Xuân .. Xuân .. Xuân .. Ất Tỵ ...

Trả lời
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 21156
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

XUÂN NÀY AI KHÔNG VỀ

Bài viết bởi Hoàng Vân »






XUÂN NÀY
AI KHÔNG VỀ

_______________________
Bùi Chí Vinh
(Kính dâng hương hồn má)





"Xuân này con không về"
Bài hát sao tha thiết
Cứ mỗi lần đến Tết
Lời ca lại nhói lòng

Hồi đó, má biết không
Con ngồi bưng mặt khóc
Nắp hầm rung bần bật
Vì trận pháo nửa đêm

Thương má và các em
Tuổi hai mươi binh lửa
Thơ tình hôi mùi sữa
Chưa biết nhớ tóc thề

"Xuân này con không về"
Bài hát nghe đứt ruột
Nghe đứt đôi đất nước
Cuộc nội chiến tương tàn

Con về sau 75
Tất cả đều mất hết
Tình mẫu tử bất diệt
Đã chữa lành cho con

Giờ lại đến mùa xuân
Người không về là má
Bài thơ như lệ đá
Xuân này má đâu rồi ?



27-1-2025
BCV


Má tôi trước khi mất


https://www.facebook.com/buichi.vinh.3/ ... oaqB2Wt1l?
          
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 21156
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

NHỮNG KIÊNG CỮ TRONG NHỮNG NGÀY TẾT NGUYÊN ĐÁN

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           






    NHỮNG KIÊNG CỮ
    TRONG NHỮNG NGÀY TẾT NGUYÊN ĐÁN

    ___________________________
    Kha Tiệm Ly






    Quan niệm chung của mọi người là đầu năm mới, đánh dấu một sự đổi mới, là cái mốc quan trọng nhất của năm. Những ngày đầu xuân thuận lợi, thì suốt năm thuận lợi; ngược lại, sẽ bị nhiều rắc rối, phiền hà.

    Bởi vậy, họ kiêng cữ đủ thứ. đầu tiên là cái gì cũng phải mới, sạch sẽ và đầy đủ: Nhà cửa phải sơn phết, dọn dẹp gon gàng, sáng láng. Mùng mền chiếu gối phải tươm tất, bàn thờ phải lau chùi, chưng đầy ắp trái cây…

    Trước giao thừa, tức còn năm cũ, phải chuẩn bị tiền trong túi cho đủ chi tiêu, ít nhất là hết ngày mùng một; bởi mùng một mà mở tủ tiền là việc chẳng nên làm, vì suốt năm sẽ mở tủ lấy tiền hoài!

    Tất cả chổi phải đem cất trong nhà, vì ăn trộm mà cắp được thứ nầy thì năm mới mọi của tiền sẽ bị chúng “quét” sạch!

    Ngày xưa người ta còn bỏ một mớ lúa vào cối xay để sang năm được mùa, có lúa xay quanh năm, không lo đói khát!

    Mọi vật dụng chứa nước phải tràn trề, lu gạo phải đầy ăm ắp, các thứ gia vị, nhất là muối cũng chẳng được vơi, để sang năm thức ăn mới được sung túc, dồi dào!




    Trên bàn thờ, hoa quả phải có hình thức no đầy (như dưa hấu, bưởi, cam, chuối), hoặc có tên mang ý nghĩa phát đạt, no ấm. Thường là mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài. Ý là muốn “cầu vừa đủ... xài” . Xem ra ước mong nầy khá khiêm nhường nên có người không ưng ý, nên họ “cầu sung”, (mãng cầu và chùm sung). Nghĩa là cầu cho năm mới được sung túc hơn!

    Có tay chơi trội: “Xài líp pa ga!” (trái xoài, líp, và pa ga xe đạp!). Ý nói rằng nếu không có tiền thì làm sao dám xài thả cửa! (chỉ thấy một người duy nhứt)

    Sau nầy vì cữ cái tên... trái cây nên khó thấy ai dám chưng sầu riêng (buồn cô lẻ), chuối (chúi nhủi), cam (cam phận nghèo), bưởi (bưởi bồng), mận, đào (bẻ mận hái đào)!

    Dù kẻ gan lì thế mấy cũng không dám chưng dây (trái) tiêu và mấy táng đường, bởi sợ năm mới sẽ bị “tiêu táng thoòn”!!
    Sáng mồng một, đã sang năm mới, đầu tiên là không được mở cửa sớm, vì sợ ma quỷ vào!




    Và rồi kế tiếp không phải kiêng “ba không” hay “bốn không”, mà là hàng loạt không, như sau:
    • - Không mặc áo cũ, rách, vá: Năm mới sẽ không có áo lành!
      - Không mặc nguyên bộ trắng, hoặc đen: Màu tang chế!
      - Không được khóc lóc: Sang năm có chuyện khóc hoài!
      - Con nít không để bị đòn (người lớn thường cũng ‘tha”, không đánh): Suốt năm bị đòn lia chia!
      - Không được cãi cọ: Năm mới có chuyện đấu khẩu liên tục!
      - Không được lảm vỡ ly, tách, chén, dĩa..: Năm mới cái gì cũng tan nát! Nhất là không được làm vỡ gương soi: Vợ chồng ly tán!
      - Không vay mượn: Nếu không muốn sang năm là thân chủ của tiệm cầm đồ!
      - Không trả nợ: Tiền ra mà không vô!
      - Không xõa tóc: Giống người cõi âm quá!
      - Không mua kim chỉ, may vá: Muốn may đồ tang sao?
      - Không cho lửa: Cho cái hên à?
      - Không xin lửa: Ai thèm cho?
      - Không mở tủ: Tiền ra hết!
      - Không đi chúc Tết ai khi mang bầu: Họ nói mình đem xui xẻo tới đó!(trong lúc mang thai là một tin vui!Hi)
      - Không đi chúc Tết ai khi có tang: Không khéo bị đuổi như đuổi tà!
      - Không được quét nhà: Rác là tiền, là thần tài hoá thân đó! (Hehe)
      - ...

    Và cũng đừng bao giờ dại dột đem biếu hàng xóm:
    • - Trái bầu (nhất là nhà có con gái): “ Mầy muốn con tao có chửa hoang hử?”
      - Tiêu hột: “Mầy muốn nhà tao tiêu tùng hử?
      - Bắp cải: “Mầy muốn vợ chồng tao gây lộn hử?”

    Nếu cha mẹ lỡ đặt cho bạn cái tên “xấu” như: Bần, Bại, Nguy, Đèo,... thì tuyệt đối sáng mồng một bạn chớ nên ghé nhà ai (gọi là “xông đất”), bởi theo gia chủ thì tên bạn sẽ ảnh hưởng vào vận mệnh của họ trong năm. Thậm chí, nếu bạn tên “Xuôi”, tức là xuôi chèo mát mái, không hề bị cản trở, nhưng bạn cũng bị đồng nghĩa với “Xui”, xui xẻo đó!

    Nếu may mắn bạn được tên như “đẹp” như: Phước, Lộc, Tho, Phú, Quý,.... thì bạn cũng chớ vội đắc ý mà đi xông đất! Nếu lỡ năm đó gia chủ lụn bại thì bạn cũng lảnh đủ!

    Người “xông đất” như người mở hàng vậy. Nếu ngày đó bán không đắt, thì người mở hàng ngày sau chẳng những bị người bán hàng “chạy mặt” mà còn bị rũa thầm là “vô dang!”!

    Không biết bao chuyện bi hài về “xông đất”!

    Dù những cữ kiêng kể trên phần nhiều là... tào lao binh, phản khoa học, nhưng chúng ta cũng nên biết để khỏi làm phiền hàng xóm đang cần nhiều... sự vui vẻ để đón xuân!

    Còn những điều cữ kiêng sau đây, không những chỉ nên áp dụng vào những ngày Tết, mà với những ngày thường chúng ta cũng không thể lơ là, bởi nó vô cùng thực tế, rất hữu ích, và đầy đủ tính thuyết phục của khoa học:
    • - Không ăn mỡ nhiều: Tào tháo rượt, và bị “lên máu”!
      - Không ăn sai giờ: Bao tử và ruột biểu tình!
      - Không uống rượu nhiều: Có thể đi đến đấu khẩu, đấm đá, gây án mạng, và bị.. “xơ gan thần chưởng”!
      - Không bài bạc dưới mọi hình thức: Vì nó là “bác thằng bần”, là cội nguồn của sự túng thiếu, chôm chỉa!

    Thực tế cho thấy, trong và sau những ngày Tết, ở bệnh viện, khoa nội luôn quá tải, khoa “sứt tay gãy gọng”cũng thiếu giường nằm! Và trại tam giam, tội phạm “nghỉ Tết” nhiều hơn!




    KHA TIỆM LY
    https://www.facebook.com/khatiemly1252/ ... WA5uPDRJl?
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 21156
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Tết trong ngục tù cộng sản!

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           





    Tết
    trong ngục tù cộng sản!
    ________________________
    Đinh Văn Tiến Hùng






    Tết là ngày trọng đại mang nhiều truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt nam.Tết gợi lên những vui tươi đầm ấm nhất của tình gia đình, thân tộc và bạn bè. Những với người tù chính trị Tết mất hết cả ý nghĩa trên.


    Chỉ còn ba ngày nữa là Tết đến với chúng tôi, những người tù tại miền rừng núi thâm sơn chướng khí giá lanh này, nên người địa phương có câu ‘Nước Sơn la, ma Nghĩa lộ’.Hoa dại đang thi nhau phô sắc trên đỉnh núi mây mù giăng toả mà chúng tôi gọi là’Cổng trời’. Đứng trên nhìn xuông phía dưới chỉ toàn màu trắng đục. Ngồi trên phiến đá cùng người bạn tù, lấy hai củ khoai ăn lót dạ sau khi leo lên tới đỉnh đã thấm mệt. Ăn xong vẫn còn thấy bụng cồn cào, sợ không đủ sức làm, tôi nói với bạn:


    - Chúng ta tìm quanh đây xem có gì ăn được không?


    - Ngoài măng còn gì nữa!


    - Thôi cũng được, có còn hơn không.


    Chúng tôi đứng lên kiếm một bụm măng non.Thật ra chẳng phải tìm kiếm khó khăn,vì đây là đỉnh vầu mọc nhiều hơn giang.Vầu là một loại giống cây tre, nhưng to và dài hơn nhiều, người Sơn cước dùng làm máng dẫn nước từ trên núi xuông bản làng. Măng vầu khi đã trồi khỏi mặt đất ăn rất đắng, nhưng còn chìm dưới đất ăn lại rất ngọt – nhiều người vì quá đói và thèm chất ngọt ăn nhiều bị sốt rét phù thủng – Hì hục đào bới mãi mới moi lên mặt đất một bụm măng bằng cổ tay. Đang ăn ngon lành anh bạn ngừng hỏi:


    - Bạn trong ban tổ chức mừng Xuân, tối qua họp bàn có gì lạ không?


    - Truyền thống muôn đời không thay đổi.Văn nghệ đón Xuân, viết báo liếp (làm gì có tường), mỗi người ba cái bánh chưng bằng lòng bàn tay, ba gói thuốc lá Tam đảo, Đồ sơn, thịt trâu già xào với rau lang.


    - Thôi cũng được, có còn hơn không!


    Tôi mỉm cười vì câu nói chua xót hoà vốn của người bạn được nhắc lại. Sau khi chặt đủ chỉ tiêu mỗi người 10 cây giang, chúng tôi chuẩn bị hạ sơn khi ánh nắng đã lên cao,vì buổi chiều còn phải về sớm chẻ lạt cung cấp cho nhà bếp gói bánh.Vì đường dốc lại trơn trựơt không đủ sức vác cả bó xuông núi, nên mỗi người khắc tên mình vào từng cây. Đứng trên lao xuống và hô thật lớn:


    - Xuống cây! Xuống cây!


    Tiếng hô vang vọng núi đồi để bạn tù phia dưới biết mà tránh cho an toàn. Khi lao hết số cây, chúng tôi men theo đường mòn xuống núi, tìm đủ số cây gom lại vác về trại. Khi băng qua dòng suối chúng tôi dừng lại rửa mặt chân tay. Tiếng nước chảy róc rách qua khe đá cùng với tiếng chày rơi đều đều vào lòng cối mà người Thiểu số đã lợi dụng sức nước chuyển động để giã gạo. Bọn cán ngố gọi là ‘Chiếc chày tự giác’ mà người dân tộc nhờ ‘Đỉnh cao trí tuệ’ của “cán bộ Bác Đảng hướng dẫn”, đã biết vận dụng thiên nhiên thay cho sức người, cũng như chiếc xe ba gác kéo tay vang danh một thời của nhân dân tỉnh Kiến an để biến sức người thay sức ngựa.


    Tôi đang bực mình vì sự khoe khoang ngu dốt của những “đỉnh cao trí tuệ loài người”, bỗng nghe tiếng cười vang của các cô gái Thái từ trên đỉnh đồi đi xuống lấy nước. Khi nhìn thấy những người tù ốm yếu, rách rưới, các cô e ngại dừng bước. Chúng tôi hiểu ý gật đầu làm hiệu rồi đi lên. Hai cô gái còn rất trẻ, nước da trắng trẻo, mặc quần đen áo trắng có riềm màu sặc sỡ nổi bật giữa núi đồi hoang dại. Nhưng với thân phận người tù có ‘tức cảnh sinh tình’cũng đành để lắng đọng trong tâm hồn mình. Theo đuổi những ý nghĩ quên cả sức nặng bó giang đè trên vai áo rách, chúng tôi lầm lũi theo con đường mòn về trại mà đâu hay mùa Xuân đang về trên cây cỏ rừng chiều hoang lạnh!


    Chiều 30 Tết, khung cảnh trại tù được trang hoang sạch sẽ hơn mọi ngày. Ngay chiếc cổng tre ra vào hàng chữ đỏ nổi trên tấm vải vàng:”Chúc mừng năm mới “.Trước các lán (nhà), khẩu hiệu được treo lên theo chỉ thị như:”Lao động là vinh quang – Vui Xuân không quên học tập lao động tốt- Xuân về Bắc Nam xum họp, nhà nhà yên vui”.Trong hội trường phía trước là cờ đỏ sao vàng với hình Hồ chí Minh. Phía trên là hàng chữ ‘Không có gì quí hơn độc lập tự do’,dưới ảnh ‘Bác Hồ vĩ đại sống mãi trong sự nghiệp chúng ta’. Chung quanh hội trường treo những tờ báo liếp được cắt dán loạn xạ từ những tờ báo “Liên sô, Nhân dân, Quân đội hay Sài gòn giải phóng…” với đủ các hình màu hí họa, các bài thơ và các câu châm ngôn của lãnh tụ như:



    - “Hoà bình phát sinh từ nòng súng (Mao chủ tịch)

    - Thiên tài chỉ có 10%, còn 90% nhờ lao động không ngừng (Lê-nin)

    - Không có gì qúi hơn độc lập tự do (Hồ chủ tịch)

    - Xưa yêu phong cảnh thiên nhiên đẹp, Mây gíó trăng hoa tuyết núi sông, Nay ở trong thơ nên có thép, Nhà thơ cũng phải biết xung phong (Bác Hồ với văn thi sĩ miền Bắc)

    - Bàn tay ta làm nên tất cả, Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.” (Tố Hữu)

    “- Mưa lớn coi như mưa nhỏ, mưa nhỏ coi như không mưa. Mỗi người tích cực làm việc bằng hai” (Châm ngôn lao động trại).


    Sở dĩ chúng tôi cóp nhặt tài liệu trong báo nhiều hơn là tự chế vì đa số anh em không muốn bộc lộ tâm tư mình.


    Tối 30 thay vì tổ chức đón Giao thừa, “cán bộ” cho chúng tôi nghỉ lao động sớm để chuẩn bị ngày mai đón Xuân mới. Vì thực ra nếu có tổ chức lấy gì mà đón giao thừa. Pháo thì không có. Đạn thì phải để cho “bộ đội biên phòng ngăn giặc không đuợc bắn bậy”. Đồ ăn lại không có tiêu chuẩn cho đêm 30. Khi ‘cửa chuồng ’(danh từ tù viên đặt để chỉ nhà tù bằng tre nứa hai tầng giường giống chiếc chuồng gà khổng lồ) đóng lại, chúng tôi tụ tập từng nhóm. Người nhắc lại những kỷ niệm vui buồn về Xuân, vài anh ca nhè nhẹ những khúc nhạc Xuân quen thuộc. Nhóm Công Giáo quây quần quanh vị Tuyên úy trẻ tĩnh tâm ít phút trước khi dự Thánh lễ giao thừa âm thầm khó nghèo thật cảm động.


    Khi tiếng cồng bằng trái bom vỡ vang dội núi rừng, trại tù hoàn toàn im lìm đen tối, nhường lại cho những âm thanh huyền bí núi rừng. Tiếng cựa mình của những bạn tù không ngủ, còn thao thức với những suy tư dằn vặt về thân phận mình và đồng bạn trong đêm Xuân đầu tiên biệt xứ. Giá lạnh sương đêm dâng lên mỗi lúc một nhiều, cùng với cơn đói cồn cáo ruột gan bào mòn thân xác….


    Sáng ngày mùng 1 Tết, không phải thức dậy 6 giờ như ngày thường và đuợc miễn vác đá. Vì cứ mỗi sáng vừa nhảy xuống giường, đã nghe tiếng còi réo gọi của những tên “quản giáo”, bắt mọi người lao xuống suối vác một tảng đá chạy ngược lên đồi, xếp thành đống lớn chuẩn bị xây nhà tù biệt giam.Việc làm này không được miễn ngay cả những ngày mùa đông mưa phùn gíó bấc lạnh buốt da thịt, có lẽ cũng là tác dụng làm cho người tù tỉnh ngủ và quên lạnh.


    - Mùng Một Tết được ngủ đến 8 giờ sáng, nhưng mọi người đã thức dậy. Không khí trong phòng xôn xao hơn ngày thường, tiếng chào gọi chúc nhau:’Chúc năm mới khỏe mạnh! Chúc sớm xum họp với gia đình!’ Tôi đi một vòng chúc các bạn tù. Riêng anh TĐB người bạn rất thân cùng Binh chủng LLĐB–mấy hôm nay bị tiêu chảy còn quá yếu vẫn nằm trên giuờng.Tôi tiến đến vỗ nhẹ lên người anh: “Chúc bạn sớm bình phục! Hãy cố gắng lên!’Anh khẽ gạt đầu rơm rớm nước mắt. Anh B và tôi đã cùng sống với nhau qua nhiều trại tù miền Bắc, cùng chia sẻ đắng cay tủi nhục để cố vượt qua mong có ngày trở về. Rồi tôi chuyển trại vào Nam và được phóng thích trước anh mấy tháng. Khi anh trở về chúng tôi vẫn liên lạc thường xuyên. Tôi sang Hoa kỳ định cư trước anh. Những ngày đầu vội vã bận rộn mưu sinh nơi quê nguời, tôi chưa kịp liên lạc cùng bạn bè nơi quê nhà, thì một hôm đọc báo qua lời Phân ưu mới biết anh đã vĩnh viễn ra đi. Ôi những năm tháng nghiệt ngã trong lao tù anh đã gượng sống mong ngày trở về, nhưng anh lại nằm xuống khi những ước vọng làm lại cuộc đời chưa thực hiện được….


    Đúng 9 giờ cửa phòng giam mở, sắp hàng lên hội trường. Các đội lần lượt vào hội trường, trên tay mỗi người cầm một chiếc ghế tre để ngồi. Bọn “cán bộ” và “vệ binh” cũng có mặt đông đủ, “quân phục” gắn “quân hàm” (cấp bậc) và chúng không quên mang theo vũ khí. Một lát sau tên trại trưởng và cán bộ ‘khung’ bước vào sau tiếng hô nghiêm, mọi người đứng dậy.


    Buổi lễ bắt đầu bằng nghi thức “chào cờ và suy tôn lãnh tụ”. Tiếp theo tên chính trị viên đọc “thư chúc Tết của Chủ tịch Nước gửi đồng bào”. Một trại viên (tù binh) đại diện đọc “thư chúc Tết cán bộ và toàn thể trại viên” (bài được soạn sẵn theo ý của chính trị viên). Sau cùng tên trại trưởng mang “quân hàm thiếu tá” vuốt áo ngay ngắn đứng lên, cất cao giọng thuộc lòng như vẹt:


    “Nhân danh thủ trưởng trại, đại diện Nhà nước, Đảng và cán bộ trại, tôi gửi lời chúc các anh trại viên một năm mới: học tập lao động tốt để sớm xum họp với gia đình. Nhà nước và Đảng luôn quan tâm đến các anh, đặc biệt năm nay lần đâu tiên các anh đuợc hưởng một cái Tết tại miền Bắc với 30 năm’ tiến mau, tiến mạnh, tiến vững chắc lên Xã hội chủ nghĩa’. Miền Nam gọi, miền Bắc thưa. Suốt 20 năm chống Mỹ cứu nước, miền Bắc là hậu phương lớn chi viện cho miền Nam từ hạt gạo bẻ đôi, hạt muối cắn làm hai để mới có như ngày hôm nay. Nam Bắc đã thống nhất, nhưng hậu quả của Mỹ-ngụy để lại còn nặng nề cần phải cải tạo để miền Nam theo chân miền Bắc đi lên. Các anh là những người lầm đường, đã tiếp tay phá hoại Đất nưóc.Tội các anh trước nhân dân rất lớn, nhiều như lá rừng nước biển, nhưng các anh nếu biết thành tâm hối cải, học tập lao động tốt sẽ được nhân dân và nhà nước khoan hồng để sớm trở thành người công dân tốt, hữu ích cho gia đình và Đất nước….”


    Giọng điệu này chúng tôi nghe đã quá chán không biết bao nhiêu lần mỗi khi lên lớp học chính trị. Chúng tôi tự hỏi: Không biết “30 năm xây dựng XHCN miền Bắc” như thế nào, mà xe chở tù chạy suốt dọc đường qua các phố thị, làng mạc, chỉ thấy nhà cửa xiêu vẹo, ruộng vườn xác xơ. Hình ảnh hai phụ nữ gầy ốm xanh xao gồng người kéo cầy, cùng cụ già áo rách đẩy phía sau làm tôi không sao quên đuợc. Những nhà cũ kỹ từ thời Pháp còn sót lại lên mầu nâu xậm. Người đi bộ nhiều hơn xe đạp nơi các thành phố. Những ngôi nhà thờ, chùa chiền vắng tiếng chuông vì đã biến thành hợp tác xã nông nghiệp hay chăn nuôi. Nhưng chẳng thấy lúa gạo, trâu bò, gà vịt đâu cả, có lẽ “đã chi viện cho miền Nam hết rồi”. “Tiến mau, tiến mạnh, tiến vững chắc” quá đến nỗi trẻ em không đuợc cắp sách đến trường, mùa đông ngồi trước căn nhà lá xiêu vẹo với chiếc áo rách mong manh, trông nhà cho cha mẹ đi “lao động XHCN”. Những cô gái dâng cả tuổi xuân “cho Bác và Đảng” trong Nông trường tập thể. Bao thanh niên vượt Trường sơn vào Nam để chôn xác nơi khe núi rừng sâu.


    Mãi suy tư tôi chẳng để ý tên “thủ trưởng” nói tiếp những gì cho tới khi mọi người lục tục ra khỏi hội trường, mặt trời đã gần đứng bóng. Đội nhà bếp thông báo anh em lãnh tiêu chuẩn ba ngày Tết. Mỗi ngừoi ba bánh chưng bằng lòng bàn tay, ba gói thuốc lá hay thuốc lào. Phần ăn trưa: một chén cơm “thực đơn cao cấp”, vì ngày thường chỉ ăn khoai hay sắn, một chén thịt trâu hầm (tính luôn cả xương và da), một chén rau lang xào với ba miếng lòng bằng đốt ngón tay và nước chè tươi không giới hạn tiêu chuẩn. Bữa ăn của một gia đình nghèo nhất tại miền Nam đón Xuân còn thịnh soạn hơn nhiều, nhưng đối với người tù đây là biến cố để đời.


    Tối mùng một Tết là chương trình văn nghệ đặc biệt mừng Xuân do các tù viên’ tự biên tự diễn’. Mở đầu là hoạt cảnh “Táo cải tạo du Xuân” do một tù viên đóng vai Táo quân hia mão chỉnh tề. Ông Táo mặt mày hí hửng, tay dắt xe đạp, vai mang cái “đài” (radio) và tay đeo chiếc “đồng hồ hai cửa sổ” (những đồ này cán bộ vui vẻ cho mượn vui Xuân), lững thững bước ra, vạch ống tay áo xem giờ, vặn đài rú lên, cúi chào tứ phía, rồi cất cao giọng: “Tôi là Táo cải tạo, trước khi về chầu Ngọc Hoàng Thượng Đế trình tâu mọi việc của trại trong suốt năm qua. Xin chúc Quí cán bộ sống lâu trăm tuổi, quí anh em trại viên học tập lao động tốt mau về đoàn tụ với gia đình..”


    Đang thao thao, bỗng tiếng đài tít tít báo hiệu giờ điểm.Táo quân vội giơ đồng hồ lên xem hốt hoảng: “Chết rồi, đã đến giờ về chầu Ngọc Hoàng, ta phải khẩn trương không trễ mất, cũng may có cái xe đạp tranh thủ cũng còn kịp.” Nói rồi dắt chiếc xe đạp chạy vào văng cả hia mão. Hội trường được dịp tha hồ vỗ tay cười la hét cổ vũ. Có vài anh còn hô to ‘Bis! Bis!’. Bọn cán bộ cũng vỗ tay tán thưởng nhiệt liệt. Nhưng chúng không ngờ màn hoạt cảnh vừa rồi anh em đã nghiên cứu trước và được “cán bộ chính trị thông qua” với mục đích chế diễu phong trào “3 Đê” của “cán bộ” miền Bắc khi mới vào Nam sau 30/4/75 – đều ao ước có một chiếc xe Đạp mới, vai mang cái Đài và tay đeo Đồng hồ hai cửa sổ.


    Những màn trình diễn tiếp theo gồm đơn ca, hợp ca, có cả vũ quạt, múa nón do tù viên giả trai trông khá hấp dẫn. Cuối cùng là kịch vui ‘Xã Xệ, Lý Toét du Xuân’gồm hai màn độc đáo. Xen kẽ còn có vọng cổ rất mùi…Buổi trình diễn kéo dài tới khuya mới chấm dứt.


    - Sáng mùng 2 lại được dậy trễ, tiếp tục các trò chơi như kéo giây, nhạy bị, cướp cờ, chơi cờ tướng…Giải thưởng là báo ảnh, thuốc lào, thuốc lá và bánh chưng.Tiêu chuẩn thực đơn giống ngày mùng 1. Nhân dịp vui Xuân cho phát biểu ý kiến, chúng tôi đề nghị được thay đổi thực đơn và tăng thêm khẩu phần cơm (vì chỉ một chén cơm ăn vẫn còn đói) đã được cán bộ trả lời:”Nơi miền rừng núi gạo rất hiếm, từ miền xuôi (đồng bằng) chuyển lên có định mức nhất định.Thịt heo, gà,vịt cũng thiếu, chỉ có thịt trâu do đồng bào thiểu số thông cảm chia bớt cho trại (thực tế đó là những con trâu già ốm không còn cầy bừa nổi nên thịt dai như cao su).Vì thế không thể thay đổi. Các anh chịu khó khắc phục đợi đến Xuân sau.


    Tối mùng 2 Tết xem chiếu phim. Nhờ công lao vất vả của đội trực phải lặn lội trên 10 cây số, gồng gánh khiêng vác máy và phim, vượt đồi lội suối mượn từ huyện về, gồm 3 bộ phim ‘đặc sắc’ là: “Chiến thắng Điện biên – Giải phóng miền Nam và bác Hồ với thiếu nhi”.


    Trước khi chiếu, cán bộ văn hoá huyện có dịp đề cao tuyên truyền từng phim. Phim thì cũ rích, ráp nối nên hay đứt.Tiếng’ thuyết minh’ rời rạc khó nghe, hoà với tiếng máy rè rè suốt 4 tiếng đồng hồ đưa nhiều tù viên vào giấc mộng du Xuân, chỉ bừng tỉnh khi tiếng vỗ tay trổi lên sau mỗi cuốn phim chấm dứt.


    Cuộc vui nào rồi cũng qua mau, nhất là những cuộc vui gượng ép trong chốn ngục tù lại càng qua mau hơn chẳng để lại chút gì vấn vương.


    Tập tục dân tộc Việt nam là nghỉ ít nhất là 3 ngày Tết, có nhiều nơi tại miền Nam kéo dài cả tuần với những Lễ Hội tưng bừng. Trong tù bọn cán bộ nói cho nghỉ 3 ngày, nhưng đến ngày mùng 3 chúng bày trò truyền thống ‘trồng cây nhớ ơn Bác’. Chỉ tiêu mỗi người 100 hốc sắn đào trên đồi đá khô cứng. Những tên cán bộ vờ vĩnh tham gia công tác, nhưng ở khu đất mềm trước ban chỉ huy và mỗi tên lãnh bao nhiêu hốc ai mà biết được, chỉ thấy chừng 1 tiếng sau chúng đã phủi tay về trại. Còn bọn chúng tôi hì hục tới 5, 6 giờ chiều mới xong. Về trại còn phải lo tổng vệ sinh để sáng mùng 4 tiếp tục đi lao động sản xuất cho “đủ chỉ tiêu và kịp thời vụ.”


    Rửa tay chân xong về trại lãnh khẩu phần mùng 3 Tết gồm hai củ khoai lang và chén rau luộc chấm muối thì trời đã tối. Đêm núi rừng xuống mau mang theo giá lạnh gió núi sương rừng tê buốt cả thân xác và tâm hồn.Từng người tù ngồi yên lặng trong bóng đêm, chậm chạp nhai từng miếng khoai như những con trâu già nhai lại. Chúng tôi đang nghĩ về thân phận mình và đặc biệt các bạn tù bị biệt giam nơi hốc đá phía sau đồi, về cuộc vui giả tạo vừa qua, về một chế độ coi con người thua thú vật. Tiếng từ điếu thuốc lào rít lên của người bạn tù. Những đóm lửa lập loè ma quái của đầu điếu thuốc đang cháy dở, mùi thơm thoang thoảng bay theo gió rừng.


    Bụng càng cồn cào khi ăn hết hai củ khoai và chén rau rừng, tôi định bóc chiếc bánh chưng thứ ba còn lại ăn nốt. Nhưng lại thôi vì chợt nghĩ đến ngày mai cần ‘bồi dưỡng’ cho một ngày lao động kiệt lực.Tôi giơ tay lên vuốt mặt, không ngờ nước mắt mình đã trào ra. Các bạn tù chắc cũng đang mang một tâm trạng như mình. Lúc mày tôi mới hiểu thấm thía câu:



    “Nhất nhật tại tù, thiên thu tại ngoại”./.




    Đinh Văn Tiến Hùng
    (Trích Nhật ký trong ngục tù Cộng sản)

    https://hon-viet.co.uk/DinhVanTienHung_ ... ongsan.htm
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 21156
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

LAN MAN CHỮ NGHĨA NGÀY TẾT

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           




    LAN MAN CHỮ NGHĨA NGÀY
    TẾT

    ___________________________
    Kha Tiệm Ly



              

              

    Có nhiều chữ khi đọc, chúng ta đều hiểu, và dùng không sai, nhưng để giải thích cho người khác hiểu thì dường như lúng túng. Đây chỉ nói vài từ xài trong dịp Tết (theo yêu cầu nhiều bạn hỏi).

    • 1. TẾT:
      Thường chúng ta hiểu “Tết” là do âm của “Tiết” 節 Hán Việt hiện đại mà ra.
      (Nhưng theo Wiki, tiếng Hán cổ 節 đọc là “tset” (tết) sau nầy mới đọc là “tsiet” (tiết). Vậy “Tết” có trước “Tiết”!
      (Phần nầy viết để chúng ta hiểu thêm thôi, không nên đi sâu mất thời gian)

      2. GIAO THỪA:
      Giao 交 là trao cho; thừa 承 là đón lấy nhận lấy. Vậy giao thừa là thời điểm “bàn giao” năm cũ cho năm mới. thời điểm nầy vào giữa giờ Tý, tức 12 giờ đêm cúa ngày cuối cùng của tháng chạp mỗi năm
      Có người nghĩ rằng “giao thừa” là đọc trại của từ “giao THỜI”, e không đúng.

      3. ĐÊM TRỪ TỊCH:
      Tức là đêm 30 Tết (có năm là 29). Trừ 除 là bỏ đi, xóa đi, tiêu trừ, trừ bỏ; tịch 夕 là buổi chiều, buổi tối. Đêm trừ tịch là đêm xóa đi, đêm loại bỏ đi năm cũ để tiếp nhân năm mới. Có thể nói đêm trừ tịch là đêm giao thừa, thời gian của nó là từ chiều tối tới 12 giờ đêm (Nguyễn Huệ kéo quân ra Bắc vào đêm trừ tịch)
      Có chỗ gọi là “trừ dạ” 除夜 cũng cùng ý nghĩa.

      4. NGUYÊN ĐÁN:
      Nguyên 元 là đâu tiên; đán 旦 là buổi sớm. Nguyên đán là buổi sáng đầu tiên, là ngày đầu tiên của năm mới, tức là ngày mồng một tháng giêng âm lịch

      5. LÌ XÌ:
      Theo học giả Hạo-nhiên Nghiêm Toản, thì"lì xì" có gốc là từ “lợi thị” 利市 trong tiếng Trung. Từ này phiên âm kiểu pinyin là lì shì, có ba nghĩa như sau:: Số lời thu được do mua bán mà ra; điều tốt lành; vận may.
      Như vậy "lì-xì' hay “lợi thị” 利市, đều có nghĩa là được lợi, được tiền, được may mắn.
      Lại có người cho “lì xì” bắt nguồn từ tiếng đồng âm “lợi thị” 利是 có nghĩa là được sự may mắn; hay “lợi sự” 利事, công viêc thuận lợi, may mắn.
      Theo học giă An Chi thì lì xì là do chữ lợi thời 利 時 tức cơ hội có lợi lộc, may mắn
      Theo chúng tôi thì “lợi thị” 利是 hợp lý hơn.
      Dù dùng chữ nào thì “lì xì” cũng coa nghĩa là tiền đem lại sự may mắn trong năm mới.

      6. NGUYÊN TIÊU:
      Nguyên 元 là đầu tiên; tiêu 宵 là ban đêm. Nguyên tiêu là ĐÊM RẰM đầu tiên trong năm, tức rằm tháng giêng.




    CAO THÁM HOA
    * Có bạn lại hỏi: “Tại sao ngày 15 âm lịch gọi là “rằm” mà 15 dương lịch không gọi là “rằm”?
    • Không ai gọi ngày 15 dương lịch là “rằm” bao giờ. Bởi vậy trong dân gian ta thường nghe nói: “Mầy đợi tới RẰM TÂY đi!”; “RẰM TÂY cũng chưa có”. Nó đồng nghĩa với TÂY ĂN TRẦU! Tất cả có nghĩa là “không bao giờ có”
      Câu hỏi thú vị. Mời quý bạn!


    https://www.facebook.com/khatiemly1252/ ... Mj71ztW9l?
Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5507
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Phạm Thành giới thiệu Ly Rượu Mừng Ất Tỵ 2025

Bài viết bởi Bạch Vân »

          




          
Phạm Thành giới thiệu Ly Rượu Mừng
Ất Tỵ 2025







:flwrhrts:


          
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 21156
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Tìm lại tuổi thơ theo tiếng trống Lân mừng Tết

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           





    Tìm lại tuổi thơ
    theo tiếng trống Lân
    mừng Tết

    ___________________________
    Mường Giang






              

              
    Múa Lân ngày Tết được xem như là một trong những mỹ tục mang tính nghệ thuật, du nhập vào VN lâu đời và ngày nay rất được thịnh hành tại vùng Ðông Nam Á-Châu, cũng như các nước có Hoa kiều và Người Việt Quốc Gia tị nạn cọng sản sinh sống.



    Ðối với dân tộc ta, hầu như ai cũng đều tin rằng trong những ngày Tết Nguyên Ðán, nếu được Lân tới nhà giúp vui, thì bao nhiêu chuyện xui xẻo, buồn bực của năm cũ, cũng sẽ tan biến trước cái uy vũ phi thường của Lân, đồng thời mùa xuân hạnh phúc may mắn dào dạt tới với mọi nhà, theo nhịp trống múa Lân và nụ cười duyên dáng cầu tài của Thần Thổ Ðịa.



    Về nguồn gốc cũng như sự xuất hiện của phong tục múa Lân trong dân gian, hiện có rất nhiều huyền thoại nhưng tựu trung đều ca tụng đức tính nhân ái của Lân (Nghê). Theo truyền thuyết, cách đây hơn 2500 năm, vào đời vua Chu Linh Vương thời Chiến Quốc bên Tàu, kỳ lân xuất hiện rất hung dữ, giết hại dân lành nhưng cũng may nhờ có Ðức Phật Di Lặc đã thuần hóa nó bằng cỏ Linh Chi, nên đã biến đổi tâm tính và trở thành một linh vật, phù trợ người đời, được coi như một biểu tượng của Ðức Từ Bi và Lòng Nhân Ái. Cũng từ đó mới có huyền thoại “Kỳ Lân xuất thế, thiên hạ thái bình“ vì có sự xuất hiện đồng thời của các đấng minh quân, thánh chúa và những bậc hiền tài. Theo Kinh Thi, bà Nhan Thị khi sinh Khổng Tử, thì có Kỳ Lân xuất hiện tại nước Lỗ. Hai năm trước khi qua đời, lúc đó Phu Tử đang viết pho Xuân Thu, thì nhận được tin có một người tiều phu, đã bắt được một con Kỳ Lân bị thương một chân. Do đó ông đã gác bút, vì vậy Kinh Xuân Thu sau này còn được gọi là Lân Kinh hay Lân Sử. Ðối với dân chúng, mỗi lần nghe tin Kỳ Lân xuất hiện, ai nấy đều tin tưởng rằng thiên hạ sẽ được thái bình, hạnh phúc. Ðó cũng chính là lý do phát sinh ra phong tục múa Lân trong những ngày Tết Nguyên Ðán, đồng hành với các lễ hội quan trong khác trong dân gian:


              
    ‘Tết này mình rủ về Phan Thiết,
    sống lại mùa xuân tuổi học đường
    tháng chạp hăm ba cùng với mẹ
    nửa đêm tiễn Táo rất thân thương

    hăm nhăm lểnh khểnh mang quà tết
    kính biếu thầy cô khắp phố phường
    lấp ló sau lưng me, nhìn trộm
    cành mai đang hé cánh xuân hương

    chiều hăm chín tết theo chân chị
    mệt lả chen nhau giữa bước người
    phiên chợ cuối năm vui đáo để
    tiếng cười làm gío cũng chơi vơi

    quẩn quanh đã bắt đầu đì đẹt
    pháo nổ hòa trong điệu trống Lân
    khắp bếp bề bề: măng, cốm, mứt
    nhà trên cha vịnh bức tranh Xuân’

              




    1- HUYỀN THOẠI VỀ KỲ LÂN:



    Kỳ Lân còn có tên là Ly hay Nghê. Ðây là một con vật huyền thoại giống như Rồng, một sản phẩm tưởng tưởng của nền Minh triết Ðông phương thời cổ. Trong Quốc Âm Tự Vị VN của tác già Huỳnh Tịnh Của đã viết rằng ‘ Lân là cón cái, còn Kỳ là đực. Phong tục múa Lân ngày Tết, nhằm mục đích tôn vinh Nữ giới, chúc mừng sự sinh sôi nẩy nở truyền giống trong xã hội dân gian ‘. Lối định nghĩa trên cũng rất phù hợp với sự thể hiện Vũ Khúc Từ Linh (Lân Mẹ sinh Lân Con), mà các vua chúa và hoàng gia Mông Cổ, thời Nhà Nguyên-Mông tại Trung Hoa, ưa thích nên lúc nào cũng được biểu diễn tại chốn cung đình, vào những ngày Tết Nguyên Ðán. Ðây là một trong bốn linh vật (Long, Lân, Qui, Phụng), được đúc tượng để thờ cúng và trang trí trong mọi đình làng, chùa chiền và các dinh vạn của tín đồ theo Phật-Lão-Khổng giáo, cũng như các tín ngưỡng dân gian khác nhưng đã xuất phát từ Tam Giáo trên.



    Căn cứ theo tài liệu ghi trong Lân sử hay Kinh Xuân Thu, thì Lân là con vật có một sừng ở trước trán, rất hiền lành, không bao giờ sát sinh ăn các loại thịt sống, đồng thời cũng chẳng bao giờ chà đạp làm hủy hoại đời sống thầm lặng của các loại cây cỏ thực vật. Tại Trung Hoa, sử liệu có ghi là Kỳ Lân xuất hiện rất sớm trước Tây Lịch và được gọi là Kilin (Kỳ Lân). Cũng trong quan niệm xưa, Kỳ Lân thuộc loài lưỡng tính, là linh vật được Trời sai xuống cõi nhân gian, tạo cho nó một chiếc sừng nhọn với phép thần thông, để diệt trừ những phường gian ác, bọn bạo chúa tham quan, chuyên làm những chuyện hại dân bán nước, hủy hoại đạo đức xã hội. Do đó Lân có một hình dáng rất dị kỳ với thân hình của con hươu, đầu ngựa, đuôi trâu và đặc biệt là chiếc sừng nhọn, như là một biểu tượng uy quyền tuyệt đối của Phật, Trời, đấng Thượng Ðế vạn năng tuyệt diệu. Thường những năm loạn lạc vì giặc giã,ờ chiến tranh hay thiên tai hạn hán, khiến cho dân chúng lầm than chết đói vì mất mùa, thường có Kỳ Lân xuất hiện, dùng cái sừng nhọn chọc thẳng mây xanh, để đem nuớc mưa từ trời tuôn xuống thế gian, làm hồi sinh đất đai, thảo mộc và sự sống của con người. Từ niềm tin trên, nên mãi tới thế kỷ XIX, phong tục tặng ảnh hay tượng Kỳ Lân, cho các cô gái khi bước lên kiệu cưới về nhà chồng vẫn thịnh hành. Ðây là một ý niệm nhằm chúc mừng các đôi vợ chồng mới, được trăm năm đầu bạc, con cháu đầy nhà và hạnh phúc ‘thiên trường địa cửu’.



    Tại một vài quốc gia, Kỳ Lân được tôn xưng địa vị ngang hàng với Rồng, biểu tượng của quyền uy thiên tử. Kỳ Lân cũng là bùa hộ mạng của các trẻ sơ sinh. Ở Ấn Ðộ, Lân cũng được thờ phụng vào khoảng năm 1300 trước Tây Lịch. Ðiều này có ghi rõ trong các kinh sách Veda, viết bằng Phạn Ngữ rằng “ Lân là hóa thân của nhiều vị thần linh, trong đó có hai vị thần Civa và Vishnou “.Tuy nhiên vì phong tục tập quán dị biệt của các dân tộc trên thế giới, nên hình dáng lân cũng thay đổi tùy theo tư tưởng của bản địa, bởi vậy hình dáng Lân có lúc râu bạc, bờm đỏ hoặc giống như con ngựa có sừng hay trở thành con cá vảy vàng, còn sừng thì lúc dài lúc ngắn.



    Huyền thoại Kỳ Lân từ Trung Hoa, Ấn Ðộ, được đoàn quân viễn chinh của Thành Cát Tư Hãn và các đại hãn sau này, mang truyền bá khắp các vùng đất phía tây bị quân Mông chinh phục. Nhưng tại Hy Lạp, căn cứ theo kinh điển sử liệu, thì người xưa đã biết tới kỳ lân từ lâu đời. Chính triết gia Hy Lạp là Ctecias, cũng là thầy thuốc, sống vào thế kỷ thứ V trước Tây lịch, đã ghi trong tập du ký khi ông tới thăm Ấn Ðộ, nói về lần chạm trán với Kỳ Lân tại đây. Sau đó hai thế kỷ, triết gia Aristote, đệ tử của Planton, cha đẻ nền triết học Tây Phương, cũng viết về Kỳ Lân xuất hiện. Chính Ðại đế Cesar của La Mã, trong chiến cuộc tại thành Gaule, cũng có nhắc tới con vật đặc biệt là Kỳ Lân. Trong Kinh Cựu Ước, phần viết bằng tiếng Do Thái,có nói tới Kỳ Lân là một con thú linh thiêng, can đảm với tấm lòng bao dung bác ái, được gọi bằng nhiều cái tên như Réem, Monnocéros hay Unicorne (Ðộc sừng). Tóm lại dù Ðông hay Tây phương, ở đâu mọi người cũng đều tin phục Kỳ Lân, qua vẽ huyền bí huyễn hoặc của nó. Ngoài ra Lân còn dính dáng tới chuyện Ông Adam và bà Eva nơi vườn Ðịa Ðàng, mà Kinh Thánh đã ghi rõ. Ðó là chuyện Kỳ Lân đã sống chung với cặp vợ chồng trên, trước khi họ bị đuổi khỏi chốn này, nên Lân cũng theo họ rời khỏi thiên đàng. Trong cơn Ðại Hồng Thủy, Kỳ Lân là con vật duy nhất không leo lên chiếc thuyền của Neo, bởi nó không sợ cơn thịnh nộ của Thượng Ðế.



    Trong lĩnh vực tôn giáo, Tây phương quan niệm sừng Lân là Kiếm trời, hiểu như là sự hòa hợp của Thượng Ðế, Vũ Trụ và Nhân Sinh. Thuyết này cũng phù hợp với học thuyết Thiên-Ðịa-Nhân của Ðông phương. Do đó thời phục hưng, nhiều họa sĩ đả lấy Lân làm đề tài sáng tạo, vì họ quan niệm Lân là con vật tinh khiết cao cả, không bao giờ vụ lợi, lại có tấm lòng bác ái, tượng trưng cho sự tự do bình đẳng. Bức thảm thêu La Dame À La Licorne rất quý giá, hiện vẫn còn tại Viện Bảo Tàng Cluny của Ý Ðại Lợi. Trong Y học, sừng Lân được coi như thánh dược, có thể tẩy sạch mọi ô nhiễm trong nước, giải trừ được tất cả các chất độc hại, bất kỳ tới từ động vật hay thực vật. Tất cả các huyền thoại trên được đồn đãi truyền tụng, từ thế này sang thế hệ khác, khắp mọi nơi trên trái đất, đã khiến cho ai cũng tin Kỳ Lân là con vật có thật, nên bao đời hoài công tìm kiếm. Rốt cục tất cả chỉ là ảo vọng như họ đã từng kiếm cõi thiên đàng đã đánh mất. vì tham vọng cá nhân.



    Cũng từ lòng sân si cuồng tín đó, thời Trung cổ người Âu Châu thì bắt dê, các bộ lạc tại Népal, Éthiopie, Tây Tạng thì tin rằng loài Sơn Dương một sừng, chính là Kỳ Lân tái thế. Cũng do tình trạng ai cũng đổ xô đi tìm thành dược của sừng Lân, nên nhiều vụ án lứa bịp đã xảy ra. Năm 1573, một bac sỹ giải phẫu Pháp tên Ambroise Pare, tuyên bố đã khám phá ra được thuốc bột từ sừng Kỳ Lân, có thể trị được bá bệnh, và đem rao bán trên thị trường. Nhưng bao lâu nội vụ được phanh phui và đó là bột được tán ra từ răng của loài Cá Voi Bắc Cực. Sau này để an ủi về một niềm tin không bao giờ có thật, thiên hạ lại đổ xô săn giết Tê Giác, lấy sừng bào chế thuốc kích dục, để mua vui trong chốn phòng the.



    Khoảng 500 năm trước đây, hiện tượng Hươu Cao Cổ tại Châu Phi đả làm sống lại các huyền thoại về Kỳ Lân của Trung Hoa, vì họ tin rằng hai giống vật này, có nhiều điểm tương đồng, nhất là bản tính hiền lành. Theo truyền thuyết, trước khi Khổng Tử ra đời, đã có một con Kỳ Lân xuất hiện, mang tới cho ông một quyển Thánh thư, như là điềm báo trước sự xuất hiện của một kỳ nhân, sau này và mãi mãi được nhân loại tôn xưng là ‘ Vạn thế sư biểu ‘. Trước khi mất, Khổng Tử đã chiêm bao, thấy một con Kỳ Lân đang dãy chết. Lúc thức giấc, ông đã than ‘ mạng ta sắp hết ‘.Quả nhiên ông tạ thế vào hai năm sau. Tóm lại, Kỳ Lân chỉ là một sản phẩm của con người, phát sinh từ những huyền thoại, từ đó mới có cớ để vẽ vời tôn xưng sự thông minh, trí tuệ của các bậc vĩ nhân bao đời trong thiên hạ.





    2- NỤ CƯỜI DUYÊN DÁNG CỦA ÔNG ÐỊA, BIỂU TƯỢNG CỦA HẠNH PHÚC, VỊ THA



    Trong những ngày Tết Nguyên Ðán, nếu Lân mang tới sự may mắn thịnh vượng cho mọi người, thì ông Ðịa qua nụ cười toe toét nhưng không kém phần duyên dáng, cũng là những đóng góp quan trọng trong cuộc vui, có tác dụng làm tiêu tán hay vơi đi phần nào nỗi sầu muộn của thế nhân, trong cuộc sống bon chen cơm áo hằng hằng. Chính điều này, đã khiến cho hầu hết những tín đồ theo đạo Phật hay Tam giáo, thờ cúng ông Ðịa, để mong được hạnh phúc, may mắn và cầu tài, phúc lợi.



    Về huyền thoại nhân vật này, hiện cũng có nhiều truyền thuyết được kể lại, mục đích cũng chỉ muốn nói lên cái nhân dạng ông Ðiạ mà chúng ta đã thấy với miệng cười toe toét, bụng to quá cỡ. mập mạp phương phi, biểu tượng của hạng người phú quý. Chuyện kể rằng thuở xưa có một gian thương tham lam xảo quyệt, lúc nào cũng chỉ muốn được giàu, nên thường van vái cúng lạy ông Ðịa, phù trợ cho mình buôn may gặp vận để làm giàu. Trong khi khấn hứa nếu được như ý, sẽ trả lễ hậu hỷ, tuy nhiên lần nào cũng chỉ là lời hứa cuội vì bản chất giàu có nhưng keo kiệt của bọn trọc phú xưa nay. Có một lần hắn hứa là sẽ trả lễ bằng một con vật có tám chân, nên ông Ðịa mừng lắm vì tin chắc đó con heo nằm, nên hết lòng mách bảo cho hắn trúng lớn. Giữ đúng lời hứa, tên trọc phú gian thương, đã cúng cho ông Ðịa ‘một con cua đồng’. Trước nổi này, Ðịa chỉ còn biết lắc đầu với nụ cười toe toét cho ‘Thế Thái Nhân Tình’, bạc trắng hơn vôi. Ðó cũng là ý nghĩa của người xưa qua câu chuyện ngụ ngôn trên, để giải th1ch nụ cười của ông Ðịa qua nhân dạng hiện tại. Riêng việc ông Ðịa có cái bụng to lớn, cũng căn cứ vào truyện cổ tích dân gian Trung Hoa. Ngày xưa có một mụ nhà quê bị ông Ðịa ghét vì hay dùng những lời lẽ thô tục để nhiếc mắng con gái mình. Bởi vậy ông Ðịa mới thọt với thần Hà Bá là bà nhà quê đó muốn gả con gái mình cho ông ta. Thần Hà Bá mừng quýnh mới cùng Ðịa tới nhà bà lão coi mắt vợ, gặp lúc mụ ta đang chửi con gái ‘Hà Bá lấy mày’. Vị thần này giận vì biết Ðịa chơi xỏ mình, nên đạp ông ta nhào xuống sông. Vì Ðịa mãi miết mở miệng cười toe toét, nên bị uống nước sình bụng. Từ đó ông ta mới có nhân dạng kỳ lạ với cái bụng bự quá cỡ mà ta thường thấy trong các đoàn múa lân hay nơi tượng, ảnh thờ cúng.



    Thật sự việc thờ cúng ông Ðịa bắt nguồn từ nguyên lý ‘Sanh-Sanh, Hòa-Hòa’, trong tín ngưỡng dân gian, pha trộn ảnh hưởng của Phật giáo, với chân dung ông Ðiạ đầu trọc được chít khăn đỏ, ngồi trên ngai, có khuôn mặt của một vị thiền sư đắc đạo, trong các thế ngồi Mahari-Jalilasana vô cùng thoải mái, thanh nhàn. Chính điều này đã làm nhiều người nhầm lẩn, giữa Phật Di Lặc và thần Thổ Ðịa (Thần Tài.). Trong khi đó đã có sự phân biệt thật rõ ràng, tượng Phật Di Lặc, đầu trọc, một tay cầm xâu chuỗi còn tay kia thì nắm miệng một chiếc túi vãi. Riêng tượng ông Ðịa, cũng đầu trọc nhưng bịt khăn đỏ đầu rìu, mối được giắt gọn hai bên. Một tay cầm quạt lông phe phẩy, tay kia để không, luôn luôn ngồi tựa vào mình cọp hay không có cọp. Kiểu tượng này hiện rất thịnh hành.



    Về quan niệm ông Ðịa cưỡi cọp, do người Trung Hoa đã chịu ảnh hưởng ‘Ða Thần Giáo’ qua truyền thuyết tín ngưỡng dân gian của Triệu Công Minh, Trương Thiền Sư cởi cọp.. có ghi trong truyện Phong Thần. Ngoài ra còn thấy tranh Tử Vi Thượng Ðế cởi hổ, thường được mọi người treo trước cửa, mục đích để trừ tà ma trong ba ngày Tết Nguyên Ðán. Ðối với VN, nhất là đồng bào ở các tỉnh Trung-Nam Phần, trên miền đất cũ của Chiêm Thành-Thủy Chân Lạp, từ xa xưa đã có tục thờ Hổ, con vật đã làm điêu đứng tổ tiên ta trong những ngày đầu tiên tới khai hoang vùng đất ma thiêng nước độc ‘cọp Khánh Hoà-Ma Bình Thuận’ bị quên lãng muôn đời. Bởi vậy cọp được mọi người tôn xưng là ‘Sơn Quân Chi Thần’ nhưng để có ý nghĩa hơn, người Việt lại sáng tạo thêm vị thần Thổ Ðịa cỡi trên mình cọp, với ngụ ý là dù có hung dữ thế nào chăng nửa, rốt cục cọp cũng bị con người chế ngự. Tóm lại hình ảnh của ông Ðịa luôn có mặt với Lân, qua các cuộc trình diễn là một sáng tạo đầy ý nghĩa của con người, trong hình thức lẩn nội dung, làm nổi bật sự khao khát hạnh phúc và tình hòa ái của nhân sinh, giữa một xã hội luôn tranh chấp vì lợi lộc thấp hèn..





    3- MÚA LÂN NGÀY TẾT:


              




              

    Ngày nay múa Lân đã trở thành môn chơi, gần như được phổ thông khắp thế giới, nhất là tại các vùng đất có sự hiện diện của Hoa Kiều và tập thể người Việt tị nạn cọng sản, vào những ngày Tết Nguyên Ðán cũng như các dịp lễ hội quan trọng. Thuở xa xưa, các đội Lân trước khi bắt đầu trình diễn,đều phải tới chào kính tại các công môn hay dinh thự quan đầu tỉnh, lệ này nay đã bị bãi bỏ. Nhưng dù có thay đổi gì chăng nửa, riêng ba nhân vật Lân, Ðịa và Trống vẫn luôn luôn đồng hành trong các buổi trình diễn. Trống dùng để múa Lân cũng thuộc loại đặc biệt, được gọi là Cổ Bề, làm bằng một thứ gỗ tốt khép kín, hai đầu bịt kín bởi da trâu hay bò, chính giữa mặt trống có vẽ biểu tượng Âm-Dương, tượng trưng cho trời đất. Khi đánh vào mặt trống, tiếng dội thùng thùng sẻ hòa nhịp cùng với điệu chan chát của bộ Chập chõa làm bằng đồng và những tràng pháo lớn nhỏợ nổ đì đùng, tạo nên một thanh sắc sung mãn rất hùng tráng, không thua gì những điệu kèn trống thúc quân lúc xung trận, như muốn chuyên chở ý nghĩa thâm sâu muôn đời của con người, là mong mỏi đón nhận được sự thái bình, thịnh trị của non nước và niềm hạnh phúc ấm no của muôn dân.



    Tại VN thời Pháp thuộc, hầu như ở các tỉnh thị, thành phố lớn nào cũng đều có một hay nhiều đội Lân, tuy nhiên được tổ chưc qui mô và trình diễn có nghệ thuật củng như bài bản võ học, vẫn là các đôi Lân của Thủ đô Sài Gòn, Chợ Lớn hoa lệ. Theo các tài liệu được đăng tải trên báo chí, ta biết vào năm 1927, tại khu vực Lò Da Phú Thọ có võ sư Huỳnh Thịnh, đã cùng với các môn sinh trong võ đường Thiếu Lâm-Hồng Quyền, đã thành lập một đội Lân. Năm 1937 có võ sư Lưu Hào Lương, thuộc môn phái Thiếu Lâm Châu Gia, vì trốn lánh sự khủng bố của quân phiệt Nhật, nên bỏ trốn khỏi đất Tàu, lưu lạc tới Sài Gòn lập Võ quán Nhơn Nghĩa Ðường tại Chợ Lớn. Thời VNCH, năm 1967, võ sư Triệu Di Văn thành lập đội Lân Tinh Anh, qui tụ nhiều môn sinh, xuất thân từ các võ đường Thiếu Lâm, Bạch Mi, Thái Lý Phiệt.. nên trong lúc biểu diễn đã phô trương rất nhiều tài nghệ điêu luyện của võ thuật, nhiều lúc làm kinh hồn bạt vía khán giả tại chỗ, qua các tiết mục đặc biệt như Lân leo cột cờ cao tới 14,5 m, với sự tham dự của bốn con Lân, cùng tranh giành một giải thưởng. Ðội Lân này tới nay vẫn còn tồn tại nhưng có tới Ngủ Lân, mang màu sắc khác nhau trong lúc cùng tranh tài. Năm 1971, vỏ sư Trần Minh thuộc môn phái Thái Cực Ðường Lang, thành lập đội Lân, chuyên biểu diễn các môn võ thuật về miều quyền, hổ quyền.. Ngoài ra còn có màn giao đấu đặc biệt giữa Lân và Sư Tử. Nhưng hiện nay, nổi tiếng nhất vẫn là Ðội Lân Nhơn Nghĩa Ðường, do cố võ sư kiêm đông y sĩ Lưu Hào Lương, đã thành lập từ năm 1937. Ðội Lân này được Việt Cộng cho tham dự, cuộc thi múa Sư Tử Quốc Tế (International Lions Dance Championships), tổ chức tại Tân Gia Ba, từ ngày 12 tới 15/12/1996, do ỏ sư Lưu Kiếm Xương làm trưởng đoàn. Ðặc biệt lần này, đoàn Lân VN đã biểi diễn hai tiết mục rất đặc sắc Lân Leo Cột và Lân Vượt Tường, được Ðài Truyền Hình Fuji cuả Nhật thu hình và gọi đó là những chuyện lạ trên thế giới.



    Ngày xưa, múa Lân chỉ chú ý tới cái đầu, còn mình và đuôi chỉ là phần phụ thuộc không quan trọng, nên chỉ làm bằng một vải dài căng thăng là xong chuyện. Trước tháng 5-1975, vào những ngày sắp Tết Nguyên Ðán, khoảng tháng 11 đã thấy bầy bán đầu Lân khắp Chợ Lớn Mới, nhiều nhất là tại các đường Ðồng Tháp, Lương Nhử Học, Triệu Quang Phục.. Ðồng lúc có nhiều xe ba gác chở đầu lân, chiêng trống, chạy quảng cáo đầy khắp đường phố đô thành. Thông thường các đầu Lân tài tử, có đường kính từ 0,4 ố 0,6m nhưng với các đội Lân chuyên nghiệp, luôn luôn phải nhập cảng các đầu Lân được sản xuất từ Hồng Kông. Ngày nay các đoàn múa Lân tại Sài Gòn-Chợ Lớn, cũng như ở các tỉnh thị, hầu hết đều mua từ trung tâm sản xuất đầu Lân, thuộc lò Nhơn Nghĩa Ðường, tại quận 5, bến Hàm Tử, Chợ Lớn.



    Muốn thực hiện một đầu Lân, theo các nhà chuyên môn là cả một công phu, nghệ thuật. Ðầu Lân được làm bằng tre nan, có niền bằng nhôm hay mây để bảo đảm sự chắc chắn bền vững và sự nhẹ nhàng, giúp người múa cử động dễ dàng khi phô diễn nghệ thuật công phu theo ý muốn,qua các màn trình diễn càng lúc càng phức tạp theo đòi hỏi của nhu cầu thời đại. Cho nên khi nhìn thấy chiếc đầu Lân thật đồ sộ ghê gớm, ai cũng tưởng rất nặng nề nhưng thật sự có trọng lượng chừng 6 kg mà thôi. Về giấy làm đầu Lân, cũng là loại đặc biệt có tên là giấy Sa, thứ vật liệu được dùng làm tim pháo. Với Lân chợ, thì các cơ sở sản xuất không dùng loại vải Sa mà lại phất bằng giấy bồi ở mặt ngoài, sau đó dùng màu sơn kín theo ý muốn. Ngoài ra dùng lông dê hay thỏ để làm râu, mày mi, bờm, mắt (bằng bóng điện), xúc tu (với lò xo có lục lạc).. Tóm lại nghệ thuật làm đầu Lân, phải luôn tôn trọng các nguyên tắc của ‘ Tượng Hình Tứ Linh ‘. Ðó là sừng, hai tai và đuôi Lân, phải được kết thành hình của con Qui. Với lông vũ và một số hình vẽ trên đầu Lân thì tượng trưng cho loài chim Phụng Hoàng. Xúc tu và khóa miệng là của Rồng. Bí thuật duy nhất trong nghề làm đầu Lân là không bao giờ được v4 con ngươi kỉa Lân tại nơi sản xuất, mà phải tới Chùa, để làm lễ điểm tinh khai quang, Tại Sài Gòn-Chợ Lớn, các đội Lân chuyên nghiệp thường đem Lân tới Chùa Bà Thiên Hậu, để xin vẽ mắt. Tại Hồng Kông, trước khi nhượng địa này được Anh trả lại cho Trung Cộng vào ngày 30-7-1997, chính ông Toàn quyền tại đây, tự tay vẽ mắt cho đội Lân nào giói nhất thành phố.



    Sau ngày 30-4-1975, Việt Cộng gần như bế quan tỏa cảng, chỉ giao dịch liên hệ với các nước xã nghĩa mà thôi. Bởi vậy các đội Lân tại Sài Gòn-Chợ Lớn và các tỉnh, không còn được mua đầu Lân của Hồng Kông, nên ai cũng phải tự túc và Lò Lân Nhơn Nghĩa Ðường, là nơi đã đi tiên phong trong việc sản xuất đầu Lân nội hóa, khởi đầu từ năm 1980. Hiện Lân VN rất được các nước Ðông Nam Á ưa thích vì rất bền đẹp và giá rẻ mạt, chỉ bán có 100 đô Mỹ, trong lúc Lân sản xuất tại Hồng Kông, Thái Lan,Tân Gia Ba, Ðài Loan.. bán tới 700 US/1 chiếc.



    Nghề múa Lân cũng đã cải tiến từ đầu thập niên 90, chẳng những về cách biểu diễn điệu bộ, võ thuật mà còn thay đổi cả các điệu trống múa Lân, nhất là ở VN, biết khôn khéo kết hợp nghệ thuật theo truyền thống Trung Hoa và điệu trống Jazz của Âu Mỹ, lẫn ngón trống chầu cổ của ta, khiến cho âm thanh thêm sôi động, dồn dập, có tác dụng khích động lòng người và gây náo nhiệt cả một góc trời.



    Còn một điều quan trọng khác trong nghề múa Lân tại VN, là đầu Lân xưa nay, đều do người Tàu hay Việt gốc Hoa sản xuất nhưng tuyệt đối trống dùng để múa Lân, hoàn toàn mua từ cơ sở của Thầy Mười ở thị xã Tân An, tỉnh Long An. Nhưng dù trống có còn tốt như mới, thì các đội Lân vẫn theo tập tục lâu đời, là chỉ dùng trống trong một năm mà thôi. Tóm lại bể hay lành, Tết mới thì trống phải thay mới.



    4- MÚA LÂN TẠI PHAN THIẾT:



    Tại một vài địa phương như Phan Thiết, trước năm 1975 có đội Rồng của Hội Sở Muối rất nổi tiếng và chuyên nghiệp. Trong các cuộc lễ lạc, những ngày Tết Nguyên Ðán và nhất Ðại lễ tuần du của Quan Thánh đế quân, thường ba năm tổ chức một lần vào ngày rằm tháng bảy âm lịch. Dịp này Rồng và các Lân biểu diễn các màn Long-Lân đoạt châu, trước dinh đường Tỉnh trưởng Bình Thuận, vườn hoa nhỏ bên tả ngạn và ngã bảy đầu dường Gia Long-Ðồng Khánh-Nguyễn Du-Khải Ðịnh..



    Nghệ thuật múa Rồng ngày xưa rất được vua chúa nhà Nguyễn ưa chuộng và hiện nay rất thịnh hành khắp Nam Hàn. Người VN còn có nghề múa Hẩu (Sư tử) ở miền Bắc và đặc biệt tại thị xã Thủ Dầu Một (Bình Dương). Nói chung Hẩu hay Kim Sư (Sư tử vàng) là vua của muôn loài, một biểu tượng rất được phổ biến trong các hình tượng của Phật giáo. Ðây cũng là con vật cởi của Từ Hàng Ðạo Nhân trong Lão giáo, hóa thân của Ðức Phật Bà Quan Âm, được thờ kính tại khắp các đình làng Trung Hoa và VN.



    Khác với Rồng và Lân, trước đây tại Miền Nam VN, múa Hẩu chỉ được thực hiện trong các lệ cúng giỗ vị thần bảo hộ của người Viêt gốc Hoa, thuộc Bang Phúc Kiến mà thôi. Ở Bình Dương cứ bốn năm một lần, các chúa của người Hoa Phúc Kiến thờ ông Bổn, bà Thiên Hậu vùng Búng, Lái Thiêu, Bà Lục, Tân Phước Khánh.. Riêng đầu Sư tử vàng thật sự chỉ là một chiếc mặt nạ rất dữ dằn, đắp nổi bằng giấy bột trên một cái nia. Còn đuôi Hẩu là một miếng vải dài 4m. Mỗi đội Sư tử thường có 2 con, hoặc múa một mình hay biểu diễn cả cặp. Ðiều tối kỵ nhất trong nghệ thuật múa Hẩu, là không bao giờ được ngửa mặt lên trời và leo trèo như Lân lúc biểu diễn.



    Hiện nay tại thành phố Phan Thiết có 10 đội Lân và một đội Rồng. Trong khi các đội Lân-Rồng và Hẩu tại Sài Gòn-Chợ Lớn hoạt động chuyên nghiệp, gắn liền với các võ đường và bang hội giang hồ. Trong lúc đó các đội Lân-Rồng của Bình Thuận-Phan Thiết được lập ra, chủ yếu không phải để kiếm ăn mà là phục vụ cho các chùa đình và hội quán của người Việt gốc Hoa trong tỉnh. Trước kia chùa Ông không có đội Lân nhưng hiện nay đã thành lập đoàn Thanh Long, vừa có Lân lẫn Rồng, để thay thế con Rồng cũ của Hội Rồng Sở Muối, đã có từ thời Pháp thuộc và đã hư nát sau khi VC vào cưỡng chiếm Bình Thuận từ ngày 19-4-1975, người người đói rách thảm thê, tù đầy chết hận, thì có ai còn hồn để mà nghĩ tới Rồng với Lân? Nhưng cho dù con Rồng mới của Phan Thiết dù được mang mỹ danh là Thanh Long, dài 49m với 100 người điều khiển nhưng nhìn thật ốm nhách, không làm sao so sánh nổi với con Rồng cũ năm nao của Phan Thành.



    Tuy nhiên dù có tới 10 đội Lân nhưng theo đánh giá của điạ phương thì vượt trội hơn hết, kể cả các hội Lân của Nhà thuốc Nhơn Ái và Thương gia Năm Tàu. Ðó là đội Lân của Bang Quảng Ðông, có chùa Hội quán tại đường Gia Long, thành phố Phan Thiết. Ðội này hiện do Châu Phú Cường chừng 45 tuổi phụ trách. Hội này qui tụ hầu hết con cháu của những thế hệ cha anh, bao đời liên tiếp và phát triển đội Lân nhà, qua sự tranh hùng với các đội Triều Châu, Phúc Kiến, Hải Nam và nhất là hội Lân Thiền Cang Tương Tế do người Việt sáng lập, có trụ sở tại đường Ðội Cung, Phan Thiết.



    Theo báo chí ghi nhân, đội Lân Quảng Ðông hiện có 36 hội viên, tuổi từ 10-25, bao gồm người Việt lẫn Việt gốc Hoa. Theo nguyên tắc và các điều lệ qui định, muốn trở thành một thành viên của đoàn Lân này, mọi người phải tập luyện thường xuyên, ngoại trừ lúc phải đi làm hay tới trường học. Tóm lại để trở thành một chuyên viên múa Lân nhà nghề, điều kiện thiết yếu nhất là phải có thân thể cường tráng khoẻ mạnh. Với những người múa đầu Lân, hầu hết rất tinh thông võ nghệ. Nói chung điều hành một đoàn Lân là sự ăn ý nhịp nhàng giữa mọi người, từ đánh trống, ông Ðịa, thậm chí cho tới giữ đuôi Lân. Ðặc biệt đội này có 13 con Lân và một cặp Sư tử vàng. Trước năm 1975, mua đầu Lân phải qua tới Hồng Kông hay Ðài Loan. Hiện nay trước sự phát triển nhanh chóng của nghề múa Lân nên thành phố cũng có nhiều cơ sở sản xuất đầu Lân như hãng Nhơn Nghĩa Ðường ở Chợ Lớn. Múa Lân dưới thiên đàng xã nghĩa, các đội Lân kể cả đội Quảng Ðông, ngoài bổn phận phục vụ cho tín ngưỡng, nay còn phải hành nghề kiếm tiền lo cơm áo. Bởi vậy họ đã ký nhiều hợp đồng biểu diễn tài nghệ cũng như võ thuật, với các khách sạn và những dịch vụ du lịch tại khu phố Thụy Sĩ và Victoria ở Rạng, thuộc quận Hải Long, trên đường đi Mũi Né-Hòn Rơm.



    Ngoài ra để cạnh tranh nghề nghiệp, các đội Lân của Phan Thiết ngày nay có rất nhiều tiết mục ly kỳ hấp dẫn như Lân múa trên Mai Hoa Thung. Ðây là một hế thống hai chục cột gỗ, cao từ 1,2m ố 2,4m. Hai võ sĩ múa đầu lân và cầm đuôi, trong lúc biểu diễn đã đi lại hay nhảy nhót, trên đầu các cột gỗ trong thung như đi lại trên đất bằng phẳng. Tóm lại chương trình biểu diễn của các đội Lân tại Phan Thiết, khi làm ăn với những công ty du lịch, càng lúc càng đa dạng phong phú, mang tính võ thuật và nét văn hóa Ðông phương, rất được mọi người, nhất là du khách ngoại quốc ưa chuộng thích thú như song sư hý cầu, Lân hái lộc, tứ quý Lân, ngũ sắc phước an, bát trống khai hội.. Tất cả rất phù hợp với tinh thần thượng võ của người Bình Thuận, vốn là hậu duệ của những di dân từ Ngủ Quãng vào khẩn hoang khai phá vùng đất của Chiêm Thành, đã bị người Chiêm bỏ hoang hơn ba trăm năm qua.



    Ngày xưa thời BìnhThuận còn la đất bạc biển vàng, ai cũng no cơm ấm áo làm chơi ăn thiệt, nên sau khi biểu diễn giúp vui trong ba ngày Tết Nguyên Ðán và Rằm NguyênTiêu, thì các đội Lân và Rồng, lui về ngủ yên trong các bang hội, chờ đợi Tết năm sau mới xuất thế. Nhưng ngày nay nhờ sống được trong thiên đường xã nghĩa, cái gì cũng có nên càc đội Lân Phan Thiết được liên tục chở đi đây đó để kiếm cơm, qua các màn trình diễn võ thuật bán mạng đổi tiền như màn ‘Thất Tinh Bản Nguyệt‘, qua đó Lân phải nhảy múa trên bảy cái ấm đất nhưng tuyệt đối không được làm cho nó vở. Ngoài ra còn có các màn trình diễn nội công như dùng giáo mác nhọn đâm vào bụng hay nằm trên bàn chông, để cho các võ sĩ khác dùng búa sắt đánh mạnh vào thân thể mình.





    5- HUYẾT SỬ QUA NGHIỆP MÚA LÂN:



    Lúc đầu múa Lân chỉ đơn sơ qua biểu diễn của từng con một. Về sau nghệ thuật múa Lân cũng theo thời gian biến đổi không ngừng với các cuộc tranh tài cùng lúc của nhiều con Lân, có lúc thêm Kim Sư và Rồng tham dự. Nghệ thuật cao nhất trong nghề múa Lân là xung pháo, trèo cao để giựt giải thưởng, nhiều lúc được trèo tòng teng giữa không trung trên 5-7 thước là thường. Cũng may ít khi xảy ra các tai nạn nghề nghiệp đáng tiếc, vì hầu hết những đoàn viên đều là môn đồ của các lò võ thuật.



    Theo luật giang hồ trong Lân sử, tuy không được ghi chép bằng một thứ chữ nghĩa nào nhưng đấy là tử lệnh, ngoại trừ nhóm múa Lân tài tử, còn các đôi Lân dù chuyên nghiệp hay không, tất cả đều phải tuân hành với qui tắc tuyệt đối ‘ gà ghét nhau tiếng gáy, lân phân biệt màu râu để định ngôi thứ ‘.Như vậy không phải ai muốn làm gì thì làm, nghĩa là cứ tự ý vẽ màu râu theo ý mình để chuốc lấy tai họa và những điều phiền phức nghề nghiệp.



    Theo các định luật bất thành văn trên, thì Lân Râu Bạc hay Trắng, được xem như là Chúa của các loài Lân trên đời, bao gồm những đội Lân của các đại ca đang lãnh tụ trong nghề. Lân có màu râu Hoe Hoe, đai diện cho các đội hạng nhì của các tay giang hồ bạt mạng,lúc nào cũng đang ngấp ngáo chờ cơ hội xưng bá. Lân có màu râu xanh hay đen là lớp đàn em. Bởi vậy trong nghiệp múa Lân không bao giờ dám đẫm chân lên địa bàn của nhau để tránh sự xung đột. Tuy vậy vao những ngày Tết Nguyên Ðán, nên có rất nhiều đội Lân hoạt động để kiếm ăn, nếu biết nhường nhịn tuân thủ theo luật lệ giang hồ thì mọi sự tốt đẹp, còn không huyết đấu sẽ xảy ra ngay trong lúc trổ tài nhưng mặt thật là tất cả đang tìm hết thủ đoạn để dành thắng lợi và chiếm cứ lãnh địa của đối phương.



    Võ với võ, đao kiếm chạm trán với mã tấu, nên làm sao tránh được thảm cảng người gục máu đổ?. Tại VN, thảm kịch giữa hai đội Lân ghét nhau về màu râu đã biến huyết chiến ở Sài Gòn, vào những ngày Tết Nguyên Ðán năm Quý Mùi (1943), nguyên do cũng vì háo thắng mà phá bỏ luật lệ của giới giang hồ. Theo báo chí xuất bản trước năm 1975 đã ghi lại, ta biết Tết năm đó tại khu vực Lò Heo Chánh Hưng và Lò Dừa, có đội Lân Râu Hoe (vàng) của võ sư Tám Mạnh, một nhân vật giang hồ rất có thế lực trong vùng, nhờ tiền bạc rủng rỉnh. Ðối diện bên kia sông Sài Gòn, có đội Lân Chúa Râu Bạc, do tay anh chị trong làng đấm đá tên Hai Lài cầm đầu.



    Tết Quý Mùi 1943, có Năm Hồi là con của Tám Mạnh, vì muốn chơi cho thiên hạ nổ mắt, nên tự ý đổi màu râu của đội Lân nhà, từ màu vàng hoe thành màu bạc (Lân Chúa), nên đã bị đội Lân của Hai Lài thẳng tay trừng trị theo luật giang hồ. Kết quả của trận song Lân huyết đấu, làm hai phía có khoảng 30 người vong mạng và mang thương tích trầm trọng, trong số này đội Lân của Năm Hội có 6 thành viên bị tử thương sau cuộc huyết đấu. Nội vụ ra tòa, Tám Mạnh vì lắm bạc nhiều tiền nên được các quan Tây phán thắng kiên. Riêng Hài Lài và những kẻ sống sót của đội Lân Râu Bạc bị kết án khổ sai chung thân, lưu đày ra tận Côn Ðảo và kết quả bị đàn em của Tám Mạnh ở đây thủ tiêu để nhổ cỏ cho tận gốc. Cũng may, đây là trường hợp duy nhất đã xảy ra tại VN trong thời Pháp thuộc và tình trạng bê bối trên không hề tái diễn lần nào suốt thời gian VNCH.



    Ngày nay, ngoại trừ một số đội Lân chuyên nghiệp ký hợp đồng với các công ty du lịch giúp vui hầu như quanh năm suốt tháng. Còn lại các đội Lân khác tại Sài Gòn-Chợ Lớn chỉ hoạt động tới rằm tháng giêng (Nguyên Tiêu) thì kết thúc. Theo truyền thống đã có từ lâu đời, tất cả các đội Lân đều phải tập trung về chùa Bà Thiên Hậu tại Thị xã Thủ Dầu Một (Bình Dương), để làm lễ cúng tạ, đồng thời tham dự với bốn đội Kim Sư của Bang Phúc Kiến, trong lễ hội Rước Kiệu Bà, cùng với các vị thần bổn mạng mà người Việt gốc Hoa đã thờ kính như Huyền Thiên thượng Ðế (Chơn Võ), Quan Thánh Ðế Quân (Quan Công), Nam Triều Ðại Ðế và Cửu Thiên Huyền Nữ. Sau đó các đội Lân mới được phép trở về Chùa hay Bổn Hội Quán riêng của mình và lại hoạt động vào những ngày xuân năm tới.



    Tết về nói chuyện múa Lân, bỗng dưng chợt nhớ tới huyền thoại Kỳ Lân, qua truyền thuyết ‘khi con vật này xuất thế, thiên hạ sẽ được thái bình’. Và cũng vì tin tưởng như vậy, nên sau ngày 30-4-1975 khi VC cưỡng chiếm miền Nam, đồng bào cả nước bị bốc lột đầy đọa giết hại tù đầy đến tận xương tủy, mới nảy sinh ra cái mộng mị huyễn hoặc là Nguyễn Cao Kỳ và Bùi Thế Lân, cả hai đã bỏ vinh hoa phú quý tại nước ngoài, trở về lãnh đạo toàn dân tiêu diệt VC quang phục đất nước. Sở dĩ có chuyện này vì ngẫu hứng tên của hai ông tướng trên, nếu đem ghép lại, sẽ ứng với tâm nguyện thầm kín của đồng bào đang khổ đau lúc đó. Nhưng rồi sau khi ra tù VC, tới Mỹ mới biết tất cả chỉ là chuyện ba làng.


              
    ‘Nay lại thêm một lần xuân tới nữa
    Tết không nhà, hiu quạnh vắng người thương
    Vẫn tỉnh say nơi quán lẻ bên đường
    Chờ bạn đến cụng ly mừng xuân thắm

    Nhưng họ đã chết queo ngoài muôn dặm
    Kể từ mùa chính chiến, bỏ trường xưa.
    Chỉ còn ta thất thểu cuộc sống thừa
    Bao chục năm héo cùng xuân viễn xứ’

              



    Từ Xóm Cồn Hạ Uy Di
    Chạp 2013
    Mường Giang

    https://hon-viet.co.uk/MuongGiang_TimLa ... ungTet.htm
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 21156
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

GIAO THỪA KHÓC CAO BÁ QUÁT

Bài viết bởi Hoàng Vân »






GIAO THỪA
KHÓC CAO BÁ QUÁT

_______________________
Bùi Chí Vinh




Giao Thừa nhớ đến Cao Bá Quát
Thắp nén nhang mà khóc sơn hà
"Thập tải luân giao cầu cổ kiếm
Nhất sinh đê thủ bái mai hoa"

"Mười năm ông đi tìm gươm báu
Một đời cúi mặt trước hoa mai"
Năm mươi năm ta tìm chính đạo
Mùa xuân thua một lũ cướp ngày

Người xưa nói cướp đêm là giặc
Cướp ngày, quan áp bức dân lành
Ông thà đi làm "giặc Châu Chấu"
Cho bọn cướp ngày mặt tái xanh

Lúc ông bị tru di tam tộc
Hoa mai đều chết đúng ba mùa
Thơ ngang dọc và đời ngang dọc
Bẻ nạng chống trời chẳng sợ vua

Ta thì sống trong thời đốn mạt
Không còn đường lên núi như ông
Đành đứng trước hoa mai cúi mặt
Nhớ tiền nhân mà buốt nghẹn lòng !



28-1-2025
Giao Thừa Tết
BCV


Hình ảnh Thánh Thi Cao Bá Quát thế kỷ 19


https://www.facebook.com/buichi.vinh.3/ ... TbVhQSrul?
          
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 21156
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

HÀN SĨ NGHINH XUÂN PHÚ

Bài viết bởi Hoàng Vân »






HÀN SĨ
NGHINH XUÂN PHÚ





Tiền viết mướn chỉ đủ mua gạo lẻ lưng nồi,
Nhà ở thuê kiếm đâu ra mai vàng trước ngõ!

Nghĩ thân ta,

Te tua mái lá, mặc tình gió bấc mưa nam,
Quạnh quẽ bàn thờ tủi thân ông sơ bà cố!

Mua xôn giày dõm, lê mấy bước thì hả miệng hả mồm
Ráng sức xe cùi, đạp vài vòng cứ trật sênh trật chó!

Không hoa không quả, không nhang đèn, Trời Phật, Chư Thiên dù chẳng sân si,
Chẳng chuối chẳng chè, chẳng hương khói, Ông Địa Thần Tài đếch thèm gia hộ!

Tiền nhà tiền điện, chạy sút quần mệt bở hơi tai,
Nợ mẹ nợ con, há tét miệng chửi banh ngoài ngõ!

Thế nhưng,

Cơm lưng bụng, quân tử đâu cần hải vị, sơn hào,
Quần sờn mông, hảo hán chẳng màng tơ tằm, vải bố!

Dẫu nghèo tiền nghèo bạc, mà ba miền tao nhân mặc khách dẫy đầy,
Lại giàu bạn giàu bè, cùng bốn biển, khí phách đệ huynh vô số!

Từ người cửa rộng nhà cao,
Đến kẻ đầu đường xó chợ!

Luôn xa lánh phường chém chú đâm cha,
Lại xót xa bọn trộm trâu trộm chó!

Lòng như nước trong leo lẻo, mặc bấy người đổi trắng thay đen,
Mặt tợ trăng sáng ngần ngần, dễ cho ai bôi vôi trét lọ!

Ô hô!

Dù răn con khuyên cháu, chớ theo văn hóa bọn rợ Tàu.
Mà ngứa bút khua nghiên, lại xổ văn … gừng vài câu đối.

Đối rằng:

Trong nhà năm xe sách vở mối mọt lăm nhăm,
Ngàn dặm bốn hướng sông hồ anh em lố nhố.

Cho nên,

Đầy bè đầy bạn, lo chi chén tạc chén thù,
Không vợ không con, sợ gì tiếng chày tiếng cối!

Dăm lít rượu rừng rượu đế, sớm chiều mặc tình tỉnh tỉnh say say,
Ba bữa cơm nhão cơm khô, sáng tối chẳng sợ no no đói đói.

Gạo rau phun thuốc, dại gì mà dộng cành hông,
Rượu đế pha cồn ai nói không say tới bến?

Mắt nhìn hí hí, xem cuộc cờ, ung dung nâng chén uống nhâm nhi,
Lời thốt tràn tràn, luận anh kiệt, hào sảng vỗ bụng cười hô hố.

Đất cằn cây lớn, nơi hàn môn xuất hào kiệt tàng tàng,
Chùa rách Phật vàng, trong áo vá tỏa phong nghi lồ lộ.

Xét mình:

Dù chữ Dũng nào dám sánh Kinh Kha,
Còn chữ Hiếu vẫn thua xa Tử Lộ.

Đức mỏng, đâu dám đo cùng bậc thánh, bậc hiền.
Tài hèn, chẳng đủ bàn chuyện kim, chuyện cổ!

Chẳng qua:

Phú quý do thiên
Quan trường tại số.

Cam La má tròn phinh phính đã đạt công khanh
Bá Lý tóc trắng phơ phơ mới ngồi trướng hổ!

Trên cao chót vót mà dòng suối rộng được mấy tầm?
Dưới thấp lè tè nhưng biển khơi sâu hơn nghìn bộ!

Nơi quyền môn có khi thừa kẻ vô lại tham tàn.
Chốn thảo lư lại chẳng thiếu bậc tài hoa đức độ!

Chớ gặp khi thất thời mà dấm dứ dấm da,
Đừng cậy lúc thượng phong mà xí xa xí xố!

Chỉ tiếc cho:

Núi cao nghìn trượng mà chẳng còn đá cứng gươm mài,
Trời rộng thênh thênh lại chẳng dung đại bằng cánh vỗ!

Chua xót lắm! Bụng kinh luân mà giống túi đựng cháo đựng cơm,
Cay cú thay! Vai thao lược lại thành giá máng quần máng áo!

Thả cần sông Vị mà vắng người Văn, Vũ; chỉ hoài công chờ vận đợi thời,
Đốt lửa non Lương, lại bặt tăm Tiều, Tống; đành phí sức đốn cây cưa gỗ!

Cái lợi cái danh, từ xưa kèo cựa một mớ ba đồng,
Cái đức, cái tài, ngày nay xa cạ một đồng ba mớ!

Nghênh ngang ngọn bút, mà hùng tâm chưa vọt thấu chín tầng,
Sang sảng lời thơ mà khẩu khí còn nằm im mấy độ !

Tâm đắc quá:

“Bần tiện bất năng di
Uy vũ bất năng khuất”

Thì sá chi câu:

“Tiểu nhơn đắc thế tợ điểu phi thiên,
Quân tử thất thời như ngư vô thủy”

Hôm nay,

Ngà ngà men rượu, hứng chí viết dăm chữ lăng nhăng,
Thân thiết bạn hiền, vui miệng nói vài câu nhí nhố.

Chúc mọi người an lạc bốn hướng đông tây,
Hưởng mùa xuân ý nghĩa nhất nhì kim cổ!




Kha Tiệm Ly


https://www.facebook.com/khatiemly1252/ ... 7DXt4w3cl?
          
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 21156
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Nem Chua

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           





    Nem Chua
    _________________________
    27/01/2025 _ song thao





              

    Nem gói lá vông.

              


    Tết đến nói chuyện nem chua hình như hơi vô duyên. Trên bàn nhậu của chúng tôi ở Sài Gòn tứ mùa bát tiết hầu như đều có những chiếc nem vuông vức gói lá chuối nằm ở giữa. Đó là món nhắm rất đúng bài bản. Thứ thơm thơm, ngọt ngọt, cay cay, chua chua đi với bia hay đế cứ như là anh em khoác tay nhau toác miệng cười. Nem chua là chuyện thường ngày.


    Ngày tết có những món của tết nhất sang trọng và chảnh chọe hầu như chỉ xuất hiện trong các dịp lễ tết, cỗ bàn trịnh trọng. Vậy mà cái thứ tầm thường như nem chua cũng e ấp chen chân lọt vào. Tại Thanh Hóa, nem chua chỉ có mặt trong các dịp lễ tết, cưới hỏi hoặc các ngày hội trong năm. Tại Thủ Đức, từ ngày 20 tháng chạp trở đi cho tới cận tết, các lò nem rộn rã hoạt động hết công xuất để cho ra những mẻ nem đón xuân. Làm một ngày cận tết bằng một tuần trong năm. Ít có món ăn chơi nào mà từ Nam chí Bắc đều có những địa phương nổi danh như món nem chua. Cho tới nay, người ta không biết nem chua được vùng nào trên giải đất chữ S làm ra đầu tiên nhưng tất cả đều có công thức chung là thịt và da heo và các loại lá có công dụng làm chín thịt.


    Nếu phải điểm danh các vùng sản xuất nem chua nổi tiếng, chúng ta có thể nhắc tới nem chua Chợ Huyện ở Bình Định. “Ai về Tuy Phước ăn nem / Ghé qua Hưng Thạnh mà xem Tháp Chàm”. Nem Chợ Huyện chỉ được vắt nhỏ cỡ quả cau, gói bằng lá ổi bánh tẻ hoặc lá vông, kèm theo ớt tỏi, bọc ngoài bằng lá chuối hột xanh. Nem chua làng Vẽ thuộc xã Đông Ngạc, huyện Từ Liêm Hà Nội được gói theo hình dài, nhỏ bản. Nem chua Yên Mạc là đặc sản của tỉnh Ninh Bình. Gọi là đặc sản chắc cũng không ngoa vì ca dao đã: “Yên Mạc có món nem chua / Thơm ngon nổi tiếng đến vua cũng thèm”. Nem Ninh Hòa thuộc tỉnh Khánh Hòa là loại nem rất nổi tiếng dùng lá khế hoặc lá chùm ruột. Du khách tới Nha Trang không quên mua nem Ninh Hòa về làm quà quý cho thân nhân. “Đi đâu cũng nhớ Khánh Hòa / Nha Trang gió mát, Ninh Hòa nhiều nem”. Tiến sâu vào Nam, xứ Đồng Tháp có nem Lai Vung cũng khá nổi tiếng. Nhưng nổi tiếng hơn là nem Thanh Hóa gói bằng là đinh lăng, bạc hà hoặc lá ổi cùng với tỏi, ớt thái lát dài. Nem Thanh Hóa đã đi vào thơ: “Đây ngòn ngọt của giòn khúc khích / Này chút chua chua nũng nịu lời / Dẫu Hoàng tử đã nương tay bóc / Đỏng đảnh cay lên đủ nhớ đời! /Muốn về Thanh Hoá với em tôi!”.


    Suốt chiều dài đất nước, có nhiều vùng miền có nem chua nổi tiếng. Nhưng mỗi vùng có một loại lá kèm theo không giống nhau. Hương vị nem sàn sàn như nhau nhưng nem miền Bắc có vị mặn và chua đặc trưng, miền Trung có vị cay truyền thống, miền Nam có vị ngọt trội hơn, trừ nem Thủ Đức.


    Nem Thủ Đức là thứ nem có vị chua dịu ngọt, ăn hoài không chán. Cả một thời thanh niên, bàn nhậu của chúng tôi có bao giờ vắng bóng nem Thủ Đức, giờ đây ngồi nhớ lại, vị nem như vẫn còn vương vấn trong miệng. Đây là một loại nem chua rất hách: “Đi đâu mà chẳng biết ta / Ta ở Thủ Đức vốn nhà làm nem”. Hoặc: “Biên Hòa có bưởi thanh trà / Thủ Đức nem nướng, Điện Bà Tây Ninh”.

    Nem Thủ Đức có gốc gác đàng hoàng. Vào khoảng đầu thế kỷ 20, tại gần ga xe lửa Thủ Đức, có một phụ nữ góa chồng dựng một quán cóc ở ven đường, kiếm chút lời nuôi 6 đứa con thơ dại. Bà tên Nguyễn Thị Kỳ, có mái tóc quăn nên thường được mọi người gọi là Tư Quăn. Trong số khách hàng quen thuộc có ông “gác nhíp” xe lửa. Một bữa bà Tư Quăn cầm miếng thịt heo tươi rói định mang vô bếp làm món ăn, ông gác ngồi chờ đồ nhậu trông thấy vội nói: “Thịt ngon quá, bà xắt cho tôi một đĩa, cứ để sống, cho tôi thêm ít chuối chát, cắt thêm trái khế để tôi nhậu chơi”. Bà Tư Quăn tròn mắt nói lại: “Thịt sống như vậy mà ăn cái chi! Ông này ăn uống thiệt là…”. Bà chưa dứt câu, ông gác nhíp cắt lời: “Bà không biết chớ thịt sống nhậu bắt lắm. Chỉ cần thêm củ tỏi, vài trái ớt và chút giấm”. Không muốn làm ông khách quen mất hứng, bà đề nghị: “Thôi, để tôi quết thịt cho nhuyễn, thêm vào chút ớt, tiêu tỏi cho át mùi chắc sẽ dễ nhậu hơn”. Không đợi ý kiến ông khách, bà vào bếp quết thịt, dọn thêm ít rau sống, bưng ra cho khách. Ông gác nhíp gói thịt trong rau, chấm nước mắm, tấm tắc khen ngon. Bà Tư Quăn cũng hể hả trong bụng. Vốn dân buôn bán nên trong đầu bà đã nảy ra một món nhậu mới. Ông gác nhíp thấy ngon nhưng bà nghĩ mình có thể làm ngon hơn nhiều. Bà trộn thêm muối, nước mắm, tỏi, cho thêm chút bì heo xắt nhuyễn. Chẳng lẽ để thịt quết trên đĩa làm khách khó ăn, bà ra sau vườn, hái mấy lá vông, rửa sạch sẽ, vắt từng nắm thịt gói kín, bỏ vào tô, đậy kín. Quán tấp nập khách làm bà bận túi bụi, quên khuấy cái tô đựng thịt quết. Ba ngày sau, vào bếp, bà ngửi thấy một mùi thơm nức mũi từ trong chạn. Bà mở cửa chạn, lôi tô thịt ra. Mùi thơm khiến bà không cầm lòng được, vội nếm thử. Ngon chi mà ngon ác ôn! Bà kêu mấy người đang có mặt trong quán ăn thử, ai cũng tấm tắc khen quá ngon. Từ đó quán bà Tư Quăn có thêm món nhậu mới bán đắt như tôm tươi. Bà đặt tên cho món này là nem. Món nem bỗng chốc danh vang cả vùng. Để thực khách có nhiều chọn lựa, ngoài món nem ăn mình ên, bà chiên lên nóng sốt thành món nem chiên, bỏ thêm hột gà vào thành món ốp-lết nem. Cửa hàng của bà ngày càng phát đạt. Từ chiếc quán lá xiêu vẹo bên đường, bà xây được nhà ngói, rồi cất thêm lầu. Tới đời con gái của bà, quán Tư Quăn biến thành nhà hàng với nhiều món ăn ngon. Nhưng món nem vẫn là món chính được khách hàng nhiệt tình thưởng thức. Nhờ những chiếc nem tình cờ thành hình, nhà hàng ngày càng khang trang hơn, mang cái tên chảnh chọe: Thiên Lợi Thành. Thấy con gái bà Tư Quăn ăn nên làm ra, dân cư trong vùng học cách làm nem tạo thành phố nem Thủ Đức thu hút khách từ Sài Gòn tới thưởng thức mỗi cuối tuần. Như nói ở trên, người ta không biết phát xuất từ đâu mà nem lan ra cả nước. Nem Thủ Đức được tình cờ hình thành vào đầu thế kỷ 20, nếu nem các vùng khác không xuất hiện trước thời gian này thì “lịch sử” nem chua phải ghi công bà Tư Quăn.

              

    Nem Thủ Đức.

              

    Năm 1928, thi sĩ Tản Đà được ông chủ báo Đông Pháp Thời Báo mời vào Sài Gòn cộng tác. Ông được dẫn tới Thủ Đức chiêu đãi món nem nức tiếng địa phương tại nhà hàng Thiên Lợi Thành. Nem lá vông được nhà thơ tổ sư ăn uống nhậu kèm với rượu Gò Đen Bến Lức khiến chúng quện vào nhau ngon hết xẩy. Nhà thơ nổi tiếng về đức ăn nhậu đã kết món nem chua Thủ Đức. Ông đã lưu lại trong Nam 10 năm. Khi về Bắc Tản Đà đã làm bài thơ “Nhớ Trong Nam”.
              
    Ngày dài ta nhớ đất Nam trung
    Mây nước xa trông cách vạn trùng
    Cánh nhạn bên giời không chiếc bóng
    Vừng giăng mặt biển đã mười đông
    Sài Gòn, Chợ Lớn ai qua lại
    Thủ Đức, Xuân Trường khách vắng đông?
    Ngồi nhớ người xa thêm nhớ cảnh
    Xa xuôi ai có nhớ nhau cùng?

              
    Đầu thập niên 1960, tôi đã có vài năm dậy học tại trường Thiếu Sinh Quân Vũng Tàu. Mỗi chiều thứ tư, bắt chuyến xe chuyên chở loại nhỏ Peugeot đưa tôi xuống biển, sáng Chủ Nhật tôi quay lại Sài Gòn. Đường đi Cấp ngày đó băng qua Thủ Đức. Hầu như mỗi tuần, khi đi ngang phố nem, tôi không quên vớt chục nem về nhậu với bạn bè làm báo tại Sài Gòn. Khi đó, hai bên đường nườm nượp những sập bán nem, khách ngang qua như tôi chẳng biết chọn lựa sập nào. Được cái cứ nem Thủ Đức là ngon nên khách hàng đỡ mất công.


    Nem ngon phải được làm bằng thịt tươi khi miếng thịt còn giật giật, giã bằng tay liên tục cho tới khi thịt quết lại dính với nhau. Cũng như giã giò. Ngày còn ở Hà Nội, gia đình tôi có cho một bà cụ người Ước Lễ thuê căn nhà lợp tôn làm thêm trước mặt nhà để mở tiệm giò chả. Lũ con nít chúng tôi hay ngồi coi các ông giã giò làm việc. Họ phải giã luôn tay cho tới khi xong một mẻ. Nếu ngưng là mẻ thịt bị hư. Hai ông chuyên giã giò này có hai cánh tay nổi bắp và cái lưng gù. Họ ngồi trên chiếc ghế đẩu, hai tay hai cái chầy, giữ đều nhịp suốt buổi sáng, hết mẻ thịt này đến mẻ thịt khác. Trên người hai ông lúc nào cũng mồ hôi mồ kê nhễ nhại thấy thương. Hai ông luôn nhắc tụi tôi cố gắng học, đừng bao giờ làm nghề giã giò cực nhọc như họ. Không biết có phải vì thương cảm hay không mà cho tới nay, gần tám chục năm đã trôi qua, tôi vẫn nhớ tên hai ông Lũy và Khương. Giã thịt làm nem cũng như giã giò, không được ngưng nghỉ. Vạn bất đắc dĩ ông thợ phải rời cối giã, phải có người giã thế liền.


    Thịt làm nem Thủ Đức đúng vị phải được chọn lọc kỹ càng. Đó là phần nõn thịt từ hai đùi sau, thịt không cần rửa mà trực tiếp đem đi giã. Giã xong ướp gia vị gồm tỏi, đường, muối, rượu, mật ong để nem có vị chua, cay, dai quyện với nhau. Mỗi loại gia vị phải chọn loại xịn nhất. Đường phải là đường tinh luyện, rượu loại hạng nhất. Như vậy mới giữ được nem lâu và không đắng. Muối phải là muối trắng Phan Thiết không có mùi tanh và không lẫn cát. Sau khi ướp, bì được trộn vào. Bì được lấy từ da lưng hay da đùi heo, nhúng vào nước sôi rồi vớt ra liền để giữ được độ giòn của bì. Sau đó sẽ làm sạch sẽ, xắt thành sợi. Cuối cùng nem được gói bằng lá vông. Lá vông được chọn không quá già và cũng không quá non để nem có độ ngon tuyệt vời nhất. Lá vông già sẽ làm nem bị khô. Lá vông non sẽ làm nem bị bở. Là vông không độc, không mùi lại có thể giữ được thịt lâu hư nhất.

              

    Phố nem Thủ Đức ngày xưa.

              

    Ngay từ thập niên 1930, những người Sài Gòn có phương tiện, cuối tuần thường đi Thủ Đức ăn nem. Nhiều nhà làm nem tay ngang mọc lên. Họ cạnh tranh nhau một cách bất chính. Họ dùng gái bán hoa để kéo khách. Chuyện cạnh tranh này phổ biến tới nỗi khi nói “đi ăn nem Thủ Đức” có nghĩa là đi tìm hoa biết nói! Tác giả Phạm Công Luận, một người chuyên sưu tầm và viết về Sài Gòn xưa, đã tìm được một bài báo viết về chuyện “đi ăn nem Thủ Đức”. “Nem Thủ Đức ngon nên bị lạm dụng tên tuổi. Thủ Đức ở thập niên 1930 có nhiều quán bán nem mở ra. Một vài quán muốn hút khách phải dùng gái bán hoa để cạnh tranh. Đến nỗi ai đi “ăn nem Thủ Đức” dễ bị nghĩ là đi tìm hoa biết nói, báo xưa nói vậy. Những hàng bán nem lâu đời và làm ăn đàng hoàng bị ảnh hưởng. Do vậy, một ký giả nhật báo Sài Gòn thời ấy phải đính chánh trên báo số 324 ra ngày 11.4.1933: “Trước kia chúng tôi cũng có các quan niệm như thế. Nhưng mới đây, nhơn đi “Cap” (Vũng Tàu) về khuya, đói bụng, chúng tôi ghé lại hàng nem Nam Hưng Ký tục kêu là quán nem Dì Tám dùng thử một lần cho biết. Khi đã dùng nem và xem cử chỉ của bà chủ cùng mấy người bồi, chúng tôi lấy làm ngạc nhiên hết sức. Nem thật ngon mà giá tính phải chăng, bồi khuôn phép lại thật thà vui vẻ. Hỏi lại mới biết hàng nem lâu nhứt, danh tiếng nhứt và bao giờ cũng lấy sự thật thà, lương thiện làm gốc.Vậy tôi xin đính chánh lại rằng nem Thủ Đức cũng có chỗ thiệt ngon và làm ăn ngay thẳng, còn sở dĩ nem Thủ Đức mà mang tiếng không tốt là tại một vài nơi làm quấy để tiếng oan cho nem Thủ Đức mà thôi. Vậy bà con nên lựa chỗ mà dùng”.

              

    Một quán nem Thủ Đức.

              

    Nem Thủ Đức là tuổi thanh xuân của tôi nên những gì xảy ra cho nghề làm nem Thủ Đức khiến tôi không khỏi bâng khuâng. Sau 1975, đất nước xuống cấp, nem Thủ Đức không thoát khỏi cơn bão tố này. Nem Thủ Đức được quy vào sản xuất trong một hợp tác xã. Thủ Đức không còn lò mổ heo nên phải lấy thịt heo mổ lậu từ chợ Xóm Mới, Gò Vấp. Vì làm lậu nên họ giết heo bằng cách chích điện. Thịt phải vận chuyển đường xa nên hết tươi. Quản lý thị trường kiểm soát gắt gao việc di chuyển thực phẩm càng làm chậm trễ việc chuyển thịt. Các nhà làm nem phải thay đổi quy trình sản xuất. Họ làm nem ngay tại Xóm Mới rồi đem về Thủ Đức bán. Truyền thống làm nem cũng mai một. Thịt được giã bằng máy chứ không còn bằng tay như trước. Thịt không còn tươi nên chất kết dính gelatin sẵn có trong thịt cũng không còn, người ta phải thêm vào chất gelatin nhân tạo.


    Trên báo TreToday, một ký giả vọng về những ngày xưa. “Giờ đây, làng nem Thủ Đức vào buổi xế chiều, làm buồn lòng biết bao người. Trên đường Dương Văn Cam, Lê Văn Tách phường Linh Tây, các lò nem đã giải thể gần hết, chỉ còn vài ba hộ sản xuất nhỏ lẻ cầm chừng. Những “danh nhân” làng nem nổi tiếng một thời, nay người đã quy tiên, người đi định cư nước ngoài, lớp con cháu rất ít người nối nghiệp. Một trong số ít lò nem còn “sống được” là hiệu nem “Bà Chín” trên đường Trần Hưng Đạo, phường Hiệp Phú. Chủ hiệu là bà Nguyễn Thị Kim Cẩn, 70 tuổi, có biệt danh là “Chín nem”, gần 40 năm gắn bó với nghề làm nem. Bà lấy làm buồn vì hiện tượng “treo đầu dê bán thịt chó”, nem kém chất lượng giá rẻ ở các nơi đổ về bày bán đều “gắn mác” nem Thủ Đức, kiếm được chiếc nem Thủ Đức chính hiệu còn... chua hơn nem chua!”.


    Ngay tại Thủ Đức, người ta còn vọng tưởng nem Thủ Đức xưa. Huống chi tôi, ngàn dặm xa cách Thủ Đức, ngồi nhớ tới những ngày xa xưa, muốn kiếm chiếc nem Thủ Đức ngày ấy, chắc còn vạn lần…chua hơn nem chua!



    Song Thao
    www.songthao.com

              

    Một góc cơ sở làm nem Bà Chín.

              
    https://vietbao.com/a321255/nem-chua
Trả lời

Quay về “Chuyên đề”