Xuân .. Xuân .. Xuân .. Ất Tỵ ...

Trả lời
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 21156
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Xuân .. Xuân .. Xuân .. Ất Tỵ ...

Bài viết bởi Hoàng Vân »











          
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 21156
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Xuân .. Xuân .. Xuân .. Ất Tỵ ...

Bài viết bởi Hoàng Vân »






TẾT



Tết đến đem vui với mọi người.
Sao đem buồn tủi chỉ riêng tôi?
Nửa đêm thức giấc lòng hồi hộp:
Nghe tiếng hông đa tưởng nợ đòi!



Cao thám hoa





https://www.facebook.com/khatiemly1252/ ... Te3aT9TBl?
          
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 21156
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Xuân .. Xuân .. Xuân .. Ất Tỵ ...

Bài viết bởi Hoàng Vân »






MÙA XUÂN
THOI THÓP

_______________________
Bùi Chí Vinh




Cảm cúm suốt tuần lễ
Nguồn sinh lực cạn dần
Đêm nằm thở không được
Thấy mình giống nhân dân

Trước mặt là mùa xuân
Nhưng hoa mai không nở
Tiền vàng giấu ở đâu
Mà đồng bào khốn khổ

Tết vắng hoe ngoài chợ
Xuống đường sợ thổi còi
Về quê hay ở đợ
Đều húp cháo cầm hơi

Sinh ra để làm người
Nhưng coi nhau như ngợm
Đánh chết kẻ giao hàng
Ác nữ coi như giỡn

Pháp luật thì ăn trộm
Báo chí nịnh quan thầy
Đất nước toàn hình nộm
Xuân chết dần không hay...



24-1-2025
BCV





https://www.facebook.com/buichi.vinh.3/ ... cB91vYPNl?
          
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 21156
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Xuân .. Xuân .. Xuân .. Ất Tỵ ...

Bài viết bởi Hoàng Vân »






Đánh Thức Tầm Xuân
- Bằng Kiều Trần Thu Hà - Băng Nhạc Trẻ CD






Bản 1 - 5
https://od.lk/s/MzVfNTYxNDkxNzVf/DanhTh ... Ha_1_5.mp3

Bản 6 - 10
https://od.lk/s/MzVfNTYxNDkyMDhf/DanhTh ... a_6_10.mp3




https://noralangdu.blogspot.com/2025/01 ... hu-ha.html
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 21156
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Xuân .. Xuân .. Xuân .. Ất Tỵ ...

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           





    CHUYỆN VUI VỀ
    NGÀY ĐƯA ÔNG TÁO

    ________________________
    Kha Tiệm Ly



              

              


    Tối ngày 23 tháng chạp.

    Thám hoa mỉm cười nhìn phu nhân đang lâm râm trước mâm lễ vật đưa ông Táo về Trời. Phu nhân liếc thấy, cũng tủm tỉm cười. Cúng xong, phu nhân đến nhéo yêu vào sườn non thám hoa:
    - Sao tui cúng mà cười tui? Hả? Hả?
    - Có gì đâu! Anh thấy thương ông Táo, bởi thời nầy lên trời người ta đi phi thuyền, còn ổng cỡi ngựa, cỡi cò thì không biết bao giờ tới!

    Phu nhân chu hai môi đỏ au; biện minh, dù rằng bà cũng không tin lời mình nói:
    - Ngựa thần, cò thần chớ bộ! Ngựa phóng một cái, cò vỗ cánh một cái là tới liền, phi thiền sao bằng! Hử?

    Thám hoa lúc nào cũng muốn phu nhân vui nên vuốt đuôi:
    - Ừ hén! Anh quên là ngựa thần, cò thần; cũng như Tề Thiên nhờ cân đẩu vân mà đi vạn dặm trong nháy mắt! Nè, mà hồi nãy em có trét miếng nước đường trên miệng ông Táo không vậy?
    - Trét chi?
    - Để khi ổng tâu với ngọc hoàng, thỉnh thoảng chất đường làm ngọt miệng, nhắc ổng nhớ, ổng tâu tốt cho mình!
    - Ai bày bậy bạ, xúi cho thần thánh hối lộ, nói sai sự thật nữa! Mà bỏ đi. Giờ em hỏi mình nè: Tại sao người miền Nam hay đưa ông Táo bằng thèo lèo, bánh in?
    - Vì nó tiện lợi và khá rẻ tiền, vả lại cúng xong thì gia đình xúm lại uống trà: Bánh in mềm thì dành cho ông bà; thèo lèo giòn cứng thì cho người còn trẻ.
    - Sao gọi là thèo lèo?
    - Người Tàu thường dùng các loại kẹo để uống trà, họ gọi chung là “trà liệu” 茶料, Người Triều Châu đọc là “tè léo”, người mình “dịch” ra là “thèo lèo”.
    - Tại sao kêu là “thèo lèo cứt chuột”?
    - Người Triều Châu không gọi vậy, họ gọi là “thèo lèo mè đen”, nó gồm mè đen và đậu phộng trộn chung (mè đen nhiều hơn). Người mình gọi “thèo lèo cứt chuột” vì coi nó đen đen trắng trắng, hao hao giống cứt chuột nên gọi vậy thôi chớ có chi lạ? Cũng như Cao thám hoa phu nhân có người gọi là “Hằng Nga giáng thế”, là bởi thám hoa phu nhân hao hao giống Hằng Nga đó thôi!

    Phu nhân đỏ rần hai má, vói tay đánh vào… không khí trước mặt thám hoa:
    - Dẻo miệng hà!

    Bèn chu môi:
    - Còn sao gọi là bánh in?
    - Bà ba Lúa nầy ngớ ngẩn thiệt! Thì nó được “in” ra từ hai cái khuôn chớ sao? Khuôn bánh in thường hình tròn; một bộ có hai cái,… Thôi mệt quá! Bữa nào anh dắt mình đến lò mà coi, nói dài dòng lắm.

    Phụng phịu:
    - Huum… thấy ghét hè!...

    Vụ phụng phịu nầy cũng hơi quen quen nên thám hoa tỉnh bơ, chỉ vào mâm lễ vật:
    - Nhang tàn rồi, ổng tới trển từ lâu, thôi vợ chồng mình uống nước đi mình!

    Phu nhân dẹp nhang đèn rồi ngồi bên chồng, đưa cho chồng miếng bánh in, rồi nói:
    - Hồi nãy mình nói cúng bánh in cho người già dễ ăn; cũng có lý nhưng còn lý do nữa mà mình chưa biết!
    - Là gì vậy?

    Bèn cười:
    - Vậy mà hay nổ “phúc tàng kin nuân (kinh luân!)”. Cúng bánh in là ý nguyện của gia chủ là muốn khi Táo quân lên tâu với Ngọc Hoàng thì có sao tâu vậy, tâu IN HỆT như những gì gia chủ làm, không thêm không bớt!

    Thám hoa cười, văng i ti tùm lum
    - Sao cười?
    - Vậy có nghĩa là tốt nói tốt, xấu nói xấu?
    - Tất nhiên! IN mà!
    - Hèn gì anh thấy mấy ngài mang mũ cánh chuồn, mũ ô sa ở 6 Bộ (Binh, Hình, Hộ, Lại, Lễ, Công) không ai cúng bánh in cả!
    - Sao vậy?
    - Vì nếu như vậy ông Táo sẽ tâu IN HỆT việc làm của mấy ngài ấy lên cho Ngọc Hoàng thì mồ tổ cha cũng chết!
    - Ừ hén!
    - Ví mấy con mẹ hay ghen tuông vớ vẩn cũng không nên cúng bánh in, bởi…

    Chưa hết câu thì phu nhân đã… “nhảy tót vô họng”:
    - Ê, ê! Dạo nầy tui tiến bộ lắm gồi, đừng có móc họng nhen!



    KHA TIỆM LY
    (TRÀ DƯ TỬU HẬU)

    https://www.facebook.com/khatiemly1252/ ... sUuKH4hWl?
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 21156
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Xuân .. Xuân .. Xuân .. Ất Tỵ ...

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           






    Những Mùa Xuân
    Kỷ Niệm

    __________________________
    24/01/2025 _ Kim Loan







    Đó là những mùa Xuân ở trại tỵ nạn.

    Tôi đã có bốn cái Tết trong trại Panatnikhom và Sikiew, Thailand.

    Tết đầu tiên thật nhiều kỷ niệm và bất ngờ, vì lúc đó chúng tôi vừa nhập trại trong khi còn hơn một tuần nữa là Tết. Tôi và ba cô bạn đi chung chưa kịp gửi thư cho thân nhân ở nước ngoài để ca bài ca “xin tiền”. Ai lo bận bịu đón Tết thì lo, còn chúng tôi thì lo đi mượn tiền để mua vài vật dụng cần thiết như tấm trải nhựa, tre nứa, dây nilon để làm “nhà” (phải “an cư” mới “lập nghiệp” tỵ nạn được chớ).

    Khoảng một tuần trước Tết, có một nhóm mấy thanh niên đến thăm vì nghe nói chúng tôi là dân Gò Vấp, nên muốn nhận “đồng hương đồng khói”. Họ là những người trẻ như chúng tôi, nên câu chuyện mau chóng trở nên thân mật và rôm rả:

    - Mấy em ở vùng nào?
    - Dạ, gần chợ Xóm Mới ạ! Còn các anh?
    - Mấy anh thì ở khu chợ Gò Vấp, kéo dài trên đường Lê Quang Định.

    Ôi, nếu còn ở Việt Nam, thì Xóm Mới và khu Lê Quang Định cách xa nhau, như kẻ đầu sông người cuối sông, có khi cả đời cũng chẳng gặp nhau, nhưng vì nơi đây trên xứ người, lại mang thân phận tỵ nạn, nên bỗng dưng “tình mến thương” dạt dào. Nhìn mặt mũi chúng tôi còn “ngơ ngác nai vàng” và bộ dạng xốc xếch như mới chui ra từ vùng kinh tế mới, nên các anh động lòng trắc ẩn, nổi máu “Lục Vân Tiên”:

    -Thôi, hãy cứ vui hưởng đời tỵ nạn trước đã! Buổi chiều giao thừa mời các em đến nhà đón Tết, có món chè đậu xanh và bánh chiên.

    Chúng tôi sung sướng nhận lời, ít ra cũng có “độ” như mọi người xung quanh. Vài ngày sau, tôi gặp lại Thầy giáo xóm cũ ở Việt Nam. Thầy chẳng dạy tôi ngày nào nhưng là hàng xóm và là bạn đánh cờ tướng với ba tôi. Thầy mừng rỡ hỏi thăm chuyện chòm xóm và trước khi ra về cũng không quên mời chúng tôi đến nhà Thầy 8 giờ tối giao thừa ăn chè đậu đỏ và đậu phộng da cá chiên bơ. Chúng tôi lại sung sướng nhận lời, vì tiệc của mấy anh đồng hương là 5 giờ chiều, nên vẫn còn thời gian để “chạy sô” qua nhà ông Thầy giáo.

    Vậy mà vẫn chưa hết, chỉ hai ngày trước Tết, một cô bạn trong nhóm tôi tình cờ gặp lại bạn tù vượt biên ngày xưa khi chúng tôi đang xếp hàng chờ lãnh nước. Qua vài câu trao đổi, thấy chúng tôi còn bơ vơ chưa có tiền tiếp tế, người bạn này cũng mời chúng tôi ăn chè đậu đen và bánh ngọt đêm giao thừa lúc 10 giờ tối. Lần này thì chúng tôi không còn… sung sướng nữa, đành phải gật đầu, mà trong lòng đã bắt đầu bội thực... chè. Kể từ ngày đó, chúng tôi không dám đi lang thang trong trại, vì sợ gặp người quen mời ăn... chè thì làm sao dám từ chối? (nghèo mà chảnh dữ!)

    Sau đêm giao thừa chạy ba “sô” để ăn chè đậu xanh, chè đậu đỏ, và chè đậu đen, chúng tôi sợ chè đến tận mấy tháng trời. Chẳng lẽ câu “ớn chè đậu” là do chúng tôi phát minh ra!?

    Tôi cũng chẳng ngờ người Việt mình vẫn mang theo những phong tục tập quán quê hương. Đêm giao thừa, nhiều người vẫn chưng hoa quả, nhang khói ngay trước cửa nhà như bàn thiên tại Việt Nam. Sáng mồng một, tôi và mấy cô bạn còn đang ngủ nướng sau một đêm ăn chè liên tục, đã nghe tiếng người xôn xao đi chúc Tết, nên cũng vội vã trở dậy, sắp xếp lại chỗ ở cho gọn gàng để xuất hành đầu năm.

    Chúng tôi dự tính đi lang thang một vòng trại rồi về nhà ăn mì gói với thịt hộp, và ngôi Chùa sát bên khu nhà được chúng tôi thăm viếng đầu tiên. Người ta ra vào tấp nập, khói hương ngào ngạt, chúng tôi được Thầy trụ trì tươi cười tiếp đón có lẽ vì bộ dạng “nhà nghèo” với bộ quần áo Cao Ủy, khác với áo quần tươm tất của những người khác. Sau vài câu thăm hỏi, biết rõ chúng tôi là “ma mới” nhập trại, Thầy đứng lên, rồi bảo:

    - Các con chờ đây, Thầy có chút quà cho mấy đứa.

    Chúng tôi liếc mắt nhìn nhau với ánh mắt rạng ngời hy vọng, chứa chan niềm vui. Tết nhứt chắc Thầy sẽ lì xì chứ còn gì nữa! Ôi, thế là chúng tôi có thể dẹp mấy gói mì gói để ra chợ ăn hủ tíu, nghĩ tới mà bụng reo liên hồi vì thèm. Hoặc ít ra Thầy sẽ cho chúng tôi thức ăn, mấy dĩa xôi và mấy dĩa bánh tét nhưn chuối ngoài bàn thờ kia cũng hấp dẫn vô cùng. Lát sau Thầy quay trở lại, trao cho chúng tôi một túi ni lông kha khá ... nặng, tôi bẽn lẽn hỏi Thầy:

    - Cái gì ở trỏng vậy Thầy?
    - Là tem thư, phong bì, giấy, bút... chứ còn gì nữa. Tụi con mới vừa nhập trại chưa liên lạc được với gia đình mà!

    Chúng tôi cười méo xẹo, lí nhí cám ơn, nhưng hình như Thầy hiểu được nỗi “khát khao” của chúng tôi nên cười mỉm chi:

    - Chút nữa sau giờ Ngọ, Chùa có đãi cơm chay cho phật tử, các con nhớ ở lại dùng bữa tân niên với nhà Chùa nghen.

    Chúng tôi lại nhìn nhau, vui mừng. Một bữa cơm chay, có thể không đậm đà bằng tô hủ tíu ngoài chợ, nhưng chắc chắn là ngon hơn mì gói.

    Vậy đó, cái Tết đầu tiên tại trại tỵ nạn của tôi thắm đượm tình người với nhau khi khó khăn bỡ ngỡ .

    Ba cái Tết sau đó thì tôi đã trở thành một người tỵ nạn thực sự với kinh nghiệm Tết đầy mình. Người Việt nổi tiếng cần cù và thông minh, nhất là trong cái khó ló cái khôn, nên Tết đến cũng tìm ra được vài hương vị quê mình dù đang lạc loài nơi trại tỵ nạn. Từ đầu tháng Chạp, trời Thailand cũng se lạnh, nắng hanh vàng và gió Xuân mát rượi vào những buổi sáng. Chẳng biết ai mách bảo với người Thái, mà lúc này ra chợ đã thấy hàng hóa phong phú hơn ngày thường: dưa hấu, trái cây, hoa tươi, đậu xanh, nếp, măng, củ hành, dừa khô làm mứt và các sạp thịt, bò, gà, cá tôm cũng nhiều thêm nên hầu như nhà nào cũng có nồi thịt kho trứng và hành muối.

    Chiều hăm ba đưa Ông Táo, đã nghe người ta bảo nhau đi mua bánh chưng, bánh tét, tôi cũng đi dạo ngay một vòng làm cuộc “phỏng vấn bỏ túi”. Ở một điểm nấu bánh tét, kẻ gói bánh, người buộc dây, rồi đặt vào nồi, chộn rộn tiếng cười nói. Tôi hỏi chị chủ nhà:

    - Gạo, thịt, đậu xanh thì mua ở chợ. Còn lá chuối, củi lửa, nồi bự chị mua ở đâu?
    - Cưng ơi, có tiền mua tiên cũng được, chị nhờ người Thái ra ngoài mua gì chẳng có.

    Rồi chị dẫn tôi ra mảnh đất kế bên lô nhà, ở đó mấy thanh niên đang hì hục đào một lỗ sâu khoảng ba gang tay, đặt mấy cục gạch ống xung quanh, là nơi để nấu bánh tét đêm nay, khung cảnh tưng bừng, ấm áp, làm vơi đi nỗi lòng những người con xa quê.

    Ngoài món mứt dừa đi đâu cũng thấy các bà các cô ngồi bên chảo trổ tài khéo, có chị còn làm món hiếm như mứt gừng dẻo thái sợi, mứt tắc, mứt cà chua, tôi đi một vòng hỏi thăm đều được mời ăn thử cũng đã thấy no bụng.

    Sau màn bánh tét và mứt, người ta rủ nhau tìm các cành cây khô đem về nhà, cắt hoa mai bằng giấy vàng, nhụy đỏ, lưa thưa lá xanh, dán lên cây, điểm thêm vài tấm thiệp màu mè, là có ngay một cành mai, dù là bằng giấy, nhưng vẫn “rực rỡ mùa Xuân” như thường.

    Hai câu: “Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ - Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh”, vậy mà cũng gần đủ trong trại tỵ nạn. Này nhé, nồi thịt kho trứng, hành muối thì hầu như ai cũng có, bánh chưng bánh tét đã nấu xong, chỉ việc… mua về. Câu đối thì sao? Xin vào Chùa hay Nhà Thờ, sẽ thấy ngay hai hàng câu đối đỏ viết theo lối thư pháp mới, bay bướm như rồng bay phượng múa được đặt uy nghi trang trọng hai bên bàn thờ.

    Và các bạn có tin không, đêm giao thừa cũng có pháo. Tuy không nhiều, nhưng đã có người mua được bên ngoài đem vào trại. Giao thừa năm ấy, tôi vừa đi lễ nhà thờ về, đã có mấy người bạn làm chung ghé qua, mang theo một dây pháo chuột làm quà mừng tuổi. Khi đồng hồ chỉ 12 giờ đêm, chúng tôi châm ngòi đốt pháo, rồi lác đác nghe vài tiếng pháo vọng lại, xen lẫn tiếng đập, gõ nồi niêu xoong chảo thay cho tiếng pháo, rồi tiếng cười nói, chúc tụng nhau giữa những bữa liên hoan đón phút giao mùa làm cho đêm Xuân trên xứ người bớt nỗi quạnh hiu.

    Mỗi sáng mồng một, chúng tôi luôn có chương trình “xuất hành đầu năm”, đi chúc Tết những người thân quen, bạn làm chung, lũ học trò nhỏ. Đến đâu cũng được mời ăn uống, dù chỉ là miếng bánh, ly trà, nhưng những câu chuyện luôn rôm rả, đầy lạc quan cho một ngày không xa trên quê hương thứ hai.

    Khắp nơi trong trại, thiên hạ đi qua lại cũng đủ vui. Chùa và Nhà Thờ là hai nơi nhộn nhịp nhất, ngoài các buổi lễ tôn giáo, còn có đầy đủ các phong tục ngày Tết như lắc xăm bên Chùa và bên khuôn viên Nhà Thờ có các gian hàng vui chơi ngày Tết do đội Thiếu Nhi Thánh Thể phụ trách.

    Khi trời xẩm tối, các khu nhà trong trại, dưới ánh đèn dầu hoặc ánh đèn điện xài bình accquy, đây đó là những nhóm người tụ tập ăn uống mừng Xuân, chơi đánh bài, và bỗng vang lên tiếng đàn guitar thùng bập bùng điệu bolero da diết, với giọng ca nam trầm ấm, đầy tâm sự:

    “Ôi nhớ Xuân nào thuở trời yên vui - Nghe pháo giao thừa rộn ràng nơi nơi …”, buồn muốn khóc.

    Nói đến khóc, tôi cũng phải nhắc đến những giọt nước mắt của những đứa con xa quê mẹ trong những ngày Tết. Ngay trong nhóm chúng tôi, một cô bạn mới sáng mồng một của Tết đầu tiên đã ngồi khóc sụt sùi nức nở, đòi về Việt Nam ăn Tết với… Má! (cái này thì ai chiều cho nổi?). Các bà các cô ở gần sợ xui vội chạy qua dỗ dành, vừa năn nỉ vừa răn đe mới xong. Khi đi chúc Tết người này người kia, đôi khi thấy ai đó cặp mắt đỏ hoe, sưng vù, khỏi cần hỏi cũng biết đêm qua khóc vì nhớ pháo giao thừa, nhớ gia đình thân thương.

    Rồi thì ba ngày Tết cũng trôi qua, không đầy đủ hương sắc như ở quê nhà, nhưng đó là những cái Tết “đặc biệt” trong lòng mỗi người Việt đã từng sống qua đời trại tỵ nạn.





    ………………………………………………………

    Cuộc sống mới trên quê hương thứ hai, có đôi lần tôi nằm mơ thấy được trở lại trại tỵ nạn một buổi sáng mùa Xuân, đang theo dòng người rộn ràng đi chợ sắm Tết. Có một người đứng chờ tôi bên cây me già nơi ven đường, trước sân trường học ESL. Người ấy đã ngại ngùng, bối rối trao tặng tôi mấy đóa hồng đàm tiếu còn đẫm những hạt sương long lanh. Ôi, Xuân của đất trời đẹp xinh, và Xuân trong lòng tôi cũng lâng lâng, quá đỗi ngọt ngào như đôi mắt của người trao hoa.

    Những mùa xuân đời vẫn đến rồi đi, nhưng những mùa xuân êm ái như xuân tỵ nạn Thailand của tôi (và của các bạn, ở một trại tỵ nạn nào đó), dù không quay trở lại, cũng sẽ sống mãi trong ký ức của chúng ta khi mỗi độ Xuân về.



    Edmonton, Xuân Ất Tỵ 2025
    KIM LOAN

    https://vietbao.com/a321238/nhung-mua-xuan-ky-niem
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 21156
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Xuân .. Xuân .. Xuân .. Ất Tỵ ...

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           





    Mùa Xuân
    Con Rắn

    ____________________
    24/01/2025 _ Chúc Thanh





    Tết năm nay là Tết Ất Tỵ, người ta đón xuân con rắn rắn bò bò trườn trườn mình trên mặt đất, nó không có chân, nhưng lướt mình trong bụi cây, trong hang ổ ngóc ngách nơi rừng cây rậm rạp, nhất là ở các vùng nhiệt đới um tùm, rắn đang lò mò mang mùa xuân tới… rắn đang mang về mùa xuân Ất Tỵ!

    Hình ảnh con rắn có người yêu thích, quấn quanh cổ, quanh người đi chơi, quảng cáo, bán thuốc sơn đông mãi võ, cũng có người ghét bỏ, rùng mình quay đi.

    Nhưng rắn vẫn tới, đang tới, vì mùa xuân này mang tên nó, mùa xuân rắn tới theo quy luật thời gian. Giáp Thìn đi thì Ất Tỵ tới. Chào mừng xuân Ất Tỵ.

    Ở các thành phố Âu Mỹ, người ta ít gặp rắn, chỉ thấy nó trong các sở thú hay trên các màn ảnh truyền hình tivi. Dù gì cũng phải chấp nhận sự hiện hữu của rắn, vì rắn có thiệt.

    Có cả ngàn loại rắn, ta thường nghe tên các rắn phổ thông như: rắn ráo, rắn nước, rắn hổ, rắn cạp long, rắn mãng xà, mai gầm, hổ phì, cạp nia…

    Ở các xứ nhiệt đới, nhiều rừng rậm là nơi có nhiều rắn, như ở Ấn Độ, Népal, Pakistan, Bangladesh, Srilanka. Chúng gây ra nhiều vụ tai nạn bị rắn cắn, nhưng cũng từ rất xa xưa, người ta, người Ấn Độ có tín ngưỡng thờ rắn Naja Naga là một loại rắn hổ. Đúng thế, từ xưa, rất xa xưa, rắn Naja được tôn thờ trong thần thoại và trong văn hóa Ấn độ.

    Nước Ấn xưa người dân thờ thần rắn Naja như thần linh gắn liền với nước và cả sự giàu sang. Từ thuở cổ xưa đó, người Ấn tin là Naja thường đến dự pháp hội nghe phật giảng kinh. Tuy vậy cũng có lúc ngổ ngược quay về với bản năng súc sinh, nên Naja chưa được coi là chúng sanh hội đủ phẩm chất như con người.

    Tuy nhiên người Ấn Độ, người Népal, Thái Lan và cả người Việt Nam có rất nhiều nơi thờ thần rắn Naja hay Naga, coi như là một vị hộ pháp bảo vệ phật pháp, chánh pháp. Trong kinh văn phật pháp, có đoạn đức phật đã dùng oai lực để cảm hóa Naga và Mahoraga.

    Cũng từ thời tiền sử, trong kinh thánh đạo chúa trời, thì Adam và Eva là thủy tổ đầu tiên của loài người, họ sống an bình trong vườn địa đàng. Chúa đã truyền dậy họ được ăn đủ thứ hoa quả trong vườn cây, nhưng đừng ăn trái cấm của cây đời sống; rồi con rắn quỷ ma đã dụ họ ăn phạm trái cấm nên họ bị tội làm người thế gian… khiến chúa thương xót con cái chúa đi vào đời sống với nhiều tội lỗi và khổ đau. Amen! Xin chúa thương xót chúng con! Con rắn cũng bị trừng phạt, phải đi bằng bụng, và cứ trườn trườn lết lết thân hình trên mặt đất. Con rắn là biểu hiện của sự cám dỗ, của tội ác, của sự nguy hiểm và lòng thù dai, là một hạng người xấu xa.

    Dù qua nhiều truyền thuyết, con rắn là có thực, nó hiện hữu luôn luôn và chính xác trong đời sống con người. Quả vậy, rắn hiện hữu trong thiên nhiên, trong truyền thuyết, trong tôn giáo, trong y học để làm thuốc, và cũng rất nhiều trong thi ca văn học.

    Ở đây, nhắc về thi ca lịch sử, chúng ta có một bài thơ nói nhiều, nhắc nhiều về con rắn, gần như mỗi câu thơ của tác giả đều gọi tên một con rắn.

    Rắn đầu biếng học

    Chẳng phải liu điu vẫn giống nhà!
    Rắn đầu biếng học lẽ không tha,
    Thẹn đèn, hổ lửa đau lòng mẹ,
    Nay thét mai gầm rát cổ cha.
    Ráo mép chỉ quen tuồng lếu láo,
    Lằn lưng chẳng khỏi vết roi da
    Từ nay Châu Lỗ xin siêng học,
    Chẳng hổ mang danh tiếng thế gia.

    Tác giả Lê Quý Đôn
    Châu = quê thầy Mạnh Tử
    Lỗ = quê đức Khổng Tử


    Tác giả Lê Quý Đôn sống vào thời vua Lê, chúa Trịnh Sâm, ông sinh năm 1726, mất năm 1784. Nghe truyền dòng dõi ông chỉ sống thọ tới 57, 58 tuổi là hết. Không quá 60 tuổi, vì mắc một lời nguyền, là can tội sát nhân, có một người rất gần với ông Lê Quý Đôn đã ra tay giết hại tình địch là nhân tình của vợ mình.





    Ông Lê Quý Đôn người huyện Duyên Hà, Hưng Yên, nay thuộc Thái Bình. Ông là con quan thượng thư bộ hình là ông Lê Phú Thứ.

    Ông Lê Phú Thứ dậy con rất nghiêm.

    Ông con, Lê Quý Đôn, rất thông minh và học giỏi. Nổi tiếng là thần đồng. Thần đồng về văn chương, cũng về khoa học, trong sách Vân Đài Loại Ngữ ông Lê Quý Đôn gom nhặt những kiến thức về vận chuyển của mặt trời, mặt trăng và các tinh tú trong vũ trụ. Ông thuyết về trái đất tròn, về phép đo bóng mặt trời, về các động vật được ghép vào thập nhị chi, về ngũ hành tương sinh tương khắc, về thủy triều lên xuống. Ông Lê Quý Đôn đúng là một thần đồng toàn diện. Khi mới 9 tuổi, đã biết làm thơ văn. Một lần đó ông quên học, ham đi chơi, về trễ. Chiều về, bị cha gọi mắng mỏ và cho ăn đòn. Bị rầy quở là đồ rắn đầu biếng học.

    Sau liền đó, ông ứng khẩu đọc ngay bài thơ rắn đầu biếng học kể trên. Những chữ trong bài như liu điu, hổ lửa, mai gầm, ráo, rắn đều là tên các loại rắn. Hai chữ Châu, Lỗ ở cuối bài là ám chỉ ông như giỏi giang, cùng quê với Mạnh Tử và Khổng Tử.

    Căn cứ vào các dữ kiện đó, quả ông là thần đồng, có một không hai ở nước Việt Nam ta.

    Năm 17 tuổi thi hương, ông đậu giải nguyên, năm 27 tuổi, thi hội thi đình, ông đều đỗ đầu bảng, gọi là tam nguyên, trạng nguyên, đình nguyên. Ông học giỏi, đậu đạt cao, làm quan tới các chức hàn lâm viện thi thự, nhiều lần đi sứ sang Tầu, thi triễn tài ngoại giao xuất sắc bên Trung Hoa, vua Tàu cũng khen người như vầy, phương bắc cũng không có.

    Sau lớn tuổi hơn, ông làm quan đến công bộ thượng thư.

    Tuy ông tài giỏi như vậy, nhưng nhân vô thập toàn ông Lê Quý Đôn rất kiêu ngạo và gian lận việc thi cử. Vì khi tổ chức thi cử, ông gian lận trong trường thi, nên có lúc đã phải ngồi tù. Tính tình ông cũng ương ngạnh, bướng bỉnh và rất khó khăn, ông cũng quá nghiêm khắc, đồng sự không mấy ưa thích.

    Về điểm kiêu ngạo, thì sau khi đậu tam nguyên, ông liền viết một cái bảng treo trước cổng nhà :

    «Thiên hạ nghi nhất tự lai vãng»

    Có nghĩa là: «ai có chữ gì không biết, hãy cứ đến đây mà hỏi.»

    Bởi vì cái bảng đó, mà khi ông thân sinh ra ông vừa mất đi, trong nhà đang bận rộn lo tang sự, thì xẩy đến một cụ già râu tóc bạc phơ, xưng là bạn đồng môn cũ của thân phụ ông, muốn đến phục tang và viết câu đối chia buồn. Ông Lê vâng lời, cầm nghiên và viết mực, xin bác cứ đọc, tự cháu viết hầu. Ông già đọc một chữ :

    Chi.

    Ông Lê Quý Đôn không hiểu chi gì, chi nào, có ý chờ ông cụ đọc thêm vài chữ nữa, rồi sẽ đoán nghĩa mà viết, nhưng ông khách lại đọc tiếp.

    Chi.

    Ông Lê Quý Đôn lẩm bẩm: chi nào ạ? Sao lắm chi thế?

    Ông khách bèn thở dài :

    Ô hô, cháu đã đỗ giải nguyên tam nguyên tam trường mà không biết chi là chi nào, thế thử hỏi có ai đọc cái bảng ngoài cổng kia, mà vào hỏi chữ chi thì cháu trả lời ra làm sao?

    Ông Lê Quý Đôn giận xám mặt, nhưng chưa kịp phản ứng thì ông cụ già đã lưu loát đọc luôn hai vế:
    • Chi chi tam thập niên dư, Xích Huyện, Hồng Châu kim thượng tại.
      Tại tại số thiên lý ngoại, đào hoa lưu thủy tử hà chi?

      Sách dịch là;
      Cách hơn ba chục năm, Xích Huyện, Hồng Châu nay vẫn đó.
      Xa ngoài mấy ngàn dặm, đào hoa, lưu thủy, bác về đâu?

    Đọc xong hai câu điếu, ông cụ phủ phục lạy bạn, rồi bỏ đi luôn.

    Dụng ý là khuyên ông Lê Quý Đôn hạ cái bảng ngoài cổng xuống và bớt kiêu ngạo đi. Nhưng có đời nào mà ông tự sửa. Bị ông quá giỏi mà.

    Thế cho nên, năm Cảnh Hưng thứ 14, đời chúa Trịnh Sâm, chúa mới 12 tuổi mà chúa cũng thông minh đĩnh ngộ, nên được phong là thế tử. Một lần nọ, chúa nghe danh Lê Quý Đôn văn hay chữ giỏi, có lời mời vào phủ nói chyưện. Đàm đạo một hồi lâu, chúa mới hỏi ông Lê:

    Ông đỗ tam nguyên, hèn gì cái gì cũng tinh thông đấy nhỉ?
    Tôi được như thế là nhờ ơn vương thượng cả đấy.

    Khi Lê Quý Đôn lui ra, thế tử nói với thầy học của mình là cụ Nguyễn Công Thể:

    «Tôi trông Lê là người cậy tài, khinh người mà lại gian».

    Sao ngài phán vậy?

    Mắt nhìn láo liên là gian. Nói mà luôn ngửa mặt lên trời là ngạo mạn. Kiêu đã không hay rồi mà lại gian nữa, thật uổng!





    Tính gian này sau thể hiện ở một kỳ thi. Khoa thi năm Ất Tỵ 1775. Lê Quý Đôn làm chủ khảo. Khi vào sát hạch, có 2 sĩ tử trội nhứt, một là Lê Quý Kiệt con trai ông Lê Quý Đôn. Hai là một thí sinh khác, tên gọi Đinh Thời Trung.

    Văn bài của Văn Thời Trung giỏi hơn, hay hơn của Lê Quý Kiệt, và ông chánh chủ khảo đã ưng đem tráo đổi bài của Đinh Thời Trung vào ống bài của Lê Quý Kiệt.

    Khi ra bảng, Kiệt đậu thủ khoa hội nguyên, Đinh Thời Trung đứng thứ hai.

    Chúa Trịnh không cho là đúng, chúa truyền đem xét lại là khám phá ra kỳ thi đã gian lận.

    Việc đổ bể ra, Lê Quý Đôn bị bắt giam trong tù, Kiệt bị tước hết bằng cấp và Đinh Thời Trung bị đi đầy. Ông Lê bị giam trong ngục khá lâu, mãi sau đó, có sứ giả Tầu sang, đưa nhiều câu đối khó, chúa bất đắc dĩ cho mời Lê Quý Đôn ra ứng đáp. Rồi nhân đó, Lê được tha tội, được bổ đi làm quan ở Thuận Hóa để chống Tây Sơn… làm sao chống nổi vua Tây Sơn?





    Người đời sau vẫn quý trọng tài ông Lê Quý Đôn, ngài A bảo, là thầy dậy học của thế tử Trịnh Sâm luôn nhận xét rằng ông Lê Quý Đôn là người thông minh tài giỏi. Ông là nhà thơ, là một nhà bác học của Việt Nam trong thời phong kiến.

    Cụ Nguyễn Công Thể nói âu là người có tài thì hay có tật bên cạnh. Thể hiện như con rắn, trong tín ngưỡng, rắn góp công góp phần canh giữ bảo vệ nơi thờ tự, miếu mạo tôn nghiêm, nhưng rắn vẫn phải cứ trườn trườn mình bò bò trên mặt đất vậy. Rất tội nghiệp.

    Cầu mong một kiếp lai sinh nào đó, Naga hội đủ duyên lành, nương về chánh pháp, hội đủ căn cơ tốt lành để thọ giới và đi vào chánh niệm an nhiên.




    Tết con rắn 2025
    Chúc Thanh

    Tài liệu tham khảo:
    - Giai thoại làng Nho của Lãng Nhân Phùng Tất Đắc
    - Kiến văn Tiểu Lục, Lê Quý Đôn
    - Vân Đài Loại Ngữ, Lê Quý Đôn
    - Xin cám ơn anh Cao Xuân An

    https://vietbao.com/a321236/mua-xuan-con-ran
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 21156
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Xuân .. Xuân .. Xuân .. Ất Tỵ ...

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           





    Nước Ta Có Nhiều
    Tết

    ______________________
    24/01/2025 _ Trùng Quang






    Sinh ngày 1-1- 1912 tại miền Bắc VN, bà Trùng Quang, ngay từ những năm 40', đã là một nhân vật phụ nữ tiền phong trong các phong trào thanh niên, sinh viên hoạt động xã hội. Tại Hà Nội, bà là hiệu trưởng sáng lập Trường Nữ Công Việt Nữ. Di cư vào Nam từ 1954, bà là hiệu trưởng trường Phương Chính, giảng dạy về Việt ngữ, sinh ngữ, nữ công. Bà cũng là người khai sáng ngành mỹ nghệ làm búp bê Việt Nam với kỹ thuật du nhập từ Nhật và Âu Châu.

    Về sinh hoạt văn học nghệ thuật, nhiều thơ, văn, kịch bản sáng tác của bà Trùng Quang đã được phổ biến từ hơn nửa thế kỷ qua. Tại Hà Nội trước 1954 và Saigon trước 1975, nhiều tác giả danh tiếng đã tham dự các sinh hoạt văn học do bà khởi xướng. Nhiều nghệ sĩ trình diễn nổi tiếng đã là học trò của bà hoặc được bà dẫn dắt lên sân khấu lần đầu.

    Vượt biển tới Âu Châu và định cư tại Hoa Kỳ từ 1979, vào tuổi 70'-80' bà vẫn trở lại đại học và sang tuổi 90', vẫn sáng tác. Tết Canh Dần, đã 99 tuổi ta, Bà Trùng Quang vẫn góp bài cho báo xuân Việt Báo, kể về phong tục không phải một mà là 5 cái tết, căn cứ trên những điều tác giả đã chứng kiến trên nửa thế kỷ trước.




    Nước ta có nhiều ngày Tết. Mỗi Tết có một ý nghĩa riêng, có đôi khi theo thói quen của Trung Hoa ngày xưa. Các lễ Tết gồm có:
    • Tết Nguyên Đán ngày Mồng Một tháng Giêng,
    • Tết Hàn Thực vào ngày 3 tháng 3 ,
    • Tết Đoan Ngọ ngày 5 tháng 5,
    • Tết Trung Thu ngày 15 tháng 8
    • và Tết Song Thập ngày 10 tháng 10.





    1. Tết Nguyên Đán
              

    Mâm ngũ quà ngày Tết Nguyên Đán với năm loại trái cây khác màu sắc,
    xuất phát từ lý thuyết về ngũ hành: thủy - hỏa
    - mộc - kim - thổ những yếu tố tạo nên vũ trụ và sự vận hành.

              

    Ngày đầu mùa Xuân, đó là Tết quan trọng vì mỗi người thêm một tuổi. Ngày Tết, con cháu xa gần đều về mừng tuổi ông bà, cha mẹ. Bạn hữu xóm làng đến thăm nhau, tặng quà, chúc tuổi, mừng ngày vui xuân mới. Đêm Giao Thừa, 12 giờ khuya ngày 30 năm cũ, nhà thờ, chùa, đình, đều gióng chuông, trống, đốt pháo báo hiệu năm mới bắt đầu. Ai nấy mắc áo quần mới, trẻ em vui mừng được tiền mừng tuổi. Gia đình xum họp nhớ ơn tổ tiên nên từ lúc giao thừa, trên ban thờ thắp nến đỏ ngát hương thơm dâng cúng xuốt ba ngày đầu năm. Thực phẩm ngày Tết đã được sửa soạn từ mấy tháng trước. Dân quê trồng rau, muối dưa hành, làm mắm, gìn giữ các thứ trái cây để dâng cúng. Thực phẩm quan trọng ngày xưa vào dịp Tết là bánh Chưng và các thứ Mứt ngọt. Trang hoàng ngày Tết là cảnh hoa đào mầu hồng và mai trắng như bông tuyết.
              
    Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ.
    Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh.

              
    Tết nguyên đán, các trường học đều được nghỉ 15 ngày, có khi 20 ngày để con cháu đủ thì giờ về xum họp với gia đình, thăm quê quán họ hàng. Ý nghĩa Tết Nguyên Đán là ngày vui xum họp gia đình khi bắt đầu sang tuổi mới, cũng như nghỉ ngơi sau một năm làm lụng xa xôi, vất vả, nhất là nhà nông khi đã thu xong vụ lúa mùa đông.




    2. Tết Hàn Thực (Mồng 3 tháng 3)

    Chữ Hàn Thực có nghĩa ăn đồ lạnh là do sự tích của Tầu từ thuở xa xưa, vào ngày 3 tháng 3 âm lịch, thời Xuân Thu bên Trung Quốc. Công Tử Trùng Nhĩ, tức vua Tấn Văn Công khi gặp hoạn nạn đói khát được ông Giới Tử Thôi nhường phần cơm của mình cho Trùng Nhĩ ăn. Có tích nói là Giới Tử Thôi cắt thịt đùi của chính mình nấu cho Trùng Nhĩ ăn, còn mình thì nhịn đói cả tuần. Sau 19 năm, Trùng Nhĩ trở về làm vua nước Tần. Vua Tần ban thưởng cho tất cả những ai đã một lòng phù trợ khi hoạn nạn, nhưng quên mất Giới Tử Thôi. Giới Tử Thôi không tỏ ý oán hận nhưng từ chức, đưa mẹ về sống ở núi Diều. Lúc vua nhớ lại cho người mời gọi mà không được liền sai đốt rừng. Rừng cháy nhưng Giới Tử Thôi cũng không ra nên hai mẹ con cùng chết cháy. Hôm đó là ngày 3 tháng 3. Nhà vua hối hận, tiếc thương Giới Tử Thôi nên ra lệnh ngày 3 tháng 3 không đốt lửa mà chỉ ăn đồ lạnh. Đó là chuyện của Trung Hoa. Còn đối với nước ta, tại miền Bắc cũng có nghỉ vào đầu tháng 3 vì lúc đó công việc cày cấy lúa mùa Chiêm đã xong:
              
    Tháng Giêng ăn Tết ở nhà
    Tháng Hai cấy lúa, trồng cà, trồng khoai...

              
    Được nhàn hạ ít ngày nên nhớ đến tổ tiên đi thăm mộ (Thanh Minh), về nhà làm cơm cúng bái, vì vậy nên gọi là Tết Tháng Ba. Tại Nhật Bản cũng vui tết vào đầu tháng 3. Đó là lễ hội của bé gái còn gọi là ngày hội búp bê (Hina). Trong ngày
    này, các gia đình có con gái hay bày một bộ búp bê (hinaningyo) tượng trưng cung đình. Tại trường học, các bé gái được tập làm những con búp bê Hina bằng giấy. Vì ngày hội đúng vào mùa hoa đào nở nên người ta còn gọi là Lễ Hội Hoa Đào ( Momo no tseku).

    Ngày nghỉ lễ, các bé gái mặc kimono và được gia đình đưa đến chơi ở công viên. Tháng 3 đã có nắng ấm, các bé gái vui chơi trên sân cỏ xanh tươi, dưới những cành hoa đào mầu hồng nhạt. Đàn chim non chuyền từ cành này sang cành khác, các bé gái vui ca bài hát Vui Hội Hoa Đào.




    3. Tết Đoan Ngũ
              

    Tết Đoan Ngũ, các trẻ em được ăn chè ngọt, rượu nếp và các thứ trái cây.

              
    Ngày 5 tháng 5 là ngày Tết Đoan Ngũ, cũng gọi là Đoan Dương hay Trùng Ngũ. Đối với ta là lúc các thứ trái cây đều chín. Cây cỏ xanh tươi, nhất là vụ lúa chiêm đã gặt xong nên nhà nông được nghỉ ngơi ít ngày vui hái trái cây dâng cúng tổ tiên. Theo thường tục, ngày tết đó là ngày giết sâu bọ. Buổi sáng, các trẻ em được ăn chè ngọt, rượu nếp và các thứ trái cây. Lúc 12g. trưa, các bà đi hái các thứ lá cây mang về phơi khô để dành nấu nước uống. Các cụ tin tưởng thứ nước này trị được nhiều bệnh trong dạ dầy (?). Ngày nay, trong ngày Đoan Ngũ, người ta thường ăn rượu nếp, bánh gio và xôi vò.

    Theo Nhật Bản, ngày 5 tháng 5 là ngày lễ dành cho các bé trai (Kodomo no Hi). Các gia đình có con trai thường dựng một cây sào cao, có treo một con cá chép bằng nylon. Cá nylon bay lượn trên bầu trời xanh lơ, nắng vàng rực rỡ để tỏ ý hùng mạnh của con trai, và trong nhà bày búp bê hình võ sĩ và áo giáp. Ngày đó có riêng một thứ bánh cho các em bé trai.Và theo Trung Quốc, ngày 5 tháng 5 là ngày kỷ niệm ông Khúc Nguyên, một trung thần của nước Sở, do can ngăn Ngũ Hoài Vương không được nên đã uất ức tự trầm tại sông Miệt La, sau khi viết cuốn sách Ly Tao. Đời sau thương sót nên ngày 5 tháng 5, nước Tầu có tục đua thuyền tại sông Miệt La tỏ ý cứu vớt Khuất Nguyên.




    4. Tết Trung Thu

    Ngày 15 tháng 8 âm lịch là ngày Tết Trung Thu. Lúc đó dân quê đã cấy xong vụ lúa Mùa nên được nghỉ ngơi ít ngày để săn sóc cây vườn sau mùa quả chín vào mùa Hè vừa qua.

    Tết Trung Thu trẻ em rất vui được đốt đèn xếp bằng giấy đủ màu sắc. Có những loại đèn hình con chim, con rùa, con cá.
              
    Tết Trung Thu đốt đèn đi chơi
    Này hình con rùa
    Này hình cá chép,
    Ánh nến sáng ngời,
    Trên Trời trăng sáng...

              
    Các em nhỏ cầm đèn đi dạo vòng quanh, gọi là rước đèn Trung Thu.

    Các thiếu nữ trổ tài nữ công: Cỗ Trung Thu làm nhiều thứ bánh, gọt quả thành hoa, lấy trái cây làm thành những con vật như con thỏ, con rùa... Sau khi rước đèn được phá cỗ, ăn bánh, ăn chè vào tối ngày 15. Các bà mẹ an vui nhìn con trẻ chơi đùa, hãnh diện ngắm bàn cỗ do tay con gái tổ chức, sửa soạn...Các ông xum họp gia đình bè bạn uống rượu ngắm trăng, ca hát, ngâm thơ, ăn bánh. Những món ăn đặc biệt vào dịp này là ốc nhồi hấp lá gừng, bánh dẻo, bánh nướng.

    Tháng 8 cũng là mùa hát Trống Quân. Đây là một lối vui ca truyền thống của dân quê miền Bắc VN. Buổi hát được chọn vào ngày 15 hay 16 tháng 8, tổ chức tại một nơi rộng rãi hoặc gần đình làng giữa một bên là nam, một bên là nữ. Khi hát Trống Quân có trống dẫn nhịp. Người ta còn gọi là trống thùng. Trống được cấu tạo như sau: có hai cọc được cắm hai bên, một bên phe nam, một bên phe nữ. Một sợi giây thép được buộc vào hai cọc, chính giữa sợi giây đặt cái thùng, mặt rỗng úp xuống 1 cái lỗ nhỏ, mặt đáy sát sợi giây. Người ta gõ vào đầu dây phía cọc, dây bật vào đáy thùng mà kêu thành tiếng 'thình, thùng, thình
              
    Thùng thình, thùng thình,
    Trăng Thu sáng cả bầu trời,
    thùng thình..
    Trống Quân ca hát chào người gần xa.
    Thùng thình, thùng thình....

              
    Tất cả những điệu hát dân quê đều dùng lối thơ trên 6, dưới 8 như hát Trống Quân, hát Quan Họ, hát ru em v.v..

    Huyền thoại về vầng trăng Thu có rất nhiều như: Vua Đường Minh Hoàng mơ lên cung Quảng Hàn theo sự tích của Trung Hoa. Dân Chàm có tích thằng Cuội theo cây thần dược lên ngồi trên mặt trăng. Và có truyện không rõ xuất xứ từ nước nào là một công chúa ưa thích ngắm trăng, rồi một tối, trăng sáng, công chúa dạo chơi nhìn trăng bỗng thấy mình bay bổng lên cung trăng. Đó là Hằng Nga.

    Thi sĩ Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu cũng có bài thơ về Hằng Nga như sau:
              
    Đêm Thu buồn lắm Chị Hằng ơi,
    Trần thế em nay chán quá rồi ,
    Cung nguyệt có ai ngồi đấy chửa ?
    Cành đa xin chị nhắc lên chơi.
    Có bầu, có bạn, can chi tủi?
    Cùng gió, cùng mây thế mới vui .
    Rồi cứ mỗi lần rầm tháng Tám,
    Tựa nhau trông xuống thế gian cười !

              
    Hiện nay tại nước Mỹ, các chợ của người Á Đông khắp các tiểu bang đều bày bán những hộp bánh Trung Thu. Bánh nướng đủ các loại nhân như thập cẩm, đậu xanh, hạt sen. Bánh dẻo có hai thứ. Thứ không nhân và thứ có nhân bằng hạt sen hay đậu xanh.




    5. Tết Song Thập

    Tết Song Thập vào ngày 10 tháng 10. Đó là ngày Tết cuối cùng trong năm. Nơi đồng ruộng, dân nhà nông bận rộn nhưng rất mừng vui vì là mùa gặt lúa tháng 10 (tại miền Bắc Việt có hai mùa gặt lúa: lúa Chiêm vào tháng 5, và lúa Mùa tháng 10). Lúa Mùa ngon, thơm và nhiều loại hơn mùa Chiêm.
              
    Tháng Chín thì lúa đỏ đuôi,
    Tháng Mười lúa chín vàng phơi khắp đồng.
    Tháng Chín thì lúa đỏ đuôi,
    Tháng Mười lúa chín gặt nuôi dân nhà.

              
    Lúa gặt mang về phơi nắng cho khô rồi xay giã thành gạo. Ở nông thôn VN, ngày này còn được gọi là Tết Cơm Mới. Người ta thường làm bánh dầy, nấu chè kho để cúng gia tiên. Có nơi tổ chức Tết Cơm Mới tháng 10 (còn gọi là Tết Hạ Nguyên) để nhớ ăn mừng việc gặt hái của vụ mùa đã xong. Tại thành thị, ít để ý đến Tết Song Thập hay Tết Cơm Mới. Riêng các doanh thương cũng bận rộn sửa soạn đồ hàng để bán vào dịp Tết Nguyên Đán. Tết Song Thập của ta ý nghĩa hẳn tương tự như ngày lễ Thanksgiving tại Mỹ Quốc vậy nên mỗi Thanksgiving, tôi thường cảm nghĩ tới ngày lễ "Dâng Cơm Gạo Mới" tại quê nhà từ trên nửa thế kỷ trước đây.



    Trùng Quang
    https://vietbao.com/p190a321230/nuoc-ta-co-nhieu-tet
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 21156
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Xuân .. Xuân .. Xuân .. Ất Tỵ ...

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           







    NĂM TỴ
    NÓI CHUYỆN RẮN.
    _____________________
    Do Duy Ngoc







    Trong 12 con giáp, tuổi Tỵ (con rắn) đứng hàng thứ sáu, tức nằm giữa. Theo tử vi, tuổi Tỵ nếu sinh vào mùa đông thường có bản tính hiền lành, nếu sinh vào mùa hạ thì vui vẻ, sinh động. Bản chất của người tuổi Tỵ có nhiều tham vọng, có chí tiến thủ. Người tuổi này thường phù hợp với những công việc sáng tạo, cần sự thông minh. Đó là những con người sống có phong cách riêng, nhiệt tình trong công việc cùng với mọi người chung quanh. Tuy vậy, tuổi này rất nhạy cảm và hay ghen, cả nam lẫn nữ. Họ cũng là người luôn chủ động, có năng khiếu, can đảm và có ý chí. Những người cầm tinh con Rắn khá tự tin vào chính bản thân, thường họ không quan tâm người khác nghĩ gì. Họ có phong cách riêng, sống hào phóng lại kín đáo và nhiệt tình. Họ lại có tính thù dai, học được chữ nhẫn để chờ cơ hội báo thù.

    Những đặc điểm đó người ta dựa vào các tính cách của loài rắn mà suy luận nên thực tế không hẳn là phổ biến. Bởi thế nên nói về con rắn sẽ chính xác hơn.





    Rắn xuất hiện khắp nơi trên trái đất, riêng Iceland, Greenland, Hawaii, New Zealand, một vài vùng của Canada, miền bắc Nga và tất nhiên cả Nam Cực cũng không hề có rắn.

    Rắn có mặt ở lục địa và cả dưới biển sâu. Theo các nhà nghiên cứu về rắn, có hơn 20 họ rắn đã được công nhận, bao gồm 500 chi và chia ra khoảng 3550 loài. Người ta cho rằng rắn ngày nay được biến hoá từ thằn lằn thời thượng cổ hoặc xuất phát từ loài thuỷ sinh từ hàng triệu năm trước. Loài này thuộc một nhóm bò sát thủy sinh đã tuyệt chủng.

    Đa số con người đều sợ rắn vì sợ nọc độc của chúng. Thật ra phần lớn loại rắn không có nọc độc. Những loài có nọc độc thường sử dụng để giết chết con mồi chứ không phải để phòng vệ. Những loài không có nọc độc thường nuốt con mồi hay quấn cho chết. Nọc độc như là một chất nước bọt có chất độc tiết ra từ những chiếc nanh làm tê liệt để giết chết con mồi. Nọc độc làm tê liệt thần kinh và nhiễm độc máu. Độc tố thần kinh tấn công hệ thần kinh và độc tố máu tấn công hệ tuần hoàn. Nọc độc là vũ khí tấn công hay phòng vệ của rắn độc. Nó tồn tại đã hàng triệu năm. Trên thế giới, mỗi năm có vài chục ngàn người đã chết vì nọc rắn khi bị rắn độc cắn.

    Nọc độc của rắn làm chết người, tuy vậy khoa học lại dùng chính nọc độc ấy để chữa bệnh. Làm giảm đau, kháng viêm trong bệnh thấp khớp, đau dây thần kinh. Nọc rắn hổ mang ở Brazil có chất captopril gây hạ huyết áp rất nhanh từ đó người ta đã bào chế để chữa bệnh cao huyết áp. Nọc rắn còn dùng làm thuốc cầm máu và chất contortrastin trong nọc độc có khả năng khống chế tế bào ung thư. Kiểu này là lấy độc trị độc.

    Loài rắn độc nguy hiểm như vậy thế tại sao ngành Y lại lấy rắn làm biểu tượng và ngành Dược lại lấy chén thuốc độc làm logo? Theo truyền thuyết Hy Lạp, khi con người và thần linh còn sống chung, có vị vua Asklepios Esculape ở xứ Thessalie là một đấng minh quân. Không những là một vị vua hiền, tài giỏi, ông còn là một thầy thuốc nổi tiếng. Ông đã nhường ngôi lại cho con để chú tâm vào nghiên cứu y thuật chữa bệnh cho người.

    Một hôm Esculape trên đường đi thì gặp một con rắn. Ông dùng gậy gạt rắn nhưng con rắn cứ bám gậy và quấn quanh. Esculape dùng gậy đập chết rắn và tiếp tục cuộc hành trình. Nhưng rồi ông thấy xuất hiện một con rắn khác bò tới, miệng ngậm một loại thảo dược nhét vào miệng con rắn vừa chết. Con rắn sống lại. Trước sự việc đã xảy ra, Esculape ý thức được thảo dược có thể cứu sống mọi sinh vật. Từ đó ông chú tâm nghiên cứu cây cỏ để chữa bệnh cho người. Thần Zeus, chúa tể của các vị thần Hy Lạp cổ đại nghi ngại nếu Esculape có thể tìm ra thuốc sẽ giúp con người bất tử nên sai anh em nhà Cyclopes tạo mũi tên sấm sét để trừng phạt. Thần Apollon đứng ra can thiệp, thần Zeus đã buông tha và cho Esculape tham dự vào hàng tinh tú trong chòm sao Nhân mã. Do vậy, Esculape được xem như thần bổn mệnh của các thầy thuốc.

    Thần Esculape lấy vợ là Lampetie và sinh được 2 con gái là Hygie và Panacée, 3 con trai là Thelesphore, Machaon và Podalire. Tất cả 5 người con của ông đều tạo dựng được danh tiếng không kém cha. Cô con gái Hygie đã nuôi rắn thần để chữa bệnh và về sau trở thành nữ thần biểu tượng cho việc giữ gìn sức khỏe con người, do đó môn vệ sinh học được đặt tên là Hygène. Cô con gái thứ hai - Panacée - là nữ thần có khả năng chữa mọi bệnh tật, do đó thuốc chữa bệnh được gọi là Panacée.

    Để tưởng nhớ Esculape, hậu thế đã dựng bức tượng của ông, tay cầm chiếc gậy làm bằng cây nguyệt quế và một con rắn quấn xung quanh. Con rắn này có tên là Elaphe longissima, một loài rắn lành có màu sắc đẹp, sống phổ biến ở châu Âu. Dựa vào truyền thuyết trên, ngành y đã dùng biểu tượng con rắn quấn quanh cây gậy phép của Esculape. Con rắn quấn quanh cây gậy tượng trưng cho sự khôn ngoan, khả năng chữa trị bệnh và kéo dài tuổi thọ.

    Về sau này, Tổ chức Y tế Thế giới quyết định lấy hình ảnh con rắn quấn quanh cây gậy là hình ảnh đại diện trong Y học.
    Rắn cũng xuất hiện trong biểu tượng của ngành dược. Tuy nhiên, thay vì quấn quanh cây gậy, con rắn sẽ quấn quanh một vật được gọi là chén Hygeia. Nguồn gốc của biểu tượng này có liên quan đến con gái của Esculape là nữ thần Hygie.

    Đây là chén dùng đựng thuốc của nữ thần Hygie. Từ đó, nó thành biểu tượng cho những nhà bào chế thuốc. Năm 1796, chén Hygeia chính thức được công nhận liên quan đến ngành dược khi Hiệp hội Dược học Paris đã phát hành đồng đúc mang biểu tượng này. Năm 1964, Hội Dược sĩ Hoa Kỳ đã chính thức công nhận chén Hygeia là biểu tượng cho nghề Dược.





    Trong nhiều nền văn hóa, con rắn biểu tượng cho những điều xấu nhưng đối với văn hoá Việt, con rắn lại mang nhiều ý nghĩa may mắn và nhạy bén, mang yếu tố thần linh

    Trong văn hoá người Việt, hình tượng rắn xuất hiện đa dạng và phong phú qua hình tượng của rắn, trăn, chằn tinh, giao long, thuồng luồng và có khi là rồng…Ta có thể tìm thấy hình ảnh này qua truyện cổ tích, giai thoại, phong tục, văn học nghệ thuật, mỹ thuật, sân khấu...

    Trong cổ tích Việt Nam thường có chằn tinh qua hình thức con trăn khổng lồ như truyện Thạch Sanh Lý Thông. Con trăn khổng lồ cũng xuất hiện trong tranh dân gian Đông Hồ.

    Rắn còn xuất hiện như vị thần nước, thần sông, thần suối trong truyện Thần Tản Viên. Qua hình ảnh thủy quái hay còn gọi là thuồng luồng, đại diện cho thế lực siêu nhiên mang theo những hiểm họa đe dọa mùa màng và sự sinh tồn của con người đã bị Sơn Tinh khuất phục trong truyền thuyết Sơn Tinh, Thuỷ Tinh đã cho thấy khát vọng chiến thắng thiên nhiên của các cư dân miền lúa nước.

    Trong truyền thuyết Lạc Long Quân, ta bắt gặp rắn trong hình ảnh của con giao long. Loại rắn nước này biểu tượng sức mạnh của thần quyền và gắn liền với tập tục xăm mình của tổ tiên người Việt.

    Rắn còn biến thể thành rồng trong các điêu khắc thời Lý Trần. Rồng thời kỳ này như con rắn dài không râu, không sừng mình tròn trịa uốn lượn.

    Rắn còn là một tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Tục thờ rắn là tín ngưỡng nguyên thuỷ của người Việt cổ xuất phát tục thờ thủy thần. Tục này bắt nguồn từ sinh hoạt nông nghiệp lúa nước gắn liền với sông nước. Ta cũng thấy hình tượng rắn mang ý nghĩa tôn giáo là Phật giáo của người Khmer sống ở Nam Bộ và người Chăm.

    Trong cuộc sống hằng ngày, người Việt, đặc biệt là vùng nông thôn, người ta gần gũi và thường xuyên gặp rắn. Bởi nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, nước ta có hệ thống động thực vật phong phú. Rắn là loại động vật đa dạng và xuất hiện nhiều loại ở nước ta.

    Loại rắn thường gặp ở Việt Nam không có nọc độc là rắn nước, đó là tên của một họ rắn. Đây là loại rắn phổ biến nhất. Tính đến nay chúng ta đã tìm thấy được 304 chi với 1938 loại thuộc họ rắn nước, chiếm hai phần ba tổng số loài rắn.

    Một loại phổ biến nữa là rắn ráo. Đó là loại rắn có mình thon dài, mắt to, bụng có màu vàng, sáng hơn phần trên. Chúng thường thấy ở bờ ruộng rẫy, bụi cỏ ven đường, vách đá, ven rừng.

    Loại rắn không độc phổ biến ở nước ta còn là rắn hổ trâu hay còn được gọi là rắn hổ hèo. Nó dài trung bình từ 1,5m đến 1,95m. Loại này được tìm thấy ở nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là khu vực Nam Á và Đông Nam Á. Loài rắn này hoạt động cả ngày lẫn đêm, thức ăn của chúng thường là cóc, rắn,..

    Ngoài ra còn có rắn ri voi, rắn ri cá. Rắn ri voi hiền lành, nuôi lấy thịt. Rắn ri cá khá lớn, đầu to và rộng, hình trụ, có vảy gồ. Rắn có thân hình màu đỏ và có nhiều vạch ngang màu vàng nhạt.

    Ở Việt Nam cũng có nhiều loại rắn hung dữ và có nọc độc chết người. Đầu tiên là rắn hổ mang. Đó loại rắn to, nọc rất độc. Chúng thường sinh sống chủ yếu ở các khu rừng nhiệt đới sâu, hoang dã, ẩm thấp, nằm trong khu vực Đông Nam Á và Ấn Độ. Chiều dài của loài rắn này trung bình từ 3 đến 4 mét, nặng từ 5đến 6 kg, có con có thể đạt tới 7 mét, nặng 35 kg. Nọc độc của loài này là độc tố thần kinh, có khả năng gây chết người rất nhanh. Với một lượng nọc độc nhỏ có thể khiến 30 người tử vong nếu không được điều trị sớm. Kế đến là rắn cạp nong. Chúng cũng xuất hiện ở miền trung Ấn Độ, đặc biệt là các tiểu bang Assam và Tripura, khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc. Màu sắc đan xen của các dải màu đen và vàng, một số loài có màu đen trắng.. Nọc độc của nó chủ yếu chứa độc tố thần kinh, làm ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của nơron thần kinh trong cơ thể con người và động vật khác. Chính vì vậy, khi bị cắn, cơ thể người thường xuất hiện cảm giác co rút, tê cứng và liệt. Loại cạp nia cũng là rắn rất nguy hiểm. Cạp nia được tìm thấy ở Ấn Độ và một số nước Đông Nam Á như Việt Nam, Lào… Có các khoang màu chia đều trên thân, màu chủ đạo là trắng và đen. Thường sinh sống tại các đồng cỏ và bờ ruộng. Khi bị cắn, tỉ lệ tử vong có thể lên đến 80% nếu không có biện pháp chữa trị kịp thời. Một loại rắn nữa rất gần với người vì thường sống trên những cành cây là rắn lục. Đây là loại rắn phổ biến trên thế giới, thân màu xanh lục, có loại đuôi màu đỏ gọi là rắn lục đuôi đỏ. Nọc độc của chúng tấn công thẳng vào hệ thần kinh, tim và máu làm nạn nhân gặp nguy kịch chỉ trong thời gian ngắn.

    Ở dưới biển thì có loài rắn biển. Rắn biển có tên khoa học là Hydrophiinae. Khác với cá, rắn biển không có mang và thường xuyên phải trồi lên mặt nước để thở. Nọc độc của các loài rắn biển thường chứa mức độ độc tố cao. Tại Việt Nam, con rắn này còn có nhiều tên gọi khác như rắn đẻn, rắn đẻn biển...

    Loại rắn độc nguy hiểm ở Việt Nam nữa là rắn lá khô đốm. Loại này này có màu đen hay nâu nhạt, thân có màu cam đậm hoặc nâu đỏ nhạt. Kích thước khoảng 47cm. Hoa văn trên thân có thể gồm những chấm tròn lớn riêng rẽ, không đều và cách xa nhau ở bên hông, trên sống lưng có hoặc không có hoa văn hình xoắn màu đen, có sọc đen trên lưng. Có một khoanh màu đen ở phần thân và chóp đuôi. Phía dưới đuôi có các khoảng màu đen và trắng không cân xứng. Thức ăn chính của chúng là những loài rắn nhỏ, thằn lằn,…Chúng thường sống ở các nơi rừng rậm, các đống đổ nát quanh nhà, những đống củi mục. Do đó phải luôn cảnh giác khi ở những nơi hoang vắng hay chung quanh có nhiều phế liệu. Đây cũng là loại rắn cực độc.






    Nhiều nước trên thế giới cho rằng rắn là sinh vật có những huyền thoại và truyền thuyết. Nó vừa biểu tượng của trí tuệ lại vừa là hiện thân của cái ác và sự cám dỗ. Với Cơ đốc giáo, con rắn được mô tả là hiện thân của Satan đã cám dỗ Eva ăn trái cấm, dẫn đến sự sa ngã của loài người và bị trục xuất khỏi Vườn Địa đàng.

    Sự liên kết giữa con người và loài rắn hình như có một mối liên hệ mang tính thần linh. Trung Quốc có bà Nữ Oa, Phục Hy được cho là tổ tiên của loài người được miêu tả đầu người mình rắn xoắn như chuỗi ADN trong khoa học hiện đại.

    Ở châu Phi Enki là một vị thần cực kỳ quan trọng trong thần thoại được miêu tả đầu người và thân rắn.

    Trong Ấn Độ giáo, hai vị thần chính là Vishnu và Shiva cũng có mối liên kết không thể chia cắt với loài rắn.

    Thần thoại Hy Lạp cũng ghi lại những câu chuyện để thể hiện rắn là sinh vật xấu xa dữ tợn và đáng sợ.

    Ở miền Nam Việt Nam, đặc biệt là vùng Thất Sơn, người ta thường kể lại trước đây vùng này có rắn hổ mây khổng lồ trên núi Cấm. Những con rắn này nặng vài trăm ký, còn loại năm bảy chục ký là bình thường. Những cánh rừng sát biên giới Campuchia cũng có nhiều trăn, rắn to dài như huyền thoại.

    Rắn là loại động vật sinh sản mạnh với số lượng trứng rất nhiều. Người ta đã tìm thấy nhiều hang ổ của rắn lúc nhúc cả trăm ngàn con rắn. Con người luôn khát vọng sinh con đàn cháu đống nên ngày xưa dưới chế độ mẫu hệ thường thờ vật tổ rắn. Vật tổ rắn lại gần với hình tượng rồng, do vậy nhiều dân tộc, nhiều nền văn hoá cho mình là con cháu của rồng nên rồng, rắn trở thành vật thờ cúng.



    DODUYNGOC
    (Bài đăng báo xuân 2025)

    https://www.facebook.com/doduyngoc/post ... 7B6ZrxX6l?
Trả lời

Quay về “Chuyên đề”