Mộc Lan, Kim Tước & Châu Hà hát Còn Gì Nữa Đâu của Phạm Duy
Nhạc sưu tầm VANCHU
Mộc Lan, Kim Tước & Châu Hà hát Còn Gì Nữa Đâu của Phạm Duy
Mộc Lan, Kim Tước & Châu Hà hát Còn Gì Nữa Đâu của Phạm Duy
Ca đoàn Vô Tuyến (Đài phát thanh Quân Đội) trình bày Hoang hô chiến sĩ Hoàng Sa của Đức Hưng
Ca đoàn Vô Tuyến (Đài phát thanh Quân Đội) trình bày Hoang hô chiến sĩ Hoàng Sa của Đức Hưng.
Để tưởng nhớ các Chiến sĩ Hải Quân Việt Nam đã ngã xuống để bảo vệ Hoàng Sa, ngày 19 tháng 1 năm 1974.
Hà Thanh hát Cô Hái Mơ, thơ Nguyễn Bính, nhạc Phạm Duy
Hà Thanh hát Cô Hái Mơ, thơ Nguyễn Bính, nhạc Phạm Duy
Thanh Lan hát Những nụ tình xanh - Tous les garçons et les filles, lời Việt Phạm Duy
Thanh Lan hát Những nụ tình xanh - Tous les garçons et les filles, lời Việt Phạm Duy
Từ “Tous les Garcons et Les Filles” đến “Những Nụ Tình Xanh”. Francoise Hardy là một ca-nhạc sĩ nổi tiếng từ phong trào Yéyé của Pháp. Cô chính thức bước vào thế giới ca nhạc năm 1961 sau khi ký hợp đồng với hãng dĩa Vogue. Vài tháng sau, tuổi trẻ Pháp đã quay cuồng với dĩa 45 vòng đầu tiêng của cô với ca khúc “Tous Les Garcons Et Les Filles”. Bài hát do chính Francoise Hardy và Roger Samyn đồng sáng tác. Dĩa nhạc này nhanh chóng mang về cho cô danh hiệu dĩa vàng khi bán được trên một triệu bản thâu. Rồi như một dòng thác của âm nhạc, “Tous Les Garcons et les Filles” lại tiếp tục đi ra khỏi Pháp quốc để truyền cảm xúc đến cho giới trẻ tại nhiều quốc gia khác trên thế giới. Đi đến đâu, “Tous Les Garcons et Les Filles” cũng được đón chào nồng nhiệt và thậm chí tại nhiều quốc gia, người ta còn cho viết lời bằng ngôn ngữ bản địa. Từ đó “Tous Les Garcons et les Filles” đã trở thành “Find Me A Boy” hay “All The Girls And Boys” tại Anh Quốc; "Vart Jag Än Går" ở Thụy Điển; "A Idade Do Amor" hay "Alguem para amar" ở Bồ Đào Nha; "Quelli della mia età" tại Ý Đại Lợi … Dĩ nhiên tại những nơi không có phiên bản bằng ngôn ngữ của chính họ, người ta thường hát lời Pháp hay nghe Francoise Hardy trình bày.
Mãi đến hơn 10 năm sau thì nhạc sĩ Phạm Duy mới Việt hóa ca khúc này. Ông đặt tên cho bài hát là “Những Nụ Tình Xanh”. Bản Việt ngữ của nhạc sĩ Phạm Duy được cho là gần với ý nghĩa của bản nguyên gốc bằng tiếng Pháp. “Tous Les Garcons et Les Filles” ghi lại cảm xúc của một cô gái mới lớn, chưa nếm mùi tình yêu bao giờ, chợt xao xuyến trong lòng khi nhìn thấy những đôi tình nhân trên phố. Đó là chút cảm giác ganh tị của tuổi mới lớn đang muốn trải nghiệm cuộc đời.
Bao nhiêu uyên ương trong cơn yêu đương
Đôi chân miên man hân hoan
Lang thang giữa phố phường.
Bao nhiêu duyên vui xuân xanh
Đôi mươi xuân xanh như tôi,
Ai kia hai mươi cũng biết rồi.
Niềm hạnh phúc trong tay người
Hay trong mắt, trên môi cười
Họ yêu nhau và đi tới sẽ sống với niềm vui mới
Thế nhưng tôi vẫn đơn côi vẫn không ai kết duyên đôi
Thế nhưng tôi vẫn đơn côi vẫn không ai đoái hoài tôi…
“Những Nụ Tình Xanh” ra đời năm 1973 trong phong trào nhạc trẻ và được giới thanh niên, sinh viên-học sinh đón nhận nồng nhiệt. Người ta biết được ca khúc này nhờ “tiếng hát học trò” của ca sĩ Thanh Lan. Bài hát nhanh chóng gắn liền với tên tuổi của Cô. Không biết có phải vì vậy mà sau này trong một album của cô, ca sĩ Thanh Lan đã lấy chủ đề “Tiếng hát xôn xao mộng tình đầu”. Người ta nghe Thanh Lan hát ca khúc này như nghe tiếng tình yêu gõ cửa trái tim. Nỗi buồn trong bài hát là nỗi buồn vu vơ của tuổi mới lớn. Nó chợt đến rồi chợt đi để nhường chỗ cho những trải nghiệm của cuộc đời.
Trong một hoàn cảnh dầu sôi, lửa bỏng, khi cuộc chiến đang leo thang thảm khốc, “Những Nụ Tình Xanh” của Phạm Duy cũng như “Tous Les Garcons et les Filles” của Francoise Hardy đã góp phần mang thêm niềm lạc quan vào trong cuộc sống cho người dân, đặc biệt là tuổi trẻ miền nam.
Thời bấy giờ hình như còn có một bản Việt ngữ khác mang tên “Tuổi Trẻ Của Chúng Ta”, không rõ ai là tác giả. Bản Việt ngữ này không thấy được nhiều ca sĩ trình bày.
Hơn 50 năm đã trôi qua, kể từ ngày “Tous Les Garcons et Les Filles” ra đời và cũng đã hơn 40 năm cho ca khúc “Những Nụ Tình Xanh”, công chúng vẫn còn yêu mến hai ca khúc này. Các thế hệ trẻ mới lớn lên sau này vẫn biết đến và hát lại bài hát này. Phần tiết tấu có thể thay đổi để phù hợp với thời đại, nhưng tinh thần “yêu người, yêu đời” của “Tous Les Garcons et Les Filles – Những Nụ Tình Xanh” vẫn mãi không thay đổi.
Vanchus
Viết xong ngày 25 tháng 8 năm 2016
Anh Khoa hát Tìm Em Ở Đâu của Minh Nhựt
Anh Khoa hát Tìm Em Ở Đâu của Minh Nhựt
Đoàn văn công Chí Linh hát Trưng Vương Đại Phá Quân Đông Hán của Hoàng Thi Thơ
Đoàn văn công Chí Linh hát Trưng Vương Đại Phá Quân Đông Hán của Hoàng Thi Thơ
Khánh Ly hát Mùa Thu Cánh Nâu của Nguyễn Ánh 9, phổ thơ Hoàng Nhu
Khánh Ly hát Mùa Thu Cánh Nâu của Nguyễn Ánh 9, phổ thơ Hoàng Nhu
Nguyễn Ánh 9 – Mùa Thu Cánh Nâu
Mùa thu, đó là đề tài muôn thuở tạo nhiều cảm hứng cho người nghệ sĩ sáng tác. Người ta viết về mùa thu, vẽ về mùa thu, và cả hát về mùa thu. Trong tân nhạc Việt Nam, hình như tác giả nào cũng muốn có bóng dáng của mùa thu trong các ca khúc của mình. Chúng ta có Đoàn Chuần và Từ Linh như là gương mặt tiêu biểu cho nhạc sĩ của mùa thu. Nhưng họ không phải là nhạc sĩ duy nhất viết về mùa thu. Các nhạc sĩ tên tuổi như Đặng Thế Phong, Văn Cao, Phạm Duy, Cung Tiến, Phạm Mạnh Cương, Lam Phương, hay trẻ hơn như Trịnh Công Sơn, Ngô Thụy Miên hay Đức Huy cũng đều có ca khúc sáng tác về mùa thu.
Mùa thu trong các sáng tác thường theo một khuôn mẫu của màu sắc, âm thanh và cảnh vật. Đó là màu vàng của lá, cảnh con nai vàng ngơ ngác, tiếng mưa thu thánh thót, hay hình ảnh mưa giăng-lá đổ… và tất cả những chi tiết này được sử dụng để nói về tình yêu. Có khi hạnh phúc; cũng có khi tan vỡ; nhưng giai điệu nào cũng đẹp, giai điệu nào cũng mang cho giới thưởng ngoạn nhiều rung động.
Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 cũng có một sáng tác về mùa thu. Mùa thu của ông không tuân theo một công thức như vậy. Mùa thu của nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 có thêm một màu sắc mới - màu nâu. Ông đặt tên cho ca khúc của mình là “Mùa Thu Cánh Nâu”. Trong băng nhạc Phạm Mạnh Cương chủ đề “Những Điệu Thu Ca” do trung tâm Tú Quỳnh phát hành trước năm 1975 tại Sài Gòn, tác giả của ca khúc được ghi là Hoàng Nhu và Quang Anh. Quang Anh là tên của người con trai của nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9. “Mùa Thu Cánh Nâu” là một công trình hợp soạn giữa thi sĩ Hoàng Nhu và nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9. Về nhạc thuật, “Mùa Thu Cánh Nâu” được sáng tác theo một bố cục rõ ràng với hai phiên khúc đầu, tiếp nối bằng phần điệp khúc rồi trở lại với phiên khúc để kết thúc. Mỗi một phiên khúc là một tâm trạng khác nhau, chuyển biến từ ngoại cảnh đến nội tâm. Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 đã khéo léo chọn cho “Mùa Thu Cánh Nâu” nhịp điệu blues buồn buồn như một lời tự sự. Và cứ như thế bài hát dẫn chân người nghe đi vào một cuộc tình dạt dào thương nhớ.
“Vì sao Mùa Thu Cánh Nâu?” nhiều người có lẽ đã tự hỏi. Đó là một tình khúc buồn. Bài hát viết về một cuộc tình đã mất làm gợi nhớ bao kỷ niệm ngày qua. Hay nói đúng hơn, “Mùa Thu Cánh Nâu” là tâm sự của một người cô đơn, tình cờ nhìn cảnh xưa làm gợi nhớ đến người yêu đã xa.
Em về, qua đường cũ,
nghe nhịp bước chân bơ vơ.
Hàng cây ngày xưa,
buồn trơ đón trên từng lá mong chờ.
Quán chiều ngủ say, giấc buồn trên cây.
Chúng ta đã xa nhau bao lâu rồi nhỉ? Mọi thứ tưởng đã ngủ quên theo thời gian. Bất chợt “Em về, qua đường cũ”. Bao nhiêu là kỷ niệm phút chốc bỗng hiện ra. Có lẽ đây là tâm thức của “người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”(Nguyễn Du) cho nên, vẫn “hàng cây ngày xưa”, nhưng bây giờ là sự quạnh quẽ của những “nhịp bước chân bơ vơ”. “Mùa thu cánh nâu” được bắt đầu bằng một không gian gợi nhớ. Đó là cảnh chiều mùa thu, ngày đang đi dần vào đêm trong đìu hiu nên “Quán chiều ngủ say, giấc buồn trên cây”.
Em nhìn thu vàng úa,
nghe đời hắt hiu trên môi.
Mình em chiều quên,
làm nghiêng bóng trên đường vắng âm thầm.
Xa cách rồi còn ai, thương giấc buồn trên tay.
Phiên khúc 2 mang nỗi buồn đìu hiu của cảnh vật đi vào lòng người làm sống dậy bao nhiêu là thương nhớ về một cuộc tình đã ly tan. Vì thế từ “giấc buồn trên cây” của phiên khúc một, giờ đã trở thành “giấc buồn trên tay”.
Em lang thang, một mình thương yêu trống vắng.
Mùa thu cánh nâu, vàng con lá sầu.
Em đi, một mình cô đơn trái chín.
Chiều lên gió cao, hú gọi tên nhau.
Người ta thường hay nhắc đến “mùa thu có lá vàng rơi”. Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 và thi sĩ Hoàng Nhu có lẽ đã nghĩ khác. Họ có một cái nhìn hết sức tinh tế về sự thay đổi của màu sắc và chuyển động của cảnh vật trong mùa thu. Mùa thu làm vàng lá trên cây. Nhưng lá vàng không vì thế mà tự rụng để kết thúc một chu kỳ của sự sống. Lá vàng trên cây là sự đợi chờ mòn mỏi của một người yêu đến một người yêu đang xa cách. Nó bám chặt lấy cành trong tuyệt vọng vì biết rằng tự nó vẫn không làm thay đổi được chu kỳ phát triển của tự nhiên. Một vài cơn mưa dầm; rồi một vài đợt nắng hanh cũng chỉ đủ làm úa nâu những chiếc lá trên cành. Phải chờ đến khi có một cơn gió đi lạc, luồn qua các khe hở của nhánh cây, thổi tung những chiếc lá nâu lìa cành. Những chiếc lá nâu chập chờn, tan tác trong không trung như những cánh bướm lẻ bầy, đi tìm đời, đi tìm người và đi tìm mình, trong tuyệt vọng.
Em về, nghe đời nhớ,
trên từng ngón tay cô đơn.
Nhịp chân gầy xanh,
buồn như lá thu ngày tháng hao mòn.
Em về chiều nay, thu vàng trên tay.
Phiên khúc cuối cho thấy tâm trạng của người trong cuộc đã bị thấm sâu với sự thương nhớ mà cảnh xưa đã vô tình mang đến. Kỷ niệm của ngày còn bên nhau chỉ làm cô đơn thêm vậy kín. Nếu đem so sánh phiên khúc cuối cùng với phiên khúc một của bài hát, người nghe dễ dàng nhận ra một quá trình diễn biến cảm xúc đi từ ngoại cảnh đến nội tâm. Cảnh chiều vẫn đìu hiu nhưng giờ đây chừng như nặng nề và ê chề hơn vì “đường cũ” đã làm cho “đời nhớ”; “Nhịp bước chân bơ vơ” làm “từng ngón tay cô đơn”; “hàng cây ngày xưa” giờ là “Nhịp chân gầy xanh”; và “giấc buồn trên cây” đã trở thành “thu vàng trên tay”.
“Mùa Thu Cánh Nâu” là một bức tranh đầy màu sắc và cảm xúc bằng âm thanh. Nó thật sự là biểu tượng cho mùa thu của những tâm hồn cô đơn.
Đã có biết bao nhiêu mùa thu “em về, qua đường cũ”? Và còn bao nhiêu mùa thu nữa, em ôm “thu vàng trên tay” chờ đợi anh trở lại? Ở phương trời nào, anh có biết không?
Vancouver ngày 18 tháng 11 năm 2017.
Chu Văn Lễ
Lê Uyên Phương sáng tác và trình bày Trên Da Tình Yêu
Lê Uyên Phương sáng tác và trình bày Trên Da Tình Yêu
Lê Uyên Phương thường chỉ hát nhạc do họ sáng tác.
"Trên Da Tình Yêu" là một ca khúc trong tập Uyên Ương Trong Lồng của LUP.
Thanh Lan và Trọng Nghĩa hát Angelique - Em Yêu Dấu. lời Việt của Nguyễn Duy Biên
Thanh Lan và Trọng Nghĩa hát Angelique - Em Yêu Dấu, lời Việt của Nguyễn Duy Biên
Trúc Mai hát Lời Tạ Từ của Dzũng Chinh với hai phiên bản Dĩa nhựa và Băng nhạc.
Trúc Mai hát Lời Tạ Từ của Dzũng Chinh với hai phiên bản Dĩa nhựa và Băng nhạc.