Trang 146/150

Re: Sổ Tay Mười bảy-Mười Ba

Đã gửi: Thứ năm 10/10/24 21:58
bởi NTL
*

Dà... nói gần nói xa là để tiến êm ái vô chuyện chánh.
Ông nhà tui là thành viên của một hội người, thượng lưu trí thức tăm tiếng đúng nghĩa. Đó giờ được trọng vọng, coi là những tấm gương mẫu mực điển hình, xứng đáng đại diện giai cấp thượng lưu trí thức - cho dù trong đám người ấy, thỉnh thoảng vẫn đã bò ra vài... con sâu -

Tánh đặc thù của thượng lưu trí thức hẳn là địa vị xã hội. Thượng lưu có tiền có class, trí thức có đầu óc trí tuệ.
Từ định nghĩa nọ, quí phái sang trọng của thượng lưu là điều hiển nhiên, bởi qúi phái sang trọng đã phải hộc bơ dặm ngàn thiên lý lâu lắc, dám nhiều thế hệ hổng chừng. Khi của cải bạc tiền có đấy nhưng thiếu class thì chỉ là phú thôi (trọc nữa hổng chừng) chớ chưa thượng lưu đặng.

Trí thức vì có học. Học giúp trí tỉnh thức triền miên hổng ngủ, ngay cả ngủ trưa. Thức hoài vậy lắm khi cũng phiền hà, bởi khi cạn sức, trí sẽ lăn ra ngủ mộng du mơ màng, và rồi ngôn ngữ hành vi sẽ y chang đứa thất học !
Học lại còn phải ráo riết hành, hành góp phần giúp trí tuệ tỉnh thức..

Học từ chương là học thiếu hành, trí tuệ do nhàn cư nên dễ sanh vi bất thiện - luôn cả vi bất... job !
Học lấy kiến thức chuyên môn làm cần câu cơm mới chỉ là học hành trong nghĩa hẹp. Học lấy kinh nghiệm để có đời sống tích cực hữu ích là mở rộng giáo dục, trong nghĩa giáo huấn đám dục còn tiềm ẩn để chúng đừng động vọng !
Nên rồi, thường khi những trự tuy bằng cấp học vấn cao nhưng huấn dục huấn nhục hổng có, liền được dán nhãn vô học và thiếu tư cách !

Rồi... teng teng teng tèng... cái hội người trên kia coi vậy mà rắc rối nhiêu khê, thượng vàng hạ cám.
Giàu có bạc tiền, sang trọng qúi phái thấy thường (trong nghĩa thường thấy).
Nghèo hèn và ít học (trong nghĩa thiếu giáo dục) cũng có nhưng ít (hay tưởng là ít).
Và nồi canh đã rầu, theo đúng ca dao tục ngữ tiên liệu !
:roll:

Re: Sổ Tay Mười bảy-Mười Ba

Đã gửi: Thứ tư 06/11/24 00:35
bởi NTL
*

Trời thần ơi...
Tui đang líu lo với T. cái rồi dính cứng bên kia, dứt hổng ra, chiệng nọ xọ chiệng kia hổng đi nổi.
Mà cũng chỉ mình ên thôi, dzậy mà dây nhợ ở đâu ra dài thòng thất kinh luôn.
Só-ri bắt T. phải chờ lâu heng.

Chừ vô đây đặt sẵn cục gạch, chờ bầu cử mỹ xong rồi sẽ chọi lung tung lấy khí thế.
Tui uýnh cá, chỉ cá miệng thôi hổng ăn tiền, rằng trump sẽ thắng lần này.
Ba cái poll tui coi như pha, hổng đếm xỉa.

Cô dượng tám hứa nếu tui thắng, sẽ trả tiền hai vé máy bay cho vợ chồng tui qua San Jose dự đám cưới thằng cookie, con duy nhứt của chúng, hè năm tới. Cô tám biểu : chị phải đi đặng tiếp ông bà xui dùm tụi em.
Tui hỏi tại sao, cái cổ nói một câu dô diên bắt ớn : bị họ bắc kỳ 54 thứ thiệt, thứ dữ, thượng thừa và ngoại khổ.
Hỏi tiếp nữa rồi lòi ra chiệng... đám cưới dự trù rất ít khách, chỉ trên dưới 400 mạng bên nhà gái thôi (giê-su-ma), nhà trai hổng có ai ráo, chừng 15-20 mống là hết đất.

Hỏi tới nữa té ra thứ dữ thiệt. Ông của cô dâu (nội vs ngoại), dặn thằng cháu rể tương lai chiệng phải dốc lòng thờ phương kinh mến chúa. Thứ bảy chúa nhựt thẳng phải qua bển đi lễ chung, và... đọc kinh gia đình chung, tên tất cả các ông thánh bà thánh được lôi ra hết mần màn xin giúp lời cầu bầu cho... đôi trẻ !
Thằng ki nghe kinh hổng hiểu gì, tiếng việt của nó vốn thiếu thốn. Nó được ông (nội vs ngoại) approved vì... chẳng những "có đạo" mà nhà còn đầy cha cụ bên má nó, sơ sơ 4 trự cả thảy - chưa tính cha Ngô và sơ ngô -

Dượng tám lấy vợ hồi hai đứa nó ở Norway. Tui biểu cô : phải để nó dưỡng sức, yêu vợ rồi phải yêu cả chuá của vợ thì tốn năng lượng biết là chừng nào ! Cô tám nghe sơ ngô nói vậy cũng phải, nên hổng yêu sách chi.
Thằng ki sanh ra được rửa tội theo tín lý công giáo. Dượng 8 cũng mới rửa tội vô đạo năm ngoái đây thôi. Cô tám nói vì dượng muốn vậy chớ hổng phải bị ép uổng.

Đám đực rựa càng lớn tuổi y hình càng đạo đức ra. Chừ bên bển, nghe nói mỗi bữa dượng mỗi đi lễ sau khi nghỉ hưu. Còn bên đây ông kia mỗi tối mỗi leo 320 bực thang để đặt tay lên mộ thánh Andre de Montreal, xong hôn chơn tượng đức mẹ và đức Joseph - bảo đảm hổng phải vì lòng thành gì, nhưng là exercices giữ gìn sức khoẻ - Ổng biểu hễ có thêm cháu (ngoại nội) trai, sẽ chọn tên thánh cho nó là Andre de Montreal.

Còn tui ha, trời thần ơi, đạo nghĩa ngày càng khô cạn. Bữa lễ các đẳng linh hồn, tụi tui đi tảo mộ đọc kinh cho tứ thân phụ mẫu. Kép nọ đực ra, chỉ biết lạy cha kính mừng sáng danh là hết đất. Rồi để fit thời gian không gian hoàn cảnh, tui đọc thêm kinh vực sâu. Dè đâu... mấy năm covid đã quên bộn kinh việt, giữa chừng tui hết nhớ ra, buộc phải gọn lẹ kết thúc với "chúng tôi cậy vì danh chúa nhơn từ, xin cho các đẳng linh hồn được lên chốn nghỉ ngơi, hằng xem thấy mặt đức chúa trời sáng láng vui vẻ vô cùng.." rồi liếc qua chờ ổng Amen. Chi chớ Amen vốn là nghể của ổng !

Để đi khuân thêm gạch đá sẵn. Xí nữa ổng dìa, hai vợ chồng sẽ đi CME gần nhà.
Lóng rày ít nấu nướng, đi CME vừa lấy credits học hành vừa ăn free.
Nói vậy để bà con ngoài giới hiểu cho ra, vì sao cái đám tưởng là thượng lưu trí thức nọ, thiệt sự toàn những phường... thiếu class !

Re: Sổ Tay Mười bảy-Mười Ba

Đã gửi: Thứ tư 06/11/24 01:40
bởi t.
:flwrhrts: :kssflwr:

em chào chị :ksschk: . câu thành ngữ, "phú quý sinh lễ nghĩa" - có ý chê trách khi con người có của cải dư dả, họ bắt đầu học đòi sinh ra những lễ nghĩa. nhưng, em lại nghĩ khác, em nghĩ, có cái ăn cái mặc đầy đủ người ta quan tâm đến đời sống tinh thần hơn, nhờ vậy, nghệ thuật như văn chương, hội hoạ, âm nhạc, sân khấu điện ảnh ... có đất phát triển. cho nên tầng lớp thượng lưu trí thức rất đáng quý. em nhớ, chị có loạt bài viết về rượu, và chị có nhắc đến bàn ghế cổ xưa thời thượng trong nhà rất thú vị. :allright:

ps - em cũng lò mò đi theo chị :giggles: , nên được biết tới nhà xuất bản Tinh hoa miền Nam, biết hình vẽ bìa trước bản nhạc luôn luôn là một tác phẩm hội họa nghệ thuật thứ thiệt và thứ dữ. và, còn rất nhiều chi tiết độc đáo khác...
:thanks2: :flower:

Re: Sổ Tay Mười bảy-Mười Ba

Đã gửi: Thứ năm 07/11/24 02:52
bởi NTL
*

Congrats T... congrats cả làng nam.
Nú tui cũng thắng, nhưng thắng cá độ, 2 vé may bay đi San Jose May 2025.

Để tui đi order sẵn cái thắng có bố (tức miếng cao su cọ sát giảm vận tốc di chuyển) thiệt tốt, khó mòn, tặng liền cho số 47 hồi giả vô lợi white house nhậm chức.
Trời thần ơi, tui chưa từng thấy có cái lưỡi nào dẻo dai uốn éo tới vậy trong bạch cung suốt từ thời lập quốc.
Cũng bởi lưỡi thiếu thắng nên ca trật nhịp sai tông hoài, tiếng chiêng môn kêu bằng... rịn nhớt.
Giang sơn dễ đổi, tâm tánh khó dời, ai chửi nấy nghe, kép nọ cứ tỉnh bơ líu lo hót.
Hổng phải chừ mới nói vậy heng, bên dtphorum tui cũng đã nói y chang lần bầu 2016 rồi (hổng tin qua bển click đọc lợi)

Sau cùng thì... chọn lựa trong bầu cử là chọn đảng cầm quyền, cương lãnh phù hạp tình hình thời cuộc. Đại diện đảng hổng phải đích nhắm của cử tri, bởi sau lưng nó, đảng thắng cử còn nguyên bộ tham mưu kế hoạch quyết định mọi việc trong ngoài. Mấy năm trước sến nhớt bận rộn tứ bề thọ địch, rồi covid ập tới, cơ hội chứng tỏ tài ba bản lãnh kinh tế chánh trị thinh không bước thẳng vào... "cùng đồ" - tức cái cul de sac dịch ra tiếng diệc (... cộng) -
Vô trỏng rồi, nếu gài số de lùi ra êm thắm trong nghĩa "thua keo này bày keo khác" thì lần chiến thằng này hẳn phải là kỳ tích vinh quang. Nhưng tiếc thay, đã không có vậy !

Chừ thì... đảng nắm luôn thượng viện (hạ viện tui hổng biết, lâu quá hết còn nhớ ra) và 4 năm dài tương lai trước mặt, làm sao đó thì làm. Tui nghĩ, ngón nghề của sến là kinh tế, và kinh tế sẽ quyết định mọi chiệng trong nước và ra toàn thế giới.
Thành tâm chúc sến sẽ gắn thành công món quà tui gởi sang, một cái thắng đặt dưới lưỡi với bố thắng tốt extra, tiết kiệm nhớt dầu, hầu châm những cỗ máy cà xục cà tạc mấy năm trước.
Giờ phải làm một vòng congrats anh em nội ngoại hai bên, cả chồng lẫn vợ, cho phải đạo.... đạo chúa !

Chừ thì tui yên tâm tắt đèn tắt quạt trùm mền ngủ dưỡng sức. Trời thần ơi, mấy năm nay, ngồi toà xử kiện cáo thưa gởi từ đám nhà chồng là đã tắt thở, chừng qua nhà vợ (anh chị 5) và đi thăm bè bạn lại vẫn xử tiếp y chang. Miết rồi ngồi yên trong nhà hết đám ra đường, trừ khi đi CME ăn chùa trong những nhà hàng lớn tăm tiếng dưỡng sức

Tối qua tụi tui ăn ở Rib and Reef (hay cái chi tương tợ vậy). Đĩa steak to đùng của nó nổi tiếng đất Mông, phẩm chất ngang ngửa La Chronique, và là thịt bò ủ 2-3 tuần chi đó, để khô bớt nước, cho thêm dậy vị tasty. Phần ăn cả rượu xỉn xỉn 200 chưa thuế mỗi đứa, do hãng thuốc đài thọ. Chừ tui cai rượu thành hổng biết wine list của nó có cái chi mới lạ không nữa. Hai đứa ăn chung 1 phần hổng hết, phần kia bỏ hộp mang về cho thằng bánh tí nhà.
Thằng tí hổng bun-xịt mà ăn cơm hãng thuốc lia chia, do má nó cũng cấp. Khổ cái tí bị goutte, lâu lâu khớp chơn xưng tù dù rồi đi cà nhắc, phải uống thuốc giảm viêm và tránh thịt đỏ trên nguyên tắc. Có lẽ vậy nên thịt đỏ bỗng thành nỗi ám ảnh khôn nguôi. Mang cá gà seafood dìa, nó chê hổng thèm nhận. Thì ca dao tục ngữ nói rồi, con người cứ thích tìm lối đoạn trường mà đi.

TB : Đang sửa soạn một bài viết cho T. văn học nghệ thuật chớ hổng chánh trị thực phẩm chi ráo. Chờ đó nha.

*

Re: Sổ Tay Mười bảy-Mười Ba

Đã gửi: Thứ năm 07/11/24 16:30
bởi t.
:cafe: :kssflwr:

dạ, em xin cám ơn chị và chờ bài chị viết để thưởng thức. :ksschk:

Re: Sổ Tay Mười bảy-Mười Ba

Đã gửi: Thứ năm 07/11/24 22:16
bởi NTL
*

Hồi ở Lý thái tổ...
Một bên nhà sát kiểng chùa của thày Tự đức.
Tui ưa mở phên cửa sổ tường, tót sang bển, vô hậu liêu kiếm chú tiểu Thông giới tri âm tri kỷ. Ngày thường, đớp cơm chay tuyền tàu hũ kho luộc chiên. Ngày rằm lễ lớn, mấy cô mấy bác mới nấu "tàu hủ hương xa" cải biến cho món ăn ngó thêm xôm tụ.
Bên kia là nhà cô ba chung vách....

-------------

Cô ba em tía, sàn sàn tuổi má. Bà nội mất sớm, cô phụ trách trong ngoài, vì tía cô (tức ông nội) vốn con nhà nòi "chỉ biết chơi thôi hổng biết làm", mà cơ ngơi dòng họ lại rất bề thế. Cô ba giỏi giang quán xuyến chu toàn bổn phận, trông coi đám em. Hồi mất mẹ, Chú tư còn nhỏ hìu, cô năm H. vừa mới chào đời. Dần dà, cô ba thành 1st lady, quyền uy một cõi. Má lớ ngớ về làm dâu cũng phải chịu phép, vì ông nội cho cô toàn quyền quyết định.
Hồi ông nội hụt một bước rồi phải thêm bước nữa cho khỏi té, cô ba phản đối kịch liệt, nhưng tía má ủng hộ hết mình, giao tình anh em từ đó thinh không khựng lợi. Nghe nói kế mẫu là người làm của bà nội, còn rất trẻ, thua cả tuổi chú tư, bà phải nhẫn nhục chịu đựng đứa con riêng quá quắt của chồng vì không còn cách nào khác.

Cô ba ngó bộ cũng khổ y chang vậy. Rồi quyết định lập gia đình thoát ly. Duợng ba gốc gác Trung Lao Nam định, tuy không khá giả nhưng nền nếp con nhà. Tiếp đến chú tư cũng lấy vợ ra riêng. Chỉ còn lợi cô út năm khi ấy mới vừa 10 tuổi, một mình phải chiến đấu cật lực với kế mẫu và đám em khác mẹ 3 đứa, bởi cha cô (ông nội) còn bận bả với thú phong lưu.
Ngồi không ăn miết núi cũng phải mòn, cảnh nhà sa sút dần, ông nội buộc phải nhờ vả đám con (tía, cô ba, chú tư). Lâu lâu cô ba về thăm nhà, đối xử với bà mẹ kế y chang xưa, nghĩa là vẫn coi thường ra mặt. Má vì chút phận đờn bà, binh cả bà mẹ ghẻ, lẫn tội nghiệp cô út em chồng, mà cũng hổng dám ra mặt. Tía dặn chừng má : cảnh nhà này nhiêu khê rối rắm, bà nọ lẫn con H (tên cô út) cùng tám lạng nửa cân hổng vừa gì, má nó tránh đừng dây dưa dô.

Cô năm H. noi gương chị, tìm cách ra riêng. Hồi 13 tuổi, cô quen dượng năm khi binh đoàn tới thị xả đóng đồn, rồi sửa soan đám cưới khi lên 14 tuổi, nghĩa là còn vị thành niên. Cha sở họ đạo hổng chịu, bắt phải chờ thêm 2 năm nữa cho đủ 16. Chờ sao được mà chờ, cô năm H. tiên bố một câu xanh dờn : Cha hổng cho tụi con cứ lấy, tội lỗi ấy cha phải gính dùm. Ông cố đạo hết hồn, bắt tía ký miếng giấy quyền huynh thế phụ, cho phép đứa vị thành niên thành gia thất trước mặt chúa.
Sau hiệp định Geneve, ông nội đưa hết gia đình, theo em trai của bà vợ kế từ chiến khu trở về, tập kết ra bắc.
Đây là lý do vì sao họ nội phân rẽ đôi bờ vĩ tuyến.

Dượng ba theo vợ làm thợ vịn. Cô ba giỏi nhiêu thì dượng dumb nhiêu. Cô ba mua miếng đất bự sát kiểng chùa, xây liền cái semi-detached, và bán cho tía má một nửa. Hai gia đình chung vách nhưng thời thế đổi thay, cô ba hổng thể làm xếp của má như trước. Thành ra lâu lâu chén dĩa lẻng xẻng khua, tuyền những chiệng đầu cua tai nheo hổng đáng thành chiệng. Ngó bộ cả má lẫn em chồng, hổng ai chịu nhường ai ráo nạo. Việc này dẫn đến chiệng hai anh em rể (tía và dượng) xích lợi gần, mần màn suport lẫn nhau.

--------------

Tuy sát vách, vậy nhưng tui lại chỉ thân với thằng hai Thành nhà cô ba thôi. Tuổi hai Thành (nhà bên kia) nằm giữa anh hai và chị ba (nhà bên này) nghĩa là trên tui rất xa. Đám con còn lợi của hai nhà chúng chơi với nhau, trừ tui ra. Chúng chê tui mà tui cũng chê chúng. Tui với cao hơn, theo anh hai nghe nhạc, theo hai Thành nghe thơ. Hai thành khi mô cũng trên mây, lâu lâu đọc thơ cho chị út nghe lấy khí thế thi gia.
Tui chịu khó nghe thơ nó, bị vì nó chiều tui rất mực. Mỗi bận làm xong bài thơ, hai thành dắt chiếc xe máy đạp ra, chở tui đi chơi. Nó cho tui đứng thẳng ở porte-bagage yên sau, mắt dòm ra trước, hai tay ôm vai bá cổ nó. Đứng vậy để tránh chiệng ngủ gục - đi xe máy với tía phải ngồi nên gục hoài - Trong khi đạp vòng vòng vậy thì hai thành đọc thơ cho fan ruột của nó nghe.

Trong gia đình, thi tài của hai bị lơ là quá khổ, thậm chí còn bị chèn ép dữ dội là khác nữa. Hồn thơ lai láng của hai chỉ "tiếp cận" được hai trự ruột thịt nhà bên cạnh : út sáu và má của út (má nghe tía warning, rằng chớ vẽ đường cho hưu chạy, cô ba biết đặng, rồi tội sẽ sanh ra)
Nói nào ngay, má ưng nghe thơ của hai Thành hơn là nghe ngón tremolo của thằng con ruột. Má biểu cứ tremolo miết nhức cả đầu, hổng cách chi nhớ nổi cuốn truyện đọc dở dang tới đâu, tình tiết xáo trộn hết còn lớp lang thứ tự.
Thơ hai thành hay dở ra sao tui hổng tường, chỉ biết hai có tít thi sĩ đàng hoàng trong thi giới một dạo. Vậy chớ vô nét kiếm tên tuổi và tác phẩm của nhà thơ hổng ra.

Rồi bửa qua... teng teng teng tèng... chúa thương, thinh không thấy tên nó lừ lừ xuất hiện trong web kia, nhưng copy địa chỉ hổng ra, phải chép tay xuống giấy :
https://poem.tkaraoke.com/10539/vu_thanh/
Trong trỏng chỉ có 3 bài thơ của thi sĩ Vũ Thành, thơ học trò thi văn đoàn đúng điệu, mơ màng tình cảm lứa đôi.
Cái tui hiểu hổng ra, chưa ra : Hai thành kể chiệng theo tà áo tím. Đọc chút xíu lòi ra trường Trưng Vương.
Hổng biết tui có nhớ lộn hông nữa : Trường áo tím là trường Gia long, Trưng vương sao đặng !

Hai thành chết mất đất đâu đó 40 năm rồi, gia đình anh em con cháu nó còn hổng biết nó là nhà thơ nữa cà. Bên nhà tui, anh hai chị ba anh tư chết còn trước cả nó. Chị năm khi nớ bận xào các-tê và đậu chến bầu cua cá cọp, cũng hổng nhớ chi luôn (chị năm đang phởn vì lời cầu của chị đã tới được tai chúa. Thiên sứ của chị sẽ thong thả slogan MAGA dang dở 4 năm trước bla bla bla... só-ri, tao thiệt hổng hưởn nghe chiệng hai thành út à...)
Trời thần ơi, bầu cử qua rồi, tui y chang trút được gánh nợ ! )

Hổng biết mấy ôn, mấy cô trong làng mình có ai biết trường nữ trung học nào đã bận áo tím thời trước chiến tranh mỹ-ngụy nớ ??? Xin giúp dùm, tui mang ơn.
:flwrhrts:

*

Re: Sổ Tay Mười bảy-Mười Ba

Đã gửi: Thứ bảy 09/11/24 20:51
bởi NTL
*

Gia đình dượng hai sống tại pháp lâu đời và đã vô dân pháp. Tại Paris, dượng nổi hứng mở một một cửa hàng bán buôn thực phẩm VN và giao cho 2 cô em trông coi. Tuy làm hãng thiếu thì giờ cho tiệm, nhưng lại dư giờ cà rờn, dì hai buộc phải ra công trồng ớt hiểm... "online". Hồi lụm được con thư ký xuất sắc (ai còn hỏi) thì vườn ớt của dì cây trái xum xuê - và đầu nử thư ký hết hẳn chỗ upload văn chương thi phú cả VN lẫn thế giới -

Sang tới pháp, dì hai tự ên trông coi cửa hàng hổng khó khăn, bởi vốn liếng tiếng pháp đã có sẵn. Kế đó chuyện bán buôn khởi sắc dần, vì hàng hóa VN gởi sang do chính tía đảm nhận. Tía mở hãng xuất cảng, gởi thực phẩm á châu sang pháp bán tại tiệm dì hai. Thoạt tiên chỉ bán lẻ, dần dà bán sỉ, cho các cửa hàng á châu khác ở ngoại ô hay các tỉnh nhỏ phía nam.
Chiệng bán buôn hẳn có thời. Thời nớ chuyển vận chưa sẵn, không vận (air transport) tốn kém nên giá thành rất cao. Tía hết gởi hàng bằng đường hàng không, day sang đường thủy, tuy lâu chút mà giá bán sẽ hạ hơn.

Rồi nghề dạy nghề, tía mua lợi "bản quyền hành lý" của đám khách hàng dùng đường hàng không (hay đường thủy) qua pháp. Người qua pháp luôn luôn được quyền mang theo một số lượng hành lý ấn định không phải trả tiền, cả chuyên chở lẫn thuế thuế má, nếu có cũng rất thấp. Ra ngoài trọng lượng qui định ấy, cả tiền chuyên chở lẫn tiền thuế qui định sẽ tăng dần.
Nhưng... đã có những hành khách rất ít hành lý, tới độ hổng chi ráo ngoài cái xách tay nhỏ. Rồi họ sẽ bán lợi cái trọng lượng không xài nọ cho hãng nhà, tía kêu vụ này là "mua giấy", và hãng sẽ gởi hàng hóa sang pháp bằng đám "giấy" mua được. Hãng có nguyên cái list khách hàng, tên tuổi địa chỉ và ngày đi, do nhơn viên bộ nội vụ (tay trong) cung cấp khi phát visa, để hãng trực tiếp liên lạc và thoả thuận giá cả dịch vụ.

Rồi mở rộng kinh doanh, ngoài thực phẩm, tía bắt đầu gởi sang pháp đồ mỹ nghệ việt, đứng đầu là đồ gốm và sơn mài.
Đồ gốm đặt ở Lái thiêu, sơn mài ở Bình dương. Khi ấy hãng Thành lễ còn cục bộ nên nhỏ hìu, phòng chưng bày nằm ngay ngã tư tỉnh lị. Tía đi đi về về mỗi 1-2 tháng để đặt hàng.
Dịp hè tui hay được đi theo. Và được gặp bác Duy Liêm lúc này.
Lần đầu tiên thấy trái sầu riêng trên cành, đớp canh chua cá tại lái thiêu và cá kho tộ ở bình dương.
Trời thần ơi, ăn cành một bụng, ngon hết thấy đường, tới độ leo vô xe tía (citroen) dám hổng lọt !

Thời thế đổi thay, cạnh tranh thế giới tăng dần. Đài Loan tấn lên, sản xuất đồ mỹ nghệ, cũng gốm và sơn mài y chang.
Mỹ nghệ đài loan sản xuất bằng máy móc kỹ thuật, hổng thủ công nghệ như mình. Sản phẩm xuất kho hàng loạt, tuy thiếu tánh đặc thù nhưng giá bán hạ. Đám khách hàng tiêu thụ âu mỹ thường khi ấm ớ không cặn kẽ, mà ngay cả có biết cũng hổng màng. Cả sơn mài lẫn đồ gốm, cứ rẻ là vui rồi, mắc mớ chi chiệng làm tay hay làm máy !

Lúc tía bán hãng xuất cảng về hưu thì Trung cộng chuẩn bị chen lấn thị trường, cả mỹ nghệ lẫn thực phẩm. Tuy thành công với mỹ nghệ nhưng với thực phẩm thì không, bởi thị trường Thái lan bành trướng không cách chi qua mặt nổi - mà đám thái lan nọ, 10 tên chủ thì hết cả mười gốc hồng kông ráo nạo -
Khi đồng minh mỹ vào VN, bác Duy Liêm bận rộn với sơn mài hơn là vẽ bìa nhạc có lẽ - nhưng cũng có thể vì thị hiếu nhu cầu thay đổi hổng chừng - tranh bìa nhạc của bác từ từ quẹo cua, đường nét đã đơn giản, lại hết còn cubism, màu sắc ẻo lả nữ lưu thường tình. Tía và anh hai ngó bộ kém vui. Qúi nữ cũng hổng vui luôn, bị nó đã biết thế nào là lập thể !

*

Tui mới kiếm ra mấy hình bìa nhạc, dán đây giúp vui Ty heng. Tuyền tranh Duy Liêm đó, đường nét cubism khó lẫn vào với ai khác.
https://memaimotdoi.blogspot.com/2014/0 ... a-cho.html
https://www.vanchuongviet.org/index.php ... l&id=19960
https://www.vanchuongviet.org/index.php ... l&id=21682

Sáng nay nghe ông kia loan báo : Bánh tí đi cà nhắc rồi, chơn cẳng sưng tù vù.
Chỉ một miếng steak (Rib and Reef) bửa trước, và hai miếng filet mignon (maison Bolud) bữa sau mà dính chấu vậy thì thiệt tội nghiệp cái thằng mê thịt đỏ.
Tui có nói rồi, thực phẩm, y chang phụ nữ, sẽ luôn là nỗi ám ảnh khôn nguôi một khi bị cấm đoán. Thành ra... cứ để cái đứa ham mê ăn uống nọ đớp thả giàn, ăn miết một chập y phép nó sẽ ớn ợn thôi. Cấm chi tội nghiệp !
Nghiệp ở đây hổng phải từ bánh tí, nhưng từ đứa cung cấp thức ăn, một mệ bun-sịt rất thiếu class !

*

Re: Sổ Tay Mười bảy-Mười Ba

Đã gửi: Chủ nhật 10/11/24 02:44
bởi NTL
*

Phục dĩ chí tôn...

1-
Tháng 11 là tháng các linh hồn. Sau lễ các thánh, 1 november là lễ các đẳng linh hồn, những người đã lìa đời.
Tuần lễ 2-8 november là thời khắc để gia đình, những người còn sống nhớ tới họ.
Đi lễ cầu nguyện và ra nghĩa địa thu vén dọn dẹp sạch sẽ.
Là dịp hội họp gia đình để tưởng nhớ những người thân đã khuất.
Riêng tui thì đây là dịp được nghe kinh cầu các thánh đọc bằng tiếng latin.

Năm nay nhơn kể chiệng đọc kinh tối trong gia đình rồi nhắc tới dì hai đọc kinh bằng tiếng hán nôm : "Phục dĩ chí tôn, chân chúa cửu trùng, cao ngự tri thiên, khả tiểu phàm phu.."
Hồi nhỏ hổng hiểu, chỉ nhớ được 4 câu đầu, láng thoáng như là.. Khấu lạy đấng chí tôn, chúa thật ngự trên chín từng trời cao thẳm, đây tôi là đứa hèn mọn..." .

Bữa nay tò mò lần vào nét và kiếm ra bài kinh xưa.
Kinh có tên là Cảm-tạ niệm-từ, hay kinh cao sang, đọc trong ngày giổ và trong tháng các linh hồn, đăng trong websiesite giáo phận cần thơ :
https://gpcantho.com/kinh-cam-ta-niem-tu/
Và bất ngờ thêm cái nữa : Đây là một kinh cổ, rất cổ, từ thời chữ quốc ngữ chưa có hay mới chỉ chào đời, khi linh mục Đắc lộ (Alexandre de Rhodes) thuộc dòng tên Jesuits, theo bước chơn các thương nhơn hàng hải tới đàng trong rao giảng tin mừng cứu chuộc.

2-
Sách vở lịch sử tra cứu ra những chi tiết tóm gọn như sau :
- Thế kỷ 16, Trịnh và Nguyễn là hai công thần giúp nhà hậu Lê lấy lại sơn hà xã tắc đã mất vào tay nhà Mạc trước đó. Rồi Trịnh được phong tước chúa ở bắc hà, đàng ngoài, quyền uy rất mực. Vua Lê ngồi trên ngai vàng làm vì, quyền bính hoàn toàn trong tay chúa Trịnh.
- Xảy ra tranh chấp ngầm giữa Trịnh và Nguyễn. Biết mình yếu thế hơn, Nguyễn xin vua vào trấn nhậm đàng trong, một mặt củng cố thực lực, mặt khác mở mang bờ cõi biên cương xuống phía nam. Rồi tự xưng vương (tước chúa) cho ngang hàng với Trịnh
Cả chúa Trịnh lẫn chúa Nguyễn, tuy mặt ngoài giữ tình hoà hiếu qua lợi (gả con gái cho nhau) nhưng bên trong vẫn ngấm ngầm vây cánh chuẩn bị thời cơ loại kẻ thù, dẫn đến cuộc chiến " Trịnh-Nguyễn phân tranh" kéo dài hơn 100 năm, với sông Gianh ngăn đôi đất nước - cho tới khi một nhà Nguyễn khác, Nguyễn Tây sơn, lợi dụng việc suy yếu dần của cả hai miền, mang quân lần lượt thu giang san về một mối, thành lập vương triều Tây sơn.
- Theo thuyền bè thương nhân Bồ đào nha và Hoà Lan vào đàng trong buôn bán tại cảng Hội An, còn có các vị thừa sai tới rao giảng nước trời, trong đó có cha dòng tên Đắc lộ. Từ đàng trong, các giáo sĩ truyền đạo đi dần lên hướng bắc, tới luôn đàng ngoài của chúa Trịnh. Họ học nói tiếng việt, nhưng chữ viết khi ấy chưa có, buộc phải dùng hán nôm.
Mãi cho tới khi cha Đắc lộ mang mẩu tự latin đưa vào chữ viết, giúp việc truyền giáo dễ dàng hơn.

...

Re: Sổ Tay Mười bảy-Mười Ba

Đã gửi: Thứ hai 11/11/24 15:34
bởi t.
:cafe: :flwrhrts:

em thật là "ghen tị" với tuổi thơ đẫm thơ, nhạc và hội hoạ của chị dưới nếp nhà thượng lưu nề nếp giữa lòng miền Nam trù phú thanh bình.

*

thơ vũ thành khẽ khàng nhưng đủ sức khuấy lên vạn hạt bụi trần...ngày xuân hong tóc - Khi gió mùa xuân hong tóc bay. Mắt em vời vợi ở phuơng này. Ngày xưa xa lắm em còn nhớ...Em cứ như là trăng đấy thôi...màu áo - Trời ở phuơng này đã chớm thu. Hồn tôi đầy nuớc mắt giăng mờ. Mùa thu và những con đuờng tím. Hoa lá còn xanh như thuở xưa. Thuở ấy nguời yêu tóc chửa dài. Có nhiều hoa buớm ngủ trên vai. Tình yêu còn thắm trong lòng..

tranh lập thể/cubism và hoạ sĩ Duy Khiêm qua bài viết của Trần Văn Nam đưa em về một vùng trời nghệ thuật đặc thù nổi tiếng mà em rất mù mờ.

em xin cám ơn chị :ksschk: :kssflwr: .

Re: Sổ Tay Mười bảy-Mười Ba

Đã gửi: Thứ hai 11/11/24 23:01
bởi NTL
*

Haha.a.a... ty ơi...
Hổng thượng lưu nền nếp chi ráo, cái nớ kêu là giàu xổi nhờ thời thôi, một loại trọc phú chưa vô class !
Được cái tía má và gia đình, nhớ y hình hổng ai tự nhận mình có class ráo chọi, nhứt là con ranh nọ.
Trời thần ơi, lê la đầu đường xó chợ vậy mà sướng hơn phải áo quần tề chỉnh với chữ nghĩa gia giáo
Mà khổ nhứt là phải học dương cầm, một loại nhạc khí kêu bằng cao cấp thời nớ !
Nhưng vụ ni mơi mốt có dịp sẽ tán sau heng. Chừ nói cho xong bài kinh cao sang cái đã.

--------

Đọc thêm lịch sử nước nhà, giữ đây để dành làm vốn.
- Thời trước đờn bà còn là động vật hạ đẳng, dùng như hàng hoá bán buôn, đổi chác con tin.
Chúa Trịnh chúa Nguyễn gả phụ nữ con cháu trong gia đình cho nhau, tạm giữ tình hoà hiếu.
Huyền trân, công chúa nhà Trần thế kỷ 13, thì bị cống sang Chiêm thành, nước non ngàn dặm ra đi, để đổi lấy hai châu Ô Lý của vua chiêm Chế Mân
- Chúa Trịnh Tráng cắt một phần đất Hưng hoá phương bắc cho nhà nam Minh, đã giúp đỡ chúa trước đó. Minh thua nhà Thanh phải chạy xuống phía nam (tức nước việt) xin tá túc. Hưng hoá có 10 châu thì 7 trở thành sở hữu của con cháu nhà Minh lưu vong. Sau bị Thanh triều dẹp sạch, đất tạm trú được gọn lẹ sát nhập luôn vào tỉnh Vân nam (ghi chép trong ức trai di tập)
- Nhà Nguyễn tây sơn, 3 anh hùng áo vải đất Lam sơn, uýnh giạt cả Trịnh đàng ngoài, lẫn Nguyễn đàng trong.
Quang trung Nguyễn Huệ uýnh bại Tôn sĩ Nghị nhà Thanh phương bắc tại gò Đống đa (mùa xuân năm mậu tí ?).
- Triều đại Nguyễn tây sơn vậy mà ngắn ngủi.
Con cháu của chúa Nguyễn đàng trong, sau dựa vào thế lực Pháp, và qua trung gian các tu sĩ truyền giáo, thu hồi lại giang san, rồi xưng đế, mở đầu triều Nguyễn Gia long.
- Gia long thì ký với pháp hiệt định Versailles 1787 :
Nhường cho pháp khai thác thương mại cửa biển Đà nẵng và quần đảo Côn lôn.
Hàng năm phải đóng trả cho pháp một chiếc thuyền (đã được pháp viện trở trước đó trong chiến tranh).
Phải cung cấp lương thực và quân nhu cho Pháp khi cần, tại Viễn đông -
- Gia long ngó chừng hổng được các nhà nghiên cứu sử học, cả VN lẫn ngoại quốc, đánh giá cao, so với Quang trung Nguyễn Huệ nhà tây sơn : chỉ nội chiến chớ không đánh đuổi ngoại xâm, đã trả thù con cháu nhà tây sơn tàn nhẫn (tru di), chỉ ráo riết củng cố vương quyền gia tộc, lơ là con dân... Và hiệp định Versailles ký với vua pháp Louis 16 là một khúc xương khó nuốt, cho dù may mắn hiệp định bất thành, với cuộc cách mạng 1789 lật đổ dòng họ Louis không lâu sau đó.


-------

Tiện dán thêm cho Ty ngó một bức tranh lập thể bìa quyển catalogue của nhà Thành Lễ, cũng của Duy Liêm.
Bức họa này quá đẹp nha, cả đường cọ lẫn màu sắc.
https://blogger.googleusercontent.com/i ... 944/21.jpg

Tranh sơn mài hổng bao giờ lập thể ráo chọi, đề tài bao giờ cũng là tình tự văn hóa quê hương, và luôn luôn là tranh hiện thực, realism.
Hồi đầu tía mua sơn mài thẳng từ Thành Lễ, những bức tranh có giá trị cả văn hóa lẫn kỷ thuật cao. Và giá thị trường cao nên khó bán. Sau tình cờ khi mua đồ gốm, tía mò ra các hãng thủ công nhỏ tại Lái thiêu. Kỷ thuật làm y chang, cung cấp theo đơn đật hàng của Thành lễ, do Duy Liêm vẽ. Các hảng này cũng có họa sĩ riêng của họ, tuy hổng bằng Duy Liêm, nhưng giá tranh bán ra thấp hơn.

Khi Đài loan xâm nhập thị trường, sơn mài VN thành hàng hiệu, khó cạnh tranh được với đám "made-in Taiwan", tía buộc lòng phải thích ứng hoàn cảnh, day sang đặt tranh tại Lái thiêu. Chỉ đặt của Thành Lễ bán cho những khách hàng, do biết phân biệt giá trị cả thẩm mỷ lẩn kỷ thuật (đẹp bền, gỗ tốt hổng cong vì ẩm, sơn và xà cừ vỏ trứng hổng rơi rớt bất tử bao giờ) nên chịu khó móc bóp chi đẹp.

Tới lái thiêu, ra vườn ngó thợ làm sơn mài, mài sơn bên bờ giếng bằng mu lòng bàn tay trên cổ tay, chớ hổng máy móc chi ráo. Mu bàn tay họ chai cứng có lớp có lớp.
Tía hằm hè con tí nẹo : Học hành hổng xong, tía gởi xuống lái thiêu học nghề làm sơn mài.
Tía biểu má : nó nít nôi nhưng láu tôm láu cá nhứt nhà, dám nhứt cả dòng họ. Chừ hổng uốn nắn rồi lớn chút nữa dạy làm sao ! Nghe thất kinh luôn.

.....