Nhạc sưu tầm VANCHU

Trả lời
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 21158
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Quỳnh Giao hát Chán Nản của Văn Phụng

Bài viết bởi Hoàng Vân »




Quỳnh Giao hát Chán Nản của Văn Phụng

          
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 21158
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Thái Thanh hát Xa Cách Muôn Trùng của Thẩm Oánh

Bài viết bởi Hoàng Vân »




Thái Thanh hát Xa Cách Muôn Trùng của Thẩm Oánh

          
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 21158
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Ý Lan và Tuấn Cường hát Et Je Fais Des Petits Bateaux

Bài viết bởi Hoàng Vân »




Ý Lan và Tuấn Cường hát Et Je Fais Des Petits Bateaux

Les Filles De Sebastien – Et Je Fais De Petits Bateaux

Khi nhắc đến những ca khúc có nội dung gợi cảm hay nói đến chuyện phòng the của người lớn, người ta thường nghĩ ngay đến ca-nhạc sĩ Serge Gainsbourg và bài hát trứ danh của ông “Je T’aime, Moi Non Plus”, song ca cùng danh ca Jane Birkin vào cuối thập niên 60s của thế kỷ trước. Có thể nói “Je T’aime, Moi Non Plus” thật sự đã làm một cuộc cách mạng để mang tình dục vào âm nhạc với một giá trị nghệ thuật nhất định. Bài hát cũng bị những phản ứng tiêu cực, thậm chí chống đối từ những nhà đạo đức tại nhiều quốc gia ở Châu Âu nhưng cuối cùng tự do sáng tác trong nghệ thuật đã thắng và “Je T’aime, Moi Non Lus” đã mở đường cho nhiều tác phẩm nghệ thuật mang nội dung gợi cảm ra đời.

Người ta thấy có “Emmanuelle” của Pierre Bachelet ra đời năm 1974, viết cho cuốn phim cùng tên đã gây xôn xao dư luận. Phim được cho là táo bạo vì có nhiều cảnh khỏa thân cùng nhiều kiểu làm tình khác nhau mặc dù không cho chiếu rõ ràng hình ảnh bộ phận sinh dục của cả hai diễn viên nam và nữ. Người ta sắp cuốn phim này chung với các phim khiêu dâm kín đáo, nhẹ nhàng và có lẽ yếu tố này cũng làm cho phim được công chúng chú ý nhiều hơn. Phim được thành công đến mức các nhà sản xuất đã nhanh chóng cho ra phần 2 rồi phần 3 vào những năm sau đó. Nhưng thế giới của thập niên 70s đã không còn e ngại như trước nữa. Đó là thời kỳ mở đầu của cuộc cách mạng quyền phụ nữ rồi cánh mạng tình dục gây ảnh hưởng sâu rộng đến nhiều quốc gia trên thế giới.

Trong dòng chảy của những sáng tác mang nội dung gợi cảm trong thập niên 70s, không thể không nhắc đến nhóm nhạc Les Filles De Sebastien và ca khúc nổi tiếng của họ “Et Je Fais De Petits Bateaux”. Bài hát ra đời vào năm 1974 và gây chú ý trong giới yêu nhạc. Nhiều người ngay lập tức nghĩ ngay đến “Je T’aime, Moi Non Plus” và làm một cuộc so sánh giữa hai ca khúc.

Cả hai đều có chung một tiết tấu nhịp nhàng như hơi thở. Dĩ nhiên theo nội dung thì “Je T’aime, Moi Non Plus” lấy bối cảnh trong phòng ngủ nên giai điệu dồn dập hơn, trong khi “Et Je fais Les Petits Bateaux” lại bồng bềnh nhưng chiếc thuyền tình, phiêu du trong cõi đam mê của nhục dục. Người ta cũng thấy cả hai ca khúc đều có giọng nam trầm làm phần chính và giọng nữ thều thào như tiếng hơi thở của tình nhân phụ họa làm phần nền.

Nhưng “Et Je Fais Les Petits bateaux” không phải là “Je T’aime, Moi Non Plus”. Nó không phải là giây phút thăng hoa của đôi tình nhân đang hòa hợp hai tâm hồn trong ngây ngất yêu thương. “Et Je Fais Les Petits Bateaux” vẽ ra một khung cảnh gợi cảm của thế giới tình dục, không phải của một cặp tình nhân mà của nhiều người đang muốn thỏa mãn nhu cầu sinh lý. Hoặc giả, nếu có tình yêu, thì đó phải là loại tình yêu của những người cùng một sở thích luyến ái tập thể. Người ta thấy có một giọng nam và nhiều giọng nữ phụ họa. Nghe thật kỹ lời nhạc, giới thưởng ngoạn dễ dàng nhận ra ngôn ngữ Quảng Đông trong một giọng nữ và hai giọng nữ còn lại bằng Pháp ngữ.

“Et Je Fais Les Petits bateaux” đã được danh ca Ý Lan chuyển Việt ngữ và ghi âm song ca với Tuấn Cường. Trong bản ghi âm này, Ý Lan một mình đóng cả vai giọng nữ hát lời Pháp ngữ và giọng nữ hát lời tiếng Quảng Đông. Chiếc thuyền tình được Ý lan Việt hóa này không đi quá xa trong sinh hoạt ca nhạc của người Việt và dần chìm vào quên lãng.

“Et Je Fais Les Petits Bateaux” cũng là một sáng tạo nghệ thuật! Nhiều người cho như vậy. Nhưng sự sáng tạo đó không đủ mạnh để mang “Et Je Fais Les Petits Bateaux” ra khỏi lằn ranh của nhục dục và trở thành một tác phẩm nghệ thuật ở lại trong lòng công chúng. Khi ca khúc mới ra đời năm 1974, người ta vội vã tìm nghe bằng một sự tò mò muốn biết. Vài năm sau, khi mọi người đã biết đủ, bài hát gần như bị quên lãng. “Et Je Fais Les Petits Bateaux” như mối tình một đêm của những người cần giải quyết nhu cầu sinh lý. Sau khi thỏa mãn, họ rời nhau mà không cần biết tên của nhau. Les Filles De Sebastien cũng từ đó không được nhắc tới nữa.



Chu Văn Lễ
Ngày 11 tháng 12 năm 2016

          
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 21158
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Duy Khánh hát Cánh Thư Màu Đỏ của Thy Linh - Trương Hoàng Xuân

Bài viết bởi Hoàng Vân »




Duy Khánh hát Cánh Thư Màu Đỏ của Thy Linh - Trương Hoàng Xuân

          
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 21158
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Lê Uyên Phương và nhóm Tiếng Hát Đôi Mươi hát Vũng Lầy Của Chúng Ta

Bài viết bởi Hoàng Vân »




Lê Uyên Phươngnhóm Tiếng Hát Đôi Mươi hát Vũng Lầy Của Chúng Ta

          
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 21158
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Lệ Thanh hát Xin Hãy Yêu Tôi của Y Vân

Bài viết bởi Hoàng Vân »




Đài Phát Thanh Sài Gòn. Nhạc Chuyển Mục -
Lệ Thanh hát Xin Hãy Yêu Tôi của Y Vân, thơ Đinh Hùng

          
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 21158
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Thanh Tuyền hát Những Ngày Xưa Thân Ái của Phạm Thế Mỹ

Bài viết bởi Hoàng Vân »




Thanh Tuyền hát Những Ngày Xưa Thân Ái của Phạm Thế Mỹ

          
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 21158
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Lệ Thu hát Hận Ly Hương của Anh Hoa

Bài viết bởi Hoàng Vân »




Lệ Thu hát Hận Ly Hương của Anh Hoa

          
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 21158
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Sơn Ca và Bùi Thiện song ca Sơn Nữ Ca của Trần Hoàn.

Bài viết bởi Hoàng Vân »




Sơn Ca và Bùi Thiện song ca Sơn Nữ Ca của Trần Hoàn.
Hoàng Trọng hòa âm

          
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 21158
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Thái Thanh hát Tiếng Hát Quê Hương của Xuân Lôi

Bài viết bởi Hoàng Vân »




Thái Thanh hát Tiếng Hát Quê Hương của Xuân Lôi


“Có cô gái Đồ Long lắc bầu cua,
Lắc một cái ra ba con gà mái
Thua hết tiền, vô Chí Hòa …”


Nếu ai đã sống qua thập niên 60s và 70s ở miền Nam thì chắc không lạ gì với bài hát này. Đó là lời chế lại dựa trên giai điệu của ca khúc “Tiếng hát Quê Hương” của Xuân Lôi.

Xuân Lôi là một nhạc sĩ đa tài, xuất thân từ gia đình có nhiều người tham gia sinh hoạt văn nghệ. Ông là anh của nhạc sĩ Xuân Tiên, nổi tiếng với bài “Khúc Hát Ân Tình”. Cả hai cũng còn nổi tiếng từ đầu thập niên 50s vì đã cùng nhau hợp chế ống sáo trúc 10 lỗi thành 13 lỗ, có đủ các bán cung để chơi những ca khúc tây phương. Sau này, trong những ngày còn kẹt lại Việt Nam sau năm 1975, Xuân Lôi còn sáng chế một loại nhạc cụ làm bằng lon kim loại, bao gồm 39 lon, giữ vai trò cho 39 nốt nhạc. Loại nhạc khí này được đặt tên là Xuanloiphone và hoàn chỉnh trước công chúng ngày 20 tháng 7 năm 1976.

Trở lại với “Tiếng Hát Quê Hương”, bài hát vừa ra đời đã nhận được giải nhất trong cuộc thi của Bộ Thông Tin năm 1958, do chính ông Bộ Trưởng Trần Chánh Thành trao tặng. “Tiếng Hát Quê Hương” ca ngợi cuộc sống mới ở miền nam tự do, dạt dào tình yêu quê hương, sông núi.

Có cô gái miền quê hát bài ca
Giữa hoa lá xanh tươi bên làn gió
Thôn xóm nhà khi nắng tà
Êm êm trong muôn câu hò

Có anh lính thường ngâm những bài thơ
Lúc qua núi cao hay bên đồng lúa
Non nước nhà vui thái hòa
Vang vang lên muôn lời ca

Ngàn muôn câu thơ câu hò
Hay bài ca trên lúa
Nhưng sao cho hết tình ta
Yêu non nước ngàn hoa

Có khi thấy mình như đã từ lâu
Biết bao nỗi yêu thương trong giòng máu
Nên nhớ nhiều, bao mái đầu.
Mong cho yên vui dài lâu

Ði tìm thơ ...
Trên miền quê.
Và bài ca, bài ca sông núi.


“Tiếng Hát Quê Hương” được phát thường xuyên trên các làn sóng của đài phát thanh, qua các giọng ca được yêu chuộng. Ca sĩ Thái Thanh có ghi âm bài nhạc này cho hãng dĩa Sóng Nhạc và soạn giả Viễn Châu cũng có viết lời vọng cổ cho ca khúc này và được hai nghệ sĩ Phượng Liên và Tấn Tài ghi âm.

Có một điều thú vị là ca khúc có một lời chế dí dỏm như đã ghi ở phần mở đầu của bài viết này. Không biết ai là người đã sáng tác lời chế của ca khúc và sáng tác từ khi nào nhưng sức loang tỏa của bài hát có lời mới thì rộng khắp. Từ thành thị đến thôn quê, đặc biệt là ở những khu phố lao động, ca khúc “Có Cô Gái Đồ Long” tức “Tiếng Hát Quê Hương” được người dân hát dễ dàng và thân thiện như một phần của cuộc sống. Người ta đôi khi tự hỏi có phải nhờ vào những lời hát nghêu ngao này mà “Tiếng hát Quê Hương” của Xuân Lôi đã được công chúng đón nhận rộng rãi đến như vậy hay không. Công chúng thật sự đón nhận tiết tấu khoan thai và dạt dào tình cảm của bài hát hết sức nồng nhiệt.

Quê hương trong “Tiếng Hát Quê Hương” tràn đầy những âm thanh của lời ca và câu hò. Người thiếu nữ hát trên đồng lúa. Người lính thì ngâm thơ. Dân và quân cùng mang tình yêu của mình để làm thành một “Bài ca sông núi”. “Quê Hương” trong ca khúc này không có mùi thuốc súng, cũng không có hận thù chém giết. Đó là thuở thanh bình hay ít ra là mục tiêu được đề ra mà Tổng Thống Ngô Đình Diệm của chính phủ nền Đệ Nhất Cộng Hòa tại miền nam cố gắng đạt tới.

Từ thập niên 80s trở về sau, phong trào xem phim bộ Hồng Kong bắt đầu nở rộ. Nhiều tác phẩm của văn hào Kim Dung được thực hiện phiên bản mới. Trong số đó “Ỷ Thiên Đồ Long Kiếm” là môt trong những tác phẩm được chuyển thể thành nhiều phiên bản phim nhất. Nhưng cây “Đồ Long Kiếm” sẽ không làm nhắc tới bài hát năm xưa vì thế hệ bây giờ đã bị cách ly khỏi thế giới của “Tiếng Hát Quê Hương”. Người ta đã quên bài hát của Xuân Lôi. Người ta chắc cũng không còn nhớ đến lời ngân nga của đám trẻ bán báo bên vỉa hè năm xưa …

“Có cô gái Đồ Long lắc bầu cua,
Lắc một cái ra ba con gà mái
Thua hết tiền, vô Chí Hòa …”


Nhưng nếu có ai, có lần nào nhớ tới, thì chắc sẽ hạnh phúc biết chừng nào vì họ sẽ được say sưa trong kỷ niệm của một thời thanh bình đã qua.



Vancouver ngày 14 tháng 7 năm 2016
          
Trả lời

Quay về “của người”