Hà Thanh hát Chiều Mưa Biên Giới của Nguyễn Văn Đông
Đã gửi: Thứ tư 07/02/24 08:01
bởi Hoàng Vân
Hà Thanh hát Chiều Mưa Biên Giới của Nguyễn Văn Đông
Sơn Ca và Duy Khánh hát Phút Đầu Tiên của Hoàng Thi Thơ
Đã gửi: Thứ tư 07/02/24 08:08
bởi Hoàng Vân
Sơn Ca và Duy Khánh hát Phút Đầu Tiên của Hoàng Thi Thơ
Giáng Thu hát Ngày Qua của Nguyễn Hữu Thiết
Đã gửi: Thứ tư 07/02/24 08:11
bởi Hoàng Vân
Giáng Thu hát Ngày Qua của Nguyễn Hữu Thiết
Yến Vỹ hát Sài Gòn của Y Vân.
Đã gửi: Thứ tư 07/02/24 08:19
bởi Hoàng Vân
Yến Vỹ hát Sài Gòn của Y Vân.
Ban Tiếng Tơ Đồng thực hiện
Có Một Thời Sài Gòn Như Thế …
Tháng 4 đã đi qua. Mùa hè chưa kịp tới mà nắng từ cao nguyên đã đổ rực về đồng bằng. Ngọn lửa số phận ngùn ngụt cháy lùa dân về thành phố. Người ta khóc, người ta cười, người ta sống, người ta chết trong cơn lửa đỏ tai ương. Có người nhờ vậy mà được trùng phùng. Cũng có người từ đó mà sống cảnh chia ly. Những ngày tháng 4 đã trở thành thời khắc của số phận, của định mệnh cho bao nhiêu gia đình Việt Nam. Cho dù là đứng ở bên nào của cuộc chiến, nếu thành thật với chính mình, ai cũng sẽ đồng ý tháng 4 gợi lại nhiều tâm trạng cho người Việt Nam.
Nhiều người tự hỏi “Nếu ngày đó không đến”… “Nếu tháng Tư không có 30 ngày”, thì Sài Gòn bây giờ sẽ ra sao?”
Sài Gòn và Chợ Lớn là hai địa danh trực thuộc thủ đô Sài Gòn. Thật ra từ thời Pháp, Sài Gòn và Chợ Lớn đã được biết đến như hai đơn vị hành chánh độc lập-Thành phố Sài Gòn và Thành phố Chợ Lớn. Trải qua nhiều thay đổi, dần dà Chợ Lớn trở thành một phần của thủ đô Sài Gòn nhưng nét đặc trưng sinh hoạt của Hoa kiều, đặc biệt của là người Minh Hương thì vẫn còn in đậm.
Sài Gòn và Chợ Lớn nối nhau bởi đại lộ Minh Mạng, nay là đại lộ Ngô GIa Tự. Đó là một con đường lớn nối Ngã 6 Chợ Lớn với Ngã 7. Gọi là Ngã 6 Chợ Lớn để phân biệt với Ngã 6 Sài Gòn hay Ngã 6 Phù Đổng tọa lạc tại cụm đường Ngô Tùng Châu, Võ Tánh, Lê Văn Duyệt, Phạm Văn Hùm, Phạm Hồng Thái và Gia Long. Ngã 6 Phù Đổng có tượng Phù Đổng Thiên Vương cưỡi ngựa sắt bay lên trời. Ngã 6 Chợ Lớn là giao lộ của các con đường Đại Lộ Minh Mạng, Trần Hoàng Quân và Nguyễn Tri Phương. Ngã 6 Chợ Lớn có tượng An Dương Vương nhưng nổi tiếng thì phải nhắc đến nhà thờ giáo xứ Jeanne D’Arc. Nhà thờ được xây dựng từ năm 1928 và trong số những người sinh hoạt tại ca đoàn nhà thờ còn có nhạc sĩ Trần Văn Nhơn, tác giả ca khúc “Hà Nội 49” nổi tiếng.
Từ Chợ Lớn ra Sài Gòn, người ta có thể đi bằng xe Lam. Xe Lam là một loại xe 3 bánh chở khách rất thông dụng thời bấy giờ. Nó chỉ có sức chứa khoảng 10 người nhưng nhờ vào cỡ xe nhỏ mà lưu thông dễ dàng và tránh cảnh kẹt xe. Có 3 trục lộ chính cho lộ trình Sài Gòn-Chợ Lớn - trục đường Trần Quốc Toản; trục đại lộ Hồng Bàng và trục đại lộ Trần Hưng Đạo-Đồng Khánh.
Đến thập niên 70s, người dân ngoại thành còn dùng xe thồ bằng ngựa để chở hàng đến những phiên họp chợ vùng ven. Họ mang rau, và hoa, quả được trồng từ Hóc Môn, Củ Chi hay Bình Chánh lên bán trực tiếp cho người tiêu thụ. Những sản phẩm này vừa rẻ lại vừa lành vì do chính những người buôn bán trồng hoặc giả nếu có họ mua lại thì cũng từ những người dân trong khu xóm.
Nhưng trung tâm Sài Gòn luôn tập nập với xe gắn máy và xe hơi. Dân Sài Gòn tự hào với hiệu xe hơi La DaLat sản xuất tại Việt Nam. Người không thích dùng hàng nội hóa thì có các hiệu xe của Nhật, Châu Âu và Bắc Mỹ. Cả xe hơi và xe gắn máy suốt ngày tấp nập trên những con đường thành phố như mắc cửi. Đối với trẻ con, phương tiện di chuyển tốt nhất, thông dụng nhất vẫn là xe đạp. Sài Gòn có những con đường dành riêng cho xe hai bánh. Cũng có những con đường không phải chỉ dành riêng cho xe hai bánh nhưng tuổi trẻ Sài Gòn vẫn thích đi và lâu ngày trở thành lộ trình quen thuộc của đám học sinh.
Sài Gòn đẹp. Sài Gòn có những hàng cây bóng đổ dài như đè lên nhau. Những con đường của tình yêu tuổi trẻ, của kỷ niệm hẹn hò. Sài Gòn có những rạp hát chiếu phim thường trực và quán café phin đậm chất Sài Gòn. Chợ Lớn cũng có nhiều rạp chiếu phim và rạp hát sân khấu cải lương nhưng để coi phim Mỹ-Pháp, người ta thường phải ra Sài Gòn. Người ta ra Sài Gòn còn để ăn hàng. Những quán hàng gánh độc đáo, vừa rẻ lại vừa ngon. Đi dọc Đại Lộ Lê Lợi, hay qua Tự Do, Công Lý, Nguyễn Huệ, đâu đâu khách đi đường cũng có thể tìm thấy một hàng gánh nào đó. Bánh Bèo, bánh Nậm, bánh Ích Trần … hay bún riêu, chè các loại … Chỉ cần ngồi xuống hay dừng lại là người bán hàng hiểu ý.
Sài Gòn về đêm lại càng đẹp hơn. Ánh đèn rực sáng ở trung tâm thành phố làm gương mặt Sài Gòn càng thêm rực rỡ. Người không thích ồn ào thì chạy khỏi trung tâm. Không cần đi xa, chỉ rẽ khỏi đường Lê Lợi thì cảnh đêm yên tĩnh dần. Thoang thoảng đâu đó mùi hoa lài trên đường Pasteur. Người lãng mạn cũng có thể tự cất lên cho mình bài hát của nhạc sĩ Phạm Duy “Đêm thơm như một dòng sữa…” Sài Gòn về đêm lúc này thật yên bình.
Người Sài Gòn có cung cách khoan thai, lịch sự. Áo quần luôn tươm tất khi ra đường. Người Sài Gòn thân thiện, hiếu khách nên dễ làm lưu luyến du khách mới ghé lần đầu. Sài Gòn sống vị tha và nhân bản. Có người cho đây là khuyết điểm dẫn đến ngày chung cuộc của miền nam. Đó là cá tính của người Sài Gòn. Tốt hay xấu; hay hay dở còn tùy ở cách suy nghĩ và đánh giá của từng người nhưng triết lý sống của người Sài Gòn thì có thật. Đó là cách sống nhân ái, chan hòa tình người. Sống cùng với nhau cho hôm nay và cho cả ngày mai. Nhưng ai biết được ngày mai? Sài Gòn đang mùa chinh chiến mà!
Sài Gòn ôm chặt người ta vào lòng nên khi xa Sài Gòn rồi thì lòng nhớ quay quắt. Trong lòng kẻ đi xa Sài Gòn đẹp và gần gũi như tình nhân không thể nào quên được. Sài Gòn đẹp lắm, Sài Gòn ơi!
Như vậy mà cũng đã hơn 42 năm. Gần nửa thế kỷ rồi, nhắc lại làm gì! Nhiều người nghĩ như vậy. Mọi thứ giờ đã thay đổi! Nhưng người khác lại nghĩ khác. Họ cho rằng như thế thì càng cần phải viết. Viết để hồi tưởng về một thời đã qua. Viết để nguôi ngoai vết thương lòng, tưởng đã ngủ yên nay đang trỗi dậy trong những ngày tháng 4 ngổn ngang tâm trạng. Và viết, để những thế hệ chưa kịp sống qua Sài Gòn, biết được, Có Một Thời Sài Gòn Như Thế.
Vancouver ngày 30 tháng 4 năm 2017 Chu Văn Lễ
Ca đoàn Vô Tuyến trình bày Đường Về Sài Thành của Hoàng Khải
Đã gửi: Thứ tư 07/02/24 08:31
bởi Hoàng Vân
Đài Phát Thanh Quân Đội: Ca đoàn Vô Tuyến trình bày Đường Về Sài Thành của Hoàng Khải
Đây là chương trình phát trực tiếp trên làn sóng của đài phát thanh Quân Đội trước năm 1975.
Chương trình Ca Đoàn Vô Tuyến do nhạc trưởng Vũ Văn Tuynh thực hiện.
Lệ Thu hát 5 tình khúc Phạm Đình Chương
Đã gửi: Thứ tư 07/02/24 08:36
bởi Hoàng Vân
Lệ Thu hát 5 tình khúc Phạm Đình Chương
1.Người Đi Qua Đời Tôi. Thơ Trần Dạ Từ
2.Màu Kỷ Niệm. Thơ Nguyên Sa
3.Mưa Sài Gòn, Mưa Hà Nội. Thơ Hoàng Anh Tuấn. Hát chung với Jo Marcel
4.Nửa Hồn Thương Đau. Ý Thơ Thanh Tâm Tuyền
5.Đợi Chờ. Viết chung với Nhật Bằng
Thái Thanh hát 5 tình ca tiền chiến được sáng tác vào những năm 40
Đã gửi: Thứ tư 07/02/24 08:43
bởi Hoàng Vân
Thái Thanh hát 5 tình ca tiền chiến được sáng tác vào những năm 40
1. Cung Đàn Xưa—Văn Cao 1942
2. Giọt Mưa Thu—Đặng Thế Phong 1942
3. Đêm Đông—Nguyễn Văn Thương 1945
4. Ra Đi Khi Trời Vừa Sámg—Ph. Đ. Ch. 1947
5. Dạ Khúc—Nguyễn Văn Quỳ 1948
Thanh Lan hát Tạ Tình của Hoàng Thi Thơ
Đã gửi: Thứ tư 07/02/24 08:48
bởi Hoàng Vân
Nhạc Phim Tiếng Hát Học Trò: Thanh Lan hát Tạ Tình của Hoàng Thi Thơ
Phim TIẾNG HÁT HỌC TRÒ
Năm sản xuất : 1970
Đạo diễn : Thái Thúc Nha
Diễn viên : Thanh Lan, Huy Cường
Kịch bản : Văn Quang
Hãng sản xuất : Alpha
Thể loại : Tình cảm
Giải thưởng :
Giải văn học nghệ thuật Sài Gòn 1970
Giải diễn viên nhiều triển vọng nhất của Giải thưởng văn học nghệ thuật Sài Gòn 1970
Độ dài : 90 phút
Bài viết : Không có
Nội dung phim :
Một cô nữ sinh mới lớn, buồn vì mẹ không gần gũi vỗ về, thất vọng vì mối tình đầu không thần tiên đẹp đẽ như cô hằng mơ tưởng, chán chường vì cuộc đời có quá nhiều chuyện xấu xa dồn dập xảy đến với cô, cô sinh ra buồn rầu đến nỗi bệnh nặng, cũng may cô còn có một cô bạn gái thân thiết để mà tâm sự và để mà cố gắng hy vọng rằng tương lai sẽ tốt đẹp hơn.