Trang 3/8

Re: - 30/04/2023 - tưởng niệm 48 năm người Việt mất miền Nam Tự Do

Đã gửi: Chủ nhật 23/04/23 08:54
bởi nắng thủy tinh
Hình ảnh

CHUYỆN VỀ CÔ GIÁO PHA TRONG MÙA LỪA ĐẠN 1972

Cô Giáo Pha dạy ở Trường Tiểu Học Thị Xã Bình Long. Trong trận tấn công của quân Bắc Việt vào thị trấn An Lộc năm 1972, đã làm Cô Pha trận Đạn pháo kích thương ở chân, không di chuyển được. Các anh Biệt Cách Dù đã đưa Cô về Trạm Xá Dã Chiến ở cạnh Bộ Chỉ Huy chăm sóc.

Khi thương tích đã giảm, đi lại được bằng đôi nạng gỗ do Chiến Sĩ Biệt Cách Dù tự chế, hằng ngày cô nhìn qua cửa sổ, thấy các chiến sĩ an táng các tử sĩ VNCH dưới làn mưa đạn, mờ mịt khói lửa đang cặm cụi chôn, đắp mộ, lập bia cho các đồng đội mình đã hy sinh.

Xúc cảm trước những tử vong cao cả này và với lòng cảm mến, đội ơn sâu xa của một người dân với Quân Đội VNCH nói chung và Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù nói riêng, cô đã sáng tác hai câu thơ :

" An Lộc Địa Sử Ghi Chiến Tích
Biệt Kích Dù Vị Quốc Vong Thân "

Cũng chính từ hai câu thơ đó mà cả nước biết đến danh xưng một đơn vị thiện chiến của QL.VNCH, đó là Lực Lượng Biệt-Kích-Dù 81. Với 2 câu thơ này, đã khiến cho hàng triệu người miền nam phải không ? nhỏ lệ khóc cho 68 chiến sĩ mũ xanh đã nằm xuống nơi mặt trận Bình Long-An Lộc năm 1972. Hai câu thơ của chị đã làm thổ thức biết bao chàng trai Biệt kích Dù năm xưa., tên tuổi chị cũng đi vào quân sử VNCH. Bài thơ của người con gái Bình Long có cái tên mộc mạc giản dị cũng đã đi vào huyền thoại từ 1972 đến nay.

Cô giáo Pha còn một bài thơ khác để để lại trên tấm bia trước nghĩa trang Biệt Cách 81 Dù ở An Lộc, cô viết tặng các anh hùng liệt sĩ QLVNCH này.

Gửi anh người chiến đấu
“Anh Biệt Kích ngàn xưa bất hẹn
Em thục nữ trăng trắng ngoài xinh
Ta quen nhau nắng Lý Bạch lưu linh
Khi tỉnh giấc mơ khối tình trong mộng
Em chỉ muốn sao thương chàng qua bóng
Để rồi mơ rồi mơ rồi mơ rồi mơ
Biệt kích ơi sao tâm ý thành thơ
Xin gửi mà cứ ngẩn ngơ thương nhớ mãi”.
(Cô giáo Pha)

Tỉnh An Lộc tàn của Bình Long là cửa ngõ phía Tây Bắc và chỉ cách Thủ đô VNCH hơn 100 km. Từ Sài Gòn đi Thủ Dầu Một rồi theo Quốc Lộ 13 sẽ đến An Lộc.

Đầu tháng 4/1972 sau khi chiếm được huyện Lộc Ninh, 40.000 quân cộng sản tiến về bao vây thị xã An Lộc.
Thời điểm đó, tại Hội đàm Paris, bà Nguyễn Thị Bình tuyên bố trong vòng 10 ngày An Lộc sẽ là Thủ đô của Mặt trận Giải phóng, điều này không xảy ra. Những trận đánh ác liệt với quân số áp đảo có xe tăng và pháo binh thiện chiến với 7 trận tấn công quyết thắng, nhưng quân Bắc vẫn chưa chiếm được An Lộc.

An Lộc cũng là câu chuyện về cuộc bao vây, 40.000 quân cộng sản với xe tăng pháo binh để cố gắng đẩy một thị xã diện tích 4 km2.

Lực lượng VNCH tử thủ An Lộc chỉ với 6.350 quân, chủ lực là Sư Đoàn 5 BB với tướng Tư lệnh mặt trận Lê Văn Hưng, cùng Liên Đoàn 3 Biệt Động Quân, hai tiểu đoàn SĐ 18 và Địa Phương Quân Tiểu Khu Bình Dài. Vào ngày phong tỏa thứ 10, phía VNCH sau đó đã tăng viện thêm cho An Lộc 20.000 quân, như các Lữ đoàn 1 Nhảy Dù và Liên đoàn 81 Biệt Cách Dù.... Các đơn vị này được vận chuyển trực tiếp ngay trong vòng vây and into An Lộc.

Kể từ ngày 9 tháng Sáu, lực lượng VNCH, trong đó có Thiết Giáp, đã thành công khai thông được quốc lộ 13 trên đường tiến vào An Lộc, là luồng sinh khí mới cho quân trú phòng sau gần hai tháng trời . quân đội tấn công và bảo vệ sự tàn phá. Viện quân VNCH ngày càng tăng dần chiếm lại nhiều khu vực rộng lớn chung quanh con lộ huyết mạch này để mở rộng phạm vi kiểm soát lãnh thổ tại Bình Long sau những đợt tấn công dữ dội của Cộng quân vào những ngày đầu của Mùa Hè Đỏ Lửa. Và cho đến ngày 18 tháng Sáu, cuộc chiến tại Bình Long coi như kết thúc.

Vào ngày 7 tháng Bảy năm 1972, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu bay vào An Lộc để gắn huy chương cho Tướng Tư Lệnh Lê Văn Hưng và Đại Tá Tỉnh Trưởng Bình Long Trần Văn Nhựt cùng các chiến sĩ hữu công anh dũng tiến các các đợt tấn công của lực lượng Cộng sản Bắc Việt vào An Lộc và bảo toàn lãnh thổ Tiểu Khu Bình Long.

Khi QL.VNCH đánh bật cộng sản ra khỏi Bình Long, tổng kết sự thiệt hại phía VNCH có 8.000 thương vong, riêng tại Thị xã An Lộc là 2.300 binh sĩ. Theo nguồn tin Hoa Kỳ, tổn thất về lực lượng cộng sản Bắc Việt gồm có 27 xe tăng bị bắn hạ ngay tại thị xã An Lộc, 10.000 chiến sĩ tử trận 15.000 bị thương, tổn thất nhân mạng lớn là do bị bom B52. Tuy nhiên, các phe cộng sản chỉ nhìn nhận 2.000 bộ đội đã chết và 5.000 người bị thương. Tổn thất của thường dân vào khoảng hơn 10.000 thương vong.

Trịnh khánh Tuấn

nguồn:

Re: - 30/04/2023 - tưởng niệm 48 năm người Việt mất miền Nam Tự Do

Đã gửi: Chủ nhật 23/04/23 09:38
bởi Bạch Vân
          

          




https://app.box.com/s/vk1a0ubm0w649x79ffb0o716x2k6donc




Đường về khuya
Minh Kỳ - Lê Dinh
Bạch Vân . Mờ Mờ . Nắng Thủy Tinh . Vịnh Nghi
Tứ ca Người Nam


Đường về khuya
Minh Kỳ - Lê Dinh

Đường khuya vắng người mến thương xa rồi
mình tôi lắng hồn theo tiếng mưa rơi
lối về còn là bao hình bóng
nhớ lúc chia tay giữa đêm sương mơ
bùi ngùi thôi chẳng nói
bóng ai xa rồi còn ai đứng nhìn theo

ĐK
Đêm lắng chìm vào ngàn xa cuối trời những hạt mưa rơi
trên lối mòn còn mình tôi nhớ người
ngàn phương xa vắng
Đêm ánh đèn mờ nẻo khuya vẫn còn mưa tuôn
nghe gió lanh mà xao xuyến lòng chan chứa tình thương
Đường khuya phố buồn nhớ thương giăng mờ
Người ơi biết rằng nơi chốn xa xưa
có người tìm vần thơ mà để
tiễn bước ai đi xông pha muôn trùng để ngày mai
nối câu duyên lành mà vui nốt ngày xanh

Người đi nhớ gì giữa đêm kinh kỳ
trời khuya có người mơ bước ai đi
suối đời cùng rừng xanh vạn lý
gió núi mưa tuôn xe đôi vai nặng vì tình non tình nước
ước mơ mai về kể hết chuyện xưa



          

Re: - 30/04/2023 - tưởng niệm 48 năm người Việt mất miền Nam Tự Do

Đã gửi: Chủ nhật 23/04/23 13:56
bởi Bạch Vân
  •           

    Bốn Tám Năm Trôi...



    Bốn Tám Năm Trôi …
    Ba mươi tháng tư bảy lăm
    Than ôi, đã bốn tám năm, hỡi trời!
    Bốn tám năm xa rời quê cũ
    Bốn tám mùa, đào ngũ di cư
    Hỡi ôi, tất cả dường như
    Thế cờ dang dở, giã từ cuộc chơi!
    Ôi tư bản, có trời mới hiểu
    Ôi đồng minh, lại thiếu đồng tình
    Khi cần hợp tác quân binh
    Bán buôn xong việc, lặng thinh bôn đào!
    Mặc dân Nam lao đao di tản
    Mặc giặc cộng khốn nạn giết dân
    Rừng sâu đày ải triệu quân
    Biển khơi địa ngục dương trần người đi.
    Bốn tám năm mỗi khi nhắc nhớ
    Bốn tám mùa chuyên chở niềm đau
    Than ôi hai chữ đồng bào
    Tàn dân hại nước, vì sao…giặc Hồ?
    Còn cái xác phơi khô ác tặc
    Còn đảng cướp lũ giặc rừng sâu
    Còn bọn thái thú, chư hầu
    Với dân hống hách, với Tầu điếc câm!
    Non nước Việt tháng năm chia cắt
    Quê hương ơi, Nam Bắc chung nhà
    Là ngày nô lệ Tầu, Nga
    Ba miền đất nước, một nhà tù chung!
    Hỡi những trang anh hùng vì nước
    Hỡi những ai hẹn ước non sông
    Ba miền đất nước một lòng
    Vùng lên đuồi giặc non sông thanh bình.

    Lính Già Trần Nam Ca
    CA Tháng Tư, 2023


    Nguồnhttps://hoiquanphidung.com


              

Re: - 30/04/2023 - tưởng niệm 48 năm người Việt mất miền Nam Tự Do

Đã gửi: Chủ nhật 23/04/23 14:17
bởi Bạch Vân
  •           


    Tưởng niệm 48 năm mất nước





    Cali Today News – Thấm thoắt đã 48 năm kỷ niệm ngày mất nước, người Việt lưu vong khắp nơi trên thế giới, người còn người mất. Thế hệ thứ nhất mơ ước ngày về khi đất nước thật sự có Tự Do, Dân Chủ và Nhân Quyền chưa thấy đâu thì đã nằm im dưới huyệt lạnh. Thế hệ thứ nhất kỳ vọng con cháu của mình vào dòng chánh ở xứ người, làm nở mày nở mặt tổ tiên, ông bà của mình và mong con cháu của mình vẫn nhớ mình là người Việt Nam, tranh đấu cho một Việt Nam thật sự có Tự Do, Dân Chủ và Nhân Quyền.

    Thế hệ thứ hai có người là tướng của quân đội Hoa Kỳ, là dân biểu của liên bang, Thượng nghị sĩ, Dân biểu của tiểu bang, giám sát viên, thị trưởng, nghị viên, chánh án liên bang, chánh án tiểu bang, v.v. Người Mỹ gốc Việt có người làm tỷ phú, triệu phú, người Việt tị nạn thành công về mọi mặt, người Việt thành lập những hội từ thiện, giúp đỡ cho người cùi, người mù, người nghèo ở Việt Nam. Người Việt giúp bà con thân nhân ở Việt Nam nhiều lắm. Người Việt giàu ở Việt Nam làm ăn ở hải ngoại, gửi con du học, đa số ở luôn ở ngoại quốc, lấy vợ, lấy chồng, làm ăn ở hải ngoại, số người hồi hương đem kiến thức của mình về giúp nước không nhiều.



    Vượt biển tìm Tự Do


    Nhiều người mơ ước được trở về Việt Nam, chết bên cạnh mồ mã của ông bà của mình nhưng đâu có được. Nhiều người trối với gia đình sau khi chết, hãy hỏa táng họ, rồi đem tro cốt về Việt Nam. Mẹ của chúng tôi cũng là một người trong số người trăn trối, đem tro về Việt Nam, để được chôn gần mồ mã ông bà. Sức người có hạn, tuổi Trời đã định, tôi được biết nhiều người mơ ước trở về quê hương khi quê hương không còn Cộng Sản. Mơ ước này ngoài tầm tay, cho nên tuổi già sức yếu nhiều người đành nhắm mắt ở xứ người.



    Cố Trung Tá Nguyễn Thị Hạnh Nhơn


    Cố Trung Tá Nguyễn Thị Hạnh Nhơn, chủ tịch Hội Cứu Trợ Thương phế binh và cô nhi quả phụ, chị ở tù nhiều năm, vừa định cư ở Hoa Kỳ, chị bắt tay với ông Nguyễn Hậu, hội H.O để giúp đỡ những chiến sĩ đang ở trong các trại tị nạn Đông Nam Á và lo vận động với Thượng Nghị Sĩ John McCain để có chương trình định cư cho H.O, cho những sĩ quan ở tù dưới chế độ Cộng Sản được định cư ở Hoa Kỳ. Mỗi năm chị tổ chức đại nhạc hội lấy tiền giúp cho thương phế binh, cô nhi quả phụ ở quê nhà. Ngày Tết, chị có gian hàng trong hội chợ của tổng hội sinh viên để trình bày về tình trạng của thương binh và cô nhi quả phụ ở quê nhà, với những hình ảnh tàn tật đáng thương của anh em cụt tay, cụt chân đi bán vé số, đánh giày để kiếm ăn từng bữa.

    Chị làm việc không ngừng nghỉ đến hơi thở cuối cùng. Tôi gọi điện thoại thăm chị thường xuyên, cho đến một hôm tôi gọi chị, giọng nói của chị rất mệt nhọc:

    – Duyên ơi, cả tuần nay mình không ăn được.

    Thế rồi chị vào nhà thương Fountain Valley. Chúng tôi vào thăm chị, tối hôm đó chị được giải phẫu, sáng hôm sau chúng tôi thăm chị, rồi chị đi. Chị bình thản ra đi không đau đớn, không nhăn nhó, chị ra đi như người đi vào giấc ngủ, bình thản mà đi.

    Chúng tôi nuốt nước mắt vào tim. Chúng tôi không nghĩ chị bỏ chúng tôi mà đi, dù chị đã hơn 90 tuổi, dáng của chị vẫn còn đẹp, thẳng không lom khom, mắt vẫn còn đẹp, trong sáng, nụ cười vẫn còn tươi. Suốt đời chị làm việc cho người khác. Nhiều lần chúng tôi đến thăm chị, hồ sơ đầy nhà, đầy bàn giống như ở sở làm, hồ sơ của thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa, để gửi thẳng tiền cho họ.


    Cố Trung Tá Nguyễn Thị Hạnh Nhơn tại đại nhạc hội CẢM ƠN ANH, NGƯỜI THƯƠNG BINH VNCH


    Chúng tôi thương chị vô cùng, tuần nào chúng tôi cũng ra phi trường đón những gia đình quân nhân đi theo diện H.O (bây giờ con của các anh chị ấy đã thành danh, đã thành triệu triệu phú, vẫn ở Orange County), nhưng chị Hạnh Nhơn của chúng tôi thì ở nơi nào không ai biết? Hình của chị mặc quần áo nữ quân nhân màu xanh vẫn ở trước mặt tôi, ở cửa ra vào, ở trên tường, trong phòng làm việc của chúng tôi. Tóc của chị bạc trắng nhưng nụ cười của chị vẫn tươi, thật tươi.

    Viết về người tôi quen đã ra đi thì nhiều lắm, những người hữu ích cho xã hội sao đi sớm quá, dù đã hơn 90 tuổi mới ra đi nhưng chúng tôi vẫn mong chị đừng đi vì người đau khổ còn nhiều lắm trên quê hương của chúng ta.

    Cố Trung Tá Nguyễn Thị Hạnh Nhơn đã vĩnh viễn ra đi, để lại hình ảnh đẹp của một người phụ nữ nhân từ lo cho thương phế binh, cô nhi quả phụ. Người còn lại vẫn tiếp tục làm những việc tốt đẹp mà chị đã làm từ bao nhiêu năm qua.


    Cố Trung Tá Hạnh Nhơn tham dự họp mặt Liên Hội Cựu Chiến Sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa tại Nam California vào cuối tháng 3/ 2017.



    Những tấm gương anh hùng đã đi như Trung Tướng Ngô Quang Trưởng, Trung Tướng Phan Trọng Chinh, Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng, Trung Tướng Lê Nguyên Vỹ, Thiếu Tướng Đỗ Kế Giai, Thiếu Tướng Phạm Văn Phú, v.v. đã đi, nhưng hình ảnh của quý vị vẫn còn ở đây, ở trong trái tim của đồng hương ngưỡng mộ họ. Mỗi năm đến ngày 30 tháng 4, đồng bào ở khắp nơi trên thế giới đều làm lễ tưởng niệm những chiến sĩ đã hy sinh vì Tổ Quốc và cầu nguyện cho họ, cũng như cầu nguyện cho đồng hương chết trên mặt biển, chết ở rừng sâu núi thẳm trên đường vượt biển tìm Tự Do. Cái giá của Tự Do quá đắt vì phải liều mạng sống của mình, một là sống hai là chết để đến bến bờ Tự Do.


    Tháng 4 Đen, hàng ngàn người Việt Nam di tản khắp nơi trên thế giới.


    Đến ngày 30 tháng 4 năm 2023 là 48 năm ngày mất nước, ngày mà người dân bỏ nước đi tìm Tự Do, ngày mà hàng ngàn quân nhân, công cán chính bị tù đày, vợ mất chồng, cha mẹ mất con, người chết trên mặt biển, người chết trên rừng sâu núi thẳm, ngày đau thương nhất của người dân Việt Nam. Mỗi năm đến ngày này hàng triệu người cầu nguyện cho vong linh các chiến sĩ, bỏ mình vì Tổ Quốc, ngày mà người dân Việt ở khắp nơi trên thế giới cầu nguyện ở chùa, nhà thờ, những nơi tôn nghiêm cho người dân Việt chết oan, chết ức ở khắp nơi được siêu thoát và cầu nguyện cho người thân của mình ở quê nhà thật sự có Tự Do, Dân Chủ, Nhân Quyền và bảo toàn lãnh thổ, lãnh hải.

    Nhiều đồng hương nhìn xa, hiểu rộng thường nói với chúng tôi rằng:

    – Đừng nhớ về quá khứ, vận mạng của đất nước mình như thế, số phận của người Việt Nam như thế, thôi thì nhìn về tương lai, tương lai của những người trẻ lưu vong ở xứ người phải làm gì cho ông bà của mình chết được mỉm cười nơi chín suối?

    – Học giỏi, phải nhớ mình là người Việt Nam, thương đất nước Việt Nam, phải có lý tưởng, phải giúp người, giúp đời, phải sống cho xứng là con người ở xứ sở văn minh, phải yêu chuộng Tự Do, Dân Chủ, phải tranh đấu cho Nhân Quyền, phải bênh vực quyền làm người, phải quan tâm và giúp đỡ những người nghèo khổ, người bất hạnh, v.v.




    Người trẻ Việt Nam dù sinh ra ở xứ người đi vào dòng chính rất nhanh, hành pháp, lập pháp và tư pháp. Người trẻ Việt Nam dù sinh ra ở bất cứ nước nào cũng nói được tiếng Việt lưu loát, lúc nào cũng nhớ mình là người Việt Nam, tổ tiên mình là người Việt Nam. Người trẻ tìm cho mình một chỗ đứng trong xã hội văn minh. Người trẻ Việt Nam dạy con của mình về lịch sử kiêu hùng của ông bà mình đã từng đánh Tàu, đuổi Tây. Người trẻ Việt Nam hãnh diện mình là người Việt Nam.

    Cầu xin Phật, Chúa, Đấng Tối Cao phù hộ cho nước Việt Nam, cho dân Việt Nam có đời sống thái bình, no ấm và Tự Do.

    Orange County, 4/2023

    KIỀU MỸ DUYÊN

    ([email protected])


              

Re: - 30/04/2023 - tưởng niệm 48 năm người Việt mất miền Nam Tự Do

Đã gửi: Chủ nhật 23/04/23 14:25
bởi Bạch Vân

Re: - 30/04/2023 - tưởng niệm 48 năm người Việt mất miền Nam Tự Do

Đã gửi: Chủ nhật 23/04/23 16:36
bởi Bạch Vân
  •           



    Cộng Sản Dạy Tôi Những Điều Đối Trá Về 30 Tháng Tư






    (Tác giả còn rất trẻ, mới qua Mỹ định cư, học ngành sư phạm tại Cal State, sau đây là tâm sự của cô, về ngày 30 tháng Tư.)

    *


    Sáu năm trước…

    Mười tám năm sau khi ra đời tôi mới tìm ra câu trả lời cho điều thắc mắc tôi đã mang trong lòng từ lúc còn bé “cộng sản là gì””.

    Tôi đã khóc khi biết được sự thật. Nhắc đến, tôi không sao quên được ánh mắt sửng sốt của cô giáo dạy lớp tiếng Việt ở Golden West College dành cho tôi, khi đọc bài viết thi học kỳ một với đề bài “hãy viết lên cảm xúc của em về ngày 30 tháng 4”.

    Là một học trò giỏi mới từ Việt Nam sang định cư tại Mỹ, tôi đã mỉm cười thích thú khi đọc đề bài, cắm cúi viết đầy cả hai trang giấy, dù cô chỉ yêu cầu một trang. Tôi là người đầu tiên nộp bài, hồi hộp chờ đợi kết quả…

    Cô giáo có vẻ giật mình, nhăn mặt và xúc động mạnh khi đọc bài tôi, gọi tôi lên và hỏi “ai dạy em như thế hả? “Tại sao em lại viết văn tuyên truyền như thế!”.

    Thật sự lúc đó tôi không hiểu cô nói gì, chỉ biết tôi đã cố gắng dùng lời lẽ tốt đẹp nhất, nói lên cảm giác hân hoan, vui sướng của tôi về 30 tháng 4- “ngày đại thắng” của dân tộc Việt Nam, tôi đã ca ngợi Bác Hồ và miêu tả sự “hoành tráng” của ngày vui mừng thắng lợi của đảng cộng sản Việt Nam. Tôi đứng như bất động, không hiểu tại sao cô giáo lại tỏ thái độ như thế. Tôi rụt rè trả lời “Em viết sai làm sao hả cô” Em được học làm sao, viết vậy thôi…”. Cô nhìn tôi khẽ lắc đầu và bảo tôi về bàn.

    Sau đó cô giáo mở cuốn băng DVD của trung tâm Asia “Hành Trình Tìm Tự Do” cho cả lớp xem. Bước xuống bàn tôi, cô giáo nói “Em coi xong cuốn băng này, sẽ hiểu tại sao cô lại có thái độ, không được vui lúc nãy”.

    Tôi lặng lẽ xem, những giọt nước mắt của tôi không phải chỉ vì xúc động, mà là nỗi đau khi lần đầu biết được sự thật đau lòng: tôi, thành viên của cả một thế hệ trẻ thanh niên Việt Nam hôm nay-và nhiều thế hệ sau này nữa-, đã và đang bị nhồi sọ bởi một thứ giáo dục hoàn toàn là dối trá bao nhiêu năm nay, mà không hề hay biết gì.

    Khi tôi được sinh ra, miền Nam đã trải qua nhiều năm bị đặt dưới ách toàn trị của chế độ độc tài. Những bậc phụ huynh trong các gia đình, sau khi từng lãnh nhiều biện pháp hà khắc của chế độ mới, đã buộc phải giả câm, giả điếc. Vì cực nhọc mưu sinh, và cũng vì an ninh của chính con cái mình, hầu hết không thể vạch rõ cho con em biết, mọi thứ dối trá mà con em họ phải học trong trường lớp và sách vở tô hồng chế độ, đánh bóng lãnh tụ, dối trá những điều không có!

    Trong hoàn cảnh trên đây, đầu óc non nớt của cô bé con là tôi, khi rời quê nhà tới được nước Mỹ, vẫn ngây thơ tin vào những điều dối trá mình từng học.

    Tôi đã xem những kẻ tôi tớ cho một chủ nghĩa ngoại lai, mang đủ thứ mưu ma chước quỉ của chúng về tàn phá đất nước, là cha già, là anh hùng dân tộc. Chính cái chế độ kỳ dị ấy, đã đầy ải hành hạ đồng bào tôi, gia đình tôi.

    Bao nhiêu năm đã trôi qua, trên từng mái tóc nhuốm bạc của những người dân tị nạn kể từ ngày mất Sài Gòn và miền Nam, thủ đô và đất nước thân yêu Việt Nam, với tôi giờ nổi đau ấy dường như mới xảy ra hôm qua.

    Qua cuốn DVD ấy, tôi biết được số lượng người Việt, hàng trăm ngàn, đã bỏ xác trên biển Đông, trong tay hải tặc đã không thể nào thống kê hết. Những trái tim tan nát sau những chuyến hải hành vô định trên biển Đông trùng trùng gió bão. Những bà mẹ quỳ lạy những tên hải tặc xin tha cho đứa con gái mười tám tuổi ốm o bịnh hoạn. Những giọt nước mắt và những lời van xin của mẹ không làm lay động tâm hồn của những người không chút lương tâm. Tiếng niệm Phật, lời cầu kinh lúc đấy không ai nghe thấy vì lúc đó không Chúa cũng chẳng có Phật, chỉ có những thân thể trần truồng máu me nhầy nhụa, những tiếng rên của những con người bất hạnh mà số phận của họ lúc ấy như “ngàn cân treo sợi tóc”. Trong đói khát lo âu, cuối cùng đến được trại tị nạn, thì trại đã chính thức đóng cửa, hay vì họ bị trục xuất trở lại Việt Nam Lần đầu tiên biết được lịch sử chuyến vượt biên hãi hùng ấy, cùng vô số những cái chết thương tâm, lòng tôi dấy lên một nổi đau khó tả.

    Tôi nhớ lại,

    … Cảm giác vui mừng và hân hoan đến thế nào, khi đứng lên bục vinh dự nhận giải thưởng giải nhì môn văn học toàn quốc năm học lớp 9 ở Việt Nam. Tôi đã dùng hết mọi chữ nghĩa hào nhoáng tôi, đã học trong văn chương, để viết lên bài văn gần như hoàn chỉnh nhất trong đời, về đề tài “Ca ngợi hình ảnh Bác Hồ trong văn học Việt Nam.”

    Tôi đã viết rằng chủ tịch Hồ Chí Minh là một anh hùng giải phóng dân tộc, là bậc cha đáng kính của dân tộc Việt Nam, là biểu tượng của truyền thống kiên cường bất khuất trong lịch sử dựng nước và giữ nước, là tấm gương sáng của mọi tầng lớp, rằng ông là người thầy vĩ đại của nền cách mạng Việt Nam…

    Bây giờ nhớ lại, trong tôi hình như có cảm giác mình bị xúc phạm và lừa gạt nặng nề. Tôi căm ghét những lời hoa văn dối trá ngày nào tôi viết.

    Tôi lật lại từng trang của quyển tập Lịch Sử thời trung học ngày nào, lúc còn ở Việt Nam, được mang tận đây để làm kỷ niệm. Những dòng chữ nắn nót vẫn còn đậm mực ghi lại ngày 30 tháng 4 năm 1975 của bọn cộng sản, đã lấy máu dân tô thắm lá cờ mừng chiến thắng.

    Chúng miêu tả lại:

    “… Sáng 30 tháng 4, dọc theo xa lộ Biên Hòa Sài Gòn bô đội ta tiến qua ào ạt theo một mục tiêu: Trung Tâm Sài Gòn. Tiếng súng, đạn pháo nổ vang, khói đen bao trùm. Những loạt đạn yếu ớt của “bọn ngụy quân ngoan cố” không lọt qua xe tăng của lữ đoàn 203 nhắm thẳng vào mục tiêu bắn rất đanh. “Bọn địch” hoảng sợ, tiếng súng của chúng câm bặt.

    “… Bước qua đường Hồng Thập Tự, đội hình xe tăng của ta rẽ bên phải theo đại lộ Thống Nhất” Dinh Độc Lập kia kìa “Các chiến sĩ trong xe tăng reo lên, mắt vẫn chăm chú nhìn vào mục tiêu. Chúng tôi nhìn thấy toàn cảnh phủ tổng thống uy quyền. Lính ngụy quần áo rằn ri chạy nháo nhác tiếng đại bác, tiếng súng vang lên nhắm thẳng vào mục tiêu mà bắn.

    “… Chúng tôi bất chấp lửa đạn, đổ ra đường hò reo chào đón bộ đội, bám theo xe tăng la hò “Hồ Chí Minh muôn năm, Cộng Sản muôn năm, bộ đội giải phóng muôn năm. Những giờ phút đó, dọc các dãy phố, cả một rừng cờ đỏ sao vàng mọc lên chào mừng chiến thắng.

    “… Lịch sử 30 tháng 4 mãi mãi ghi lại câu tuyên bố đầu hàng của đại tướng Dương Văn Minh: “Tôi đại tướng Dương Văn Minh, Tổng Thống chính quyền Sài Gòn, xin đầu hàng vô điều kiện quân giải phóng. Tôi kêu gọi chính quyền Sàigòn, từ Trung Ương đến địa phương, bỏ vũ khí đầu hàng Quân Giải Phóng!”

    “… Đây là cuộc chiến tranh cách mạng giải phóng dân tộc, giải phóng miền Nam khỏi đế quốc xâm lược, khỏi ách kìm hãm của Mỹ Ngụy và bè lũ ngụy quyền tai sai; rằng đây là cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước thiêng liêng của dân tộc Viêt Nam…”

    Cứ cái giọng hợm hĩnh ấy, sách vở giáo khoa của Cộng sản cho tới bây giờ, vẫn tiếp tục nhồi nhét vào đầu những người tuổi trẻ biết bao điều dối trá.

    Cô giáo đầu tiên của tôi dạy lớp tiếng Việt ở Golden West College, đã nhận xét rất đúng. Bi kịch lớn của dân tộc Việt Nam là kẻ không đáng thắng, đã thắng! Sau khi đã làm tốn biết bao nhiêu xương máu của nhân dân, kẻ ác thắng trận đã tiêu hủy luôn chế độ dân chủ, tự do đa nguyên đa đảng và một nền kinh tế thị trường đã từng tồn tại ở miền Nam Việt Nam trước 75. Hậu quả là gần nửa thế kỷ sau, hôm nay đây đất nước Việt Nam, đang phải từng bước đi lại ngay đúng con đường ấy.

    Từ sau bài học về ngày 30 tháng Tư từ những năm trước, bản thân tôi sau khi tỉnh ngộ, đã tự tìm hiểu thêm khi nhìn lại tình hình Việt Nam hiện nay:

    – Nhân dân bị lãnh đạo bởi một chế độ độc tài, phủ nhận tự do của người dân, thành lập nên chính sách chà đạp quyền căn bản nhất của con người.”

    – Cho tới nay, hàng trăm, hàng ngàn tù nhân chính trị tù nhân tôn giáo giờ vẫn còn bị giam cầm trong những điều kiện vô cùng khốn khó. Cộng sản đã bắt bớ những người phát biểu bất đồng ý kiến thặm chí trên mạng internet. Đã không ít người âm thầm đấu tranh cho nền dân chủ nước nhà nhưng đã mấy ai thoát khỏi vòng kiểm soát. Tiêu biểu năm qua có ông TQH vì tội theo dõi thảo luận dân chủ trên internet, kỹ sư công chánh Bạch Ngọc Dương về tội ký tên trong bản Tuyên Ngôn Tự Do Dân Chủ Việt Nam, ông Vũ Hoàng Hải, cô Đoan Trang, bị đánh đập dã man vì đã ủng hộ bản tuyên ngôn tự do dân chủ. Danh sách những người như thế còn rất nhiều…

    – Tất cả các tôn giáo buộc phải ghi danh với nhà cầm quyền Việt Nam xin phép hoạt động. Hàng trăm đơn xin hoạt động bị khước từ thẳng thừng, bị hoãn hoặc trả lại. Năm ngoái, công an cộng sản đã đột nhập nhà thờ của hội thánh Menonite, đập phá mặt tiền của nhà thờ.

    – Công nhân Việt Nam không được thành lập các công đoàn tự trị, không có quyền tự do hội họp, đạo luật số 34 ngăn cấm tụ họp đông đảo nơi họp hội của nhà nước, của đảng, hội nghị quốc tế. Bạn tôi kể lại, năm ngoái trong khi tổng thống Mỹ đến thăm Hà Nội, cảnh sát đã hốt hết trẻ em sống bên lề đường và những người dân không nhà cửa nhốt vào trung tâm cải huấn, nhiều người trong số họ đã bị đánh đập, bỏ mặc cho đói khát bệnh hoạn và không có ngày về.

    – Người dân không được bảo vệ trươc pháp luật, cảnh sát có quyền bắt bớ, cầm tù bất cứ kẻ nào có tình nghi không cần lý do. Hàng trăm tù nhân tôn giáo, tù nhân chính trị đang bị giam cầm trong tù với điều kiện sống vô cùng khó khăn, có người bị đanh đập, hành hạ, tra tấn bằng điện giật.

    – Đảng cộng sản Việt Nam giới hạn quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và cả tự do hội họp. Người dân không có quyền tự do ngôn luận, hàng ngàn sinh hoạt văn hóa thông tin bị cấm đoán, truyền thông bị kiểm duyệt, không cho phép báo chí đối lập hoạt động. Bác sĩ Phạm Hồng Sơn đã bị lãnh án 7 năm tù một ví dụ điển hình. Cộng sản Việt Nam còn kiểm duyệt mạng lưới internet, ngăn chặn website có nội dung chính trị, kiểm soát emails.

    – Việt Nam nằm trong danh sách những quốc gia về tệ nạn mua bán tình dục, nô lệ tình dục. Bọn mất hết tính người, thậm chí đã mua bán trao đổi trẻ em trên internet và qua đường dây mua bán mại dâm, buôn người qua các nước lân cận.

    Lời kết,

    Dù đã bao nhiêu năm trôi qua nhưng đối với những người dân tị nạn Việt Nam, nỗi đau ấy dù dã nhẹ hơn, nhưng mãi mãi còn đọng lại dấu vết như một vết sẹo lớn, ghi nhớ vết thương ngày nào.

    Tôi biết có nhiều người đã hỏi bản thân mình: có nên tha thứ cho kẻ thù không? Có thể nào quên đi dĩ vãng không?” Câu trả lời là: không thể quên! nhưng tôi nghĩ chúng ta có thể buông thả bớt những nổi niềm đau khổ ra khỏi tâm tư, để trái tim của những người dân tị nạn bớt nhức nhói, quá khứ của ngày quốc hận năm nào chúng ta không cần phải quên, bởi vì không ai có thể quên được, mà chúng ta nên ghi chép lại trong lịch sử, lưu truyền lại cho thế hệ sau. Quá khứ cho ta những bài học lịch sử nhân loại và nhờ có những bài học này, người đời sau như tôi có thể học hỏi kinh nghiệm sống, hiểu rõ hơn về lịch sử dân tộc và những gì thế hệ trước đã phải trải qua, để chuyển hóa tích cực tranh đấu cho tự do, dân chủ, cho đất nước tương lai. Có một điều tôi muốn nêu lên, dù 30 tháng 4 đã trở thành ngày của lịch sử đau thương và thù hận, nhưng tôi nghĩ, chúng ta nên ghi nhớ, nhiều hơn căm thù bởi vì lòng hận thù, dẫu sao cũng sẽ khơi dậy mãi trong lòng nỗi đau không bao giờ chấm dứt.

    Tôi mong đất nước Việt Nam mình một ngày được tự do dân chủ toàn diện, như một bài diễn văn tuyên thệ nhận chức lần hai, tổng thống Mỹ đã nói “tự do, theo đúng nghĩa, phải được toàn dân chọn lựa, hy sinh để bảo vệ, và luôn được luật pháp tôn trọng. Quyền lợi của những sắc tộc thiểu số, cũng phải được bảo vệ… Mục đích của chúng ta là giúp cho mọi người cất lên tiếng nói của chính mình, đạt được tự do cho mình, theo phương cách của mình!”

    Kim Trần


    Nguồn:https://www.baocalitoday.com


              

Re: - 30/04/2023 - tưởng niệm 48 năm người Việt mất miền Nam Tự Do

Đã gửi: Chủ nhật 23/04/23 17:57
bởi Bạch Vân
  •           


    Anh Tôi





    Sau ngày mất nước người anh còn lại bị bắt đi “cải tạo”.

    Anh tôi cũng như ba tôi trước sau đều phục vụ thuộc tại tiểu đoàn 12 Pháo Binh. Tuy là sĩ quan cấp úy, nhưng không hiểu sao anh tôi lại bị đưa ra Bắc.

    Đầu năm 1977 gia đình tôi mới nhận được tin và xin giấy đi thăm nuôi. Gia đình đơn chiếc, nên tôi phải thay Mẹ làm “thân cò” lặn lội ra Bắc tìm anh Hai.

    Nói là đi tìm vì thực sự tôi chưa biết đích xác là anh tôi đang ở đâu? Sau tháng tư Đen, trong miền Nam cũng như ngoài Bắc nhà tù CS mọc lên như nấm dại. Có những nhà tù chúng nó dựng lên chưa kịp đặt tên thì những người Lính miền Nam “bị gảy súng” đã đầy ắp và người Tù cũng bị di chuyển liên miên.

    Tuy rằng khi nhận tin thân nhân mình ở chổ này, nhưng khi ra tới nơi thì họ đã bị chuyển đi nơi khác nên mỗi khi đi

    thăm nuôi mà gặp ngay được người nhà của mình đúng như lời nhắn thì thật là họa hiếm.

    Tôi nghe ngóng, lần mò hỏi thăm mười mấy người lối xóm và theo họ đi ra Bắc tìm thăm thân nhân. Ai cũng tay xách nách mang, trên mặt người nào cũng đầy vẻ lo âu mệt mỏi. Phương tiện di chuyển là xe lửa, xe đò nhưng rất khó khăn nên phải mất hơn mười ngày mới ra tới Hà Nội. Chưa ra tới nơi, chưa kịp gặp thân nhân thì những giỏ quà của chúng tôi bị bọn công an dọc đường tịch thu hơn phân nữa. Có người mất sạch!

    Trong đoàn người đi tìm thăm thân nhân này có tôi là trẻ nhất, ốm yếu nhất . Hỏi thăm đủ nơi, đủ chổ, có khi mất thêm đôi ba ngày nữa mới tìm tới được nơi nhốt thân nhân của mình. Cũng là may mắn, một số người đi chung tìm được thân nhân của họ tôi thì tìm được nơi anh tôi bị giam giữ là một vùng đất xa tít tuốt trên Cao Bằng Lạng Sơn.

    Tới nơi thì trời đã sẩm tối, đoàn người ngồi chờ trong một cái chòi tranh phía ngoài trại tù . Đâu chừng một giờ sau, một gã công an xuất hiện. Với cái giọng Nghệ An trọ trẹ nặng như đeo đá, gã gọi từng người, trình đủ thứ giấy tờ, hạch hỏi đủ thứ chuyện, rồi đến cái màn lục xét những giỏ đồ thăm nuôi, và sau cùng mới gọi người tù ra.

    Tôi sốt ruột vì ai cũng được gọi gặp thân nhân mà tên của anh tôi thì chẳng nghe . Lo âu, mệt & đói, làm hai mắt hoa lên, đầu óc nặng trỉu, hết đứng lên ngồi xuống, trong lòng như lửa đốt.Thấy những người cùng đoàn đang khóc mừng , tíu tít hỏi thăm thân nhân họ, trong lòng tôi cứ như bị kim châm.

    Ngơ ngác chưa biết tìm ai để hỏi. Bổng có một gã công an đến gần tôi ra lệnh :

    – Người nhà của cô bị nhốt chổ khác, xách đồ đi theo tôi…

    Như có sức mạnh vô hình, tôi quên mệt. Rất nhanh, đứng dậy xách hai giỏ đồ đi theo .

    Trời tối như mực. Gã công an mang súng đi trước với cái đèn pin nhỏ

    Quanh co một đổi quảng chừng năm mười phút cách nhà tù. Tôi hỏi: Thưa ông, gần tới chưa?

    Gã không trả lời lầm lủi đi tiếp.

    Thêm một đoạn nữa cũng đâu chừng năm phút gã dừng lại, tôi nghe như có tiếng nước chảy của một con suối nhỏ, một tên đứng phía dưới khoát nước lên nói : ê, đừng lại đây đi!

    Có tiếng xì xào của vài tên công an nữa đang chờ sẳn ở đó. Chúng nó hỏi gã dẫn đường

    Tới rồi à?

    Gã công an dẫn đường ra dấu cho tôi đứng lại.

    Tôi sốt ruột hỏi :

    Dạ thưa ông chừng nào thì tới chổ anh tôi ở?

    Chúng nó phá lên cười rồi nói:

    Gấp gì, đằng nào cô cũng gặp người nhà mà, ở đây “ủng hộ” chúng tôi một tí đi… đã!

    Chúng nó kéo dài chữ “đã” ra và cười hô hố…

    Tôi chưa kịp phản ứng gì thì chúng đã xúm lại , giựt hai giỏ xách đồ của tôi liệng ra xa, lột áo quần, đè tôi xuống, hai

    thằng trong bọn chúng đứng phía trên đầu tôi, mỗi thằng một bên, dùng hai chân đạp mạnh lên hai cánh tay giang thẳng của tôi cho một thằng khác hảm hiếp.

    Sau mỗi một thằng, chúng nó bắt tôi xuống con suối nhỏ đó rửa ráy, rồi leo lên cho thằng khác làm tiếp….

    Giữa núi đồi hoang vu, giữa đồng mông hiu quạnh, kêu trời, trời chẳng thấu, kêu đất , đất chẳng nghe.

    Với bản năng sinh tồn tôi cắn răng mềm người chịu đựng, nước mắt ứa ra nhưng không dám kêu la, không dám kháng cự mặc cho một lũ “đười ươi” sáu, bảy thằng “phóng uế” lên thân xác mình… Lòng thầm mong sao cho chóng qua tấn tuồng bỉ ổi này!

    Trước khi kéo nhau đi, chúng vổ vai nhau cười ngả nghiêng, cười thỏa mãn, cười man rợ, giọng cười của lũ ác quỷ hiện hình, một tên trong bọn chúng quay lại hăm dọa:

    -Liệu mà câm mồm lại nhá…

    Khi chúng bỏ đi, tôi lăn mình xuống suối để rửa cho hết những vết dơ trên người. Mặc lại áo quần, mò mẩm trong bóng tối tìm lại hai giỏ đồ…

    Lạnh lẻo, run rẫy, toàn thân tôi đau đớn vô cùng , hai cánh tay tôi như muốn gẩy nát, tôi không đi nổi, tôi lết từng đoạn, nhắm hướng mà lết và không biết bao lâu, khi lết tới được trại tù thì trời cũng gần sáng.

    Tôi mong mặt trời lên, mong nhìn thấy được anh Hiệp của tôi mong trao được giỏ quà và để theo kịp đoàn người thăm tù trở về Nam.

    Vậy mà chờ cũng gần tới trưa chúng nó mới cho gọi anh Hiệp ra.

    Bằng cái giọng rất đểu cáng, một tên công an vờ vịt nạt nộ tôi:

    – Đi đâu cả đêm qua bây giờ mới mò tới? Hết giờ thăm nuôi rồi biết chửa?!

    Rồi chúng nó bảo là đã qua giờ thăm nuôi, nên tôi chỉ được đứng bên ngoài hàng rào kẻm gai 15 phút và được gởi giỏ đồ ăn lại.

    Có gã công an dẫn đường đêm qua đứng gần đó , hai con mắt cú vọ của nó gờm gờm nhìn tôi..

    Dù tôi không được nói ra được nhưng nhìn thần sắc thiểu não, nhìn bộ đồ nhầu nát lấm sình đất chưa kịp khô trên người tôi, anh Hiệp cũng đoán được chuyện gì đã xẩy ra cho em gái mình.

    Tôi biết đêm qua, khi tấm thân của tôi bị vùi dập bởi loài quỉ đỏ thì lòng dạ anh Hiệp cũng nôn nóng từng giây chờ gặp tôi. Anh Hiệp nhìn tôi, hai mắt đỏ rực, những tia máu trong mắt anh như muốn nổ tung. Anh cắn chặt vành môi . Tay đấm mạnh vào ngực, rồi nghiến răng, hai con mắt như tóe lửa quay qua nhìn tên công an.

    Hai chữ ” trời ơi” của anh không thoát ra khỏi cổ họng, mà sao tôi nghe rõ mồn một, như xoáy vào tim óc tôi, nghe như tiếng rên siết của trái tim anh.

    Tôi biết anh Hiệp đau khổ đến cùng độ. Anh nhìn tôi với anh mắt đau đớn, thương xót đứa em gái bất hạnh khốn khổ của mình.

    Hai anh em chỉ cách nhau có một hàng rào kẻm gai, mà sao như cách xa ngàn dậm không sao vói tới. Một tay anh bấu vào hàng rào kẻm gai đến chảy máu, tay khác cố thò ra ngoài tỏ dấu muốn nắm lấy tay tôi. Đầu anh gục xuống sát hàng dây kẻm gai miệng thì cứ rên siết có một câu : Ti ơi, Ti ơi …

    Tôi không nói được gì hết, chỉ nhìn anh mà khóc.Tiếng khóc uất nghẹn của tôi như một lời xác nhận khiến anh Hiệp càng đau, càng điên thêm. Rồi thì anh té nhào xuống, ngất đi. Bạn Tù khiêng anh vào trong . Tôi đứng chết trân nhìn theo, khóc nghẹn, tôi thấy máu trong lòng bàn tay anh tươm ra. Trời hởi, trời ơi

    Bọn công an đuổi tôi về. Tôi không muốn về. Tôi kêu gào, tôi van xin chúng cho tôi được ở lại với anh tôi.

    Những người đi chung trong đoàn, thấy hoàn cảnh thê lương của tôi, họ thương hại, họ dỗ dành, an ủi, họ bảo nhau cố nán lại chờ tôi về cùng. Họ xúm lại dìu tôi đi.

    Tôi đành phải theo họ ra về mang theo tủi hờn và nét mặt đau đớn của anh Hiệp…

    Đó là lần gặp gở sau cùng của anh em tôi.

    Trở về nhà, tôi sống trong những ngày tháng đau đớn trên thân xác. Kinh hoàng trong tâm tưởng. Âm thầm đau khổ. Không dám than thở với ai, kể cả người mẹ thân yêu của mình.

    Trời hởi, trong đoàn người cùng đi thăm chồng, thăm cha, thăm anh em của họ, tại sao chỉ có mình tôi trở thành nạn nhân của loài quỉ đỏ? Tại sao lại là tôi? Tại sao lại là tôi chứ? Tại sao tôi phải nhận chịu tai họa ghê tởm đó?

    Có ai hiểu thấu tâm trạng của một người đàn bà trẻ yếu đuối sa cơ thất thế, khi rơi vào tay những tên công an độc ác!

    Nhưng trong muôn ngàn cay đắng, tôi thầm tạ ơn Trời Đất, vì đã không có một giọt máu nào của loài quỉ dữ thành hình trong tôi. Tôi chỉ biết lấy đó làm điều an ủi…

    Và rồi mỗi lần đến kỳ thăm nuôi, trong lòng tôi cứ đắn đo, lo lắng, suy nghĩ. Những đôi mắt cú vọ của những tên công an khốn kiếp, cái cảm giác kinh hoàng cứ lẩn khuất trong tâm tưởng không thôi… Nhưng mà trời hởi, tôi không thể không đi, bởi hình ảnh ghẻ lở ốm đói của những người tù mà tôi được nhìn thấy làm tôi chạnh lòng , tôi đau xót, nghĩ rằng biết đâu anh của mình cũng sẽ như thế nên tôi không nở, nên lại tất tả ngược xuôi mua sắm và chuẩn bị cho lần ra đi tới… Tôi không thể ích kỹ,tôi nhớ tới anh Lộc anh Kính, hai người anh tôi đã chết cho tôi được sống trong tết Mậu Thân 68.

    Hai tháng sau cái đêm khốn nạn đó, tôi ra thăm lần nữa thì mới hay anh Hiệp đã bị bắn chết ngay tại hàng rào sau trại chỉ vài hôm sau khi tôi ra về. Về sau bạn tù của anh kể lại : Khi tôi ra về rồi, một lúc sau thì anh Hiệp tỉnh lại. Lầm lì mấy ngày không nói. Trong một buổi “học tập chính trị” anh tôi đã không giữ được bình tỉnh, chửi bới công an khốn kiếp, lợi dụng, hiếp dâm thân nhân của tù cải tạo, thì ngay tối hôm đó anh tôi bị lôi ra khỏi chổ nằm. Không ai biết anh Hiệp bị đưa đi đâu. Đang đêm họ nghe hàng loạt tiếng súng. Họ đoán trước được số phận của anh tôi.

    Sáng sớm hôm sau, trước giờ “lao động” Bạn Tù thấy xác anh Hiệp nát bấy bên cạnh hàng rào sau lưng trại tù. Chúng phao tin là anh âm mưu trốn trại nên bị bắn hạ.

    Họ được lệnh bó chiếu chôn cất anh…

    Vô tình và oái oăm, Bạn Tù chôn anh ngay trên phần đất mà tôi bị hảm hiếp hai tháng trước.

    “Anh Hiệp ơi, Anh Hiệp ơi…”

    Bạn Tù của anh để mặc tôi kêu gào, rủ rượi bên nấm mồ mới đắp sơ sài của anh. Trước mặt mấy tên công an, họ không dám nói lời an ủi tôi, họ không dám khóc anh.

    Hơn một tuần lễ ở lại trong buôn làng của người Nùng , sau mọi thủ tục tiền và vàng lo lót, chúng chịu để yên cho tôi mướn người đào mộ lên, mướn họ đem xác anh tôi đi thiêu .

    Có lẽ vì có tính toán trước dùm tôi , nên Bạn Tù chôn anh rất cạn.

    Khi thấy xác anh Hiệp được cất lên, tôi có cảm tưởng như anh tôi bị chôn sống như những người trong gia tộc hồi tết Mậu Thân.

    Thêm một lần phải chứng kiến cái cảnh nát lòng này.

    Trời hởi, những cái chết đau thương vẫn không buông tha những người ruột thịt thân yêu của tôi!

    Đêm hôm đó, giữa núi rừng lạnh lẻo, cô đơn ngồi nhìn đống lửa thiêu rụi thi thể anh tôi. Đống lửa cao ngất trời. Lửa hỏa ngục ở trần gian. Lửa thiêu đốt thân xác người anh thân yêu của tôi. Lửa đang đốt cháy trái tim tôi.

    Tôi thấy nét mặt anh tôi ẩn hiện trong ngọn lửa.. Nét mặt rạng rở của tuổi thanh niên. Nét mặt sạm nắng của thời lao vào bom đạn. Dáng dấp anh trong bộ đồ lính trận, giọng nói ồ ề mỗi lần về phép. Từ đầu thềm nhà đã lên tiếng gọi : Ti ơi, anh về nè

    Anh Hiệp ơi, sao không là Mẹ, là Ba, là ông bà Nội , không là ai khác, mà gọi con Ti đầu tiên?

    Trước khi bị bắn gục anh cũng gọi “Ti ơi” có phải không?

    Trời ơi, cho tới bây giờ, tôi vẫn không thể nào quên được đôi mắt đỏ ngầu của anh tôi, vẫn không quên được cái âm thanh thê thiết của bốn chữ ” Trời ơi, Ti ơi”. Cho tới bây giờ tôi vẫn nghe rỏ, rỏ lắm.

    Nhưng mà tiếng tôi gọi “Trời ơi, anh Hiệp ơi” thì không ai nghe thấy hết…

    Cho đến bây giờ tôi vẫn không thể nào quên được nét mặt đau đớn tột cùng của anh tôi khi biết đứa em gái nhỏ bé của mình bị hảm hiếp….



    *** Khi viết lại những dòng chữ này, tôi thương, tôi nhớ vô cùng những người anh thân yêu của tôi. Những người anh cùng chung huyết thống. Những người anh bất hạnh, vắn số của tôi đã chết cho tôi được sống.

    Anh tôi bị bắn chết đau đớn, chết không kịp trối trăn chỉ vì lên tiếng phản đối những tên công an quỉ dữ đội lốt người , đã hảm hiếp em gái mình.

    Từ Cao Bằng Lạng Sơn, mang tro cốt của anh Hiệp trở lại Huế. Tôi định gởi anh lại trong phần đất hương hỏa của Gia Tộc ở Phủ Cam, để cho anh nằm chung với những người anh khác. Sẽ về Long Khánh nói dối mẹ rằng Anh Hiệp vẫn còn sống. Nhưng không ngờ trên sân ga Huế, lũ công an mọi rợ xét giỏ xách của tôi, chúng đổ tung hai trái bầu khô mà người Nùng cho tôi để đựng tro cốt của Anh Hiệp xuống đất chỉ vì nghi tôi dấu vàng trong đó. Tìm không thấy vàng, chúng nó đá hai trái bầu khô văng xuống đường rầy xe lửa rồi bỏ đi..

    Tôi quì, tôi bò xuống thềm ga mong hốt lại được phần nào tro cốt của anh tôi. Nhưng mà xác anh bay trong gió. Xác anh bị lôi theo bước chân của những người qua lại, vô tình.

    “Anh Hiệp ơi, đừng đi. Đứng lại đi anh Hiệp…”

    Tôi khóc, tôi kêu xin anh tôi.

    Nước mắt tôi rơi theo mớ xương tro cốt tung tóe khắp nơi Xác anh lẫn trong tóc, bám trên khuôn mặt đầy nước mắt của tôi. Trong lòng hai bàn tay của tôi chỉ còn được một ít thôi…

    Trời hởi, cũng trên sân ga này, tôi đã từng ôm xác của Linh, đứa em khờ dại của tôi. Chỉ chưa đầy một năm sau, tôi lại ôm mớ hài cốt không trọn vẹn của anh Hiệp với một trái tim tan nát…

    Bao nhiêu năm tháng qua rồi, nước mắt không bao giờ rửa sạch những nỗi đau trong lòng vì cái chết đau thương của anh Hiệp. Người anh đau khổ, người anh yêu dấu, người anh rất tội nghiệp của tôi.



    ***Năm năm trời ngược xuôi trên nhiều nẻo đường từ Nam ra Bắc vì thương cha già và những người anh sa cơ thất thế lọt vào tay quỉ dữ, tôi cố gắng làm tròn bổn phận của một đứa con, của một đứa em, mặc dù thân xác tôi chịu nhiều đắng cay tủi nhục. Đau đớn lắm, nhưng tôi không cho phép mình ngã quỵ khi những người thân yêu của tôi đang cần tôi.

    Mỗi lần nhìn người mẹ có quá nhiều đau khổ, tôi không dám mở lời, tôi đành câm nín. Tôi tự nhủ phải đứng vững vì mẹ. Tôi không nỡ đễ mẹ bị đọa đày thêm trong nỗi đau khi biết dứa con gái độc nhất mà bà thương yêu trân quí phải hứng chịu những oan khiên khốn khổ…

    Giờ đây, tôi tin là các anh của tôi luôn phù hộ cho tôi, đứa em gái bất hạnh, lắm nổi truân chuyên của họ nên tôi mới vượt qua mọi thăng trầm, mọi nổi gian nan mà sống cho đến ngày hôm nay…

    Thực tình, tôi không muốn khơi lại những vết đau cũ. Một đoạn đời hơn 35 năm sau ngày mất Nước, không đủ làm tôi nguôi ngoai, những vết đau vẫn còn mưng mủ, vẫn còn làm tâm trí tôi nhức nhối không thôi.

    Với tôi, hình ảnh những người thân yêu có thể để ngủ yên trong tâm trí. Nhưng những hành động bỉ ổi man rợ của bè lũ CS& tay sai thì không thể tha thứ và không được quên !

    Gia đình tôi, bản thân tôi chỉ là một trong muôn vạn những gia đình nạn nhân khác, nhưng khi viết lại những câu chuyện đau thương của chính mình, & gia đình tôi như một lời tâm sự, nhắc nhở, tôi mong nó được xem như một lời cảnh báo cho những thế hệ sau tôi về chế độ phi nhân phi nghĩa của CS mà hơn 40 năm trước đã có những lớp người trẻ cùng trang lứa tôi, các anh tôi, vì mù quáng, vì non dại vô tình bị gạt gẩm đã chạy theo chúng …

    Tôi muốn tát vào mặt những người ăn cơm Quốc Gia thờ ma CS. Những người bán rẻ lương tâm mình cho Ác Quỷ . Bởi vì tôi thấy những đau khổ, oan khiên trong quá khứ của tôi vẩn còn dính chặt trên khuôn mặt hắc ám của bè lủ tác tạo ra nó.

    Còn một điều khốn nạn nữa là ra tới hải ngoại này mà phải hít thở cùng một bầu không khí với những kẻ cơ hội chủ nghĩa, đón gió trở cờ, phải nhìn thấy những khuôn mặt bẩn thĩu của những người tự xưng là trí thức háo danh , tham lợi, biết CS là độc ác, vô luân mà vẫn chạy theo chúng, làm ngơ trước đau khổ của đồng loại…

    Tôi đã trải qua mọi đọa đày, khổ ải, hiểm nguy, thiệt thòi, mất mát từ thể chất tới tinh thần.

    Lớn lên trong chiến tranh nên sợ hải bao phủ trọn không gian ,thời gian của tuổi thơ. Mới chín, mười tuổi đầu, tai đã sớm nghe những lời rên siết, than van của ông bà, cha mẹ, đã dược dạy phải tránh né người này, phải xa lánh người kia, mà chẳng hiểu tại sao? Mắt đã sớm nhìn thấy những xác người cháy đen sau mổi lần xóm làng bị đạn pháo kích mà không hiểu từ đâu? Trái tim non nớt của tôi biết đau rất sớm mà không biết vì nguyên nhân nào? Tâm trí đặc quánh những sợ hải. Đầu óc đã biết phân vân tự hỏi, tại sao người ta lại giết nhau

    Không ai giải thích cho trẻ con những việc làm của người lớn!

    Tuổi thơ của tôi có rất nhiều đêm thảng thốt, giật mình khi nghe tiếng đại bác vọng về.Tuổi thơ của tôi là giữa đêm khuya ngơ ngác khi bị lôi tuột xuống giường đẩy vào hầm trú ẩn.Tuổi thơ của tôi đã nhìn thấy những chiếc quan tài phủ cờ chở về trong xóm…

    Tuổi thanh xuân của tôi gắn liền với hình ảnh những thi thể không trọn vẹn được lôi lên từ những mồ chôn tập thể của tết Mậu Thân. Phải nhìn thấy những xác người bê bết máu, xác trẻ thơ vô tội, xác người sình thúi, lúc nhúc những ruồi bọ trên những con đường mà thường ngày mình đến trường.

    Những giấc mơ trong tưổi thanh xuân của tôi là những đôi mắt mở trừng, những con mắt oán hờn, trách móc, của những người anh bị bắn chết trong nhà của ông bà nội…

    Tuổi thanh xuân của tôi đặc kín những lo âu, buồn phiền, sợ hải, nghi ngờ…

    Tôi đã sống như con ốc thu mình trong vỏ. Dè dặt với mọi người. Không dám đối diện những người bạn của các anh mình. Những người cùng lớp cùng trường, ăn cùng mâm, ngủ cùng chiếu. Mới hôm qua là bạn , nay là thù, đứng về phía bên kia hàng ngủ của lủ Quỉ Đỏ, quay lại cầm súng sát hại những người anh thân yêu ruột thịt của mình…

    Cái chết là lẽ đương nhiên của con người, vì đâu có ai sống hoài.Thân xác nào rồi cũng phải nằm ngay ngắn trong qua tài, dưới ba tấc đất, nhưng nào ai muốn trở thành những thân xác co quắp, không toàn hình hài, bị vùi chung nhau một hầm!

    Chỉ có bọn CS ác độc vô luân mới hành xử như thế với đồng loại của mình…

    Tâm trí tôi đau đớn theo từng cái chết đau thương của từng người thân trong gia đình. Thân xác tôi là cái giá phải trả để đổi lấy giỏ quà thăm nuôi, từng viên thuốc, cho những người thân yêu trong gia đình đang mang thân tù tội.

    Người dù đã chết trong đau đớn tủi nhục, bây giờ thân xác họ cũng đã thoát ra khỏi cảnh đời ô trọc này rồi. Nhưng người còn sống, không sao tự giải thoát mình khỏi những vết thương đã quá ăn sâu trong da thịt, trong tâm hồn… . Nhắc lại chuyện đã qua chỉ thêm đau lòng. Nhưng mà khổ nổi, tôi không thể nguôi ngoai!


    Brisbane 15-8-2005
    Nguyễn Thị Thái Hòa

    Nguồn:https://nguoiphuongnam52.blogspot.com


              

Re: - 30/04/2023 - tưởng niệm 48 năm người Việt mất miền Nam Tự Do

Đã gửi: Chủ nhật 23/04/23 19:08
bởi Vi



Re: - 30/04/2023 - tưởng niệm 48 năm người Việt mất miền Nam Tự Do

Đã gửi: Thứ hai 24/04/23 19:18
bởi Bạch Vân
  •           


    Tổ trưởng lái xe





    Chiều nay, Vinh ăn cơm sớm để đi họp tổ dân phố. Đường từ nhà đến trường tiểu học, nơi được chọn làm địa điểm hội họp, phải đi qua chợ Tròn. Quận lỵ nhỏ bé này có hai cái chợ không có tên, để phân biệt người ta gọi là chợ cũ và chợ mới, hay theo hình dạng là chợ dài và chợ tròn. Hai cái tên sau được ưa chuộng hơn nên lâu ngày thành tên chính thức. Chợ Tròn, là một phần của cư xá nhân viên nhà máy, được xây cất hình tròn với mái che vành khăn bằng bê tông rất đẹp, có bán gần đầy đủ các thứ cho nhu cầu ăn uống và tiêu dùng hàng ngày. Chợ tuy nhỏ nhưng nằm ở vị trí thuận tiện, chung quanh là đất trống rộng rãi, phố xá khang trang nên sinh hoạt có phần thịnh hơn chợ dài nằm trên liên tỉnh lộ, cách đó chỉ hơn một cây số. Vinh còn nhớ, mỗi ngày vào giờ tan sở là ghe thuyền đánh cá tấp nập về cặp bến đối diện với chợ bên kia đường. Từng thùng lớn được khiêng lên chợ, một phần được bán tại chỗ, còn lại bao nhiêu sẽ chất lên xe tải để chở về thị xã và các tỉnh lân cận ngay trong đêm. Cá tôm còn sống nhảy soi sỏi trông thật hấp dẫn. Đặc biệt là tôm hùm thật to, món hải sản rất quí đối với dân ở tỉnh thành được chiếu cố nhiều nhất vì giá khá rẻ. Thêm một điểm đặc biệt nữa là chợ Tròn có tới hai quán cà phê bình dân, cống hiến khách sành điệu cà phê thơm ngon hơn ở Chợ dài rất nhiều. Bàn ghế cũng lịch sự thoải mái hơn. Vì thế, mỗi sáng sớm và chiều, trước và sau giờ làm việc, cả hai quán đầy người ngồi. Từ ngoài nhìn vào thấy cả trăm người, già trẻ lớn bé cùng một đồng phục công nhân của nhà máy đứng ngồi nhốn nháo, cười nói râm ran, người ta dễ có cảm giác vui vẻ và ấm cúng.

    Sinh hoạt phồn thịnh vừa kể đã thuộc về một thời khác, cái thời an bình hạnh phúc mới đó mà như đã xa xưa. Xưa như chuyện cổ tích, kể cho nghe để mà luyến tiếc, để mà uất hận. Có lâu lắc gì cho cam. Chỉ mới ba năm sau ngày nón cối dép râu tràn vào quận lỵ lục lạo đào xới từng nhà, từng tiệm buôn, hàng quán gọi là để truy quét tàn dư phản động, Chợ Tròn đã mau chóng biến thành hoang phế theo đà tiến công của bầy ma đói ăn cướp giữa ban ngày. Sau khi tạm ổn định tình hình, chánh quyền mới đã vừa đe dọa vừa khuyến dụ các chủ sạp và hàng quán họp chợ trở lại nhưng ít người hưởng ứng. Một số đông tài chủ và gia quyến đã âm thầm cho thuyền ra cửa biển. Tuy đã tận dụng bạo lực để kiểm soát và bắt bớ, tra tấn để khảo của nhưng bọn công an đã nhiều lần đấm ngực kêu trời vì chỉ trong một đêm có xã đã ra khơi hết hơn nửa dân số. Vào cuối năm 1978, ở đây, giá một người lên tàu vượt biên ngay tại cửa biển chỉ có hai chỉ vàng, đủ biết phong trào trốn chạy bọn quỉ đỏ của dân miền Nam đã lên cao tới mức nào. Hàng ngày chợ vẫn họp, nhưng cái không khí ồn ào nhộn nhịp mà kẻ chiến thắng gọi là “phồn vinh giả tạo” đã biến mất, thay vào đó là sinh hoạt uể oải của những người dân cũ hiền lành chất phác tự dưng được phong là chủ mới của đất nước đã được giải phóng khỏi sự áp bức, những ông bà chủ mặt mũi vêu vao, rất kiệm lời nói và lúc nào cũng dáo dác, mắt trước mắt sau coi chừng công an theo dõi.

    Vinh thả bước qua ngang chợ, hàng quán lèo tèo thưa thớt nên ngôi chợ chẳng có một chút sinh khí nào. Quán cà phê nằm ngay bên trái lối vào chợ được phép mở lại nhưng rất ế ẩm, không phải pha cà phê dở mà chỉ vì ai cũng biết chủ mới là gia đình cách mạng nên sợ lúc ngồi uống với bạn bè lỡ miệng nói đụng chạm chính quyền bị chủ quán báo cáo thì tai vạ khó lường. Nghe từ trong chợ có tiếng người gọi tên mình, Vinh nhìn vào thấy Ba Lến đang vẫy tay. Có hai người cùng ngồi uống cà phê với Ba Lến, một người ngồi quay lưng ra còn người kia là Hải, bí thư đoàn thanh niên của nhà máy. Vì thấy ngồi chung với hai người “cách mạng” mới thật khó nói chuyện , Vinh muốn tránh nên dừng bước, lắc đầu và chỉ tay về hướng trường học tỏ ý từ chối. Ba Lến vội chạy ra. Hải cũng chạy theo. Cả hai nắm tay Vinh kéo vào quán. Ba Lến cười “Vô uống cà phê với tụi tui cho vui Ông ơi ! Họp dân phố mà có gì quan trọng. Chủ trì bữa nay là Sáu Lăng. Cái thằng huyện ủy viên “cóc cắn” này ngán tui lắm, Ông đừng lo !” Vinh nghĩ đây là lời thật, hứa bảo đảm an toàn vì biết Ba Lến không có tật khoác lác, nhưng giọng cười hệch hạc của anh ta đã làm giảm phần nào giá trị hào khí của một tay tổ. Vinh chưa kịp ngồi xuống ghế, người khách thứ ba là Bê đã đứng lên gật đầu chào. Bê, một thợ máy giỏi đã làm việc nhiều năm với Vinh, là một tay hảo hớn rất ngay thẳng và tốt bụng. Với chế độ mới, Bê chưa hề làm gì sai trái nhưng vẫn là đối tượng bị canh phòng chỉ vì có đạo Hoà Hảo. Nếu không phải do tình cờ gặp nhau trong chợ thì cuộc họp mặt tay ba này hơi lạ. Một người “có vấn đề” ngồi chung bàn với bí thư đoàn thanh niên và tổ trưởng lái xe có thân nhân là cán bộ gộc, rồi lại lôi kéo thêm một kỹ sư “ngụy” đang bị quản chế, vào một thời điểm mà mọi sinh hoạt của dân chúng không qua được con mắt rình mò của công an chìm nổi, thì liệu có ổn không. Vinh tự nhủ có lẽ mình lo xa quá, có lo cũng không được, chỉ nên thận trọng lời nói thôi.

    Hải giơ tay ngoắc chủ quán, quay sang hỏi Vinh “Cà phê đá nghe Ông Thầy?” Vinh nhìn Hải nói nhỏ “Thầy bà gì nữa chú em!” Ba Lến nghiêm giọng “Dù gì đi nữa thì Ông vẫn là Ông Thầy của ba đứa tôi. Phải không chú Bê? ” Bê ngồi thẳng người lên cho ra vẻ trịnh trọng “Anh Ba nói đúng lắm. Tui lên trưởng toán nhờ một tay ổng. Còn thằng Hải, không có ổng dạy dỗ thì giờ này còn là phu thường, chứ đâu có được làm thợ hàn! ” Vinh xua tay “Chuyện xưa rồi. Giờ mình nói chuyện khác đi! “ Hải nhìn Vinh một lúc, có vẻ ngần ngại và lúng túng trước khi mở lời “Em là đứa ít học nhưng cũng biết nhân nghĩa ở đời nên không bao giờ quên công ơn của Ông Thầy. Em có muốn làm bầu thư, bí thư gì đâu Làm việc này bị nhiều người xa lánh, em thấy buồn lắm! ” Vinh biết Hải đã cố gắng lắm mới bày tỏ được nỗi lòng như vậy, vì chàng thanh niên hiền lành, chất phác này làm việc siêng năng nhưng rất ít nói. Ly cà phê được mang đến. Để phá tan không khí nặng nề sau câu nói của Hải, Vinh vừa quậy cho tan đường vừa đùa “Vậy mới là có thủy có chung. Ông Thầy đang cần vài “cây” để sắm lưới đi đánh cá, có ai giúp được không ?” Ba Lến vỗ đùi, cười ha hả “Có khó gì. Tôi lo được. Ra khơi liền đêm nay, ông dám hôn ?!” Bê hưởng ứng ngay “Lâu dữ rồi không chơi xì phé. Anh đang tháu cáy phải không anh Ba?!” Câu chuyện trở nên rôm rả và xoay quanh đề tài vượt biên. Vinh đã mở màn và lái buổi nói chuyện tay tư vào chuyện thời sự này vì muốn nhắn cho tụi nó biết mình sẽ không đi đâu cả vì một lý do đơn giản là không có tiền. Trước đây, cả ba người đều là nhân viên dưới quyền và được Vinh tận tình giúp đỡ, nhưng bây giờ thời thế đã thay đổi. Ba Lến có em là ủy viên trung ương, hồi kết, đang làm lớn ở Saigon. Cha của Hải là bí thư tỉnh nhà. Hai cán bộ “cách mạng” mới này đang thực sự nghĩ gì hay có công tác bí mật nào thì chỉ có Trời biết, nhưng cả hai đều không đủ khả năng để khai thác “ông Thầy” của họ đâu. Chẳng thà mình nói trước, tin hay không cũng được, còn hơn chờ nghe những lời bẽ bàng. Chỉ những người quá đần độn hoặc bất cần đời mới không biết là những trí thức của chế độ cũ luôn bị theo dõi chặt chẽ. Ngoài việc ngăn ngừa sợ phá hoại, họ cần biết người nào đang chuẩn bị hay có ý định vượt biên để kịp thời đối phó.

    Cuộc họp mặt được kể là vui, cà kê dê ngỗng kéo dài vì không ai muốn chấm dứt. Đối với Vinh, mấy giờ ngồi quán này xem ra không uổng phí thì giờ vô ích mà còn đem đến cho Vinh cảm giác được an ủi vì hai người nhân viên cũ của mình, trong hoàn cảnh mới, vẫn còn lo ngại cho sự an nguy của người xếp cũ. Khác với dự đoán của Vinh, Hải không hề biểu lộ ý tưởng dò xét, trái lại còn khuyến cáo nên thận trọng vì đang bị theo dõi, bằng những lời bóng gió, xa gần rất vụng về. Kể ra thì tên đệ tử cũ có tiến bộ sau nhiều ngày tập ăn nói, nhưng chưa trở thành hung ác. Ba Lến là người nói nhiều nhất, to giọng nhất, với một thứ ngôn ngữ tuềnh toàng, kèm theo giọng cười hệch hạc dễ dãi làm cho người nghe thấy vui nhiều hơn ái ngại, dù câu chuyện có lúc đi quá đà trở thành một thứ “bôi bác”, nói theo thời thượng, mà người dân thường không dám nói.

    Trước đó hai tuần, phái đoàn nhân viên kỹ thuật của nhà máy đã trở về sau chuyến công tác ra Bắc để tiếp nhận rồi lái về Nam bốn xe tải đá do “nhân dân nước bạn Mê-hi-cô tặng nhân dânViệt Nam”. Đây là nguyên văn dòng chữ đã được kẻ hai bên thùng xe. Đọc xong, mọi người đều hiểu đây là lô hàng viện trợ đến từ một xứ nào đó có cái tên nghe rất “thần thoại” không biết là nước nào. Ai thắc mắc hỏi thì được trả lời là “Sao kém hiểu biết thế, Mê-hí-cồ là nước bạn Mễ Tây Cơ sát nách đế quốc Mỹ đấy!” Khi sắp xếp nhân sự cho chuyến công tác đặc biệt này, Ba Lến được chọn làm tài xế lái chiếc microbus chở phái đoàn ra Bắc, nhưng sau đó Ba Lến và người thợ máy xe hơi được thay thế bằng một thợ máy khác có bằng lái xe. Ba Lến bất mãn nhưng không dám phản kháng. Khi trở về, phái đoàn mang theo nhiều chuyện đường xa xứ lạ rất lý thú. Những chuyện này, qua tài châm biếm cộng với nỗi buồn đã bị bỏ rơi, Ba Lến đã “nghe sao kể vậy” để trở thành chuyện tiếu lâm được rỉ tai truyền tụng sau đó. Chuyện thứ nhất là ăn uống. Phái đoàn đã chọn phở làm món tiêu biểu và ăn thử ở mỗi trạm dừng từ Saigon, xem như là nơi xuất phát, ra đến trạm cuối là Hà Nội, để so sánh “chất lượng”. Nói là phái đoàn, chứ thực ra chỉ có mấy anh tài xế trong đoàn bàn riêng với nhau, không cho hai kỹ sư lưu dung, trưởng và phó đoàn cùng tên bộ đội có vũ khí đi theo làm bảo vệ biết. Kết quả được ghi nhận là càng xa Saigon phở càng dở và ít thịt. Ra khỏi Huế tô phở bò trở thành phở “không người lái” vì chỉ có bánh và nước. Khi đến thủ đô Hà Nội, quê hương của phở Bắc, thì tô nhỏ lại thành bát và phở có được một ít thịt bò dai hơn cao su, nên được chấm điểm là thứ phở tệ nhất nước. Thứ nhì là chuyện “bồi dưỡng”. Khi đến nơi, phái đoàn từ miền Nam, “thành đồng” tổ quốc, được đón chào niềm nở. Tuy hội trường không có cờ xí rộn ràng nhưng cũng có diễn văn chào mừng và nhiều thủ tục quá rườm rà cho việc giao và nhận bốn chiếc xe tải đá. Sau lễ bàn giao kéo dài, mọi người đã thấm mệt vì chiếc micro thổ tả cứ lâu lại hú lên như tra tấn lỗ tai khán giả, phái đoàn nôn nóng chờ tới giờ dự tiệc “bồi dưỡng”. Kể tới đó, Ba Lến ngừng lại cười hì hì, quét tia nhìn qua ba thính giả đang chờ, nói tiếp “Mấy cha biết hông, tiệc dọn ra cứ bốn người một suất, cũng đủ ba món. Không có bia bọt gì ráo, ăn xong uống trà và tráng miệng với kẹo bột. Khi lên xe về nhà nghỉ, thủ trưởng phái đoàn than :mả mẹ nó, thức ăn cho lợn chắc chúng chả thèm!” Ba Lến tạm xả hơi bằng một tràng cười hô hố rất khoái trá. Chuyện chưa chấm dứt. Khi phái đoàn đến bãi chứa để trình giấy nhận xe lại phải chờ vì chìa khoá công tắc của cả bốn xe tải đều thất lạc tìm không ra. Dùng dằng mãi không xong vì hai thủ trưởng còn cãi cọ lớn tiếng trong văn phòng. Trưởng phái đoàn mặt hầm hầm bước ra “Găng quá. Nó đòi phải trả một trăm đồng cho mỗi chìa khoá xe. Hỏi khoản tiền gì hắn bảo là tiền bồi dưỡng cho anh em đi tìm chìa khoá. Bồi dưỡng cái mả mẹ chúng nó !!” Cuối cùng, phái đoàn chịu thua phải điện về nhà máy xin gởi tiền ra. Cơm ghe bè bạn, phải ở lại chờ mất ba ngày mới có tiền giao nộp. Trao chìa khoá cho bốn tài xế xong, trưởng đoàn ban lệnh lên đường xuôi Nam ngay. Nhảy thót lên xe, trước khi xe lăn bánh anh ta còn kịp quay lại nhìn bãi chứa xe, gầm lên một cách uất hận “Mả bổ nó, đây mới thật là bồi dưỡng!”

    Ba Lến làm tài xế cho nhà máy đã nhiều năm dưới tên Trịnh Văn Lên. Sau ngày đất nước đổi chủ anh cũng đổi tên mới chỉ thêm một dấu sắc vào tên cũ. Theo lý lịch mới khai, anh thuộc gia đình “cách mạng” có nhiều bà con tập kết ra Bắc sau hiệp ước đình chiến 1954. Anh kể là, năm 1975 trong ủy ban tiếp quản thành phố Saigon có một người em trai của anh giữ chức vụ cao trong ủy ban nhân dân thành phố. Ba Lến được đảng ủy nhà máy nể nang và đề cử làm tổ trưởng lái xe. Trở thành người có chức phận, Ba Lến nói năng vẫn xuề xòa, bớt văng mạng như trước kia nhưng không hề tỏ ra hợm hĩnh như phần đông dân “cách mạng 30”, nên anh vẫn được nhiều người quí mến. Sau bữa ngồi uống cà phê ở Chợ Tròn, trước thái độ của Ba Lến Vinh có dịp suy nghĩ về mối giao tình giữa hai người đã trở nên nhạt nhẽo xét cho cùng bắt đầu từ sự e dè của chính mình, như một cách thủ thế của người sa cơ để tự vệ trước kẻ chiến thắng và những người theo đuôi, chứ không phải do Ba Lến đã biến chất, thần phục để trở thành tay sai cho bạo quyền. Vinh còn để ý thêm một điều là Ba Lến không thật tình nể phục bọn cán bộ, kể cả đảng ủy của chính quyền địa phương, và đã không giấu diếm điều này. “Tao rành sáu câu thằng . . . đó quá mà!”, Ba Lến thường nói như thế với người đối thoại khi câu chuyện đề cập tới đa số cán bộ ở địa phương, và có những nhận xét, phê phán rất xác đáng về việc làm của họ. Tỉ dụ như Sáu Lăng, một cán bộ điển hình và tiêu biểu cho chế độ mới. Họp dân phố hắn nói rất nhiều, nói dai nói dở, vừa theo bài bản vừa cương ẩu nên đã làm trò cười mà không hay. Ngón đòn khủng bố tinh thần của hắn là chụp mũ “điệp” cho nạn nhân. Điệp của hắn có nghĩa là tình báo, mà gắn gọi là “bọn A-xê-a”, ý muốn nói CIA. Ba Lến tặng cho huyện ủy viên Sáu Lăng biệt hiệu “thằng dốt nói chữ nho”.

    Huyện nhà phát động nhân dân tham gia phong trào thủy lợi, đào kinh tháo úng và xả phèn ra sông để cải thiện thu hoạch cho các ruộng lúa. Ba Lến gặp Vinh nói “Có ai đến kêu đi đào kinh, ông cho tui hay nghe, tui sẽ xin miễn. Thủy lợi, thủy hại cái gì, tụi nó bày chuyện để moi tiền dân chúng thôi, tui rành sáu câu vụ này quá mà!” Công an xã vừa đến từng nhà kiểm tra nhân hộ khẩu, lập danh sách xong thì có cán bộ tới khuyến khích và ghi tên những ai muốn đóng tiền mướn người thay thế. Giá biểu không thống nhất, dân thường 20 đồng tiền mới cho một tháng, chủ tiệm chủ sạp 100, còn chủ ghe chủ lò vôi 200. Thiệt là biết làm ăn. Phong trào khởi sự rầm rộ, lễ xuất phát với cờ trống tưng bừng, có tỉnh ủy xuống chứng kiến. Thế nhưng, chỉ sau vài tuần dân công vắng dần vì đủ thứ lý do nên phải ngưng công tác. Cán bộ huyện phải họp kiểm điểm nội bộ. Số nhân dân đã đóng trước ba tháng tiền thuê người làm thay tới ủy ban đòi lại tiền thì gặp thầy đổ bóng, bóng chỉ thầy nên đành ngậm bồ hòn làm ngọt. Công trình đầu voi đuôi chuột này lại là sự may mắn cho một số đông nông dân nơi kinh đào chưa tới. Bọn lãnh đạo bất trí và vô lương này không hiểu rằng đào kinh thoát thủy ra sông gần cửa biển như ở thị trấn này, khi thủy triều lên nước mặn sẽ tràn vào ruộng làm hư hết hoa màu. “Mất mùa là bởi thiên tai. Được mùa là bởi thiên tài đảng ta”. Câu “đồng dao” chở nặng tính khôi hài và vô liêm sỉ này được truyền tụng nhiều ở hai miền Bắc và Trung. Miền Nam may mắn hơn, mưa nắng hai mùa, canh tác thuận lợi nên dân chúng ít nghe rêu rao. Chỉ ở cái rẻo đất nghèo khó nơi tận cùng đất nước này “thiên tài” đã làm đời sống nông dân vốn cơ cực lại càng khốn đốn hơn.

    Nếu không phải là người cùng hàng ngũ hay đã từng làm những việc tương tự thì không thể “rành sáu câu” như thế. Làm việc cho nhà máy lâu năm, Ba Lến là một tài xế gương mẫu, chắc chắn không làm gì phương hại đến an ninh chung. Nếu có mà không bị phát giác thì sau 1975 anh ta đã được công khai lãnh công cán của một tay nằm vùng. Hồ sơ cá nhân mà sở của Vĩnh có trước đây ghi rõ Ba Lến làm phụ xế từ năm 16 tuổi, rồi thi đậu bằng lái làm tài xế xe vận tải ở một công ty vận chuyển Saigon Nam Vang. Sau đó, lái xe đò hành khách đường miền Trung. Tới khi có đứa con thứ tư, vì không muốn thường xa gia đình nên Ba Lến xin vào làm việc cho nhà máy. Như vậy, kê khai nghề nghiệp của Ba Lến là một chuỗi liên tục, không có khoảng trống nghi ngờ hoạt động cho địch. Lý lịch đi theo đơn xin việc cho một xí nghiệp quốc doanh như nhà máy này đã được cơ quan an ninh điều tra rất kỹ. Chẳng lẽ, phe ta đã bỏ sót một hồ sơ. Thực tình mà nói, là một cấp chỉ huy kỹ thuật hiền lành và thương người, đối với thuộc cấp có sai lầm chỉ giơ cao đánh sẽ, nên từ ngày bị đưa trở về nhà máy Vinh không bị nhân viên cũ “phản ảnh” hay vu cáo chuyện gì cả. Những tai họa đã đến toàn xuất xứ từ chính quyền địa phương và đã được nhà máy hoá giải. Vinh không biết rõ nhưng cảm thấy có một liên hệ “dây mơ rễ má” nào đó giữa đảng ủy nhà máy và địa phương, nên kẻ đánh người đỡ giùm chỉ là một “hợp đồng” của khủng bố và khoan hồng, đạo đức giả tạo. Trong hoàn cảnh như vậy, đối với những thuộc cấp cũ nay đã trở thành cán bộ cách mạng Vinh thấy chỉ nên duy trì sự dè dặt hơn là tìm cách xa lánh có thể gây hiểu lầm không hay. Tuy không mong đợi nhưng biết đâu họ có thể giúp được phần nào, như việc cảnh giác thôi cũng kể là tốt rồi.

    Sau ngày được thả với cái án treo “đầu độc thiếu nhi” Vinh biết rõ mình bị theo dõi gắt gao hơn, từ trong nhà máy cho đến bên ngoài. Chiếc bàn viết nhỏ của Vĩnh ở văn phòng không chứa thứ gì là của riêng tư, mặt bàn trống, kệ hộc chỉ có vài tài liệu thuần túy kỹ thuật. Vinh đã thử nhiều lần, trước khi ra về xếp các xấp tài liệu và tạp chí có đánh dấu vào ngăn kéo, ngày hôm sau đã được một bàn tay sắp lại mất dấu cũ. Ở nhà, cách vài hôm Vinh thả bộ hóng mát sau khi ăn cơm chiều. Cứ ra khỏi nhà một lúc là có người theo một cách lộ liễu như cố ý cho biết đang bị rình rập. Cả Ba Lến và Hải đều khuyên Vinh nên cẩn thận và nói xa nói gần ngụ ý Vinh nên rời bỏ nơi này là tốt nhất. Sự ân cần của hai người nhân viên cũ đã làm cho Vinh xúc động, nhưng không thể thố lộ là mình đang chuẩn bị cho một chuyến vượt thoát sinh tử sắp tới. Ở hoàn cảnh của Vinh, cách duy nhất có thể làm được là tỏ ra tích cực trong mọi công tác của nhà máy và địa phương. Cẩn thận cách mấy cũng không thể thay đổi được vận mệnh. May rủi sắp tới đành phó thác cho số phần thôi. Đảng muốn rình rập thì cứ làm, thu xếp xong là ta giã biệt quê hương tội tình và bất hạnh này, vì không còn con đường nào khác. Vinh thường có tâm trạng bồn chồn lo lắng trong những ngày chờ đợi dài đăng đẳng này.

    Xe buýt dừng trước cổng, mọi người xuống xe nối bước đi vào nhà máy. Hình như ai cũng tà tà không gấp rút vì biết công việc cực nhọc đang chờ, hơn nữa còn phải đi hàng một qua cổng. Hai tên bảo vệ có mang súng đang nhìn chăm chăm vào từng công nhân, thỉnh thoảng chận lại một người để tra xét. Một ngày như mọi ngày, Vinh theo đoàn người lam lũ, cứ nhắm bước chân người đi trước mà đi hay dừng lại, không trò chuyện với ai và cũng không nghĩ ngợi điều gì. Qua khỏi trạm gác cổng, Vinh thấy xe đậu đầy trước khu hành chánh. Ngoài những xe của ban giám đốc và đảng ủy còn có hai chiếc xe công an. Trước khi rẽ vào sở làm ai cũng chậm bước nhìn bãi đậu xe. Tuy ngạc nhiên vì đây là chuyện bất thường nhưng không ai thốt lên lời nào cả, chỉ tự hỏi không biết lần này ai là đối tượng của bộ máy trấn áp. Khi Vinh đến xưởng, ông thư ký già báo cho biết là quản đốc phải đi họp đột xuất, nhắn Vinh cứ tiến hành phân công tác cho các toán thợ đừng chờ. Vinh suýt bật cười vì mỗi buổi sáng, giờ phân công, Bảy Phi cũng thường có mặt, lâu lâu xen vào một câu vô thưởng vô phạt để ra vẻ là cấp chỉ huy chứ hắn có biết ất giáp gì về kỹ thuật hay công việc. Không có quản đốc mọi việc cũng xong, vì Vinh cũng phải làm “chủ nhà máy” như mọi công nhân khác thôi. Vinh về văn phòng, ngồi được một lúc thì Hải gõ cửa rồi cầm một mớ đũa hàn điện bước vào. Khác với những lần trước được chỉ dẫn xong là đi ngay, lần này Hải cứ nấn ná, lần khân với những chuyện không đầu không đuôi làm cho Vinh phải nhắc nhở mới trở về xưởng hàn. Khi Hải đi rồi Vinh chợt nhớ là mình đã dạy cho Hải về đặc tính và cách sử dụng loại đũa hàn này rồi, khoảng một tháng trước. Hình như Hải chỉ mượn cớ gặp Vinh vì một chuyện khác nhưng cứ ấp úng mãi không nói được. Vinh linh cảm thấy thái độ của Hải có liên quan đến sự hiện diện của hai xe công an ở nhà máy hôm nay. Linh tính này đã làm cho Vinh suy nghĩ vẩn vơ khiến đầu óc căng thẳng cả ngày. Chiều hôm đó, khi tan sở Hải chờ Vinh ở cửa xưởng để cùng đi ra cổng. Trên đường đi, Hải nhìn thẳng và nói “Có tin không hay, em cho anh biết nhưng anh đừng lo lắng. Tối nay, công an sẽ đến nhà mời anh đi họp. Anh cứ đi, đừng phản kháng. Có gì tụi em sẽ lo cho anh”. Nói xong, Hải bước nhanh tới trước rồi rẽ vào phòng hành chánh. Trên xe buýt về nhà, Vinh suy nghĩ miên man về lời dặn dò của Hải. Chắc là Hải đã biết chuyện gì sẽ đến nhưng không nói rõ, có thể là không được phép tiết lộ hay không muốn làm cho Vinh lo sợ rồi bỏ trốn hay có phản ứng bất lợi. Vinh tự hỏi “tụi em” là Hải với những ai và làm sao để “lo” nếu Vinh lại “có gì”, nhưng không tìm được giải đáp. Trước tin xấu này, Vinh không hoảng hốt và lo sợ mà chỉ cảm thấy tức giận. Vinh lại nhớ đến câu nói của bộ trưởng xây dựng đe dọa khi kỹ sư lưu dung trở lại nhà máy “Các anh như cá nằm trong rọ, vẫy vùng lắm chỉ trầy vi tróc vẩy nhiều thôi!” Làm thịt con cá thì được một bữa nhắm, còn trừ khử một kỹ sư “ngụy” sẽ được gì. Có lẽ phải được nhiều thứ. Bọn răng đen mã tấu sẽ được hả hê và lập trường giai cấp sẽ được biểu dương ... Vì thế, nói một cách “lô gích”, phải là kỹ sư “cách mạng” cộng trừ không xong, viết chữ o không tròn mới là “vốn quí” để xây dựng đất nước. Về đến nhà, tắm rửa, cơm nước xong Vinh thay một bộ đồng phục mới rồi bình thản ngồi chờ. Mặc quần áo ka ki không phải để ra vẻ công nhân mà chỉ phòng hờ, nếu bị giam giữ như lần trước thì sẽ dãi dầu được một thời gian.

    Trời vừa sụp tối là xe công an tới “mời” đi làm việc. Vinh im lặng lên xe không thèm hỏi lý do. Xe chạy đến trường tiểu học, Vinh thấy trước cổng trường đã đậu sẵn hai xe chở đầy “bò vàng” và một chiếc khác đang chạy ra. Trường tối thui, chỉ có một phòng học mở đèn sáng, bên trong lố nhố nhiều bóng người. Lúc xuống xe, hai tên công an đi kèm hai bên đưa Vinh vào phòng. Vinh bình tĩnh đưa mắt nhìn quanh. Trên bảng đen kẻ một hàng chữ to bằng phấn màu đỏ “Toà án nhân dân”. Chiếc bàn của giáo viên được kê sang bên phải, có hai người ngồi sẵn, một bộ đội không đeo cấp bậc với chiếc “sắc cốt” và súng ngắn để trên bàn, một thanh niên bận thường phục ngồi kế bên. Phiá bên trái có tám ghế đầy người ngồi, nam nữ trẻ già đủ mặt, trong đó có Hải. Thấy Vinh bước vào Hải gật đầu và cười. Lớp học có hai dãy bàn ghế dài, một bên có hơn mười người, Ba Lến ngồi phía ngoài ở bàn trên cùng. Tên bộ đội chỉ tay yêu cầu Vinh ngồi bàn đầu bên kia, hai tên công an ngồi hai bên. Tên bộ đội đứng lên tuyên bố khai mạc phiên tòa. Hắn tự giới thiệu là thượng tá L. của quân đội nhân dân, chủ trì phiên tòa, kế bên là đồng chí ủy viên “công tố”. Tám người ngồi ở dãy ghế bên trái là “bồi thẩm” nhân dân. Phiên xử có sự hiện diện của 15 “đại biểu” quần chúng nhân dân ngồi phía dưới. Bị cáo là Nguyễn Trọng Vinh, kỹ sư chế độ “ngụy”, can tội cấu kết với tình báo nước ngoài. Như vậy, trong căn phòng đầy sát khí này toàn là nhân dân với đồng chí, cùng nhau bất ngờ nhóm một phiên “toà”, dùng luật rừng để xử một kẻ thù của nhân dân mang tội danh tày trời. Tên “công tố” đứng lên, nhìn Vinh bằng đôi mắt căm hờn rồi cúi xuống xấp giấy cầm trên tay lớn tiếng đọc với một giọng đanh thép đầy thù hận. Bản “cáo trạng” dài cả tiếng đồng hồ, toàn những lời lẽ sắt máu , đao to búa lớn. Hầu hết quần chúng nhân dân ngồi ở dưới cứ ngớ mặt ra có lẽ ngạc nhiên vì đã không được báo trước sẽ dự một phiên tòa xử một kỹ sư được mang ơn vì trước đây đã giúp đồng bào thị trấn có nước ngọt uống quanh năm với một tội trạng quá khủng khiếp. Thấy có nhiều “đại biểu”” cứ quay qua quay lại xì xào bàn tán không nghiêm túc lắng nghe, hắn ngừng nói, bực dọc nhìn đám nhân dân đang ngơ ngác một lúc rồi kết luận:
    “Tôi yêu cầu mọi người lắng nghe. Tội cấu kết với tình báo Mỹ của tên NTV đã được quần chúng phản ảnh với các bằng chứng rõ ràng, không thể chối cãi được. Hành vi phản động của V đã bị cách mạng ghi chép đầy đủ, thí dụ như vào giữa năm 1974 NTV đã làm việc với ba sĩ quan tình báo Mỹ, hai nam một nữ từ xa đến, sau đó đã hướng dẫn tụi nó đi tham quan thị trấn. Còn bọn sĩ quan Mỹ đóng ở quanh đây vào nhà máy liên lạc với V rất thường xuyên. Còn một bằng chứng hùng hồn khác xin các đồng chí lưu ý. Cách mạng đã đặt được “chân rết” trong hầu hết cơ quan của “ngụy quyền”, kể cả dinh Độc lập, còn nhà máy này chúng ta không cài người vào được vì tổ chức tình báo ác ôn của tên V đã hoạt động quá hữu hiệu. Bây giờ mời các đồng chí cứ mạnh dạn tố cáo và vạch rõ tội ác của tên NTV đối với nhân dân.”

    Sau vài phút nhốn nháo, một mẹ chiến sĩ đứng lên nói lớn:
    “Tui nhứt trí với đồng chí phải xử tội ông kỹ sư Vinh thiệt nặng, cho tởn tới già ”.

    Có vài tiếng vỗ tay lẹt đẹt chiếu lệ dưới phía quần chúng, tiếp theo là những tràng cười vỡ ra nghe rất khoái trá. Tên thượng tá mặt bủng da chì cau mày khó chịu, nhìn xuống hàng ghế chót hất hàm ra hiệu. Một ông già râu dài có khuôn mặt quắc thước đứng lên giơ cả hai tay lên trời, cố nói thật lớn với giọng khàn đặc:
    “Cách mạng muôn năm. Tui thay mặt nông hội của thị trấn nhứt trí với đồng chí về tội ác không thể chối cãi của anh Vinh. Đề nghị xử án nặng, tỉ dụ như tử hình”.

    Phòng xử án đột nhiên im lặng ngột ngạt như ngưng cả hơi thở. Tên bộ đội đứng lên, quắc mắt nhìn xuống mười mấy nhân dân đang ngồi im như tượng gỗ, cất giọng hằn học:
    “Sao lại im lặng như thế ? Phải noi gương tinh thần phát huy triệt để tính giai cấp như đồng chí Tư Luông vừa làm để trấn áp bọn phản động”

    Không chờ ai nói thêm, Ba Lến giơ tay rồi đứng lên bước ra khỏi băng ghế ngồi, nhìn thẳng vào mắt tên thượng tá nói lớn:
    “Tôi là Trịnh Văn Lến, tổ trưởng lái xe của nhà máy, xin phát biểu với tư cách là công nhân vừa là gia đình có công với cách mạng. Tôi thấy phiên toà nhân dân bữa nay không hợp lệ vì xử một kỹ sư mà không có đại diện của giám đốc và đảng ủy nhà máy. Thêm nữa, tố cáo anh Vinh làm tình báo cho Mỹ là sai lạc, không có căn cứ. Tôi dám nói như vậy vì trước đây tôi đã từng là tài xế của kỹ sư Vinh.”

    Tên thượng tá nhấp nhổm như ngồi trên lửa:
    “Đồng chí có dám đưa ra những tư liệu khác với những bằng chứng do nhân dân ghi nhận và báo cáo không?”

    Ba Lến nhướng mắt nhìn “quan toà” :
    “Đừng nói là dám hay không. Tui xác nhận đó là những lời vu cáo. Xin nhắc lại, vì lúc đó tôi lái xe cho kỹ sư Vinh nên tôi biết rõ hơn ai hết. Thứ nhứt, năm 1974 có ba người ngoại quốc, đúng là hai ông và một bà, xuống nhà máy làm việc trong ba ngày với các kỹ sư của nhà máy, chứ không phải một mình anh Vinh. Ba người đó là kỹ sư từ bên Pháp qua giúp tân trang nhà máy chứ không phải là tình báo Mỹ đâu mấy ông ơi! Thứ hai, tụi sĩ quan cố vấn Mỹ, từ bên tiểu khu lúc đó, lái xe díp qua nhà máy để nhờ sửa xe, bơm bánh xe hay sạc bình ắc qui thôi chứ không phải liên lạc tình báo tình beo gì hết. Tôi túc trực ở xa xưởng nên tôi biết rành. Anh Vinh làm trưởng Cơ xưởng và Xa xưởng thì tụi nó phải kiếm ảnh chứ kiếm ai?!”

    Quay xuống nhìn quần chúng nhân dân, Ba Lến tiếp lời:
    “Ở đây có anh tư Luông, chị hai Ánh, thím bảy Lượm, và còn nhiều người nữa đang hiện diện trong phiên toà, là những người sống lâu năm ở thị trấn này có thể làm chứng cho lời khai của tôi. Mấy người chắc còn nhớ, nước lọc để uống chỉ cung cấp cho nhân viên của nhà máy thôi chứ dân chúng bên ngoài đâu có tiêu chuẩn. Bà con mình xin mua nước uống, suốt nhiều năm kỹ sư Vinh đã biểu xe bồn chở nước tới cho không. Chính tôi là người lái xe chở nước nè, chắc cô bác chưa quên phải hông? Kỹ sư Vinh đã ra lịnh cho tôi không được lấy tiền của bất cứ người nào. Một người như vậy có phải là thành phần ác ôn không, xin lên tiếng đi!”

    Lúc này, quần chúng của cách mạng lại trở thành bà con cô bác của Ba Lến, người phương xa đến sinh sống ở thị trấn này đã hơn 14 năm vì trên những khuôn mặt chơn chất của họ hiện lên vẻ xúc động. Lời lẽ thật thà của Ba Lến đã thuyết phục được những người dân hiền lành đang bị ép buộc tiếp tay cho quỷ sa tăng. Thấy bà con bàn tán xôn xao, “chủ trì” xua tay:
    “Đề nghị các đồng chí giữ trật tự để ta tiến hành vụ án”.

    Quay sang Ba Lến, hắn giận dữ:
    “Anh Ba muốn bao che cho bọn phản động phải không? Anh lấy gì để bảo đảm cho lời phát biểu của anh?”

    Ba Lến bình tĩnh trả lời :
    “Như đã báo cáo, tôi là một công nhân thuộc gia đình cách mạng. Tôi sẽ lấy cái mạng của tôi ra bảo đảm cho kỹ sư Vinh”.

    Thượng tá L. đặt tay lên khẩu súng trên bàn, cười khinh khỉnh:
    “Anh đang đùa đấy anh Ba! Gia đình cách mạng của anh còn ai dám bảo đảm cho bị cáo không?”

    Chỉ chờ có thế, Ba Lến móc trong túi áo ra hai mảnh giấy xé từ vở học trò, nói lớn:
    “Có liền đây, thưa bà con! Người sẵn sàng đứng ra bảo đảm là em ruột của tui tên là TNT, ủy viên trung ương đảng hồi kết năm 1975, hiện giờ đang làm trưởng ban tổ chức của ủy ban nhân dân thành phố HCM. Đây là tờ giấy ghi rõ tên và địa chỉ của em tôi, nếu cần các đồng chí cứ liên lạc để xác minh.”

    Ba Lến bước tới trao cho tên thượng tá một tờ giấy và bước qua đưa cho Hải một tờ:
    “Nhờ chú Hải đưa cho bà con coi”.

    Tên thượng tá nhìn tờ giấy thật lâu, những nét hung ác trên khuôn mặt hắn biến dần thành vẻ bần thần nghĩ ngợi. Khi hắn to nhỏ bàn riêng với tên thanh niên ngồi cạnh, Hải cũng tranh thủ thì giờ chuyển tờ giấy cho tám người của bồi thẩm nhân dân xem qua, rồi chuyển xuống dưới cho mọi người cùng coi. Cả phòng xử án bàn tán xôn xao. Hải nhìn Vinh cười, đứng lên giơ tay:
    “Tôi đóng góp ý kiến”.


    Cử tọa im lặng lắng nghe. Hải tiếp lời:
    “Tôi tên Hải, thợ hàn, đang là bí thư đoàn thanh niên CS của nhà máy. Tôi thấy những báo cáo buộc tội kỹ sư Vinh là quá mơ hồ. Anh Vinh là người tốt, thiếu ảnh nhà máy sẽ thiệt thòi lắm. Đại diện cho ủy ban bồi thẩm, tôi đề nghị xếp lại vụ án.”

    Bồi thẩm đoàn vỗ tay hoan hô. Đại biểu nhân dân cùng hô lên “Nhứt trí! ... Nhứt trí!” Hai tên trên bàn chủ tọa đưa mắt nhìn nhau rồi cùng gật đầu. Tên bộ đội đứng lên, giọng lạnh lùng:
    “Cách mạng phục vụ nhân dân. Theo yêu cầu của đa số các đồng chí có mặt hôm nay, trong khi chờ điều tra thêm tôi tuyên bố tạm xếp lại vụ án. Đề nghị các đồng chí công an đưa anh Vinh về nhà.”

    Ba Lến nói với hai công an áp tải:
    “Thôi khỏi phiền mấy chú. Tui chở anh Vinh về nhà cũng được”

    Vinh lên xe Honda với Ba Lến. Chạy ngang chợ Tròn thấy xe buýt ca đêm vừa rời trạm, quán cà phê còn sáng đèn, Ba Lến tấp xe vào ngay:
    “Mình vô làm cái cái cà phê “giải nghể” nghe Ông Thầy. Phải biết quán còn bán, rủ thằng Hải đi luôn cho vui!”

    Cà phê mang tới. Ba Lến hỏi chú nhỏ chạy bàn:
    “Bác Ba ngồi lâu lâu chút được không nhỏ?”

    Chú bé cười, gật đầu rồi bỏ đi. Vinh hỏi:
    “Anh biết trước vụ này phải không anh Ba?”

    “Dạ phải. Nhưng do thằng Hải báo cho biết và tụi tui mới bàn kế làm như vậy. Chuyện qua rồi cũng mừng. Ghê quá trời! Trước ông, tụi nó xử tử hình hai người rồi đó, ông giáo Hanh, hồi trước nhà có vựa gạo, tội đầu cơ lương thực và ông cựu phó quận tội chống phá cách mạng.”

    Hớp xong một ngụm cà phê, Ba Lến trầm ngâm một lúc rồi nói nhỏ:
    “Tui nói thiệt tình nghe Ông Thầy. Tui hổng hiểu tại sao tụi nó cứ theo hại ông hoài. Tới nước này tui thấy ông phải đi, chứ chần chờ ở đây không được. Có hai đường binh, một là ông trốn về Saigon, hai là trốn ra ngoài đảo rồi sẽ vượt biên. Tôi có bà con ngoài đảo TC, có thể giúp cho ông được chu đáo, tiền bạc không thành vấn đề. Còn như ông muốn về Saigon thì tôi sẽ gởi gấm cho chú em tôi.”

    Vinh cảm động nhìn người nhân viên cũ không thốt nên lời. Chờ cho cơn xúc động lắng xuống, Vinh nói:
    “Hôm nay, nếu không có anh và thằng Hai chắc tôi tiêu rồi. Trước tấm chân tình của anh, tôi thật không biết nói gì hơn ngoài tiếng cám ơn. Tôi sẽ không trốn và sẽ đi đường hoàng với giấp phép của nhà máy cho đi thành phố để chữa bệnh viêm mũi. Tôi đã xin và anh hai Phước chịu cho đi rồi. Không dấu anh nữa, tôi đã tính về Saigon thu xếp gia đình rồi trở xuống thị xã để ráng tìm phương tiện ra đi. Tôi chỉ cho mình anh biết, xin giữ kín chuyện này.”

    Ba Lến chồm người lên nắm tay Vinh vẻ mặt hớn hở:
    “Trời ơi! Thiệt hả? Vậy là tui mừng lắm. Ông ráng đi sớm chừng nào tốt chừng nấy. Cầu mong cho gia đình ông được vạn phần may mắn. Ngày mai tôi sẽ viết một lá thư cho chú em tôi ở Saigon để ông dằn túi phòng hờ có khi cần khi ông về trển. Tôi cũng thưa thiệt với ông Thầy tôi đang tính cho thằng Đặng, con trai lớn, vượt biên nhưng để nó đi một mình tôi lo lắm. Nếu ông Thầy cưu mang được nó thì tôi đội ơn suốt đời.”

    Vinh nắm chặt tay Ba Lến nói:
    “Anh đã tin cậy, tôi hứa sẽ lo cho cháu. Nếu tìm được chỗ đáng tin cậy và may mắn đi lọt, tôi đi đâu sẽ mang cháu theo tới đó. Tôi sẽ nhắn tin cho anh khi tôi sẵn sàng để anh cho cháu Đặng ra thị xã ngay.”
    Quán cà phê tắt bớt đèn chuẩn bị dọn dẹp. Hai người khách trễ còn ngồi uống. Cả hai không nói gì thêm, chỉ nhìn nhau nước mắt rưng rưng.


    Hoàng Thư


    Nguồn:https://vietbao.com


              

Re: - 30/04/2023 - tưởng niệm 48 năm người Việt mất miền Nam Tự Do

Đã gửi: Thứ hai 24/04/23 19:23
bởi Bạch Vân