Mạn đàm về cung tên và bắn cung thời cổ đại
Đã gửi: Thứ ba 24/08/21 08:51
-
Mạn đàm vềcung tên và bắn cung
thời cổ đại
_______________________________
Huy Hải • 10:00, 21/08/21
Bức tranh "Càn Long duyệt binh"
Ở thời cổ đại, cung tên là một loại binh khí bắn xa nhất trong các loại binh khí. Theo truyền thuyết, Hoàng đế đã phát minh ra cung tên. Chữ Hầu (侯 - hầu tước) trong giáp cốt có hình chữ thỉ (矢 - mũi tên) giống như mũi tên hướng về phía chiếc bia. Thời cổ đại coi trọng võ dũng, trong đó giỏi bắn cung tên là người giỏi nhất, là người thiện xạ là thủ lĩnh, đây cũng là nguồn gốc của chữ Hầu.
Cung tên bắt đầu được sử dụng rộng rãi vào thời Xuân Thu Chiến Quốc, và được xem là binh khí hàng đầu. Khi đó, các chư hầu và các anh hùng tranh tài, cung tên trở thành vũ khí quan trọng không thể thiếu trong chiến tranh, cùng với một số lượng lớn các cung thủ vĩ đại xuất hiện.
Để nâng cao sức mạnh quân sự của mình, Lý Khôi, người từng là Quận thú của quận Thượng Địa nước Ngụy, thậm chí còn ban bố "Lệnh luyện tập bắn cung tên" nổi tiếng, trong đó quy định rằng, phải sử dụng bắn cung để xác định bên thắng vụ kiện. Đó là khi hai người tranh chấp đưa ra toà, thì sẽ đưa đến trường bắn thi bắn cung, người thắng sẽ xem là bên thắng kiện. Sau khi luật này được ban hành, mọi người đều tập bắn cung ngày đêm. Sau này, khi giao chiến với nhà Tần, quân Ngụy đã đánh bại quân Tần vì tài bắn cung xuất chúng. Mặc dù, sẽ thiên lệch nếu xét xử vụ án bằng việc bắn cung, nhưng nó cho thấy tầm quan trọng của bắn cung ở thời cổ đại.
Vào thời nhà Hán, nhiều nơi đã có các địa điểm chuyên dạy bắn cung. Nhà Tây Hán cũng quy định rằng mỗi mùa thu, các binh sĩ biên cương sẽ được đánh giá về khả năng bắn cung, và phần thưởng và hình phạt sẽ được quyết định bởi kết quả đánh giá, hình thức kiểm tra này được gọi là "thu xạ".
tranh Săn hươu của Hoàng Tông Đạo - Bắc Tống
Người xưa coi bắn cung vừa là võ thuật vừa là chiến thuật. Có rất nhiều cảnh giao đấu cung sinh động và sống động trong các tác phẩm kinh điển xưa: "Hai quân gặp nhau, cung nỏ ở phía trước"; "Cung nỏ vững chắc, bắn giữ vững trận địa"; Bảo vệ đội hình chống giặc “bằng khoảng cách tầm tên bắn”; dù là bao vây hay phục kích thành, dùng cung tên đều có lợi “ra tay trước là kẻ mạnh”. Ngay cả sau khi vũ khí nóng ra đời, trong một thời gian dài, cung tên vẫn tiếp tục được dùng trong quân đội cho đến cuối thời nhà Thanh do nhẹ nhàng và tinh xảo.
Bắn cung để quan sát đức thịnh
Bắn cung cũng là một trong “sáu nghệ thuật” mà Nho gia cho rằng bậc sĩ đại phu và công khanh đều phải tinh thông. Điều quan trọng có ý nghĩa sâu xa là, cung tên sinh ra để phục vụ cho võ thuật đã trở thành công cụ và phương pháp giáo dục, nghi lễ và âm nhạc của Nho gia. Nho gia thông qua nghi lễ bắn cung để dẫn dắt xã hội đi đến bình hòa: Có đại lễ bắn cung do Thiên tử chủ trì tế lễ, có lễ bắn cung làng quê vào mỗi mùa xuân, thu, do các Châu chủ trì để giáo hóa người dân lễ nhượng, đôn hậu, trở thành phong tục. Còn có lễ bắn chim én do quốc quân chủ trì trong các cuộc minh ước, yến tiệc…
Lấy "lễ bắn cung làng quê" làm ví dụ. Từ "lễ uống rượu" đến "bắn cung luân phiên", tức là thi ba vòng bắn cung, và sau đó đến "lữ thù", phần thưởng được luân phiên theo thứ tự cho đến khi hết tất cả các vòng. Việc thưởng rượu, sẽ có những tiếng nhạc được đánh lên trong hội trường kết hợp... Hàm ý nhã nhặn, khiêm tốn, đoan trang, đâu đâu cũng có.
"Kéo cung phải kéo mạnh, dùng tên phải dùng tên dài", dùng cung tên cưỡi ngựa chinh chiến, tập trung vào vũ lực và kỹ năng bắn cung. Tuy nhiên, Khổng Tử cho rằng đây chỉ là “bắn cung lớp da". Vào thời cổ đại, bia tập bắn chủ yếu được làm bằng da động vật hoặc vải, và thường được gọi là "lớp da". Khổng Tử cho rằng bắn cung chỉ coi trọng võ lực là đi ngược lại với Đạo. Có thể bắn trúng xuyên lớp da hay không chủ yếu là năng lực thể chất, đó không cần coi trọng, điều cần coi trọng là đức tính cùng với sự tu dưỡng của xạ thủ. Nho giáo giảng về nhân, “khắc kỷ phục lễ vi nhân”, lấy thượng võ và “bắn cung lớp da” coi trọng sức mạnh kết hợp với hướng nội, khắc chế và lễ nhạc, đó là tính “nhân” của “khắc kỷ phục lễ” mà Nho gia đề ra. Thông qua "xạ lễ" để giáo hóa nhân dân, thay đổi phong tục, là sự thống nhất hoàn mỹ của “võ” và “nhân”, "lực" và “đức".
Bắn cung là tu thân dưỡng tính
Nho gia đề cao tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ, trong đó tu thân là hàng đầu. Vì vậy, bắn cung không chỉ là một hoạt động thể thao hay võ thuật, mà còn là một phương pháp tu thân dưỡng tính, bồi dưỡng phong độ của người quân tử.
Trong “Lễ ký” có nói rằng “bắn mà không trúng, tự xét lại mình”.
Nho gia cho rằng quá trình bắn cung là một quá trình suy ngẫm, tích lũy và tiến bộ. Bắn cung thành công hay thất bại nằm ở chỗ có điều chỉnh được thân và tâm của mình hay không. “Nội chí chính, ngoại thể trực” nguyên nhân sâu xa của sự bất nhất nằm ở chính bản thân. Vì vậy, đừng trách Trời oán người, thay vào đó, nên tự hỏi lại bản thân và tìm cho ra những thiếu sót của chính mình.
Trong “Luận Ngữ”, Khổng Tử nói: “Quân tử vô sở tranh, tất dã xạ hô, ấp nhượng mà thăng, hạ nhi ẩm, kỳ tranh dã quân tử”. (Tạm dịch: Quân tử không có tranh đua với ai, nếu có thì có lẽ cũng chỉ đua bắn cung mà thôi. Chắp tay kính lễ đối thủ rồi bước lên bắn. Bắn xong bước xuống uống rượu đối thủ chúc mừng. Người quân tử đua tranh là như vậy)
Nghĩa là quân tử là phải tu dưỡng đạo đức bản thân, vì vậy, đừng tranh giành với người khác. Nếu nói là nhất định phải so tranh cao thấp thì thi bắn cung, đó là so tài nghệ bắn cung. Khi đua tranh, cần chắp tay kính lễ rồi bước lên, đó cũng là một loạt lễ tiết khi thi bắn cung. Sau khi so tài xong, cùng nhau vui vẻ uống rượu, chúc mừng người chiến thắng. Đó chính là sự đua tranh của người quân tử.
....
Huy Hải
Theo Epochtimes
https://www.ntdvn.com/van-hoa/man-dam-v ... 35473.html