Hiến pháp Mỹ và nền Cộng hòa – Chính phủ của tôn giáo và đức hạnh

Trả lời
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20163
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Hiến pháp Mỹ và nền Cộng hòa – Chính phủ của tôn giáo và đức hạnh

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           





    Hiến pháp Mỹ và nền Cộng hòa –
    Chính phủ của tôn giáo
    và đức hạnh

    ___________________________
    Đan Thư _ 12/10/2020



              

    Hiến pháp Mỹ và nền Cộng hòa - Chính phủ của tôn giáo và đức hạnh.

              

    Năm xưa khi Benjamin Franklin rời khỏi hội nghị về Hiến pháp, một phụ nữ đã đến hỏi ông rằng: “Ngài đã để lại cho chúng tôi những gì?” Franklin ngay lập tức trả lời: “Một nền Cộng hòa, thưa bà, nếu bà và con cháu bà có thể bảo vệ được nó”.

    Hiến pháp Hoa Kỳ đã thiết lập một chính phủ Cộng hòa đầu tiên trên thế giới


    Hiến pháp Hoa Kỳ là bộ luật tối cao của Hoa Kỳ được soạn thảo ngày 17 tháng 9 năm 1787, dựa trên tư tưởng tam quyền phân lập giữa nhánh Lập pháp (Quốc hội), Hành pháp (Tổng thống) và Tư pháp (Tòa án).

              

    Hiến pháp Hoa Kỳ là bộ luật tối cao của Hoa Kỳ được soạn thảo ngày 17 tháng 9 năm 1787.

              

    Cùng với Tuyên ngôn Độc lập viết năm 1776, bản Hiến pháp này đã thể hiện tinh thần khoa học, tiến bộ và nhân bản của người Mỹ trong việc xây dựng nhà nước Cộng hòa đầu tiên trên thế giới trong lịch sử cận đại.

    Hiến pháp Hoa Kỳ là bản Hiến pháp lâu đời nhất và nổi tiếng nhất với trên 200 năm lịch sử. Từ khi được hiệu lực năm 1789, nó đã được tham khảo nhiều lần để làm mô hình cho các Hiến pháp của những quốc gia khác.




    Nhà nước Cộng hòa là gì?

    Nền cộng hòa Republic bắt nguồn từ chữ “representatives” tức là cai trị bởi những người đại diện cho dân, chính phủ được lập ra bởi nhân dân, và hoạt động để bảo vệ lợi ích người dân, đảm bảo cho người dân được thừa hưởng các quyền mà Chúa ban và Luật tự nhiên chi phối. (“The laws of Nature and laws of Nature’s Gods” là những dòng đầu tiên của Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ và được coi là hiển nhiên)

    “Để đảm bảo cho những quyền lợi này, các chính phủ được lập ra trong nhân dân và có được quyền lực chính đáng trên cơ sở sự đồng ý của nhân dân, rằng bất cứ khi nào một thể chế chính quyền nào đó phá vỡ những mục tiêu này, thì nhân dân có quyền thay đổi hoặc loại bỏ chính quyền đó và lập nên một chính quyền mới, đặt trên nền tảng những nguyên tắc cũng như tổ chức thực thi quyền hành theo một thể chế sao cho có hiệu quả tốt nhất đối với an toàn và hạnh phúc của họ.” (Trích Tuyên ngôn Độc lập Mỹ)


              

    Bản tuyên ngôn độc lập Hoa Kỳ 4/7/1776, lưu giữ tại Thư viện Quốc hội Mỹ.

              

    Việc sinh ra Hiến pháp để quản lý chính phủ, hạn chế quyền lực của tổng thống và chia sẻ quyền lực của chính phủ để kiểm soát lẫn nhau. Hiến pháp không quản lý nhân dân mà cấp quyền cho nhân dân kiểm soát chính phủ.

    Câu hỏi đặt ra là, nếu chính phủ Cộng hòa không cai trị nhân dân, thì ai quản lý nhân dân? Nếu người dân ai cũng “tự do” định nghĩa quyền của mình theo bất cứ cách hiểu nào tùy ý như phe cấp tiến cổ xúy, thì chẳng phải xã hội sẽ đại loạn bất trị?



    Trong chính phủ Cộng hòa ai cai trị nhân dân?

    “Government” có nghĩa là chính quyền hoặc sự cai trị. Sự cai trị luôn có 2 phần: cai trị từ bên ngoài và cai trị bên trong.

    Cai trị bên ngoài được thực hiện cưỡng chế thông qua các luật lệ do nhà nước tạo ra, và thực thi bằng hệ thống công an và nhà tù. Sự cai trị bên ngoài được thực thi bởi luật pháp.

    Nhưng luật pháp có thể trừng trị khi công dân vi phạm chứ không ngăn cản họ không phạm tội, luật pháp có tính răn đe nhưng không thể khiến họ không phạm tội, vậy mới sinh ra luật pháp để trừng trị khi con người phạm tội.

    Vậy điều gì có thể ngăn con người không phạm tội?

    Đó là lương tâm, khi con người tự cai trị mình từ bên trong.

    Cai trị bên trong được điều khiển bởi đạo đức, lương tâm, làm theo những luật của Tự nhiên và của Đấng Tạo hóa (The laws of nature and laws of nature’s Gods – Tuyên ngôn Độc lập).


    Con người tự nguyện tuân thủ các quy luật đó, không làm điều gì trái với đạo lý (Thiên đạo – Luật Tự nhiên). Đó cũng chính là các giá trị phổ quát tạo nên nền tảng đạo đức giúp con người nhận biết thế nào là thiện ác tốt xấu.

    Khi con người có thể tự cai trị được chính mình bằng lương tâm, đạo đức sẽ ít cần sự cai trị cưỡng chế từ bên ngoài. Tự cai trị bằng lương tâm bắt nguồn từ tôn giáo và giáo dục đạo đức, các giá trị phổ quát, các luật của Tự nhiên và lời răn của Chúa. Nếu không thể cai trị bằng lương tâm được thì cách cai trị dựa vào bên ngoài, mô hình cai trị sẽ là nhà tù, được điều khiển bằng nỗi sợ hãi, bạo lực, trừng phạt.

    Đó là lý do mà các vị quốc phụ Hoa Kỳ đã xác lập quốc gia dựa trên quyền tối cao thuộc về Chúa, chứ không phải chính phủ chuyên chế. Bởi vì những người lãnh đạo cao nhất cũng phải tự cai trị mình từ bên trong. Sẽ ra sao khi những người nắm quyền lãnh đạo hành pháp, lập pháp, tư pháp lại không có đạo đức?

    Người lãnh đạo chỉ có thể bảo vệ các quyền của người dân, các quyền Chúa ban khi chính họ có nền tảng đạo đức cao quý. Khi một đất nước không thể tự cai trị bằng lương tâm thì chính phủ sẽ là độc tài chuyên chế và cơ chế pháp luật sẽ phức tạp để xử lý các vấn đề vì người dân không thể tự cai trị tốt mình. Dân chủ cũng không thể sinh ra từ một nhà nước như thế.

    Ông Dr. Earl Taylor, một chuyên gia về các vấn đề chính trị và Hiến pháp Mỹ sau khi nghiên cứu kỹ lưỡng bản Tuyên ngôn Độc lập nước Mỹ và Hiến pháp nước Mỹ đã đúc kết ra 28 nguyên tắc cơ bản hình thành nên tự do dân chủ ở Mỹ. Những nguyên tắc này cũng sẽ là tương đồng cho bất kỳ quốc gia nào mong muốn có được tự do và dân chủ thực sự.

    Trong đó có những nguyên tắc sau:
    • Nước Mỹ là một nền Cộng hòa.
    • Cơ sở đáng tin cậy duy nhất cho các mối quan hệ tạo nên chính phủ tốt và con người chính nghĩa là luật tự nhiên.
    • Một dân tộc tự do không thể tồn tại dưới một nền Hiến pháp cộng hòa nếu họ không giữ vững đạo đức và nhân cách.
    • Phương pháp tốt nhất để đảm bảo một dân tộc có đạo đức và nhân cách là bầu chọn lên những lãnh đạo có đạo đức.
    • Chính phủ của những người tự do sẽ không thể tồn tại nếu thiếu tôn giáo.


    Trong chế độ độc tài, chính phủ cai trị nhân dân. Trong chế độ Cộng hòa, Thượng Đế cai quản nhân dân thông qua các giá trị đạo đức phổ quát, do đó nhà nước Cộng hòa bắt buộc phải được thực thi qua đức hạnh, người dân tự cai trị được chính họ bằng các giá trị đạo đức được Chúa giảng trong Kinh Thánh.

    Khi Tocqueville tới Mỹ, ông thấy dù nhà cửa có tồi tàn đến đâu, ở nhà mỗi người dân đều có cuốn Kinh Thánh và người dân rất chăm học Kinh Thánh. Học các lời răn của Chúa chính là cách để người dân tự cai trị mình bằng đức hạnh từ bên trong.

    Đó là lý do mà Tổng thống Trump luôn nói: “Ở Mỹ chúng ta tôn thờ Chúa, không tôn thờ chính phủ”. Bởi vì chính phủ Mỹ là một chính phủ “ở dưới Chúa”.




    Chính phủ Cộng hòa – nhà nước của tôn giáo và đạo đức

    Năm 1787, Hamilton cùng James Madison và John Jay soạn thảo tập Luận cương Chủ nghĩa Liên bang (The Federalist Papers), mục đích nhằm để thúc đẩy việc phê chuẩn Hiến pháp Hoa Kỳ. Ông viết:
    • “Có thể nhận thấy rằng người dân của đất nước này có quyền định đoạt một vấn đề rất quan trọng […] chính là liệu các xã hội loài người có thể thiết lập một chính phủ tốt bằng việc suy xét và chọn lựa hay không, hay liệu họ mãi mãi phải dựa vào may rủi và vũ lực vì lí do thể chế chính trị. Nếu điều trên đúng thì cơn khủng hoảng mà chúng ta đang gặp phải này cũng đích thực chính là thời đại mà đã đến lúc chúng ta phải đưa ra quyết định; và bầu cử sai chính là nỗi bất hạnh chung của nhân loại.”

    Hamilton là một trong những nhà lập quốc Hoa Kỳ: ông khẳng định: “Chúng ta là chính phủ Cộng hòa. Tự do thực sự không bao giờ được tìm thấy trong chế độ chuyên quyền hay trong sự cực đoan của một nền Dân chủ”.

    Thomas Jefferson là Tổng thống thứ 3 của Mỹ, tại nhiệm từ năm 1801 đến năm 1809. Ông là một trong những nhà triết học chính trị có ảnh hưởng nhất nước Mỹ. Ông là người soạn thảo chính bản Tuyên ngôn độc lập Hoa Kỳ. Ông viết:

    “Khi người dân sợ chính phủ, chúng ta có độc tài.
    Khi chính phủ sợ người dân, chúng ta có tự do”


    Nước Mỹ được xây dựng là một nền Cộng hòa, và sẽ luôn luôn là như vậy. Đó là lý do mà nước Mỹ không phải là chính quyền cai trị bởi độc tài như Đức Quốc Xã, Liên bang Xô Viết, hay Đảng cộng sản Trung Quốc. Chế độc tài sẽ định nghĩa đạo đức theo quan niệm của đảng và cưỡng chế thực thi thông qua bạo lực, cai trị bằng sự sợ hãi của dân chúng, nhà tù. Quyền lực của nhà nước vì thế sẽ mở rộng cực độ.

    Các vị Cha Lập quốc tin rằng nền Cộng hòa và quyền dân chủ Mỹ cần có một tiền đề quan trọng. Đó là người dân phải có đủ đạo đức, như vậy họ mới có thể tự kiểm soát bản thân, nếu đạo đức không đủ, nền tự trị sẽ không thể thành lập.

    Một dân tộc tự do không thể tồn tại dưới một nền Hiến pháp Cộng hòa nếu họ không giữ vững đạo đức và nhân cách. Chính phủ của những người tự do sẽ không thể tồn tại nếu thiếu tôn giáo. Mọi thứ đều được tạo ra bởi Thượng đế, vì thế tất cả nhân loại đều phụ thuộc một cách bình đẳng vào Ngài, và có trách nhiệm một cách bình đẳng với Ngài trong việc tự cai trị chính mình từ bên trong.

    Khi các vị Quốc phụ nước Mỹ thống nhất kiến thiết nền Cộng hòa đầu tiên trên thế giới giao quyền lực cho nhân dân kiểm soát chính phủ, điều đó thể hiện họ tin tưởng mạnh mẽ vào nền tảng tôn giáo và đạo đức của người Mỹ. Bởi vì một nền dân chủ mà không có ước thúc đạo đức thì sẽ trở thành vô chính phủ.

    Samuel Adams, một trong các vị Cha Lập quốc Hoa Kỳ, từng nói:

    “Ngay cả Hiến pháp uyên bác nhất hay luật pháp uyên bác nhất cũng không thể mang đến tự do và hạnh phúc cho một người đã hoàn toàn mục ruỗng. Vì thế, người tuyên dương đạo đức là người bảo vệ tự do cho tổ quốc… chúng ta sẽ không thể để một người nắm quyền lực và lòng tin mà không uyên bác và có đạo đức.”


    Pháp luật và nhà nước có thể cấm đoán trừng phạt nhưng không dạy con người yêu thương tha thứ nhau được. Thượng đế mới dạy con người yêu thương nhau. Tôn giáo và Thượng đế mới giúp người ta vượt lên trên luật lệ của thế gian.




    Đảng Cộng hòa: Bảo vệ các giá trị truyền thống

    Đảng Cộng hòa là đảng của những người có quan điểm bảo thủ. “Conservative” thường được gọi là “bảo thủ”. Bảo thủ hiểu đúng theo nghĩa là “bảo vệ và giữ gìn, không làm mất đi” truyền thống, nền tảng căn bản các giá trị cốt lõi.

    Washington, Tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ từng nói: “Chính sách của nước Mỹ là lấy nguyên tắc đạo đức cá nhân làm cơ sở, lấy hết thảy đặc điểm của việc đắc được lòng dân và sự tôn trọng của toàn thế giới để thể hiện ra tính ưu việt. Tôn giáo và đạo đức là hai trụ cột thiết yếu. Chính trị gia thuần túy phải giống như một người thành kính, biết tôn trọng và trân quý tôn giáo cùng với đạo đức.”

    Trong cuộc bầu cử Mỹ, một số vấn đề xã hội trở thành trọng tâm tranh luận thể hiện rõ quan điểm đạo đức giữa hai đảng phái. Đảng Cộng hòa – chính thể dựa trên nền tảng tôn giáo và đạo đức thể hiện rõ trong vấn đề xã hội như phản đối nạo phá thai, phản đối hôn nhân đồng tính.

    Cuộc sống con người là bất khả xâm phạm bởi nó được tạo ra bởi Đấng Sáng Thế và đó là lý do mà sinh mệnh con người là thiêng liêng, sự bình đẳng của con người là sự bình đẳng từ Chúa.

    Tự do và bình đẳng của nước Mỹ trở thành tượng đài của nền dân chủ của một quốc gia nhân đạo là bởi đó là thứ tự do và bình đẳng dưới quyền uy sự bảo hộ của Chúa, đó là lý do mà Mỹ là quốc gia bảo vệ tự do tôn giáo, tín ngưỡng mạnh mẽ nhất thế giới. Nhà thờ, chùa chiền và các tín ngưỡng tôn giáo đều được tôn trọng ở Mỹ.

    “Mọi dạng chính phủ là kết tinh đạo đức của cả một dân tộc” (Montesquieu)


    Tuyên ngôn độc lập nhiều lần nhắc đến Đấng Sáng Thế. Điều đó có nghĩa là nền độc lập của Mỹ dựa vào Chúa. Nền dân chủ Cộng Hòa mà các nhà sáng lập Hoa Kỳ tạo ra là nền dân chủ dựa trên đức hạnh, tôn giáo là nền tảng cội nguồn của đức hạnh.

    Đó là lý do mà nước Mỹ trở thành vĩ đại. Một quốc gia tin tưởng tuyệt đối vào Thần, tất nhiên sẽ có sức mạnh lớn lao từ Thần, có trí tuệ do Thần ban cho và lòng nhân ái bao dung đủ lớn để chào đón những công dân ở các quốc gia khác.

    Trong bài diễn văn nhậm chức của mình, Washington. phát biểu: “Đức Chúa Trời thiêng liêng đã soi sáng tương lai của chúng ta. Người đã ban cho chúng ta sự phán đoán đầy trí tuệ. Đây chính là chỗ dựa trong sự thành công của chính phủ này”.

    Tổng thống Trump từng nói rằng ông suốt đời là một người “bảo thủ”. Đó là lý do mà ông đại diện cho Đảng Cộng hòa, một chính thể làm nên sự vĩ đại của nước Mỹ bởi đức tin, lòng kính Chúa và kiên định bảo vệ đến cùng các giá trị đạo đức truyền thống.

    Thông điệp xuyên suốt của Tổng thống Trump là làm “Nước Mỹ vĩ đại trở lại” – Đó là sự trở lại một nước Mỹ của truyền thống, của những giá trị vĩnh cửu mà Chúa ban cho, các giá trị đạo đức – tinh thần – đức tin. Sự trở lại đó, chính làm niềm tin vĩnh cửu vào những giá trị truyền thống mà sứ mệnh của ông là đưa nước Mỹ trở lại con đường chính đạo.



    Đan Thư

    https://www.epochtimesviet.com/hien-pha ... 73896.html
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20163
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Hiến pháp Mỹ và nền Cộng hòa – Chính phủ của tôn giáo và đức hạnh

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           




    Tối cao Pháp viện:
    Cuộc chiến Hiến Pháp
    và các giá trị Mỹ

    _____________________
    BTV Epoch Times _ 15/10/2020





    Thời điểm bầu cử sắp cận kề càng trở nên kịch tính hơn bao giờ khi cùng lúc diễn ra một việc trọng đại trong nền chính trị Hoa Kỳ, Thượng viện chuẩn bị phê chuẩn vị trí Tối cao Pháp viện do tổng thống Trump đề cử.

    Đại dịch chết chóc thế kỷ, nền kinh tế suy thoái tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ và bạo loạn Black Lives Matter lan tràn khắp nước Mỹ khi ngày bầu cử đang đến gần dường như vẫn chưa đủ cho sự chia rẽ căng thẳng vào giai đoạn cuối cuộc bầu cử Tổng thống 2020.

    Chảo lửa chính trường Mỹ vừa được đổ thêm dầu khi vị trí thẩm phán Tối cao Pháp viện – nhân vật quyền lực có thể ảnh hưởng đến kết quả bầu cử và hướng đi của nước Mỹ trong vài thập kỷ tiếp theo, ngay cả khi nhiệm kỳ của Tổng thống Trump kết thúc được đề cử cho bà Amy Coney Barrett, người kiên định với quan điểm phá bỏ tất cả những gì mà vị thẩm phán tiền nhiệm dành cả đời để bảo vệ…

    Vị trí Thẩm phán Tối cao Pháp viện và sự đối lập trong quan điểm pháp luật của bà Amy Coney Barrett và bà Ruth Bader Ginsburg, đại diện quan điểm pháp luật của 2 Đảng đối lập bản chất là cuộc chiến Hiến Pháp – văn kiện pháp lý tối cao của Hoa Kỳ, một cuộc chiến giữa Tổng thống Trump – người bảo vệ những di sản của những vị Quốc Phụ viết nên Hiến Pháp với phe cánh tả và mục tiêu viết lại Hiến Pháp Mỹ.

    Cuộc đối đầu một mất một còn giữa 2 ứng viên Tổng thống và cuộc đua cho vị trí Thẩm phán Tối cao Pháp viện là bức tranh toàn cảnh về những xung đột trong nền chính trị Mỹ mấy thập kỷ qua và đến thời điểm quyết định xem điều gì sẽ thay đổi nước Mỹ mãi mãi.




    Quyền lực quan trọng nhất của Tối cao Pháp viện đối với Hiến Pháp là gì?

              

    Các nhà soạn thảo Hiến Pháp Hoa Kỳ quy định Hiến Pháp là “Bộ luật tối cao của đất nước”,
    có nghĩa là các luật đưa ra mà mâu thuẫn với những quy định trong Hiến Pháp, thì những luật đó sẽ không có hiệu lực.
    Và quyết định chung thẩm đó thuộc về Tối cao Pháp viện.

              

    Hiến Pháp là công cụ luật để quản lý chính phủ, phân chia quyền lực của chính phủ để cho các bên kiểm soát lẫn nhau theo mô hình tam quyền phân lập: Quốc hội nắm quyền lập pháp. Tổng thống nắm quyền hành pháp còn tòa án tối cao và các tòa án cấp dưới nắm quyền tư pháp.

    Thiết chế đứng đầu nhánh Tư pháp là Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ, có thẩm quyền tối hậu trong việc giải thích Hiến Pháp Mỹ, quyền quyết định trong các tranh tụng về luật liên bang. Thẩm phán tòa Tối cao được bổ nhiệm trọn đời bởi tổng thống và được phê chuẩn bởi Thượng viện.


    Thẩm phán Tối cao Pháp viện có quyền phủ quyết tổng thống. Không ít lần những sắc lệnh, quyết định của Tổng thống Mỹ được đưa ra bị Thẩm phán bác bỏ vì cho rằng nó không hợp hiến và xâm phạm quyền con người. Ví dụ chính sách DACA và DAPA của Tổng thống Obama từng bị Thẩm phán bác bỏ vì cho rằng là những đạo luật vi hiến.

    (DACA: cho phép trẻ em dưới 16 tuổi, không có quốc tịch Hoa Kỳ, không có giấy tờ hợp lệ được phép cư trú tại Hoa Kỳ trong vòng hai năm còn đạo luật DAPA là chính sách cho phép hoãn trục xuất khỏi nước Mỹ những cha mẹ không có quốc tịch Mỹ nhằm thu hút phiếu bầu của người gốc Mexico)

    Các nhà soạn thảo Hiến Pháp Hoa Kỳ quy định Hiến Pháp là “Bộ luật tối cao của đất nước”, có nghĩa là các luật đưa ra mà mâu thuẫn với những quy định trong Hiến Pháp, thì những luật đó sẽ không có hiệu lực. Và quyết định chung thẩm đó thuộc về Tối cao Pháp viện.


    Vì thế có thể nói quyền lực quan trọng nhất của Tối cao Pháp viện là giải thích và kết luận một vấn đề nào là phù hợp hay trái với Hiến Pháp. Đây chính là lý do khiến vị trí này có thể định hình mọi mặt xã hội Mỹ trong nhiều thập kỷ, bởi tòa tối cao có vai trò quyết định ra phán quyết về một loạt các vấn đề văn hóa, xã hội và chính trị như: nạo phá thai, hôn nhân đồng tính, sở hữu súng, nhập cư, lao động…




    Tại sao có cuộc chiến về Hiến Pháp?

    Phe bảo thủ (Đảng Cộng Hòa) trung thành với việc bảo vệ Hiến Pháp với đúng tinh thần nguyên bản khi các Quốc phụ Mỹ viết ra, làm nền móng cho nền chính trị Mỹ dựa vào các nguyên tắc căn bản bất biến đã giúp xã hội Mỹ ổn định trong cả hơn 200 năm qua.

    Trong khi đó, phe cấp tiến (Đảng Dân Chủ) muốn diễn giải Hiến Pháp theo quan điểm tự do cá nhân của quan tòa, mục đích thay đổi Hiến Pháp và định hình lại mọi mặt xã hội Mỹ theo chủ nghĩa tự do, chủ nghĩa cấp tiến, đặc biệt sau cuộc cách mạng văn hóa Mỹ những năm thập niên 1960.

    Các thẩm phán diễn giải Hiến Pháp theo quan điểm tự do, cấp tiến trên cơ sở những đòi hỏi về quyền tự do triệt để, tách rời tôn giáo và các giá trị đạo đức truyền thống với pháp luật, nhằm theo đuổi cổ xúy một thứ chủ nghĩa tự do, chủ nghĩa tương đối về đạo đức.

    Chủ nghĩa tương đối về đạo đức cho rằng không có đạo đức tối cao và bất biến, mỗi cá nhân đều có thể dựa vào quan niệm bản thân mình để quyết định nên hành động như thế nào. Ví dụ, người phụ nữ có quyền quyết định việc giữ hay phá bỏ thai nhi, kết hôn với người khác giới hay đồng giới. Trong khi phe bảo thủ xác định đúng sai tốt xấu, được phép, không được phép theo các điều răn của Chúa, và tin rằng có một chuẩn đạo đức tuyệt đối, là Đạo của Tự nhiên và Đấng Sáng Thế.

    Trong một vụ xét xử về phá thai năm 1992 của Tòa án Tối cao, Thẩm phán Anthony Kennedy – vị thẩm phán thuộc phái tự do tuyên bố:
    “Có một số người sẽ cho rằng phá thai đi ngược lại với nguyên tắc đạo đức cơ bản của chúng ta, tuy nhiên điều này không thể ảnh hưởng đến quyết định của chúng tôi. Trách nhiệm của chúng tôi là định nghĩa “tự do” cho tất cả mọi người, chứ không phải cưỡng chế thực thi nguyên tắc đạo đức của bản thân chúng tôi.”
    (Tổ chức kế hoạch hóa gia đình ở đông nam Pennsylvania v. Casey (Số 91-744, 91-902).)


    Các thẩm phán cấp tiến nhấn mạnh “tự do” là cơ điểm hành pháp của tòa án, chứ không phải là nguyên tắc đạo đức. Điều này thực tế là tách rời “tự do” khỏi nguyên tắc đạo đức phổ quát của con người. Định nghĩa về tự do của những quốc phụ thành lập nên nước Mỹ, cơ sở của nó là giá trị phổ quát “mọi người đều biết”, nó không phải là thứ tự do theo quan điểm cá nhân mà là do Đấng Sáng Thế quy định.




    Tự do trong Hiến pháp Mỹ là gì?

    Tự do là một trong 3 giá trị cốt lõi làm nên nước Mỹ được in trên các đồng xu bao gồm:
    1. E Pluribus Unum (từ rất nhiều, một);
    2. In God we Trust (Chúng ta tin vào Chúa);
    3. Liberty (Tự do)



    1. “E Pluribus Unum” (từ rất nhiều, một):
      có nghĩa là người Mỹ có thể thuộc mọi nguồn gốc dân tộc, quốc gia… miễn là họ tới Mỹ (một cách hợp pháp), chăm chỉ làm việc xây dựng quốc gia Mỹ thịnh vượng tốt đẹp.

                
    2. “In God we Trust” (Chúng ta tin vào Chúa):
      nghĩa là nước Mỹ thành lập trên niềm tin rằng Chúa là nguồn gốc của mọi giá trị trên đời.

      Đó là lý do tại sao trong Tuyên ngôn độc lập, các vị Quốc phụ công thần tuyên bố “Chúng ta có quyền không ai có thể tước đoạt được”. Tại sao không ai có thể tước đoạt được? Vì những quyền này không đến từ con người, chúng được trao cho con người từ Chúa trời, do đó không thể bị con người tước đoạt.

      Người Mỹ có thể đến từ mọi quốc gia, nhưng nếu không có niềm tin vào Chúa thì có lẽ không thể được xem là một người Mỹ chân chính. Cuộc sống con người chỉ có thể trở nên bất khả xâm phạm bởi nó được tạo ra bởi Đấng Sáng Thế và đó là lý do mà sinh mệnh con người là thiêng liêng, sự bình đẳng của con người là sự bình đẳng từ Chúa.
    3. “Liberty (Tự do)”:
      Mỹ là xã hội duy nhất đặt Tự do cùng với ‘Chúng ta tin vào Chúa’ và E Pluribis Unum.

      Có nghĩa là Tự do của Mỹ là tự do được ban cho bởi Chúa về sự bất khả xâm phạm vào quyền được sống, mưu cầu hạnh phúc và tự do ngôn luận, trong khuôn khổ các chuẩn mực đạo đức làm người mà Chúa răn dạy.

      Nó tất nhiên không phải là thứ tự do vô độ phóng túng dục vọng, hay thứ tự do đoạt mạng sống của người khác như việc cho phép phá thai.

      Cuộc sống con người là bất khả xâm phạm bởi nó được tạo ra bởi Đấng Sáng Thế và đó là lý do mà sinh mệnh con người là thiêng liêng, sự bình đẳng của con người là sự bình đẳng từ Chúa.

      Chúa ở Phương Tây hay Thần Phật ở Phương Đông đều giảng, sinh mệnh con người là vô cùng trân quý, sát sinh là có tội, tội nghiệp vô cùng to lớn. Cho nên rõ ràng phá thai là đi ngược lại với Luật của Chúa và Đấng Sáng Thế.

                

      John Locke – nhà tư tưởng lớn của phong trào Khai sáng

                

      John Locke – nhà tư tưởng lớn của phong trào Khai sáng và ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc Cách mạng Mỹ và bản Tuyên ngôn Độc lập của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ trong “Điều ước thứ hai” viết về quyền bất khả xâm phạm của con người như một tài sản của Chúa rằng:

      “Vì loài người được sinh ra bởi tay nghề của một Đấng Sáng tạo toàn năng và vô hạn; tất cả là các tôi tớ của một Vương Chủ, được sai đến thế gian theo lệnh của Ngài và vì công việc của Ngài; chúng là tài sản của Ngài, mà tay nghề của họ, được tạo ra để tồn tại trong thời gian của Ngài, chứ không phải để mua vui cho nhau”.


      Người ta hay nhắc đến Mỹ như một xã hội tự do lý tưởng, nhưng điều làm nên sự vĩ đại của Hoa Kỳ chính là một quốc gia mà tự do luôn gắn liền với “Chúng ta tin vào Chúa”, một quốc gia “Ở dưới Chúa” (Under God). Đó là lý do mà Hoa Kỳ coi trọng hết mức tự do tôn giáo, đề cao đạo đức, đó cũng là lý do mà các vị Quốc phụ Hoa Kỳ đã khai sáng và để lại một nền Cộng hòa – chính phủ dựa trên tôn giáo và đức hạnh.

      Trong quan niệm của các vị Cha Lập quốc, quyền bất khả xâm phạm, quyền tự do của con người không phải là do con người tự ý quy định. Quyền đó là do Chúa Sáng Thế ban cho con người. Sự tự do này là có quy phạm, đặt cơ điểm trên nền tảng đạo đức phổ quát mà tín ngưỡng đem tới.

      Với một bộ Hiến pháp khẳng định quyền của con người thuộc về quyền tối cao của Đấng Sáng Thế, tức là sự khẳng định pháp luật của con người đặt trên cơ điểm Luật của Chúa và Tự Nhiên (“The laws of Nature and laws of Nature’s Gods” là những dòng đầu tiên của Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ và được coi là hiển nhiên).

      Quyền tự do theo Hiến Pháp Mỹ, có lẽ không gì sáng tỏ hơn lời của Benjamin Franklin một trong bảy thành viên chủ chốt của nhóm lập quốc, tham gia soạn thảo Tuyên ngôn độc lập Mỹ, rằng:
                
      “Chỉ những người có đạo đức
      mới xứng đáng được tự do”





    Pháp luật truyền thống trên cơ điểm Luật của Tự Nhiên và của Chúa

              

    Bia đá khắc “”Bộ pháp điển Hamurabi”,
    là cảnh Thần Thái Dương Shamash (Thần Công Lý) của Babylon đang truyền thụ pháp luật cho vua Hamurabi.

              

    Bộ pháp điển đầu tiên trong lịch sử nhân loại được ghi chép thành sách là “Bộ pháp điển Hamurabi” của Babylon cổ đại. Phần đỉnh của bia đá khắc bộ pháp điển là hình vẽ miêu tả cảnh Thần Thái Dương Shamash (cũng là Thần Công Lý) của Babylon đang truyền thụ pháp luật cho vua Hamurabi, ngụ ý là Thần đã tuyển chọn Hamurabi và trao cho ông quyền lực để trị vì thần dân bằng pháp luật.

    Từ các hoàng đế La Mã vào thế kỷ thứ 4 sau công nguyên đến Justinian và những người kế tục ông, cho đến vua Alfred đại đế cũng đều lấy “Mười điều răn của Moses” và tinh thần giáo nghĩa của Cơ Đốc giáo làm căn cứ để xây dựng pháp luật. [1]

    Người phương Tây tín Thần coi “Mười điều răn của Moses” trong “Kinh Cựu ước” là lời răn của Thần và cũng là pháp luật. Pháp luật phương Tây cũng đi theo truyền thống này.

    Pháp luật là công cụ cứng rắn để duy trì sự công bằng, chính nghĩa, trừng trị kẻ ác, khuyến khích người thiện, do đó pháp luật phải đưa ra định nghĩa về “Thiện” và “Ác”. Đây là những giá trị phổ quát của nhân loại, được quy định bởi Thượng Đế/Trời/Sáng Thế Chủ, nó bắt nguồn từ Thần (Sáng Thế Chủ được nhắc đến 4 lần trong Hiến Pháp Mỹ), là những giá trị đúng đắn với tất cả mọi người, mọi quốc gia, mọi thời điểm. nó phải là tiêu chuẩn bất biến.


    Nhà hiền triết Hy Lạp Cicero là người bàn về sự tồn tại của Luật tự nhiên (Luật của Chúa). Trong cuốn “Bàn về Cộng hòa”, ông viết:
    • “Thật sự có một luật, là lý trí đúng đắn, hoàn toàn tuân theo tự nhiên; tồn tại trong tất cả, bất biến, và vĩnh cửu. Luật đó chỉ đạo cho chúng ta điều gì là tốt, cấm chúng ta làm điều xấu. Nó không thay đổi, không phải là một thứ này ở Rome, và một thứ khác ở Athens: không phải một thứ này ngày hôm nay và một thứ khác vào ngày mai. Nó là vĩnh cửu, không thay đổi đối với tất cả quốc gia và trong mọi thời điểm.”

    Giá trị phổ quát của nhân loại không thể thay đổi theo quan điểm của các thẩm phán. Xét một cách lý trí, nếu như các thẩm phán tùy ý định nghĩa Thiện Ác theo quan điểm cá nhân, thì ai cũng có thể làm vậy. Và như thế thì xã hội sẽ rối loạn vì không có một tiêu chuẩn cố định, bất biến.

    Đối với những người tin vào Thần thì tiêu chuẩn Thiện, Ác do Thần quy định và bất biến, vì thế các kinh sách trong tôn giáo là căn cứ và nguồn gốc của pháp luật.

              

    Một tấm bảng bằng đồng có biểu tượng “In God We Trust”

              

    Khi những người nô lệ tự do tặng cho Tổng thống Lincoln một cuốn “Thánh kinh”, ông nói:
    • “Về cuốn sách vĩ đại này, tôi chỉ có thể nói rằng, đây chính là món quà mà Thượng đế ban tặng cho nhân loại. Tất cả những gì tốt đẹp mà Đấng Cứu thế ban tặng cho chúng ta chính là đều thông qua cuốn sách này. Nếu không có nó chúng ta không thể phân biệt thế nào là Thiện ác. Tất cả những việc liên quan tới hạnh phúc và lợi ích của nhân loại, dù là ở thời điểm hiện tại hay tương lại đều có thể tìm thấy trong cuốn sách này.”


    Nguyên tắc công bằng, chính nghĩa được xác lập trên cơ sở lời răn của Thần, do Thần chủ trì, vì thế là vĩnh hằng, bất biến. Có như vậy thì nền tảng đạo đức pháp luật của con người mới có thể ổn định, vững chắc, tiêu chuẩn Thiện – Ác, công bằng, chính nghĩa tối căn bản của pháp luật qua các thời đại mới không bị bóp méo, bẻ cong thậm chí biến đổi hoàn toàn.

    Ở phương Đông cũng vậy. Trong lịch sử, vua, người đặt định ra pháp luật là thiên tử, phải tuân theo thiên ý, tuân theo quy luật vận hành của thiên địa, cũng chính là “Đạo” mà Hoàng Đế và Lão Tử giảng.

    Người Trung Hoa xưa tin rằng: “Đạo chi đại nguyên xuất ư thiên, thiên bất biến đạo diệc bất biến” (Đạo bắt nguồn từ Trời, Thiên bất biến Đạo cũng bất biến). Tín ngưỡng đối với Thiên đạo là cơ sở đạo đức của văn hóa truyền thống, và là nền tảng cho chế độ chính trị pháp luật, có ảnh hưởng tới lịch sử hàng nghìn năm.

    Khi các vị Quốc phụ viết nên bản Hiến pháp Mỹ và Tuyên ngôn độc lập đã nói xác quyết quyền của con người được trao bởi từ Đấng Sáng Thế: “Chúng tôi khẳng định một chân lý hiển nhiên rằng mọi người sinh ra đều bình đẳng, rằng tạo hóa đã ban cho họ những quyền tất yếu và bất khả xâm phạm, trong đó có quyền được sống, quyền được tự do và mưu cầu hạnh phúc.”


    Hiến pháp Mỹ thiết lập nên một nền Cộng hòa dựa trên nền tảng tôn giáo và đức hạnh, cho nên rõ ràng rằng Luật Chúa là nền tảng của Hiến pháp, pháp luật Hoa Kỳ.

    Như vậy trên phương diện pháp luật một điều luật được coi là có hiệu lực thì phải phù hợp với quy luật của Tự nhiên, của các Thần và Đấng Sáng Thế. Quan hệ giữa pháp luật của Thần và pháp luật của con người thế tục là quan hệ giữa pháp luật bên trên và pháp luật bên dưới, pháp luật của Thần là tiêu chuẩn tối cao và không thể đi ngược lại.

    John Adams, Tổng thống thứ Hai, một trong các vị Cha Lập quốc của Hoa Kỳ từng nói:
    • “Hiến pháp của chúng ta chỉ dành cho người có đạo đức và tín ngưỡng. Nó hoàn toàn không thích hợp cho chính quyền của những kiểu người khác.”

    Phải chăng, khi viết điều này, John Adams cảnh báo trước nguy cơ Hiến pháp Hoa Kỳ bị diễn giải để thực thi một thứ pháp luật biến dị rời xa các tiêu chuẩn Luật của Thần/Chúa ngày nay.

    (Còn tiếp)


    Đan Thư


    https://www.epochtimesviet.com/toi-cao- ... 74603.html
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20163
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Hiến pháp Mỹ và nền Cộng hòa – Chính phủ của tôn giáo và đức hạnh

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           




    Thẩm phán Barrett –
    Sự an bài của Chúa
    giúp Tổng thống Trump
    bảo vệ Hiến pháp Mỹ?

    _____________________
    BTV Epoch Times _ 17/10/2020






    “Tôi, Donald John Trump, trịnh trọng tuyên thệ rằng tôi sẽ đảm đương vị trí tổng thống Mỹ một cách trung thành, và sẽ làm hết khả năng để giữ gìn, duy trì và bảo vệ Hiến pháp Mỹ.”
    “Vì thế xin Chúa giúp tôi.”
    (Lời tuyên thệ nhậm chức Tổng thống Hoa Kỳ thứ 45)


    Mỹ là quốc gia đứng đầu về pháp trị. Pháp luật có quan hệ mật thiết với các lĩnh vực chính trị, tôn giáo, giáo dục v.v. Nhưng trong nhiều thập kỷ qua, việc thực thi pháp luật theo tiêu chuẩn của cánh tả đang lật đổ nền tảng đạo đức và tín ngưỡng truyền thống của pháp luật, làm biến dị tiêu chuẩn thiện, ác.

    Khuynh hướng “tân cấp tiến” (neo-liberal) thúc đẩy phong trào xét lại Hiến Pháp Mỹ cho rằng đó là tài liệu lỗi thời, một thứ chủ nghĩa xét lại nhằm lật đổ truyền thống như Cách mạng Văn hóa của ĐCSTQ, đồng điệu với những cuộc bạo loạn nhằm phá hủy lịch sử Mỹ, lật đổ các tượng đài những vị Cha lập quốc…

    Thẩm phán căn cứ theo quy định của pháp luật để phán xử, mà quy định pháp luật căn cứ theo Hiến pháp. Vì thế, sách lược của những người theo chủ nghĩa cấp tiến cánh tả là thông qua việc giải thích Hiến pháp để thay đổi nội hàm nguyên gốc trong Hiến pháp. Cách làm này thực chất là biến tướng của việc phá bỏ Hiến pháp, cũng đồng nghĩa với đi ngược lại Hiến pháp.

    Tinh thần căn bản của pháp luật là ”kính Thần” và đạo đức truyền thống. Pháp luật bắt nguồn từ tôn giáo hoặc tín ngưỡng đều có tính thần thánh, nhưng khi người đại diện pháp luật thúc đẩy thuyết vô thần thì điều gì sẽ xảy ra?

    Phyllis Schlafly đã nêu ra chín vấn đề suy thoái đạo đức do thẩm phán gây ra. Đó là:
    • 1) Sửa lại Hiến pháp;
      2) Cấm ca ngợi Thần;
      3) Định nghĩa lại khái niệm kết hôn;
      4) Xâm phạm chủ quyền nước Mỹ;
      5) Khởi xướng các tác phẩm có nội dung khiêu dâm;
      6) Khuyến khích chủ nghĩa nữ quyền;
      7) Cản trở nghiêm trọng việc thi hành pháp luật;
      8) Can thiệp vào bầu cử;
      9) Tăng thuế.





    Thẩm phán tự do thay đổi cơ sở đạo đức truyền thống Mỹ

    Trong cuộc sống của người Mỹ, Thần có mặt ở khắp mọi nơi. “Chúng ta tin vào Chúa” (In God We Trust) không chỉ xuất hiện trong quốc ca Mỹ mà còn được in trên tờ tiền giấy mà người Mỹ sử dụng hàng ngày. Tuyên ngôn độc lập của Mỹ gọi Thần là Sáng Thế Chủ và nhận định rằng nhân quyền của con người chúng ta là do Sáng Thế Chủ ban cho. “Xin Chúa giúp đỡ con” (So help me God). “Chúa ban phước cho nước Mỹ” (God bless America) được sử dụng phổ biến khi tuyên thệ hoặc trong các bài diễn văn. Nước Mỹ là “quốc gia ở dưới Chúa” (One nation, under God).

    Những truyền thống này đã được duy trì hơn 200 năm qua, xuất hiện cùng với lịch sử thành lập nước Mỹ. Vậy mà từ năm 1980, Tòa án tối cao Mỹ đã từng cấm “Mười điều răn” xuất hiện trong giảng đường của các trường học công lập. Phán quyết này đã dẫn đến trào lưu xóa bỏ “Mười điều răn” trên toàn nước Mỹ. [1]

    Một phán quyết ngày 26/6/2002 của tòa phúc thẩm Mỹ đã cấm nghi lễ “Lời tuyên thệ cống hiến” tại các trường học công lập, vì trong đó có dòng chữ “Ở dưới Thần”. [2] Tòa án tối cao đã đưa ra rất nhiều phán quyết có tầm ảnh hưởng sâu sắc, bao gồm cả việc cầu nguyện trong các trường học công lập bị coi là bất hợp pháp. [3]

    Dùng pháp luật để cấm con người ca ngợi Thần một cách cực đoan ở một quốc gia có tín ngưỡng sâu sắc như Mỹ đã cho thấy mức độ nghiêm trọng của sự thâm nhập của chủ nghĩa xã hội vô thần vào lĩnh vực pháp luật.

    Trong “Sáng thế ký – Kinh Thánh” có giảng về sự hủy diệt của thành Sodom. Một trong những tội ác nghiêm trọng nhất của nó chính là đồng tính luyến ái. Vì thế mà cái tên Sodom của thành này đã trở thành từ sodomy – chỉ hành vi “đồng tính”. Bất kỳ ai có chút hiểu biết về tôn giáo phương Đông hay phương Tây đều biết đồng tính đi ngược lại giới lệnh của Thần.

    Tháng 6 năm 2015, Thẩm phán theo quan điểm tư do Tòa án tối cao Mỹ đã đưa ra phán quyết hôn nhân đồng tính là “hợp pháp”. [4] Tổng thống khi đó đã thay đổi hình ảnh của Nhà trắng trên Twitter thành lá cờ sáu màu tượng trưng cho đồng tính luyến ái. Phán quyết của Tòa án tối cao cũng khiến lệnh cấm ở 14 bang cấm hôn nhân đồng tính trở nên vô hiệu lực.

    Sau khi Tòa án tối cao thông qua phán quyết “hợp pháp” hóa hôn nhân đồng tính, cựu thống đốc Arkansas và cựu ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng hòa – Mike Huckabee đã so sánh đây là một “nền tư pháp bạo chính”. [5]

    Đạo luật Cải cách Luật Gia đình năm 1969 ở Mỹ đã bật đèn xanh cho tình trạng ly hôn. Năm 1973, án lệ “Roe – Wade” hợp pháp hóa việc phá thai. Năm 2010, tòa án đã loại bỏ hầu hết hạn chế đối với việc chi tiêu chính trị của các tập đoàn. Sau phán quyết của Tòa án tối cao, năm 1966 Hollywood đã xóa bỏ quy định hạn chế các nội dung khiêu dâm trong quy định sản xuất phim. Số lượng các bộ phim khiêu dâm tăng lên nhanh chóng, đến ngày nay đã trở nên phổ biến khắp nơi. Rất nhiều bang đã thông qua việc hợp pháp hóa cần sa – một cách thức hủy hoại nhân phẩm con người và làm suy yếu nước Mỹ vô cùng nhanh chóng.

    Đó là những cách mà tòa án tối cao thay đổi hoàn toàn văn hóa truyền thống của người Mỹ. Những đạo luật đi ngược lại đạo đức truyền thống đến mức không tưởng này vẫn có thể được thông qua và thi hành, chứng tỏ rằng nền tảng đạo đức truyền thống của pháp luật đã bị làm lung lay, pháp luật đã lệch rất xa khỏi việc tuân thủ những giáo huấn của Thần và tín ngưỡng đạo đức. Đạo đức xã hội đã và đang đối mặt với nguy cơ toàn diện.

    Do bị cắt đứt nguồn gốc với tín ngưỡng, tinh thần của pháp luật bắt đầu thay đổi, từ duy hộ sự công bằng, chính nghĩa, người đại diện pháp luật mang theo quan niệm, lối tư duy biến dị, khiến pháp luật lệch sang hướng thuận theo quan niệm và dục vọng của con người.

    “Pháp luật cần phải dựa vào tín ngưỡng, nếu không nó sẽ chỉ như thùng rỗng kêu to”
    (Nhà tư tưởng người Pháp Tocqueville)


    Việc tổng thống Trump đề cử bà Barret cho vị trí Thẩm phán Tối cao Pháp viện làm dấy lên làn sóng chỉ trích tấn công từ phe Dân chủ về niềm tin Công giáo của nữ giáo sư luật. Điều vô cùng phi lý, bởi Hiến Pháp Mỹ xác quyết quyền năng tối thượng và luật cao nhất chính là luật của Tự Nhiên và của Đấng Sáng Thế. Tinh thần cao nhất của luật pháp là lòng kính Thần và đạo đức truyền thống và tôn giáo là cội nguồn của đức hạnh, là kim chỉ nam để con người phân biệt thiện ác. Và một vị Thẩm phán Mỹ, không thể và không bao giờ nên là một người vô Thần, phản lại các lời răn của Chúa.

    Nhà bình luận Timothy Head có bài trên Fox news nói:
    • “Thẩm phán Barrett bị chỉ trích vì quá “sùng đạo”? Từ khi nào mà tin vào Chúa quá nhiều lại trở thành một khuyết điểm của nhân vật? Niềm tin vào Chúa là điều đáng ngưỡng mộ và noi theo chứ không phải là điều đáng lên án. Quốc gia của chúng tôi được xây dựng trên các giá trị Cơ đốc giáo. Trên thực tế, trong tất cả 50 hiến pháp của các bang, Chúa hoặc đấng thiêng liêng được đề cập ít nhất một lần. Tôi ngưỡng mộ niềm tin không hối lỗi của Barrett vào Chúa.”

    Phải chăng phe cánh tả đang hoảng hốt trước viễn cảnh một trật tự pháp lý mới dựa trên nền tảng đạo đức và kính Thần do bà Barret khôi phục sẽ lật lại những điều luật của chủ nghĩa vô Thần lan làn và thay đổi toàn bộ xã hội Mỹ nhiều thập kỷ qua.




    Tổng thống Trump: Hiến Pháp phải được hiểu đúng như nó được viết ra

    Tổng thống Trump hiểu rằng Hiến pháp Hoa Kỳ chính là cội nguồn tạo sức mạnh và sự vĩ đại của Hoa Kỳ. Ông chia sẻ trong buổi lễ Độc lập Hoa Kỳ hôm 4/7/2020:
    • “Hào quang và vẻ đẹp của hệ thống hiến pháp của chúng ta mang lại các công cụ để chống lại những điều bất công, hàn gắn chia rẽ và tiếp tục công việc của những tiền nhân lập quốc bằng cách nhân rộng và mở ra phép màu của nước Mỹ. Nếu bạn tin tưởng vào công lý, vào tự do, hòa bình, bạn phải yêu quý những nguyên tắc lập quốc và những câu chữ trong hiến pháp của chúng ta, do nền tảng lập quốc của ta là hiến pháp. Đó là lý do vì sao nước ta lại hùng mạnh, bất chấp những điều tồi tệ vẫn xảy ra hết thế hệ này đến thế hệ khác…”
      (Bài phát biểu Chào nước Mỹ của TT Trump).


    Vì thế, tổng thống Trump từng nói, ông muốn tìm kiếm người có thể hiểu Hiến Pháp đúng như những gì nó được viết ra. Bởi hơn ai hết ông hiểu rõ mánh khóe diễn giải Hiến pháp của phe Dân chủ tự do đã thay đổi toàn diện văn hóa và các giá trị nền tảng Mỹ như thế nào trong mấy chục năm qua.

    Đó là lý do mà Amy Coney Barrett trở thành ứng cử viên duy nhất mà Tổng thống Trump đề cử để thay thế chiếc ghế của cố Thẩm phán Ginsburg. Ông Trump mô tả bà Barrett là “một người phụ nữ của những thành tích vô song, trí tuệ cao vời, bằng cấp đáng tin cậy và lòng trung thành kiên định với Hiến pháp”.

    Đối với tổng thống Trump, trung thành kiên cường bảo vệ Hiến Pháp là tiêu chuẩn quan trọng nhất cho vị trí Thẩm phán.

    Tổng thống Trump nói trong buổi đề cử thẩm phán: “Amy Coney Barrett sẽ quyết định các trường hợp dựa trên văn bản của hiến pháp như đã viết. Như Amy đã nói, “Làm thẩm phán cần có sự can đảm. Các bạn không ở đó để quyết định các trường hợp tùy thích. Các bạn ở đó để thực hiện nghĩa vụ của mình và tuân theo luật pháp bất cứ trong mọi tình huống nào do dòng đời đưa đẩy đến. Đó chính xác là những gì Thẩm phán Barrett sẽ làm tại tòa án tối cao Hoa Kỳ.”

    Đó cũng chính là triết lý luật pháp mà bà Barrett theo đuổi.

    “Tôi yêu nước Mỹ và tôi yêu Hiến pháp Mỹ”, bà Barrett tuyên bố trong buổi đề cử Thẩm phán. Bà nói rằng nhờ bà làm thư ký cho Thẩm phán Antonin Scalia nên chịu ảnh hưởng của ông và ảnh hưởng này vẫn vang vọng trong cuộc sống của bà:

    “Triết lý tư pháp của ông ấy cũng là triết lý của tôi: một thẩm phán phải áp dụng luật như bộ luật đã được viết thành văn.”

    “Các thẩm phán không phải là những nhà hoạch định chính sách nên họ phải quyết tâm gạt sang một bên bất kỳ quan điểm chính sách nào mà họ tin theo.”

    Thượng nghị sĩ John Cornyn nhận xét về bà Barrett: “Thẩm phán Amy Coney Barrett là chuyên gia tư pháp hàng đầu và luôn tôn trọng pháp luật và nguyên tắc lập quốc của quốc gia. Trong suốt sự nghiệp của mình, bà ấy đã duy trì tầm quan trọng của một chuyên gia tư pháp độc lập. Bà diễn giải luật và Hiến pháp đúng như bản gốc, và làm việc mà không bị áp lực chính trị”, theo The EpochTimes.

    Bà là một người Công giáo sùng đạo, bà tin tưởng rằng “cuộc sống bắt đầu từ lúc thụ thai”. Điều này khiến bà trở thành người được yêu thích trong số những người theo tôn giáo bảo thủ muốn lật ngược quyết định mang tính bước ngoặt năm 1973 hợp pháp hóa việc phá thai trên toàn quốc.

    Bà cũng đã bỏ phiếu ủng hộ các chính sách nhập cư cứng rắn của Tổng thống Trump và bày tỏ quan điểm ủng hộ các quyền mở rộng về súng.

    Quyền lực của tòa tối cao trải dài từ quyền phá thai đến bầu cử, từ phân biệt chủng tộc đến các vấn đề liên quan cộng đồng đồng tính. Một cuộc bổ nhiệm thành công là bước ngoặt trọng đại ảnh hưởng trực tiếp đến chính sách xã hội Mỹ một vài thế hệ sau. Và đó có thể sẽ là di sản quan trọng nhất của Tổng thống Trump đối với nước Mỹ, tạo ra sự ảnh hưởng vượt xa nhiệm kỳ của một tổng thống.




    Sự an bài của Chúa?

    Là một người bảo vệ đến cùng các giá trị Mỹ với mục tiêu lớn nhất trong vai trò tổng thống của mình là làm cho “Nước Mỹ vĩ đại trở lại”, tổng thống Trump chỉ có thể thực hiện được ước nguyện của mình khi ông có sự đồng hành của một thẩm phán Tối cao có thể “hiểu Hiến pháp đúng như các vị Quốc phụ đã viết ra”, bằng cách đó ra những phán quyết định hình lại các giá trị vốn làm nên sự vĩ đại của nước Mỹ hơn 200 năm qua, đã bị lật đổ trong nhiều thập kỷ vừa qua bởi sự thao túng của phe cánh tả với mục tiêu đưa nước Mỹ theo chủ nghĩa xã hội. Đó là cách tốt nhất để nước Mỹ có thể thiết lập lại “Pháp luật và Trật tự” (LAW & ORDER) – khẩu hiệu mà ông luôn hướng tới.

    Trong buổi lễ nhậm chức ngày 20/1/2017, tổng thống Donald Trump đặt tay lên quyển Kinh thánh và đọc lời thề trở thành tổng thống thứ 45 của Hợp Chúng quốc Hoa Kỳ:
    • “Tôi, Donald John Trump, trịnh trọng tuyên thệ rằng tôi sẽ đảm đương vị trí tổng thống Mỹ một cách trung thành, và sẽ làm hết khả năng để giữ gìn, duy trì và bảo vệ Hiến pháp Mỹ.”
      “Vì thế xin Chúa giúp tôi.”


    Phải chăng Chúa đã sắp đặt mọi thứ để giúp ông thực hiện được hoài bão “Khôi phục lại sự vĩ đại của nước Mỹ” (“Make America Great Again”- MAGA) – Sự vĩ đại được tạo nên bởi Bộ Hiến Pháp kinh điển làm mẫu mực cho các quốc gia muốn theo đuổi một nền dân chủ tự do thực sự, và trên hết, bộ Hiến Pháp bảo vệ nước Mỹ như một quốc gia “ở dưới Chúa” (Under God) và vĩnh viễn trong sự bảo hộ của Ngài.

    Trong diễn văn “Đế chế tà ác” nổi tiếng nhất của mình, Tổng thống Hoa Kỳ Ronald Reagan đã nhắc lại điều Tocqueville từng nói:
              
    “Hoa Kỳ là cái thiện
    [(good) – đối lập với cái ác (evil)].
    Và nếu Hoa Kỳ không còn thiện nữa,
    thì Hoa Kỳ cũng không còn vĩ đại nữa.”

              
    Cuộc chiến Hiến Pháp và những nỗ lực của tổng thống Trump cho những giá trị Mỹ, là cuộc chiến giữa Thiện và Ác. Và như Tocqueville đã nhận ra, sự vĩ đại của Hoa Kỳ là sự vĩ đại của cái Thiện.

    “Nước Mỹ vĩ đại trở lại” – đó là trở về với các giá trị Mỹ và tinh thần lập quốc trong Tuyên ngôn độc lập và Hiến Pháp Mỹ, những văn bản soi đường chỉ lối để Hoa Kỳ trở thành một nhà nước Cộng hòa lập ra bởi nhân dân, bảo vệ các quyền con người được Đấng Sáng Thế ban cho, một nhà nước của tôn giáo và đức hạnh, giữ gìn các giá trị truyền thống – sợi dây gắn kết con người với Thượng Đế, đó chính là sức mạnh tinh thần vô song làm nên sự vĩ đại của nước Mỹ.



    Đan Thư

    Chú thích:
    • [1] Phyllis Schlafly, “Pots of Gold Behind Crosses and Ten Commandments,” The Eagle Forum Report, June 4, 2004,
      [2] “The U.S. Pledge of Allegiance: Circuit Court Decision, Reactions, etc.,” Religious Tolerance,
      [3] Phyllis Schlafly, The Supremacists: The Tyranny of Judges and How to Stop It, 58.
      [4] Ariane de Vogue and Jeremy Diamond, “Supreme Court Rules in Favor of Same-sex Marriage Nationwide,” CNN News, June 27, 2015,
      [5] “Attorney for Kim Davis Speaks out, Huckabee Blasts “Judicial Overreach” in Case,” Fox News, September 8, 2015,



    https://www.epochtimesviet.com/tham-pha ... 75046.html
Trả lời

Quay về “Văn hóa - Xã hội - Kinh Tế”