Do Thái nằm ngủ có máy bóp cò thay

Trả lời
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20163
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Do Thái nằm ngủ có máy bóp cò thay

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           





    Do Thái nằm ngủ
    có máy bóp cò thay

    ________________________
    Israel Dependent on Technology.
    The Atlantic Dec 2023 _ Matti Friedman






    Khi còi hụ báo động sáng Oct7, Ben, em rể tôi đứng ngoài sân nhà tại miền trung Do Thái. Lúc ấy hằng ngàn lính Hamas tràn qua hàng rào biên giới ở Gaza. Hamas dẫm lên các công sự phòng thủ như đất trống, giết người và bắt con tin. Nhưng không ai biết gì thêm và không thấy quân đội ngăn chận. Ben chạy qua nhà hàng xóm trốn. Ben kể tôi nghe chuyện nầy khi đứng cùng người hàng xóm ấy; ông nói: chúng tôi đã có có camera thay mắt thịt rồi ông ạ".

    Phải cần nhiều tháng hay nhiều năm nữa, mọi người dân DT mới hiểu nguyên nhân thất bại Oct7 nầy. DT đã không hiểu ý định của Hamas và không biết khả năng của Hamas đến đâu. Sau mỗi trận đánh nhau, DT đều nói rằng đó là trận cuối cùng, software đã được cập nhật, từ nay có thể lo việc nhà, vui chơi thong dong trong vòng rào cách biệt kẻ thù cuồng tín. Tin tưởng ấy bắt nguồn từ óc say mê sùng thượng kỹ thuật.

    Năm 1998, lúc 20 tuổi, tôi ở trong một trung đội bộ binh, đóng tại biên giới phía Nam Liban vào thời đụng độ nhỏ giữa DT và Hezbollah. Chúng tôi không khác các binh sĩ thế chiến thứ nhất. Vũ khí chính yếu là súng trường và đại liên Browning 50 giống như súng sử dụng đầu tiên năm 1918. Mỗi sáng, chúng tôi từ giao thông hào nhìn ra ngoài xem có gì mới. Chúng tôi chưa bao giờ nghe nói drone...Món kỹ thuật cao nhất nơi tiền đồn là cassette VCR thu băng, nghe nhạc, xài lui xà tới cho đến khi băng nhựa mòn mỏng. Chúng tôi quan sát bằng mắt trần, nhìn qua những lỗ khoét tường xi măng. Có bao giờ thấy cái computer đâu.

    Mười năm sau, 2008, đại đội trừ bị của tôi được lệnh về đóng tạm tại biên giới Gaza. Tôi vào thăm phòng chỉ hủy biệt khu; một người đàn bà trẻ mặc quân phục cầm cần bấm (joystick) điều khiển mũi tên trên màn ảnh cho thấy toàn thể biên giới. Dọc theo các bức tường có súng liên thanh điều khiển từ xa; những chiếc máy bay không người lái rú ầm xầng quần bên trên. Quả thực là một lực lượng quân đội khác lạ.

    Các chuyên gia quân sự đã tỏ ra quan ngại khi quân đội DT bắt đầu hăng hái dùng kỹ thuật. Trong cuộc chiến chống Hezbollah năm 2006, tướng lãnh chỉ huy từ xa, và bỏ truyền thống hành quân tại tiền tuyến. Tướng lãnh ngồi trong phòng lạnh, chỉ huy mặt trận.

    Nhưng đà tới phải như vậy mà tới. DT là một nước nhỏ bám vào nhau, sợ chiến tranh dài lâu và thiệt hại nhiều nhân mạng. Nhà phân tích quân sự kỳ cựu Haaretz cho rằng kỹ thuật sẽ đánh mất sợ hãi. Đầu óc DT mang nặng tư tưởng rằng người Juif thông minh sẽ có những phát minh mới giải quyết khó khăn quân sự. Cái mới thường gây khó chịu nhưng thứ gì giúp cho lính DT an toàn đều đáng làm.

    Vài năm kế tiếp, mạn lưới kỹ thuật bao gồm vòm sắt (Iron Dome) chận trên trời hằng ngàn hỏa tiển từ Gaza, Liban bắn vào DT và hàng rào ngầm dưới đất không cho Hamas đào địa đạo vào lãnh thổ DT.

    Một trong những nguyên tắc quân sự đầu tiên dù cấp thấp cũng phải thuộc là: tuyến giao thông, tuyến phòng thủ luôn luôn bị đâm thủng nên cần thận trọng; không tuyến nào giữ nguyên lâu dài, phải trông ngó thường xuyên. Nhưng DT tin rằng kỹ thuật không làm cho ai phải lo ngại và đã làm cho nguyên lý ấy lỗi thời. Lo chi cho mệt.

    DT vững tâm với hàng rào Gaza và tầm nhìn của các tín hiệu tình báo. Các tiểu đội an ninh quanh các ki bút được lệnh cất súng trong nhà, không những thế mà còn bỏ súng vào tủ khóa lại. Quân đội lo nạn súng bị mất cắp hơn là tấn công của Hamas. Ngày Oct7, các toán an ninh ki bút không kịp mở tủ lấy súng tự vệ.

    Trong thập niên vừa qua ở Tel Aviv, sau mỗi lần đụng độ với Hamas, kỹ thuật được tăng cường thêm. Người DT ngồi rung đùi nhìn hỏa tiển bị chận bởi vòm sắt. Các bà mẹ khuyên con hết trung học theo ngành kỹ thuật tình báo để có việc làm chắc chắn trong Đơn vị 8200. Lính đánh trận xưa hãnh diện qui chế chiến binh được hưởng nhiều trợ cấp bù trừ các khổ nhọc nguy hiểm chiến trường. Nhưng hãnh diện ấy đã chuyển từ mặt trận qua kỹ thuật, chiến binh nay thành thảo chương viên, chuyên viên computer, được gọi là chiến binh tin học (cyber warrior).

    DT là một nước nhỏ và tinh khôn nên muốn có một quân lực nhỏ và tinh khôn, nhiều kỹ thuật hơn, bớt các tay súng. Aviv, tham mưu trưởng quân đội DT, IDF, từ 2019 đến đầu 2023, là người cầm đuốc nêu cao quan niệm nầy. Trước khi từ nhiệm, ông đọc bài diễn văn ca ngợi thành tích của quân đội trong thời gian ông tại chức là cầm chân kẻ thù. Bằng chứng là Hamas đã ra lệnh cho đội xung kích Nukhba "ở trong nhà". [Thật vậy Nukhba đã ở trong nhà 10 tháng trước khi tấn công Oct7]. Ông nói rằng biên giới chưa bao giờ bình yên như lúc nầy, bằng chứng là giá trị địa ốc gần biên giới tăng phi mã; trong vòng một hai năm nữa, quí vị có muốn đến mua cũng không có nhà mà mua. Nhưng 10 tháng sau, những khu nầy đã thành đất không người.

    Năm 2018, Palestine dùng diều, khinh khí cầu v.v...mang mồi lửa đốt rừng, thành phố và ruộng DT mà kỹ thuật không biết được [xin đọc thêm về vụ hỏa hoạn nầy ở đây của Wikidepia]. Truyền hình đã kịch diễu rằng các chuyên viên đã dùng chất không cháy xịt lên ruộng, làm cho một bao bột mì giá mới 4 ngàn đô và gây ung thư, nhưng không quan trọng, quan trọng là đã vô hiệu hóa diều lửa".

    Cựu đại tá trừ bị giám đốc ngân sách bộ quốc phòng, Gabi Siboni, đã biết nhiều cấp chỉ huy nhất quyết rằng kỹ thuật có thể thay các công việc dơ bẩn khổ cực của bộ binh và thiết giáp. Các nha sở đảm trách chiến lược và kế hoạch vắng bóng người, thay vào bằng kỹ thuật tự động. Tham mưu và đầu não quân đội đọc kinh nhật tụng: mọi vấn đề hành quân đều được giải quyết bằng kỹ thuật.

    Về kỹ thuật, trong khi DT nâng lên đĩnh cao, Hamas coi nhẹ. Hành quân Oct7 được ra lệnh bằng chữ viết tay. Trong đêm rạng sáng Oct7, Hamas dùng súng trường bắn nát các camera thu hình; dùng drone rẻ tiền bắn các ụ súng tự động điều khiển từ xa. Những kỹ thuật nầy bị diệt thì quân đội bó tay; quân đội không có một kế hoạch nào đối phó tấn công bất ngờ. Hàng rào điện tử ngầm vô ích vì Hamas chạy trên mặt đất, dùng xe ủi đất và kéo cắt dây kẻm xuyên thủng hàng rào biên giới, tấn công bằng súng tự động tầm thường.

    Sự thảm bại kỹ thuật đau đớn nầy HK cần chú ý. Thế giới đang tiến dần vào chỗ lệ thuộc computer, thích ảo giác, thích thông minh nhân tạo và ngày một giảm khả năng nhận chân sự vật và sự việc. Mỗi lần software được cập nhật là mỗi lần tin tưởng cái mới tốt hơn cái cũ. Biến cố Oct7 là hình ảnh tương lai của thế giới. Những nền văn hóa giàu có ở Tây Phương đã tự tách xa những sự kiện căn bản liên quan sự sống còn của con người. Những xã hội ấy sẽ bị đe dọa bởi những kẻ đói hơn, dũng cảm hơn. Những người nầy sẽ vô nhà khi chủ đang đeo VR vào mắt xem sự thật gần giống, và kẹp hai ống nghe vào tai, họ sẽ giết cả gia đình, lấy đi mọi thứ trong nhà.

    Giữa tháng Nov 2023, con ngựa già Yossi Bachar, chỉ huy phó quân khu miền Nam phát biểu trên truyền hình về Oct7. Bachar 59 tuổi sống ở ki bút Beeri, nơi Hamas vào giết gần 100 người trong đó có mẹ của ông, suốt ngày đó, ông cầm cự cố thủ bắn ra từ hiên nhà của một bà lão trước kia là cô giáo của ông. Tiếp đến ông tham dự các cuộc hành quân của DT. Dịp nầy DT tuông xả vũ lực máy móc và kỹ thuật nhưng Bachar cho rằng hai thứ đó đâu đã làm được gì. Chiến trường cần những chiến sĩ bộ binh can đảm; mấy chục năm nay, các hệ thống kỹ thuật điện tử, hệ thống tình báo máy được xem là trọng tâm hành động nay thì thực tế Oct7 đã phơi bày sự sai lầm giết người nầy. Bachar cầu mong các đơn vị lục quân, các chiến binh, các tổ đặc nhiệm sẽ được đem về vị trí cũ như thời ông còn là cậu bé học trò.

    Những người không đẻ ra trong lò digital, như Bachar và tôi, hoài nghi kỹ thuật, một phần vì không biết. Giới trẻ chê chúng tôi không thích màn hình. Không đúng vậy, chúng tôi cần màn hình nhưng không để màn hình thay con mắt. Một quân đội dùng kỹ thuật tân tiến nhất thế giới đã gánh chịu sự thất bại tồi tệ nhục nhã nhất trong lịch sử DT. Giả thuyết đem được từ thời 1917 ở Âu Châu để giữ an ninh biên giới Gaza năm 2023, một trung đoàn tiền sát của thế chiến nhất thừa sức ngăn chận cuộc tấn công Oct7. Thà lo sợ, thức tĩnh, trốn núp trong hầm vì không thể biết bên ngoài ra sao còn hơn nằm ngủ vì tin rằng có một vật gì, một cái máy gì thấy thay mình và bóp cò thay mình.-



    https://tonthattue.blogspot.com/2023/12 ... thuat.html
    __________________________



    Israel Is Dangerously Dependent on Technology
    Even before start-up nation entered the lexicon, the army’s embrace of technology alarmed some military experts.
    ______________________
    By Matti Friedman
    DECEMBER 13, 2023






    Not long after the first rocket siren went off on the morning of October 7, my brother-in-law Ben was outside his house in central Israel. At the time, several thousand Hamas fighters were pouring through the Gaza border fence about an hour’s drive to the south, overrunning our military defenses and butchering hundreds of civilians. But no one knew the details yet, just that something very bad was happening and that the army had been caught off guard. Ben ran into a neighbor with two children serving in the army. The neighbor’s immediate response stayed with him, and then with me when I heard the story. “We have cameras instead of eyes,” he said.

    Months or years will pass before Israeli society fully comprehends what caused the October 7 debacle. We misunderstood Hamas’s intentions and limitations. We told ourselves that each round of violence might well be the last, so we could safely raise families or dance at a rave within eyesight of the border with a fanatical enemy. Alongside these failures of imagination, any honest accounting will need to consider a point of Israeli pride: our love affair with technology.

    In 1998, when I was 20, I was part of an infantry platoon at an outpost in southern Lebanon, one corner of a small war between Israel and Hezbollah. Life at the outpost, with a few exceptions, wouldn’t have confused a soldier from World War I. Our weapons were mostly rifles and machine guns—Browning .50 calibers, a type first fired in 1918. At dawn each day, we woke up and peered out of our trench. We laid ambushes. We’d never heard of algorithms or drones. The most advanced technology at the outpost was probably the VCR that played Starship Troopers until the tape wore out. Our lookouts actually looked, with their eyes, through an open slit in the concrete. I don’t remember seeing a computer.

    A decade later, in 2008, the army sent my reserve company for a stint along the border with Gaza. I visited a control room where young women in uniform moved joysticks and watched screens showing the entire border. There were remote-controlled machine guns along the fence, and unmanned aircraft whined overhead. It seemed like a different army.

    By that time, Israel’s start-up scene was not just booming but becoming central to the country’s image, as celebrated in Start-Up Nation, the 2009 best seller by Saul Singer and Dan Senor, who coined the term. Israeli entrepreneurs, the book explained, made lemonade from the lemons of Mideastern enmity, building the ideal hothouse for innovation as veterans of tech units seeded civilian start-ups, creating a culture that was informal and undeterred by failure. The book opened with the story of the early electric-car venture Better Place and its charismatic CEO, Shai Agassi: “By isolating Israel, Agassi told us with an impish smile, Israel’s adversaries had actually created the perfect laboratory to test ideas.” To replace the batteries in electric cars, the start-up “employed the same hooks used to hold five-hundred-pound bombs in place on air force bombers.” (Better Place went bankrupt in 2013.)

    Even before start-up nation entered the lexicon, the army’s embrace of technology alarmed some military experts. They traced Israel’s mixed performance in a 2006 war against Hezbollah to the way commanders had begun operating by remote control, abandoning the gritty Israeli tradition of leading from the front. If the old ethos was summed up by the Hebrew word aharai, “follow me,” the new ethos was mocked with the word plazmot, for the new plasma screens in the control rooms where commanders supposedly botched the war in air-conditioned comfort.

    But the course had already been set, which is what I saw on the Gaza border. Israel is a small, tightly knit country that fears long wars and high casualties. “Tech seemed to offer an answer,” Amos Harel, a veteran military analyst for the daily newspaper Haaretz, told me. “We have this persistent idea that the Jewish brain will come up with some brilliant invention to solve our military problems.” I’d love to say that I was made uneasy by the new direction, but anything that kept soldiers safer sounded good to me.

    Within the next few years, the tech array came to include Iron Dome, a remarkable system that has intercepted thousands of rockets from Gaza and Lebanon, and then an underground barrier meant to prevent Hamas from tunneling beneath the fence, which itself was now equipped with ever more sensors and cameras. One of the first principles I remember learning in the army, even as a simple soldier at the very bottom of the chain of command, was the adage “The line of contact will always be breached.” No defense line will hold forever, and you have to plan accordingly. But we decided that tech overruled what we knew to be true.

    Israel was so confident about the Gaza fence and the scope of signals intelligence—which seemed to be capable of anything short of reading minds—that police felt fine issuing permits for a rave attended by thousands just three miles from the border on October 7. Security squads at border kibbutzim were told not to keep rifles at home but rather to lock them in an armory, because the army was more concerned about the theft of weapons than an attack from Gaza. (More than 350 people were murdered by Hamas terrorists at the rave, and many of the kibbutz security teams didn’t have time to reach their weapons.)

    In Tel Aviv, between rounds of violence with Hamas over the past decade, the tech economy forged ahead. We looked up when the rockets came over, thanked God for the Iron Dome, and went back to coding. Every mother now wanted her high-school graduate in the elite intelligence-and-technology outfit known as Unit 8200, which was a sure ticket to a tech job. Combat soldiers had always enjoyed the status of lohem, “warrior,” a grand word that provided some compensation for the miseries of field service. But as prestige shifted from field units to tech, soldiers serving as programmers and computer technicians—the kind of people once scorned as desk jockeys—started to be known as lohamei cyber, or “cyber warriors.”

    Israel sees itself as a country that is small and smart, and we liked the idea of a “small and smart” army, one with more tech and fewer grunts. Aviv Kohavi, the Israel Defense Forces chief of staff from 2019 until early this year, was closely identified with that concept. In his last month on the job, he gave an unfortunate speech praising the army’s successes during his term, including in Gaza. The military had been so adept at countering the enemy, he said, that Hamas had instructed its strike force, the Nukhba, to “stay home.” (The Nukhba led the attack 10 months later.) The border was the quietest it had been in years, so quiet that real-estate prices in communities near Gaza were off the charts. “Don’t try to get an apartment there in the next three years,” Kohavi said, “because you won’t get one.” That prediction proved true, for unpredicted reasons: Those communities were abandoned after terrorists slaughtered and kidnapped hundreds of people who lived there.

    The army’s “start-up nation” bravado didn’t escape Israeli satirists, including writers for the popular TV program Eretz Nehederet, or “A Wonderful Country.” In 2018, when arson squads in Gaza were igniting Israeli cropland with burning kites, the show ran a skit in which uniformed techies solved the problem by using nanotechnology to fireproof every single grain of wheat in the country. “It’s true that a bag of flour will now cost $4,000 and cause some cancer,” an officer announces, “but I’m proud to say we’ve defeated the threat from kites.”

    Less humorous critiques came from inside the military. A 2017 article published in the journal Strategic Assessment, for example, argued that “maneuvering has dwindled and been replaced by fire and intelligence capabilities based on technology.”

    Gabi Siboni, a reserve colonel who has served as a budget adviser to the Defense Ministry, and who was one of the authors of that paper, told me he saw military commanders adopt the idea that tech could replace the dirty and tragic work of infantry and tanks. “If you look at the general staff of the IDF,” Siboni said, “you’ll see that the whole level of strategy and planning has been replaced by a level of technology, and by subservience to a thought system that believes every operational problem has a technological solution.”

    I asked Siboni if he thought there would now be a correction. “If there is, it will probably be brief,” he said. “We’re too Western. We want things to be quiet. We don’t think in a way that matches the neighborhood we live in.”

    As Israel went high-tech, Hamas went low. Their commanders planned for October 7 with handwritten notes. Israeli intelligence actually obtained plans for the attack, but when one analyst tried to warn her superiors this past summer, they ruled the threat “imaginary.” On the morning of the attack, Hamas fighters shot out the border cameras with rifles and blew up remote-controlled machine-gun turrets with cheap drones. With the tech down, the army was helpless. It had no plan for a surprise attack of this size. The sophisticated underground barrier didn’t help, because the Hamas fighters just drove into Israel aboveground, breaking through the fence in dozens of places with bulldozers and wire cutters and massacring our people with bullets, knives, and shovels.

    Israel’s fatal tech malfunction is worth attention as America and much of the world moves further into a haze of computer dependence, virtual reality, the metaverse, artificial intelligence, and a growing inability to discern what’s real. The same year my unit spent time on the Gaza border, 2008, this magazine published Nicholas Carr’s cover story, “Is Google Making Us Stupid?” “Once I was a scuba diver in the sea of words,” he wrote. “Now I zip along the surface like a guy on a Jet Ski.” It was already becoming clear back then that tech wouldn’t just serve the human intellect but rewire it. That was making some people uncomfortable and others enthusiastic. To channel the optimists, Carr quoted Sergey Brin of Google: “Certainly if you had all the world’s information directly attached to your brain, or an artificial brain that was smarter than your brain, you’d be better off.”

    The tech vision is of a progression in which every software update is better than the last, ad infinitum, leaving us always “better off.” But October 7 demonstrates a more likely future. As rich Western cultures become disconnected from the basic facts of human survival, they’ll be threatened by people who are hungrier and tougher. These people will come into your living room when you have your VR headset on, kill you, and take everything you own.

    In mid-November, the deputy head of IDF Southern Command, an old warhorse named Yossi Bachar, gave an interview about the events of October 7 to Israel’s public broadcaster. Bachar, 59, comes from a kibbutz called Be’eri, where Palestinians murdered more than 100 residents, including his mother. He spent most of that day battling terrorists from the porch of an elderly woman who’d been his kindergarten teacher. Since then, he’s been running the war inside Gaza—a war that includes air power and advanced technology, but in which infantry soldiers, tank crews, and simple bravery have proved once again to be indispensable. In recent years, “the tech units, the intelligence systems and other systems, felt that they were at the heart of the action, and this was connected to the reality that emerged,” he said, referring to the great failure. “I want to hope that now the ground combat army, the fighters, the special units will go back to being looked at the way they were when I was a boy.”

    People who aren’t digital natives, like Bachar, and like me, may be naturally suspicious of tech because we don’t really understand it. When I told my 16-year-old son the subject of this essay, he said, “You just hate screens,” and he’s not wrong. We need screens, but we need them to not replace our eyes. The most technologically advanced military that Israel has ever fielded just suffered the worst defeat in the country’s history. An alert brigade of World War I infantry, transported from 1917 and deployed along the Gaza border in 2023, could well have averted the Hamas attack. It’s better to be terrified in a foxhole because you don’t know what’s out there than asleep because you think someone or something else knows on your behalf.



    Matti Friedman is an Israeli journalist and the author, most recently, of Who By Fire: Leonard Cohen in the Sinai.

Trả lời

Quay về “Tôn thất Tuệ _ Những dòng không đâu”