Trang 1/2
Tô Lâm là ai?
Đã gửi: Thứ hai 19/08/24 18:50
bởi Hoàng Vân
Bắt cóc Trịnh Xuân Thanh trên đất Đức – Tô Lâm lừng danh thế giới
Đã gửi: Thứ hai 19/08/24 19:07
bởi Hoàng Vân
Bắt cóc Trương Duy Nhất trên đất Thái
Đã gửi: Thứ hai 19/08/24 19:19
bởi Hoàng Vân
Tô Lâm là ai? ( bài 3)
Bắt cóc Trương Duy Nhất trên đất Thái
___________________________
01.06.2024 _ Quang Nguyên

(VNTB) – Tô Lâm không thể khẳng định không biết Bộ Công An có liên quan đến vụ bắt cóc Trương Duy Nhất trên đất Thái
Phối hợp thực hiện vụ bắt cóc Trương Duy Nhất với Cảnh sát Thái Lan trên đất Thái phải được lãnh đạo cấp cao nhất của Bộ Công An phê duyệt. Theo nhân chứng ở Thái Lan, công an Thái giao người bị bắt cóc cho công an Việt Nam(1); điều này sau đó đã được xác nhận bởi các thành viên trong gia đình và một nhân chứng (2). Hơn nữa, khi được đưa về Việt Nam Trương Duy Nhất bị giam tại trại tạm giam T16 do Bộ Công An điều hành và, trước sự phản đối kịch liệt của cộng đồng quốc tế(3), Tướng Tô Lâm không thể khẳng định không biết Bộ Công An có liên quan đến vụ bắt cóc.
Sau khi rời khỏi vị trí phóng viên tại một cơ quan truyền thông nhà nước, ông Trương Duy Nhất trở thành người viết tự do, blogger, và bắt đầu chỉ trích chính phủ Việt Nam không loại được bỏ tận gốc rễ các quan chức cấp cao [tham nhũng](4). Ông bị bắt ngày 26 tháng 5 năm 2013 và sau đó bị kết án hai năm tù theo Điều 258 Bộ luật Hình sự 1999 về tội “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm quyền lợi ích của nhà nước.”(5). Sau khi ông Nhất bị tuyên án năm 2014, Nhóm Công Tác của Liên Hiệp Quốc về Giam Giữ Tùy Tiện, Working Group on Arbitrary Detention, (WGAD) đã viết thư cho chính phủ Việt Nam bày tỏ quan ngại sâu sắc về việc bắt giữ tùy tiện ông Nhất và việc xét xử ông này thiếu thủ tục tố tụng hợp pháp(6). Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cũng bày tỏ quan ngại sâu sắc về việc bắt giữ ông này và việc Việt Nam đàn áp quyền tự do ngôn luận.
Vào đầu năm 2019, Trương Duy Nhất, lúc đó là cộng tác viên của Đài Á Châu Tự do, cảm nhận sắp bị bắt khi chính phủ tăng cường trấn áp những người chỉ trích chính phủ trên mạng.
Theo WGAD, đối với luật an ninh mạng mới có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2019 (7), “cuối năm 2018, ông Nhất đã viết một số bài báo phê phán chính phủ”. Theo nguồn tin đáng tin cậy, vào tháng 12/2018, ông bị giám sát ngặt nghèo và nhận được thông tin có khả năng bị bắt lại. Ông Nhất lo ngại luật an ninh mạng mới sắp được ban hành vào tháng 1/2019 sẽ được dùng để chống lại các blogger, nhà báo nổi tiếng nhằm trấn áp người chỉ trích chính quyền.
Ngày 8/1/2019, ông viết bài chỉ trích chính phủ san ủi nhà dân ở Vườn Rau Lộc Hưng mà không cung cấp giấy tờ pháp lý cho chủ đất. Nguồn tin cho biết, khoảng ngày 16/1/2019, công an tăng cường giám sát ông Nhất và nhà của ông này. Đồng thời có tin đồn ông sẽ đăng tải những tài liệu khác có hại cho đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Lo sợ bị bắt, khoảng ngày 17/1/2019, ông Nhất vượt biên. Ông đến Thái Lan khoảng ngày 19 tháng 1 năm 2019. Ông đi không có giấy tờ hợp pháp vì trước đó đã bị chính quyền Việt Nam cấm xuất cảnh.(8)
Ngay sau khi ông Nhất bị bắt cóc, các nhân chứng đã cung cấp cho BPSOS (*) thông tin, video, hình ảnh cảnh sát Thái Lan theo dõi, bắt giữ Nhất. Những nhân chứng này bao gồm ông NVC và người vợ không chính thức của ông, cả hai đều là người tị nạn được UNHCR công nhận quy chế. Hai người này đã bị cảnh sát Thái Lan bắt giữ và áp giải trong suốt hai ngày khi truy tìm Nhất cho đến lúc bắt được ông ta. Cảnh sát nhầm tưởng cặp vợ chồng này đã giúp đỡ Nhất trong thời gian ông ở Thái Lan.(9).
Người chứng kiến thứ ba là một sĩ quan cảnh sát Thái Lan, bất đắc dĩ tham gia bắt giữ theo lệnh cấp trên. Lo sợ bị trừng phạt hoặc bị cấp trên dùng làm vật tế thần nếu vụ bắt cóc bị phanh phui, viên cảnh sát này đã thu thập bằng chứng để sử dụng trong trường hợp cần sự can thiệp của cộng đồng quốc tế(10). Theo ông NVC, một trong ba nhân chứng, cảnh sát Thái Lan, cùng với một người nói tiếng Việt lưu loát nhưng biết rất ít tiếng Thái, bắt đầu theo dõi hành tung của Trương Duy Nhất từ ngày 25/1/2019(10)
Cảnh sát đã xác định được khách sạn nơi ông Nhất ở và bắt đầu theo dõi ông ta bằng quay video để nhận dạng (11). Vào lúc 5 giờ 40 chiều ngày 26 tháng 1, bốn sĩ quan cảnh sát Thái Lan, thuộc Đội tuần tra, Đội đặc nhiệm của Cục Cảnh sát Thủ đô và Cục Đặc vụ, đã bắt Nhất tại một tiệm kem ở Future Park Rangsit Mall ở Bangkok (12). Biết Nhất vừa nộp đơn xin được bảo vệ theo quy chế người tị nạn với UNHCR ngày hôm trước, cảnh sát nói với Nhất rằng họ sẽ đưa ông đến văn phòng UNHCR sau bữa tối (13). Khoảng 18h40, công an đưa Nhất đến một nhà hàng. Camera giám sát của nhà hàng đã ghi lại cảnh xe cảnh sát đến (14) và Nhất đang đi bộ từ bãi đậu xe đến nhà hàng, có 4 cảnh sát Thái Lan đi cùng (15).
Ngay sau đó, các sĩ quan cảnh sát Thái Lan nhận được điện thoại từ cấp trên yêu cầu giao Nhất cho công an Việt Nam. Các sĩ quan Thái Lan phản đối, nói rằng nhiệm vụ của họ đã hoàn thành và các đặc vụ Việt Nam nên đến nhà hàng để bắt Nhất (16). Bị cấp trên phản đối, các sĩ quan cảnh sát Thái Lan nói với Nhất rằng họ sẽ đưa anh ta đến UNHCR (16). Nhất yêu cầu thay một bộ trang phục phù hợp hơn. Ông ta được phép mặc một chiếc áo sơ mi và một chiếc quần mang theo trong ba lô. Sau đó, họ đưa ông đến một khu vực tương đối ít xe cộ qua lại, cách nhà hàng khoảng nửa km và giao ông cho người trên một chiếc xe tải màu trắng. Theo viên cảnh sát Thái Lan tìm cách bảo vệ khỏi bị trả thù, vụ bắt cóc diễn ra rất nhanh (16).
“Trên xe có 7 người, trong đó có một người Thái ngồi ở ghế lái, một phụ nữ đeo khẩu trang và 5 công an Việt Nam. Ba người Việt Nam đeo khẩu trang và găng tay đen bước ra từ xe tải. Một người trong số họ dùng tay phải bóp cổ họng Nhất để ngăn tiếng kêu và tay trái xiết gáy Nhất. Người đàn ông thứ hai khóa một cánh tay của Nhất bằng cách uốn cong khuỷu tay. Người thứ ba nhấc một chân của Nhất lên đồng thời lấy chiếc ba lô đựng đồ dùng cá nhân của ông Nhất.
Họ kéo ông ra khỏi xe và đẩy vào xe tải, nơi hai người Việt còn lại áp đảo Nhất. Vụ bắt cóc diễn ra nhanh chóng và hoàn toàn bất ngờ. Nhất vùng vẫy vô ích, làm rơi chiếc điện thoại Samsung. Người phụ nữ đeo mặt nạ, có thể được đào tạo về y tế, đã tiêm cho Nhất một thứ có vẻ như là thuốc gây mê. Chiếc xe tăng tốc. Hoạt động này cho thấy cảnh sát Việt Nam đã được huấn luyện bài bản về bắt cóc và lên kế hoạch tỉ mỉ.”
Báo cáo của nhân chứng bao gồm hình ảnh chiếc xe tải, biển số xe và hồ sơ đăng ký, cho thấy xe này là tài sản của cảnh sát Thái Lan.(16)
Vào ngày 13 tháng 2 năm 2019, vẫn không nhận được tin tức về chồng, vợ ông Nhất đã khiếu nại chính phủ Việt Nam để biết thông tin về tung tích của chống mình (17).
Trong phiên tòa xét xử ngày 14 tháng 8 năm 2019, Nhất khai rằng ông đã bị Cảnh sát Hoàng gia Thái Lan bắt giữ vào ngày 26 tháng 1, một ngày sau khi ông đăng ký với UNHCR để bảo vệ người tị nạn và giao cho cảnh sát Việt Nam tại Thái Lan, sau đó họ đưa ông qua biên giới sang Lào, rồi từ đó quay trở lại Việt Nam (18). Lời khai này xác nhận lời kể của ba nhân chứng ở Thái Lan.
Hai ngày sau khi bị bắt cóc ở Thái Lan, người ta thấy ông Nhất tại trại tạm giam T16 ở Hà Nội, nơi trực thuộc BCA (19). Ngày 9 tháng 3 năm 2020, ông Nhất bị kết án 10 năm tù với tội danh không rõ ràng là “lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”(20). Ban đầu ông ta bị buộc tội chiếm đoạt tài sản trái phép, nhưng tội danh này sau đó đã bị hủy bỏ vì thiếu bằng chứng để kết tội ông (21). Ngày 17 tháng 8 năm 2020, tòa phúc thẩm nhân dân giữ nguyên bản án đó (22).
Ngày 18 tháng 9 năm 2020, WGAD đưa ra quan điểm về việc bắt giữ Trương Duy Nhất: “Ông Nhất bị đặc vụ Thái và Việt Nam bắt giữ vì đưa tin về tham nhũng bởi sự bất lực của Chính phủ Việt Nam. Phản ứng của Việt Nam với sự hỗ trợ của Thái Lan là không cần thiết, không tương xứng và trái pháp luật.”(23)
WGAD cho biết “Chính phủ Việt Nam chịu trách nhiệm về hành động bắt giữ ông Nhất, cũng như liên đới chịu trách nhiệm với Chính phủ Thái Lan về vụ bắt, giam giữ và chuyển ông Nhất về Việt Nam,”(24). Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, trong thông cáo báo chí, bày tỏ sự quan ngại và thất vọng sâu sắc “trước sự kết án blogger và cộng tác viên của Đài Châu Á Tự do (RFA) Trương Duy Nhất, và bản án 10 năm tù của ông ta” với những cáo buộc mơ hồ. Thông cáo báo chí kêu gọi thả ngay lập tức Nhất và tất cả tù nhân lương tâm ở Việt Nam. Như vậy, BCA không chỉ liên quan đến việc ông ta mất tích mà còn liên quan đến việc ông bị giam giữ tùy tiện sau đó.
Đối với cặp vợ chồng tị nạn bị cảnh sát Thái bắt giữ để tìm ông Nhất, và làm chứng việc cảnh sát Thái và Việt Nam bắt ông Nhất nêu trên, BPSOS đã đưa họ đến một nơi an toàn và làm việc với UNHCR để nhanh chóng tái cho họ định cư. Vào tháng 7 năm 2019, họ đến định cư tại Thụy Điển.
Công an Việt Nam không chỉ xâm nhập Thái Lan và yêu cầu cảnh sát Thái góp sức bắt cóc Trương Duy Nhất, họ đã bắt cóc ông Đường Văn Thái, nhà báo tự do, và tìm cách bắt cóc ông Y Quynh Buon Dap thuộc tổ chức Người Thượng Vì Công Lý. Chúng tôi sẽ viết về 2 trường hợp này sau khi có thông tin đầy đủ. (24)
__________________
Tham khảo:
(*) Bài viết này đăng tải một số tin tức của BPSOS liên quan đến vụ bắt cóc Trương Duy Nhất và đã dược tổ chức này cho phép.
(1) https://www.reuters.com/article/us-asea ... SKCN1TM1EI
(2): https://www.rfa.org/english/news/vietna ... 75732.html
(3): https://www.rfa.org/english/news/vietna ... 75732.html
(4):https://www.hrw.org/news/2014/03/03/vie ... ch-dissent#
(5) https://cpj.org/reports/2014/12/2014/ 111 AL VNM 5/2020, August 12, 2014. Available at:
https://spcommreports.ohchr.org/TMResul ... ?gId=18726
(6)https://spcommreports.ohchr.org/TMResul ... ?gId=18726
(7) https://cpj.org/reports/2019/09/10-most ... rnalist/#6
(8)https://www.ohchr.org/Documents/Issues/ ... ersion.pdf
(9 Tài liệu không được phép phổ biến SENSITIVE – NOT FOR PUBLIC DISSEMINATION.
(10) https://www.reuters.com/article/us-asea ... SKCN1TM1EI
(11) Video showing Trương Duy Nhất in the hotel, January 25, 2019, available at: https://dvov.org/wp-content/uploads/202 ... MOVIE-.mp4
(12) https://www.amnesty.org/en/latest/news/ ... ournalist/
(13) https://www.amnesty.org/en/latest/news/ ... ppearance/
(14 )Video showing police car taking Trương Duy Nhất to a restaurant, January 26, 2019, available at:
https://dvov.org/wp-content/uploads/202 ... uan-an.mov
(15) Video showing Trương Duy Nhất walking from parking lot towards restaurant, January 26, 2019, available at: https://dvov.org/wp-content/uploads/202 ... n-an-1.mov
(16): https://dvov.org/wp-content/uploads/202 ... Nhat-1.pdf
17) https://www.rfa.org/english/news/vietna ... 60632.html
(18) https://www.usagm.gov/news-and-informat ... -duy-nhat/
(19)) https://www.rfa.org/english/news/vietna ... 75732.html
(20)https://cpj.org/2020/03/vietnamese-blog ... ailand-se/
(21)https://cpj.org/2020/03/vietnamese-blog ... ailand-se/
(22) https://cpj.org/2020/08/vietnamese-blog ... on-appeal/
(23)https://www.ohchr.org/Documents/Issues/ ... ersion.pdf
(24) https://vietnamthoibao.org/vntb-y-quynh ... -phi-bang/
https://vietnamthoibao.org/vntb-cong-an ... -thai-lan/
https://vietnamthoibao.org/vntb-to-lam-la-ai-bai-3/
Tô Lâm có vô can vụ công an giết cụ Lê Đình Kình?
Đã gửi: Thứ hai 19/08/24 19:29
bởi Hoàng Vân
Tô Lâm là ai? ( bài 4)
Tô Lâm
có vô can
vụ công an giết cụ Lê Đình Kình?
___________________________
13.06.2024 _ Quang Nguyên

(VNTB) – Vụ tấn công vào làng Đồng Tâm là một vết nhơ không thể rửa sạch của ngành công an nói riêng, và đảng, chính quyền Việt Nam nói chung.
Vụ công an Việt Nam tấn công vào làng Đồng Tâm, giết cụ Lê Đình Kình, 84 tuổi, 57 tuổi đảng và sau đó ruồng bố, bắt giữ nhiều người là một vết nhơ lớn, không thể rửa sạch của ngành công an nói riêng, và đảng, chính quyền Việt Nam nói chung.
Tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an đã để cho cấp dưới tham gia tấn công, dùng nhục hình tra tấn trong lúc điều tra dân làng Đồng Tâm và tùy tiện bắt giữ người đã bị đặt câu hỏi về tính chính đáng của cuộc tấn công được cho là thực hiện theo kế hoạch tuyệt mật số 419a của Bộ Công An (BCA)(1).
Ba cảnh sát thiệt mạng trong cuộc tấn công đều là thành viên của BCA. Sau cuộc tấn công Đồng Tâm, ngày 14/1/2020, Bộ công an đã tổ chức lễ tưởng niệm những người thiệt mạng, do Thứ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang chủ trì (2). Hơn thế nữa, Tướng Tô Lâm không thể khẳng định không biết gì về vụ việc sau khi có thông tin từ Đặc phái viên LHQ.
Năm 1980, chính phủ Việt Nam đã thu hồi 47,36 ha đất nông nghiệp của người dân làng Đồng Tâm, ngoại ô Hà Nội, để xây dựng sân bay quân sự. 47,6 ha đất nông nghiệp này là một phần của cánh đồng Sênh, một khu đất rộng 59 ha mà dân làng Đồng Tâm đã trồng trọt qua bao nhiêu đời. Dân làng ủng hộ việc sử dụng đất vì mục đích quốc phòng, tuy nhiên, sân bay dự định chưa bao giờ được xây dựng.
Năm 2014, Bộ Quốc phòng quyết định giao khu đất này cho Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội (Viettel), công ty viễn thông thuộc sở hữu của Bộ Quốc phòng, để xây dựng nhà máy.
Qua các văn bản, hồ sơ từ trước, người dân Đồng Tâm phát hiện việc thu đất nông nghiệp của dân trái thỏa thuận ban đầu với bộ quốc phòng và muốn lấy lại đất của mình (3) Ngày 16 tháng 4 năm 2017, giả vờ dở trò đo đạc để phân định ranh giới giữa “đất quân sự” và “đất nông nghiệp”, công an đã bắt giữ bốn đại diện của thôn Đồng Tâm, trong đó có cụ Lê Đình Kình, một trong những chủ sở hữu đất. Công an đánh đập dã man và làm gãy chân cụ (4) Lo sợ bị tấn công vào làng, dân làng đã bắt giữ 38 người gồm 28 cảnh sát cơ động, Phó trưởng công an huyện Mỹ Đức, đội trưởng Đội Cảnh sát điều tra công an huyện Mỹ Đức và một số người khác có liên quan(5)
Sau một tuần đàm phán với Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung, dân làng đã thả các con tin để đổi lấy lời hứa không bị trừng phạt, không truy tố tội bắt giữ con tin của ông Nguyễn Đức Chung. Ông Chung cũng viết giấy lời hứa giải quyết thỏa đáng khiếu nại về đất đai của dân làng trong vòng 45 ngày(6)
Nhưng Chủ Tịch Thành Phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung, nguyên là thiếu tướng công an, đã nuốt lời. Khuya 9 tháng 1 năm 2020, Công an đột ngột tấn công vào làng, giết ông Lê Đình Kình (7) và bắt giữ 29 người trong làng, trong đó có 19 nam và 10 nữ. (8)
Theo báo cáo, có ba sĩ quan cảnh sát đã chết trong cuộc tấn công; công an cho rằng một số người dân trong làng đã đổ xăng thiêu chết 3 công an này. Ngày 14/1, Bộ Công an tổ chức họp báo, Đại tướng Lương Tam Quang, Thứ trưởng Bộ Công an, nay là bộ trưởng, xác nhận công an vào thôn Đồng Tâm nhưng không có lệnh bắt ai.(10)
Bạo lực do lực lượng công an thực hiện đã được tóm tắt trong một thông cáo từ Nhiều Thủ Tục Đặc Biệt của Liên Hiệp Quốc, UN Special Procedures, gửi chính phủ Việt Nam:
“Ông trưởng thôn 85 tuổi Lê Đình Kình đã bị giết khi công an xông vào nhà ông khi ông và gia đình đang ngủ. Ông Lê Đình Kình bị giữ ở nhà trong khi gia đình ông bị bắt đi và bị đánh đập. Khi gia đình trở lại thì phát hiện ông đã bị giết.”(11)
Sau cuộc tấn công chết người, gia đình ông Kình và dân làng khác đã bị xét xử trong những phiên tòa dối trá, dẫn đến hai bản án tử hình và án tù từ 15 tháng đến 16 năm. Đường vào làng đều bị phong tỏa không cho người dân đến dự đám tang ông Kình. Một người dân quay phim đám tang đã bị cảnh sát đe dọa hành hung.
Theo ghi chép của Điều Tra Viên Bộ Công An Trần Việt Dũng, Thượng tá Đặng Việt Quảng kể lại việc ông ta bắn ông Kình:
“… 01 đối tượng nam giới cao tuổi tóc bạc tay phải cầm 01 quả lựu đạn dơ lên hướng về phía phòng khách quay lưng về phía tôi, đối tượng đứng ngay trước cửa phòng 2 và phía ngoài phòng khách các đồng chí công an vẫn đang làm nhiệm vụ thì đối tượng này hô lên “tao cho nổ chúng mày chết” tôi thấy thế nên ngay lập tức nổ súng về phía đối tượng 02 lần và đối tượng dựa người vào trong phòng đồng thời tôi rút ra ngoài.
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nghi ngờ lời cáo buộc này của Thượng tướng Quảng vì ông Kình khi đó đã 84 tuổi lại bị gãy chân.”
Trong khi đó những người dân làng bị công an bắt giam trở thành đối tượng cho chiến dịch bôi nhọ của chính phủ. Vợ ông Lê Đình Kình xuất hiện trong một video trên Facebook cho biết bà đã liên tục bị công an tát ở đồn Công an Miếu môn Hà Nội và chứng kiến cảnh con cháu mình bị tra tấn ở đó.
Tại phiên tòa phúc thẩm, Luật sư bào chữa Đặng Đình Mạnh yêu cầu bị cáo giơ tay nếu chưa bị đánh đập trong lúc hỏi cung. Chỉ có 10 người giơ tay trong khi 19 người còn lại ngồi im, nghĩa là 9 người còn lại đã bị tra tấn.
Luật sư Lê Văn Luân, thành viên tổ bào chữa cho biết, vụ tấn công của công an được thực hiện theo Phương án số 419a/KHPV01-PV02-MP do Công an TP. Hà Nội soạn thảo và được Bộ Công an phê duyệt173. Yêu cầu của nhóm luật sư bào chữa về việc công bố bản kế hoạch đó làm tang vật đã bị tòa án từ chối.
Một thành viên nhóm luật sư bào chữa sau đó giải thích với Đài Tiếng nói Hoa Kỳ, VOA, rằng khi đọc hồ sơ vụ án này, nhóm của ông đã tìm thấy việc đề cập đến Kế hoạch số 419a/KHPV01-PV02-MP để giải thích cuộc tấn công vào làng Đồng Tâm là theo lệnh cấp trên.
Tại phiên điều trần kháng cáo vào tháng 3 năm 2021, nhóm luật sư bào chữa nêu lên lo ngại rằng họ đã bị từ chối tiếp cận các bằng chứng cấp nhà nước cần thiết để bảo vệ thân chủ của mình.
Dựa theo Báo cáo nhân quyền năm 2021 của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, “Thẩm phán bác bỏ tuyên bố của các luật sư bào chữa rằng tòa án không cấp cho các luật sư quyền tiếp xúc với thân chủ trước và trong phiên tòa phúc thẩm, đồng thời ngăn cản luật sư bào chữa tiếp cận bằng chứng của nhà nước, do đó cản trở nỗ lực bào chữa của các luật sư.”
Ngày 14/9/2020, TAND nhân dân tuyên án tử hình hai con trai và một cháu trai của ông Lê Đình Kình chung thân, ông Hiểu, người lớn tuổi thứ hai trong làng 16 năm tù, và 25 người khác từ 15 tháng tù treo đến 16 năm tù.
Ngày 11-1- 2021, Bộ trưởng Công An Tô Lâm đã đến thăm, chia buồn và động viên gia đình 3 cán bộ, chiến sỹ Công an “hi sinh trong vụ việc chống người thi hành công vụ xảy ra tại xã Đồng Tâm”. Tô Lâm khi đó đã phát biểu rằng “những chiến sỹ Công an, giữa thời bình vẫn chịu nhiều hy sinh… vì cuộc sống bình yên cho nhân dân.” 3 sĩ quan công an đã được Tô Lâm ra quyết định thăng hàm trong cùng ngày đồng thời cung cấp nhiều đãi ngộ cho thân nhân của những người này.
Hơn một năm sau, khi nói về “chiến công đàn áp dân lành ” tại xã Đồng Tâm, Tô Lâm cho vụ Đồng Tâm là một trong 10 “thành tích nổi bật” mà lực lượng công an đạt được trong năm 2020 sau khi giải quyết được điểm nóng phức tạp về ANTT từ nhiều năm qua.
Vinh quang, thành tích thuộc về Tô Lâm và 3.000 quân tham gia trấn tấn công Đồng Tâm. Còn gia đình những nạn nhân thực sự của lực lượng công an dưới trướng Tô Lâm đã không còn gì nữa để mất bởi vì họ đã chẳng còn gì nữa.
https://vietnamthoibao.org/vntb-to-lam-la-ai-bai-4/
Công an trấn áp người dân sau vụ xử Đồng Tâm
Đã gửi: Thứ hai 19/08/24 19:52
bởi Hoàng Vân
Tô Lâm là ai? ( bài 5)
Công an trấn áp người dân
sau vụ xử Đồng Tâm
___________________________
23.06.2024 _ Quang Nguyên

(VNTB) – Tướng Tô Lâm, giữ chức vụ cao nhất trong Bộ Công an khi cấp dưới tham gia thực hiện cuộc tấn công, tra tấn dân Đồng Tâm trong quá trình điều tra…
Sau phiên tòa xử rất nặng những người bị bắt trong vụ công an tấn công xã Đồng Tâm , Bộ Công an đã quyết liệt dẹp tan mọi nguồn hỗ trợ cho người dân Đồng Tâm.
Bộ Công an đã phong tỏa tài khoản ngân hàng của bà Nguyễn Thúy Hạnh khi người dân cả nước chuyển tiền phúng điếu ông Kình và hỗ trợ dân Đồng Tâm vào tài khoản này của bà. Ngày 20 tháng 1 năm 2020, hai vợ chồng bà bị người của Bộ Công an bắt giữ, thẩm vấn vì những hoạt động liên quan đến những người bảo vệ nhân quyền và với ông Lê Đình Kình trong vài giờ đồng hồ.
Nhiều người tham gia tài trợ cho gia đình ông Kình đã bị công an thẩm vấn và đe dọa, ép buộc phải thú nhận là thành viên của một tổ chức chính trị đối lập.
Bộ Công an sau đó đã phát động chiến dịch quét sạch, nhằm dập tắt mọi nghi vấn về cuộc tấn công bạo lực, giết người phi pháp, bức cung nhục hình, phiên tòa trá hình và những bản án khắc nghiệt. Nhà xuất bản Tự do đã bị Bộ Công an nhắm đến; trang web của nhà xuất bản này bị gỡ xuống, một số nhân viên nhà xuất bản đã bị bắt, bị tra tấn vì đã tham gia phát hành Báo cáo Đồng Tâm.
Ít nhất bảy nhà hoạt động nhân quyền nổi tiếng tham gia chia sẻ thông tin về vụ tấn công xã Đồng Tâm cho công chúng, Chính phủ Hoa Kỳ, các tổ chức nhân quyền quốc tế và/hoặc các cơ quan ủy quyền của Liên Hợp Quốc, đã bị Bộ Công an hoặc các đơn vị trực thuộc của bộ này tại địa phương bắt giữ và sau đó đều bị kết án tù nặng.
1. Trịnh Bá Phương bị công an bắt ngày 24 tháng 6 năm 2020 và bị buộc tội vi phạm điều 117 Bộ luật Hình sự năm 2015 về “làm, tàng trữ, phát tán thông tin, tài liệu, đồ vật nhằm chống Nhà nước.”Công an Thành phố Hà Nội khám xét nhà ông, tịch thu toàn bộ tài liệu, giấy tờ các hồ sơ liên quan đến xã Đồng Tâm.
Ông Trịnh Bá Phương thường xuyên chuyển thông tin về vụ tập kích Đồng Tâm cho các quan chức các cơ quan đại diện ngoại giao, trong đó có Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội. Trước khi bị bắt, truyền thông nhà nước đã vu khống ông tội kích động người dân Đồng Tâm. Ngày 15 tháng 12 năm 2021, tòa án Hà Nội kết án ông 10 năm tù và 5 năm quản chế.
2. Ông Trịnh Bá Tư bị công an tỉnh Hoà Bình bắt giữ gần như cùng lúc với anh trai ông là Trịnh Bá Phương(10) Công an khám xét nhà ông và tịch thu một ổ USB cùng các tài liệu liên quan đến cuộc tấn công của công an ở xã Đồng Tâm. Sau đó ông bị buộc tội theo điều 117. Ngày 5 tháng 5 năm 2021, ông bị kết án tám năm tù và ba năm quản chế.
3. Bà Cấn Thị Thêu, mẹ của hai ông Trịnh Bá Phương và Trịnh Bá Tư, bị công an bắt vào ngày hôm sau, 25 tháng 6 năm 2020, theo điều 117. Bà là dân oan nổi tiếng, đã tham gia chống cưỡng chế đất kể từ khi vườn trại của gia đình bà bị chính quyền tịch thu năm 2007. Năm 2014, hai vợ chồng bà bị kết án lần lượt là 15 tháng và 18 tháng tù theo Điều 257 Bộ luật Hình sự năm 1999 về tội “chống người thi hành công vụ”.
Tháng 6 năm 2016, bà Cấn Thị Thêu lại bị bắt vì dẫn đầu cuộc biểu tình ôn hòa ủng hộ nạn nhân bị thu hồi đất, sau đó bị kết án 20 tháng tù vì tội “chống đối người thi hành công vụ” theo Điều 257 Bộ luật Hình sự 1999. Bà là bắt đầu lên tiếng ủng hộ dân Đồng Tâm từ tháng 4 năm 2017. Ngày 5 tháng 5 năm 2021, bà bị kết án lần thứ ba, tám năm tù và ba năm quản chế.
4. Bà Nguyễn Thị Tâm, hàng xóm của bà Cấn Thị Thêu, đã đăng bài bình luận về quyền đất đai, vấn đề nhân quyền trên Facebook và YouTube từ năm 2016.
Bà bắt đầu tham gia tập trung vào tranh chấp đất đai ở Đồng Tâm năm 2017. Bà bị Công an Thành phố Hà Nội bắt ngày 24/6/2020 tại nhà riêng ở Dương Nội, Hà Đông (ngoại thành Hà Nội), cùng ngày Trịnh Bá Phương và Trịnh Bá Tư bị bắt và tương tự bị buộc tội theo Điều 117. Vào ngày 15 tháng 12 năm 2021, bà bị kết án sáu năm tù giam và ba năm quản chế.
5. Bà Phạm Đoan Trang, một người bảo vệ nhân quyền và nhà báo nổi tiếng, bị công an Hà Nội bắt giữ tại Thành phố Hồ Chí Minh vào gần nửa đêm ngày 6 tháng 10 năm 2020, cùng ngày Việt Nam tổ chức đối thoại hàng năm với Hoa Kỳ về vấn đề nhân quyền. Bà bị cáo buộc “làm, tàng trữ, hoặc phát tán thông tin, tài liệu, đồ vật chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” theo điều 117 Bộ luật Hình sự. Trước đó đúng một tháng, bà cùng một số người khác công bố báo cáo tiếp theo về vụ công an tấn công Đồng Tâm.
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cùng hàng chục thành viên Quốc hội Hoa Kỳ đã lên án vụ bắt giữ bà Phạm Đoan Trang. Ngày 14 tháng 12 năm 2021, Tòa án Nhân dân Hà Nội kết án bà 9 năm tù. Cùng ngày, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ra thông cáo báo chí lên án bản án và mức án tù nặng dành cho bà.
6. Lê Văn Dũng hay Dũng Vova, một phóng viên độc lập, bị công an Hà Nội bắt ngày 30 tháng 6 năm 2021. Ông bị buộc tội theo điều 117 Bộ luật hình sự. Sau khi Dũng Vova bị bắt, trang web chính thức của Bộ Công an cáo buộc ông hợp tác với các phần tử chống chính phủ khác trong và ngoài nước, hỗ trợ pháp lý, hướng dẫn cách đăng tin cập nhật về Đồng Tâm và gửi báo cáo cho cộng đồng quốc tế để can thiệp. Ngày 23 tháng 3 năm 2022, ông bị Tòa án Nhân dân Thành phố Hà Nội tuyên phạt 5 năm tù và năm năm quản chế.
7. Bà Nguyễn Thuý Hạnh bị công an bắt ngày 7/4/2021 và bị buộc tội theo điều 117 Bộ luật Hình sự. Bà Hạnh đã thành lập “quỹ 50K ” trợ cấp 50.000 đồng cho mỗi gia đình tù nhân lương tâm. Sau khi công an tấn công vào Đồng Tâm, bà đã quyên góp được 500 triệu đồng để hỗ trợ các gia đình người dân xã Đồng Tâm có thân nhân bị chết, bị thương hoặc bị bắt. Ngân hàng Vietcombank phong tỏa tài khoản của bà và thông báo cho bà biết họ làm theo yêu cầu của bộ công an.
Nhiều người khác dùng Facebook tham gia bàn luận về cuộc tấn công vào làng Đồng Tâm cũng đã bị bắt giữ.
Vào ngày 10 tháng 11 năm 2020, bốn đặc phái viên của Liên Hiệp Quốc thuộc nhóm Công Tác Về Giam Giữ Tùy Tiện; Báo Cáo Viên Đặc Biệt về Thúc Đẩy và Bảo Vệ Quyền Tự Do Quan Điểm và Biểu Đạt; Báo Cáo Viên Đặc Biệt về Tình Hình của Những Người Bảo Vệ Nhân Quyền, và Nhóm Làm Việc về Phân Biệt Đối Xử với Phụ Nữ và Thiếu Nữ đã viết thư cho chính phủ Việt Nam bày tỏ quan ngại về vụ tấn công vào Đồng Tâm và việc bắt giữ những người lên tiếng phản đối hành vi tàn bạo của cảnh sát, bộ công an.
Trong đó có đề cập đến những hành vi vi phạm nhân quyền nghiêm trọng như giết người phi pháp, bắt giữ và giam giữ tùy tiện và tra tấn của Bộ Công an và Công an Hà Nội, đồng thời nêu rõ tên và chức vụ của những người tham gia trong vụ thám sát Đồng Tâm.
Thượng tá Đặng Việt Quảng, cán bộ Phòng Hình sự Công anHà Nội, bắn chết ông Lê Đình Kình, già làng tại chỗ trong cuộc tấn công vào xã Đồng Tâm ngày 9 tháng 1 năm 2020
Trung tướng Phạm Quốc Cương, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động Bộ Công an, giám sát cuộc diễn tập hai đơn vị cảnh sát tấn công vào Đông Tâm sáu tuần trước đó. Mục đích của buổi diễn tập là “đối phó với đám đông người gây rối an ninh, trật tự, bạo loạn chính trị…” để “xử lý tình huống liên quan đến chống khủng bố, bắt cóc con tin, rà phá bom mìn, chữa cháy.”
Tướng Tô Lâm, giữ chức vụ cao nhất trong Bộ Công an khi cấp dưới tham gia thực hiện cuộc tấn công, tra tấn dân Đồng Tâm trong quá trình điều tra, và bắt giữ tùy tiện những người nghi ngờ tính chính đáng của cuộc tấn công… được cho là làm theo một kế hoạch tuyệt mật đã được Bộ Công An phê duyệt, Kế hoạch số 419A.
https://vietnamthoibao.org/vntb-to-lam-la-ai-bai-5/
Công an đàn áp tàn bạo những người biểu tình ôn hòa đòi công lý môi trường
Đã gửi: Thứ hai 19/08/24 20:03
bởi Hoàng Vân
Đàn áp người biểu tình phản đối dự luật đặc khu
Đã gửi: Thứ ba 20/08/24 09:07
bởi Hoàng Vân
Tô Lâm là ai? ( bài 7)
Đàn áp người biểu tình phản đối dự luật đặc khu
___________________________
Quang Nguyên
Tháng 6/2018, Quốc hội Việt Nam thảo luận Dự thảo Luật Đặc khu Kinh tế, quy định cho nhà đầu tư nước ngoài có thể thuê đất đến 99 năm. Cùng thời điểm, Quốc hội dự kiến thông qua Luật An ninh mạng chồng chéo với Luật Hành chính, Luật Hình sự và Luật An toàn thông tin. Hai dự thảo luật khiến người Việt trong, ngoài nước lo lắng cho chủ quyền, an ninh quốc gia và sự vi phạm nhân quyền ở Việt Nam.
Dư luận trong nước rất bất lợi cho Đảng và Nhà nước. Những lời kêu gọi tổng biểu tình phản đối Dự Luật Đặc khu Kinh tế lan ra cả nước. Vào lúc 3 giờ sáng ngày 9/6, Nhà nước Việt Nam vội vã quyết định lùi Dự thảo Luật Đặc khu đến kỳ họp kế tiếp.
Tiến sĩ Phạm Chí Dũng, Chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam cho biết, “họ làm như vậy chẳng qua là họ cố gắng dập tắt cuộc biểu tình” đang nổ ra từ Bắc chí Nam.
Ngày 9/6, các cuộc biểu tình bùng nổ khắp cả nước, với hàng chục nghìn công nhân bắt đầu biểu tình tại khu công nghiệp Tân Tạo và lan ra Hà Nội, TP.HCM, TP. Nha Trang, TP. Đà Nẵng, thị xã Phan Rí Cửa (tỉnh Bình Thuận) và các địa phương khác vào ngày hôm sau. Ngoại trừ một số ít người biểu tình ở tỉnh Bình Thuận đối đầu dữ dội với công an và bị đánh đổ máu, các cuộc biểu tình ở nơi khác hầu hết diễn ra ôn hoà dưới sự kiểm soát nghiêm ngặt của công an.
Vào ngày 10/6/2018, chính phủ đã triển khai số lượng lớn công an, dân quân và côn đồ để dập tắt các cuộc biểu tình phần lớn là ôn hòa. Tệ hơn nữa là cảnh sát và dân quân ở Thành phố Hồ Chí Minh đã sử dụng hơi cay, dùi cui và các vũ khí khác đàn áp mạnh mẽ và bắt giữ những người biểu tình. Đặc biệt công an cho sử dụng thiết bị khuếch tán Âm thanh Tầm xa (Long Range Acoustic DeviceLRAD) gây đau đầu và tai, thậm chí có thể… thủng màng nhĩ”.
Theo các phương tiện truyền thông chính thức của Việt Nam, riêng công an TP.HCM đã bắt 310 người chỉ trong ngày đầu tiên của cuộc biểu tình và bị giam giữ tại Công viên Tao Đàn và những nơi khác. Trong số này, bảy người bị giữ để điều tra theo cáo buộc hình sự, 175 người bị phạt tiền, và những người còn lại được cho về nhà mà không phải chịu hình phạt nào.
Sau khi được thả, nhiều người bị bắt cho biết họ đã bị đánh đập, bị tịch thu điện thoại di động và các đồ đạc khác. Một vài người bị thương nặng ở đầu và thân thể.
Dự đoán sẽ có thêm biểu tình vào ngày 17/6, chính quyền TP.HCM đặt thành phố trong tình trạng khẩn cấp; công an và đội phản ứng nhanh đã dựng rào chắn trên những con đường chính và tuần tra các địa điểm dự đoán có thể có người tụ tập, giải tán người đi đến các địa điểm đó và bắt giữ những người khả nghi. Công an đã bắt ít nhất 150 người tụ tập trong những nhóm nhỏ ở trung tâm thành phố.
Công an tịch thu điện thoại di động và máy ảnh của những người bị bắt đồng thời ép họ nhận tội gây rối trật tự và an toàn công cộng. Người không chịu mở điện thoại cho công an kiểm tra bị tra tấn. Công an đã tách những người bị bắt sau đó đưa đến đồn công an các quận rồi đánh đập nạn nhân rất dã man.
Trong những tháng tiếp theo, công an tiếp tục bắt giữ những cá nhân bị tình nghi là chủ chốt đằng sau các cuộc biểu tình. Một đợt bắt giữ khác diễn ra trong đợt 2/9, khi có những lời kêu gọi biểu tình tiếp theo. Tám thành viên của Nhóm Hiến pháp, đóng vai trò then chốt trong việc tổ chức các cuộc biểu tình và kêu gọi các cuộc biểu tình tiếp theo, đã bị kết án từ 2,5 đến 8 năm tù. Những cuộc đàn áp người biểu tình kéo dài lai rai đến sáu tháng sau với ít nhất 75 người đã bị bắt giữ. Khoảng 65 người biểu tình và những người ủng hộ, giúp đỡ người biểu tình đã bị kết án tù từ 5 tháng quản chế đến 4,5 năm tù.
Có một vài công dân Mỹ bị bắt, tra tấn trong các đợt càn quét này của công an. Nguyen William Anh, Will Nguyễn, một công dân Hoa Kỳ trú ngụ tại Houston, Texas, đã bị cảnh sát kéo lê, đánh đập trên đường phố và bị bắt giam trong cuộc biểu tình ngày 10/6 và bị trục xuất về Mỹ sau đó.
Ngày 16/6/2018, ông Đặng Minh Ty, hay còn gọi là Tee Đặng, 47 tuổi, quốc tịch Mỹ trú tại San Jose, California, bị công an bắt giữ khi đang chụp hình một điểm du lịch. Ông bị đưa đến công an Phường 6, Quận 3. Vì không chịu cung cấp mật khẩu điện thoại di động nên ông đã bị bóp cổ, vặn cánh tay phải. Công an bẻ ngón tay của ông Ty xém gãy, đấm đá, tát vào mặt ông.
Khi ông Ty yêu cầu tôn trọng quyền công dân Mỹ, thị bị chuyển giao lại cho sáu sĩ quan của Công an TP.HCM. Lúc này ông không bị tra tấn thể xác nhưng bị đe doạ, ta trân tinh thần. Họ chia thành ba đội, hai người, thay phiên nhau thẩm vấn ông Ty cho đến 8 giờ tối. Họ giở thủ đoạn vừa đánh, vừa xoa, người hăm dọa, người dụ ông thú nhận âm mưu kích động công dân Việt Nam phản đối luật an ninh mạng của chính phủ và dự luật về đặc khu kinh tế của người Mỹ, đồng thời ép ông thừa nhận có cộng tác với Will Nguyễn.
Cơ quan điều tra muốn ông Ty khai nhận mang tiền từ Mỹ về để trả cho người dân tham gia biểu tình. Ông Ty khai không biết William Nguyễn là ai, tố cáo việc bị tra tấn trước đó, yêu cầu được khám chữa bệnh, đòi được báo tin cho Đại sứ quán Hoa Kỳ cũng như được gặp luật sư. Nhân viên điều tra hăm doạ sẽ tra tấn ông nếu ông không hợp tác. Sau buổi thẩm vấn, ông Ty bị nhốt cả đêm trong phòng thẩm vấn, ông không ngủ được vì những vết thương trên người.
Đến 8 giờ sáng ngày 17/6, các điều tra viên lại tiếp tục công việc. Đến 2 giờ chiều, họ yêu cầu ông Ty viết bản tự thú rằng ông bị té xe và bị thương do chạy trốn công an. Ông không đồng ý và cũng từ chối đọc lời thú tội để cho công an quay phim lại. Công an sau đó tự viết đơn vu khống rằng ông bị bắt giữ do không khai báo tạm trú tạm vắng và không có bằng lái xe máy. Ông Ty được công an thả ra lúc 8 giờ 30 tối sau khi bố vợ ông nộp phạt hành chính cho ông.
Sau khi được thả, Ông Ty đã trình báo việc mình bị giam giữ và tra tấn với Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TP.HCM.
Trở lại Hoa Kỳ, ông đã nộp đơn khiếu nại lên chính phủ Việt Nam, yêu cầu điều tra. Chính phủ Việt Nam dù nhận được đơn khiếu nại của ông nhưng chưa cho biết có điều tra hay không.
Tại một cuộc họp ở tòa thị chính do Dân biểu Zoe Lofgren chủ trì ở San Jose vào ngày 18/2/2020, ông Đặng Minh Ty đã chuyển đơn khiếu nại cho chính quyền Hoa Kỳ. Ông đã gặp ông Đại Sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, Daniel Kritenbrink tại San Jose để báo cáo tình hình nhân quyền ở Việt Nam và nhờ Toà Đại Sứ Mỹ tại Hà Nội đốc thúc Việt Nam sớm tiến hành điều tra vụ an ninh Việt Nam bắt giam và tra tấn ông hồi giữa tháng 6/2018.
Ông Đại Sứ hứa khi trở lại Hà Nội làm việc sẽ nêu ra vấn đề công dân Hoa Kỳ bị bắt và tra tấn, vi phạm trầm trọng luật chống tra tấn của quốc tế. Ông sẽ đốc thúc phía Việt Nam điều tra và phải có câu trả lời sớm nhất. Cho tới nay, sau 6 năm, Hà Nội vẫn phớt lờ không đưa ra câu trả lời nào về vụ ngược đãi công dân Hoa Kỳ này.
https://machsongmedia.org/vietnam/quyen ... c-khu.html
đàn áp giáo dân người Thượng và người Mông
Đã gửi: Thứ ba 20/08/24 19:11
bởi Hoàng Vân
đẩy mạnh chiến dịch xóa sổ các tổ chức tôn giáo không đăng ký
Đã gửi: Thứ tư 21/08/24 13:39
bởi Hoàng Vân
bắt giữ người báo cáo vi phạm nhân quyền
Đã gửi: Thứ tư 21/08/24 13:47
bởi Hoàng Vân