Trang 1/1
Phiên xử Biển Đông: Anh bị TQ giật dây?
Đã gửi: Thứ năm 26/11/15 10:42
bởi Quy Nam
- Phiên xử Biển Đông: Anh bị TQ giật dây?
__________________________________________
BBC

Ông Tập Cận Bình thăm Anh vào tháng trước và được đón tiếp long trọng.
Anh đã chính thức yêu cầu là “nhà quan sát trung lập” trong vụ xử Philippines kiện Trung Quốc về đường chín đoạn tại phiên tòa ở The Hague. Bộ Ngoại giao Anh nói động thái ngoại giao này là can dự thông thường đối với sự vụ hàng hải quốc tế. Tuy nhiên, thời điểm Bộ Ngoại giao Anh quan tâm tới tranh chấp lãnh thổ Trường Sa cho thấy có khả năng bị Trung Quốc chi phối, theo báo The Guardian tại Anh.
- “Thời điểm đưa ra yêu cầu này có thể xem là Bắc Kinh đề nghị London tham gia với tư cách bên trung gian trong bối cảnh có căng thẳng về quân sự giữa Trung Quốc, Philippines, các nước châu Á và thậm chí cả Hoa Kỳ.
"Động thái của Anh khiến Philippines ngạc nhiên, tạo đồn đoán tằng việc London tham gia là có sự phối hợp với Bắc Kinh sau chuyến thăm Anh của Chủ tịch Tập Cận Bình vào tháng trước," bài của báo này bình luận.
Anh bấy lâu nay nay không thể hiện lập trường đứng về bên nào trong tranh chấp chủ quyền tại các đảo và bãi đá tại Biển Đông.
Ngày 24/11, Tòa trọng tài Thường trực (PCA) ở The Hague, Hà Lan, đã bắt đầu phiên đầu tiên sau khi thụ lý đơn của Philippines kiện Trung Quốc về yêu sách chủ quyền đường 9 đoạn của Bắc Kinh tại Biển Đông. Phiên điều trần kín dự kiến kéo dài đến 30/11 với sự tham gia của các quan sát viên từ Nhật Bản, Singapore, Úc, Indonesia, Thái Lan và Việt Nam.
Báo The Guardian nói họ tin là Hoa Kỳ đã khước từ yêu cầu của Anh đề nghị được quan sát phiên xử vì Anh không có dính líu gì tới chủ quyền lãnh thổ tại khu vực này. Hiện chưa rõ Bộ Ngoại giao Anh định quan sát toàn bộ phiên xử hay không.
Hồi tháng Tám năm nay Ngoại trưởng Anh kêu gọi tự do hàng hải và hàng không tại khu vực có tranh chấp ở Biển Đông nhưng không chỉ trích Trung Quốc. Ông Philip Hammond nói rằng Anh quan tâm rất nhiều tới sự ổn định tại Biển Đông và không đứng về bên nào trong các tranh chấp chủ quyền.
- "Chúng tôi muốn việc tuyên bố chủ quyền được giải quyết bằng các biện pháp thông qua luật lệ chứ không phải sức mạnh, theo cách phù hợp với ổn định và hòa bình lâu dài cho khu vực, tự do đi lại trên biển và trên không, và phù hợp với luật pháp quốc tế," ông Hammond nói trước cử tọa là sinh viên tại Bắc Kinh.
nguồn: bbc.com
Anh Quốc về đâu ?
Đã gửi: Chủ nhật 29/11/15 12:13
bởi Quy Nam
Re: Anh Quốc về đâu ?
Đã gửi: Chủ nhật 29/11/15 13:59
bởi Quy Nam
- Quan hệ Anh - Trung 'lên tầm cao mới'
_____________________________________
BBC - 21/10/2015

Nữ hoàng Anh và Công tước xứ Edinburgh
cùng chủ tịch Tập Cận Bình, phu nhân Bành Lệ Viện trong Quốc yến - AP
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói ông tin tưởng chuyến thăm của mình sẽ đưa quan hệ Anh – Trung Quốc lên một “tầm cao mới”. Ngày làm việc đầu tiên trong chuyến thăm Anh kéo dài bốn ngày, ông Tập Cận Bình cho biết quan hệ giữa Anh và Trung Quốc ngày càng gắn bó chặt chẽ hơn và cùng trong một “cộng đồng chia sẻ lợi ích”. Tại dạ tiệc ở cung điện Buckingham, Nữ Hoàng Anh nói đây là “năm đặc biệt trong quan hệ song phương hai nước”.
Chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh ngành thép của Anh mất hàng loạt việc làm, nguyên nhân được cho là vì thép giá rẻ nhập khẩu từ Trung Quốc. Công ty thép Tata của Anh vừa công bố hàng loạt cắt giảm mới nhất, giảm 1.200 việc làm tại các nhà máy ở Scunthorpe và Lanarkshire. Thủ tướng Anh David Cameron nói ông nêu vấn đề về ngành thép trong cuộc nói chuyện với chủ tịch Tập Cận Bình.
Phát biểu với người đồng cấp và các thành viên của Quốc hội tại Royal Gallery ở Westminster, nhà lãnh đạo Trung Quốc nói dù chuyến thăm của ông mới bắt đầu, nhưng ông “ấn tượng sâu sắc với sức sống của mối quan hệ Trung Quốc – Anh”.
Ông Tập phát biểu: - “Dù Trung Quốc và Anh nằm ở hai đầu đối lập của lục địa Á – Âu, nhưng chúng ta chia sẻ những tình cảm sâu đậm lâu dài.”
Trong bài diễn văn 11 phút, ông Tập trích dẫn Shakespeare cũng như những thành ngữ cổ của Trung Quốc, và nhắc lại sự tham chiến của quân đội Trung Quốc trong cuộc đổ bộ lên bãi biển Normandie trong Thế Chiến II.

Ông Tập Cận Bình nói Quốc hội Anh là một trong những quốc hội lâu đời nhất thế giới
Ông cũng được giới thiệu bởi Chủ tịch Hạ viện John Bercow, người từng ca ngợi lãnh đạo đảng đối lập Myanmar, bà Aung San Suu Kyi và “quyền tự do bẩm sinh của con người”. Biên tập viên Trung Quốc của BBC Carrie Gracie nói đây có thể xem như là bóng gió mỉa mai vấn đề nhân quyền ở Trung Quốc.

Ông Tập Cận Bình được Nữ hoàng Anh đón tiếp - Getty
Chủ tịch Tập Cận Bình và phu nhân, bà Bành Lệ Viện, sau đó đã tới Clarence House để gặp gỡ, dùng trà cùng Thái tử xứ Wales và Nữ Công tước Cornwall. Sau đó, ông Tập đã gặp Công tước Cambridge tại điện Buckingham, và tham dự Quốc yến.
Tại buổi tiệc, Nữ Hoàng Anh ca ngợi “cột mốc” trong chuyến viếng thăm của Chủ tịch Tập Cận Bình và tuyên bố quan hệ Anh – Trung Quốc đã được “nâng lên một tầm cao mới đầy tham vọng”. Nữ hoàng ca ngợi sự phát triển nhanh của Trung Quốc đã đưa “hàng trăm triệu người thoát khỏi nghèo khó”; và nói quan hệ giữa Anh và Trung Quốc giờ đây thực sự là “đối tác toàn cầu”.
Trước đó, ông Tập cũng đã được Nữ Hoàng, Công tước Edinburgh và thủ tướng Cameron chào đón trong buổi duyệt binh Horse Guards Parade, với 41 loạt đại bác chào mừng gần công viên Green Park.

Ông Tập Cận Bình tham gia lễ diễu hành ở Horse Guards Parade - Getty
Sau đó, ông Tập tham gia một lễ rước dọc theo đại lộ The Mall, đến điện Buckingham ăn trưa với Nữ hoàng.
Ông Tập có buổi nói chuyện với Jeremy Corbyn, lãnh đạo đảng Lao Động đối lập. Ông nói lãnh đạo đảng đã nêu ra nhiều vấn đề, từ nhân quyền đến ngành thép trong một buổi thảo luận “thân mật và có tính xây dựng”.
Những người biểu tình tập trung dọc đại lộ The Mall và bên ngoài Quốc hội, gồm những thành viên đến từ nhóm Chống Trung Quốc – giành Tự Do cho Tây Tạng, và các nhóm nhân quyền từ Tổ Chức Ân Xá Quốc Tế.
Đám đông người biểu tình chống Trung Quốc và những người ủng hộ Trung Quốc cũng tập trung bên ngoài điện Buckingham.
Tường thuật từ hiện trường
____________________________________
Ben Geoghegan, phóng viên tin tức BBC
Những người ủng hộ ông Tập Cận Bình đông hơn hẳn nhóm người biểu tình vì nhân quyền. Vậy tại sao phải nỗ lực chặn biểu ngữ và chuyển hướng sự chú ý khỏi người biểu tình?

Trong rất nhiều dịp, tôi thấy cờ Trung Quốc cỡ lớn “di chuyển một cách có chiến thuật” để che khuất các biểu ngữ và áp phích của tổ chức Ân Xá Quốc Tế, Pháp Luân Công và các phong trào Tự Do cho Tây Tạng. Khi tôi phỏng vấn hai sinh viên nữ, một người đàn ông xuất hiện và yêu cầu các cô này di chuyển đến một vị trí khác vì sau lưng họ có một biểu ngữ chống Tập Cận Bình. Nhóm phóng viên quay phim của tôi nhận thấy cờ Trung Quốc liên tục được vẫy trước ống kính khi họ cố gắng quay phim những người biểu tình.

Người biểu tình chống Trung Quốc bên ngoài sự kiện ông Tập Cận Bình thăm Anh
Cờ ủng hộ Trung Quốc rất to, trống đánh lớn. Một số người ủng hộ ông Tập dường như quyết tâm làm cho đối thủ của họ không được ai nhìn thấy và không thể phát biểu gì.
Ngoại trưởng Anh Philip Hammond bác bỏ cáo buộc rằng chính phủ quá ngây thơ, và cho rằng “vì lợi ích quốc gia chúng ta phải có quan hệ với Trung Quốc”. Ông nói: - “Tôi nghĩ chúng ta đang phát triển một mối quan hệ chín chắn với Trung Quốc.
Họ biết chúng ta không chỉ trông vào Trung Quốc mà còn hướng đến rất nhiều quốc gia để thu hút đầu tư cơ sở hạ tầng ở Anh.”
Chuyến đi đã được lãnh đạo hai nước ca ngợi sẽ bắt đầu cho “kỷ nguyên vàng” trong quan hệ song phương.
Các công ty Trung Quốc được phép sở hữu cổ phần trong nhà máy điện nguyên tử của Anh.
Chuyến đi tuần tới của ông Cameron và ông Tập Cận Bình tới Manchester được trông đợi sẽ đem lại đầu tư mới vào dự án phát triển miền Bắc của Anh quốc.

Trước đó, ông Tập Cận Bình nâng ly với Công tước Cambridge trong dạ tiệc.
- Getty Images
Nhưng chuyến viếng thăm diễn ra sau bối cảnh kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 6,9%, đợt tăng trưởng thấp nhất của quốc gia này kể từ sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
Theo thông lệ trao đổi quà tặng trong thăm cấp quốc gia, Nữ Hoàng Anh tặng chủ tịch Trung Quốc một tuyển tập thơ sonnet của Shakespeare và hoàng gia nhận quà tặng là hai album nhạc dân ca từ Đệ nhất phu nhân Trung Quốc. Người ta nói ông Tập rất hâm mộ nhà thơ vĩ đại, và bà Bành Lệ Viện là một ca sĩ được yêu mến ở quê nhà.
nguồn: bbc.com
Re: Anh Quốc về đâu ?
Đã gửi: Chủ nhật 29/11/15 15:03
bởi Quy Nam
- Anh sắp ký thỏa thuận hạt nhân với TQ
____________________________________
BBC - 21/10/2015

Chủ tịch Tập Cận Bình dự kiến sẽ chứng kiến lễ ký kết phần đóng góp của Trung Quốc vào nhà máy điện hạt nhân đầu tiên được xây dựng tại Anh trong cả một thế hệ. Nhà máy này theo kế hoạch sẽ được khai trương vào năm 2025 ở Hinkley Point, tại Somerset, với Trung Quốc nhiều khả năng đóng góp khoảng 30% chi phí.
Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ gặp Thủ tướng David Cameron nội trong hôm thứ Tư, vào ngày thứ hai của chuyến thăm chính thức Vương quốc Anh của mình.
Các thỏa thuận và hợp đồng giá trị hơn 30 tỷ bảng giữa Anh và Trung Quốc dự kiến sẽ được ký kết trong chuyến thăm bốn ngày.
Chính phủ Anh cũng đang có kế hoạch vào tháng Một tới sẽ cấp visa du lịch ra vào nhiều lần cho du khách Trung Quốc với cùng mức phí thu cho thị thực sáu tháng hiện tại, trong một nỗ lực để thúc đẩy du lịch. Hiện tại Anh thu 85 bảng cho visa du lịch 6 tháng đối với khách Trung Quốc là 324 bảng cho visa có thời hạn hai năm. Người phát ngôn của Thủ tướng nói rằng kế hoạch này là nhằm để tăng số lượng du khách Trung Quốc đến nước Anh lên hơn gấp đôi trong 5 năm và sẽ mang lại gần 500 triệu bảng mỗi năm cho nền kinh tế.
'Quan ngại về an ninh'

Tháng trước, Bộ trưởng Tài chính George Osborne đến thăm Trung Quốc và đi tới nhất trí cho một thỏa thuận theo đó Bắc Kinh sẽ đầu tư vào nhà máy điện nguyên tử Hinkley Point. Nhà máy sẽ được xây dựng bởi công ty năng lượng Pháp EDF, cùng phối hợp với một tập đoàn do một công ty hạt nhân nhà nước Trung Quốc CGN dẫn đầu.
Kamal Ahmed, biên tập viên kinh doanh BBC, cho biết: - "Nếu xét về tiền thì đây là khoản đầu tư lớn nhất từng có từ nước ngoài vào Anh.
Nhưng dự án này đã bị chỉ trích về chi phí xây dựng và sự chậm trễ để quyết định đầu tư cũng như thời gian biểu cho việc xây dựng. Kế hoạch lúc đầu là để nhà máy Hinkley Point bắt đầu phát điện vào năm 2023.
Chính phủ cũng đã bị chỉ trích về việc thỏa thuận mức giá 92.50 bảng cho mỗi đơn vị điện - nhiều hơn gấp đôi so với chi phí hiện tại - cho điện phát ra từ nhà máy này. Điều đó có thể có nghĩa là người tiêu dùng phải trả tiền điện nhiều hơn, giới chỉ trích như Greenpeace nói.
Hai nhà máy điện hạt nhân khác, tại Sizewell ở Suffolk, và Bradwell ở Essex, có thể sẽ được triển khai như một phần của thỏa thuận với Trung Quốc.
Chính phủ khẳng định rằng sẽ tạo được 25.000 việc làm ra và đủ điện dùng cho sáu triệu hộ gia đình. Nhưng những người phản đối cũng đưa ra lo ngại an ninh khi cho phép Trung Quốc đóng một vai trò chính trong tương lai hạt nhân của Anh.
bbc.com
Re: Anh Quốc về đâu ?
Đã gửi: Chủ nhật 29/11/15 15:49
bởi Quy Nam
- 'Thời đại vàng son' của Anh và Trung Quốc?
________________________________________________
Carrie Gracie - BBC Trung Quốc - 19/10/2015

Bộ trưởng Tài chính Anh George Osborne và Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường
trong chuyến thăm Bắc Kinh, tháng 6/2014 - Getty
- “Hãy cùng nhau gắn bó và tạo ra thập niên vàng cho hai đất nước chúng ta.”
Những lời lẽ này là của Bộ trưởng Tài chính Anh, George Osborne. Với chuyến thăm cấp nhà nước của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào tuần này, chính quyền Anh hy vọng sẽ bước vào ngưỡng vàng.
- “Chúng ta hãy chào đón kỷ nguyên vàng,” vị đại sứ Trung Quốc ở Anh, ông Lưu Hiểu Minh nhắc lại trong cuộc họp báo vào buổi tối chuyến thăm.
Nhưng trong lúc London chuẩn bị chào đón ngài chủ tịch, động cơ của Anh trong việc trở thành đối tác tốt nhất của Trung Quốc đặt ra câu hỏi quan trọng - về cái giá phải trả ở các lĩnh vực khác trong chính sách ngoại giao Anh
và hậu quả của nó đối với các đồng minh lâu năm.
Ông Nigel Inkster, cựu giám đốc phụ trách các chiến dịch và hoạt động tình báo của MI6 bày tỏ lo ngại đối với - “một phần chính phủ Anh có khuynh hướng coi Trung Quốc không khác gì một đại siêu thị,
mà ta có thể xuất khẩu mô hình trường Eton và Dulwich
và các loại đồ mưa của Burberry mà ít có dân Anh thực sự mặc”.
Đà thay đổi chính sách về Trung Quốc của Anh chủ yếu đến từ George Osborne, nhân vật được giới nhà cái ưu tiên trong cuộc cá cược ai sẽ là người thay thế ông David Cameron lãnh đạo đảng Bảo thủ.
Thời khắc vàng?
Nhiều nguồn từ chính phủ Anh nói với tôi rằng, “Thuyết Osborne” có dẫn tới sự thay đổi chiến lược đối với Trung Quốc, trong đó một người cho biết, - thủ tướng đã để cho bộ trưởng tài chính điều khiển lịch trình
và các thành viên nội các khác miễn cưỡng “bị kéo theo”.
Bộ trưởng tài chính muốn Trung Quốc trở thành đối tác thương mại lớn thứ hai vào cuối thập niên.
Ông Osborne quả quyết rằng đây là giờ khắc vàng, nơi Anh Quốc và Trung Quốc cùng chung lợi ích. Nhưng không phải ai cũng bị thuyết phục.
Jonathan Fenby là nguyên tổng biên tập của báo Observer, đã viết nhiều sách về Trung Quốc. - “Điều khiến tôi không yên về chính sách này là,
cuối cùng thì chính quyền Anh cũng đặt lợi ích quốc gia quan trọng lên đây, theo nghĩa cơ sở hạ tầng và phát triển,
dưới lòng từ bi của một chế độ như Bắc Kinh - mà chúng ta không thực sự hiểu,
mà chắc chắn là chúng ta không thể kiểm soát.”
Lãnh đạo độc đoán

Cả ông Osborne và Ngoại trưởng Phillip Hammond nói họ nhấn mạnh vấn đề nhân quyền bên trong phòng họp, - nhưng đừng mong đợi sẽ có những tuyên bố rộng rãi về giá trị của người Anh,
bàn về những nghĩa vụ của hiệp ước ở Hong Kong,
hay yêu cầu Chủ tịch Tập thả các luật sư nhân quyền, người công giáo hay bất kỳ nhóm người nào phải tù tội do các chiến dịch vận động của họ trong quá trình ba năm cầm quyền của ông Tập Cận Bình.
Chủ tịch Tập là nhà lãnh đạo độc đoán, mạnh tay hơn nhiều so với bất kỳ nhà lãnh đạo Trung Quốc nào khác kể từ thời Mao Trạch Đông. Con nhà Cộng sản nòi, - người tin vào tính chính danh của cuộc cách mạng 1949
và sự cần thiết của chính thể độc đảng lãnh đạo Trung Quốc,
mục tiêu quan trọng nhất của ông là - dọn sạch các quan chức tham nhũng
và tránh những gì đã xảy ra với chủ nghĩa cộng sản như trong thời Xô Viết.
Ông giải thích trong một bài diễn văn: - "Vì sao Liên Xô tan rã?
Một lý do quan trọng là lý tưởng và niềm tin của họ đã bị lung lay...
Không một ai có đủ dũng khí đứng lên và chống lại."
Vậy chính sách mới "cùng nhau gắn bó" của Anh với Trung Quốc khiến các đồng minh lâu năm của chúng ta nghĩ gì?
Hồi đầu năm nay, khi Anh hăng hái gia nhập Ngân hàng Đầu tư Phát triển Hạ tầng Á châu mặc cho Hoa Kỳ phản đối, một quan chức giấu tên của chính phủ Hoa Kỳ đã phàn nàn về sự ưu tiên của London đối với Bắc Kinh.
Các nhân vật chính trị cấp cao công nhận rằng chính phủ Hoa Kỳ không mấy hài lòng trước một số khía cạnh trong công cuộc chinh phục Trung Quốc của London, nhưng cho tới nay, điều này vẫn chưa cho thấy có cái giá lớn nào mà Anh phải trả, về mặt chia sẻ thông tin tình báo hay những việc quan trọng khác. Nhưng Nigel Inkster cảnh báo rằng cần phải cảnh giác. - "Trung Quốc là quốc gia cư xử bằng quyền lực cứng rắn, và là nước chưa bao giờ ngại theo đuổi lợi ích riêng của mình.
Nếu Anh Quốc để lộ bất kỳ điểm yếu nào, những điểm này có thể bị tận dụng."
Khi Chủ tịch Trung Quốc tới Anh và quang cảnh tiếp đón hoành tráng dần mở ra, vị kiến trúc sư của “kỷ nguyên vàng”, ông George Osborne, có thể đã ngầm cầu nguyện rằng cuộc đổ xô đi tìm vàng Trung Quốc là phi vụ trúng quả chứ không phải là thùng thuốc súng có thể dẫn tới điều gì đó tồi tệ hơn.
bbc.com
Re: Anh Quốc về đâu ?
Đã gửi: Chủ nhật 29/11/15 21:02
bởi Ngoc Han
"L’aéroport Toulouse-Blagnac passe sous contrôle chinois"
Nước Pháp cũng đang vuốt ve Trung Quốc, bán 49,99 % phi trường Toulouse-Blagnac cho Trung Quốc. PSA (Hảng sản xuất xe Peugeot-Citroën nhường một phần cho hảng xe Dongfen. Cũng như Hy Lạp bán hải cảng Le Pirée (35 năm với giá 3,4 tỷ euros). Chưa kể mấy lâu đài sản xuất rượu chát của Pháp đã nằm trong tay tài phiệt người Hoa. Hic hởi ôi!!! Âu Châu sẽ có môn sinh ngữ mới ở trường học: tiếng Hoa phổ thông, Quan Thoại.
Re: Anh Quốc về đâu ?
Đã gửi: Thứ hai 30/11/15 07:49
bởi Hoàng Vân
Khi chúng ta giao chủ quyền cho đồng tiền
và đồng tiền đến từ bạo lực
Khi chúng ta quen no lười chỉ muốn đến bữa được nuôi
thì ráng chịu nhục đi cho kẻ cần cù sai khiến

- Úc đã
- bán chủ quyền hải cảng Darwin (trong vòng 99 năm ..
..) cho TQ với giá 506 triệu
- trại bò sữa lớn nhất VDL với giá 220 triệu
- dự định bán mạng lưới điện của tiểu bang NSW (trong đó có Sydney, Canberra ..),
trong đó bao gồm mạng cáp quang internet được sử dụng bởi hệ thống quốc phòng, với giá 9 tỷ ...
- ... vv .. còn nhiều ..
Ngày mấy anh da trắng bị mất giống sẽ không xa, nếu cứ tà tà nhắm mắt hưởng thụ .. 