Trang 6/10
Re: Dồn dân vào đường cùng
Đã gửi: Thứ tư 04/07/18 19:24
bởi Hoàng Vân
-
AI:
'Phải đảm bảo an toàn cho Minh Hạnh'
________________________

Bà Đỗ Thị Minh Hạnh
Khuya hôm 9/6, tổ chức Ân xá Quốc tế (AI) gửi thông cáo kêu gọi chính quyền thị trấn Di Linh phải - "hành động ngay lập tức để đảm bảo sự an toàn của nhà hoạt động cho quyền người lao động Đỗ Thị Minh Hạnh".
Thông cáo này được đưa ra sau khi bà Đỗ Thị Minh Hạnh bị côn đồ dùng đá tấn công bằng vào nhà ba lần hồi tuần trước.
Theo AI, - "Đỗ Thị Minh Hạnh, thành viên của phong trào Lao Động Việt vận động cho quyền của người lao động tại Việt Nam bị tấn công lần đầu tiên vào tối ngày 24 tháng 6, khi hàng chục người đàn ông bắt đầu ném đá vào nhà của gia đình cô."
"Căn nhà bị tấn công lần nữa vào ngày 27 tháng 6, lần này, một vật liệu nổ cũng được ném vào, và vào ngày 30 tháng 6 là đợt tấn công dữ dội nhất. Những cuộc tấn công đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng, làm cửa kính, mái nhà và các vật dụng khác bị hư hại."
'Đe dọa nghiêm trọng'
Tổ chức Ân xá Quốc tế cho biết mặc dù bà Đỗ Thị Minh Hạnh - "đã gọi điện thoại cho công an nhiều lần, nhưng chưa ai xuất hiện để hỗ trợ cô và người cha 76 tuổi."
"Thật không thể chấp nhận được khi công an thoái thác trách nhiệm của họ và cho phép những cuộc tấn công xảy ra mà không có hành động gì. Những người bảo vệ nhân quyền như Đỗ Thị Minh Hạnh cần phải được thực hiện các công việc của họ một cách hòa bình và không bị đe dọa bạo lực."
Minar Pimple, Giám đốc cấp cao điều phối toàn cầu của Ân Xá Quốc Tế cho biết.
"Những sự kiện đáng quan ngại vừa rồi tạo ra sự đe dọa nghiêm trọng đến an nguy của Đỗ Thị Minh Hạnh và khiến cho cô và gia đình phải lo lắng cho tính mạng của mình. Chính quyền tại Di Linh phải ngay lập tức vào cuộc trước khi tình hình trở nên xấu hơn".
"Những cuộc tấn công với tần xuất bạo lực tăng dần có thể liên quan đến các hoạt động xã hội sôi nổi của Đỗ Thị Minh Hạnh, nhưng đây không thể là cái cớ để chính quyền làm ngơ. Công an địa phương phải đảm bảo rằng các biện pháp bảo vệ Minh Hạnh phải được triển khai ngay lập tức và chính quyền Việt Nam phải điều tra và đưa những kẻ chịu trách nhiệm ra trước công lý".
AI cho biết thêm:
"Đỗ Thị Minh Hạnh gần đây đã chuyển về nhà tại Thị Trấn Di Linh, tỉnh Lâm Đồng để chăm sóc người cha cao tuổi của cô, cả cô lẫn cha của mình đều ở nhà trong 3 cuộc tấn công vừa qua. Cô đã gọi điện cho công an sau cuộc tấn công ngày 24 và thêm một lần khác vào ngày 2 tháng 7, nhưng đến nay vẫn không có viên công an nào tới thăm hoặc gọi điện lại."
Vào ngày 27 tháng 6, blogger Đinh Văn Hải tới thăm nhà của Đỗ Thị Minh Hạnh, trên đường về nhà, anh đã bị chặn lại và đánh đập bởi côn đồ tại địa phương, khiến cho tay và vai anh bị gãy.
Theo một bản tin trước đây của BBC,
bà Đỗ Thị Minh Hạnh thuộc Liên đoàn Lao động Việt Tự do (gọi tắt là Lao Động Việt), liên minh của một số tổ chức lao động trong và ngoài nước gồm: Phong trào Lao Động Việt, Công đoàn Độc Lập, và Ủy ban Bảo vệ người Lao động Việt Nam.
Phong trào Lao Động Việt được thành lập ngày 29/10/2008 tại Việt Nam. Sau khi ba thành viên sáng lập là Đỗ Thị Minh Hạnh, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng và Đoàn Huy Chương bị chính quyền bỏ tù, phong trào Lao Động Việt phải hoạt động bí mật để hỗ trợ công nhân.
Vào tháng 10 năm 2010, bà bị kết án 7 năm tù với cáo buộc "xâm phạm an ninh quốc gia" theo bộ luật hình sự 1999. Bà được trả tự do một cách bất ngờ vào tháng 6 năm 2014 sau khi đã trải qua 4 năm 4 tháng trong tù.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-44696263
Re: Dồn dân vào đường cùng
Đã gửi: Thứ tư 04/07/18 19:46
bởi Hoàng Vân
-
Quanh vụ tự thiêu ở Hà Nội
____________________________

Bản viết tay trình bày sự việc của con ông Tuân
Con trai và luật sư của cựu cán bộ thôn tự thiêu ở Hà Nội chia sẻ chi tiết và cảm nhận về hoàn cảnh người đàn ông quyết định kết liễu đời mình.
- "Bố tôi có lẽ quẫn trí sau thời gian đi cầu cứu khắp nơi mà không ai nghe,"
anh Bùi Hữu Lê nói với BBC qua điện thoại từ Viện Bỏng Quốc Gia tại Hà Nội.
Lẽ ra 3/7 là ngày ông Bùi Hữu Tuân phải trình diện công an địa phương để chấp hành án tù ba năm liên quan đến vi phạm về đất đai. Nhưng nay ông nằm trên giường bệnh, toàn thân quấn băng trắng do bỏng nặng, với 'tiên lượng rất xấu'.
Phó giám đốc Công an TP Hà Nội - Đại tá Nguyễn Thanh Tùng - xác nhận với phóng viên trong nước hôm 3/7 vụ ông Tuân tự thiêu. Ông Tùng cho hay sáng 2/7 ông Tuân đến trụ sở tiếp công dân Trung ương - gửi đơn khiếu nại
và yêu cầu giám đốc thẩm bản án hình sự phúc thẩm do Tòa án Nhân dân Thành phố Hà Nội xét xử ông,
đồng thời đề nghị hoãn thi hành án.
Sau khi được cán bộ Thường trực Ban dân nguyên Quốc hội tiếp, ông Tuân ra về, sau đó quay lại - "dùng một chai nhựa đựng xăng (dung tích 0,5 lít) đổ vào người và châm lửa tự thiêu ngay tại cổng trụ sở," ông Tùng nói.

Ông Tuân tại Viện Bỏng Quốc gia ngày 12/7/2018
Anh Lê cho BBC hay bố anh 'chọn cái chết để chứng minh mình trong sạch' sau thời gian kêu oan 'không ai nghe'.
Câu chuyện của ông Tuân liên quan đến đất đai - vấn đề luôn nóng ở Việt Nam.
Khoảng năm 2014, ông Tuân, nguyên trưởng thôn Đạo Ngạn, xã Hợp Đồng, huyện Chương Mỹ, Hà Nội, bị một số người kiện vì tham gia bán đất của xã cho dân để thu tiền trái pháp luật. Tòa cho rằng hơn 1.000 m2 đất của nhà nước đã bị thất thoát trong vụ việc này. Trong khi đó, ông Tuân khẳng định đất cấp cho các hộ dân có nguyện vọng sử dụng để xây mổ mả tổ tiên, được chính quyền xã chấp thuận. Ông chỉ làm nhiệm vụ của một trưởng thôn, chuyển đơn thư của bà con lên xã.
- "Bố tôi cũng đã nhiều lần họp ở thôn với bà con và các các bộ xã về việc này," anh Lê cho hay.
Sau đó ông Tuân cùng cán bộ địa chính xã đi đo đạc, giao đất cho người dân, thu lệ phí. Tất cả những việc này ông Tuân khẳng định làm theo chỉ đạo của xã, có giấy tờ đóng dấu đỏ. Nhưng khi việc kiện tụng xảy ra, chỉ có ông Tuân cùng hai phó thôn phải ra tòa với tội danh "Lợi dụng chức vụ và quyền hạn gây hậu quả nghiêm trọng".
Tại phiên sơ thẩm tháng 11/2017, ông Tuân bị tòa tuyên năm năm tù.
Đến phiên phúc thẩm tháng 4/2018, tòa giảm án cho ông còn ba năm tù.
Mới đây, 22/6, ông Tuân nhận lệnh của Tòa án Nhân dân huyện Chương Mỹ đến trình diện công an địa phương để thi hành án tù từ 3/7. Nhưng đến 2/7, ông Tuân quyết định tự thiêu.
- "Tôi từng giúp bố photo nhiều tài liệu, ghi âm các cuộc đối thoại của bố với cán bộ xã, gửi đi nhiều nơi. Nhưng không ai lên tiếng."
"Trước khi tự thiêu, bố tôi có gọi điện về nói bố đi tù rồi con ở nhà phải chứng minh được là bố vô tội," anh Lê nói với BBC.
'Nhiều tình tiết phức tạp'
Luật sư Nguyễn Viết Đức, người bào chữa chính cho ông Tuân và hai phó thôn trong phiên sơ thẩm tháng 11/2017, nói với BBC hôm 3/7 rằng đây là một sự việc có nhiều tình tiết phức tạp.
- "Bản thân ông Tuân cho rằng mức án quá nặng, rằng ông không có hành vi vụ lợi cá nhân. Rằng ông là trưởng thôn, mọi việc ông làm là 'vì dân', và đều làm theo chỉ đạo của Đảng ủy, ủy ban xã, có giấy tờ đóng dấu đỏ của xã."
"Ông cũng cho rằng lời khai của nhân chứng có nhiều cái trái ngược nhưng cơ quan tố tụng chưa làm rõ."
"Về bản chất, đất đó thực chất là từ thời xưa, nơi người ta đào gạch. Đó là các khe, kẹt, gần nghĩa trang. Nhưng cơ quan điều tra lại cho là hơn 1.000 m2 đất nông nghiệp của nhà nước 'bị thất thoát', và đây là căn cứ để xác định tội. Thực ra cũng không xác định được 1.000m2 đất đó ở ô nào, thửa nào, dựa trên bản đồ nào. Hiện trạng bây giờ khi xuống thực địa thì thấy người ta thực chất đã dùng đất này để an táng mổ mả," luật sư Đức nói.
"Ông Tuân tin mình bị oan ức, nên làm đơn gửi khắp nơi, nhưng chưa có cơ quan nào xem xét đến."
"Ở góc độ luật sư, tôi nhận định rằng mức độ hành vi của bị cáo Tuân không phải hành vi nguy hiểm đến mức buộc phải cách ly khỏi đời sống xã hội bằng cách cho ông đi tù."
"Hơn nữa, hoàn cảnh của ông Tuân rất thương tâm. Hai vợ chồng già sống với người con bị tâm thần trong một lều trông cá ngoài đồng. Ông Tuân là lao động chính của gia đình."
Luật sư Đức cũng cho hay có trong tay đầy đủ các chứng cứ để hỗ trợ ông Tuân, nhưng quyết định có tội hay vô tội, mức án bao nhiêu thuộc về tòa án và ông từ chối bình luận bản án đúng hay sai. Tuy nhiên ông Đức cho rằng trong trường hợp ông Tuân, tòa án có thể ứng xử khác, 'có tình hơn'.
- "Theo quy định của pháp luật, 27/6 mới là ngày ông Tuân và hai bị cáo còn lại chính thức nhận bản án phúc thẩm bằng văn bản thì ngày 22/6 tòa án nhân dân huyện Chương Mỹ đã ra ngay lệnh tống đạt buộc ông phải đi tù ngay."
"Tòa hòan toàn có thể cho ông Tuân thêm thời gian để ông tìm đến các cơ quan có thẩm quyền cao hơn để khiếu nại, xin xem xét vụ việc của mình."
"Ông Tuân, có lẽ đã quá uất ức vì điều đó mà quyết định tự thiêu."
"Tôi không hiểu đằng sau quyết định tống đạt này ẩn chứa điều gì. Nhưng xét về mặt con người, không nên đẩy họ đến bước đường cùng."
Liên quan đến vụ tự thiêu của ông Tuân, tờ Kinh tế Đô thị dẫn lời Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình hôm 2/7 "yêu cầu Bộ Công an làm rõ vụ việc," luật sư từ Hà Nội nói với BBC.
Chỉ còn cách chết?
Tự thiêu để phản đối án hoặc các lệnh cưỡng chế oan sai dường như không mới tại Việt Nam.
- Hồi tháng 4/2018,
một phụ nữ ở Bình Định tự thiêu để phản đối lệnh cưỡng chế nhà, theo Dân Trí.
- Ngày 31/1/2015,
bà Nguyễn Minh Tân ở thôn Phú Trung, xã Đại Hiệp, huyện Đại Lộc, Quảng Nam tự thiêu để phản đối chủ trương của địa phương di dời tiểu thương từ chợ cũ sang chợ mới, theo Zing.
- Ngày 1/4/2015,
bà Nguyễn Thị Hồng Lương ở phường Điện Biên, Ba Đình, Hà Nội, tự thiêu cũng liên quan đến khiếu kiện đất đai, theo trang Vietnamnet.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-44693034
Re: Dồn dân vào đường cùng
Đã gửi: Thứ tư 04/07/18 19:58
bởi Hoàng Vân
-
Tranh cãi việc blogger Việt bỏ Facebook chọn Minds
____________________________
2 tháng 7 2018
Mạng xã hội nổ ra tranh cãi về việc có nên bỏ Facebook qua Minds trước lo ngại về luật An ninh mạng có hiệu lực từ đầu năm 2019.
Tính đến ngày 2/7, nhiều facebooker quen thuộc trong giới hoạt động, tri thức, văn nghệ sĩ... đã thông báo họ mở tài khoản trên mạng xã hội Minds và bớt dần hoạt động trên Facebook hoặc chỉ "post nội dung trên Minds nhưng đăng kèm trên Facebook".
Minds là dịch vụ mạng xã hội nguồn mở và phân tán, tích hợp blockchain để thưởng cho cộng đồng.
Vì sao 'chuyển nhà' sang Minds?
Một số bloggers Việt Nam tin rằng Minds "có cam kết về quyền riêng tư" và "không bắt tay với chính quyền nước sở tại để kiểm duyệt nội dung post" trong lúc Facebook đang bị cáo buộc gỡ tài khoản, nội dụng post theo yêu cầu chính quyền.
Luật sư Lê Công Định chia sẻ trên trang cá nhân: - "Tôi vừa lập tài khoản trên Minds và sẽ sử dụng song song với tài khoản trên Facebook.
Không có sự độc quyền nào không thể bị phá vỡ vào một ngày nào đó. Chỉ cần mọi người đồng lòng, không rào cản nào có thể tồn tại."
Nhạc sĩ Tuấn Khanh viết: - "Những người rời bỏ Facebook nói rằng họ muốn bày tỏ một thái độ bất mãn với mạng xã hội này, đang mỗi lúc càng chuyên chính tư sản hơn.
Có người nói trên trang nhà mới tại Minds rằng họ không muốn bị bán đứng hay bị động trước những âm mưu ập vào mình.
Chưa có con số thống kê cụ thể nào về lượng người từ bỏ Facebook sang Minds, nhưng dự đoán rằng sang tháng 1/2019, tức vào thời điểm an ninh mạng được thi hành, sẽ còn nhiều nguời nữa nhập vào dòng exodus thời @ này."
Luật sư Lê Văn Luân cho biết: - "Ứng dụng Minds thực sự rất tuyệt vời về độ tương tác và bảo mật.
Và nó đang trong quá trình địa phương hóa ngôn ngữ, tức sẽ có tiếng Việt dành cho người dùng, cũng đồng thời khi số lượng người dùng mạng này lớn lên theo cấp số nhân thì sớm muộn sẽ có chức năng livestream (phát video trực tiếp) như trên Facebook."
Vì sao còn 'hoài nghi' Minds?
Chuyên gia bảo mật Nguyễn Hồng Phúc ở TP.Hồ Chí Minh nhận định: - "Minds xưng là mạng xã hội blockchain, nhưng hiện chỉ dùng blockchain cho giao dịch token, không dùng blockchain cho mạng xã hội. Họ không ẩn danh mà là một công ty tại Mỹ, và theo tài liệu mà tôi đọc được thì họ không phi tập trung. Chỉ có phần token (tiền) là dùng blockchain, còn phần web mạng xã hội vẫn nằm trên webserver.
Trong thỏa thuận EULA (thỏa thuận người dùng dịch vụ) của Minds có đoạn nói rằng họ sẽ cung cấp thông tin cho chính phủ khi được yêu cầu.
Trong số cố vấn của Minds.com có ông Nguyễn Anh Tuấn, cựu tổng biên tập đầu tiên của VietnamNet."
Facebooker Nguyen Phuc Anh cho biết: - "Nếu mọi người muốn kiếm những đồng coin "hiện giờ vô giá trị" của Minds thì tham gia vào hệ thống này.
Còn nếu mọi người chỉ quan tâm đến vấn đề an ninh mạng, thì Minds chả có gì khá hơn Facebook và thậm chí còn tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn vì năng lực công nghệ còn yếu so với những tập đoàn công nghệ lớn như Facebook."
Nhà báo Trần Tiến Dũng thông báo trên trang cá nhân: - "Sau tự nhận thấy mình bộp chộp và rồi cân nhắc cẩn thận, xin thông báo rằng: Tôi không chơi Minds nữa.
Có nhiều bạn hỏi tôi lý do tại sao. Tôi xin mượn comment của bạn Nguyễn Đắc Quyền trả lời chung: "Tình vội đến. Tình vội đi. Con ong chưa tỏ đường đi lối về."
Facebook nói gì về cáo buộc gỡ bỏ post, tài khoản?
Bên cạnh quan ngại về luật An ninh mạng, một trong những nguyên do khiến các facebooker "chuyển nhà" sang Minds là vì họ tin Facebook đang "bắt tay" với Chính phủ Việt Nam để gỡ bỏ post, tài khoản "trái ý chính quyền". Gần đây nhất là vụ một post có hàng ngàn lượt like của sinh viên Trương Thị Hà, người cáo buộc bị công an câu lưu, đánh đập, bị gỡ khỏi Facebook.
Trong email gửi đến BBC Tiếng Việt, Facebook Việt Nam cho biết: - "Chúng tôi chưa hề gỡ bỏ bất kỳ các bài viết hay tài khoản nào của bất kỳ ai, nhóm nào theo thư yêu cầu từ phía Chính phủ Việt Nam.
Mới đây chúng tôi đã công bố các nguyên tắc nội bộ mà chúng tôi sử dụng để thực thi các Tiêu chuẩn Cộng đồng của Facebook. Chúng tôi sẽ xóa các nội dung vi phạm Tiêu chuẩn cộng đồng khi chúng tôi biết đến chúng. Chúng tôi cam kết sẽ làm nhiều hơn để cung cấp cho mọi người thêm chi tiết về các chính sách, quy trình và hoạt động của Facebook."
Đề cập việc nhiều Facebookers bức xúc về chuyện một số post của họ bị report hàng loạt dẫn đến việc bị khóa tài khoản, Facebook Việt Nam nói:- "Thật khó để đưa ra bình luận về vấn đề này mà không có thông tin các tài khoản cụ thể. Các chính sách của chúng tôi cũng chỉ tốt ngang hàng với độ chính xác của việc thực thi các chính sách đó - và việc thực thi này không phải lúc nào cũng hoàn hảo."
Ngoài ra, liên quan đến một số cáo buộc nhắm vào cá nhân Giám đốc Facebook Việt Nam Lê Diệp Kiều Trang (Christy Lê), Facebook Việt Nam giải thích với BBC: - "Nhóm Hoạt động Cộng đồng của Facebook chịu trách nhiệm về những quyết định liên quan tới những nội dung nào có thể được chia sẻ trên Facebook mà phù hợp với Tiêu chuẩn Cộng đồng của chúng tôi.
Bà Kiều Trang và đồng nghiệp của bà không chịu trách nhiệm duyệt nội dung hay thực thi Tiêu chuẩn Cộng đồng của Facebook.
Bà Kiều Trang và đồng nghiệp của bà tập trung trợ giúp cộng đồng doanh nghiệp, các đối tác đại lý và các nhà tiếp thị ở Việt Nam."
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-44269739
Re: Dồn dân vào đường cùng
Đã gửi: Thứ tư 04/07/18 20:27
bởi Hoàng Vân
Re: Dồn dân vào đường cùng
Đã gửi: Thứ năm 05/07/18 06:19
bởi Hoàng Vân
Re: Dồn dân vào đường cùng
Đã gửi: Thứ năm 05/07/18 06:27
bởi Hoàng Vân
Re: Dồn dân vào đường cùng
Đã gửi: Thứ năm 05/07/18 06:38
bởi Hoàng Vân
-
Gia đình cô Đỗ Thị Minh Hạnh tiếp tục bị tấn công
_____________________________
RFA - 2018-07-04

Phòng ngủ bị ném gạch tại nhà của cô Đỗ Thị Minh Hạnh
Nhà của cô Đỗ Thị Minh Hạnh, nhà hoạt động về quyền của người lao động, ở thị trấn Di Linh, huyện Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng tiếp tục bị một nhóm người lạ mặt tấn công, xịt hơi cay vào đêm ngày 3/7. Cô Đỗ Thị Minh Hạnh cho Đài Á Châu Tự Do biết tin này vào ngày 4/7 từ nhà riêng của mình ở Di Linh.
- “vào lúc 11:30 phút khi hai cha con đang ngủ thì gia đình bị cắt điện và tấn công. Tấn công đầu tiên là căn phòng của ba Minh Hạnh, đập vỡ kính cửa phòng ba Minh Hạnh và xịt hơi cay vào. Rất may sáng hôm đó đã chặn một cái cửa để che cửa sổ cho nên họ chỉ xịt được hơi cay mà kính không văng vào đầu ba Hạnh. Ba Hạnh báo cho Hạnh là có hơi độc nên khi Minh Hạnh đi lấy khăn lấy nước giúp ba thì họ liên tục tấn công. Hai ba con Minh Hạnh tìm chỗ trú ẩn. Hơi độc làm ba Minh Hạnh cảm thấy khó thở. Minh Hạnh cảm thấy tay chân tê nóng rát, mặt cũng nóng rát. Họ ném đá nhiều hơn mọi ngày. Minh Hạnh thu một thùng gạch to”
Vụ tấn công xảy ra ngay sau khi tổ chức Ân xá Quốc tế hôm 2/7 ra thông cáo báo chí lên án các vụ tấn công liên tục nhắm vào gia đình cô Đỗ Thị Minh Hạnh. Theo tổ chức này “những vụ tấn công, ngày càng gia tăng về mức độ bạo lực, có nhiều khả năng là do các hoạt động dân sự gây chú ý của cô Hạnh” và kêu gọi chính quyền địa phương phải có những hành động ngay lập tức để bảo vệ cho sự an toàn của cô Hạnh và gia đình.
Trong vài tuần vừa qua, nơi ở của cô Hạnh và người cha của cô là ông Đỗ Ty, 76 tuổi, ở 19 Nguyễn Thị Minh Khai, thị trấn Di Linh, liên tục bị các nhóm người lạ mặt tấn công.

Thùng gạch nhặt được sau vụ tấn công vào nhà cô Đỗ Thị Minh Hạnh
Hôm 24/6, một nhóm khoảng chục người đàn ông đã ném đá vào nhà cô. Ngày 26/6, một nhóm người lạ mặt tiếp tục ném đá vào nhà. Ngày tiếp theo, hai người bạn hoạt động dân sự khi đến thăm nhà cô Hạnh ra về đã bị tấn công bằng gậy gộc khiến một người bị thương. Sang ngày 27/6, những người lạ mặt ném bom xăng vào nhà của cô Hạnh. Theo Ân xá Quốc tế những tấn công nhắm vào nhà cô Hạnh trở nên nặng nề hơn các lần trước với nhiều hư hại cho nhà cửa, kính vỡ, gạch ngói vỡ và đồ đạc hư hại.
Cô Đỗ thị Minh Hạnh cho biết gia đình cô đã thông báo với công an thị trấn và huyện nhưng không nhận được sự trợ giúp nào.
- “Mình đã báo công an, cả công an huyện và thị trấn nhưng họ đều không vào. Công an thị trấn khẳng định họ có vào mà ở bên ngoài nên mình không biết. Họ trả lời rất vòng vo và cúp máy nửa chừng khi mà đang nói chuyện”
Vào ngày 4/7, Đài Á Châu Tự Do liên hệ với trực ban công an thị trấn Di Linh về vụ tấn công gần nhất vào nhà cô Hạnh nhưng được cho biết công an không nhận được bất cứ thông báo nào từ gia đình.
Ngay sau khi vụ tấn công xảy ra, tổ chức Theo dõi Nhân quyền Quốc tế (Human Rights Watch) hôm 4/7 đã lên tiếng gọi những vụ tấn công này là các hành động trả thù rõ ràng nhắm vào việc đe doạ và để làm cho các nhà hoạt động phải im lặng. Ông Phil Robertson, Phó Giám đốc phụ trách khu vực châu Á của tổ chức này thúc giục - “chính quyền phải thực hiện ngay lập tức một điều tra công bằng và trừng trị những kẻ đã tham gia vào các vụ tấn công cô Đỗ Thị Minh Hạnh. Giám đốc Công an tỉnh Lâm Đồng, tướng Bùi Văn Sơn phải đối mặt với những trừng phạt nghiêm khắc vì cho phép những hành động như vậy xảy ra ngay trong địa bàn do ông ta phụ trách”
Cô Đỗ Thị Minh Hạnh là một nhà hoạt động cho quyền của người lao động ở Việt Nam, người đã tham gia tổ chức một cuộc biẻu tình ôn hoà ở một nhà máy sản xuất giày dép thuộc tỉnh Trà Vinh hồi đầu năm 2010. Cô cùng hai nhà hoạt động khác là Đoàn Huy Chương và Nguyễn Hoàng Quốc Hùng đã bị bắt vào tháng 2/2010. Cô Đô Thị Minh Hạnh sau đó bị tuyên án tù 7 năm với tội danh “phá rối an ninh trật tự nhằm chống lại chính quyền nhân dân” theo điều 89 Bộ Luật Hình sự cũ.
Dưới sức ép của quốc tế, chính quyền Việt Nam đã trả tự do cho cô Đỗ Thị Minh Hạnh vào tháng 6 năm 2014 nhưng cô vẫn bị theo dõi tại địa phương.
Theo Human Right Watch, các vụ tấn công nhắm vào các blogger và các nhà hoạt động dân sự ở Việt Nam tiếp tục xảy ra thường xuyên. Báo cáo của tổ chức này công bố vào tháng 6 năm ngoái ghi nhận 36 trường hợp các nhà hoạt động và blogger ở Việt Nam bị tấn công trong giai đoạn từ tháng 1/2015 đến tháng 4/2017.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vie ... 83033.html
Re: Dồn dân vào đường cùng
Đã gửi: Thứ năm 05/07/18 06:43
bởi Hoàng Vân
Re: Dồn dân vào đường cùng
Đã gửi: Thứ năm 05/07/18 06:48
bởi Hoàng Vân
Re: Dồn dân vào đường cùng
Đã gửi: Thứ năm 05/07/18 06:51
bởi Hoàng Vân