Quốc hữu hóa thời ông Tập

Trả lời
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20271
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Quốc hữu hóa thời ông Tập

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           





    Quốc hữu hóa thời ông Tập:
    bắt nạt kẻ yếu do Covid, đàn áp kẻ mạnh, cướp doanh nghiệp nước ngoài
    (Kỳ 1)

    _________________________
    Thủy Tiên - Thanh Đoàn • 13:39, 09/08/21





    Khu vực tư nhân của Trung Quốc tạo ra 3/4 của cải cho Trung Quốc. Những người Trung Quốc chăm chỉ, thông minh và không ngừng lao mình vào kiếm tiền sau khi bị tước đoạt đi tất cả là nguồn gốc của tăng trưởng kỳ diệu ở nước này. Nhưng giờ, sức mạnh kinh tế, thông tin của khu vực này đã quá lớn. ĐCSTQ không thể cho phép điều đó. Thủ đoạn quốc hữu hóa thời 4.0 của ông Tập làm kinh ngạc chính giới toàn cầu....

    Khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền vào năm 2012, ông đã không ngừng tán dương tầm quan trọng của nền kinh tế nhà nước trong khi toàn bộ kết quả kinh tế mà Trung Quốc ngày nay gặt hái được thúc đẩy bởi khu vực doanh nghiệp tư nhân. Tín hiệu rõ ràng cho thấy ông Tập muốn tạo ra một sự thay đổi chính sách theo hướng mở rộng kinh tế nhà nước và thu hẹp, thậm chí làm biến mất khu vực kinh tế tư nhân.

    Con gà đẻ trứng vàng bị hắt hủi
    Mặc dù tỏ rõ thái độ khó chịu với khu vực kinh tế tư nhân, vào thời điểm ông Tập Cận Bình nhậm chức, khu vực kinh tế tư nhân chịu trách nhiệm khoảng 50% tổng vốn đầu tư ở Trung Quốc và tạo ra khoảng 75% sản lượng kinh tế. Không một nghiên cứu khách quan nào có thể phủ nhận vai trò và hiệu quả của doanh nghiệp tư nhân tại quốc gia này. Hiệu quả doanh nghiệp tư nhân Trung Quốc cao hơn nhiều và ngày một bỏ xa khu vực doanh nghiệp nhà nước (DNNN), vốn ỳ ạch, thiếu sáng tạo, thiếu trách nhiệm và đầy rẫy tham nhũng.

    Một nghiên cứu của Nicholas Lardy, đăng trên Tạp chí Đại học quốc gia Úc (2018) [1], cho thấy tại thời điểm năm 2016, cùng một đồng vốn chủ sở hữu, khu vực tư nhân sẽ tạo ra số lợi nhuận gấp 4 lần các DNNN. Và chỉ trong 10 năm (2006-2016), hiệu quả sinh lời trên một đồng vốn của khu vực tư nhân tăng 12% trong khi của khu vực DNNN giảm 57%.


    Chỉ số lợi nhuận/vốn chủ sở hữu bình quân của khu vực doanh nghiệp tư nhân (nét liền) và DNNN (nét đứt) từ 1998 - 2016 (NAU Press, 2018) [1]
    Mặc dù đóng góp tới 75% vào GDP và là trụ cột tạo việc làm, ổn định tại Trung Quốc, nhưng các doanh nhân Trung Quốc đều cảm thấy họ không được Bắc Kinh coi trọng. Bloomberg nhận định Trung Quốc sẽ không bao giờ từ bỏ cấu trúc công nghiệp do nhà nước đứng đầu trong lúc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước sẽ không được bàn đến.

    Ông Nicholas Lardy, một nhà kinh tế học Hoa Kỳ, nhà nghiên cứu kinh tế uy tín trong nhiều thập kỷ về nền kinh tế Trung Quốc, đã kết luận trong một nghiên cứu gần đây “Kể từ năm 2012, tăng trưởng tư nhân, theo định hướng thị trường đã nhường chỗ cho sự hồi sinh vai trò của nhà nước”.

    Thật vậy, nhất quán với chiến lược này, tháng 9/2020, ông Tập phát đi thông điệp dài dòng trên kênh truyền thông của ĐCSTQ là CCTV.

    Thứ Tư (ngày 15/9) - Chủ tịch Tập ban hành "chỉ thị quan trọng", với một tiêu đề dài dòng: "Ý kiến ​​về Tăng cường Công tác Mặt trận Thống nhất của Kinh tế Tư nhân trong Kỷ nguyên Mới".

    Mục đích cuối cùng đơn giản là để ĐCSTQ có thể thâm nhập, can thiệp và kiểm soát tư tưởng lãnh đạo của khối doanh nghiệp tư nhân (DNTN).

    Tuyên bố tìm cách cải thiện sự kiểm soát của ĐCSTQ đối với DNTN và doanh nhân thông qua Công tác Mặt trận thống nhất “để tập trung tốt hơn trí tuệ và sức mạnh của các doanh nhân tư nhân vào mục tiêu và sứ mệnh thực hiện sự trẻ hóa vĩ đại của đất nước Trung Quốc”.

    Chỉ thị của ông Tập đã được đưa ra một ngày trước khi diễn ra Hội nghị về chủ đề này. ĐCSTQ muốn thấy một "mặt trận thống nhất" giữa DNTN và doanh nghiệp chính phủ.

    Không ai ở những nền kinh tế chính thường có thể trả lời thấu đáo câu hỏi “tại sao ông Tập phải hy sinh sức tăng trưởng mà tư nhân mang lại để đổi lấy kiểm soát của ĐCSTQ với khu vực này?”

    Các chiêu bài quốc hữu hóa thời ông Tập
    Theo thông tin từ truyền thông dòng chính của Bắc Kinh mà chúng tôi có thể tiếp cận và tổng hợp, có tới gần 100 doanh nghiệp tư nhân bị quốc hữu hóa kể từ khi ông Tập có quyền lực tối cao. Số liệu hiếm hoi này không cho phép chúng tôi ước tính ra giá trị các doanh nghiệp bị quốc hữu hóa, nhưng chúng ta có thể nghĩ tới con số hàng ngàn tỷ, hàng trăm nghìn tỷ USD. Các doanh nghiệp tư nhân bị quốc hữu hóa rất đa dạng, từ ngành tài chính (bảo hiểm, dịch vụ tài chính), cho tới khai khoáng, sản xuất thép, sản xuất đất hiếm…

    Ngay từ năm 2011, chính phủ Trung Quốc đã quốc hữu hóa các doanh nghiệp sản xuất kim loại đất hiếm, hợp nhất 31 doanh nghiệp chủ yếu là tư nhân thành Đất hiếm Bao Gang, một công ty độc quyền thuộc sở hữu của chính phủ. Một ví dụ nổi bật khác là việc Ủy ban Điều tiết Bảo hiểm và Ngân hàng Trung Quốc (CBIRC) tiếp quản Bảo hiểm Anbang vào tháng 2/2018, công ty này xuất hiện trở lại 2 năm sau đó với tên Dajia Insurance. Chính phủ cũng quốc hữu hóa 44 doanh nghiệp công nghệ chiến lược, một phần để đối phó với các tranh chấp thương mại Mỹ-Trung.

    Xu hướng quốc hữu hóa dường như âm thầm gia tăng trong đại dịch Covid-19. CBIRC đã kiểm soát bốn công ty bảo hiểm, hai công ty ủy thác và ba công ty chứng khoán để đảm bảo “hoạt động ổn định” của các công ty. Hãng thông tấn nhà nước của Trung Quốc, Tân Hoa xã, đưa tin rằng việc tiếp quản sẽ kéo dài trong một năm và các công ty sẽ tiếp tục hoạt động bình thường dưới sự chăm sóc của CBIRC. Tuy nhiên, CBIRC có thể dễ dàng thay đổi các điều khoản hoặc kéo dài thời gian tiếp quản, đặc biệt nếu nền kinh tế tiếp tục gặp khó khăn. Các công ty này có thể không bao giờ trở lại là hoạt động tư nhân.

    Một vụ tiếp quản khác liên quan đến Covid-19 là chính quyền tỉnh Hải Nam “giải cứu” HNA Group vào tháng 2/2020. Mặc dù những rắc rối tài chính của HNA đã có từ lâu trước khi xảy ra đại dịch, virus đã tấn công lĩnh vực kinh doanh hàng không cốt lõi của tập đoàn khi số lượng hành khách giảm 91% so với giữa tháng 2/2019. Hải Nam đã bổ nhiệm một chủ tịch điều hành cho công ty và thành lập một nhóm công tác bao gồm các quan chức thành phố, cơ quan hàng không dân dụng và Ngân hàng Phát triển Trung Quốc, một tổ chức tài chính nhà nước. Các nhà phân tích dự đoán rằng các nhà chức trách sẽ buộc HNA phải bán bớt các doanh nghiệp và trả nợ.

    Chính phủ Trung Quốc bị cáo buộc quốc hữu hóa các nhà sản xuất khẩu trang N95 tư nhân đang ăn nên làm ra giữa đại dịch. ĐCSQT dường như không thể để những cỗ máy in tiền nhờ đại dịch thuộc về tư nhân, nó phải thuộc về ĐCSTQ bằng cách quốc hữu hóa.

    Mặc dù việc tiếp quản được thực hiện dưới chiêu bài lo ngại về kiểm soát chất lượng, nhưng vụ thu giữ này cho phép chính phủ Trung Quốc bảo đảm khẩu trang cho mục đích sử dụng trong nước và cho các ưu tiên trong chính sách đối ngoại của mình (chẳng hạn như giành được sự ưu ái với châu Âu và Nga thông qua việc tặng và bán khẩu trang). Nhưng động thái này cũng có ý nghĩa đối với Hoa Kỳ, vì người mua Mỹ không còn có thể mua khẩu trang trực tiếp từ các nhà máy và thay vào đó phải mua chúng thông qua trung gian. Không có mốc thời hạn được báo cáo để các công ty này lại tiếp tục hoạt động độc lập.

    Các hãng hàng không đã chủ yếu thuộc sở hữu nhà nước, ĐCSTQ vẫn tiếp tục gia tăng tối đa hóa sở hữu nhà nước trong ngành này. Đại dịch Covid-19 đã giúp ĐCSTQ. Nhân dịp các hãng hàng không nhỏ (tư nhân) lao đao giữa đại dịch, làn sóng quốc hữu hóa trong ngành đã diễn ra. Khoản tiền rót từ NHTM không trực tiếp tới các hãng bay tư nhân, mà qua các ông lớn DNNN trong ngành để thành công quốc hữu hóa các doanh nghiệp tư nhân đang khó khăn một cách êm thấm.

    Ngạc nhiên hơn nữa, ĐCSTQ còn tranh thủ việc chủ sở hữu nước ngoài không thể quay lại Trung Quốc giữa đại dịch để ngang nhiên cướp trắng sở hữu trí tuệ và quốc hữu hóa doanh nghiệp của họ. Steve Saleen, người sáng lập hãng sản xuất ô tô thể thao hiệu suất cao đặc biệt Saleen Automotive, và đối tác của ông Charles Wang, một người nhập cư Trung Quốc và cựu luật sư tại một công ty luật ở New York, đã tố cáo chính quyền Bắc Kinh đánh cắp sở hữu trí tuệ về xe đua của ông và quốc hữu hóa luôn doanh nghiệp của ông ở Mỹ do ông không thể quay lại Trung Quốc vì dịch Covid-19 năm 2020. Vụ việc đình đám được Fox Business đưa tin.

    Nhưng có những tập đoàn tư nhân lớn, nắm giữ mô hình kinh doanh thành công về công nghệ, nắm giữ thông tin cá nhân và sự sùng bái của người Trung Quốc, nhưng kẻ thậm chí còn mạnh hơn nhờ đại dịch thì sao? Thực ra, những ông lớn tư nhân ngành công nghệ này đe dọa tới quyền lực của ĐCSTQ nhiều hơn tất cả các doanh nghiệp đã bị quốc hữu hóa được liệt kê ở trên. Bởi vì, các doanh nghiệp như Ant Group, Tencent, Didi nắm giữ thông tin cá nhân của 80% dân số Trung Quốc, một lượng lớn tiền, giao dịch tài chính (khoảng 10 - 15%) của Trung Quốc không được kiểm soát bởi hệ thống NHTM Trung Quốc mà rơi vào nhóm các “big tech”. ĐCSTQ có thể ngồi yên trước nguy cơ quyền lực quản 100% thông tin và tiền, những công cụ đảm bảo quyền lực tuyệt đối của đảng, lại rơi vào tay của một cá nhân mà đảng không lựa chọn?

    Từ đây, Trung Quốc không còn âm thầm trong công cuộc quốc hữu hóa nữa. Bắc Kinh chuyển sang đàn áp công khai nhắm vào ông chủ các doanh nghiệp lớn trong ngành công nghệ như Alibaba, Ant Group, Tencent, Didi, …

    Vấn đề ở chỗ, các tập đoàn kinh tế tư nhân công nghệ của Trung Quốc có tầm ảnh hưởng sâu sắc đến toàn xã hội Trung Quốc, họ như biểu tượng của sự thành công, sáng tạo và dám làm mà các thế hệ trẻ của đất nước ngưỡng mộ. Việc đàn áp ông chủ, xé lẻ tập đoàn, quốc hữu hóa có thể đánh một đòn tâm lý lớn vào động lực khởi nghiệp và niềm tin của người Trung Quốc. Xa hơn, những doanh nghiệp này đều đã hút một lượng lớn tiền của các nhà đầu tư nước ngoài, những người tin vào triển vọng kinh doanh của các ông lớn tư nhân này trong một nền kinh tế đang có sức tăng trưởng mạnh nhất thế giới.

    Các nhà đầu tư nước ngoài đổ vào khối doanh nghiệp tư nhân Trung Quốc có lẽ cũng không thể ngờ rằng Trung Quốc sẵn sàng đàn áp, thôn tính và quốc hữu hóa khu vực kinh tế tư nhân đang đóng góp tới 75% vào GDP. Các nhà đầu tư nước ngoài có lẽ đã tin rằng dù Trung Quốc tẩy não người dân bằng tường lửa và tuyên truyền, kiểm duyệt thông tin, đàn áp đức tin, diệt chủng lạnh các dân tộc thiểu số ở Tân Cương và Tây Tạng, thì Bắc Kinh vẫn cần tăng trưởng cao để tồn tại, để giàu có, để cạnh tranh với Mỹ… nên họ không thể có hành vi đàn áp kinh tế tư nhân, quốc hữu hóa khu vực này để lèo lái nền kinh tế lớn thứ hai thế giới trở lại nạn đói kinh hoàng thời Mao Trạch Đông.

    Đáng tiếc, những gì họ không tin lại là sự thật. Và đáng tiếc hơn nữa, đó không phải là sự ngẫu hứng của ông Tập, kiểu như chính sách này ban hành vì nhận định sai lầm của ông ấy. Đó là con đường tồn hay vong của ĐCSTQ mà ông Tập bắt buộc phải đi, phải thành công một lần nữa giống Mao, dù trả giá bằng bao nhiêu sinh mệnh đi chăng nữa. Nếu không thành công quốc hữu hóa khu vực tư nhân lần này một cách êm ả, con đường diệt vong của ĐCSTQ sẽ là tất yếu. Mặt khác, đây cũng là con đường mà các tiền bối trước ông đã vạch ra, ông Tập chỉ đơn giản là kế tục và thực thi nó mà thôi. Chúng ta sẽ quay trở lại chi tiết với phần thảo luận về vấn đề này trong các kỳ tiếp theo của chuyên đề này.

    Mời các bạn đón đọc Kỳ 2: Đàn áp kinh tế tư nhân xuất phát từ nỗi sợ hãi sâu thẳm trong sinh tồn của ĐCSTQ

    Thủy Tiên - Thanh Đoàn



    TÀI LIỆU VÀ NGUỒN TIN THAM KHẢO
    NAU Press, China’s 40 Years of Reform and Development: 1978–2018, 2018.
    Atherton, Andrew & Smallbone, David. (2013). Promoting Private Sector Development in China: The Challenge of Building Institutional Capacity at the Local Level. Environment and Planning C: Government and Policy. 31. 5-23. 10.1068/c1125b.
    https://www.aei.org/foreign-and-defense ... alization/
    https://www.protocol.com/china/china-na ... a-exchange
    https://asia.nikkei.com/Business/China- ... -eye-on-US
    https://www.theguardian.com/world/2019/ ... ise-huawei
    https://www.wsj.com/articles/china-xi-c ... 1607612531





    https://www.ntdvn.com/kinh-te/quoc-huu- ... 29221.html
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20271
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Để tiếp tục ký sinh, ĐCSTQ chấp nhận ‘cắt dạ dày’ khi đàn áp khu vực kinh tế tư nhân

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           




    Để tiếp tục ký sinh,
    ĐCSTQ chấp nhận ‘cắt dạ dày’
    khi đàn áp khu vực kinh tế tư nhân

    (Kỳ 2)
    _________________________________
    Đàm Thanh - Thủy Tiên • 23:58, 12/08/21





    Jack Ma, CEO của Alibaba, từng nói “Trước khi đến Úc, tôi nghĩ rằng Trung Quốc là quốc gia giàu có nhất trên thế giới. Bởi chúng tôi đã được giáo dục từ nhỏ là “Chúng ta muốn giải phóng toàn nhân loại”. Kết quả là sau khi đến Úc, tôi phát hiện ra là họ muốn giải phóng chúng ta trước”.

    Jack Ma, một doanh nhân, đã xây dựng thành công đế chế bán lẻ Alibaba của mình và các ứng dụng thanh toán, tín dụng có thị phần lớn nhất Trung Quốc nhờ công nghệ. Nhờ thành công trong nước, ông có tiền và có thể ra nước ngoài mở rộng hoạt động kinh doanh của mình. Tiếp xúc với thế giới bên ngoài bức tường lửa, ông đã chia sẻ với 1,4 tỷ dân Trung Quốc sự thật rằng người Trung Quốc không thể giải phóng được ai hết, mà thế giới ngoài kia mới cần giải phóng người Trung Quốc khỏi tường lửa, khỏi các trò tẩy não, khỏi đàn áp và diệt chủng...



    Lựa chọn lịch sử

    Phát hiện của Jack Ma về thế giới bên ngoài không mới mẻ với một số ít người Trung Quốc may mắn, những người đã vượt qua bức tường lửa kiểm duyệt của chính quyền hà khắc nhất thế giới, nhưng đã gây kinh ngạc cho hầu hết phần dân số còn lại.

    Nhưng một người nhận được sự ngưỡng mộ, kính trọng rộng rãi trong xã hội, một người mà thành công của ông khiến mọi lời nói của ông có trọng lượng và sức lan tỏa rất lớn trong xã hội, một người sở hữu khối tài sản xếp hạng trên thế giới, nắm giữ công nghệ và thông tin của 80% dân số Trung Quốc, một người như thế nếu chia sẻ nhận thức thật của họ về ĐCSTQ thì ĐCSTQ không thể tồn tại. Mà ĐCSTQ còn thì toàn bộ quyền lực tối cao của ông Tập, chính phủ của ông Tập, quyền lực của quan chức từ trung ương - địa phương đang ủng hộ ông Tập sẽ còn.

    Vấn đề Trung Quốc có bao nhiêu doanh nhân, nhờ đi ra khỏi Trung Quốc, mà thay đổi nhận thức như Jack Ma? Có bao nhiêu người trong số họ trở về Trung Quốc nói với nhân viên, gia đình của họ sự thật đó? Làn sóng người giàu Trung Quốc cho con đi du học, định cư ở nước ngoài và rời khỏi Trung Quốc ngày một lớn là một minh chứng rõ ràng rằng số người suy nghĩ như Jack Ma đang ngày một nhiều hơn và không dễ bị kiểm soát hoàn toàn bởi các thông tin tẩy não của đảng.

    Những người như Jack Ma thách thức quyền lực tối thượng của đảng. Vì thế Jack Ma và những người như ông ta chỉ có thể tồn tại và phát triển tiếp nếu ông Tập nhận thức rằng ĐCSTQ là rào cản cho văn minh, hạnh phúc và sự thịnh vượng bền vững của dân tộc Trung Hoa và ghi danh vào lịch sử như một người làm sụp đổ chế độ này trong hòa bình.

    Đáng tiếc, như tất cả chúng ta đã biết, ông Tập không nhận thức như vậy. ĐCSTQ đã lựa chọn một người rất trung thành với lý tưởng CNCS, người có thể ‘đồng sinh, đồng tử’ với nó.



    Công cụ của quyền lực

    Trước khi lên nắm quyền, ông Tập đã phục vụ tại hai tỉnh Phúc Kiến và Chiết Giang, những nơi phát triển mạnh mẽ của các doanh nghiệp tư nhân từ năm 1985 đến năm 2007. Do vậy, nhiều doanh nhân đều nghĩ khi ông Tập trở thành tổng bí thư, ông ấy sẽ cởi mở hơn và sẽ quan tâm nhiều hơn đến doanh nghiệp tư nhân và sinh kế của người dân. Đó là bởi vì ông ấy đã ở Chiết Giang 5 năm.

    Tuy nhiên, đào sâu hơn vào các tuyên bố và bài viết trong quá khứ của ông Tập về kinh tế sẽ cho thấy đây là một quan chức luôn ủng hộ lý tưởng chính thống của đảng đối với nền kinh tế: đó là cộng sản, là kinh tế tập thể, là bài trừ kinh tế tư nhân.

    Ông Tập có thể đã chấp nhận rủi ro lớn trong chính sách đối nội và đối ngoại, nhưng về kinh tế, ông không phải là người thích thử nghiệm ý thức hệ.

    Trong bộ chính trị, với tư cách là phó chủ tịch từ năm 2008 đến năm 2013 và là người đứng đầu trường đảng trong phần lớn thời gian, có rất ít bằng chứng về việc ông ta đi lạc khỏi niềm tin cốt lõi của mình về sự cần thiết phải tăng cường kiểm soát của đảng trong các doanh nghiệp.

    Khi ông Tập đến Chiết Giang vào năm 2002, ông đứng đầu một nhóm quan chức, được gọi là “Quân đội Tân Giang mới”, những người chấp nhận việc sử dụng đầu tư tư nhân để phân tán rủi ro trong việc tài trợ cho các dự án cơ sở hạ tầng đặc trưng của tỉnh.

    Ông Tập đã làm những gì mà mọi quan chức khác có trách nhiệm với nền kinh tế đã làm vào thời điểm đó: ông đơn giản hóa việc đăng ký cho các công ty tư nhân và giúp họ tiếp cận tài chính. Khi đảng tranh luận về luật bảo vệ tài sản tư nhân, ông đã ủng hộ. Ông Tập nói: “Với việc bảo vệ tài sản, người Trung Quốc có thể thu được nhiều tài sản hơn nữa.

    Nhưng sự ủng hộ của ông Tập đối với việc kết hợp cơ cấu sở hữu tư nhân và công cộng hoàn toàn là thực dụng. Ông nói trong một diễn đàn khác, nó có giá trị vì nó sẽ “cải thiện cơ cấu kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa”. Michael Collins, một trong những quan chức cấp cao nhất của CIA về châu Á nhận xét: “Cái đích cơ bản của ĐCSTQ dưới thời Tập Cận Bình là kiểm soát xã hội đó về mặt chính trị và kinh tế. Nền kinh tế đang bị xem xét, bị ảnh hưởng và được kiểm soát để đạt được mục đích chính trị”.


    Kinh tế tư nhân không bao giờ chung lý tưởng với chủ nghĩa cộng sản

    Năm 2012, khi ông Tập lên nắm quyền, cục diện đã thay đổi đáng kể. Trung Quốc ban đầu đã bị đánh hạ bởi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, trước khi nhanh chóng điều hướng trở lại tăng trưởng nhanh thông qua một biện pháp kích thích tài khóa khổng lồ do chính phủ điều hành và các ngân hàng nhà nước lớn thực hiện.

    Ông Tập dành nhiều nhiệm kỳ đầu tiên của mình để kiềm chế các công ty nhà nước lớn. Dưới thời người tiền nhiệm của ông, Hồ Cẩm Đào, nhiều doanh nghiệp nhà nước lớn, đủ lớn để lọt vào top 20 của Fortune 500 toàn cầu, đã phát triển thành đế chế hùng mạnh và là nơi sinh ra nạn tham nhũng nghiêm trọng.

    Ban đầu, ông Tập đã cởi mở với việc thúc đẩy cải cách thị trường bắt đầu ở Trung Quốc dưới thời Đặng Tiểu Bình vào những năm 1980. Cuối năm 2013, ban lãnh đạo của ông Tập đã thề sẽ trao cho các lực lượng thị trường một “vai trò quyết định”. Ông chúc phúc cho các nhà quản lý có đầu óc thị trường, những người đã nói chuyện đầu tư chứng khoán và nới lỏng quyền kiểm soát của chính phủ đối với tiền tệ của Trung Quốc. Chính quyền của ông thậm chí còn cân nhắc đề xuất có các nhà quản lý chuyên nghiệp còn hơn là các bộ máy đảng điều hành các công ty nhà nước.

    Tỷ lệ đầu tư vào lĩnh vực sản xuất và cơ sở hạ tầng của Trung Quốc đến từ các công ty tư nhân, sau khi tăng trong những thập kỷ gần đây, đạt đỉnh vào năm 2015 với hơn một nửa tổng đầu tư tài sản cố định và đã giảm dần kể từ đó.

    Một trong những dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy hướng đi của Trung Quốc, nhiều công ty nhà nước đang ngốn các công ty tư nhân, xác định lại một sáng kiến ​​của chính phủ được gọi là “cải cách sở hữu hỗn hợp”. Ý tưởng ban đầu ra đời từ cuối những năm 1990 là khuyến khích vốn tư nhân đầu tư vào các doanh nghiệp nhà nước, mang lại sự nhạy bén hơn của khu vực tư nhân đối với các doanh nghiệp nhà nước vốn đang nở rộ ở Trung Quốc.

    Giờ đây, dưới thời ông Tập, quá trình này thường diễn ra theo chiều ngược lại khi các công ty nhà nước lớn thôn tính những công ty nhỏ hơn để duy trì hoạt động của họ, và cấu hình lại chiến lược của các công ty nhỏ hơn để phục vụ nhà nước.

    Thông thường, các quan chức chính phủ chỉ muốn đảm bảo các công ty tư nhân lớn đang tuân thủ các mục tiêu và chính sách của nhà nước. Để đạt được mục tiêu đó, nhà nước đang thành lập nhiều chi bộ Đảng Cộng sản trong các văn phòng công ty tư nhân và khuyến khích các chi bộ quyết đoán hơn trong việc ra quyết định.

    Các quan chức Trung Quốc nói rằng ông Tập không có ý định bóp chết tinh thần kinh doanh hoặc loại bỏ các lực lượng thị trường. Ông đã hứa sẽ hỗ trợ khu vực tư nhân, khu vực đóng góp một nửa doanh thu thuế của chính phủ và sử dụng 80% lao động thành thị.

    Không giống như những người tiền nhiệm của mình, những người đều đặn mở rộng kinh tế tư nhân, ông Tập tập trung vào việc đưa các doanh nhân vào đảng. Bước tiếp theo mà Bắc Kinh triển khai là đảm bảo khối tài sản màu mỡ, kếch xù của kinh tế tư nhân sẽ gộp chung với khối tài sản mà ĐCSTQ toàn quyền quản lý.

    Chính quyền trung ương của Bắc Kinh hiện trực tiếp giám sát 128 công ty nhà nước. Mặc dù con số này giảm so với khoảng 140 vào năm 2012, các doanh nghiệp đã phát triển lớn hơn rất nhiều, lấn sân nhiều hơn vào khu vực tư nhân trong bối cảnh chính phủ hợp nhất nhằm tạo ra các tập đoàn quốc gia. Chính quyền địa phương quản lý hàng nghìn công ty khác.



    Cưỡng bức quốc hữu hóa tài sản công nghệ, thứ đáng giá và nguy hiểm nhất thời 4.0

    Theo Học viện Công nghệ Thông tin và Truyền thông Trung Quốc, nền kinh tế kỹ thuật số của Trung Quốc đã tăng trưởng 9,7% vào năm 2020 bất chấp đại dịch, gấp vài lần tốc độ tăng trưởng GDP chung của Trung Quốc. Nó chiếm 39% tổng GDP của năm ngoái và dự kiến ​​sẽ tăng trưởng trung bình 15% mỗi năm, chiếm hơn một nửa nền kinh tế Trung Quốc vào năm 2025.

    Việc quốc hữu hóa các công ty công nghệ cao đã bắt đầu. Tổng cộng 165 công ty niêm yết của Trung Quốc đã thay đổi quyền sở hữu trong năm 2019, nhiều hơn khoảng 60% so với năm trước do kinh tế Trung Quốc suy thoái, theo Tạp chí Chứng khoán Trung Quốc, một tờ báo được Nhà nước Tân Hoa Xã hậu thuẫn.

    Trong số những công ty đã thay đổi quyền sở hữu, 44 công ty, với tổng vốn hóa thị trường khoảng 36 tỷ USD, đã được mua lại bởi các công ty nhà nước hoặc các công ty đầu tư do chính phủ điều hành. Nhiều công ty đã tham gia vào các lĩnh vực chiến lược cao như giám sát và hệ thống thông tin.

    Hơn nữa, ĐCSTQ cũng không muốn những công ty này qua mặt họ, cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Ví dụ như các hãng công nghệ lớn nắm giữ quá nhiều thông tin của người Trung Quốc, bí mật của đảng có thể bị bại lộ bởi họ. Các hãng này có thể đã lỗ hổng đẩy thông tin chống đối đảng ở ngoài tường lửa cho người Trung Quốc. Cái gì cũng có thể xảy ra. Trong thời đại 4.0, công nghệ và thông tin và là tài sản đáng giá nhất cũng là mối nguy lớn nhất thách thức quyền lực của đảng.

    Ba công ty internet thống trị của Trung Quốc, Baidu (một công cụ tìm kiếm), Alibaba (thương mại điện tử) và Tencent (nhắn tin và chơi game), được gọi chung là BAT, đều cảm thấy sự phẫn nộ của chính phủ. Năm 2018, Tencent đã mất 200 tỷ USD vốn hóa thị trường sau khi các cơ quan quản lý ngừng phê duyệt các trò chơi trực tuyến mới, đẩy công ty ra khỏi 10 công ty hàng đầu thế giới được xếp hạng theo định giá thị trường cổ phiếu của họ.



    Đồng sinh đồng tử

    Chìa khóa giải thích mọi hành vi chiến lược có phần điên rồ của ông Tập hiện giờ chỉ có thể tìm thấy khi thấu đáo lịch sử và bản chất của ĐCSTQ. Nó có quá nhiều tội ác, có quá nhiều dã tâm cần phải được che đậy kín đáo. Chỉ cần mất kiểm soát nguồn tin, mất kiểm soát đàn áp ở một khía cạnh nào đó trong bộ máy vận hành của nó thì người đứng đầu ĐCSTQ lập tức trở thành con dê thế tội cho lịch sử cầm quyền đẫm máu, cho sự phẫn nộ tích tồn từ vô số cuộc thanh trừng, cho hàng trăm triệu oan hồn thường dân vô tội bị đàn áp, cho các tộc người thiểu số bị diệt chủng lạnh…

    Trước khi tiếp quản vị trí đứng đầu ĐCSTQ, có lẽ ông Tập chưa lường trước vấn đề này. Nhưng khi trở thành Bí Thư đảng, ông buộc phải thấu đáo hết quy mô của các tội ác đang diễn ra tại Trung Quốc. Hãy nghĩ xem, quân đội của ĐCSTQ đã mổ cướp tạng của hàng triệu người tu luyện Pháp Luân Công, người Duy Ngô Nhĩ và tù nhân lương tâm Tây Tạng chỉ để kiếm tiền? Nếu các tội ác trong quá khứ đã khép và thành sẹo như Cách mạng văn hóa, Đại nhảy vọt hay Thảm sát Thiên An Môn, thì tội ác mổ cướp tạng người dân Trung Quốc vẫn đang diễn ra, tanh máu, khủng khiếp hơn cả tội ác diệt chủng người Do Thái của Hitler. Có lẽ, trong nỗ lực đả hổ diệt ruồi, triệt phá gia tộc Giang Trạch Dân (cựu Tổng bí thư ĐCSTQ), ông Tập mới biết hết nguồn gốc và quy mô của tội ác này này.

    Lúc này, ông Tập đứng trước lựa chọn trở thành một Mikhail Sergeyevich Gorbachyov thứ hai ở Trung Quốc hay củng cố ngai vàng của Hoàng đế đỏ. Đáng tiếc, ông Tập đã đánh cược sinh mệnh của mình để trở thành vị Hoàng đế đỏ, dẫu là cuối cùng của chế độ.

    Nếu vậy, hết thảy quyền lực, an nguy trong sinh mệnh của ông phụ thuộc vào sự hưng - vong của ĐCSTQ, hết thảy tội ác từ quá khứ đến hiện tại trong lịch sử của đảng này cũng không thể không tính lên đầu ông.

    Đó là lý do, ông Tập buộc phải đi lại con đường mà các lãnh tụ trước của đảng đã đi. Trong nước thì thanh trừng nội bộ loại bỏ các ‘đồng chí’ chống đối mình, dạy dỗ các ‘đồng chí’ ở phe mình hoặc còn trung lập về lòng trung thành; tăng cường mọi biện pháp tẩy não và kiểm soát tư tưởng của người dân; tăng cường tường lửa và kích động thù hận..; thúc đẩy chủ nghĩa đại hán cực đoan; tiếp tục đàn áp và bưng bít... Ở nước ngoài, ông Tập buộc phải kết bè phái với các thế lực đen tối giống mình bằng mọi giá, bằng tiền, bằng bẫy nợ, bằng đe dọa, bằng mua chuộc… Nếu ngừng lại, bất kể điều gì, thứ đợi ông Tập và ĐCSTQ chỉ là vực sâu vạn trượng.

    Trong bối cảnh công nghệ 4.0 khiến tường lửa ngày một mỏng manh. Trong bối cảnh hàng triệu người Trung Quốc ra nước ngoài học tập, làm việc và một số trong đó đã thay đổi như Jack Ma. Trong bối cảnh tội ác mổ cướp tạng không thể che dấu, đang bị lên án, kết tội khắp thế giới. Trong bối cảnh cả thế giới thức tỉnh trước Giấc mộng Trung Hoa đầy ma tính… Ông Tập buộc phải hung hăng với bên ngoài, dù là bằng ngoại giao sói chiến hay cướp phá trên Biển Đông. Trong nước, ông Tập buộc phải đóng cửa thông tin, buộc phải thu hồi quyền lực từ khu vực kinh tế tư nhân, buộc phải tập trung tối đa quyền lực, không thể để một chút sự thật nào từ thế giới bên ngoài có thể lọt vào tai người Trung Quốc. Mà quyền lực thực sự chỉ có được trong tay của kẻ có thể nắm giữ được 100% của cải, tiền bạc của quốc gia đó. Đó là lý do cuộc cách mạng quốc hữu hóa, cướp tài sản tư nhân thành tài sản của Đảng, một lần nữa được tiến hành. Khi người Trung Quốc còn sở hữu tiền và của cải, họ chỉ có thể thờ phụng đảng để lấy chút phúc lợi và cầu xin sự ‘từ bi’ của đảng mà thôi.

    Các nhà kinh tế học, các chính trị gia đều nhận thức rằng bằng việc bức hại khu vực kinh tế tư nhân chính là hành vi ‘lấy đá ghè chân mình’, chẳng khác gì thắt chặt lại cái dạ dày của nền kinh tế. Nhưng có thể với ông Tập và ĐCSTQ, thắt chặt dạ dày có thể khiến Trung Quốc suy dinh dưỡng, yếu nhược đi một, nhưng vẫn có cơ hội ký sinh và tiếp tục tồn tại và sau đó là tái sinh. Ít nhất việc này cũng khiến mũi dao phản chủ vạch trần bản chất của ĐCSTQ chệch hướng, không chĩa vào trái tim của đảng, chỉ thắt chặt dạ dày của nó mà thôi.



    Mời các bạn đón đọc Kỳ 3: Nuôi béo để thịt và đồ tể cuối cùng

    Đàm Thanh - Thủy Tiên






    https://www.ntdvn.com/kinh-te/de-tiep-t ... 31140.html
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20271
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Nuôi béo để thịt và tên đồ tể cuối cùng (Kỳ 3)

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           





    Nuôi béo để thịt
    và tên đồ tể cuối cùng

    (Kỳ 3)
    _________________________________
    Thủy Tiên - Thanh Đoàn • 11:15, 16/08/21





    "Doanh nhân Trung Quốc sẽ không có kết cục tốt đẹp”. Tuyên bố này đã được Jack Ma, người sáng lập Tập đoàn Alibaba, đưa ra cách đây 10 năm, được lan truyền mạnh mẽ trên Internet gần đây. Có lẽ một bộ phận doanh nhân và người dân đã thoát khỏi hội chứng Stockholm với ĐCSTQ, nhận ra bản chất ‘nuôi béo để thịt’ của chế độ này. Tất cả điều này liệu có biến vị ‘Hoàng đế đỏ’ thành ‘tên đồ tể cuối cùng’ hay không?


    Vào ngày 12/4, Initium Media có trụ sở tại Hồng Kông đưa tin rằng, trong một bài phát biểu trước đây với một nhóm doanh nhân, Ma đã nói: "Không có doanh nhân nào ở Trung Quốc chết một cách tự nhiên".

    Tuy nhiên, vào đầu tháng 1/2013, Ma đã lên tiếng phủ nhận rằng mình đã nói điều đó. Trong một cuộc phỏng vấn với tạp chí ESQUIRE, ông giải thích rằng những gì mà ông thực sự nói là: "Các doanh nhân Trung Quốc thực sự không có kết cục tốt đẹp".

    Vào thời điểm đó, phóng viên đã hỏi Ma: “Ông đã đưa ra rất nhiều tuyên bố bi quan trong năm 2011. Mọi người luôn thấy ông là một người rất lạc quan và truyền cảm hứng cho người khác. Tại sao vậy? Ông đã nói rằng đó là một thời điểm tồi tệ, và ông nói rằng hầu như không có doanh nhân Trung Quốc nào chết một cách tự nhiên. Tại sao ông lại bi quan như vậy?”.

    Ma trả lời: "Không. Tôi không nói câu đó. Mọi người nên nói về những người ở vị trí cao với sự kính sợ. Bản thân tôi nghĩ rằng các doanh nhân Trung Quốc thực sự sẽ không có kết cục tốt. Nó đúng bây giờ, và nó đúng trong suốt lịch sử (của Đảng Cộng sản Trung Quốc). Lịch sử sẽ không thay đổi vì ngày hôm nay. Luôn luôn có những người may mắn, nhưng không nhiều”.

    Sau 10 năm, tất cả những gì Jack Ma nói đều đúng.

    Jack Ma phải im lặng và hiện biến mất trên truyền thông. Một đại gia BĐS phải vào tù 18 tháng câu phát biểu ‘thật lòng’ chê bai ông Tập. Ít nhất 165 doanh nghiệp tư nhân niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán của Bắc Kinh đã phải chuyển hình thức sở hữu tư nhân sang sở hữu nhà nước, số công bố của Ủy ban chứng khoán nhà nước Trung Quốc. Hàng trăm doanh nghiệp tư nhân chưa niêm yết đã bị cưỡng ép quốc hữu hóa. Hàng loạt các tập đoàn tư nhân công nghệ lớn mất hàng trăm tỷ USD giá trị thị trường, bị xé lẻ, bị hạn chế hoạt động, phải dâng nộp mô hình kinh doanh và chịu sự kiểm soát ngặt nghèo của ĐCSTQ…



    Hội chứng kinh tế Stockholm

    “Hội chứng Stockholm đề cập đến các triệu chứng có thể xảy ra ở người đang trong tình trạng làm con tin hoặc tù nhân bị bắt cóc, giam giữ và bạo hành. Khác với trạng thái tâm lý bình thường của các nạn nhân, hội chứng Stockholm được mô tả là sự cảm thông, thậm chí phát sinh tình yêu, sự bảo vệ của các nạn nhân đối với chính những kẻ bắt cóc, giam giữ, bạo hành họ sau một thời gian.”


    Ông Đặng Tiểu Bình, cựu Tổng bí thư của ĐCSTQ, luôn được ca ngợi như nhà lãnh đạo sáng suốt nhất của ĐCSTQ, người mở cửa cho Trung Quốc với thế giới bên ngoài, là công thần thúc đẩy Trung Quốc trở thành nền kinh tế đứng thứ hai thế giới, có câu nói nổi tiếng thế này:

    “Mèo trắng mèo đen không quan trọng, miễn là bắt được chuột”
    “Ẩn mình chờ thời”
    “Hãy để một số người làm giàu trước”…
    “Tôi đã quan sát thế giới trong nhiều năm và rút ra một kết luận: Các nước có quan hệ tốt với Mỹ đều trở nên giàu có”

    ĐCSTQ tự ca ngợi sự sáng suốt trong chương trình cải cách kinh tế của họ hồi thập kỷ 1970. Nhờ "cải cách", tiền bạc, tri thức, công nghệ, nguồn lực của giới tư bản đổ về Trung Quốc tìm kiếm lợi nhuận nhờ sức lao động giá rẻ của người dân Trung Quốc đang đói khát. ĐCSTQ cho rằng đó là thành công nhờ chỉ đạo sáng suốt của đảng. Một minh chứng hùng hồn cho sự tồn tại hợp pháp của đảng. Thậm chí tuyên truyền của đảng còn mạnh mẽ đến mức, họ khẳng định "không có ĐCSTQ thì không có đất nước và dân tộc Trung Hoa".

    Nhiều người Trung Quốc bắt đầu tin vào điều đó. Thế giới cũng vậy.

    Nhưng ĐCSTQ và Đặng Tiểu Bình đã cải cách gì? ĐCSTQ và ông Đặng khi đó chỉ trả lại cho người dân Trung Quốc, những tù nhân [nạn nhân] của họ chút quyền lợi mà chính họ đã tước đoạt đi trước đó. Tù nhân sau khi bị cướp đoạt hết quyền lợi, tài sản thì phẫn nộ. Nhưng phẫn nộ ấy đã bị ĐCSTQ dùng hết cuộc thanh trừng này đến cuộc đàn áp đẫm máu khác đè bẹp xuống, tâm phẫn nộ sớm bị thay thế bằng tâm sợ hãi. Sau khi tù nhân sợ hãi đủ rồi, đất nước đủ kiệt quệ vì mải miết thanh trừng phe phái, ĐCSTQ lúc này dùng chiêu bài "cải cách kinh tế" để tiếp tục tồn tại.

    Thực chất của cải cách kinh tế chính là trả lại cho người dân Trung Quốc một chút quyền cơ bản đã bị ĐCSTQ tước đoạt từ năm 1949, đó là quyền được tự do kinh doanh, quyền được hưởng thành quả lao động của mình theo công sức đã bỏ ra. Những thứ quyền cơ bản đã mất đi, nay được giải phóng trở về khiến người Trung Quốc cảm kích không thôi. Lúc này, các tù nhân của ĐCSTQ (người dân Trung Quốc) trở nên cảm kích trước sự "sáng suốt của đảng" như được tuyên truyền. Đây chính là hội chứng Stockholm kinh điển mà ĐCSTQ vận dụng cực kỳ thành công. Nó khống chế, tước đoạt và ban phát thứ chính nó đã cướp đi để trở thành kẻ được hàm ơn, dùng khái niệm bị đánh tráo này để đảm bảo tính chính danh của mình.

    Không chỉ người dân Trung Quốc bị mắc lừa, Mỹ và Châu Âu cũng bị mắc lừa trước 'cải cách kinh tế' của ĐCSTQ. Mỹ và Châu Âu đã tin rằng, cùng với sự cải cách kinh tế, sự thịnh vượng, bình thuốc độc là ĐCSTQ sẽ bớt độc, nó sẽ thay đổi chính mình để trở thành một thể chế tự do và dân chủ. Nhưng thời gian chứng minh rằng Mỹ và Châu Âu đã quá ngây thơ.

    Trung Quốc đã không cải cách và không bao giờ có ý định làm như vậy. Một số người thậm chí còn cho rằng ĐCSTQ đã lừa dối Washington kể từ năm 1972, khi Tổng thống Mỹ Richard Nixon tới Trung Quốc và bình thường hóa quan hệ với Bắc Kinh. Theo quan điểm này, Trung Quốc chỉ đơn thuần giả vờ khao khát tự do hóa. Đó là cách hiểu sai về đường lối kinh tế của Trung Quốc.



    Trang trại súc vật - Nuôi béo để thịt

    Kinh tế Trung Quốc phát triển như vũ bão, khu vực doanh nghiệp tư nhân phát triển như nắng hạn gặp mưa rào ngay sau ‘cải cách’ và ‘mở cửa’, mang về một nguồn tiền khổng lồ cho ĐCSTQ.

    Tại sao?

    Trải qua hơn hai thập kỷ bị bị tước hết tài sản, tư liệu sản xuất, hàng trăm triệu người bị chết vì bị đàn áp, vì đói, vì bất đồng chính kiến… Người dân Trung Quốc lúc đó chỉ có mơ ước, có cái ăn, có thể làm việc để sống. Còn ĐCSTQ thì cần ‘ai đó giàu có trước’ vì của cải tước đoạt trước đó của người dân đã bị tiêu hao hết rồi, dưới chế độ cộng sản, nền kinh tế kiệt quệ hoàn toàn. Nếu ĐCSTQ không làm cái gọi là ‘mở cửa’, nó cũng vì không có tiền sẽ chẳng thể tiếp tục đàn áp dân, nó không thể tiếp tục thống trị Trung Hoa được.

    Đảng cần người dân Trung Quốc giàu có trong khuôn khổ giám sát và quyền lực của nó. Sau này, tất cả của cải ấy, tri thức ấy, mô hình kinh doanh ấy sẽ được quốc hữu hóa. Vì ‘cộng sản’ tức là chỉ đảng (người đứng đầu và thân tín của ông ấy) sở hữu thôi, toàn dân không được sở hữu gì, kinh tế tư nhân luôn là con đường của chủ nghĩa tư bản, tuyệt đối mâu thuẫn với lý tưởng của cộng sản chủ nghĩa. Vì thế, giai đoạn mở cửa từ 1976 đến nay của kinh tế Trung Quốc có thể coi là giai đoạn ‘nuôi béo để thịt’; chỉ là ông Đặng cho cho phép doanh nghiệp tư nhân tự kiếm ăn và trở nên béo mập, ông Tập kế tục ông Đặng, trở thành ‘đồ tể’ thực hiện quốc hữu hóa doanh nghiệp tư nhân trong kế hoạch kiên định này của đảng.

    Người dân Trung Quốc đột ngột được trả lại quyền được buôn bán, sản xuất kinh doanh, và làm việc từ các phân xưởng nước ngoài đã vô cùng nỗ lực làm việc, sáng tạo và tích lũy. Nỗi ám ảnh của cái đói, của kiệt quệ tiền tài khiến người Trung Quốc sẵn sàng làm bất kỳ việc gì, khó nhọc đến đâu với mức lương rẻ mạt đến mấy, vẫn nỗ lực tiết kiệm trong sự bất an vì tương lai không hứa hẹn.

    Cứ như vậy, Trung Quốc trở thành quốc gia có tỷ lệ tiết kiệm lớn nhất thế giới dù thu nhập bình quân thấp. Nguồn tiền này đổ vào các ngân hàng quốc doanh để phân phối lại cho các doanh nghiệp nhà nước. Doanh nghiệp tư nhân rất hạn chế tiếp cận vốn vay trong giai đoạn đầu.

    Nhưng doanh nghiệp tư nhân Trung Quốc lại năng động và sáng tạo hơn nhiều doanh nghiệp nhà nước. Họ học hỏi không ngừng và tích lũy không ngừng dù thuế suất phải cho ĐCSTQ là mức thuế gần như cao nhất khu vực và thế giới. Hãy nghĩ xem, từ lúc họ thậm chí không được sản xuất, buôn bán, giờ có thể làm thì thuế cao cũng không khiến doanh nghiệp bận tâm.

    Mặc dù doanh nghiệp tư nhân ưu ái trong tiếp cận tài nguyên (vốn, đất đai, lao động), nhưng doanh nghiệp tư nhân Trung Quốc cũng được hưởng lợi từ chiến lược trở thành kẻ cắp công nghệ toàn cầu của Bắc Kinh, vốn chủ đạo để dành cho DNNN hoặc các doanh nghiệp khoác áo tư nhân nhưng lại có quan hệ mật thiết với quân đội.

    ĐCSTQ tạo ra một thể chế nơi doanh nghiệp Trung Quốc tự do ăn cắp mẫu mã, thương hiệu, thiết kế công nghiệp của nước ngoài; tạo ra văn hóa sử dụng hàng giả, hàng nhái khiến bất kỳ sáng tạo nào của thế giới đều dễ dàng bị doanh nghiệp Trung Quốc đánh cắp, mang về Trung Quốc sản xuất và sử dụng với nhãn hiệu tương tự. Báo cáo của GIPC thuộc Phòng thương mại Mỹ (USCC) năm 2016, khoảng 86% số hàng nhái trên thế giới hiện nay có xuất xứ từ Trung Quốc. Thể chế này đơn giản là giơ cao đánh khẽ với các cáo buộc làm hàng giả, hàng nhái, ăn cắp bí mật công nghệ… Thêm vào đó, Bắc Kinh quy định rằng trong

    Không chỉ vậy, Trung Quốc cũng lờ đi mọi tiêu chuẩn về môi trường, an toàn lao động để đảm bảo doanh nghiệp tư nhân Trung Quốc chỉ cần kiếm tiền mà không bị buộc phải tăng chi phí găt gao. Điều này cũng giúp doanh nghiệp tư nhân Trung Quốc không phải trả phí tổn quá lớn trong xử lý môi trường, có thể tạo ra hàng giá rẻ từ nhân công rẻ, sản xuất ô nhiễm, công nghệ đánh cắp và thương hiệu nhái…

    Và muốn phát triển hơn, doanh nghiệp tư nhân cũng cần nương tựa vào các doanh nghiệp nhà nước lớn, các quan chức địa phương.. chủ nghĩa tư bản hoang dã và thân hữu của Trung Quốc đã lớn mạnh không ngừng trong bối cảnh như thế.

    Tích lũy tư bản hoang dã khu vực tư nhân ngày một lớn mạnh thì làn sóng công nghệ 4.0 bắt đầu. Làn sóng này làm thay đổi hoàn toàn hệ thống tài chính vốn phát triển ỳ ạch, bảo thủ do hoàn toàn thuộc về nhà nước. Lúc này các doanh nghiệp tư nhân như Alibaba, Tencent,.. học hỏi và áp dụng công nghệ mới vào thanh toán điện tử, huy động điện tử, cho vay điện tử,... Các sản phẩm tích hợp công nghệ và tài chính như vậy làm hoạt động thanh toán, huy động - cho vay, trở nên đơn giản, thuận lợi hơn bao giờ hết. Dù Mỹ và phương Tây đã tạo ra sự thuận tiện tương tự trong ngành tài chính từ năm 2000, nhưng người Trung Quốc mới chỉ biết đến sự thuận tiện này khi Alibaba, Tencent,.. xuất hiện. Các công nghệ phát triển thị phần như Thánh Gióng. Rất nhanh, Alibaba chiếm tới 10% thị phần tín dụng cá nhân của Bắc Kinh. Chỉ một doanh nghiệp gọi xe công nghệ như Didi đã nắm tới 80% thông tin của toàn dân Trung Quốc.

    Tiền mà huyết mạch, thông tin và sinh tồn. Cả hai thứ này, nếu không quản được, sẽ là lỗ hổng thất thoát quyền lực của ĐCSTQ, thậm chí đe dọa quyền lực thống trị của đảng này.

    Thêm vào đó, khu vực tư nhân Trung Quốc đã quá giàu rồi. Theo báo Người lao động, Trung Quốc có 1.058 tỷ phú vào năm 2020 so với con số 696 ở Mỹ. Trong số 610 tỷ phú mới nổi trên toàn cầu, 318 người đến từ Trung Quốc, nhiều hơn so với 95 ở Mỹ, dựa trên đánh giá của Hurun.



    Tên đồ tể cuối cùng

    Quá nhiều người giàu, quá nhiều người bỏ ra nước ngoài định cư, quá nhiều người chạy trốn khỏi Bắc Kinh. Quá nhiều người phát hiện ra thế giới muốn giải phóng người Trung Quốc như Jack Ma. Quá nhiều người vượt tường lửa và biết rằng quân đội Trung Quốc kiếm tiền từ mổ cướp tạng đồng bào của họ. Quá nhiều người Trung quốc không còn tin rằng virus Vũ Hán đến từ dơi hay do Mỹ, Nga, Châu Âu ném vào phòng thí nghiệm Vũ Hán….

    Công nghệ 4.0 khiến Trung Quốc không thể che giấu sự thật về lịch sử đẫm máu, không thể che giấu tội ác diệt chủng đang diễn ra ngay trong lòng đại lục. Đây mới chính là con dao phản chủ hướng thẳng vào trái tim của ĐCSTQ.

    Lúc này, để tiếp tục ký sinh, việc chuyển hướng và tốc độ của con dao phản chủ là phản kháng tất yếu. Ông Tập không có cách nào khác ngoài việc lựa chọn đóng cửa nền kinh tế Trung Quốc để đóng chặt hơn nữa cánh cửa thông tin sự thật với bầy cừu của ông ta, để khiến cả Trung Quốc phải im lặng thêm một lần nữa..

    Đàn áp khu vực tư nhân khiến dạ dày của ĐCSTQ đau nhức nhối. Nhưng không thể không làm. Chỉ có điều, vận mệnh lịch sử chọn Tập Cận Bình. Còn ông ấy đã tự lựa chọn trở thành đồ tể cuối cùng, tước đoạt tài nguyên của khu vực tư nhân thêm một lần nữa, đóng cửa nền kinh tế thêm một lần nữa, tàn sát đẫm máu dân tộc Trung Hoa thêm một nữa…

    Nhưng bánh xe lịch sử có cho phép ông Tập thành công một lần nữa giống Mao Trạch Đông? Ghi danh vào lịch sử như vị Hoàng đế đỏ với hai bàn tay đẫm máu chứ không phải là tên đồ tể cuối cùng?



    Thủy Tiên - Thanh Đoàn





    https://www.ntdvn.com/kinh-te/nuoi-beo- ... 32843.html
Trả lời

Quay về “rắn Tàu”