Trang 147/150

Re: Sổ Tay Mười bảy-Mười Ba

Đã gửi: Thứ tư 13/11/24 02:55
bởi NTL
*

Đọc tài liệu về kinh phục dĩ này rồi mới hiểu ra vài chiệng. Trúng sai chưa rõ, xin bà con cẩn trọng.
1- Hán nôm và hán-việt.
- Thời xa xưa nẳm nằm, VN mình có tiếng nói, tuy là giản dị nhưng là thứ tiếng riêng dân tộc việt, tiếng việt.
Chưa có chữ viết, buộc phải dùng chữ hán của trung hoa. Chỉ kẻ sĩ mới biết chữ hán.
Hán học y hình còn kêu là nho học thì phải ? Nếu không, hai cái học nọ giống và khác nhau ở khoản nào, và từ khi nào hán học thành nho học - Nho giáo là đạo nho, tức đạo khổng, thành có thể nho học là học về đạo khổng chăng ?

- Sau này, chữ nôm xuất hiện. Chữ nôm là của riêng người việt đặt ra, mần màn độc lập tự chủ, thoát khỏi văn hóa trung hoa thống trị ảnh hưởng lâu đời (từ lập quốc).
Chữ nôm là chữ hán cải biên, cũng giun lươn y chang, nhưng âm đọc trại đi, người việt nhge hiểu nhưng người tàu thì không. Cái chi mới, nhứt là trong văn học, thường dễ sanh nghi hoặc, rồi dè bỉu chê bai... "nôm na là cha mách qué" y hình phát xuất từ vụ này.
Hán nôm vẫn là lãnh vực riêng của kẻ sĩ, bởi muốn hiểu cho ra đám chữ nôm ấy cần phải có căn bản hán học. Người việt trần trụi đọc chữ nôm hổng ra, nghe chữ nôm giản dị có thể đoán để hiểu, nhưng nôm rắc rối kiểu hán-nôm (điển cố, ẩn dụ...) thì cần giải thích.

- Khi linh mục Đắc lộ dòng tên, trong mục đích truyền giáo, đã đưa mẫu tự latin vào ngôn ngữ việt, để dần dà sau này chánh thức thành chữ viết cho người việt, kêu bằng chữ quốc ngữ.
Hán việt là âm của chữ hán-nôm, viết bằng chữ quốc ngữ, và dĩ nhiên cũng cần giải thích y chang.
Việt nam có lẽ là nước á châu duy nhứt dùng chữ viết bằng mẫu tự như âu mỹ thì phải, và đã sanh những nhà nho "bất phùng thời" vì... thiếu update như cụ Nguyễn khuyến.
Cụ Khuyến mần thơ tiếng việt trăm phần dầu... ao thu lạnh lẽo nước trong veo, một chiếc thuyền câu bé tẻo teo... nhưng viết xuống giấy bằng chữ nôm. Thời cụ, chỉ kẻ sĩ mới đọc được, bọn thiếu học sẽ trật ờ nếu như hổng có người đọc dùm cho nghe. Đám hậu sinh khả bối sau này hiểu ron rót nhờ có bản quốc ngữ.
Miết rồi đã ra thơ ra vè quảng bá chữ quốc ngữ.. tiếng quốc ngữ, chữ nước ta, con cái nhà, đều phải học, miệng thì đọc, tai thì nghe, chớ ngủ nhè, đừng láu táu...

----

Re: Sổ Tay Mười bảy-Mười Ba

Đã gửi: Thứ tư 13/11/24 07:36
bởi nắng thủy tinh
Lót dép ở cửa nhà nghe chị Ngô giảng bài :flwrhrts: :cafe:

Mấy tuần rồi N ngồi xem phim Tàu, và với Vietsub, mới thấy là nhiều chữ được "dịch" ra tiếng quốc ngữ, như :
- cáo từ, hoàng triều, nương nương, tấn công, tiến cống, thần phi, phi tử...... đại khái là nghe cách phát âm mài mại như vậy, nên xem như tự dưng "học" được một mớ, sau đó qua phim khác cũng nghe tiếp, chỉ là nghe thôi :lol:

Re: Sổ Tay Mười bảy-Mười Ba

Đã gửi: Thứ tư 13/11/24 23:44
bởi NTL
*

À nắng.

Lóng rày nắng ca đã tới lắm rồi. Congrats nắng.
Nhớ xài ít echo thôi nắng, bị vì echo làm loãng giọng, lời trở thành khó nghe khó đoán.

Nắng hay CSRC ca bài "thà làm giọt mưa bay" rồi dán vô người nam cho nú tui nghe với.
Thấy có sẵn nhạc trong youtube kìa. Nhưng... phần kết thúc đừng ca theo Thu phương ha.
Version của Thu phương dô diêng chịu đời hổng thấu.
Thà lặng thinh yêu em, với nỗi đau âm thầm.
Lặng thinh ru giấc mộng, ngàn đời mong có nhau

Nghe gượng gạo lãng nhách, cái kiểu điền vô chỗ trống nhưng hổng hạp lệ chi ráo
Khúc đó chắc hát như vầy để tôn trọng nhà thơ :
Lặng thinh ru giấc mộng, đợi chờ và nhớ mong.

Thêm câu nữa cần sửa sai cho chỉnh lợi chút :
"theo em, em có biết không em" (thà như lá rơi...) thay vì "em ơi, em có biết không em", cũng rất là gượng ép !

Bài thơ nọ chị nú có đọc mấy chục năm trước, nhớ mài mại thôi, và có chép lợi dán trong sổ tay bên kia.
Chị nú hổng tin nhạc sĩ cố tình sửa cho sai, và làm dở đi hồn thơ Lý thiện ngộ (thày Thiện-Ngộ)
Có thể tam sao đã thất bổn, và cái bổn của nhạc sĩ đã bị chép sai.
Nhưng... cũng có thể, vì sợ bị bác đảng dán nhãn uỷ mị hổng thích hạp tinh thần chiến đấu còn nóng hổi ngay sau khi thôn tính xong miền nam, bản nhạc đã bị chính tác giả lơ là tới độ hổng được nêu ra trong sự nghiệp âm nhạc của mình, rồi mất tăm tích, và... mạnh ai nấy hát theo truyền khẩu.
Tiện thể dán qua đây bài mới viết bữa nay ở bên kia, một chiệng tam sao thất bổn khác.

Trời thần ơi, chiệng nọ xọ chiệng kia hổng dứt.
Để cố gắng viết về bài phục dĩ cho xong !

-------------

Thơ Vũ Thành - Ngày xuân hong tóc

Khi gió mùa xuân hong tóc bay
Mắt em vời vợi ở phuơng này
Ngày xưa xa lắm em còn nhớ
Dạo đó anh thuờng xin nắm tay

Em cứ như là trăng đấy thôi
Yêu em lời ngỏ đã lâu rồi
Mà sao em vẫn không lời nói
Thăm thẳm như chiều loang áo trôi

Đã thế thì thôi anh ghét em
Anh về giận dỗi mãi cho xem
Nhưng mà anh vẫn yêu em quá
Yêu quá nên thuờng hay nhớ em

Anh nhớ anh buồn anh khóc đây
Như sao mọc tận ở phuơng này
Lẻ loi nên vẫn âm thầm khóc
Nhưng biết bao giờ em có hay

Một sớm xuân về anh sẽ sang
Mang theo trời đẹp áo em vàng
Và mang theo cả trầu cau nữa
Em đón cho hồn tôi nát tan

*

Tui mang bài thơ ni của hai thành dán dzô mần màn "bình lựng".
Trời thần ơi, thơ với thẩn ! - só ri hai, tối nay đừng dìa kéo chơn út sáu heng, chị út nghĩ chi nói nấy bởi chị lương thiện thiệt thà và... vô (số) tội - Hai thành làm thơ tán gái, một cô tóc dài, lối xóm hổng chừng, bởi y hình chúng đã quen biết nhau từ hồi còn bận quần thủng đít lận.

Thoạt đầu nghe nói mùa xuân, yên trí tóc nàng ướt vì mưa. Má kể mùa xuân ngoài bắc ưa có mưa, kêu bằng mưa xuân.
Mưa xuân thường là mưa phùn, là những hạt bụi nước lất phất, rất thơ và rất mộng... thà làm hạt mưa rơi, ướt tóc em buông dài... Nhưng đây là chiệng trong nam, miền nam mưa nắng hai mùa, hổng xuân hạ thu đông chi ráo. Lối xóm mới gội đầu bồ kết xong, rồi ra hàng hiên hong tóc, cho hai thành lấy hứng dệt thơ.

Tui hồ nghi thằng thi sĩ cousin lẻo mép xạo sự tán gái, chớ hổng ẻo lả nhi nữ tầm thường đâu. Trời thần ơi, tới lui chiệng ghét thương xong còn doạ khóc nữa nha trời. Thiệt hổng giống ai.
Chừ nó ngủm rồi chớ nếu còn sống dám được chị út giảng cho một bài mo-ran inh tai điếc óc chiệng nam nhí tri trí, mã thượng anh hùng (... xa lộ thủ đức).

Bài thơ bảy chữ, 5 strophes, mỗi strophe 4 câu (thơ thất ngôn hở).
Ý thơ nghe rất quen, (xin lỗi hai nếu chị út lầm lẫn) rất "xuân-diệu, huy-cận" của trường phái thơ mới đệ nhị thế chiến.
Thảo nào... anh hai bỏ thì giờ luyện ngón tremolo chớ hổng đọc thơ Vũ Thành. Ảnh biểu thơ vũ thành chỉ hạp với má và với chị ba thôi (anh tư chị năm chưa đủ trình độ lại còn mắc xào bài và lắc bầu cua, rất bận rộn)

Chiệng "hát nhạc sai tông, đọc thơ sai chữ" là việc nên tránh, nếu không vì lòng tôn trọng tác giả (nhạc sĩ, thi sĩ) thì cũng vì lòng bác ái với tha nhơn. Tha nhơn ở đây là qúi thính giả độc giả... khó tánh. Nghe hát sai, nghe thơ sai, y phép... lộn máu lên đầu, ức còn hơn bò đá ! Và... teng teng teng tèng... bài thơ Ngày xuân hong tóc ở đây hẳn đã, nhứt định đã sai câu thơ cuối.

Một sớm xuân về anh sẽ sang
Mang theo trời đẹp áo em vàng
Và mang theo cả trầu cau nữa
Em đón cho hồn tôi nát tan.

Thi sĩ tưởng tượng chiệng "và mang theo cả trầu cau nữa", rồi thinh không kết thúc một màn lãng nhách "em đón cho hồn tôi nát tan". Vậy là sao ? Hai thành tính chuyện cau trầu đi hỏi vợ, nhưng lại dặn dò nàng đừng đón đừng nhận "em xua con vàng con vện ra sủa inh, đuổi thẳng khách, em đón chi cho hồn anh tan nát" Trời ạ, thiệt là tréo ngoe, theo hổng tới, hiểu hổng ra !

Sau cùng thì... bảo đảm thi sĩ hổng ngu chi mần thơ lươn lẹo vậy. Nó tưởng tượng (chỉ tưởng tượng thôi nha, cô ba má nó biết được là tiêu tùng) rồi mong ước nàng chấp nhận tình yêu... Tam sao đã thất bổn, bài thơ chép tới chép lui nên lạc chữ lạc câu. Và hẳn là... nhứt định là... câu nọ hổng phải, hổng thể là câu cuối. Còn như là câu cuối thiệt, thì trước đó còn thiếu một khúc nữa là cái cẳng.

Tui tưởng tượng vầy : Hai dặn dò em gái lối xóm đang hong tóc, rằng... mơi mốt nếu người mang trầu cau tới hỏi hổng phải là anh, thì em lắc lia chia dùm cái, đừng vội gật heng, cứ ráng chờ - chờ anh, chờ đến bao giờ, cuối thu thuyền đã sang bờ - nhớ đó, bởi vì... em đón, cho hồn tôi nát tan !
Hai, chị út đoán vậy có trúng ý hai hôn, nếu trúng tối nay báo mộng số đề để chị út đi mua vé, chừng trúng sẽ tặng hết cho hội thơ đã kiếm ra ba bài thơ của hai.
Kỷ niệm gia đình luôn là những kỷ niệm đẹp.
I miss you hai !

*

Viết thêm... nữa
Nú tui suy nghĩ lung một chập, rồi ngộ ra rằng... có thể trong strophe cuối bài thơ, đã sai một chữ trong câu đầu.
Trời thần ơi, chỉ một chữ đó thôi mà hao năng lượng suy diễn quá độ.

Một sớm xuân về, ai sẽ sang
Mang theo trời đẹp áo em vàng
Và mang theo cả trầu cau nữa
Em nhận cho hồn anh nát tan.

Chỉ cần sửa chữ anh ra ai, là bài thơ hết còn nghịch lý, lớp lang đâu đó đàng hoàng.
Rồi sẵn trớn, sửa thêm 2 chữ nữa, theo ý 5AH, cho mạch lạc trên dưới, để anh vẫn là anh.
Thơ của hai nên tui tỉnh bơ input mần màn hạp lẽ trời, chớ thơ thiên hạ ông nội tui cũng hổng dám.

Hai Thành làm thơ tán gái một chập, rồi được mai mối lấy vợ, một cô gái bắc tên Lan, sanh tì tì cho hai 4 đứa con.
Hồi ăn nên làm ra, hai mua cái villa to đùng, mang thợ xây cất dìa, sửa luôn sân thượng thành vườn trồng lan cho vợ.
Hoa nở quanh năm, giò nào giò nấy to đùng, đủ loại hổng thiếu.
Tía nói nhờ vậy mà phân biệt được các loại hoa lan (địa lan, thổ lan, phong lan...)
Mỗi lần có việc bán buôn lên Bảo lộc đặt trà, y phép tía bưng dìa ít lan mang cho Hai lấy thảo.
Lúc này hai đã cạn hứng thơ, còn má thì day sang mê cải lương vọng cổ.

*

Re: Sổ Tay Mười bảy-Mười Ba

Đã gửi: Thứ năm 14/11/24 10:24
bởi nắng thủy tinh
Dạ, cảm ơn chị Ngô :flwrhrts: :cafe: ủng hộ em Nắng, nghe được khen mừng quá xá luôn, tối nay hong ngủ :D .
Echo, reverb là công thức mix của anh Thu Hoài Nguyễn cho N, N giữ vậy từ 2013 đến giờ. Chỉ có nêm nếm bass/treble thêm. Hôm qua N ngồi nghe lại một số bài cũ cách đây 3 năm mới thấy là khác nhau quá, thì ra là cái sound card, PC cũ mix nghe vang vang, còn PC mới này mua được 3 năm, s/c của nó hay hơn cái cũ rất nhiều.

Bài Thà Làm Hạt Mưa Bay. N có hát năm .... 2009 :rotfl: , 15 năm rồi nên giờ nghe lại chỗ to chỗ nhỏ như mèo ngao ngao hihi. Lúc này N hát note thấp không xuống nổi nữa, hihi, nên đôi khi phải hát ăn gian. Có khi hên lụm được bài nào vừa tone với mình thì thật rất thích. Cảm ơn chị Ngô thêm lần nữa. :flower:

Bài chị Ngô yêu cầu để chờ Bạch Vân khi hưỡn sẽ hát chị nghe nhen (Nắng em bán cái lẹ lắm lắm.... :D ).

Re: Sổ Tay Mười bảy-Mười Ba

Đã gửi: Thứ năm 14/11/24 22:18
bởi NTL
*

Ahhh nắng.
Technical terms nghe hổng hiểu chi ráo nắng ôi, y chang vịt nghe sấm.

Hổng bết tại sao lại nói vậy, chắc người nghe sấm thường hết hồn, còn vịt nghe sấm hổng ra thành chúng làm thinh.
Which means... âm vực của sấm lọt ra ngoài âm vực lỗ tai vịt nên chúng hổng nghe.
Trong headquarter của BS tại sở, có mệ roumania kia, hổng sợ ai ráo, chỉ sợ chuột thôi.
Mệ nọ chắc đang bước vô menopause thành khi mô cũng than nóng. Nóng đổ mồ hôi luôn.
Rồi mệ bèn mở đám cửa sổ dọc theo tường trổ ra mái nhà. Bọn chuột nhắt mới theo lối nớ vô kiếm ăn, và cả đám hôm-lết nữa, giả như chúng lách qua khe cửa rộng nổi - vụ ni đã xảy ra rồi, trong một tối trực - Còn ông kia thì hổng sợ người, chỉ sợ chó và sợ chuột.
Rồi một bữa, mệ nọ mới mang vô một vật nhỏ, cắm vô ổ điện kế bàn họp, và cái đèn green của nó sáng lên.
Đây là một máy phát âm có tần số rung chỉ chuột nghe nổi, nên hổng làm phiền tai người. Nghe nói máy nọ chỉ bán ở âu châu, mỹ châu chưa thấy. Nghe vậy biết vậy, chớ nú tui có bao giờ thấy con chuột nào trong khu nớ.


Nắng biểu bài Thà làm hạt mưa bay đã hát rồi, nhưng tông thấp hổng hạp.
Giọng nắng hổng hạp thì khó mà hạp với giọng CSRC, bị giọng này cung bực có lẽ cao hơn nắng cả 1 tông... rưỡi.
Nhạc sĩ đệm đờn nói vậy nha, chớ nú tui mù tịt.
Cũng tại nhạc trong youtube nên hổng sửa đặng tông, chớ còn dân đệm chuyên nghiệp thì hát tông nào đệm liền theo tông nớ hổng khó khăn. Chuyện tông (tone) là như vậy.

Thể điệu là một chuyện hoàn toàn khác nữa., tùy theo nhịp bản nhạc (2/4, 3/4, 4/4, 6/8 v.v..).
Mỗi loại nhịp, có biết bao thể điệu riêng fit vô nhịp nọ.
Những nhạc sĩ khi sáng tác nhạc, hay phụ chú thêm thể điệu chọn cho tác phẩm của mình ngay dòng nhạc đầu.
Tới đây ra chuyện hòa âm phối khí.

Nhạc sĩ hòa âm phối khí là người vững căn bản nhạc lý, có thể thay đổi thể diệu, tiết tấu, chọn nhạc khí thích hạp.
- đây là nói về nhạc nguyên thủy heng, hổng phải nhạc do AI soạn theo lời -
Hay hơn hay dở đi là tùy người nghe cảm nhận. Hoà âm hay sẽ làm giòng nhạc thăng hoa. Allê-lú-già...

- Bản Tình quê hương, Đan thọ dặn phải là tango habanera, nhưng ai cấm hòa âm sang điệu khác, tiết tấu khác.
- Bản Mộng ban đầu cũng tango y chang, nhưng trong youtube đã có những hòa âm hoàn toàn khác (slow, slow-rock hay rumba...)
- Bản "đường về việt bắc" khi được Vũ tiến Đức hoà âm (rumba) thì sâu hóa bướm - hát chung với Nguyên Khang, nghe sướng tai luôn.
- Bản Thà làm hạt mưa bay, trong youtube có rất nhiều thể điệu, nhưng bossanova nú tui ưng ý nhứt.

Hồi xưa nghe hát thường chỉ chú ý tới lời thôi. Chừ già rồi sanh để ý tới điệu.
Điệu nhạc rythmic hổng ảm đạm u sầu, bị có tiếng trống tiếng gõ, dễ nghe dễ nhớ.
Nhạc ad-lib nhịp tự do, khó theo thành dễ quên - cái kiểu tình khúc thứ nhứt của Vũ thành an kìa, nhạc thính phòng, trình diễn cho cử tọa nhỏ -

Cứ lang bang vầy, phục dĩ chí tôn coi như khó kết thúc nổi. Già chuyện nên cứ thế lung tung !
Chưa kể là bài thơ mùa xuân hong tóc.
Sau cùng thì... version dán trong website poem nọ, strophe cuối sai, hổng câu đầu, nhưng câu cuối.
Một sáng xuân nào anh sẽ sang
Mang theo trời đẹp áo em vàng
Và mang theo cả trầu cau nữa
Em nhận kẻo hồn anh nát tan

Ý thơ đổi hẳn, người đi hỏi vợ là Hai thành, nên em nhận liền đi.
Còn tui tưởng tượng trên kia... đứa hỏi vợ hổng phải là hai, em ráng lắc dùm cái, em đón cho hồn tôi nát tan.

Ông kia biểu sao em cứ rắc rối mè-dòng-lô chi dzậy ?
Tui nói, bởi em là độc giả thính giả chơn chánh, tôn trọng tác phẩm, hay dở chi cũng là sáng tạo, nghĩa là làm ra.
Bởi văn hoá phải luôn luôn có tánh sáng tạo. Amen...
:giggles:

*

Re: Sổ Tay Mười bảy-Mười Ba

Đã gửi: Thứ sáu 15/11/24 00:10
bởi NTL
*

Phục dĩ chí tôn - tiếp theo.

Phải kết thúc lẹ kẻo lối xóm sốt ruột sanh loét bao tử.
Thiệt tình, tính viết chi quên rồi, đang nói cái quẹo cua hai ba bận, rồi lạc phương hướng luôn.

2- Khung cảnh thời gian :
- Thế kỷ 14-15. Trịnh-nguyễn phân tranh, cùng chọn slogan Phù lê để hạp thức hóa tranh chấp. Và họ ít nhiều xin được viện trợ quân liệu quân nhu từ "thực dân" (bồ trước đó, và pháp sau này)
Tàu thuyền ngoại quốc (bồ đào nha) bắt đầu vào VN tìm thị trường. Thương nhân ngoại quốc đổ bộ vào phố hiến (đàng ngoài) hội an đà nẵng (đàng trong) buôn bán đổi chác thương mại. Tới cùng với họ là các giáo sĩ thừa sai dòng tên xứ bồ, với linh mục Đắc lộ là vị thừa sai jesuite đầu tiên.
- Đi cùng với cha Đắc lộ có một linh mục trẻ mới vừa chịu chức, cha Jeromino Majorica.
Nhiệm vụ truyền giáo của các thừa sai dòng tên không chỉ ở VN nhưng toàn đông nam á và các đảo phụ thuộc trong vùng.
- Cùng với việc rao giảng tin mừng cứu chuộc, đả nảy sanh những nghi ngờ về mục đích truyền giáo, và những cọ sát với dân bản địa tôn trọng giáo dục khổng mạnh. Tranh chấp dần dà khốc liệt, dẫn tới việc bắt giam trục xuất giáo sĩ ngoại quốc, bạc đãi giáo dân theo tín ngưỡng mới, và còn cấm đạo triệt để trong thế kỷ 17, dưới triều hậu duệ nhà Nguyễn Gia long (thiệu trị, minh mạng tự đức)

3- Hoàn cảnh văn hóa phôi thai.
- Thời gian đầu, sách vở tôn giáo không có, VN dùng hán tự, rồi hán nôm.
Để dễ dàng thuận lợi, sách vở giáo lý buộc phải dịch ra tiếng hán và hán nôm.
Cha Đắc lộ đã giao cho Jeromino Majorica J.M phụ trách, bởi vốn liếng hán văn J.M có ít nhiều.
- Dòng tên xuất phát từ Lisbone đất bồ, khi sang viễn đông đã lập ra sổ "hộ tịch" của riêng dòng, ghi tên tuổi, năm sanh năm mất của các vị thừa sai linh mục lẫn các thày giảng giáo lý catechisme thuộc dòng, để dễ bề tra cứu sau này và cầu nguyện cho họ trong những dịp lễ. Đầu bảng là Alexandre de Rhodes Đắc lộ, theo sau là J.M v.v...
Và cha Đắc lộ đã mang mẫu tự Latin vào để thành chữ quốc ngữ như đã nói.

........

Re: Sổ Tay Mười bảy-Mười Ba

Đã gửi: Thứ sáu 15/11/24 23:48
bởi NTL
*

Tiếp...

4- Jeromino Majorica ( 1591-1656)
Người xứ Napoli đất ý, vào dòng tên (jesuite) năm 1605 khi mới 14 tuổi. Thụ phong linh mục khi mới ngoài 30 tuổi.
1623- 1629, cha J.M sống ở đàng trong (chúa Nguyễn). Tới 1631 mới ra giảng đạo ở đàng ngoài (chúa Trịnh).
Sự nghiệp đồ sộ ông để lại sau khi mất, trên 40 tác phẩm (44-48 quyển) phần lớn dịch thuật kinh sách từ tiếng latin sang chữ hán (rồi hán nôm)
Riêng kinh "cảm tạ niệm từ" là một trước tác thẳng (không dịch thuật) bằng hán văn.
Tất cả các tài liệu này được lưu trữ tại văn khố dòng tên ở Lisbone Portugal.
Nghe nói văn khố ở Paris cũng có, không rõ là bản sao, hay bản chánh đã được nhà dòng chuyển giao sang pháp.

5- Cuộc tranh luận tại đàng ngoài.
Thời Trịnh tráng, công cuộc rao giảng tin mừng cứu chuộc chỉ mới khởi đầu. Tại đàng trong, các linh mục thừa sai tới Hội an, rồi lần dần lên kinh đô phương bắc, sau tới thẳng đàng ngoài tại phố Hiến, cửa khẩu Hưng yên. Khi ấy ảnh hưởng Khổng-Mạnh và phật giáo còn bao trùm.
Thời Trịnh tráng tại vị, ông đã mang vào phủ 10 vị quan văn, phụ trách văn học luân lý đạo đức. Đây là những vị chọn ra từ các sư tăng ở đàng ngoài, tinh thông hán học và đạo pháp. Việc cọ sát văn hóa tín ngưỡng đã dẫn tới cuộc gặp gỡ, năm 1632 giữa cha J.M và 10 vị quan văn này tại phủ chúa Trịnh . Đề tài tranh luận dựa trên nền tảng văn hóa VN, bao gồm giáo thuyết, vũ trụ nhân sanh xã hội.
Hổng rõ J.M hùng biện tới cỡ nào mà sau đó đã "cảm hoá" được một trong 10 vị sư tăng quan văn ấy.
Trịnh tráng hỡi ôi, mần màn cách chức và tống cổ luôn đứa "phản thùng" nọ ra khỏi phủ chúa.
Sách vở hổng cho thêm chi tiết nên không rõ ông quan văn nọ là ai !

.....

Re: Sổ Tay Mười bảy-Mười Ba

Đã gửi: Thứ bảy 16/11/24 19:51
bởi NTL
*

Tiếp..

6- Phục dĩ chí tôn
- Tất cả các nhà nghiên cứu phê bình văn hoá, tất cả, đều cho đây là áng văn chương trác tuyệt trong khung cảnh văn học sử thời ấy, khi VN chưa có chữ viết riêng. Phục dĩ chí tôn là kinh nguyện đọc trong lễ an táng, giỗ chạp và suốt trong tháng 11, tháng các linh hồn.
- Tuy kinh nằm trong các tác phẩm để lại của linh mục Jeromino Marorica, J.M, nhưng đây không phải bản kinh dịch từ tiếng latin sang hán tự, nhưng hoàn toàn là một trước tác viết bằng hán văn. Dù vốn liếng chữ hán JM có, nhưng chắc chắn không đủ để có thể là tác giả biên soạn ra tuyệt phẩm này, trong khung cảnh thời sơ khai ấy.
Kinh viết theo thể văn tế, kiểu sớ, đọc lên như bài kệ, nặng tinh thần thiền tông "hóa sinh trụ diệt, sinh ký tử quy" trong giáo lý phật.
Đã nảy sanh nghi ngờ, rằng kinh ấy hẳn phải do một vị tinh thông hán học và phật pháp, nghĩa là một trong những cộng tác viên của J.M, viết ra. Các nhà nghiên cứu nớ mới lục lọi kiếm tìm chứng thực, nhưng... không ra thêm được chi tiết nào khác nữa.

Nhơn chuyện này tui mới biết về sớ, sớ táo quân chẳng hạn. Sớ là bản tường trình với "bề trên" tức boss, kết quả công việc được giao phó. Sớ có lớp lang đàng hoàng, đại khái là nhập đề (tán tụng boss nhiệt liệt), thân bài (tường trình chi tiết) rồi mới kết luận (xin xỏ lung tung). Sớ mở đầu bằng term "phục dĩ" nghĩa là khấu lạy, tấu lạy.
Các bài sớ phật giáo tìm ra trong nét, luôn luôn bắt đầu bằng hai chữ phục dĩ này - Táo quân là ông thần bếp, 23 tháng chạp cỡi cá chép về trời dâng sớ điều trần gia đạo với ngọc hoảng thượng để, nên sớ táo quân việt cũng bắt đầu bằng "Tấu lạy nc hoàng... bla bla bla..."


7- Khảo nghiệm và tra cứu :
Cha phillipe Bỉnh, linh mục dòng tên VN, chuyên về giáo sử, nghĩa là lịch sử của đạo công giáo ở VN. Năm một ngàn tám trăm lâu lắm trong thế kỷ 19, ông sang và ở lợi Lisbone suốt 30 năm dài, rồi vào văn khố dòng tên tại đây, lục tung các văn kiện lưu trữ, cốt tìm cho ra... "đáp án vụ việc".
Và trong đám văn kiện cổ tích ấy, đã có vài điều liên quan khả tín về kinh Phục dĩ chí tôn này.
Theo cha Phi-líp-phê Bỉnh, sáng tác gia của bản kinh không thể là ai khác hơn vị tăng sư quan văn tinh thông hán học và đạo lý cả nho học lẫn phật học, theo J.M từ thời Trịnh tráng
Tuy tên tuổi chánh xác không có, nhưng cha Bỉnh đọc được trong sổ hộ tịch nhà dòng của VN, thấy có tên " Thày phan-xi-cô thành Phao (?- 1640) " - có thể chết vì đức tin, nghĩa là "tử vì đạo" -

Thày ở đây có thể là thày (tăng lữ nhà phật), cũng có thể là thày dạy giáo lý (công giáo, catechism).
Sau khi bị trục xuất khỏi phủ chúa 1632, thày được cha J.M rửa tội vào đạo 1636, với tên thánh là phan-xi-cô.
Khi này có thể tuổi đã cao (không có năm sanh), và đã từng là tiến sĩ quan văn của Trịnh Tráng, nên thày chỉ phụ trách những hồ sơ văn bản liên quan đến việc truyền giáo. Và là tác giả áng văn chương hán tự Phục-dĩ lẫy lừng trong gia tài của cha J.M để lại.

Tuy chức phận trong nhà dòng không có, nhưng vì công lao giúp đỡ cha J.M quá lớn, nên tên đã được ghi chép vào sổ hộ tịch nhà dòng, "thày Phan-xi-cô thành Phao". Phao sơn là tên ngôi làng ở đàng ngoài, huyện Chí linh, tỉnh Hải Hưng, có chùa Phao sơn, là chỗ cư ngụ của thày trước khi đậu tiến sĩ và được chúa vời vào phủ.
Theo như cách suy luận của cha Bỉnh thì : dùng chữ thày để phân biệt với các linh mục, và thành Phao để phân biệt với những tên phan-xi-cô khác sau này.
Thày phan xi cô thành Phao mất năm 1640, 8 năm sau khi theo cha J.M truyền giáo và 4 năm sau khi rửa tội vào đạo.
Ngó chừng học đạo thời nẳm lâu lắc nhiêu khê, mất 4 năm trời cật lực rồi mới chánh thức trở thành dân chúa.

Bên đây có đứa kia, rửa tội theo đạo chúa để lập gia đình, nghe cha cố họ đạo VN biểu thời gian học cỡ 12-16 tháng. Nó thất sắc, day sang cha cố họ đạo tây, ông này dễ tánh, biểu nó chỉ 3 tháng thôi là rửa tội được - Tội chi hở, thì tội tổ tông truyền từ thời tạo thiên lập địa chớ tội chi nữa. Nó biểu tội nớ nó hổng làm, rồi sao phải gính, chúa bất công quá xá !

----

Re: Sổ Tay Mười bảy-Mười Ba

Đã gửi: Chủ nhật 17/11/24 01:48
bởi NTL
*

Kết.

Dịp 1st Novemver nghe kinh cầu các thánh bằng tiếng latin, rồi lan man sang dì hai và kinh cầu hồn Phục dĩ.
Đọc kinh tối với dì hai y phép, nhứt định là, sẽ được nghe kinh này. Ngộ cái... nguyên họ ngoại, hổng ai thuộc nó ráo, chưa chừng còn hổng hiểu nó nói cái chi, ngay cả bà ngoại lẫn má !

Gia đình chỉ có 3 chị em thôi, dì hai và má cùng cha cùng mẹ, còn dì tư khác cha - diễn ý là... rổ rá cạp lợi.
Bà ngoại goá chồng sớm, ở với cha, tức ông cố ngoại. Hồi cố bạo bệnh, trước khi mất, buộc lòng phải kiếm rể thêm lần nữa cho đứa con độc nhứt đã goá bụa.
Coi vậy mà... thời cố thời ông, chiệng rổ rá cạp lợi có hơi nhiều. Cứ nhìn trong gia đình rồi tính xác suất (probability) là ra ngay. Thế hệ sau (tía má chú bác cô dì), chắc tuyền rổ rá tốt thôi, nên hổng cần cạp chi nữa... thì phải ?

Khi lấy vợ (bà ngoại) ông ngoại còn thằng con trai riêng, con lớn, anh cùng cha với dì hai và má.
Thời sanh tiền, ông ngoại rất trọng chữ nghĩa nên cho bác cả (người bắc có vùng kêu anh chị của mẹ là bác tất, bất kể nội ngoại) và dì hai đi học đàng hoàng. Má cũng được đi học cho tới khi cha mất. Cha dượng nhà quê ít học, coi thường sách vở, thành ra chữ nghĩa dì tư còn bết bát hơn má nữa lận.

Bác cả khi này đã lớn, sang tây học lên, xong vào lính tây luôn. Sau khi VN dành được chủ quyền đất nước từ pháp rồi tạm thời chia đôi chờ tổng tuyển cử, bác cả trở về, nhập tịch việt, và thành lính quốc gia,
Đã xảy ra cọ sát gia đình chi đó, bác cả gái từ luôn anh em gia đình chồng nên bác cả trai không lui tới với các em nữa. Sau này, tui là đứa duy nhứt thoạt tiên còn héo lánh qua chơi với hai đứa cousins, vì nhà ở trên đường tới trường - rồi lớn dần, chúng cũng lơ tui luôn cho gọn - Sau ngày mất nước, bác là nguỵ quân nhưng lính già đã về hưu rồi, nên chỉ phải học tập lấy lệ, rồi toàn gia đình được chánh phủ pháp can thiệp để đưa qua pháp.

*

Dì hai có học, nhưng ngó chừng lười biếng đọc sách so với má - bị thời giờ đã phải dồn hết vô chiệng trồng cấy ớt hiểm với nữ thư ký riêng - Má do mặc cảm thiếu chữ, nên chăm chỉ tục ngữ ca dao và tự lực văn đoàn, rồi giữ con gái lợi mần màn dạy dỗ riêng, coi như phát huy văn hoá. Trời thần ơi, nếu hổng có má, dám giờ này tui mù tịt văn hoá việt hổng chừng !
Chừ nghe và hiểu rốt ráo khung cảnh thời gian lịch sử nhơn văn của kinh phục dĩ thì tui hết hồn.
Mẹ cha tôi ơi, làm sao và cách nào mà dì hai đã download nổi cái kinh dài thoòng hán nôm thứ thiệt vô đầu ? Hổng biết dì có hiểu nội dung của nó không nữa, hay chỉ thuộc như két ? Giả như hổng hiểu chi ráo, có thể vì nhạc tánh câu kinh đã giúp dì hai nhớ nó thuộc lòng chăng ?

Mỗi bận đọc kinh chung gia đình có bà ngoại và má, tới kinh phục dĩ y phép dì hai thành solist thứ thiệt, ngân nga trầm bổng có âm có điệu đàng hoàng. Nguyên đám backup singers tụi tui (cả má và bà ngoại nữa) chỉ lên giọng Amen mần màn gia tăng hiệu ứng cầu nguyện.
Bà ngoại, dì hai, má, dì tư... chừ tất cả đang hưởng nhan thánh chúa. Muốn nắm áo hỏi cho ra chuyện dì hai, cũng hổng có trả lời. Ngay cả... chừ kiếm ra kinh phục dĩ hán nôm bằng tiếng quốc ngữ thì... trong tháng các linh hồn, có muốn đọc nó nghe nó để tưởng nhớ dì hai, cũng hổng đủ can đảm, từ cả người đọc kinh lẫn người nghe kinh. Chưa kể là... dám ông kia còn kêu xe cứu thương tới chở luôn vào dưỡng trí viện vì đang nói... tiếng lạ !

Sau đây là link đầy đủ về kinh nguyện này, cả tiếng hán lẫn hán nôm và cách "ngâm" theo nốt nhạc, với bản dịch từng câu và bài phóng tác sang thơ quốc ngữ - dễ hiểu dễ nhớ hơn... chút nẹo !
Ngó nó một chập tui sanh hoa mắt nhức đầu, lòng cảm phục dì hai lên thẳng đỉnh thiên hà.
Tuy vẫn được coi là có trí nhớ tốt, nhưng ngó chừng tui chưa xách được dép cho dì hai.

https://giaoxuchauson.com/chuyen-de/mot ... -1895.html

Cám ơn độc giả đã chịu khó theo dõi.
:flwrhrts:

*

Re: Sổ Tay Mười bảy-Mười Ba

Đã gửi: Thứ ba 19/11/24 13:58
bởi t.
:cafe: :flwrhrts: :flower: :kssflwr: :cafe:

xin cám ơn chị với tiểu luận về áng kinh văn tuyệt bút: Phục dĩ chí tôn - Cảm tạ niệm từ - Kinh Cao sang. đọc chị, em được sống lại thời Trịnh Nguyễn, biết thêm nguồn gốc của Hán Nôm, Hán Việt, chữ quốc ngữ cùng cha Đắc Lộ; và hiểu được điểm độc đáo hiếm quý của bài kinh là được sáng tác bởi "vị tăng sư quan văn tinh thông hán học và đạo lý cả nho học lẫn phật học, theo J.M từ thời Trịnh tráng."

:thanks2: :thanks: