Trang 37/52

Thái Thanh, Mộc Lan và Mai Hương hát Ra Đi Một Chiều Mưa của Văn Thủy

Đã gửi: Thứ sáu 09/02/24 21:54
bởi Hoàng Vân



Thái Thanh, Mộc Lan và Mai Hương hát Ra Đi Một Chiều Mưa của Văn Thủy


          

Khánh Ly hát Cõi Tạm của Trịnh Công Sơn

Đã gửi: Thứ sáu 09/02/24 21:55
bởi Hoàng Vân



Khánh Ly hát Cõi Tạm của Trịnh Công Sơn


          

Thu Hà hát Dân Ca Lúa Vàng của Mạc Hy

Đã gửi: Thứ sáu 09/02/24 21:57
bởi Hoàng Vân



Thu Hà hát Dân Ca Lúa Vàng của Mạc Hy


          

Mai Hương hát Nhớ Người Thương Binh của Phạm Duy

Đã gửi: Thứ sáu 09/02/24 21:59
bởi Hoàng Vân



Mai Hương hát Nhớ Người Thương Binh của Phạm Duy

Nhớ Người Thương Binh Của Nhạc sĩ Phạm Duy do ca sĩ Mai Hương trình bày trong clip này được trích từ album "Quê HƯơng Còn Đó Nỗi Buồn" do ca sĩ Khánh Ly phát hành năm 1976 tại Hoa Kỳ. Đây có lẽ là một trong những album được ghi âm đầu tiên tại hải ngoại đánh dấu con đường lưu vong của người Việt từ sau biến cố 30 tháng 4 năm 1975 .

          

Thanh Thúy hát Có Những Chiều Thu của Phạm Mạnh Cương

Đã gửi: Thứ sáu 09/02/24 22:01
bởi Hoàng Vân



Thanh Thúy hát Có Những Chiều Thu của Phạm Mạnh Cương


          

Thanh Lan hát Thoát Ly của Quốc Dũng

Đã gửi: Thứ sáu 09/02/24 22:02
bởi Hoàng Vân



Thanh Lan hát Thoát Ly của Quốc Dũng


          

Trúc Mai hát Vì Sao Em Buồn của Hoàng Song Nhi

Đã gửi: Thứ sáu 09/02/24 22:04
bởi Hoàng Vân



Trúc Mai hát Vì Sao Em Buồn của Hoàng Song Nhi


          

Anh Ngọc hát Bên Ni, Bên Nớ, thơ Cung Trầm Tưởng, Phạm Duy phổ nhạc

Đã gửi: Thứ sáu 09/02/24 22:08
bởi Hoàng Vân



Anh Ngọc hát Bên Ni, Bên Nớ, thơ Cung Trầm Tưởng, Phạm Duy phổ nhạc

Bên Ni, Bên Nớ - Phạm Duy-Cung Trầm Tưởng

“Bên Ni, Bên Nớ” nguyên là một bài thơ của thi sĩ Cung Trầm Tưởng được nhạc sĩ Phạm Duy phổ thành nhạc. Khi còn là bài thơ “Bên Ni, Bên Nớ” có tên là “Tương Phản”. Toàn bài thơ là một cách trưng bày sự đối lập giữa phố xá xa hoa và chốn cần lao cơ cực.

Đêm chớm ngày tàn
theo tiếng xe lăn về viễn phố
Em ơi!
Sương rơi
ngoài song đêm hạ
ôi buồn phố xá...
Hoang liêu về chết tha ma
tiếng chân guốc: người xa vắng người.
Em có nghe dồn dã
bước ai vất vả
bóng ai chập chờn
hồn ai cô đơn
say sưa tìm về ấm cúng
Em có nghe bi ai
tình ai ấp úng
thương ai lạc loài
ăn mày xán lạn một ngày mai
Đêm ni say đất lở,
em có nghe rạn vỡ
ra muôn mảnh ly rơi
pha lê vạn chuỗi cười?
Bên nớ dạ thành khoe tráng lệ,
trơ trẽn giai nhân phô loã thể
Bên ni phố vãng lòng ngoại ô
Em có nghe mơ hồ
bước ai thao thức
gõ nhịp hẹn hò
in dài ngõ cụt
bóng ai giang hồ?
Bên nớ bên ni đêm lạnh cả,
lạnh đêm mà chẳng lạnh vuông phòng.
Em ơi! bên trong
dù chia ly đôi phút
đồng mang nhớ đèo mong
hai tâm hồn giam kín
bốn mắt xanh bịn rịn,
anh ngồi làm thơ
em ngồi bấm đốt con thơ ra đời
Bên ngoài liếp ngõ sương rơi
bên trong kín gió, ấm ơi là tình!...

Bài thơ dường như không phải để kể về một cuộc tình nhất định nào đó. Tác giả chỉ quan sát rồi ghi lại những gì mình thấy về những người lao động, tuy cận kề với phố thị xa hoa nhưng vẫn sống đời cơ cực. Có thể xem đó là một sự cảm thương của tác giả. Một lối tả chân mang đậm tính hiện thực.

“Tương Phản” dùng thuật ngữ địa phương “Bên ni, Bên nớ” của miền trung nên dễ làm người đọc suy diễn hay ít ra cũng tò mò tự hỏi về gốc gác của bài thơ. Nguyên nhân nào bài thơ ra đời? Những mảng ý rời rạc của “Tương Phản” càng kích thích sự tò mò mạnh hơn. Người ta thấy như cần phải biết chút “quá khứ” của bài thơ thì sẽ giúp hiểu dễ hơn.

Đôi khi cũng có người hiểu và cảm nhận được ý của “Tương Phản” nhưng lại thắc mắc về cụm từ “Bên ni, Bên Nớ” vì nó gợi cho trí tưởng tượng của con người ta bay bổng. Có thể là Huế chăng? Huế lãng mạn với sông Hương, Núi Ngự. Huế đài các với thành nội cổ kính. Rồi một bước ra ngoài là mênh mông ngoại thành với thứ dân cơ cực. Chắc phải là Huế! Bài thơ hẳn là viết về Huế!

Phản ứng kiểu như vậy không phải là hiếm và không chỉ riêng với “Tương Phản-Bên Ni, Bên Nớ”. Đó là thói quen của một số người đọc muốn biết thêm về một tác phẩm nào đó và thậm chí cả tác giả, người đã sáng tác ra tác phẩm đó. Đôi khi chỉ vì óc tò mò muốn biết và đôi khi còn là vì nhu cầu muốn thể hiện mình và phô trương “kiến thức uyên thâm” của mình với đời về những câu chuyện bên lề trong thế giới văn học nghệ thuật.

Những sự “truy tìm” hay “săn lùng” giai thoại như vậy dễ làm cho nhiều người đọc thích thú nhưng thường thì câu chuyện đã được thêm thắt nhiều chi tiết hư cấu hay thậm chí, tuy văn chương bóng bẩy nhưng hoàn toàn không còn liên quan gì đến sự thật nữa.

“Tương Phản” của thi sĩ Cung Trầm Tưởng có lẽ cũng đã đi qua con đường này. Nhưng “Tương Phản” đã gặp được nhạc sĩ Phạm Duy và đã được ông khéo léo sắp xếp lại thứ tự ý tưởng để bài nhạc trở thành một câu truyện liền mạch.

Ðêm chớm ngày tàn, theo tiếng xe về, lăn về viễn phố
Em hỡi sương rơi, ngoài song đêm hạ, ôi buồn phố xá
Hoang liêu về chết tha ma, tiếng chân gõ guốc xa xa
Người xa vắng người, người xa vắng người.
Em có nghe rồn rã bước ai vất vả bóng ai chập chờn ?
Hồn ai cô đơn tìm về ấm cúng
Em có nghe bi ai tình ai ấp úng
Thương ai lạc loài, ăn mày xán lạn ngày mai
Ðêm ni ai say đất lở, em ơi có nghe rạn vỡ
Vạn mảnh ly tan theo chuỗi cườị
Bên tê thành phố tráng lệ
Giai nhân nằm khoe lõa thể
Bên ni phố vắng ôi lòng ngoại ô

Em có nghe hồ như bước ai gõ nhịp bước ai giang hồ ?
Hẹn ai bên ni dài in ngõ cũ
Em có nghe bên ni lạnh như bên nớ ?
Phút giây chia lìa, trong lòng vẫn phải đèo mong
Hai tâm linh giam kín lại
Bấm đốt ngón tay chờ đợi
Chờ ngày con thơ, thơ cũng ra đời
Em ơi ngoài kia liếp ngỏ
Sương rơi ngoài song khép hở
Bên trong kín gió ấm ơi là tình.

Chẳng cần lời giải thích. Chỉ vài sắp xếp lại ý tưởng mà nhạc sĩ Phạm Duy đã giúp mang cảm xúc nối mạch với người đọc. “Bên ni, Bên nớ” thật ra chỉ là những mặc định mang tính ước lệ. Đó có thể là ở bất cứ nơi nào, bất cứ địa phương nào. Nhưng khác với “Tương Phản” dễ tạo cảm giác đối nghịch giữa hai thái cực, “Bên Ni, Bên nớ” là khoảng cách không gian để mang cảm xúc đến cho người đọc. Người ta thấy “Bên ni” gần với “Bên nớ” nên khi có sự “tương phản” về 2 cảnh đời thì sự khác biệt ấy lại càng đậm nét hơn.

“Bên ni, Bên nớ” của ngày xưa ấy sẽ được danh ca Anh Ngọc trình bày với bản ghi âm trước năm 1975 tại Sài Gòn.



Vancouver ngày 17 tháng 11 năm 2018
Chu Văn Lễ


          

Mộc Lan và Tuyết Hằng song ca Nhớ Nhung của Thẩm Oánh.

Đã gửi: Thứ sáu 09/02/24 22:15
bởi Hoàng Vân



Mộc Lan và Tuyết Hằng song ca Nhớ Nhung của Thẩm Oánh.
Vũ Thành hòa âm.


          

Thái Thanh hát Nương Chiều của Phạm Duy.

Đã gửi: Thứ sáu 09/02/24 22:27
bởi Hoàng Vân



Thái Thanh hát Nương Chiều của Phạm Duy.