Xuân .. Xuân .. Xuân .. Nhâm Dần ...

Trả lời
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20163
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Xuân .. Xuân .. Xuân .. Nhâm Dần ...

Bài viết bởi Hoàng Vân »

          

          
          

          

          

... Mời các bạn góp bài, cùng vui đón ...
... Xuân Nhâm Dần ...


          
          

          
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20163
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Xuân .. Xuân .. Xuân .. Nhâm Dần ...

Bài viết bởi Hoàng Vân »

          




          

                     

          

          


          
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20163
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Xuân .. Xuân .. Xuân .. Nhâm Dần ...

Bài viết bởi Hoàng Vân »

          

          

          


Đêm xuân



燭の火を
燭にうつすや
春の夕

蕪村



Shoku no hi wo
Shoku ni utsusu ya
Haru no yuu

Yosa Buson


Thắp lên từng ngọn nến hồng
Lung linh hoa chúc đêm xuân mơ màng


Quỳnh Chi
phóng dịch (12/3/2008)

          

          

          
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20163
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Xuân .. Xuân .. Xuân .. Nhâm Dần ...

Bài viết bởi Hoàng Vân »

          



          

          



          

          
Xuân yêu thương

Lục Khúc Đường Luật Ngũ Độ Thanh





1-
Đoản Khúc Giao Mùa

Giao mùa nhạc gió khẽ khàng lay
Rạng rỡ trời Xuân điểm tháng ngày
Nắng chuyển đàn chim ồn ã gọi
Mây lùa lũ bướm dập dìu bay
Nàng hoa vẫn đợi khoe hình dáng
Lão cỏ hằng mong chạm dấu giày
Nhẹ thoảng mưa chiều qua ngõ nhớ
Hương tình thắm trải mộng đời say.

Tâm An




2-
Xuân Về

Diễm ảo Tây hồ bóng nguyệt lay
Người đi trẩy hội suốt đêm ngày
Xuân về vũ thuận an lành đến
Tết giữ phong hòa khổ nạn bay
Thị sảnh đèn giăng người áo mão
Làng quê ngõ dựng kẻ hia giày
Chiêng cồng rộn rã mừng vua Hổ
Sửu mập qua rồi hãy cứ say ... hi hi hi




3-
Mừng Vui Tết
(chuyển độc vận)

Hãy cứ say vì thỏa đợi mong
Nàng thơ vẫn xứng bạn tâm đồng
Lành duyên điểm sáng niềm hy vọng
Thiện tánh luôn bồi chữ cảm thông
Hổ diễn như Trường giang cuộn sóng
Mèo lao tợ nhấp Nữ nhi hồng
Mừng vui Tết mở đường Xuân mộng
Để mãi an bình giống Lạc Long

Thiên Hùng




4-
Đám Cưới Ngày Xuân
(họa đảo vận)

Sính lễ trao gồm ảnh phụng long
Trầu cau nhẫn ngọc gói khăn hồng
Lành duyên đợi chúc nơi đầu cổng
Hỷ phúc giăng chờ giữa rặng thông
Nghĩa thẳm êm đềm câu xự cống
Tình sâu rộn rã tiếng tơ đồng
Ngày xuân nắng trải khung trời rộng
Một chữ sum vầy thỏa ước mong

Tâm An




5-
MẦM XUÂN HẠNH PHÚC

Mong cầu lộc trổ chốn trần gian
Rải những mầm xuân hạnh phúc tràn
Dưỡng bón vườn “Nhân” buồn tủi đoạn
Vun trồng ruộng “Đức” não phiền tan
Trời trong én liệng lòng thanh thản
Cảnh đẹp cò bay trí rỗi nhàn
Ước mỗi năm tròn qua khổ hạn
Bao nhà cuộc sống mãi bình an

Tâm An




6-
Xuân Ước ...

An bình vũ hội đón mừng Xuân
Lễ tiết thường niên hẳn hợp quần
Tử dẫu không tròn câu hiếu thuận
Tôn rằng gánh được chữ hành tuân
Gia hòa vạn lối hồi quy chuẩn
Quốc hận duy đường rẽ chuyển luân
Đã cảm thời thiên hà tất luận
Nhâm Dần sẽ có bậc hiền quân

Thiên Hùng




          



          

          
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20163
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Xuân .. Xuân .. Xuân .. Nhâm Dần ...

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           





    Năm Dần kể chuyện Hổ
    ______________________
    Nguyễn Khắc Mai _ 24-1-2022






    Mấy ngày mừng Giáng sinh và Tết Tây, vợ tôi, bà nữ sĩ Băng Thanh bảo, sắp đến năm Nhâm Dần (Năm con Cọp Trắng) có mấy chuyện Hổ hay, anh nên đọc. Tôi bèn lấy Lan trì kiến văn lục của Vũ Trinh ra đọc.

    Vũ Trinh là một nhà văn hóa lớn của nước ta. Ông sống từ giữa thế kỷ 18 đến đầu thế kỷ 19 (1752-1827). Ông để lại nhiều thơ văn, đặc biệt, là người biên tập chính “Hoàng Việt Luật lệ”. Lan Trì Kiến văn Lục, là tác phẩm văn xuôi có nghĩa là: Chép chuyện nghe, thấy bên ao Lan. Vũ Trinh lấy biệt hiệu là Lan Trì Ngư giả, nghĩa là ông già câu cá ở hồ Lan).

    Trong tác phẩm này, ông ghi chép bốn chuyện về hổ, rất có ý nghĩa. Ngoài chuyện kể, Vũ Trinh để lại những lời bình rất thời sự với hôm nay. Tôi xin chép ra, hầu quý bạn đọc, nhân khi vừa ngắm hoa, vừa nhấm rượu để đón Xuân Nhâm Dần. Năm Nhâm Dần này, nạp âm hành Kim, màu Trắng, phương Tây, đều ngụ nhiều ý nghĩa, nên suy ngẫm.

    Tôi cũng ước ao như Vũ Trinh: “Làm sao có được trăm nghìn vị chúa sơn lâm như thế để trừ hết mọi sự bất bình cho nhân gian hôm nay. Và ước gì có thể thả bà hổ này ra mà mời những vị quan cao kia, những kẻ ngồi cao ngất ngưỡng trên công đường mà nhai xương hút tủy người ta, vào trong rọ!”

    Nhớ lại cách đây mấy ngàn năm, Khổng tử cũng đã kể chuyện Hà chính: Có bà mẹ làm nhà ở ven núi lắm cọp beo. Hỏi, bà ấy bảo, thà ở với hổ báo, còn hơn ở với hà chính ở dười kia. Hà chính nghĩa là chính trị hà khắc bạo ngược.




    ***

    HỔ CÓ NGHĨA*

    Huyện Đông Triều[1] có một bà đỡ đẻ họ Trần. Một đêm nghe tiếng gõ cửa, bà ra mở thì không thấy ai. Đang nhìn quanh, bỗng một con hổ nhảy tới cõng bà đi. Thoạt tiên bà sợ gần ngất đi, sau tỉnh lại thấy hổ ôm bà vào bụng bằng một chân rồi đi như bay. Mỗi khi qua chỗ rậm rạp thì lấy tay gạt gai góc mở lối. Đi dần dần, tới một bụi rậm trong núi sâu, hổ đặt bà xuống. Nhìn thì thấy có một con hổ cái đang lăn lộn, cào đất. Bà nghĩ hổ sắp ăn thịt mình nên sợ run không dám nhúc nhích.

    Lát sau hổ cầm tay bà dắt lại, nhìn hổ cái mà rơi nước mắt. Nhìn kỹ, bà thấy trong bụng hổ cái có vật gì đang động cựa, biết là hổ sắp đẻ. May vừa có liều thuốc “thôi sinh”[2] dắt trong vạt áo, bà liền múc nước suối hòa thuốc cho uống, thấy hổ mẹ bớt đau, bà lại lấy tay ấn xoa lưng, bụng hổ, một lát thì hổ đẻ được. Nhìn hổ đực sắc mặt vui mừng, đùa giỡn với con, hổ cái nằm lả xuống, dường như mệt lắm.

    Hổ đực đến bên gốc cây, chống tay quỳ xuống đất, vừa quỳ vừa nhìn bà, lát sau đưa ra một lạng bạc trắng. Bà mụ biết là hổ trả ơn, liền nhận lấy, buộc vào thắt lưng. Thế rồi hổ đực đứng dậy, vừa đi thong thả vừa ngoái nhìn bà, bà liền đi theo. Ra khỏi rừng được vài mẫu thì trời tang tảng sáng, bà giơ tay nói:

    – Xin chúa rừng trở lại!

    Hổ mới dừng lại từ tạ, còn cúi đầu, vẫy đuôi như tiễn biệt bà. Chờ cho bà đi đã hơi xa, hổ mới gầm lên một tiếng to rồi đi. Bà về tới nhà, đem cân thỏi bạc thì được hơn mười lạng. Năm ấy mất mùa, bà nhờ số bạc ấy mà được sống.

    II

    Một người tiều phu nọ ở Lạng Giang[3] hái củi dưới chân núi. Nhìn xa xa phía thung lũng ở ngọn núi trước mặt, thấy cây cỏ lay động không ngừng, anh liền vác búa đến xem. Lúc đầu thấy một con hổ trắng to bằng con trâu, khi thì cúi đầu đập đất, khi thì nhảy lên nhảy xuống, thỉnh thoảng thò tay móc họng, miệng há to như cái sàng, máu chảy lênh láng. Nhìn kỹ trong miệng hổ, thấy một chiếc xương nằm ngang cổ họng. Tay hổ móng to, càng moi chiếc xương càng thụt vào sâu. Người tiều phu vừa uống rượu nên bạo gan, từ trên cây nói to:

    – Họng ông đau à? Đừng cắn, tôi sẽ lấy xương ra cho.

    Lập tức hổ phủ phục xuống đất, há mồm quay về phía người tiều phu như cầu cứu. Anh tiều phu trên cây từ từ tụt xuống, thò tay vào họng hổ, lấy ra chiếc xương trâu to như bắp tay. Hổ nhìn khúc xương liếm mõm, vừa thong thả bước đi vừa ngoảnh lại nhìn người tiều phu. Anh chàng hái củi hô to lên rằng:

    – Nhà tôi ở thôn ấy, có được mồi ngon của rừng hãy nhớ nhau nhé!

    Người tiều phu về được mấy ngày, một đêm khuya nghe ngoài cửa có tiếng kêu dữ dội. Sáng hôm sau mở cửa, thấy một con hươu chết nằm đó. Mấy năm sau, người tiều phu chết. Lúc sắp chôn, hổ bất chợt đến trước mộ nhảy nhót vật vã, những người đến đưa tang chạy tản đi hết. Đứng nhìn từ xa thấy hổ dụi đầu vào áo quan gầm hét, rống lên một tiếng to, chạy quanh mấy vòng rồi đi. Từ đó, mỗi khi đến ngày giỗ người tiều phu, hổ đều đem dê hoặc lợn đến để ngoài cửa từ hôm trước.

    Lời bình (không rõ của ai): “Khả dĩ người không bằng hổ chăng?”



    Trần Thị Băng Thanh dịch







    HỔ NGHĨA HIỆP*

    Huyện Bảo Lộc[4] có thôn dân tên là Hoàng Mỗ, nhà khá giả, lấy vợ họ Nguyễn, người cùng ấp, được mấy năm, vợ ốm chết, để lại một đứa con trai bốn năm tuổi, gửi cho bà ngoại là cụ Nguyễn nuôi nấng. Thỉnh thoảng Hoàng đến nhà bà nhạc thăm con, hoặc bế con về nhà, mươi ngày lại đem sang gửi.

    Ấp bên có một người góa chồng, Hoàng chợt có việc qua ấp đó, trông thấy ưng ý lắm, nhờ bà mối đánh tiếng. Người đàn bà ấy từ chối rằng:

    – Tái giá mà được người như ông ấy là tốt rồi. Hiềm vợ trước để lại đứa con trai, vợ kế cùng ở chung với con vợ trước là việc rất khó. Để mặc cho nó bướng bỉnh, lêu lổng thì người ta bảo là mình ghẻ lạnh với nó, còn nếu động đến roi vọt một tí thì những lời gièm chê mẹ kế ác sẽ om sòm lên ngay[5]. Nhờ bà thay tôi tạ lỗi với ông Hoàng rằng tôi không thể làm vú nuôi cháu thay người trước để bị người ngoài bình phẩm được.

    Bà mối về nói lại lời từ chối ấy. Sau đó Hoàng vẫn ưng cô ta, không bỏ được, nghĩ mãi chỉ có cách làm mất đứa con đi thì mới lấy được cô ta, bèn nảy ý độc ác.

    Mấy ngày sau, Hoàng dắt con vào trong núi sâu, lừa con rằng mình đi tìm quả cho con ăn rồi bỏ con ở lại về thẳng. Núi ấy có nhiều hổ, Hoàng về đến nhà nghĩ bụng con thế nào cũng bị chôn trong bụng hổ, sợ bị bà nhạc tra hỏi, bèn đắp một ngôi mộ ở ngoài đồng giả làm nơi chôn con.

    Bấy giờ đã nửa đêm. Bà Nguyễn ở nhà nghe tiếng gõ cửa, ngờ là hổ, đóng chặt cửa không dám ra. Kế đó bà nghe tiếng trẻ khóc gọi, lấy làm lạ, mở ra xem thì thấy cháu đứng ngoài cửa. Bà vừa sợ vừa mừng hỏi:

    – Cha cháu đâu? Sao cháu lại đến một mình vào lúc khuya khoắt thế này?

    Thằng bé đáp:

    – Lúc chiều tối cha dắt một mình cháu lên núi. Cháu ngồi ở gốc cây đợi cha, mãi không thấy cha trở lại, cháu sợ, cháu khóc, bỗng một con mèo vàng to bằng con trâu cõng cháu đến đặt ở đây rồi bỏ đi, cháu không biết là nhà bà.

    Bà cụ lấy làm kinh lạ, ôm cháu mà khóc. Ngay lúc đó nghe tiếng hổ gầm gừ ngoài cửa, bà ở trong nhà nói vọng ra:

    – Đa tạ sơn quân cứu cho cháu tôi được sống. Già này không có gì tạ ơn ngài, chỉ có con lợn trong chuồng, kính mời ngài một bữa.

    Tức thì nghe thấy tiếng bắt lợn. Gà gáy xong lại nghe tiếng lợn kêu từ xa sau đến gần, vào đến chuồng thì thôi. Sáng ra xem thấy có nửa con lợn chết nằm ở sân, trong chuồng lại có một con lợn nữa, to hơn con của nhà nhiều. Bà cụ ngạc nhiên quá, ngay sáng hôm ấy sang nhà con rể hỏi cháu đâu. Hoàng đáp:

    – Cháu bị cảm đột ngột, chạy chữa không khỏi nên mất lúc nửa đêm rồi.

    Hoàng lại dẫn bà cụ ra đồng chỉ nấm đất nói:

    – Cháu nằm ở nơi đây.

    Bà Nguyễn sai đào lên thì chẳng có gì cả, bà vờ khóc bảo:

    – Chắc lúc chôn cháu, con chôn theo nhiều quần áo nên bị kẻ gian trông thấy chúng đã đào lên vất xác đi rồi. Ở bên mẹ còn vài cái áo của cháu, anh theo mẹ về lấy rồi đốt cả đi. Mẹ đã ở tuổi xế chiều, vãn bóng không nỡ nhìn thấy những vật thương tâm ấy nữa.

    Hoàng đi cùng mẹ vợ, vào đến cửa thấy con vịn ngưỡng cửa tươi cười luôn miệng reo “cha đến rồi!” Hoàng biến sắc lùi ra, bà Nguyễn níu lại, Hoàng giằng đứt vạt áo bỏ đi.

    Bà cụ đem việc đó thưa lên quan, Hoàng bỏ trốn sang thôn khác. Người làng ghét hắn vô hạnh, dò theo dấu vết bắt được, tra hỏi, hắn phải nhận tội. Quan cho đó là hành động thương luân bại lý, định ghép tội nặng. Hoàng hối lộ nhiều nên chỉ bị đánh đòn rồi tha. Hắn ra về, tối đến cổng làng có con hổ nấp trong bụi rậm gầm lên nhảy ra vồ rồi chạy thật nhanh. Nghe tiếng Hoàng kêu cứu, dân làng cầm đuốc đuổi theo, cách làng chừng một dặm thấy thi thể Hoàng đã nát vứt trên đường, cách đó hơn một trăm bước thấy một con hổ mắt sáng như đuốc đang thong thả đi vào núi.

    Việc này xảy ra năm Canh Tuất (1790), em họ tôi là Trần Danh Lưu lên Lạng Sơn nghe thấy được việc đó.

    Lan Trì Ngư giả bàn rằng:

    Nhân nghĩa lẫm liệt thay vị chúa sơn lâm này! Đối với đứa bé thì ôm ấp, bảo hộ, che chở, yêu thương như với con nhỏ; đối với bà mẹ thì làm ơn nhiều, nhận báo đáp ít, như đối đãi với người nhà; còn đối với Hoàng thì quyết liệt, dứt khoát như hiệp khách, kiếm tiên, trị tội kẻ bất nghĩa. Làm sao có được trăm nghìn vị chúa sơn lâm như thế để trừ diệt hết mọi sự bất bình cho nhân gian!

    Đương lúc Hoàng mang con vào bỏ trong rừng, lẽ nào hổ không tru diệt được hắn ngay mà vẫn lưu lại, bởi vì để cho mọi chuyện diễn biến khúc chiết, khiến tội ác của hắn lan truyền khắp làng xóm, quan trên có thể hiểu rõ sự xấu xa của hắn. Vị chúa sơn lâm này cũng có tấm lòng vậy!

    Có người nói: Hổ là loài vật, làm sao biết được [Hoàng là kẻ bạc ác] việc này chắc là ma trành[6] nghĩa hiệp dắt dẫn vậy. Nói rằng: Tất cả loài có lông có khiếu đều có tính người, huống nữa lại là bậc nghĩa hiệp, sao có thể là ma trành được? Há rằng trong buổi trời long đất lở, tính ngũ thường lại không được phú bẩm cho người mà chỉ phú bẩm cho loài vật sao?




    Phạm Tú Châu dịch

    ***






    HỔ CÓ LÒNG NHÂN*

    Vương phủ có cuộc tế lớn, các trấn đều đem dâng thú rừng. Thái Nguyên dâng một con hổ mẹ rất to, lông vàng vằn đen, trán và hai vai đều có chấm trắng to bằng bàn tay, nhốt ở cũi đá bên hành lang. Lễ xong, cho người vào xem. Bỗng có người đem đến mười cân thịt, đặt trước mặt hổ, rơi nước mắt vái lạy. Mọi người hỏi vì sao, người ấy nói:

    – Đây là ân chúa của tôi ba năm trước. Năm đó tôi đi gánh thuê cho người ta được ít tiền mang về. Khi qua đường núi thì trời tối, không có chỗ nào nghỉ trọ, mới trèo lên cây cao gác cành làm giá mà nằm. Chập tối thấy bà hổ này đến dưới gốc cây nhìn lên gầm mãi. Tôi nghĩ không có đường nào thoát chết nên quay về phía hổ, chắp tay khấn rằng: “Tôi một mình nơi đất khách, tính mệnh treo ở miệng ngài. Duy cuộc sống của cả nhà chỉ trông vào một mình tôi, nếu ngài không tha thì tôi xin lết đến nộp mạng. Nhưng như vậy già trẻ của cả một nhà sẽ bị đói rét mà chết!”. Nghe nói xong, hổ cúi đầu nép mình nằm xuống gốc cây, ngủ ngáy như sấm. Đêm khuya, nghe tiếng người từ xa đi lại, gọi hỏi:

    – Dì ung dung quá! Đêm nay được mồi ngon, có cho cháu ăn với không?

    Hổ đáp:

    – Ta mệt nghỉ ở đây, các con đi chỗ khác kiếm ăn!

    Bấy giờ tôi nhìn xuống thì hổ đã biến hình, đội khăn trắng, mặc áo đỏ, rõ ra một người đàn bà đàng hoàng.

    Tôi ở trên cây, suốt đêm không dám thở. Gà gáy, hổ từ từ trở dậy rồi đi. Đến khi trời sáng rõ, trên đường có người đi lại, tôi mới vin cành tụt xuống.

    Hôm qua thấy bà hổ này sắc lông như thế, tôi hỏi chuyện cũ, hổ nhìn tôi rơi nước mắt, gật đầu hai cái. Tôi cảm ơn sâu cứu mạng của hổ, sửa chút lễ mọn để tỏ lòng thành của mình.

    Nói xong lại vái năm vái, khấu đầu ba lần rồi đi.

    Lan Trì Ngư giả bàn rằng: Hổ là loài ác thú mà còn không nỡ nghe tiếng kêu ai oán của người. Thế mà những kẻ ngồi cao ngất trên công đường nhai xương hút tủy người ta, thấy những lời kêu oan thảm thiết dưới thềm lại bỏ ngoài tai chẳng đoái, táng tận nhân tâm như thế mà chẳng thẹn với bà hổ này hay sao! Ước gì có thể thả bà hổ này ra mà mời những vị quan cao kia vào trong rọ!




    Trần Thị Băng Thanh dịch



    *Nguyên văn: 義虎Nghĩa hổ, có 2 truyện.

    [1] Đông Triều: Thuộc trấn Yên Quảng, nay là tỉnh Quảng Ninh.

    [2]Thuốc “thôi sinh”: thuốc kích thích cơn co dạ con giúp sản phụ đẻ nhanh.

    [3]Lạng Giang: là một vùng đất cổ, từ thời xa xưa thuộc lộ Vũ Ninh, trải qua các đời đều có sự thay đổi, hiện là một huyện miền núi thấp, nằm ở phía Bắc tỉnh Bắc Giang, bắc giáp huyện Hữu Lũng – Lạng Sơn, tây là huyện Tân Yên, Yên Thế, nam là thành phố Bắc Giang và huyện Yên Dũng, đông giáp huyện Lục Nam.

    *Nguyên văn: 俠虎Hiệp hổ

    [4]Bảo Lộc: thuộc phủ Lạng Giang; trấn Kinh Bắc, nay là vùng đất Bắc Ninh, Bắc Giang.

    [5] Mẹ kế ác: Chỗ này tác giả dẫn điển Mẫn Tử Khiên. Ông tên là Mẫn Tốn, người nước Lỗ, học trò Khổng Tử, một trong 24 tấm gương hiếu nghĩa. Mẫn Tử mồ côi mẹ, cha lấy vợ kế, sinh thêm được hai em. Người mẹ kế cay nghiệt, bạc đãi Mẫn Tử, bà chỉ lo chăm chút con mình. Trời rét hai con bà áo bông áo kép, còn Mẫn Tử chỉ mặc áo lót bông hoa lau. Một hôm trời rất rét, tuyết dầy, Mẫn Tử bị sai đẩy xe, ông cóng tay đánh rơi càng xe. Người cha lúc đó mới biết, định đuổi mẹ kế đi. Nhưng Mẫn Tử xin cha để mẹ lại, vì nếu mẹ đi rồi thì cả ba anh em ông đều sẽ khổ. Mẹ kế lúc đó hiểu ra mới yêu quý Mẫn Tử. Trong truyện Nhị thập tứ hiếu có câu: Chẳng thương chút phận long đong/Hoa lau nỡ để lạnh lùng một thân! (BT chú thích)

    *Nguyên văn: 仁虎Nhân hổ

    [6]Ma trành: người bị hổ ăn thịt có khi thành tinh, làm tay sai cho hổ, chuyên dẫn hổ đi bắt người, có tên gọi là “ma trành”; ở đây ý nói Ma trành dắt dẫn hổ làm việc nghĩa hiệp.




    https://baotiengdan.com/2022/01/24/nam- ... chuyen-ho/
Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5468
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Re: Xuân .. Xuân .. Xuân .. Nhâm Dần ...

Bài viết bởi Bạch Vân »

  •           
    Thơ Xuân


    • Ba mươi tết, tết lại ba mươi
      Vợ thằng Ngô đốt vàng cho chú khách
      Một tay cô cầm cái dù rách
      Một tay cô xách cái chăn bông
      Cô ra bờ sông
      Cô trông ra nước người
      Ới chú Chệt ơi là chú Chệt ơi!
      Một tay cô cầm quan tiền
      Một tay cô cầm thằng bù nhìn
      Cô ném xuống sông
      Quan tiền nặng, quan tiền chìm
      Bù nhìn nhẹ, bù nhìn nổi
      Ới ai ơi của nặng hơn người!


    Sáng ba mươi tết ra xe đi làm mà bài thơ thuộc lòng từ hồi còn lê đũng quần ở trường tiểu học bỗng nhiên trở lại trong đầu. ba mươi tết bao giờ cũng có cái bùi ngùi của ngày năm cùng tháng tận. Một chút tiếc nuối. Một chút xót xa. Ba mươi tết đốt vàng hương vọng về phương Bắc cúng ông chồng khác nòi giống thấy mà thảm thương. Nhưng ba mươi tết lang thang nơi xứ người vọng tưởng về quê hương còn thảm thương hơn nữa. Cái đầu nặng chĩu. cái bụng xót xa. Cái lòng nhừ nát. Đúng ngọ, tiếng chuông báo giờ nghỉ ăn cơm trưa là lúc giao mùa ở quê hương. Giao thừa tới như một vết bầm tím đớn đau. Nỗi tha hương giờ này mới thấm thía ruột gan. Chừng nào xô được mấy tên bù nhìn đang múa may quay cuồngở quê nhà xuống sông để mọi người có thể trở về hưởng một giao thừa giữa mái ấm gia đình trên đất tổ thân yêu?

    Sáng thứ bẩy, mồng một tết, mở cửa xuất hành đã thấy xuân nằm trước cửa. Không hiểu nhà thơ Luân Hoán tới cửa nhà đề thơ xuân vào lúc nào. Bài thơ được dán chênh vênh trên vuông cửa xanh. Thơ rằng:

    • Chúa xuân đang thở khò khè
      Nên đành phải đứng đầu hè tặng thơ.


    Bèn phôn hỏi sự tình. Đầu dây bên kia có tiếng cười hề hề. Năm giờ sáng mồng một tết, cả nhà còn ngủ, nhà thơ pha trà ngồi thưởng xuân một mình. Bên ngoài từng cụm tuyết lớn như những cánh hoa mai rơi ngổn ngang trắng xóa cả bàu trời. Thi sĩ tính lấy giấy khai bút đầu năm nhưng cảnh đẹp kéo nhà thơ ra khỏi nhà xuất hành khai bút giữa trời. Cứ nhà bạn bè trực chỉ lái xe tới. Vừa lái xe trên những con lộ vắng người sáng thứ bảy vừa làm thơ. Thú vị vô cùng. Chỉ có trời đất và ta. Xuân trong lòng thấm vào những vần thơ. Thơ đượm tình bè bạn. Tới từng địa chỉ thân quen, chép thơ lên giấy, dán vào cửa rồi lẳng lặng ra đi. Một mình chịu rét mướt mang cả mùa xuân ấm áp tới cho bạn bè. Thơ nằm trên cửa nhà Lưu Nguyễn, Hồ Đình Nghiêm, Lê Quang Xuân, Nguyễn Đông Ngạc, Song Thao. Tới nhà Phạm Nhuận loanh quanh tìm không có chỗ đậu xe đành tiếp tục ra đi. Định tới nhà Hoàng Xuân Sơn, Trang Châu, Đỗ Quí Toàn, Lê Tấn Lộc... nhưng bị nhiễm lạnh nên phải lái xe về. Xuân trong lòng chẳng át được đông ngoài trời khiến thơ xuân đành cam dang dở. những câu thơ tặng bạn bè Luân Hoán cũng chẳng còn nhớ. Muốn ghi lại đây những vần thơ trên cửa tôi phải điện thoại hỏi từng người được tặng thơ. Thơ trên cửa nhà:

    • - Nguyễn Đông Ngạc & Nguyên Ngọc:

      Chúa xuân đến thưởng giọng ca
      Gõ vào cửa, ngại bạn già hưởng xuân


      - Lưu Nguyễn:

      Không ra đón chúa xuân vào
      Phạt bạn uống cốc rượu đào phần ta


      - Lê Quang Xuân:

      Chúa xuân mang nặng thơ xuân
      Bạn bận soạn máy chụp lưng mắt đời


      - Hồ Đình Nghiêm:

      Chúa xuân đến trước cửa nhà
      Làm tình kỹ quá không ra rước vào


    Thơ xuân Luân Hoán dắt tôi trở về nét xuân một tuần trước đó trong Hội Tết của Cộng Đồng Người Việt ở Montreal.ên lầu hai của Hội Tết, báo Tết của sinh viên nằm la liệt trên một chiếc bàn dài. Dễ thường có tới gần chục tờ.. Ngoài báo của Liên Hội Sinh Viên Vùng Montreal còn có báo của sinh viên Việt Nam của hầu hết các trường Đại Học ở Montreal. Đã mười tám năm ly hương mà giới trẻ còn hăng say viết báo tiếng Việt thì quả thật là một điều đáng mừng. Gần chục tờ báo nằm bên nhau trông thật mát mắt. Báo không chỉ nằm trên bàn mà còn được các sinh viên nam nữ ôm bên mình len lỏi khắp khuôn viên Hội Tết mời đồng bào mua báo. Giá báo năm đồng một số ngang ngửa với giá tiền của các báo xuân chuyên nghiệp. Vậy mà người người đều vui vẻ móc hầu bao mua báo với nụ cười khuyến khích. Xuân thật xuân!

    Tuổi xuân, tuổi xanh, tuổi xuân xanh. Có ranh giới nào qui định những loại tuổi không tính bằng con số này không? Tám tuổi thì chắc chưa được là tuổi xuân, chưa hẳn là tuổi xuân xanh, nhưng chắc là tuổi xanh, cái tuổi có nhiều điều ngộ nghĩnh. Tôi vừa đọc được một bài báo viết bằng tiếng Pháp khá duyên dáng. bái báo viết về người bà dưới cặp mắt của các em bé tám tuổi. Tôi nhặt được trong bài báo những câu bất ngờ như sau:

    • - Bà là một người không có con. Vì vậy bà phải yêu thương con của người khác.
      - Bà không làm gì cả. Bà chỉ hiện diện thôi.
      - Bà không yếu đuối như bà thường than thở đâu tuy rằng các bà thường hay chết hơn chúng ta.
      - Thường thường thì các bà mập mạp nhưng không quá mập đến nỗi không có thể cột dây giầy cho chúng ta.
      - Bà mang kính lão và thỉnh thoảng còn có thể lấy được cả hàm răng ra khỏi miệng.
      - Bà biết giả bộ điếc đúng lúc để không làm cho chúng ta mắc cở khi chúng ta nói điều gì vụng về.
      - Bà luôn luôn biết là chúng ta muốn ăn thêm một miếng bánh nữa và lúc nào cũng cho chúng ta miếng bánh lớn nhất.
      - Khi kể chuyện cho chúng ta nghe bà không bao giờ bỏ sót một chi tiết nào cả và nếu chúng ta đòi bà kể đi kể lại nhiều lần một chuyện bà chẳng bao giờ từ chối cả.
      - Tất cả mọi người đều nên thử có một người bà, nhất là những người không có ti vi trong nhà.


    Đó là hình ảnh ngộ nghĩnh của những người bà Pháp dưới những đôi mắt nai của các em bé Pháp. Còn hình ảnh người bà Việt Nam “ di tản” ra sao?

    Cũng tại Hội Tết tôi bắt gặp hai bà cháu dắt nhau đi ăn quà vặt trong khu bán đồ ăn. Bà mặc chiếc áo dài thêu thật nhã, cháu mặc áo dài gấm đỏ điểm những bông mai vàng. Cô cháu chừng bảy, tám tuổi líu lo nói chuyện bằng tiếng Việt thật rành rẽ, giọng dẻo quẹo dễ thương. Cô bé lanh chanh chạy trước, cụ bà hối hả theo sau như sợ lạc mất đứa cháu cưng. Thỉnh thoảng bà lại cầm tay cháu kéo lại, khẽ mắng yêu rồi lại vội vàng nhoài mình theo cái kéo tay của cô bé đang nhậm lẹ len lỏi giữa đám đông. Và bà chỉ được dừng chân khi cô cháu đã có ly chè trên tay. Hai bà cháu lại tiếp tục chen lấn khi ly chè đã chui hết vào bụng cô bé, và mất hút trong rừng người.

    Tôi không có dịp nắm áo cô bé dễ thương lại hỏi xem cô nghĩ về bà như thế nào. Nhưng hình ảnh hai bà cháu trước mắt tôi đã nói được nhiều điều. Cuộc sống tất bật ở bên đây đã lấy hầu hết thời gian của cả cha lẫn mẹ. Con cái đành phải thả cho nhà trẻ, trường học. Nhưng nếu trong gia đình có một người bà thì sự thể sẽ lại khác lắm. Bà luôn luôn ở bên cạnh các cháu, dạy cháu nói tiếng Việt, giữ gìn lễ phép theo khuôn thước Việt Nam, ôm ấp cháu trong tình cảm Việt Nam, nhắc nhở tới phong tục, tập quán Việt Nam, kể cho các cháu nghe cuộc sống ở quê nhà, nấu nướng cho các cháu những món ăn nồng đượm hương vị quê hương... Người bà chính là quê hương theo gót các em trên bước đường lưu lạc.

    Từ quê hương, thư xuân của một người bạn văn còn ở lại đến tay tôi vào một chiều đông tuyết rơi tráng xóa ngoài trời. Trong thư anh cho biết là ở Việt Nam các báo đều trả nhuận bút cho thơ. Khoảng năm chục ngàn đồng mỗi bài. Nếu là thơ dài thì từ một trăm đến một trăm năm chục ngàn đồng một bài, ngang tiền nhuận bút của một truyện ngắn. Đây quả là một chuyện lạ. Tôi nhớ trước kia báo chí miền Nam không có lệ trả nhuận bút cho thơ. Ở hải ngoại bây giờ cũng vậy, trừ một biệt lệ là thơ của nhà thơ Nguyễn Tất Nhiên. Các nhà thơ của chúng ta thường chỉ nhận được một số báo biếu nếu có thơ được đăng.

    Cái đầu tôi có cái tật cơ khổ là cứ hay thắc mắc lôi thôi. Chẳng lẽ mấy anh Cộng Sản lại “ đánh giá “ thơ cao hơn chúng ta hay sao? Chắc phải có lý do gì chứ? Vắt tay lên trán một hồi tôi mới “ngộ” được một điều khá lý thú. Khi tôi còn ở Việt Nam, trong trại tù cũng như ngoài xã hội, tháng tháng nhà nước thường bán cho ít đồ tiêu thụ vặt vãnh gọi là nhu yếu phẩm. Lúc đầu còn vét trong kho cũ của “ngụy” nên số` lượng hàng bán ra còn kha khá. càng ngày nhu yếu phẩm càng teo lại đến thảm hại. Nhưng có một thứ lúc nào cũng có mặt là thuốc lá. Hút hay không hút, nhà nước không cần biết, cứ bình quân phân phối hết, Người người ôm thuốc lá, nhà nhà ôm thuốc lá. Khó khăn tới đâu nhà nước cũng lo cho dân có thuốc lá hút dù chỉ là thứ thuốc lá khét lẹt, hôi rình, phải mồi lửa mỏi tay mới hút hết điếu thuốc. Tại sao như vậy? Khói thuốc lá có làm đầy được cái bao tử lép kẹp đâu? Mấy tên bạn cùng ở tù với tôi nghĩ tới rụng râu mới phát hiện ra chân lý. Tại vì “bác” nghiện thuốc lá hạng nặng. “Bác” đã hút thuốc lá thì cả nước được hút theo.

    “Bác” cũng khoái làm thơ dù chỉ là thứ thơ khẩu hiệu, thơ vè và thơ... thuổng của người khác. Thế là sinh ra cái mốt làm thơ theo “bác”. “Bác” Tôn mỗi dịp xuân về ghép đôi ba khẩu hiệu thành mấy câu vè lễ mễ ôm lên ti vi run rẩy đọc cho cả nước nghe. Các “đồng chí” Trường Chinh, Lê Duẩn, Xuân Thủy, Lê Đức Thọ... thành “thi sĩ” tuốt luốt hết. Mấy chú tép riu nhà báo sức nào mà chẳng hồ hởi quý trọng thơ, cụ thể là trả tiền nhuận bút đàng hoàng. Cái gì lãnh tụ đã sờ tới thì cái đó đã được “thánh hóa”. Siêu việt là ở chỗ đó!

    Nếu cứ theo cung cách này thì dưới “triều đại” Clinton, toàn dân Mỹ chắc phải đua nhau thổi kèn saxophone hết!

    Song Thao
    Nắng Mới, Montréal, số 18, tháng 3 năm 1993


    Nguồn:http://www.songthao.com


              
Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5468
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Re: Xuân .. Xuân .. Xuân .. Nhâm Dần ...

Bài viết bởi Bạch Vân »

  •           

    Obama kể chuyện cười với Bill Clinton




    So sánh cả 4 nước có thể thấy người Việt rất tuyệt

    Obama từ thời nhỏ đã rất hâm mộ Khổng tử, do đó khi làm tổng thống ông ta quyết định đến thăm bốn nước theo Đạo Khổng.



    Ngay khi về nước, Obama phải gặp ngay ông anh để kể lể về chuyến thăm này.

    Bill: Chú công tác thế nào? Có gì hay không kể anh nghe?

    Obama: Dạ em đến Nhật Bản trước tiên ạ.

    Bill: Ừ, nước này phát triển lắm đấy, chú thấy sao?






    Obama: Dạ, nó bắt em đi bộ gần chết vì nó bảo xe Cadillac One của em tốn xăng và có lượng khí thải vượt mức cho phép ạ.

    Bill: Ờ, chuyện thường, anh bị rồi. Sau đó đi đâu?

    Obama: Dạ em qua Hàn Quốc, định vừa thăm vừa mua ít sâm về biếu anh.

    Bill: Ừ, hàng họ ở đó cũng hay phết, anh có mấy con bồ bên đó. Chú thấy sao?

    Obama: Dạ, em cũng đi bộ gần chết ạ.

    Bill: Ơ, bọn này nó đâu có sợ chết như mấy thằng Nhật?




    Obama: Vâng, nhưng dân nó thấy xe của em đẹp, nó chặn mẹ nó lại, gắn hoa vào và thi nhau chụp ảnh cưới các kiểu.

    Bill: Ừ, anh quên bảo chú bọn Hàn nó sến lắm. Mà sao không tranh thủ bị nó chặn xe, chú không đi nhuộm tóc và làm lại mầu da cho nó giống sao Hàn?

    Obama: Dạ tại em bận qua Trung Quốc ạ.

    Bill: Sang đó có gì hay không, nó đang tranh chấp hằm hè quyền kiểm soát biển Đông với mình đấy, bọn này nó đông dân nên tinh vi lắm.

    Obama: Dạ em không biết, em nghe bọn đàn em trình là xe Cadillac One của em vừa đến đầu phố, cuối phố mấy thằng Tầu đã làm ra bốn cái Cadillac One giống hệt, sửa tên thành Dielac One và còn gắn thêm còi 30 bản nhạc và đèn nháy ạ.

    Bill:
    Ôi, thế chú là may đấy, anh đến chỗ này có tí mà 9 tháng sau chúng nó còn làm ra mấy thằng Bill giống hệt anh thì sao.





    Bill:
    Thế chú có đi thăm biển Đông không?

    Obama: Dạ có chứ, nó khoe với em là có “hàng mới” nếu muốn mua thì đến Walmart đặt hàng và chỉ vài tháng sau là...
    Bill: Hàng gì dzậy?

    Obama: Dạ hàng không mẫu hạm “hình đầu con công ngủ” ạ.

    Bill: Thế còn nước cuối cùng?





    Obama:
    Rời Trung Quốc em sang Việt Nam luôn, xưa em có mấy ông chú đi lính nên cũng có vài chỗ quen biết ở đây, sang thăm tiện thể hỏi thăm họ hàng một thể.

    Bill: Thế vui vẻ chứ? Nước này thân thiện lắm, không thù hằn mình nữa.

    Obama: Vâng, em lái xe Cadillac One đi một đoạn nhưng...

    Bill: Nhưng sao, nó cấm vì khí thải cao à?

    Obama: Dạ không, xe em còn ngon gấp vạn lần xe bus của bọn nó, đi sau xe bus của bọn nó còn đếch nhìn thấy đường, em phải dùng định vị toàn cầu mà lái đó.

    Bill: Thế nó lại chặn lại chụp ảnh cưới à?





    Obama: Không ạ, dân ở đây vội lắm, em dừng lại đèn đỏ chúng nó còn chửi em là thằng ngu. Nói gì đến chuyện dừng lại chụp ảnh.

    Bill: Thế nó lại làm Cadillac One giả à?

    Obama: Không ạ, lúc em sang đến nơi thì bọn Trung Quốc đã mang Dielac One sang bán tràn ngập giá rẻ như xe công nông. Dân tình chạy tưng bừng đầy phố làm mấy thằng mật vụ của em đếch biết em đi xe nào, lạc mẹ nó mất.

    Bill: Thế tóm lại là chú bị làm sao?

    Obama: Dạ em vừa dừng xe vào mua bao thuốc lá, quay ra đã mất mẹ nó đôi kiếng chiếu hậu ạ.





    Bill: Ôi giời, ra chợ trời mà kiếm lại, đúng đôi của mình luôn, giá rẻ, có số chưa anh cho số mấy thằng em?

    Obama: Vâng, chính vậy em quyết định sẽ chọn Việt Nam để chơi lâu dài ạ.

    Bill: Tại sao? Chú vẫn chưa tìm được đôi kiếng của xe Cadillac One à?

    Obama: Dạ không, so sánh cả 4 nước em thấy người Việt rất tuyệt.
    Khả năng lần mò tốt, đi đường bụi thế mà vẫn đi được.
    Thứ hai là rất năng động, dừng đèn đỏ còn không dừng lại vì sợ muộn.
    Thứ nữa là hành động rất thẳng thắn và anh hùng: Bẻ kiếng giữa thanh thiên bạch nhật, không sợ chết như bọn Nhật, không sến như bọn Hàn Quốc và cũng không gian dối như bọn Tầu.


    http://saigonecho.com


              
Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5468
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Re: Xuân .. Xuân .. Xuân .. Nhâm Dần ...

Bài viết bởi Bạch Vân »

  •           


    Ôi, lạy chúa tôi!





    Bốn quý bà ngồi uống cà phê, lần lượt tự hào khoe với nhau về cậu quý tử của mình:

    Bốn quý bà ngồi uống cà phê, lần lượt tự hào khoe với nhau về cậu quý tử của mình:

    - Con trai tôi là một linh mục, mọi người đều gọi nó là Cha.

    - Con tôi là Giám mục. Người ta gọi nó là Đức Cha.

    - Còn con tôi là Hồng Y, được kính cẩn gọi là Đức Ông.

    - Bà thứ tư nhấm nháp cà phê và im lặng, nhưng ba bà kia không để yên: Con trai bà thì sao?

    - Con trai tôi cao 1,9 m, thân hình thể thao, đẹp trai, nhiều tiền, ăn mặc bảnh bao. Thấy nó, mọi phụ nữ đều phải thốt lên: "Ôi, lạy Chúa tôi!".

    :lol2:



    http://saigonecho.com


Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20163
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Xuân .. Xuân .. Xuân .. Nhâm Dần ...

Bài viết bởi Hoàng Vân »

          




          

                     

          

          


          
Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5468
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Re: Xuân .. Xuân .. Xuân .. Nhâm Dần ...

Bài viết bởi Bạch Vân »

  •           


    Chuyện ngày tết…




    • "Cành đào này bao nhiêu cháu?
      - 100 nghìn cụ ạ
      - Đắt quá nhỉ?
      - Cụ mua cho ai?
      - Tôi mua cho bà nhà tôi
      - Ôi giời, bà ở nhà mà đi cùng chắc chắn chọn cành này. Cụ xem nắng nóng lại nhuận nên đào nở hết mang về làm củi, may ra được cành này
      - Ừ
      - Thế cụ bà ở nhà làm cơm 30 ạ?
      - Bà ấy mất năm ngoái. Tôi mua ra mộ, nhưng 100 nghìn đắt quá tôi không đủ tiền
      - Cụ ơi, cụ ơi. Thôi cháu biếu cụ. Chúc cụ Tết vui Tết khỏe.


      St…




              
Trả lời

Quay về “Chuyên đề”