"Mẹ nó"

Trả lời
Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5469
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

"Mẹ nó"

Bài viết bởi Bạch Vân »

  •           


    "Mẹ nó"



    Mấy năm sau 1975 tôi hay nghe những cách nói mới được 'du nhập' từ miền ngoài. Một trong những chữ đó là 'Mẹ nó' hay 'Con mẹ nó' mà theo tôi hiểu là một cách chửi thề. Sau này, tôi mới biết rằng cách chửi thề đó là do người miền ngoài học từ bên Tàu. Chữ Hoa có ý nghĩa tương đương là "tā ma de", vốn là một câu chửi thề phổ biến nhứt trong tiếng Hoa. Như vậy, "Mẹ nó" chỉ là một mệnh đề chửi thề bắt chước từ Tàu.
    Cái câu mà cư dân mạng đang bàn tán xôn xao là "Mẹ nó, sợ gì". Mệnh đề này chỉ là cách chửi chung chung thôi, nhưng đằng sau nó có thể là một 'Freudian slip'. Freudian slip có nghĩa là một phát biểu thiếu kiểm soát được thốt ra trong một thời điểm ngẫu nhiên, nhưng Freud tin rằng một phát biểu như thế có liên quan đến tiềm thức.

    Cái mệnh đề có thể liên quan đến tiềm thức ở đây là "Sợ gì". Bề ngoài thì mệnh đề đó khẳng định là không sợ cái kẻ mà người phát biểu chửi là 'Mẹ nó'. Nhưng trong tiềm thức thì có lẽ là sợ, hay nếu không sợ thì cũng đáng gờm. Bởi nếu quả thật không sợ hay không đáng gờm thì nó đâu có thể xuất hiện trong câu nói. Có thể là do phức cảm tự ti và gắn gượng làm kê bề trên.

    Cái 'Freudian slip' đó còn thể hiện một sự đối nghịch. Bề ngoài thì có thể cười cười nói nói như bạn bè với nhau, nhưng trong tiềm thức thì xem người đối diện như kẻ thù. Không kẻ thù thì cũng không phải là bạn bè thật sự, không phải gia đình ta. Nói cách khác, cử chỉ cười nói có thể hiểu như là đóng kịch mà thôi. Đóng kịch thì không thể là "be yourself", và như vậy là đối tác không đáng tin cậy.

    Cách xưng hô nói lên chiều sâu văn hóa của một người. Ngày xưa, các vương triều (Tây cũng như Đông) có hệ thống xưng hô dành cho hoàng tộc, quan lại, và thường dân. Chẳng hạn như ở Úc, khi gặp Thủ tướng thì phải xưng "Your Honorable" hay đại sứ thì "Your Excellency", còn trong khoa bảng thì dĩ nhiên là có "Doctor", "Professor", "Chancellor", v.v. Đó là những danh xưng cổ và xuất phát từ lễ nghi do tôn giáo hay các vương triều đặt ra. Lễ nghi đóng vai trò rất quan trọng vì nó nói lên chiều sâu văn hoá của một dân tộc hay một cá nhân. Lễ nghi còn là chất keo gắn kết các cá nhân lại với nhau. Ví dụ trong trong buổi lễ thụ phong hôm kia, tôi quả thật thấy mình gắn kết với cộng đồng và với nước Úc. Thiếu hay vi phạm lễ các qui ước nghi là thiếu văn hoá vậy.

    Ở Việt Nam chúng ta cũng là nước có truyền thống văn hoá lâu đời được phản ảnh qua các lễ nghi và cách xưng hô. Ngày xưa, Hoàng Cao Khải gọi Phan Đình Phùng là “túc hạ”, và Phan Đình Phùng gọi Hoàng Cao Khải là “Hoàng quí đài các hạ”. Các bậc hiền nhân như Phan Khôi, Trần Trọng Kim khi tranh luận gọi nhau là “Phan tiên sinh” hay “Trần quân”, thể hiện sư tương kính và văn hoá cao.

    Nhưng đến thời Mao-ít du nhập vào Việt Nam thì cách xưng hô bị 'gia đình hoá' hay ‘kẻ thù hoá’. Trong đảng và cơ quan công quyền, người ta gọi nhau là 'anh', 'em', 'chị', 'cô', 'dì', 'chú', 'bác', v.v. Nhưng đối với người ngoài hay kẻ thù thì thường là 'chúng', 'nó', 'con', 'thằng' ('Thằng Diệm', 'Thằng Thiệu', 'Thằng Giôn-xơn'). Những cách kẻ thù hoá như vậy chỉ làm nghèo văn hoá mà thôi.

    Tôi đoán rằng các quan chức ngoại giao Mĩ khi nghe câu "Mẹ nó, sợ gì" thì họ chỉ cười mỉm thông cảm như là một 'Freudian slip' mà thôi hay biểu hiện của sự kém văn hoá, thiếu chuyên nghiệp tính. Có thể họ sẽ nghĩ: "With friends like you, who needs enemies" (Với bạn bè như anh thì chúng tôi đâu cần thêm kẻ thù).

    Nguyễn Tuấn


    https://www.facebook.com/t.nguyen.2016



              
Ngoc Han
Bài viết: 1586
Ngày tham gia: Thứ tư 20/05/15 14:24

Re: "Mẹ nó"

Bài viết bởi Ngoc Han »

Thơ trên Net.

Đánh Cho Mỹ Cút Ngụy Nhào

Đánh cho Mỹ cút Ngụy nhào,
Đánh cho chết mẹ đồng bào miền Nam.

Đánh cho khoai sắn thành vàng,
Đánh cho dép lốp phải mang thế giầy.

Đánh cho Bắc đoạ Nam đày,
Đánh cho thù hận giờ này chưa tan.

Đánh cho cả nước Việt Nam,
Áo ôm khố rách xếp hàng xin cho.

Đánh cho hết muốn tự do,
Hết mơ dân chủ hết lo quyền người.

Đánh cho dở khóc dở cười,
Hai miền thống nhất kiếp người ngựa trâu.

Đánh cho hai nước Việt Tàu,
Không còn biên giới cùng nhau đại đồng.

Đánh cho dòng giống Tiên rồng,
Osin, nô lệ, lao công xứ người.

Đánh cho chín chục triệu người,
Thành dân vô sản thành người lưu vong.

Đánh cho non nước Lạc Hồng,
Tiến lên thời đại mang gông mang cùm.

Đánh cho cả nước chết chùm,
Đánh cho con cháu khốn cùng mai sau.

Đánh cho Bác Đảng Nga Tàu,
Triệu dân nô lệ ngàn năm căm hờn!

Bùi Giáng

Ghi chú
Có nhiều nguồn dư luận cho rằng chỉ có hai câu đầu của bài thơ này là do Bùi Giáng viết… Các câu còn lại do dân gian Việt, qua thời gian,
đã thêm vào (?)
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20163
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: "Mẹ nó"

Bài viết bởi Hoàng Vân »







Ngôn ngữ du côn du thực
Tâm lý của phường ăn cướp mượn danh
... Những con sâu cần phải ... giết ... để xã hội được trong sạch ...



Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5469
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Đừng dùng chữ “nó” như Phạm Minh Chính

Bài viết bởi Bạch Vân »

  •           

    Đừng dùng chữ “nó” như Phạm Minh Chính





    Ngày 13 tháng 5 năm 2022, một clip video bỗng chốc trở nên “vai-rô” trên khắp các mạng xã hội. “Rõ ràng, sòng phẳng! Mẹ nó! Sợ gì!“. Phát biểu đầy “khí thế” của ông Phạm Minh Chính – thủ tướng nhà nước Việt Nam Cộng Sản trước cuộc gặp gỡ Ngoại Trưởng Antony Blinken – được phát ra từ trang YouTube của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ.

    “Mẹ nó!” là câu chửi thề “Con mẹ nó!“, hay, “Mẹ nó, cái thằng Mỹ“?

    Nếu là câu chửi đổng thì phạm lỗi ăn nói thô tục, còn nếu dùng “nó” để chỉ người thứ ba thì phạm lỗi dùng sai chữ. Ông thủ tướng thuộc vào trường hợp nào?

    Bài viết này sẽ nêu lên một số nhận định về cách dùng chữ “nó“.

    ***

    Phan Khôi viết về chữ “Nó“

    Đoạn văn sau đây được trích trong bài “Phép Làm Văn – Bài Thứ II – Cách Đặt Đại Danh Từ” của chí sĩ Phan Khôi, đăng trên báo Phụ Nữ Tân Văn, số 73, ngày 9/10/1930, trang 13.

    (Bắt đầu trích)

    Chữ nó dùng xưng sự vật[i/]
    Chữ nó, trước kia ta chỉ dùng xưng hạng người mà ta lấy làm khinh hèn, chớ không mấy khi dùng mà xưng sự vật. Vậy nên khi trong câu trên có danh từ chỉ về sự vật mà câu dưới muốn nhắc lại, thật là khó lòng quá. Như trên nói con bò, thì dưới phải nhắc là con bò ấy; trên nói cái tư tưởng gì đó, thì dưới phải nhắc lại cái tư tưởng ấy. Chữ mà lôi thôi như vậy thì văn không tài nào cho gọn cho hay được.

    Gần đây có nhiều người dùng chữ nó mà chỉ về sự vật. Như mấy bài của ông Trần Trọng Kim đăng trong tập báo nầy cũng có dùng một vài lần; còn tôi thì tôi dùng luôn. Dùng như vậy, ban đầu thấy hơi lạ một chút, nhưng về sau quen đi, tiện lợi lắm. Tôi muốn nói, về ngôi thứ ba số một nên dùng chữ y, chữ va, chỉ về người, còn để riêng chữ nó chuyên chỉ về sự vật. Như vậy, về sự vật sẽ có một đợi (đại) danh từ nhứt định; và về người dầu hạng người nào cũng khỏi bị kêu bằng tiếng nó, là tiếng nghe cộc cằn và có ý khinh bỉ quá. Trong sự tiện lợi lại có ngụ ý cái bình đẳng đôi chút.

    (Hết trích)

    Như thế, từ rất lâu, chữ “nó” đã được coi là cách gọi khinh bỉ, không nên dùng.

    Khi dùng “nó” cho sự vật, có lẽ các cụ Phan Khôi, Trần Trọng Kim đã nghĩ tới tiếng Anh hay tiếng Pháp chăng? Như chữ “it” tiếng Anh được dùng cho sự vật, thú vật. Con nít cũng là “it“, tới khi lớn mới chia ra “he” cho nam, “she” cho nữ.

    Khi đề cập tới một nhóm, một tổ chức, một cơ quan, nhiều người dùng “nó“. Ví dụ: “Ngày hôm qua tôi đến sở xã hội nhưng nó đóng cửa vì dịch Covid“. Chữ”nó” thay cho “sở xã hội,” ngôi thứ ba số ít.

    Tuy nhiên, để nghe nghe lịch sự hơn, nên thay “nó” bằng “họ“. Về nghĩa, “họ” đúng hơn, vì ám chỉ “những người làm việc trong sở“, chỉ có “họ” mới đóng cửa, nghỉ làm; chứ cái sở, “nó” không thể tự đóng cửa.

    Nhiều bạn trẻ ngày nay thích dùng “nó” khi nhắc tới vợ, chồng, bạn bè,… dù biết họ tỏ sự thân mật với nhau nhưng không nên lạm dụng. Trường tiểu học, giờ tập làm văn, từng dạy tôi rằng: “Nó” là đại danh từ chỉ dùng cho con nít và thú vật“. Cho nên, gọi đứa nhỏ là “nó“, gọi con mèo là “nó“, thì được; nhưng gọi cô bồ hay anh bạn là “nó” thì không nên.

    Đại danh từ trong tiếng Việt vô cùng phong phú. Có vô số từ để chỉ ngồi thứ ba: “anh ấy, ông ấy, cô ấy …” Nói nhanh thì thành “ảnh, ổng, cổ ...” Ngay khi nhắc tới người nhỏ tuổi hơn vẫn có thể nói một cách nhã nhặn: “cháu ấy, em ấy, nhỏ đó …”

    Thậm chí với thú nuôi trong nhà, người ta cũng tìm những cách gọi nghe thiệt êm tai: “em miu nhà tôi, chú cún của anh…” Trong “Truyện Tấm Cám“, chàng hoàng tử gọi con chim vàng anh nghe dịu nhỉu: “Vàng ảnh, vàng anh, có phải vợ anh, chui vào tay áo“. Và từ rất xa xưa, ca dao Việt đã nhân cách hóa loài vật và gọi chúng một cách thân mật và lịch sự: “Chú chuột đi chợ đường xa. Mua mắm mua muối giỗ cha chú mèo“.

    Khi không biết là nam hay nữ, có thể dùng “y, hắn, va” như cụ Phan Khôi đã nhắc. Tuy nhiên, ngày nay, các đại danh từ này có thể nghe không thuận tai với một số người, ta nên cẩn thận khi dùng.

    Có người sẽ bảo: Không dùng “nó” mà dùng “thằng chả, con mẻ, ả ta...” thì lịch sự nỗi gì? Thưa đúng, khi đã không ưa thì có nhiều cách gọi rất chi là…”phong phú”.

    ***

    Bốn trường hợp nên dùng “Nó“

    Nên tránh “nó” nhưng “nó” vẫn có giá trị của “nó“. Đây là 4 trường hợp nên dùng “nó“.

    Thứ nhất, với kẻ đáng khinh, đáng ghét.

    Nhà thơ Nguyễn Chí Thiện có bài thơ “Tôi Biết Nó, Thằng Nói Câu Nói Đó“. Chỉ với 4 câu, ai cũng biết “nó” là kẻ nào.

    • “Không có gì quý hơn độc lập tự do!”

      Tôi biết nó, thằng nói câu nói đó

      Tôi biết nó, đồng bào miền Bắc này biết nó.

      Việc nó làm, tội nó phạm ra sao.


    Thứ hai,
    ngược lại thứ nhất, với người mình rất yêu. Khi đó, “nó” chứng tỏ mối quan hệ hết sức gần gũi giữa hai người. Truyện “Bỏ Vợ” của nhà văn Hồ Biểu Chánh viết như sau:

    “Hương thân Ðáng nói:

    – Thưa bà, có việc gì bà sai cô Hai đây đi cũng được, bà đi làm chi cho nhọc lòng.

    – Nó mắc con, nó đi đâu được mà đi. Phần thì nó khờ quá, nó hiểu việc gì đâu”.

    Cô Hai Hương là con ruột, nên bà mẹ gọi cô là “nó“, cách gọi thân thương của người Nam Bộ. Còn lại, trong suốt tất cả các tác phẩm của ông, Hồ Biểu Chánh luôn luôn dùng những cách xưng hô rất thuần hậu, nhã nhặn, như “ông chồng tui, cô Ba, bà Hội Đồng …”

    Thứ ba, để chỉ thú vật không… cưng. Nhà văn Stephen King có tác phẩm kinh dị “It“, truyện kể về một con nhện thành tinh. Dịch tiếng Việt thành “Nó“, nghe rùng rợn chứ?

    Thứ tư, nhằm mô tả một thân phận đáng thương. Ví dụ tuyệt vời nhất là ca khúc “Nó” của nhạc sĩ Anh Bằng.

    • Thằng bé âm thầm đi vào ngõ nhỏ.

      Tuổi ấu thơ đã mang nhiều âu lo.

      Ngày nó sống kiếp lang thang,

      Ngẩn ngơ như chim xa đàn.

      Nghĩ mình tủi thân muôn vàn.

      Mẹ nó qua đời khi còn tấm nhỏ,

      Một chén cơm chiều nên lòng chưa no.

      Cuộc sống đói rách bơ vơ,

      Hỏi ai ai cho nương nhờ,

      Chuỗi ngày tăm tối vô bờ.


    Chữ “nó” được lặp đi lặp lại nhiều lần, làm nổi rõ thân phận bọt bèo của một đứa nhỏ côi cút. Thế nhưng, xin chú ý tới câu hát tiếp theo:

    • Đêm đêm nó ngủ, một manh chiếu rách co ro,

      Một thân côi cút không nhà.

      Thân em lá cỏ, bạn quen ai có đâu xa,

      Thằng Tư, con Tám hôm qua, trên phố lê la.


    Chỉ đổi một chữ, “nó” thành “em“, nhạc sĩ đã bày tỏ tình thương yêu trìu mến như muốn giang tay ôm lấy mảnh đời bơ vơ nhỏ dại.

    ***

    Tản mạn về “Nó“

    So với tiếng Việt, đại danh từ trong tiếng Tàu khá đơn giản. Ngôi thứ nhất là “Ngã” tức “Ta”, ngôi thứ hai là “Nhĩ” tức “Ngươi” (“Ngộ” và “Nị” nếu phát âm giọng Quảng Đông).

    Hãy nghe cách Lý Bạch xưng hô trong “Tương Tiến Tửu“.

    Bài thơ bắt đầu bằng chữ “quân“. “Quân“có nghĩa là vua (quân vương), chồng (phu quân), nhưng giữa đàn ông với nhau “quân” được dùng để tỏ lòng cung kính. Vừa bắt đầu tiệc rượu, Lý Bạch dùng “quân” để tỏ ý cung kính với những người có mặt.

    • Quân bất kiến

      Hoàng Hà chi thuỷ thiên thượng lai

      Bôn lưu đáo hải bất phục hồi.

      Bác chẳng thấy

      Sông Hoàng từ trời nước đổ xuôi

      Một mạch xuống biển không hề quay lui?

    Giữa bài, Lý Tiên Sinh vẫn còn rất “lịch sự”, gọi họ Sầm là “ông thầy giáo Sầm“, họ Đan là “cậu học trò Đan Khâu“, và vẫn “quân” với mọi người khác.

    • Hội tu nhất ẩm tam bách bôi

      Sầm phu tử, Đan Khâu sinh

      Tương tiến tửu

      Bôi mạc đình

      Dữ quân ca nhất khúc

      Thỉnh quân vị ngã trắc nhĩ thinh

      Gặp nhau, nên uống một lần ba trăm chén.

      Hỡi thầy Sầm, hỡi trò Đan Khâu,

      Rượu sắp mời rồi,

      Chớ ngừng chén.

      Vì các bác, ta hát một bài.

      Mời các bác, vì ta, nghiêng tai nghe.


    Thế nhưng tới cuối bài thơ, chữ “quân” bị quăng phứt đi, và được thay bằng “nhĩ“(ngươi).

    • Ngũ hoa mã

      Thiên kim cừu

      Hô nhi tương xuất hoán mỹ tửu

      Dữ nhĩ đồng tiêu vạn cổ sầu.

      Này ngựa năm xoáy,

      Này áo cừu ngàn vàng.

      Bảo trẻ con đi đổi rượu ngon.

      Cùng ngươi phá tan nỗi buồn muôn thuở.


    Có thể giả thuyết rằng, Lý Bạch “nói thơ” từ khi tiệc bắt đầu. Rồi vài câu ở đây, mấy câu ở kia trong suốt bữa tiệc. Và tới khi túy lúy say rồi, “Túy Tiên” quên béng “phép tắc, lễ nghi”, lúc cao hứng lên, ai cũng thành ” bồ tèo” hết!

    ***

    Do sự đơn giản trong đại danh từ tiếng Hoa nên tôi được nghe một giai thoại thú vị:

    Khi truyện kiếm hiệp của nhà văn Kim Dung vừa mới ra đời khoảng năm 1961, báo chí Sài Gòn chỉ nhận được theo hình thức feuilleton, tức là từng kỳ một, qua các tờ báo tiếng Hoa được gởi từ Hong Kong. Dịch giả Hàn Giang Nhạn đã dịch nhuyễn nhừ nhiều “Truyện Chưởng Kim Dung” nhưng vẫn có lúc bị chưng hửng.

    Đó là khi dịch “Tiếu Ngạo Giang Hồ“. Ở nửa đầu câu chuyện, nhân vật Nhạc Bất Quần được Kim Dung miêu tả như một đấng trượng phu rất quang minh chính đại, do đó, Hàn Giang Nhạn đã dành cho họ Nhạc đại danh từ rất cung kính: “tiên sinh“.

    Thế nhưng, đùng một cái, sư phụ kính yêu của Lệnh Hồ Xung té ra lại là một thứ ngụy quân tử, xảo trá, gian ác hết nước nói. Lúc đó dịch giả mới ngắc ngứ, lỡ nâng lên hạng “tiên sinh” rồi, bây giờ làm sao sửa đây?

    Khó trách người dịch, bởi vì ngôi thứ ba trong chữ Tàu chỉ có một chữ là… “Nó“!

    Chữ Tàu: “Nó” 她 chỉ người nữ, viết với bộ Nữ – “Nó” 他 chỉ người nam, viết với bộ Nhân. Cả hai chữ này đều đọc theo âm Hán Việt là “Tha“, nên “tha nhân” 他人 có nghĩa “người ngoài, người khác“.

    Thỉnh thoảng, chúng ta vẫn nghe anh người Việt gốc Hoa nào đó nói như vầy: “Ông già vợ của tui đó hả? “Nó” không có ở nhà“.

    Chuyện mua vui, nhưng qua đó thấy được sự phong phú của Việt ngữ.

    ***

    Người miền Nam thường chê “ăn nói chỏng lỏn” cho những ai không biết “dạ, thưa” hay không biết xưng hô. Dùng chữ “nó” sai cũng tạo cho người nghe cảm giác “chỏng trơ“, “chỏng lỏn“. Vậy nên, ông bà ta mới dạy rằng: “Chim khôn kêu tiếng rảnh rang. Người khôn ăn nói dịu dàng dễ nghe“. Sẽ dịu dàng, dễ nghe hơn khi tránh dùng chữ “nó“.

    Tiếng Việt vốn phong phú, xin đừng làm nghèo “nó” đi.

    ***

    Tái bút: Tưởng cũng nên viết thêm một chút cho chữ “nó” trong câu kết. Theo lý mà nói, “nó” thay cho “tiếng Việt” cũng… okay vì chỉ sự vật; nhưng về tình thì không ổn, nghe có vẻ coi thường. Khi gặp trường hợp như vậy phải đổi nguyên câu để tránh đi chữ “nó“.

    Tái tái bút: Còn về ông thủ tướng, không muốn nhắc tới “nó” nữa, thiệt đúng là tức cười (vừa buồn cười, vừa tức mình).


    Trịnh Bình An

    21-5-2022


    Nguồn:https://vietluan.com.au

              
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20163
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

“Rõ ràng, sòng phẳng. Mẹ nó! Có sợ gì đâu…”

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           



              
    “Rõ ràng, sòng phẳng. Mẹ nó! Có sợ gì đâu…”

              

    Cuộc nói chuyện giữa Thủ tướng Chính với các quan chức khác bao gồm Bộ trưởng Công an Tô Lâm, Thứ trưởng Quốc phòng Phạm Hoài Nam và một số người khác diễn ra vào trước cuộc gặp giữa đoàn Việt Nam với Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken và được nhân viên Bộ Ngoại giao Mỹ thu lại toàn bộ, và phát trực tiếp trên kênh YouTube của Bộ này.

    Điểm đáng chú trong đoạn nói chuyện khoảng năm phút này là cách nói bỗ bã của quan chức Việt Nam. Bộ trưởng Công an Tô Lâm khi đề cập đến cựu Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump là ông Matthew Pottinger đã gọi ông này là “thằng”.

    Thủ tướng Phạm Minh Chính đã bỗ bã khi nói “Rõ ràng, sòng phẳng. Mẹ nó! Có sợ gì đâu…”
    Video Thủ tướng Chính “chửi thề” không còn trên YouTube của Bộ Ngoại giao Mỹ
    RFA.ORG





    __________________
    2K Comments


    Hoàng Hiệp
    Ở xứ Lao Đồng này các ông quan từ to nhất, đến bé nhất đều có kiểu nói va làm hai mặt. Trên diễn đàn luôn đeo một bộ mặt. Nhân ái, học thức, văn minh.. khi bước xuống diễn đàn là một bộ mắt thật trái ngược. Đó là chuyên thường ngày ở huyện. Có chi lạ đ… See more
    Reply1w

    Ly Huu Hoa
    Tận dung trục lợi tối đa các lợi ích kinh tế từ Mỹ nhung sau lưng kg chỉ TT mà đủng hơn là cả Bộ Chính trị đều."..mẹ nó,sợ gì ! Từ Chiến tranh VN xưa đến nay Họ vẫn mang đậm tư duy Việt cộng với Mỹ !
    Reply1w

    Quang Thang Tran
    Đi ngoài giao mà vậy là thua rồi. Muốn làm ăn và học hỏi người ta mà trong lòng lại coi thường đối kỵ thế thì thất bại rồi
    Reply1w

    Chánh Hà
    Nhờ cái lối giao tiếp văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc nón cối . nên đi đến nước nào cũng bị cảnh giác hết . không trộm thì cướp 😌
    Reply1w

    Phuong Tran
    Nếu TT do người dân bầu ra làm thì sẽ lịch sự ,có văn hoá ,đạo đức hơn là TT do Đảng bầu ra nhá .
    Reply1w

    Phạm Minh Quốc
    Người Tây,Mỹ, đặc biệt là giới có ăn học, họ khg thích nói đằng sau người khác đâu. Các quan lớn nhà ta nên học hỏi
    Reply1w

    Tao Nguyen
    Người Mỹ có cơ sở để ko bao giờ gửi gắm tin cậy. Như thế thì chỉ có thiệt cho nước mình thôi.
    Reply1w

    Trần Nguyệt Quế
    Lại phải dùng câu nói cũ.
    “ Đem con khỉ ra khỏi khu rừng, chứ không đem được khu rừng ra khỏi con khỉ”. 😅
    Reply1w

    Daniel Nguyen
    "Mẹ nó sợ gì đâu" đường nào mình và dòng họ mình cũng ăn trên ngồi trước cả trăm triệu dân mà. Nếu có gì đó sai thì bọn dân đen chịu hết.
    Reply1w

    Phong Nguyen
    Mỹ thể hiện văn minh loài người , còn csvn thể hiện văn minh loài gì trong rừng thì người việt đã hiểu rồi
    Reply1w

    Việt Hưng CR
    Như lời nói của bọn vô học, trong khi đại diện cho cả nước.
    Reply1w

    Bui VAN Hung
    “Rõ ràng, sòng phẳng. Mẹ nó! Có sợ gì đâu…”, Nói Đúng Đó. Quan Chức TA Đâu Có Sợ, Chỉ Có DÂN ĐEN Mới Chịu Thiệt Mà Thôi.!
    Reply1wEdited

    Lợi Vũ
    Thôi các bố cũng thông cảm cho các đồng chí ấy. Các đồng chí toàn xuất thân giai cấp công nông với bần cố nông làm sao mà ăn nói lịch sự như các bố ở sứ tư bản đc mà các bố cứ soi. Mẹ có bố thí đồng nào thì cho sòng phẳng mẹ nó đi bày đặt
    Reply1w

    Phượng Phạm
    Tới nhà người ta mà vậy ,người VN mình văn minh lich sự đâu ?
    Reply1wEdited

    Tan Dinh Nguyen
    Đám khỉ 🙈 từ hang pác pó sang ăn xin
    Reply1w

    Nguyen Xuan Duy
    Thể hiện sự lưu manh và xảo trá của chính quyền CS VN.
    Reply1w

    Nguyễn Đăng Dụ
    Nhục quốc thể
    Reply1w

    Quang Tran
    Bộ ngoại giao Mỹ đã làm một việc hết sức ngoại giao, là gỡ video sau khi có hơn 100 triệu người đã coi qua. 🤣🤣🤣
    Reply1wEdited

    Huỳnh Ngân
    Văn hóa rừng sâu núi thẳm hang cùng ngõ hẻm
    Reply1w

    Vỹ Trần
    Đi ra nước ngoài mà ko xem ng ta ra gì. Mà nghĩ mình tài thứ lãnh đạo bất tài
    Reply1w

    Phuong Tran
    Trong tâm thức. Bọn chúng còn thối tha hơn nhiều
    Reply1w

    Nguyễn Lai
    giá mấy ông dám nói sòng phẳng sợ gì với TQ HS TS là của Việt Nam thì hay vui cười biết mấy
    Reply1w

    Nguyen Van Thuc Sinh
    Bài đã bị bóc và thằng quay nếu là người Việt đang mặc áo khác, sẽ được về gặp các cụ.
    Reply1w

    Nguyễn Đăng
    Tự nhiên cái thấy nhớ chị Hằng, với những câu nói rất chí lý : "đừng thấy hoa nở, mà ngỡ xuân về nha quý dzị","chúng ta ai cũng bất ngờ và ngỡ ngàng", "dĩ vãng dơ dáy dễ gì giấu giếm", "chị không muốn nói nhiều, nhưng mà chuyện nhiều nên chị phải nói"...... 🤣🤣🤣🤣🤣🤣🤣
    Reply1w

    Võ Anh Tú
    đúng là trốn sang mẽo lâu năm nên ko hiểu cách nc dân dã của vn :))
    Reply1w

    Cuong Pham
    Cứ nói là tàu lạ hoặc là chiến tranh biên giới.mẹ nó! Có gì đâu mà sợ…!
    Reply1w

    Nhựa Ốp Tường
    Những gì đã thuộc về bản chất thì mãi mãi ko bao giờ thay đổi.pó tay chấm com👏👏👏
    Reply1w

    Lê Văn Diễn
    Ở VN đã quen phong cách này rồi, khó sửa.
    Reply1w

    HoaThuan Tang
    Mắc công nhân viên bộ ngoại giao mỹ dịch sang tiếng anh từ "mẹ nó,sợ gì"🤣
    Reply1w

    Vu Binh
    Trình độ kỹ thuật lồng tiếng bây giờ rất giỏi. Các quán khách ngoại giao thừa biết trong không gian này có rất nhiều camera, họ rất cẩn trọng.
    Cần cảnh giác với clip này.
    Reply1w

    Hoàng Mạnh
    Chào các bạn DÂN TỘC THIỂU SỐ của Mĩ.
    Reply1w

    Phuong Nguyen
    Ông thủ tướng Việt Nam nói vậy chắc bộ ngoại giao Mỹ không biết đâu…🤫🤫🤫
    Reply1w

    Su Ki
    Mọi người đều gỡ ngàng, ngơ ngác và bật ngửa trước câu nói của thủ tướng 😂
    Reply1w

    Phan Hồng Sơn
    Chưa biết đúng hay không đúng nhưng đã ra nc ngoài công cán , theo tôi nghĩ dù là cán bộ to hay nhỏ đều phải giữ đc phép tắc quan trọng nhất là danh dự và lợi ích quốc gia, vì nhất cử nhất động của bất kỳ cá nhân nào cũng sẽ đc theo dõi kĩ càng và thật… See more
    Reply1w

    Hùng Quốc
    "Rõ ràng, song phẳng, không sợ ai" ---> Rất có chí khí của người Việt.
    Tự dưng đang tám chuyện nội bộ vui vẻ với các đồng chí khác thì bị quay lén rùi bảo ổng nói tục.
    Reply1wEdited

    Phương Phương
    Bản chất khôn lỏi ko bao giờ thay đổi😅
    Reply1w

    Thanh Quang
    Thủ tướng cũng là người . Bình thường sau buổi lễ chính thức thì chém gió tý chứ sao. Các nguyên thủ nước ngoài cũng vậy mà!
    Reply1w

    Ngô Q-Vinh
    Hết sức bình thường. Có tí từ đệm cho tinh thần thoải mái trước hội đàm. Giống như mấy ông đàn ông nói đệm tí trước khi vào cuộc bia.
    Reply1w

    Diễm Phạm
    Đẹp mặt quá 😩
    Reply1w

    Tung Anh
    Phát huy đúng truyền thống hiên ngang, bất khuất, dù cho có ở sân nhà ngta cũng không sợ, không sợ :)))
    Reply1w

    Thanh Nhan le Do
    Kỳ này thắng lợi rồi!
    Reply1w

    Long Hách
    Thay vì lên đây nói xấu nhau . Mấy cụ nên về Việt Nam 🇻🇳 giành lại những gì mình đã mất đi 😌😌😌.. rồi quy tụ cùng ông bà luôn 1 thể . Chứ già yếu đi không nỗi mà cứ đòi hỏi này kia thấy mệt quá
    Reply1w

    Trần Thanh Điền
    Xin cho mình hỏi 3 sọc có nghĩa là gì vậy ạ, ở nơi nào trên hành tinh này công nhận lá kờ 3 sọc vàng vậy ạ...
    -góc thắc mắc-😅🤣🤣🤣
    Reply1w

    Hào Phú
    Lúc nghèo thì cần Mỹ, lúc được phát triển lên xíu lên mặt . Qua nước người ta làm như nước mình ĂN NÓI THÔ LỖ TƯỞNG MìNH NGẦU . Kh có biển Đông thì Mỹ với Châu Âu không biết CSVN là ai đâu . 🙂
    Reply1w

    Nguyễn Mỹ
    Ở nhà người ta mà tưởng như nhà mình muốn nói sao thì nói chắc cứ tưởng đánh pháp đánh mỹ là ta tự mản coi ai ko ra gì mà ko biết bây giờ mình đứng thứ mấy trên thế giới
    Reply1w

    Anh Tam Phan Dong
    Vẫn biết đây là những con khỉ trong hang pắc pó đang cai trị và làm giàu trên tiền thuế của người dân…nhưng dân ngu ku đen trong nước chỉ thích chửi chúng chứ không dám lật đổ chúng…chửi hết những thằng thủ tướng trước đó…giờ chửi thằng thủ tướng này r… See more
    Reply1wEdited

    Hoang Trong
    Ủa ? Chưa cải tạo con khỉ thành con người hoàn thiện hả ta ?
    Reply1w

    Phát Lê
    Cách nói chuyện bt của người việt , có bọn phản động mới vô kích động
    Reply1w

    Lâm Chí Dũng
    Hên không nói "mầy biết bố mày là ai không"
    Reply1w

    Leo Do
    Nói ko sợ thì chứng tỏ là có sợ, bởi vì nếu ko sợ thật thì đã chẳng nói câu đó ra
    Reply1w

    50 of 747


    https://www.facebook.com/RFAVietnam/posts/10160221907609571
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20163
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Chân thành, lòng tin và trách nhiệm …. mẹ nó. sợ gì!

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           







    Chân thành, lòng tin và trách nhiệm …. mẹ nó. sợ gì!
    ___________________________
    Gió Bấc _ 24/05/2022



    Chuyến đi Mỹ của Thủ Tướng Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị cấp cao đặc biệt Mỹ - ASEAN đã được báo chí nhà nước dệt gấm thêu hoa thành chuyến đi thăm và làm việc ở Mỹ dù sao cũng được người dân lóe lên hy vọng nhen nhóm về bước đột phá nào đó trong quan hệ hai nước. Nhưng càng theo dõi thông tin lại càng thất vọng dù báo chí nhà nước đã hết sức lộn ngược lăn nghiêng tăng phần long trọng cho chuyến đi như khách Thủ Tướng “tiếp” Bộ trưởng Ngoại giao chủ nhà hay từ bữa tiệc tối ngoại giao của Tổng Thống Biden nặn ra thông tin ảo là Tổng Thống Biden tiếp riêng Thủ Tướng Phạm Minh Chính… người ta chỉ thấy những lời nói đãi bôi thớ lợ né tránh những cơ hội vàng có một không hai để phát triển quan hệ hai nước.



    Mẹ nó! Thằng học từ Tàu Cộng

    Giữa biên th6ng tin nhốn nháo nhưng tẻ nhạt ấy, bỗng đâu sét đánh ngang tai, trang web Bộ Ngoại Giao Mỹ xuất hiện đoạn clip ngắn ngủi “mẹ nó! sợ gì!” làm dư luận nổ tung, Cuộc trò chuyện thân mật “mẹ nó! sợ gì!” trong nội bộ đoàn ngoại giao của thủ tướng Phạm Minh Chính tại trụ sở Bộ Ngoại Giao Mỹ là sự kiện đột phá đỉnh cao giữa những đỉnh cao chói lọi của nền ngoại giao cây tre bách chiến bách thắng của “đảng ta”. Dù quá hiểu nhưng nhiều người vẫn bất ngờ sững sờ trước cách ứng xử nói năng vô học lại được biểu hiện bằng giọng điệu thái độ kiêu hãnh mù quáng, tràng cười hả hả như vừa trải qua một “chiến thắng” tầm cỡ Mậu Thân, Quảng Trị hay An Lộc.(1)

    Trên mạng xã hội và trong quán cà phê hay ngay cả trong không khí gia đình người ta đã trích dẫn câu nói này để nhắc nhở nhau, dạy dỗ con cháu về cách ăn nói xưng hô sao cho phải phép.

    Giáo sư Nguyễn Tuấn đã điềm đạm lý giải một cách khoa học về bản chất của hiện tượng này trên trang fb cá nhân. “Cái câu mà cư dân mạng đang bàn tán xôn xao là "Mẹ nó, sợ gì". Mệnh đề này chỉ là cách chửi chung chung thôi, nhưng đằng sau nó có thể là một 'Freudian slip'. Freudian slip có nghĩa là một phát biểu thiếu kiểm soát được thốt ra trong một thời điểm ngẫu nhiên, nhưng Freud tin rằng một phát biểu như thế có liên quan đến tiềm thức.

    Cái mệnh đề có thể liên quan đến tiềm thức ở đây là "Sợ gì". Bề ngoài thì mệnh đề đó khẳng định là không sợ cái kẻ mà người phát biểu chửi là 'Mẹ nó'. Nhưng trong tiềm thức thì có lẽ là sợ, hay nếu không sợ thì cũng đáng gờm. Bởi nếu quả thật không sợ hay không đáng gờm thì nó đâu có thể xuất hiện trong câu nói. Có thể là do phức cảm tự ti và gắn gương làm kê bề trên.

    Cái 'Freudian slip' đó còn thể hiện một sự đối nghịch. Bề ngoài thì có thể cười cười nói nói như bạn bè với nhau, nhưng trong tiềm thức thì xem người đối diện như kẻ thù. Không kẻ thù thì cũng không phải là bạn bè thật sự, không phải gia đình ta. Nói cách khác, cử chỉ cười nói có thể hiểu như là đóng kịch mà thôi. Đóng kịch thì không thể là "be yourself", và như vậy là đối tác không đáng tin cậy.” (2__

    Giáo sư Tuấn khẳng định truyền thống văn hóa ứng xử xưng hô của người Việt rất lịch sự tôn trọng nhau dù là bất đồng chính kiến ở hai trận tuyến một một một còn như Tổng đốc Hoàng Cao Khải với lãnh tụ kháng chiến Phan Đình Phùng hay bất đồng về văn hóa như Trần Trọng Kim với Phan Khôi vẫn có cách gọi nhau rất hòa nhã. Cách văng tục mẹ nó, gọi nhau thằng Diệm, thằng Thiệu, Thằng Giôn-xơn là du nhập từ Trung Cộng.



    Miệng đối tác , trong bụng đối thủ!

    Kiến giải của Giáo sư Nguyễn Tuấn chạm đến bản chất của sự kiện này là tâm thế thật sự của chính quyền cộng sản Việt Nam vẫn luôn xem Hoa Kỳ là đối thủ, đối phương dù bề mặt luôn kêu gào đối tác, hợp tác. Văn cảnh cuộc trò chuyện là tự sướng về bữa tiệc ngoại giao tại Tòa Bạch Ốc đêm trước, Không chỉ Phạm Minh Chính văng tục mẹ nó mà đám quần thần cũng hùa theo cùng giọng điệu. Bộ trưởng Công an Tô Lâm khi đề cập đến cựu Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump là ông Matthew Pottinger đã gọi ông này là “thằng”. . Một thuộc hạ của Chính còn nịnh tung tóe “Mình nói nó mãi nó cũng phải ngại”. Phạm Minh Chính hể hả thể hiện sự độ lượng, kiềm chế đã không dạy dỗ hết ý hết lời “Mình có thêm một ý nhưng nói chi cho nó dài dòng. Như tôi với các ông ngày xưa nói mãi mới tìm được tiếng nói chung. Nhưng mà thôi nó loãng vấn đề”

    Không riêng Phạm Minh Chính thái độ hai mặt, ứng xử trịch thượng bằng những tiểu xảo xách mé bất nhã trong các nghi thức ngoại giao đã diễn ra liên tục, xuyên suốt qua nhiều nhiệm kỳ lãnh đạo, nhiều cuộc giao tiếp Việt Mỹ đã thành truyền thống. Cựu Chủ Tích Nước Nguyễn Minh Triết ngay sau khi rời Mỹ đã đi thăm Cuba, một quốc gia cộng sản đang bị Mỹ cấm vận huênh hoang tuyên bố “Việt Nam Cuba là hai anh em cùng canh giữ hòa bình thế giới”. Ủy Viên Bộ Chính Trị, Bí Thư Thành Ủy Hà Nội khi sang thăm Mỹ đã tặng Thượng Nghị sĩ John McCain món quà khiếm nhả là bức phù điêu bia hình chụp cái bia dựng bên hồ Trúc Bạch sau khi ông John McCain bị bắt tại đó vào năm 1967, và một hình ghi lại viên phi công đang giơ tay đầu hàng) và nổi bật hơn cả là dòng chữ "“NGÀY 26 10 1967 TẠI HỒ TRÚC BẠCH QUÂN VÀ DÂN THỦ ĐÔ HÀ NỘI BẮT SỐNG TÊN JOHN SNEY MA CAN THIẾU TÁ KHÔNG QUÂN MỸ LÁI CHIẾC MÁY BAY A4 BỊ BẮN RƠI TẠI NHÀ MÁY ĐIỆN YÊN PHỦ….

    Xin đừng nghĩ oan những lời văng tục, chửi thề của phái đoàn Phạm Minh Chính là vô học hay là sai sót vô tình. Đây chính là bài bản truyền thống, là đỉnh cao trí tuệ đường lối ngoại giao cây tre của đảng quang vinh. Cái đường lối ngoại giao ngọn lắc lư uốn éo đưa tình dân tộc, tình hợp tác quốc tế song phương đa phương nhưng gốc khư khư giữ lợi ích độc quyền của đảng bất kể vận mệnh đất nước, lương tri nhân loại. Nó được bao bọc bằng những diễn ngôn trá ngụy ngọt ngào dễ dàng nhận ra trong thông điệp mà Phạm Minh Chính hoa hòe tung ra trong chuyến đi này.

    "Chân thành, lòng tin và trách nhiệm vì một thế giới tốt đẹp hơn" là thông điệp mà Thủ Tướng anh minh Phạm Minh Chính thể hiện trong bài diễn văn viết sẵn đọc tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế Hoa Kỳ (CSIS trong khuôn khổ chuyến đi dự Hội nghị Cấp cao Đặc biệt ASEAN - Hoa Kỳ. Bài diễn văn này được báo chí Việt Nam đồng loạt trân trọng đăng nguyên văn.

    Thông điệp này được lặp lại nhiều lần trong các cuộc gặp khác của chuyến đi như là nội dung cốt lõi, lập trường, thái độ Việt Nam trong quan hệ Việt Mỹ và bang giao quốc tế.

    Mục tiêu "Chân thành, lòng tin và trách nhiệm vì một thế giới tốt đẹp hơn" dễ đánh động lòng người, nhưng cũng giống như giấc mơ cộng sản chủ nghĩa “làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu”, cần phải xem xét nội hàm thực chất, mức độ thành tâm, và tính khả thi để phát triển mối quan hệ hợp tác giữa đôi bên.

    Để hiểu sự thật của chân thành, lòng tin và trách nhiệm của Phạm Minh Chính và nhà sản Việt Nam sòng phẳng và mẹ nó, sợ gì như thế nào chỉ cần nhìn vào hai sự kiện là việc Tàu Cộng bành trướng ở Biển Đông và Nga xâm lược Ukraine thì sẽ rõ



    Mượn Mỹ từ né tránh sự thật

    Trong bối cảnh Tàu Cộng bành trướng quân sự hóa biển Đông thành ao nhà, Việt Nam như cá nằm trên thớt, chủ quyền biển Đông bị lấn át, không thể bảo vệ đối tác thăm dò khai thác dầu khí theo hợp đồng, ngư dân những cột mốc sống ở biển Đông bị Tàu Cộng tha hồ bắn giết thì Phạm Minh Chính vẫn dày mặt giương cờ trắng bốn không hô hào đường lối ngoại giao độc lập tự chủ. Phạm Minh Chính hoàn toàn không dám nhắc Tài Công, né tránh thực trạng nguy ngập của quốc gia bằng những lời lẻ chung chung khuôn sáo “ trong giải quyết các tranh chấp, xung đột ở khu vực và trên thế giới, trong đó có Biển Đông - một vùng biển quan trọng với các nước trong và ngoài khu vực, chúng tôi luôn chủ trương duy trì hòa bình, ổn định, bảo đảm an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không; bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp, giải quyết bất đồng bằng các biện pháp hòa bình, thông qua đối thoại, trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982); thực hiện hiệu quả và đầy đủ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), phấn đấu xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) thực chất, hiệu quả, phù hợp luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982.”

    Né tránh sự thật, uyển ngữ ngôn từ với an nguy đất nước, dân tộc như vậy Chân thành, lòng tin và trách nhiệm của Phạm Minh Chính và đảng cầm quyền nằm ở đâu?



    Nga đem quân xâm lược Ukraine, bắn hoả tiễn vào khu dân cư, trường học, bệnh viện, ngay cả Tổng Thư Ký Li6n Hiệp Quốc cũng không tha, Binh lính Nga giết người dân vô tội còn đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân, cả thế giới lên án, tống cổ Nga ra khỏi Hội Đồng Nhân Quyền, Việt Nam hành xử rập khuôn Tàu Công, hai lần bỏ phiếu trắng, một lần bỏ phiếu chống, tệ hơn cả CamPuChia. Thế giới sục sôi ủng hộ Ukraina chiến đấu bảo vệ chủ quyền, tiếp nhận người dân tị nạn, trừng phạt phong tỏa kinh tế Nga thì Phạm Minh Chinh lại vô tư nói chuyện như người đang trên Sao Hỏa. “Trong vấn đề Ucraine, Việt Nam ủng hộ và sẵn sàng tham gia vào các nỗ lực, sáng kiến của cộng đồng quốc tế trong việc tạo điều kiện để các bên đối thoại, tìm kiếm giải pháp lâu dài, bền vững. Việt Nam đã hỗ trợ nhân đạo 500 nghìn USD cho Ucraine [Liên quan đến tình hình Ucraine, lập trường nhất quán của Việt Nam là tôn trọng Hiến chương Liên Hợp Quốc và các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, lợi ích hợp pháp, chính đáng của các quốc gia; giải quyết mọi tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, không sử dụng hay đe dọa sử dụng vũ lực].”

    Chân thành, lòng tin và trách nhiệm với thế giới là như vậy đó ư? (3)



    Dân cần Việt Mỹ, đảng muốn Việt Tàu

    Chiến lược xoay trục châu Á- Thái Bình Dương của Mỹ là cơ hội mà ASEAN mong đợi để cân bằng, đối trọng với sự trỗi dậy hung hãn của Tàu Công. ASEAN đã thống nhất nâng cấp quan hệ với Mỹ thành đối tác chiến lược. Ấy vậy mà Việt Nam, một trong hai quốc gia của ASEAN được Mỹ đánh giá là trong tâm hợp tác lại né tránh cơ hội nâng cấp quan hệ. Biểu hiện rõ rệt nhất của đường lối hai mặt xanh vỏ đỏ lòng.

    Mẹ nó, sòng phẳng, sợ gì, nói thẳng toẹt ra là về quyền lợi quốc gia, dân tộc quan hệ hợp tác Việt Mỹ hoàn toàn tương hợp không có gì mâu thia63n, Mỹ là thị trường tiêu thụ hàng hóa. là vốn đầu tư, là trung tâm khoa học kỹ thuật… Dân Việt thua cuộc, thắng cuộc đều dồn sang Mỹ định cư. Huống hồ chi giờ đây Việt Mỹ lại cùng có chung kẻ thù truyền kiếp 2000 năm. Xưa ta nói Mỹ xâm lược chẳng qua chỉ để tuyên truyền, ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô - Trung Quốc.

    Khổ thay, với đảng cầm quyền thì bạn vàng Tàu công lại có lý tưởng tương thông, văn hóa tương đồng. Cái gốc tre cản trở phát triển quan hệ Việt Mỹ chính là đây. Với tập đoàn lãnh đạo cầm quyền thì lơi ích nhóm của lực lượng thống trị mới là quan trong, quyền lợi dân tộc, an nguy đất nước nhỏ như con muỗi.

    Chân thành, lòng tin và trách nhiệm, mẹ nó! sợ gì!

    Nhân đây, xin chuyển đến quý giới chức ngoại giao lời kết bài viết của Giáo sư Nguyễn Tuấn
    • "With friends like you, who needs enemies"
      (Với bạn bè như anh thì chúng tôi đâu cần thêm kẻ thù).





    https://www.rfavietnam.com/node/7235
Trả lời

Quay về “Nguyễn Tuấn”