CỬU HUYỀN THẤT TỔ GỒM NHỮNG AI?
Đã gửi: Thứ tư 01/01/25 11:49
-
CỬU HUYỀN
THẤT TỔGỒM NHỮNG AI?
__________________________
Kha Tiệm Ly
Không biết bao nhiêu người giải thích cụm từ“Cửu huyền thất tổ”,
九 玄 七 祖nhưng cũng không ít ngươi phản bác sự giải thích đó.
Trước hết, theo thông thường thì nghĩa “chữ một” là:- Thất: ___ bảy /
huyền: __huyền diệu, cao xa, màu đen /
cửu: ____chín /
tổ: _____tổ tiên ông bà
“Huyền” nghĩa theo nhà Phật:- từ vô lượng kiếp chúng sanh luân hồi sống chết, khi thân xác này rã rời, phân ly trả về cho tứ đại, xương máu thịt da tan rã, hủy hoại đều biến thành màu đen nên gọi là “Huyền”. Bởi chín thế hệ này vẫn xoay, sống chết như vậy nên gọi là “Cửu Huyền”.
Chữ “huyền” ở đây hiểu là “thế hệ” hay “đời”.
Theo nhiều người giải thích, thì “cửu huyền” (chín đời) là từ mình lên 4 đời; xuống 4 đời:- 1. Cao Tổ: Ông sơ
2. Tằng tổ: Ông cố
3. Tổ phụ: Ông nội
4. Phụ: Cha
5. Bản thân
6. Tử: Con trai
7. Tôn: Cháu nội
8. Tằng tôn: Chắt (cháu cố)
9. Huyền tôn: Chít (cháu sơ)
Và Thất tổ là:- 7. Thủy Tổ: Thất Tổ
6. Viễn Tổ: Lục Tổ
5. Tiên Tổ: Ngũ Tổ
4. Cao Tổ: Tứ Tổ
3. Tằng Tổ: Tam Tổ
2. Nội Tổ: Nhị Tổ
1. Phụ thân: Nhứt Tổ
Trên bàn thờ nhiều gia đình, ta thường thấy trên ấy có tấm biển lớn chính giữa được viết bốn chữ lớn: “Cửu huyền thất tổ”, và hai bên là cặp liễn đối tùy thích.
Thờ “Thất tổ” thì đành rồi, còn “Cửu huyền” gồm mình và bốn thế hệ sau (con, cháu, chít), thì tại sao phải thờ?- Được giải thích rằng, Việc làm thiện ác và cuộc sống của từng cá nhân hiện tại đều do ảnh hưởng của các thế hệ đi trước (tổ tiên), đồng thời cũng ảnh hưởng tới thế hệ sau mình (con cháu).
Thờ phụng ba thế hệ ở trên là thờ phụng những người đã có công sinh thành, dưỡng dục cho chúng ta nên người.
Thờ phụng năm thế hệ sau trong đó có cả ta: là để nhắc nhở rằng kiếp này phải làm những điều thiện và tin luật nhân quả 3 đời gồm: quá khứ – hiện tại – tương lai có mối tương quan với nhau.
Lại còn biện luận rằng, những con, cháu, chít (chắt) của chúng ta từ vô lượng kiếp có thể là cha mẹ, ông bà ta đã hóa sinh từ nẻo luân hồi!
Đem sự huyền bí của tôn giáo ra giải thích thì mọi việc đều êm xuôi, thế nhưng không phải ai cũng tán thành! Bởi thế có nhiều người giải thích “Cửu huyền thất tổ” là do “Cửu huyền tất tổ” 久玄 悉祖 đọc trại mà ra. Trong đó- “cửu” 久 là lâu;
“huyền” 玄 là cao xa;
“tất” 悉 là suốt hết, là tất cả .
Chúng tôi tán thành về cách giải thích “Cửu huyền thất tổ” là “Tổ tiên nhiều đời nhiều kiếp”, nhưng với “cửu huyền THẤT tổ” 九 玄 七 祖 chớ không phài “cửu huyền TẤT tổ 久玄 悉祖”!
Ta thường làm khó khăn hóa vấn đề: “Cửu” và “thất” không phải là lượng từ xác định là “chín” hay “bảy”, mà đó chỉ là một cách nói mà thôi! Tỷ như “năm non bảy núi”, “chín xe mười dàn”, “ba đường bảy đổi”, “ba (năm) chìm bảy nổi chín linh đinh”, …v…v… Tất cả muốn nói là “nhiều, không xác định được số lượng”.
Nhưng tại sao là CỬU huyền, THẤT tổ mà không dùng những số khác?- Trong dân gian ta thường nói “nam THẤT, nữ CỬU”;
Do đó “cửu huyền thất tổ”
ta có thể hiểu đơn giản là “ÔNG BÀ tổ tiên nội ngoại nhiều đời nhiều kiếp”
Nên nhớ rằng trong Hán Việt tự điển của Đào Duy Anh không có từ mục “cửu huyền” lẫn “thất tổ”.
Càng không có bên Từ Nguyên, Khang Hy, Từ Hải, và những tự điển lớn khác!
Đây chỉ là ngu ý của cá nhân tôi, quý vị nên cân nhắc
https://www.facebook.com/khatiemly1252/ ... QTYU4Jvwtl - Thất: ___ bảy /