Vào chuyện....
Thiếu Phụ Nam Xương
Với Lú, chuyện bà Nam xương hào hứng dzô cùng tận. Thong thả theo chơn bà cho rốt ráo xong Lú đực ra, hổng hiểu sao trí óc con người siêu việt tới vậy. Dĩ nhiên đây là trí óc của đám chuyên gia vật lý thiên văn, chớ còn trí của đám đụn nhu bọn mình nè, thì những việc tầm vóc cỡ đó tưởng tượng còn hổng ra nói chi tới lên chương trình hành động.
Đọc để hiểu khái quát việc làm của họ thôi nha mà đã rối tinh tí mù rồi, thành 2 tuần nay Lú ngất ngư chưa rốt ráo nữa lận. Mà nếu cứ chờ cho đủ thì… đọc bài sau đã quên ngay bài trước mất rồi, cũng bởi thiếu background nên không cách chi dowmload vào bộ nhớ nổi.
Rồi Lú nghĩ chắc đọc tới đâu nói liền tới đó, giả như câu trước đối chọi với câu sau cũng còn biết lần ra lý do. Chưa kể là từ hồi biết hai vị ôn kia có dính liú gần xa thì càng yên trí thêm nữa !

*
Sau đây là vài khái niệm và vài con số kể ra đặng dễ ăn dễ nói.
- Solar system (SS) tiếng mình kêu bằng thái dương hệ, trong đó mặt trời là một ngôi sao đang ngùn ngụt cháy, toả ánh sáng và sức nóng.
Trong SS, 8 planets chạy quanh mặt trời theo orbit qũi đạo riêng. Chiều quay của các planets luôn ngược chiều quay đồng hồ - nhưng… 1 trong tám planets trên lại có tánh “chảnh” nên nhứt định quay khác đi : theo chiều đồng hồ. Thế là đám thiên văn gia cổ đại bèn lấy tên đờn bà đật cho nó : Venus, thần ái tình của thần thoại Hy lạp cổ đại -
- Khoảng cách của các thiên thể (celestial bodies) trong SS tính bằng Astronomical Unit, AU. Đây là khoảng cách giữa trái đất và mặt trời.
1 AU = 150 triệu km hay 93 triệu miles
Đường kính đi ngang suốt SS ước lượng khoảng 80 AU.
- Vận tốc ánh sáng luôn cố định, mỗi giây 300 ngàn cây số. Cho tới nay chưa hề có bất cứ một vận tốc nào khác có thể nhanh hơn được nữa. Ánh sáng từ mặt trời chạy tới planet earth của chúng ta mất 8.3 giây, tới planet Pluto (xa nhứt) mất 13 giờ.

Inner space có 4 planets, theo thứ tự từ trong ra ngoài : Mercury, Venus, Earth và Mars.
Outer space có 4 planets : Jupiter, Saturne, Uranus, Neptune.
Pluto là một thiên thể nhó tí nẹo, cùng với Makemake thường có khi không được coi là planet.
Giữa inner và outer space là asteroid belt, nơi các asteroids tụ họp di chuyển thoái mái.
Asteroid là những thiên thạch (hay tinh thạch ?) với kích thước thay đổi, thỉnh thoảng lạc đường chạy vào tới Earth.
Khi cọ sát với bầu khí quyển của trái đất thì nó cháy rực lên, có thể nhìn thấy trên bầu trời, và gọi là sao băng (nhưng thiệt sự chẳng sao siếc chi dzáo), nó có thể bể vụn ra, xong rớt thẳng xuống mặt đất.
Giả như… chẳng may có một asteroid to đùng đi lang bang rồi đụng vào trái đất thì việc chi sẽ xảy ra hở ? Còn hỏi !
Nên dzồi đám vật lý thiên văn cứ chĩa telescope ngó miết lên trời dòm chừng. Y hình người ta tính chuyện gởi hoả tiển lên, mần màn kamikaze đặng bắn cho bể trước khi nó đụng vào trái đất phòng ngửa hậu hoạn. Nghe như truyện khoa học giả tưởng heng. Nhưng tới nay mọi chuyện vẫn vững như bàn thạch.
Lóng rày tại VN, nghe nói giai cấp trưởng giả của chế độ đỏ, do dư giả bạc tiền nên nảy thói chơi ngông, chúng quay sang sưu tầm đổ hiếm đặng chứng minh thành phần giai cấp, và một trong các thứ sưu tầm nớ là thiên thạch tức đá trời. Thế là nảy sanh chuyện buôn bán đá, cả đá thiệt (từ trời) lẫn đá giả (từ đất). Mới đây nghe nói chánh quyền ốp được đường giây buôn đá, rồi phạt hình phạt hộ tùm lum.
Bên ngoài outer space là Kuiper Belt..
Ra khỏi vòng đai Kuiper này biên giới tận củng của SS, nơi có đám mây tinh vân kêu bằng Oourt Cloud
Các planets trong inter space gần mật trời nên chúng là nhũng planets nóng, trong đó tới nay (y hình) chỉ Earth là có nước và có sự sống.
Các planets trong outer space quá xa mặt trời, ánh sáng sức nóng mặt trời coi nhu thiếu vắng, chúng là những planets lạnh.
Thám hiểm outer space ngó bộ là chuyện tương lai, hổng nghem chuua nghe đề cập tới (hay có mà Lú hổng hay nha)
Comets có kích thước thay đồi, di chuyển "vô tư" ngoài outer space.
Y chang Planets, chúng cũng xoay quanh mật trời trong orbit riêng.
Asteroid chỉ là tinh thạch, không hơi không nước, chúng trần trùi trụi và đực ra dưới sức nóng mật trời.
Comet cũng là tinh thạch (thiên thể thiên thạch, mấy chữ ni làm khổ Lú quá xá, huhu) nhưng khác với asteroid, có gaz và nước.
Trong quĩ đạo riêng của nó, khi comet xa mặt trời thì gaz và nước hoàn toàn ở thể rắn (cứng), nhưng khi tiến gần tới mặt trời thì comet nóng lên như kiểu núi lửa hoạt động, gaz và nước đang ở thể cứng liền có màn “thăng hoa” để biến thẳng thành hơi (mà không qua thể lỏng). Đám hơi ấy bao quanh comet cái kiểu vòng hào quang, kêu bằng “coma” và khi di chuyển tạo thành cái duôi sau nó như cái cán chổi - nên có tên sao chổi -
Thời khắc này, từ trái đất bàn đêm, ta có thể nhìn thấy sao chổi bằng mất thường. Và xưa rày, sao chổi luôn được coi là điềm trời báo hiệu tai ương cho trần thế trong sách vở cổ đại.
(xin đón coi hồi tiếp)
*