Trịnh Công Sơn nói về bác Hồ

Trả lời
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20163
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Trịnh Công Sơn nói về bác Hồ

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           





    Trịnh Công Sơn
    nói về bác Hồ

    _____________________
    Đàn Chim Việt -18/06/2022




              

              



    ĐCV: Trong nước đang chiếu bộ phim “Em và Trịnh” với nhiều tranh cãi. Nhân đây, cuộc đời của Trịnh Công Sơn lại một lần nữa bị đem ra mổ xẻ dưới nhiều góc độ. Trong đó, nhiều người đưa lại bài báo Trịnh Công Sơn viết về tình cảm với Hồ Chí Minh mà ông gọi là ‘bác Hồ’. Bài tất nhiên không phải là mới, nó được viết từ 1979, nhưng với nhiều người sẽ là lần đầu được đọc. Ngoài sáng tác ca khúc, họ Trịnh có nhiều bài báo ca ngợi chế độ và đây là đề tài luôn gây tranh cãi.

    Nhân đây, chúng tôi xin đưa lại một trong số đó., bài được đăng trên báo Tuổi Trẻ dịp 30/4 năm 1979.


    Đã bốn năm kể từ ngày đất nước hoàn toàn được giải phóng. Trên đất nước độc lập và thống nhất của chúng ta, thời gian ấy tuy chưa dài nhưng cũng tạm đủ để những gì còn xa lạ trở nên gần gũi, những nhớ nhung được đền bù, những ngộ nhận bị xoá tan và những vết thương được hàn gắn.
    .
    Con người vốn có nhiều khả năng nhưng có một khả năng lớn lao nhất, ấy là nó có và nó biết nó có một tâm hồn. Nhờ có tâm hồn, con người biết chọn cái đẹp để yêu và lọc cái xấu để lìa bỏ. Và cũng nhờ có tâm hồn, con người đã biết thiết lập cho mình một thế giới riêng tư, ở đó có không gian và thời gian riêng của nó.
    .
    Vào những năm đất nước còn mang trên mình cái vết chém ngang vĩ tuyến thứ 17, chính nhờ thế giới riêng tư đó mà tuổi trẻ miền Nam đã thoát ra khỏi mọi ranh giới, vượt ra khỏi mọi bức bách của đời sống thực tế để tìm về với miền Bắc bằng ý nghĩ.
    .
    Khi Bác Hồ nói: “Miền Nam trong trái tim tôi” thì mọi người ở miền Nam đều có quyền nghĩ rằng mình đang có một vị trí tình cảm trong trái tim của Bác. Câu nói đó không loại trừ một ai ngoài những kẻ cố tình phản bội. Câu nói còn bao hàm tính chất địa lý nguyên vẹn của miền Nam là có cả núi non, sông biển, đồng bằng, ruộng làng và cả đô thị miền Nam nữa.
    Chúng tôi lớn lên ở các đô thị miền Nam và xuyên qua cuộc kháng chiến chống Mỹ, chúng tôi có điều kiện để tin rằng tuổi trẻ các đô thị miền Nam xứng đáng sống trong tình cảm đẹp đẽ đó. Cái tuổi trẻ mà tôi đã may mắn gặp gỡ ở các giảng đường đại học, trong những buổi hội thảo, những đêm không ngủ, những ngày xuống đường, những giờ phút lo âu trốn tránh, những buổi in lậu những bài báo kêu gọi… Tuổi trẻ ấy không phải là toàn thể nhưng nó đại diện được cho lứa tuổi thanh niên vào những năm chống Mỹ.
    .
    Vào những năm ấy, miền Bắc thường xuyên có mặt trong nỗi lòng của mỗi người. Một tình yêu tự nhiên, trong sáng, không cần phải cổ động. Điều ấy không đáng ngạc nhiên bởi lẽ, dù phải sống trong hoàn cảnh của đất nước tạm thời bị chia cắt lúc bấy giờ, mỗi đứa trẻ Việt Nam khi lớn lên, thông qua bài học lịch sử và địa lý đầu tiên đều biết rằng mình là con cháu Hùng Vương không phải một nửa hình chữ S. Đã biến thành nụ cười mỉa mai hình ảnh cái thời bị ngộ độc bởi thứ tư tưởng nô lệ rằng có một Nam kỳ quốc và một Bắc kỳ quốc. Tôi nhớ lại cái thuở chân ướt chân ráo bước vào thành phố Sài Gòn hồi năm 1949, vào lớp nói giọng Huế không ai hiểu cả, kể cả thầy lẫn bạn. Và sau đó không lâu, ông thầy dạy toán hỏi tôi: “Em không phải là người Việt à?” Tôi ngạc nhiên trả lời: “Thưa thầy em là người Việt” Ông hỏi tiếp: “Sao em nói ‘tiếng’ khác ‘quá?” Dạo ấy tôi chưa có một khái niệm rõ ràng về tính khôi hài trong những câu chuyện dân gian nên chỉ sửng sốt mà không cười được.
    .
    Đã từ lâu, qua tuổi trẻ đó mà tôi biết được ý nghĩ phân biệt người Bắc, người Nam không còn nữa. Cho nên nỗi nhớ mong những anh em của mình ở nửa đất nước bên kia vĩ tuyến là một tình cảm có thật và tình cảm ấy có tự đáy lòng. Chính vì tình yêu và nỗi nhớ mong đó mà tuổi trẻ đô thị đã sống tốt hơn và đẹp hơn. Trong đời sống tinh thần và tình cảm, lứa tuổi thanh niên ấy cảm thấy có một quê nội và mình không về thăm được. Cái quê nội bị cắt lìa ngoài ý thức và sự tham dự của tuổi trẻ. Và từ đó, như những trẻ con theo bố mẹ làm ăn xa, chúng chỉ còn biết quê nội qua lời kể chuyện. Sự thiệt thòi đó làm nảy sinh trong lòng tuổi trẻ miền Nam những tình cảm càng lúc càng sâu sắc hơn. Tình cảm ấy đã biến thành hành động ở một số người này và trở nên lời thở than ở một số người khác. Nhưng cho dù bằng hành động hoặc bằng lời thở than thì cả hai cũng đều xuất phát từ một tình yêu chân thật. Tình yêu ấy hình như không cần phải giáo dục mới có được mà nó nảy mầm tự nhiên trong lòng mỗi người. Cái hạt giống yêu thương đã có sẵn trong trái tim của tuổi trẻ miền Nam nên chỉ cần một chút mặt trời, hạt mầm đã tự lớn dậy. Chút mặt trời ấy chính là tiếng gọi vừa xa xôi vừa gần gũi của một nửa quê hương chưa hề gặp mặt. Chưa bao giờ gặp mặt nhưng nỗi nhớ nhung thì quá lớn. Nỗi nhớ chuyền nhau như lối văn chương truyền khẩu. Nhớ Hà Nội ba mươi sáu phố phường, nhớ Hồ Hoàn Kiếm, Hồ Trúc Bạch, Hồ Tây, nhớ chùa Hương, chùa Tây Phương, chùa Thầy, nhớ những tình bạn chưa có, nhớ những người yêu chưa thành.
    .
    Tôi nhớ lại rất nhiều đêm chúng tôi ngồi nghe đài Hà Nội rồi nói chuyện với nhau về miền Bắc như những kẻ đã từng sống ở đó. Nói say sưa đến độ nhiều lúc tưởng chừng ít phút sau có thể bước lên tàu lửa ra Hà Nội được ngay. Lòng mỗi người chứa chan hình ảnh miền Bắc, hình ảnh Hà Nội để rồi cái hình ảnh ấy cứ lớn dần thêm mỗi ngày, hóa thành một giấc mơ vừa hân hoan thúc giục vừa phiền muộn khôn nguôi. Phiền muộn bởi vì đường về lại chốn quê hương kia còn bao nhiêu là khó khăn mà tuổi trẻ không lường hết được. Chúng tôi đã cùng nhau phác hoạ những cuộc hành hương tưởng tượng về lại quê hương khi đất nước hòa bình. Một quê hương trong một quê hương. Nhưng cái quê hương vắng mặt kia là một nhu cầu tình cảm không thể thiếu được trong đời sống của tuổi trẻ miền Nam. Trong thế giới riêng tư của mỗi người có một miền Bắc, có một Hà Nội theo kiểu mình nghĩ. Dĩ nhiên là không ai giống ai và cũng không ai muốn bắt chước kẻ khác để hình ảnh xa xôi kia của quê hương càng đa dạng, càng phong phú thêm mãi.
    .
    Mỗi người tự vẽ lấy cái Hà Nội của mình bằng tình cảm riêng tư – Miền Bắc được đồng hoá với Hà Nội. Nói đến Hà Nội là nghĩ đến miền Bắc. Và từ đó, bên lề cuộc sống hàng ngày, giữa lòng đô thị miền Nam, mỗi con người trẻ trung nhưng nhiều thao thức ấy, đã biết chia lòng mình để vui theo những tin vui từ Hà Nội, để buồn theo những tai ương mà Hà Nội gặp phải. Thỉnh thoảng chúng tôi cũng nhìn thấy một số hình ảnh về Hà Nội trên các trang báo nước ngoài. Nhưng những hình ảnh rời rạc đó không đủ tạo nên một toàn cảnh cụ thể trong đầu óc chúng tôi. Chỉ thấy, con người trong những hình ảnh kia rất gần gũi thân thuộc với mình và cũng đang cùng mình gánh chung một thân phận quê hương trong những điều kiện khác. Chúng tôi cũng cố gắng tìm hiểu những gì Hà Nội có và những gì Hà Nội chưa có. Biết được cái có để làm niềm tự hào cho mình, biết cái chưa có để hiểu thêm những khó khăn khi miền Bắc còn phải chia cơm xẻ áo cho miền Nam chiến đấu.
    .
    Có thể có người vội nghĩ rằng những tình cảm này không có gì lớn lao cả nhưng thường khi, qua kinh nghiệm mà đời sống mang đến, chính cái thứ tình cảm nho nhỏ mà bền bỉ ấy đã làm cơ sở cho phẩm hạnh con người đứng vững. Nói về tình cảm có thật trong lòng tuổi trẻ miền Nam dạo ấy đối với miền Bắc có lẽ khó mà nói đầy đủ được.
    .
    Từ ngày 30 tháng 4 miền Nam hoàn toàn giải phóng đến nay, nỗi nhớ về một nửa quê hương kia không còn nữa vì mọi nẻo về quê nội đã được khai thông. Con người miền Nam được trả về nguyên vẹn với hình hài tinh thần và tình cảm của mình. Nỗi nhớ riêng tư đã có dịp hoà lẫn trong cái chung hạnh phúc. Cái gián đoạn biến thành liên tục. Muốn về thăm quê nội chỉ cần lên đường là đến chốn.
    .
    Ai cũng háo hức như nhau, ai cũng dọn sẵn lòng mình để yêu thương cho thoả. Nhưng riêng tôi chưa kịp lên đường mà đã gặp đông đảo anh em về thăm hỏi quanh rồi. Như đã từng gắn bó, tri ngộ tự bao giờ. Trong những ngày đầu tiên ấy tôi đã không có đủ tay để cầm lấy những bàn tay, không có một trái tim to lớn hơn để chứa đủ những tình cảm. Những gì mình cần phải bày tỏ thì đã có hết ở bạn bè, anh em. Hóa ra những tình cảm bấy lâu được nuôi dưỡng trong tôi không có gì độc đáo cả. Từ lâu, rõ ràng chúng tôi ở hai miền Nam Bắc đã nghĩ về nhau, đã yêu mến nhau bằng một thứ tình cảm không có gì khác nhau. Miền Nam chính là quê ngoại và anh em của tôi đã nhanh chân trở về quê ngoại quá sớm. Bao nhiêu lời cũng không đủ để bày tỏ, bao nhiêu cái bắt tay cũng không đủ chuyền cho nhau hết tinh thần để bao nhiêu cái ôm chầm lấy nhau cũng không đủ để truyền đạt hết tình cảm của mình. Có một cái gì còn sâu đậm hơn, ý nghĩa hơn nằm lặng lẽ đằng sau những sự bày tỏ ấy. Phút chốc, trong thế giới riêng tư của tuổi trẻ miền Nam bỗng đầy đặn thêm những hình ảnh mới. Cánh cổng hơn hai mươi năm bị khép kín im lìm đã được phá tan để cho dòng tâm tưởng đứt đoạn của anh em hai miền được nối liền lại. Mỗi người ở nơi đây có dịp soi lại mình trong lòng anh em ở miền Bắc và thấy rõ hình bóng mình ở trong ấy. Cái tình yêu ra khơi ngày trước đã tìm đúng bến đậu. Không nghi ngờ gì nữa, chúng ta đã từng nhận ra nhau khi chưa gặp mặt và phút giây này, nhắc lại tình cảm anh em kia cũng chỉ để xác định thêm một lần nữa cho những ai còn có lúc hoang mang, hoài nghi về tấm lòng của mình.
    .
    Tôi là kẻ may mắn trong những người may mắn nhất bởi giờ đây tôi đã giàu có hơn xưa nhiều lắm. Tôi không có một quà tặng nào quí báu hơn tấm lòng của mình. Tôi thử gửi nó đi và tôi đã nhận lại được nhiều hơn những gì mình chờ đợi. Nếu mỗi người bạn chân tình, mỗi tình yêu đằm thắm là một quà tặng thì bên cạnh những quà tặng từng có ở miền Nam, tôi đã được quê hương vừa mở ra thêm cho tôi một kho tàng đầy những tặng phẩm quí giá như thế nữa. Trong thế giới riêng tư của tôi, cái không gian xưa đã bề thế hơn thêm. Đã có thêm nhiều khuôn mặt mới, những tâm sự mới, những phát biểu mới và những vốn sống đặc thù mà tôi và tuổi trẻ nơi đây chưa từng biết đến – kỷ niệm, giờ đây, không chỉ dừng lại ở miền Nam mà còn muốn nối dài ra tận miền Bắc.
    .
    Nếu có người bạn trẻ nào chưa sống được trong tình cảm thắm thiết này thì hãy vội lên đường thể nghiệm ngay đi. Bốn năm có thể đã đủ cho một số người này kiểm chứng lại cái vốn tình cảm anh em của mình nhưng biết đâu lại có không ít những người giờ đây vẫn còn loay hoay chưa tìm thấy hoặc chưa được sống trong những tình tự mới mẻ đó. Đất nước độc lập, thống nhất, không chỉ mở ra cho ta một thời điểm lịch sử mới, một hoàn cảnh xã hội mới, mà còn tạo cơ hội cho chúng ta tìm thấy ý nghĩa của những tình cảm mới nữa. Tôi đã tìm được cho tôi những tình bạn hiếm hoi lạ kỳ và tôi mong mọi người cũng được như thế. Có một cái gì đó khác lạ hơn những tình bạn mà ta vẫn gặp từ trước. Một thứ tình bạn nồng nàn, hiểu biết và đầy cảm thông. Tôi nghĩ rằng có thể chính vì cơn hoạn nạn quá dài lâu nên đã làm nảy sinh trên đất nước này một thứ tình tự mới. Hai mươi năm, cái thời gian xa cách ấy quả là một cơn ác mộng. Chính vì biết thế nên mỗi một chúng ta quyết không thể nào để một sự kiện tương tự như vậy tái diễn nữa.
    .
    Chúng tôi đã từng nhớ nhung, đã từng vọng tưởng đến miền Bắc trong thời kỳ chống Mỹ. Giờ đây, chính chúng ta đang trực tiếp lo âu nỗi âu lo của cha mẹ, anh chị em chúng ta ở miền Bắc trước cuộc xâm lược của bọn bành trướng Trung Quốc. Máu xương đổ ở biên giới phía Bắc của những người thân thuộc phải được khắc ghi trong tim của mỗi người miền Nam và nhất là của tuổi trẻ miền Nam. Chúng ta đã từng bị chia lìa gia đình, cha mẹ, anh em và chúng ta đã hiểu hơn ai hết cái giá đau thương của những con người có một xứ sở không nguyên vẹn. Đối với quân xâm lược, chỉ còn lòng căm thù và sự đoàn kết ruột thịt để diệt kẻ thù đó.
    .



    TRỊNH CÔNG SƠN

    https://www.danchimviet.info/trinh-cong ... 022/26348/
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20163
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Trịnh Công Sơn nói về bác Hồ

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           





    BÌNH LUẬN



    montaukmosquito 22/06/2022 at 01:08
    Trịnh Công Sơn thì cũng như ông sư chắc cà đao Thích Nhất Chân Phương thui . Ông sư chắc cà đao còn chống Mỹ rõ rệt & vẫn được các chiên da chích đùi tay làm hàm nhai rối rít, thì TCS chúng nó phải ra công hơn nữa

    Sự thật ở VN nó giống như happiness paradox vậy . Khi mọi người cố gắng tìm thì đek thấy đâu . Nhưng khi chả ai muốn nhìn thấy nó, whoop, there it is. Nó hiện ra trong cuốn phim mới về TCS ở VN

    “vai trò của họ Trịnh trong lịch sử của VNCH chỉ rõ nét hình ảnh của một thanh niên yêu đương lăng nhăng và… nhảm”

    Not Bad! Thế là đã lột tả được bản chất thật của Trịnh Công Sơn .

    Kêu là tại vì chế độ kiểm duyệt . Did you ever hear a thing called restraints? Đặt ra những limits sẽ bắt người sáng tạo phải động não, hổng thể lười biếng . Many masterpieces come into being that way. This is no different. Có thể sánh với những tác phẩm danh tiếng because it speaks the truth nobody dares to speak.




    Nguyễn Văn 21/06/2022 at 17:42
    Tổ Quốc và Tổ Cộng. Đừng nhầm lẫn Tổ Quốc với Tổ Cộng.

    Tổ Quốc là của và thuộc về dân tộc VN; tổ cộng là đảng cộng sản đang cai trị.
    Chống đảng không phải là chống tổ quốc mà là yêu tổ quốc.
    Yêu đảng là phản bội dân tộc; không phải là yêu tổ quốc như tổ cộng tuyên truyền. Hãy phân biệt Tổ Quốc với Tổ Cộng và đặt câu hỏi tổ nào mới là Tổ của dân tộc VN.

    Tổ cộng là kẻ thù của dân tộc VN, ở ngay trước mắt. Chúng cai trị chúng ta từng ngày từng giờ từng phút và từng giây. Chính Tổ Cộng Hà Nội gây ra hận thù và chia rẽ dân tộc VN. Chúng tuyên bố thà mất nước hơn mất đảng. Chúng ngăn chặn người VN chống Tàu xâm lược. Bài viết này và phim “Em và Trịnh” là bằng chứng tổ cộng Hà Nội luôn luôn gây chia rẽ dân tộc VN.

    Bao lâu người VN vẫn còn chống nhau thì bấy lâu Tàu Phương Bắc còn vui mừng, cơ hội chiếm đất nước VN lại càng dễ. Nhưng tại sao dân tộc VN thời cộng sản cai trị lại hận thù chống nhau như vậy thì hỏi cũng là trả lời. Tàu Cộng gây chia rẽ còn tổ cộng Hà Nội thì gây hận thù dân tộc. Chúng đều là cộng sản và đều là quân cướp, xâm lược, tranh nhau mảnh đất nước VN. Chúng không muốn dân tộc VN đoàn kết, tự do và độc lập.

    Muốn có sức mạnh đoàn kết dân tộc thì phải diệt tổ cộng trong nước trước. Phải diệt tổ cộng Hà Nội đang cai trị đất nước VN. Nhấn mạnh là chống tổ cộng không phải là chống Tổ Quốc. Con đường chống Tàu như ngàn năm lịch sử; diệt giặc nội xâm để đoàn kết dân tộc lấy sức mạnh chống ngoại xâm. Phải diệt cái tổ cộng đang cai trị tổ quốc của dân tộc VN.
    nv





    HuePhan 21/06/2022 at 14:20
    Trả lời còm của Ban Mai rồi, hôm sau tôi mới chợt nhận ra, mình không còn đủ sáng suốt để thấy ngay hết sự thâm trầm trong các ý tứ BM muốn gửi trong đoạn…

    “…giữa bông và cây khác nhau, dù bông từ cây mà có. Bông thì thơm, đẹp còn cây thì sần sùi, gai chích, mà cả sâu nữa huhu, tui lại rất sợ sâu! Thực tế như vậy để phân biệt giữa con người thân xác và nhạc của Trịnh Công Sơn.”

    * Vâng rất dễ hiểu là thế.
    Thiếu gì cây độc hại nguy hiểm chết người nhưng hoa của nó lại đẹp não lòng; mà phải nói ngay là cây anh túc, mong manh quyến rũ!

    Bất chấp trên Google người ta cảnh báo rủi ro và không nên trồng trong vườn nhà, những cây đó vẫn được mang về sống bên người yêu cây kiểng: trúc đào, đỗ quyên, loa kèn, cẩm tú cầu, lys, thuỷ tiên,… Tất cả đều độc hại nếu lá hoa cho vô mắt, miệng.

    Nếu ví âm nhạc như loài hoa đẹp của người nhạc sĩ tác giả nào đó bị xem là loài cây độc, và người chơi hoa/ yêu nhạc cần phải hằn học bài xích, cảnh giác xa lánh, thì cũng không phải là khập khiễng; nhưng thế thì thật là tàn nhẫn và hồ đồ thô bạo, mang tính bầy đàn cực đoan, chỉ thích càn quét chà đạp cho thoả thú tính hận thù, không cần suy xét thông hiểu ngọn ngành cho phải đạo!

    Trịnh là cây độc – thân Cộng, ngầm hoạt động cho Cộng? Nhạc của Trịnh là loài hoa độc?

    Hãy nghe Trịnh tố cáo…
    “Một ngày mùa đông
    Hai bên là rừng
    Một chiếc xe tang
    Trái mìn nổ chậm
    Người chết hai lần
    Thịt da nát tan”

    Sau 30/4, Trịnh từng bị chất vấn “muốn kết tội ai” với bản nhạc Ngụ ngôn của mùa Đông sáng tác tại Bảo Lộc, Lâm Đồng, năm 1965, ca từ “trái mìn nổ chậm” không thể qui kết cho lính Cộng hoà cài, vì lúc này lực lượng bộ binh VC chỉ cuốc bộ, làm gì có xe quân sự để bị gài mìn gây hậu quả “cái chết hai lần”?!

    Vậy thì mìn do ai cài trên con đường giữa “2 bên là rừng”?! Trịnh định lên án ai đây?! Trịnh thân Cộng ư?
    ~~~~~

    Trịnh có khôn không? Tôi nghĩ là không!

    Khôn thì Trịnh đã bỏ nước ra đi, nhiều phen, cận kề hoặc ngay cái ngày tháng tư đen, như mọi người khác trong làn sóng hối hã di tản; hoặc ở lại bên đó khi được đi thăm em gái, sau đó vài năm….

    Khôn thì Trịnh đã hoà nhập vào dòng chảy của chế độ khi giá trị của ông đã được thừa nhận và đang bị lợi dụng.
    Bộ óc từng sáng tác nổi thứ nhạc đã đi được vào lòng quần chúng suốt nửa thế kỷ nay tất phải là thông minh. Nhưng thông minh không đồng nghĩa với khôn.

    Trịnh sáng tác nhạc bằng trái tim, mà trái tim là thứ dễ lầm lỗi nhất của một đời người. Trái tim đặt lộn trên đầu thì dễ bị lừa phỉnh, như Mỵ Nương, như hàng chục trí thức hải ngoại từng từ bỏ thành đạt, địa vị quay về đi theo Kách Mệnh!

    Ai nên khôn mà không dại một lần – lần đó là trưa 30 tháng tư trên đài pt Sg! Có đáng thù hận mãi một người như Trịnh chỉ vì lần lỡ dại đó?

    Bài được cho là của Trịnh về HCM chỉ là phịa, vu khống! Một người như Trịnh, “chẳng để lại một cuốn tự truyện hay hồi ký chính thức nào” (BBC) lại đi làm cái việc bá láp như thế để chuốc thêm cái dại thứ hai!

    Tin sao nổi cái thời ngoa ngoắt lừa đảo nầy! Cái trò vu khống để bôi màu lên người khác là xưa quá rồi! Chỉ bọn cuồng thù hận mới tin, và nhân tiện, ráng chửi thêm một temps nữa cho hả!

    Nhưng, như Ban Mai viết,
    “Con người nghiện rượu, bất lực và mau quên bạn bè từ thời chưa nổi tiếng thì nói làm gì đến chuyện “hai mặt” công khai ca ngợi “bác Hồ”?
    Có chửi thêm cũng thế thôi.”

    Chỉ có bọn người cuồng thù hận chính trị, của cả bên kia lẫn bên nầy, mới vô cảm trước cái đẹp vô hại của âm nhạc, khi bản nhạc và tác giả chỉ nói lên nguyện vọng muôn thuở của loài người: yêu hoà bình, ghét chiến tranh, rung cảm cùng nhịp với trái tim, tâm hồn của người dân; ghét theo cái ghét/thương cùng tình thương của quảng đại chúng sinh.

    Người nhạc sĩ, như cái cây, cũng phải oằn mình theo môi trường sống, cùng thời tiết thổ ngơi khắc nghiệt…để mà tồn tại, sáng tác, và sống sót nữa!

    Thì tội tình gì nơi âm nhạc thoát ra từ trái tim, tâm hồn của một người như Trịnh?

    Chỉ CNCS mới đưa thù ghét vào nổ lực khích động tính bầy đàn để chống lại bất cứ gì cản trở tham vọng quyền lực của họ, mà một thời họ đã khoác cho nó những chiêu bài giả trá để lừa phỉnh lôi kéo sự ủng hộ hy sinh, mà rồi cuối cùng cũng đã rơi mặt nạ, lộ hết chân tướng của nó!

    Nhưng từ lòng căm thù vốn là đặc sản của CNCS, khốn nạn thay, lại phát sinh một phó phẩm độc ác không kém, mang tên “cuồng chống Cộng”! Người Việt hải ngoại những năm đầu hẳn là yêu nước hơn ai hết gì họ vừa mất quê hương. Năm tháng qua đi, những giá trị dần dà thay đổi theo thực tế cuộc sống, một số họ đã lợt lạt tình dân tộc.

    Trong họ, lòng yêu nước bây giờ phỏng còn bao lăm, nhưng hận thù mất mát 47 năm trước thì vẫn luôn ngùn ngụt;
    mất nhà cửa, cơ đồ địa vị, và lòng tự hào về nó, mất cả niềm tin vào giá trị cũ và cả hiện tại.

    Chỉ còn mỗi mối thù chống Cộng.

    Nhân danh “lý tưởng” đó, họ chỉ muốn đánh sập cả nước VN “bất hạnh do CS thống trị”, với bất cứ giá nào, bằng bất cứ bàn tay nào, kể cả qua tay Tàu Cộng.

    Họ chẳng chửi Tàu cộng một tiếng nào ở dây trên đcv, btd. Nhưng chửi dân tộc của mình thì rất bạo! Hãy vào các còm tại bài “50 năm như mơ” sẽ đọc mệt nghỉ những thứ như thế… Chửi phụ nữ Việt, chửi Mỹ… lôi quá khứ Mỹ cũ rích gần thế kỷ trước tại châu Á ra cào bới băm bổ… quyết đập tan bất cứ niềm tin nhỏ nhoi nào khả dĩ còn đặt vào nước Mỹ! Giật đổ không thương tiếc chút hy vọng cuối cùng nơi “ảo tưởng nương tựa Mỹ” trước hiểm hoạ xâm lược bởi Trung cộng!

    VÀ KHÔNG HỀ CÓ MỘT CÂU CHUYỆN QUÁ KHỨ NÀO, (DÙ MỚI HƠN NHIỀU), MANG TÍNH TỐ CÁO NHỮNG XẤU XA CỦA “TRUNG CỘNG VĨ ĐẠI”, đại loại như tàn sát Thiên An Môn, tàn sát các tỉnh biên giới phía bắc VN 17 tháng 2 năm 1979…

    Thương ai ghét ai…thì đã quá rõ!
    Trung cộng rất biết ơn những bài comments đầy nổ lực như thế!





    Chín Thầu 21/06/2022 at 20:31
    TCS là cây độc nhưng nhạc Trịnh là hoa thơm ? Maybe ! Tui cũng đồng ý chừng 60%.
    Nhưng theo tui, thì nước Mỹ và dân Mỹ là cây lành nhưng Truyền thông của Mỹ (controlled by thế lực ngầm NY) là hoa độc và thúi, đã tạo dựng nên những chính trị gia vô liêm sĩ (ngoại trừ Reagan) với những chính sách sai lầm từ hơn 60 năm qua.

    KHÔNG, tui quyết không đặt bất cứ niềm tin nhỏ nhoi nào khả dĩ còn đặt vào nước Mỹ! Nhưng cũng nên nhớ rằng Lý Quang Diệu từng nói (và cười): ‘không “theo” Mỹ thì theo ai ? hahaha’ . Cái “theo” Mỹ để lợi dụng Mỹ của họ Lý nó KHÁC XA với cái đặt niềm tin vào Mỹ của các ông Diệm, Thiệu và của nhiều bác tỵ nạn ở Mỹ hiện nay (tui không nói tất cả các bác tị nạn nhé). Thêm nữa, còn ai chống Cộng hơn Park Chung-Hee của Nam Hàn chứ ? nhưng Nam Hàn đã rút quân hoàn toàn khỏi VN từ 1973 và ngay từ 1970 khi ngửi được mùi thúi từ gió xoay chiều của Mỹ, Park đã ra lệnh bọn Tình Báo và Ngoại Giao của họ hoạt động overtime 200% để tiếp cận và thiết lập ngoại giao vối Nga và Trung Cộng . Chính quyền Nhật của Tanaka (và tiền nhiệm cũng như kế nhiệm) cũng nhanh chân “giao hảo” với Trung Cộng như thế . Chỉ có chính quyền của VNCH và Trung Hoa Dân Quốc là còn lạc hậu “đặt niềm tin” vào Mỹ !!!
    Tại sao chúng ta phải mặc cảm tự ti, nhốt mình vào cái tư tưởng phải theo ai ? Chống Cộng là phải theo Mỹ à ? Chết mẹ rồi ! Nó đang xây cái tòa Đại Sứ hơn 1 tỷ USD ở Hà Nội đó ! Đặt niềm tin vào Mỹ để chống Trung Cộng à ? Ngủ hơn 50 năm qua mà chưa chịu thức dậy à ? Vào Walmart xem có món đồ nào không làm ở China ?
    Những “đồng minh” khôn ngoan của Mỹ như Hàn, Nhật, Úc, Pháp, Đức và ngay cả họ hàng ruột thịt như Anh và Canada, cũng không có ai đặt niềm tin vào Mỹ cả . Mà cũng không ai rảnh đi “tố cáo” Trung Cộng hay Việt Nam, dân Tàu hay dân Việt khổ thì ráng chịu, miễn sao họ còn “làm ăn” với China cho có lợi cho nước cho dân của họ thì thôi .





    HuePhan 22/06/2022 at 02:10
    Tại sao conthằng nào cũng xin thẻ xanh, visa vàng, mua quốc tịch, di trú qua Mỹ. Không hề qua Tàu, qua Nga?
    (Kể cả hắn vốn là cựu thù của Mỹ!)

    * Là vì hệ thống chính trị Mỹ TỐT.
    Đất lành chó đến.
    Đúng không các-chú?

    Kể từ hậu bán thế kỷ 20, khi chủ nghĩa thực dân hoàn toàn bị xếp xó trên qui mô toàn cầu, Mỹ không hề chiếm đóng lãnh thổ nước nào làm thuộc địa.
    Dựa theo chính sách, chiến lược của mình, Mỹ có can thiệp quân sự tại một lãnh thổ hải ngoại nào đó; hết thời lượng hoặc đổi sách lược là Mỹ rút sạch quân, bỏ hết cơ ngơi trăm, nghìn tỷ đô lại cho đất khách hưởng, nếu Mỹ thấy không bỏ công mang về. Cũng là một tính toán, nhưng vẫn lương thiện chán.
    Mỹ không hề chơi trò ti tiện như Tàu phù, đào hầm chôn giấu vũ khí cho kế hoạch thập niên sau; moi móc kiếm chác ăn cắp hầm mỏ quí hiếm; giở trò lưu manh quỉ quyệt, ếm bùa chôn ngãi, trấn yểm mồ mả; cài đặt xó nầy xỉnh nọ một cách nham hiểm ti tiện…một khi xâm nhập được vào nhà người ta!
    Đây là điểm thiện hiếm thấy của quân ngoại bang từng mang vũ khí đi viễn chinh.
    Mỹ buông bỏ ai đều có nguyên nhân của nó.
    Dù nhiều khi chỉ là cái cớ.
    Nhưng để hình thành một cái cớ, phải căn cứ vào sự thật:
    Sự thật…
    là Kumingtang tham nhũng và bất lực trong nội chính; họ Tưởng phong kiến cao ngạo bướng bỉnh với Mỹ, nhưng lại ngây thơ để mắc mưu Mao lưu manh trong cuộc kháng Nhật, dẫn đến tiêu hao lực lượng, thua xiểng liểng trước Cộng quân.
    Là VNCH cũng không làm tốt nhiệm vụ của mình trong tranh thủ nhân tâm khi đang có mặt hơn nửa triệu quân đồng minh.
    Là chính quyền Afghanistan quá tham nhũng với số lính ma man khai để ăn lương, trở thành cái lổ thủng cho Mỹ thất thoát ngân sách để nuôi báo cô một bọn của nợ, không lẽ là phải duy trì tệ trạng nầy vô thời hạn?
    Chưa kể bỏ Afghanistan, Mỹ có thể đang chơi đòn tiếp tay phát triển nạn khủng bố lan tới vùng Duy Ngô Nhĩ về lâu dài.

    * Chính sách ngoại giao của Mỹ, hay bất cứ nhà nước nào, là chuyện hoàn toàn khác.
    Như thói thường của loài người, khôn sống, dại chết.
    Theo Mỹ không phải ỷ lại/ngây thơ tin tưởng Mỹ.
    Theo Mỹ vì Mỹ không tham vọng lãnh thổ. Mỹ chỉ sòng phẳng, đâu ra đấy, không chấp nhận lạm dụng mà vô tích sự.
    Mình mạnh lên, có giá trị, gây tin tưởng tất nhiên sẽ tạo quan hệ lành mạnh. Ngu thì thua, chết!

    Aide toi et le ciel t’aidera.
    Sao dại dột ngã hẳn vào vòng tay ai để khi họ buông ra thì bươu đầu sứt trán vì té ngã!
    Đồng minh không phải vú em để mà ngồi chờ đút từng thìa sữa, dẫn đi toilet.
    Cứ gãi đầu tự suy tất biết. Hằn học chỉ làm trò cười.

    ***Chỉ dựa vào nhận xét trên, thấy ngay nên chơi với ai!

    Một chứng nhân lịch sử thời VN bị đô hộ từng nói,
    “Thà ngửi cứt Pháp 5 năm còn hơn ăn cứt Tầu suốt đời.”

    Ai thích ăn cứt Tàu, cứ việc!




    montaukmosquito 21/06/2022 at 12:56
    Cái gì của Caesar thì trả cho Caesar, người Việt VNCH có thể trả Trịnh Công Sơn cho Việt Cộng mà hổng nên tiếc nuối . Tụi Cộng Sản coi vậy chớ tham lam lắm, mà người mình lại khoái Cộng Sản lém cơ . Kệ Bác Hồ họ .

    Dân VNCH có thể xây dựng 1 nền văn hóa tự cường hổng cần cả 2 ông điếm đàng là Trịnh Công Sơn & Phạm Duy . Done that before, will do it again. Rùi sẽ có ngày Nguyễn Xuân Diện đời mới sẽ lại ngỏ lời xin giới thiệu để “nhận lại anh em”, thật ra là mở lại ngón nghề chôm chỉa . Chớ tụi nó mà biết văn hóa con mịa gì, ngay cả khi văn hóa gõ vào đầu chúng nó .





    Trần Tưởng 20/06/2022 at 17:17
    TCS đi vào phong trào lớn mạnh ,phát triển âm nhạc của miền Nam bằng một loạt những bài tình ca : Ướt Mi, Diễm Xưa … ,tạo ra một tiếng nổ lớn cho tên tuổi . Nhưng sau đó cũng dần phai nhạt đi ,vì sự phát triển trăm hoa đua nở của âm nhạc miền Nam trong thời gian đó.

    Tất cả phong cách sáng tác âm nhạc ,nhất là tình ca ,đều có chỗ đứng trong xã hội của giới thưởng thức miền Nam ,từ nhạc sến ,nhạc tiền chiến, cả đến … cải lương ,vọng cổ ,ngâm thơ, chèo cổ … đều vươn lên có chỗ đứng chắc nịch .

    Đi đôi với sự lớn mạnh của phát triển âm nhạc ,nghệ thuật ,văn chương, thì chiến tranh Nam Bắc cũng diễn ra càng ngày càng khốc liệt hơn . Nước mẳt ,tang thương ,nhất là thân phận con người cũng tìm được dòng chảy mạnh mẽ vào sự phát triển của nghệ thuật nói chung và âm nhạc nói riêng.

    Phong trào nhạc “phản chiến” bắt đầu bám rễ với nhiều tên tuổi mới lạ , TCS là một tên tuổi nổi trội nhất cả về số lượng và phong cách triết lý vụn vặt “thân phận con người ” ,trong những sáng tác của ông ta .

    Phong trào hippy,phản chiến … của Tây phương ,Mỹ tràn vào Việt Nam , làm cho cuộc chiến chống cộng của miền Nam trước đây đã cô độc ,nay lại càng thêm cô độc . Cuộc chiến kéo dài ,dân miền Nam hầu như đã quá mỏi mệt với sự khốc liệt của máu và nước mắt đổ ra .

    Trong bối cảnh đó ,nhạc phản chiến của TCS ,là một miếng ăn tinh thần quá cần thiết cho những linh hồn đói khổ ,mỏi mệt kéo dài ,bất kể là miếng ăn đó có ngon lành,mang nhiều độc hại tiềm ẩn ra sao .

    Cho đến giờ này ,nhiều người vẫn ca tụng âm nhạc của TCS bằng những ngôn từ có cánh ,như Thích Nhất Hạnh bảo rằng nhạc của TCS có mùi … thiền ,hay những “học giả ” khác bảo rằng nhạc của ông ta bao chứa nhiều triết lý cao siêu .

    Hãy để âm nhạc của TCS. ở vị trí đúng của nó . Có những bài hay ,mới lạ và cũng có những bài bình thường đi theo phong trào . Không phải vì quá đam mê âm nhạc của TCS ,mà cho rằng điều gì hắn ta kêu gọi, tán tụng trong bài nhạc của hắn ta đã sáng tác ,cũng đều đúng cả .




    Trần Tưởng 20/06/2022 at 14:46
    Dạo này chúng lại bày ra phong trào tâng bốc Hồ chí Minh . Cái xác khô kia ,cũng lâu lâu lôi ra để đánh bóng một lần.

    Nguyễn hữu Liêm ,gián tiếp đánh bóng Hồ, Hồ làm làm “Cách mạng vô sản” ở Việt Nam là một sự cần thiết cho đất nước ,những hệ quả thối nát ,giết nhau ,thanh trừng nhau hiện nay là yếu tố khách quan ,vì “cách mạng luôn luôn ăn những đứa con của nó” .

    Phim ” Em và Trịnh” trình chiếu rộng rãi . Thiên hạ lại “tưởng nhớ ” đến Trịnh công Sơn ,qua đó gián tiếp đánh bóng Hồ ,bằng những suy nghĩ của Trịnh công Sơn đối với cuộc chiến mà Hồ phát động để xâm lấn miền Nam. Hồ đánh chiếm miền Nam ,vì lòng yêu mến miền Nam vô cùng tận ,chứ không phải vì “nghĩa vụ quốc tế ” đánh cho Liên xô, Trung quốc .

    Nhưng qua phim “Em và Trịnh”, thiên hạ lại thấy Trịnh Công Sơn qua hình ảnh một tay ăn chơi ,gái gú ,dùng âm nhạc của
    mình để theo gái ,để len lỏi vào các kẽ hở của luật pháp ,trốn quân dịch .Sống lông bông ,tránh ánh mắt soi mói của chính
    quyền thời bấy giờ ,quanh quẩn trong khuôn viên của những trường đại học . Nêu cao tinh thần “phản chiến”, nhưng lại
    ca tụng tinh thần “yêu nước “,thống nhất miền Nam bằng vũ lực,bằng súng AK ,bằng sinh mạng của hàng triệu thanh niên
    miền Bắc làm mồi cho B-52 trên dải Trường sơn .

    Cái trái khoáy của TCS ,ở chỗ đó . Kêu gọi thanh niên chống lại sự xâm lược của giặc Tầu phương bắc ,nhưng lại yếm thế ,
    kêu gọi hoà bình ,buông súng trong cuộc chiến bảo vệ miền Nam ,bảo vệ mái nhà khi bị ” Việt cộng pháo kích”. Chửi Thiệu
    là một lũ điên ,khi chống lại bọn cuồng máu tanh hôi ,chỉ biết chiến thắng ,giải phóng miền Nam bằng mọi giá ,dẫu phải đốt cháy Trường sơn .

    Coi bộ ,thiên hạ khoái phim “Em và Trịnh” vì có những hình ảnh khác ,chứ chẳng vì tinh thần “Phản chiến “, “chống Mỹ kíu nước”, “Hoạt động cách mạng” của TCS .

    Thôi ,hãy cố gắng làm bộ phim khác ,ví dụ như phim “Em và Hồ”, hy vọng khấm khá hơn .

    Nếu ra được phim “Em và Hồ”, tôi ủng hộ hai tay lẫn hai chân , thể nào cũng có nhiều pha cụp lạc ,Hồ có nhiều gái hơn Trịnh là cái chắc, dập liễu vùi hoa thì Trịnh chỉ thuộc hàng xách dép cho Boác .




    HuePhan 21/06/2022 at 07:11
    “Hãy sống dùm tôi hãy nói dùm tôi hãy thở dùm tôi
    Thịt da này dành cho thù hận
    Cho bạo cường cho tham vọng của một lũ điên…”

    * Hãy nhận định đi,
    Trong chiến tranh VN, Phe nào nổi bật về nổ lực kêu gọi “lòng thù hận, đấu tranh giành chính quyền”; phe nào chủ trương sức mạnh xây trên “thù hận”, và ra sức gây lòng thù hận”???

    “Hãy sống dùm tôi hãy nói dùm tôi hãy thở dùm tôi
    Quả tim này dành cho lửa hồng
    Cho hoà bình cho con người còn chờ đấu tranh
    Ai có nghe ai có nghe tiếng nói người Việt Nam
    Chỉ mong hòa bình sau đêm tăm tối
    Chờ mong một ngày tay ấm trong tay

    * Mong hoà bình là nguyện vọng của phe nào, của kẻ tấn công hay của người chỉ cố tự vệ?

    Vậy, bằng lyrics kia, TCS đang nói lên tiếng than trách của ai, và tiếng cầu mong của ai?

    ***sao có thể vu khống rằng Trịnh đã ám chỉ “lũ điên” là Nguyễn văn Thiệu được?!
    Đừng để lòng thù hận mờ lấp lương tri, giận cá chém thớt. Ít nhất, hãy công bình!




    vy 19/06/2022 at 18:41
    Tac gia² DCV, bài viet’ duoc dang tren DCV co’ su that là cua² TCS ?? thoi buoi² Vàng/ Thao lan² lon, photo, copie, scaner, mao danh , ai mà tin duoc ?? ddang may’ to’ bao’ la’ cai² len làm bang chung’ ??? vc chuyen lao’ phet’, vua noi’ lao’, hay² nhin’ thàng Putin di thi thay’ ro² bo mat may’ thàng cuu cs Nga KGB. truong hoc cs chuyen và chi² chuyen dào tao nhung² nguoi noi’ lao’, xao, luong gat .




    hohui 19/06/2022 at 13:18
    He he he …

    Nhân “thèng” Phét nhắc đến việc Phạm Duy về VN….nên “bố mày” gởi tặng một bản nhạc của Phạm Duy viết về “bác” với tựa đề : “Hôm nay 19 tháng 5 – kệ cha bác” phổ thơ Nguyễn Chí Thiện:

    Hôm nay 19-5
    Tôi nằm
    Toan làm thơ chửi Bác
    Vần thơ mới hơi phang phác
    Thì tôi thôi
    Tôi nghĩ Bác
    Chính trị gia sọt rácho doc bao mac le
    Không đáng để tôi
    Đổ mồ hôi
    Làm thơ
    Dù là thơ chửi Bác
    Đến thằng Mac
    Tổ sư Bác
    Cũng chửa được tôi nguệch ngoạc vài câu
    Thôi hơi đâu
    Mặc thây bọn văn sĩ cô đầu
    Vuốt râu, xoa đầu, mơn trớn Bác
    Thế rồi tôi đi làm việc khác
    Kệ cha Bác!




    Lang thang 19/06/2022 at 15:39
    -Bài hát “Ngày 19 Tháng 5” (Ngục Ca của nhạc sĩ Phạm Duy, thơ Nguyễn Chí Thiện)-
    mới tìm thấy, dù đăng từ năm 2012. Do chính Phạm Duy hát có ở Youtube.

    Bác,
    khoác lác,
    phét,
    mặc xác Bác.




    hohui 19/06/2022 at 13:03
    Bọn Việt cộng có bao giờ đặt câu hỏi là – Trịnh Công Sơn làm nhạc rất hay mà tại sao nó chưa bao giờ làm một bản nhạc – cụ thể – ca tụng Hồ Chí Minh như những thằng nhạc sĩ…thối khác, thay vào đó – nó chỉ viết bài đăng trên báo – vốn không phải là sở trường của nó?

    Ngay cả lời lẽ trong bái báo ở trên cũng chỉ là những sáo ngữ rập khuôn của tuyên giáo…mục đích là ..”cúng cô hồn” để được yên thân

    Trịnh Công Sơn còn rất giỏi làm nhạc về một con người cụ thể …điển hình là bài “Hát cho một người nằm xuống” – rất hay, rất nổi – để tưởng nhớ cố chuẩn tướng Không Quân/QLVNCH Lưu Kim Cương, nhưng Trịnh lại không thí cho Hồ Chí Minh một bải nhạc nào, ngay cả một nốt nhạc cho Hồ cũng không.

    Tại sao???




    But tre 22/06/2022 at 06:01
    “Hỏi những con chim đêm , sau chua vổ cánh…….., hỏi những anh nông dân sau chưa về làng…,”

    Chim dù là loài thú nhưng chúng cũng sợ…Việt Cộng giết chớ bộ.
    Còn nông dân mà lạng quạng mò về làng gặp VC là không đứt đầu cũng lòi ruột, thôi thì ở lại thành phố được chính quyền VNCH bảo vệ cho nó chắc ăn.




    Hồ+là+quỷ+Chiêm+Thành+Chân+Lạp 19/06/2022 at 01:52
    Tại sao TCS lại trở nên nổi tiếng hơn sau 75 ? Trước 75, tên tuổi TCS lu mờ trước Phạm Duy, Hoàng Thi Thơ, Phạm Đình Chương,..bởi những nhạc sĩ này có tài sáng tác đa dạng hơn TCS vốn chỉ quanh quẩn với các bài nhạc điệu Slow, Slow rock ,..như Diễm Xưa, Hạ Trắng.Trong khi Phạm Duy với bài Tình Ca giai điệu nghe giống ca dao, dân ca( tôi yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời à ơi ,..), hay bài Việt Nam , Việt Nam (Việt Nam Việt Nam nghe từ vào đời ,..) mà có lúc được đề nghị chọn làm quốc ca cho Miền Nam để thay thế cho bài Tiếng gọi thanh niên ( này công dân ơi,..) vốn của Lưu Hữu Phước và chưa kể các thể loại nhạc Tôn giáo ca, Tình ca, .. .cũng khá hay của Phạm Duy từ điệu Slow,Fox, …cho đến Valse , Cha cha cha Hoặc như Hoàng Thi Thơ sáng tác ra thể loại Ca nhạc kịch như Chuyện người trinh nữ tên Thi, hoặc thể loại dân ca như bài Ai nhớ chăng ai,.. Đây là chưa kể PD, HTH vốn là cán bộ văn hóa của Việt Minh trong thời chống Pháp nhưng đào thoát vô Nam do sợ bị thanh trừng trong đợt chỉnh huấn văn hóa do Tố Hữu cầm đầu ! TCS xuất hiện với phong cách cây đàn thùng và lời nhạc đầy triết ẩn dụ (dạo đó giới sinh viên hay nghiên cứu tập sống theo kiểu triết hiện sinh mơ màng trong khi lính đánh nhau ầm ầm với địch ngoài trận mạc !)mà nhiều khi người thường không hiểu chi cả( mưa vẫn mưa bay trên tầng tháp cổ, dài tay em mấy thuở mắt xanh xao ,..) ! Đối với cộng sản TCS không đến nổi là một nhạc sĩ ươn bướng đối nghịch chế độ bởi do” thành tích trốn lính” nên cũng tạm dung, còn đối với dân miền Nam nhớ chế độ miền Nam không nghe được nhạc vàng của PD,..HTH ( thời đó ) thì nghe tàm tạm nhạc của TCS mang mắt kiếng cũng đở nhớ.Thế là TCS ngày càng nổi tiếng sau 75 và điều nữa , cũng phải nói thẳng TCS không thuần nói chính trị , cũng có thể hiểu là chính trị kiểu nào cũng được , miễn sao ông có dịp cầm đàn say sáng tác hay nghêu ngao ca nhạc kiểu ” Đá lăng đá lăng trầm ,..” ai hiểu không hiểu thì ông cũng chả cần biết !




    montaukmosquito 20/06/2022 at 01:42
    Cách mạng nhà bác có thể reclaim Phạm Duy điếm đàng cho mình, he will not be missed.




    tèo 18/06/2022 at 20:02
    TCS là một tên cs nằm vùng .Nhạc nó có hay ,như có người ví von là bông hoa đẹp .Căt vào chưng bình hoa đẻ ngám …. Với kẻ góp ý này thì không thể như vậy được . Chúng ta thua VC ở đây . Chúng ta đã quá nhiều tự do đẻ yêu đẻ ghét đẻ dể bị chi phối vì một cảm tình dây chuyền,thích vì anh ta thích chị ta thích ,mọi người thích ,ban bè ca ngoi ,báo chí phổ biến ,chuyên thanh truyền hình ra rả ngày đêm . Đưa con người họ Trịnh lên làm thần tượng .Đưa HĂN lên đỉnh cao chót vót của tuyên truyền ,rỉ tai ,bàn luận,ca ngợii sơn phét ,đặt tượng trong lòng người .Họ Trịnh chống quân dịch bị bắt Đai ta không quân LKC lái xe tới rước về… Họ Trịnh vẫn còn là thần tượng của nhưng thập niên 90,Hải ngoại một số đài TTTH vinh danh Trịnh,kỷ niệm Trịnh như là một VIP quan trọng của thời đại ,đọc tiểu sử ,hát nhạc Trịnh vói nhưng lời tâng bóc có cánh (HG)(về sau bị phản đối nên thôi.Cũng như Khánh ly găn bó ăn nằm vói họ Trịnh nay không coi phim về Trịnh thì có gì lạ? Cai gì của Trịnh về Trinh Ly cung tỏ tường (con ong đã biết đường đi lối vè!).Cho nên đến nay ,bị VC xua ra khỏi nước ,phần lớn đau đớn ,không thành công ,nhất là lớp già nua bị tù đày cung cực trong các trại giam khốn nạn ,cưỡng bách lao động ,không án vói chỉ tiêu bón phân cho mỗi góc cây…

    HOa hông dẩu dẹp nhưng có gai ,Nhuỵ hoa đôi khi có sâu ,,,Hoa đôi khi dị ứng vói người .Cho nên đã tới lúc đẻ cho nó tự diệt đi những tên cs năm vung .ăn cơm QG tho ma cs như TCS như TDBCư ,TVSao,như TVTrung ..và nhiều tên khác cung như hàng ngàn DLV bay giờ ,có cả trí thức ‘chồn lùi”như NHLiêm (vô sỉ) sống giữa CĐTNCS ,47 năm qua vẫn KHÔNG MỞ ĐƯỢC MẮT không băng một nhạc. sỹ cố nhạc MÙ VVỹ sau 30/4/75…

    Trịnh phản bội hay nhưng tên ở phre QG ,ăn cơm QG ,sống tự do ,đi học ở QG tự do Dân chủ lại “hướng về miền Bắc Kộng,hướng về tên độc tài láo lường và khôn nạn được kêu bằng Bác ,như một tên riêng ,như một dâu ấn lịch sử bịa láo của CS ma tới nay trẻ mới đẻ cung gọi hồ bằng Bác như ông bà cha mẹ chúng đã gọi . Đó là chủ nghĩa Đai Đông sao ?Những tên như TCS đáng nguyền rủa hơn là Phạm Tuyên con của PQuynh ,ca ngợi kẻ thù giết CHA mình.

    Thú thật là không thể đọc hết bài viết của TCS phổ biến trên ĐCV ,như là quảng cáo cho phim Họ Trinh (phản bội vô sỷ). NÊN những những tên phản bội QG ,sống nương vào pháp luật luật do dân chủ của VNCH dẻ phản bội lại Nó đều KHÔNG dáng nhắc tới ,đều đáng phỉ nhỏ băng nước bọt …

    Chúng ta thua VC vì chúng ta có Dân chủ tự do .Chúng ta không có “chuyên chính vô sản .tức độc tài của VC dể đặt những thằng cs,phản chiến sông ở phe chúng ta .ra ngoài vòng pháp luật …(và nay một số xoen xoét miệng chống cộng nhưng vẫn có dịp là ca ngosij cộng nhu ca ngợi tên phản bội TCS…)

    Cho nên HỌ TRỊNH KHONG NÊN ĐƯỢC NHẮC TƠI dù một chử :MERDE!




    MẹMốc 18/06/2022 at 22:11
    Phải .Có lẻ thế thật .
    -HÈN NHÁT :vì chúng ta thiếu cái hung của kẻ thiếu óc (không có não hay bại não)não “Đứng YÊN ,Không Phản Kháng ,sắp hàng làm BiA cho lính TC tập bán .43 cái bia thịt sông ngã xuống cho quan thầy VUI CA ,xoa đầu các tên tay sai ,.đầy tớ CSTC
    – THAM NHŨNG Nguỵ có Tham nhũng nhưng Tham nhũng chưa đủ ,chưa KHỦNG bằng CB của chúng ta. Chưa có quan lớn nào của VNCH nguỵ tay sai Mỹcó tài sản bạc tỷ (nhiễu tỹ Dollars như các”lãnh đạo ” của ta NTDũng ,NX Fuck và tất cả các CB cấp “hét ra lữa mửa ra máu”của ta ngày nay.Mua một cái hộ chiếu đảo CHYPRE cũng mất 20,000 đô..và nhà ngày nay ,giá đát đỏ ,CB ta vẫn cho ra rẻ . MXP có nhà trên Núi ,nhưng chưa cho là sang nên mua nhà trên núi cao hơn…đẻ trống cho ma ở chơi ….
    -TAY SAI…Ai cung biết ,ta là đầy tớ của Nga ,nhưng ở gần hơn ,chủ của ta trực tiếp hơn là ANH BA TÀU…Chúng ta không DÁM phản đối một cái gì do Chủ Tàu đề ra . Chúng chiếm cao nguyên đồing bằng hải cảng biện giới ,rừng núi ,đèo bằng cách áp lực ,bằng lời ngon ngọt ,bằng kinh tê ,bằng hăm doạ …Chúng cho dân qua xâm lân ,thẩm thâu đát nước ta ,xay nhà cử đất đai ruoojgn vuowfi ,lấy vợ VN ,làm đĩ Tàu (ngươi gia cấp bần cố nôn được ta hồ hào giải phsng ngày nay làm đĩ hay lao cong ở Nam Hàn ,Thialan và tràn ngập ở TC.).
    Trong nước đạo dức suy đồi ,nhân tâm oan thán.
    Chúng vổ đâu phá ta chứng tỏ chúng là chủ như PTT Mỹ qua VN cho thuốc covid vừa qua ,dư âm vẫn còn lại (vì thằng Đ/S TC chặn phá cuộc tiep đoan này đón nay
    Thêm một bằng chứng tay sai là chúng làm gì cũng liếc coi chủ làm trước ,chủ có đồng ý hay không như vụ LHQ và Ủng Hộ Ukraine củ a khối tư bản tự do (có Mỹ)
    VN copy y chang thái độ của quan thầy . Nhắc tới mới nhớ tời ký bang gio vói Mỹ VN không dám trực tiesp kỹ mà chờ TC ký tước ,có THQ rồi VN mới dám ký.
    Ngay làm Tay Sai này ta cung anh hùng sáng suốt rõ ràng hơn Nguỵ rất nhiều .

    Tóm lại HÈN NHÁT , THAM NHŨNG và TAY SAI là 3 kế sách tột đỉnh của ta ‘ra ngỏ gập anh hùng .là cái nôi của nhân loại ..”vẫn HƠN NGUỴ ngàn ,à KHÔNG TRIÊU TRIÊU LẦN ( hay TỶ TỶ lần ?).Phải không ?
    (MM)




    hohui 18/06/2022 at 17:22
    Dưới chính sách “lương thực phân phối theo khẩu phần,theo tiêu chuẩn” của Việt cộng, thì việc mấy thằng văn – thi – nhạc sĩ hèn hạ, thiếu nhân cách, buộc phải ca tụng, bốc thơm, húp bô cho bác và đảng là chuyện bình thường, vì nếu không làm thế thì chúng nó và gia đình sẽ phải chết đói …. (xin lỗi) đến cứt cũng không có để mà đổ vào mồm….

    Trường hợp đáng khinh nhất phải nói đến là thằng nhạc sĩ Phạm Tuyên – tác giả bài “đảng đã cho ta sáng mắt sáng lòng”,”như có bác trong ngày dại thắng” ..v.v. nó đáng khinh vì chính bố của nó – cụ Phạm Quỳnh – là nhà văn hóa vĩ đại và là người có công quảng bá Chữ Quốc Ngữ đã bị chính Hồ Chí Minh ra lệnh chôn sống cùng cha con cụ Ngô Đình Khôi năm 1945.

    Cho nên những bài ca, bài thơ, bài nhạc hay bài văn ca tụng Hồ chí Minh và đảng Việt cộng chả có tí giá trị học thuật nào, nó không xuất phát từ tâm mà chỉ có công dụng duy nhất để được tha chết và để đổi lấy cái miếng ăn là…miếng nhục!

    Nhữg bài văn, bài thơ, bài ngạc ca tụng Hồ Chí Minh và đảng Việt cộng xét cho cùng thì cũng thối khắm như cái bô mà những tên tác giả bưng lên và …húp.

    Tại sao thằng Trịnh Công Sơn là nhạc sĩ, thế mà nó lại không dùng nhạc – là món sở trường – để ca tụng Hồ Chí Minh? mà nó lại dùng một bài văn để đăng báo? điều này chứng tỏ là nó biết là nếu dùng nhạc để ca tụng Hồ thì – thứ nhất là cả gia tài nhạc của nó sẽ bị thối lây, thứ hai là nếu đem Hồ vào nhạc thì chả khác nào đem ….cứt mà để vào cái bát…ngọc lưu ly.

    Chuyện là thế….Tội nghiệp Trịnh Công Sơn!

    Tội nghiệp Phét!




    Ban Mai 18/06/2022 at 17:13
    Cầm kéo ra vườn tui thường lựạ mấy bông đẹp, cắt đem vô nhà chưng. Chắc nhiều người cũng vậy. Vì giữa bông và cây khác nhau, dù bông từ cây mà có. Bông thì thơm, đẹp còn cây thì sần sùi, gai chích, mà cả sâu nữa huhu, tui lại rất sợ sâu! Thực tế như vậy để phân biệt giữa con người thân xác và nhạc của Trịnh Công Sơn.

    Báo chí VC đang đua nhau khai thác 2 cuốn phim Em Và Trịnh và Trịnh Công Sơn. Ca sĩ Khánh Ly cũng đang có mặt tại VN để thực hiện tour nhạc giã từ khán giả, vì 77 tuổi rùi! Bả trả lời là sẽ không xem phim về Trịnh, vì đã từng ngày đêm cận kề một Trịnh thật thì một Trịnh hư cấu xem làm gì? Ông sư Thích Nhất Hạnh thì cho rằng nhạc Trịnh chứa nhiều công cán Thiền, như bài Đại Bác Ru Đêm hay Mỗi Ngày Tôi Chọn Một Niềm Vui…

    Nhưng mọi ồn ào rồi cũng lắng đọng. Mọi sôi nổi rồi cũng phải đi về hư vô tĩnh lặng. Con người nghiện rượu, bất lực và mau quên bạn bè từ thời chưa nổi tiếng thì nói làm gì đến chuyện “hai mặt” công khai ca ngợi “bác Hồ”? Có chửi thêm cũng thế thôi. Một Phạm Duy từ tham gia kháng chiến, rồi chạy vô Nam, đến “bầy chim bỏ xứ” và cuối cùng quay lại SG về cõi, một nơi mà không ai tránh khỏi.

    Vấn đề đã rõ ràng là, chỉ 20 năm, VNCH dù bị thua nhưng đã để lại một di sản về chính trị, kinh tế, văn hóa giáo dục… mà mãi nửa thế kỷ sau khi cướp miền Nam, VC vẫn không thể theo kịp! Híc!

    Từng dùng kéo cắt những bông đẹp để chưng thì sao không dùng trái tim chọn cho mình những lời nhạc ưa thích? VC nuôi dưỡng sự căm thù vì họ là kẻ cướp. Tui không để sự căm thù tù ngục trái tim mình vì chắc như đinh đóng cột là vào một ngày nào đó kẻ cướp phải trả giá. Lịch sử đã chứng minh bạo phát, bạo tàn. Nhan nhản các chế độ độc tài đã sụp đổ ngay trước mắt chúng ta. Vấn đề là chúng ta có cố gắng chia sẻ với những người đang trực tiếp đối đầu với VC hay không mà thôi.

    Chúc các bác vui cuối tuần.




    HuePhan 20/06/2022 at 12:26
    Nói về cái đẹp từ cây cảnh thiên nhiên thì vô cùng tận.

    * Hoa đẹp đã là một điều hiển nhiên từ nghìn xưa. Sắc độ đẹp mỗi loài một vẻ, như tác phẩm âm nhạc đa dạng mà mỗi trình độ thưởng thức sẽ chọn cho mình một loại giai điệu phù hợp với khẩu vị tâm hồn.

    Khó lòng độc đoán trong chuyện nầy được.

    Không chỉ hoa đẹp, lá cũng có vẻ đẹp của nó. Không cắm lá, lọ hoa sẽ thiếu bối cảnh để đẹp thêm lên, sẽ vô duyên.
    Từng chiếc lá, cành lá đẹp yểu điệu, đường nét độc đáo để tôn nhan sắc loài hoa lên.
    Lá bạt ngàn cũng đẹp não nùng khi san sát bên nhau cả một rừng thu, như lá cây phong; đẹp cả khi đã rụng rơi trên đất, khiến TQL phải viết “Ngày sang thu anh lót lá em nằm…”!
    Ngay cả thân cây cũng có vẻ đẹp độc đáo của từng cá thể cây nào đó vốn thiên nhiên ban cho những dáng dấp bẫm sinh của giống loài – như tùng, bách, đào, mai, liễu…,
    hoặc do nghệ nhân cây kiểng uốn lượn tạo dáng cho nó.
    Bonsai tự khẳng định giá trị không cần đến hoa là thế.

    * Loài sâu bọ không phải là họ hàng tất yếu của hoa, lá, cây. Chúng là bọn xâm nhập, phá hoại…có vẻ như những kẻ mang bịnh thù hận chính trị đối với âm nhạc và người nhạc sĩ.
    Nhạc sĩ chuyên sáng tác nhạc chính trị cho một chế độ có thể ví như loài cây công nghiệp, cây bông vải, cây anh túc…
    Các cây thực phẩm, cây cho rau củ cũng có hoa, nhưng không phải để cho ai thưởng thức.
    Thì kệ họ. Trịnh công Sơn thường hay nói “thôi kệ”, khi ông không muốn tranh cãi với những khúc mắc của đời.
    * KLy tuyên bố “sẽ không xem phim về Trịnh”, có lẽ vì bà thấy phim không đạt.
    Cái “đạt” của phim truyện là phải tái hiện sự thật “gần đúng nhất” với sự thật.
    Trịnh không “điển trai” kiểu hot boy như nam diễn viên của phim.
    Cái thần của một người có tài và cá tính
    (không thể chối cãi Trịnh là thế – gầy gò khắc khổ đăm chiêu buồn; toát ra cái thần nhân hậu bình dị mộc mạc, cẩu thả và chắc chắn là không thơm tho sạch sẻ gì mấy trừ phi mới tắm xong, và miệng thì luôn hôi thuốc lá và rượu!),
    là rất khó tái hiện trên phim.
    Không phải bảnh trai kiểu con nhà giàu học giỏi…Trịnh dứt khoát không phải kẻ bi luỵ si tình luôn đuổi theo gái!
    Trời ơi, Trịnh không ham gái!

    Cái thói của chế độ nầy, bàng bạc nhiễm vào cái tâm của nhiều giới đang cầm chịch ở nhiều giai tầng xã hội, là thích “người hùng” của mình phải “nhất”, đẹp nhất, thông minh nhất, giỏi giang nhất, cao nhất, mạnh nhất, bay bướm nhất…thành ra ngố nhất!

    Vì thế phim nầy đượm nét giả tạo. Là lý do KLy từ chối.
    Đã xem thì phải trả lời phỏng vấn. KLy sẽ kẹt. KLy không dại.





    nguyen+ha 18/06/2022 at 15:37
    Tring cong Son là ai ?? sau đây là câu chuyện : Lê hửu Bôi và chúng tôi cùng một thời với TCS! Đêm giao thừa 1968 , còn một giờ nửa là đến Giao thừa .Lê hửu Bôi ,Chủ tịch THSV sai gon,anh trở về nhà ở Chợ Cống -Huế,sau khi đả ngồi tâm sư lâu với Trinh công Sơn tại nhà Sơn ở ,trước nhà thờ Phủ Cam.Củng trong đêm đó Anh Bôi bị CS đem đi chôn sống ! Trong lúc TCS vẩn bình yên.! Kể ra để bà con suy nghĩ.TCS chỉ là NS. Còn những vấn đề khác TCS ngu dốt !Không nên gán cho Y những từ ngữ mỹ miều,chính trị -chính em!




    hohui 18/06/2022 at 13:01
    He he he …

    Đọc xong bài viết này của Trịnh Công Sơn, người ta chỉ thấy buồn mửa vì hành động húp bô một cách đê tiện, trắng trợn và hèn hạ của nó.

    Vào những năm 1979 – lúc thằng Trịnh C Sơn viết bài này thì nhân dân miền Nam bắt đầu đói rã họng, đói vàng mắt …ngoại trừ nó và những thằng chó đẻ nhanh nhảu trổ tài húp bô để có được “sổ gạo” như nó..

    Cứ nghĩ xem, nếu nó – vô phúc – mà sinh ra và lớn lên ở miền bắc dưới thời “bác Hồ” thì thử hỏi nó có thể làm ra được những bản nhạc gọi là “để đời” như nó đã làm được ở trong một miền Nam tự do và nhân bản hay không?…hay là nó cũng đã chết mất xác theo đoàn quân “sinh bắc tử nam” để “đánh Mỹ cho Liên Sô và Trung Quốc” như hàng triệu thanh niền miền Bắc đã bị??

    Ngay cả những bản nhạc – theo đơn đặt hàng – mà nó làm ra sau 1975 thì cũng chỉ dành cho bọn bò đỏ nghêu ngao mà thôi, chứ người tử tế ai thèm hát, thèm nghe!?.

    Cho dù thông cảm hoàn cảnh phải viết để …sống của nó, nhưng đọc xong vẫn thấy lộn mửa



    https://www.danchimviet.info/trinh-cong ... 022/26348/
Trả lời

Quay về “Trịnh công Sơn”