Re: Cổ điển.
Đã gửi: Thứ ba 20/09/16 02:28
*
Classic songs.
(tiếp theo)
Ôn vàng nhắc tới Bécaud hở, dà Gilbert Bécaud và bài hát Et Maintenant..
Nghe mấy chục năm rồi mà không chán.
----
Nhạc không lời, ngó bộ khác hẳn với nhạc có lời.
Nhạc không lời là nhạc để hòa tấu. Nhạc có lời là nhạc để hát, với tên gọi riêng : Bài hát hay bài ca.
Nhạc cổ điển, Classical Music, hay ở giai điệu. Và giai điệu này sẽ được upgrade hổ trợ bằng hoà âm phối khí, cùng tiết tấu, texture..v.v.
Mỗi nhạc cụ có âm vực range và âm sắc timbre riêng, sẽ được nhạc sĩ sáng tác chọn lựa để diễn bày từng ý nhạc trong giòng nhạc.
Ý nhạc xướng bởi nhạc cụ, có lẽ sẽ dễ dàng hơn là xướng bởi một nhạc cụ đậc biệt : Giọng hát.
Vì rằng âm sắc âm vực giọng hát giới hạn đã đành, mà khả năng xướng nốt của giọng hát, thường khi cũng giới hạn, nhứt là với tiết tấu.
Nói dễ hiểu là, nếu tiết tấu quá nhanh, thường khi giọng hát khó có thể hát cho đủ và cho kịp từng nốt.
Đây là lý do vì sao nhạc khí chơi được "trill" (nốt láy) như một embelissement cho dòng nhạc thêm lóng lánh sắc màu, nhưng giọng hát đã không thể trình bày được nốt trill này giả như lời hát được viết và phổ vào một tấu khúc. Simple trill thì còn có thể, chớ multi trill là khỏi (bất ngờ là Elina Garança hát bản "I dreamed I dwelt in marble hall" cô đã hát nốt trill này, và hát rất tới lúc kết thúc bài ca,) Thí dụ : bản Giòng Sông Xanh The Blue Danuble, được Phạm Duy đật lời, và ông đã phái hoậc bỏ bớt những nốt trill, hoậc đã phải giảm rythm tiết tấu để đừng làm khó ca sĩ, vất vả chạy theo nốt cho kịp tiết điệu.
Bải hát hay là bàn hát đi thẳng vào lòng thính giả rồi ở lại đã đành, nhưng để nó trở thành đại chúng, bài hát ấy, ngoài giai điệu hay, lời hát còn phải đậm chầt thơ, và phải dễ hát dễ nhớ. Từng ấy thứ gộp lợi, ngó chừng hổng dễ dàng cho các nhạc sĩ sáng tác.
Nên rồi... mới có chuyện nhạc sang nhạc sến, nhạc thính phòng và nhạc... công cộng, nhạc nghe để thưởng thức và nhạc nghe để giải trí qua loa... Bla bla bla...
Et maintenant là một bản nhạc nổi tiếng không riêng tại pháp mà còn ra toàn thế giới.
Bản nhạc chào đời năm 1961, được sáng tác trong một hoàn cảnh đậc biệt, do Bécaud viết nhạc và Pierre Delanoë đật lời.
Theo lời kể của Delanoé thì Bécaud đã phác thảo dòng nhạc, sau khi nghe được lời than thở của một phụ nữ vừa bị thất tình " Đời em rồi sẽ ra sao ? "
Bài hát là lời than thở da diết tới nhức nhối của một trái tim tan vỡ, hoang mang, đớn đau, do bất ngờ bị bỏ rơi, không kịp, chưa kịp chuẩn bị - và như hầu hết các cuộc thát tình của loài người, luôn luôn mở đầu với câu nỉ non ai oán "nào ngờ..."
Nhưng...
Đậc điểm của Et Maintenet không phải ý của nhạc hay tình của lời, mà là tiết tấu đã dược chọn cho dòng nhạc.
Nó là một khúc hát dồn dập vũ bão, rất suspense từ đầu tới cuối, và đột ngột kết thúc, im bặt tới bất ngờ hụt hẫng, y chang cách kết thúc của tình yêu.
Bản nhạc này đã làm tui liên tưởng tơi bản Bolero của Ravel, một dòng nhạc với tiết tấu y chang, dồn dập tới hốt hoảng, rồi ngưng ngang không kèn trống báo trước. Bolero chỉ có một ý nhạc duy nhứt, và ý nhạc này đã được liên tục lập lại 18 lần cả thảy, với âm lượng và tiết tấu ngày càng tăng, để rồi ngưng ngang làm thính giả ngơ ngác !
Bolero chào đời năm 1928. Et Maintenant 1961, ắt hẳn Bolero đã ảnh hường tiết tấu hòa âm và cách kết thúc dòng nhạc của Et Maintenant.
Dĩ nhiên là tui nghe Et Maintanant trước Bolero rất lâu. Tui cũng mới chỉ biết tới nhạc cổ điển gần đây thôi. Hồi nghe Bolero tui thấy quen lắm cà, nhưng hổng biết quen hồi nào, mà khi ấy thiệt sự cũng hổng nhớ tới Et Maintenant của Bécaud nữa lận.
Sau đây là 2 versions, một pháp một anh.
Tui thích clip tiếng pháp hơn. Nghe Becaud hát, người ta (thì tui nè) tưởng tượng tới nỗi đau còn mới, còn nguyên vẹn, nức nở tới hổng kiềm chế nổi. Clip tiếng anh có thể là nỗi đau đã già đã thấm, nên kiềm chế đậng. Nó là lời ai oán nỉ non lúc đầu, mãi cho tới gần cuối thì mới trào ra.
Với Gilbert Bécaud do cách nhả chữ (articulation) người ta còn cảm nhận được nỗi oán giận ngút ngàn, nhưng với Elvis Presley, chỉ là nỗi đau đã chấp nhận và đã tha thứ, thù hận đã nguôi ngoai, forgive but not forget - at least not... yet !
TB :
O thi nói cái ghế thấp thua cái tủ, thành có lẽ Nú sẽ đổi tên hội thành hội... kê thang. O và làng nước thấy sao ?
*
Classic songs.
(tiếp theo)
Ôn vàng nhắc tới Bécaud hở, dà Gilbert Bécaud và bài hát Et Maintenant..
Nghe mấy chục năm rồi mà không chán.
----
Nhạc không lời, ngó bộ khác hẳn với nhạc có lời.
Nhạc không lời là nhạc để hòa tấu. Nhạc có lời là nhạc để hát, với tên gọi riêng : Bài hát hay bài ca.
Nhạc cổ điển, Classical Music, hay ở giai điệu. Và giai điệu này sẽ được upgrade hổ trợ bằng hoà âm phối khí, cùng tiết tấu, texture..v.v.
Mỗi nhạc cụ có âm vực range và âm sắc timbre riêng, sẽ được nhạc sĩ sáng tác chọn lựa để diễn bày từng ý nhạc trong giòng nhạc.
Ý nhạc xướng bởi nhạc cụ, có lẽ sẽ dễ dàng hơn là xướng bởi một nhạc cụ đậc biệt : Giọng hát.
Vì rằng âm sắc âm vực giọng hát giới hạn đã đành, mà khả năng xướng nốt của giọng hát, thường khi cũng giới hạn, nhứt là với tiết tấu.
Nói dễ hiểu là, nếu tiết tấu quá nhanh, thường khi giọng hát khó có thể hát cho đủ và cho kịp từng nốt.
Đây là lý do vì sao nhạc khí chơi được "trill" (nốt láy) như một embelissement cho dòng nhạc thêm lóng lánh sắc màu, nhưng giọng hát đã không thể trình bày được nốt trill này giả như lời hát được viết và phổ vào một tấu khúc. Simple trill thì còn có thể, chớ multi trill là khỏi (bất ngờ là Elina Garança hát bản "I dreamed I dwelt in marble hall" cô đã hát nốt trill này, và hát rất tới lúc kết thúc bài ca,) Thí dụ : bản Giòng Sông Xanh The Blue Danuble, được Phạm Duy đật lời, và ông đã phái hoậc bỏ bớt những nốt trill, hoậc đã phải giảm rythm tiết tấu để đừng làm khó ca sĩ, vất vả chạy theo nốt cho kịp tiết điệu.
Bải hát hay là bàn hát đi thẳng vào lòng thính giả rồi ở lại đã đành, nhưng để nó trở thành đại chúng, bài hát ấy, ngoài giai điệu hay, lời hát còn phải đậm chầt thơ, và phải dễ hát dễ nhớ. Từng ấy thứ gộp lợi, ngó chừng hổng dễ dàng cho các nhạc sĩ sáng tác.
Nên rồi... mới có chuyện nhạc sang nhạc sến, nhạc thính phòng và nhạc... công cộng, nhạc nghe để thưởng thức và nhạc nghe để giải trí qua loa... Bla bla bla...
Et maintenant là một bản nhạc nổi tiếng không riêng tại pháp mà còn ra toàn thế giới.
Bản nhạc chào đời năm 1961, được sáng tác trong một hoàn cảnh đậc biệt, do Bécaud viết nhạc và Pierre Delanoë đật lời.
Theo lời kể của Delanoé thì Bécaud đã phác thảo dòng nhạc, sau khi nghe được lời than thở của một phụ nữ vừa bị thất tình " Đời em rồi sẽ ra sao ? "
Bài hát là lời than thở da diết tới nhức nhối của một trái tim tan vỡ, hoang mang, đớn đau, do bất ngờ bị bỏ rơi, không kịp, chưa kịp chuẩn bị - và như hầu hết các cuộc thát tình của loài người, luôn luôn mở đầu với câu nỉ non ai oán "nào ngờ..."
Nhưng...
Đậc điểm của Et Maintenet không phải ý của nhạc hay tình của lời, mà là tiết tấu đã dược chọn cho dòng nhạc.
Nó là một khúc hát dồn dập vũ bão, rất suspense từ đầu tới cuối, và đột ngột kết thúc, im bặt tới bất ngờ hụt hẫng, y chang cách kết thúc của tình yêu.
Bản nhạc này đã làm tui liên tưởng tơi bản Bolero của Ravel, một dòng nhạc với tiết tấu y chang, dồn dập tới hốt hoảng, rồi ngưng ngang không kèn trống báo trước. Bolero chỉ có một ý nhạc duy nhứt, và ý nhạc này đã được liên tục lập lại 18 lần cả thảy, với âm lượng và tiết tấu ngày càng tăng, để rồi ngưng ngang làm thính giả ngơ ngác !
Bolero chào đời năm 1928. Et Maintenant 1961, ắt hẳn Bolero đã ảnh hường tiết tấu hòa âm và cách kết thúc dòng nhạc của Et Maintenant.
Dĩ nhiên là tui nghe Et Maintanant trước Bolero rất lâu. Tui cũng mới chỉ biết tới nhạc cổ điển gần đây thôi. Hồi nghe Bolero tui thấy quen lắm cà, nhưng hổng biết quen hồi nào, mà khi ấy thiệt sự cũng hổng nhớ tới Et Maintenant của Bécaud nữa lận.
Sau đây là 2 versions, một pháp một anh.
Tui thích clip tiếng pháp hơn. Nghe Becaud hát, người ta (thì tui nè) tưởng tượng tới nỗi đau còn mới, còn nguyên vẹn, nức nở tới hổng kiềm chế nổi. Clip tiếng anh có thể là nỗi đau đã già đã thấm, nên kiềm chế đậng. Nó là lời ai oán nỉ non lúc đầu, mãi cho tới gần cuối thì mới trào ra.
Với Gilbert Bécaud do cách nhả chữ (articulation) người ta còn cảm nhận được nỗi oán giận ngút ngàn, nhưng với Elvis Presley, chỉ là nỗi đau đã chấp nhận và đã tha thứ, thù hận đã nguôi ngoai, forgive but not forget - at least not... yet !
[youtube][/youtube]
[youtube][/youtube]
Enjoy làng nước ơi. [youtube][/youtube]
TB :
O thi nói cái ghế thấp thua cái tủ, thành có lẽ Nú sẽ đổi tên hội thành hội... kê thang. O và làng nước thấy sao ?
*