- 30/04/2023 - tưởng niệm 48 năm người Việt mất miền Nam Tự Do

Trả lời
Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5468
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Re: - 30/04/2023 - tưởng niệm 48 năm người Việt mất miền Nam Tự Do

Bài viết bởi Bạch Vân »

Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5468
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Re: - 30/04/2023 - tưởng niệm 48 năm người Việt mất miền Nam Tự Do

Bài viết bởi Bạch Vân »

  •           

    Cướp Miền Nam, Ăn Phân (Fund), Bán Việt Nam





    Miền Nam nói đây là Việt Nam Cộng Hòa, quốc gia đã bị thua cuộc hồi tháng tư năm 1975. Liền sau khi chiếm Sài Gòn, bọn dép râu nón cối đã từ hầm hố rừng rú chui ra, từ miền Bắc tràn vào miền Nam để vơ vét mang về gọi là chính sách 4V, đưa đảng viên miền Bắc ồ ạt vào miền Nam để tận hưởng những tiện nghi mà cả đời họ chưa bao giờ biết đến, rồi ở lại chiếm nhà chiếm đất, ăn cướp tài sản của dân miền Nam. Chính sách 4V nầy lại tiếp nối với chính sách trả thù phe thua cuộc khiến gần 1 triệu quân cán chính, kể cả tu sĩ, phụ nữ, phải bị cầm tù trong các trại cải tạo, rồi đánh phá chế độ tư sản Miền Nam, lùa dân đi kinh tế mới, như vậy chỉ trong 3 năm đã thành công đưa Miền Nam ngang hàng với sự lạc hậu của miền Bắc.

    Đúng như những vần thơ “trào phúng đen” của Nguyên Thạch trong Ta đây ông Trời đã diễn tả:

    • Hãy đánh cho chúng te tua / Thắng xong ta phải gom lùa tập trung

      Cải tạo cho chúng lùng bùng / Hành hạ cho chúng dở khùng dở điên

      Hãy đánh cho chúng hết tiền / Đánh cho tư sản chủ điền banh thây

      Đánh đêm tranh thủ đánh ngày / Đánh cho bọn chúng sạch tay thành bần

      Thắng xong ta phải giữ phần / Vàng bạc tài sản của dân gom về

      Bao năm rừng rú u mê / Nay bù lấp lại lời thề năm xưa

      Sá chi đất nước cuộc đời / Dân đói, dân sống cầm hơi mặc mầy

      Dân oán, dân chửi kệ bây / Cầm nắm vận nước, ta đây ông Trời.


    Bài viết trình bày nỗi bi phẩn và thống khổ của người dân miền Nam mô tả qua bài thơ trên trong thời kỳ mà cộng sản gọi là thời bao cấp, bắt đầu từ 3 lần đổi tiền, hai lần đánh tư sản, cướp nhà cướp hãng xưởng, bán bãi cho người vượt biên, rồi lùa dân đi vùng kinh tế mới gây ra bao cảnh điêu linh, tán gia bại sản cho người dân Miền Nam. Sau đó, lợi dụng các quỹ tài trợ và quỹ đầu tư của ngoại quốc giúp VN để thoát cảnh nghèo đói và lạc hậu, Cộng sản đã ăn chận, ăn chia ngoại tệ, bán rẻ tài nguyên cho ngoại bang để đổi lốt thành một giai cấp thống trị giàu tiền và quyền lực cai trị Việt Nam bằng chính sách bạo ngược, phi nhân. Bài viết theo trình tự thời gian từ 1975.


    Cướp ngân hàng

    Gọi là cướp ngân hàng vì vàng bạc lưu trữ trong Ngân Hàng Quốc Gia Việt Nam Cộng Hòa và các ngân hàng công tư lớn nhỏ tại Miền Nam là tài sản của người dân Miền Nam, được tạo dựng bằng mồ hôi nước mắt của người dân Miền Nam. Khi Cộng sản miền Bắc vào cưỡng chiếm mà họ cường điệu gọi là tiếp quản, nhưng thực sự đó là hành động cướp bóc tài sản của kẻ khác. Phải gọi chính danh như như vậy.

    1. Ngân hàng tư

    Vào ngày 30 tháng tư năm 1975, ngoài Ngân Hàng Quốc Gia VNCH là ngân hàng trung ương, trên toàn quốc còn có 36 ngân hàng gồm 6 Ngân Hàng Phát Triển Nông Thôn, 16 ngân hàng tư nhân và 14 ngân hàng ngoại quốc, tất cả có 384 chi nhánh. Khi Cộng sản vào thành phố, nhân viên ngân hàng chạy tứ tán, rồi mười ngày sau phải đi trình diện học tập, các ngân hàng rơi vào tay các cơ quan quân quản Cộng sản, và trong giai đoạn tranh tối tranh sáng, quan quân đã chia nhau ăn cắp, ăn cướp. Thời ấy, trừ ngân hàng trung ương, mỗi ngân hàng địa phương đều lưu trữ từ vài chục đến vài trăm triệu đồng thì với 384 ngân hàng lớn nhỏ, tổng số tiền tồn kho phải vài chục tỷ, vậy mà chính phủ “cách mạng” công bố chỉ tiếp thu được 19 tỷ. Đó là hành động cướp của ban ngày đầu tiên của đoàn quân mang tên “giải phóng”.

    2. Ngân Hàng Quốc Gia

    Cũng ngày 30 tháng 4, tại Ngân Hàng Quốc Gia ở Sài Gòn, các nhân viên, từ thống đốc Lê Quang Uyển đến những người trách nhiệm đều có mặt đầy đủ nên việc cướp bóc không xảy ra. Chính Lữ Minh Châu, cán bộ cộng sản của Trung Ương Cục Miền Nam đã được gài vào làm việc cho Ngân Hàng Quốc Gia từ năm 1970 đứng ra tiếp quản ngân hàng cũng phải công nhận với báo Tuổi Trẻ trong một cuộc phỏng vấn “…chính nghiệp vụ sổ sách chặt chẽ, khoa học của Ngân Hàng Quốc Gia VNCH trước năm 1975 đã giúp chúng tôi nắm được chính xác tất cả tài sản quốc gia mà chính quyền Miền Nam để lại…” Nhưng khi được hỏi tại sao chính quyền mới đã tiếp thu đủ 16 tấn vàng trong kho mà báo chí đồn rằng tổng thống Thiệu đã mang theo ra ngoại quốc mà ông không cải chính, Châu trả lời: “Đó là báo chí nói, đâu có ai hỏi chúng tôi đâu mà trả lời…” (Tuổi trẻ online 3/4/2017). Quả thật là ngôn ngữ lật lọng, đểu cáng của Việt Cộng.

    Như vậy, sau ngày 30 tháng tư 1975, Việt Cộng đã tịch thu một tích sản của Ngân Hàng Quốc Gia VNCH như sau:

    - 16 tấn vàng gồm 1234 thoi gồm 3 dạng: vàng thoi mua của Ngân Hàng Dự Trữ Liên Bang Hoa Kỳ (FED), vàng thoi mua của công ty đúc vàng ở Nam Phi (công ty Montagu), vàng thoi do tiệm vàng Kim Thành đúc lại từ số vàng lậu do quan thuế VN tịch thu ở các vùng biên giới. Ngoài ra còn có một số đồng tiền cổ bằng vàng nguyên chất phát hành vào các thế kỷ trước của nhiều quốc gia mà giá trị còn cao hơn rất nhiều so với vàng thoi.

    - 5.7 tấn vàng gởi tại ngân hàng Thụy Sĩ cũng được thu về.

    Tổng số vàng nầy cộng thêm một số vàng khác tất cả được 40 tấn (trị giá 650 triệu mỹ kim theo thời giá 600 mỹ kim /once năm 1980) đã được đúc lại thành thoi 1kg theo tiêu chuẩn của Liên Sô để trả nợ cho Liên Sô đã cho Miền Bắc vay trong thời chiến tranh “Mỹ-Ngụy” và giải quyết tình trạng khó khăn kinh tế trong nước.

    - Về ngoại tệ ký thác tại các ngân hàng ngoại quốc như Ngân Hàng Dự Trữ Liên Bang Hoa Kỳ, Ngân Hàng Thụy Sĩ cũng được giao trả lại cho Việt Nam, tổng cộng 396 triệu MK (vốn và lời) sau khi tái lập bang giao với Mỹ (nguồn: Tích sản NHQG năm 1975) .

    - Về tiền giấy, theo hồi ức của ông Huỳnh Bửu Sơn, người nhân viên của Ngân Hàng có mặt trong buổi tiếp thu thì “ khối tiền trong thời điểm đó là 615 tỷ đồng tiền mặt lưu hành, 440 tỷ tiền lưu trữ, không kể 125 tỷ tiền 1000 đồng in theo kiểu mới chưa phát hành” (Người giữ chìa khóa kho vàng /Báo Tuổi Trẻ, 1/5/2016).


    Đổi tiền

    Có 3 lần đổi tiền được mang mật danh là chiến dịch X3

    Lần 1 (ngày 22/09/1975)

    – Từ Đà Nẵng trở vào Nam: 1 $ tiền “cách mạng” đổi ra 500$ tiền VNCH. Mỗi gia đình được đổi tối đa 100 000$ tiền VNCH để có 200$ tiền “cách mạng”

    – Phía Bắc đèo Hải Vân: 3$ tiền cách mạng đổi 1000$ VNCH. Như vậy 100 000$ tiền VNCH đổi được 300$ tiền “cách mạng”.

    - Đối với giới kinh doanh: được đổi thêm từ 100 000$ đến 500 000$ tiền VNCH, nghĩa là có thể có thêm từ 200$ đến 500$ tiền cách mạng. Để vớt vát được phần nào vì tiền cho đổi quá ít, người dân nhờ cán bộ, bộ đội đổi tiền dùm để ăn chia, thường là tỉ lệ 4/6 (4 là người dân có tiền) có khi lên đến 8/2.

    - Số tiền còn lại không đổi được phải ký thác vào ngân hàng, đến đầu năm 1976, mỗi người được rút ra 30$ mỗi tháng, nhưng đến cuối năm thì ngưng hẳn luôn.

    Cuộc đổi tiền nầy là một cuộc đánh cướp qui mô trắng trợn của quân xâm lược, làm tán gia bại sản người dân Miền Nam. Bởi lẽ chỉ có 12 giờ đổi tiền cho 21 triệu dân, nhiều người không đổi tiền được vì không có tên trong sổ gia đình (lúc đó chưa có sổ hộ khẩu) vì đủ thứ lý do, thí dụ như người giữ tiền vắng nhà (đi xa chưa về kịp, đang bị ở trong trại cải tạo…) nên người nhà không biết chỗ cất giấu tiền, nhiều người giàu phút chốc trắng tay nên rất nhiều người phẫn uất đem tiền ra đốt, tự tử.

    Trong cuộc đổi tiền nầy, Cộng sản tuyên bố thu về được 375 tỷ đổng bạc VNCH. Nếu căn cứ vào số tiền đổi tối đa 100 000 $ cho một gia đình thì chỉ có 3.75 triệu gia đình hay 15 triệu dân được đổi tiền (tính theo mỗi gia đình trung bình có 4 người, theo Cuộc Tổng điều tra dân số năm 1989 của Viện Thống Kê). Như vậy, trong số 21 triệu dân của Miền Nam (vào năm 1975), chỉ có 15 triệu được sống cầm hơi và 6 triệu hoàn toàn bị mất trắng số tiền dành dụm từ mồ hôi nước mắt. Đó là nói theo lý thuyết, nhưng trên thực tế, tiền giải phóng là giấy lộn, chẳng có giá trị gì trên thị trường hối đoái quốc tế và như vậy, Việt Cộng đã ăn cướp công khai 615 tỷ tiền VNCH đang lưu hành, tương đương với 1.2 tỷ mỹ kim (theo hối suất 1 mỹ kim = 500 $VNCH vào năm 1975)

    Lần 2 (25/04/1978)

    - Phía Bắc vĩ tuyến 17: 1$ mới = 1$ cũ

    - Phía Nam vĩ tuyến 17: 1$ mới = 0,80$ cũ

    Dân thành thị được đổi tối đa 500$. Dân thôn quê được 300$. Rõ ràng là dân miền Nam đã bị cướp trong lần đổi tiền trước, rồi bị phá giá kỳ đổi tiền kỳ nầy. Số tiền không đổi được phải giao nạp cho chính phủ và chỉ được rút ra nếu có lý do chính đáng và chứng minh tiền nầy không do sự bốc lột lao động của người khác. Với 2 điều kiên nầy, dân miền Nam bị ăn cướp thêm lần nữa. Kỳ đổi tiền nầy cũng là thời cao điểm của chiến dịch đánh tư sản và lùa dân đi vùng kinh tế mới mở đầu cho chính sách kinh tế lạc hậu của chế độ mới.

    Lần 3 (14/09/1985)

    1$ Hồ mới = 10$ Hồ cũ.

    Mỗi gia đình từ hai người trở lên được đổi tối đa 20 000$ hồ cũ để có 2 000$ Hồ mới. Các gia đình công thương nghiệp được đổi tối đa 50 000$ cũ để có 5 000$ mới. Cũng như hai lần trước, số tiền sở hữu còn lại phải giao nộp cho nhà nước và chỉ được hoàn trả từng phần theo những điều kiện rất khắt khe.

    Điều bi đát là 3 tháng sau khi đổi tiền, chính phủ cho phát hành một đồng tiền mới có giá trị gấp 1.4 lần tiền cũ, tạo ra lạm phát phi mã. Giá cả tăng vọt hằng ngày, thí dụ như lúc mới đổi tiền, 1kg gạo giá chính thức là 0,04 đồng, giá chợ đen là 0,12 đồng, đến đầu năm 1988 tăng lên 2500$/kg, lạm phát gấp 775 lần. Cả nước nghèo đói, khánh tận vì sự tàn ác, ngạo mạn và ngu đần của bọn lãnh đạo.


    Đánh tư sản

    Có mật danh là X2 gồm 2 đợt

    Đợt 1: ngày 10/09/1975

    Chủ tâm là bỏ tù và tịch thu tài sản của những đại tư sản mại bản, phần lớn là người Hoa, những tỷ phú thường được gọi là “vua” đầu cơ tích trữ, độc quyền một số nhu yếu phẩm cần thiết và chiến lược như Hoàng Kim Quy, vua giây kẻm gai, Mã Hỹ lúa gạo, Lý Sen sắt thép… Chiến dịch bắt đầu ngày 10/09/1975 với bản công bố của Ủy Ban Quân Quản Thành phố Hồ Chí Minh đăng trong báo Sai Gòn Giải Phóng:

    "Bọn tư bản mại bản đã cấu kết với quân xâm lược Mỹ và chính quyền bù nhìn, máu của đồng bào ta càng đổ nhiều thì chúng càng giàu thêm. Chúng đã thành những ông vua như vua gạo, vua giây kẽm gai, vua vải, cà phê, sắt thép…Tội của chúng lớn tày đình và không thể nào tha thứ được. Chúng nhất định phải bị tiêu diệt…”.

    Trong số 92 người bị tịch thu gia sản và bị kết án từ 10 năm đến chung thân có nhiều đại gia thân với chính quyền như Hoàng Kim Quy (thượng nghị sĩ), Lý Long Thân, Lý Sen, Lý Hơn, Lâm Huê Hồ, Lưu Trung, Trương Dĩ Nhiên, Trần Thành, Mã Hỹ, Lưu Tú Dân…

    Theo Huy Đức, tác giả “Bên thắng cuộc” dựa vào tài liệu của Cộng Sản thì “Cách Mạng đã thu được 918,4 triệu đồng tiền miền Nam, 134 578 mỹ kim, 7691 lượng vàng, 4040 hột xoàn, 701 đồng hồ... Trong kho tàng ta thu được có 60 000 tấn phân bón, 3 triệu thước vải, 2500 tấn sắt, 27 400 bao ciment, 644 ô tô…2 cao ốc, 457 căn nhà phố, 4 trại gà…19 công ty, 6 kho, 65 xí nghiệp sản xuất, 1, 5 triệu thiết bị, 4 rạp hát, 1 đồn điền café, nho táo ở Đà Lạt rộng 170 ha…" (quyển 1, tr.81). Dĩ nhiên đó là con số của Việt Cộng, con số thực phải nhiều hơn.

    Đợt 2: ngày 23/03/1978

    Đánh tư sản đợt nầy mang tên chiến dịch “Cải tạo công thương nghiệp tư doanh” nhằm xóa bỏ chế độ kinh doanh tư nhân để thiết lập chế đô kinh tế xã hội chủ nghĩa.

    Ngày 23/03/1978, từ sáng sớm, học sinh, sinh viên thuộc Đoàn Thanh niên Thành Phố Hồ Chí Minh và công an “đóng chốt” tất cả các tiệm buôn lớn nhỏ trong vùng Sài Gòn Chợ Lớn để kiểm kê, rồi niêm phong tất cả, đồng thời ra lịnh cấm các nhà tư sản, các thương buôn tiếp tục hoạt động. Sau 4 ngày gọi là đánh tư sản, “có 28 787 gia đình, tiệm buôn thuộc đủ loại mà Ủy ban cải tạo xếp là hộ tư sản thương nghiệp (6129), trung thương (13 923), con phe (835), tiểu thương (3300), 4600 bán chợ trời” (Bên thắng cuộc, quyển 1, tr.89 ) bị mất tài sản và không được hành nghề buôn bán.

    Nếu tính trung bình một hộ (gia đình) có 4 người thì đầu hôm sớm mai có gần 120 000 người trở nên vô sản, vô nghề, rồi bị lùa đi vùng kinh tế mới. Đó là thứ goulag của Nga Sô và Trung Cộng mà Cộng Sản VN đã táng tận lương tâm đem áp dụng trên một quốc gia mà trước đó 3 năm là một quốc gia tuy không phồn thịnh, nhưng đủ ăn đủ mặc và có tự do dân chủ. Sau khi đổi tiền và đánh tư sản, các nhà máy bị đóng cửa, nhu yếu phẩm bị cạn kiệt vì thợ thuyền, nhân công bị đi vùng kinh tế mới, thậm chí người bịnh cũng không có thuốc uống. Đây là thời kỳ đen tối nhứt của lịch sử VN mà Liên Hiệp Quốc đả xếp VN vào quốc gia nghèo hạng 3 trên thế giới. Năm 1989, lợi tức đồng niên của người VN tương đương với 96,34 mỹ kim.

    (https://tradingeconomics.com.vn). Nếu tính theo tiêu chuẩn ngưỡng nghèo cùng cực của Liên Hiệp Quốc là 1 mỹ kim/ngày (365 mk/năm) thì lợi tức của người VN trong thời kỳ nầy chỉ bằng ¼ của tiêu chuẩn nghèo nhứt.

    Không thể nào biết được chính xác sự thiệt hại của cuộc đánh tư sản nầy nhưng phải hiểu rằng toàn bộ cơ cấu vận hành của cả nền kinh tế VNCH đã bị triệt tiêu, một số tài sản khổng lồ bị đảng viên lớn nhỏ tẩu tán, cả khối nguyên liệu, trang bị và cơ xưởng bị phế thải vì hãng xưởng không hoạt động bởi sự ngu đần của cấp lãnh đạo.

    Cũng cần biết thêm là chiến dịch đánh tư sản sắt máu nầy do Đỗ Mười, tên thợ thiến heo, làm Trưởng Ban Cải Tạo và sau này trở thành người Tổng Bí Thư ngu dốt, thô bạo nhứt trong số các người lãnh đạo cộng sản với những lời tuyên bố bất hủ, lưu xú muôn đời, đại loại như:

    “Tất cả đảng viên cộng sản bọn tôi, đứa nhớn đứa nhỏ, nhất là những đứa đã vào được Chính Trị Bộ, đều gian manh, bịp bợm. Nhưng so với Bác Hồ, bọn tôi còn kém xa”

    Cướp nhà, cướp đất

    Trong “Hội Nghị Hiệp Thương Chính Trị Thống Nhất” họp tại Sài Gòn hồi tháng 11 năm 1975, nhiều thành viên của Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời Miền Nam phát biểu “đồng ý nguyên tắc là phải thống nhất, nhưng cần thời gian để hai phần đất nước chia cắt có thời gian hòa hợp với nhau” (Huy Đức, tr. 251).

    Sở dĩ có sự căng thẳng như trên vì ngay sau khi chiếm được Miền Nam, phe Lê Duẩn đã gởi ồ ạt cán bộ vào Nam để thay thế bộ máy hành chính VNCH, điều mà Mặt Trận Miền Nam phản đối. Tuy đã có một nguyên tắc điều động cán bộ lúc giao thời là “Nhứt Trụ, Nhì Khu, Tam Tù, Tứ Kết” có nghĩa là ưu tiên số 1 dành cho người bám trụ tại chỗ tức người đã nằm vùng tại miền Nam, kế đó là người đã chiến đấu ở khu R, thứ ba là những ngươi bị cầm tù đã được trao trả theo Hiệp định Paris và chót hết mới là người Miền Nam tập kết ra Bắc được trở về Nam; nhưng Lê Duẩn không đồng ý nguyên tắc nầy mà cho rằng “Đây là chiến thắng của cả nước” nên đưa những cán bộ từ miền Bắc vào Nam để cầm quyền và khuyến khích ngầm dân Miền Bắc vào Nam lập nghiệp.

    Jean Lacouture, sử gia người Pháp thân cộng, sau chuyến viếng thăm Việt Nam trở về Pháp đã viết một bài trong báo Le Monde về sự bình thường hóa hai miền Nam- Bắc (Normalisation) nhưng chơi chữ viết là Nordmalisation (có thêm chữ d) có nghĩa là Bắc kỳ bình thường hóa. Năm 1980, có khoảng 150 000 người Miền Bắc sông Bến Hải vào sinh sống tại Sài Gòn, năm 2000 tăng lên khoảng 1 triệu người ở trong Nam.

    (Ghi chú thêm là chuyện Nam Bắc trong nội bộ đảng cộng sản, và cả trong dân gian vẫn ngấm ngầm luôn luôn: báo Tuổi Trẻ online, tuy thân chính quyền nhưng vẫn bị đình bản 3 tháng hồi tháng 6/2018 vì đã đăng bài phê bình của một độc giả đã viết: "Nam Kỳ đang bị bọn Bắc Kỳ ngu dốt cai trị”).

    Sau vụ đổi tiền thống nhứt tiền tệ Nam Bắc, tịch thu hãng xưởng, triệt tiêu giới tư sản, bần cùng hóa dân Miền Nam, Cộng Sản cần có nhà ở cho đoàn cán bộ từ Bắc vào.

    Để hợp thức hoá chuyện cướp nhà đất miền Nam, Cộng Sản ban hành Quyết Định 111/CP ngày 14/4/1977 quy định việc quản lý nhà đất ở các đô thị phía Nam, chương IV như sau:

    1. Mọi loại nhà cửa, đất đai trước ngày giải phóng do chính quyền Mỹ Ngụy quản lý hoặc dành cho những tổ chức hay cá nhân thuộc ngụy quân, ngụy quyền và các tổ chức đảng phái phản động sử dụng, nay đều là tài sản công cộng do Nhà Nước trực tiếp quản lý.

    2. Nhà cửa, đất đai của những người sau đây đều do Nhà Nước trực tiếp quản lý :

    - Sĩ quan ngụy quân từ cấp thiếu tá trở lên

    - Sĩ quan cảnh sát từ cấp trung úy trở lên

    - Cán bộ thuộc bộ máy cai trị của ngụy quyền đã giữ chức vụ từ Chủ sự phòng cơ quan Trung ương, Ty Phó, Quận Phó trở lên

    - Các phần tử ác ôn, mật vụ, tình báo, chiêu hồi cố tình phản cách mạng.

    Như vậy, chiếu theo quyết định nầy, nhà cửa, đất đai của những người di tản, vượt biên, HO, kể cả người dân bị ghép một cách độc đoán là mật vụ, phản động… đều bị chính phủ tịch thu.

    Từ đầu tháng 3 đến cuối năm 1975 có độ 160 000 người di tản, đa số là người có của, có quyền thế, họ bỏ lại gần như toàn bộ gia sản, nhà cửa, đa số là các biệt thự đắc giá. Nếu tính trị giá ít nhứt mỗi căn nhà là 50 000 mỹ kim thì với 40 000 căn nhà, cộng sản đã ngồi mát ăn bát vàng khoảng 2 tỉ mỹ kim không kể các báu vật trong các dinh thự nầy. Sau đó, từ năm 1977 đến năm 2000, có khoảng 1.2 triệu người vượt biên (sống, và chết trên đường vượt biên) và HO, và nếu tính mỗi căn nhà trung bình 50 cây vàng với thời giá mỗi cây khoảng 500 mk (hối suất trung bình từ năm 1980 đến 2000) thì với khoảng 300 000 căn nhà bị tịch thu hay phải “bán để chạy”, cộng sản cướp được 7.5 tỉ mk (50 cây X 500 mk X 300 000 nhà).

    Lùa dân ra biển để lấy tiền

    Người vượt biên có 4 cách để ra đi

    - Đi chui, là ra đi bằng cách giả dạng dân chài ra khơi lúc ban mai rồi chạy thẳng ra hải phận quốc tế hay đi lậu theo những người mua bãi. Theo cách nầy cũng gọi là đi tự túc nếu có tổ chức mua ghe tàu, tích trữ lương thực rồi đợi đêm tối trời lén lút ra biển.

    - Mua bãi, là người vượt biên đóng tiền cho người tổ chức, người chủ tàu đóng tiền cho công an địa phương làm ngơ để người vượt biên tập hợp (mua bãi) trước khi ra biển.

    - Đi bán chính thức, tức mua vé từ giới chức cấp tỉnh, người tổ chức thu tiền, thường 12 lượng vàng (cây) mỗi đầu người. Ngoài ra, người vượt biên phải nộp các văn tự nhà cửa cho Ủy Ban địa phương xem như hiến tặng.

    - Đi chính thức, ghi danh với chính quyền trung ương, có văn phòng ở Sài Gòn. Cách nầy thường dành cho người Hoa, đi trên các tàu lớn, có hộ tống ra đến hải phận. Người Việt đi ngã nầy phải mua giấy tùy thân người Hoa.

    Thật ra, khi xuống ghe tàu ra đi, không có dạng nào là an toàn cả. Lợi dụng chính sách cưỡng bức người Việt gốc Hoa hồi hương về Trung Quốc (250 000 người vào cuối năm 1979) hay cho phép ra đi nước ngoài chính thức hay bán chính thức, Cộng sản đã tổ chức các cuộc vượt biên cho người Hoa (và người Việt giả dạng) rồi khi tàu vừa ra khỏi hải phận thì nổ súng bắt lại, cứ thế người vượt biên vô tù ra khám nhiều lần, đóng tiền nhiều lần đến khi tán gia bại sản mà có khi vẫn không đi ra khỏi nước được. Việc lùa dân ra biển, lừa gạt dân để lấy vàng rồi giết là một hành động cực kỳ dã man chỉ có Cộng sản tàn ác mới làm được.

    Chính nhờ chiến dịch tổ chức vượt biên mà Cộng Sản gọi là Phương Án 2 mà giới lãnh đạo, công an các cấp trở nên giàu có.

    “Theo báo cáo của Bộ Nội Vụ, từ tháng 8-78 đến tháng 6-79, có 15 tỉnh, thành đã cho người Hoa đi nước ngoài bằng tàu gồm 156 chuyến với 59 239 người đã thu 5 612kg vàng, 2435 ô tô, 1749 gian nhà… Nhưng số liệu sau khi Ban 69 kiểm Tra cho thấy số tàu cho đi là 533, số người ra đi là 134 322 người, số vàng thu là 16 181 kg, số tiền thu là 164 505 dollars, 34.5 triệu đồng, 538 ô tô, 4145 căn nhà…” (Huy Đức, Bên Thắng Cuộc, q.1, tr. 127).

    Đó chỉ là “chiến lợi phẩm” trong 10 tháng và chắc chắn thực tế còn khủng khiếp hơn nhiều. Miền Nam là kho tàng cho bọn thổ phỉ tận tình cướp bóc, giành giựt. Theo Bùi Xuân Quang trong La troisième guerre d’Indochine, chỉ riêng số vàng của thuyền nhân đóng để được ra đi chính thức và bán chính thức lên đến 25 tấn và chính phủ đã dùng số tiền nầy để trả nợ cho Liên Sô đã cung cấp võ khí trong cuộc xâm chiếm miền Nam.

    Thật là đau đớn cho thân phận người dân miền Nam, khi đã may mắn còn sống sót được sau một cuộc chiến tương tàn mà vẫn không ở lại được trên quê hương, và trước khi ra đi tìm cái sống trong cái chết, vừa phải bỏ lại tất cả gia sản và vừa phải đóng tiền cho kẻ đã cầm súng và kẻ đã cung cấp súng để sát hại mình.

    Lùa dân đi vùng Kinh Tế Mới

    Sau khi cướp nhà cửa, vàng bạc của người dân miền Nam, cộng sản lùa đám thị dân đi vùng kinh tế mới vừa để trả thù, vừa để bắt dân đào kinh khai khẩn các vùng đất hoang vu mà trước đó là sào huyệt của họ. Người dân Miền Nam không sao quên được thời kỳ đen tối, đối xử tàn bạo của tân chế độ trong kế hoạch khẩn hoang nầy.

    Chỉ trong 10 năm từ 1976 đến 1985 có 2.8 triệu người đã bị cưỡng bách đi vùng kinh tế mới (Patrick Gubry. Populalion et développement, p.201) trong đó có ít nhứt 1/3 bị đi đến vùng ĐBSCL. Mặc dù kế hoạch đã bắt đầu thực hiện từ năm 1976, nhưng mãi đến ngày 27/03/1980, Tố Hữu mới ban hành Quyết Định 95-CP "Chính sách xây dựng các vùng kinh tế mới" ấn định một số "quyền lợi" của người bị cưỡng bách di dân như sau:

    - Cấp vé xe từ nhà đến vùng kinh tế mới, mỗi gia đình (CS gọi là hộ) được mang theo từ 500 đến 800kg hành lý, trợ cấp tiền ăn dọc đường 1 đồng /người/ngày (không đủ để ăn một gói xôi nhỏ);

    - Cấp cho 2 dụng cụ sản xuất (thường là cuốc cùn, nếu đưa bằng tiền thì bị cán bộ ăn chặn bớt;

    - Trợ cấp từ 700 đến 900 đồng để làm nhà ở (thử tưởng tượng cất nhà trên đất úng thủy, vật liệu xây cất không có, gia đình đông con nhỏ dai, chồng cha đang trong trại cải tạo);

    -Trợ cấp 100$ tối đa để đào giếng, 100$ để mua ghe thuyền đi lại trên sông rạch;

    - Nếu bị ốm đau không lao động được thì được trợ cấp 1$/ngày, thuốc phòng bịnh, chữa bịnh theo tiêu chuẩn 50 xu/ngày, khi chết được trợ cấp 150$ chi phí mai táng.

    Những người bị đưa đi vùng kinh tế mới gồm 5 dạng: 1/dân thất nghiệp; 2/dân không có hộ khẩu; 3/dân cư trú trong các cư xá, công ốc dành cho quân nhân công chức VNCH; 4/ tất cả người hành nghề buôn bán từ tiểu thương đến chủ xí nghiệp; 5/ người gốc Hoa và tín đồ Thiên chúa giáo.

    Trước những điều kiện khắc nghiệt như vậy, những người bị cưỡng bách đến vùng kinh tế mới đại đa số là những thị dân xa lạ với khung cảnh mới không thể sinh sống được phải tìm đủ mọi cách quay trở về chốn cũ. Nhà cửa tài sản đả bị tịch thu, không hộ khẩu, bị truy tầm bắt bớ, họ phải chui rúc trong các gầm cầu xó chợ, con cái thất học, thật là địa ngục trần gian.

    Người bị đi vùng kinh tế mới là một thứ nô lệ lao động thời cận đại, đó là một tội ác lớn lao của đảng cộng sản sau vụ cải cách ruộng đất mà hôm nay, bọn cộng sản cha, cộng sản con phải cúi đầu nhận lỗi với nhân dân miền Nam.

    ODA và FDI

    Để cứu giúp VN thoát ra tình trạng chậm tiến và bần cùng, tháng 11 năm 1993, một số quốc gia phát triển và các quỹ tiền tệ quốc tế họp tại Paris để chấp nhận tài trợ cho Việt Nam theo chương trình ODA (Official Development Assistance). Từ năm 1993 đến 2014, năm mươi quốc gia và các quỹ tiền tệ đã tài trợ cho VN 80 tỷ mỹ kim trong đó có 7 tỉ không hoàn trả (viện trợ) và 73 tỷ cho vay với tiền lời ưu đãi (2-3%) và thời gian trả nợ dài hạn (30-40 năm).

    Cộng Sản VN xem ODA như của trời cho nên đảng viên “có chức” từ trung ương đến địa phương tha hồ tham nhũng, bè phái, phân phối ODA không phân minh, “một số địa phương hoàn toàn chưa tiếp cận ODA như Vĩnh Long, Bạc Liêu, Hậu Giang” (CAFEF.vn ngày 12/12/2015) trong khi Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, và các quê hương của các lãnh tụ thì đầy ấp dự án.

    Bị các nhà tài trợ chỉ trích nhiều lần vì tham nhũng, lãng phí, thiếu khả năng quản trị nên từ năm 2014 đến nay, ODA không tài trợ thêm mà chỉ giải ngân những năm trước còn đọng lại. Năm 2017, nợ công của chính phủ đã lên đến 92 tỉ, chiếm 64% tổng sản lượng quốc gia, tỉ lệ đã vượt qua mức báo động theo Ngân Hàng Thế giới. Nếu phải kể thêm nợ của gần 2000 doanh nghiệp nhà nước mà chính phủ bảo lãnh thì tổng số nợ công lên đến 180 tỉ. Mỗi năm chính phủ phải trả 6 tỉ mỹ kim tiền lời, tính ra mỗi người dân phải chịu nợ 35 triệu đồng hay 1590 mk trong khi lợi tức trung bình đồng niên của người dân chỉ có 2335 mk (tradingeconomics.com)

    Ngoài việc ăn chận tiền ODA, đảng cộng sản còn ăn chia với các nhà đầu tư theo chương trình Ngoại Quốc Đầu Tư Trực Tiếp FDI (Foreign Direct Investment) sau khi VN ban hành Luật đầu tư năm 1987 dành nhiều ưu đãi cho giới đầu tư ngoại quốc. Theo số liệu của Bộ Kế Hoạch Đầu Tư, từ năm 1988 đến 2018, sau 30 năm hoạt động, số vốn đầu tư đăng ký lên đến 320 tỉ MK, chiếm 25% tổng số vốn đầu tư và 70% tổng số xuất khẩu hàng hóa của cả nước. (nguồn: 30 năm thu hút đầu tư. www.vovworld.vn),

    Theo một nghiên cứu của United Nations University của Phần Lan, quốc gia có nhiều liên hệ về kinh tế và chính trị với VN, tiền hối lộ các loại cho các giới chức lớn nhỏ VN để có thể mở một công ty ở VN, trung bình khoảng 13% số vốn đăng ký (xem trên Google: Lâm Văn Bé. ODA, FDI: nợ công và tham nhũng ở VN năm 2012). Như vậy, không kể tiền chia chát mánh mung giữa hai bên khi hoạt động, chỉ với “thủ tục đẩu tiên”, tính một con số tròn tối thiểu, tham nhũng VN đã “ăn” ít nhứt 30 tỉ trong quỹ đầu tư FDI và 10 tỉ trong phân (funds) ODA.

    Mặc dù vẫn biết Việt Nam là một quốc gia đại tham nhũng, nhưng giới đầu tư ngoại quốc vẫn rót tiền vào VN vì dù sao họ vẫn có lợi. Hãy nhìn những con số thống kê kinh tế do chính VN cung cấp để thấy rõ kinh tế của VN nằm trong tay các nhà đầu tư ngoại quốc. Ngoài thống kê trên cho biết 70% hàng hóa xuất cảng là của các công ty ngoại quốc đầu tư ở VN, "Báo cáo của Tổng Cục Thống Kê VN công bố hôm 19/9/2018 cho biết là hầu như các doanh nghiệp VN chủ yếu là gia công cho các doanh nghiệp nước ngoài và chỉ hưởng được một phần nhỏ phí gia công. Tổng phí gia công thu được từ hoạt động nhận gia công, lấp ráp hàng hóa cho nước ngoài năm 2016 được báo cáo là 8.6 tỉ USD …” (nguồn; Kinh tế VN vẫn chưa thoát kiếp gia công. RFA 21/09/2018).

    VN hôm nay chưa sản xuất được một cái đinh ốc, chỉ làm thợ lấp ráp là chủ yếu thì phải biết rằng các cao ốc vài chục từng, các thương xá cực kỳ lộng lẫy như ở New York, Thượng Hải, các khu giải trí được sắp hạng trên thế giới, tất cả đều là tài sản 100% của Nhựt, Hàn Quốc, Đài Loan… nói chung là của người ngoại quốc. Họ xây cất trang bị với vốn của họ cho VN vay rồi cho VN mướn, họ bán sản phẩm của họ sản xuất trên nước VN hay đem đến từ nước họ, thì như vậy phải biết rằng đất nước VN hôm nay không phải đã bị bán rẻ hay nhường cho Trung Cộng mà còn cho các chủ nợ đủ thứ sắc dân.

    Việt Nam hôm nay chẳng còn gì đáng giá và đám mệnh phụ phu nhân, các cô chiêu cậu ấm của các vua chúa đỏ, quần thần đỏ, tư bản đỏ, kể cả các các ông bà tị nạn vô lương tri áo rách về làng, khi nhởn nhơ trên các phố thị, các khu mua sắm sang trọng phải hiểu rằng đó là những món nợ truyền kiếp mà người dân VN phải trả không biết bao nhiêu thế hệ. Cộng sản đã cướp Miền Nam, đang ăn phân (fund) ngoại quốc và bán Việt Nam.


    Kết luận

    Để chấm dứt bài viết, chúng tôi thử nhìn về triển vọng cuộc tranh đấu của người dân nhằm giải thể hay biến thể chế độ cộng sản căn cứ vào bản chất, lực lượng của đảng cộng sản hiện nay và thế tranh đấu của người dân.

    Về bản chất, kể từ 1945 đến nay, đảng Cộng Sản Việt Nam đã thay hình đổi dạng qua 3 thế hệ lãnh đạo, từ dép râu nón cối qua veston cà-vạt, từ nhà tranh vách đất qua nhà cao cửa rộng, nhưng cung cách vẫn nhà quê, ngu dốt, đặc biệt 3 bản chất cốt lỏi của người cộng sản vẫn không thay đổi, đó là lưu manh, tàn bạo và khiếp sợ Trung cộng. Nếu cần kể thêm một yếu tố thứ tư, thoạt nhìn như “vô tư”, nhưng ảnh hưởng rất nhiều đến vận nước, đó là những lãnh tụ sừng sỏ, hung ác nhứt của đảng là những người gốc Bắc và Bắc Trung Bộ.

    Phải gian ác như hồ chí minh đã giết hàng triệu nạn nhân vô tội trong cuộc cải cách ruộng đất, đã mở màn cho chiến dịch bằng cách tuân lịnh cố vấn Trung Cộng Lã Quý Ba đem xử bắn bà Nguyễn Thị Năm, thường gọi là bà Cát Hạnh Long, người đã che giấu và nuôi dưỡng nhiều cán bộ cao cấp như Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Lê Đức Thọ…, đã cống hiến cả gia sản cho đảng; phải mọi rợ như Trường Chinh đấu tố cha; phải vô đạo như Lê Duẩn đã cướp đoạt tài sản của ông Lai Thanh và bắt con ông nầy đi cải tạo mặc dù năm 1957, Lai Thanh đã bất chấp hiểm nguy lái xe Honda chở Lê Duẩn đào thoát sang Nam Vang lúc cảnh sát VNCH truy nã... , phải có được những bản chất lưu manh và tàn bạo như vậy mới xứng đáng là lãnh tụ. Với mẫu mực nầy, đa số các đảng viên gốc Nam đều bị cho “ra rìa”, bị đánh giá thấp vì thiếu bản lãnh. Ngay cả gần đây (29/12/2015) Nguyễn Phú Trọng vẫn còn tuyên bố tại Quốc Hội: “Tổng Bí Thư phải là người Miền Bắc”.

    Trường hợp điển hình như khi Thủ tướng Phạm Hùng chết tháng 3-1988, có 33 đại biểu trên 55 trong Bộ chính Trị đề cử Võ Văn Kiệt thay Phạm Hùng, nhưng Nguyễn Văn Linh chọn Đỗ Mười, người gốc Bắc, mặc dù vào những năm 50, Sáu Dân (Võ văn Kiệt) và Mười Cúc (Nguyễn Văn Linh) đều nằm gai nếm mật chung với nhau ở Quân Khu IX. Phải chờ khi Đỗ Mười lên Tổng Bí Thư, Võ Văn Kiệt mới được nhường chức, nhưng có dư luận là sau đó Kiệt chết vì bị đầu độc. Trường hợp Nguyễn Tấn Dũng sinh tại Cà Mau, có công dẹp tan nhóm Trần Văn Bá, nếu không phải là con rơi của Nguyễn Chí Thanh thì chắc cũng không bao giờ được cất nhắc làm thủ tướng.


    Chuyện gian xảo lừa gạt thì cộng sản còn vượt bực. Ngày 19/08/1945, lợi dụng lòng yêu nước của toàn dân nổi dậy với tầm vông vạc nhọn để đánh đuổi quân Pháp, hồ chí minh đã lừa gạt phe Quốc Gia, cướp chính quyền trong tay của Thủ Tướng Trần Trọng Kim, phế vị Hoàng Đế Bảo Đại để thiết lập chế độ cộng sản. Chuyện tương tự như vậy tái diễn vào ngày 30 tháng tư năm 1975, khi lá cờ Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam vừa cắm trên Dinh Độc Lập, thì ngày hôm sau, Tố Hữu chuyển lệnh của Lê Duẩn cho Anh Bảy (tức Bảy Cường, bí danh của Phạm Hùng, Bí Thư Trung Ương Cục Miền Nam): “Xin báo để các Anh biết, theo ý kiến Anh Ba (tức Lê Duẩn) về tổ chức chính phủ, không còn vấn đề ba thành phần…” (Văn Kiện đảng toàn tập, tập 36, NXB Chính trị QG, tr. 182). Như vậy, sau 15 năm ve vuốt Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam để nướng hàng trăm ngàn bộ đội áo bà ba đen khăn rằn, thì khi vừa được chiến thắng, Cộng sản Miền Bắc đã loại bỏ ngay Mặt Trận ra vòng quyền lực. Rồi tháng 1 năm 1977, Mặt Trận bị giải thể để sát nhập vào Mặt Trận Tồ Quốc, một cơ quan ngoại vi của đảng Cộng Sản. Trừ Phạm Hùng, những đảng viên gốc Miền Nam như Trần Bạch Đằng, Dương Quỳnh Hoa, Huỳnh Tấn Phát, Trịnh Đình Thảo,Trương Như Tảng… được phong cho vài chức vụ linh tinh, hay bất mãn bỏ về nhà nuôi heo, vượt biên, số khác vào trú ẩn trong Câu Lạc Bộ các người cựu kháng chiến, uống trà nhìn thế sự hay viết văn làm thơ phản kháng rồi đi tù cho đến khi Câu Lạc Bộ bị Cộng Sản đóng cửa luôn vào năm 1990. Chấm dứt một thế hệ yêu nước chọn lầm đường.

    Theo năm tháng, chế độ độc tôn độc đảng Việt Nam đã củng cố quyền lực bằng một bộ máy cai trị khổng lồ mà tính theo tỷ lệ là lớn nhứt vùng Đông Nam Á.

    - Năm 2015, đảng Cộng Sản VN có hơn 4.5 triệu đảng viên. (Wikipedia).

    - Năm 2017, Viện Trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho biết “dân số Việt Nam là 93 triệu người nhưng phải “nuôi” 2,8 triệu cán bộ công chức.

    - Công an là một sức mạnh của chế độ. Theo Carl Thayer, nhà nghiên cứu thuộc Đại Học Úc Châu am tường các vấn đề Đông Nam Á cho rằng lực lượng công an là một bí mật quốc gia mà chế độ không bao giờ công bố, nhưng dựa vào các nguồn liệu ông có được thì Việt Nam có khoảng 6.2 triệu người thuộc lực lượng an ninh cảnh sát gồm 1.2 triệu công an và 5 triệu người là thành phần dân phòng và lực lượng bán quân sự ở nông thôn. Như vậy, tại VN thì cứ 15 người dân có 1 công an canh chừng. ( www.nguoi-viet.com April 10, 2017).

    - Về quân đội có 600 000 quân nhân.

    Nếu cộng chung những người được chính phủ “nuôi” gồm công chức, công an, quân nhân, đảng viên có công tác thì “toàn bộ số người hưởng lương và mang tính chất lương từ ngân sách lên tới 11 triệu người, bằng 11,5% dân số”. Đó là thông tin của Viện Trưởng Viện Kinh Tế đăng trên Người Lao Động, trang mạng của đảng. Nếu tính thêm số người trong gia đình của người công chức (vợ, 2 con), số người theo cộng, thân cộng, nói chung chịu ơn mưa móc của chính phủ là 44 triệu người, chiếm 46% dân số. Đó là giai cấp thống trị tại VN hôm nay gồm những đảng viên và cảm tình viên, từ trung ương đảng đến ủy ban nhân dân xã, những người có lợi tức đồng niên chính thức từ 3000 mỹ kim đến triệu triệu mk. Họ là thành trị bảo vệ cho chế độ.

    Với những tội ác mà chế độ đã và đang làm, với sự phản kháng của người dân càng lúc càng gia tăng, liệu cái thành trì kia còn vững chắc được bao lâu? Câu hỏi chắc hẳn có nhiều câu trả lời.

    Riêng phần người viết, lạc quan nhưng không ảo tưởng, chúng tôi hy vọng sẽ có một ngày. Nhiều dấu hiệu cho phép chúng tôi nghĩ đến ngày cáo chung của chế độ. Nhờ các trang mạng xã hội, giới trẻ VN hôm nay càng lúc càng hiểu rộng hơn về nhân ái, nhân phẩm, nhân quyền; giới truyền thông, ngay cho báo của đảng cũng bắt đầu đảm nhiệm sứ mạng của đệ tứ quyền, dám công khai chỉ trích, vạch xấu chính quyền; nội bộ đảng xâu xé thanh toán nhau; quân đội gần dân nhiều hơn gần đảng…Nhưng nghĩ cho cùng, theo dòng lịch sử, không một chế độ độc tài nào có thể trường tồn, mà gần đây, Mùa Xuân Á-Rập ở Lybie, Ai Cập, Tunisie là những trường hợp điển hình.

    Hay nghĩ như Uwe Siemon-Netto, người ký giả Đức đã có mặt trên các chiến trường VN trong những năm 70, nay là GS Tiến sĩ Triết học, trong lời kết của quyển sách của ông tựa là Duc: A Reporter’s Love for a Wound People, ông đã viết:… Chiến thắng của cộng sản dựa vào những căn bản độc ác: khủng bố, tàn sát và phản bội. Là một Ki-tô hữu, hiển nhiên tôi không biện minh cho chuyện tiếp tục đổ máu nhằm điều chỉnh lại hậu quả tàn khốc đó, cho dù có khả thi chăng nữa. Nhưng là một người ngưỡng mộ tính kiên cường của dân tộc VN, tôi tin là cuối cùng họ sẽ tìm ra phương cách ôn hòa và các lãnh tụ chân chính để họ có thể thoát khỏi những tay bạo chúa. Có thể sẽ phải mất nhiều thế hệ, nhưng điều đó sẽ phải xảy ra…” (bản dịch của Lý Văn Quý & Nguyễn Hiền. Vinh quang của sự phi lý, p. 302).


    01/11/2018
    Lâm Văn Bé



    Nguồn:https://nguoiphuongnam52.blogspot.com


              
Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5468
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Re: - 30/04/2023 - tưởng niệm 48 năm người Việt mất miền Nam Tự Do

Bài viết bởi Bạch Vân »

          




          
Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5468
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Re: - 30/04/2023 - tưởng niệm 48 năm người Việt mất miền Nam Tự Do

Bài viết bởi Bạch Vân »

  •           


    Miếng Thịt Mỡ





    "Thằng bé thiếu dinh dưỡng, lớn không nổi. Mỗi khi thấy con cán bộ, cùng tuổi đó, hai má phinh phính, chân tay mũm mĩm, cô nghĩ đến con mình mà đau lòng"

    "Hai người đàn bà, trong cảnh túng quẫn, càng phải nương nhau mà sống. Cả hai đều cùng yêu thương một người trong tù, không biết sống chết lúc nào".

    "Cô là vợ sỹ quan 'ngụy' nên thường bị chửi mắng và phạt rất nặng, phần khác cô là gái một con trông mòn con mắt nên đôi khi họ rất tử tế cho lại hàng, không phải nộp phạt nhưng đề nghị phải đi ăn tối hay đi coi hát với một người nào đó trong bọn họ. Bị mắng chửi, bị phạt nặng cô nhẫn nhục chịu đựng, nhưng khi thấy họ tử tế, vui vẻ cho lại hàng là cô yên lặng bỏ hàng ra về. Cô thấy họ như những con rắn độc nhưng miệng lưỡi lúc nào cũng nhân nghĩa".


    Bà Tư không rõ mấy giờ rồi, nhưng ngoài đường đã vắng tiếng xe cộ, tiếng người nói. Bà nhắm mắt cố dỗ giấc ngủ nhưng bao nhiêu ý nghĩ cứ lẩn quẩn trong đầu. Lúc nãy, khi phụ với Lan, con dâu bà, sửa soạn các thức thăm nuôi, bà không thấy chiếc nhẫn cưới trên ngón tay của nó nữa. Tại sao con dâu bà lại cất chiếc nhẫn đi? Nếu nó phải lòng thằng con trai nào, nó có thể giấu chiếc nhẫn để không ai biết là nó là gái có chồng, nhưng về nhà ắt phải nhớ mà đeo vào. Đằng nầy nó vẫn giữ ngón tay trống trơn! Có phải nó muốn công khai tuyên bố sẽ đi lấy chồng khác? Điều bà lo sợ đã xảy ra? Bà hiểu và rất thông cảm con dâu. Năm năm rồi, thằng con trai bà đang ở trong trại cải tạo, không biết ngày nào được thả ra. Bà đã thấy cảnh người hàng xóm đi thăm nuôi con về, khóc từ ngoài đường vào nhà. Đem đồ tiếp tế, thăm nuôi lên trại cải tạo chờ từ sáng đến chiều tối, cán bộ trại ra bảo một cách thản nhiên "Con bà bị bvì nh chết rồi, về đi, hôm nào chính quyền địa phương sẽ có giấy báo sau". Cảnh đó cứ ám ảnh bà mãi. Mỗi lần con dâu đi thăm nuôi về, bà cứ thấp thỏm, sợ nó vừa đi vừa khóc như người hàng xóm thì không biết bà đau khổ đến chừng nào.

    Con trai bà là sĩ quan quân đội Cộng Hòa, bà nói lắm nó mới chịu làm đám cưới với một cô bạn học trước đây. Cưới xong, qua mấy ngày phép, nó lại ra đơn vị, hành quân liên miên. Họa hoằn lắm mới về thăm nhà. Khi thấy con dâu mang cái bụng lúp lúp, bà chưa kịp mừng thì Miền Nam rơi vào tay cộng sản, con trai bà đi tù. Chồng bà, trước bảy lăm (1975) là thầy giáo về hưu, khi cộng sản vào thì tiền hưu trí không còn nữa. Sau đó chồng bà bịnh, không tiền thuốc men, đành chịu chết. Con dâu bà làm thư ký hãng buôn. Hãng bị tịch thu, chủ bị đưa lên kinh tế mới với hai bàn tay trắng, thế là cô thất nghiệp. Mấy tháng sau, thằng cháu nội chào đời. Niềm vui có được thằng cháu kháu khỉnh không lấp được nỗi buồn chồng chết, con ở tù, nhà không còn một xu. Tất cả bất trắc đổ ụp xuống gia đình bà cùng một lúc, khiến bà điếng người, trí óc đặc cứng lại, không biết xoay xở ra sao. Thế rồi, cũng giống như bao người Miền Nam khác, bà và con dâu phải tìm mọi cách để có miếng ăn. Bà sắm một cái rổ lớn đựng linh tinh bánh, kẹo, khoai, chuối...dẫn thằng cháu nội mới chập chững, ra ngồi trước cổng trường tiểu học trên đường Chi Lăng, Gia Định bán cho học trò. Lời lãi chẳng bao nhiêu, hôm nào ế hàng thì đem khoai, chuối về ăn trừ bữa. Con dâu bà, thấy thiên hạ buôn bán chợ trời, bèn đem áo quần cũ của mình ra chợ Bà Chiểu ngồi ở vệ đường. Ít lâu sau thành người mua bán đồ cũ. Bất cứ đồ gia dụng gì người ta đem bán, cô đều mua rồi bán lại.


    Mấy năm nay, trong những dịp thăm nuôi, thỉnh thoảng bà được con dâu đưa hai bà cháu cùng lên thăm người ở tù. Thấy con trai gầy ốm quá, sợ nó chết nên bà cứ nắm lấy tay thằng con, tưởng như lần cuối gặp mặt. Bà biết con dâu cho bà cùng đi là một hy sinh rất lớn. Tiền xe cộ, ăn uống dọc đường khiến cho số vốn teo lại và gánh nặng gia đình càng nặng thêm. Bên sui gia cũng không hơn gì, có mấy người đàn ông đều đi tù cả nên chẳng ai giúp nhau được. Dù sao bà cũng cám ơn sui gia đã cho bà một cô dâu rất hiếu thảo, thương mẹ chồng, thương chồng, thương con. Có những bữa ăn, con dâu chỉ ăn qua loa, nhường phần cho bà, cho cháu bà. Nó bảo đã ăn ngoài chợ no rồi, nhưng bà biết rõ tính tằn tiện của con dâu, nó chẳng bao giờ ăn quà rong. Có lần bà bắt gặp, khi rửa chén, nó lén vét những hạt cơm còn sót trong nồi cho vào miệng. Bà quay đi, làm như không thấy nhưng nước mắt bà ứa ra.

    Đêm nào bà cũng lầm thầm cầu Trời khấn Phật, kêu réo vong linh chồng bà phò hộ cho con trai bà không chết trong tù, được thả về với gia đình. Dù sao trong nhà có đàn ông cũng là rường cột, đỡ đần biết bao khó khăn. Lúc đó con dâu bà không còn vừa vất vả vừa nhớ chồng đến héo hon. Và bà cũng biết, dù có thương nhớ chồng đến bao nhiêu thì với thời gian cũng phai nhạt dần trong khi cuộc sống ngày càng khó khăn. Nó không thể đi mãi trên con đường gian khổ hầu như vô tận đó được. Thế nên nó có bỏ đi cũng là chuyện thường tình. Điều lo lắng cho bà là không hiểu, khi đi lấy chồng khác, nó có dẫn theo thằng cháu nội của bà không? Rủi thằng con bà chết trong tù thì coi như chẳng còn ai hương khói, cúng kiến ông bà, cha mẹ. Mồ mả sẽ bị bỏ phế, vong linh tổ tiên, cả vợ chồng bà nữa sẽ thành những hồn ma đói khát, vất vưởng, không nơi nương tựa.

    Bà Tư thở dài, nhìn lên mái nhà tôn, bà không biết, khi con dâu bỏ đi, bà bán nhà nầy được bao nhiêu tiền, thăm nuôi thằng con được bao nhiêu lần? Không biết sức bà còn đi nổi không? Đường đi thăm nuôi, phải đi bộ nửa ngày trong rừng mới đến trại tù.

    Nhưng bán nhà rồi sẽ ở đâu? Hay là bán rẻ, chỉ xin để chiếc giường nhỏ ở chái nhà cho hai bà cháu? Bà Tư nhắm mắt, ước ao đây là cơn ác mộng để rồi bà sẽ tỉnh lại, sẽ sống lại những ngày tháng hạnh phúc bên chồng, bên con, nhưng phần khác bà biết chắc là cơn ác mộng sẽ còn bi đát hơn nữa.

    Bà lắng nghe những tiếng động dưới bếp. Con dâu bà đang nấu nướng, chuẩn bị vật thực, sáng mai đi thăm nuôi chồng. Lúc nãy, bà phụ nó xắt thịt, xắt sả, lặt rau...Nó bảo bà lên nghỉ ngơi. Thấy vẻ mặt buồn buồn, nhất là thấy ngón tay đeo nhẫn trống trơn, bà bỏ đi nằm. Bà không đủ can đảm chờ nghe nó bảo rằng sẽ đi lấy chồng khác.

    Bỗng nhiên bà thấy con dâu trở thành đối thủ của bà. Bà phải làm cách nào để giữ đứa cháu nội? Bà khóc lóc, năn nỉ? Hay bà làm bộ dữ dằn cho nó sợ? Điều chắc chắn là bà không thể chửi mắng nó được. Bà thương nó như con ruột. Giá như nó là con ruột, bà có khuyên nó ráng chịu đựng chờ chồng hay là để nó tự quyết định lấy? Chiều nay, thấy con dâu không xách bọc áo quần cũ về như mọi khi, bà đoán nó đã bán đổ, bán tháo tất cả để sáng mai đi thăm chồng lần cuối rồi nó đi thẳng với thằng chồng mới. Bỗng nhiên bà sợ đến nghẹt thở khi nghĩ đến cảnh con dâu bà tuyên bố với chồng nó là lần cuối thăm nuôi, nó sẽ đi lấy chồng khác. Rồi con bà sẽ phản ứng ra sao? Trong tù ăn uống thiếu thốn, lao động khổ sai mà tinh thần suy sụp thì cái chết sẽ đến chắc chắn. Bà thở dài, tự biết mình hoàn toàn bất lực, đành buông tay chờ tai họa ập đến.

    Mùi xào nấu thơm phức khiến bà nghĩ đến kỳ thăm nuôi kế tiếp bà phải tự lo lấy. Bà phải nấu nướng những gì, mua sắm món gì để đem lên cho con trên trại cải tạo? Suy nghĩ miên man, bà thiếp dần. Trong giấc ngủ, bà mơ thấy chỉ có mình bà xách giỏ thăm nuôi nặng trịch, lếch thếch lội bộ, qua đèo, vượt suối...rồi bà lại thấy cán bộ trại ra bảo con bà chết rồi, thế là bà lại lếch thếch quay về vừa đi vừa khóc...

    Sau khi cơm chín, cô Lan xới ra một cái thau nhỏ cho mau nguội, để sau đó, cô sẽ gói chặt bằng lá chuối thành cơm vắt. Cô cũng gói một gói nhỏ để ăn dọc đường. Cô đổ những miếng thịt ba chỉ mà mẹ chồng cô vừa xắt lúc nãy vào chảo. Cô đảo cho mỡ tan ra. Tiếng mỡ nổ lách tách nho nhỏ. Cô xếp những gói đậu, đường, gạo...những lon, lọ vào hai giỏ cói lớn. Cô cũng không quên bỏ vào giỏ một gói kẹo nhỏ, những viên kẹo xanh trong giấy kiếng để nhắc chồng nhớ những kỷ niệm đẹp khi còn đi học. Ngày đó cả hai cùng học chung một lớp, trường Lê Văn Duyệt, cô thường chờ giờ ra chơi, lén để những viên kẹo xanh, chua chua vào hộc bàn cho người yêu. Cô cũng không quên nhét vào xách tay của mình tấm khăn trải bàn bằng vải ny lông để đi dọc đường sẽ dùng che mưa nếu trời mưa, hoặc trễ chuyến xe, sẽ thành tấm đắp khi cùng với những người thăm nuôi khác ngủ bờ, ngủ buội...Cô đảo tiếp chảo thịt mỡ cho chín hẳn mới đổ sả bằm, đường, ớt bột và hai gói mắm ruốc vào. Cô chợt thấy một miếng mỡ lớn, cỡ ngón tay cái lẫn vào đấy, có lẽ mẹ chồng cô quên cắt nhỏ miếng mỡ nầy. Cô tưởng tượng khi chồng cô bắt gặp miếng mỡ lớn nầy sẽ ngạc nhiên lắm. Miếng mỡ ướp mắm ruốc, vừa thơm vừa cay cay, chồng cô cắn ngập vào đấy cho mỡ tươm ra trên lưỡi. Cô Lan mỉm cười, nước miếng cô ứa ra vì thèm. Cô mút đầu đũa, chép miệng "Mắm ruốc ngon thật!" Cô nuốt ực nước miếng. Lòng cô vui vì nghĩ đến chồng, khi ăn món ruốc sả nầy sẽ thấy ngon và sẽ nhớ đến cô, thương yêu cô nhiều hơn.

    Khi thấy ruốc hơi quánh lại, cô trút chảo ruốc vào một thau nhỏ, chờ cho nguội mới bỏ vào bao ni lông, nhét vào lon guigoz (một loại lon nhôm, cỡ một lít, đựng sữa bột, hiệu Guigoz, khi dùng hết sữa, lon được giữ lại đựng nước, thức ăn rất tiện lợi. Tù cải tạo thường dùng loại lon nầy). Miếng mỡ lớn lại xuất hiện, lăn vào góc thau. Cô gắp bỏ lại vào chảo cùng với ít mắm ruốc và bắc chảo lên bếp. Cô định dùng miếng mỡ rán thêm chút nước mỡ. Cô múc mấy vá cơm bỏ vào chảo và đảo lên. Những hạt cơm trắng dính mắm thành màu nâu. Cô thêm chút nước mắm, đập vài tép tỏi, bỏ vào. Một lát, cô nhắc xuống chia đều chỗ cơm chiên vào hai chén nhỏ. Sáng mai hai bà cháu sẽ có món điểm tâm đặc biệt. Phần cô là những hạt cơm còn sót lại trong chảo, ước chừng vài muỗng. Miếng thịt mỡ nằm lẫn vào cơm chiên nhưng cô nhận ra ngay, cô gắp bỏ vào lon guigoz đựng mắm ruốc của chồng, nhưng không hiểu sao, cô gắp bỏ vào chén cơm cho con. Sáng mai cô dậy sớm đi thăm nuôi, thằng bé thức giấc không thấy mẹ sẽ khóc, bà nội nó sẽ cho nó ăn cơm chiên với miếng mỡ nầy, nó mừng lắm, sẽ hết khóc. Từ ngày cha nó đi tù, nó chưa hề được ăn miếng ngon nào, chỉ những dịp thăm nuôi, cô mới dành lại cho con chút thức ăn. Cô để miếng mỡ trên chén cơm, bà nội nó sẽ hiểu là phần của cháu bà. Thằng bé thiếu dinh dưỡng, lớn không nổi. Mỗi khi thấy con cán bộ, cùng tuổi đó, hai má phinh phính, chân tay mũm mĩm, cô nghĩ đến con mình mà đau lòng. Miếng ăn hàng ngày không đủ, lấy đâu mà bổ dưỡng. Cô không hiểu chút mỡ nầy có chất bổ gì, nhưng có còn hơn không.

    Cô nhớ lại lúc mang bầu thằng bé, mẹ chồng cô mừng lắm, cứ ép ăn món nầy, món nọ. Bà còn bổ thuốc Bắc về, lụm cụm sắc lên, dỗ dành cô như với người bịnh. Vì thương bà, cô nhắm mắt uống bừa thứ nước vừa thơm vừa đắng vừa khó nuốt. Cô biết, sự săn sóc đó là vì cháu nội nhưng cũng có thương cô. Lúc nào bà cũng dịu dàng với cô. Cô thương mẹ chồng như mẹ ruột. Hai người đàn bà, trong cảnh túng quẫn, càng phải nương nhau mà sống. Cả hai đều cùng yêu thương một người trong tù, không biết sống chết lúc nào. Sau bảy lăm (75), cha chồng chết, chồng đi tù, mẹ chồng cô trở nên ít nói. Càng ngày bà càng gầy yếu, lưng còng xuống. Bà chóng già vì buồn phiền và thiếu ăn. Cũng may bà chưa ngã bịnh. Cô bỗng lo lắng, rủi mẹ chồng cô bịnh hoạn thì tiền đâu lo thuốc men, chạy chữa? Chẳng may có mệnh hệ nào thì sao? Ý nghĩ đó khiến cô vừa sợ vừa tội nghiệp cho bà. Thế nên cô bèn gắp miếng mỡ từ chén thằng con bỏ qua chén cơm mẹ chồng. Cô mỉm cười nghĩ ra một ý hay là cô vùi miếng mỡ trong cơm, mẹ chồng cô sẽ không thấy. Cô xúc cơm còn lại trong chảo cho vào chén thằng con, như thế, sáng mai bà thấy chén nào nhiều cơm sẽ lấy ra cho thằng bé ăn. Bà sẽ ăn sau, sẽ gặp miếng mỡ. Cô vét mấy hạt cơm còn lại trong chảo cho vào miệng. Cơm chiên mắm ruốc ngon thật! Chỉ được hơn muỗng cơm, cô nhai thật chậm để thưởng thức được lâu món ăn đặc biệt nầy. Xong, cô uống nước, thấy lửng dạ, cô súc miệng, rửa tay, chuẩn bị đi ngủ, sáng mai còn phải dậy sớm. Khi lau tay, cô cảm thấy bàn tay mình có gì bất thường mới nhớ ra chiếc nhẫn cưới không có trên ngón tay! Cô đứng lặng người. Cô buồn quá, nước mắt ứa ra. Vật kỷ niệm của vợ chồng cô không còn nữa! Trưa nay, lúc ngồi bán áo quần cũ trên lề đường, bên hông chợ Bà Chiểu, phía Lăng Ông, cô ngồi nghĩ đến ngày mai đi thăm nuôi chồng, sẽ gặp chồng, nhìn chồng cho đỡ nhớ. Bán xong mớ hàng nầy cô sẽ mua những gì để tiếp tế cho chồng? Cô sẽ gửi một gói kẹo để nhắc chồng nhớ lại những ngày còn đi học, yêu nhau, đẹp đẽ, hạnh phúc. Đang mơ mộng, cô bỗng nghe lao xao và tiếng kêu "Công an!". Mọi người ôm hàng hóa tuông chạy, cô cũng vội túm bốn góc của tấm ny lông lót trưng bày quần áo cũ của mình, định chạy vào cổng bên hông của Lăng Ông, nhưng không kịp, khắp nơi đã đầy công an với dân phòng. Thế là họ giật lấy những hàng hóa, thịt thà, rau cỏ, gà vịt... của những người buôn bán lề đường, vất tất cả vào xe, chở đi. Vì quá bất ngờ, những nạn nhân chỉ biết đứng ngớ ra, thất thần. Quãng đường nầy cấm tụ tập buôn bán. Mỗi khi có lễ lớn như Quốc Khánh, ngày thành lập đảng, sinh nhật bác Hồ...là công an với dân phòng đi dọn dẹp lòng lề đường "cho đường phố được mỹ quan". Thường thì nghe báo động một số nhanh chân thoát được. Không ngờ hôm nay công an lại mặc thường phục, họ chia nhau mỗi công an đứng gần một người ngồi bán, thế nên khi xe công an sắc phục xuất hiện người bán vừa đứng lên là hàng hóa đã bị công an thường phục đứng bên cạnh giữ chặt, không chạy được, đành bị tịch thu. Muốn nhận lại hàng phải lên phường công an nộp phạt. Tiền phạt rất nặng. Công an rất khôn, ngày thường họ không đuổi, vì đuổi, chẳng ai đến đó buôn bán thì ngày lễ lấy đâu ra tiền phạt. Cô Lan không muốn đi chuộc những áo quần cũ đó. Cô là vợ sỹ quan 'ngụy' nên thường bị chửi mắng và phạt rất nặng, phần khác cô là gái một con trông mòn con mắt nên đôi khi họ rất tử tế cho lại hàng, không phải nộp phạt nhưng đề nghị phải đi ăn tối hay đi coi hát với một người nào đó trong bọn họ. Bị mắng chửi, bị phạt nặng cô nhẫn nhục chịu đựng, nhưng khi thấy họ tử tế, vui vẻ cho lại hàng là cô yên lặng bỏ hàng ra về. Cô thấy họ như những con rắn độc nhưng miệng lưỡi lúc nào cũng nhân nghĩa. Như trường hợp của cô. Mất vốn hoài. Họ tịch thu hàng, lấy tiền của cô mà vẫn cứ hăm dọa là sẽ đưa cô vào trại cải tạo để thành công dân tốt xã hội chủ nghĩa. Mà cô có làm gì phạm pháp đâu?

    Sáng nay cô đã dốc hết vốn liếng ra mua được một số áo quần còn tốt của một người túng tiền, đến trưa cô bị tịch thu tất cả. Thế nên cô đành bán chiếc nhẫn cưới để mua thực phẩm thăm nuôi chồng. Tính cô không biết nói dối, cô suy nghĩ mãi không biết giải thích cách nào để chồng không nghi ngờ lòng chung thủy của cô, mà nói thật thì chồng sẽ lo lắng cho gia đình. Cô cũng không thấy trong nhà còn gì có thể đem bán làm vốn để sinh sống. Trong những ngày sắp tới đây, chắc gì trong nhà còn gạo để ăn nói gì đến thăm nuôi. Có thể cô không thăm nuôi chồng nữa. Nghĩ thế cô càng sợ hãi, chồng cô đã gầy rạc, hai má tóp lại, hốc mắt sâu xuống, hai bàn tay trơ xương, nếu không có thăm nuôi chắc gì sống nổi! Nghĩ đến đấy cô vội lấy đôi đũa moi miếng mỡ trong chén cơm của mẹ chồng bỏ vào lon ruốc sả của chồng. Cô thì thầm như nói với chồng "Thêm chút mỡ nầy cũng đỡ, anh cố gắng chịu đựng, em sẽ tìm mọi cách lên thăm anh, nhưng chỉ thăm thôi chứ em không còn tiền để mua thực phẩm nuôi anh". Cô như an ủi chồng "Em sẽ đem con lên cho anh thăm". Rồi cô thấy háo hức, vui mừng khi nghĩ đến giây phút gặp mặt chồng. Cô nhớ lại những lời chồng dặn "Em đừng đem quà cáp cho tốn tiền. Anh chỉ cần được gặp em, gặp con là anh đủ tinh thần chịu đựng rồi. Nhất là khi thấy con chóng lớn là anh vui". Cô biết chồng cô cố giấu nỗi buồn khi thấy con xanh xao, ốm yếu... Vậy là cô lại gắp miếng thịt mỡ trong lon ra, bỏ vào chén của con. Con khỏe mạnh, chồng cô sẽ vui, sẽ cố gắng chịu đựng gian khổ.

    Miếng thịt mỡ chỉ bằng ngón tay cái, như một sinh vật, cứ nhảy từ lon ra chén rồi từ chén nhảy vô lon.

    Cô buông đũa, chạy vào giường, ôm lấy con, và cô khóc nức nở. Giòng nước mắt yêu thương chồng con, lo lắng không biết bao giờ chồng về hay sẽ chết trong tù?! Cô cũng khóc vì buồn cho hoàn cảnh mình, chân yếu tay mềm, không đủ sức nuôi mẹ chồng, nuôi chồng, nuôi con...

    Bà Tư vẫn còn thao thức. Tuy nhắm mắt nhưng nghe những tiếng động, bà biết con dâu đang làm gì. Tiếng soong, chảo là cô đang nấu nướng, tiếng lon guizgo va chạm nhau là cô đang sắp xếp đồ thăm nuôi vào giỏ xách. Đến khi nghe tiếng cô khóc thì bà mừng vì yên trí rằng con dâu bà, có thể ngày mai, sau khi thăm nuôi, nó đi luôn theo chồng mới nhưng sẽ không dẫn con theo. Vì không dẫn con đi nên nó mới khóc lóc, lưu luyến với con như thế. Bà ngồi dậy, đi xuống bếp vừa nói.

    - Con ngủ đi, lấy sức mai đi sớm, để mẹ dọn dẹp.
    - Cám ơn mẹ. Sáng mai con cho cháu cùng đi thăm ba nó.
    Bà lại đâm lo, kiểu nầy nó dám dẫn cháu bà đi luôn, bà hỏi dò.
    - Con có đem áo quần của nó theo không?
    Con dâu bà ngạc nhiên.
    - Dạ không, đi về một ngày. Mọi khi đâu có cần đem áo quần theo?
    Bà mừng rỡ.
    - Cám ơn con!
    Cô càng ngạc nhiên hơn, không hiểu sao mẹ chồng cô lại nói tiếng cám ơn đó?

    Phạm Thành Châu

    Nguồn:https://tiengthongreo.blogspot.com

              
Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5468
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Re: - 30/04/2023 - tưởng niệm 48 năm người Việt mất miền Nam Tự Do

Bài viết bởi Bạch Vân »

  •           


    TRỊNH CÔNG SƠN, TÊN VIỆT CỘNG NĂM VÙNG, PHÁT BIỂU TRÊN ĐÀI SÀI GÒN NGÀY 30 THÁNG TƯ NĂM 1975


    Tháng Tư nhìn lại!

    Tay dắt Trịnh Công Sơn vô Đài phát thanh Sài Gòn sủa bài“Nối vòng tay lớn” vào ngày 30/4/1975 là tên Nguyễn Hữu Thái, Chủ tịch đầu tiên của Tổng hội Sinh viên Sài Gòn (1963 - 1964).
    Dương Văn Mình mang mắt kiếng đang ngồi. Nguyễn Hữu Thái, tên cầm giấy trong hình, hiện chuồn qua Canada!








    Nguồn:https://www.facebook.com/baovietluan


              
Last edited by Bạch Vân on Thứ ba 25/04/23 13:30, edited 1 time in total.
Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5468
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Re: - 30/04/2023 - tưởng niệm 48 năm người Việt mất miền Nam Tự Do

Bài viết bởi Bạch Vân »

          


Hồn Nước Với Cờ Vàng






          
Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5468
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Re: - 30/04/2023 - tưởng niệm 48 năm người Việt mất miền Nam Tự Do

Bài viết bởi Bạch Vân »

          

          






Hát cho ngày Sài Gòn quật khởi
Nguyệt Ánh
Bạch Vân

Hỡi những người con của mẹ Việt Nam !
Ngay trong Đô Thành hoặc đang sống nơi các thôn làng
Từ động ruộng khô hay góc đê, từ từng trại giam trên đất quê
Từ khắp bốn phương trời tận cùng thế giới

Hỡi những người con của mẹ Việt Nam !
Tay trắng quê người từng lớp sống tranh đấu tuôn tràn
Tràn từ Đông Âu - Bá Linh, tràn về tận Nga Sô - Bắc Kinh
Tràn cuốn riết vô thần Mác Lê tan tành

ĐK:
Đòi lá phiếu tự do, đòi phố cũ đường xưa !
Khắp quê hương cháy bùng lửa thiêng tranh đấu
Giành tiếng nói người dân, giành tấc đấc nhà nông
Nơi nơi đã vang rền lời gọi non sông !

Hỡi những người con của mẹ Việt ơi !
Sau cơn mưa rồi ngày sẽ sáng tươi ánh mặt trời
Hẹn cùng bình minh xua bóng đêm, đòi Sài Gòn xưa cho phố quen
Rộn những bước chân về tự do công lý !

Lớp lớp người đi có bà mẹ quê
Nương theo chân cầu gạt nước mắt gượng vẫy tay chào
Mẹ chào đàn con nơi xứ xa, hẹn chào đàn con trên đất cha
Đoàn kết đấu tranh đòi nước non sơn hà

( ĐK ......... )


Hãy nói cùng nhau về một niềm tin !
Quê hương thanh bình toàn dân sống no ấm yên lành
Hàng triệu bàn tay vun đất cha rợp trời tự do muôn sắc hoa,
Ngàn tiếng hát câu hò rộn vang trong gió

Muốn nước Việt Nam Dân Chủ Tự Do !
Muốn có nhân quyền và bác ái trên khắp cõi đời
Đồng một nhịp tim em với anh, hợp cùng toàn dân ta đấu tranh
Từ dốc núi gập ghềnh đến nơi thị thành

( ĐK ......... )




          




          
Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5468
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Re: - 30/04/2023 - tưởng niệm 48 năm người Việt mất miền Nam Tự Do

Bài viết bởi Bạch Vân »

          


Nhật ký tháng Tư







Hai mươi tháng Tư tiễn em đi Mỹ
Ta biết dễ dàng mất bé từ đây
Em lên máy bay, ta về đơn vị
Đất Biên Hòa buồn… chết điếng cỏ cây

Hai mốt tháng Tư ta vào Quân Đoàn
Ngồi nghe thuyết trình, nhận lệnh hành quân
Tay áo xăn cao một đời thám kích
“Kiến lửa bu đầy” nhột cả đôi chân

Hai hai tháng Tư... ta vào Đại An
Chứng kiến cảnh dân bỏ xóm bỏ làng
Dân chạy đến đâu… địch bò đến đó…
Đâu được như em chừ đã thênh thang

Hai ba tháng Tư… ta ngược Đồng Nai
Sương ôm mặt sông lau sậy thở dài
Địch xua quân tràn giữa đêm vắng lặng
Ta chỉnh pháo… và thây giặc chồng thây

Ta lạc mấy ngày trong lòng đất địch
Gọi đã khàn hơi chẳng thấy bạn bè
Thằng nào cũng đang giữ từng tấc đất
Đâu có thì giờ để cứu ta ra

Hai tám tháng Tư… ta ra lộ Một
Gặp ông tướng vùng thị sát thăm dân
Ông nói lung tung, ông thề sống chết
Ông nói xong rồi, ông bay biệt tăm

Hai chín tháng Tư… Biên Hòa xơ xác
Ta về Sài Gòn ngang qua nghĩa trang
Ta đứng nghiêm chào bạn ta đã chết
Như tự chào mình - nát cả tim gan.

Ba mươi tháng tư… ta ôm mặt khóc
Trên cầu Saigon cạnh phố Hùng Vương
Mười năm binh đao… mưòi ngày kết thúc
Ta còn nguyên mà…. mất cả quê hương !

Trạch Gầm


Nguồn:http://www.buctranhvancau.com



          
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20163
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: - 30/04/2023 - tưởng niệm 48 năm người Việt mất miền Nam Tự Do

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           




    Lằn ranh QUỐC CỘNG.
    ___________________
    Bằng Phong Đặng văn Âu _ 20/03/2023




    Tình cờ coi cái video clip của ông youtuber Vũ Hoàng Lân phỏng vấn ông Joe Đỗ Vinh, tôi xin phép nói lên đôi điều suy nghĩ. Dưới đây là đường link của cuộc phỏng vấn:

              

              



    Tôi nhận thấy thái độ của ông Đỗ Vinh rất tự tin, lớn tiếng, ngạo mạn ra vẻ coi khinh Cộng Đồng Chống Cộng. Ông nói lằn ranh Quốc Cộng là do mấy ông chống Cộng ở ngoài này và trong nước đặt ra vì tư lợi. Bởi vì cái tên nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đã thay bằng Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam từ năm 1976. Còn nước Việt Nam Cộng Hòa đã chết từ năm 1975. Ông thách thức đòi hỏi có ai chỉ cho ông thấy lằn ranh Quốc Cộng ở nơi nào. Ông Vũ Hoàng Lân bảo rằng nếu ông Đổ Vinh nói như thế, thì sẽ hứng lấy búa rìu của những người Chống Cộng ở Bolsa và ảnh hưởng đến tương lai chính trị. Ông Đỗ Vinh tỏ ra không tin những lời nói mạnh bạo của ông sẽ ảnh hưởng đến tương lai chính trị của ông.

    Tôi là một cựu quân nhân, từng ra chiến trường chống lại quân xâm lăng Việt Cộng. Tôi hiểu vì sao tôi cầm súng chiến đấu, chứ không phải là loại lính đánh thuê. Sau năm 1975 mất nước, ra Hải ngoại, tôi vẫn tiếp tục chiến đấu bằng cách công khai bày tỏ quan điểm, lập trường của một chiến sĩ chiến đấu vì lý tưởng tự do, không bao giờ ngần ngại tranh luận với bất cứ người nào có thái độ lịch sự, nhã nhặn, lễ phép, xây dựng để cùng nhau tìm ra một hướng đi chững chạc cho dân tộc. Tôi không bao giờ phỉ báng đời tư của bất cứ đối tượng nào để cuộc tranh luận biến thành cuộc xỉ vả lẫn nhau giống như bọn hàng tôm, hàng cá, đầu đường xó chợ. Trước hết, tôi xin viết ra đây về lằn ranh Quốc Cộng để giúp các bạn trẻ hiểu thế nào là lằn ranh. Và tiếp theo, tôi sẽ có đôi lời nhận xét và phân tích tại sao ông Joe Đỗ Vinh có thái độ ngạo mạn, ngông nghênh, coi thường Cộng Đồng.




    • A/ Về lằn ranh Quốc Cộng:

      Sau năm 1954, các thế lực Quốc tế cắt Việt Nam ra làm đôi, lấy Sông Bến Hải ở vỹ tuyến 17 làm lằn ranh. Từ vỹ tuyến 17 trở lên phía Bắc thuộc chế độ cộng sản có tên là nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Từ vỹ tuyến 17 xuôi về phía Nam thuộc chế độ tự do, có tên nước là Việt Nam Cộng Hòa. Nhưng sau Tháng Tư năm 1975, Việt Cộng được sự tiếp tay của bọn phản bội, “nên một chế độ man rợ đã đánh bại một nền văn minh”. Lằn ranh Quốc Cộng ở vỹ tuyến 17 đã bị xóa kể từ đó. Nhưng ông Joe Đỗ Vinh nói rằng năm 1976 Việt Cộng đã đổi tên nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa thành nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa và nước Việt Nam Cộng Hòa đã chết thì không còn lằn ranh nữa là không đúng. Có lẽ ông Đỗ Vinh tuyên bố mạnh bạo như thế vì ông không học lịch sử. Tôi sẽ giải thích cho ông Đỗ Vinh hiểu.

      Năm 1930, Hồ Chí Minh lập ra đảng Cộng sản Đông Dương, nhưng bị Thực dân Pháp đặt ra ngoài vòng pháp luật. Hồ Chí Minh liền tuyên bố giải tán đảng Cộng Sản và lập ra Hội Nghiên Cứu Chủ Nghĩa Marx. Thực tế cho thấy đảng Cộng Sản vẫn bí mật hoạt động, bằng cách tuyên truyền láo khoét với sự tiếp tay của bọn trí thức ngu xuẩn. Nếu ai không tin vào sự tuyên truyền của chúng thì bị chúng chặt đầu. Việt Cộng đổi tên nước không có nghĩa Việt Cộng từ bỏ đường lối cai trị dân theo mô hình Lenin lập ra. Cho đến nay, chủ trương súc vật hóa người dân dưới quyền của Việt Cộng vẫn y nguyên. Tức là giữa bọn cầm quyền và quần chúng vẫn có lằn ranh.

      Về nước Việt Nam Cộng Hòa với thể chế tự do không còn trên lãnh thổ nữa, nhưng ở Hải ngoại, Hội Văn Bút Việt Nam vẫn còn được Quốc tế nhìn nhận. Trên thế giới hiện nay ít nhất có hai loại người Việt. Đó là
      • người Việt Việt Nam Cộng Hòa
      • và người Việt Việt Cộng.


      Thế nào là người Việt Việt Nam Cộng Hòa?

      • · Người Việt Nam Cộng Hòa là người có giáo dục, có văn hóa, nhất quyết không nói, không làm điều gì thương tổn đến thanh danh của những chiến sĩ đã bỏ mình vì lý tưởng tự do.
                  
      • · Người Việt Nam Cộng Hòa sống lương thiện, không núp đằng sau những chiêu bài Chống Cộng để mưu cầu tư lợi hay danh vọng. Nhất là không a tòng với bọn tay sai Việt Cộng.
                  
      • · Người Việt Nam Cộng Hòa là người biết đau trước nỗi đau của đồng bào mình bị Việt Cộng tước đoạt quyền làm người. Dù ngày nay đã qua thời kỳ bao cấp, không còn phải ăn bo bo để sống, nhưng không có nghĩa phẩm giá của người dân đã được tôn trọng như ông MC Nguyễn Ngọc Ngạn ca tụng. Con người không phải chỉ sống bằng miếng ăn.


      Với những đặc điểm khái quát vừa nêu trên, giữa người Việt Việt Nam Cộng Hòa với Việt Việt Cộng vẫn có một lằn ranh, tuy vô hình, nhưng vẫn thấy được. Xin dẫn chứng:
      • Người có lập trường Quốc gia chân chính, sống lương thiện, không lừa đảo có thể hiên ngang nói mình là người Việt Việt Nam Cộng Hòa.
      • Đố thằng Việt Cộng hoặc tay sai nào dám xưng nó là người Việt Việt Cộng mà không bị nạn nhân cộng sản nguyền rủa.
      Bằng cớ là ông David Dương dùng tiền của Việt Cộng, mở tiệc khao bọn doanh gia và bọn dân cử để kêu gọi họ có tiếng nói chung với Việt Cộng, nhưng vẫn có vị dân cử, doanh gia có lòng tự trọng không tham dự, tức là có lằn ranh, chứ đâu phải không có?
      Ông Joe Đỗ Vinh nói duy trì lằn ranh Quốc – Cộng đâu có lợi gì đâu?
      Đứng trên phương diện lợi, thì có thể ông Joe Đỗ Vinh nói đúng. Nhưng những người Việt Nam không tham lợi, có lòng tự trọng, không chịu ngồi chung bàn với Việt Cộng, tức là vẫn còn có lằn ranh:
      • Lằn ranh giữ người có liêm sỉ
      • và “bọn thà mất nước hơn mất đảng”!



                
    • B/ Về thái độ của ông Joe Đỗ Vinh:

      Thái độ ngông nghênh của ông Joe Đỗ Vinh quả có vẻ khinh miệt Cộng Đồng. Nhưng không phải chỉ có ông Đỗ Vinh khinh bỉ Cộng Đồng mà thôi. Những ông Tạ Đức Trí, Nguyễn Quốc Lân, Charlie Nguyễn, Nam Quang đều khinh Cộng Đồng.

      Ông Thị trưởng Westminster Tạ Đức Trí ngang nhiên rước Việt Cộng Ngô Thanh Vân vào sảnh đường Tòa Thị Chính, dẹp Cờ Vàng sang một bên để trao bằng khen, mà Cộng Đồng thắc mắc, ông không thèm trả lời. Thái độ im lặng đó không phải là khinh khi, thì gọi là gì?

      Ông Trần Thái Văn được Cộng Đồng gọi là Bố Già (nghe giống như Mafia) cầm đầu các ông Nguyễn Quốc Lân, Tạ Đức Trí, Charlie Nguyễn, Nam Quang cấu kết nhau bày trò dựng Tượng Đài tưởng niệm Thủy Quân Lục Chiến tái chiếm Cổ Thành Quảng Trị để gây quỹ. Ai cũng thấy đó là một sự cố tình chia rẽ các Quân Binh chủng VNCH, thể theo Nghị Quyết của Việt Cộng. Tổng Hội Thủy Quân Lục Chiến ủng hộ việc xây Đài Tưởng Niệm, nhưng yêu cầu tưởng niệm tất cả Quân Binh Chủng có công trong việc tái chiếm Cổ Thành. Các ông đại diện dân bất chấp lời yêu cầu, mang lên San Jose dựng bia. Hành động đó là sự khinh bỉ, chứ gì nữa?

      Sở dĩ các ông trẻ đó khinh bỉ mấy ông già là vì “Thượng bất chính, hạ tắc loạn”. Xin dẫn chứng;

      • · Ông Phó Đề đốc Hải Quân Hoàng Cơ Minh bày đặt khai sinh ra cái Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam để lừa đảo Niềm Tin đồng bào, mà không một ông Tướng, ông trí thức, ông lãnh tụ đảng nào dám lên tiếng ngăn cản, nên giới trẻ khinh.

        · Nhà báo Đạm Phong bị quân khủng bố bắn chết, không một cơ quan ngôn luận nào của người Việt gửi một lời chia buồn đến gia đình nạn nhân, nên giới trẻ khinh sự vô tâm, vô cảm của mấy ông làm truyền thông đối với bạn đồng nghiệp.

        · Tập thể Chiến sĩ lập ra là để hướng dẫn đồng bào chống lại âm mưu xâm nhập của Việt Cộng, nhưng chỉ thấy các ông lính mặc quân phục, họp nhau ăn uống, chào Quốc kỳ, hát Quốc ca và phủ cờ, xếp cờ, bị nhà báo Sức Mấy chế giễu mà không biết nhục, nên các bạn trẻ khinh khi.

        · Việt Tân là một băng đảng thoát thai từ một Mặt Trận thảo khấu, mà các đảng phái chính trị, các Hội đoàn Quân Đội vẫn để cho chúng hoạt động, nên các bạn trẻ khinh khi.


    Ngại bài viết quá dài, tôi chỉ nêu lên một số màn Chống Cộng giống trò hề, những bất lực của người lớn, là cũng đủ cho giới trẻ coi thường các bậc cha anh rồi. Ngôi nhà Việt Nam dột tử trên nóc dột xuống, làm sao rường cột không mục nát? Ông Joe Đỗ Vinh trả lời ông Youtuber Vũ Hoàng Lân rằng ông không sợ những lời nói khinh thường Cộng Đồng ảnh hưởng đến tương lai chính trị của ông là có lý do. Tại vì ông Joe Đỗ Vinh thấy những ông Trí Tạ, Charlie Nguyễn, Nam Quan bị dư luận tố giác làm tay sai cho Việt Cộng mà vẫn đắc cử đấy thôi! Sức mấy ông Joe Đỗ Vinh lo sợ phản ứng của Cộng Đồng làm ông thất cử?

    Do đó, “Nhân dân nào, chính quyền đó” là đương nhiên!
    Việt Cộng xâm nhập vào Thủ đô tị nạn cộng sản một cách dễ dàng được là đương nhiên!

    Ngay trên đất nước tự do của Hoa Kỳ mà một tập đoàn dân cử được ông David Dương dùng tiền Việt Cộng gọi đến cho bữa ăn tiệc là hân hoan, hớn hở tham dự ngay, thì mong gì ở tương lai nòi giống. Tưởng rằng mất nước, mất nhà, mất vợ, mất con, mất sự nghiệp, thì ít nhất cũng còn lại chút lòng tự trọng. Không ngờ mất tuốt luốt luôn! Chẳng qua sự không biết nhục của người lớn làm cho những người trẻ coi khinh! Chẳng thể nào trách ông Joe Đỗ Vinh tỏ ra ngạo mạn, khinh miệt đồng bào!

    Thử hỏi mới đây tại Orange County, cái tổ chức gọi là Liên Minh Dân Tộc ra đời, yêu cầu Việt Cộng cho phép được bầu cử tự do, mà nếu Việt Cộng cho phép, thì liệu Liên Minh có thắng được không, hay Việt Cộng sẽ cho vài tên làm cò mồi vào để trang hoàng cho vui?

    Chắc chắn ông David Dương biết một ngày nào đó Việt Cộng sẽ vắt chanh bỏ vỏ, nhưng ông ta vẫn nhắm mắt làm tay sai, bất kể người đời khinh bỉ, vì ông ta cũng trót bị quỷ ám giống như một bầy trí thức phản bội trước năm 1975. Hết thuốc chữa rồi, bà con ơi!




    Bằng Phong Đặng văn Âu, Ngày 19 tháng 3 năm 2023.
    714 – 276 – 5600
    [email protected]


    https://khongquanc130.blogspot.com/2023 ... phong.html
Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5468
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Re: - 30/04/2023 - tưởng niệm 48 năm người Việt mất miền Nam Tự Do

Bài viết bởi Bạch Vân »

          



          
Trả lời

Quay về “Tưởng niệm ngày Quốc Hận 30/04/1975”