Dịch Covid-19 (SARS-CoV-2 / 2019-nCoV)

Trả lời
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20273
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

How to make a non-medical coronavirus face mask – no sewing required

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           






    How to make
    a non-medical coronavirus face mask
    – no sewing required

    _______________________________________
    theguardian.com



              

    Don’t wear a face mask more than necessary, just wear it when you’re actually in a public place, like a supermarket, where you might be within 6ft of people. Photograph: Guardian Design

              




    The CDC now recommends all Americans wear a face mask in public – you can make your own using a T-shirt or handkerchief. The US Centers for Disease Control now recommends that all Americans wear face masks in public to reduce transmission of Covid-19. Because there are widespread shortages of medical-grade face masks, and leaders and experts agree those should be reserved for healthcare providers, individuals are largely making face masks at home.

    Jeremy Howard, a University of San Francisco researcher and the co-founder of Masks 4 All, explains how to create your own, with no sewing required.

              

              




    Version one – the T-shirt facemask:

              

              

    1. Start with an old T-shirt, preferably 100% cotton – anything will do, as long as it’s not too thin – and outline the pattern of the mask. The bottom line should go just beneath the armpits of the shirt. Make sure the part that goes on your face is large enough to cover your nose and mouth.
                
    2. Cut along the lines through both sides of the shirt so that your mask has two layers.
                
    3. Place a safety pin along the bottom and insert a piece of paper towel or coffee filter in between the two layers of the T-shirt. This acts as an additional filter, and rests on top of the safety pin.
                
    4. Secure the mask around the front of your face, covering your nose and mouth. Tie the top straps under the back of your head and the bottom straps at the top of your head. That will ensure a nice fit underneath your chin. By covering your mouth, you have now protected those around you, and the better the fit, the more you’re going to also protect yourself.





    Version two – the handkerchief face mask:

              

              

    1. Start with a handkerchief and two hair ties. Rubber bands are okay as well, although they will be less comfortable.
                
    2. Follow the handkerchief in half, along a horizontal axis, and make a nice crease.
                
    3. Place piece of paper towel or coffee filter at the center of the handkerchief. Fold the top down and the bottom up, so that the coffee filter or paper towel rests in the fold.
                
    4. Place your first elastic about one-third of the way in from the edge of the handkerchief. Place the second elastic one-third of the way in from the other side. The two elastics should be about one hand-width apart.
                
    5. Fold the left side in toward the center and then fold the right side in toward the center, tucking the right side into the left-side flap.





    Using and taking care of your mask:

    • Don’t wear it at home, and don’t wear it in the car, unless you’re with people outside your regular family group.
      Don’t wear it more than necessary – just wear it when you’re in a public place, like a supermarket, where you might be within 6ft of people.
      It may not be necessary in a park or on a quiet street with few pedestrians, when you’re moving around.
                
    • Don’t remove the mask until you’re at home or in a place where you can wash your hands and avoid coming within 6ft of other people.
      When you do remove the mask, avoid touching the front of it in case you breathed in infected droplets that could now be there.
                
    • Remove and dispose of the paper towel insert.
      Place the rest of the mask in soapy water, soak it for two minutes, then wash and rinse. Any kind of soap – dish soap, laundry detergent, hand soap – will do.
      Then wash your hands, and disinfect with bleach or alcohol anything you touched after taking off the mask.
      Never reuse a mask without washing it first.
                
    • Next time you wear the mask, remember to replace the paper-towel insert.
                
    • If you have symptoms – a stuffy nose, a cough, a fever – stay inside.


              

              



    https://www.theguardian.com/us-news/202 ... oronavirus
              
              
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20273
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Đại dịch corona - vũ khí để Nga, Trung bóp méo thông tin chống lại EU

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           






    Đại dịch corona
    - vũ khí để Nga, Trung bóp méo thông tin chống lại EU

    _______________________________________
    Thụy My _ 03 tháng 4 2020



              

    Mạng xã hội Facebook, một trong những kênh thông tin lớn bị lợi dụng để lan truyền những tin tức giả tạo. © REUTERS/Dado Ruvic

              



    Các nhà lãnh đạo châu Âu lo ngại trước những trang web, đặc biệt có liên quan đến Nga và Trung Quốc, liên tục lan truyền những tin đồn và « fake news » (tin vịt), kêu gọi các mạng xã hội « dọn dẹp » nội dung.

    Theo Le Monde, việc bóp méo thông tin về đại dịch virus corona đã trở thành vũ khí thực sự cho những thế lực muốn gây bất ổn cho Liên Hiệp Châu Âu (EU), tìm cách thuyết phục rằng EU đang sụp đổ.

    Tràn ngập trên các mạng xã hội khác nhau
    • bởi những cơ quan tự xưng là « phi chính phủ » nhưng thực tế có liên hệ với một số Nhà nước,
    • hay phổ biến thông qua các kênh thông tin trực thuộc các Nhà nước này,
    các thông tin trên nay đã bị nhận diện trên trang web euvsdisinfo.eu, do cơ quan SEAE (chuyên về các hành động bên ngoài) của EU phụ trách.

    Ngày 01/04/2020, có 215 bằng cớ cụ thể về bóp méo thông tin đã được Bruxelles ghi nhận.
    Ví dụ mới nhất là trong cùng một ngày, người ta có thể đọc thấy :
    • « CIA đã tạo ra con virus corona và USAID là một nhóm khủng bố có liên quan »,
    • « Cáo buộc Trung Quốc về đại dịch là chiến lược vu khống, cũng giống như tố cáo Nga đã bắn rơi MH-17 ».
    • Hoặc
      « Quốc Hội Ý đã cho hạ xuống lá cờ Liên Hiệp Châu Âu »,
    • « Những người bảo vệ môi trường vô cùng vui mừng coi đại dịch là cơ hội ».
      vân vân…





    Lan tràn những tin vịt với toan tính chính trị

    Tất cả những « tin » này được phổ biến tại nhiều nước kể cả các nước châu Âu, tạo thành một luồng thông tin liên tục và « ngày càng mãnh liệt » - theo nhận xét của Peter Stano, phát ngôn viên của cao ủy đối ngoại Josep Borrell.

    Và các « tin tức » rõ ràng mang tính chính trị trên, cộng với các thông tin được cho là phương pháp để chữa trị Covid-19 - như
    • uống nước Javel hay cồn nguyên chất,
      uống thật nhiều vitamine C -
    đã khiến chủ tịch Ủy Ban Châu Âu, bà Ursula von der Leyen phải công khai tố cáo « các thông tin bóp méo có thể làm chết người ».

    Chi nhánh tiếng Đức của hãng tin Nga Sputnik, mới đây thông qua Facebook và Twitter đã khẳng định,
    • rửa tay chẳng có tác dụng gì cả !


    Sau hai tháng nghiên cứu các nội dung, SEAE nhận thấy mục tiêu chính của những kẻ bóp méo thông tin vẫn là Hoa Kỳ.
    • Mỹ bị buộc tội « tổ chức lan truyền con virus ».
    • Ngay sau đó là chủ đề Liên Hiệp Châu Âu sắp sụp đổ,
    • Châu Âu bất lực không thể giúp đỡ các thành viên…
    • đi kèm với việc nhấn mạnh viện trợ nhân đạo của Nga đối với Ý.

    • Hướng tuyên truyền thứ ba :
      con virus có thể được tung ra để ngăn chận sự phát triển của Trung Quốc.
    • Chủ đề thứ tư :
      Cuộc khủng hoảng dịch tễ nằm trong kế hoạch bí mật của một « giới tinh hoa toàn cầu hóa ».
    • Cuối cùng là vô số tin đồn nhằm làm mất ổn định Ukraina, đặc biệt hồi tháng Hai đã gây ra bạo động tại một thành phố nhỏ ở miền trung, khi lan truyền tin vịt nhiều người bị bệnh đã được đưa về từ Vũ Hán.


    Thường xuyên được cho là thủ phạm dù châu Âu tránh nêu tên trực tiếp, Nga bác bỏ mọi liên quan đến những chiến dịch tuyên truyền trên đây. Một phát ngôn viên điện Kremlin cho là « vô căn cứ và phi lý ».

    Những « nguồn tin Trung Quốc » cũng rất tích cực hoạt động, vừa để chống lại những chỉ trích về xử lý khủng hoảng của Bắc Kinh, vừa củng cố hình ảnh Trung Quốc trên trường quốc tế đồng thời nhằm ổn định nội bộ. Nhiều tài khoản Twitter giả mạo được người Trung Quốc sử dụng để xỏ xiên vai trò các mạnh thường quân châu Âu ở châu Phi.

    Một số nhân tố khác :
    • Syria tố cáo châu Âu duy trì trừng phạt trong thời kỳ đại dịch,
      Thổ Nhĩ Kỳ lan truyền rộng rãi các luận điệu chống EU,
      hoặc từ một số nước Balkan để dọa rằng EU sẽ « xâm lăng » bằng vũ khí sinh học.





    Xóa các thông tin có hại

    Làm thế nào để đáp trả ? Phát ngôn viên Stano nói :
    • « Chúng ta sẽ không trả đũa bằng các chiến dịch phản tuyên truyền, nhưng qua việc nêu ra các sự kiện, thức tỉnh lương tâm, giúp công chúng tránh các nguồn bất minh »
    . Bà Von der Leyen thì muốn dựa vào vai trò của các phương tiện truyền thông « uy tín, đáng tin cậy ».

    Tổng thư ký Jens Stoltenberg, hôm 01/04/2020 khi được hỏi về cách trả đũa của NATO, cũng nhấn mạnh
    • « vai trò vẫn còn rất quan trọng của truyền thông tự do trong thời kỳ khủng hoảng ».
    NATO cũng là nạn nhân bị « fake news » chiếu cố, chẳng hạn một kênh thông tin Nga khẳng định một quân nhân Mỹ tại Litva bị dương tính.

    Về phần các nghị sĩ châu Âu gần đây đã gởi thư cho chủ tịch Hội Đồng Châu Âu Charles Michel và bà Ursula von der Leyen để đòi hỏi cần phải có hành động mạnh mẽ hơn đối với Nga và Trung Quốc. Ủy Ban Châu Âu khẳng định đang làm việc với các trang mạng. Phó chủ tịch Vera Jourova hôm 27/3 gặp gỡ với các « đại gia » đã ký kết hợp tác chống bóp méo thông tin (Google, Facebook, Twitter…), các tập đoàn này cho biết đã gỡ bỏ rất nhiều nội dung độc hại. Tuy nhiên Le Monde cho rằng không phải tất cả, như các « tin » quy cho quân đội Mỹ đã gieo rắc con virus ở Vũ Hán vẫn đang còn lan truyền.

    • Facebook khẳng định đã tăng gấp đôi nỗ lực nhằm loại đi những thông tin độc hại, và hứa lập ra một bộ phận chuyên theo dõi các nội dung.
    • Twitter thì muốn xóa tất cả những phương thức giả hiệu chống Covid-19.
    Tuy vậy các mạng xã hội cũng cho biết trước quy mô của hiện tượng tin giả, cần phải cầu viện đến trí tuệ nhân tạo để thay cho nhiều nhân viên đang bị cách ly hoặc nhiễm bệnh.

    Bà Jourova tỏ ra không bị thuyết phục mấy, cho rằng các mạng xã hội lớn cần phải gia tăng nỗ lực và chứng tỏ kết quả. Cao ủy nhấn mạnh đến lợi ích của EU khi chống lại nạn bóp méo thông tin trong thời kỳ đại dịch. Đây là một lời cảnh báo lịch sự, vào lúc EU đang chuẩn bị « Kế hoạch hành động vì nền dân chủ châu Âu », trong đó chú trọng đến tính minh bạch và trách nhiệm của các nhân tố chính trên internet.




    http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1% ... %BA%A1i-eu
              
              
Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5483
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Re: Dịch Covid-19 (SARS-CoV-2 / 2019-nCoV)

Bài viết bởi Bạch Vân »

  •           

    Khoa học lý giải vì sao rửa tay bằng xà phòng lại hiệu quả


    Giáo sư Palli Thordarson của trường Hóa học tại ĐH New South Wales, Sydney giải thích với chúng ta vì sao xà phòng lại hữu hiệu hơn cồn và các chất tẩy rửa khác ở việc phá hủy cấu trúc của các virus.



    Tại sao xà phòng lại hiệu quả với coronavirus mới và thậm chí với phần lớn virus? Bởi vì đó là một hạt nano tự lắp ráp, trong đó sự liên hệ lỏng lẻo nhất chính là lớp lipid kép.

    Nghe có vẻ khoa học quá, hãy để cho tôi giải thích.

    Xà phòng làm phân rã màng chất béo, và virus rơi rụng ra như ngôi nhà làm bằng các tấm bìa và “chết”, hoặc đúng hơn là trở nên bất hoạt như các virus không còn sống nữa. Các con virus có khả năng hoạt động bên ngoài cơ thể nhiều giờ, thậm chí nhiều ngày.

    Các chất tẩy rửa, ở dạng lỏng, khăn ướt, keo hay kem chứa cồn (và xà phòng) có một hiệu ứng tương tự nhưng không tốt như xà phòng thông thường. Các tác nhân kháng vi khuẩn trong các sản phẩm này không hiệu quả với cấu trúc của virus nhiều lắm. Kết quả là nhiều sản phẩm kháng khuẩn về cơ bản chỉ là một phiên bản đắt tiền của xà phòng trong cách chúng tác động lên các virus. Xà phòng là tốt nhất nhưng các khăn ướt chứa cồn cũng tốt khi việc sử dụng xà phòng không tiện lợi hoặc không cầm theo người được, ví dụ trong các khu vực lễ tân văn phòng.

    Hóa học siêu phân tử





    Nhưng tại sao xà phòng lại tốt? Để giải thích điều này, tôi sẽ đưa bạn qua một cuộc hành trình của hóa học siêu phân tử, khoa học nano và virus học. Dù chỉ là một chuyên gia về hóa học siêu phân tử và liên quan đến khoa học nano và không phải là một nhà virus học nhưng tôi luôn bị các virus hấp dẫn. Bởi tôi thấy chúng như một trong những ví dụ thú vị nhất cho thấy cả hóa học siêu phân tử và khoa học nano cùng hội tụ trong virus theo nhiều cách khác nhau.

    Phần lớn các virus đều bao gồm ba khối chính: RNA, các protein và các lipid. RNA và vật liệu di truyền của virus – nó tương tự như DNA của con người. Các protein đóng nhiều vai trò, bao gồm việc phá vỡ bề mặt để xâm nhập tế bào đích, giúp cho virus có thể tự sao chép và về cơ bản trở thành một thành phần quan trọng giống như gạch xây nhà trong cấu trúc virus.

    Các lipid sau đó hình thành một lớp áo bên ngoài virus, cả cho bảo vệ và hỗ trợ sự lây lan của virus cũng như xâm nhập vào tế bào người. Bộ ba RNA, protein và lipid tự tập hợp để hình thành nên virus. Trầm trọng hơn, các liên kết “cộng hóa trị” không đủ mạnh để giữ cho các thành phần này ở cạnh nhau. Do đó, việc tự tập hợp của virus được đặt trên cơ sở các tương tác “phi cộng hóa trị” yếu giữa các protein, RNA và lipid. Cùng với nhau, các hoạt động này giống như kiểu các miếng dán của Velcro, vì vậy rất khó để phá vỡ hạt virus tự tập hợp này. Dẫu vậy chúng ta vẫn có thể làm điều đó với xà phòng!

    Phần lớn các loại virus, bao gồm coronavirus, đều có kích thước khoảng 50 đến 200 nano mét - vì vậy chúng thực sự là các hạt nano. Các hạt nano đều có những tương tác phức tạp với các bề mặt mà chúng ở trên; điều này tương tự như virus. Trên thực tế, các loại da, thép, gỗ, vải, sơn và sứ đều có những bề mặt rất khác nhau.

    Xà phòng hiệu quả hơn trong các tương tác giữa virus và bề mặt da, và do đó virus bị rửa trôi như ngôi nhà bằng bìa.

    Khi một virus xâm nhập vào một tế bào, RNA sẽ “cướp quyền” điều khiển tế bào như một virus máy tính và buộc tế bào phải tạo ra các bản sao RNA mới của virus và cùng các protein khác tạo nên virus. Các phân tử RNA và protein mới của phân tử tự tập hợp với các lipid (có sẵn trong tế bào) để hình thành các bản sao mới của virus. Virus không tự sao chép chính mình mà nó tạo ra bản sao của các thành phần cơ bản để hình thành các virus mới.

    Tất cả các virus mới cuối cùng tràn ngập tế bào bị xâm nhập, dẫn đến tế bào chết hoặc bị phơi nhiễm, giải phóng các virus tỏa đi khắp các tế bào khác. Trong phổi, virus xâm nhập theo đường khí thở và các màng nhầy. Khi anh ho hoặc hắt hơi, các giọt dịch nhỏ tí từ đường khí có thể bay xa tới hơn 9 mét. Với những người mang coronavirus thì giọt dịch có thể đi hơn 2 mét, vì vậy hãy cẩn thận!

    Da là bề mặt lý tưởng cho virus






    Các giọt dịch sẽ đáp xuống các bề mặt và khô đi nhanh chóng, tuy nhiên các con virus vẫn còn hoạt động. Những gì xảy ra tiếp theo là ở khía cạnh hóa học siêu phân tử và cách các hạt nano có khả năng tự tập hợp (như virus) tương tác với môi trường chúng ở. Gỗ, vải và da tương tác rất mạnh với các loại virus vì các phân tử giống nhau thì tương tác với nhau mạnh hơn.

    Mặt khác vấn đề ở đây còn là cấu trúc bề mặt. Bề mặt phẳng hơn thì virus sẽ dính vào còn bề mặt xù xì thì lại đẩy virus đi. Tại sao? Virus được kết hợp từ các thành phần cơ bản bằng các liên kết hydro giống như nước và các tương tác ưa nước. Ví dụ bề mặt của sợi hay gỗ có thể hình thành trên rất nhiều liên kết hydro với virus. Tương phản, thép, sứ đều không hình thành nhiều liên kết hydro với virus, vì vậy virus hờ hững với các bề mặt đó.

    Vậy virus có thể hoạt động trong vòng bao lâu? Nó còn phụ thuộc vào một số vấn đề khác. Virus coronavirus mới được cho là vẫn còn hoạt động mạnh trên các bề mặt ưa thích trong nhiều giờ, có thể cả ngày. Vậy cái gì sẽ khiến virus kém bền vững hơn? Độ ẩm (phân rã), ánh nắng mặt trời (tia UV) và nhiệt (chuyển động phân tử).

    Da là một bề mặt lý tưởng cho một con virus. Nó là hữu cơ, và các protein và axít béo trong tế bào chết trên bề mặt tương tác với virus thông qua liên kết hydro và các tương tác ưa nước “như chất béo”. Vì vậy khi anh chạm vào bề mặt thép với một hạt virus bám trên đó, nó sẽ chộp lấy da anh và vận chuyển lên tay anh. Nhưng anh không bị nhiễm ngay; nếu anh chạm lên mặt mình, khi đó virus đã được vận chuyển thành công. Nếu virus còn trên tay bạn, bạn có thể chuyển nó sang người khác thông qua bắt tay.

    Và giờ thì virus là mối nguy hiểm gần với đường hô hấp và các màng dịch nhầy trong và quanh mắt, mũi. Vì vậy virus có thể xâm nhập vào trong và anh bị nhiễm bệnh, trừ khi hệ miễn dịch của anh diệt được virus. Vậy anh thường xuyên chạm tay vào mặt mình? Phần lớn mọi người thường chạm vào mặt mình một lần trong vòng hai đến năm phút. Vì vậy bạn có nguy cơ cao một khi virus bám trên tay, trừ khi bạn rửa tay cẩn thận.

    Do đó hãy cố gắng rửa tay với nước sạch. Tuy nhiên chỉ có nước là không đủ giúp vượt qua tương tác mạnh như keo dán giữa da và virus thông qua các liên kết hydro. Virus vẫn còn bám lấy và không hề suy suyển khỏi da tay bạn.

    Xà phòng làm phân rã cấu trúc virus




    Nước chứa xà phòng toàn toàn khác biệt với nước thường. Xà phòng chứa các chất liệu như chất béo mà người ta vẫn gọi là chất lưỡng phân, tương tự về mặt cấu trúc với các lipid trong màng virus. Các phân tử xà phòng “cạnh tranh” với các lipid trong màng virus. Đó là cách xà phòng loại bỏ các chất bẩn thông thường khỏi da.

    Các phân tử xà phòng cạnh tranh với rất nhiều liên kết phi cộng hóa trị, liên kết giúp các protein, RNA và lipid gắn lại với nhau. Cộng thêm với nước, xà phòng làm phân rã một cách hiệu quả chất dính kết này.

    Xà phòng cũng đánh bại cả các tương tác giữa virus và bề mặt da. Ngay sau đó virus rơi rụng tùy thuộc vào sự kết hợp của nước và xà phòng. Và cho đến lúc virus bị gột rửa hoàn toàn!

    Nhìn gần, làn da xù xì và nhăn nheo, đó là lý do giải thích vì sao bạn cần lấy một lượng xà phòng đủ để đảm bảo cho xà phòng có thể chạm đến mọi ngóc ngách của da để có thể loại bỏ mọi virus bị giấu kín.

    Các sản phẩm chứa cồn, rượu cũng nằm trong nhóm sản phẩm “tẩy rửa” và “kháng khuẩn” do chứ mộ lượng dung dịch cồn cao, tiêu biểu khoảng 60% đến 80% ethanol, thỉnh thoảng bổ sung một ít rượu isopropyl, nước và một chút xà phòng.

    Ethanol và các dạng khác của cồn không chỉ làm hình thành nhanh chóng liên kết hydro với vật liệu của virus mà còn nhiều chất béo hơn nước. Kể từ đây, cồn làm phân rã màng lipid và phá vỡ các tương tác siêu phân tử khác trong virus.

    Dẫu sao, anh cần một lượng cồn cao hơn (có thể trên 60%) để có thể phân rã được virus. Vodka hay whiskey (thông thường chứa 40% ethanol) không thể loại được virus nhanh chóng. Về tổng thể, cồn hay rượu không hiệu quả như xà phòng trong nhiệm vụ này.

    Như vậy hóa học siêu phân tử và khoa học nano nói với chúng ta không chỉ về cách các thành phần của virus tự tập hợp mà còn chỉ cách cho chúng ta đánh bại chúng với những thứ đơn giản như xà phòng.


    Tô Vân dịch


    Nguồn: https://www.marketwatch.com/story/deadl ... extup_bomw



              
Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5483
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Re: Dịch Covid-19 (SARS-CoV-2 / 2019-nCoV)

Bài viết bởi Bạch Vân »

  •           


    COVID-19: Nước Ý tự thắt cổ bằng khăn lụa?





    Cho đến hôm nay, ngày 4 tháng 4, 2020, nước Ý là tâm dịch của châu Âu với 119,827 ca nhiễm corona Vũ Hán. NHƯNG dường như một “phép lạ” ĐANG XẢY ra ở bốn ngôi làng khiến dấy lên niềm hy vọng. Trước khi hy vọng cần đối diện với sự thật.

    Từ khi dịch coronavirus bùng cuối tháng 12/2019 ở Vũ Hán, cuối tháng 2/2020 nước Ý trở thành tâm dịch ở châu Âu, ai cũng đặt câu hỏi “Tại sao nước Ý”. Mọi giải thích cho là … tại dân Ý già. Có thật vậy không? Không!

    Tỷ lệ người trên 65 tuổi ở châu Âu là 16%.

    Hai quốc gia (trẻ hơn) là Ireland (11%) Netherlands (13%).

    Hai quốc gia (già bằng nhau) là Đức và Ý 18%.

    VẬY TẠI SAO NƯỚC Ý?

    Ngành thời trang nước Ý nổi tiếng sang trọng dành cho quí phu nhân giờ đây trẻ trung thu hút giới trẻ chịu chi. Năm 2019 doanh thu $107.9 tỷ USD so với $237.8 tỷ ngành du lịch.

    Mỗi năm, người ưa diện háo hức hướng tới “kinh đô thời trang Milan” vùng Lombardy bắc Ý. Người mẫu hốc hác như ốm đói bước chân mèo cat-walk quần áo đôi khi quái dị.



    Sàn thời trang Milan 2/2020 (Photo: Victor Boyko & Pietro D’Aprano /Getty Images)


    NEW YORK NĂM 1990

    Ít ai ngờ designer/vẽ kiểu sáng giá nhất lại ở Paris-New York-London-Los Angeles-Rome rồi mới đến Milan.

    1990, thăm bạn ở New York, bạn đưa đi window shopping-ngắm hàng qua tủ kiếng ở khu đắt tiền nhất nước Mỹ là Sak Fifth Avenue, ví re rẻ $2,500 USD (tô phở $3 USD). Ngạc nhiên thấy từng nhóm người Hoa chừng 4, 5 người rất trẻ rất diện la cà tiệm này tiệm kia, bạn bảo họ đang … ăn cắp mẫu. Bạn mở tủ năn nỉ lấy giùm 20 cái ví “Made in Italy”, toàn ví… giả, $10-$30 USD một cái, người Hoa ở New York làm, cuối tuần thuê người mời chào khách qua đường. Bề ngoài, quai xách nhãn hiệu nút bấm giây kéo đường kim mũi chỉ… 90% giống ví thật. Nhưng khi cầm lên và mở ra nhận ngay ví giả nặng hơn ví thật 70%, lần vải lót kém tinh tế đúng kiểu hàng giả chỉ lo bề ngoài.



    Vi Gucci (Photo: tydlos)



    Những designer nổi tiếng Armani, Furla, Gucci, Versace, Prada … tự vệ bằng cho mã số từng ví, khách hàng gọi hỏi biết liền.

    Người Hoa liền tung chiêu khiến ngành thời trang Ý qui hàng: đặt làm xưởng thợ ở Ý. Nước Ý đành đoạn bán đứt thần chú ”Made-in-Italy”, Liên Hiệp Châu Âu không khe khắt nguồn nhiên liệu và nhân công chỉ cần nước nào sản xuất dán nhãn nước đó, dẫn đến thảm họa corona Vũ-Hán tiêu điều cả Milan lẫn New York.

    THÀNH PHỐ PRATO NĂM 2020

    Thành phố Milan cách thủ đô Rome 573 km, Prato ở chính giữa với 195,000 cư dân. Kỹ nghệ dệt Prato 800 năm nổi tiếng không chỉ châu Âu mà khắp thế giới, có Museo del Tessuto/Bảo Tàng Vải Sợi.




    Bảo Tàng Prato



    Lụa Ý ở hồ Lake Como cũng trong vùng Lombardy lịch sử 800 năm còn ghi ở Bảo Tàng Museo della Seta Como. Lụa Como mịn như nắng in trên mông giai nhân Địa Trung Hải, màu sắc trai lơ rực rỡ khiến một cà vạt quà sinh nhật làm người nhận sững sờ trẻ ra 20 tuổi.



    (Photo: luxurytiesstore)



    THẮT CỔ BẰNG KHĂN LỤA HAY GIÂY THỪNG CŨNG CHẾT NHƯ NHAU

    Mới đây, hai bài viết của tác giả và Robert S McCain (ngày 20/3/2020) và Sally Ho (ngày 1/4/2020) thì có liên hệ giữa thời trang Ý và khủng hoảng coronavirus.

    – Trong vòng ba thập niên, người Hoa đã mua hầu hết kỹ nghệ da và vải lụa vùng Lombardy, bắc Ý rồi mang thợ người Hoa qua làm việc trong điều kiện tồi tệ. Năm 2010 có tới 60,000 người Hoa ở thành phố Prato náo nhiệt tới nỗi từ phi trường Rome có chuyến bay thẳng về Trung Quốc.

    – Nhân dịp Tết âm lịch 2020, người Hoa ở Prato về quê ăn Tết hoặc từ Trung quốc đi Ý thăm bà con.

    Ngày 18/1/2020 thành phố Vũ Hán “tổ chức buổi tiệc khổng lồ với 40,000 gia đình, và cho 5 triệu người Vũ Hán ra đi trong khi nạn dịch đang tiến triển nhanh”. Trong số 5 triệu người “thả rong” có cặp vợ chồng người Hoa 66- 67 tuổi từ Vũ Hán đi Ý. Ngày 28/1, họ đến Rome, qua hôm sau bị ho và sốt, nhập bệnh viện Spallanzani, xét nghiệm dương tính với corona Vũ Hán. Trang wikipedia ghi nhận ca nhiễm đầu tiên ở vùng Lombardy bùng phát cuối 1/2020, qua 3/2020 bác sĩ Ý khóc không biết phải cứu ai trước.

    Theo Robert S. McCain, nhân công người Hoa nhập lậu vào nước Ý không phải điều mới lạ. Truyền thông báo động từ 20 năm nay: tờ Chicago Tribune, New York Times, BBC, Reuters, Associated Press, New Yorker. Điều lạ là Liên Hiệp Châu Âu không nhúc nhích cho đến hôm nay phải trả giá, trả đầy đủ và trả rất đắt : thắt cổ bằng khăn lụa chết cũng chẳng êm hơn.

    DỊCH BỆNH LAN TỪ VÙNG LOMBARDY

    Theo Robert S. McCain, truyền thông hôm nay đối diện với bệnh dịch quan tâm nhiều đến việc cáo buộc Tổng Thống Trump “phân biệt chủng tộc” dám gọi “corona Vũ Hán”, hơn là giải thích lý do khiến Ý trở thành tâm dịch do virus bắt nguồn từ Vũ Hán. Ở Mỹ, ca nhiễm đầu tiên ở New Hampshire từ một người đi du lịch Ý, ở Missouri từ một sinh viên học ở Ý.

    Không chỉ Mỹ, trang wikwi “2020 coronavirus pandemic in Italy” tính đến 4/4/2020, thế giới có 182 nước bị nhiễm COVID-19 thì dịch bệnh từ Ý lây ra 83 nước.






    Châu Âu bị nặng nhất vì là láng giềng của Ý: 41 nước nhiễm. có thể do đường xe lửa khắp châu Âu như bản đồ dưới đây.



    (Photo: Gretchen Foley)



    HY VỌNG ĐẦU XUÂN

    Theo thông tín viên RFI Ann Le Nir từ Roma ngày 4/4/2020: có bốn ngôi làng Ý không ca lây nhiễm nào.

    Làng Ferrrara Ergognone cách Milan 45 km, 1,200 dân cư độ tuổi trung bình là 60; hiện đã sưu tập mẫu máu để phòng thí nghiệm nghiên cứu, hai tháng nữa sẽ có kết quả.

    Làng Montaldo cách Turin 100 km vỏn vẹn 738 người nổi tiếng với giếng nước và không khí trong lành năm 1800 chữa tướng của Napoleon khỏi bệnh sưng phổi, ngày nay nước giếng chỉ để tưới cây nhưng dân làng vẫn nhớ chuyện này.



    Làng Montaldo (Photo: Reme Prez/Getty Images/EyeEm)



    Làng Bellegra 20 km cách Rome đẹp hoang sơ như thần thoại có 3,000 dân, 40% từ 55 đến 75; làng Nemi 30km cách Rome chỉ 1910 dân nổi tiếng trồng dâu.



    Làng Nemi (Photo: Deposit Photo)



    Trong cơn dịch bệnh coronaVũ-Hán, cả bốn làng phong tỏa nghiêm chỉnh, cư dân tôn trọng hướng dẫn từ chính quyền, bình tĩnh sáng caffè italiano trưa pizza, vẫy tay chào nhau chúc mừng sức khỏe như hôm nay không phải ngày cuối cuộc đời.

    BÀI HỌC NÀO TỪ VỤ CORONAVIRUS?

    Yếu tố nào khiến coronavirus không bén mảng vào bốn làng này còn là bí mật. Nhiều công trình nghiên cứu đang tiến hành, hai tháng nữa sẽ có kết quả nếu thế giới chưa biến mất. Thế giới đang choáng váng nếu còn sống sẽ bình tâm học.

    Mong bài hát rực rỡ “’O sole mio -Mặt trời của tôi” từ thành Naples lại lộng lẫy nắng vàng như trăm năm trước

    • ’o sole ’o sole mio

      sta nfronte a te, sta nfronte a te!

      Ơi Em, Mặt Trời tôi

      Rực rỡ sáng! Mặt Em tôi


    Trần Thị Vĩnh-Tường

    4/4/2020

    Tham khảo:

    https://academic.oup.com/gerontologist/ ... 2u-%C3%A2u


    Nguồn:https://news.vietluan.com.au


          
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20273
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Covid-19 : Nên cẩn thận với những “liệu pháp thần diệu”

Bài viết bởi Hoàng Vân »

Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20273
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Scientists express doubts to White House about coronavirus tests

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           






    Scientists express doubts to White House about coronavirus tests
    _______________________________________
    CNN Health’s Elizabeth Cohen



              

    A technician in the testing lab displays a coronavirus test sample at MedStar St. Mary's Hospital April 8 in Leonardtown, Maryland. Win McNamee/Getty Images

              




    The current tests for
    • coronavirus infection
    • and post-recovery immunity
    are both imperfect, a top scientific advisory panel told the White House this week.

    A committee of the National Academy of Sciences sent a letter to the White House on Wednesday, explaining that the coronavirus test sometimes misses positive cases.
    • One study missed 16 cases out of 51 coronavirus patients.
    Tests based on relatively new CRISPR technology might be more accurate, but those tests are not currently available to patients, said the letter.




    There is also uncertainty about whether people develop immunity after recovering from the coronavirus. In a separate letter this week, scientists said that
    • even if someone does develop antibodies against the coronavirus,
    • it’s unclear for how long they’ll be immune
    • or if they’ll be immune at all.


    And antibody tests -- which help determine whether someone has recovered and can go back to work -- are often of poor quality. Results from antibody tests
    • “should be viewed as suspect
      • until rigorous controls are performed
      • and performance characteristics described,
      as antibody detection methods can vary considerably,
      and most so far have not described well-standardized controls,”
      the scientists wrote.






    https://edition.cnn.com/world/live-news ... index.html
              
              
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20273
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Thất lạc ở Bắc Kinh : Câu chuyện của WHO

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           






    Thất lạc ở Bắc Kinh :
    Câu chuyện của WHO

    _______________________________________
    Thụy My _ 09/04/2020



              

    Ông Bruce Aylward, nguời đứng đầu phái đoàn WHO-Trung Quốc về virus corona trong cuộc họp báo tại Genève ngày 25/02/2020, sau chuyến thăm Bắc Kinh. © REUTERS/Denis Balibouse/File Photo

              




    Chuyên gia :
    • « Hoa Kỳ cần phải hành động tích cực hơn để thay đổi cung cách làm việc và lãnh đạo ở WHO, tổng giám đốc sắp tới không thể là con dấu cao su của Bắc Kinh. Nếu các nỗ lực chuyển đổi WHO không hiệu quả, có lẽ Hoa Kỳ không còn cách nào khác là ra đi và làm lại từ đầu. »


    Trên trang Ý kiến của Wall Street Journal ngày 08/04/2020, tác giả Lanhee J.Chen (Trần Nhân Nghi), thành viên Hoover Institution có bài viết mang tựa đề « Thất lạc ở Bắc Kinh : Câu chuyện của WHO » (Lost in Beijing: The Story of the WHO – dựa theo tựa đề bộ phim nổi tiếng Lost in Translation). Chuyên gia này nhận định,
    • Trung Quốc đang thao túng nặng nề Tổ chức Y tế Thế giới.
      Hoa Kỳ cần phải chỉnh đốn điều này,
      • còn nếu không thì nên ra đi và thành lập một tổ chức khác.

    Theo tác giả, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) không chỉ « thiên về Trung Quốc » như tổng thống Trump đã nói hôm thứ Ba 7/4, mà còn đã « hỏng bét và thỏa hiệp ».

    WHO đã lúng túng khi dịch Ebola xảy ra tại Tây Phi năm 2014, khiến trên 11.000 người thiệt mạng. Giờ đây phản ứng của WHO trước đại dịch virus corona chứng tỏ tổ chức này đặt chính trị lên trên sức khỏe công chúng. Cung cách WHO thường xuyên ca ngợi các nhà lãnh đạo Trung Quốc cho thấy rõ nhu cầu cần phải cải cách một cách căn cơ.

    • Hoa Kỳ là nước đóng góp tài chính nhiều nhất cho WHO, với hơn 400 triệu đô la năm 2019,
    • còn Trung Quốc đóng chỉ có 44 triệu đô la, theo bộ Ngoại Giao Mỹ.
    Donald Trump đề nghị nước Mỹ giữ lại số tài trợ này trong lúc chính quyền giám sát kỹ những gì đạt được. Theo ông Chen, tổng thống Mỹ và Quốc Hội cần phải đi xa hơn nữa. Trong khi Washington chi tiền, thì Bắc Kinh đứng sau hậu trường để giựt dây các nhà lãnh đạo WHO. Tổng giám đốc hiện nay, Tedros Adhanom Ghebreyesus, đã được chính quyền Trung Quốc ủng hộ hết sức mạnh mẽ trong cuộc chạy đua vào chức vụ này.

    Ông Tedros là một chọn lựa gây tranh cãi, do bị cáo buộc đã che giấu nạn dịch tả tại quê hương Ethiopia của ông, lúc đang là bộ trưởng y tế (2005-2012) và sau đó là ngoại trưởng (2012-2016). Trong những năm đó, Trung Quốc đầu tư ồ ạt vào Ethiopia và cho vay nhiều tỉ đô la. Chẳng bao lâu sau khi được bầu làm tổng giám đốc WHO, ông Tedros đến ngay Bắc Kinh và ca ngợi hệ thống y tế của nước này :
    • « Tất cả chúng ta đều học được điều gì đó từ Trung Quốc ».

    Dưới sự lãnh đạo của ông Tedros, Tổ chức Y tế Thế giới đã chấp nhận những dối trá của Trung Quốc về virus corona, và giúp Bắc Kinh phủi trách nhiệm, thông qua những tuyên bố có vẻ nghiêm túc. Ngày 14/01/2020, ngay cả trước khi phái đoàn chính thức của WHO đến Trung Quốc, họ đã nhắc lại như vẹt tuyên bố của Bắc Kinh là
    • « không có bằng chứng rõ ràng là virus này lây từ người sang người ».

    Hai tuần sau đó, khi Trung Quốc cho biết có hơn 4.500 ca nhiễm virus và trên 70 người tại các nước khác lâm bệnh, ông Tedros đến thăm Bắc Kinh và ca ngợi « tính minh bạch » của các nhà lãnh đạo Trung Quốc.

    Cần nhắc lại rằng Trung Quốc đã đợi đến sáu tuần lễ sau khi những bệnh nhân đầu tiên ở Vũ Hán xuất hiện các triệu chứng, mới bắt đầu cho phong tỏa. Trong thời gian đó, chính quyền Trung Quốc kiểm duyệt và trừng phạt tất cả những ai cố gắng đưa ra lời cảnh báo, nhắc đi nhắc lại những lời dối trá là con virus không lây từ người này sang người khác, lại còn tổ chức một buổi tiệc lớn ngoài trời ở Vũ Hán với mấy chục ngàn gia đình tham dự.

    Cùng lúc ấy đã có hơn năm triệu người rời Vũ Hán, theo như thị trưởng cho biết. Trong đó có cả bệnh nhân đầu tiên được xác nhận là dương tính tại Mỹ.

    Rốt cuộc WHO cũng phải tuyên bố tình trạng khẩn cấp về y tế vào ngày 30/1, sau khi đã xác định được gần 10.000 ca dương tính với virus corona. Con số mà Trung Quốc đưa ra vào đầu tháng Hai tăng lên trên 17.000 ca dương tính và 361 trường hợp tử vong.

    Tuy vậy ông Tedros lại
    • chỉ trích tổng thống Donald Trump vì đã hạn chế số khách từ Trung Quốc đến Mỹ,
      và cổ vũ các nước khác không nên theo chân Hoa Kỳ.
    • Tedros nói rằng nguy cơ virus lan ra bên ngoài Trung Quốc là « tối thiểu và rất chậm ».

    Mãi đến ngày 11/3, WHO mới chịu tuyên bố đại dịch. Vào lúc đó, con số chính thức đã lên đến 118.000 người tại 114 quốc gia bị nhiễm con virus từ Vũ Hán!



    Ảnh hưởng của Trung Quốc còn thấy rất rõ trong việc WHO loại Đài Loan ra ngoài. WHO thậm chí còn không thèm trả lời khi Đài Loan cho biết kết quả điều tra vào tháng 12/2019, rằng ngược với những gì Bắc Kinh khẳng định, virus corona chủng mới có thể lây từ người sang người.

    Tháng trước, một phóng viên truyền hình Hồng Kông đã đặt câu hỏi với Bruce Aylward, người lãnh đạo phái bộ chung WHO - Trung Quốc về virus corona, là liệu Tổ chức Y tế Thế giới có suy nghĩ lại về việc từ chối không cho Đài Loan gia nhập hay không. Trong video được nối kết, ông Aylward im lặng không nói được gì trong gần 10 giây đồng hồ. Phóng viên phải nhắc «
    • Hello ? ».
    Aylward rốt cuộc trả lời :
    • _ Rất tiếc, tôi không nghe được câu hỏi của cô.
      _ Để tôi hỏi lại.
      _ Không, như vậy được rồi. Hãy chuyển sang câu khác.
    Khi cô phóng viên cứ hỏi tiếp về Đài Loan, ông ta ngắt kết nối. Nhà báo gọi lại và cố khai thác theo một góc độ khác :
    • « Tôi chỉ muốn biết nếu ông có thể bình luận một chút về việc Đài Loan đã làm thế nào để ngăn chận được con virus ».
    Ông Aylward trả lời :
    • « Chúng ta đã nói về Trung Quốc và cô biết đấy, khi nhìn vào tất cả các địa phương của Trung Quốc, họ đều làm tốt công việc ».

    Cuộc trao đổi này cho thấy WHO đã đặt chính trị lên trên sức khỏe cộng đồng như thế nào. Cũng như Tedros, ông Aylward đã đánh đồng quan điểm của Trung Quốc với Đài Loan và lúc nào cũng tìm cách ca ngợi các nhà lãnh đạo Trung Quốc.




    Trong cuộc khủng hoảng, chưa bao giờ
    • WHO điều tra kỹ lưỡng về những gì Bắc Kinh tuyên bố về con virus,
    • hay tỏ ra minh bạch về cách nghĩ phía sau các quyết định.
    Là quốc gia đóng góp tài chính nhiều nhất cho WHO, Hoa Kỳ có quyền thúc đẩy một sự cải cách triệt để. Quốc Hội nên đặt điều kiện cho mọi tài trợ trong tương lai, WHO phải giải thích cụ thể cho những quyết định về y tế cộng đồng, điều tra nghiêm túc và độc lập khi nạn dịch lan rộng.

    Hoa Kỳ cần phải hành động tích cực hơn để thay đổi cung cách làm việc và lãnh đạo ở WHO. Chính quyền Trump đã có một bước đầu tốt đẹp hồi tháng Giêng khi đặt ra chức đặc phái viên ở bộ Ngoại Giao, tập trung vào việc chống lại các mưu toan của Trung Quốc nhằm kiểm soát các tổ chức quốc tế. Tổng giám đốc sắp tới của WHO không thể là con dấu cao su của Bắc Kinh.




    Tác giả Lanhee J.Chen kết luận, nếu các nỗ lực chuyển đổi WHO không hiệu quả, có lẽ Hoa Kỳ không còn cách nào khác là ra đi và làm lại từ đầu. Có thể thành lập một tổ chức tương tự, mở rộng cho tất cả các nước tôn trọng các tiêu chí cao nhất về minh bạch, quản lý giỏi và chia sẻ những phương pháp tốt nhất. Thế giới cần có một tổ chức khả tín để đối mặt với những vấn đề sức khỏe cộng đồng xuyên biên giới – nếu không phải là WHO, thì sẽ là một tổ chức khác.





              

    * Lanhee J.Chen (Trần Nhân Nghi) là thành viên của Hoover Institution, giám đốc nghiên cứu về chính sách đối nội của chương trình chính trị công, trường đại học Stanford (California, Hoa Kỳ).
    Chuyên gia này từng là cố vấn chính trị trong chiến dịch tranh cử tổng thống của thượng nghị sĩ Mitt Romney năm 2012, được tổng thống Barack Obama bổ nhiệm vào Hội đồng cố vấn lưỡng đảng về chính sách an sinh xã hội.


    http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/2 ... BB%A7a-who
              
              
Trả lời

Quay về “Sức khỏe - Thực phẩm”