Ba tôi, nhạc sĩ Trúc Phương

Trả lời
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20163
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Ba tôi, nhạc sĩ Trúc Phương

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           






    Ba tôi,
    nhạc sĩ Trúc Phương

    ______________________
    Trúc Loan _ Trúc Linh
    ghi chú:
    bài nhận từ Nguyen Quang Duy, email: [email protected]
    xin phổ biến tiếp theo tinh thần mến quí cố nhạc sĩ Trúc Phương.Cảm ơn.




              

    Trúc Phương – Wikipedia tiếng Việt

              

    Ba tôi sinh năm 1933, tại xã Mỹ hòa, quận Cầu ngang, tỉnh Trà vinh. Quê nội tôi hiền hòa, chơn chất, nhưng nghèo khó nên ba tôi đã đi lên Sài gòn từ nhỏ. Ông vừa học, vừa làm, và cũng để theo đuổi niềm đam mê âm nhạc của mình.

    Ba tôi viết nhạc và nổi tiếng từ rất sớm nhờ dòng nhạc boléro chậm, trữ tình của ông dễ nhớ, dễ nghe. Ngoài cây đàn guitar thường xuyên bên cạnh, ba tôi còn biết chơi thành thạo các nhạc cụ khác. Hồi còn nhỏ xíu, có lần theo ba đi Đại nhạc hội, ba tôi còn đàn contrabass trong dàn nhạc nữa, lúc đó tôi rất ngạc nhiên vì cây đàn quá to này, ba phải đứng mới cầm được nó… Khi chơi với các con, ba tôi thường lấy cây harmonica ra thổi…

    Ba gặp má tôi khi bà còn đang đi học. Ba cưới ngay khi má chỉ 16 tuổi ! Tôi được sinh ra vào thời điểm ba tôi viết nhạc nhiều nhất.. dù sau đó, tôi còn có thêm 5 đứa em nữa, nhưng ba vẫn luôn cưng tôi nhất nhà.

    Ba tôi là một người đàn ông rất yêu gia đình, thương vợ thương con. Ba tôi cũng là 1 người con, người cháu rất có hiếu. Ngày xưa, dù nghèo, ở nhà thuê, nhưng ba tôi cũng nuôi bà cố tôi chu đáo. Khi làm có tiền, ba hay mua sắm đồ đạc mang về quê cho bà nội tôi… Ba tôi hiền lành, chân thật, rất lạc quan và tốt bụng. Có lẽ vì vậy nên ai cũng quý mến. Tính ba tôi lại rất nghệ sĩ, không vụ lợi, không tính toán nên không có dư. Gánh nặng cơm áo gạo tiền, má tôi phải gánh vác từ lúc ba tôi phải nhập ngũ..

    Sống trong thời chiến, lại phải làm lính xa nhà, nên có lẽ ba tôi là người hiểu, cảm nhận được tâm tình của người lính nên các sáng tác của ông lúc này là luôn dành cho những người lính:
    • Kẻ ở miền xa,
      Bông cỏ may,
      Trên 4 vùng chiến thuật,
      Để trả lời 1 câu hỏi,
      Đêm trên vùng đất lạ,
      Một người đi xa,
      Người nhập cuộc…
    Hàng trăm bản nhạc của ông, được biết rộng rãi chưa đến 20 bài, theo danh mục cho phép của nhà nước… Nhạc của ba tôi không vui, không xập xình ồn ào, nhưng âm thầm lắng đọng, lặng lẽ đi vào lòng người nghe bởi cái chân thật, ngọt ngào. Bởi vì khi viết, ba tôi sáng tác với cả tấm lòng, mỗi bài nhạc đều ẩn chứa những lời tự sự, những nỗi buồn…

    Đọc bài viết về Trúc Phương trên trang wikipedia, đoạn cuối: rõ ràng là người viết không biết gì nhiều về ông, gia đình tôi rất bức xúc về điều này. Có những bài viết không chính xác, “tam sao thất bổn”, không khách quan, không đúng về ba tôi. Trước khi mất khoảng vài tháng, năm 1995, trong 1 bài phỏng vấn, ba tôi có nói chuyện về cuộc sống sau khi vượt biên không thành, bị bắt, năm 1976. Trở về, căn nhà ở số 301 nguyễn văn Thoại, (nay là Lý thường Kiệt), phường 15, quận 11 bị mất. Không có nhà ở, không giấy tờ, phải mướn chiếu ngủ ngoài bến xe miền tây vì công an thường xuyên kiểm tra hộ khẩu, không ai dám chứa .. nhưng trong thời điểm đó, ai cũng khó khăn, khổ toàn xã hội, không riêng gì ba tôi, nhưng chưa bao giờ ông phải “đi chân không” hay “khi chết chỉ còn lại đôi dép..” như bài viết nào đó… Những người viết đó có lẽ không biết nhiều về ba tôi, về gia đình tôi, làm cho người đọc bàng hoàng, thương hại, đó là điều xúc phạm đến gia đình tôi…


    (Trúc Loan)
    +++





    • 1- Ba tui sanh năm 1933

      2- Ba tui không bao giờ uống rượu .

      3- Ba tui lấy Má tui trong những năm cuối 50, năm nay tui củng 5 bó rồi, hehe

      4- Má tui con nhà giáo, gia đình cũng khá, nhưng nhà ở Bến Tre

      5- Chiều Làng Em là bài Ông viết cho Má tui .

      6- Ba tui không phải tự học nhạc, mà có thầy dạy đàng hoàng

      7- Xung quanh nhà bà nội tui không hề có tre trúc gì ráo, nhà Má tui thì có.

      8- Gia đình tui cũng không nghèo, Ba tui thường lái Mazda và Peugeot 404. Thời xưa củng có thời khó khăn, lúc Ông còn viết nhạc, nhưng sau này Ba Má tôi làm ăn thì củng khá lắm. Khi giải phóng vào, thì có hơi sa sút. Nhưng đó là tình trạng chung của tất cả dân miền Nam, thời bao cấp.

      9- Gia đình tôi có tới 6 anh chị em, có nghĩa là Ba và Má tôi chung sống củng khá lâu. Họ ly dị vào khoảng năm 79.

      10- Tác giả Nguyễn Trung viết rằng khi ông qua đời gia tài chỉ còn đôi dép là nói LÁO. Ông không giàu có gì, nhưng củng không đến nổi thê thảm như vậy. Tôi đã từng về thăm ông 3 tháng trước khi ông mất cho thấy điều này ông Trung quá bôi bác gia đình chúng tôi. Nói như thế có nghĩa là các con của ông không hề quan tâm tới ông. Điều này KHÔNG ĐÚNG sự thật. Chúng tôi lúc nào cũng quan tâm đến ông.


    Cái bài lá cải này, Nguyễn Trung không biết nhiều chi tiết nhưng đã viết rất nhiều như chính Trung là nhân vật chính. Đọc bài này xong tôi rất là bất bình vì có quá nhiều chi tiết không đúng sự thật mà có quá nhiều người đọc. Đến nổi MC Việt Dzũng của trung tâm Asia cũng lấy bài viết này làm tài liệu và cũng có lên trên chương trình trên Asia nói rằng khi Ba tôi mất, Ông chỉ còn đôi dép. MC Việt Dzũng còn nói rằng đám ma Ba tôi, phải nhờ bạn bè quyên góp để làm mộ cho Ông. Điều này củng không đúng. Gia đình chúng tôi đã làm đám cho Ông đàng hoàng mà chưa từng lấy 1 Đồng tiền phúng điếu của ai cả. Đây là điều không công bằng với Má tôi vì tôi có đọc vài bài, họ tả Má tôi như là 1 người đàn bà không đàng hoàng. Thực sự Má tôi đã từng khổ vì Ba tôi tánh hay bay bướm, họ ly dị vì chính nguyên nhân này.


    Trúc Linh


              

              

    https://www.luanhoan.net/gocchung2020/h ... -10-39.htm
Trả lời

Quay về “câu chuyện âm nhạc”