Cao nhân chân chính đều là người có thể 'ẩn sâu'

Trả lời
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20163
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Cao nhân chân chính đều là người có thể 'ẩn sâu'

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           



    Cao nhân chân chính
    đều là người có thể
    'ẩn sâu'

    ___________________
    Minh An _ 07/11/22






    Những bậc cao nhân thực sự là những người có thể “ẩn sâu” và luôn lặng lẽ.



    Có tài không thể hiện là thông minh nhất

    Trong “Thái Căn Đàm” có câu: “Quân tử chi tài hoa, ngọc uẩn châu tàng, bất khả sử nhân dị tri”, nghĩa là: “Tài hoa của người quân tử ẩn giấu như châu ngọc, không thể để người ta dễ dàng biết được”. Một đấng quân tử đích thực sẽ không bộc lộ tài năng của mình, giống như ngọc ẩn trong đá.

    Vào thời Chiến Quốc, Tống Khang Vương là một người rất tham vọng, ông đã sử dụng vũ lực để giành được vị trí vua Tống, và còn muốn mở rộng lãnh thổ của mình. Trong “Sử ký” có ghi chép rằng: “Phía Đông đánh nước Tề, lấy năm thành. Phía Nam đánh bại nước Sở. Phía Tây đánh bại nước Ngụy, tiêu diệt nước Đằng”.

    Điều khiến Tống Khang Vương hoàn toàn không hiểu được là các đại thần không sợ ông ta. Điều này khiến ông ta cảm thấy mất mặt và không có uy. Ông ta tìm đại thần Đường Ưởng hỏi: “Tại sao các ngươi không sợ ta?”

    Đường Ưởng nói: “Ngài chỉ là mở rộng lãnh thổ, làm tổn hại kẻ vô đạo đức. Nếu ngài gắn một tội danh cho người tốt, khiến mọi người cho rằng ngài không phân biệt được tốt xấu, thì tự nhiên sẽ sợ hãi”.

    Không lâu sau, Tống Khang Vương bản tính bạo ngược, đã làm hại Đường Ưởng. “Thông minh quá sẽ bị thông minh hại”, có lẽ là để chỉ những người như Đường Ưởng. Nhìn thấu đáo mọi thứ, nhưng lại đi nói với những người không nên biết sự thật. Họ muốn đưa ra một kế hoạch, nhưng kế hoạch lại không đi đến đâu.



    Ẩn lời trong tâm là rõ ràng nhất

    Như có câu nói: “Khổ nhi bất ngôn, hỉ nhi bất ngữ” (Khổ mà không hé miệng, vui mà chẳng nói năng).

    Chỉ sau những gì đã trải qua, bạn mới biết rằng mình cần phải hành động, chứ không phải là phàn nàn. Ông Trời chắc chắn muốn làm bạn cảm thấy khó khăn bối rối, thậm chí không có cơ hội để phàn nàn.

    Chúng ta thường tự nhắc nhở bản thân rằng “giả vờ hồ đồ dù trong lòng biết rõ”. Nhưng thực sự khi xảy ra chuyện, lại không nhẫn được, muốn nói ra. Khi đau khổ, thì khóc lóc, khi hạnh phúc thì dương dương tự đắc. Khi có tiền của thì muốn khoe khoang.

    Chỉ những người có tâm hồn cao quý mới thực sự kiềm chế được lời nói. Thay vì tìm người để nói điều gì đó, hãy chủ động làm điều gì đó.



    Ẩn mình trong dân gian là thực tế nhất

    Như có câu: “Cao thủ tại nhân gian, cao tăng tại lãnh miếu” (Cao thủ ở dân gian, cao tăng ở chùa vắng).

    Những bậc cao nhân chân chính không thích ồn ào, và họ sẽ không dễ dàng bước lên vũ đài. Nếu có cơ hội bước lên vũ đài, thì cũng chỉ là việc trong thời gian ngắn, và họ sẽ không để ánh hào quang và những tràng pháo tay luôn vây quanh mình.

    Nổi bật giữa đám đông là kết quả mà nhiều người mong muốn. Nhưng “người sợ nổi danh, heo sợ mập”, cuộc sống tốt nhất là thực tế, không phải là hư huyễn. Khi có nhiều người nâng bạn lên không trung, bạn sẽ rất hạnh phúc. Nhưng cuộc sống của bạn luôn bị kiểm soát bởi những người nâng bạn lên. Khi người đỡ bạn buông tay, bạn sẽ ngã xuống đất.



    Ẩn thông minh trong vẻ ngoài ngu ngốc là trí tuệ nhất

    Mưu Thánh Quỷ Cốc Tử có nói: "Mưu của bậc Thánh trí không phải là che dấu sự tình". Người thông minh không bao giờ phơi bày sở trường của mình, họ trông có vẻ ngây ngô, chậm chạp, hồ đồ... Đó chính là biện pháp tốt nhất để ẩn giấu mình.

              

    Người thông minh không bao giờ phơi bày sở trường của mình, họ trông có vẻ ngây ngô, chậm chạp.

              

    Lão Tử nói: ‘Đại trí nhược ngu, đại xảo nhược chuyết’, nghĩa là: "Người có đại trí tuệ thì trông như kẻ ngu, người cực kỳ khéo léo thì trông như kẻ vụng về".

    Những người thực sự thông minh thường biết rộng lượng và không so đo về những được mất nhất thời, vì họ biết rằng phó xuất càng nhiều, càng có được nhiều, càng không so tính với người khác thì phúc báo sẽ càng nhiều.

    Người cho đi yêu thương sẽ nhận lại được yêu thương; người cho phúc, phúc sẽ tìm đến. Khi đối xử với người khác bằng tấm lòng bao dung thì người khác cũng sẽ đáp lại bằng cả tấm lòng.

    Trên đời cần hiểu rằng chịu thiệt là phúc, giữ thiện tâm, đối xử thiện đãi với người, phúc báo sẽ tự tìm tới. Người chịu thiệt trông có vẻ là 'ngu ngốc', nhưng đó mới là người trí tuệ nhất.



    Minh An
    (Tổng hợp từ Secretchina, NTDVN)



    https://www.ntdvn.net/van-hoa/cao-nhan- ... 90799.html
Trả lời

Quay về “Thiên đạo - Nhân đạo”