Re: Cổ điển.
Đã gửi: Thứ tư 23/11/16 03:49
*
4.
Dòng nhạc baroque hồi sanh, nhưng đám castrati đã chết ngắc từ đời nẳm.
The very last castrato còn được biết tới là Alessandro Moreschi (1858 – 1922) với giọng hát (chán phèo) may mắn được thu âm để lợi cho người đời sau thưởng thức.
(Nú được dạy cách dán link kiểu "ở đây" mà chưa xài thành... quên mất dzồi. Để thong thả kiếm lợi update kỹ thuật).
Vì castration cho mục đích nghệ thuật là phạm pháp, nên khoa học săn tay áo xấn vào chiếu kiếng lúp săm soi mần màn khảo cứu và đào tạo. Khảo cứu thì dễ dzồi, nhưng đào tạo thì hổng dễ. Bị vì cho dù có năng khiếu và khả năng để hát bè cao, nhưng thường khi bọn nam nhơn đực rựa e dè hổng khoái cách hát yếu xìu làm vậy (ế đào ế vợ như chơi)
*
So với loài vật, loài người có hệ thống phát âm hoàn chỉnh nhiều lần hơn, bao gồm việc tạo âm (vocal vords) khuếch âm (sinuses...) và "uốn âm" (lưỡi vòm hầu...)
Vocal cords (VC) là hai dây thanh âm, nằm ngoài cùng (và dính vào) hai tấm "phên" mỏng, như hai cánh cừa sổ mờ ra đóng vào. Khi thở, hai phên cửa sổ này bung ra theo hình chữ V, khi nói chúng chập lợi. Hơi từ phổi sẽ thoát qua khe cửa, làm hai liếp cửa rung lên rồi phát tiếng.
Khoa hoc kỹ thuật phát triển, máy móc được chế ra để tìm tòi khám phá cơ thể con người.
Tùm lum đủ thứ máy, từ máy soi (scope) sang luôn tới máy đo được đưa vào cổ họng đậng nhìn cho thấu đáo cái cơ chế diệu kỳ của giọng nói. Một phần bí mật của trời đã được con người giải thích tường tận, rồi thừa thắng xông lên, con người áp dụng những khám phá này cho văn hoá nghệ thuật.
Một số điều căn bản về tạo âm và phát âm đã nhìn ra :
Ở một số ca sĩ, với năng khiếu thiên phú hay qua luyện tập, họ có thể nới rộng vocal range thêm chút nẹo - Mezzo soprano Elina Garanca đã cần 6 tháng trời ròng rã để lên cao thêm được nửa tông !
Trong vocal range, ca sĩ hát dễ dàng những nốt nhạc nằm chính giữa, càng lên cao hay càng xuống thấp thì hát sẽ chật vật hơn. Nốt lọt ra ngoài vocal range là có màn... tắc tiếng !
*
Tùm lum tà la về giọng hát vậy để nói cho thông về một loại giọng nam đậc biệt : counter-tenor.
Counter tenor, theo định nghĩa, có âm vực tương đương giọng alto nữ - nhưng một số các chuyện gia âm học lại biểu counter-tenor cao hơn, ngang ngang mezzo-soprano hổng chừng.
Counter-tenor có khả năng đưa âm vực giọng hát lên cao, y chang castrati dạo nào, bằng cách luyện giọng với kỹ thuật hát đậc biệt.
Đám đực rựa ni đã từng bị bể tiếng vỡ giọng khi dậy thì, phái tánh lắm khi còn mạnh quá khổ. Nhưng khi hát, giọng chúng thoất cái biến dạng tới hổng ngờ. Đừng ngó chúng ca, người ta hổng ngờ đây là đám vịt đực !
Thế nghĩa là... counter-tenor hổng hát bằng giọng thiệt của mình, nhưng bằng giọng giả, kêu bằng falsetto.
Falsetto dùng kỹ thuật đậc biệt, không phải ai cũng làm đậng, để có thể trồi lên và ra ngoài hẳn vocal range.
Kỹ thuật ấy được giải thích như sau :
Còn 1 kỳ nữa mới hết heng.
Hy vọng bài ni làm CSRC đẹp dạ
*
4.
Dòng nhạc baroque hồi sanh, nhưng đám castrati đã chết ngắc từ đời nẳm.
The very last castrato còn được biết tới là Alessandro Moreschi (1858 – 1922) với giọng hát (chán phèo) may mắn được thu âm để lợi cho người đời sau thưởng thức.
(Nú được dạy cách dán link kiểu "ở đây" mà chưa xài thành... quên mất dzồi. Để thong thả kiếm lợi update kỹ thuật).
Vì castration cho mục đích nghệ thuật là phạm pháp, nên khoa học săn tay áo xấn vào chiếu kiếng lúp săm soi mần màn khảo cứu và đào tạo. Khảo cứu thì dễ dzồi, nhưng đào tạo thì hổng dễ. Bị vì cho dù có năng khiếu và khả năng để hát bè cao, nhưng thường khi bọn nam nhơn đực rựa e dè hổng khoái cách hát yếu xìu làm vậy (ế đào ế vợ như chơi)
*
So với loài vật, loài người có hệ thống phát âm hoàn chỉnh nhiều lần hơn, bao gồm việc tạo âm (vocal vords) khuếch âm (sinuses...) và "uốn âm" (lưỡi vòm hầu...)
Vocal cords (VC) là hai dây thanh âm, nằm ngoài cùng (và dính vào) hai tấm "phên" mỏng, như hai cánh cừa sổ mờ ra đóng vào. Khi thở, hai phên cửa sổ này bung ra theo hình chữ V, khi nói chúng chập lợi. Hơi từ phổi sẽ thoát qua khe cửa, làm hai liếp cửa rung lên rồi phát tiếng.
Khoa hoc kỹ thuật phát triển, máy móc được chế ra để tìm tòi khám phá cơ thể con người.
Tùm lum đủ thứ máy, từ máy soi (scope) sang luôn tới máy đo được đưa vào cổ họng đậng nhìn cho thấu đáo cái cơ chế diệu kỳ của giọng nói. Một phần bí mật của trời đã được con người giải thích tường tận, rồi thừa thắng xông lên, con người áp dụng những khám phá này cho văn hoá nghệ thuật.
Một số điều căn bản về tạo âm và phát âm đã nhìn ra :
- - Vocal cords hay vocal folds là một bắp thịt nhỏ và dài, bao quanh bởi một màng sợi, ngoài cùng là lớp màng nhầy. Vocal cords mở ra đóng vào đã đành, chiều dài của chúng còn có thể thay đồi bằng cách dãn ra hay co lợi. VC khi thay đổi chiều dài sẽ làm âm thay đổi, y chang dây đờn, dây mỏng cho "high pitch" và dây dày cho "low pitch"
- VC rung theo kiểu dợn sóng, sóng này chạy dọc hết chiểu dài, ta nói VC đang vibrate. Rung chẳng những từ trước ra sau (vì chúng nằm vertical) mà còn từ trong ra ngoài, rung cơ rung màng sợi rung màng nhày, rung tất tần tật.
- Căng dây đờn nghĩa là kéo cho dây dãn ra và mỏng lại để tiếng của nó cao lên. Căng dây cần kỹ thuật và cẩn trọng, vì lạng quạng dây đứt như chơi. Căng dây thanh âm VC y chang, thành ra mới có trường lớp mở ra mần màn đào tạo là vậy.
- Độ đàn hồi của VC dĩ nhiên là có giới hạn, và âm thanh phát ra cũng giới hạn.
Âm vực của giọng là khoảng cách giữa âm thấp nhứt và âm cao nhứt mà VC có thể phát ra.
Âm vực của giọng hát thường trải dài trên dưới hai octaves - xin coi lợi phím dương cầm trên kia heng -
- Soprano: C4–C6
Mezzo-soprano: A3–A5
Contralto: F3–F5
Countertenor: E3–E5
Tenor: C3–C5
Baritone: G2–G4
Bass: E2–E4
- Soprano: C4–C6
Ở một số ca sĩ, với năng khiếu thiên phú hay qua luyện tập, họ có thể nới rộng vocal range thêm chút nẹo - Mezzo soprano Elina Garanca đã cần 6 tháng trời ròng rã để lên cao thêm được nửa tông !
Trong vocal range, ca sĩ hát dễ dàng những nốt nhạc nằm chính giữa, càng lên cao hay càng xuống thấp thì hát sẽ chật vật hơn. Nốt lọt ra ngoài vocal range là có màn... tắc tiếng !
*
Tùm lum tà la về giọng hát vậy để nói cho thông về một loại giọng nam đậc biệt : counter-tenor.
Counter tenor, theo định nghĩa, có âm vực tương đương giọng alto nữ - nhưng một số các chuyện gia âm học lại biểu counter-tenor cao hơn, ngang ngang mezzo-soprano hổng chừng.
Counter-tenor có khả năng đưa âm vực giọng hát lên cao, y chang castrati dạo nào, bằng cách luyện giọng với kỹ thuật hát đậc biệt.
Đám đực rựa ni đã từng bị bể tiếng vỡ giọng khi dậy thì, phái tánh lắm khi còn mạnh quá khổ. Nhưng khi hát, giọng chúng thoất cái biến dạng tới hổng ngờ. Đừng ngó chúng ca, người ta hổng ngờ đây là đám vịt đực !
Thế nghĩa là... counter-tenor hổng hát bằng giọng thiệt của mình, nhưng bằng giọng giả, kêu bằng falsetto.
Falsetto dùng kỹ thuật đậc biệt, không phải ai cũng làm đậng, để có thể trồi lên và ra ngoài hẳn vocal range.
Kỹ thuật ấy được giải thích như sau :
- - Giọng thiệt là giọng phát ra khi toàn vocal cords rung hết lên, từ cơ màng sợi lẫn màng nhày.
Giọng thiệt do đò tròn, dày, ấm và để lại âm vibrating nếu muốn.
Giọng thiệt dùng phổi và sinues nên nội lực dũng mãnh đưa âm ra xa, điều chỉnh âm lượng dễ.
- Giọng giả falsetto, trái lại, chỉ rung màng nhày bao ngoài, lớp cơ bên trong không xài tới.
Giọng giả do đó có texture trong và mỏng, âm lượng nhỏ, không nghe được vibrating như giọng thiệt.
Kỹ thuật falsetto của counter-tenor còn cần tập luyện để reinforce hầu gia tăng âm lượng của giọng để trình diễn, hát xìu quá ai nghe cho ra !
Còn 1 kỳ nữa mới hết heng.
Hy vọng bài ni làm CSRC đẹp dạ
*