Trang 1/1

Bài học quý giá của cha mẹ: Sức mạnh của lời nói

Đã gửi: Thứ sáu 12/07/24 07:58
bởi Hoàng Vân






  • Bài học quý giá của cha mẹ:
              
    Sức mạnh của lời nói

    ___________________
    Lý Ngọc • 15:55, 11/07/24






    Gần đây, trên mạng xã hội lan truyền video với nội dung ‘quy tắc 30 giây hoặc ít hơn’ của một cô giáo người Mỹ. Nội dung của video đã gây ấn tượng mạnh với các bậc cha mẹ khi giáo dục con trở thành một người tốt.


    Cô giáo người Mỹ có tên là Natalie Ringold, đã chia sẻ quy tắc rằng, nếu chúng ta thấy một người nào đó mà không thể thay đổi được điều gì đó của bản thân họ trong 30 giây hoặc ít hơn, thì chúng ta không nên nói ra.

    Cô giáo lấy ví dụ, nếu như thấy ai đó bị tuột dây giày, hay bị bụi bẩn vào quần áo, thì chúng ta nên nói cho người đó biết. Nhưng khi chúng ta nhìn thấy màu tóc hay hình dạng gầy, béo của một người thì chúng ta không nên bình luận hay đưa ra quan điểm về điều đó, vì sự việc đó không thể thay đổi một cách dễ dàng.

    Đối với những sự việc không thể thay đổi trong 30 giây hoặc ít hơn, chúng ta cần thận trọng đưa ra quan điểm, vì khi chúng ta đưa ra quan điểm có thể vô hình trung khiến đối phương khó xử. Nếu những lời nói, quan điểm ấy tiếp tục kéo dài có thể làm cho đối phương buồn chán và tổn thương.
              

              



    Lời nói có mang theo năng lượng

    Có nhiều thí nghiệm chứng minh lời nói có mang theo năng lượng. Nếu lời nói tích cực sẽ mang lại năng lượng tích cực cho người nghe, tạo động lực cho người nghe, từ đó thay đổi theo hướng tích cực. Nhưng nếu lời nói mang theo quan điểm cá nhân mạnh mẽ, chê bai, giễu cợt hay ác ý, sẽ mang lại năng lượng xấu, khiến người nghe rơi vào trạng thái trầm uất. Người xưa từng nói: “Thiện ý một câu ấm ba đông, lời độc lạnh người sáu tháng ròng”.

    Gần đây, một hãng nội thất danh tiếng của Thụy Điển đã tiến hành một thí nghiệm tại một trường học ở Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất. Họ đặt 2 cái cây cạnh nhau, được chăm sóc như nhau, trong điều kiện môi trường như nhau, điểm khác biệt duy nhất là 2 cái cây được nghe những lời nói khác nhau. Một cây được nghe những lời nói yêu thương, cây còn lại phải nghe những lời lẽ cay độc. Trong vòng 30 ngày, cây được nghe những lời yêu thương sống xanh tốt, cây bị nghe lời cay độc đã vàng úa.

              

              

    Vậy, nếu lời nói có tác động mạnh mẽ đến thực vật như vậy, liệu đối với con người thì sao?

    Theo thống kê: mỗi năm có khoảng 246 triệu trẻ em và thanh thiếu niên bị bạo lực ngôn ngữ và bắt nạt. Nhưng bạo lực ngôn ngữ và bắt nạt không chỉ trong khuôn viên trường, nó có thể xảy ra mọi nơi ở xung quanh chúng ta.

    Đôi khi, để đánh bại một người, chỉ cần nói một câu. Và nếu ngôn ngữ có thể đả thương, thì lời được nói từ miệng của người thân yêu nhất, sẽ có sức bị tàn phá lớn nhất.

    Theo một cuộc khảo sát, hơn 60% những tội phạm vị thành niên đã bị bạo lực ngôn ngữ từ chính cha mẹ của chúng.

    Những đứa trẻ liên tục bị sỉ nhục, bị từ chối, châm biếm, mỉa mai và khinh miệt, tất cả đều có một lỗ hổng lớn trong trái tim, chứa đầy những linh hồn đổ nát, buộc chúng phải trút bỏ sự tổn thương và tủi nhục một cách cực đoan.



    Tinh thể nước cũng giống như 'tế bào nước' của con người

    Tiến sĩ Masaru Emoto, giám đốc Viện Hado (tổ chức IHM) ở Tokyo, Nhật Bản, và nhóm nghiên cứu của ông đã tiến hành các thí nghiệm về các tinh thể nước.

    Một giọt nước được cho tiếp xúc với một suy nghĩ nhất định, một ngôn ngữ, âm nhạc, một từ ngữ, hay một yếu tố vật lý. Sau đó, ở bên ngoài khay thí nghiệm dán các hình ảnh mang tính chất tích cực như “tình thương” hay “cảm ơn”. Sau đó nó sẽ được nhỏ xuống khay thí nghiệm rồi bỏ vào tủ lạnh, đông thành một viên băng nhỏ, rồi lấy ra chụp hình tinh thể nước trên kính hiển vi. Mẫu nước từ khay dán chữ tích cực sẽ tạo ra các tinh thể rực rỡ, ngược lại, mẫu nước từ các khay có dán nhãn tiêu cực như “thù hận” và “ma quỷ” sẽ tạo ra các tinh thể nước xấu xí và biến dạng.

    Chúng ta đã biết, cơ thể của con người có 70% là nước, nếu như các ‘tế bào nước’ của chúng ta luôn được tiếp xúc với những thứ tốt đẹp, những lời nói tử tế, yêu thương, thì hình dạng của các ‘tế bào nước’ ấy chắc chắn sẽ rực rỡ và khỏe mạnh. Ngược lại, nếu chúng ta sống trong một môi trường đầy bạo lực, đe dọa, lòng thù hận…sẽ khiến các ‘tế bào nước’ của chúng ta sẽ trở nên biến dị, yếu ớt, từ đó khiến chúng ta mệt mỏi, yếu đuối và tư tưởng chứa đầy thứ xấu. Đó cũng là một trong những nguyên nhân vì sao ngày nay con người hay mệt mỏi, cáu gắt và dễ bị bộc phát.

    Trở lại video của cô Natalie Ringold, đây là bài giảng rất hữu ích cho trẻ nhỏ, đơn giản, dễ hiểu, giúp cho trẻ thay đổi tư duy về lời nói, dạy cho trẻ biết dùng tình yêu thương và sự cảm thông để quan sát thế giới xung quanh mình, dần dần giúp trẻ trở thành một người tốt.

    Làm cha mẹ, để những đứa trẻ của mình ngày càng trở nên lương thiện và xuất sắc, trước tiên cha mẹ hãy học cách nói lời yêu thương, khích lệ, và đồng hành cùng con. Hãy kiên nhẫn và bắt đầu từ ngôn ngữ!




    Lý Ngọc



    https://www.ntdvn.net/bai-hoc-quy-gia-c ... 47917.html