München“), đã là những nền tảng thuận lợi để Thích Như Điển cùng các „đệ tử“ của y „chế tác“ các „luận án tiến sỹ“. Trong đó, phần „sao y bản chính“ đã trở thành một thông lệ, cũng là cơ hội mà các vị „cử nhân“ tương lai của GHPGVNTN không thể bỏ qua. Đặc biệt là những chi tiết quan trọng về giai đoạn lịch sử cận đại đầy tội ác của GHPGVNTN, cùng sự liên kết „như hai mà một“ của nó với đảng cộng sản vn, đã „được“ các „tiến sỹ“ này chép y chang như những „chủ trương đường lối“ của…đảng csvn „chỉ đạo“ GHPGVNTN từ mấy chục năm qua.


    59. Một trong rất nhiều trường hợp được thống kê tường tận, sẽ đơn cử ở đây một trường hợp cụ thể: Tên Thích Hạnh Giới (tục danh Lộc Hồ, sinh ngày 01.01.1971 tại Sài gòn, đệ tử của tên Thích Như Điển) kết thúc chương trình đại học trường Đại học Hannover năm 2003, tại chuyên khoa „Khoa học -xã hội và -tâm linh“, ở bộ môn „Phật học – Triết học“, làm „Luận án tiến sỹ - triết học“ với đề tài:

    Tạm dịch: “Đạo Phật Việt Nam tại USA – Một nền tảng của đức tin trên quê hương mới“. (USA: „Hiệp chủng quốc“ hoặc „Liên bang quốc gia Mỹ).
    Trong „luận án“ này: nguyên bản tiếng Đức: („Der vietnamesischeBuddhismus in den USA - Der Stellenwert des Glaubens in derneuen Heimat“),

    người đọc sẽ thường gặp lại giọng lưỡi xảo trá quen thuộc của những tên cs trá hình Phật giáo GHPGVNTN, y chang các giọng điệu tuyên truyền bôi xóa lịch sử một cách trơ tráo của đảng cs vn đã từng lặp lại từ hàng chục năm nay. Nào là „ Pháp nạn“, nào là „đàn áp tôn giáo bởi chính quyền Ngô Đình Diệm“ v.v.


    60. Một ví dụ khác: „Nhà sử học“ hoặc „giáo sư Nguyễn Lang“ (!) là một trong những cái mặt nạ tùy thời của tên Việt gian cộng sản trá hình Phật giáo Thích Nhất Hạnh (tức Nguyễn Xuân Bảo). Dù cải trang dưới cái mặt nạ „Nguyễn Lang“ hay trá hình trong lớp áo cà sa Phật giáo, y tha hồ „chế tác“ các „tác phẩm văn học“ và „lịch sử Phật giáo Việt Nam“, bằng cách cho tất cả vào khuôn đúc của các nghị quyết đảng csvn để đúc chế lại, cái nào khó nấu chẩy thì mài dũa, đập vỡ hoặc bẻ cong.

    „Làm mới Đạo Bụt“, hoặc „dòng tu tiếp hiện“ chỉ là một trong vô số những „xảo thuật tái chế“ đó, tạo cho đảng cộng sản vn có thêm nhiều cơ hội của những vi khuẩn tâm linh bệnh hoạn, đeo đẳng ăn bám Phật giáo, mãi sống còn để đầy đọa rút máu tàn phá cơ thể dân tộc Việt Nam. Vì sức ỳ nội tại đã quá tải, đảng csvn không thể chấp nhận Phật giáo „đi chệch hướng cộng sản xhcn“. Do vậy Thích Nhất Hạnh, đảng csvn, GHPGVNTN cùng những kẻ không thể đoạn tuyệt thứ xảo nghiệp thích trí trá, đã phải thường lăng xăng tranh giành lấy bất cứ cơ hội nào để tuyên xướng, ban phát ân huệ và quảng bá phô trương những khẩu hiệu „hoành tráng và vĩ đại“ có thể cảm động chết người, như „Phật giáo đồng hành cùng dân tộc“, „mái chùa che chở hồn dân tộc“, „Phật giáo là dân tộc“, để lòe bịp nhân dân. Như một thứ bùa chú mê hoặc không thể thiếu của những kẻ cai ngục thuộc giai cấp thống trị giả nhân giả nghĩa nhưng có quyền ăn nói.

    Hậu quả là qua sự „chế tác“ của đám văn bút trí nô trá hình trong các nhãn hiệu „giáo sư“, „nhà sử học“, „nhà văn hóa“… kiểu Thích Nhất Hạnh, Thích Quảng Độ và Võ Văn Ái…, những giai đoạn lịch sử Phật giáo Việt Nam đã bị biến thoái nghiêm trọng, tùy theo những định hướng giai đoạn của đảng cs vn. Và nguy hại hơn cả là mục đích của những nỗ lực sửa sai bóp méo lịch sử này chính là: Làm sao để những vệt máu tội ác không gì lau rửa được của đảng csvn, Thích Nhất Hạnh, GHPGVNTN và tay sai được che đậy khỏa lấp đi phần nào.


    Bức cận ảnh của „Nguyễn Xuân Bảo ở độ tuổi 30, đầu tóc xanh rờn“ đã tự nó đấu tố cái chi tiết „đi tu từ năm 16 tuổi…“ (mười sáu tuổi) trong „tiểu sử lý lịch“ của Thích Nhất Hạnh và cũng khai ra luôn ai là tác giả của „tiểu sử lý lịch“ này. Phần chi tiết xin xem phần 2 sau bài viết này.


    61. Cái nhãn hiệu „Thiền sư“ (!) của Thích Nhất Hạnh cũng như vô số những tên Việt gian cộng sản trá hình Phật giáo khác, xét về những thủ đoạn thực thi chẳng khác gì cách làm của Mao Trạch Đông và đảng cs „Trung quốc“ trong cái gọi là „cách mạng văn hóa“(!) qua bàn tay của đảng cs vn. Ngay từ những năm 1962, khi Thích Nhất Hạnh thay mặt đảng cs vn, trá hình trong lớp áo cà sa „tăng sỹ“ Phật giáo GHPGVNTN đi làm nhiệm vụ „ngoại giao tôn giáo vận“ tại nước ngoài, thì các „đồng chí chuyên trách“ của GHPGVNTN đã chọn ngay cho y một cái tước hiệu „Thiền sư“ vang như chuông, rất „thời thượng“. Loại bỏ ngay từ đầu, và „cách mạng văn hóa“ luôn cách chọn danh xưng khả xứng, cẩn trọng khiêm tốn tối thiểu, ví dụ như „Đại đức“, „chú tiểu“, „Tỳ khưu“, „Sadi“, „Sa môn“ v.v… có vẻ „quê mùa“ dành cho một người „nương náu cửa Phật“ ở độ tuổi của hắn tại Việt Nam vào thời điểm đó.

    Dùng „danh xưng khả xứng“ chỉ là một phần nhỏ nhưng bất khả phân, những tinh túy của Giới, Luật trong Giáo Pháp của Đức Phật do Chư Tổ sư nhiều đời hằng truyền thừa, đã trở thành truyền thống trân quý dành cho giới tăng ni, tu sỹ Phật giáo, xuất gia hoặc tại gia khắp nơi trên thế giới. Nhưng đảng cs vn và Thích Nhất Hạnh suy luận cách khác: Nếu „tấm áo cà sa không làm nên một tăng sỹ, vậy thêm cái danh hiệu chắc phải thừa đủ“. Thật là cay đắng cho một số đông giới quần chúng ưa chuộng cầu vọng Phật giáo tại phương Tây, đã từng, và vẫn còn nhẹ dạ cho tới tận hôm nay, vẫn chưa thể hiểu „vì nguyên cớ gì, cách đây trên 2500 năm, Đức Phật Thế Tôn đã không mang cái danh hiệu „Thiền sư“ kêu như chuông kia, đi „đăng ký bản quyền“ tại một sở phát minh sáng chế nào đó cho yên chuyện“.

    Như đã dẫn ở trên, bằng những thủ đoạn thâm nhập, đánh lạc hướng và lèo lái một cách có hệ thống những nguồn tin của giới truyền thông, học thuật… ngay trong lòng thế giới phương Tây, đảng cs vn qua tay Thích Nhất Hạnh và đồng bọn đã phần nào từng tạo ra một cái nhìn hoàn toàn sai lệch của một phần không nhỏ khối quần chúng tại Phương Tây về cuộc chiến tranh Việt Nam vừa qua.


    62. Cũng như cụm từ „Kommunismus“ đã dẫn ở trên, „Đạo Bụt dấn thân“, sau này được „biến thoái“ thành „đạo Bụt nhập thế“ (!). “Engaged Buddhism“ hoặc „Engagierte Buddhismus, xuất phát bởi cụm từ gốc (ở tiếng Đức là „Engagement“ : „Trách nhiệm“, „nhiệt tình“ „dấn thân“, „hành động“…vì một „lý tưởng nào đó“). Cụm từ này đã được giọng lưỡi của Thích Nhất Hạnh và GHPGVNTN khai thác lợi dụng tối đa, từ đầu những năm 1960 cho đến tận ngày hôm nay.
    Cũng như vô số các „phong trào“ trá hình khác của GHPGVNTN và „Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam“ vào những năm 1963 và những năm sau đó, cái gọi là „đạo Bụt dấn thân“ do tên Thích Nhất Hạnh tái chế (vào thời điểm này còn là „Đạo Phật dấn thân“) thực sự là một thứ khẩu hiệu tuyên truyền tẩy não lợi hại của đảng cs vn trên „mặt trận ngoại-giao – tôn-giáo“, một trong các „mặt trận“ của đảng cs vn trong cuộc chiến xâm lăng VNCH. Món bả độc này được pha trộn kỹ trong từng xuất cơm chay tươi sắc mầu „Phật giáo“ của các miền „gia đình Phật tử Việt Nam“, dùng làm động cơ để đoàn ngũ hóa, khiển dụng các tầng lớp thanh thiếu niên Phật tử háo hức nhẹ dạ, tập hợp lực lượng trù bị này cho những cuộc xuống đường biểu tình, gây rối phản loạn của những „lực lượng PG tranh thủ cách mạng“, „Phật giáo tranh đấu, bảo vệ Pháp nạn“,“chiến đoàn Phật tử Trần Đại Thức“ v.v., đánh phá chính quyền trung ương VNCH, do những tên cộng sản trá hình Phật giáo như Thích Trí Quang, Thích Quảng Độ… xách động.

    Theo hoạch định của „bộ chính trị“ đảng cs vn tại Hà nội, để có một lực lượng trù bị dồi dào theo sách lược „biển người“ (do các „cố vấn“ đảng cs Tầu „chỉ đạo“, gọi là „chiến tranh nhân dân“), hậu thuẫn cho „Mặt trận dân tộc giải phóng miền nam“ trong giai đoạn đó, thì sự cần thiết phải hình thành các hội đoàn, „đảng phái chính trị“ trá hình để có thêm nhiều lá phiếu „hợp pháp“, làm sao che đậy được dã tâm xâm lược của đảng cs vn, có ảnh hưởng càng mạnh càng tốt, để khống chế trực tiếp nghị trường thượng hạ viện Việt Nam Cộng Hòa là một thủ đoạn chước kế không thể thiếu.

    Nhưng do áp lực căm thù, khát vọng xâm lược dồn nén, „bộ chính trị“ đảng cộng sản vn đành phải tự tay cắt bớt giây thần kinh xấu hổ của chính mình và các đồng chí cs trá hình Phật giáo trước khi đẩy chúng vào „mặt trận“ này. Cho nên sự trơ trẽn bỉ ổi hết còn biết xấu hổ đã trở thành một dị chứng do khuyết tật giải phẫu, không thể và bất cần giấu diếm của đảng cs vn. Khi chúng muốn qua tay GHPGVNTN thể hiện mối „quan tâm Phật Pháp thế quyền“ tại chính trường Việt Nam Cộng Hòa, mà không quên nhấn mạnh „động cơ chính trị“ của một „đảng chính trị Phật giáo“ do chúng giàn dựng đề cử. „Đảng chính trị Phật giáo“ này đã được giàn dựng để ra mắt, đại diện bởi Thích Hộ Giác, Thích Thiện Minh ở bề nổi, và do tên cs trá hình Phật giáo Thích Trí Quang „chỉ đạo“. Cái gọi là „Đảng chính trị Phật giáo Việt Nam“ này, tất nhiên, chỉ là xảo kế che đậy dã tâm, nằm trong chương trình xâm lăng của đảng cộng sản Bắc- Việt tại Hà Nội.

    Sau đây là một trong những bằng chứng cụ thể, nói về thời điểm manh nha hình thành của cái gọi là „Đảng chính trị Phật giáo Việt Nam“, một trong những phiên bản đầu tiên của cái gọi là „Đạo Bụt dấn thân“ hành động, vì một lý tưởng…cộng sản trá hình, do Thích Nhất Hạnh là „chế tác giả“ vào những năm 1966 – 1969:

    Theo nguồn: Nguyên ngữ tiếng Anh: King, S., & Queen, C. (Eds.). (1996). Engaged Buddhism: Buddhist Liberation Movements in Asia. New York: State University of New York.



    Thich Ho Giac, Thich Thien Minh und Thich Tri Quang, die KP Agenten im Mönchsgewand, bei der Bekanntmachung der Parteigründung ihrer „Buddhistischen Politischen Partei –Vietnamese Buddhist Force“
    *
    (Trong ành: Hàng trước, từ trái sang) Thích Hộ Giác, Thích Thiện Minh, và Thích Trí Quang, những tên cộng sản trá hình trong lớp áo tăng sỹ Phật giáo trong lễ ra mắt thành lập đảng: „Đảng chính trị Phật giáo Việt Nam – Vietnamese Buddhist Force“.

    Bởi vậy, xét về thực chất, cũng như tất cả các tôn giáo và truyền thống tâm linh khác tại Việt Nam bị đảng cs vn lợi dụng, „đạo Bụt dấn thân“ chỉ là cái „mặt nạ mới“ của một trong vô số những thủ đoạn cũ được tân trang, hòng làm biến thoái „Đạo Phật“ để tiếp tục khiển dụng. Bất kể được che đậy bằng những mặt nạ tinh vi như thế nào, cũng không thể che giấu được một sự thật là: Chừng nào đảng cs vn còn chưa bị đập tan, thì chừng đó các tôn giáo (ở đây là „Đạo Phật“) tại Việt Nam, hay những đại diện trá hình của nó tại nước ngoài, còn là một thứ công cụ ngụy trang hữu hiệu, che chắn bảo vệ quyền lực của đảng cộng sản vn.

    „Đạo“ có thể „làm“, có thể „chỉ“ chẳng phải „Đạo“ chân thật! Vậy „đạo Bụt“ („của tên Thích Nhất Hạnh“) là một thứ không những có thể „làm“, mà hơn thế, hắn và đảng cs vn cứ thả sức tùy tiện „làm mới“ được, là cái gì ? Vậy nên những cái dù „được“ hay „bị làm mới“ kia, rõ ràng là một thứ „đạo đức cách mạng“ trá hình của đảng cộng sản vn! Vì đảng cs vn hiện nay vẫn đang từng ngày cưỡng bức „chỉ đạo“ toàn dân chui vào cũi „mặt trận tổ quốc“, trong đó có GHPGVN trong nước, và, qua „viện hóa đạo“ của GHPGVNTN trá hình tại hải ngoại. Vì thế, đảng csvn „chỉ đạo“ „viện hóa đạo“ GHPGVNTN bao nhiêu, càng chất chứa thêm nhiều tội ác bấy nhiêu. Trá hình tà đạo tội ác đã không thể rửa. Trá hình Phật giáo để gây tội ác thì dù vô lượng kiếp, trời, đất, thiên, nhân bất khả dung.


    63. Vì cưỡng lệnh đảng, tên Thích Thiện Minh đã bị các đồng chí của đảng cs trừng phạt loại bỏ, bị tra tấn đến chết trong tù năm 1978. Thích Hộ Giác và Thích Nhất Hạnh vẫn ngoan cố đeo đuổi sự nghiệp Việt gian của đảng cộng sản Việt Nam, là tiếp tục giăng bẫy phát triển „đường lối chính trị“ của „đảng chính trị Phật giáo“ này tại phương Tây. Cùng với người tình đồng chí Cao Ngọc Phượng, Thích Nhất Hạnh đã trở thành giới „lãnh đạo“ của đảng này tại phương Tây, nhưng dưới cái tên trá hình trái khoáy, khiên cưỡng: „Đạo Bụt nhập thế “. Nhưng với thế giới Phương Tây tự do thì bất kỳ thứ gì, một cơ hội để trở thành „hợp thời“, kể cả những món bả độc cộng sản mầu mè trá hình Phật giáo trên đây, cũng chỉ là vấn đề thời gian.

    Những toan tính thủ đoạn của đảng cộng sản vn không hề dừng lại; „Đạo Bụt nhập thế“ sẽ rất „thức thời“, và hợp với thế giới phương Tây tự do, hiện đại“. Nên đảng csvn vẫn có thể đỡ lưng Thích Nhất Hạnh tiếp tục lừa đảo rao bán Phật giáo, và đám quần chúng Phương Tây cầu vọng Phật giáo nhiệt thành nhưng mê muội kia, sẽ chẳng có thể biết được một thứ gì khác, chừng nào họ còn chưa biết, hoặc không muốn biết sự thật, khác với những gì họ bị tẩy não về cuộc chiến tranh tại Việt Nam vừa qua. Trước hết cứ bị lừa vào tròng đã, còn lại bất cần là lý luận của những kẻ hết còn biết gì là trơ trẽn nói trên. Chỉ có đảng cs vn tin rằng các vệt máu tội ác tanh bẩn đã được lau chùi sạch sẽ. Hiện nay Thích Hộ Giác vẫn thường diện thử chiếc mũ „tăng thống“ cho GHPGVNTN tại Mỹ, và Thích Nhất Hạnh lừa lái „đạo Bụt nhập thế“ của đảng csvn trồi lên thụt xuống, theo sát những dòng thời sự tại phương Tây, như „đạo Bụt và ý thức môi sinh“ hoặc „đạo Bụt và ý thức trách nhiệm chính trị“.


    64. Theo nghĩa này, một „cơ hội“ đặc biệt „hợp thời“ cho Thích Nhất Hạnh cũng đã đến, khiến y không thể không lợi dụng để thi thố công khai nơi công cộng cái „ý thức, trách nhiệm chính trị“ đểu giả có một không hai của đảng cs vn qua cách thể hiện trơ trẽn khả ố của „đạo Bụt nhập thế“, là thừa dịp vụ tấn công của "quân khủng bố" vào hai tòa nhà Trung tâm Thương mại Thế giới ngày 11. 09. 2011 tại New York, USA.

    Nhân một thời nói chuyện trong một Thánh đường tại New York, hắn nêu ra một „sự kiện“ khác, cố tình gán ghép „sự kiện“ đó với cuộc tấn công "khủng bố "đặc biệt nghiêm trọng này. Đó là con số „300.000 (ba trăm nghìn) nạn nhân Việt Nam“ của một thị xã, nay là thành phố Bến Tre, „bị bom Mỹ sát hại“ trong cuộc chiến tranh Việt Nam. Trích dẫn nguyên văn: …"I wrote this poem during the Vietnam war after I heard about the bombing of Ben Tre city. The city of 300.000 was destroyed because seven guerrillas shot several rounds of unsuccessful anti-aircraft gunfire and then left. My pain was profound". Trích dịch, theo nguồn “Google”: “… Tôi đã viết bài thơ này trong thời gian Chiến Tranh Việt Nam sau khi được nghe thành phố Bến Tre bị bỏ bom hủy diệt. Thành phố 300,000 ngàn dân đã bị hủy diệt chỉ vì bẩy du kích bắn năm ba tràng đạn phòng không một cách không hiệu quả rồi bỏ đi. Lòng đau đớn của tôi thật tột cùng.“

    Trong tháng 11. 2001 này, Thích Nhất Hạnh đầu tư hàng chục nghìn Dollar (45.000 Dollar) dành để đăng tải hai kỳ quảng cáo cho một thời diễn giảng của hắn vào tối 25. 09. 2001, tại Thánh đường Riverside, trên tờ Thời báo nổi tiếng là tờ „New York Times“, trong đó có đăng đoạn trích dẫn nói trên. Vì chắc mẩm rằng cái giọng lưỡi rắn độc nói tiếng Anh bồi của hắn chỉ để dành cho những cái tai của người Anh, Mỹ và phương Tây nghe được, còn những người đang ở Việt Nam, một cái ngục tù không tường vách, đã bị đảng cộng sản vn “bịt tai rút lưỡi”, tẩy não sạch trơn rồi, thì làm sao mà nghe cho thấu những gì ở bên ngoài, nghe rồi, lấy gì mà hiểu mà nói cho được. Những người Tây phương kia ai biết được Bến Tre ở đâu? Ai hỏi lại làm gì? Nếu có thì y đã có thừa những thủ đoạn „á khẩu“ rành nghề lâu năm để đối phó.

    Dân số thị xã thành phố Bến Tre hôm nay (năm 2012) chưa vượt quá 143.639 người. Và tất cả người Việt Nam biết rằng cái „sự kiện“ nêu trên, do tên Thích Nhất Hạnh xúc xiểm tuyên truyền, hoàn toàn là một thứ bịa đặt trắng trợn. Ngoại trừ tập đoàn văn bút trí nô tay sai của đảng cộng sản vn và GHPGVNTN vẫn ngoan cố tìm cách bào chữa chạy tội cho tên Việt gian cộng sản Thích Nhất Hạnh trá hinh Phật giáo này. Cái lưỡi rắn nước đôi của Thích Nhất Hạnh, nhìn cách nào cũng không thể che giấu, chính là của con rắn độc đảng cộng sản vn, với nó, đồng bào Việt Nam trong nước và khắp nơi trên thế giới đã có thật nhiều kinh nghiệm cay đắng và đau thương.

    Cho nên, âm hưởng của người dân New York trong giờ phút kinh hoàng vì mất mát tổn thất sau vụ "khủng bố", đối lại những lời xúc xiểm đâm thọc và bịa đặt của Thích Nhất Hạnh thật rõ ràng: „Thích Nhất Hạnh, hãy cút đi! „ („Thich Nhat Hanh Go Home !“).


    65. Có một thực tại trâng tráo nhưng là sự thật, đó là Phật giáo nói chung, và đặc biệt là Thiền nói riêng đã từ lâu, chỉ được đảng cộng sản vn, GHPGVNTN và Thích Nhất Hạnh coi như một thứ gì đó để lợi dụng, bất kể gọi nó là thứ gì. Nhưng Thiền càng ngày được coi là một thứ „thương phẩm tâm linh“ chiến lược béo bở, lợi hại, và giờ đây nhất thiết phải được „làm mới“, quảng bá rao bán theo những phương thức quản trị kinh doanh kinh tế thị trường hiện đại, tinh vi hơn, lại là một điều hoàn dễ hiểu và không có gì lạ. Vì điều này (lợi dụng Phật giáo tinh vi hơn) cũng vừa vặn nằm trong những nghị quyết, những thủ đoạn chiến lược bẩn thỉu của đảng cộng sản Việt Nam, gọi là „đảng đổi mới“ ( nói gọn là „Đổi mới“). Vi sau khi „Liên bang xô-viết“ sụp đổ, để duy trì quyền lực độc tài, đảng cs vn phải „đổi mới“,“ đổi mới“ để tiếp tục cai trị.


    66. Nhưng, cái gọi là „đảng cộng sản Việt Nam“ đã từng có biết bao nhiêu lần „đổi mới“? Mỗi lần biến tướng, thay mặt nạ, chỉ để „đổi mới“ cái bản mặt, còn bản chất Việt gian cố cựu thì bất khả thay đổi. Nên đảng cs vn đều có dự trữ sẵn những cái roi để „tự trừng phạt“, luôn cả dàn ca kịch „tự tố khổ“, „vạch sai lầm“, „sám hối“ để „sửa sai“ rất khả ố, giờ đây còn thêm màn xì xụp „lên đồng rước đám“ lưu manh, mịt mù khói hương, càng thêm buồn nôn ngẹn thở. Mỗi lần đảng csvn „đổi mới“ các „chùa tự“ do đảng cs vn „đầu tư gửi gắm“, tạo dựng kiến thiết càng mọc thêm nhiều hơn, thêm cao hơn và thêm tầm „vĩ đại“ hơn. Nhưng người dân Việt Nam bị trị thực sự càng trở nên nghèo hơn, vì các thùng „Ai bảo cúng dường“(?) này, cũng phải tương xứng nhân lên nhiều hơn, to hơn, đầy hơn và tất nhiên kiên cố hơn. Tại những nơi mịt mù hương khói đó chưa bao bao giờ là những thùng „Tam Bảo Cúng Dường“, vì trên thực tế nó là những cái két bạc có khóa („Tresoren“), kẻ giữ chìa khóa là đảng cộng sản vn, nên việc những két bạc đó phải thuê thêm người canh gác, thật không có gì là khó hiểu.

    Đơn cử hai ví dụ: Một, là „Chùa Bái Đính“ mới hoàn thành tại Ninh Bình, miền Bắc Việt Nam, về thực chất, chỉ là một bản sao của sự tham vọng, được thể hiện qua phong cách kiến trúc kiểu… Tầu. Đảng cộng sản vn hiện tại là kẻ „chủ đầu tư“ và „sở hữu“ nó, một khi đã học được cách „quản lý tôn giáo“ không thể chỉ dừng lại ở „khống chế“ mà phải „đầu tư tôn giáo“ để thủ lợi theo kiểu đảng cộng sản Tầu, dù „chậm lụt“, nhưng lòng tham lại vượt trội, tất nhiên cũng muốn đồng tiền đã cướp bóc được của nhân dân từ nhiều thập niên qua, bỗng chốc được nhân lên ấp bội. Cho nên ngôi „chùa“ này thực sự đã „vĩ đại“ hơn nhiều những ngôi xếp vào hàng „Đại tự“, trong „Tử Cấm Thành“, tại Bắc Kinh.

    Hai, là „chùa Hồ“, một trong vô số những chứng tích tội ác của đảng cộng sản vn qua những thủ đoạn „thần thánh hóa“ tên đại Việt gian Hồ Chí Minh. „Chùa Hồ“ tại tỉnh Bình Dương, miền Nam Việt Nam đã phá vỡ nhiều „cơn sốt kỷ lục Phật giáo“. „Thượng tọa“ ở hàng trước, trên bệ thờ của „chùa“ là bức tượng quá cỡ của Hồ ngồi ghế mây, tất cả đều mạ vàng ròng 24 Karat. Khách hành hương muốn tỏ lòng kính ngưỡng lễ lậy Đức Phật và các vị Thần, Anh hùng Dân tộc, ngồi ở hàng sau, xin cứ tự nhiên! Lòng thành kính qua sự lễ lậy của những người dân đã bị tẩy não này trước hết, đã được đảng cộng sản vn lợi dụng dành cho hình tượng tên „bố già“ xảo quyệt đại Việt gian Hồ Chí Minh và đám hậu sinh không thể từ bỏ được thói ăn trên ngồi trước kia, còn xác Hồ thì đang phải cười nham hiểm, loại nụ cười của những cái xác chết khô không được chôn cất, tại một nơi khác, nằm về phía Bắc Hà Nội. Vì trong „lăng Hồ“ tại Ba Đình, xác hắn đã được thay thế từ lâu bởi một hình nộm bằng sáp.

    Phần nội thất của „Chùa Hồ“ được xây dựng đa phần bằng vật liệu quý hiếm, được bảo quản bằng máy điều hòa nhiệt độ và canh gác cẩn mật không kém cái „lăng Hồ“ nói trên tại Hà Nội. Những khách hành hương muốn giải trí và tiêu cho hết tiền sau khi lễ lậy Hồ thỏa thuê, còn muốn đi, để chiêm ngưỡng cho hết quần thể „chùa Hồ“, có loại hình „kiến trúc Disney Land“, thuộc loại kiến trúc ăn xổi ở thì của trào lưu „kiến trúc giả tạo“, nằm trong quần thể du lịch „Lạc Cảnh Đại Nam Văn Hiến“, họ chỉ có thể dùng xe chạy điện do các công ty của đảng bao thầu, đang nhẫn nại mỉm cười, lừa lái đưa đón khách.

    Cứ mỗi lần đảng cộng sản vn „đổi mới“, là con số những người bị bắt giam, cầm tù, quản chế vì thực sự lên tiếng vạch mặt tố cáo đảng cộng sản vn là một lũ Việt gian, lại tăng lên nhiều hơn. Cái thòng lọng tròng lên cổ đồng bào Việt Nam đang bị cai trị sẽ thắt chặt hơn, để quyền lực thống trị và cai trị của đảng cs vn bớt bị lung lay hơn.


    Ho ist überall KP-Vorsitzender, auch in der „Ho Pagode“ in Binh Duong, Vietnam. Mit hochkarätigem Gold überzogen, sitzt seine Statue vor der Buddha Statue. Daneben ist die KP Flagge gehisst.
    *
    Là chủ tịch muôn năm của đảng cộng sản vn, ăn trên ngồi trước đã là một cái đặc quyền của Hồ, cho nên, trong „chùa Hồ“tại Bình Dương, Việt Nam, đảng vẫn dành cho hắn cái đặc quyền ăn trên ngồi trước cả dân tộc và hơn thế nữa. Bức tượng mạ vàng ròng 24 Karat của hắn „thượng tọa“ trước tôn tượng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Bên cạnh lá cờ đỏ máu của đảng cộng sản vn.


    67. Theo như đã dẫn ở trên, một trong những câu để đời của tên tổ „cộng sản“ Karl Marx, được coi như những „nghị quyết“ của đảng cộng sản vn: „Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân“ (nguyên ngữ trong tiếng Đức :“Religion ist das Opium des Volkes“), và đã từng bị bài trừ loại bỏ. Nhưng thuốc phiện là một thứ thảo dược đặc biệt quý hiếm, nên trong hiện tại, theo những thủ đoạn „đổi mới“ kiểu „biến tướng“ có tên „nghị quyết này nọ“ nói trên, thứ „thuốc phiện tôn giáo“ này lại được đảng cs vn „gieo trồng“ một khối lượng lớn hơn bao giờ hết (bằng thủ đoạn „tôn giáo, lễ, hội“ triền miên, lòe loẹt, tốn kém và lố bịch). Qua bàn tay của GHPGVN, GHPGVNTN cùng Thích Nhất Hạnh và tay sai, là những tên cộng sản trá hình Phật giáo, một lũ con buôn hiện đại, dùng „thuốc phiện tôn giáo“ đầu độc nhân dân, nguồn thu lợi tức của đảng cộng sản vn từ thứ „thuốc phiện là tôn giáo của nhân dân“ này, càng ngày càng lớn hơn bao giờ hết. Thử hỏi rằng, liệu nhân dân Việt Nam đã bị „say thuốc quá liều“ cho đến có thể bị „ngộ độc“ bởi thứ „thần chết đỏ“ nói trên hay không, thì cũng nên hỏi, ở đâu và có bao giờ, những kẻ buôn bán thuốc phiện lại quan tâm đến chuyện đó.
    Vì một trong những cái đích đã được nhắm tới của sự mê hoặc dân chúng bằng „tôn giáo đỏ“ theo nghĩa này, chính là: Làm sao để tất cả các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là tầng lớp trẻ, có tri thức, bị đánh lạc hướng, sẽ trở nên nông cạn, mê muội, đồi trụy, bạc nhược, sợ hãi, cầu an…, mất sức đề kháng, dẫn đến vong bản, thui trột ý thức dân tộc, quên đi nỗi nhục mất nước…. Để rồi phải chấp nhận tất cả những gì là tội ác của đảng cộng sản vn: Đã và đang làm Việt gian, cai trị dân tộc trong ngôi vị chư hầu thái thú dài hạn cho đảng cs Tầu, đồng hóa bán đứng tổ quốc, dân tộc Việt Nam cho Tầu Hán phương Bắc...

    Tất cả những gì thuộc về ý chí, tri thức, lòng yêu nước, và sức mạnh phản kháng của đồng bào Việt Nam… chỉ để bị đảng cs vn lợi dụng cướp trắng, hoặc hướng vào hết những „trận địa giả“ này, đến những „lễ hội tôn giáo mê hồn“ khác. Chỉ nhắc lại những luận điệu do đảng cs cò mồi, tẩy não, không thể nhận ra cái đại họa to lớn nhất của dân tộc trước mắt, chính là: Đảng cộng sản Việt Nam đã là một tập đoàn Việt-gian từ trong trứng nước và trong hiện tại! Chúng chính là kẻ nội thù số một và là kẻ thù trước mắt của dân tộc Việt Nam! Chúng đang từng ngày đàn áp nhân dân, để có thể bán hết đất nước, tài nguyên, lãnh thổ cho Tầu Hán và các thế lực tài phiệt quốc tế, giúp đảng cs Tầu đồng hóa dân tộc Việt Nam, xáp nhập Việt nam vào nước Tầu đại Hán „Trung cộng“. Chúng chính là kẻ Việt gian nội thù đại phản tặc, đáng phải bị trừng trị đập tan ngay trước nhất !

    Nhưng tất cả những gì nêu ở đây, chỉ là một phần nhỏ của cái gọi là „tự do tôn giáo“ dưới ách cai trị của đảng cộng sản tại đất nước Việt Nam hôm nay.


    68. Một trong những „nền tảng hạ tầng cơ sở“ của đảng cộng sản vn tại nước ngoài, dành làm môi trường ẩn náu cho các hoạt động của đám cán bộ cộng sản trong và ngoài GHPGVNTN hiện tại, phần nhiều, chính là do sự hình thành và phát triển của những „chi hội Phật tử Việt Nam tỵ nạn“ sau ngày 30.Tháng Tư. 1975 tại các nước có người Việt Nam xin tỵ nạn. Phần lớn những chi hội Phật tử này, đều có những „gia đình Phật tử“ kèm theo. Ngay từ những ngày thành lập, đã có sự trà trộn lèo lái của đám cán bộ cộng sản nằm vùng, và những tên tay sai Việt gian cộng sản trá hình tăng sỹ Phật giáo, sau này còn có thêm „Việt Tân“ trá hình.

    Những „hạ tầng cơ sở“ này („Chùa, tự“, „niệm Phật đường“) đã được GHPGVNTN qua những vệ tinh của nó là các „Gia đình Phật Tử Việt Nam“ xây dựng, bài thiết một cách khang trang. Để sau đó mở cửa cho hàng loạt những tên cộng sản trá hình Phật giáo khác từ trong nước sang dần dần thay thế chiếm giữ. Từ trên „bàn thờ Phật“, chúng cố giữ vẻ thâm trầm giả tạo, kìm giữ những nụ cười nhạt hơn nước cất, mục kích các tầng lớp „Phật Tử“ phủ phục, quỳ lậy lễ bái chúng sát đất. Sự cung kính của các Phật tử thuần thành nhẹ dạ này thật không thua kém sự cung kính ngưỡng mộ vừa nêu trên, của những người đi hành hương „chùa Hồ“, dành cho vị „thượng tọa trụ trì“ của nó. Nhưng, tất cả những gì lũ cộng sản trá hình này, từ dáng vẻ hình thức, theo thành ngữ tiếng Đức gọi là “aalglatt“, tức là đầu mắt đều tương tựa „trơn như lươn… đỏ“ này, còn thực sự quan tâm đến, lại chính là sự đầy vơi của những cái thùng „Cúng dường Tam Bảo“ vào lúc cuối ngày.

    Tệ nạn nô lệ „Tam Bảo“,hoặc „Tam Bảo Điền“, „Tam Bảo Nô“ là những thực trạng lịch sử không thể không nhắc đến trong dòng sử Việt. Nhưng, tệ nạn nô lệ „Tam Bảo“ trá hình này thực sự đang ngày càng gia tăng một cách chóng mặt hơn trong chế độ ngụy quyền Việt gian cộng sản tại Việt Nam hôm nay. Hoặc những người Việt Nam trong nước đã bị tẩy não, hoặc những người tỵ nạn „nhẹ dạ chóng quên“ có tên „Phật tử thuần thành“ trên đây tại nước ngoài, thực sự đang là những con mồi béo bở cho những thủ đoạn tuyên truyền tẩy não, khống chế nhân dân làm nô lệ, qua chiêu bài „tôn giáo“ của đảng cộng sản Việt Nam. Tại Việt Nam trong quá khứ, những lớp người này được gọi là „Tam Bảo Nô“, trong hiện tại chỉ thêm hai chữ „hiện đại“.

    Theo dòng người tỵ nạn, trong những cái gọi là „Gia đình Phật tử“ và vô số các tổ chức vệ tinh tay sai của GHPGVNTN nói trên, chưa thấy phần đông những số người này có ý định muốn „từ bỏ giai cấp“ nô lệ nói trên. Vì không thể biết rằng, đảng cộng sản vn đã dầy công mang cái dịch vụ béo bở „xin được làm Tam Bảo Nô“ đó đến tận nơi nước sở tại, là nơi họ đang xin „tỵ nạn Việt gian cộng sản“. Để rồi, cũng đảng cộng sản Việt Nam, qua tay GHPGVNTN, Việt Tân và Thích Nhất Hạnh đã dùng chính công sức của những người tỵ nạn, dựng nên những ngôi „Chùa“ cho những đồng chí của đảng „trụ trì“, quảng bá khuyến khích người tỵ nạn đến „lậy lục xin xỏ“ và cứ „tùy tâm“ nộp „lệ phí“ cho cái „dịch vụ“ nêu trên qua hình thức „cúng dường tam bảo“. Thật đắt và cay đắng, cái giá của sự nô lệ tâm thức.

    Một trong những gợi ý nhỏ dưới đây có thể là một ví dụ góp phần nào soi sáng mối quan hệ „nhân quả nghiệp báo“ của „hiện tượng nô lệ Tam Bảo“ nói trên. Ví dụ này có hai vế, nay chỉ nói một, đại ý như sau: „Tường ngục xây bằng đá, giam mãi cũng có ngày ra. Tường ngục xây bằng tâm thức thì bất khả“. Nói gần hơn: Một người tâm thức còn ở trong ngục, dù nói hay làm, vẫn thường tự trói mình, dù bản thân họ, từ lâu đã sống dưới trời tự do. „Tam Bảo Nô“ còn gọi là „Ba lần Nô lệ“. (Phần chi tiết, xin xem phần 2, nguyên ngữ tiếng Đức, sau bài viết này).


    69. Nhưng, các hội đoàn chân rết đủ loại, từ xã hội, văn hóa, từ thiện, đến tôn giáo…trá hình của đảng Việt gian cộng sản trong tay GHPGVNTN tại những quốc gia chủ nhà tại Tây phương, còn có thêm một vai trò quan trọng và nguy hiểm hơn nhiều. Được sự điều khiển trực tiếp bởi đảng Việt gian cộng sản và cả đảng cộng sản… Tầu. Thông qua các chi bộ đảng, là cánh tay tội ác nối dài của chúng cài cắm tại hải ngoại, nhân sự, danh xưng và tiềm năng của các tổ chức hội đoàn nói trên đã được đảng cs khiển dụng và lợi dụng như những phương tiện ngụy trang hữu hiệu, để thâm nhập vào các tổ chức, hội đoàn, cơ quan công quyền nhà nước và chính phủ của các nước phương Tây sở tại. Tất cả những sự thâm nhập này được lợi dụng làm bình phong ngụy trang mục đích, những mục đích ẩn náu đằng sau tất cả các mục đích khác, đó là sự „quan tâm tò mò“ của giới tình báo công nghiệp/kinh tế và quân sự của đảng cộng sản… Tầu.

    Để các hoạt động của đảng cộng sản Tầu, là kẻ giấu mặt, giật dây khống chế đảng Việt gian cs, không bị lộ tẩy hoặc thiệt hại, lũ cán bộ tay sai đảng cs vn đã bị đảng cs Tầu khiển dụng đẩy ra làm vật thí, trong vai trò tay sai, khi dùng các cơ sở hội đoàn người Việt đi „tiền thám“ thăm dò hộ chúng. Mặc dù là hai „đảng cộng sản anh em“ (Hán-gian, Việt-gian), nhưng lũ Việt-gian cs chỉ được học cách quỳ lậy và cầm dao đằng lưỡi. Dù có thế nào, vẫn như hai tên cướp, mỗi tên bị xích một tay bởi luật rừng của hai đảng cộng sản, nên vẫn cho phép chúng hoạt động „tay trong tay“. (Ở đây sẽ không đi vào chi tiết).



    Ein Bild – ersetzt tausend Worte:
    Die Schießübung und der Umgang mit den modernsten Tötungswaffen gehört zur „buddhistischen Ausbildung“ der Kommunistischen Kader im Mönchsgewand, übernommen durch die Armee der Kommunistischen Partei.
    *
    Một bức ảnh thay thế nghìn lời nói:
    Học bắn giết và xử dụng thành thạo các loại vũ khí sát thương hiện đại là „bài học căn bản“ trong chương trình „đào tạo chuyên tu Phật Giáo“ của các tên cộng sản trá hình giả danh Phật giáo này. Bài học „thực hành tác xạ“ được hướng dẫn bởi những tên sỹ quan ngụy quân đảng cộng sản đảm nhiệm.
    ( Trong ảnh: trên trường bắn của một học viện quân sự Tầu)


    70. Một trong những nhiệm vụ hàng đầu của đám an ninh Việt gian cộng sản đang hoạt động trá hình tại hải ngoại (ví dụ như đảng „Việt Tân“), là cộng tác chặt chẽ với những tên Việt gian cs trá hình như Thích Nhất Hạnh và GHPGVNTN, dùng tất cả mọi phương tiện để tập hợp đoàn ngũ hóa đại khối người Việt Nam tại hải ngoại về một mối để khống chế và lợi dụng. Để thực thi thủ đoạn này, đảng Việt gian cộng sản đã cho ra nhiều „nghị quyết“, trong đó có „nghị quyết 36“. Nội dung của nó, cũng như tất cả những „văn kiện, nghị quyết„ do „bộ chính trị“ đảng Việt gian cộng sản đã từng đưa ra, là những bằng chứng tội ác cụ thể nhất của đảng Việt gian cộng sản đối với dân tộc Việt Nam, và tự nó xác nhận những tội ác này đã được che đậy trâng tráo bằng những từ ngữ lừa dối xảo trá tinh vi như thế nào. Những tội ác tầy trời này, nếu liệt kê ra sẽ dài ít nhất là bằng chiều dài sự tồn tại của đảng cs vn, nhưng, những hệ lụy hậu quả tàn phá của nó gây ra thì trong muôn thế hệ mai sau cũng không gì có thể tẩy rửa cho được.


    71. Đặc biệt là tại Mỹ, nơi có một số đông người Việt Nam tỵ nạn chế độ ngụy quyền Việt gian cộng sản cư ngụ, những tên cộng sản trá hình Phật giáo trong và ngoài GHPGVNTN đều biết rằng: Thật là một cơ hội có tính quyết định, nếu tất cả những „Phật tử thuần thành“ mê muội nhẹ dạ kia, được gom hết về một mối để chúng „chỉ đạo“, thì những „nghị quyết“ của đảng Việt gian cs cũng sẽ có một „cơ hội“ nào đó được thực hiện. Vì theo những toan tính thủ đoạn của đảng Việt gian cs được thể hiện ra cái „nghị quyết“ có đủ 36 mưu ma chước quỷ kia, thì bản thân con số những người kể trên thực sự đã là một khối „cử tri“ có khối lượng đầu phiếu đáng kể. Và trên chính trường dân chủ của Mỹ, đối với những vị dân biểu địa phương khi bắt đầu bước vào con đường „chính trị thực tiễn“ thì mỗi mỗi lá phiếu bầu, bất kể từ đâu đến, đều là những „cơ hội“ có sức hấp dẫn không thể bỏ qua.

    Những vị dân biểu địa phương, là công dân và có quốc tịch Mỹ (đa phần gốc Á Châu) được sự mồi chài giàn dựng của giới điệp báo Việt gian cs nằm vùng tại địa phương, hoặc hoạt động trên bề nổi, có an ninh Việt gian cộng sản trá hình đảng „Việt Tân“ hứa hẹn, sẽ được sự ủng hộ bởi một số lượng (không có thực) của những đông đảo cử tri Phật tử do GHPGVNTN „chỉ đạo“, nên họ có thể yên tâm ra ứng cử tại các đơn vị bầu cử chính quyền địa phương Tiểu bang. Sau đó, dù họ có thành đạt hay không, để có thể „tái tranh cử“, sẽ là những màn kịch „đi lại“ với lũ Việt gian cs trá hình Phật giáo trong những vai trò „cao tăng“ hoặc „tăng thống“ của GHPGVNTN.

    Có những tên „dân biểu“ trá hình, là tay sai của Việt gian cộng sản đã bị lật tẩy, còn muốn lập hẳn một tuyến hàng không quốc tế từ Mỹ tới Việt Nam, để „đàm đạo“ trực tiếp với… đảng Việt gian cộng sản. Hoặc đảng Việt gian cộng sản có thể qua đó trực tiếp thông qua luật pháp Mỹ để „nhuộm đỏ“ cộng đồng người Việt Nam ty nạn tại hải ngoại. Bằng cách này, đại khối người Việt Nam tỵ nạn chế độ ngụy quyền Việt gian cộng sản tại hải ngoại, ít nhất là tại Mỹ cũng sẽ giống như ở Việt Nam quốc nội, bị đảng cs chặn họng bóp cổ mà chết.

    Hàng loạt những sự móc nối câu kết giữa những tên Việt gian cộng sản trá hình và các vị tân dân biểu, nghị viên trong các cấp chính quyền địa phương tiểu bang và liên bang, tiêu biểu là tại Mỹ đều đã bị đồng bào Việt Nam tại hải ngoại tố giác và lật tẩy, cho thấy, những „nghị quyết“ trên từ xưa đến nay, chỉ là một trong vô số những thủ đoạn tội ác của đảng Việt gian cộng sản.

    Và cũng ở đây, sự „ăn hại đái nát“ đã là một khuyết tật bất khả chữa trị của những tay cộng sản trá hình Phật giáo GHPGVNTN tại hải ngoại.


    Thích Chánh Lạc tức (Lê Kim cương) bị Tòa án Mỹ phạt bồi thường 4.8 triệu Dollar
    về tội vu khống và lạm dụng tình dục trẻ thành niên


    72. Những „hoạt động tôn giáo nổi bật“ tại các cơ sở của GHPGVNTN và Thích Nhất Hạnh tại hải ngoại, ví dụ như „Làng Mai“ tại Pháp, hoặc „chùa Điều Ngự“ của tên Thích Chánh Lạc, Thích Viên Lý tại Mỹ, hoặc „Viên Giác“, Phật Huệ“ .v.v. của tên Thích Như Điển, Thích Từ Trí, Thích Thiện Sơn... tại Đức, đã tập trung „chuyên tu hóa“ vào những lĩnh vực „dịch vụ xã hội“. Để có thể kiếm được thật nhiều và rửa được thật nhiều tiền cho đảng Việt gian cộng sản, tất cả các cơ sở nêu trên đều đã tập trung mọi nhân lực tiềm năng và thời gian cho „nghề làm từ thiện“.

    Để có thể móc thêm được nhiều tiền hơn nữa một cách „kín đáo“ từ hầu bao của người phương Tây hảo tâm nhẹ dạ, chúng đã không chừa một kế sách nào. Một trong những thủ đoạn quen thuộc mà kẻ hung thủ là đảng Việt gian cs thường khai thác tối đa, là đem các nạn nhân của nó: các trẻ em nghèo thương tật ra trình diễn sự thảm thương khốn khó, và lập lờ thêm vào sau danh từ „nạn nhân“ hai chữ „chiến tranh“ để đánh động lòng trắc ẩn. Theo những dữ liệu thống kê sơ bộ đặc biệt khiêm tốn vào năm 2010, thì mỗi năm người Việt Nam hải ngoại đã gửi về Việt Nam một số ngân khoản trên 2 tỷ Dollar. Đối với đảng Việt gian cộng sản và bộ máy nhà nước ngụy quyền bù nhìn, thì số ngân khoản trên thật như những quả sung rụng bằng vàng, vừa đủ để giữ cho nó khỏi bị chết chìm.


    73. Cái gọi là “Phòng thông tin Phật giáoquốc tế“ „IBIB-InternationalBuddhist Information Bureau“ với trụ sở tại Paris là đại diện chính thức của cái gọi là „Văn phòng 2 - Viện hóa đạo GHPGVNTN“ tại nước ngoài. Chỉ một chi tiết thật nhỏ sau đây đã thừa đủ cho thấy đám tay sai của đảng cs vn là GHPGVNTN tại Đức, từ trên xuống dưới đã tự đấu tố vạch mặt cái „lý lịch“ Việt gian cs của nhau khi „dịch“ chữ „Viện Hóa Đạo“ sang tiếng Đức (trích dẫn nguyên văn) là „Propaganda Institut“. Hai cơ sở „Lá bối“ và Quê Mẹ“ là một trong những nơi phát tán, thông tin độc hại của Thích Nhất Hạnh và người tình đồng chí Cao Ngọc Phượng, cùng hai tên Võ Văn Ái và Penelope Faulkner.

    Tên Việt gian cộng sản Võ Văn Ái không phải là một cái tên mới lạ. Hắn và Walter Fabian, một tên cộng sản Đông-Đức cũ, cả hai là những tên đầu xỏ, thường tổ chức những cuộc biểu tình phá rối ủng hộ cộng sản với những khẩu hiệu xách động trá hình „chống chiến tranh Việt Nam„ và đã từng bị cảnh sát Tây-Đức bắt giữ vào đêm ngày 8 rạng ngày 09.05.1967 tại Munich-Bavaria (München-Bayern).


    74. Đeo đuổi sự nghiệp Việt gian bán nước phản dân tộc của đảng cộng sản vn, tên Việt gian cộng sản Võ Văn Ái vẫn sát cánh cùng lũ Thích Nhất Hạnh, Thích Quảng Độ, Thích Chánh Lạc…, GHPGVNTN và „Việt Tân“, tiếp tục cuộc „đấu tranh trường kỳ“ của đảng cộng sản vn nhắm vào khối người Việt Nam tỵ nạn chế độ ngụy quyền VGCS tại hải ngoại. Nấp sau những khẩu hiệu „đấu tranh“ trá hình, trước sau như một đầy tội ác mà như hắn đã từng gây ra từ đầu những năm 1960 đến nay, nhưng giờ đây thay vào đó là những „trận địa giả“ cùng những cái bánh vẽ cò mồi „Tự do, dân chủ, và nhân quyền cho Việt Nam“. Từ năm 2004 đến 2009 Võ Văn Ái đã nhận được một số tiền 548.000 Dollar, tài trợ cho những hoạt động phá hoại của hắn từ một tổ chức trá hình có tên: NED („The National Endowment for Democracy“).


    75. Một trong những địa điểm chính, thường là nơi xuất phát các hoạt động đánh phá cộng đồng người Việt Nam ty nạn của hai tên Việt gian tay sai Võ Văn Ái và Pelelope Faulkner hiện nay là „ chùa Điều Ngự“ tại California - 92683, USA. Từ đây chúng dùng „văn phòng 2 viện hóa đạo - GHPGVNTN“ làm phương tiện phun nọc độc tuyên truyền cho đảng cộng sản vn, tô vẽ tên tuổi, đánh bóng xóa tội ác cho những tên Việt gian cộng sản trá hình „tăng thống Phật giáo“. Thích Quảng Độ hoặc Thích Nhất Hạnh thường là những tên được tập đoàn văn bút trí nô, tay sai Việt gian cộng sản tâng bốc, để mồi chài đánh lừa dư luận „đề cử“ những tên tội đồ này ra làm ứng viên „giải thưởng Nobel Hòa bình“.

    Tên Việt gian cộng sản Võ Văn Ái thường rêu rao lợi dụng vai trò „phát ngôn nhân“ „đại diện cho GHPGVNTN trong nước và hải ngoại“ để lừa lái dư luận tại phương Tây, hòng „hợp thức hóa“ tư cách trá hình „tỵ nạn“ cho hàng loạt lũ cán bộ do đảng Việt gian cộng sản từ Việt Nam gửi qua cài cắm, trong những vỏ bọc „nhà sư Phật giáo tỵ nạn“ đểu, hoặc những „nhà đấu tranh dân chủ“ cuội…trá hình.

    Nấp sau chiêu bài „tôn giáo“ và những cái „bẫy trận địa giả“ do đảng Việt gian cộng sản giàn dựng, Võ Văn Ái cũng như Thích Nhất Hạnh, gài bẫy, bòn rút tiền bạc, lòng tin của những người Việt Nam tỵ nạn mắc chứng „hay quên“, cùng người phương Tây hảo tâm „nhẹ dạ“, gửi về nuôi đảng Việt gian cs tại Việt Nam, qua những tổ chức „từ thiện xã hội“ trá hình. (Một trong số đó, ví dụ như „Maitreya Fond“.v.v.).


    76. Tất cả những cái gọi là phong trào „đấu tranh“ trá hình, đòi hỏi „dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam“ do đảng Việt gian cs giàn dựng cho tay sai của chúng là GHPGVNTN, Nhất Hạnh, Quảng Độ, Võ Văn Ái và Việt Tân… thực thi, đều bị đại khối cộng đồng người Việt Nam tỵ nạn chế độ ngụy quyền vgcs tại hải ngoại phát giác lật tẩy, lên án và tẩy chay. Đại đa phần những vụ việc này đều đã được đăng tải công khai trên liên mạng thông tin toàn cầu „internet“ (được cập nhật từng ngày), cũng như bằng vô số những tác phẩm, ấn phẩm đủ mọi thể loại truyền thông văn hóa nghệ thuật… phong phú khác. Tất cả lũ Việt gian cộng sản trá hình Phật giáo, Thiên Chúa giáo…, hoặc những „nhà đấu tranh dân chủ“ cuội xảo trá đủ loại và vô số tay sai, không xót một tên nào, do đảng vgcs gửi ra cài cắm bất kể là công khai hay bí mật tại hải ngoại, đều đã và sẽ cùng phải chung một số phận.

    Vì giọng điệu và hành tung (…) của chúng dù có ngụy trang biến tướng cách gì cũng không thể che giấu được dã tâm và tội ác Việt gian bán nước, phản dân tộc của đảng cộng sản Việt Nam. Chúng câm lặng hoặc làm ngơ, hoặc cố tình lèo lái xuyên tạc bôi xóa, khỏa lấp một sự thật lịch sử là: Chính tập đoàn đcsvn và tay sai là những kẻ nội thù phản tặc, chính là hung thủ, là kẻ chủ phạm đã tự nguyện làm thân khuyển mã cho đảng cộng sản „Trung quốc“, đã và đang biến đất nước Việt Nam dần trở thành phụ thuộc, như một quận huyện chư hầu bán chính thức của Tầu Hán Trung cộng.

    Đơn cử một ví dụ nhỏ trong hiện tại: Tất cả các phong trào, biểu tình và đòi hỏi chính đáng của đồng bào Việt Nam bị trị tại quốc nội, đặc biệt là giới trẻ vùng lên thể hiện ý chí yêu nước bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ trong các sự kiện biên giới, hải đảo như Hoàng Sa, Trường Sa do „Trung cộng“ xâm lược chiếm giữ, đều bị đảng csvn lợi dụng hoặc dùng tất cả mọi phương tiện, huy động lực lượng công an côn đồ và một số đông đảo lũ tội phạm hình sự bị khiển dụng, đàn áp khủng bố, bắt bớ, giam giữ và tra tấn một cách dã man. Không có lấy một tên Việt gian cộng sản trá hình tăng sỹ Phật giáo GHPGVNTN hoặc một tên „tăng thống“ nào có thể một lần tạm bỏ thói „á khẩu“ để nói, dù chỉ một câu cho trôi chẩy mà không biết mười mươi rằng: Những gì chúng nói ra, nếu không có đảng cs vn canh chừng bằng họng súng, thì chúng lấy chỗ nào để đứng mà nói. Nếu có thì phải „độn thổ“ ngay sau khi nói, nếu không muốn bị đồng bào Việt Nam khắp nơi trên thế giới đồng thời vả vào mồm chúng sau mỗi một câu chúng nói ra.

    Vì lực lượng „bảo kê“ của đảng cs vn vẫn kè kè bên cạnh, nên Thích Quảng Độ chẳng những giám liều chết dại mồm xảo ngữ kinh niên, mà còn thi thoảng chế tác ra lời kêu gọi: „Bất tuân dân sự“, “Biểu tình tại gia“. Theo đó mỗi người Việt Nam muốn thể hiện sự chống đối xin hãy „ở nhà, đóng cửa và làm việc đó ở trong chăn cho kín đáo“. Bởi vậy, tên Thích Quảng Độ vẫn thường phải khoa chân múa tay che miệng nhỡ ăn phải vả, khó toàn bộ răng tuổi già là vì thế, vì ngày „độn thổ“ của hắn đã hết hạn từ lâu.



    KP Kader und UBCV Oberhaupt „Patriarch“ Thich Quang Do (geb. Dang Phuc Tue)



    77. „Văn phòng 2“ của tên Việt gian tay sai cộng sản Võ Văn Ái như vậy, không những là „cái loa“ mà hơn thế, còn là một thứ „Phòng Nhì“ của đảng Việt gian cộng sản tại nước ngoài. Những cơ sở „đại diện“ trá hình của đảng cộng sản vn tại nước ngoài trong thời đại thông tin toàn cầu hiện nay, trên thưc tế đã được cài đặt rộng hơn chứ không chỉ giới hạn vào GHPGVNTN. Từ những ngày „chiến tranh Việt Nam“ đã có đài BBC, hiện nay càng thêm nhiều đài khác như VOA, RFI, RFA, SBTN vào cuộc…

    Trong „Ban tiếng Việt“ của các đài trên đều có ít nhất là một tên cho đến cả một đám những cán bộ do đảng cs vn đào tạo gửi đi cài cắm chiếm giữ. Qua những cái „ống nhổ biết nói“ này đảng cộng sản vn có thể tùy thời rêu rao phát tán những “nghị quyết“ sặc mùi tuyên truyền một chiều của đảng cs vn ra nước ngoài, khi cần thiết thì phun nhả những tin tức độc tố bệnh hoạn, tùy theo những nhu cầu giai đoạn có lợi cho đảng Việt gian cs, tất nhiên tất cả các bản tin đều được viết nói bằng một thứ giọng điệu xảo ngữ chuyên nghiệp. Trên lĩnh vực báo chí in ấn cũng tương tự, và tác dụng độc hại của nó cũng không kém báo điện tử là bao.

    Tại Việt Nam hiện nay dưới sự đàn áp khống chế gắt gao của đảng cs vn trong lĩnh vực truyền thông, tất cả (hơn 600) các cơ sở truyền thông, đài, báo chí tại Việt Nam cùng các vệ tinh trá hình của nó tại nước ngoài chỉ còn là nơi phát tán các „nghị quyết“ lật lọng lừa đảo của đảng cộng sản Việt nam bằng những giọng điệu xảo trá khác nhau. Quyền được nói lên sự thật của nhân dân trong nước đã bị đảng Việt gian cộng sản bóp cổ chặn họng chết từ lâu. Như vậy, GHPGVNTN và các „văn phòng, chi nhánh đại diện“ của nó tại hải ngoại, như Võ Văn Ái, Thích Nhất Hạnh và đồng bọn thật là những cấu thành quan yếu trong cấu trúc „mạng nhện đỏ“ độc hại đã được giăng ra từ hàng chục năm qua để phục vụ cho những mưu đồ của đảng Việt gian cộng sản và đảng cộng sản…Tầu.


    78. Tên tiếng Anh của „Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất“ là “Unified Buddhist Church of Vietnam“ („UBCV“) đã được Thích Như Điển và tay sai dịch sang tiếng Đức: (viết tắt là: CVBK hoặc KVVBK: "Congregation der Vereinigten Vietnamesischen Buddhistischen Kirche". Sẽ trở lại phần chi tiết về danh xưng nói trên trong phần 2, sau bài viết này). Như trên đã dẫn, GHPGVNTN tại hải ngoại được „đại diện“ và giật dây bởi „Văn phòng 2, Viện hóa đạo“. Các tên cầm đầu từng là những Thích Đôn Hậu (Diệp Trương Thuần), Thích Huyền Quang (Lê Đình Nhàn), hiện nay là Thích Quang Độ ( Đặng Phúc Tuệ), Thích Hộ Giác, Thích Chánh Lạc... những tên Việt gian cộng sản trá hình hạng rành nghề xảo quyệt trong lớp áo tăng sỹ Phật giáo.

    Danh xưng „tăng thống“ và „ấn tín“ của lũ cộng sản trá hình Phật giáo này đang tiếm quyền sử dụng, là do những hành động khủng bố bạo lực cưỡng đoạt từ tay Thượng tọa Thích Tâm Châu từ năm 1966. Vị tăng thống tiền nhiệm chính thống trước đó là cố đại lão Hòa Thượng Thích Tịnh Khiết. Bằng con dao và đĩa máu cùng những hành động đe dọa sát hại tính mạng của lũ cán binh cộng sản trá hình tăng sỹ Phật giáo này, chúng đã cướp đoạt văn phòng trụ sở, ấn tín từ tay Thượng tọa Thích Tâm Châu. Cho nên từ năm 1966 đến nay (năm 2012), lũ „tăng thống“ tự phong này chỉ là những tên Việt gian cộng sản ăn cướp đầy tội ác, tiếm quyền, tiếm danh, trá hình trong lớp áo cà sa Phật giáo. Phần chi tiết, xin xem tham khảo „Bạch thư của Hòa thượng Thích Tâm Châu“.

    Về thực chất, lũ Việt gian cộng sản trá hình Phật giáo GHPGVNTN từ trên xuống dưới, trước sau như một chỉ là những công cụ tội ác trá hình Phật giáo trong tay đảng Việt gian cộng sản. Theo những giá trị nền tảng đạo lý căn bản của dân tộc Việt Nam thì tất cả những cá nhân tổ chức đã từng và đang đại diện cho danh xưng đảng cộng sản Việt Nam, dù chúng có biến tướng dưới hình thức nào, đã chất chứa thừa đủ tội ác để gọi và phải gọi chúng là một tập đoàn Việt-gian, với một trong những tội danh hàng đầu là bán nước, phản dân tộc. Chúng là Việt gian từ trứng nước và trong hiện tại.

    Hòa thượng Thích Tâm Châu đã tự nói lên sự thật sau gần 30 năm im lặng (1964 – 1993). Trong bạch thư nói trên ông đã bạch hóa sự việc một cách cụ thể, cho thấy những thủ đoạn tàn bạo của đám cán bộ Việt gian cộng sản trá hình Phật giáo đã từng cướp Viện Hóa Đạo như thế nào. Cũng theo bạch thư đã khẳng định, những tội ác mà đảng cộng sản vn và GHPGVNTN gây ra là những sự thật hết còn có thể chối tội, và cho thấy các truyền thống tâm linh đặc biệt là Phật giáo đều bị đảng Việt gian cộng sản thâm nhập, cướp đoạt và khiển dụng làm vỏ bọc ngụy trang như những phương tiện gây ra và che giấu tội ác, củng cố quyền lực.


    79. Từ những năm 1963 khi nước Mỹ dưới thời tổng thống John Fitzgerald Kennedy, qua tay ngoại trưởng Henry Alfred Kissinger muốn lật đổ tổng thống Ngô Đình Diệm, đặc biệt là sau khi „canh bạc hậu trường“ giữa Mỹ và Tầu cộng đã ngã ngũ, thì từ đó đến nay là năm 2012, giới truyền thông tại phương Tây đại đa phần đã ngả hẳn theo hướng thông tin gần như một chiều về cuộc chiến tranh tại Việt Nam, theo chiều hướng dường như có lợi cho „khối cộng sản“. Nhưng, một phần của thực tại không thể là bản thân sự thật ! Vì họ đã im lặng dường như đồng loạt và có hệ thống về cái thực tại và cũng là sự thật về thực chất của cuộc chiến tranh do đảng cộng sản Việt Nam phát động, chỉ huy quân đội cộng sản từ Bắc-Việt, chống lại Quốc gia Việt Nam Cộng Hòa: Là một cuộc chiến tranh xâm lăng đầy tội ác, đã được thực thi bởi một đội quân cộng sản Bắc-Việt xâm lược, đánh thuê theo sự giật dây, đặt hàng hứa hẹn của các quan thầy chúng là quốc tế cộng sản từ Moskau và Bắc Kinh. Và cuộc chiến tranh xâm lược này đã vi phạm một cách trắng trợn luật pháp của tất cả các Công ước, và Hiệp định quốc tế hiện hành.


    80. Đại đa số giới truyền thông phương Tây cũng làm ngơ những thực tại lịch sử là tập đoàn cộng sản Bắc-Việt đứng đầu là đảng Việt gian cộng sản đã phá rối và chưa từng chấp hành đúng nghĩa theo những Hiệp định hoặc cam kết quốc tế nào mà chúng đã từng ký kết. Những Hiệp định, cam kết mà ngay từ đầu chúng đã chỉ ký kết với một dụng ý duy nhất là có thể dùng nó để lừa đảo dư luận quốc tế. Đại đa số giới truyền thông tại các nước phương Tây không những dường như đồng loạt câm lặng mà đồng thời tìm cách che đậy, giảm thiểu cho đến vô hại hóa những tội ác bẩn thỉu man rợ của đảng Việt gian cộng sản đối với nhân dân Việt Nam.

    Cũng như vậy, những tài liệu bình luận, những bằng chứng có giá trị lịch sử trung thực về những nỗi đau cùng tột, những tang thương mất mát của nhân dân miền Bắc từ năm 1946, và cả dân tộc Việt Nam từ 30.04.1975 đến ngày hôm nay, nỗi đau của một dân tộc đã bị đảng vgcs bóp chết sau bức tường sắt ghê rợn được sơn trét lòe loẹt kia, rất ít khi được giới truyền thông này cho quảng bá rộng rãi một cách tương xứng trên các phương tiện thông tin đại chúng. Cái „hiện tượng“ này cũng đang là một hiện trạng mỉa mai nghiệt ngã, lặp lại dường như tương tự, như đối với những trường hợp tiêu biểu là dân tộc Tây Tạng, Bắc-Triều Tiên hoặc Miến Điện (Tibet, Nord-Korea, Mianma hoặc Burma).

    Rõ ràng là các giới truyền thông có tên „Truyền thông dòng chính“ ("Main Streem Medien") tại các nước phương Tây này đang theo nhịp gậy của một tay nhạc trưởng lão luyện, cùng hòa nhịp trong một dàn đồng ca giao hưởng quen thuộc, mà các „cung điệu“ của nó đã, đang và sẽ ảnh hưởng có tính quyết định các mối quan hệ chính trị thế giới. „Thể loại chính trị“ này, hiện đang có một tên gọi thực tiễn như bản chất của nó: „Chính trị thực tiễn“. Từ „thực tiễn“ đến…„thực dụng“ là những đề tài khác, nằm ngoài phạm vi bài viết này.


    81. Đối với tất cả đồng bào Việt Nam chân chính thì cuộc „chiến tranh Việt Nam“ vừa qua chưa hề kết thúc ! Vì qua cuộc chiến tranh này, họ đã bị cướp trắng tay và mất đi tất cả. Như những „công dân hạng ba“, nói cho chính xác, chỉ là những nô lệ tân thời, mặc dù đang sống trên chính mảnh đất cha ông để lại, nhưng tất cả những quyền tự do căn bản và quyền sở hữu để sống trên mảnh đất đó, thì tuyệt nhiên đã bị đảng Việt gian cộng sản cướp trắng.

    Chỉ có mỗi một thứ „quyền“ tối thiểu nhất, đã thuộc về huyết thống tâm linh ngàn đời sâu thẳm của người dân Việt Nam, đó là quyền được yêu Tổ Quốc, mà còn bị đảng Việt gian cộng sản, là kẻ cai trị độc tài, lưu manh độc nhất vô nhị, lật lọng cướp trắng. Sự ăn cướp trấn lột trên được che đậy bằng những loại giọng điệu cai ngục, được che chắn bằng họng súng và nhà tù như sau: “Đảng cộng sản Việt Nam thay mặt nhân dân lãnh đạo Dân tộc và Tổ Quốc. Ai yêu Tổ Quốc, Dân tộc nhưng không yêu đảng là phản bội Dân tộc và Tổ Quốc“ . Những loại danh từ mà đảng Việt gian cộng sản dùng tới để đe dọa tẩy não nhân dân như „phản động“, hoặc „các thế lực thù địch quốc tế“ dài… vô tận.

    Vào thời điểm hiện nay, khi nghe những giọng điệu trên đây, thì có rất đông những người phương Tây vì đã từ lâu sống trong thế giới tự do, cũng đều phải đỏ tai tía mặt, mặc dù biết đó là sự thật. Và khốn nạn thay, đó lại đang là sự thật hiển nhiên tại nước Việt Nam cộng sản Xã hội chủ nghĩa hôm nay. Vì phần đông những người phương Tây này, xin nói thêm là cả những người Việt Nam, hoặc bị đảng Việt gian cộng sản che đậy tẩy não, hoặc vì nhiều lý do khác nhau…không cần biết sự thật, khi được hỏi về cái mặt trái mà cũng là cái bản mặt thật của đảng Việt gian cộng sản, GHPGVNTN, Thích Nhất Hạnh và đồng bọn, tay sai và nhiều nhiều nữa…, thì câu trả lời của họ chỉ là những âm thanh ú ớ nghe không rõ, nên đã thể hiện một cách rất tự nhiên bằng một cái nhún vai đầy… ấn tượng, ý nói là họ chẳng biết gì cả.

    Không hiếm trường hợp có người gân cổ độc thoại, nhắc lại y chang những „nghị quyết„ của đảng cs mà giới truyền thông, văn bút trí nô tay sai của đảng Việt gian cộng sản trong nước và hải ngoại đã từng rêu rao từ hàng chục năm qua. Những giọng điệu giả nhân giả nghĩa đã được che đậy bằng loại xảo ngữ tuyên truyền chuyên nghiệp, bóng bẩy bất tận.

    Mới chỉ đơn cử một cái „quyền tự do yêu Tổ Quốc“ đã bị cướp trắng như thế, thì những quyền khác còn đâu một chỗ đứng, lấy gì đâu nữa nói tự do?


    82. Chừng nào còn một nhóm người, một cá nhân, coi chiến tranh, bất ổn định và sự chưa thống nhất của một dân tộc một quốc gia là một cơ hội, để lợi dụng và qua đó nắm đoạt được những lợi thế tài chính lớn hơn nữa để tiếp tục thủ lợi nhiều hơn nữa, thì chừng đó, tất cả những món lợi tức mà họ thu được, không chừa một thứ gì, không gì giữ được, mỗi mỗi đều theo nhau biến thành những món nợ khó trả. Vì để có thể riêng hưởng những món lợi tức loại này chỉ có thể là những kẻ, những tập đoàn cai trị độc tài lật lọng phản trắc, và đứng sau lưng hết thảy là những kẻ thống trị tài phiệt lợi dụng tất cả những kẻ đi lợi dụng kia. Ai ủng hộ chúng, cuối cùng chỉ để những kẻ độc tài kia được lợi, không phải là những người dân bị trị. Cho nên, tất cả những nhóm người này đang cố giả tạo ra một thứ "hòa bình", và không muốn cho nó có một nền tảng vững chắc, vì nếu có hòa bình thực sự, họ chẳng còn gì đề thủ lợi.

    Cũng vì vậy, những cá nhân này, những nhóm người này, thực sự là những người không thể hiểu biệt nghiệp quả báo của chính họ, nói gì đến cộng nghiệp quả báo của dân tộc họ. Cho nên, đã chằng có thể thực sự hiểu chính bản thân, nói gì là người bên cạnh, huống gì lại có thể hiểu được một dân tộc khác.

    Vì tất cả những hệ quả trên, tất cả những gì họ đang tạo dựng vun vào, dành giụm cất chứa cho đàn con cháu của họ hôm nay, thì cũng chính đám con cháu này lại phải đem nộp trả lại hết trong một ngày gần, trước sau không có hạn định, cũng không có ngoại lệ, để trả nợ cho bằng hết cho sự u muội vô minh của cha ông chúng, trả cho đến tận xu cuối cùng, lãi xuất hậu bàn.

    Tại Việt Nam, hay bất kỳ đâu trên thế giới, những người chân tu có đạo hạnh trong Phật giáo, đều đã và sẽ được tất cả các tầng lớp nhân dân dành cho sự tôn kính vô cùng xứng đáng. Nhưng, những tên Việt gian cộng sản trá hình Phật giáo như Thích Nhất Hạnh, Thích Quảng Độ cùng tập đoàn GHPGVNTN, và tất cả bè lũ tay sai, còn sống cũng như đã chết, là một bè lũ Việt gian, thì nhân dân Việt Nam sẽ phải vạch mặt chỉ tên chúng, để trong một ngày gần nhất, phải dẫn giải chúng ra trước tòa án quốc dân, của một đất nước Việt Nam mới, thực sự dân chủ và tự do. Và cái ngày tàn xụp đổ của đảng cộng sản vn, một tập đoàn Việt gian, vẫn đang được đếm từng ngày...




    Thái A

    ***
    Sẽ tiếp nối Phần 2 (nguyên bản tiếng Đức)
    ***
    THƯ NGỎ GỬI CÁC PHÁI ĐOÀN QUỐC TẾ THAM DỰ „ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN“ 2014 TẠI VIỆTNAM



    https://vn-buddhist.blogspot.com/2012/1 ... san_4.html
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20163
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Nhân cái chết của thiền sư Nhứt Hạnh

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           





    Nhân cái chết của
    thiền sư Nhứt Hạnh

    __________________________
    Kiêm Ái _ 2022-02-02





    Tính từ “cách mạng mùa thu” cho đến lúc cải cách Cộng Sản đã đè nặng trên toàn dân tộc Việt Nam, không ai thấy được một tài liệu nào của những nhà sư tự mệnh danh Phật Giáo gởi cho phe Hồ Chí Minh; dù bằng văn bản, sách vở, hình ảnh, hay pháp thọai v.v... để đấu tranh cho hòa bình dân tộc Việt Nam, đề nghị, phản đối, chống đối hay cái chi chi dính líu đến hòa bình, chiến tranh Việt Nam cả. Có hay không?...tuyệt nhiên không có. Quý vị nào may mắn tìm được làm ơn phổ biến để mọi người cùng chiêm ngưỡng, rất cám ơn, rất đội ơn.

    Trái lại, phe phái Ấn Quang, nhân danh Phật Giáo đã “tung ra thị trường” tại Miền Nam cũng như trên khắp thế giới không biết cơ man nào mà kể những văn kiện, sách báo, bài vở, pháp thoại, phim ảnh v.v... mà tất cả đều chỉ có mục đích lên án Miền Nam hiếu chiến, chém giết đồng bào, không chịu buông súng đầu hàng để nhân dân hai miền có hòa bình. Và cái hòa bình mà những tên này mong mỏi là cái hòa bình đã xảy ra trên đất nước Việt Nam từ 30 tháng Tư năm 1975 cho đến nay, toàn dân Việt Nam đã và đang gánh chịu, thì chính những tên như Thích Trí Quang, tên ăn chay ngủ mặn Nhất Hạnh có bao giờ nói lên một tiếng công đạo, hay là sợ chết phải câm miệng hến, phải ngoan ngoản thần phục Việt Cộng để cho Hồ Chí Minh, tên tội đồ dân tộc được nhảy lên bàn thờ, ngồi chung với Đức Phật?

    Phải chăng vì Hồ Chí Minh và Cộng quân Bắc Việt chiến đấu có chính nghĩa vì dân tộc?

    - Sai.

    Cái sai vĩ đại. Cái sai làm 10 triệu thanh niên Việt Nam bỏ mạng sa trường một cách oan uổng mà chính vợ của Lê Duẫn đã “tổng kết”.

    • 1.- Từ năm 1954 đến sau trận Điện Biên Phủ, Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Nhận chỉ thị của Quốc tế Cộng Sản giải quyết vấn đề cách mạng ở nước ta, tôi đã hoàn thành nhiệm vụ...” (Lịch sử đảng Cộng Sản Đông Dương, trang 29, Nhà XB sách Giáo Khoa Mac Lenin, Hà Nội-1979). Nói cách khác, Hồ Chí Minh đã dùng xương máu thanh niên Việt Nam với chiêu bài chống thực dân Pháp để mở mang lãnh thỗ cho Nga Tàu.

      2.- Từ tháng 7 năm 1954 đến 20.12.1960, Việt Minh do Hồ Chí Minh lãnh đạo đã vâng lệnh Nga Tàu khai mở chiến dịch “Cải cách Ruộng Đất”, đấu tố địa chủ, giết hại hơn 200 ngàn người dân miền Bắc Việt Nam, mà đa số đã góp phần ủng hộ Hồ Chí Minh trong cuộc chiến, điển hình là bà Nguyễn thị Năm (chủ tiệm buôn Cát Hạnh Long ở Hải Phòng) và quá nhiều thành phần Quốc Gia của Quốc Dân Đảng. Đây là sự phỉnh gạt nông dân, mượn tay nông dân giết địa chủ, sau đó, cán bộ Việt Cộng thì làm chủ ruộng đất, nông dân ngày trước còn có ruộng đất để canh tác, nay phải vào tập thể làm công chấm điểm, đưa đến tinh trạng “nhiều sải không ai đóng cửa chùa”, “cha chung không ai khóc”, lúa đem về không được bảo quản, cán bộ tha hồ ăn cắp, thối rửa, thất thoát “lúa làm phân, dân chết đói”. Với chế độ “tem phiếu”, cai trị bằng bao tử. trăm bề người dân phải chịu đựng:
      • Một năm 4 thước vải thô
        Lấy chi che kín cụ hồ …Trí Quang ơi!.

      Thích Trí Quang, Thích Quảng Độ, Thích Nhất Hạnh, Thích.. Thích nào cũng im miệng hến, không nói lên được tiếng nói cho dân bớt khỗ. Miệng lưỡi có thoa mỡ bò ngày trước đâu rồi?

      3.- Việt Cọng phát động chiến tranh xâm lăng Miền Nam từ 1960 đến 1975, theo Lê Duẫn, cố Tổng Bí Thư Cộng Đảng Việt Nam thì: “Ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô và Trung Quốc”. Hòa thượng Thích Quảng Độ cũng đã chứng kiến sư phụ của ngài bị VC đấu tố ra sao, giết hại dã man thế nào? Thế mà khi “di cư vào Miền Nam” đã không môt lời công đạo, trái lại còn rập khuôn với Thích Trí Quang chống lại chính phủ Việt Nam Cọng Hòa. Thế là thế nào? Phải chăng Quảng Độ cũng chỉ là một “đặc tình” của Cộng Sản Miền Bắc?


    Tóm lại, từ năm 1945, kể từ khi Mặt Trận Việt Minh cướp cuộc biểu tinh của công chức và đồng bào ủng hộ chính phủ Trần Trọng Kim cho đến ngày 30.4.1975, nhóm sư sải Ấn Quang chưa có bất cứ hành động nào chống đối hoặc đề nghị hòa bình với phe Hồ Chí Minh. Trái lại, chúng đã tận lực giúp đỡ Việt Cộng.

    Những sự kiện sau đây do đám sư sải Ấn Quang thực hiện khiến người Phật tử chân chính lấy làm nhục nhả và mắc cỡ cho Phật Giáo Nhất:

    • 1.- Thích Đôn Hậu khoe với Phạm Văn Đồng chính “Phật Giáo” đã đưa “chính phủ Dương Văn Minh” lên cầm quyền không phải để đánh Việt Cộng mà để đầu hàng Việt Cộng. Ông còn kể công với chính quyền VC rằng "trãi qua những cuộc kháng chiến chống Pháp, kháng chiến chống Mỹ, các vị cũng đã biết rằng nhà chùa, nhất là nhà chùa là những nơi giúp đỡ, chở che cho cán bộ, bộ đội đến như thế nào! Và ngay cả Tết Mậu Thân, dù cán bộ, bộ đội về nhiều như thế, về thành phố Huế nhiều như vậy, thì về ở đâu, không phải là ở nhà đạo khác mà chỉ là ở nhà Phật tử, mà nếu như Phật tử mà họ xấu, họ không có tinh thần yêu nước, thì khó mà thực hiện được cuộc cách mạng vùng lên trong Tết Mậu Thân.Nói như vậy để thấy rằng Phật giáo luôn luôn gắn liền với cách mạng." (*)

      2.- Thích Trí Quang đã ra lệnh “đem bàn thờ Phật trấn đóng những ngã ba đường cái”, kể cả những nơi dơ dáy bẩn thỉu để “ngăn cản quân xa của Quân Lực VNCH”.

      3.- Thích Minh Châu, Viện trưởng Đại Học Vạn Hạnh với cờ quạt, biểu ngữ dẫn hơn 500 “sinh viên và Phật Tử” ra ngoại ô Saigon đón quân Bắc Việt Cộng sản vào Saigon ngày 30.4.1975 trong khi cả nước đang phủ màu tang.

      4,- Sau khi đã hoan hô quân xâm lược Việt Cộng chiến thắng, sư sải Ấn Quang mà Thích Mãn Giác đứng đầu đã tổ chức trọng thể, rất trọng thể mừng ngày sinh nhựt của Hồ Chí Minh do Thích Mãn Giác làm “chủ xị” tức là Trưởng Ban tổ chức. Thích Mẫn Giác đã ca ngợi Hồ Chí Minh một cách lố bịch và nhân dịp này khoe công giúp Việt Cộng chiến thắng miền Nam.

      Với những thành tích “như rứa” mà những tên Phật Giáo bợ đít VC lại đòi hỏi Việt Cộng phải để cho chúng “ngôi trên đầu trên cổ” đám con đẻ của Việt Cộng đang ngồi tại chùa Quán Sứ Hà Nội thì thật là lố bịch trên cả lố bịch. Tại sao? Xin thưa nếu những Thích Trí Quang, Thích Đôn Hậu, Thích Quảng Độ, thiền sư ăn chay ngủ mặn Nhất Hạnh… khi “đập chó biết ngó lui” thì phải biết bọn Cộng Sản Bắc Việt đã đối xử với MTDTGPMN với câu ngạn ngữ “được nai thì giết chó”, “được chim thì bẻ ná, được cá thì quăng nơm”, họ sẽ không dám đòi hỏi Việt Cộng gì ngoài “tem phiếu” và “mỗi năm 4 thước vải thô” để may cái áo nâu sồng mà “TIẾP HIỆN CHÂN KHÔNG” cho qua ngày. Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam do Cộng Sản Bắc Việt thành lập mà chúng còn không cho tham dự ngày lễ chiến thắng, thì thân phận “chuyên trị phản động” của một nhóm Phật Giáo phò VC để quấy nát Phật Giáo, quậy nát miền Nam làm sao Việt Cộng Bắc Việt lại cho họ làm cha sư sải Bắc Kỳ?


    Ghép tội phản động cho các sư sải Ấn Quang không phải là “tác phẩm” của người viết bài này, nhưng là chính bọn Cộng Sản Bắc Việt. Xin trích một đoạn ngắn trong “Đơn xin cứu xét nhiều việc” của Hòa Thượng Thích Huyền Quang đề ngày 25.6.1992 như sau: “Giáo hội chúng tôi cử Hòa Thượng Thích Đôn Hậu từ miền Bắc về, đại diện cho Giáo Hội chúng tôi đến xin gặp ông Nguyễn Văn Hiếu. Lúc bấy giờ ông Hiếu đang giữ chức Bộ Trưởng Văn Hóa. Hòa Thượng chúng tôi xin phép cho Giáo Hội chúng tôi vận động thống Nhất Phật Giáo Việt Nam, sau đó chúng tôi tiến đến thống Nhất Phật Giáo 2 miền. Nhưng bị ông Bộ Trưởng Văn Hóa từ chối với lý do: “Thống Nhất Phật Giáo thì tốt, nhưng thống Nhất với Phật Giáo cách mạng, chứ thống Nhất làm gì với Phật Giáo phản động. Hòa Thượng chúng tôi hỏi, Phật Giáo phản động là ai? Ông Bộ Trưởng Hiếu không trả lời (Ông Hiếu ám chỉ Giáo Hội chúng tôi là phản động)"

    Tên Cộng Sản Nguyễn Văn Hiếu này cũng chịu khó đọc “Cỗ Học Tinh Hoa”. Chuyện Cỗ Học Tinh Hoa cho biết một thương gia kia thường đi buôn xa, có 2 bà vợ để ở nhà. Ông hàng xóm muốn “quan hệ” với 2 bà vợ này, bà trẻ đã đáp ứng tận tinh với ông hàng xóm, bà kia thì không. Chuyện xảy ra là ông thương gia chết bất đắc kỳ tử. Ai cũng tưởng ông hàng xóm sẽ rước bà trẻ về làm vợ vì đã.. giao lưu với nhau, nhưng ông ta lại đi hỏi cưới bà kia. Ai hỏi thì được ông ta trả lời, chơi giỡn thì được chứ “lấy vợ phải kiếm người nết na, ai thèm lấy thứ đàn bà lăng loàn lạng quạng”

    Hòa Thượng Thích Trí Quang và Thiền sư ăn chay ngủ mặn Nhất Hạnh cùng các sư sải Ấn Quang nhờ cơm gạo, an ninh, giáo dục …của 2 triều VNCH, nhưng đem lòng phản bội, lại đội lốt tăng sĩ Phật Giáo, lợi dụng Phật Giáo để phục vụ Việt Cộng. Chúng lợi dụng cả chính nghĩa Quốc Gia lại biến Phật Giáo thành lực lượng đánh phá người Quốc Gia. Là Việt Cộng, học sách của Việt Cộng để phục vụ cho Việt Cộng, khi chỉ tạo được vài thành tích coi được lại tưởng Việt Cộng sẽ đội mình lên đầu, nhưng không ngờ rằng Việt Cộng độc tài đảng trị đã không từ một thủ đoàn nào để đối phó với đám Phật Giáo phản động này.

    Có người cho rằng những sư sải Ấn Quang, nhất là Thích Trí Quang không phải là Cộng Sản. Tôi xin đưa ra một vụ điển hình chứng tỏ Thích Trí Quang độc ác còn hơn Việt Cộng. Trong cuộc thương thuyết giữa Đại Biểu Chính Phù Trung Nguyên Trung Phần và Tỉnh trưởng Thừa Thiên Huế, Thích Trí Quang đã cho 2 vị đại diện chính quyền nghe nội dung bài “Pháp Thoại” của Thích Trí Quang sẽ phát vào tối hôm Phật Đản 1963 tại đài phát thanh Huế. Nếu Thích Trí Quang vẫn dùng bài pháp thoại đã đưa cho 2 đại diện chính quyền, chắc chắn sẽ được phát thanh và mọi chuyện sẽ qua trong hòa bình. Nhưng Thích Trí Quang đã có âm mưu, một là thay đổi bài pháp thoại khác nội dung để mạt sát chính phủ thậm tệ khiến cho đài phát thanh “không thể phát được”, thứ hai nguyên cả ngày đó, Thích Trí Quang cho cán bộ đi rỉ tai Phật tử cũng như dân chúng khắp nơi, nhất là tại chợ Đông Ba: tối nay đến đài phát thanh Huế, nghe phát bài pháp thoại của Thầy. Tại sao không tập trung tại Chùa?

    Tối đó, Phật tử tập trung rất đông “chen chân không lọt” và những Phật tử này sẽ hứng trọn sức mạnh của loại chất nổ đó, hậu quả là sẽ có hàng trăm Phật tử “hy sinh vì đạo pháp”? Rất may là chính thủ phạm cũng sợ không thoát thân được trước khi chất nổ phát ra, chính hắn cũng chết nên không cho nổ giữa đám đông, hoặc là chính thủ phạm biết công dụng của chất nổ sẽ có một số bị sát thương quá lớn, lương tâm nó không cho phép nên nó đã tìm chỗ sát thương tối thiểu là bên bức tường của đài. Số thương vong quá ít không như hy vọng của Thích Trí Quang. Tuy thế, tin tức vẫn đưa ra là Thiếu tá Đặng Sĩ đã cho xe tăng cán Phật tử, đã “xả súng vào Phật tử”.v.v… Không giết hại được nhiều Phật tử như Thích Trí Quang mong muốn bằng vũ khí thì; dùng miệng thay vũ khí, chẳng khác gì một kẻ thèm ăn thịt chó nên vu vạ cho con chó chạy bên đường là chó điên để dân làng giết nó và nó ung dung lượm xác đem về nấu nướng. Chính Thích Trí Quang đã ra lệnh giết ông Nguyễn Văn Đông người chỉ lấy tin tức VC từ bên kia vĩ tuyến. Chính Thích Trí Quang đã “mời các tù” VC ở 9 hầm cho cạo đầu, khoác áo cà sa để hóa thành "thầy" và kiêu hãnh ra về tự do. Vì Thích Trí Quang không phải là Phật tử mà là Việt Cộng nên mới có can đãm đưa Đức Phật xuống đầu đường xó chợ làm vũ khí cho họ Thích này “ngăn chận quân xa VNCH. Và còn hàng chục, nếu không nói hàng trăm vụ tự thiêu sau Thích Quảng Đức. Thích Trí Quang không phải là Việt Cộng thì hắn là gì?

    Thích Nhất Hạnh đã phạm ngủ giới mà không hoàn tục là đã xúc phạm Phật Pháp, nhưng hắn ta chạy qua đạo Bụt để tránh búa rìu dư luận. Mấy tuần nay, những kẻ vì thương hại cho thiền sư Nhất Hạnh mà chống chế cho vụ 300 ngàn gia đinh Bến Tre bị sát hại do ông thiền sư này bịa ra để căm hận nước Mỹ thay vì thương xót khi thấy cảnh tượng 3 ngàn người vừa chết tại Tháp Đôi. Nhất Hạnh có ý gì khi dùng ngoa ngôn xảo ngữ diễn tả cảnh trực thăng Mỹ hạ xuống bắt đi thiếu phụ để đem về hãm hiếp, bỏ lại đứa con đang bú với bà mẹ già mà video của Paris by night đã diễn tả, Thiền Sư Nhất Hạnh cam đoan là đã chứng kiến, nhưng khi nào, nơi đâu thì Thầy không biết? Tại sao những ký giả ở Tokyo trong đại hội Phật Giáo Thế giới buộc lòng phải hỏi tại sao Nhất Hạnh không đòi hỏi VC cũng phải rút lui như Nhất Hạnh đã đòi hỏi Hoa Kỳ và VNCH? Thầy tự động câm miệng hến nìn thinh không trả lời được. Quân Đội Cộng Sản Bắc Việt chạy vào xâm chiếm Miền Nam với sự viện trợ quân sự của cả thế giới Cộng Sản, quân, dân cán, chính VNCH phải tận lực đẩy lui bọn chúng, sao Thiền sư Nhất Hạnh chỉ buộc Quân Lực VNCH buông súng đầu hàng? Những tổ chức “Ba Thành Phần”, “Hòa Giải Hòa Hợp Dân Tộc” được sư sải Ấn Quang dựng lên sao không ra Bắc “khuyến dụ Cộng Sản Bắc Việt mà chỉ khua môi múa mép ở Miền Nam?

    Sau khi chiếm được miền Nam, VC đã làm gì cho dân Miền Nam? Thiên Đường Xã Hội Chủ Ngfhĩa Miền Bắc đã làm gì cho dân chúng Miền Bắc mà Thích Trí Quang vẫn tuân lệnh VC im như thóc cho đến chết? Nạn nhân đau khổ nhất là Phật Giáo Việt Nam vì bọn sư sải Ấn Quang đã lợi dụng Phật Giáo để gây tội ác, điều mà những Phật tử thường cũng không dám làm hay ít ra cũng không muốn làm.

    Nhân cái chết của “Thiền Sư Ăn Chay Ngủ Mặn Nhất Hạnh” mọi người nên binh tỉnh, khách quan nhận định sự thật để đem lại hòa bình trong tâm hồn, Nhất là trong Năm Nhâm Dần này. Cám ơn quý vị.



    Kiêm Ái
    30.01.2022




    https://bacaytruc.com/index.php/12078-n ... gi-kiem-ai
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20163
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Thầy Nhất Hạnh đã ra đi

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           






    Thầy Nhất Hạnh đã ra đi
    __________________________
    Nhất Uyên Phạm Trọng Chánh _ 26/01/2022





    Thiền sư Nhất Hạnh đã thanh thản ra đi lúc 0 giờ ngày 22-1-2022 tại chùa Từ Hiếu, Huế, đại thọ 97 tuổi. Một vị thầy đã ra đi sau khi sống một cuộc đời trọn vẹn với chân thiện mỹ.

    Có lẽ phải mất rất nhiều thời gian để cảm nhận đánh giá tài năng, tư tưởng, và ảnh hưởng của Thiền sư Nhất Hạnh, vì chưa có một người Việt Nam nào vượt khỏi tầm biên giới quốc gia, ngôn ngữ Việt ảnh hưởng sâu rộng trên thế giới như thiền sư. Với 120 tác phẩm văn chương, tư tưởng, nhiều quyển bán chạy vào hàng đầu như quyển Phép lạ của sự tỉnh thức, Bouddha vivant, Christ vivant, Đạo Phật hiện đại hoá, Đạo Phật ngày nay, Đường xưa mây trắng.. tại Âu Mỹ trong nhiều năm sách được dịch ra nhiều thứ tiếng, có thể sánh với các nhà văn hàng đầu các nước.. dĩ nhiên là các sách phương Tây không in một hai ngàn cuốn như ở nước ta mà hàng chục ngàn, hàng trăm ngàn mỗi lần xuất bản. Thầy Nhất Hạnh không chỉ là một nhà tư tưởng mà còn là một nhà văn, nhà thơ, với văn chương bình dị trong sáng, với Nẻo về của ý, tả những ngày tháng thầy ở Phương Bối gần Đà Lạt, cho người đọc mơ về một thiên đường dĩ vãng, quyển Đường xưa mây trắng, tóm tắt cả Tam Tạng Kinh điển, 82 năm cuộc đời Đức Phật trong một quyển tiểu thuyết, người đọc không khỏi khâm phục tài năng và trí tuệ của Thầy. Bao nhiêu kinh điển chữ Phạn, chữ Hán, chữ Bali gút mặc khó hiểu, trở thành nhẹ nhàng như những hơi thở thiền định, như sự tỉnh thức. Tác phẩm Hiện đại hóa Phật Giáo đưa ra những tầm nhìn mới tương lại Phật Giáo. Thầy Nhất Hạnh vẫn sống đạm bạc bình dị, suốt đời, bao nhiêu lợi nhuận bản quyền sách được đưa vào công tác từ thiện, tình thương tại Việt Nam và nhiều nơi và hình thành các cơ sở Làng Mai tại Pháp, Đức, tại Mỹ, tại Úc, tại Thái Lan.. với hàng trăm tu sĩ xuất gia, hàng ngàn cư sĩ tại gia hàng năm đến tu học. Các nhà tu trên thế giới đều sống nhờ sự cúng dường của tín đồ, và giảng pháp, nhưng Thầy Nhất Hạnh tại Âu Mỹ các buổi diễn thuyết trong các hội trường lớn dành cho hàng ngàn người, người đến nghe thuyết pháp phải đặt trước mua vé để được nghe thầy giảng.

    Tôi có may mắn được đến nghe giảng, học với Thầy từ 1973-1976 mỗi tuần tại Trường Cao Đẳng Khoa Học Xã Hội, tại Đại Học Sorbonne thầy giảng về Lịch sử Phật Giáo Việt Nam, những bài giảng được gom thành sách Việt Nam Phật Giáo sử luận ký tên Nguyễn Lang, thầy phải ký tên khác vì thời gian đó Nhất Hạnh là tên bị cấm kị cả hai miền Nam Bắc.

    Những năm tháng trước 1970, tôi đã đọc được sách của Thầy Nhất Hạnh từ trong nước, tôi xúc động nhất là quyển : « Nói với tuổi hai mươi », tôi cảm động như chuyện tâm tình thầy nói với chính mình. Giữa một thời điểm chiến tranh khốc liệt, học Trung học trong một ngôi trường công lập một tỉnh nhỏ, bạn bè lần lượt đi vào trận chiến, có đứa ở vùng quê đi lên rừng núi, đứa thi Tú tài rớt phải đi lính, đậu Tú Tài rồi cũng vào trường sĩ quan Thủ Đức. Bao nhiêu năm nhìn lại có lẽ gần đến phân nửa thế hệ tôi đã hy sinh trong tuổi hai mươi. Bao người đi trước không ai nói lời nào ngoài những kêu gào, cổ võ chiến tranh « chập chờn bay trên bại thắng, ngọn cờ khăn sô màu trắng » số phận thanh niên thế hệ chúng tôi chỉ thấy ngày về với gia đình trong một quan tài. Những ngày đó tôi thân với anh Nguyễn Bắc Sơn, tôi và anh đọc cho nhau nghe thơ phản chiến. Anh là một nhà thơ ngang tàng lính chiến miền Nam, nhưng thân phận anh thật nghiệt ngã, nhưng không biết thời đó anh đã biết chưa, cha anh đi tập kết trở về là là Đại Tá chỉ huy quân sự vùng quê hương chúng tôi, anh và cha anh đang cầm súng giết nhau. Có một lần tôi và anh hẹn gặp nhà văn Y Uyên tại quán Mỹ Vũ, nhưng Y Uyên không đến, hôm sau anh cho tôi hay tin, Y Uyên đi hành quân và tử trận hôm qua dưới chân núi Tà Dôn, tôi xúc động viết bài thơ Cho người nằm xuống, cho tác giả Tượng đá sườn non, qua đời năm 26 tuổi và đăng trên tạp chí Văn.
    • Thôi đã nhiều, đừng than thở nữa,
      Viên đá này sẽ tròn cạnh giữa trùng khơi.
      Thôi đừng khóc lòng đại dương đã mặn.
      Qua cánh đồng khô đau thương kết tinh rồi.
      Người nằm xuống thân cỏ cây mục nát.
      Đạn vẫn bay và sẽ đến bao giờ,
      Mùa nao rồi cây vội vàng thay lá.
      Đồng khai quang còn lại mấy cành khô.
      Buổi ban mai máu điểm lá xanh nào,
      Giấc đêm qua người đến thế giới nào.
      Tượng đá sườn non ngàn năm vẫn đợi,
      Người đã đi đã đến đã là bao.
      Rồi đất đá ôm kiếp người vùi ngủ,
      Thiên đường trong tim mọc từng đốt xương rồng.
      Hạt bụi trên đời hạt bụi quay cuồng trong gió.
      Còn lại gì mà gọi giữa hư không.


    Anh Nguyễn Bắc Sơn rất thích bài thơ Chiến tranh Việt Nam và tôi, của tôi in trong tập Chiêm bao trắng và mượn tựa bài thơ để làm tựa tập thơ của anh. Nước mắt khổ đau chinh chiến, Tương lai chết rụng trong hồn. Tuổi bùn hôi tanh, bơ vơ chiều lên tiếng khóc. Hai mươi năm rồi màu tang đó có buồn hơn. Tủi nhục đọa đầy tôi đi vào đêm đen không lối thoát. Mặt trời nhỏ nhoi, lở lói gậm hờn, Đêm tôi chầo đời mẹ gầy mòn dãy chết. Tình yêu ngọt ngào dòng sữa máu cho con. Đêm thống khổ tôi cúi đầu mang mặt nạ, Chủ nghĩa này đành khoát lấy lên vai, Yêu thương đó tôi đã quên những lời xót đau bi tráng, Huyết thống anh em, máu ngập hình hài. Yêu thương đó tôi không còn cho ai nữa, tôi mê mù không dám nhận diện hôm nay. Tôi hèn nhát không dám nói lên lời thú tôi. Nguyên nhân tội lỗi chiến tranh này, tôi hiện hữu, chính tôi.

    Và những bài thơ anh cho tôi đọc :
    • « Đời bắt một kẻ làm thơ như ta đi làm lính,
      Bắt lê la mang một chiếc mu rùa.
      Nên tâm hồn ta là một cánh đồng úng thủy,
      Và nỗi buồn như nước những đêm mưa.
      Trong thành phố này ta là người phản chiến,
      Ngày qua ngày ta chỉ thích đi câu,
      Râu tóc mọc dài như bầy cỏ loạn.
      Sống âm thầm ai hiểu ta đâu.
      Đôi khi ta lên núi Tà Dôn uống rượu,
      Trời đất bao la ta chỉ một mình,
      Nhưng làm sao quên cuộc đời dưới đó.
      Quên những thằng người bôi bẩn kiếp nhân sinh.
      Ngày hôm nay ta muốn chặt đi bàn tay trái,
      Để được làm người theo ý riêng ta.
      Ngày hôm nay ta muốn thọc mù con mắt phải,
      Ngày hôm nay ta muốn bỏ đi xa.
      Khi nâng chén lên cao ta muốn cười lớn tiếng.
      Cười lên đi cười những tiếng bi hùng.
      Đời đã bắt kẻ làm thơ đi làm lính.
      Chiếc mai rùa đã nặng ở trên lưng.

      (bài Cười lên đi, tiếng khóc bi hùng).


    Và anh cũng viết một bài Chiến tranh Việt Nam và tôi. Đoạn kết anh viết :
    • « Chiến tranh này cũng chỉ một trò chơi,
      Suy nghĩ làm gì lao tâm khổ trí.
      Lũ chúng ta sống một đời vô vị,
      Nên chọn rừng sâu núi cả đánh nhau.
      Mượn đất trời làm nơi đốt hỏa châu,
      Những cột khói giả rồng thiêng uốn khúc.
      Mang bom đạn chơi trò chơi pháo tết.
      Và náu xương làm phân bón rừng hoang. »


    Người thầy thi ca của chúng tôi là tập thơ Chắp tay nguyện cầu cho chim câu trắng hiện của Thầy Nhất Hạnh và Nói với tuổi hai mươi. Chúng tôi say sưa hát Tâm ca Phạm Duy phổ nhạc bài thơ của Thầy : « Kẻ thù ta đâu có phải là người, Giết người đi rồi ta ở với ai. » Chúng tôi trao đổi cho nhau xem những sách viết của thầy như « Hoa sen trong biển lửa », chúng tôi tâm tình nhau hằng giờ trong sân chùa Tỉnh Hội, trong những ngày tuyệt thực, tranh đấu Phật Giáo và mơ đến thầy trong một chân trời xa xăm, thầy cùng những người bạn đang đấu tranh vì hoà bình Việt Nam. Thầy trở thành một nguồn hy vọng dù rất mỏng manh cho tuổi thanh niên chúng tôi.

    Tôi làm thơ, viểt báo từ năm đầu trung học, đăng thơ trên các nhật báo và tạp chí, các cơ sở báo chí Sài Gòn đường Phạm Ngũ Lão, Bùi Viện trở thành nơi quen thuộc, thơ tập họp xuất bản, ngâm thơ trên chương trình ban Mây Tần Đài Phát Thanh Sài Gòn của Kiên Giang Hà Huy Hà.

    Tôi may mắn hơn bạn bè, tôi đậu xong Tú Tài II năm 18 tuổi vào Sài Gòn ghi tên học Luật, Nhưng ông anh lớn tôi, hơn tôi gần 20 tuổi, ông đã tạo dựng được một sản nghiệp to lớn, ông bảo :
    • Ở đây trước sau gì cũng đi lính, tốt hơn là đi du học qua Tây, rồi trở về làm việc với anh, nếu không thành đạt cũng tránh qua được chiến tranh,
    thế rồi ông nhờ người lo liệu hết mọi việc. Ở miền Nam lúc đó chỉ cần có tiền là đâu cũng xong.

    Tôi du học ṭai Âu Châu đầu năm 1970, thời gian đó miền Nam cấm cửa không cho đi Pháp, vì du học sinh nam sang Pháp thường trở thành thiên tả, tôi phải sang Bỉ hai năm học rồi mới sang Paris. Thời gian ấy cả Âu Châu sôi động chống chiến tranh Việt Nam, hàng ngày trên truyền hình cảnh máy bay dội bom, cảnh người Việt gục chết trên cả hai miền, đồng hoang vu thuốc khai quang tàn phá, trẻ con trần truồng trốn chạy bom đạn những cảnh Mỹ Lai tàn sát dân lành. Ai cũng nói đến một cuộc chiến diệt chủng dân tộc Việt Nam, bạn bè trong đại học thôi thúc nhau đi biểu tình. Tôi lại thấy : « Càng đi xa càng gần gủi quê nhà, Càng đau xót khi bom gầm đạn nổ, Muối xát tâm hồn cay bỏng thịt da. » Và tôi cũng lao vào việc chống chiến tranh như bè bạn, kết quả tôi mất cả chuyển ngân, mất cả thông hành của Miền Nam. Tôi phải tự làm việc tự kiếm sống cho đến khi xong luận án.

    Những thời gian ấy tôi thường đến thăm thầy Nhất Hạnh. Thuở ấy thầy sống hàn vi tại ngoại ô Maison Alfort và sau đó trong một căn hộ hai phòng khu Goute d ́Or nghèo khổ của Paris. Từ năm 1973 thầy được dạy tại Sorbonne, thầy dọn về Bourg la Reine đời sống sung túc hơn.

    Thầy Nhất Hạnh ra khỏi nước từ năm 1961 sau khi tốt nghiệp Đại Học Văn Khoa, thầy học và dạy học tại Đại Học Princeton Colombia, vì vận động cho hòa bình Việt Nam thầy bị cấm không cho về miền Nam. Năm 1968 khi bắt đầu Hội Nghị Paris, đàm phán bốn bên Mỹ, Miền Nam Việt Nam và Miền Bắc Việt Nam, MTGPMN, Thầy Nhất Hạnh cũng lập một phái đoàn Hòa Bình nhân danh Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất. Các bên đều phủ nhận tính đại diện của thầy, cả miền Nam chỉ công nhận Giáo Hội Phật Giáo của Thượng Tọa Thích Tâm Châu tại Việt Nam Quốc Tự, và phủ nhận Giáo Hội Phật Giáo VNTN trụ sở tại Chùa Ấn Quang. Phái đoàn Thầy lập đầu tiên với anh Võ Văn Ái làm Tổng Thư Ký, với tiền tác giả sách xuất bản thầy mua được máy in offset giao cho anh Ái đi học nghề in, nhưng khi thạo nghề in, in được các tập thơ của Quách Tấn, Thi Vũ.. và in màu quảng cáo có thể sinh sống được, anh Ái lại dành lấy nhà in và trục xuất thầy ra khỏi cơ sở và thành lập báo Quê Mẹ, điều tệ hại nhất của anh là các số báo nói xấu Thầy Nhất Hạnh liên tục. Có lúc anh còn nguyền rủa Làng Mai chỉ là một giáo phái dẫn đến sự tự tử tập thể. Thầy Nhất Hạnh vẫn cắn răng không một lời đáp trả lại.

    Khi Thầy Nhất Hạnh ở Paris, mỗi năm thầy đều tổ chức lễ giổ chị Nhất Chi Mai, người tự thiêu để cầu nguyện cho hoà bình Việt Nam, tôi cùng Gs Trần Văn Khê và anh Trần Quang Hải đều được thầy mời đến. Anh Hải quen người vợ đầu tiên mẹ cháu Minh Tâm từ những buổi sinh hoạt này, cuối đời chị đi tu theo pháp môn Làng Mai của thầy.

    Tôi nhận được thường xuyên tạp chí sinh hoạt làng Mai và những mãnh giấy hồng đào thủ bút Thầy mừng xuân, chị Cao Ngọc Phượng rất vui khi báo tin cho tôi những lần một quyển sách của Thầy bán chạy nhất bên Mỹ. Với tiền tác quyền sách Thầy đã mua được các trang trại trồng mận trái màu tím ở miền Nam nước Pháp, miền Agen nổi tiếng loại trái cây này, làng lúc đầu mang tên Làng Hồng sau đổi thành Làng Mai, vì khi đến đây vào mùa xuân hàng ngàn gốc cây hoa nở trắng xóa, Thầy thành lập xóm Thượng, xóm Hạ, rồi xóm Trung, và một ngôi nhà có vườn cạnh bờ sông Marne vùng Paris, dành cho các tăng thân nam nữ riêng biệt. Hàng tuần, hàng năm các đệ tử tại gia về tu tập với các đệ tử xuất gia. Mỗi đệ tử xuất gia được xây dựng một cái cốc riêng biệt, xinh xắn và đầy đủ tiện nghi chung quanh.

    Bên cạnh Thầy, phải kể đến tài năng tổ chức của chị Cao Ngọc Phượng tức sư cô Chân Không, anh Thanh Tuệ nhà xuất bản Lá Bối, An Tiêm, Văn Nghệ, sư cô Chân Đức nguyên một giáo sư văn học người Anh và các đệ tử người Mỹ, Hoà Lan, Pháp, Hoa, Thái Lan.. Các đệ tử thầy tập họp thành một ủy ban dịch thuật đủ các thứ tiếng. Nhiều đệ tử thầy trở thành giáo thọ, có thầy Pháp Ấn nguyên là một Tiến sĩ Vật Lý tốt nghiệp tại Mỹ cũng từ bỏ tất cả đi tu theo Thầy. Tôi có nhiều lần đến dự và rất vui khi trò chuyện với các vị giáo thọ Làng Mai, mỗi người đều có phong thái, giảng pháp y như Thầy.

    Sau 30-4-1975, Thầy Nhất Hạnh gửi tặng tôi bài thơ Dấu chân trên cát, tượng mây giữa trời. Bây giờ Thầy đã đi rồi, giờ nghĩ lại mới thấy những điều sâu xa trong bài thơ. Những gì mình tưởng là chân lý là sự thật, có lúc mình tưởng như mặt trời chân lý chói qua tim, nhưng rồi như sóng vỗ, như mây bay, hết sáng đến chiều tối, những điều mình tưởng rồi cũng chóng qua đi, như dấu chân trên cát cơn sóng thủy triều lên xóa mất, như những đám mây, có lúc mây trắng thời thơ ấu nhìn mây mơ mộng, người xưa gọi bức tranh vân cẩu vẽ người tang thương, có lúc mây đen nghịt tưởng như thần sấm, thần chớp sắp xuất hiện nhưng rồi mây cũng tan đi còn lại bầu trời xanh thẳm.

    Những lời Thầy giảng :
    • « Khi ta nhìn lên bầu trời và không thấy đám mây mà ta yêu quý đâu nữa. Ta nghĩ rằng đám mây đó đã chết, nhưng sự thật là đám mây đó vẫn đang tiếp tục tồn tại dưới hình tướng là mưa hay những hình tướng khác mà thôi. Sinh và diệt chỉ là những hiện tượng mà ta nhìn thấy trên bề mặt. Nết ta nhìn thật sâu thì không có sinh cũng không có diệt, chỉ có sự biến đổi không ngừng. Khi ta tiếp xúc được với bản chất không sinh không diệt thì không còn lo sợ cái chết. »


    Bây giờ Thầy đã ra đi trong tuổi thượng thọ, lá rụng về cội, thầy trở về Từ Hiếu nơi ngôi chùa Thầy đã ra đi. Một cuộc đời trọn vẹn, ảnh hưởng sâu rộng thế giới, bao giờ Việt Nam mới có một người tầm vóc như Thầy.



    Paris ngày 23-1-2022
    Nhất Uyên Phạm Trọng Chánh
    Tiến sĩ Khoa Học Giáo Dục, Đại Học Paris Sorbonne



    https://thuvienhoasen.org/a37197/thay-n ... ong-chanh-
Trả lời

Quay về “Tội đồ”