- 30/04/2022 - tưởng niệm 47 năm người Việt mất miền Nam Tự Do

Trả lời
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20163
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Người bay phi vụ tác chiến cuối cùng

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           




              



              
    Người bay phi vụ
    tác chiến cuối cùng

    _________________________

    (Thành kính tưởng nhớ phi hành đoàn Gunship AC-119
    các phi công và Skyraiders đã vị quốc vong thân
    trong phi vụ tác chiến có thể coi là cuối cùng
    của Không Quân QLVNCH rạng sáng ngày 30 /04/1975)






    Như thuở hồng hoang Phù Đổng vung roi sắt
    Lẫm liệt phi bào theo Quang Trung phạt Bắc
    Nam Phương thiên thần Trấn Không Bảo Quốc
    Nghiêng đôi cánh đưa tăng địch vào tầm bắn

    Tổ Quốc nổi bão, Không Gian nổi lửa
    Lũ tà ma ngùn ngụt cháy !
    Từ trên cao trong muôn triệu tia nắng sớm
    Anh đã nhìn xuống trên mỗi chúng tôi
    Trời thủ đô trong lửa khói nhạt nhòa
    Từng trực thăng lượn vòng trên cao ốc
    Từng thuyền ghe, từng con tàu tẩu quốc
    Vần vũ trên cao anh âm thầm chọn ở lại !

    Người ở lại anh linh thành bão tố
    Gầm một tiếng hỏi: Quê hương ta sao mãi đọa đày?
    Anh không chết, Anh trở thành huyền thoại
    Anh đã về giữa mây trắng trời xanh
    Từ thuở ấy, tên anh là kiêu hãnh
    Phi vụ cuối cùng thiên thần mang cánh thép
    Anh ở lại rợp trời xanh áo lính
    Cho Việt Nam Không Sử mãi thăng hoa

    Đã bao chiều hoàng hôn nơi đất khách
    Là bao lần u uẩn nhớ trời quê
    Giòng lệ đắng, niềm tiếc thương, người chiến sĩ
    Ôi! đại bàng gãy cánh giữa trời xanh
    Giờ cuối cùng không còn ai cao hơn anh nữa
    Không nhật lệnh, không còn thượng cấp
    Tân tổng thống đang gục đầu chờ quân địch
    Chính anh !người tự ban và tự thi lệnh tử thủ !
    Đâu thiên hoàng nào đã ban anh chén rượu
    Không huy chương, không thêm mai cài vai áo
    Nhưng hỡi anh ! Là huy chương, là sao sáng của chúng tôi.
    Hỡi người bay phi vụ cuối cùng rạng tháng Tư ngày 30, năm mất nước

    Một lần cất cánh, bay thật cao vĩnh viễn.
    Trời Sài Gòn, mây giăng màu thương tiếc
    Mưa gió oán than, khóc người hùng thế hệ
    Người Phù Đổng của Việt Nam bất diệt





    Yankee-Caribou Thần Long

              



              

              



Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5468
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Re: - 30/04/2022 - tưởng niệm 47 năm người Việt mất miền Nam Tự Do

Bài viết bởi Bạch Vân »

          


Tháng tư và bạn cũ




Ly rượu tháng tư ngồi rót mãi
tiệc không tàn – tóc bạc lưng cong
nửa kỷ mới hay mình còn sống
trên điêu tàn bụi bám nhện giăng

tháng tư cứ muốn say không tỉnh
ngả nghiêng trong giấc mộng sa trường
dù tóc phai chống gậy qua đường
vẫn thấy lũ mình còn rất trẻ

tháng tư – bạn cũ thăm bạn cũ
nụ cười tắt trên lớp da nhăn
những mảnh đời sống trong tối tăm
nắm tay nhau cuối đường vinh nhục

tháng tư nước mắt theo chuyện kể
ngần đó tháng ngày vẫn chưa quên
số quân còn với tuổi cùng tên
nhưng đã chết từ khi thua trận

tháng tư uống cho ngày tan trận
rượu khóc sơn hà – rượu tiễn đưa
lũ chúng ta những thằng ngã ngựa
khóc hay cười khi nhắc chuyện xưa

nguyễn thanh khiết
23-04-2022


Nguồn:https://nguyenthanhkhiet.wordpress.com


          
Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5468
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Re: - 30/04/2022 - tưởng niệm 47 năm người Việt mất miền Nam Tự Do

Bài viết bởi Bạch Vân »

          





Nguồn:https://nguoiphuongnam52.blogspot.com



          
Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5468
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Re: - 30/04/2022 - tưởng niệm 47 năm người Việt mất miền Nam Tự Do

Bài viết bởi Bạch Vân »

  •           


    Thư gửi chồng cải tạo





    Anh ạ, từ khi anh vắng nhà
    Hộ khẩu bốn người, nay còn ba
    Gạo châu củi quế, đời vất vả
    Thương lắm con thơ, tội mẹ già

    Sổ lương thực, mỗi người chín ký
    Vừa gạo, vừa khoai, vừa bo bo
    Qua ngày đoạn tháng đời dâu bể
    Em chạy chợ trời, cũng tạm no


    Mua miếng thịt, mớ rau, khúc củi
    Xếp hàng cả ngày, vã mồ hôi
    Cô mậu dịch bán hàng phách lối
    Mặt xỉa mày sưng. Khổ thêm thôi


    Chắt chiu, dành dụm chờ thăm nuôi
    Tóp mỡ, tôm khô, nếp nấu xôi…
    Lệnh đổi tiền bất ngờ giáng xuống
    Mất hết gia tài rồi anh ơi


    Bạn bè, người thân ít gặp nhau
    Vì ai cũng đang mang nặng sầu
    Thỉnh thoảng nghe tin người “đi thoát”
    Mừng giùm họ, em lại ước ao


    Đánh tư sản, rồi kinh tế mới
    Xô đẩy bao thân phận lao đao
    Chết tức tưởi trên rừng dưới suối
    Em ngậm ngùi lo sợ mai sau


    Công an khu vực, mắt cú vọ
    Tạm trú tạm vắng, rình ngày đêm
    Mỗi tháng hội họp tổ dân phố
    Khủng bố tinh thần đám dân đen


    Chân yếu tay mềm, nào yên thân
    Phải đi thuỷ lợi, phải đào kênh
    Con khóc, con đau cũng đành chịu
    Bởi vì “lao động là quang vinh”


    Mẹ già héo hon, rồi đổ bệnh
    “Xuyên tâm liên” uống mãi chẳng lành
    Mẹ xuôi tay một chiều mưa lạnh
    Hơi thở sắp tàn, kêu tên anh


    Và còn bao nhiêu điều khác nữa
    Em không thể kể hết ra đây
    Địa ngục trần gian đang vây bủa
    Đồng bào Miền Nam trong đắng cay


    Anh đọc thư này cẩn thận nha
    Công em giấu kỹ trong gói quà
    Quản giáo bắt được thì mệt đấy:
    Vợ phản động! Chồng đi mút mùa!


    Mai mốt em lại gửi thư “chui”
    Nói hết những cảnh khổ khắp nơi
    Anh cứ làm bộ “học tập tốt”
    Chờ đọc thư em kể chuyện đời


    – Kim Loan
    Tháng 4 Đen 2022


    Nguồn:https://vietbao.com


              
Ngoc Han
Bài viết: 1586
Ngày tham gia: Thứ tư 20/05/15 14:24

Hỡi Ai Thương Nhớ Quê Hương

Bài viết bởi Ngoc Han »

Hỡi ai thương nhớ quê hương

Hỡi ai thương nhớ quê hương
Xin nghe tôi kể chuyện buồn tháng Tư
Tháng Tư, trời đất mây mù
Lệnh hàng, buông súng, thiên thu còn buồn!
Nghẹn ngào, nhục tủi, đau thương
Oan khiên máu đỏ ngập đường lui quân
Thân người đổ xuống theo thân
Không làn đất phủ, không lần tiễn đưa !
Xác người bón gốc rừng thưa
Nước tôi có một Tháng Tư kinh hoàng !
Tháng Tư nghe lệnh đầu hàng
Bao người thương lá cờ vàng, quyên sinh!
Nước nguy, vị nước, quên mình
Mất thành, anh dũng cùng thành, chết theo!
Tháng Tư khói lửa ngặt nghèo
Vô danh quốc sử bao nhiêu anh hùng!
Tháng Tư vợ trẻ khóc chồng
Mẹ già chan chứa giọt hồng khóc con
Tháng Tư đại bác nổ giòn
Trẻ thơ chết thảm dưới cơn đạn thù
Tháng Tư rộng cửa lao tù
Nước tôi từ đấy đau nhừ nỗi đau
Núi rừng người nối chân nhau
Kiếp tù lạ nhất địa cầu, thảm chưa !
Trong tù, tù chết như mơ
Ngoài tù, dân chết bên bờ biển đông
Biển xanh pha đỏ máu hồng
Rừng xanh lệ đỏ từng dòng mồ hôi !
Tháng Tư ai biến nước tôi
Thành lò hỏa ngục thiêu người tang thương!

Ngô Minh Hằng
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20163
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Trên đầu súng

Bài viết bởi Hoàng Vân »

Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20163
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Việt Cộng nằm vùng thời nào cũng có

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           




    Việt Cộng nằm vùng
    thời nào cũng có

    _______________________
    Trúc Giang MN _ 19-10-2014




    Kính tặng độc giả Báo Tổ Quốc:
    Quý vị trong Hội Quân Y Hải Quân VNCH
    Anh Ngô Trọng Phục và các thân hữu trong Hội Cựu Chiến Sĩ VNCH Bang Minnesota
    Quý vị cựu sĩ quan cơ hữu của Trường Bộ Binh Thủ Đức.


    1* Mở bài

    Trong cuộc chiến tranh bảo vệ tự do dân chủ của Việt Nam Cộng Hoà, cái nhức nhối nhất là chỗ nào cũng có bọn VC nằm vùng, chúng tràn lan trong các tổ chức chính quyền, các cơ quan truyền thông, văn nghệ, tôn giáo, sinh viên học sinh…

    Trong các tổ chức chính quyền, từ Bộ Quốc Phòng, Bộ Tổng Tham Mưu, Phủ Đặc Ủy Trung Ương Tình Báo, Tổng Nha Cảnh Sát, Quốc Hội, và ngay cả trong Dinh Độc Lập cũng có VC nằm vùng. Bọn nầy ẩn nấp dưới hàng trăm hàng ngàn bộ mặt, muôn hình vạn trạng, đánh phá miền Nam, từ công khai hợp pháp, đến bí mật dưới muôn ngàn hình thức. Độc hại nhất là bọn ăn cơm quốc gia thờ ma Cộng Sản.

    Ngày nay, trong cuộc đấu tranh cho một nước Việt Nam tự do, dân chủ của các cộng đồng tỵ nạn Cộng Sản hải ngoại, cũng không tránh khỏi bọn nầy. Ở đâu cũng có. Vào thế kỷ 21, “kỹ thuật” đánh phá tinh vi hơn, nhất là lợi dụng các thứ tự do, công khai và hợp pháp để đánh phá.

    Phạm vi hoạt động của Việt Cộng

    Thời nào cũng vậy, bài bản của phạm vi hoạt động cũng giống nhau. Đó ví như một vòng tròn có ba phần:

    • Phần trung tâm, là do cán bộ đảng viên thực hiện.

      Phần thứ hai của vòng tròn, nối tiếp bên ngoài trung tâm, là những tổ chức được thành lập, do liên minh, liên kết, trong đó cán bộ đảng viên nắm phần lãnh đạo, chỉ huy, và đa số các thành phần quần chúng tham gia là không Cộng Sản. Đó là những “Mặt Trận”, như Mặt Trận Việt Minh, Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam, Mặt Trận Tổ Quốc…

      Phần ngoài cùng của vòng tròn, là những tổ chức quần chúng không cộng sản, nhưng thân cộng, bị VC len lỏi bên trong, giật dây, tác động. Đó là những “Phong Trào”, như:

      Phong trào hoà bình (chống chiến tranh, phản chiến), Phong trào chống tham nhũng, Phong trào Nhân dân cứu đói, Phong trào bảo vệ phụ nữ, Phong trào bảo vệ văn hoá dân tộc, Phong trào đòi thi hành Hiệp định Paris, Lực lượng quốc gia tiến bộ, Thành phần thứ ba…





    2* Những tên Việt Cộng nằm vùng

    2.1. Nhà văn nhà báo Việt Cộng nằm vùng

    Cuối năm 1957, dưới thời tỉnh trưởng Nguyễn Trân, một mẻ lưới của cảnh sát Định Tường tung ra, bắt giữ những ký giả đem về giam tại Mỷ Tho, gồm có những người nằm vùng trong những tờ báo như sau:

    Triệu Công Minh (báo Tiếng Dội), Lương Ngọc (Trời Nam), Nam Thanh (Lẻ Sống), Đồng Văn Nam, Phương Ngọc, Phan Ba (Buổi Sáng), Nguyễn Bảo Hoá (Ánh Sáng), vợ Nguyễn Bảo Hoá là dược sĩ Mã Thị Chu (Tiếng Chuông), LS Nguyễn Văn Diệp, đạo diễn Lê Dân, Mai Thế Đông (giám đốc cải lương).

    Nguyễn Trân tổ chức tranh luận công khai tại rạp hát Viễn Trường, Mỷ Tho, nếu nhận CNCS là sai và ăn năn hối cải thì được thả ra. Sau khi được thả, toàn bộ dông tuốt vô bưng, xem như Nguyễn Trân thả cọp về rừng.


    2.2. Truy lùng Việt Cộng

    Sau cuộc truy lùng trong các báo nêu trên, chính quyền bắt giam hàng loạt cán bộ nằm vùng cấp thành ủy, như GS Nguyễn Văn Chì, Lê Văn Chí, Trần Văn Hanh, Nguyễn Trường Cữu, Cổ Tấn Lương, Bùi Đức Thịnh, bà Bình Minh, đa số là giáo sư tư thục.


    2.3. Việt Cộng nằm vùng, nhà văn Vũ Hạnh

    Vũ Hạnh tên thật là Nguyễn Đức Dũng sinh năm 1926 tại Quảng Nam. Cán bộ văn hoá khu ủy Sài Gòn-Gia Định, hoạt động công khai đơn tuyến ở nội thành Sài Gòn.

    Trước 1975, Vũ Hạnh bị bắt 5 lần, nhưng lần nào cũng có người bảo lãnh cho ra. Người bảo lãnh Vũ Hạnh sau cùng, là LM Thanh Lãng, Chủ tịch Hội Văn Bút.

    Sau ngày 30-4-1975, Vũ Hạnh giữ chức Chủ tịch Hội Nhà Văn TP/SG. Vũ Hạnh mang súng kè kè bên hông, thì bị thi sĩ Hoàng Anh Tuấn, nửa đùa nửa thật bảo: “Anh em văn nghệ sĩ chỉ quen càm bút chứ có biết chơi súng đau”.

    Nhưng mấy tháng sau, ông lắc đầu nói nhỏ “Totalement décu” (hoàn toàn bị lừa). Với chức vụ Chủ tịch Hội Nhà Văn, chẳng có quyền hành và quyền lợi gì, coi bộ đời sống thời bao cấp gặp nhiều khó khăn. Ít lâu sau, nghe nói có một nhà giàu cộng tác để Vũ Hạnh mở ra một gánh hát cải lương, nhưng sau đó dẹp tiệm. Vũ Hạnh lại tìm người có vốn mở xưởng làm xà bong, nhưng cũng không khá vì thiếu nguyên liệu.

    Ít lâu sau nữa, một trong những người bạn cho biết, Vũ Hạnh đang tìm đường dây cho con vượt biên, nhưng bạn bè chả ai dám giúp đở vì sợ cái bản chất phản bội của tên nằm vùng.


    2.4. Những tờ báo của Việt Cộng và có Việt Cộng nằm vùng

    2.4.1. Tờ Tin Văn

    Báo nhà nước Việt Cộng đưa tin như sau:

    “Đầu năm 1966, đảng ủy giao cho cán bộ Vũ Hạnh đang hoạt động trong “vùng bị tạm chiếm”, ngụy trang dưới chiêu bài “bảo vệ văn hoá”, xin phép cho ra tờ Tin Văn, chủ trương chống văn hoá đồi trụy, chống văn hoá ngoại lai đầu độc thanh niên.

    Tờ báo được các cán bộ ta chỉ đạo, đứng đầu là đồng chí Trần Bạch Đằng, Ủy viên thường trực Thành Ủy SG-GĐ, lãnh đạo tuyên huấn, mặt trận, trí vận, Hoa vận, và thanh niên (bao gồm sinh viên và học sinh).

    Chủ nhiệm tờ Tin Văn là Nguyễn Mạnh Lương. Một số nhà văn cộng tác như Lữ Phương, Hồng Cúc, Nguyễn Hữu Ba, Vũ Hạnh. Toà soạn đặt trong một ngôi chùa”.

    Sau 1975, Vũ Hạnh viết như sau: “Tuần báo Tin Văn, với những bài phê bình vạch mặt những tên xung kích chống cách mạng, qua các tác phẩm đồi trụy, phản động, đã tạo ra một phong trào quần chúng sôi nổi. Ngụy quyền hoang mang nên tìm cách phản kích. Chúng trắng trợn cho tên Chu Tử, tay sai của Sở Công An và Phủ Đặc Ủy TW Tình Báo ngụy, bắt đầu một chiến dịch đả kích tôi, tố cáo tôi là “VC nằm vùng”, và liên tiếp trong nhiều số báo như vậy, y đã “vu khống tôi” cốt làm cho những người tham gia phong trào sợ hãi. Lúc đó, đảng ủy văn hoá và thường vụ khu ủy, động viên, chăm sóc và giúp đở tôi về vật chất lẫn tinh thần, thông qua vợ tôi. Mở đường dây liên lạc mới, tôi trực tiếp nhận sự chỉ đạo của đảng.” (Trích từ Vũ Hạnh: Trui rèn trong lửa đỏ, trang 179).

    Tên VC láu cá nầy là “VC chính cống”, thật sự nằm vùng, mà nhảy lên như đỉa phải vôi, khi bị Chu Tử vạch mặt là “VC nằm vùng”, rồi lại nói là “bị vu khống”. Bọn nằm vùng luôn luôn có phản ứng như thế!


    2.4.2. Hai tờ báo có Việt Cộng nằm vùng

    1. Tờ Đại Dân Tộc

    Chủ nhiệm: Võ Long Triều
    Tổng thư ký: Hồ Ngọc Nhuận
    VC nằm vùng là: Hồ Ngọc Nhuận và Huỳnh Bá Thành (hoạ sĩ Ớt)

    2. Tờ Điện Tín

    Chủ nhiệm: cựu đại tá, cựu nghị sĩ Hồng Sơn Đông
    Chủ bút: Hồ Ngọc Nhuận
    2 VC nằm vùng là: Hồ Ngọc Nhuận và Huỳnh Bá Thành (họa sĩ Ớt)


    2.4.3. Nói về tờ Tin Sáng

    Báo Tin Sáng có 3 thời kỳ:
    1. Tin Sáng cũ trước năm 1973
    2. Tin Sáng lậu từ 1973 đến 1975
    3. Tin Sáng bộ mới từ ngày 10-8-1975 đến 1-7-1981

    Tin Sáng cũ trước 1973.

    Toà sọan ở số 124 đường Lê Lai, Q.1. do nhóm dân biểu đối lập, thân cộng và VC nằm vùng, như: Ngô Công Đức, Hồ Ngọc Nhuận, Lý Chánh Trung, Dương Văn Ba, có cán bộ VC nằm vùng nhưng giữ chức vụ khiêm tốn.

    Trên tờ báo có 50 bài viết của LM Nguyễn Ngọc Lan, chửi Mỹ, chửi VNCH và chống chiến tranh. Tin Sáng là nơi kích động các cuộc biểu tình của nhóm SV/VC nằm vùng Huỳnh Tấn Mẫm. Tòa soạn bị đốt và có truyền đơn “Đồng bào quyết đập chết những tên VC nằm vùng Ngô Công Đức và Hồ Ngọc Nhuận. Quần chúng rất phẩn nộ trước hành động đâm sau lưng chiến của dân biểu tay sai VC Ngô Công Đức và Hồ Ngọc Nhuận”.

    Tin Sáng sau 1975.

    Trần Văn Giàu, tên trùm VC nhận xét: “Các anh làm báo CS hơn CS”. Alain Ruscio ghi lại trong cuốn Vivre au Vietnam như sau: “Không ai nói ngọt hơn Lý Chánh Trung được. Mặc dù trong thâm tâm họ biết là họ đang nói dối, đang đóng kịch. Nhưng điều quan trọng là lời nói đã phát ra thì không thu lại được”. Đó là những tiếng chửi rất nặng nề của trí thức đối với trí thức. Không biết bọn nằm vùng nầy có hiểu và cảm thấy nhục nhã hay không?

    Ngô Công Đức cũng đã sáng mắt ra, trước khi chết cũng để lại chúc thơ bộc bạch phân trần đôi điều, nhưng quá muộn. Nói chung, những tên VC nằm vùng đã mở mắt ra, và té ngửa hết, nhưng đã muộn cho một cuộc đời.

    Tại sao Tin Sáng sống được 5 năm dưới chế độ Cộng Sản

    Thứ nhất, báo Tin Sáng nịnh bợ VC hơn báo VC.

    Thứ hai, Võ Văn Kiệt nhận thấy người dân miền Nam còn căm thù VC. Từ đổi tiền, đuổi đi kinh tế mới, cải tạo thương nghiệp, xếp hàng mua gạo, ăn độn, chồng, con, cha mẹ của đa số bị tù cải tạo. Người dân chưa thấy cái “ưu việt” của XHCN như tuyên truyền. Trong khi đó, báo Sài Gòn GP thì còn non trẻ, chờ cho đến khi thành lập tờ Thanh Niên, nói theo giọng điệu o bế người dân, trình diễn màn lừa bịp, là “nói thẳng, nói thật”…, vì thế Võ Văn Kiệt chưa khai tử báo Tin Sáng, để cho sống 5 năm trong tình trạng trái ngược, là mỗi khi số lượng phát hành gia tăng lên cao, thì ban biên tập lại hồi hộp chờ ngày giờ kết liểu cuộc đời nịnh bợ.


    2.5. Trí thức thân cộng và bọn “ăn cơm quốc gia thờ ma Cộng Sản”

    Ở miền Trung thì nổi bật những tên Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Phủ Ngọc Phan, Nguyễn Đắc Xuân, Ngô Kha, Trần Quang Vọng, Trần Hữu Lực, Trần Duy Phiên, Lê Văn Ngăn, Trần Vàng Sao, Võ Quế…

    Hoàng Phủ Ngọc Tường phải sống những ngày khổ nhục, oán hận, khi thấy người đồng chí trẻ của y là Bửu Chỉ đang ngủ với vợ của y là nữ đồng chí, nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ.

    Ở miền Nam, thì có Tôn Nữ Thị Ninh, LS Trần Ngọc Liễng, GS Lý Chánh Trung, LS Ngô Bá Thành. Những LM Chân Tín, Nguyễn Ngọc Lan, Phan Khắc Từ, các thượng tọa Thích Trí Quang, Nhất Hạnh.


    2.6. Thành phần thứ ba và Mặt Trận Nhân Dân Cứu Đói

    “Theo chỉ đạo của ta, một lực lượng chính trị mới ra đời, đó là “Thành phần thứ ba” gồm trí thức, nhân sĩ, binh sĩ, dân biểu, báo chí, tu sĩ, công thương gia, cựu tướng lãnh, có khuynh hướng chống Thiệu, đòi hoà bình, nổi bật nhất là các nhân vật như LS Trần Ngọc Liễng, Ngô Bá Thành, KS Dương Văn Đại, DB Hồ Ngọc Nhuận, Lý Quý Chung, Kiều Mộng Thu, Nguyễn Văn Hàm, Lý Chánh Trung, LM Phan Khắc Từ, ni sư Huỳnh Liên và nhà báo Nam Đình”. Tướng Dương Văn Minh đại diện cho thành phần nầy ra đảm nhiệm chức Tổng thống.


    Mặt Trận Nhân Dân Cứu Đói

    Ra đời tháng 9 năm 1974 do Đại đức Thích Hiển Pháp làm Chủ tịch. Dân biểu Nguyễn Văn Hàm làm Tổng Thư ký. Các nghệ sĩ Kim Cương, Thanh Nga tích cực tham dự. Ni sư Huỳnh Liên, LM. Phan Khắc Từ, các DB Kiều Mộng Thu, Hồ Ngọc Nhuận, GS Lý Chánh Trung, LS Ngô Bá Thành…

    “Ta đưa một số cán bộ đứng tên vào mặt trận: Ngọc Trảng, Ba Thép, Xuân Thượng, với khẩu hiệu “Lá lành đùm lá rách” ẩn chứa nội dung tố cáo chế độ. Hình thức biểu tình rất sáng tạo, biểu tình có ca hát “Dậy mà đi”. Biểu tình “xa luân chiến”, không lớn mà liên miên từ ngày nầy qua đêm khác, đêm nầy qua đêm nọ như bánh xe quay, làm cho cảnh sát ngụy mất ăn mất ngủ”. Phong trào thì công khai, nhưng ra báo thì bí mật. Công khai thì có Kiều Mộng Thu trong báo Đại Dân Tộc, ở tờ Điện tín thì có Lý Chánh Trung. Về phía bí mật, Cứu Đói in 10,000 bản phổ biến trong quần chúng.

    Mặt Trận Nhân Dân Cứu Đói lập khối Dân Tộc Xã Hội ở Hạ Viện để đấu tranh nghị trường.

    Tổ chức “báo nói”, “văn nghệ chạy”, “biểu tình ngồi”, “phát chẩn”.

    Ni sư Huỳnh Liên sinh tại Mỷ Tho năm 1923, mất ngày 16-4-1987, tên thật là Nguyễn Thị Trừ, ni sư trưởng Tịnh xá Ngọc Phượng. Đại biểu QH Khoá VI. Phó Chủ tịch UB/MTTQ Sài Gòn, Ủy viên TW MTTQ/VN.

    Bọn cứu đói cứng họng, cảm thấy ô nhục khi nhân dân kêu đói, khi đồng bào ăn bo bo, ăn độn mà chúng lặn mất, im thin thít của thái độ hèn nhát, lưu manh.



    3* Dân biểu Việt Cộng nằm vùng và dân biểu thân cộng

    Trên tờ Tuổi Trẻ trong nước, bài viết đề ngày 31-7-2012 với tựa đề “Dân tin người thật tâm, thật tài”, nói đến 2 dân biểu VNCH là những “chứng nhân lịch sử” của 37 năm về trước. Đó là dân biểu Nguyễn Văn Hàm từng giữ cương vị Phó Chủ Tịch Hội đồng nhân dân Sài Gòn sau ngày 30-4-1975, và dân biểu Đinh Văn Đệ, từng làm Chánh Văn Phòng Tổng Tham Mưu Trưởng QLVNCH.


    3.1. Dân biểu Nguyễn Văn Hàm

    Nguyễn Văn Hàm khoe thành tích như sau: “Ở Sài Gòn có những cuộc biểu tình mà tôi và những người khác đã tổ chức rất công phu như “phong trào cứu đói”, “ký giả đi ăn mày”. Cũng có những cuộc biểu tình tự phát, không cần ai tổ chức cả. Quần chúng qui tụ quanh chúng tôi, gọi là “lực lượng thứ ba”.

    “Quê ở Mộ Đức, Quảng Ngãi, Nguyễn Văn Hàm làm thơ, viết báo, giảng dạy triết học, văn chương. Tham gia Quốc Hội Hạ Viện khoá 2 (1971), là một dân biểu đối lập, thủ lĩnh phong trào quần chúng Phật giáo”.

    Sau 1975, đương sự làm Phó Chủ tịch Hội Đồng Nhân Dân, bên cạnh Ủy Ban Nhân Dân. Hội đồng chả có quyền hạn gì cả, rồi hắn bị đá ra. Vợ và con vượt biên qua Úc.


    3.2. Dân biểu Đinh Văn Đệ

    Sau năm 1975, nhiều người “bức xúc” khi thấy cựu dân biểu Đinh Văn Đệ ra vào làm việc trong Ủy Ban Nhân Dân Thành phố Sài Gòn. Võ văn Kiệt cho biết : Hắn là người Cộng Sản mà không có đảng” (Il est Communist sans party)


    3.2.1. Đinh Văn Đệ là lính VNCVH

    Tờ báo viết: “Ông Đinh Văn Đệ bị động viên đi lính rồi trở thành trung tá Chánh văn phòng Tổng Tham Mưu Trưởng QLVNCH (1954-1961). Làm Tỉnh trưởng Tuyên Đức kiêm Thị trưởng Đà Lạt (1963). Tỉnh trưởng Bình Thuận (1964-1967).

    Năm 1967, ra ứng cử dân biểu Quốc hội. Giữ chức Chủ tịch Ủy Ban Quốc Phòng Hạ Viện. Tổng thống Thiệu cử ông làm “trưởng phái đoàn” sang Mỹ xin viện trợ khẩn cấp. Kết quả chuyến đi, ông Đệ được Mặt Trận Giải Phóng Dân Tộc Miền Nam tặng thưởng Huân Chương Chiến Công hạng nhất.”

    Đinh Văn Đệ phát biểu: “Tôi được giáo dục từ nhỏ, mang sẵn trong lòng tình yêu nước thực sự, yêu con người thực sự, không phân biệt tôn giáo, không phân biệt chính thể. Bị động viên, tôi đành phải đi lính, và luôn luôn giữ cái tâm lành, trung thực, ngay thẳng. Bao nhiêu năm đeo lon, đeo súng, tôi không một lần sát sanh. Bây giờ xuất gia, theo đạo Cao Đài”.

    Đinh Văn Đệ sinh năm 1924, mồ côi cha lúc 15 tuổi. Nhà nghèo, học hết Trung học đệ nhất cấp rồi ra đi dạy học, theo đạo Cao Đài.


    3.2.2. Người có công xây dựng gián điệp U 4

    Năm 1969, danh sách điệp viên của tình báo chiến lược Việt Cộng có thêm một tên mới, Đinh Văn Đệ, bí số U 4.

    Người có công đầu, móc nối, tác động, xây dựng U 4, là Đinh Văn Út, chú của Đinh Văn Đệ. Út có bí danh là Chín Mẫn, sinh năm 1919 tại Châu Đốc. Chín Mẫn thuộc phòng tình báo T4 của Thành Ủy Sài Gòn Gia Định, thuộc Trung Ương Cục miền Nam, còn gọi là Cục R, B2 và “Ông Cụ”. T4 do Mười Hương phụ trách.

    Năm 1969, Đinh Văn Đệ cung cấp tài liệu kinh tế hậu chiến của VNCH, chính Đệ lấy xe riêng đưa người và tài liệu đến nơi an toàn. Cũng năm nầy, Đệ thoả thuận và tiếp nhận toàn bộ qui ước liên lạc, mực mật, giấy viết mực mật, thuốc hiện mực mật, vật ngụy trang, mật khẩu giao liên… nói chung, Đinh Văn Đệ, Chủ tịch Ủy Ban Quốc Phòng Hạ Viện Quốc Hội VNCH, đã chính thức trở thành một gián điệp của Việt Cộng, mang bí số U 4 trực thuộc phòng Tình báo mật danh J.22 của Cục R (còn gọi là B2). Em của Đinh Văn Đệ là Đinh Văn Huệ, trước làm chính trị viên tiểu đoàn giao thông vũ trang thuộc J. 22

    Đinh Văn Đệ kể những chiến công như sau:

    1). Kế hoạch oanh kích Lộc Ninh

    “Sau khi ta (VC) giải phóng Phước Long ngày 6-1-1975, đồng chí Phạm Hùng muốn biết địch (VNCH) có ý định tái chiếm Phước Long hay không? Tôi được giao phó nhiệm vụ trả lời câu hỏi nầy.

    Trước hết, tôi điện qua Phủ Thủ Tướng, mời Tổng trưởng Quốc Phòng ra điều trần trước Hạ Viện, tại sao thất thủ Phước Long? Trách nhiệm của ai?

    Tại buổi điều trần, Tổng trưởng QP đổ mồ hôi hột, bối rối vì bị chất vấn sôi nổi, tới tấp. Tôi binh vực và đề nghị, mỗi lần điều trần như thế nầy vất vả lắm, vậy Bộ QP cấp cho tôi cái giấy được tự do ra vào các nơi liên hệ, để hỏi trực tiếp các cấp chỉ huy phần hành. Thế rồi, với tờ giấy trong tay, tôi đến Phòng Hành Quân, thì gặp ngay người quen biết cũ, là một chuẩn tướng, ông ta nói: “Đại ca đừng lo. Ai lại dại gì kéo quân đi lấy lại nơi mà mình phòng thủ đã bị thất bại. Tôi sẽ trả thù bằng cách dội bom cho nát Lộc Ninh”.

    Tôi báo cáo tin đó. Vài hôm sau, địch (VNCH) đã ném bom Lộc Ninh, nhưng quân ta tránh được thiệt hại.


    2). Trung Ương Cục ở đâu?

    Trung Ương Cục Miền Nam (TWCMN) hay Cục R, B2, “Ông Cụ”, là cơ quan đại diện cho Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng, để chỉ đạo chiến trường miền Nam. Ban Anh ninh TWCMN do thiếu tướng Cao Đăng Chiếm phụ trách từ năm 74 đến 75.

    Ban An Ninh T4 thuộc về Thành Ủy Sài Gòn Gia Định do Mười Hương phụ trách.

    TWCMN hỏi tôi là địch (VNCH) có biết Cục R ở đâu không?

    Tôi gọi điện qua Bộ QP/VNCH xin 3 chiếc trực thăng, cho tôi là Chủ tịch Ủy Ban QP/HV, cho Trung tướng Tôn Thất Đính, nghị sĩ Chủ tịch UB/QP Thượng Viện và cho Trung tướng Trần Văn Đôn, Phó Thủ tướng, mỗi người một chiếc trực thăng, thành lập một phái đoàn đi ủy lạo binh sĩ đang cố thủ tại Pleiku, Đà Nẳng và Bến Cát (SĐ 5 đóng ở Bình Dương). Đi đến đâu tôi cũng hỏi các cấp chỉ huy “Địch nó biết rõ vị trí của ta, vậy ta có biết Cục R ở đâu không? Tôi đúc kết các câu trả lời và báo cáo về Cục R.




    3). Xin viện trợ để cắt viện trợ

    “Tôi tham gia phái đoàn sang Mỹ để xin viện trợ khẩn cấp, vì Thiệu ngoan cố, cố chống giữ. Phái đoàn chia nhau đi “vận động hành lang” với các cơ quan và chính khách Mỹ. Trước khi đi, tôi suy nghĩ làm thế nào để vận động xin viện trợ mà kết quả là bị cắt viện trợ. Khi sang Mỹ, mỗi dân biểu, nghị sĩ đều có nhân viên của toà đại sứ đi kèm, nếu sơ hở là bị lộ ngay.

    Với cái chiêu “nói vậy mà không phải vậy”, làm cho các đại biểu trong đoàn thấy tôi là người tận tâm, tha thiết nhất trong việc xin viện trợ để cứu chế độ Sài Gòn.

    Với mục đích làm cho Mỹ nản chí và bỏ cuộc, tôi đưa ra hình ảnh của người lính VNCH không còn muốn chiến đấu, đã bỏ chạy bằng cách níu càng trực thăng, trốn ra khỏi chiến trường, thì người Mỹ hiểu ngay là họ phải làm gì.

    Khi tiếp phái đoàn, Tổng thống G. Ford cho biết: “Thôi các bạn cứ yên tâm ra về, tôi sẽ cử một viên tướng qua thị sát tình hình rồi sẽ có quyết định sau”. Nghe vậy, tôi hiểu là Mỹ đã bỏ cuộc”.

    Theo chỉ thị của trên, Đinh Văn Đệ đã đưa một gián điệp mang bí danh “Số 6” vừa tốt nghiệp cao học nước ngoài vào làm việc trong Ủy Ban QP của Hạ Viện QH/VNCH.

    Năm 1972, tình báo Hà Nội đã nhận đầy đủ chi tiết về hệ thống tổ chức, về quân số ở các quân khu, về ngân khoản QP/VNCH, thậm chí còn nhận những khoản viện trợ không công khai cho VNCH, ẩn dưới chương trình PL (Program Law), thương mại hoá, tức không viện trợ bằng tiền, mà bằng hàng hoá, để VNCH bán lấy tiền dùng cho quân sự.

    Sau khi 2 giao liên Ngô Viết Triều và Nguyễn Thị Thành bị bắt, cuối năm 1971, Đinh Văn Đệ được chuyển sang hoạt động đơn tuyến, nhận lịnh trực tiếp của Cục R thông qua một nữ tình báo giao liên.

    Đinh Văn Đệ hiện sống ở Sài Gòn vẫn khỏe mạnh và nổi tiếng là một Thiên Vương Tinh đức cao trọng vọng của đạo Cao Đài.

    Có một điều Đinh Văn Đệ dấu đầu lòi đuôi là “tôi luôn luôn có cái tâm lành, trung thực và ngay thẳng”. Một tên gián điệp phản quốc, sống dối trá, hành động phản bội mà còn cái gì gọi là tâm lành, trung thực, ngay thẳng cho được?




    4). Sinh viên nằm vùng

    4.1. Danh sách 16 sinh viên bị chính quyền VNCH bắt giữ

    Huỳnh Tấn Mẫm, Dương Văn Đầy, Lê Thành Yến, Phùng Hữu Trân, Trần Khiêm, Đỗ Hữu Ứng, Lê Anh, Võ Ba, Đỗ Hữu Bút, Hồ Nghĩa, Cao Thị Quế Hương, Trương Hồng Liên, Trương Thị Kim Liên, Võ Thị Tố Nga.

    4.2. Danh sách sinh viên thoát ly ra căn cứ Bắc Lộ 7, Campuchia

    Phan Công Trình, Nguyễn Đình Mai,Tôn Thất Lập, Trần Long Ân, Nguyễn Văn Sanh, Lê Thành Yến, Trương Quốc Khánh, Huỳnh Ngọc Hải, Huỳnh Quang Thư, Dương Văn Đầy, Trần Ngọc Hảo, Hai Nam, Năm Sao, Trần Thị Ngọc Dung, Hà Văn Hùng, Trương Quốc Khoách.

    4.3. Sinh viên Việt Cộng nằm vùng Huỳnh Tấn Mẫm

    4.3.1. Huỳnh Tấn Mẫm

    Huỳnh Tấn Mẫm tên thật là Trần Văn Thật, sinh năm 1943 tại Sài Gòn. Trước 1975 là một đảng viên cộng sản nằm vùng, hoạt động công khai ở Sài Gòn. Sau 1975, học tiếp y khoa, ra bác sĩ. Sang học Liên Xô về Triết học Mác Lênin.

    Trở về VN được cử làm Tổng Biên Tập báo Thanh Niên. Là thành viên của Mặt Trận Tổ Quốc và hội viên Hội Liên Hiệp Thanh Niên.

    Với những chức vụ như thế, Huỳnh Tấn Mẫm (HTM) trở thành một cán bộ thuộc hàng cao cấp, có tiếng tâm của Sài Gòn.

    4.3.2. Huỳnh Tấn Mẫm mở mắt nhưng quá trễ

    Con đường hoạn lộ của HTM bị nhiều trắc trở, vì thực tế sau 1975 cho thấy, cái quan điểm tự do dân chủ kiểu “tư sản” của miền Nam không còn được áp dụng trong chế độ chuyên chế XHCN. Ngoài HTM ra, các sinh viên VC khác cũng đều vở mộng, cho nên đã thể hiện những hành động bị cho là “chệch hướng”, không được lòng đảng vì khác đường lối, nên bị hạ tầng công tác, loại trừ.

    Đã vậy, vợ của cán bộ cao cấp lại làm chủ hụi và giựt hụi. Vợ ra toà lãnh án đã đành, Huỳnh Tấn Mẫm còn bị kêu ra toà làm chứng chống lại vợ, nên mất uy tín.

    Thế là một cuộc đảo chánh trong nội bộ, đã khai trừ HTM ra khỏi tờ báo Thanh Niên năm 1990. Được chuyển về Hội Hồng Thập Tự, làm bác sĩ phụ trách phòng mạch miễn phí, thế là hết cơ hội chấm mút, thu hoạch như các đồng chí khác trên đường hữu sản hoá cán bộ trong thời đổi mới, mở cửa.

    Mở phòng mạch ngoài giờ, chuyên chăm sóc da mặt, nặn mụn cho phụ nữ, nhưng chẳng có ai chiếu cố tới, vì bác sĩ cách mạng, có một thời không được bịnh nhân tin tưởng bằng “bác sĩ ngụy”. Riêng cá nhân HTM, trước kia chỉ lo biểu tình, đấu tranh, chạy trốn và ở tù, thì còn ngày giờ đâu mà học với hành. Hơn nữa, đảng cần “hồng” hơn “chuyên”, chỉ cần có quan điểm lập trường 101% cộng sản là một bác sĩ tốt rồi. Phòng mạch ế. Bị gán là bác sĩ chính trị, mà thứ chính trị của CNCS đã bị ném vào sọt rác từ lâu rồi. Người ta nhận xét: “bác sĩ nửa vời, chính trị nửa vời, cuộc đời cũng nửa vời, gia đình tan nát, sự nghiệp tiêu tan. Hình ảnh “anh hùng” vang bóng một thời, làm rung chuyển chế độ miền Nam đã chấm dứt trong cay đắng, chán chường, tiêu cực, mệt mõi”.

    Kể ra ông trời cũng có con mắt.



    5. Thành Đoàn Cộng Sản Sài Gòn Gia Định lộng hành

    Thành Đoàn là tên gọi tắt của Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh đang hoạt động trong nội thành Sài Gòn.


    5.1. Thành Đoàn Cộng Sản giết sinh viên Lê Khắc Sinh Nhật

    Ngày 28-6-1971, Biệt Động Thành bắn chết sinh viên Lê Khắc Sinh Nhật ngay tại hành lang trường Luật Sài Gòn.

    Ban ám sát Thành Đoàn cử 2 tên tới Đại Học Luật Khoa, số 4 đường Duy Tân, nhận là người nhà muốn gặp Lê Khắc Sinh Nhật có việc cần. Lúc đó, sắp tới mùa thi cuối năm, Nhật đang hướng dẫn sinh viên năm thứ nhất về cách thức thi cử tại một giảng đường. Nhật vừa ra tới hành lang, thì một tên móc súng bắn liền 3 phát vào ngực. Hắn phóng lên một chiếc Honda nổ máy chờ sẵn. Hắn ném lại một quả lựu đạn nhưng may mắn, lựu đạn không nổ. Cảnh sát gác bên ngoài bắn 3 phát chỉ thiên. Nhạc sĩ Vũ Thành An sáng tác một bài hát tưởng niệm Lê Khắc Sinh Nhật.

    Lý do giết SV Lê Khắc Sinh Nhật

    Thành Đoàn CS giết SV Lê Khắc Sinh Nhật (LKSN) vì 2 lý do:
    • Một là răn đe các sinh viên thuần túy, có tinh thần quốc gia

      Hai là để trả mối hận bị đánh bại trong 2 cuộc bầu cử, mà Liên danh của LKSN đã thắng Liên danh SV Việt Cộng Trịnh Đình Ban, trong cuộc bầu cử Ban Đại Diện SV trường Luật niên khoá 1970-1971. Và đã thắng Liên danh SV/VC trong tay Thành Đoàn trong cuộc bầu cử Ban Đại Diện Tổng Hội Sinh Viên Sài Gòn, tại Trung Tâm Quốc Gia Nông Nghiệp (Nông Lâm Súc) ngày 20-6-1971. Trong cuộc bầu cử nầy, khi thấy kết quả nghiêng về phía Liên danh LKSN do SV Lý Bửu Lâm đứng đầu, thì bọn SV/VC giở ngay bản chất côn đồ, nhảy lên bục “đá thùng phiếu để hủy bỏ kết quả bầu cử” và ấu đả, hỗn chiến xảy ra” (Trích trong “Trui rèn trong lửa đỏ” trang 21 của thiếu tướng Trần Bạch Đằng)

    Bị thất bại trong cuộc bầu cử, Thành Đoàn CS cay cú, đưa ra 2 quyết định:
    • Một là, sát hại SV Lê Khắc Sinh Nhật

      Hai là, chỉ thị cho SV Huỳnh Tấn Mẫm, tập họp một số SV tại Tổng Vụ Thanh Niên Phật Tử, số 294 Công Lý, vào ngày 28-7-1971 để bầu ra một tổ chức ma, chưa bao giờ có, đó là “Tổng Hội Sinh Viên VN” do Huỳnh Tấn Mẫm làm Chủ tịch. Tổ chức nầy không đại diện cho ai cả, ngoài đám SV/VC và một số ít bị lừa.

    Quyết định hạ sát SV Lê Khắc Sinh Nhật là một hành động tội ác của Thành Đoàn CS/SG.


    5.2. Thành đoàn CS/SG giết GS Nguyễn Văn Bông

    Ngày 10-11-1971, SV/VC Vũ Quang Hùng (bí danh Ba Diệp, năm thứ 3 Khoa học) và tên Lê Văn Châu, dùng chất nổ ám sát chết GS Nguyễn Văn Bông, Viện trưởng Quốc Gia Hành Chánh, tại ngã tư Cao Thắng – Phan Thanh Giản. Hai tên Hùng và Châu thuộc Trinh sát võ trang bí số S1, hoạt động nội thành SG-GĐ, thuộc Ban An ninh T4 của Thành Ủy SG-GĐ (trong mật khu). Cả hai bị bắt, đày đi Côn Đảo.

    Sau ngày 30-4-1975, Vũ Quang Hùng viết : “Tôi ám sát người sắp làm thủ tướng” và rất hảnh diện về thành tích đó. Tên Hùng giải thích lý do giết GS Nguyễn Văn Bông như sau: “Tin tình báo cho biết, GS Nguyễn Văn Bông sẽ làm thủ tướng vì chính quyền ngụy muốn chuyển từ quân sự sang dân sự. GS Bông là một trí thức rất có uy tín mà lên làm Thủ tướng, thì cách mạng sẽ khó khăn hơn. Để giữ bí mật, tôi đặt tên mục tiêu phải giết với bí số G.33”.

    Đến tháng 4 năm 2000, trong lễ kỷ niện 25 năm ngày “chiến thắng 30 tháng 4”, nhà báo chuyên về tình báo Nam Thi của báo Thanh Niên, cũng kể lại “thành tích” nầy, trong đó có sự trợ giúp đắc lực của SV kiến trúc Nguyễn Hữu Thái, người đã theo tướng Dương Văn Minh đến đài phát thanh để tuyên bố đầu hàng trong ngày 30-4-1975. Chính SV Nguyễn Hữu Thái làm “xướng ngôn viên bất đắt dĩ”, đã giới thiệu tướng DVM đọc tuyên bố. Sau đó, Nguyễn Hữu Thái xuất cảnh sang Canada theo diện đoàn tụ gia đình.

    Phu nhân của GS Bông có lẻ đã biết tên tòng phạm nầy.

    Trong phỏng vấn của đài RFA, ký giả Mạc Lâm ghi lại như sau: “Đã hơn 40 năm, những nạn nhân như bà Lê Thị Thu Vân, tức bà Jackie Bông, phu nhân của cố giáo sư lừng danh Nguyễn Văn Bông, bị tên SV Vũ Quang Hùng ám sát, tuy không bao giờ quên nổi biến cố bi thương, bổng ập xuống cuộc đời bà và các con nhỏ dại của bà năm xưa. Nhưng bà đã lấy tâm Phật mà “cầu nguyện cho ông ấy (tức tên Vũ Quang Hùng, kẻ đã giết chồng bà) và mong nhà cầm quyền Hà Nội “mở mắt ra”, “mở tấm lòng ra”. (RFA ngày 5-5-2011)

    Ngoài việc ám sát GS Nguyễn Văn Bông, Thành Đoàn còn ném lựu đạn M-26 vào xe của BS Lê Minh Trí, Tổng trưởng GD&TN ngày 6-1-1969.

    Hai tháng sau, đến lượt BS Trần Anh, Tân Viện Trưởng Viện Đại Học Sài Gòn, bị bắn chết trước cổng trường Chu Văn An, bên cạnh Đại học xá Minh Mạng, ngang nhà thờ Ngã Sáu, Chợ Lớn. BS Trần Anh đang đi bộ từ Bộ Y Tế trên đường về nhà ở bên cạnh Đại học xá Minh Mạng.




    6* Phan Nhật Nam tố cáo Việt Cộng nằm Vùng

    6.1. Thiếu tá “VC Killer” Thái Quang Chức

    Trong bài viết tựa đề “Những tên Việt Cộng nằm vùng”, một thiếu tá Hải quân có danh hiệu là “VC Killer” mang tên Thái Quang Chức, em của tướng Thái Quang Hoàng.

    Năm 1957, thanh niên Thái Quang Chức lội qua sông Bến Hải vượt tuyến vào Nam. Tốt nghiệp trường Bộ Binh Thủ Đức, về làm việc tại Bộ Tư Lịnh Hải Quân Vùng 4, Sông Ngòi, Mỷ Tho.

    Năm 1970, mang lon thiếu tá, nổi tiếng là “VC Killer”, vì sau cuộc hành quân, xác VC được kéo chạy trên sông để biểu dương ý chí chống Cộng.

    Trong những ngày sau cùng của tháng 4 năm 1975, tướng Thái Quang Hoàng cho người em xuống Mỷ Tho gọi Chức về để cùng gia đình di tản, đương sự quyết định ở lại để góp phần xây dựng quê hương.

    Trình diện học tập cải tạo, Chức được đưa đến trại Hoàng Liên Sơn.

    Hai năm sau, năm 1977, một người mặc thường phục đến bộ chỉ huy đoàn 776, đưa thiếu tá “VC Killer” ra khỏi trại, về làm nhiệm vụ mới.


    6.2. Trung úy Trần Trung Phương, tiểu đoàn 3 Nhảy dù, VC nằm vùng

    Do được giới thiệu, tác giả đến một đường dây chạy giấy xuất cảnh. Đến một cơ sở không có bảng hiệu, nhân viên thường phục tiếp đón với thái độ “chúng tôi đã biết rõ tất cả”, “chào anh Nam, anh có mạnh không?”. Anh ta nói: “Tôi biết anh nhiều lắm”, rồi mở tủ hồ sơ lấy ra cho coi Chứng Chỉ Nhảy Dù do Trung Tâm Huấn Luyện Sư Đoàn Dù cấp, có ký tên đóng dấu của trung tá Trần Văn Vinh.

    Anh ta tự giới thiệu: “Trung úy Trần Trung Phương, gốc Đại Đội 33, tiểu đoàn 3 Dù, đơn vị cuối cùng là “Biệt Đội Quân Báo Điện Tử Sư đoàn. Là nhân viên Đặc vụ Sở Phản Gián Bộ Nội Vụ (Cộng Sản).

    Điều kiện đưa ra, tôi có thể làm hồ sơ cho anh ra khỏi VN tối đa là 8 tháng. Gia đình anh tại Mỹ phải trả cho người của chúng bên đó 2,000 đô là, và kèm thao một số điều kiện…

    “Lẽ tất nhiên, tôi không chấp nhận điều kiện của Phương, từ 2,000 đô la đến “những điều kiện khác…”.

    Sau đó, năm 1993, để giúp một người quen cần phải xuất cảnh để giải quyết những khó khăn, tôi tìm đến Trần Trung Phương ở một địa chỉ mới, là một văn phòng ở khách sạn đường Nguyễn Văn Trỗi, nhân viên văn phòng cho biết, ông Phương đang Hoa Kỳ, ở vùng Westminster, Cali.

    Trong cuộc hành quân Lam Sơn 719, Hạ Lào, những bãi đáp đổ quân, những vị trí tấn công, toạ độ dội bom B-52 của SĐ Dù, đã bị quân báo VC giải mã từ cơ quan đầu mối, tối cao, là Biệt Đội Điện Tử và Phòng Hành Quân SĐ.

    Ngày 30-4-1975, viên hạ sĩ quan ở đơn vị đó mà tôi biết, đã dẫn trung tá Nguyễn Văn Tư, Chỉ huy trưởng Tổng Hành Dinh SĐ Dù, qua Camp Davis để giao nộp hồ sơ trận địa của đơn vị mà hạ sĩ quan nầy đã lưu giữ từ hơn 10 năm trước đó.

    Phan Nhật Nam: “Tôi có bổn phận chỉ đích danh những cá nhân tác hại, điển hình như Trần Trung Phương, Thái Quang Chức, những hạ sĩ quan và những công an VC, đã đi theo diện ghép với những gia đình HO và ODP hiện tràn lan khắp các cộng đồng người Việt hải ngoại”.

    Ngoài những tên VC nằm vùng mà ông Phan Nhật Nam nêu trên, còn có 1 tên vô cùng lợi hại, đó là một thượng sĩ.

    “Giữa tháng 4, 1975, Bộ Chính Trị nêu vấn đề, nếu chúng ta đánh lớn, liệu Mỹ có nhảy vào cứu nguy hay không?

    Giải đáp câu hỏi nầy là công lao của đồng chí Nguyễn Văn Minh, là thượng sĩ giữ hồ sơ tuyệt mật của Cao Văn Viên. Lúc đó, thư của TT/HK gởi cho Thiệu: “Cuộc chiến tranh VN coi như đã chấm dứt đối với Mỹ, chi viện 700 triệu đô la, còn mọi việc khác thì tùy theo quý ngài định liệu”. Bản sao bức thư được gởi cho Cao Văn Viên. Đồng chí Minh lập tức chép lại, gởi ra bộ chỉ huy miền. Nhờ tài liệu nầy mà BCT nắm được điểm yếu của địch, nên nêu phương châm tấn công “Thần tốc – Táo bạo – Chắc thắng”.



    8* Kết

    Đem tình trạng “Việt Cộng nằm vùng ở miền Nam trước năm 1975”, đặt vào tình trạng của phong trào đấu tranh cho một nước VN tự do, dân chủ, nhân quyền hiện tại, thì mới thấy rõ bài bản, âm mưu và kỹ thuật đánh phá của VC trong nước. Thời nào cũng vậy, ở đâu cũng có bọn lưu manh nằm vùng cả. Bản chất của bọn nằm vùng là gian manh, xảo trá và phản bội, tôi ác của bọn chúng là đã góp phần đưa dân tộc VN vào chế độ độc tài Cộng Sản hiện nay.

    Trăm năm bia đá cũng mòn, ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ.



    Trúc Giang
    (Nguồn baotoquoc)



    https://vawansw.org.au/index.php/chinh- ... truc-giang
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20163
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Sẽ không có Ngày Quốc Hận 30-4-1975 nếu VNCH không có Tự Do và Dân Chủ!

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           





    Sẽ không có Ngày Quốc Hận 30-4-1975
    nếu VNCH không có Tự Do và Dân Chủ!

    _________________________
    Mường Giang _ 04/2013







    Xã hội Việt Nam, từ sau khi thoát được cùm gông nô lệ của thực dân Pháp vào năm 1955, thực trạng vẫn không có gì thay đổi. Nếu ở miền Bắc dân chúng đã phải ngoi ngóp sống trong địa ngục máu của chế độ toàn trị duy vật cọng sản, thì ở trong Nam dù người dân đã hưởng được các quyền tự do,dân chủ qui định theo hiến pháp nhưng thật sự vẫn còn vướng vít quá nhiều hệ lụy, kể làm sao cho hết được. Đó là chưa nói tới những bóng ma Việt cộng núp lén khắp ngõ ngách cuộc đời, lúc nào cũng nhe răng cười cười vẩy gọi, đón mời những người nhẹ dạ, những kẻ thích “đúng núi này trông núi nọ”.

    Lịch sừ đã minh chứng sự thất bại của các chính khách quốc gia trước đảng cọng sản, vì sự ngây thơ đôn hậu. Những người làm chính trị chuyên nghiệp có tầm vốc lớn trong nước mà còn lầm lạc như thế, thử hỏi các tầng lớp nông dân lao động và giới sinh viên học sinh thơ ngây trong trắng, làm sao và làm thế nào để phân biện nổi cái ranh giới “vô thường vô minh vô trách nhiệm” của tôn giáo và chính trị ?. Phương chi trong giai đoạn lịch sử 1955-1975, tại miền Nam, đâu đâu ta cũng thấy ô nhiểm cái mùi chính trị phảng phát trầm hương kinh điển tôn giáo và ngược lại tại các chốn tôn nghiêm sặc mùi chính trị. Ðiều này cũng dễ giải thích, đối với xã hội miền Nam thuở đó vừa mới ngoi đưọc trong vũng bùn nô lệ, lại bước ngay vào ngưởng cửa phồn hoa, chẳng khác gì cảnh “nhà quê lên tỉnh thành” ngơ ngơ ngáo ngáo trước nổi khát vọng của tự do dân chủ vừa có được trong tầm tay.

    Tất cả coi như là một sự ưu đãi “từ trên trời rốt xuống“ cho nên hầu hết chẳng ai muốn quan tâm gìn giữ cái gia tài quý báu nhất VN mà cha ông ta đã đánh đổi bằng núi xương sông máu suốt 80 năm sống dưới ách nô lê của ngoại bang. Tệ nhất là đám con cháu của giới thượng và trung lưu trong lúc học hành, ngoài cơm ăn áo mặc thừa mứa, họ còn có nhiều thì giờ rong chơi và vô tình lọt vào chốn thiên la địa võng lúc nào không biết.. Tóm lại, chính trị tự bản chất của nó là để kiểm soát đám đông và tính sổ, tính điểm..Các con buôn chính trị miền Nam đã lợi dựng “tự do dân chủ“ phôi thai nhưng có thật của VNCH để làm lợi khí giúp CS Hà Nội, làm sụp đổ chính quyền Quốc Gia vào ngày 30-4-1975.

    .Cũng bởi các sử gia của VN tới nay, vẫn chưa có đủ tải liệu khả thi để dàn dựng lại các giai đoạn lẫn lộn giữa tôn giáo và chính trị, cũng là nguồn gốc để cho Việt Cộng nghênh ngang đánh lận lịch sử như chổ không người. Trước chính biến 1-11-1963 cho tới ngày VNCH bị sụp đổ 30-4-1975, dâu đâu chùa chiền vẫn tiếp tục xây kể cả thánh thất, nhà thờ, nhà nguyện và các am lên đồng, thầy cốt cô cậu, bà chúa thượng ngàn. Các cơ sở tôn giáo nào bị mất đất, thì được chính quyền thường đất khác, cấp tiền để xây cái mới to hơn. Các trường học công tư, Thiện Chúa, Phật Giáo, Cao Đài hay Hòa Hảo.. đâu có dành riêng cho ai, có tiền hay thi đậu thì vào học, ai cần biết ai theo đạo gì ?

    Còn nói học sinh biểu tình, xuống đường, rạch bụng, lốc da để phản đối bắt học sinh tham gia quân sự học đường, kiểm soát hành vi đạo đức của học sinh trong trường, thì thật là hành động bán đưng lương tâm của những kẻ lãnh đạo lúc đó vì mục đích chính trị mà phải vắt óc, mòn trán tìm đủ mọi cách để biến trắng thành đen. Rốt cục sau đó, trừ một số it lãnh tụ đếm trên đầu ngón tay được VC ưu đãi, hầu hết chỉ làm đá lót đường cho đoàn chiến xa T 54, PT 76 nhản hiệu Nga sô, Trung Cộng vào cầy nát miền Nam, để vong linh đồng bào và người lính Quốc Gia không bao giờ nhắm mắt nổi, khi biết Việt Cộng mới chính là kẻ đàn áp tôn giáo, hủy diệt tự do dân chủ của đồng bào và nền độc lập của dân tộc Việt.

    Như Chánh Ðạo viết trong tác phẩm “tôn giáo chính trị- Phật giáo 1963-1967”, thì kiêu tăng, kiêu binh thời nào cũng có, huống chi thời mạt pháp loan lạc. Hai nghìn năm lịch sử, Phật giáo và dân tộc Việt Nam đã đồng hành trên khắp các nẽo đường đất nước, chiu chung vinh nhục thăng trầm, cho nên sự việc Việt Cộng và bọn Việt gian nằm vùng tại miền Nam VN, dựa vào Phật tính của người dân Việt để chụp mũ hay áp đặt một chủ thuyết huyễn hoặc vu vơ, không bằng cớ, chẳng xác tin, thì chẳng qua cũng chỉ là một pháp nạn, như những thảm trạng mà người Việt nước Việt, phải gánh chịu từ sau tháng 5/1975. Sự chống đối công khai của Phật giáo đồ, Thiên Chúa giáo, Tin Lành, Cao Ðài, Hoà Hảo trong nước. Những cuộc biểu tình gần như liên tục tại Hà Nội, Sài Gòn.. chống đối đàn áp tôn giáo, hủy diệt tự do,cướp của cướp đất đồng bào, khủng bố những người yêu nước tố cáo hành vi công khai bán nước của tập đòan CSVN cho Trung Cộng suốt mấy năm qua, đã thật sự nói lên được cái bản chất vô luân của một chế độ, sắp bị đào thải bởi không còn bất cứ người Việt nào (trừ đồng bọn) chấp nhận. Ngọn lửa đấu tranh vì công lý và chính nghĩa của các vị chức sắc và giáo dân, khởi đầu tại Thái Hà (Hà Nội) lan tới Cồn Dầu (Đà Nẵng), Quảng Bình.. nay đã trở thành một đám cháy rừng, lôi cuốn công luận người Việt trong và ngoài nước vào cuộc “cách mạng” để tiến tới “dân chủ”. Chúng ta phải nương vào cuộc cách mạng đang xãy ra khắp nước, để thực hiện lại nền “dân chủ“ thật sự đã bị VC hủy diệt từ ngày 30-4-1975.

    Lịch sử vẫn là lịch sử dù cho bây giờ chúng ta đang phải đọc những trang ngụy sử của giòng vong quốc sử, trong đó có lịch sử thăng trầm của VNCH. Cũng từ lịch sử trên, chúng ta ngày nay có thể quả quyết với con em mình rằng “Miền Nam có Dân Chủ” nếu dựa trên hai nền móng “Bình Đẳng và Tự Do” của đồng bào được hưởng lúc đó, cho dù chưa có thể so sánh được với các nước tiền tiến Tây Phương nhưng vẫn cao hơn Đại Hàn, Đài Loan, Thái Lan và nhiều nước khác trên thế giới.

    Bởi có dân chủ nên ai cũng có quyền tự do ngôn luận, biểu tình để hoan hô hay đã đảo theo ý mình. Cũng từ đó khi ngồi đọc lại những trang sử cũ, mới thật sự thấy bùi ngùi, đau xót và càng thương thật nhiều những người lính đã nằm xuống, để bảo vệ sự sống còn cho miền Nam VN suốt 20 năm “đoạn trường máu lệ”, một cách uổng phí xương máu. Có những chuyện khôi hài cười ra nước mắt, như trong lúc VC tổng tấn công cả nước vào dịp Tết Mậu Thân (1968), thì có 65 ông tự xưng là giáo sư đại học, gửi kiến nghị đòi chính quyền kéo dài thời gian hưu chiến và phải tìm cách tiến ngay đến hòa bình thực sự ? (báo Sống Mới 24-1-68).
    • “rồi hòa bình sẽ đến, đến cho dân tộc Việt
      đôi chim bồ câu trắng rũ nhau về làng xưa..”

    Vì giữ nước luôn là mục tiêu tối thượng của dân tộc Việt, nên bao đời đều coi trọng quốc phòng và những lúc quốc biến, nhà cầm quyền phải trưng binh hay hạn chế quyền tự do của người dân trong nước. Tất cả đều là chánh đạo, không có gì là độc tài để người dân phải làm loạn. Hơn nữa trong lãnh vực trị nước suốt bao đời, chưa từng thấy vua chúa Ðại Việt có thái độ thống trị thần dân của mình. Bởi vậy, hầu hết các cuộc rối loạn trong nước, đều không xuất phát từ sự bất mãn của dân chúng như ở bên Tàu, Pháp... mà là do tranh giựt quyền bính ngai vàng, như các thời Cù Thị-Triệu Ai Vương, Lý Phật Tử, Kiều Cộng Tiện, Hồ Quý Ly, Trần Thiểm Bình, Mạc Ðăng Dung, Lê Chiêu Thống... trong quá khứ và hiện nay là tập đoàn CSVN. Rốt cục vì quyền lợi cá nhân, đã cõng rắn về cắn gà nhà, rước voi dầy mã tổ hay chiụ làm tay sai, bán nước cho kẻ thù truyền kiếp Trung Cộng, để mà giữ đảng, tiếp tục bốc lột và giết hại đồng bào mình.

    Cho nên, dù Cao Bá Quát có là một thiên tài văn chương trác tuyệt, được vua Tự Ðức cũng như người cả nước biết tới nhưng khi đem cái tài văn chương của mình làm loạn, chẳng hạn như đã dùng hai câu thơ “Bình Dương, Bồ Bản, vô Nghiêu Thuấn - Mục Dã, Minh Ðiều, hữu Vũ Thang” để làm khẩu hiệu, giúp giặc Châu Chấu ở Bắc Việt chống lại Nhà Nguyễn, nên đã không làm cho ai động lòng hưởng ứng. Kết quả họ Cao bị chém vì tội làm giặc, liên lụy tới ba họ cũng bị họa lây, mà thê thảm nhất vẫn là cha con Cao Bá Ðạt và Cao Bá Nhạ.

    Trong cuộc chiến VN từ 1960-1975, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn cũng được đánh giá là một thiên tài âm nhạc, rất được nhiều người ngưởng mộ nhưng không ai theo, vì Sơn không có chính nghĩa và trên hết đã đi ngược lại tư cách đạo đức của một trí thức trong thời loạn, phản bội lại quê hương đồng bào mình, khi sáng tạo những ca khúc phản chiến, kêu gọi mọi người cùng mình “yêu nước xã hội xã nghĩa”, chống lại dân tộc Hồng Lạc.

    Cùng trong một sắc thái trên, xã hội Miên Nam VN từ sau cuộc binh biến ngày 1-11-1963 tới cuối tháng 4-1975 đầy biến loạn, không phải vì chính quyền Miền Nam đàn áp hay bóp nghẹt tự do tín ngưởng, ngôn luận hay bất cứ tự do nào khác, mà thực chất do sự tranh chấp quyền lực nội bộ giữa các thế lực chính trị lúc đó. Kết quả VC Hà Nội đã lợi dụng cơ hội trên, để tuyên truyền chia rẽ và xử dụng cái vỏ bọc “cách mạng giải phóng”, đánh lận con đen mờ mờ ảo ảo, giữa sự phản kháng của một vài thành phần đối lập đòi chính quyền thay đổi, biến thành sự lật đổ chính quyền hợp pháp của VNCH như mục tiêu xâm lăng của cọng sản.

    Theo Robert Shapen viết trong “ The lost revolution “ vạch rõ ý đồ xâm lăng Miền Nam VN, của Hồ Chí Minh và đảng VC đã có từ năm 1958, khi Hà Nội ra lệnh cho các cán bộ nằm vùng tại VNCH, khui lại các hầm vũ khí, đã được cán binh chôn dấu trước khi lên tàu tập kết ra Bắc Việt năm 1954, khi đất nước chia hai. Cũng trong năm này, khi Lê Duẩn lén lút vào Nam lượng giá tình hình rồi trở ra Bắc, thì Hà Nội lập tức họp Trung ương đảng lần thứ 15, thành lâp đảng bộ miền Nam tức Mặt Trận Giải Phóng (MTGPMN) vào ngày 20-12-1960, tấn công VNCH bằng hai mặt trận chính trị và võ trang, mà mở đầu là ba cuộc nổi loạn gọi là đồng khởi tại Trà Bồng (Quảng Ngãi), Mõ Cầy (Bến Tre) và Bắc Ruộng (Bình Thuận).

    Tóm lại dù có bị bôi bác đến mức nào chăng nửa, thì sự thật cũng là sự thật. Ðó là sau chín năm hiện hữu của nền đệ nhất Cọng Hòa Miền Nam từ 1955 đến ngày 1-11-1963, đã tạo được một chính quyền hợp hiến và nền an ninh trật tự, suốt từ Bến Hải vào tới Cà Mâu. Ngày nay, ngồi đọc lại những bài báo cũ của Lý Chánh Trung (một giáo sư đại học) đăng rải rác trên các tờ Ðất Mới, Ðối Diện, Ðiện Tín, Tin Sáng, Lập Trường...và được in lại trong hai tập “ ba năm xáo trộn và đối diện với chiến tranh)” xuất bản tại thành Hồ sau 1975, công khai nhục mạ, chống đối chính quyền Miền Nam VN, đồng thời hết lòng trung hiếu, ca tụng Hồ Chí Minh và VC.

    Từ đó ta mới thấy thấm thía về cái giá tự do, mà người VN từ sau ngày 30-4-1975 đã đổi bằng máu lệ, vàng tiền cùng sinh mạng, khi liều chết vượt biển tìm tự do trên biển Ðông. Tất cả đều là tội lỗi oan nghiệt, qua những tiếng khóc nức nở của các nạn nhân chiến tranh trong suốt 20 năm qua. Tất cả đều do Hồ Chí Minh và đảng VC vì tham lợi đảng phái và sự nghiệp cá nhân, mà bất chấp mọi thủ đoạn, gây nên cảnh núi xương sông máu, khiến cho không biết bao nhiêu triệu đồng bào phải vong thân khổ lụy, lôi kéo theo đất nước lạc hậu tới ngày nay, vẫn không ngóc đầu lên nổi, để mà dòm ánh thái dương như vẫn xa tít ở phương nào.

    Sau khi Hiệp định Geneve được ký kết vào năm 1954, tại Huế VC gài lại một số cán bộ nằm vùng làm cơ sở, móc nối dụ dỗ nhiều thành phần khoa bảng, thượng lưu của đất thần kinh vào đảng. Huế muôn đời vẫn còn đó, nên ai làm sao có thể quên được những tên tuổi trí thức đương thời... và Ðai Học Huế, với một số sinh viên theo VC, lợi dụng tự do tín ngưỡng và nền dân chủ pháp trị phôi thai của VNCH, để “dùng chính quả tim mình, làm trái phá mở đường rước xe tăng và bộ đội Hà Nội vào đô hộ dân tộc”.

    Huế những năm chống Mỹ cứu đảng, từ 1964-1967 qua các sinh viên VC nằm vùng trong đại học như Trần Quang Long, Ngô Kha, Phan Duy Nhân, Lê Thanh Xuân, Hoàng Phủ Ngọc Phan, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Trần Vàng Sao, Lê Minh Trườngà, Nguyễn Ðắc Xuân... Những người này, đến đại học trốn lính và mượn phương tiện Quốc Gia, để vót nhọn thơ thành chông, xuyên qua gan lính trận đang bảo vệ mạng sống cho mình. Cũng sẽ mài thơ như kiếm sắc, chặt đầu đồng bào Miền Nam theo đạo Thiên Chúa tại Huế, Ðà Nẳng, để đào sâu thêm sự chia rẽ lương giáo. Chính Hoàng Phủ Ngọc Tường, tên phản tặc sát nhân đồng bào Huế trong Tết Mậu Thân 1968, đã vênh váo thừa nhận là “bọn chúng chỉ lợi dụng sự học hành, để tranh đấu, nổi loạn, ném lựu đạn đuổi Mỹ, chống Quốc Gia, hoàn thành sự nghiệp rước cọng sản về dầy mã tổ Hồng Lạc” như ngày nay chúng ta đã thấy. Tóm lại sự nhục nhã của một thời loạn lạc, nay đã là một pho sử miệng, muôn đời cười chê đám trí thức no cơm ấm cật, nên không biết làm gì hơn bằng làm tay sai cho giặc, đâm sau lưng chiến sĩ và đồng bào mình.

    Trong bờ khói lửa triền miên, thì ở ngoài biển Ðông qua sự đồng tình của Nixon-Kissinger, cùng với tờ văn tự bán nước của Hồ Chí Minh-Phạm Văn Ðồng ký năm 1958, Trung Cộng xua tàu chiến cưỡng chiếm lãnh thổ của VN tại quần đảo Hoàng Sa ngày 17-1-1974. Tháng 10-1974 quận Thường Ðức (Quảng Nam) bị thất thủ, rồi tiếp tới là tỉnh Phước Long, mở đầu cho cuộc xâm lăng công khai của Bắc Việt, qua cái gọi là Hiệp định ngưng bắn hòa bình mà Mỹ đã dàn dựng với cọng sản quốc tế tại Pháp năm 1973. Máu đổ thành sông, thây cao thành núi, đó cũng là nhờ phần công đức của một ít người miền Nam, ăn cơm Quốc Gia thờ Ma VC, đâm lén những vết dao trí mạng vào hông đồng bào, đồng đội mình.

    Trong lúc cọng sản Bắc Việt đêm ngày tấn công VNCH trên khắp các mặt trận, kể cả tại Sài Gòn cũng như các thành phố lớn khác. Người lính VNCH lúc đó vừa phải trực diện đối mặt với cái chết từng giây phút tại mặt trận, để bảo vệ mạng sống ký sinh cặn bã của bọn phản chiến, thiên cộng, đang ẩn núp khắp nơi ở hậu phương, trong chùa, nhà thờ, tòa soạn, trường học... Bọn này đang sống như người ngoại cuộc, vô cãm dửng dưng trước sự đau khổ chết chóc của đồng bào, dù chúng cũng là người VN, cũng phải ăn và thở để mà sống, nên cũng phải có trách nhiệm làm người.

    Trong lúc cộng sản đang tiến quân như vũ bão, thì hậu phương Miền Nam có những bộ óc hư hoại điên khùng, hết ký giả đi ăn mày, tới biểu tình đòi hòa hợp. Tất cả đang say men phản chiến của đám Hippy nghiện ngập ma túy “The Beatles” đã làm loạn tại Mỹ, của Bertraud Russell, Jean Paul Sartre, Herbert, Marcuse... công khai tán tụng Hồ Chí Minh và cọng sản, hô hào hòa bình, đòi quân dân miền Nam phải buông súng đầu hàng, để chim bồ câu trắng từ Hà Nội bay tới, mang hạnh phúc no ấm, cho đồng bào miền Nam, như trong ca khúc phản chiến của Tôn Thất Lập.

    Tai Hoa Kỳ, Pháp, Nhật... nhiều con ông cháu cha của VNCH, được học bổng du học, vừa có tương lai, lại tha hồ trốn nghĩa vụ quân dịch nhưng nhiều tên no cơm ấm cật, tán tận lương tâm, chạy theo phản chiến chống lại đồng bào mình, trong số trên, hung hăng nhất vẫn là Nguyễn Thái Bình theo học ngành kỹ sư. Tên Việt gian này, vì làm loạn quá tại Mỹ nên bị trục xuất về nước và ngay khi phi cơ vừa đáp xuống phi trường Tân Sơn Nhất-Sài Gòn, đã dở trò không tặc cướp máy bay, nên bị lực lượng an ninh bắn chết năm 1972... Ðồng thời hằng ngày, trên các tờ Hành Trình, Ðối Diện, Ðất Nước, Tin Văn, Vấn Ðề, Ðiện Tín... với Nhất Hạnh, Lý Chánh Trung, Nguyễn văn Trung (chủ biên Hành Trình), Thế Nguyên (Trình bày), Nguyễn Ngọc Lan, Nguyễn Trọng Văn (Tin Văn), Lữ Phương, Chân Tín... công khai phỉ báng chính quyền, qua các bài viết ca tụng cọng sản một chiều. Các sự kiện này, nếu xảy ra trên đất Bắc trước đó và tại VN ngày nay, liệu những người này có được toàn mạng trước VC hay không? Ðó mới là chân lý, không có gì bằng độc lập tự do, dù là tối thiểu tại VNCH từ 1955-1975.

    Sau này khi chiến tranh kết thúc vào tháng 5-1975, tất cả đầu não của VC đã lần lượt thú nhận rằng “không thể chiến thắng Quân đội Hoa Kỳ, Ðồng Minh và VNCH tại chiến trường” nên chỉ còn mong đợi vào mặt trận chính tri, qua các phong trào phản chiến khắp nơi. Cuối cùng CS đã đánh gục đối phương trên bàn giấy, tại các thủ đô Hoa thịnh Ðốn, Ba Lê, Luân Ðôn, Ðông Kinh và Sài Gòn-Huế-Ðà Nẵng...

    Hệ quả thứ hai là những nỗ lực của phản chiến đã làm cho Miền Nam VN rơi vào tay VC, chứ không phải do chiến thắng quân sự mang tới. Quá rõ ràng mà ai cũng thấy được, là Tết Mậu Thân 1968, VC hầu như đã bị tiêu diệt khắp Miền Nam, kể cả thành phố Huế. Sau đó là những cuộc hành quân Toàn thắng của Liên quân Việt-Mỹ, đánh sang lãnh thổ Kampuchia năm 1970, Hạ Lào 1971, cắt đứt, tiêu diệt gần hết các mật khu, căn cứ của Hà Nội đã thiết lập trên đường mòn Hồ Chí Minh, từ Hạ Lào chạy suốt tới hải cảng Sihanouk của Miên, trên vịnh Thái Lan. Sau đó vào mùa hè đỏ lửa 1972, Bắc Việt lại càng thêm đại bại, khắp các Mặt trận Quảng Trị, Kom Tum, Bình Ðịnh, An Lộc...

    Ngay tại Miền Bắc, khắp nơi bị Hoa Kỳ oanh tạc khủng khiếp, sắp kéo cờ trắng đầu hàng... thì Nixon và Kissinger lại bày ra Hiệp định ngưng bắn cuội, giả mạo tại Paris 1973, bỏ lở cơ hội “chiến thắng cuối cùng của quân dân VNCH” trước cọng sản đệ tam quốc tế.

    Nhờ phản chiến, VC đã chiến thắng và có cơ hội đô hộ được cả nước bằng chế độ cọng an toàn trị, bất nhân và dã man nhất trong dòng sử Việt, kể cả 10 thế kỷ bị Bắc thuộc và 100 năm sống dưới gót sắt của thực dân Pháp, vẫn không thể so sánh nổi với cuộc sống tối tăm, đói nghèo, mất tự do tình người và nhân cách VN, suốt mấy chục năm qua, trong địa ngục trần gian, được mệnh danh là Thiên Ðàng Xã Nghĩa VC.

    Nói một cách khác, những người phản chiến bất cứ ở đâu trong cuộc chiến VN vừa qua, đã là thủ phạm chính, cùng với cọng sản quốc tế Bắc Việt, đã gây ra bao cuộc chết chóc thảm khốc cho hằng triệu người, từ lính tới dân của cả hai phía. Nhờ bọn phản chiến đem chiến thắng dâng vào tay VC, cho nên sau đó VC đã có dịp thảm sát hàng trăm ngàn người dân Miền Nam.. Nhờ phản chiến, nên có hàng trăm ngàn người Miền Nam cả dân lẫn lính, người thường và các nhà tu hành, văn nghệ sĩ, bị nhốt vào các nhà tù vĩ đại của VC khắp nước, kể cả vùng biên giới Việt-Hoa-Lào-Kampuchia..

    Phản chiến còn giúp VC trở thành kẻ nắm quyền sinh sát cả nước, ngu dốt qua các kế hoạch kinh tế theo chủ nghĩa điên khùng Mác-Lê-Mao-Hồ, khiến cho dân chúng VN, từ ấy đến nay, sống ngất ngư xác xơ nghèo đói. Cuối cùng nhờ phản chiến, mà VC mới có dịp công khai, đem mảnh giang sơn VN, từng hồi, từng dịp cắt, bán, biếu và dâng hiến cho kẻ thù truyền kiếp Trung Cộng. Nhờ phản chiến, nên người phụ nữ VN ngày nay, trở thành món hàng không thua súc vật, bị bày bán khắp các nước Á Châu, từ Trung Hoa, Ðài Loan, Hồng Kông, Nam Hàn, Tân Gia Ba, Thái Lan, Mã Lai... Ở đâu họ cũng bị chà đạp, hành hạ thể xác, tinh thần, trơ trọi tủi thân, đâu mấy ai, kể cả bọn phản chiến ngày xưa, nay đang đầy rẩy ở hải ngoại, biết tới nhưng có biết, liệu bọn chúng có dám nhận tội hay ăn năn, sám hối như ký giả Mỹ David Horowitz.

    Nên ta có thể nói được “nếu VNCH không có Dân Chủ-Tự Do” thì Miền Nam VN sẽ vĩnh viễn không bao giờ có Đại Họa 30-4-1975 như tại Đài Loan, Đại Hàn..là những đồng minh Mỹ cũng bị tố cáo là tham nhũng Nhưng các nước này đã tồn tại được tới ngày nay, vì đã biết cách trị nước theo kiểu “đi với Phật thì mặc áo cà sa, đi với ma thì mặc áo giấy”.

    Ngày 14/6/2011, Văn Khố Quốc Gia (National Archives) của Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ, đã phải cho giải mật (declassify) 7000 trang hồ sơ về những vấn đề của Việt Nam và Đài Loan trước 30-4-1975.. Sau đó, National Security Archive tại George Washington University công bố thêm 28,000 trang hồ sơ, trong đó có những mẫu đối thoại chi tiết giữa hai Ngoại Trưởng Henry Kissinger và Chu Ân Lai, càng làm cho hầu như cả thế giới (từng là đồng minh hay chiến hữu của Hoa Kỳ) nhìn ra sự thật phũ phàng, qua việc siêu cường số 1 đứng đầu khối tự do, vì quyền lợi cá nhân đã bán đứng Việt Nam Cộng Hòa và Đài Loan để đổi lấy sự hòa hoản và giao thương với Trung Cộng. Xét cho cùng, việc làm trên chẳng qua cũng chỉ là để xác nhận một cách chính thức những tài liệu ông Daniel Ellsberg tung ra trước đó là chính xác, với hy vọng chấm dứt những thị phi bất lợi về chữ tín của Mỹ trên thế giới, nhất là trong giai đoạn Hoa Kỳ rất cần nhiều đồng minh mới lẫn cũ, khi có ý định trở lại Châu Á-Thái Bình Dương hiện nay, chắc là để cùng Trung Cộng tiếp nối những giao kết bí mật còn dang dỡ của bốn mươi mươi năm về trước ?

    Tài liệu trên đã làm lộ bộ mặt thật của Kissinger, qua nhiều hồi ký đã xuất bản nay không còn giá trị vì nhiều điều viết đều sai với những chi tiết trong tài liệu này. Tóm lại Henry Kissinger viết là để đánh bóng cá nhân và để chạy tội cho bàn thân. Tài liệu lịch sử của Văn Khố cho thấy chính sách của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ là đặt quyền lợi nước Mỹ trên hết, bất chấp sự phản bội những đồng minh cũng như đã giấu giếm và lừa đảo cả chính dân chúng và Quốc Hội Hoa Kỳ. Do ác tâm trên, nên từ đầu thập niên 1970, Hoa Kỳ vì cần bắt tay với Trung Cộng đối phó với Liên Xô, nên nhẫn tâm loại Đài Loan ra khỏi Liên Hiệp Quốc và đưa Tàu đỏ vào thay thế vị trí này, đồng thời còn công nhận chỉ có một nước Tàu và Đài Loan chỉ là một tỉnh của Trung Cộng cho đến ngày nay vẫn không thay đổi.

    Tài liệu cũng cho thấy Hoa Kỳ quyết định bỏ rơi Việt Nam Cộng Hòa để mặc cộng sản Bắc Việt chiếm trong lúc Mỹ-Việt đang liên minh quân sự chống kẻ thù chung VC. Quan trọng nhất là Mỹ đã cam kết với Tàu đỏ sẽ phủi tay và bỏ ngõ Đông Nam Á và Biển Đông cho Trung Cộng tạo ảnh hưởng trong vài thập niên. Tài liệu còn ghi rõ vào dịp giáng sinh năm 1972, Bắc Việt rất hổn loạn và đang chuẩn bị đầu hàng vì không chịu nổi B-52 bỏ bom ở Hà Nội, nếu Hoa Kỳ tiếp tục bỏ bom thêm 2 tuần nữa thì VC đã đầu hàng. Nhưng vì đã thỏa thuận với Bắc Kinh nên Henry Kissinger và Tổng Thống Richard Nixon ngưng bỏ bom trong lúc chiến thắng đang gần kề, thay vào đó lại ký hiệp định ngưng bắn 28-1-1973 tại Ba Lê như một văn kiện bán đứng Miền Nam VN cho cộng sản đệ tam quốc tế!

    Nhưng quan trọng nhất trong cái mà người Mỹ gọi là “hậu chứng Việt Nam” có lẽ và chắc chắn không có tài liệu nào xác thực hơn bài báo của ký giả Thomas Fuller.vừa được đăng trên trang nhất của tờ New York Times nhân dịp Quốc Hận 30-4-1975 của VNCH. Ông viết về thực trang của đảng CSVN trên đất Việt từ sau ngày 30-4-1975. Bài báo được viết sau khi người ký giả Mỹ từ VN trở về, qua mắt thấy tai nghe nên đã ghi lại chỉ một phần nhỏ những sự việc qua mắt trần trong đời thực. Nhưng dù chỉ một phần ít ỏi hoàn cảnh xã hội được khai quật, tác giả cũng đã nói lên được “thực chất thiên đàng xã nghĩa VN” sau 38 năm qua. Điều quan trọng nhất là ông đã mạnh dạn lột trần bộ mặt thật của những tên phản chiến trong quá khứ, đã góp phần đưa CSVN cưởng đoạt được VNCH, gây nên cảnh “nhà tan nước mất ngày nay”. Cuối cùng người ký giả Mỹ đề nghị những người này nên tự xữ và phải xin lỗi quốc dân, nếu chúng còn có chút lương tâm!


    Tài Liệu Tham Khảo:

    - Chín năm máu lửa dưới chế độ NĐD (Nguyệt Đạm-Thần Phong)
    - Trong lòng địch (Trần Trung Quân)
    - Từ áo cà sa đến thập tự giá (Huệ Nhật)
    - Đông Dương 1945-1973 (Nhiều tác giả)
    - Hai ngàn năm VN và Phật Giáo (Lý Khôi Việt)
    - Ton Giáo-Chính Trị 1963-1967 (Chánh Đạo)
    - Đảng Cần Lao (Chu Bằng Lĩnh)
    - Tâm Thư (Đổ Mậu)
    - Ba năm xáo trộn (Lý Chánh Trung)
    - Đối diện chiến tranh (Lý Chánh Trung)
    - Thiên Hùng Ca VNCH (Phạm Phong Dinh)
    - Huế: Thảm sát Mậu Thân 1968 (Liên Thành)
    - Sau bức màn đỏ (Hoàng Dung)
    - Sách Báo trong và ngoài nước...


    Xóm Cồn Hạ Uy Di
    Quốc Hận 30-4-2013
    Mường Giang



    https://viettudomunich.org/2022/04/16/s ... a-dan-chu/
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20163
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

30-4-1975 Ngày Quốc Hận

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           




              



              
    30-4-1975
    Ngày Quốc Hận

    _________________________
    gữi
    phạm ngọc cửu, uyên nguyên nguyên, tâm vô lệ, sơn cao, mặc nhân thế, phương hồng quế, lê thuận, cao khắc tiệp, huỳnh văn quý, pháo thủ chupao, trầm kha, ngô xuân tâm, hung503,thiếu khanh, lê như bái. tô phạm thái






    Nó là ai, dám xoá ngày Quốc Hận !
    Ngày toàn quân đã rã ngủ tan hàng
    Ngày đồng bào cả nước chịu tóc tang
    Ngày đất Viêt lọt vào tay Hán tặc



    Nó chính nó những thằng theo gót giặc
    Đâm sau lưng người chiến sĩ Quốc Gia
    Bằng chiêu bài tranh đấu kiểu Tàu-Nga
    Mà Việt cộng đã tuyên truyền đầu độc



    Nó chính nó những thằng khoe có học
    Nhưng trong đầu thì vô cãm vô tri
    Chữ “ Ái Quốc “ cũng không hiểu là gì
    Vì thực chất chúng chưa hề yêu nước



    Nó chính nó nhửng thằng “ Hề “ buổi trước
    Giữa chợ đời làm bia miệng ngươi khinh
    Sống ký sinh, ích kỷ chỉ riêng mình
    Lại kêu gọi hòa bình qua hòa giải



    Nó chính nó những thằng mang oan-trái
    Đầy nợ nần với Dân Tộc, Quê Hương
    Ngay trong ngày “ Quốc Hận “ đẳm tang thương
    Khi rợ Bắc từ rừng về phố thị



    Nó chính nó, lũ đươi ươi cốt khỉ
    Ngồi trên ngai, để bán nước, buôn dân,
    Bốn mươi năm theo Lê Mác ngu dần
    Chôn người Việt trong thiên đàng xã hội



    Nó chính nó những thằng gây tội lỗi
    Nên tới ngày Quốc Hận “ Tháng Tư Đen
    Phải đối diện với ác tính, nhục hèn
    Cùng tiếng khóc, triệu oan hồn bất hạnh



    Nó còn sống thì làm sao trốn lánh
    Nên đã tìm đủ trăm kế, ngàn phương
    Xóa cho được Ngày tang tóc, đau thương
    Do chính nó gây ra cho dân tộc !!!





    mường giang
    Xóm Cồn Hạ Uy Di, Tháng Ba, 2015

              



              

              



Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5468
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Re: - 30/04/2022 - tưởng niệm 47 năm người Việt mất miền Nam Tự Do

Bài viết bởi Bạch Vân »

  •           



    Tại sao, 47 năm sau, vẫn chưa có thay đổi tại VN?






    30 tháng Tư. Đã đến lúc đặt câu hỏi nhức nhối: tại sao, 47 năm sau, vẫn chưa có thay đổi tại Việt Nam? Tại sao thế giới đã biến đổi không ngừng, với một vận tốc chóng mặt, nhưng VN vẫn ù lì dẫm chân một chỗ, vẫn còn là một trong những nước hiếm hoi bám chặt, như đười ươi giữ ống, một chủ nghĩa đã bị nhân loại chối bỏ?

    1001 lý do

    Người ta đã nêu rất nhiều lý do, nhưng những lý do đưa ra có thực sự giải thích hiện tượng đáng buồn là chế độ Cộng Sản vẫn đứng vững ở VN?

    – Lý do lịch sử: VN là nạn nhân của chế độ thuộc địa, nhu cầu đòi độc lập, cuộc tranh đấu đòi tự do đã đẩy đất nước rơi vào quỹ đạo Cộng sản quốc tế. Tệ hại hơn nữa, quỹ đạo Trung Cộng. Nhưng rất nhiều quốc gia đã là nạn nhân của chế độ thuộc địa, rất ít rơi vào rọ. Rất nhiều quốc gia đã bị chủ nghĩa CS cám dỗ lúc đầu, nhưng thức tỉnh kịp thời.

    – Lý do địa lý: VN có cái bất hạnh là ở sát cạnh nước Tàu, nhưng VN không phải là trường hợp duy nhất. Trung Cộng giáp ranh với 14 quốc gia.

    – Lý do chính trị: chế độ Cộng sản tàn bạo, cai trị bằng khủng bố, cái sợ trở thành một bản năng để sống còn, một dân tộc tính; chính sách ngu dân, nhồi sọ của CS đã thành công trong nghĩa vụ biến người dân thành một đàn cừu.

    Nhưng chế độ độc tài nào cũng tàn bạo, tàn bạo là một định nghĩa của độc tài. Điều đó đã không ngăn được các chế độ độc tài thi nhau sụp đổ. Chế độ Cộng sản nào cũng cai trị bằng khủng bố, tẩy não, điều đó đã không ngăn được Xô viết Nga tan rã, bức tường ô nhục Berlin sụp đổ, các nước Đông Âu tìm được tự do.

    – Lý do văn hoá: văn hoá VN, đặc biệt là văn hoá Khổng giáo, đã khiến người Việt phó mặc chuyện chính trị cho vua quan, chỉ lo việc gia đình. Nhưng văn hoá Á Đông đã không cấm Nhật Bản trở thành một cường quốc, văn hoá Khổng giáo đã không cản Đài Loan, Đại Hàn trở thành những nước dân chủ kiểu mẫu.

    Văn hoá gia đình rất cao ở Do Thái (từ ngữ “người mẹ Do Thái” (la mère juive) là biểu tượng của văn hoá gia đình rất nặng của dân tộc này), đã không cấm người Do Thái có tinh thần quốc gia rất cao.

    Tóm lại, những vấn đề nêu trên có thực, nhất là khi nó tụ hợp tất cả trên đầu một dân tộc (sẽ đi sâu hơn trong một bài khác), đã đóng góp vào đại hoạ chung, nhưng không đủ để giải thích tại sao gần nửa thế kỷ sau ngày 30/4/75, vẫn không có thay đổi lớn tại VN, bất chấp những yếu tố khách quan khiến người ta nghĩ đáng lẽ Cộng sản phải sụp đổ.

    Yếu tố khách quan

    Những yếu tố khách quan khiến chế độ độc tài đáng lẽ phải khốn đốn:

    – Internet, Facebook, nói chung mạng lưới xã hội, khiến thông tin khó bị bưng bít, sự thực khó che giấu, tẩy não khó thành công

    – Lưu thông, du lịch toàn cầu dễ dàng, khiến người Việt (khác với người Bắc Hàn) có cơ hội tiếp xúc với thiên hạ, để ý thức được thân phận cá chậu, chim lồng của chính mình

    – Trên 4 triệu người Việt sống ở nước ngoài, nhiều người về nước thường xuyên, trao đổi với gia đình, bè bạn, khiến những trò tuyên truyền rẻ tiền đối với người dân trong nước trở thành lố bịch

    – Nhờ kinh tế toàn cầu, kinh tế khả quan hơn ngày xưa, một giai cấp trung lưu ra đời. Trên lý thuyết, giai cấp trung lưu là động lực chính cho các phong trào dân chủ. Họ đủ sống để hết lệ thuộc cơm áo, đủ trình độ để có nhu cầu đòi hỏi tự do, không thuộc guồng máy Đảng để hết lòng bảo vệ chế độ. Ở những nước bình thường, một giai cấp trung lưu đông đủ là điều kiện tối cần cho thể chế dân chủ

    – Một nửa dân tộc, sống ở miền Nam trước 75, có kinh nghiệm sống để so sánh một xã hội trong tay Cộng sản, vói một xã hội tự do

    – Sau nửa thế kỷ xâm chiếm miền Nam, người Cộng sản đã lộ nguyên hình là một bọn cướp ngày, một mafia đỏ, buôn dân bán nước.

    – Bất công xã hội, tham nhũng tới độ kinh hoàng, đã phơi bày trước mắt mỗi người, qua những căn “lều của đầy tớ”, nghĩa trang bao la của lãnh tụ, đời sống phè phỡn, bất nhân của giới cầm quyền

    – Môi trường, danh lam thắng cảnh bị tàn phá một cách khủng khiếp để làm kinh tài

    – Công nhân, phụ nữ bị bán, xuất cảng như những nô lệ

    – Tôn giáo bị đàn áp, luân lý rã rời, xã hội tan rã

    – Tai hoạ lệ thuộc Trung Cộng càng ngày càng lớn, hiểm hoạ mất nước càng ngày càng gần. Người Việt có bệnh chia rẽ kinh niên, nếu có điều gì đồng thuận, đó là tinh thần chống Tàu, trong khi tập đoàn cầm quyền tình nguyện làm tay sai cho Bắc Kinh

    Tất cả những yếu tố khách quan đó, quá đủ, đáng lẽ phải đưa đến sự sụp đổ nhanh chóng của chế độ.

    Nhưng sự thực phũ phàng là chế độ vẫn đứng vững.

    Kỷ niệm 47 năm ngày mất miền Nam, đến lúc chúng ta phải đặt câu hỏi, khẩn cấp, không nhân nhượng, không né tránh: tại sao Cộng sản chưa sụp đổ, tại sao chưa có một thay đổi gì về chính trị, dân chủ, dân quyền ở Việt Nam?

    Nhà tù không tường

    Tại sao, bất chấp những yếu tố bất lợi nói trên, tập đoàn cầm quyền Hà Nội vẫn xây được cái mà Aldous Huxley gọi là nhà tù khổng lồ không tường, để giam 90 triệu tù nhân?

    Aldous Huxley: “Nhờ kiểm soát tư tưởng, nhờ khủng bố thường trực để giữ cá nhân dưới sự phục tòng, ngày nay chúng ta đã bước vào một chế độ độc tài hoàn hảo nhất, một chế độ có bề ngoài dân chủ, một nhà tù không tường, trong đó tù nhân không nghĩ tới chuyện vượt ngục, không nghĩ tới chuyện lật đổ bạo chúa. Một chế độ nô lệ, trong đó, nhờ được tiêu thụ, được giải trí, những người nô lệ đâm ra yêu thích tình trạng nô lệ của mình” (1)

    Huxley không nói gì khác hơn Juvénal đã nói từ thời đế quốc La Mã: hãy cho dân bánh mì và các trò chơi (panem, circenses), họ sẽ hài lòng, bỏ quên mọi chuyện, vua chúa tha hồ cai trị.

    Thời La Mã, ngoài bánh mì và trò chơi, lý thú nhất là trò giác đấu giữa các nô lệ.

    Ngày nay giác đấu (gladiateurs) được thay bằng football, games đủ loại, bánh mì thay bằng ăn nhậu, tiêu pha, mua sắm.

    Dân không đòi hỏi gì hơn.

    Được “đi bão” sau một trận bóng tròn, được xếp hàng ăn Mc Donald’s, mua giầy Nike, Adidas, tuổi trẻ thấy mình có đủ tự do, hạnh phúc.

    Ai đã không nghe người Việt trong nước khoe, một cách hãnh diện: “Ở VN ngày nay không thiếu gì cả, ông ơi. Có tiền là có mọi thứ”.

    Ít người nghĩ: thiếu một thứ, đáng quý hơn cả, là tự do, là cái hãnh diện được suy nghĩ, hành động như một con người có nhân phẩm, một con người có quyền làm người. Đáng gọi là con người.

    Một chế độ độc tài cũng có thể làm thoả mãn nhu cầu vật chất của chúng ta, nhưng chúng ta không phải là súc vật, chỉ có nhu cầu vật chất.

    Cộng sản đã thành công trong việc đào tạo một thế hệ bạc nhược, hèn yếu, vô cảm, vô trách nhiệm, ích kỷ, vô luân, thụ động.

    Gramsci và thuyết “thống trị văn hoá”

    Để giải thích hiện tượng CS chưa có gì thay đổi ở VN, dân chủ tự do vẫn là chuyện xa vời, có lẽ phải mượn lý thuyết Gramsci.

    Theo Gramsci, văn hoá giải thích tất cả.

    Muốn có cải cách chính trị, phải có nền móng văn hoá, những yếu tố khác, thí dụ kinh tế, chỉ là thứ yếu. Muốn thay đổi xã hội, không thể hà tiện một cuộc cách mạng văn hoá, thay đổi tư duy. Nếu không, nếu có biến chuyển, chỉ là những cuộc đảo chánh, những thay đổi nhất thời, những cuộc nổi loạn, sau đó sẽ đâu trở lại đó.

    Theo Gramsci, có 2 điều kiện để người dân tích cực tham gia cách mạng:

    1. Cùng chung một ý thức hệ

    2. Tin rằng thay đổi sẽ có hậu quả tốt cho chính mình

    Antonio Gramsci (1891-1937) là một lý thuyết gia thiên tả người Ý, trước đây là cẩm nang tranh đấu cho các phong trào cách mạng trên thế giới, ngày nay là sách gối đầu giường cho các chính trị gia thuộc mọi khuynh hướng, từ tả sang hữu, nhất là ở Âu Châu.

    Tại Pháp chẳng hạn, phe cực hữu, đã mở một trường học ở Lyon để đào tạo cán bộ, vì đồng ý với Gramsci là nếu không tạo một nền móng văn hoá vững chắc, nếu tư tưởng quốc gia cực đoan của họ không ăn rễ trong dân chúng, dù họ có thắng cử cũng chỉ là những thắng lợi bề mặt, nhất thời.

    Tạm tóm tắt lý thuyết Gramsci qua 2 chữ “hégémonie culturelle” (thống trị văn hoá) (2)

    Muốn tiến tới chính quyền và đứng vững lâu dài, phải đi tới thống trị văn hoá.

    “Gramsci phân biệt xã hội ra 2 thành tố mà ông gọi là 1.Société politique, hay pouvoir politique (xã hội chính trị, quyền lực chính trị ) và 2. Société civile (Xã hội dân sự) .

    Quyền lực chính trị, bao gồm các cơ chế nhà nước, bộ máy chính quyền: chính phủ, quân đội, công an, cảnh sát… Xã hội dân sự, là tất cả những gì thuộc địa hạt tư nhân, lãnh vực tinh thần, sở hữu của mỗi cá nhân, địa hạt của văn hoá, tôn giáo, tri thức, đạo đức, nhân sinh quan, triết lý sống tiềm tàng trong một xã hội. Tóm lại : tư duy của một dân tộc.

    Lật đổ một chính phủ, một tập đoàn cầm quyền, chiếm pouvoir politique, chỉ là một cuộc đảo chánh.

    Muốn bền vững, muốn thay đổi xã hội, phải đấu tranh và chiến thắng trên địa hạt văn hóa, phải nắm société civile, phải thay đổi tư duy. Phải đặt một nền tảng văn hóa mới.

    Chính quyền phải được một sự hậu thuẫn ngầm, đương nhiên, của một xã hội cùng chia sẻ những giá trị tinh thần tiềm tàng, sâu kín trong tiềm thức của một dân tộc.

    Gramsci giải thích tại sao cách mạng “vô sản” chỉ thành công ở Nga nhưng thất bại ở Âu Châu. Bởi vì trong xã hội Nga, và nói chung, xã hội Đông Phương, nhà nước là tất cả, xã hội dân sự còn sơ khai, chỉ cần chiếm vài cơ sở huyết mạch là chiếm được quyền lực.

    Trái lại, các nước Tây phương, xã hội dân sự, nói khác đi, quyền lực văn hoá phức tạp, sâu xa (với văn chương, nghệ thuật, triết học…), xã hội dân sự phong phú (với các hội đoàn, các nghiệp đoàn, báo chí, đảng phái…), nắm được chính quyền không dễ, áp đặt một chế độ mới là chuyện không thể xẩy ra.

    Chính vì vậy, Cộng sản chỉ cần chiếm vài cơ sở chính yếu ở Nga đã thành công trong cách mạng 1917, người dân hầu như không hay biết gì. Nhưng sau đó, vì không có cỗi rễ văn hóa, không có sự đồng thuận tư duy, Staline không có cách gì khác hơn để duy trì quyền lực là sự khủng bố (terreur).

    Không có đồng thuận, nhà nước phải dùng terreur. Nhưng người ta không xây dựng gì trên sự khủng bố. Tất cả tài nguyên, nhân lực quốc gia chỉ dành cho ưu tiên hàng đầu: củng cố guồng máy đàn áp. Guồng máy quốc gia tê liệt, kinh tế khủng hoảng, luân lý suy đồi, xã hội băng hoại (Từ Thức. Gramsci: tất cả là một vấn đề văn hoá)


    Hai mục tiêu

    Áp dụng lý thuyết Gramsci, chúng ta có thể kết luận, sở dĩ chưa có thay đổi ở VN, Cộng sản vẫn đứng vững, bởi vì

    1. Văn hoá dân chủ chưa thực sự ăn sâu trong đầu óc dân Việt

    2. Đa số dân chưa tin những thay đổi chế độ sẽ cải thiện đời sống của mình.

    Bổn phận của những người tranh đấu cho tự do, dân chủ là phải đóng góp vào việc thực hiện hai mục tiêu đó.

    Đó không phải là điều dễ, bởi vì người ta chỉ thực sự tha thiết với dân chủ khi đã sống trong một xã hội dân chủ. Có người nói: “nếu chưa ăn táo, bạn sẽ không nhớ, không thèm táo”.

    Dân không tin thay đổi chế độ sẽ cải thiện đời sống của họ.

    Tuyên truyền, nhồi sọ đã khiến người dân trong các nước độc tài hài lòng với đời sống của mình. Dân Bắc Hàn tin là nhờ cha con họ Kim mà dân Hàn khỏi đói khổ như các dân tộc khác trên thế giới. Dân Nga tin là nhờ Putin mà khỏi đói như thời Staline. Rất nhiều người Việt nghĩ ở VN ngày nay không thiếu gì, miễn là có tiền, và mục đích ở đời là kiếm tiền.

    Nếu không đi tới mục tiêu đó, bằng bất cứ giá nào, dưới bất cứ hình thức nào (hoạt động chính trị, văn hoá, xã hội, media, văn học, nghệ thuật..), sẽ không hy vọng thực sự có thay đổi lớn ở VN.

    Có người sẽ phản kháng: đó là việc làm quá lâu dài, trong khi tình trạng khẩn cấp như hoả hoạn. Nhưng làm những việc khẩn cấp để chống độc tài không cấm người ta làm những việc lâu dài hơn, khi ý thức đó là chuyện cơ bản. Tướng Pháp Lyautey nói với quân sĩ: “hãy đi từ từ, chúng ta gấp lắm đấy”.

    Chiến tranh vị trí

    Theo Gramsci, đấu tranh không còn là những cuộc giáp chiến, nhưng là những cuộc chiến văn hoá, tranh thủ trí não, mỗi phe tìm cách bành trướng ảnh hưởng của mình.

    Yếu tố quyết định của trận chiến đó, Gramsci gọi là “guerre de position”chiến tranh vị trí), trái với “guerre de mouvement” (chiến tranh di động). Trong chiến tranh vị trí, võ khí là văn hóa. Văn hoá được coi là địa bàn hoạt động, bộ tổng tham mưu.

    Khi tư duy đó đã trở thành mẫu số chung, người dân sẽ phân tách thời cuộc, thời sự, lịch sử dưới lăng kính đó. Người dân sẽ hành động dưới lăng kính đó. Đưa những dữ kiện khách quan không đủ thuyết phục, phải thay đổi tư duy.

    Nếu người dân còn bị nhồi sọ, họ sẽ tìm mọi cách bào chữa cho chế độ. Trước những bằng chứng hiển nhiên về những tệ hại trước mắt, họ sẽ chui vào chỗ ẩn náu cuối cùng, nghĩ đó chỉ là lỗi lầm của lãnh tụ này, bộ trưởng kia, không phải lỗi của chế độ. Trong bất cứ trường hợp nào, việc thay đổi tư duy vẫn là mẫu số chung, không thể gạt sang một bên, chờ một lúc khác

    Theo Gramsci, chế độ sẽ và chỉ sụp đổ khi nền tảng lung lay, và nền tảng chỉ lung lay khi đa số dân chúng chối bỏ xã hội đang sống, đồng thuận về một xã hội tương lai

    Từ sóng ngầm tới đột biến

    Nghiên cứu những cuộc cách mạng, người ta thấy có 3 yếu tố khiến một chế độ sụp đổ:

    1. Làn sóng ngầm (sự bất mãn, căm thù tiềm tàng trong lòng dân)

    2. Đột biến (một cơ hội, một sự kiện thời sự nào đó khiến đợt sóng ngầm bùng nổ)

    3. Lãnh đạo (hay các tổ chức đã chuẩn bị từ lâu, để hướng dẫn các đột biến đi tới mục tiêu.

    Tới nay, hầu hết người Việt chống Cộng chỉ ngồi chờ đột biến.

    “Người ta có thể rút tỉa gì từ Gramsci? Khi nào tư duy của một dân tộc bị nhồi sọ gần một thế kỷ chưa thay đổi, chuyện thay đổi sẽ còn gian nan. Có thể những người bất mãn với chế độ Cộng sản càng ngày càng đông, nhưng người ta khó xây dựng gì vững vàng trên sự chống đối. Chỉ có thể xây dựng xã hội mới trên tư duy mới, khi đa số tin tưởng ở những giá trị mới.

    Người dân chỉ chủ động trong việc xây dựng dân chủ, khi nghĩ dân chủ sẽ thay đổi cụ thể đời sống cuả mình, tương lai của con cháu mình. Khi nào những ý niệm dân chủ chỉ là những khẩu hiệu, sự thờ ơ vẫn còn, và chính sách khủng bố vẫn hữu hiệu.

    Tóm lại, mặt trân văn hóa luôn luôn là một ưu tiên, ngay cả trong hoàn cảnh cấp bách.

    Ismaïl Kadaré, nhà văn hàng đầu của Albanie, nói: ngay cả trong những lúc khốn cùng, người ta cũng phải có thái độ trân trọng đối với văn hóa” ( Từ Thức. Gramsci: tất cả là một vấn đề văn hoá).

    Mặt trận tư duy

    Có người sẽ phản kháng: đó là việc làm quá lâu dài, trong khi tình trạng khẩn cấp như hoả hoạn. Nhưng làm những việc khẩn cấp để chống độc tài không cấm người ta làm những việc lâu dài hơn, khi ý thức đó là chuyện cơ bản. Tướng Pháp Lyautey nói với quân sĩ: “hãy đi từ từ, chúng ta gấp lắm đấy”.

    Đáng lẽ việc vận động để thay đổi tư duy là chuyện của trí thức.

    Rất tiếc, VN không có một “intelligentsia” (hàng ngũ trí thức), được coi như lương tâm của dân tộc, có đủ kiến thức, và uy tín, để soi đường cho dân tộc.

    Trong tình huống đó, việc vận động để thay đổi tư duy là nghĩa vụ của mỗi người.

    Trên địa hạt của mình, với khả năng của mình, mỗi người có thể đóng góp vào cuộc tranh thủ tư duy. Không thể giao chiến để chiếm đất, người ta có thể, và phải giao chiến trên địa hạt trí não. Nghe có vẻ viển vông, nhưng từ cổ chí kim, tư duy vẫn dẫn dắt nhân loại, đi tìm thiên đàng hay xuống địa ngục.

    Paris 25/04/22

    Từ Thức.


    (tuthuc-paris-blog.com)

    (1) Grâce au contrôles des pensées, à la terreur constamment martelée pour maintenir l’individu dans un état de soumission voulu, nous sommes aujourd’hui entrés dans la plus parfaite des dictatures, une dictature qui aurait les apparences de la démocratie, une prison sans murs dont les prisonniers ne songeraient pas à s’évader, dont ils ne songeraient même pas à renverser les tyrans. Système d’esclavage où, grâce à la consommation et au divertissement, les esclaves auraient l’amour de leur servitude’’

    Aldous Huxley. Le Meilleur Des Mondes

    (2) Antonio Gramsci. Cahiers de prison



    Nguồn:https://vietluan.com.au


              
Trả lời

Quay về “Tưởng niệm ngày Quốc Hận 30/04/1975”