Bốn muà

Trả lời
Hình đại diện
NTL
Bài viết: 1350
Ngày tham gia: Chủ nhật 17/05/15 14:20

Re: Bốn muà

Bài viết bởi NTL »

*

Bác NH.
Sao bác hổng chờ ra tết hãy dán hoa thược dược đậng đón năm mới luôn. Dán chi sớm vậy !
:rotfl:
À hoa thược dược thấy bán trong chợ tết mình heng bác. Cùng với vạn thọ, mồng gà, cúc, mười giờ... là những loại hoa tết của đám nghèo.
Mai đào với hổng tới thì chơi đỡ hoa bình dân cho có không khí xuân.

Thấy thược dược cái nhớ tia tới thổn thức bác NH à.
Hồi sang bên này thì tía trồng thược dược. Y hình mùa thược dược bên đây khác bên mình.
Tía mua củ thược dược về, đầu xuân chôn xuống, mùa hè ra nụ, và bông trổ luôn tới hết thu. Bông thược dược nhiều màu, nhiều loại, hình thể bông và độ lớn cũng thay đổi theo chủng theo loại. Cuối thu tía đào củ lên phơi cho khô, cất để dành tới mùa sau trồng tiếp. Càng về sau, bông càng èo uột dần - để nguyên dưới đất cũng đặng nhưng chuyện èo uột còn tiến theo cấp số nhân -

Thược dược coi vậy dễ trồng nên tía ưng lắm.
Sau này thì vì bịnh (parkingson) nên mỗi lần làm vườn, tướng công phải theo phò nhạc phụ.
Công anh làm rể chương đài,
ăn hết mười một mười hai... đĩa giả cầy.

Bị vậy nên thằng rể siêng năng chờ được sai bảo, ngay cả chưa sai cũng đã nhảy xổ đi làm, phải nịnh nọt mới có ăn.

Quỳnh hoa chiều đọng nhạc trầm mi...
Bác NH và bà con nghe bài nhạc hoa quỳnh ni heng.
Đây là thơ của cô Hoàng Ngọc Quỳnh - Quỳnh Giao là tên đứa con gái của cô - do Phạm Anh Dung phổ nhạc vào.
Cô Ngọc Quỳnh ni Lú quen (nữa, lại quen nữa...). Còn ông nhạc sĩ thì gọi Lú bằng cô lận đó (nhưng Lú hổng dám xưng cô với ổng)
Cô Quỳnh mất lúc còn khá trẻ, đột ngột ra đi.
Tài hoa thường mệnh bạc (hổng bù với đứa dùi đục chấm xì dầu nên rất có thể nó cứ tỉnh bơ thọ rất lâu)
[youtube][/youtube]
*
Make the long story... short !
Hình đại diện
NTL
Bài viết: 1350
Ngày tham gia: Chủ nhật 17/05/15 14:20

Re: Bốn muà

Bài viết bởi NTL »

*
Hình ảnh
Bác NH.
Hè rồi tây du, tui ở provence và chụp tấm hình ni trong góc vườn nhà bên bển.
Hỏi cousin Đon thì nghe nói đây là trái bứa (tên tây tui quên rồi). Nghe nói cây bứa cho trái và lá với vị nhẫn nhẫn chua chua, có thể dùng nấu canh. Kiếm trong nét thì nó biểu trái bứa là anh em thúc bá với trái măng cụt

Anh Đon là con dì hai, chị của má. Dì hai mang gia đình sang pháp từ rất lâu. Anh lấy vợ ngoại chủng. Tiếng pháp cuả cô hơi khó nghe, nặng âm hưởng provence, y chang trong phim Jean de Florette và Manon des Sources, nhà quê ngộ nghĩnh dễ thương.
Anh Đon hồi xưa hào huê phong nhụỵ khét tiếng playboy. Rồi chừng như ám ảnh với thành tích quá khứ, anh thận trọng chọn người sửa túi na6ng khăn.
Hồi đầu ở nhà yên trí anh date bà mẹ, dì dượng hai có lên ruột chút nẹo. Sau té ngửa vì anh chọn cô con, một cô đầm lai tây ban nha mới 16 tuổi, hoa còn là nụ và trăng chưa rằm.
Anh Đôn nay là một ông già nhà quê phúc hậu hiền lành chánh gốc, bà vợ mảnh khảnh trăng mười sáu xưa kia chừ thành bé bự, dám gấp đôi anh hổng chừng. Cả hai đều quanh quẩn xây nhà sửa nhà và trồng hoa kiểng. Cái nhà cái vườn cái hồ, 35 năm nay ngó bộ vẫn chưa xong !

Mấy chục năm trước, nguyên đám tụi tui hùn tiền mua miếng đất chia lô, tính mơi mốt xây nhà ở túm rụm với nhau. Dè đâu sự việc hổng thành. Đám con dì hai chúng cãi nhau như mổ bò sau khi dì dượng mất, tới nỗi từ nhau luôn. Tui sang đó vất vả đi kiếm chúng, bị vì... hổng đứa nào có số phôn của đứa nào. Cuộc đất nọ nay còn nguyên đó, hoang vu điu hiu. Mấy chục năm sau giá đất hổng thèm tăng cao chút nẹo cho mình bán kiếm lời.

Tui ra đứng chốn đồng không mông quạnh thinh không tưởng nhớ quá khứ rồi sanh dạ ngậm ngùi.
Thằng bánh tí ngó thấy cái chòi mới tính... ngủ thử một đêm cho biết. Chòi ni trống hốc, hồi xưa là chỗ để dân chăn dê nghỉ ngơi, kế bên có cái giếng, nay đã cạn dòng.
Tướng công hỏi em mua đất làm chi vậy ? Tui nói thì tính mơi mốt lập gia đình, rủ chồng ra ngoải mần màn một túp lều tranh hai trái tim hột xoàn hưởng già nơi nắng ấm. Tướng công nghe xong cười ngất.... đàng nào cũng chỉ chết một lần, chết trong tiện nghi cho bớt rắc rối em ơi.

Sắp tết rồi hở ? Bác NH và làng xã nghe bài Xin Người Chút Quê Hương do Phạm Anh Dũng phổ nhạc vào thơ Vương Ngọc Long.
Nguyên cái CD nớ do Quốc Dũng hoà âm. Thời nớ người ta (thì Phạm Anh Dũng chớ ai) ưa gởi nhạc về VN nhờ Quốc Dũng hoà âm và kiếm ca sĩ hát dùm, xong gởi mastertape sang đây burn rồi lớp bán lớp tặng. Hồi đó, văn nghệ sĩ trong nước còn... a hèm... nghèo, làm cái CD ở VN chi phí tốn kém ít. Giở thì khác rồi. Đám ca sĩ nọ đứa nào nay cũng hái ra tiền, show trong nước, show ngoài nước, đếm bạc mết xỉu.

Tui biết ôn Vành và CSRC hổng ưa Bão Yến. Nhưng đây là một giọng hát, theo tui, rất đậc biệt. Timbre giọng thổ, đục và khoẻ, kỹ thuật hát vững. Chỉ phải tội cái, có những chữ nó phát âm nghe quê mùa sao đó nha. Và bài Xin Người Chút Quê Hương này đây, Bảo Yến hát rất tới.
Click vào link hổng chạy thì copy rồi paste ha.
Enjoy làng xã ôi.

http://www.nhaccuatui.com/bai-hat/xin-n ... aCssf.html

*
Make the long story... short !
Ngoc Han
Bài viết: 1588
Ngày tham gia: Thứ tư 20/05/15 14:24

Re: Bốn muà

Bài viết bởi Ngoc Han »

Chị Lúxi anh chị em Nhà Nam
Tên trái bứa không biết tiếng tây gọi là gì, chắc không có bán trên thị trường? Người miền Nam Pháp nói giọng đặc biệt, lúc về Marseille thăm bà con, mèn ơi lúc đầu phải suy nghĩ mới biết họ nói gì, thí dụ như bánh mì (du pain, thì họ phát âm du panh, ect...) vùng Provence họ ở gần biên giới Spain và Điạ Trung Hải nên có những món ăn hấp dẫn, và rượu chát hồng (rosé) rất hợp khẩu với các món ăn VN, chả giò, nem nướng, bò nướng lá lốp, chạo tôm, cá hồi nướng cuốn bánh tráng...

"Tui nói thì tính mơi mốt lập gia đình, rủ chồng ra ngoải mần màn một túp lều tranh hai trái tim hột xoàn hưởng già nơi nắng ấm".

Gửi chị truyện ngắn cuả Alphonse Daudet "Les étoiles" dịch giả Hà Kỳ Lam, truyện viết vùng Provence.
NGÀN SAO
(Hồi ký của kẻ chăn cừu xứ Provence)
LES ETOILES
(Récit d’un berger provencal)
Truyện của Alphonse Daudet
HÀ KỲ LAM dịch
Lời người dịch.
Tại Montreal, Canada, vừa rồi, do một tình cờ tôi bắt gặp tập truyện «Lettres de Mon Moulin» của văn hào Alphonse Daudet, một cuốn sách gối đầu giường thời học trò của mình. Tôi đã bồi hồi lật từng trang sách cổ điển đó. Giữa bao nhiêu truyện ngắn mà tôi đã đọc đi đọc lại, đã nghiền ngẫm từ thời hoa niên, «Ngàn Sao» vẫn còn đó, đang long lanh nét lãng mạn, đa tình, và thánh thiện của một chàng trai hai mươi. Những trang sách đánh thức mớ cảm xúc xưa cũ, mời gọi tôi đọc một lần nữa. Tôi đã mua cuốn sách mang về Mỹ.
Hồi ký của chàng chăn cừu xứ Provence, miền nam nước Pháp, đã mê hoặc tuổi trẻ của tôi ngày trước, và bây giờ vẫn là những tia sáng tuyệt đẹp, bất diệt, chiếu rọi từ một quá khứ thần tiên. Tôi tự hỏi nỗi lòng của một chàng trai sống cách đây 130 năm và rung cảm của người dịch, một rung cảm xưa cũ đã trên bốn thập niên rồi, liệu có ngô nghê, kỳ quặc, hay lỗi thời trong thế giới của nhạc disco, của văn chương và phim ảnh hiện thực đến «phàm phu» ngày nay không. Có thể cảm nhận của mình thường chủ quan, vì tôi nhớ một ai đó đã nói rằng những gì làm rung động tâm hồn ta thời thơ ấu chính là những điều tạo nên cá tính ta sau này. Vậy thì có thể riêng một mình tôi mê câu chuyện này, có thể đó là cá tính của tôi, và không phải ai cũng thích nó. Nhưng, tôi hy vọng vào cái «muôn thuở», cái đồng điệu của con người, nên với cả tâm hồn, tôi cố gắng giới thiệu với quý độc giả một câu chuyện lãng mạn, đẹp và trong sáng như ngàn sao trên trời.
Tưởng cũng nên nhắc lại, trong những bậc cha chú chúng ta thời tiền chiến đã có một số người dịch truyện này, và bản dịch nổi tiếng nhất là của Thạch Lam với tựa đề «Những Vì Sao».
***
TRONG THỜI GIAN chăn cừu trên cao nguyên Luberon, tôi thường sống hằng mấy tuần lễ liền một mình trong đồng cỏ với đàn súc vật và con chó Labri của tôi, không hề thấy một bóng người lai vãng. Thỉnh thoảng mới có một tu sĩ ở núi Ure đi ngang qua vùng để hái thảo mộc làm thuốc, hoặc giả lâu lâu mới thấy một khuôn mặt đen đúa của một kẻ đốt than ở vùng núi Piedmont. Nhưng đó là những con người chất phát, vì cô độc lâu ngày đã trở nên trầm lặng, mất đi thói quen ăn nói, và không hề hay biết gì về đời sống đang diễn ra dưới kia, trong các làng mạc, thành thị. Vì thế, cứ đến mười lăm ngày, mỗi khi nghe trên con dốc lên đồi tiếng nhạc đeo cổ của con lừa nông trại tải lương thực cho tôi, và khi thấy xuất hiện rõ dần cái đầu ngộ nghỉnh của thằng bé nông trại hay mái tóc màu hung của vú già Norade, thì tôi sung sướng vô cùng. Tôi hỏi tin tức dưới đồng bằng, nào là những lễ rửa tội, những đám cưới, nhưng điều làm tôi quan tâm nhất là được biết cô chủ của chúng tôi ra sao, cô Stéphanette, con người xinh đẹp nhất vùng. Làm ra vẻ không chú ý lắm, tôi dò hỏi xem cô có hay vui chơi lễ lạc, dự tiệc tùng, dạ hội, có nhiều chàng trai tán tỉnh không, và với những ai sẽ hỏi tôi rằng liệụ những điều kia có ích lợi gì cho tôi, một kẻ chăn cừu nghèo hèn ở một xó xỉnh rừng núi, thì tôi sẽ trả lời rằng tôi vừa hai mươi tuổi và cô Stéphanette kia là người con gái tôi thấy đẹp nhất trong đời tôi.
Và như thế, vào một ngày Chủ Nhật, tôi mong đợi mãi lương thực của hạn kỳ mười lăm ngày thì chuyến tiếp tế tới rất trễ. Buổi sáng tôi tự nhủ: vì buổi lễ ở nhà thờ, rồi đến trưa một cơn mưa lớn đổ xuống, và tôi nghĩ con lừa không thể lên đường được vì đường xấu. Cuối cùng, vào lúc ba giờ chiều, trời trong sáng, rừng núi loang loáng nước và ánh mặt trời, tôi nghe trong tiếng nhỏ giọt của cành lá và trong tiếng suối trào dâng cuồn cuộn tiếng nhạc lừa reo vui lảnh lót như tiếng chuông một ngày lễ Phục Sinh. Nhưng đó không phải thằng nhỏ, cũng không phải bà Norade. Các bạn thử đoán ai! Cô chủ của chúng tôi, các bạn ạ! Cô chủ đích thân đến, ngồi ngay ngắn trên lưng lừa, giữa những túi, những bao, mặt ửng hồng do khí hậu miền núi và do không khí mát mẻ sau cơn mưa rào. Thằng bé bị ốm, dì Norade đang nghỉ hè với các con. Vừa bước xuống lừa, giai nhân Stéphanette vừa cho tôi biết như thế, và nói sở dĩ nàng đến trễ là vì lạc đường! Nhưng nhìn y phục ngày Chủ Nhật với dây buộc tóc có cài hoa, chiếc váy sặc sỡ, nàng có vẻ đã trễ nãi vì một điệu nhảy hơn là đi tìm đường trong các bụi rậm. Ôi, một nhan sắc diễm kiều! Mắt tôi không thể rời nàng. Thật chưa bao giờ tôi được nhìn nàng gần đến thế. Một đôi lần vào mùa đông, khi đàn súc vật đã trở về đồng bằng, và mỗi buổi chiều sau một ngày làm lụng tôi trở về nông trại để dùng cơm, nàng có đi ngang qua phòng ăn, phong cách mạnh dạn, không nói một lời với người làm, luôn luôn điểm trang và hơi kiêu sa… và bây giờ nàng đứng sừng sững trước mặt tôi, chỉ một mình tôi thôi, có thật điên cái đầu không?
Sau khi đã sắp các món đồ ra khỏi giỏ, Stéphanette bắt đầu tò mò nhìn chung quanh nàng. Khẻ nâng chiếc váy Chủ Nhật, sợ bị hư, nàng bước vào chuồng cừu, muốn xem cái xó xỉnh tôi ngủ, một cái máng rơm trãi tấm da cừu, cái áo choàng lớn treo trên vách, khẩu súng bắn đá. Nàng thấy những thứ đó lạ mắt.
Chính đây là nơi anh sống à, hỡi người chăn cừu tội nghiệp của tôi. Thui thủi một mình chắc anh buồn lắm! Thường thường anh làm gì? Anh nghĩ gì?
Tôi muốn trả lời: «nghĩ đến cô, cô chủ ạ». Và tôi không nói ngoa đâu! Nhưng tôi bối rối đến nỗi không tìm được lời nói. Tôi nghĩ nàng nhận thấy điều đó, và cô gái ranh mãnh ấy lấy làm thích thú tăng sự bối rối của tôi thêm bằng những lời đùa cợt tinh quái:
Và cô bạn gái của anh có thỉnh thoảng lên đây thăm anh không? Chắc đó là con dê cái nạm vàng hay nàng tiên Estérelle chỉ đi trên các đỉnh núi.
Và chính nàng trong khi nói chuyện với tôi mới có dáng vẻ của nàng tiên Estérelle, với nụ cười xinh của khuôn mặt nghiêng nghiêng, và sự vội vả ra đi làm cho cuộc viếng thăm của nàng như một sự giáng thế.
Chào anh.
Xin chào cô chủ.
Và nàng ra đi, mang theo những giỏ trống trơn.
Lúc nàng khuất dạng trên lối mòn thoai thoải dốc, sỏi đá lăn dưới vó lừa dường như đang rơi từng viên, từng viên vào lòng tôi. Tôi lắng nghe những âm thanh đó một hồi lâu, và cho đến hết ngày tôi vẫn còn như mơ ngủ, không dám cử động, sợ làm tan biến đi giấc mộng đẹp. Vào buổi chiều, khi thung lũng bắt đầu đổi sang màu xanh biếc, và khi súc vật bắt đầu nối đuôi nhau, vừa vào chuồng vừa kêu khe khẻ, tôi bỗng nghe ai gọi tên tôi dưới triền dốc, và tôi bỗng thấy cô chủ tôi xuất hiện, không còn tươi cười như lúc nãy, nhưng run rẫy vì lạnh, vì sợ, và vì ướt. Có thể dưới chân đồi nàng đã gặp phải dòng suối Sorgue dâng cao vì mưa, và trong khi cố gắng vượt qua nàng đã suýt bị chìm. Điều hãi hùng là vào giờ khắc này của đêm hôm không nên nghĩ đến việc trở về trang trại, bởi vì con đường tắt thì cô chủ chúng tôi không biết, mà tôi thì không thể rời đàn súc vật được. Cái ý nghĩ phải ở lại đêm trên núi làm nàng khổ sở vô cùng, nhất là vì sự lo lắng của gia đình nàng. Tôi cố hết sức trấn an nàng:
Thưa cô, tháng Bảy đêm rất ngắn. Chẳng mấy chốc sẽ qua đi.
Tôi đốt một đống lửa lớn để nàng hong chân và quần áo ướt sũng nước của dòng suối Sorgue. Kế đến, tôi mang sữa và phó mát cho nàng dùng bữa, nhưng cô bé đáng thương chẳng buồn nghĩ đến sưởi ấm và ăn uống, và nhìn những giọt nước mắt trào dâng trong đôi mắt nàng tôi cũng muốn khóc.
Trong khi đó đêm đã xuống hoàn toàn. Chỉ còn lại trên các đỉnh núi một chút bụi mặt trời, một màn sương của ánh sáng dọi lại từ bên kia chân trời. Tôi mời tiểu thư của chúng tôi vào nghỉ trong khu chuồng cừu. Trải trên rơm tươi một tấm da cừu mới toanh, tôi chúc nàng ngủ ngon, và tôi ra ngồi bên ngoài, tựa cửa… Thượng Đế đã chứng giám cho tôi rằng mặc dù lửa tình đang hừng hực cháy trong huyết quản, không một ý nghĩ xằng bậy nào đến với tôi, tuyệt nhiên chỉ có một niềm kiêu hãnh lớn lao là nghĩ rằng trong một góc của chuồng cừu, rất gần đàn súc vật đang tò mò nhìn nàng ngủ, ái nữ của ông bà chủ tôi – như một con chiên quí giá hơn, trinh bạch hơn tất cả các con chiên khác – đang nằm nghỉ, tin cậy vào sự bảo vệ của tôi. Chưa bao giờ tôi thấy bầu trời sâu thẳm và các vì sao rực rỡ đến thế. Thình lình cánh cổng của khu chuồng cừu xịch mở và Stéphanette hiện ra. Nàng không ngủ được. Súc vật cựa quậy làm rơm kêu xào xạt hay rống lên trong giấc ngủ của chúng. Nàng thích đến ngồi bên đống lửa hơn. Thấy thế, tôi choàng tấm da khoác của mình lên đôi vai nàng, khêu ngọn lửa lên, và chúng tôi ngồi bên nhau im lặng. Nếu có bao giờ thức ngoài trời một đêm đầy sao, bạn mới biết rằng trong lúc chúng ta ngủ, một thế giới huyền bí thức dậy trong cô đơn và tĩnh mịch. Lúc bấy giờ những dòng suối có tiếng ngân trong trẻo hơn, những hồ nước lấp lánh những đốm lửa nhỏ. Các thần linh của núi rừng đi lại tự do; và trong không gian có những xao xuyến, những âm thanh không thể nghe được, tuồng như người ta nghe cây cối tăng trưởng, cỏ hoa mọc thêm. Ban ngày là đời sống của sinh vật, nhưng đêm đến là cuộc sống của sự vật. Không quen với hiện tượng đó, ta sẽ đâm ra sợ hãi. Vì thế, chỉ hơi một tiếng động nhỏ cô chủ chúng tôi đã run lên và ngồi sát vào tôi. Một lần, một tiếng kêu dài sầu thảm phát ra từ hồ nước lóng lánh phía dưới kia và vọng về phía chúng tôi ngân vang như dợn sóng. Cùng lúc đó một ngôi sao băng rất sáng xẹt ngang đầu chúng tôi về cùng một hướng, y hệt như tiếng than vãn chúng tôi vừa nghe có mang theo luồng ánh sáng với nó. Stéphanette khẻ hỏi:
Cái gì thế?
Một linh hồn lên thiên đường, cô ạ.
Vừa trả lời tôi vừa làm dấu thánh giá. Nàng cũng làm theo và ngẩng nhìn lên trời một lúc, nét mặt rất bình an. Đoạn nàng nói:
Có thật mục đồng các anh là những tay phù thủy không?
Thưa cô làm gì có chuyện đó. Nhưng ở đây chúng tôi sống gần các vì tinh tú hơn, nên chúng tôi am hiểu những gì xãy ra trên ấy hơn những người dưới đồng bằng.
Nàng luôn luôn nhìn lên cao, một tay chống dưới cằm, toàn thân trong tấm da cừu như một đồng tử trên trời:
Đẹp quá. Chưa bao giờ tôi thấy nhiều như thế. Anh có biết tên tất cả các ngôi sao kia không?
Thưa cô, biết chứ. Cô hãy nhìn kia! Ngay trên đầu chúng ta là con đường thánh Jacques (dãi Ngân Hà). Ông ta đi thẳng từ Pháp sang Tây Ban Nha. Chính thánh Jacques đã vạch con đường này cho hoàng đế Charlemagne tiến đánh bọn Sarrasins. Xa hơn, là cổ xe chở linh hồn (Đại Hùng Tinh) với bốn trục bánh xe sáng rực. Ba ngôi sao đi đầu là ba con vật kéo xe, và ngôi sao bé tí gần ngôi sao thứ ba là người xà ích điều khiển xe. Cô có nhìn thấy một trận mưa sao chung quanh không? Đó là những linh hồn mà Thượng Đế bỏ rơi. Thấp một chút là sao Ba Ông Vua. Đó là chiếc đồng hồ của bọn chăn cừu chúng tôi. Chỉ nhìn những ngôi sao đó tôi cũng biết bây giờ đã quá nửa đêm. Thấp hơn một chút, vẫn về phía nam, là ngôi sao Jean de Milan, ngọn đuốc của các vì sao. Về ngôi sao này, các mục đồng có truyền tụng một câu chuyện như sau. Vào một đêm nào đó, Jean de Milan cùng với sao Ba Vua và sao Poussinière (sao Rua) được mời dự tiệc cưới của một sao bạn gái. Sao Poussinière vội vả hơn nên đi trước và chọn lộ trình cao. Cô hãy nhìn kìa, trên cao, tận cuối trời. Sao Ba Vua đi đường thấp hơn và đuổi kịp; nhưng anh chàng Jean de Milan lười biếng này, vì ngủ dậy trễ, đi lẹt đẹt sau chót, giận dữ đưa cây gậy ra để chận các sao kia lại. Vì thế, sao Ba Vua còn được gọi là cây gậy của Jean de Milan. Nhưng ngôi sao đẹp nhất trong tất cả các vì sao, là ngôi sao của chúng tôi, Ngôi Sao của Kẻ Chăn Cừu, cô a (sao Hôm, sao Mai)ï. Nó soi sáng cho chúng tôi lúc bình minh khi lùa súc vật ra đồng cỏ, và lúc hoàng hôn khi dẫn súc vật về chuồng. Chúng tội còn gọi sao đó là Maguelonne, nàng Maguelonne kiều diễm chạy theo chàng Pierre của xứ Provence (Thổ Tinh) và kết hôn với chàng ta cứ bảy năm một lần.
Anh nói sao! Cũng có đám cưới của các vì sao nữa à?
Thưa cô, có chứ.
Và khi tôi đang cố diễn giải về những đám cưới đó thì tôi cảm thấy một cái gì vừa tươi mát, vừa mịn màn đặt nhẹ lên vai tôi. Đó là chiếc đầu ngủ gục của nàng đang tựa vào tôi với sự cọ xát dễ chịu của những dây buộc tóc, của những đường đăng ten và của mái tóc dợn sóng. Nàng ngủ yên như thế cho đến khi trời sáng sao mờ. Tôi nhìn nàng ngủ, lòng hơi xao xuyến, nhưng nhờ sự che chở thánh thiện của bóng đêm trong sáng đó, cái đêm chỉ cho tôi những ý nghĩ tốt đẹp. Chung quanh chúng tôi ngàn sao vẫn chuyển dịch im lặng, ngoan ngoãn như một đàn súc vật lớn; và có lúc tôi ngỡ rằng một trong những ngôi sao đó, ngôi sao đẹp nhất, sáng nhất, lạc đường đã đến tựa trên vai tôi mà ngủ…



Hình ảnh
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20271
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Bốn muà

Bài viết bởi Hoàng Vân »

NTL đã viết:*...
Tui biết ôn Vành và CSRC hổng ưa Bão Yến. Nhưng đây là một giọng hát, theo tui, rất đậc biệt. Timbre giọng thổ, đục và khoẻ, kỹ thuật hát vững. Chỉ phải tội cái, có những chữ nó phát âm nghe quê mùa sao đó nha. Và bài Xin Người Chút Quê Hương này đây, Bảo Yến hát rất tới.
Click vào link hổng chạy thì copy rồi paste ha.
Enjoy làng xã ôi.

http://www.nhaccuatui.com/bai-hat/xin-n ... aCssf.html

*
  • hihi .. tui đâu bao giờ nói tui hong ưa Bảo yến .. :giggles: .. Đối với tôi BY còn biết "yêu" hơn Mai Hương .. ;) ..

    Giọng BY đầy tình cảm, thêm cái đặc biệt của Huế .. nên có nhiều bài hát rất được .. :applaud: ..

    Ngoài BY ra, thì phải nói tới "phong trào" làm nhạc của các "nhạc sĩ" nghiệp dư (đã có nghề ngỗng rồi, nhưng muốn người ta biết đến tên tuổi, nên phổ thơ tung nhạc trên mạng ... :giggles: ... ) . Thôi thì là hobby lành mạnh của người ta, thơ thì ok, nhạc thì hơi hướm bài nào cũng giống bài nào .. hỏi ai trong vài năm còn nhớ bài nào theo dạng này, như người ta nhớ Mộng Dưới Hoa (thơ ĐH) hoặc Ngày Xưa Hoàng Thị (thơ PTT) ..


    :flwrhrts:
Bài viết: 769
Ngày tham gia: Thứ sáu 12/06/15 21:02

Re: Bốn muà

Bài viết bởi »

Chào anh Ngọc Hân,

Anh cho phép đệ mượn nhà để hỏi một câu hỏi hơi lạc đề nha. Mất công mở thread mới quá.
Cái này chắc anh hay anh Hoàng Vân và chị Lucy còn nhớ.

Xe Honda bắt đầu được nhập cảng vào miền Nam năm nào vậy. Làm cho cái ông gì chuyên nhập xe máy Pháp / Đức bị phá sản và tự tử ?
Và khoảng năm nào thì chiếc Honda đỏ được bán cho lính ?

Cám ơn các anh chị.
Ngoc Han
Bài viết: 1588
Ngày tham gia: Thứ tư 20/05/15 14:24

Re: Bốn muà

Bài viết bởi Ngoc Han »

Anh Tư

Honda Cub (hay còn gọi là Honda 50) xuất hiện lần đầu tại Mỹ vào năm 1958. Cub là từ viết tắt của Cheap Urban Bike (xe đô thị rẻ tiền). Tại Việt Nam, những chiếc Cub đầu tiên xuất hiện ở Sài Gòn vào năm 1965 và thường được ưu tiên cho quân đội VNCH và các quan chức Bộ tổng Tham mưu. Honda gọi dòng xe này là C50, trong khi người Sài Gòn quen gọi là Honda Dame với mục đích nói về chiếc xe dành cho phụ nữ.

Honda SS 50 được sản xuất lần đầu vào năm 1962. Sau khi nước Nhật thất bại trong chiến tranh thế giới thứ II, người ta dùng xe máy để đi lại thay vì ô tô như trước kia. Những chiếc SS 50 đầu tiên được nhập khẩu vào Việt Nam từ năm 1966. Đây là chiếc xe dành cho đàn ông với kiểu dáng mạnh mẽ, tay lái ngắn, khiến tư thế ngồi chồm về phía trước nhằm tăng tính thể thao.

SS 50 được trang bị động cơ 4 thì, 49cc cùng hộp số 5 cấp. Người Việt quen gọi dòng SS 50 là xe Honda 67, bởi đây là năm dòng xe này xuất hiện nhiều nhất tại VN.
Tài liệu trên net (tác giả?)
Hình đại diện
NTL
Bài viết: 1350
Ngày tham gia: Chủ nhật 17/05/15 14:20

Re: Bốn muà

Bài viết bởi NTL »

*

Bác NH.
Xin phép bác cho tui trả lời cái câu hỏi lạc đề trên của Tư heng bác.
(gần đèn thì sáng, thấy Tư lịch sự thành tui cũng bắt chước lịch sự theo)

Tư...ư..ư.. Sau đây là chuyện lạc đề (and more...)
Như vầy trong phân loại xe gắn máy ;

Đầu thập niên 50 mình có Solex và Mobylette.
Mobylette dĩ nhiên đầm hơn solex vì cái máy hổng còn gắn ngay tay lái phía trước xe.

Cuối thập niên 50 VN bắt đầu có xe Goebel rồi Puch.. Khung Goebel thường khi trắng, còn cái bình xăng thì khác màu cho.. nổi. Cùng với Goebel là phong trào nổi loạn của giới trẻ hiện sinh, điển hình với James Dean mỹ và... Lolita Brigitte Bardeau pháp.

Sau Goebel, xuất hiện xe Puch. Xe ni bự con hơn, có trọng lượng nặng hơn Goebel nên đằm hơn Goebel, hầu như chỉ sơn đỏ (đỏ bầm), và do đó được ưa chuộng hơn.
Việc nhập cảnh Goebel và Puch phát đạt thấy rõ.

Nhưng sau hàng loạt chánh biến tại miền nam, tướng Nguyễn Cao Kỳ nhảy ra nắm Ủy ban hành pháp trung ương (tương đương với thủ tướng chánh phủ heng). Kép ni vốn có máu sến trong người nên thường ca vọng cổ sáu câu đậng mê mị đám dân ngu khu đen (do chổng lên trời hứng sương hứng nắng nên màu da sậm xuống- theo như lời diễn giải của Tư nó), kép sến mang thương gia hạm gạo Tạ Vinh ra pháp trường cát, ngay công trường diên hồng nã đạn mần màn thị uy dân tộc. Và để lấy lòng binh lính VNCH, kép Kỳ mần màn nhập cảng xe Honda về bán rẻ cho quân cán chánh trong thời điểm 1968.

Xe bán cho quân đội khi ấy tuyền là xe Honda Dame thôi, có lẽ vì người việt vốn nhỏ con nên hạp với loại này, do hổng phải dở cao giò lên mới leo được vào ghế xe như loại Honda đờn ông.

Rồi nở rộ phong trào chạy Honda. Các hãng nhập cảnh mang Honda vào thị trường việt nam, bán chạy như tôm tươi. Sự việc này dẫn theo chuyện sụp đổ đế chế Goebel-Puch. Tui hổng còn nhớ tên thương gia này, nhưng hổng biết, hay hổng nhớ, chuyện ông ấy tự dzận (bộ có tự dzận thiết à ?)
Sau Honda, kép Kỳ còn mang xe Lam ba bánh vào VN để thay thế xe bus, với lý do đường chật, người đông, xe bus cồng kền bất tiện.

Xe gắn máy đờn ông thiệt ra đã xuất hiện tại VN từ đầu thập niên 60 rồi (lối 62-63 chi đó) nhưng còn là xa xí phẩm người dân với chưa tới.
Ngoài Honda ra, còn nhửng hiệu xe khác như Suziki, Kawasaki, và Yamaha.

Loại xe gắn máy đờn bà y hình chỉ thấy có Honda và Yamaha thôi.
Yamaha dame được yêu chuộng hơn Honda dame vì design thanh cảnh hơn, ngó nhẹ hơn.
Suzuki y hình hổng sản xuất loại Dame thì phải, bị tui gõ đầu miết mà hổng nhớ nó ra sao nữa lận.

Tới cuối 60 đầu 70 thì Honda cho trình làng chiếc PC-50 và được đám nữ sanh chiếu cố nồng hậu
- Xe đờn bà dành cho đờn ông lái, sang số bằng chơn phải. Xe con nít PC do phụ nữ lái, hổng có số mà chỉ có tay gaz bên phải -

Tui thiệt sự hổng nhớ mình đã có từng lái honda dame chưa nữa lận, nhưng bảo đảm solex mobilette thì lái nhuyễn nhừ.
Xe Goebel và Puch cũng lái luôn trong những dịp ra ngoại ô Thủ Đức, Thủ Thiêm...)

Đang lái xe xy lanh nhỏ phân khối, một bữa được lái Kawasaki với phân khối lớn, trời thần ơi thiệt là thấy thiên đàng.
Chỉ tội cái... hễ lên xe rồi là phải chạy miết hổng ngưng. Chừng muốn ngưng cái rà rà kiếm bệ đường hay hông thân cây đậng... leo xuống mới nổi.

Kawasaki nặng vậy mà dễ chống, bị cái chống nằm ngay hông phải, trong khi ấy, ba chiếc dame nọ hổng dễ ăn, cái chống nằm ngay bánh sau xe, phải lấy chơn đạp cái chống xuống, rồi dùng sức đẩy ngược cái xe ra phía sau, sức tui làm hổng nổi !
Tui bị tía phạt hoài vì cái tội... anh em bà con tới nhà, vừa dựng chiếc Honda Suzuki hay Kawasaki trong sân trong vườn thì thoắt cái mất xe và mất luôn quí nữ, một con nhỏ đứng thằng chi cao hơn yên xe chút nẹo.

Hy vọng bộ nhớ còn tốt, có sai cũng hổng nhiều cho khỏi mất công nói lợi. Mấy cái xe mới giờ, tui chưa từng thấy thiệt ngoài đời, nói chi tới thử.
(viết xong vào dán mới hay bác NH trả lời rồi, thôi coi như bổ túc heng Tư).

TB.
Tư nói chuyện tự tử của ông thương gia VN chuyện nhập cảng xe gắn máy thì hổng biết. Chớ còn cha con nhà Sasch, chủ nhơn chiết Goebel thì chúng tử tử thiệt.
Sasch cha willy Sasch) chết bằng súng lúc November 1958, tự tử vì depression
Sasch con (Gunter Sasch, có thời là phu quân Brigitte Bardeau, rồi phu quân Jane Fonda) cũng chết bằng súng May 2011, do trầm cảm vì bịnh tật.

*
Make the long story... short !
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20271
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Bốn muà

Bài viết bởi Hoàng Vân »

NTL đã viết:*....
Tới cuối 60 đầu 70 thì Honda cho trình làng chiếc PC-50 và được đám nữ sanh chiếu cố nồng hậu
- Xe đờn bà dành cho đờn ông lái, sang số bằng chơn phải. Xe con nít PC do phụ nữ lái, hổng có số mà chỉ có tay gaz bên phải -
...*
  • .. :giggles: ..
    chị Ngô nhớ lộn .. chơn phải lúc nào cũng dành cho thắng, còn sang số là chơn trái ..

NTL đã viết:*....
Kawasaki nặng vậy mà dễ chống, bị cái chống nằm ngay hông phải, trong khi ấy, ba chiếc dame nọ hổng dễ ăn, cái chống nằm ngay bánh sau xe, phải lấy chơn đạp cái chống xuống, rồi dùng sức đẩy ngược cái xe ra phía sau, sức tui làm hổng nổi !
....*
  • .. cái chống lúc nào cũng bên trái, vì bên phải đã vướng cái ống bô .. ;) ..


    :flwrhrts:
Bài viết: 769
Ngày tham gia: Thứ sáu 12/06/15 21:02

Re: Bốn muà

Bài viết bởi »

Dạ cám ơn hai anh Ngọc Hân và Hoàng Vân.
Đặc biệt kính cẩn cám ơn chị Lucy đã viết rất chi li.

Vậy là xe Honda có mặt ở miền Nam khoảng năm 1965.

Còn chuyên mà ông tổng đại lý chuyên nhập cảng xe Pháp/Đức tự tử chết là có hay tư ngựa nhớ lộn. Tại nhớ mang máng hồi đó mỗi lần được papa chở đi tới chỗ gần đâu Bộ Tông Tham Mưu là thấy 1 căn biệt thự khá lớn nhưng hâu như bị bỏ hoang và được nghe câu chuyện về ông tự tử kia. Lâu quá rồi không biết tư ngựa có nhớ lộn hay không nữa.
Tại hôm bữa ngồi nhậu với mây ông áo kaki thuở xưa nên tào lao qua chuyện xế nổ thuở xưa. Có nhiều chuyện chưa thông nên muốn hỏi lại mấy anh chị thôi.

:cheers: :cheers: anh Ngọc Hân, anh Hoàng Vân

Một lần nữa, trân trọng cám ơn chị Lucy :D .
Hình đại diện
mi mi
Bài viết: 626
Ngày tham gia: Thứ năm 14/05/15 17:51

Re: Bốn muà

Bài viết bởi mi mi »

Anh Tư ngồi nhậu xong ráng làm siêng viết kể vài chuyện xưa xưa nghe chơi đi anh Tư :yes2: .

Anh Ngọc Hân, hôm trước thấy chị Lú hỏi dung nhan nàng thược dược ra sao, thì anh dán một nàng rất yêu kiều đài các hén. Còn đây là nàng thược dược trong vườn mm, tuy không được thướt tha cho lắm nhưng có áo đỏ áo hồng vui mắt, mm đem qua cho anh mừng Xuân tươi thắm nhé...
Hình ảnh
Trả lời

Quay về “Ảnh”