- 30/04/2023 - tưởng niệm 48 năm người Việt mất miền Nam Tự Do

Trả lời
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20163
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: - 30/04/2023 - tưởng niệm 48 năm người Việt mất miền Nam Tự Do

Bài viết bởi Hoàng Vân »

@ Quên cũng là duy nhứt lúc bơ vơ ... lúc hụt hẫng mong chờ tin nhạn cá và khi nói quên có phải trong ta vẫn còn nhớ lắm ... Cảm nhận nầy thật rõ ràng chân thật hơn khi Nguyễn Thủy & Thiên Hùng mời các bạn ghé quán lắng chút phút giây Hồi Tưởng ... :cafe: :flower:

"Thánh nhân định luật soi kim cổ
Tuấn kiệt suy thời ngậm đắng cay ..."


Cơ đồ kiến tạo bởi tiền nhân
Há luận ganh đua giữa thế trần
Tam lược văn tài uy vũ chấn
Lục thao khí dũng bạt thiên cân
Bình Chiêm Lạc Việt nung cường nhẫn
Phá Tống Tiên Rồng tạo đức ân
Gặp lúc suy thời cam mạt vận
Thôi đành bởi lực bất tùy thân

Thiên Hùng




:flwrhrts: :lstnmsc: :flwrhrts:

viewtopic.php?p=39186#p39186
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20163
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: - 30/04/2023 - tưởng niệm 48 năm người Việt mất miền Nam Tự Do

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           



    Góp ý bảo vệ
    “quyền cướp đất”!!!

    ____________________
    Gió Bấc _ 18/03/2023





    Các đại án đất đai đang bộc phát như những vết thương trí mạng, các đại gia địa ốc hiện hình là những ma cà rồng hút máu nền kinh tế đến suy kiệt, tướng lĩnh, lãnh đạo đảng từ cơ sở đến trung ương ăn đất nườm nượp vào tù, tất cả đều do quyền cướp đất được thể hiện qua khái niệm mỹ miều “sở hữu toàn dân, nhà nước quản lý đất đai” quái gở của thể chế cộng sản. Để ru ngủ dân Việt, đảng tiếp tục móc túi dân tung tiền sửa luật đất đai nhưng thực chất là gia cố, tăng cường cho quyền cướp đất.

    Làm giả dù khéo đến mấy cũng không che mắt được thế gian, huống chi vừa làm gian, vừa làm dối. Hơn một tháng qua, hệ thống chính trị gồng mình lên gân hô hào cho việc lấy ý kiến toàn dân đóng góp cho Luật Đất đai sửa đổi. Lấy ý kiến sâu rộng đến mức Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam tổ chức hội nghị lấy ý kiến tham gia của trẻ em vào Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) tổ chức vào ngày 9/3. Cụ thể đối tượng ở đây là học sinh Trường THCS Lương Yên, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. (1)

    Hình ảnh trên báo chí lề đảng cho thấy những người được lấy ý kiến ở đây là các em thiếu nhi ở tuổi hỉ mủi chưa sạch còn quấn khăn quàng cổ.

    Thủ đô ngàn năm văn vật là như vậy, thành Hồ cũng chịu kém, người ta lấy ý kiến của trẻ mầm non. Khi dư luận phản ảnh, ông Khưu Mạnh Hùng - trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo quận 12, TP.HCM đã đính chính là: "Chúng tôi không lấy ý kiến trẻ mầm non, học sinh tiểu học, học sinh THCS... mà chỉ lấy ý kiến của cán bộ, nhân viên, giáo viên, người lao động của các cơ sở giáo dục trên địa bàn, bao gồm cả cán bộ, giáo viên, nhân viên, chủ các nhóm lớp, nhóm trẻ mẫu giáo, nhóm trẻ mầm non” (2)

    Thôi thì cứ cho là lấy ý kiến giáo viên mầm non đi, nhưng thử hỏi với nghề nghiệp, công việc như vậy họ không có cục đất chọi chim, cả đời tay không chạm đất, biết gì mà góp ý? Mắc gì làm khổ họ cái việc góp ý nghịch đời như vậy?

    Thật ra là đảng nhà nước có cần góp ý gì đâu. Đây chỉ là lấy thêm tấm vải dư luận bịt thêm mắt, thắt thêm họng buộc người dân phải tin, phải xưng tụng là đảng quan tâm, đảng sáng suốt, đảng đúng đắn, cướp đất của dân ăn chia với đám thân hữu lưu manh mang danh là đại gia địa ốc, nhà đầu tư…

    Thời chưa cầm quyền, đảng đã dùng miếng bánh vẻ ngọt ngào “ruộng đất về tay dân nghèo” xúi giục người dân nổi loạn, kích động khối liên minh công nông đổ máu cướp chính quyền cho đãng ngồi chơi lãnh đạo. Khi đã nắm quyền cai trị đảng hào phóng cho người dân cái quyền ảo “sở hữu toàn dân” và đảng hường cái quyền thật là lãnh đạo “nhà nước quản lý đất đai”. Người dân cả nước bị tước đoạt quyền sở hữu, quyền định đoạt đất đai đang canh tác dù đất đó do họ tự khai hoang, tạo lập hay là của ông cha truyền lại. Đảng nhà nước toàn quyền cấp đất, thu hồi đất bất kể của ai bất kể đất rừng, đất núi, đồng xôi ruộng mật, cả đến bờ sông, mặt biển.

    Cũng từ đó, những bất công ngang trái phát sinh chồng chất. Từ mức độ tham nhũng sơ khai “Mỗi người làm việc bằng ba. Để cho chủ nhiệm xây nhà xây xe” đã tăng dần lên những làng tỉnh ủy, huyện ủy thời cải tạo xã hội chủ nghĩa. Đến thời công nghiệp hóa, hiện đại hóa, quyền cướp đất đã sản sinh những con khủng long ăn đất làm nghèo đất nước, gây bao tội ác với nhân dân.

    Công thức ăn đất của khủng long đỏ thật đơn giản nhưng tốc độ số lượng thật kinh hoàng. Vay tiền ngân hàng lập dự án, lót tay quan chức để chiếm đất. Lấy đất mới cấp thế chấp ngân hàng, lập dự án lớn hơn, thổi giá đất, vốn dự án lên hàng ngàn lần bán cổ phiếu ăn chia hàng núi tiền…Chỉ riêng Trịnh Văn Quyết từ năm 2014-2016 đã làm thủ tục tăng vốn điều lệ khống công ty ROS từ 1,5 tỉ đồng lên 4.300 tỉ đồng. Tính đến ngày 24-2-2021, Trịnh Văn Quyết đã bán toàn bộ cổ phiếu ROS mang tên mình và tên 5 cá nhân khác, thu được hơn 6.400 tỉ đồng. (3)

    Van Thịnh Phát, Trịnh Văn Quyết và đàn khủng long đại gia, quan chức từ tướng lãnh quân đội đến bí thư tỉnh ỉu, thành ủy càng giàu lên thì đội ngũ dân oan khốn khổ của Thủ Thiêm, Đồng Tâm, Văn Giang, …. càng đông đảo hơn, bần cùng hơn.

    Đòn bẩy cho tội ác, sự giàu có bất lương ấy chính là quyền cướp đất dưới cái tên sở hữu toàn dân nhà nước quản lý về đất đai thể hiện trong Hiến pháp và Luật Đất đai. Nhiều tổ chức, cá nhân đã rất nhiều lần kiến nghị bãi bỏ cái quyền độc ác, cực kỳ nguy hiểm này điển hình là của nhóm soạn thảo và ký kiến nghị 72 về sửa đổi Hiến pháp của các nhân sĩ, trí thức, cựu quan chức như nhà văn Nguyên Ngọc, Thiếu Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, cựu Bộ Trưởng Tư Pháp Nguyễn Đình Lộc, cựu Thứ Trưởng Bộ Khoa học Công Nghệ Chu Hảo … đã thu hút hàng vạn người cùng tham gia ký tên. (4)

    Tổng Trọng giương cờ chống tham nhũng nhưng khi chạm đến bầu sữa nuôi tham nhũng là quyền cướp đất thì giãy như đỉa phải vôi, quy chụp cho người kiến nghị là phản động, diễn biến hòa bình và dùng mọi thủ đoạn hèn hạ để trù úm. Tác phẩm Đất nước đứng lên Nhà văn Nguyên Ngọc với từng được ví von là Đại cáo Bình Ngô trong chiến tranh chống Mỹ và nhiều tác phẩm khác của ông bị đưa ra khỏi sách giáo khoa.

    Góp ý thật, chuyện lợi thật cho đất nước, nhân dân thì bị trù như vậy, đảng lại cho diễn trò hề sửa luật và góp luật đến trẻ thiếu niên, mầm non cho ra vẻ toàn dân hưởng ứng. Vui đáo để là đảng thường tự hào khoe chống tham nhũng không có vùng cấm. Ấy vậy mà việc góp ý cho dự thảo Luật lại bị khoanh vùng, chỉ được góp ý theo đường lối của đảng.

    Trâng tráo và lộ liễu, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã kết luận tại cuộc họp với Bộ TN-MT về dự án Luật Đất đai (sửa đổi) về góp ý Luật Đất đai sửa đổi là “Đối với các ý kiến trái với chủ trương, đường lối của Đảng, trái Hiến pháp thì không tiếp thu nhưng cần giải trình thuyết phục; đối với những ý kiến đúng đắn, cần thiết nhưng chưa có kết luận của Trung ương thì có thể nghiên cứu, báo cáo xin ý kiến cấp có thẩm quyền”(5)

    Nhà báo Huy Đức đã đăng một stt trên Fb cá nhân bày tỏ sự thất vọng về trò hề sửa luật mà chẳng sửa cái sai thè lè đã thể hiện suốt 30 năm qua với tựa đề “ĐẤT ĐAI: LUẬT MỚI HAY VĂN BẢN MỚI”.

    Kết luận của Huy Đức cũng là sự thất vọng của nhiều người dân Việt “Sau 30 năm thực hiện Luật Đất đai đổi mới, hãy tổng kết thực tiễn để thấy yếu tố “sở hữu toàn dân” hay nội hàm “các quyền sử dụng đất của dân” đã làm thay đổi bộ mặt quốc gia. Hãy phân tích “sở hữu toàn dân” hay “các quyền” của người dân mới là tác nhân chính làm tha hóa đội ngũ cán bộ, tạo ra “cường hào mới” và thách thức lòng tin dân chúng.

    Đừng viết lại để có một văn bản luật mới mà không tìm thấy trong đó, cho người dân, những chính sách mang lại quyền lợi mới”. (6)

    Sự bảo lưu kiên định đặc quyền tai ác cướp đất của dân, bày trò sửa luật, góp ý kiến người dân không còn lừa được ai. Đảng và guồng máy công an còn đảng còn mình chỉ có thể dùng cường quyền trấn áp chứ không thể bưng bít sự thật. Góp ý bảo vệ “quyền cướp đất”, thêm một món nợ mới mà tập đoàn cai trị đã vay thêm.



    1-https://danviet.vn/lay-y-kien-hoc-sinh- ... 642718.htm

    2-https://tuoitre.vn/lay-y-kien-tre-mam-n ... 613063.htm

    3-https://tuoitre.vn/ong-trinh-van-quyet- ... 393687.htm

    4-https://hienphap.wordpress.com/2013/04/ ... hien-phap/

    5-https://www.sggp.org.vn/y-kien-trai-voi ... 82262.html


    https://www.rfavietnam.com/node/7562
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20163
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: - 30/04/2023 - tưởng niệm 48 năm người Việt mất miền Nam Tự Do

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           




              



              
    Hai mươi mốt muôn năm
    _________________________







    1.

    21 = 20 + 1
    hai mươi thêm một
    là hai mươi mốt
    1975
    1996
    muôn năm chiến tranh
    muôn năm hòa bình
    muôn năm tôi
    muôn năm anh
    muôn năm Hồ Chí Minh
    muôn năm màu đỏ
    muôn năm máu
    muôn năm xác chết
    muôn năm hài cốt
    muôn năm nước lạnh
    muôn năm
    muôn năm năm

    thêm một
    là thêm một năm
    dài thêm ba trăm sáu mươi lăm ngày
    dài con dài cái
    dài ngày thiếu gạo
    dài ngày há miệng không có cái chi nuốt
    nói thiệt
    tới đây hôm nay lúc này đây
    tôi đuối
    tôi luỵ
    tôi quỵ
    tôi lết
    trệt

    ngoài trời
    cây không có gió
    lá im
    không tiếng chim


    2.

    hai mươi mốt năm
    chiến tranh đã qua
    người đàn bà già chết khô
    chiến tranh đã qua
    những nấm mồ
    không xương cốt
    quạ

    chiến tranh đã qua
    thằng hề rửa sạch mặt
    đi bán kẹo kéo nuôi con
    chiến tranh đã qua
    thằng điên thắp ba cây hương soi gương van vái mình

    chiến tranh đã qua
    người lính bỏ ngũ
    lên núi đào sắt gỉ
    lựu đạn nổ
    cụt một cánh tay

    chiến tranh đã qua
    tôi ngồi một chỗ
    đêm giật mình nghe bom nổ trong đầu
    thấy thằng bạn chết
    xác phơi ba ngày giữa nắng

    chiến tranh đã qua
    anh em bạn bè quen biết
    mỗi đứa một chỗ
    đứa ngó cây
    đứa ngó nhà
    đứa ngó đá
    đứa ngó đất
    đứa ngó trời
    đứa cười
    đứa khóc
    đứa lăn lóc
    đứa lặn hụp
    đứa tỉnh
    đứa say
    cầu cho đứa nào sau này chết cũng êm thắm


    3.

    còn tôi
    tôi ngó hai bàn tay tôi
    rồi ngó trước mặt
    ngó sau lưng
    đêm mưa không hết
    có tiếng chẻ củi ở nhà bên cạnh










    Trần Vàng Sao
    Vỹ Dạ ngày 26 tháng 4 năm 1996

              



              

              

Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20163
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: - 30/04/2023 - tưởng niệm 48 năm người Việt mất miền Nam Tự Do

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           




    Thái Hạo
    _______________
    S.T.T.D Tưởng Năng Tiến _ 17/03/2023



              

              

    Bằng khoảng giờ này năm ngoái, nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên được mời đọc tham luận trong một buổi hội thảo (“Hoài Cố Nhân – Kỷ Niệm 100 Năm Ngày Sinh Nhà Văn Võ Hồng”) do đại học Phú Yên tổ chức. Diễn giả, tuy thế, đã không thể có mặt vì sự can thiệp “thô bạo” của chính quyền địa phương (vào giờ phút cuối) như tường thuật của chính ông – qua FB:

    • Nhưng sáng thứ Sáu (22/4/22) tôi nhận được điện gọi của người trong ban tổ chức báo là tuyên giáo tỉnh Phú Yên yêu cầu họ không được để tôi và hai người nữa (trong đó có nhà văn miền Nam cũ Nguyễn Lê Uyên tức Đoàn Việt Hùng) tham dự hội thảo, bài của cả ba không được đưa vào kỷ yếu. Lý do bên an ninh đưa ra, theo người của ban tổ chức cho biết, là do tôi tham gia“Văn Đoàn Độc Lập”.

      Tôi không lạ và không bất ngờ trước sự việc này đối với mình. Nhưng đây là một hành động thô bạo của công an Phú Yên can thiệp vào một hội thảo khoa học quốc gia về một nhà văn nổi tiếng của tỉnh nhà… Tôi không buồn cho mình, chỉ buồn cho tỉnh Phú Yên…


    Năm nay thì “nỗi buồn Phú Yên” đã dời qua Thanh Hóa,” và cũng vẫn “buồn” y như năm trước, chỉ có mỗi “nạn nhân” là khác thôi – theo như nguyên văn lời của người trong cuộc:

    • Theo thư mời từ ban tổ chức là Cty sách Quảng Văn, nxb Phụ nữ và một trường học trên địa bàn TP Thanh Hóa, bắt đầu từ sáng mai tôi cùng một số diễn giả khác sẽ có buổi trò chuyện với các em học sinh, phụ huynh và bạn đọc yêu mến sách vở.

      Tuy nhiên tôi lại không thể có mặt.

      Lý do: ban tổ chức gọi điện báo cho tôi biết rằng “có ý kiến của bên an ninh về ‘trường hợp’ khách mời Thái Hạo”, và đành phải thành thật xin lỗi… Tôi không muốn bình luận gì thêm về sự kiện này. Vì tự nó đã là một lời bình luận cô đọng nhưng đầy đủ và sâu sắc nhất…


    Tuy Thái Hạo “không muốn bình luận gì thêm về sự kiện này” nhưng đồng nghiệp/ thân hữu/ độc giả của ông thì không được mát tính (hay bình tâm) như thế, trước mọi sách nhiễu phi lý (kể cả việc bạo hành) đã từng xẩy ra cho nhà thơ của họ:

    • Thận Nhiên: “Giận dữ & cay đắng.”
    • Lao Ta :“Nếu những gì kể lại của nhà thơ Thái Hạo là sự thật 100%, thì đất nước mình, vốn rất ít đóng góp cho nhân loại những chuyện hay, nhưng lại kì tài trong việc tạo ra những chuyện chả ra gì.”
    • Nguyên Tống: “Thực sự chán, không hiểu họ đang định dẫn dắt xã hội về đâu?!”
    • Ninh Duy: “Số phận của nước Lỗ đã an bài. Không còn cơ hội đi về phía văn minh.”
    • Nguyễn Trường Sơn: “Tôi luôn ước ao tư tưởng khai sáng được truyền bá và thực thi trên đất nước việt, chúng ta đã từng có Phan Châu Trinh và sẽ cần có những con người yêu nước như Thái hạo.”


    Lời bình thượng dẫn khiến tôi nhớ đến đôi bài diễn thuyết hùng hồn của cụ Phan, gần trăm năm trước: “Đạo Đức Luân Lý Đông Tây” (19/11/1925) và “Quân Trị Chủ Nghĩa Dân Trị Chủ Nghĩa” (27/11/1925) tại Hội Thanh Niên Sài Gòn. Cả hai đều được ví von là “hai quả bom nổ tung giữa thành phố Sài Gòn.”

              

              

    Trước đó không lâu, chính xác là đúng trăm năm trước, Nguyễn An Ninh cũng đã từng có những hoạt động tương tự:

    • Ông tổ chức mít tính, diễn thuyết, viết báo, hăng hái đấu tranh với chính quyền thực dân bóc lột. Cuộc đời ông có hai lần diễn thuyết lớn. Lần đầu là đêm ngày 25/1/1923 với đề tài “Nền văn hóa Việt Nam”. Lần thứ hai là vào đêm 15/10/1923 với đề tài “Lý tưởng thanh niên An Nam.”

      Tiếng vang qua hai bài diễn thuyết của Nguyễn An Ninh đã tác động mạnh đến dư luận thanh niên và trí thức Sài Gòn, đã làm đau đầu chính quyền thống trị. Thống đốc Nam Kỳ lúc đó là Cognacq phải gọi ông lên dinh để mong bịt miệng. Dụ dỗ không thành, Cognacq đã ra lệnh cấm Nguyễn An Ninh diễn thuyết hay tụ họp bất cứ nơi đâu.

      Không thể tiếp tục đấu tranh bằng lời, ông chuyển sang đấu tranh bằng ngòi bút. Ông cho ra đời báo La Cloche Fêlée (Chuông rè) bằng Pháp văn với người quản lý Pháp lai tên Eugène Dejean de la Bâtie vào ngày 10/12/1923. Mặc dù lo sợ nhưng không cấm đoán được, viên Thống đốc Cognacq và nhà cầm quyền Pháp chủ trương đánh phá La Cloche Fêlée.

      Bất cứ ai cầm tờ báo trên tay cũng bị mật thám theo dõi, bị đuổi học, đuổi việc. Chủ nhà in, thợ sắp chữ liên tục bị hăm dọa. Báo phải đổi nhà in, chủ báo Nguyễn An Ninh vừa là ký giả, vừa phụ xếp chữ với thợ, sửa bản vỗ, làm long tong. Sau khi in xong, đích thân Nguyễn An Ninh mặc đồ dài, tay ôm sấp báo đứng bán ở góc đường … (Lê Văn Thử. Hội Kín Nguyễn An Ninh: nxb Thế Giới, 2021).


    Trăm năm sau – sau khi chủ nghĩa thực dân đã mồ yên mả đẹp, đất nước sạch bóng quân thù, xứ sở nước hòa bình, Bắc/Nam thống nhất, Nam/Bắc hòa lời ca … – thử hình dung xem: nếu nhà thơ Thái Hạo (sau khi bị bịt miệng) cũng thản nhiên “cho ra đời một tờ báo,” rồi “đích thân tay ôm sấp báo đứng bán ở góc đường …” thì sao há?

    Bị hốt liền và đi tù là cái chắc, chứ chả phải xem/xét (sao/sáo hay há/ha) gì cả. Tội danh thì đã có sẵn rồi (“làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm chống nhà nước …”) điều luật cũng thế (không thiếu 88, 116, 117, 258 …) và chỉ đợi đến lúc đối tượng bị điệu ra tòa là chụp lên đầu thôi.

    Phạm Chí Dũng, Lê Văn Dũng (Dũng Vova), Trương Văn Dũng, Nguyễn Thúy Hạnh, Phạm Thành, Nguyễn Lân Thắng, Bùi Văn Thuận, Nguyễn Tường Thụy, Phạm Đoan Trang … là những tù nhân lương tâm mới. Họ đều bị giam cầm về những cáo buộc mơ hồ (và hàm hồ) như thế.

    L.S Trịnh Hữu Long nhận xét: “Có hằng hà sa số điều luật có vấn đề nghiêm trọng trong Bộ luật Hình sự nói riêng và luật Việt Nam nói chung, nhưng Điều 331 của Bộ luật Hình sự là một điều luật có vấn đề… đặc biệt nghiêm trọng. Nó đặc biệt nghiêm trọng vì nó hoàn toàn thừa thãi.”

    Nhà báo Hiếu Chân thêm: “Tệ hại hơn nữa, điều 331 BLHS tạo ra tâm lý sợ hãi bao trùm xã hội, khiến cho người dân ngoảnh mặt che mắt trước những vấn đề chung,‘không nghe, không thấy, không biết’ vì các ý kiến, quan điểm của họ có thể không vừa lòng kẻ cầm quyền, có khi chuốc lấy tai họa!”

    Thì hồi đó Nguyễn An Ninh cũng tù thấy mẹ luôn, chớ bộ không sao?

    Đúng thế! Tuy thế, tuy là một người dân thuộc xứ sở bị trị – ít nhất – Nguyễn An Ninh cũng đã thực hiện được những quyền tự do căn bản: tự do ngôn luận, tự do di chuyển và cư trú … Ông qua lại Paris đều đều nhưng chưa bao giờ bị “công an cửa khẩu” tịch thu thông hành hay làm khó dễ gì ráo trọi. Chứ không bị cho “ăn bánh canh” hay bị hành hung khi bước chân ra khỏi nhà, như Thái Hạo bây giờ.

    Tuy cũng bị mang tiếng ít nhiều là tàn ác nhưng cơ quan an ninh Deuxième Bureau (tụi Phòng Nhì của Pháp) vẫn còn tôn trọng luật lệ, chứ không dám hành động càn rỡ và vô thiên/vô pháp như đám công an cộng sản Việt Nam. Chả phải là vô cớ mà đã có lúc nhà thơ Nguyễn Chí Thiện phải buông lời cảm thán:
              
    Ôi, thằng Tây mà trước kia người dân không tiếc máu xương đánh đuổi
    Nay họ xót xa luyến tiếc vô chừng
    Nhờ vuốt nanh của lũ thú rừng
    Mà bàn tay tên cai trị thực dân hóa ra êm ả!

              
    Có lẽ cũng không “êm ả” lắm đâu nhưng vẫn đỡ “sốc” hơn là cuộc sống trong một quốc gia Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc mà mọi người buộc “phải ngậm chặt miệng để giữ lấy sinh mạng” – theo như nguyên văn lời của nhà thơ Thái Hạo khi viết về loài cuốc, một giống chim đang dần tuyệt chủng tại Việt Nam!


    https://www.rfavietnam.com/node/7559
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20163
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: - 30/04/2023 - tưởng niệm 48 năm người Việt mất miền Nam Tự Do

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           




              



              
    Văn bia
    _________________________







    Người này chết cha
    Tên là Nguyễn Văn Hẹ
    Tám tuổi
    Ăn sắn say chết
    Chết ba ngày mẹ mới biết
    Hàng xóm phụng lập

    Trần Văn Hạ
    Bốn mươi tuổi
    Bốn đứa con
    Cuốc đất trên núi
    Lựu đạn nổ
    Chết
    Vợ con không lên kịp để đưa đám

    Người nằm
    Ở đây là đàn ông không biết
    Tên tuổi quê quán
    Lúc chết mặc áo lính nguỵ
    Quần đàn bà màu nâu
    Nằm sấp cách đường xe lửa năm mét
    Mặt bị đánh giập không có mắt mũi chân tay

    Người chết ở đây
    Hai mươi sáu tuổi
    Bị bắn
    Đạn xuyên qua đầu
    Họ và tên: Phan Văn Tế

    Lý do: ăn cắp bỏ chạy
    Kêu không đứng lại

    Nguyễn Hắn
    Ba mươi chín tuổi
    Tự đâm cổ bằng cái chai nước cam đập bể
    Có người nói bị điên
    Trước khi chết có nói
    Thời buổi này
    Cứt cũng không có mà ăn

    Nguyễn Thị Lùn
    34 tuổi
    Lê Văn E 13 tuổi
    Lê Thị Muốn 10 tuổi
    Lê Văn Thuộc 6 tuổi
    Lê Thị Lý 2 tuổi
    Uống thuốc tự tử ở trong bếp
    Bên cạnh có mấy củ khoai cả hà còn nóng để trong cái rá không có vành

    Trong giấy để lại có viết
    Cực quá sống không nổi
    Mẹ con tôi phải chết

    Trần Thị Lan
    Hai tuổi rưỡi
    Đau không có thuốc chết

    Nguyễn Văn Lớn
    Bốn mươi lăm tuổi
    Đói lâu ngày ăn quá nhiều
    Chết
    Không có bà con thân thích

    Nguyễn Văn Thụ
    Hai mươi sáu tuổi
    Chết ở trần trên đống rác
    Giữa chợ

    Nguyễn Hữu Thực
    Năm mươi tuổi
    Chết ngay giữa bàn tiệc
    Không kịp đưa vào bệnh viện
    Có trên một ngàn người đưa đám

    Phan Ngọc Thế
    Chết trong trận dịch tả năm 19…
    Sống được bốn mươi hai tuổi

    Ở đây chôn bốn em nhỏ
    Khoảng từ sáu đến chín tuổi
    Sốt xuất huyết
    Nằm chết ngoài chợ

    Phạm Huỳnh Thưởng
    Chết năm năm mươi sáu tuổi
    Đứt mạch máu
    Lúc đang đọc diễn văn
    Gần đến đoạn cuối.





    Trần Vàng Sao
    Tháng 11 năm 1982

              



              

              

Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20163
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: - 30/04/2023 - tưởng niệm 48 năm người Việt mất miền Nam Tự Do

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           





    Giữ hay bỏ
    ngày ‘quốc hận’
    30 tháng 4?

    ________________________
    Bằng Phong Đặng Văn Âu _ 06/04/15








    Một người bạn trẻ hỏi tôi:
    • “Gần bốn mươi năm đã trôi qua, chúng ta nên giữ hay nên bỏ Ngày Quốc Hận 30 Tháng Tư?”.

    Tôi trả lời lập tức, không một chút do dự:
              
    “Phải giữ Ngày Quốc Hận để cứu nước.
    Phải Hận mới có đấu tranh”.

              



    Dưới đây là giải thích của tôi với người bạn trẻ.

    Chữ Hận có hai nghĩa:
    • Nghĩa thứ nhất, hận là thù hận, là căm hận, là oán hận;
    • nghĩa thứ hai là ân hận, là hối hận.
    Trong cả hai nghĩa ấy, chúng ta phải xem Ngày 30 Tháng Tư là Ngày Quốc Hận. Bởi vì ngày ấy là Ngày Đại Tang cho cả dân tộc Việt Nam, dù ở phe thắng hay ở phe bại”.

    Cựu Thủ tướng Võ văn Kiệt nói:
    • “Ngày 30 Tháng Tư có một triệu người vui, đồng thời cũng có một triệu người buồn”.
    Ý ông Kiệt là kẻ thắng trận thì vui, kẻ bại trận thì buồn”.

    Tôi nói chính xác hơn:
              
    “Ngày 30 Tháng Tư là ngày
    bọn bán nước, buôn dân thì vui;
    người yêu nước, thương dân – dù thắng hay thua – đều buồn”.

              
    • Sau ngày 30 Tháng Tư, người cộng sản gọi là ngày chiến thắng hay ngày thống nhất Đất Nước.
    • Nhưng ngày đó lại là dịp để một người yêu nước ở phía thắng trận như bà Dương Thu Hương có cơ hội nhìn thấy một chế độ man rợ nhờ xảo quyệt, dối trá, lừa đảo, tàn bạo mà chiến thắng một nền văn minh. Bà Dương Thu Hương đã ngồi xuống vệ đường và ôm mặt khóc.

    Trong dòng nước mắt ấy chan hòa
    • nỗi oán hận bọn lãnh đạo đánh lừa mình
    • và ân hận vì đã xem đồng bào Miền Nam là ngụy, là kẻ thù cần tiêu diệt.
    Nếu những tướng lãnh cộng sản trong cuộc xâm lăng Miền Nam có lòng yêu nước, có nhận thức sớm sủa như nhà văn Dương Thu Hương thì đã quay trở lại Miền Bắc để tiêu diệt bọn đầu nậu bán nước buôn dân ở Bắc Bộ Phủ rồi.

    Chúng ta đang được đọc những bài viết của những chiến binh cộng sản từ cấp Tướng có lương tri và lòng yêu nước trở xuống, từng hy sinh xương máu để mong Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc, càng ngày càng công khai bày tỏ nỗi oán hận bọn lãnh đạo
    • dùng chiêu bài chống ngoại xâm,
    • nhưng thực chất là dâng hiến Đất Nước cho Trung Cộng.
    Những bài văn, bài thơ “Tạ Tội với Miền Nam” từ những người trót đi theo con đường cộng sản cũng đủ chứng tỏ họ ân hận. Nhà thơ Bùi Minh Quốc đã dành cả cuộc đời của mình cho “lý tưởng cộng sản”, vượt Trường Sơn để “Chống Mỹ Cứu Nước”, rồi cuối cùng uất hận than:
    • “Quay mặt vào đâu cũng phải ghìm cơn mửa/
      Cả một thời đểu cáng đã lên ngôi”.
    Ông Bùi Minh Quốc không còn ôm niềm hãnh diện xưa khi nói đến hai chữ “Đảng Ta”, nên bây giờ ông gọi là “Đảng Nó”. Nếu tất cả những ai đã rủi chiến đấu dưới lá cờ cộng sản mà biết ăn năn, hối hận, oán hờn như ông Bùi Minh Quốc thì chắc chắn cái đảng cộng sản phải tiêu vong.

    Còn người ở phía thua trận mà có lương tri và có tinh thần trách nhiệm đối với nước (nước Việt Nam Cộng Hòa) thì phải ân hận, sám hối. Dù ở địa vị lớn hay bé, dù nhiều dù ít, chính mình đã không hết lòng hết sức chống lại cái chủ nghĩa man rợ để nước bị rơi vào tay bọn vô đạo.
    • Nếu là người lãnh đạo chính trị thì phải hối hận vì đã không đoàn kết với nhau để chiến thắng quân xâm lược.
    • Nếu là người lãnh đạo tôn giáo từng đấu tranh (!) để gây nên bất ổn ở hậu phương nhằm lật đổ nền Cộng Hòa ở Miền Nam càng phải ân hận hơn ai hết. Ân hận để sám hối, để chấm dứt trò buôn thần bán thánh làm nhơ nhớp tôn giáo.
    • Nếu là người trí thức mơ hồ về chủ nghĩa cộng sản bất nhân thì phải hối hận về sự ngu dốt của mình đã một thời nằm vùng tiếp tay cho cộng sản.
    • Sau Tháng Tư năm 1975, nếu kẻ nào đã trót dùng danh nghĩa kháng chiến phục quốc mà “treo đầu heo, bán thịt chó” (chữ của nhà văn Dương Thu Hương) làm ô danh chính nghĩa chống Cộng thì cũng nên biết ân hận để công khai thú tội trước đồng bào.
    Chỉ có ân hận, sám hối mới mong xóa được tội lỗi.
    • Hồ Chí Minh lưu manh, dùng chiêu bài “Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc” để đánh lừa người yêu nước.
    • Khi tất cả vào tròng rồi, hắn đã dựng lên bộ máy cai trị “chuyên chính vô sản” để đưa bọn vô học lên ngôi.
    Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện cả một đời phục vụ cộng sản, cuối cùng đã than:
    • “Vô sản không đáng sợ bằng vô học”.
    Đúng thế! Bọn vô học chắc chắn không có tầm nhìn xa, lại tự hào được ngồi trên đầu thiên hạ, nên coi dân như thú vật: “Cho nói mới được nói; cho ăn mới được ăn; cho sống mới được sống; bắt chết thì phải chết”. Hậu quả: Hèn với giặc, ác với dân. Đất Nước tiêu vong!

    Đảng Cộng Sản Việt Nam (CSVN) không phải là đảng chính trị dùng sự độc tài như Lý Quang Diệu ở Tân Gia Ba, như Tưởng Giới Thạch ở Đài Loan, như Phác Chính Hy ở Nam Hàn, để dần dần đưa đất nước đến dân chủ.
    Đảng CSVN là một đảng cướp
    tệ hại hơn cả Thực dân ở bất cứ thời đại nào.
    • Không những chúng ngang nhiên cướp công lao giành độc lập của toàn dân,
    • cướp tài sản của đồng bào, bóc lột công nông tận xương tủy,
    • dâng đất đai của tổ tiên cho kẻ thù truyền khiếp,
    • chúng còn biến nền đạo đức truyền thống của dân tộc trở nên suy đồi trong chủ trương con đấu tố cha, vợ đấu tố chồng, anh chị em đấu tố lẫn nhau.
    Tất cả những góp ý, kiến nghị với lời lẽ chân tình, tha thiết của tầng lớp trí thức, của lão thành cách mạng “dâng lên” Đảng, bị chúng xem như giấy lộn, đều bị ném vào sọt rác.

    Một bọn cầm quyền cương quyết nhắm mắt nhắm mũi đưa đất nước tiến lên “Xã hội chủ nghĩa”, mặc dù nhân loại đã đào thải, mặc dù chúng chẳng biết hình thù “Xã hội chủ nghĩa” là cái quái gì. Chúng trắng trợn làm tay sai cho bọn bành trướng phương Bắc để giữ địa vị độc tôn. Hễ ai đòi độc lập, đòi tự do là chúng ra lệnh côn đồ đánh đập, bỏ tù. Nòi giống Việt đang bị “Hán hóa” là điều quá rõ ràng.

    Câu hỏi đặt ra cho chúng ta là:
    • “Liệu người Việt Nam có chấp nhận nòi giống mình bị tận diệt
      hay quyết tâm bảo tồn nòi giống?”.


    Nếu ai chấp nhận nòi giống mình bị tận diệt thì cứ việc “chăn gối” với bọn cầm quyền cộng sản.

    Nếu ai muốn bảo tồn nòi giống thì hãy xem bọn cầm quyền cộng sản hiện nay là kẻ thù số một. Cuộc đấu tranh này là cuộc đấu tranh triệt để, quyết liệt một mất một còn; chứ không thể tương nhượng. Bởi vì bọn cầm quyền này không phải là người Việt Nam. Bọn cầm quyền này còn độc ác, tàn bạo, dã man hơn cả bọn “Hồi Giáo quá khích IS”. Cuộc chiến đấu chống lại bọn “Quỷ Đỏ Vô Thần Cộng Sản” là cuộc chiến đấu thần thánh. Cho nên trước đây tôi đã kêu gọi Thánh Chiến mà nhà báo Bùi Tín cáo buộc tôi mắc bệnh tâm thần, là một thằng điên.

    Bạn hỏi tôi rằng nhân dân ta đã bị cộng sản tước hết khí giới thì lấy gì để đấu tranh bạo lực một mất một còn ư?
    Xin thưa:
    Hãy lấy nhục thân để làm vũ khí.


    Người có tín ngưỡng mãnh liệt vào tôn giáo của mình thì đâu còn tiếc tấm thân? Người Phật tử nếu chết thì được về cõi trung ấm, về Niết bàn. Con Chiên Thiên Chúa nếu chết thì được về Thiên đàng để hưởng nhan Đức Chúa Trời. Ngay cả người thờ Đạo Ông Bà nếu chết thì được về với Tổ Tiên còn hơn sống lây lất với Quỷ? Đó là cái chết vinh hơn sống nhục! Hãy tùy tâm mà chọn lựa!

    Không lẽ 87 triệu con người
    cam chịu để cho 3 triệu con quỷ
    biến mình thành thú vật?
    Hiện đang có 90 ngàn công nhân xuống đường rồi đó. Tất cả các trang mạng, những đài phát thanh dân chủ còn chờ gì nữa mà không thổi bùng ngọn lửa căm hờn “Tự Do Hay là chết” để thúc đẩy toàn dân đứng lên?
              
    Hỡi những nhà trí thức!
    Hỡi những “cách mạng lão thành”!
    Hỡi những Chiến sĩ anh hùng!

              
    Chỉ có bọn thương nữ mới “bất tri vong quốc hận” mà cứ mải mê với khúc “Hậu Đình Hoa”. Còn nòi giống Lạc Hồng của Bách Việt đang dần dần bị xóa sổ (tệ hơn cả mất nước), quý vị có biết hay chăng? Xin hãy biến nỗi Thù Hận này thành hành động để tiêu diệt loài Quỷ Đỏ trước khi quá muộn!
              
    Xin quý vị hãy cùng nhau viết ra lời hiệu triệu quốc dân
    phải liều mình bước vào Cửa Tử để Sinh Tồn.

              
    Ngày Ba Mươi Tháng Tư là
    Ngày Rửa Hận
    để xóa sổ chế độ bạo tàn.


    Đó là nghĩa vụ thiêng liêng của người yêu Dân Tộc!
    Đó là nghĩa vụ thiêng liêng của người yêu Tổ Quốc!




    Ngày 5 Tháng Tư, năm 2015.


    http://old.danchimviet.info/archives/94 ... -4/2015/04
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20163
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: - 30/04/2023 - tưởng niệm 48 năm người Việt mất miền Nam Tự Do

Bài viết bởi Hoàng Vân »

          





Mời nhà Nam nghe CD này cho đến cuối tháng Tư nhen :)
:cafe: :cafe: :cafe: :flwrhrts: :flwrhrts: :flwrhrts:




          

          




          
viewtopic.php?p=39474#p39474
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20163
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: - 30/04/2023 - tưởng niệm 48 năm người Việt mất miền Nam Tự Do

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           






    _____________________

    Lê Phi Ô






    Sau biến cố tù “cải tạo” trại Suối Máu nổi dậy đêm Giáng Sinh 24 rạng 25 tháng 12 năm 1978, một số anh em bị công an “chấp Pháp” vc bắt giải giao về nhà tù Chí Hòa tại Sài Gòn trong đó có tôi. Chúng tôi bị giam trong xà lim khu ED mỗi người bị giam một xà lim riêng nên hoàn toàn bị cô lập với thế giới bên ngoài, không ai nhìn thấy ai và cũng không biết những người bị bắt chung với mình đang ở đâu.

    Tôi bị giam ở trại Suối Máu khoảng 3 năm
    – năm đầu vợ tôi có đi thăm vài lần rồi… thôi.

    Ba năm tù đói khổ, mỗi buổi ăn chỉ 1 chén bo–bo với nước muối. Cuộc nổi dậy của tù nhân đêm Giáng Sinh 1978, tôi bị công an giam trong thùng sắt “conex” và bị đánh đập mỗi khi chúng hỏi cung. Những TRẬN ĐÒN THÙ trút lên thân thể ốm yếu tưởng rằng tôi không thể sống nổi, bây giờ về nhà tù Chí Hòa lại tiếp tục bị đánh mỗi lần hỏi cung, lúc bị tra tấn, tôi nhìn quanh mong tìm thấy được vật cứng hoặc bén nhọn như dao, kéo gì đó tôi sẽ đổi mạng với chúng. Bằng cách nào đó, bọn chúng biết tôi có học một khóa Tình Báo nên khép tôi vào tội làm việc cho CIA Mỹ.




    TRẠI TRỪNG GIỚI A20

    Sau 4 hoặc 5 tháng nằm xà lim Chí Hòa, tôi lại bị chuyển đến một trại nằm sâu trong núi ở tỉnh Phú Yên, trại này không phải trại tù “cải tạo” bình thường mà là trại “Trừng Giới”
    – trại giam giữ tù chính trị Phục Quốc có án từ 10 năm đến chung thân
    – và thành phần chống đối “Không thể cải tạo được” như tôi
    – với lời hăm dọa: (Các anh đến đó mang luôn hồ sơ “Chết” đi theo!)

    Trại này có bí số “A20” thuộc xã Xuân Phước tỉnh Phú Yên, nằm sâu trong rừng núi thuộc vùng 2 của VNCH trước kia.
    – Mùa Hè thì gió Lào nóng như thiêu đốt
    – Mùa Đông thì rét buốt đến nỗi bò heo chết la liệt.

    Khi mới chuyển ra đây tôi bị ghép chung với 24 người tù khác thành một đội để phát quang, nghĩa là dọn dẹp cây cỏ gai góc cho sạch một ngọn đồi để trồng khoai mì, nhưng thực chất là để chôn người.

    Từ khi dọn sạch ngọn đồi cho đến 3 năm sau ngọn đồi dày đặc những ngôi mả của tù:
    – chết vì lao phổi
    – vì kiệt sức
    – vì suy dinh dưỡng…

    Nghĩa là đủ kiểu chết.
    – Linh Mục Luân
    – và Linh Mục Vàng

    Thuộc Dòng Chúa Cứu Thế cũng chết ở trại này.

    Ở trại tù A20 Xuân Phước, mọi tù nhân đều bị lao động khổ sai
    – đào mương
    – vét cống
    – cuốc đất trồng khoai mì
    – kéo cày thay trâu, v.v...
    – Mỗi người chỉ nhận được một chén khoai mì H34 với nước muối cho một bữa ăn, loại khoai mì H34 chỉ để dùng trong kỹ nghệ chế biến, cho heo ăn, heo cũng không thèm ăn.

    Gần 8 năm tù… tôi chỉ ăn toàn bắp, khoai mì H34 với nước muối. Vào dịp tết âm lịch, mọi tù nhân được ăn hai bữa cơm, mỗi bữa 2 chén cơm nhỏ với một cục thịt heo lớn bằng ngón tay, và chỉ có thế.
    – Mẹ chết
    – Vợ bỏ
    – tứ cố vô thân không ai thăm hỏi
    – sức lực không còn
    – thêm vết thương tinh thần quá lớn làm thể xác tôi suy sụp thấy rõ.

    Một hôm đang lao động, tôi ngã gục vì kiệt sức, may nhờ có Bác sĩ Trần quý Nhiếp, Thiếu tá Nhảy Dù ở chung một nhà tù với tôi cứu chữa kịp. Không có thuốc men gì cả, Anh Nhiếp châm cứu tôi bằng những cây kim làm bằng giây điện thoại lượm được khi đi lao động. Tình trạng đói khát và lao động khổ sai này nếu kéo dài… có lẽ tôi không thể nào sống được.

    Một hôm đang đào ao cá trong trại, tôi gặp anh Phương ở đội Văn Thể (Văn nghệ–Thể thao) anh Phương là một kép hát cải lương (hiện còn ở VN), bị án tù 10 năm về tội “Phản cách Mạng” khi tham gia vào một phong trào phục quốc sau 30/04/1975. Anh này biết rõ tôi có nghề Ảo thuật, nên khuyên tôi ghi danh vào đội Văn Thể để tránh lao động ngoài nắng, chỉ còn con đường này may ra mới có thể sống sót để trở về với 4 đứa con, mà đứa lớn nhất khoảng 13, 14 tuổi (năm 1981).

    Gần cuối năm 1982, một anh trong đội Văn Thể gọi tôi lên nhận quà của gia đình gởi. Phản ứng đầu tiên là tôi giận dữ và cay đắng nói với anh ấy:
    – “Anh còn cách nào đùa giỡn hay hơn nữa không?!”.

    Ai cũng biết, nhiều năm nay tôi là “con Bà Phước”, những ai không có bà con, họ hàng thân thích, không hề nhận được chút quà bánh nào từ bên ngoài gởi vào, anh em đều gọi là con Bà Phước. Nhưng thật tình tôi có quà thật, quà của “Vợ” gởi! một gói quà nhỏ gần 2 ký lô, trong chứa thức ăn để dành được lâu ngày vì người tù không có điều kiện để nấu nướng. Một anh bạn khác nhìn thấy tôi đang mân mê gói quà trên tay, anh mừng rỡ nói:
    – “Mầy cũng có… quà hả?!”

    Câu nói đầy thiện ý, mừng giùm cho bạn nhưng sao tôi nghe… cay đắng: “Mầy mà cũng có quà nữa sao?”.





    Cuối năm 1982, tôi có tên trong số người được thả về, trại tù cấp phát $70 đồng tiền VC lúc đó, số tiền chỉ đủ để đỡ đói lúc đi đường thôi. Tôi được công an trại tù chở bằng xe ra tới Ga xe lửa La Hai, từ đây tôi đón Tàu về Biên Hòa.

    Trên đường đi, mỗi khi tôi ăn uống gì xong, khi gọi tính tiền, những người bán hàng đều trả lời:
    – “Có người trả rồi”

    Tôi năn nỉ mãi người bán hàng cũng không chịu nói là ai đã trả tiền dùm, tôi đành phải cám ơn người bán. Một chút xúc động về tình người làm tim tôi cảm thấy ấm áp, cái cảm giác mà tưởng chừng đã tê liệt suốt những năm tháng tù đày.

    Hành trang của tôi khi ra khỏi trại tù cộng sản chỉ vỏn vẹn một bàn chải đánh răng đã cùn, một bộ đồ mặc trên người với hàng trăm mảnh vá, trên lưng áo cũng như hai bên ống quần còn nguyên dấu hai chữ “cải tạo” bằng sơn đen to tướng. Nhưng cũng nhờ thế, ai thấy cũng muốn giúp đỡ, ăn uống gì xong người bán đều trả lời:
    - “Đã có người trả tiền!”.

    Về đến chợ Biên Hòa lúc 04:00 giờ sáng, có người chỉ cho tôi tìm mấy xe hàng chở Dưa Hấu, họ sẽ đi Bình Giã chở Dưa lúc 06:00 giờ. Người Tài xế tốt bụng cho tôi đi nhờ xe về Bà Rịa. Hơn 08:00 giờ sáng xe tới Bà Rịa, tôi lững thững đi bộ về “Nhà”. Khi ngang qua một tiệm bán Bún Bò Huế, một người gọi tên tôi:
    -“Ê, Phi Ô vào đây!”

    Tôi quay lại thấy X. “Pháo Binh”. Anh bạn này được thả về trước, trên tay cầm xấp vé số.

    X. lôi tôi vào quán, lần đầu tiên sau gần 8 năm tôi mới được ăn một tô bún bò ngon như thế. Hai người ăn xong, đang xỉa răng thì X. ngập ngừng: “Trước hết, mầy hãy bình tĩnh nghe tao nói! Tôi biết X. sẽ nói gì… vì từ lâu tôi đã chuẩn bị tinh thần để nghe chuyện này. X. tiếp:
    – “Sau khi tao nói xong, mày muốn về thì… về, còn như không muốn về thì… mầy theo tao, ở tạm nhà tao rồi tính sau!”…

    Và với giọng trầm buồn X. kể những điều nghe, biết về “VỢ TÔI”. Tôi ngồi nghe X. kể với gương mặt giá băng và bất động, duy chỉ có ánh mắt là không thể nào dấu được nỗi xúc động! Thằng X. thương bạn nhưng không biết phải làm sao! X. gọi café sữa đá cho hai đứa. Tôi không thể nào uống nổi một hớp dù chỉ là một hớp nhỏ. Không gian như ngừng đọng, khi thằng X. lay khẽ tay, tôi như chợt tỉnh, nói nhỏ với X. như nói với chính tôi:
    – “Tao phải về, từ lâu tao chưa được gặp con tao, tụi nhỏ bây giờ chắc… lớn lắm!”

    Tôi về gặp các con chưa được một tháng mà đã có ý định bỏ nhà đi nhiều lần, cho dù chưa biết phải đi đâu! Nhà này là nhà cũ của cha mẹ “vợ”, khi còn trong tù tôi khai “hộ khẩu” ở đây. Tôi có một căn nhà nhỏ ở xã Võ Đắt (Bình Tuy) nơi tôi đóng quân ở đó trước 30 tháng 04 năm 1975 đã bị vc tịch thu khi miền nam mất.

    Quê tôi tận xứ Huế xa xôi, thời chiến tranh Việt–Pháp, Việt Minh liên khu 5 muốn mời Ba tôi tham gia kháng chiến, Ba tôi từ chối nên phải trốn một mình vào Sài Gòn lúc đó tôi mới 2 tuổi, và cả hai mẹ con tôi bị Việt Minh giữ làm con tin trong vùng rừng núi Quảng Nam. Đến năm tôi 10 tuổi hai mẹ con tôi trốn thoát được, dìu dắt nhau vào Sài Gòn tìm cha. Vài năm sau cha tôi chết, mẹ và tôi sống nhờ vào nhà của người quen cho đến ngày tôi vào lính.

    Sau gần 8 năm tù vc thả tôi ra, căn nhà cũ của cha mẹ vợ là nơi duy nhất để tôi tạm nương thân.

    Nhưng tình người cũng đã đổi thay, tôi phải từ biệt các con để ra đi, cho dù đi bất cứ đâu!

    Ngay cả bữa cơm trưa và chỗ ngủ tối hôm đó tôi cũng không có!
              
    Tình nghĩa đảo điên theo vận nước,
    Đồng tiền đánh đổi cả nhục vinh.
    Hỡi ơi canh bạc đời đen đỏ,
    Mỹ nhân hề… chén rượu tàn canh!

    Lê Phi Ô


              
    Khu nhà lồng chợ ban đêm người ta dọn hàng về nên có nhiều sạp bỏ trống. Tôi vào đó ngủ nhờ đêm nay rồi ngày mai tính sau. Đang tìm chỗ thì may cho tôi, gặp một anh lính cũ. Anh em tâm sự với nhau rồi anh ấy rủ tôi xuống chợ cá ăn cháo, cả ngày không ăn gì nên tôi không từ chối. Sau đó anh giới thiệu cho tôi một việc làm ngay trong đêm đó, anh ấy ngập ngừng giây lát rồi nói:
    – việc làm cũng không nặng nhọc gì nhưng… không được sạch sẽ lắm!

    Tôi nói:
    – Ở tù còn được thì bất cứ việc gì anh cũng làm được, chú yên tâm!

    Tôi được giới thiệu cho một anh Tài Xế xe đò nhỏ chạy đường Bà Rịa–Bình Giã. Cứ 2 giờ sáng thì xe chở Cá từ Long Hải lên, tôi phụ chuyền mấy giỏ cá từ mui xe này qua mui xe kia. Công việc này ít người muốn làm nên tôi mới có chỗ, mỗi lần đỡ giỏ cá từ trên cao rồi lại đưa lên mui xe khác thì nước cá đổ cả lên đầu xuống tới chân, công việc chỉ 2 giờ là xong. Rồi đi tìm nhà nào có giếng để xin vào tắm, những tháng mùa Đông, 4 giờ sáng mà tắm ngoài trời như vậy đôi khi lạnh cắt da nhưng cũng phải tắm. Ngày thứ nhì tôi ra khỏi nhà đi “bụi đời” lại có việc làm ngay nên không bị đói như ngày đầu tiên.

    Rồi ban ngày tôi phải tìm việc gì đó để làm thêm mới đủ ăn ngủ:
    – chẻ củi thuê
    – khuân vác đồ nặng
    – phụ dọn dẹp hàng quán khi họ dọn ra cũng như phụ dọn dẹp lúc họ về

    Nghĩa là bất cứ việc gì của một người Cu–ly thì tôi đều làm hết.

    Rồi ra cầu Cỏ May khiêng vác muối từ trong nhà kho xuống xà–lan, mỗi bao muối 50kg.

    – Vác té lên, té xuống cũng phải làm, mỗi người phải vác ít nhứt 50 bao muối một ngày mới đủ ăn. Đoạn đường từ kho muối ra tới bờ sông khoảng 50 thước, ở dưới đất trải đá dăm trộn lẫn muối hột, đá dăm cắt lòng bàn chân rỉ máu lại thêm nước muối vừa đau vừa rát, mang dép không được vì mồ hôi pha lẫn nước muối làm trơn trợt nên dép bị đứt quai liên tục, thỉnh thoảng bị trợt té nên phải đi chân trần, cũng không mang giày Ba–ta được vì muối lọt vào kẽ giày làm đau chân, hơn nữa đâu có tiền mua giày.

    Chị Th. có chồng đi tù như tôi, anh ấy mới được vc thả về, thấy tôi vất vả quá, muốn giới thiệu cho tôi một cô buôn bán khá giả ngoài chợ nhưng không hề cho tôi biết trước. Một hôm có người nói lại với tôi, Cô ấy bị mấy người chị la rầy dữ quá:
    – “Mầy còn con gái, bộ ế lắm sao mà lấy ông ấy, có xót thương lắm thì giúp đỡ bằng cách khác. Ông ấy có 4 đứa con… còn bị vợ bỏ, mầy lấy về để nuôi con người ta… hả? Sao ngu vậy!”.

    Tôi lặng lẽ bỏ chợ Bà Rịa đi chỗ khác thật xa, mỗi tháng khi trời sáng trăng tôi đạp xe khoảng 15, 20 cây số về Bà Rịa thăm con độ mươi phút rồi lại đi. Đêm đó tôi ra ngủ ngoài nghĩa trang “Việt Hoa”, nơi đây đã từng chôn 92 người lính TQLC chết trận Bình Giã năm xưa. Tôi cảm thấy ấm áp vì gần gũi được chiến hữu của mình cho dù họ đã chết! Mộ của mẹ tôi cũng chôn ở đấy, vì đêm sáng trăng nên có nhiều người đi chùa, có người nhát gan, khi ngang qua thấy tôi họ tưởng là ma nên hét toáng lên rồi bỏ chạy. Một vài lần tôi bị du kích xã bắt vì tội ngủ bậy, họ đem về xã giam vài ngày rồi thả ra. Rồi lại bị bắt, có lần họ đưa tôi ra sông toàn là cây đước nước ngập đến ngực bắt tôi đắp “đùn” (ao cá) để họ nuôi tôm. Đôi khi tôi cũng muốn được bị họ bắt đi đắp ao, mỗi lần như thế tôi được họ cho ăn cơm với cá khô hoặc mắm cà, và cũng nhờ thế tôi tiết kiệm được một ít tiền để lỡ không có việc làm lại có tiền mua gạo. Có người ở xã Phước Tỉnh, Phước Hải hoặc Long Hải, các xã này thuộc vùng biển, họ khuyên tôi xuống đó gánh cá thuê đồng thời tìm cách vượt biên, nhưng tôi ở được vài tháng thì bị công an “bảo vệ chính trị” bắt giam và trục xuất tôi về lại Bà Rịa. Cũng có người khuyên tôi đi chỗ khác chứ Bà Rịa trước 30/04/75 tôi phục vụ tại Phòng nhì Tiểu Khu Phước Tuy là phòng Tình Báo nên bọn vc địa phương rất ghét, bọn chúng hở một chút là tìm cách trù dập tôi. Nhưng tôi không thể xa Bà Rịa được vì ở đây còn các con tôi, thỉnh thoảng có thể gặp chúng được, hơn nữa nơi đây tôi còn có cơ hội vượt biên bằng đường biển.

    Đối diện nghĩa trang Việt–Hoa có một nghĩa trang khác, có từ hồi Pháp thuộc, nghĩa trang này lâu đời nên Mã nhiều vô kể hơn 10 ngàn cái. Nhiều người vào đây xúc cát để về xây nhà nên mả bị sập lòi cả xương người. Có một khoảng trống tương đối rộng vì bị xúc trộm cát, mả cũng bị họ đập bể để lấy gạch, đá xi măng về lót chuồng heo. Tôi che một cái chòi nhỏ bằng lá buông trên khoảng đất trống đó để làm chỗ ở, ở đây không sợ mấy đứa nhỏ vào đây ăn cắp vặt vì bọn nhóc sợ ma.

    Bọn du kích xã và công an vc có lẽ thấy tôi khổ quá, chúng vào chòi mấy lần dòm ngó thấy tôi ngủ trên một sạp tre, bàn ăn cơm là tấm bia mộ và cái bếp để nấu cơm bằng mấy cục gạch ghép lại, trên vách lá một bộ áo quần cũ đang phơi và một bộ đang mặc trên người. Có lẽ bọn chúng thấy quanh đây không ai nghèo mạt rệp như tôi nên cũng chán quá không muốn vào làm khó tôi nữa vì thế tôi cũng được yên thân.

    Trước ngày mất Nước, đời lính tuy gian khổ nhưng tôi cân nặng 55kg, khi ở tù mà cộng sản gọi là “học tập cải tạo”, ngày được thả ra tôi nặng 37kg, và 2 năm tiếp theo tôi lên được 39kg. Mười hai năm làm lính trận thân thể tôi được trui rèn trong lửa đạn và ý chí bất khuất sẵn có của người lính chiến đấu cho chính nghĩa, cho nên với gần 8 năm tù đói khát về thể xác và bị khủng bố tinh thần đã nhiều lần kiệt sức tôi vẫn sống. Ngày trở về lại thêm một lần chịu đựng vết thương tinh thần quá lớn cộng với sự đói khát vì miếng ăn rình rập tôi từng ngày, từng giờ, cũng không khuất phục được tôi. Đôi khi bị bịnh vì dầm mưa dãi nắng không đi làm được chỉ ăn cháo với muối rồi gạo cũng hết nên cũng không có cháo mà ăn đành nhịn đói, dù chưa hết bịnh cũng ráng lết tấm thân đi làm. Tôi phải sống, sống để nhìn đời, sống để hy vọng nhìn thấy đất nước đổi thay. Với tinh thần bất khuất của người lính chiến trong tôi vẫn còn. Hy vọng một ngày tươi sáng cho quê hương trong tôi chưa tắt và mãi mãi không thể nào tắt được.




    * * * * *
    Như thường lệ, tôi cầm cần ra sông câu cá. Nếu câu được nhiều thì tôi bán bớt để mua gạo, nếu ít thì… ít ra cũng ăn được vài ngày. Trời chạng vạng tối thì tôi về, đang sửa soạn thì có 2 người đến hỏi tôi làm gì ở đây, tôi bảo là tôi câu cá. Ngần ngừ một chút họ lại hỏi: “Muốn đi không”, tôi chưa kịp trả lời… họ lôi tôi vào một bụi rậm rồi nói như ra lệnh: “Ngồi yên trong này, không được đi đâu hết, không nghe lời… chết ráng chịu”. Tôi bảo tôi chỉ câu cá, ngày nào tôi cũng câu ở đây, mấy anh để tôi về. Họ không trả lời và bắt tôi ngồi chờ, thỉnh thoảng tôi hỏi thì họ bảo chờ!!!

    Khoảng 10 giờ tối, ngoài sông có ánh đèn Pin chớp chớp, trong này họ chớp đèn lại và tôi nghe tiếng máy ghe tiến dần vào bờ. Trong lúc đó các bụi rậm phía sau lưng tôi xuất hiện lố nhố người, Khi 2 chiếc ghe nhỏ ngoài sông vừa cặp bờ thì mọi người ùa xuống và leo đầy cả 2 ghe. Tôi biết đây là ghe “Taxi” chở người ra ghe lớn để vượt biên, tôi mừng quá cũng chạy theo và leo lên ghe nhỏ, 2 người giữ tôi trong bụi cũng biết tôi là loại muốn vượt biên nên không cần để ý đến tôi nữa (nếu tôi không muốn đi họ cũng bắt buộc tôi đi vì thả ra họ sợ bị “bể”).

    Hai chiếc ghe nhỏ chở khách cột giây vào nhau chiếc trước chiếc sau cách nhau 10 thước để không chạy lạc. khoảng 90 phút sau thì ra cửa biển, khi gặp ghe lớn tất cả trèo qua ghe lớn, mọi người bị lùa xuống hầm ghe, tôi xin cho tôi ở trên mui để tôi có thể giúp gì được không.

    Ghe bắt đầu chạy ra cửa biển Vũng Tàu, nhóm tổ chức gọi tên một người rồi họ chạy tới chạy lui kể cả chui xuống hầm để gọi… thì ra, anh Hoa Tiêu để hướng dẫn ghe đi không có mặt. Rồi tiếng gọi, rồi tiếng chửi thề… Tôi hỏi thì họ cho biết người Hoa Tiêu vắng mặt không biết vì sao. Tôi bảo để tôi làm hoa tiêu cho, có người hỏi tôi: “Anh có chắc là anh làm Hoa Tiêu được không?”, để cho họ yên tâm tôi bảo tôi là Hoa Tiêu bên Hải Quân. Họ mừng quá, có anh lấy bình cà phê rót mời tôi một ly. Đang uống thì trong họ có người gọi lớn: “Ông Thầy!” rồi nhào đến ôm tôi, còn hôn vào má tôi nữa. Tôi nhìn kỹ thì hóa ra là Việt, một người lính thuộc dưới quyền của tôi khi xưa, rồi anh giới thiệu tôi với mọi người làm tôi cứ tưởng tôi vẫn đang là lính như những ngày khói lửa chiến tranh.

    Qua đêm sau tôi luôn luôn cặp kè với anh Tài Công, tôi bảo đêm nay mình sẽ cho ghe đi giữa 2 giàn khoan dầu lửa của Liên Xô. Khi nhìn thấy ánh đèn điện líp líp mặt nước từ xa, mấy người phục tài tôi quá. Sở dĩ tôi biết tọa độ của 2 giàn khoan là vì những người vượt biên trước họ gởi thư về cho biết. Tôi cũng không phải là Hải Quân, tôi nói như vậy để họ tin tưởng tôi chứ thật ra cái Địa Bàn của Bộ Binh và cái Hải Bàn của Hải Quân hình thù thì khác nhau nhưng phương hướng thì sử dụng giống nhau, hơn nữa chúng tôi đi vào tháng 5 thì biển êm, độ dạt của nước biển không lớn. Trưa hôm đó chúng tôi ra đến hải phận quốc tế, gặp chiếc Tàu buôn của nước Anh tên Gold Orly, tôi dùng 2 chiếc áo thun trắng đứng trên mui ghe đánh tín hiệu (morse) S.O.S và được họ cứu vào Singapore. Cái vui và nỗi buồn xen lẫn vào nhau khiến nội tâm tôi bị chao đảo ghê gớm. Vui là thoát khỏi địa ngục cộng sản, buồn là… vĩnh biệt quê hương biết bao giờ mới có ngày trở lại, khi tôi viết bài này thì đã hơn 32 năm rồi tôi chưa một lần trở về.

              
    Xa xôi lòng mãi hướng về,
    Mong ngày hội ngộ trên quê hương mình.
    Mơ ngày đất nước hồi sinh,
    Ngày về hôn đất có mình có ta.
    – “Ô hay du tử phương xa,
    Cớ sao lại để lệ nhòa… ướt mi!”

              



    Lê Phi Ô



    http://hon-viet.co.uk/LePhiO_ToiOTraiTrungGioiA20.htm
Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5468
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Re: - 30/04/2023 - tưởng niệm 48 năm người Việt mất miền Nam Tự Do

Bài viết bởi Bạch Vân »

          





          
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20163
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: - 30/04/2023 - tưởng niệm 48 năm người Việt mất miền Nam Tự Do

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           




    Nồi chè của ông Tướng
    ___________________
    Khôi An





    Không hiểu chị tôi đã nghe tin về ông bằng cách nào.

    Thời đó, đầu thập niên tám mươi, mọi phương tiện truyền thông đều thuộc về nhà nước Cộng Sản, quanh năm suốt tháng báo chỉ đăng tin “nước ta đang trong thời kỳ quá độ…” Kiểu dùng chữ như vậy mọi người phải chịu đựng mãi nên đỡ thấy quái đản. Người đọc cứ tự điền vào chỗ trống thành “nghèo quá độ”, “đói quá độ” hay “láo quá độ”… tùy theo câu.

    Vậy mà, một buổi tối, đột nhiên chị tôi nói “Em có biết Tướng Lê Minh Ðảo không ? Ông tướng đánh trận Xuân Lộc đó. Nghe nói ổng mới chết trong tù rồi! Tội quá, ổng còn trẻ lắm!”

    Trước ngày miền Nam thất thủ tôi không biết ông Lê Minh Ðảo. Sau đó, tôi có nghe loáng thoáng người lớn rỉ tai nhau về trận đánh ác liệt bảo vệ ngõ vào Sài Gòn trong những ngày đầu tháng Tư, 1975 tại Xuân Lộc. Tôi cảm phục những người chiến đấu đến cùng, nhưng điều đó sớm chìm vào những hỗn độn của cuộc đổi đời. Vả lại tôi còn nhỏ quá, chẳng biết nghĩ gì hơn.

    Cũng như thế, tối hôm đó, sau khi nghe chị tôi nói, chúng tôi chỉ biết nhìn nhau trong niềm xót thương lặng lẽ.

    Một thời gian sau, tôi lại nghe một người bạn nói “Ông Lê Minh Ðảo còn sống. Ổng chỉ bị mù thôi.”

    Ở trong tù mà bị mù thì chắc còn khổ hơn chết. Tôi thở dài – trẻ con Việt Nam sớm biết thở dài – rồi thầm đọc một lời cầu nguyện. Cho ông và những người tù chính trị đang bị đọa đày.

              

    Tướng Lê Minh Đảo (ngồi) và Đại tá Ngô Văn Minh tại trạm Tham mưu Tiền phương của mặt trận Xuân Lộc tháng 4/1975

              





    oo0oo

    Ðến năm 1993, khi đang ở Mỹ, nghe tin Tướng Lê đã sang theo diện HO và mắt vẫn sáng, tôi ngạc nhiên và vui lắm. Mừng cho ông cuối cùng cũng có những ngày bình an sau gần hai thập niên tù ngục.

    Nhiều năm sau, khi Internet cung cấp mọi tin tức mà ngày trước không dễ kiếm, tôi đã lên mạng tìm xem mặt Tướng Lê và nghe ông nói. Tôi muốn biết về ông. Không phải qua những lời kể, mà bằng cảm nhận của chính tôi.

    Và tôi đã gặp được đoạn phim buổi nói chuyện của Thiếu Tướng Lê Minh Ðảo với Việt Dzũng. Buổi phỏng vấn khá dài nhưng tôi nhớ nhất là khi ông nói về sự hy sinh của người lính. Giọng ông hơi lạc đi khi nhắc đến tình bạn của hai người lính trẻ và sự đơn sơ, không hận thù trước bờ sinh tử của họ.

    Phút nghẹn ngào của Tướng Lê đã làm tôi bồi hồi. Tôi ngỡ tim ông đã cứng và nước mắt ông đã kiệt sau mấy chục năm ngang dọc trên chiến trường và mười bảy năm trong tù. Tôi ngỡ ông sẽ nói nhiều về những chiến công và những đóng góp của ông trong hai mươi năm gìn giữ miền Nam. Nhưng ông nói về các điều khác, như cái chết của người lính trẻ và sự hy sinh của chiến binh. Hơn hai mươi năm đã qua, ông vẫn tự trách mình, môi ông run run khi nói “…chúng tôi cũng không lo được cho họ một cách đầy đủ…” Có lẽ chưa bao giờ ông ngưng buồn về chuyện đó. Tài làm tướng của ông đã làm tôi phục. Nhưng vết thương mấy chục năm trong lòng ông mà tôi vừa chứng kiến đã làm tôi quý mến ông.

    Ðầu tháng Tư, 2015 tôi viết lại chuyện của những sinh viên Việt Nam du học ở Mỹ bốn mươi năm trước. Họ tụ tập tại một chung cư cũ kỹ ở Houston, khắc khoải nhìn về miền Nam đang vuột mất. Người sinh viên năm xưa cứ nhắc đi nhắc lại niềm hy vọng bùng lên khi đám người Việt trẻ theo dõi sự anh dũng của những chiến sĩ Xuân Lộc, dù bị dồn tới chân tường.

    Vì thế, tôi tìm xem lại những khúc phim của tháng Tư xưa. Tôi thấy lại khói lửa điêu tàn. Tôi gặp lại các chiến sĩ anh hùng. Và Tướng Lê Minh Ðảo, mắt nảy lửa, nghiến răng thề quyết chiến.

    Rồi tôi giật mình, nhận ra rằng những người trai dũng mãnh ấy nay đã già, và tôi cũng đang già. Mai này khi chúng tôi ra đi, đàn con gốc Việt còn biết gì về quê cha đất tổ? Phải chăng điều đó tùy thuộc vào những gì chúng tôi làm hôm nay ?

    Thế hệ trẻ cần nghe những điều thật từ những người thật. Sẽ tốt biết bao nếu họ được gặp gỡ những nhân vật lịch sử như Tướng Lê Minh Ðảo.

    Thế là tôi lần mò đi tìm Tướng Lê.

    Tôi không có mối quen biết xa gần nào với ông, cũng chẳng có chức tước ở bất cứ hội đoàn nào. Vậy mà tôi thấy chuyện mời ông đến vùng Thung Lũng Ðiện Tử thật tự nhiên, nhẹ nhàng. Có lẽ tôi linh cảm rằng vị tướng, người sau hơn hai mươi năm vẫn khóc cho lính, rất quan tâm tới lớp trẻ.

    Sau hai tuần hỏi thăm nhiều người, cuối cùng tôi may mắn có được sự giúp đỡ tận tình của một người chị làm báo. Tôi được một cái hẹn nói chuyện với Tướng Lê. Mười giờ sáng, một ngày đầu tháng Tư, 2015.

    Gần tới giờ hẹn, tôi thấy hơi hồi hộp. Thật tình tôi sẽ buồn chút thôi nếu Tướng Lê từ chối sang California nói chuyện. Nhưng tôi sẽ buồn nhiều nếu thực tế quá khác với những cảm nghĩ ở trong lòng.

              

    Tướng Lê Minh Đảo






    oo0oo

    Ông đến San Jose chiều 27 tháng Tư, 2015 trên chuyến bay từ Arizona. Từ xa, tôi thấy ông trong chiếc áo sơ mi kiểu Hawaii màu vàng nhạt có hoa xám, đang dáo dác nhìn quanh.

    “Thưa Bác! Con là Kh.A.”

    Ông cười. Chúng tôi bắt tay nhau. Giản dị như đã quen từ trước.

    Ông cho biết đã lên máy bay ngay sau khi dự buổi lễ kỷ niệm bốn mươi năm miền Nam bị cưỡng chiếm với cộng đồng Việt-Mỹ ở Pheonix, Arizona. Tôi hỏi ông có mệt không, ông nói “Không sao đâu. Bác giờ như một kho sách cũ, chỉ lo không đủ giờ để trao lại kiến thức cho những người đi sau…”

    Tối hôm đó, chúng tôi mời ông ghé chơi nhà một người bạn. Khi bước vào nhà, trên salon có một cây đàn guitar kiểu mới, chỉ có khung sắt mà không có thùng đàn. Tôi thấy mắt ông ngời lên một sự thích thú gần như trẻ thơ. Ông bước nhanh tới, nâng cây đàn lạ mắt, vuốt nhẹ lên những sợi dây.

    Khi chúng tôi mời ông đánh một bài, ông xòe bàn tay ra nhìn, cười nhẹ rồi nói:

    – Ở tù bị thương, hư tay rồi. Giờ lại già nữa, đánh kém lắm.

    Chúng tôi không nài ép, chỉ lẳng lặng nhìn ông vừa nói chuyện vừa lơ đãng lướt tay trên cần đàn. Một lúc sau, như hứng khởi, ông hát :

    “Trùng dương dâng sóng, biển khơi như thét gào. Cuốn đi cánh hoa đào dạt trôi nơi nao…”

    Bài hát đó ông sáng tác trong tù, ngày nghe tin người bạn cùng trại mất hết vợ con trên đường vượt biển.

    “Còn sống tôi còn khóc, tôi còn thương quê hương tôi …”(*)

    Giọng ông nhẹ và buồn. Tôi nghe, và nghĩ rằng ông đang nói những điều tận đáy lòng.

              

    Tướng Lê Minh Đảo và ái nữ Bích Phượng.

              





    oo0oo

    Sáng 29 tháng Tư, Tướng Lê bắt tay vào chuẩn bị cho buổi nói chuyện ngay sau ly cà phê sớm. Ông sắp xếp ý nghĩ, soạn phần trả lời cho các câu hỏi các sinh viên đã gởi đến, và ghi xuống một loạt các quyển sách nói về chiến tranh Việt Nam để giới thiệu đến các sinh viên.

    Mãi tới giờ ăn trưa tôi mới có dịp nói chuyện với ông. Vì có quá nhiều điều muốn hỏi, tôi buột miệng:

    – Bác ơi, có bao giờ Bác hối hận đã làm cho các con Bác kẹt lại với Cộng Sản sau ngày mất miền Nam không? Các con Bác có bao giờ trách Bác không ?

    Nói xong, tôi hơi bối rối vì đã hỏi một câu khá nặng nề trong lúc ông đang nghỉ ngơi. Nhưng ông trả lời ngay:

    – Ðó là một quyết định rất đau lòng, nhưng Bác chưa bao giờ hối hận. Bác ra lệnh cho anh em binh sĩ quyết đánh, gia đình của họ đều ở lại, có lẽ nào Bác lo cho con Bác ra đi? Bác có thể thu xếp cho gia đình mình, nhưng làm sao thu xếp được cho mọi gia đình của những người đang tin vào Bác? Nếu Bác cho vợ con đi trước, lính của Bác biết là giờ chót Bác có thể lên máy bay đi bất cứ lúc nào. Như vậy họ còn tin tưởng để đánh hay không? Như vậy Bác có công bằng với họ hay không? Bác chấp nhận định mệnh của Bác và gia đình, nếu có phải chết thì chết cùng nhau. Bác muốn đối xử công bằng để sau này con bác không phải xấu hổ với con em của những người từng nghe lời Bác mà liều chết. Bác muốn con bác sau này không phải nhìn Bác mà nghĩ ông già mình ngày xưa từng gạt lính.

    Trầm ngâm vài giây, rồi ông tiếp:

    – Năm 1979, lúc Bác đang bị Cộng Sản đày đọa, nghe tin gia đình đi thoát hết sau 5 lần vượt biên bị tù, Bác trút được gánh nặng khủng khiếp trong lòng. Bác tạ ơn trời đã cho Bác ân huệ được lương tâm yên ổn, được trọn vẹn mọi bề. Từ đó, Bác không còn phải lo lắng, đau khổ cho số phận của vợ con trong nanh vuốt của kẻ thù nữa. Bác không sợ kẻ thù dùng các con thơ để khống chế mình nữa. Bác được tự do.

    Còn các con Bác, tụi nó cũng hiểu và không trách Bác. Trong 4 năm kẹt lại, tụi nó đã học được rất nhiều. Những kinh nghiệm sống đó làm cho chúng biết thương người, biết khiêm nhường, biết quý những điều tưởng như là tầm thường. Các con của Bác có thể tự hào rằng mình đã hiểu biết về Cộng Sản và đã vượt thoát khỏi ngục tù của họ. Ðó là một tài sản mà Bác nghĩ các con Bác nên hãnh diện đã có được.

    Tôi uống một ngụm trà, nuốt xuống cái nghèn nghẹn ở cổ. Tôi nghĩ, trước khi tử chiến ở Xuân Lộc, nếu ông lo cho gia đình đi thì đó cũng là chuyện thường tình. Không ai trách được ông. Nhưng Tướng Lê không phải là người làm những chuyện thường tình…

    Thời vừa bị chiếm, mạng sống của người miền Nam rất nhỏ, thêm dịch bệnh hoành hành làm trẻ con chết rất nhiều. Nếu chỉ một trong chín người con ông có mệnh hệ nào, nỗi dằn vặt sẽ ám ảnh ông suốt đời. Nhưng Thượng Ðế đã gìn giữ gia đình ông vẹn toàn. Cám ơn Thượng Ðế, Tướng Lê cần và xứng đáng với ơn huệ của Ngài.

    Hôm sau, ngày 30 tháng 4, 2015, ông và người thông dịch miệt mài chuẩn bị cho buổi nói chuyện lúc 6 giờ chiều. Trưa đến, tôi nhắc ông đi ăn nhưng ông dùng dằng mãi vẫn chưa đứng lên được. Thấy vậy tôi đành khuân về mấy ổ bánh mì thịt nguội. Ông gặm bánh mì, uống beer và cười nói vui vẻ, hài lòng vì buổi nói chuyện được chuẩn bị chu đáo.

    Cuộc gặp gỡ với sinh viên diễn ra thành công và cảm động. Tướng Lê đã nhắn nhủ lớp trẻ bằng những điều ông đúc kết suốt nửa cuộc đời trong chiến tranh cộng với 17 năm trong tù ngục. Những chia sẻ của ông thiết tha, sâu sắc nhưng cũng rất thực tế, phù hợp với tâm hồn và đời sống của giới trẻ.

    Buổi họp kết thúc khá trễ nên chúng tôi chỉ ghé tiệm kem ăn tráng miệng rồi về.

    Mãi đến đêm, tôi mới chợt nhận ra rằng bữa ăn “đàng hoàng” nhất của Tướng Lê ngày hôm đó là ổ bánh mì. Vì ông đã không đụng đến đĩa thức ăn do các em sinh viên mời lúc chiều, ông nói muốn tập trung để nói chuyện với các em.

              

    Tướng Lê Minh Đảo

              




    oo0oo

    “Con gián làm mồi câu tốt lắm, con à.”

    Buổi chuyện trò của tôi và Tướng Lê ngày hôm sau bắt đầu bằng câu chuyện đời thường như thế. Ông kể thời ông ở Cần Thơ, ông thường bắt gián ở đằng sau một tiệm ăn ở gần nhà rồi đem ra bến Ninh Kiều câu cá.

    Biết rằng lúc đó ông đã lên tới cấp Tá, tôi hỏi:

    – Chắc Bác câu cá cho vui hả Bác ?

    – Câu cá về ăn chớ! Nhà Bác đông con, lương của Bác thì khá so với lính, nhưng chẳng dư dả gì đâu, con. Lính mình hồi đó cực lắm con à, một tháng lương mua được một tạ gạo. Còn lương Bác cũng chỉ tạm đủ lo cho vợ con.

    Hoàn cảnh lính và những hy sinh của gia đình lính thì không nói sao cho xiết, con à. Gần một triệu người đã chết và bị thương trong cuộc chiến, còn số người chịu mất mát sau lưng họ thì không biết đếm bằng cách nào! Bác cứ nghĩ con người ta ai cũng bằng xương bằng thịt, nếu Bác chết trận, 10 người trong gia đình Bác đau đớn bao nhiêu thì những cái chết trong gia đình lính cũng đau bấy nhiêu. Hồi ở Chương Thiện, có một người lính đi phục kích, vợ con bị địch câu pháo trúng vô nhà, chết hết. Anh ta về, ngồi gục mặt trước đống gạch nát, Bác đứng đó mà chỉ biết đặt tay lên vai anh ta, không tìm được lời nào an ủi. Vậy mà hai bữa sau, anh ta trở lại đơn vị, tiếp tục đánh giặc…

    Cái nhíu mày của ông làm tôi nghĩ ruột ông đang thắt lại, nên tôi chuyển qua đề tài khác:

    – Thời Bác ở trong Quân đội, di chuyển nhiều nơi, cả nhà đều đi theo hả Bác ?

    Nụ cười nhẹ làm những vết nhăn trên trán ông dãn ra.

    – Ờ ! Bác bận rộn quá nên đi đâu Bác cũng cố gắng đem gia đình theo để được ở gần càng nhiều càng tốt. Khi nào có dịp nghỉ, Bác dắt vợ con đi chơi. Nhưng sau này, Bác đóng quân ở Long Bình thì tụi nhỏ đi học ở Sài Gòn, cuối tuần nếu Bác không đi hành quân thì mới được gặp. Có một lần Bác dắt tụi nhỏ đi coi chiếu bóng về, tụi nó than đói bụng. Ở tỉnh lỵ đâu có hàng quán ban đêm, Bác lại không muốn sai lính nên tự nấu chè cho tụi nó ăn. Nấu nước sôi, đập vô một củ gừng, quậy đường cát, rồi xé bánh tráng bỏ vô. Bánh tráng mà mình hay ăn đồ cuốn đó. Bánh tráng coi mặn mặn vậy mà nấu chè ngon lắm! Bữa nào con làm thử đi!

    Ông vừa nói vừa gật đầu để thêm phần… thuyết phục. Tôi tròn mắt nhìn ông. Chỉ là một kỷ niệm vui, không màu mè, bóng bẩy, nhưng ông làm tôi cảm động lẫn ngạc nhiên. Một vị Tư Lệnh tự nấu chè cho con ăn khuya? Nồi chè mà tôi không cần thử cũng biết là không thể ngon. Nhưng nó làm tôi thương người cha ở trong ông, và tự hào vì quân lực VNCH đã có một vị chỉ huy như ông. Ôi, nồi chè của ông Tướng!

    Càng nói chuyện với ông, tôi càng thấy ông rất “không thường tình”. Ông không dè dặt, thận trọng như thường thấy ở những người từng chứng kiến nhiều mưu mô, tráo trở. Ông không có cái trầm ngâm, chán chường của một người nếm quá nhiều đau thương. Ông nhiệt tình, hăng hái, và thật. Như thể cuộc đời ông chưa từng bị dập vùi, như thể ông còn rất trẻ và còn tin tưởng rất nhiều vào con người.

    Và, ông hoàn toàn không có cái xa cách của người xem mình là quan trọng. Vì thế, tôi đã hỏi ông một câu mà trước khi gặp ông tôi không nghĩ là mình dám hỏi:

    – Bác ơi, ngày 30 tháng Tư 1975, sau khi miền Nam thất thủ, Bác có bao giờ nghĩ đến chuyện tự sát hay không?

    – Lúc đó, mỗi người có một quyết định riêng, không ai đúng ai sai. Riêng Bác, Bác không có ý định tự tử. Các con Bác đã mất quá nhiều, Bác không muốn chúng phải mất cha. Nếu bị giặc Cộng giết, Bác chấp nhận nhưng Bác không tự mình làm điều đó với các con. Hơn nữa, Bác không có cái uất ức, đau khổ của một bại Tướng vì Bác chưa bao giờ nghĩ là mình thua. Mình chỉ tạm thời khó khăn vì những thế lực quốc tế đẩy mình tới đó, nhưng Bác muốn sống để xem mọi sự xoay vần tới đâu.





    oo0oo

    Nếu chỉ được dùng một từ để diễn tả Tướng Lê, tôi sẽ chọn “lãng mạn”.

    Những quyết định cực kỳ cứng rắn, những hành động hết sức can đảm của ông đều bắt nguồn từ những tình cảm sâu xa. Chỉ có người rất lãng mạn mới đủ tin yêu để làm những điều phi thường như ông đã làm. Ông để vợ con cùng ở lại đương đầu với Cộng quân là vì ông yêu sự “công bằng” mà ông đã nhắc đến mấy lần trong câu trả lời ngắn. Ông tử chiến vì ông hết lòng tin vào sứ mạng gìn giữ miền Nam. Ông không sợ chết vì ông không muốn phụ lòng những người lính đã nằm xuống và những người lính đã dựa vào ông mà đứng lên từ những căn nhà cháy ra tro của họ.

    Cống hiến của ông cho đời giống như những viên kim cương, tuyệt sáng và tuyệt cứng. Nhưng chúng đã được hun đúc từ phần lõi là những tình cảm tinh tuyền, và những giọt nước mắt. Sẽ không có kim cương nếu không có phần lõi đó.

    Lịch sử Việt Nam có Tướng Phạm Ngũ Lão gạt nước mắt, chia tay mẹ già đi đánh giặc. Có Tướng Trần Khánh Giư bỏ gánh than, từ giã đời ở ẩn để trở về cứu nước. Có biết bao chuyện nhờ dân gian ghi lại mà ngày nay chúng ta được biết.

    Cho nên, tôi muốn ghi lại nồi chè bánh tráng của Tướng Lê Minh Ðảo. Ghi lại lúc ông chấp nhận để các con ông cùng chung số phận với gia đình lính. Ghi lại lòng thương yêu và quý trọng vô bờ của ông với binh sĩ và vợ con của họ. Về lời ông nói, đùa mà rất thật “nếu trời cho sống đến hơn trăm tuổi, tôi vẫn muốn cống hiến thời giờ và sức lực cho Việt Nam tới phút cuối.”

    Năm nay Tướng Lê đã tám mươi ba. Vinh, nhục, yêu, ghét, thăng hoa, đày đọa … ông đều đã trải. Vì thế, tôi viết bài này không phải cho ông. Mà để lưu lại vài mẫu chuyện về Ông Tướng Lãng Mạn cho mai sau. Ðể góp một chút tin yêu bởi vì làm người Việt Nam rất buồn. Ðể cho chính tôi nhớ gương của Tướng Lê, lạc quan trong khó khăn và cố gắng làm những điều tốt đẹp nhất trong khả năng của mình, hầu mong mai sau con cháu không phải ngần ngại nhận mình là Việt./-




    Khôi An
    April 29th, 2022



    http://hon-viet.co.uk/KhoiAn_NoiCheCuaOngTuong.htm
Trả lời

Quay về “Tưởng niệm ngày Quốc Hận 30/04/1975”