Xuân Đinh Dậu

Trả lời
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20163
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Xuân Đinh Dậu

Bài viết bởi Hoàng Vân »

          



Sang xuân
______________________
Huy Cận

          

Sáng nay gió loáng trên đường
Cây phơi phới lá, dễ thường sang xuân.
Nhà ai đào nở tươi sân?
Trông vô: em bé tung tăng áo hồng.
Gặt xong tạnh ráo cánh đồng,
Gió se luống đất ủ vồng khoai lang.
Được mùa to, mái rạ vàng,
Đông rét muộn, tưởng xóm làng sang xuân.


          

          
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20163
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Xuân Đinh Dậu

Bài viết bởi Hoàng Vân »

          


...
Chiều nay có một loài hoa vỡ bên trời
Đợi mùa Xuân sang tô màu nhớ
Dừng chân trông hoa Xuân hồng thắm
Buồn tìm về tình ai đằm thắm
Giờ vun vút trời mây
...


:flwrhrts:




[/audio]
Nhớ một chiều xuân
Nguyễn văn Đông - Bạch Vân



          
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20163
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Xuân Đinh Dậu

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  • Ðọc lại những bài báo xưa của
    Vũ Trọng Phụng

    _______________________________
    Phạm Xuân Ðài - 26/11/2016






    Chúng ta thường biết Vũ Trọng Phụng qua các tác phẩm văn học của ông, đặc biệt là Số ĐỏGiông Tố, chứ ít biết ông là một nhà báo với rất nhiều thiên phóng sự xã hội. Điều này cũng dễ hiểu, các bài báo thường chỉ để đáp ứng một nhu cầu xã hội nhất thời, trong khi văn học không lệ thuộc vào thời sự, có thể mang một giá trị lâu dài, nếu tác phẩm thực sự có giá trị.
    Giá trị những tác phẩm văn học của Vũ Trọng Phụng thì đã được khẳng định từ lâu trong nền văn học Việt Nam. Tại miền Nam các tác phẩm của ông đã được in đi in lại nhiều lần, đã có nhiều công trình nghiên cứu về ông, những câu thời danh của ông trong Số Đỏ như “Biết rồi, khổ lắm, nói mãi!” hoặc “Tội nghiệp, thế là tốt lắm!” có thời đã biến thành một lối nói trong xã hội gần như một thành ngữ. Trong khi đó tại miền Bắc, từ khoảng cuối thập niên 1950 không hiểu lý do gì và nhân danh cái gì, đảng Cộng sản đã ra lệnh cấm toàn dân không được đọc Vũ Trọng Phụng, cấm sách của ông không được lưu hành, và dĩ nhiên dẹp bỏ luôn cả việc nghiên cứu, tìm hiểu tác giả này. Mãi ba mươi năm sau, vào cuối thập niên 1980, ông mới được “cởi trói,” các tác phẩm của ông mới được chính quyền cộng sản cho tái bản, và vài ba năm gần đây cùng với phong trào làm tuyển tập, Vũ Trọng Phụng cũng được làm tuyển tập.

    Nhưng vào cuối năm 2000, sau khi Tuyển Tập Vũ Trọng Phụng đã thành hình thì nhà xuất bản Hội Nhà Văn ở Hà Nội lại cho ra đời một cuốn sách mang tựa đề Vẽ Nhọ Bôi Hề gồm một số truyện, tiểu phẩm, bài phóng sự... của Vũ Trọng Phụng, với câu giới thiệu ngoài bìa sách: Những tác phẩm mới tìm thấy năm 2000.
    Đọc câu này người ta có thể nghĩ ngay rằng đây là những bản thảo của nhà văn Vũ Trọng Phụng trước nay chưa hề được công bố nay mới tìm thấy. Nhưng thực ra không phải vậy. Đó chỉ là những bài đã đăng trên các báo Hà Nội trong thập niên 1930, được tom góp lại. Và vì những bài mới tìm thấy này, chữ “Toàn tập” không còn hoàn toàn đúng nữa.
    Nhưng người tìm thấy lại các bài này lại là một người Mỹ chứ không phải những vị có trách nhiệm sưu tầm cho Toàn Tập Vũ Trọng Phụng. Theo Lời Giới Thiệu của ông Lại Nguyên Ân ở đầu tập Vẽ Nhọ Bôi Hề thì người Mỹ ấy có tên là Peter Zinoman, giảng viên môn sử Việt Nam tại đại học Berkeley ở California. Đoạn trích sau đây lời giới thiệu của ông Lại Nguyên Ân giải thích tại sao ông Peter Zinoman lại đi sưu tầm Vũ Trọng Phụng:

    • “Đề tài luận án Peter Zinoman chọn là chế độ nhà tù của thực dân Pháp ở Việt Nam. Mà nghiên cứu sử học Âu Mỹ hiện giờ rất chú trọng tìm các dữ liệu thông qua báo chí, văn chương, nghệ thuật. Anh đọc đủ loại tài liệu liên quan từ xa đến gần, về văn học thì không bỏ qua những hồi ký cách mạng trong đó có nói đến giam cầm, tù đày, cũng không thể bỏ qua những sáng tác truyện, tiểu thuyết có nói đến nhà tù. Và vì thế anh đã tìm đọc Người Tù Được Tha...
      Đi tìm, thông qua sự thể hiện văn học, một đề tài lịch sử, anh bắt gặp một nhà văn. Sáng tác của ông thu hút anh. Anh tìm đọc hầu hết tác phẩm của ông, qua những cuốn sách mới in lại từ 1987 trở lại đây, lại cũng tìm đọc hầu hết những bài phê bình nghiên cứu về Vũ Trọng Phụng.
      (...) Peter Zinoman đã đến Thư viện quốc gia Pháp ở Paris tìm đọc vi phim (microfilm) kho sách báo tiếng Việt trước 1945. Trên hai chục tác phẩm của Vũ Trọng Phụng được anh tìm ra từ nguồn lưu trữ ấy.”

    Và ông Peter Zinoman đã chuyển những gì mới tìm thấy cho các nhà nghiên cứu ở Hà Nội, tất cả các bài ấy đã được xuất bản dưới nhan đề Vẽ Nhọ Bôi Hề, có lẽ như một bổ túc cho Toàn Tập Vũ Trọng Phụng. Nhưng người ta có thể tự hỏi tại sao các nhà nghiên cứu tại Hà Nội lại không thấy những bài này trong Thư viện quốc gia Việt Nam, vì tại đây sách báo trong thời Pháp thuộc chắc chắn còn rất nhiều, nếu không nói là toàn bộ, mà phải chờ đến công sức của một người Mỹ lục lọi trong thư viện Pháp tận Paris? Đoạn trích sau đây của ông Lại Nguyên Ân lại cho thấy một phần thực trạng của giới sưu tầm nghiên cứu Việt Nam:

    • “Có thể nói, tính từ khoảng 1956, tức là từ khi tác giả Vũ Trọng Phụng trở thành một đối tượng nghiên cứu thực thụ, đây là lần bổ sung đáng kể nhất vào những thống kê về tác phẩm của tác giả này. Hồi 1987, khi tác phẩm của nhà văn lại bắt đầu được tái bản rộng rãi sau 30 năm vắng bóng, người ta cũng chỉ biết phạm vi tác phẩm của nhà văn này như phạm vi mà các nhà nghiên cứu biết về ông, hồi giữa và cuối những năm 50. (...)
      Người ta biết rằng tác phẩm của Vũ Trọng Phụng còn nhiều hơn, nhưng hình như các nhà nghiên cứu cảm thấy có tìm kỹ chắc cũng không có gì sánh được Giông tố, Số đỏ, mà đi tìm thì sách báo cũ hư nát, mất mát ngày càng nhiều, các nhân viên thư viện thì hay giở giọng cửa quyền, cho nên, ngay những tác phẩm đã biết nhan đề, biết nơi đăng tải, người ta cũng bỏ qua. Không riêng gì Vũ Trọng Phụng, nhiều tác giả thuộc diện đối tượng làm tuyển tập cũng thường hay được giới nghiên cứu đối xử như vậy. Thay vì đạt đến một danh mục đầy đủ, cụ thể, người ta chỉ cần dùng đến chữ “v.v.” và những dấu chấm lửng.”

    Sách Vẽ Nhọ Bôi Hề gồm 22 bài “mới tìm thấy,” ký tên thật Vũ Trọng Phụng, hoặc V.T.P., hay là bút danh Thiên Hư, có khi ký tắt T.H., trước kia đã đăng trên các báo Hải Phòng tuần báo (1934), Loa (Hà Nội, 1934, 1935), Tiến Hóa (Hà Nội, 1935), Tiểu thuyết thứ năm (Hà Nội, 1938, 1939), Phụ nữ thời đàm (Hà Nội 1934), Đông Dương tạp chí (Hà Nội, 1937, 1938). ‘Vẽ nhọ bôi hề‘ là tên một phóng sự về ngành sân khấu đăng trên tờ Phụ nữ thời đàm năm 1934.
    Đọc những bài này, người ta dễ dàng nhận ra phong cách Vũ Trọng Phụng, và cũng nhận ra điều này:
    • các điều tra, phóng sự báo chí của ông cách đây 70 năm so với bây giờ vẫn không thấy cổ lỗ chút nào.
      Đó là chưa kể cách viết kỹ lưỡng, lối điều tra có lương tâm và sự nhiệt tâm của ký giả thì chưa chắc giới báo chí Việt Nam bây giờ đã qua được ông.

    Để mang lại ít nét của xã hội Hà Nội ngày xưa, chúng tôi đăng lại dưới đây vở kịch vui Chín đầu một lúc, ký bút danh Thiên Hư, đăng trên báo Loa, ngày 15.3.1934. Chúng ta đã biết nhiều về những truyện dài, truyện ngắn, phóng sự của Vũ Trọng Phụng, nhưng rất ít có dịp đọc kịch của ông. Hy vọng nét châm biếm trào lộng rất Vũ Trọng Phụng phảng phất trong vở kịch đem lại cho chúng ta vài nụ cười nhân buổi đầu xuân.



    _____________________________




    CHÍN ĐẦU MỘT LÚC
    HÀI KỊCH



    Sen I

    • Giữa phố hàng Thúng, trước cửa một tòa nhà không to, nhưng những miếng gạch hoa, những ống máng với kính đủ các màu làm thành ra đồ sộ, một anh xe đứng nghênh ngang chờ...
      Một bác thợ cạo đi qua.

      ANH XE
      • - Thợ cạo! Thợ cạo!

      THỢ CẠO (vội chạy lại)
      • - Ra ngõ gặp giai có khác, rõ may quá!

      ANH XE
      • - Lấy bao nhiêu một đầu?

      THỢ CẠO
      • - Vẽ chuyện mặc cả nữa!
        Vào nhà cụ Chín Hoặc, chẳng được cao giá hơn thì cứ giá thường ngày chứ gì.

      ANH XE
      • - Nhưng cụ tôi bảo tôi phải mặc cả.
        Ba xu một người mà cạo luôn chín người một lúc đấy, có bằng lòng thì vào.

      THỢ CẠO
      • - Ba xu? Những ba xu?
        Thế thì bác vào thưa với cụ bác là có thằng thợ cạo kia nó bảo rằng ba xu thì nó thà để thì giờ nó cạo lông chân của nó nhé.

      ANH XE
      • - Không bằng lòng thì bước! Lôi thôi gì?

      THỢ CẠO
      • - Chả bước thì dễ vào à?...
        Giầu nhất Hà thành đấy! Ba xu!



      Nói xong đi. Đến lượt một người thợ thứ hai đi qua.

      ANH XE
      • - Này, cạo không?
        Lấy bao nhiêu một người?

      THỢ CẠO THỨ HAI
      • - Cạo cho bác hay cho chủ bác?

      ANH XE
      • - Không! Cạo cho chín cô với cậu, con cháu ông chủ.

      THỢ CẠO
      • - Ồ những chín người một lúc à?
        Thôi được, để cụ cho bao nhiêu thì cho, không phải mặc cả.

      ANH XE
      • - Nhớ nhé.

      THỢ CẠO
      • - Được, được,
        (nhìn cái mã nhà tin lắm).
        Cụ cho bao nhiêu cũng xin vâng.





    Sen II

    • Phòng ngủ với phòng khách một nhà giầu, đồ đạc bầy theo lối mỹ thuật của bà Bé Tý. Tất cả chín đứa vừa giai vừa gái, tuổi từ 5 đến 12 đứng biểu tình quanh cái sạp gụ khảm bên trên có ông và bà Chín Hoặc, đang ngồi đếm giấy bạc với văn tự cạnh cái tủ bạc to.

      CẢ CHÍN ĐỨA
      • - Khổ quá, đầu con như cái bờm sư tử thế này, đi ăn cưới làm sao?
        - Tóc dài quá, cháu ngứa đầu quá đi mất.
        - Con đến đau mắt mất!

      ÔNG CHÍN
      • - Gớm làm gì mà nheo nhéo thế!
        Chúng bay xếp hàng một, lần lượt cúi cổ giơ gáy cho tao xem nào...
        (bọn trẻ theo lời; ông Chín khám một lượt).
        Chết thật chứ bọn này rồi mai sau phá gia chi tử! Tóc mới thế mà đã đòi cạo rồi!

      BỌN TRẺ
      • - Chúng con cạo đã ba tháng nay rồi còn gì nữa.
        Không cho cạo thì chúng con không đi ăn cưới đâu.

      BÀ CHÍN
      • - Thôi! Cứ im! Tao bảo thằng xe ra trông thợ cạo rồi!

      ÔNG CHÍN
      • - Bà có dặn nó mặc cả cẩn thận đấy không?

      BÀ CHÍN
      • - Có, tôi đã bảo rồi.

      BỌN TRẺ
      • - Lại còn mặc cả làm gì cho nó lâu ra.

      ÔNG CHÍN
      • - Thế chúng bay vội cái gì chứ!
        Chín đứa cạo một lúc mà không mặc cả thì để sạt nghiệp hay sao?

      BÀ CHÍN
      • - Thôi, thợ đây kia rồi, không phải eo sèo gì nữa.





    Sen III

    • Thêm thợ cạo

      THỢ CẠO
      • - Lạy cụ lớn ạ.

      ÔNG CHÍN
      • - Được! Thế nó đã mặc cả chưa?

      THỢ CẠO
      • - Bẩm cụ lớn cho thế nào chúng con cũng xin vâng,
        được vào cửa cụ lớn đã là phúc lắm.

      ÔNG CHÍN
      • - Bác này thật biết điều, sau này chắc bác sẽ giàu to.
        Thằng xe lấy thau nước nóng ra đây để bác phó rửa tông đơ đi nhé.

      THỢ CẠO
      • - Bẩm rửa nước sợ gỉ mất ạ.

      BÀ CHÍN
      • - Được, rửa xong bác lau ngay thì việc gì.

      ÔNG CHÍN
      • - Không rửa nhỡ chín đứa trẻ này hắc lào hay ghẻ lở thì tôi bắt đền ai?

      THỢ CẠO
      • - Vâng thế thì xin rửa.
        Chính ra thì phải hơ đèn cồn kia đấy ạ.

      ÔNG CHÍN
      • - Thời buổi này phải vệ sinh, bác không có đèn cồn là lỗi ở bác chứ.
        Húi rõ cao cho chúng nó nhé!


      Thợ cạo rửa tông đơ rồi bắt tay vào cạo. Đồng hồ đánh 8 tiếng. Ông Chín và Bà Chín vẫn ngồi soạn văn tự, đếm giấy bạc. Đến lúc đồng hồ đánh 12 tiếng thì cái đầu thứ chín cũng cạo xong.

      ÔNG CHÍN
      • - Đã xong rồi à?
        Chúng bay lại gần đây tao xem bác ấy làm ăn thế nào mà chóng quá thế.

      THỢ CẠO
      • - Bẩm, con cạo kỹ lưỡng lắm đấy ạ.

      MỘT ĐỨA TRẺ
      • - Kỹ quá hóa hỏng!
        Húi ca rê mà bác húi cho tôi trọc lốc y như đầu thằng tù!

      MỘT ĐỨA KHÁC
      • - Để rẽ lật mà bác làm đầu tôi thành ra cái bàn chải ngựa!

      THỢ CẠO
      • - Cụ lớn đã dặn tôi húi cao mà lại.

      ÔNG CHÍN
      • - Phải, chính thế.
        Chúng mày đừng có lôi thôi! Húi cao càng mát!
        Này đây, bác cầm lấy tiền.

      THỢ CẠO
      • - (sau khi đếm tiền)
        - Bẩm hai hào bẩy tất cả.

      ÔNG CHÍN
      • - Phải. Có thiếu, thừa trinh nào không?

      THỢ CẠO
      • - Bẩm cụ lớn cho thế thì thiệt con quá.

      ÔNG CHÍN
      • - Thiệt? Còn đòi bao nhiêu nữa?!

      THỢ CẠO
      • - Bẩm giá thường thì cứ 5 xu một cái đầu mà cụ cho thế, chúng con thành ra thiệt những hào tám.

      ÔNG CHÍN
      • - Được rồi, nhưng bác nên biết rằng bác được cạo luôn chín cái đầu một lúc, không mất công đi rụng chân ngoài phố, giữa mùa mưa này mới được chứ.
        Bác phải biết bác được bước vào cái nhà này là một nhà như thế nào mới được chứ!

      THỢ CẠO
      • - Đến chúng con cạo cho cu-ly cu-leo, bắt-tê, họ cũng trả cho được đúng 5 xu một cái đầu...

      ÔNG CHÍN
      • - Anh nói ngu lắm!...
        Thằng xe đâu? Xe!




    Sen IV

    • Thêm thằng Xe

      BÀ CHÍN
      • - Sao mày không mặc cả hở thằng khốn nạn kia.

      THẰNG XE
      • - Thưa cụ, anh ta đã nói cho bao nhiêu cũng làm mà.

      BÀ CHÍN
      • - Thế mồm anh hay là sẹo gỗ.

      ÔNG CHÍN
      • - Có nó làm chứng đấy nhé.
        Anh đã kêu được vào nhà này là phúc, cho bao nhiêu cũng làm, tôi cho hai hào bẩy lại chưa đủ phúc cho anh ư?

      THỢ CẠO
      • - Ông thử đi hỏi khắp Hà Nội này xem có thằng nào lấy ba xu một cái đầu không?

      ÔNG CHÍN
      • - Thôi anh câm đi!
        Rõ đồ không biết điều! Rồi vạn kiếp anh cũng đến làm thợ cạo!

      THỢ CẠO
      • - Tôi có ăn không của ai đâu mà giầu có được.

      ÔNG CHÍN
      • - Anh là đồ ngu!
        Chúng bay ra đây!...
        (Bọn trẻ chạy ra).
        Anh trông lũ con cháu tôi xem.
        Anh húi chúng nó thành ra một lũ ăn cắp mà anh lại cả gan mở mồm ra đòi thêm nữa à?

      THỢ CẠO
      • - Ông dặn tôi húi thế nào mới được chứ?

      ÔNG CHÍN
      • – Thí cho nó thêm một xu nữa.

      THỢ CẠO
      • – Một xu thì để ông bà mua thuốc bổ.
        Tưởng cho thì ít ra cũng cho hơn 5 xu một người hoặc không thì thôi chứ lại trả kém cả bọn phu gạo!

      ÔNG CHÍN
      • – Đừng láo mà lên Cẩm tức khắc bây giờ
        (lảng vào).

      THỢ CẠO
      • – Thằng nào chứ thằng này sợ lên Cẩm chắc?

      BÀ CHÍN
      • – Thôi thôi, đây, một xu
        (nói khẽ).
        Bác cứ ra ngõ kia chờ tôi trả thêm.




    Sen V

    • Thợ cạo đứng chờ một mình để bà Chín vờ dọn dẹp đâu ra đấy xong mới ra. Đồng hồ đánh một tiếng.

      BÀ CHÍN
      • – Này đây, hai xu nữa là đúng ba hào.
        Thôi, bác đi.

      THỢ CẠO
      • – Chết thật chứ tôi chờ một giờ đồng hồ mà giả thêm được ba xu ư?

      BÀ CHÍN
      • - Chết! Nói khẽ chứ!...

      ÔNG CHÍN
      • (từ bên trong)
        – Chết thật, lại còn trả thêm nó nữa thì bà giết tôi!

      BÀ CHÍN
      • (chạy vào)
        – Không, tôi có trả thêm đâu?

      ÔNG CHÍN
      • – Bà đừng chối nữa! Biết làm thế nào bây giờ?
        A! Xe!
        Mau chạy ra bắt nó vào ngoáy thêm hai lỗ tai cho tao vậy.


      Thợ cạo cắm đầu chạy.

    HẠ MÀN

    THIÊN HƯ
    Loa, 15.3.1934
    (Trích báo Thế Kỷ 21 số Xuân Nhâm Ngọ 2002)

Last edited by Hoàng Vân on Thứ tư 11/01/17 18:05, edited 1 time in total.
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20163
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Xuân Đinh Dậu

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  • Thú chọi gà
    _________________
    Vương hồng Sển (Phong lưu cũ mới)




    ( .. tiếp theo .. )


          
:pntfngrri: ( .. đọc đoạn trước .. ) .:pntfngrlft:













          
Last edited by Hoàng Vân on Thứ tư 11/01/17 18:43, edited 1 time in total.
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20163
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Xuân Đinh Dậu

Bài viết bởi Hoàng Vân »

          















          
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20163
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Xuân Đinh Dậu

Bài viết bởi Hoàng Vân »

          















          
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20163
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Xuân Đinh Dậu

Bài viết bởi Hoàng Vân »

          















( .. đọc tiếp .. )

          
Last edited by Hoàng Vân on Thứ năm 12/01/17 04:36, edited 1 time in total.
Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5469
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Re: Xuân Đinh Dậu

Bài viết bởi Bạch Vân »

          


Hình ảnh vui ngày tết 2017



          
Last edited by Hoàng Vân on Thứ tư 11/01/17 18:53, edited 1 time in total.
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20163
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Xuân Đinh Dậu

Bài viết bởi Hoàng Vân »

          



Đường Mùa Xuân
______________________
Sông Cửu

          

Dọc con đường mùa xuân
Trong ngần bông tuyết nổi
Đôi chim bồ Câu trắng
Xếp cánh bên sườn đồi
........
Anh bấm nút máy hình
ghi ảnh trên tảng băng
Em đổ thừa bụi tuyết
Làm tóc em hoa râm

Lời tình nào trăm năm
Nụ cười giăng khói xám
Trách mặt trời lỗi hẹn
Vắng bóng ngày đầu xuân

Mùa xuân nào lang thang
Dầm mình trong nắng hạ
Gom nhặt lá thu tàn
Nhóm lửa ngày đông giá !?

Đường mùa xuân bao xa
Bước lữ hành chưa lã
Lối nào đến đất mẹ
Ngõ nào về quê cha !? . . .


          

          
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20163
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Xuân Đinh Dậu

Bài viết bởi Hoàng Vân »

          



... Bìa báo Xuân xưa ...
:flower:

          
Last edited by Hoàng Vân on Thứ tư 11/01/17 19:21, edited 1 time in total.
Trả lời

Quay về “Chuyên đề”